CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển các giống đậu tương thí nghiệm
3.1.1. Một số đặc điểm sinh trưởng
Sự khác biệt giữa các giai đoạn sinh trưởng của các giống đậu tương thí nghiệm trong vụ hè-thu năm 2022 và vụ xuân năm 2023 được thể hiện qua bảng 3.1 và 3.2 như sau:
Bảng 3.1. Các giai đoạn sinh trưởng của các giống đậu tương thí nghiệm trong vụ Hè Thu năm 2022
(Đơn vị: ngày) Thời gian từ khi gieo đến …
TT Tên giống Ngày mọc Ra hoa Ra quả TGST
1 Đ84 (đ/c) 5 36 46 86
2 ĐT32 5 36 44 95
3 ĐT33 5 38 45 99
4 ĐT34 5 37 45 99
5 ĐT35 5 39 46 109
6 ĐT37 5 39 45 107
Sau 5 ngày gieo, các giống đậu tương thí nghiệm trong vụ hè-thu năm 2022 đều nảy mầm. Tuy nhiên ngày ra hoa giữa các giống đậu tương có sự dao động từ 36-39 ngày sau gieo. Trong đó, giống ĐT32 có ngày ra hoa sớm nhất tương đương với giống đối chứng là 36 ngày. Tiếp đó lần lượt là giống ĐT34 và ĐT33 có số ngày ra hoa lần lượt là 37 ngày và 38 ngày sau gieo. Hai giống đậu tương ĐT35 và ĐT37 có số ngày ra hoa muộn nhất và bằng nhau là 39 ngày sau gieo. Thời gian ra quả giữa các giống dao động từ 44-46 ngày sau gieo. Trong đó, ĐT32 có thời gian ra quả sớm nhất là sau 44 ngày và ĐT35 có
thời gian ra quả muộn nhất là sau 46 ngày. Thời gian sinh trưởng giữa các giống có sự khác biệt rõ rệt, dao động từ 86-109 ngày sau gieo. Giống đối chứng có thời gian sinh trưởng nhanh nhất là 86 ngày sau gieo. Tiếp sau đó lần lượt là các ĐT32 (sau 95 ngày); ĐT33 và ĐT34 (sau 99 ngày); ĐT37 (sau 107 ngày); ĐT35 (sau 109 ngày).
Bảng 3.2. Các giai đoạn sinh trưởng của các giống đậu tương thí nghiệm trong vụ Xuân năm 2023
(Đơn vị: ngày) Thời gian từ khi gieo đến …
TT Tên giống Ngày mọc Ra hoa Ra quả TGST
1 ĐT84 (đ/c) 5 39 53 86
2 ĐT32 5 41 58 98
3 ĐT33 5 41 58 109
4 ĐT34 5 42 61 109
5 ĐT35 6 42 63 116
6 ĐT37 6 42 63 116
Vụ xuân năm 2023 có thời gian nảy mầm của các giống đậu tương khác biệt. Các ĐT32, ĐT33 và ĐT34 có thời gian nảy mầm là 5 ngày sau gieo bằng với giống đối chứng (sau 5 ngày); sớm hơn so với ĐT35 và ĐT37 là 6 ngày sau gieo.
Thời gian ra hoa giữa các giống dao động từ 39 – 42 ngày sau gieo.
Trong đó, ĐT84 có thời gian ra hoa sớm nhất là sau 39 ngày; ĐT32 và ĐT33 có thời gian ra hoa bằng nhau và muộn hơn so với giống đối chứng là 41 ngày sau gieo; ĐT34, ĐT35 và ĐT37 có thời gian ra hoa như nhau và muộn nhất trong các giống là 42 ngày sau gieo. Thời gian ra quả giữa các giống dao động từ 53 – 63 ngày sau gieo. Trong đó, ĐT84 có thời gian ra quả nhanh nhất là sau 53 ngày; ĐT35 và ĐT37 có thời gian ra quả muộn nhất là sau 63 ngày.
Thời gian sinh trưởng của các giống đậu tương trong vụ xuân dao động từ 86-116 ngày.
Trong 2 bảng trên (bảng 3.1. và 3.2) chung ta thấy các giống đậu tương thí nghiệm có thời gian sinh trưởng dài hơn so với bản chất giống, do điều kiện khí hậu. Những năm qua, thời tiết nắng nóng gay gắt, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và sự phát triển của cây đậu tương. Đậu tương là một loài cây ưa nhiệt, nếu nhiệt độ thấp hoặc cao, thời gian sinh trưởng sẽ dài hơn. Vì vậy, yếu tố nhiệt độ và nước là hai yếu tố rất quan trọng trong giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây đậu tương.
3.1.2. Một số đặc điểm phát triển
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng thân cành như phân bón, nước tưới, điều kiện khí hậu, giống, …. Trong đó, giống được coi là một yếu tố di truyền. Khả năng sinh trưởng của thân cành được quyết định bởi các gene di truyền của cây trồng. Với mỗi giống đậu tương, điều kiện khí hậu khác nhau trạng thái của thân cành sẽ khác nhau. Sự khác nhau được thể hiện qua bảng 3.3:
Bảng 3.3. Khả năng sinh trưởng thân cành của các giống đậu tương thí nghiệm trong vụ Hè Thu (2022) và vụ Xuân (2023)
T T
Tên giống
Vụ Hè Thu (2022) Vụ Xuân (2023) Chiều
cao cây (cm)
Số đốt/
thân chính
Số cành cấp 1/cây
Chiều cao cây
(cm)
Số đốt/
thân chính
Số cành cấp 1/cây
1 ĐT84 (đ/c) 81,96 12,30 2,16a 64,23b 9,06c 1,66b 2 ĐT32 82,40 13,00 2,26a 61,26b 9,73c 2,00a 3 ĐT33 81,73 12,86 2,23a 77,46a 11,86a 2,03a 4 ĐT34 82,53 13,23 2,23a 76,53a 11,96a 2,03a 5 ĐT35 82,66 12,50 1,76b 83,10a 11,03b 2,00a 6 ĐT37 82,33 12,50 2,30a 79,13a 10,80b 1,80b P >0,05 >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05
CV% 1,18 4,70 7,72 5,54 3,78 5,17
LSD0,05 0,30 7,42 0,74 0,18
-Vụ Hè-Thu:
Trong vụ hè-thu 2022, các giống đậu tương khác nhau không gây ra sự khác biệt lên khả năng sinh trưởng thân cành. Chiều cao cây giữa các giống dao động từ 81,73 – 82,66 cm; Số đốt/thân chính dao động từ 12,30-13,23 đốt.
Số cành cấp 1 trên cây dao động từ 1,76-2,30 cành. Trong đó, ĐT35 có số cành cấp 1 trên cây thấp hơn so với các giống thì nghiệm ở mức độ 95%.
-Vụ Xuân:
Chiều cao là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong chọn tạo giống đậu tương áp dụng cơ giới hóa khâu thu hoạch. Chiều cao quá thấp so với yêu cầu của máy mọc (nếu dùng) sẽ không thu hoạch được hết sản phẩm gây thất thoát và giảm năng suất. Ngược lại, chiều cao quá cao dẫn đến năng suất tiềm năng của giống bị hạn chế. Do đó, chiều cao là chỉ tiêu có tương quan nghịch với năng suất của cây (Kang et al., 2017).
Chiều cao cây của các giống đậu tương vụ xuân dao động từ 61, 26 – 83,10cm. Trong đó, ĐT33, ĐT34, ĐT35 và ĐT37 cao hơn so với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. ĐT32 có chiều cao cây thấp nhất và tương đương so với giống đối chứng với 61, 26 cm.
Số đốt/thân chính giữa các giống đậu khác nhau trong vụ xuân có sự khác biệt giữa các giống, dao động từ 9, 06-11,96 đốt. ĐT32 có số đốt thấp nhất chỉ đạt 9,73 đốt tương đương so với giống đối chứng 9,06 đốt. ĐT33, và ĐT34 có số đốt tương đương nhau và nhiều hơn so với giống đối chứng và các giống thí nghiệm ở mức độ tin cậy 95%. Giống ĐT35 và ĐT37 có số đốt tương đương nhau và nhiều hơn so với giống đối.
Số cành cấp 1/cây giữa các giống đậu tương trong vụ xuân dao động từ 1,66 – 2,03 cành. Trong đó, giống ĐT37 có số cành cấp 1/ cây tương đương với giống đối chứng và thấp hơn các giống thí nghiệm. Các giống còn lại có
số cành cấp 1/ cao hơn so với đối chứng. Cành cấp 1 thấp, có thể do ảnh hưởng của chế độ chăm sóc như bón phân chưa đáp ứng được điều kiện phát triển của các giống đậu tương thí nghiệm.
3.1.3. Một số đặc điểm hình thái
Đặc điểm hình thái của đậu tương là một trong các yếu tố bị chi phối nhiều bởi nguyên nhân giống. Sự khác nhau trong đặc điểm hình thái của các giống đậu tương ở cả hai vụ hè-thu (2022) và xuân (2023) được thể hiện thông qua bảng 3.4.
Bảng 3.4. Đặc điểm hình thái của các giống đậu tương thí nghiệm trong vụ Hè Thu (2022) và vụ Xuân (2023)
TT Tên giống Dạng cây
Lá Màu
sắc hoa
Hạt Màu
sắc Hình dạng
Màu sắc vỏ
hạt
Màu sắc rốn
hạt 1 ĐT84 (đ/c) Đứng Xanh Trứng Tím Vàng
nhạt
Nâu xám 2 ĐT32 Đứng Xanh Trứng Tím Vàng
nhạt
Vàng nhạt 3 ĐT33 Đứng Xanh Trứng Trắng Vàng
nhạt
Nâu xám 4 ĐT34 Đứng Xanh Trứng Trắng Vàng
nhạt
Nâu xám 5 ĐT35 Đứng Xanh Trứng Trắng Vàng
nhạt
Vàng đậm 6 ĐT37 Đứng Xanh Trứng Tím Vàng
nhạt
Vàng đậm Đặc điểm hình thái của cây là chỉ tiêu rất quan trọng để phân biệt các giống cũng như đánh giá một phần tiềm năng của giống đó. Trong 6 giống đậu thí nghiệm dạng cây chủ yếu ở dưới dạng thân đứng; Màu sắc lá và hình dạng lá giữa các giống đậu tương trong thí nghiệm chủ yếu ở dạng lá màu xanh và hình trứng.
Hình 3.1: Đặc điểm hình thái lá của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm
Màu sắc hoa giữa các giống đậu tương có sự khác biệt với 3 giống đậu tương ĐT33; ĐT34 và ĐT35 màu trắng; 2 giống đậu tương ĐT32 và ĐT37 mang màu tím cũng giống đối chứng ĐT84.
Hình 3.2: Đặc điểm hình thái hoa của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm
Màu sắc vỏ hạt của các giống đậu tương đều là màu vàng nhạt. Tuy nhiên màu sắc rốn hạt giữa các giống có sự khác biệt. Với giống ĐT84; ĐT33 và ĐT34 mang màu nâu xám; Giống ĐT35 và ĐT37 mang màu vàng đậm và màu ĐT32 mang màu vàng nhạt.
Hình 3.3: Đặc điểm hình thái hạt của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm
3.1.4. Một số đặc điểm sinh lý
Nốt sần của đậu tương là một trong những yếu tố quan trọng đóng vai trò chính trong quá trình cố định đạm khí trời cung cấp cho cây. Số lượng và trọng lượng nốt sần có liên quan trực tiếp đến sinh trưởng và năng suất cây đậu tương (Mbah, 2018). Ngoài ra, diện tích lá là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây trồng. Nếu cây trồng quang hợp tốt sẽ giúp tạo nhiều năng lượng cho cây sinh trưởng, phát triển.
Từ đó, đậu tương được tạo ra cũng đạt năng suất và chất lượng tốt hơn (Hiền Trần, 2023). Sự ảnh hưởng của các giống đậu tương khác nhau đến đặc điểm sinh lý trong hai mùa vụ Hè thu (2022) và Xuân (2023) được thể hiện thông qua bảng 3.5:
Bảng 3.5. Lượng nốt sần và diện tích lá của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm vụ Hè Thu (2022) và vụ Xuân (2023)
TT Tên giống
Vụ Hè Thu (2022) Vụ Xuân (2023)
Số lượng nốt sần (nốt/cây)
Khối lượng (g/cây)
Diện tích lá (m2lá/m2đ
ất)
Số lượng nốt sần (nốt/cây)
Khối lượng (g/cây)
Diện tích lá (m2lá/m2đ
ất) 1 ĐT84 (đ/c) 24,66c 1,06b 5,09c 26,66a 1,10ab 4,70a 2 ĐT32 18,66d 1,00b 4,30d 14,33c 1,00b 3,36b 3 ĐT33 41,33a 2,03a 6,44a 28,00a 1,20a 5,10a 4 ĐT34 28,00c 1,06b 5,34c 13,00c 1,00b 5,13a 5 ĐT35 38,00ab 1,86a 5,45bc 18,66b 1,13ab 5,16a 6 ĐT37 34,66b 1,86a 5,83b 17,66b 1,20a 4,96a P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05
CV% 8,66 7,38 4,75 7,89 7,32 7,13
LSD0,05 4,86 0,19 0,46 2,83 0,14 0,614
Ghi chú: các giống thí nghiệm có số lượng trung bình nốt sần hữu hiệu khác nhau trong thời kỳ hoa rộ và thời kỳ chắc xanh. Trong đó giống ĐT33 đạt số lượng nốt sần nhiều nhất trong 2 thời kỳ này với số lượng trung bình 30 nốt/cây vào thời kỳ hoa rộ và 41,33 nốt/cây thời kỳ chắc xanh.
+ Số lượng nốt sần trên cây:
Trong vụ hè-thu năm 2022, số lượng nốt sần/cây của các giống đậu tương thí nghiệm có sự dao động lớn từ 18, 66 – 41,33 nốt. Trong đó ĐT33 có số lượng nốt sần nhiều nhất đạt 41, 33 nốt cao hơn chắc chắn so với các giống còn lại ở mức độ tin cậy 95%. ĐT32 có số nốt sần thấp hơn so với đối chứng.
Giống ĐT35 và ĐT37 tương đương nhau và cao hơn so với giống đối chứng.
ĐT34 tương đương với giống đối chứng.
Trong vụ xuân năm 2023, số lượng nốt sần/cây giữa các giống dao động từ 13,00 – 26,00 nốt. Trong đó, ĐT33 có số lượng nốt sần cao hơn các
giống thí nghiệm và tương đương với giống đối chứng. ĐT32, ĐT34, ĐT35 và ĐT37 có số lượng nốt sần tương đương nhau và thấp hơn với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
+ Khối lượng nốt sần trên cây:
Trong vụ hè-thu năm 2022, khối lượng nốt sần/cây giữa các giống đậu tương cũng có sự thay đổi dao động từ 1,00 – 2,03 g. Trong đó, ĐT33, ĐT35 và ĐT37 có khối lượng nốt sần tương đương nhau và cao hơn so với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. ĐT32 và ĐT34 có khối lượng nốt sần tương đương với giống đối chứng.
Trong vụ xuân năm 2023, khối lượng nốt sần dao động từ 1,00 - 1,20 g.
Trong đó, các giống đậu tương thí nghiệm tương đương với giống đối chứng.
+ Chỉ số diện tích lá:
Trong vụ hè-thu năm 2022,chỉ số diện tích lá của các giống đạt từ 4,30 – 6,44 m2lá/m2đất là khoảng cách dao động diện tích lá giữa các giống đậu tương. Trong đó, ĐT33 có diện tích lá rộng nhất đạt 6,44 m2 cao hơn chắc chắn so với các giống còn lại ở mức độ tin cậy 95%. ĐT35 và ĐT37 có diện tích lá tương đương nhau lần lượt đạt 5,45 m2 và 5,83 m2 cao hơn so với giống đối chứng. ĐT34 với 5,43 m2 có diện tích lá tương đương với giống đối chứng (5,09 m2). Cuối cùng, ĐT32 có diện tích là thấp nhất trong các giống chỉ đạt 4,30 m2.
Trong vụ xuân năm 2023, diện tích lá có sự dao động từ 3,36-5,16 m2. Trong đó, ĐT33; ĐT34; ĐT35 và ĐT36 có diện tích lá tương đương nhau và tương đương so với giống đối chứng. ĐT32 có diện tích lá thấp nhất trong các giống đậu tương với 3,36 m2.