1 Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo định hướng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân là chủ trương lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
Trong Nhà nước pháp quyền, tư pháp có vai trò đặc biệt quan trọng, đảm bảo cho các đặc trưng của Nhà nước pháp quyền được thể hiện đầy đủ, tồn diện Vì vậy, kiện toàn và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tư pháp được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm
Trong nền tư pháp nước nhà, Tòa án được xác định là trụ cột Hoạt động của Tòa án là nơi thể hiện rõ nhất chất lượng hoạt động và uy tín của hệ thống các cơ quan tư pháp nói riêng và tồn bộ quyền lực nhà nước nói chung, vì vậy, để cải cách, nâng cao chất lượng hoạt động của Toà án trong đó trọng tâm là hoạt động xét xử là khâu đột phá của quá trình cải cách tư pháp nước nhà trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Thực tế hoạt động xét xử trong những năm gần đây cho thấy các vụ án dân sự ngày càng tăng đặc biệt là các tranh chấp về nhà, đất Mặc dù Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2004 đã có nhiều quy định mới rõ ràng hơn tạo thuận lợi cho mọi công dân đưa quyền sử dụng đất vào
giao lưu dân sự, góp phần thúc đẩy kinh tế gia đình và xã hội phát triển thông qua hệ thống pháp luật Tuy nhiên, pháp luật về đất đai vẫn còn nhiều khoảng
trống, tính ổn định thấp, đặc biệt có những thời kỳ pháp luật đất đai chưa phù hợp với cuộc sống đã tạo ra các hoạt động ngầm trong lĩnh vực đất đai như
chuyển nhượng quyền sử dụng đất khơng qua chính quyền địa phương Trong
Trang 2dẫn, tập huấn kịp thời; bên cạnh đó, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, cơ sở, vật
chất của các Tòa án chưa được tiếp tục kiện toàn để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cải cách tư pháp trong đó có việc tăng thẩm quyền trong xét xử cho Tòa án cấp huyện
Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao thì trong những năm gần đây các vụ, việc dân sự đều tăng đáng kể Số lượng don dé nghị Tòa án xem
xết vụ án theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm ngày một tăng và tính chất
ngày càng phức tạp Trong đó phần lớn là các vụ, việc liên quan đến tranh chấp nhà ở, chuyển nhượng quyền sử dụng đất chiếm tỷ lệ lớn và là loại tranh chấp gay go nhất, phức tạp nhất trong số các tranh chấp về dân sự Do số lượng các vụ án tăng, tính chất ngày càng phức tạp và do nhiều nguyên nhân khác nhau mà hoạt động xét xử của Tòa án còn bộc lộ những hạn chế nhất định như để quá thời hạn xét xử theo quy định của pháp luật, tỷ lệ các bản án, quyết định bị sửa, hủy do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và do áp dụng
sai pháp luật về nội dung, về thủ tục tố tụng vẫn còn nhiều Tuy số bản án bị
hủy, sửa không nhiều nhưng là nhược điểm lớn nhất trong hoạt động xét xử Đáng chú ý có một số vụ án tranh chấp về nhà, đất kéo dài qua nhiều năm,
nhiều cấp xét xử làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
Trang 3phục việc áp dụng sai pháp luật; tăng cường công tác hướng dẫn áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật liên quan đến công tác xét xử và tổ chức hoạt động của ngành Tòa án nhân dân Tiếp tục củng cố và nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức và bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp Hầu hết các bản án, quyết định của Tòa án được ban hành đúng pháp luật, khách quan,thấu tình đạt lý đúng thời hạn luật định và có tính giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật trong quần chúng nhân dân Thực tiễn áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của ngành Tòa án nhân dân đã và đang đặt ra những yêu cầu vừa cấp bách vừa lâu dài để không ngừng nâng cao chất lượng xét xử trong quá trình thực hiện cải cách tư pháp ở nước ta theo đúng đường lối của Đảng Vì vậy, chất lượng áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án là một trong những yếu tố quan trọng có tính chất quyết định chất lượng xét xử của Tòa án nhân dân Để đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp hiện nay thì về mặt lý luận và thực tiễn có nhiều vấn đề đặt ra cần nghiên cứu, trong đó có vấn đề áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân nói chung và áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân nói riêng
Chính vì ý nghĩa lý luận và thực tiễn như đã nêu trên tôi đã lựa chọn vấn đề "Náng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân ở nước ta hiện nay" làm đề tài luận văn thạc sĩ luật
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Áp dụng pháp luật nói chung và áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử
của Tòa án nhân dân là đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học pháp
Trang 4tăng lên rõ rệt Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến việc áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử đã được một số nhà khoa học, các bộ thực tiễn ngành Tòa án thực hiện và đã được công bố trong các cơng trình khoa học như:
-_ Luận án tiến sĩ luật học của tác giả Lê Xuân Thân: “Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay”, năm 2004 - Luận văn thạc sĩ của tác giả Chu Đức Thắng: "Áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự của Tòa án nhân dân ở cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay”, năm 2004
- Tác giả Lưu Tiến Dũng với bài "Bản về áp dụng pháp luật trong công tác xét xử", Tạp chí Tòa án nhân dân số tháng 5/2005
- Tác giả Phạm Thanh Hải Tòa án nhân dân huyện Đan Phượng, Hà
Tây với bài "Trao đổi thêm về việc áp dụng Điều 136 Luật đất đai năm 2003",
Tạp chí Tịa án tháng 5/2005
- Tiến sĩ Nguyễn Văn Cường với bài "Những vấn đề cân trao đổi khi
áp dụng Điều 136 Luật đất đai năm 2003", Tạp chí Tịa án tháng 8/2005 - Tác giả Thủy Nguyên với bài " Áp dụng luật hôn nhân gia đình khi giải
quyết vụ án có yếu tố nước ngồi", Tạp chí Tịa án nhân dân số 17 tháng 9/2005 - Ban biên tập Tạp chí Tịa án nhân dân với bài "Những vấn đề trao đổi khi áp dụng Điều 136 Luật đất đai năm 2003", Tạp chí Tịa án nhân dân tháng 9/2005
Trang 5Pháp luật vấn đề áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân - loại tranh chấp gay go nhất, phức tạp
nhất trong tất ca các tranh chấp về dân sự 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Về đối tượng nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận áp dụng pháp luật vào việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân, nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất, nguyên nhân và những bất cập trong việc áp dụng pháp luật, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng việc áp dụng các văn bản pháp luật vào việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất
* Về phạm vì nghiên cứu:
Trong phạm vi một luận văn thạc sĩ luật học chuyên ngành lý luận Nhà
nước và pháp luật, luận văn chỉ bao gồm những nội dung lý luận, thực tiễn có
liên quan đến vấn đề áp dụng pháp luật tố tụng và pháp luật nội dung trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân
Giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất là một lĩnh vực rộng với
nhiều cơ quan khác có thẩm quyền tham gia Tuy nhiên, với khuôn khổ một
luận văn thạc sĩ, tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu về việc áp dụng các văn bản pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân trong đó đi sâu phân tích nguyên nhân và đưa ra các giải pháp khắc phục
4 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
* Về mục đích:
Trang 6- Phân tích cơ sở lý luận của việc áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án đối với các tranh chấp quyền sử dụng đất Dưới góc độ lý luận Mác - Lênin về Nhà nước pháp luật, luận văn nêu khái niệm, đặc điểm, quy trình áp dụng pháp luật, tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp quyển sử dụng đất tại Tòa án nhân dân
- Đánh giá chất lượng áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân từ năm 2000 đến năm 2005, rút ra những ưu điểm, thành tựu đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó
- Dé xuất và luận chứng những quan điểm, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận:
Luan van dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, các quan điểm đường lối của Đảng
Cộng sản Việt Nam về tăng cường pháp chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân đặc biệt là các quan điểm của Đảng chỉ đạo về cải cách tư pháp
* Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phương pháp của triết học duy vật biện chứng, duy vật lịch sử Mác xít, trong đó chú trọng các phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp lịch sử cụ thể Ngồi ra cịn sử dụng các phương pháp của các bộ môn khoa học khác
Trang 7Luận văn phân tích khái niệm, đặc điểm, quy trình áp dụng pháp luật, xác định tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng áp dụng pháp luật trong việc xét xử của Tòa án nhân dân nói chung và trong việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân nói riêng
Đánh giá thực trạng chất lượng áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân
Đề xuất giải pháp phù hợp thực tiễn hiện nay nhằm nâng cao chất
lượng áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dân trong việc giải quyết các tranh
chấp quyền sử dụng đất 7 Ý nghĩa của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung và phát triển lý
luận phục vụ yêu cầu thực tiễn của việc không ngừng nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử nói chung và trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân nói riêng trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tư liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu giảng dạy khoa học pháp lý nói chung và đào tạo chức danh Tư pháp nói riêng Nội dung của luận văn cũng có
thể góp phần xây dựng kỹ năng nghề nghiệp của người Thẩm phán, kỹ năng
nghiên cứu hồ sơ, đặc biệt là đối với các Thẩm phán dân sự, giải quyết các vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất và các vụ án có liên quan đến tranh chấp
quyền sử dụng đất
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phân mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
Trang 8CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LUGNG
ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
1.1 KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
1.1.1 Khái niệm áp dụng pháp luật
Pháp luật xã hội chủ nghĩa là tổng hợp các quy tắc xử sự chung thể
hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản được cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền ban hành theo trình tự nhất định với các hình thức nhất định nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa Hình thức thể hiện của pháp luật xã hội chủ nghĩa là các quy phạm pháp luật được các chủ thể ban hành dưới dạng văn bản có tên gọi khác nhau và có hiệu lực pháp lý khác nhau Khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, Nhà nước hướng tới mục đích là dùng các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh, quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, an ninh quốc phòng, khoa học kỹ thuật Tuy nhiên, để pháp luật thực sự đi vào đời sống thì ngồi các yếu tố như sự phù hợp của hệ thống quy phạm pháp luật bởi các điều kiện kinh tế, lịch sử, trình độ phát triển của xã hội, Nhà nước còn phải quan tâm đến hoạt động không kém phần quan trọng là tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật một cách nghiêm minh Bởi vì, văn bản pháp luật khi ban hành dù hoàn chỉnh đến đâu nhưng nếu các quy định của van ban đồ không thực hiện được trên thực tế thì mục đích điều chỉnh pháp luật vẫn chưa đạt được
Trang 9động, những phương cách, những quá trình làm cho những quy tắc xử sự chung chứa đựng trong các quy phạm pháp luật trở thành hành vi, cách xử sự của các chủ thể pháp luật Thực hiện pháp luật rất đa dạng và phong phú, phụ thuộc vào ý chí của mỗi cá nhân, nhưng cũng có thể chỉ phụ thuộc vào ý chí của Nhà nước; có thể được thực hiện xuất phát từ nhiều nguyên nhân như sự tự giác của bản thân chủ thể hoặc do ảnh hưởng của dư luận xung quanh hoặc là kết quả của việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước
Thực hiện pháp luật có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống Do các quy phạm pháp luật rất phong phú nên cũng có nhiều hình thức thực hiện khác nhau Khoa học pháp lý đã xác định có bốn hình thức thực hiện pháp luật là tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật
Tuân thú pháp luật: Là hình thức các chủ thể pháp luật không thực hiện những hành vi mà pháp luật ngăn cấm, mà cho các quy phạm pháp luật ngăn cấm được tôn trọng và thực hiện trên thực tế Ví dụ: Việc tuân thủ các
quy định về điều kiện chuyển quyền sử dụng đất Hộ gia đình và cá nhân
muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có đầy đủ giấy tờ theo quy định của Luật đất đai.v.v Chủ thể thực hiện hình thức tuân thủ pháp luật là tất cả
các cơ quan nhà nước, nhân viên nhà nước, các tổ chức, cá nhân và mọi công
dân trong xã hội
Trang 10nay là tất cả các cơ quan nhà nước, nhân viên nhà nước, các cá nhân, tổ chức
và mọi công dân trong xã hội
Sử dụng pháp luật: Các chủ thể thực hiện pháp luật, chủ động sử dụng các quyền thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí của mình Hình thức thực hiện pháp luật này khác hai hình thức tuân thủ pháp luật và chấp hành pháp luật là các chủ thể quan hệ pháp luật có
quyền thực hiện hoặc không thực hiện các quyền của mình, khơng bị bắt buộc
phải thực hiện như 2 hình thức tuân thủ pháp luật và chấp hành pháp luật Ví dụ: Quyền khởi kiện hay không khởi kiện vụ án dân sự của cá nhân theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, quyên chuyển nhượng hay không chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở của mình.v.v Chủ thể thực hiện hình thức sử dụng pháp luật là tất cả các cơ quan nhà nước, nhân viên nhà nước, cá nhân, tổ chức và mọi công dân trong xã hội
Áp dụng pháp luật: Là một trong những hình thức thực hiện pháp luật và bao giờ cũng có sự tham gia của cơ quan nhà nước, cán bộ Nhà nước có thẩm quyền Áp dụng pháp luật là một trong những hình thức của thực hiện
pháp luật Nhà nước thông qua các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc cá nhân có thẩm quyền để ban hành các quyết định làm phát sinh, thay đổi hoặc
chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể Thơng qua đó, hoạt động áp dụng pháp luật bảo đảm cho pháp luật được tôn trọng, thi hành nghiêm chỉnh và thống nhất: các quyền của chủ thể pháp luật được thực hiện và được bảo vệ trên thực tế; các hành vi vi phạm pháp luật được xử lý nghiêm minh và kịp thời Hoạt động áp dụng pháp luật diễn ra hàng ngày trong các cơ quan nhà nước và chỉ do nhân viên nhà nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện Việc áp dụng pháp luật thường do cơ quan nhà nước được giao quyền
Trang 11phán, hội thẩm nhân dân tiến hành theo thủ tục nhất định để thu thập chứng
cứ, xác minh, điều tra nhằm xác định sự thật khách quan sự việc, xác định
quyền và nghĩa vụ của các chủ thể pháp luật
Hình thức áp dụng pháp luật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, do có sự can thiệp của nhà nước buộc các chủ thể pháp luật thực hiện pháp luật làm cho
các quy định của pháp luật đều được thực hiện chính xác, triệt để Qua đó tác
động vào các quan hệ xã hội, vào cuộc sống đạt hiệu quả cao nhất Áp dụng pháp luật được tiến hành trong các trường hợp sau:
- Khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước hoặc áp dụng các chế tài pháp luật đối với những chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật
- Khi xảy ra tranh chấp về quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý giữa các
bên tham gia quan hệ pháp luật mà các bên đó khơng tự giải quyết được Chẳng hạn, trong một hợp đồng dân sự, do một hoặc các bên tham gia ký kết không thực hiện đúng nghĩa vụ đối với bên kia mà các bên không thể trao đổi, thỏa thuận tự giải quyết được Trường hợp này, bên bị vi phạm có quyền đề nghị Tòa án can thiệp và đưa ra phán quyết buộc bên vi phạm phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại
- Trong một số quan hệ pháp luật, Nhà nước thấy cần thiết phải tham
gia để kiểm tra, giám sát hoạt động của các bên hoặc xác nhận sự tồn tại một
số sự việc, sự kiện thực tế Chẳng hạn như công chứng, chứng thực hợp đồng mua bán nhà, đất; chứng nhận giấy đăng ký kết hôn, chứng nhận giấy khai sinh, khai tử
Như vậy, áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính thực tiễn cụ thể và sinh động do cơ quan nhà nước, nhân viên nhà nước được giao quyền tiến hành theo một thủ tục nhất định do pháp luật quy định và đồng thời là hình thức thực hiện pháp luật, là thủ tục bất buộc để Nhà nước tổ chức cho các chủ
Trang 12động và được tiến hành theo một thủ tục nhất định do pháp luật quy định Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, là thủ tục bắt buộc để các cơ quan nhà nước thực hiện các biện pháp cưỡng chế khi có hành vi vi phạm pháp
luật; khi phải giải quyết các tranh chấp về quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể hoặc khi nhà nước cần phải can thiệp để thực thi các quyền
của chủ thể theo quy định của pháp luật Áp dụng pháp luật có vai trò rất to lớn và rất quan trọng trong việc thực hiện quyền lực nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội như chính trị, kinh tế,văn hóa, an ninh quốc phòng
1.1.2 Đặc điểm của việc áp dụng pháp luật Áp dụng pháp luật có các đặc điểm chủ yếu sau:
- Áp dụng pháp luật mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà nước
Hoạt động áp dụng pháp luật chỉ do những cơ quan nhà nước hay những người
có thẩm quyền tiến hành và mỗi cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ
được giao một số hoạt động áp dụng pháp luật nhất định trong phạm vi thẩm quyền của mình Trong một số trường hợp cá biệt, một số tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyên cũng có thể tiến hành áp dụng pháp luật Hoạt động áp dụng pháp luật được tiến hành chủ yếu theo ý chí đơn phương của các cơ quan nhà nước hay những người có thẩm quyên, không phụ thuộc vào ý chí của những chủ thể có liên quan Trường hợp cần thiết, áp dụng pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế của Nhà nước Trong quá trình áp dụng pháp luật các cơ quan nhà nước hay những người có thẩm quyền phải xem xét, cân nhấc thận trọng và dựa trên những quy phạm pháp luật đã được xác định
để ra văn bản áp dụng pháp luật cụ thể Văn bản áp dụng pháp luật là hình
thức thể hiện chính thức của hoạt động áp dụng pháp luật; là văn bản pháp lý cá biệt mang tính quyền lực do các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền xây dựng, được Nhà nước trao quyền ban hành trên cơ sở những quy phạm
Trang 13nhân, tổ chức hoặc xác định những biện pháp, trách nhiệm pháp luật đối với
chủ thể vi phạm pháp luật
- Áp dụng pháp luật là hoạt động theo trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định Pháp luật xác định rõ ràng cơ sở, điều kiện, trình tự, thủ tục, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia trong quá trình áp dụng pháp luật Các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền và các bên liên quan trong quá trình áp dụng pháp luật phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định có tính
thủ tục đó, để tránh những sự tùy tiện có thể dẫn đến việc áp dụng pháp luật
không đúng, không chính xác Hình thức thể hiện của hoạt động áp dụng pháp luật là văn bản áp dụng pháp luật do cơ quan nhà nước, người và tổ chức có thẩm quyền ban hành có tính chất cá biệt, một lần đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể trong những trường hợp xác định, phải phù hợp với pháp luật và dựa
trên những quy phạm pháp luật cụ thể, được thể hiện trong những hình thức
pháp lý xác định như bản án, quyết định, lệnh Văn bản áp dụng pháp luật có hai loại: văn bản xác định quyền và nghĩa vụ của chủ thể và văn bản bảo vệ pháp luật chứa đựng những biện pháp trừng phạt, cưỡng chế đối với những cá
nhân, tổ chức vi phạm pháp luật
- Ap dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt, cụ thể đối với các quan hệ xã hội xác định trên cơ sở những mệnh lệnh chung trong quy phạm pháp luật Hoạt động áp dụng pháp luật cá biệt hóa một cách cụ thể và chính xác những quy phạm pháp luật nhất định
Trang 14thức pháp luật cao, có kinh nghiệm phong phú, có đạo đức trong sáng và có trình độ chun mơn nghiệp vụ cao
Tóm lại, hoạt động áp dụng pháp luật mang tính tổ chức, tính quyền lực nhà nước, được thực hiện thông qua cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền hoặc các tổ chức xã hội khi được Nhà nước trao quyền, nhằm cá biệt hóa những quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể đối với các cá nhân,
tổ chức cụ thể
1.1.3 Quy trình áp dụng pháp luật
Để hoạt động áp dụng pháp luật được chính xác, đạt chất lượng, hiệu quả cao cần tiến hành theo quy trình sau đây:
* Xác định đối tượng, phân tích đánh giá đúng, chính xác mọi tình huống, hồn cảnh điều kiện của vụ việc thực tế đã xảy ra
Trước khi quyết định áp dụng pháp luật, các cơ quan nhà nước, người
có thẩm quyền phải điều tra, xem xét, kể cả các biện pháp chuyên môn đặc
biệt như xem xét thực địa, trưng cầu giám định, áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để làm sáng tỏ những sự việc có liên quan Khi điều tra, xem xét phải dam bao sự khách quan, toàn diện và đầy đủ những tình tiết của vụ việc; phải nghiên cứu, xác định vụ việc đó thực sự có ý nghĩa pháp lý hay không, đánh giá được tầm quan trọng về mặt pháp lý của nó; tuân thủ các quy định mang tính thủ tục gắn với mỗi loại vụ việc Các cơ quan áp dụng pháp luật phải quan tâm không chỉ kết quả việc xem xét đánh giá sự việc khách quan mà phải xác minh kết quả đó có mang tính chân lý và đúng pháp luật hay không?
Trên cơ sở đó xem xét có cần phải áp dụng pháp luật đối với vụ việc cụ thể hay khơng? Nếu cần thì chuyển sang giai đoạn tiếp theo của quy trình
* Lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp, phân tích làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa của quy phạm pháp luật đối với trường hợp cần áp dụng pháp luật
Trang 15phải từ các văn bản quy phạm pháp luật đang có hiệu lực tại thời điểm xảy ra sự việc cần áp dụng Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật có quy định hiệu lực trở về trước (hiệu lực hồi tố) thì áp dụng theo quy định đó Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy phạm trong văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng quy phạm pháp luật của văn bản mới
Khi đã lựa chọn được quy phạm pháp luật cụ thể, cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền phải tư duy khoa học, logic, biện chứng làm sáng tỏ, nhận thức đúng đắn nội dung và ý nghĩa của quy phạm pháp luật
* Ban hành văn bản áp dụng pháp luật Giai đoạn này là quan trọng nhất của quá trình áp dụng pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật cá biệt hóa, cụ thể hóa những quyền và nghĩa vụ chung chứa đựng trong các văn bản quy phạm pháp luật để ấn định những quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các chủ thể pháp luật hoặc những biện pháp, trách nhiệm pháp lý đối với những người vi phạm
Văn bản áp dụng pháp luật phải phù hợp với lợi ích và mệnh lệnh của Nhà nước được thể hiện trong các đạo luật và văn bản quy phạm pháp luật
khác Vì vậy, khi ra văn bản, các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyên phải
đánh giá những tình tiết của vụ việc mang tính pháp lý, có cơ sở khoa học và thực tiễn; phải "chí cơng, vô tư" không thể xuất phát từ động cơ cá nhân hoặc quan hệ riêng tư Văn bản áp dụng pháp luật phải đáp ứng những yêu cầu sau:
Trang 16- Văn bản áp dụng pháp luật phải được ban hành có cơ sở pháp lý, chỉ
r6 chi tiết cụ thể tới điểm, khoản, điều của văn bản pháp luật áp dụng Nếu văn
bản áp dụng pháp luật được ban hành trong trường hợp áp dụng pháp luật tương tự thì phải có sự lý giải kỹ càng về tính hợp pháp, hợp lý của việc áp dụng pháp luật tương tự đó, đồng thời cũng phải ghi rõ đã áp dụng tương tự quy phạm pháp luật nào hoặc nguyên tắc pháp luật nào
- Văn bản áp dụng pháp luật phải được ban hành có cơ sở thực tế, căn cứ vào những sự kiện, những đòi hỏi thực tế đầy đủ, chính xác và có thật thì mới đảm bảo áp dụng pháp luật chính xác, có tính thuyết phục
Văn bản áp dụng pháp luật phải được ban hành phù hợp với nhu cầu thực tế của cuộc sống thì mới bảo đảm cho văn bản quy phạm pháp luật có tính hiện thực Nếu văn bản áp dụng pháp luật không phù hợp với thực tế thì khó được thi hành nghiêm chỉnh, thi hành kém hiệu quả, thậm chí khơng thể thi hành
* Tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình áp dụng pháp luật, tiến hành những hoạt động tổ chức nhằm bảo đảm cho việc thực hiện đúng văn bản áp dụng pháp luật như việc tổ chức thi hành bản án v.v Trong quá trình tổ chức thực hiện văn bản cần tiến hành các hoạt động kiểm tra, giám sát việc thi hành quyết định áp dụng pháp luật nhằm đảm bảo để quyết định đó được thực hiện nghiêm chỉnh, đúng pháp luật
Cuộc sống xã hội hàng ngày có khơng ít những sự kiện, những quan hệ xảy ra trong thực tế liên quan tới lợi ích cá nhân, tổ chức cần phải được pháp luật điều chỉnh ngay lập tức để đảm bảo lợi ích của cơng dân, các tổ chức và
của Nhà nước, song pháp luật không thể điều chỉnh hết các quan hệ xã hội để có những quy phạm pháp luật mới, điều chỉnh vấn đề này đòi hỏi phải có thời
Trang 17tương tự phải rất hạn chế, chỉ khi thật sự cần thiết mới nên áp dụng Việc áp dụng pháp luật tương tự phải xuất phát từ lợi ích của xã hội, của Nhà nước và của công dân, đồng thời phải đảm bảo những yêu cầu của pháp chế xã hội chủ nghĩa Không được tùy tiện áp dụng nguyên tắc tương tự
1.2 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY TRÌNH ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
1.2.1 Khái niệm áp dụng pháp Iuật trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất của Tòa án nhân dân
Theo pháp luật hiện hành thì xét xử là hoạt động đặc trưng, là chức nãng riêng có của Tịa án nhân dân Hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân là hoạt động trung tâm và chủ yếu của hoạt động tư pháp Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án là một nội dung cụ thể, đặc biệt và quan trọng của hình thức áp dụng pháp luật nói chung Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án nói chung và áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân hiện nay là việc
thực hiện pháp luật của Thẩm phán và hội thẩm nhân dân trong quá trình xác
định sự thật khách quan của vụ án để ban hành các bản án, quyết định nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phán xét, phân xử đúng, sai, xác định tính cố căn cứ hay khơng có căn cứ, có hợp pháp hay không hợp
pháp đối với các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể pháp luật
Xét xử là chức năng đặc biệt của Tòa án, "Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân địa phương, các Tòa án quân sự và các Tòa án khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" [20, tr 3]
Có thể thấy rằng, Tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất được giao
Trang 18trong các lĩnh vực giải quyết vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động và hành chính Khi giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất, hội đồng xét xử có
quyền và nghĩa vụ nghiên cứu hồ sơ vụ án và tiến hành xét xử, đánh giá tính
hợp pháp, tính có căn cứ đối với việc yêu cầu của đương sự có căn cứ pháp lý hay không? Ai là người có quyền sử dụng đất đó? Có quyền lựa chọn các văn bản, quy phạm pháp luật phù hợp, chính xác và ban hành các bản án, quyết
định nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ thể pháp luật hoặc buộc các
chủ thể phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật Trong đời sống xã hội, tranh chấp quyền sử dụng đất phát sinh giữa các chủ thể quan hệ pháp luật (gọi chung là các đương sự) bởi do đất đai là tài sản có giá trị lớn đối với các bên đương sự, việc tranh chấp thắng hay thua có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, kinh tế và hoạt động kinh doanh của họ Trong quá trình tranh chấp luôn tôn tại một hoặc tất cả các bên đương sự không thực hiện theo các quy định của pháp luật Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng tựu trung lại có các nguyên nhân chính sau:
- Khi các bên đương sự không thỏa thuận được với nhau về cách thức giải quyết tranh chấp phát sinh, một bên hoặc các bên đương sự không muốn thực hiện đúng các quy phạm pháp luật
- Khi tranh chấp quyền sử dụng đất, không phải đương sự nào cũng biết hoặc cũng hiểu được các quy phạm pháp luật của Bộ luật dân sự, Luật đất đai cũng như các hướng dẫn thi hành Luật đất đai, vì vậy họ hành xử một cách tự nhiên, bột phát theo thói quen cuộc sống đời thường Đây là tình trạng phổ biến nhất đối với các loại quan hệ pháp luật dân sự nói chung cũng như quan hệ pháp luật về đất đai nói riêng Bên cạnh đó, hệ thống quy phạm pháp luật
dân sự về giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất có số lượng lớn, quy
Trang 19- Khi các tranh chấp quyền sử dụng đất xảy ra, nếu các đương sự không tự giải quyết được thì họ có quyền gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án giải quyết nhằm bảo vệ quyển và lợi ích hợp pháp của mình Sau khi nhận được đơn khởi kiện của đương sự, Tòa án tiến hành thụ lý vụ án và giải quyết theo trình tự mà pháp luật tố tụng dân sự quy định như thẩm tra, xác minh các tình tiết liên quan đến vụ án; lựa chọn quy phạm pháp luật điều chỉnh để giải quyết vụ án và cuối cùng là ra bản án, quyết định buộc các đương sự thi hành bằng các hình thức tự nguyện thi hành hoặc có sự cưỡng chế thi hành của cơ quan thi hành án dân sự
Áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất, ngoài cơ quan Tịa án cịn có sự tham gia của cơ quan Viện kiểm sát và cơ quan thi hành án dân sự cùng giữ vai trò là chủ thể của hoạt động áp dụng pháp luật Nếu thiếu sự tham gia của các chủ thể này thì có thể sẽ dẫn tới việc áp dụng pháp luật khơng chính xác, khách quan và triệt để Tuy nhiên, Tịa án
nhân dân ln là chủ thể chủ yếu trong việc áp dụng pháp luật để giải quyết
các vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất
Qua sự phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất của Tòa án nhân dân là hình thức thực hiện pháp luật mang tính tổ chức, tính quyền lực của Nhà nước được thực hiện thông qua Hội đồng xét xử, do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa chủ trì nhằm xác định sự thật khách quan, phân xử đúng, sai, xác định tính có căn cứ hay khơng có căn cứ để ban hành các bản án, quyết định nhân danh Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giải quyết các tranh chấp quyển sử dụng đất đảm bảo quyên và lợi ích hợp pháp của các đương sự góp phần ổn
định trật tự xã hội và củng cố mối đoàn kết trong nội bộ nhân dân
Trang 20pháp chế xã hội chủ nghĩa, báo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các cá nhân và tổ chức, góp phần to lớn vào việc xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân
1.2.2 Đặc điểm áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân
Áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng
đất tại Tòa án nhân dân là sự biểu hiện cụ thể của việc áp dụng pháp luật dân
sự và pháp Luật đất đai nói chung Vì vậy, nó mang đầy đủ các đặc điểm của áp dụng pháp luật (đã trình bày cụ thể ở mục 1.1.2.) Tuy nhiên, với tính chất phong phú đa dạng của các quan hệ pháp luật dân sự về đất đai cùng với những quy định về trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc tranh chấp quyền sử dụng đất do pháp luật tố tụng dân sự quy định thì áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân có những đặc điểm riêng biệt, đó là:
Trang 21Sự khác nhau giữa hoạt động điều tra trong tố tụng hình sự và hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất trong tố
tụng dân sự, không chỉ đơn thuần ở chủ thể của hoạt động mà còn thể hiện ở
nhiệm vụ điều tra Nếu như trong tố tụng hình sự, việc chứng minh tội phạm là trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng, thì trong tố tụng dân sự ngÌĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là thuộc về đương sự Xuất phát từ nguyên tắc quyền tự định đoạt của các đương sự cũng như tính chất, đặc điểm của việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất, khi Tòa án nhân dân thụ lý giải quyết vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất thì Tịa án nhân dân đã có hồ sơ về vụ tranh chấp quyền sử dụng đất đó Khi khởi kiện, bên nguyên đơn và bên bị đơn đều phải có nghĩa vụ xuất trình chứng cứ liên quan và tự chứng minh yêu cầu của mình Trường hợp cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội khởi kiện thì Tòa án nhân dân cũng yêu cầu các chủ thể này cung cấp những tài liệu, chứng cứ cần thiết và Tòa án chỉ tiến hành xác minh, thu thập những chứng cứ trong trường hợp cần thiết do Bộ luật tố tụng dân sự quy định Trong nhiều trường hợp đương sự khơng thể tự mình thu thập chứng cứ, nhất là các chứng cứ có liên quan đến việc quản lý hồ sơ của các cơ quan nhà nước thì Tòa án phải làm thay họ
Việc quy định nhiệm vụ xác minh, thu thập chứng cứ của Tòa án nhân dân trong giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất như trên là cơ sở để Tòa án nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ tố tụng của mình, mặt khác tạo điều kiện cho những người tham gia tố tụng khác thực hiện đúng, đầy đủ quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định Thực trạng ở nước ta hiện nay trình độ dân trí nói chung, sự hiểu biết pháp luật nói riêng của các đương sự chưa cao, cho nên Tòa án nhân dân cần phải tích cực giúp đỡ, hướng dẫn đương sự hiểu rõ quyền lợi hợp pháp của họ, trên cơ sở đó thực hiện tốt nghĩa vụ chứng minh
Trang 22chủ yếu của tranh chấp quyền sử dụng đất là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình Xuất phát trừ nguyên tắc bình đẳng và quyền tự định đoạt của các đương sự, Tòa
án nhân dân với vai trò là chủ thể chính của hoạt động áp dụng pháp luật chỉ là
"trọng tài" trong việc giải quyết tranh chấp giữa các bên đương sự Trước khi đưa vu anya xét xu tại phiên tòa, Tòa án nhân dân phải tiến hành hòa giải, chỉ khi nào các bên đương sự (với sự trung gian hòa giải của Tòa án nhân dân) không tự giải quyết được tranh chấp với nhau thì Tịa án nhân dân mới đưa ra phán quyết trên cơ sở pháp luật để bảo vệ quyền và các lợi ích chính đáng của các đương sự buộc bên vi phạm phải thực hiện Khi các đương sự không tự giác thi hành phán quyết của Tòa án nhân dân thì mới thực hiện sự cưỡng chế của cơ quan thi hành án
- Khi áp dụng pháp luật đối việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất, pháp luật có quy định nguyên tắc áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật Đây là đặc điểm riêng biệt, khác hẳn với áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các loại vụ án khác Nguyên tắc này xuất phát từ tính đa dạng, phong phú, phức tạp của các quan hệ dân sự, đặc biệt là trong tranh chấp quyền sử dụng đất Pháp luật không thể dự liệu hết được mọi tình huống, trường hop phát sinh trong thực tế, khi giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất, nhưng Tịa án khơng thể từ chối đơn yêu cầu giải quyết vì lý do pháp luật
chưa có quy định cụ thể
- Trước đây, giai đoạn tổ chức thi hành án thuộc thẩm quyền của Tòa
án nhân dân, nhưng từ ngày 01 tháng 10 năm 1993, Pháp lệnh thi hành án dân
sự mới có hiệu lực thì thẩm quyên thi hành các van bản áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất thuộc về cơ quan thi hành án dân sự
Trang 231.2.3 Quy trình áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân
Để áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân được chính xác, đạt hiệu quả cao, cần tiến hành theo những giai đoạn sau:
*Giai đoạn thứ nhất: nghiên cứu, phân tích, đánh giá các tình tiết, tài
liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc
Đây là bước đầu tiên, có ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở cho việc cho việc áp dụng pháp luật chính xác trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân Việc xem xét, đánh giá, đối chiếu các chứng cứ khơng tồn diện, khách quan, thận trọng thì rất dễ dẫn đến những sai lầm
khi ban hành văn bản áp dụng pháp luật
Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự thì việc nghiên cứu hồ sơ của
người Thẩm phán là công việc không thể thiếu được trước khi tiến hành giải
quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân Trong khi nghiên cứu
hồ sơ, người Thẩm phán cần có phương pháp nghiên cứu phù hợp mới có thể nam vững nội dung cơ bản cần giải quyết Không nắm được trọng tâm, yêu cầu cơ bản cần giải quyết của vụ việc, người Thẩm phán sẽ không thể có phương
hướng đúng đắn để xem xét, đánh giá các chứng cứ; các tài liệu, thông tin được
thu thập qua nghiên cứu hồ sơ không kết nối thành một thể thống nhất Để có sự
đánh giá mang tính khách quan và tồn diện, cần có phương pháp nghiên cứu đúng đắn Người Thẩm phán sẽ rất dễ ràng phát hiện các thông tin, các tình tiết chủ yếu của vụ việc thông qua hồ sơ vụ án Từ đó, việc phân loại đánh giá chứng cứ trực tiếp, chứng cứ gián tiếp, chứng cứ có ý nghĩa quyết định, chứng cứ có ý nghĩa bổ trợ, liên quan cũng sẽ dễ dàng và thuận lợi
Thông thường, khi nghiên cứu hồ sơ vụ án tranh chấp quyền sử dụng
Trang 24nguyên đơn trước Xuất phát từ yêu cầu khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo Tòa án xác định cụ thể vấn để họ yêu cầu, các tài liệu kèm theo có độ tin cậy hay khơng, còn thiếu những tài liệu gì, mức độ chứng minh của của các tài liệu này như thế nào Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, nhân chứng của bên nguyên đơn, bên bị đơn đã khai báo những gì Cũng tương tự, việc nghiên cứu, xem xét các tài liệu chứng cứ liên quan phía bị đơn nhằm làm sáng tỏ lý lẽ, chứng cứ phản bác yêu cầu của ngun đơn có hay khơng có cơ sở; mức độ chứng minh và độ tin cậy của các tài liệu chứng cứ do bị đơn xuất trình ra sao, có cần phải thu thập thêm tài liệu, chứng cứ mới hay không Nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ việc sẽ giúp cho người Thẩm phán có được sự tự tin và tính chủ động hơn, giúp việc áp dụng pháp luật có chất lượng tốt hơn
* Giai đoạn thứ hai: Tìm lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp với
vấn đề cần giải quyết của vụ việc
Tìm và lựa chọn quy phạm pháp luật là đối chiếu tình tiết sự việc xảy ra với quy phạm pháp luật để điều chỉnh phù hợp Có hay khơng có quy phạm
pháp luật điều chỉnh? quy pháp luật điều chỉnh còn hiệu lực khơng? nếu chưa
có quy phạm pháp luật điều chỉnh thì có quy phạm pháp luật nào gần giống để áp dụng tương tự hay không?
Trang 25trong lĩnh vực đất đai thường là việc khơng đơn giản vì số lượng văn bản trong lĩnh vực này là rất lớn và khá phức tạp Việc tìm và lựa chọn quy phạm pháp luật không chỉ dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật do các đương sự cung cấp mà còn phải nghiên cứu mở rộng ra các văn bản khác có liên quan; tìm hiểu xem văn bản quy phạm pháp luật đó có cịn hiệu lực không hay đã được
sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ chưa? nếu là bản sao thì phải đối chiếu với văn bản
gốc để đảm bảo tính chính xác khi áp dụng Sau đó, nghiên cứu kỹ nội dung văn bản quy phạm pháp luật cần áp dụng để giải quyết vụ án là một bước quan
trọng không thể bỏ qua
Việc tìm và lựa chọn quy phạm pháp luật chính xác, đúng dan va phi hợp để áp dụng khi giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất đảm bảo cho việc ra bản án, quyết định chính xác, phù hợp là việc làm quan trọng của người Thẩm phán Việc tìm và lựa chọn quy phạm pháp luật phải trở thành kỹ năng nghề nghiệp của người Thẩm phán qua quá trình áp dụng pháp luật từ thực tiễn Chính kỹ năng nghề nghiệp và sự nhanh nhạy của người Thẩm phán sẽ mách bảo quy phạm pháp luật nào cần phải xem xét, nghiên cứu để áp dụng Kỹ năng nghề nghiệp càng ở trình độ cao thì việc tìm và lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp càng nhanh nhạy và càng chính xác
* Giai đoạn thứ ba: Ban hành văn bản áp dụng pháp luật
Ban hành văn bản áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tịa án nhân dân chính là việc ban hành bản án, ban hành quyết định giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất giữa các đương sự Bản án và quyết định của Hội đồng xét xử được ban hành sau khi đã điều tra, xác
minh, xem xét, đối chiếu các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và qua
thẩm tra, tranh luận công khai tại phiên tịa có giá trị phán xét, phân xử nhằm giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật
Trang 26chính xác, lơgic từ việc đối chiếu các chứng cứ đã thu thập được trong hồ so với các lời khai, tài liệu đã được xem xét tại phiên tòa thì mới chọn được quy phạm pháp luật một cách chính xác để ban hành bản án và quyết định một cách đúng đắn Bản án, quyết định giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của Tòa án nhân dân phải đảm bảo khách quan, nghiêm minh, đúng pháp luật, nhưng có tình, có lý, có tính thuyết phục lịng người; nội dung, hình thức bản án phải theo đúng quy định của pháp luật Cách lập luận, phân tích, đánh giá, nhận định bằng lời văn trong sáng Chất lượng của bản án, của quyết định là một trong những thước đo rất quan trọng để đánh giá chất lượng áp dụng pháp luật trong việc xét xử của cơ quan Tòa án, đánh giá năng lực, trình độ chun
mơn của người Thẩm phán
1.3 TIÊU CHÍ DANH GIA VA CAC YEU TO ANH HUONG DEN CHẤT
LƯỢNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC TRANH
CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
1.3.1 Các tiêu chí đánh giá chất lượng áp dụng pháp luật trong
việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất
Tiêu chí đánh giá chất lượng áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân bao gồm:
* Tiêu chí thứ nhất: Múc độ chính xác, đúng pháp luật, phù hợp với
thực tiễn và khả năng thi hành của bản án, quyết định của Tòa án nhân dân về
giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất
Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân về việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất là một loại văn bản áp dụng pháp luật, đòi hỏi phải được ban hành một cách hợp pháp, đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục,
có căn cứ pháp lý, phù hợp với thực tiễn cụ thể của sự việc và có khả năng thi
Trang 27sự việc, khơng thiên lệch vì bất cứ lý do gì để đưa ra những phán quyết công bằng, phù hợp, thuyết phục được lòng người, có khả năng thi hành
Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân trong giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất được ban hành đúng thẩm quyền, theo đúng quy định của pháp luật tố tụng dân sự là một trong những nội dung quan trọng thể hiện tính hợp pháp của bản án, quyết định đó Trường hợp một bản án, quyết định
sai thẩm quyền thường dẫn đến nhiều hậu quả xấu cho các đương sự, cho nền
dân chủ và pháp chế của đất nước, vi phạm các quyền tự do dân chủ của công dân Nếu như việc tranh chấp quyền sử dụng đất không thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân mà Tòa án nhân dân lại đưa ra xét xử, hoặc như vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện nhưng Tòa án nhân dân cấp tỉnh lại giải quyết là sai thẩm quyền, theo quy định của pháp luật thì bản án, quyết định được ban hành sẽ không hợp pháp Nghiêm trọng hơn là tình trạng nhầm lẫn từ quan hệ pháp luật dân sự trong tranh chấp quyền sử dụng đất để rồi biến thành quan hệ pháp luật hành chính dẫn đến việc áp dụng pháp luật hành chính ban hành bản án, quyết định oan, sai, không bảo vệ
được quyền lợi cho công dân
Trang 28dân sự quy định chặt chẽ, đòi hỏi người Thẩm phán phải thực hiện nghiêm chỉnh Mọi vi phạm thủ tục và thời hạn ban hành bản án và quyết định của Tòa
án nhân dân đều ảnh hưởng xấu đến tính hợp pháp của nó
Tính chính xác, khách quan của bản án, quyết định của Tòa án nhân dân giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất biểu hiện ở toàn bộ nội dung văn bản, từ việc mơ tả các tình tiết của sự việc một cách khách quan đến việc xem xét đối chiếu các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ và việc tranh luận công khai tại phiên tòa đến việc nhận định một cách chính xác, khách quan về sự việc Việc đánh giá chứng cứ và nhận định các tình tiết của sự việc không khách quan, cịn thiếu sót, cho dù là tình tiết có lợi hay bất lợi cho một trong các bên đương sự đều dẫn đến kết quả áp dụng pháp luật khơng chính xác Tính chính xác và tính khách quan trong các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân còn biểu hiện ở việc chọn quy phạm pháp luật đúng, viện dẫn điều luật, giải thích nội dung quy phạm pháp luật đầy đủ và chính xác; nếu như viện dẫn điều luật không đầy đủ, giải thích, áp dụng pháp luật theo chủ quan của mình thì bản án, quyết định được ban hành khơng cịn khách quan, chính xác nữa
Tính chính xác, khách quan của bản án, quyết định của Tòa án nhân dân thể hiện ở khả năng tìm và lựa chọn quy phạm pháp luật, khả năng áp dụng chính xác pháp luật Thực tế cho thấy, pháp luật về đất đai cũng như pháp luật liên
quan đến đất đai được các cơ quan có thẩm quyền ban hành nhiều, liên tục để
điểu chỉnh cho phù hợp với chính sách, pháp luật của Nhà nước qua từng giai
đoạn lịch sử khác nhau, do đó địi hỏi người Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải
nghiên cứu, tầm tòi và lựa chọn chính xác văn bản pháp luật để áp dụng giải quyết trong từng vụ án khác nhau nhằm mục đích cuối cùng là xét xử công bằng, khách quan, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên đương sự
Trang 29văn phong thể hiện trong bản án cần trong sáng, giản dị, cụ thể và mẫu mực; tính chính xác của số liệu; tính đúng pháp luật và tính khả thi của phán quyết Những phán quyết của Tòa án nhân dân giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất đúng pháp luật, có lý có tình, khơng thiên vị là sản phẩm của một quá trình lao động nghiêm túc, đây trách nhiệm của người Thẩm phán, chính là những biểu hiện tính cơng minh của một bản án, quyết định của Tòa án nhân dân
Cùng với tính chính xác, khách quan, bản án và quyết định của Tòa án nhân dân cồn cần có tính cơng minh, phù hợp với thực tiễn và có khả năng thi hành trên thực tế mới tạo nên sức mạnh thuyết phục lòng người, được dư luận xã hội, quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ Đây cũng chính là tiền đề quan trọng không thể thiếu được đối với việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án nhân dân Khi một bản án, quyết định giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất nói riêng của Tòa án nhân dân được khẳng định trong nhân dân và đời sống xã hội, được thi hành một cách nghiêm túc sẽ góp phần rất quan trọng vào việc xây dựng niềm tin của quần chúng nhân dân vào công lý, vào pháp luật, vào hoạt động của Tòa án nhân dân trong công cuộc cải cách tư pháp đã và đang đặt ra hiện nay
* Tiêu chí thứ hai: Đảm bảo nguyên tắc các đương sự bình đẳng trước pháp luật và các nguyên tắc tố tụng khác trong quá trình giải quyết các tranh
chấp quyền sử dụng đất
'Yêu cầu đầu tiên cần phải đạt được ở một phiên tòa giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất là mức độ thực hiện nguyên tắc "mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, địa vị xã hội" [22] Cho dù đương sự là ai, thuộc thành phần nào trong xã hội, là dân tộc thiểu số hay không, là nam hay nữ thì tại phiên tòa
đều được đối xử bình đẳng và đều phải tuân thủ các quy định chung của pháp
luật, không cố trường hợp ngoại lệ Nguyên đơn, bị đơn hay là người làm
Trang 30quy định của pháp luật; các đương sự đều phải được đối xử bình đẳng như nhau,
không cố việc đương sự này quan trọng hơn đương sự kia hoặc ngược lại Các đương sự có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình và giá trị các chứng cứ không tùy thuộc vào địa vị xã hội của người
cung cấp chứng cứ Các đương sự có quyền được trả lời những vấn đề được hỏi;
được trình bày những ý kiến, nguyện vọng của mình trước phiên tòa Thực hiện tốt nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật sẽ giúp cho bản án, quyết định Tòa án nhân dân ban hành giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất đảm bảo được tính chính xác, khách quan và không thiên vị, lệch lạc; ngược lại mọi vi phạm nguyên tắc này trong quá trình giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến chất lượng xét xử
Yêu cầu tiếp theo cần phải đạt được tại các phiên xét xử của Tòa án nhân dân giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất là tính dân chủ và tính khách quan cần phải được thực hiện ở mức độ cao trong toàn bộ quá trình tiến hành phiên tịa Tính dân chủ và khách quan được thể hiện ở các thủ tục cơng bố, giải thích quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng; quyền
được nhờ luật sư bảo vệ quyền lợi và lợi ích của mình trước phiên tịa; quyền
được trình bày ý kiến tranh luận; quyền kháng cáo v.v đều chứa đựng nội
dung dân chủ và thể hiện tính khách quan rõ nét Trong phiên tòa, Thẩm phán,
chủ tọa phiên tòa phải tổ chức cho việc tranh luận công khai việc tranh chấp giữa các bên đương sự ở mức độ thoải mái nhất và phải lắng nghe mọi lý lẽ của các đương sự trình bày Việc các đương sự được đưa ra các chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình tại phiên tịa một cách thoải mái là thể hiện tính dân chủ nhất; việc Thẩm phán, chủ tọa phiên tòa lắng nghe lý lẽ của các đương sự tranh luận tại phiên tòa là thể hiện tính khách quan nhất
Trang 31chủ, khách quan và bình đẳng của các đương sự trước pháp luật trở thành một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng xét xử của Tòa án nhân dân; là
một tiêu chí quan trọng không thể thiếu được để đánh giá chất lượng áp dụng
pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân
* Tiêu chí thứ ba: Uy tín của Thẩm phán trong đời sống xã hội và sự tín nhiệm của nhân dân với ngành Tòa án nhân dân
Như chúng ta đã biết, "Thẩm phán là người được bổ nhiệm theo quy
định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án" [46]
Thẩm phán là cán bộ, công chức được Nhà nước bổ nhiệm theo một
trình tự, thủ tục nhất định Khi thực hiện chức năng nghề nghiệp được giao
Thẩm phán không nhân danh mình và cơ quan, tổ chức nơi mình cơng tác mà
nhân danh Nhà nước để tuyên một bản án, quyết định để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức chính trị xã hội và Nhà nước Đã có những
cơng trình nghiên cứu về nhân cách Thẩm phán cho thấy người Thẩm phán ngoài các tiêu chuẩn quy định trong Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân
dân, người Thẩm phán còn phải có năng lực xét xử, thận trọng cân nhấc kỹ lưỡng các vấn đề cần phải giải quyết, ý thức trách nhiệm cá nhân trong công tác; khả nãng giải quyết các tình huống và tơn trọng, tuân thủ pháp luật Tựu trung lại người Thẩm phán phải có uy tín trong đời sống xã hội và sự tín nhiệm của nhân dân Tại buổi thăm và làm việc với Tòa án nhân dân tối cao ngày 6-9-2006, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã nhấn mạnh: "Ngành Tòa án cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, coi đây là nhiệm vụ quan trọng phải được ưu tiên bậc nhất Cán bộ, thẩm phán không chỉ giỏi chun mơn mà
Z
cịn là người có tâm, cố đức” [30]
Trang 32Bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng là đòi hỏi đầu tiên của
người Thẩm phán cần phải có, nó được biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày qua
tính liêm khiết, trung thực, ngay thẳng: bằng sự mẫu mực và sự gần gũi, yêu thương
cơn người, biết bảo vệ lẽ phải của người Thẩm phán Những người Thẩm phán có
được "cái Đức" này, sẽ được quần chúng nhân dân, dư luận xã hội cảm nhận, đánh giá và mến mộ, cảm phục Ngược lại, nếu người Thẩm phán trong cuộc sống thường ngày lại là con người vị kỷ, nhỏ nhen, thiếu trung thực, cá nhân chủ nghĩa, tham nhũng, hối lộ thì cho dù có kỹ năng nghề nghiệp giỏi đến đâu đi chăng nữa, cũng sẽ vẫn bị quần chúng nhân dân chê trách, lên án, khinh ghét
Đi đôi với Đức, người Thẩm phán phải có Tài thì mới thu phục được nhân tâm Tài của người Thẩm phán chính là kỹ năng nghề nghiệp được bộc lộ
rõ nét thông qua việc tổ chức điều khiển phiên tòa tự tin, mạch lạc, rõ ràng,
dứt khoát; phán quyết rạch rồi, công bằng, khách quan; việc xem xét, đánh giá các chứng cứ: việc ban hành bản án, quyết định chính xác, cơng tâm Như vậy, sự hiểu biết sâu sắc về chuyên môn, nghiệp vụ, nhuần nhuyễn trong việc tìm và lựa chọn các quy phạm pháp luật, nhạy bén trong việc xử thế các tình huống phức tạp là cơ sở đạo đức của người thẩm phán Vì vậy, việc rèn luyện
đạo đức cách mạng thông qua nghiệp vụ để trở thành những thẩm phán vừa
giỏi về chuyên mơn, vừa có đạo đức nghề nghiệp vững vàng là rất quan trọng
Ngoài ra, người thẩm phán phải có những hiểu biết rộng về mặt xã hội, phải có phẩm chất trung thực và có tình người Những hiểu biết sâu rộng về mặt xã
hội giúp người thẩm phán xử lý vụ án đúng pháp luật và có tính thuyết phục Đức và tài là những nhân tố tạo thành nhân cách của người Thẩm phán, có mối liên hệ mật thiết, ảnh hưởng quyết định đến chất lượng áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân
Trang 33chấp quyền sử dụng đất Chất lượng hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân, ngoài sự đánh giá, ghi nhận chính thức của cơ quan có thẩm quyền, cịn có sự nhìn nhận, đánh giá của xã hội và của quần chúng nhân dân Khi Tòa án nhân dân xét xử công bằng, nghiêm minh, bảo vệ kịp thời và chính xác các quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, khơng cịn xét xử oan sai, thủ tục phiền hà, phức tạp, không còn những tiêu cực, chạy án thì Tịa án nhân dân thực sự là
địa chỉ tin cậy của nhân dân, được nhân dân tôn trọng và tin tưởng, chắc chấn
hiệu quả hoạt động, chất lượng xét xử sẽ được xã hội ghi nhận và đánh giá cao
1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất
Đất đai là một tài nguyên đặc biệt của mỗi quốc gia Đất đai cố ý
nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc đồng thời gắn liên với mỗi gia đình, cơ
quan, tổ chức, đơn vị kinh tế xã hội và Nhà nước Vì vậy, mọi sự điều chỉnh quan hệ đất đai của Nhà nước đều tác động đến mọi người Dưới góc độ kinh tế, quyền sử dụng đất đai trở thành một quyền tài sản rất quan trọng, có giá trị rất lớn đối với các bên đương sự Trong quan hệ tranh chấp quyền sử dụng đất, việc thắng hay thua trong vụ kiện ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế của họ Do đó, giữa các bên tranh chấp với nhau rất quyết liệt và việc khiếu kiện cũng rất
gay gắt Thực tế cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp quyên sử dụng đất
Trang 34giải quyết tranh chấp đất đai của vợ chồng khi ly hôn, về xử lý các tranh chấp
đòi lại đất của họ tộc, đất hương hỏa, đất tôn giáo
Thứ hai, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rất chậm, trong khi bộ luật dân sự và Luật đất đai năm 1993 đòi hỏi khi chuyển nhượng phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nên đã tạo ra giao dịch ngầm trong nhân dân, như việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất khơng qua chính quyền địa phương xác nhận, Nhà nước không kiểm soát được dẫn đến khi có tranh chấp Tịa án nhân dân gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình giải quyết vụ án Nay Luật đất đai năm 2003 đã mở rộng phạm vi giải quyết Theo đó, người sử dụng đất không bất buộc khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đất đó phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Tòa án nhân dân giải quyết cả các trường hợp tuy người sử dụng đất chưa được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Đây là một quy định hợp lòng dân, phù hợp tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm Tuy nhiên, đối với các trường hợp trước đây có vi phạm các quy định về hình thức của hợp đồng, vi phạm về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nên xử lý thế nào? Có coi là vơ hiệu hay chấp nhận thực tế đang là một vấn đề cần phải cân nhắc Nghị quyết 02 Hội đồng thẩm phán ngày 08/10/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã có những tháo gỡ quan trọng, nhưng vẫn còn chưa bao quát hết các tình huống diễn ra trong thực tế
Thứ ba, Việc quản lý về đất đai còn rất lỏng lẻo dẫn đến khi có yêu cầu của Tòa án cung cấp chứng cứ, tài liệu để làm cơ sở xem xét giải quyết
tranh chấp quyền sử dụng đất nhiều khi cơ quan có thẩm quyền không cung
cấp hoặc cung cấp thiếu chính xác, khơng xác định được tài liệu nào là xác thực làm cho việc phân tích, đánh giá, xem xét sự việc thiếu tính khách quan
Các chính sách về đất đai ban hành, sửa đổi nhiều, văn bản quy phạm
Trang 35thể, có trường hợp mâu thuẫn giữa Luật đất đai và luật dân sự dẫn đến việc lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp để áp dụng rất khó khăn
Trong quá trình giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất, đơi khi cịn tồn tại những quan điểm khác nhau do trong một thời gian dài, nhiều quy định pháp luật về đất đai không phù hợp với thực tiễn cuộc sống, nếu giải quyết việc tranh chấp phù hợp với cuộc sống thì lại trái với quy định của pháp luật ở
thời điểm giao dịch Ví dụ: thời điểm cấm mua bán đất, nhưng vì nhu cầu
cuộc sống, người dân vẫn tiến hành mua bán đất chui, đến thời gian chục năm sau khi giá đất lên cao mới tranh chấp
Tính ổn định của pháp luật về đất đai rất thấp, trong khi đất đai gắn liên với người dân, mỗi gia đình, mỗi tổ chức kinh tế, xã hội Vì vậy, các quan hệ đất đai được hình thành ở những thời điểm khác nhau, nhưng khi pháp luật
đất đai thay đổi, Nhà nước không kịp ban hành các văn bản để ổn định quan
hệ hình thành trước đó, dẫn đến cách hiểu, vận dụng pháp luật khác nhau khi luật mới ra đời ví dụ: giải quyết tranh chấp nhà có Nghị quyết 58, nhưng để giải quyết tranh chấp đất không có nghị quyết nào tương tự, nên Tòa án gặp nhiều khó khăn khi vận dụng pháp luật trong bối cảnh pháp luật đất đai thay
đổi liên tiếp và có những thay đổi căn bản
Thứ tư, trình độ, năng lực của đội ngũ Thẩm phán chưa ngang tầm với sự đồi hỏi của đời sống xã hội Như trên đã phân tích, do chính sách pháp luật về đất đai thay đổi qua từng thời kỳ nên hệ thống các văn bản pháp luật đất đai
thường xuyên phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với chính sách đất đai của Nhà nước Các văn bản pháp luật phải thay đổi, bổ sung từ nhiều cơ quan khác
nhau, từ trung ương đến địa phương nên đội ngũ Thẩm phán rất khó cập nhật
Trang 36Thứ năm, tính phức tạp của việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất Thực tế giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất trong những năm qua cho thấy tính phức tạp của loại tranh chấp này được thể hiện ở nhiều
phương diện như: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp, điều kiện để công nhận
hợp đồng, cách xử lý đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi hợp đồng này bị vô hiệu Khi đã xác định được hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất là vô hiệu thì việc xác định lỗi để buộc đương sự phải bồi
thường cũng là vấn đề khó khăn phức tạp Đặc biệt, khi các đương sự không
thỏa thuận được với nhau về giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì việc
xác định giá cũng là vấn để khó khăn, phức tạp của người Thẩm phán khi quyết định một mức giá làm căn cứ để giải quyết vụ án Mặt khác, khi giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất các Tịa án gặp khơng ít khó khăn đối với trường hợp đất đã được cá nhân, tổ chức đưa vào tập đoàn sản xuất, hợp tác xã sau đó tập đoàn sản xuất, hợp tác xã giải thể hoặc tập đoàn sản xuất đã giao đất cho một số người sử dụng Ngồi ra, Tịa án nhân dân còn thụ lý
nhiều vụ tranh chấp quyền sử dụng đất mà nguồn gốc đất tranh chấp là của
Trang 37KET LUAN CHUONG 1
Ap dụng pháp luật là hoạt động thực hiện pháp luật của các cơ quan
nhà nước và đồng thời là cách thức Nhà nước tổ chức cho các chủ thể thực
hiện pháp luật Áp dụng pháp luật mang tính thực tiễn, cụ thể và sinh động và được tiến hành theo một trình tự nhất định do pháp luật quy định Áp dụng
pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, là thủ tục bắt buộc để các cơ quan
nhà nước thực hiện các biện pháp cưỡng chế khi có hành vi vi phạm pháp luật Khi phải giải quyết các tranh chấp về quyên chủ thể và nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể hoặc khi Nhà nước cân phải can thiệp để thực thi các quyền của chủ thể theo quy định của pháp luật thì áp dụng pháp luật có vai trị rất to lớn và rất quan trọng trong việc thực hiện quyền lực nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội như chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng v.v
Áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất của Tòa án nhân dân là hoạt động mang tính tổ chức, tính quyền lực của Nhà nước được thực hiện thông qua hội đồng xét xử, do người Thẩm phán chủ tọa phiên tòa xác định sự thật khách quan, phân xử đúng, sai, xác định tính có căn cứ hay khơng có căn cứ, tính hợp pháp hay không hợp pháp nhằm cụ thể
hóa những quy phạm pháp luật về đất đai vào các tranh chấp quyền sử dụng đất cụ thể bằng các bản án, các quyết định nhằm đảm bảo quyền và lợi ích
hợp pháp của các đương sự góp phần làm ổn định trật tự xã hội và củng cố mối đoàn kết trong nội bộ nhân dân
Áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân mang đặc điểm chung của hoạt động áp dụng pháp
luật Bên cạnh đó, nó cịn có những đặc điểm riêng và là những biểu hiện cụ
thể của những đặc điểm chung Quy trình áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất của Tòa án nhân dân được thực hiện theo quy trình chung, đồng thời thể hiện những nét riêng, phù hợp với những đặc
Trang 39Chuong 2
TINH HINH TRANH CHAP QUYEN SU DUNG DAT VA CHAT LƯỢNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
2.1 TÌNH HÌNH TRANH CHẤP, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN
SỬ DỤNG ĐẤT TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT SINH
2.1.1 Tình hình tranh chấp và giải quyết tranh chấp quyền sử
dụng đất tại Tòa án nhân dân
Tranh chấp đất đai là tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể tham gia quan hệ về quyền và nghĩa vụ trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai Chủ thể của quan hệ tranh chấp này là chủ thể của quá trình quản lý, sử dụng đất đai Các bên tham gia tranh chấp không phải là chủ sở hữu đất đai mà đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu Các bên tham gia tranh chấp được Nhà nước giao đất cho sử dụng trong khuôn khổ pháp luật quy định Trong những năm qua, tranh chấp quyền sử dụng đất diễn ra ở hầu hết các địa phương trong cả nước Tuy tính chất và phạm vi khác nhau nhưng đã gây ra những hậu quả nặng nề ảnh hưởng đến trật tự và an toàn xã hội Vì vậy, phải căn cứ vào thực trạng sử dụng đất, vào đường lối chính sách của Nhà nước, vào các văn bản pháp luật để tìm ra những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp quyền sử dụng đất Từ đó có những biện pháp giải quyết một cách thỏa đáng góp phần ngăn ngừa và hạn chế tới mức thấp nhất các tranh chấp có thể xay ra
* Theo số liệu thống kê của Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao, thì
Trang 40Năm 2000, các Tòa án nhân dân đã thụ lý để giải quyết theo trình tự sơ thẩm 5.562 vụ và đã giải quyết được 4247 vụ, trong đó các Tịa án nhân dân cấp huyện đã thụ lý 5.430 vụ và đã giải quyết được 4.155 vụ Các Tòa án nhân
dân cấp tỉnh đã thụ lý để giải quyết theo trình tự phúc thẩm 132 vụ và đã giải
quyết được 92 vu [31]
Năm 2001, các Tòa án nhân dân đã thụ lý để giải quyết theo trình tự sơ thẩm 8.479 vụ và đã giải quyết được 6.577 vụ, trong đó các Tịa án nhân dân cấp huyện đã thụ lý 8158 vụ và đã giải quyết được 6.340 vụ Các Tòa án nhân
dân cấp tỉnh đã thụ lý để giải quyết theo trình tự phúc thẩm 321 vụ và đã giải
quyết được 237 vụ [33]
Năm 2002, các Tòa án đã thụ lý để giải quyết theo trình tự sơ thẩm là
7.887 vụ và đã giải quyết được 5.293 vụ trong đố các Tòa án nhân dân cấp huyện đã thụ lý 7.608 vụ, giải quyết được 5.106 vụ Các Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã thụ lý 279 vụ, giải quyết được 187 vụ [34]
Năm 2003, các Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý để giải quyết theo trình tự sơ thẩm là 13.852 vụ, đã giải quyết được 9.043 vụ, trong đó các Tịa án nhân dân cấp huyện đã thụ lý 13.516 vụ đã giải quyết được 8.876vụ, các Tòa án nhân dân cấp tỉnh thụ lý 336 vụ, giải quyết được 167 vụ [35]
Năm 2004, các Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý để giải quyết theo trình tự sơ thẩm là 20.467 vụ đã giải quyết 10.953 vụ, trong đó Tòa án nhân dân cấp huyện thụ lý 19.804 vụ, đã giải quyết 10.705 vụ, Tòa án nhân dân cấp tỉnh thụ lý 663 vụ, đã giải quyết 248 vụ [36]
Năm 2005, các Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý giải quyết theo trình tự sơ thẩm là 16.542 vụ đã giải quyết được 10.362 vụ, trong đó Tịa án nhân dân cấp huyện thụ lý 16.263 vụ đã giải quyết 10.157 vụ, Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã thụ lý 279 vụ giải quyết được 205 vụ [37]