Giá trị của cây đậu tương

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của một số giống đậu tương mới tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 21 - 24)

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài

1.1.2. Giá trị của cây đậu tương

a. Giá tr dinh dưỡng và tác dng cây đậu tương

Đậu tương chủ yếu bao gồm protein nhưng cũng chứa một lượng carbs và chất béo tốt. Các loại protein chính trong đậu nành là glycinin và conglycinin, chiếm khoảng 80% tổng hàm lượng protein (Bảng 1.1).

Bảng 1.1. Giá trị thành phần dinh dưỡng trong 100 g hạt đậu tương

Thông tin dinh dưỡng cơ bản

Vitamin Khoáng chất

Loi S

lượng

Nhu cu hàng ngày

Loi S lượng

Nhu cu hàng ngày

Calo 173 Vitamin A 0àg ~ Canxi 102mg 10%

Nước 63% Vitamin C 1.7mg 2% Sắt 5.14mg 64%

Protein 16.6g Vitamin D 0àg ~ Magie 86mg 22%

Carbonhydrate 9.9g Vitamin E 0.35mg 2% Phôtpho 245mg 35%

Đường 3g Vitamin K 19.2àg 16% Kali 515mg 11%

Chất xơ 6g Vitamin B1 0.16mg 13% Natri 1mg 0%

Chất béo 9g Vitamin B2 0.29mg 22% Kẽm 1.15mg 10%

Bão hòa 1.3g Vitamin B3 0.4mg 2% Đồng 0.41mg 45%

Bão hòa đơn 1.98g Vitamin B5 0.18mg 4% Mangan 0.82mg 36%

Bóo hũa đa 5.06g Vitamin B6 0.23mg 18% Selen 7.3 àg 13%

Omega-3 0.6g Vitamin B12 0àg ~

Omega-6 4.47g Folate 54àg 14%

Transfat ~ Choline 47.5mg 9%

Nguồn: Cơ sở dữ liệu USDA, 2019 Theo cơ sở dữ liệu USDA (2019), trong đậu tương còn chứa nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào khác nhau, bao gồm:

+ Molypden: Đây là một nguyên tố vi lượng thiết yếu cho cơ thể con người được tìm thấy trong hạt, ngũ cốc và các loại đậu.

+ Vitamin K1: Đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đông máu.

+ Folate: Còn được gọi là vitamin B9, folate có nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể bạn và được coi là đặc biệt quan trọng khi mang thai.

+ Đồng: Chế độ ăn uống thường thấp trong dân số phương Tây. Thiếu hụt có thể có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của tim.

+ Mangan: Một nguyên tố vi lượng được tìm thấy trong hầu hết các loại thực phẩm và nước uống. Mangan được hấp thụ kém từ đậu nành do hàm lượng axit phytic cao.

+ Photpho: Đậu tương là một nguồn phốt pho tốt, một khoáng chất thiết yếu có trong chế độ ăn uống ở phương Tây.

+ Thiamine: Còn được gọi là vitamin B1, thiamine đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể.

Qua nghiên cứu về tác dụng y dược, đậu tương là sản phẩm có nhiều chức năng có lợi cho sức khỏe con người như sau:

- Lecithin trong đậu nành góp phần quan trọng cho hoạt động của não bộ, có tác dụng dưỡng não, làm tăng trí nhớ cho những bệnh nhân cao tuổi và ngăn ngừa bệnh Alzheimer. Ngoài ra đậu nành còn chứa rất nhiều lecithin giúp tăng cường chức năng và hoạt động của hệ thần kinh. Lecthin cũng được ứng dụng trong việc điều chế các loại thuốc trầm cảm, mất trí hoặc suy giảm chức năng thần kinh não bộ.

- Hạt đậu tương chứa nhiều thành phần tốt cho da như genistein và isoflavone có tác dụng chống lão hóa, làm săn chắc da. Ngoài ra còn có nhiều khoáng chất như axit amin, kẽm, sắt, Vitamin A, B12, E giúp tăng cường độ ẩm và sức sống cho làn da.

-Đậu tương chứa một lượng lớn canxi giúp xương khớp chắc khỏe hơn, đồng thời có khả năng phòng ngừa một số bệnh lý về xương khớp như loãng xương

- -Đậu tương chứa phytoestrogen giúp cơ thể chống lại quá trình oxy hóa, bảo vệ các tế bào của cơ thể chống lại các tác nhân gây ung thư. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những phụ nữ được bổ sung chế độ dinh dưỡng giàu phytoestrogen sẽ giảm đến 54% nguy cơ ung thư vú. Đối với những người đã từng bị ung thư, việc bổ sung chế độ dinh dưỡng giàu phytoestrogen sẽ làm giảm nguy cơ tái phát ung thư và kéo dài thời gian sống.

Đậu tương có thể cung cấp lượng protein cần thiết cho cơ thể mà không tăng lượng cholesterol (nguyên nhân tăng nguy cơ mắc các bệnh như cao huyết áp, xơ vữa động mạch) như việc bổ sung protein từ động vật. Protein trong đậu tương còn giúp giúp cơ thể đào thải lượng lớn mỡ thừa trong máu và giúp ổn định huyết áp.

b. Giá tr v kinh tế và s dng

- Giá trị kinh tế: So với một số cây trồng truyền thống khác như: ngô, đỗ đen, sắn, khoai, lạc thì đậu tương là loại cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với một số cây trồng truyền thống. Các giống đậu tương hiện nay chủ yếu là các giống đậu tương ngắn ngày, khả năng chịu nóng tốt có thể trồng tăng vụ trên một diện tích canh tác vào mùa hè. Vì đậu tương là cây trồng ngắn ngày nhanh cho thu hoạch vì vậy có hiệu quả kinh tế cao hơn so với việc trồng lúa. Bên cạnh đó, đậu tương là một trong những loại cây cải tạo đất tốt dễ trồng, dễ chăm sóc, thời gian sinh trưởng khoảng 75 ngày, chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất ước đạt 350kg/sào; hiệu quả kinh tế so với giống lúa đối chứng Khang Dân 18 khoảng hơn 600.000 đồng/sào (Quang Trung, 2022).

- Giá trị sử dụng:

+ Đậu tương là loại cây trồng có giá trị sử dụng cao, các bộ phận của cây đều có tính ứng dụng trong thực tế. Trong hạt đậu tương chứa rất nhiều

dưỡng chất có lợi cho sức khỏe con người. Vì vậy, hạt có thể chế biến thành nhiều món ăn, thức uống đa dạng để bồi dưỡng cho cơ thể như sữa đậu nành, đậu hũ, bột đậu nành, nước tương, … Đây đều là các sản phẩm chứa một lượng carbs và chất béo tốt. Đồng thời chúng cũng chứa chất chống oxy hóa đem lại các lợi ích sức khỏe khác nhau. Ngoài ra, hạt đậu tương có thể được sử dụng chế biến thành thức ăn trong chăn nuôi (Quang Trung, 2022).

+ Còn phụ phẩm của cây đậu tương gồm thân lá, người dân chủ yếu để lại trên ruộng làm phân bón hoặc ủ chế biến thành các loại phân hữu cơ, phân cao cấp, bởi hàm lượng ni-tơ rất cao, có thể tái tạo lại sức khỏe của đất.

c. Giá tr v ci to đất

- Với đặc điểm rễ cây chứa các nốt sần có khả năng cố định đạm tự nhiên được trồng chính hoặc trồng xen với tác dụng cải tạo đất và trả lại lượng lớn các thực vật bổ sung chất hữu cơ trong đất.

- Ngoài ra với bộ rễ ăn nông, lá xanh, cây thấp, đậu tương được sử dụng trồng xen với tác dụng che phủ đất, chống xói mòn (Quang Trung, 2022).

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của một số giống đậu tương mới tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)