CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Tình hình sâu bệnh hại và chống đổ của các giống đậu tương thí nghiệm
Hiện nay, người nông dân thường xuyên sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hoá học nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây
trồng; ngăn ngừa sâu bệnh hại trên cây. Điều này là một giải pháp hiệu quả tuy nhiên chỉ mang tính tạm thời và thường để lại những hậu quả nghiêm trọng không chỉ cho người nông dân mà còn gây ảnh hưởng đến nguồn nước, nguồn đất xung quanh và môi trường sinh vật. Sử dụng thuốc hoá học gây ra ô nhiễm nặng nề và gây ảnh hưởng đến môi trường đặc biệt khi người dân lạm dụng, sử dụng quá mức cho phép không theo liều lượng và hướng dẫn được chỉ định. Vì vậy, việc sử dụng giống cây trồng có khả năng kháng sâu bệnh là một giải pháp cực kì hiệu quả để phòng tránh sâu bệnh hại mà không cần lạm dụng đến các loại thuốc hoá học.
Hình 3.4: Một số loài sâu hại gây ra trong các giống đậu tương tham gia thí nghiệm
Khảo sát về khả năng chống sâu hại của các giống đậu tương trong thí nghiệm được thể hiện qua hai bảng 3.6 và 3.7:
Bảng 3.6. Tình hình sâu, bệnh hại và khả năng chống đổ của các giống đậu tương thí nghiệm trong vụ Hè Thu năm 2022
TT Tên giống
Sâu hại (%) Bệnh hại (cấp)
Chống đổ (Cấp) Cuốn
lá
Đục quả
Đục thân
Gỉ sắt (điểm)
Sương mai (điểm) 1 ĐT84
(đ/c) 2,08 4,33 7,28 5 3 2
2 ĐT32 1,34 1,45 5,00 3 3 3
3 ĐT33 1,08 3,04 3,12 3 3 2
4 ĐT34 0,93 1,25 2,29 3 3 2
5 ĐT35 1,40 3,30 2,08 3 3 3
6 ĐT37 0,98 1,18 2,30 3 3 2
Trong vụ Hè Thu (2022), các giống đậu tương đều xuất hiện các loại sâu hại như sâu cuốn lá, sâu đục quả, sâu đục thân ở tỉ lệ khác nhau. Đồng thời các loại bệnh hại như bệnh gỉ sắt và sương mai cũng xuất hiện.
Tỷ lệ sâu cuốn lá giữa các giống đậu tương dao động từ 0,93 – 2,08%.
Trong đó ĐT34 có tỷ lệ sâu cuốn lá thấp nhất đạt 0,93% và tỷ lệ sâu hại cao nhất ở ĐT84 với 2,08%. Tỷ lệ sâu đục quả xuất hiện nhiều hơn so với sâu cuốn lá dao động từ 1,18 – 4,33%; ĐT37 có tỷ lệ thấp nhất với 1,18%; tiếp đến là các ĐT34 (1,25%); ĐT32 (1,45%); ĐT33 (3,04%); ĐT35 (3,30%) và ĐT84 (4,33%). Tỷ lệ sâu đục thân trên cây đậu tương là cao nhất dao động 2,08 – 7,28%. Trong đó ĐT35 có tỉ lệ thấp nhất (2,08%) và ĐT84 có tỷ lệ cao nhất 7,28%.
Bệnh gỉ sắt trên các giống đậu tương dao động từ 3-5 điểm; trong đó các giống đều có số điểm là 3 trừ ĐT84 có số điểm là 5. Bệnh sương mai gây ảnh hưởng đến các giống đậu tương đều ở mức 3 điểm. Khả năng chống đổ của các giống đậu tương dao động từ 2-3 điểm; các giống ĐT32, ĐT35 có mức điểm là 3 và các giống đậu tương còn lại có mức điểm là 2.
Bảng 3.7. Tình hình sâu, bệnh hại và khả năng chống đổ của các giống đậu tương thí nghiệm trong vụ Xuân năm 2023
TT Tên giống
Sâu hại (%) Bệnh hại
(Cấp) Chống đổ (Cấp) Cuốn lá Đục quả Sương
mai (điểm)
1 ĐT84 (đ/c) 13,91 2,70 1 1
2 ĐT32 10,42 3,27 3 1
3 ĐT33 9,33 2,40 1 1
4 ĐT34 12,69 4,75 3 4
5 ĐT35 11,36 5,62 1 1
6 ĐT37 14,01 6,88 1 1
Trong vụ xuân (2023) sâu đục thân và bệnh gỉ sắt không xuất hiện gây ảnh hưởng đến các giống đậu tương thí nghiệm. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, tỷ lệ sâu cuốn lá xuất hiện rất lớn dao động từ 9,33 – 14,01%; tỷ lệ sâu đục quả dao động từ 2,40 - 6,88%. Trong đó, giống đậu tương ĐT37 có tỷ lệ sâu cuốn lá và đục quả cao nhất trong các giống đậu tương thí nghiệm với 14,01% và 6,88%. Ngược lại, giống đậu tương có tỷ lệ hai loại sâu này thấp nhất là giống đậu tương ĐT33 với sâu cuốn lá (9,33%) và sâu đục quả (2,40%).
Bệnh sương mai có tần suất xuất hiện ở mức 1-3 điểm. Trong đó, các giống đậu tương ĐT84; ĐT33; ĐT35 và ĐT37 có mức điểm được đánh giá là 1 (nghĩa là khả năng chống chịu loại bệnh này tốt); các giống đậu tương còn lại có mức điểm là 3.
Khả năng chống đổ của các giống đậu tương thí nghiệm ở mức 1- 4 điểm. Trong đó, giống ĐT34 có khả năng chống đổ lớn nhất ở mức 4 điểm và các giống còn lại có khả năng chống đổ ở mức 1 điểm.
Đậu tương là một loài cây có rất nhiều sâu bệnh hại. Chăm sóc sâu bệnh hại là một quá trình rất quan trọng trong giai đoạn sinh trưởng phát triển
của cây, nếu cây bị nhiễm bệnh hoặc sâu hại thì tỷ lệ ra hoa, đậu quả và năng suất của cây sẽ bị giảm. Vì vậy, trong công tác chọn tạo giống ưu tiên chọn tạo những giống có khả năng chống chịu sâu bệnh hại và tính chống đổ cao.