1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG THU HỒI ĐẤT, BỒI THƯỜNG, HỔ TRỢ TÁI ĐỊNH CƯ.

77 622 2
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 21,26 MB

Nội dung

KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG THU HỒI ĐẤT, BỒI THƯỜNG, HỔ TRỢ TÁI ĐỊNH CƯ KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG THU HỒI ĐẤT, BỒI THƯỜNG, HỔ TRỢ TÁI ĐỊNH CƯ.. KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG THU HỒI ĐẤT, BỒI THƯỜNG, HỔ TRỢ TÁI ĐỊNH CƯ.

Trang 1

LOI MO DAU

e&[T]Ii&» 1 Lý do chọn đề tài

Đất đai là một tư liệu sản xuất vô cùng quý giá, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống: trong quá trình bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước thì việc Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, loi ich công cộng, phat triển kinh tế là một điều tất yếu Trong gia1 đoạn hiện nay, khi nền kinh tế của nước ta đã chính thức hội nhập vào nên kinh tế thế giới thì việc đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ, do đó áp lực cho công tác giải phóng mặt bằng là rất lớn Việc Nhà nước thu hôi đất dẫn đến những tác động lớn cho đời sống của người dân, vì vậy để bảo vệ quyên lợi cho người dân đồng thời phát huy mạnh mẽ quyên dân chủ trong công tác quản lý nhà nước thì điều 74 Hiến pháp năm 1992 quy định người dân có quyên khiếu nại về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tô chức kinh tế, tô chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và bất cứ cá nhân nào; cụ thể hóa quy định trên tại điều 138 Luật đất đai năm 2003 quy định người dân có quyên khiểu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai, trong đó bao hàm quyên khiếu nại trong lĩnh vực thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Do tính chất phức tạp và mức độ ảnh hưởng lớn nên

khiếu nại trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư luôn chiếm tỉ lệ cao trong

tong số vụ khiếu nại, điển hình theo một báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong những năm gần đây thì mỗi năm bình quân Bộ tiếp nhận 10.000 lượt đơn khiếu nại về đất đai, trong đó khiếu nại liên quan đến thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thực hiện các dự án là 98,9% tong lượng don thu’ Bên cạnh đó, các vụ khiếu nại đông người, phức tạp trên địa bàn các tỉnh, thành hầu hết đều phát sinh trong công tác thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, đơn cử như trên địa bàn tinh Hậu Giang trong năm năm (2005-2009) đã phát sinh 54 vụ khiếu nại đông người, trong đó nguyên nhân từ việc đền bù, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là 53 vụ” Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong thời gian qua đã luôn được thay đôi nhằm

phù hợp thực tế, đảm bảo quyền lợi của người dân và cải thiện tình hình khiếu nại

trong lĩnh vực này, điển hình là sự ra đời của Nghị định 69/2009/NĐ-CP quy định bố sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bôi thường, hỗ trợ và tái định cư ngày 13/8/2009, có hiệu lực từ ngày 01/10/2009 Thiết nghĩ, bên cạnh việc thay đổi

' htip://V' neconomy.vn/57967P0C 1 7/gan- 10000-luot-khieu-nai-dat-đai-moi-nam.htm

? “Báo cáo tông kết 5 năm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đông người trên địa bàn tỉnh Hậu Giang” của Ủy ban nhân dân tỉnh tháng 10/2009

Trang 2

những chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực này cũng nên có những thay đôi để góp phân cải thiện tình hình khiếu nại; nhưng không như vậy, khung pháp lý về khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến nay vẫn chưa có sự chuyên biến nào, Luật đất đai năm 2003, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính đã sửa đổi, bố sung năm 2006, Nghị định 84/2007/NĐ-CP, Nghị định

69/2009/NĐ-CP đều có những quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong lĩnh

vực thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhưng những quy định ay van chưa có sự thống nhất chung, còn chong chéo và mâu thuẫn nhau như: quy định về thời hiệu, thâm quyên thụ lý, Đây cũng là nguyên nhân làm cho tình hình khiếu nại trong thời gian qua diễn biến phức tạp, làm phát sinh khiếu nại vượt cấp, khiếu nại đông người Trước tình hình khiếu nại diễn biến phức tạp như hiện nay, khung pháp lý chưa chặt chẽ đòi hỏi việc vận dụng pháp luật tại các địa phương cần phải linh hoạt, phù hợp tình hình thực tế thì mới mang lại những kết quả khả quan cho tình hình khiếu nại trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, Hậu Giang là tỉnh điển hình cho van dé nay Trong nam 2009, số vụ khiếu nại trong thu hồi đất và bôi thường, hỗ trợ,

tái định cư trên địa bàn tỉnh đã giảm 1,63 lần so với năm 2008; số vụ khiếu nại có

tính chất phức tạp giảm, các đoàn khiếu nại đông người đều giải quyết tốt ở cơ sở, không phát sinh đồn khiếu nại đơng người đến các cơ quan ở Trung ương Nhận thây

răng khiếu nại trong thu hôi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là một vẫn đề phức

tạp nhưng Hậu Giang đã giải quyết tốt vẫn đề này trong khuôn khô pháp luật về nó vẫn chưa có sự thống nhất chung nên người viết đã chọn tỉnh Hậu Giang để nghiên cứu thực tiễn để tài; thông qua nghiên cứu thực tiễn để chứng minh cho kết quả nghiên cứu lý luận của đề tài, phân tích và kiến nghị nhân rộng những giải pháp đạt hiệu quả cao trong công tác giải quyết khiếu nại trên địa bàn tinh

Vì những lẽ trên người viết chọn đề tài “Khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư — Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang” làm đề tài nghiên cứu của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Trọng tâm của đề tài được người viết xác định là những quy định của pháp luật về khiếu nại và quy trình giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định hiện hành tại Nghị định 69/2009/NĐ-CP Qua phân tích những quy định trên người viết so sánh với những quy định trong Luật khiếu nại, tố cáo, phân tích những quy định trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành

Trang 3

chính; từ đó chỉ ra những mâu thuẫn, chồng chéo trong quy định của pháp luật hiện hành Tìm hiéu những nguyên nhân chính phát sinh khiếu nại trong chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, phân tích những điểm mới trong Nghị định 69/2009/NĐ- CP để tìm ra giải pháp nhằm giải quyết triệt để những nguyên nhân phát sinh khiếu nại Song song đó, người viết còn tìm hiểu giải pháp thực tế của tỉnh Hậu Giang về công tác giải quyết khiêu nại trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong thời gian qua Từ những nghiên cứu trên góp phân hoàn thiện pháp luật, nhân rộng những giải pháp hiệu quả trong giải quyết khiếu nại nhằm ỗn định trật tự xã hội, đây nhanh tốc độ giải phóng mặt bằng đê phát triển kinh tế xã hội

3 Phạm vỉ nghiên cứu của đề tài

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật hiện hành về khiếu nại và giải quyết khiếu nại khi Nhà nước tiễn hành thu hồi đất và quá trình thực

hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân có đất bị thu hồi Thu hồi đất được

đề cập đến là trường hợp Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triên kinh tế Đồng thời người viết phân tích nguyên nhân phát sinh khiếu nại trong chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư như: giá đất bồi thường, những vẫn đề về tái định cư, trình tự, thủ tục thu hồi đất Trong phạm vi nghiên cứu pháp luật về khiếu nại trong thu hồi đất và bồi thường,

hỗ trợ, tái định cư thì người viết chỉ nghiên cứu, so sánh với Luật khiếu nại, tố cáo

những quy định nào mà hiện nay còn chồng chéo, chưa thống nhất 4 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Nhằm hoàn thiện bài viết một cách tốt nhất người viết đã vận dụng một vài phương pháp nghiên cứu đề làm công cụ phục vụ cho việc nghiên cứu của mình như:

- Phương pháp tông hợp, phân tích nghiên cứu lý luận trên tài liệu sách vở liên quan đến khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

- Phương pháp phân tích luật viết đê phân tích những quy định của pháp luật hiện hành

- Phương pháp đối chiếu, so sánh những quy định của pháp luật về cùng một van dé, so sánh giữa lý luận và thực tiễn

Bên cạnh đó người viết còn sử dụng một số phương pháp thực tế như:

- Phương pháp sưu tầm, thống kê, tông hợp số liệu thực tế của cả nước và trên dia ban tinh Hau Giang

Trang 4

- Phương pháp phỏng vẫn và xử lý các ý kiến phỏng vẫn về cuộc điều tra “Mức độ hiểu biết về quyền khiếu nại của người dân khi Nhà nước thu hôi đất, đền bù thiệt

hại” trên 100 phiếu tại tỉnh Hậu Giang

5 Kết cầu của dé tài

Trong bài luận văn này ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Mục lục, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục thì kết cầu gồm ba chương:

Chương 1: Người viết tập trung nghiên cứu những cơ sở lý luận về khiếu nại, giải quyết khiếu nại trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, cụ thể qua các

nội dung sau: khái niệm, đặc điểm, lịch sử phát trién

Chương 2: Nghiên cứu quy định của pháp luật về khiếu nại, giải quyết khiếu nại trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Qua đó, phân tích, so sánh những quy định hiện hành nhằm hoàn thiện pháp luật

Chương 3: Với nội dung nghiên cứu thực tiễn khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Hậu Giang Nguyên nhân và hướng hoàn thiện Nghiên cứu thực tiễn nhằm minh họa sinh động cho phan ly luan của đề tài, đồng thời tìm ra những giải pháp hiệu quả trong thực tiễn để cải thiện tình hình khiếu nại trong thời gian tới

Trang 5

CHUONG 1

CO SO LY LUAN VE KHIEU NAI VA GIAI QUYET KHIEU NAI TRONG

THU HOI DAT, BOI THUONG, HO TRO, TAI DINH CU

Với mục dich nam rõ những cơ sở lý luận của vẫn đề, từ đó có nên tảng vững chắc để nghiên cứu, chương này tập trung tìm hiệu những vấn đề lý luận cơ bản về khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thông qua việc nghiên cứu về lịch sử phát triển, khái niệm, đặc điểm, những nguyên tắc cơ bản về khiếu nại, giải quyết khiêu nại trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cu

1.1 Khái niệm và đặc điểm của khiếu nại, giải quyết khiếu nại trong thu hôi đất và bôi thường, hỗ trợ, tái định cư

1.1.1 Khái niệm

* Khái niệm khiếu nại nói chung:

Việc xây dựng, củng cô và phát triên nên dân chủ xã hội chủ nghĩa luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm Kê từ khi Luật đất đai năm 1993 thừa nhận giá trị của đất đai trong nên kinh tế thị trường và mở rộng quyên năng cho người sử dụng đất thì Nhà nước cũng phát huy quyền dân chủ của người dân trong công tác thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thông qua những quy định của pháp luật về quyên khiếu nại của công dân trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Để hiểu và nắm rõ được khái niệm khiếu nại của công dân trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì cần làm rõ thế nào là khiếu nại, giải quyết khiếu nại

Khiếu nại xuất phát từ tiếng La-tinh là “complaint” nghĩa là cầu cứu, kêu nài, kêu oan, nai ni* Trong ngôn ngữ tiếng việt, khiếu nại có nghĩa là đề nghị cơ quan có thâm quyên xét một việc làm mà mình không đồng ý, cho là trái phép hay không hợp lý Xét ở góc độ luật học thì khiếu nại là: “việc công dân, cơ quan, tô chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do luật quy định đề nghị cơ quan, tô chức, cá nhân có thầm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyên, lợi ích hợp pháp của mình” (căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 2

Luật khiếu nại, tô cáo năm 1998 sửa đối, bố sung năm 2004) Đây là một khái niệm

khoa học và phù hợp với thực tế, người viết chọn khái niệm này làm nên tảng dé dua

ra khái niệm khiếu nại trong thu hồi đất và bôi thường, hỗ trợ, tái định cư Bên cạnh

đó cân làm rõ một sô khá! niệm liên quan như:

ˆ Từ điển Anh-Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1995 ” Từ điền tiếng việt, Nxb Đà Nẵng, 1998, tr.483

Trang 6

- Khiéu nai lan dau: là khiếu nại trực tiếp với cơ quan, cá nhân, tô chức đã ban hành quyết định hoặc thực hiện hành vi mà người khiếu nại cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyên, lợi ích hợp pháp của mình

- Khiếu nại lần hai: là khiếu nại đến cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan giải quyết khiếu nại lần đầu

- Quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng: là quyết định có hiệu lực thi hành

và người khiếu nại không được khiếu nại tiếp” Việc gọi là quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc cuối cùng ảnh hưởng đến quyên khiếu nại, khiếu kiện tiếp của công dân, bởi nếu đó là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng thì nó sẽ có hiệu lực pháp luật và người dân sẽ không được khiếu nại, khiếu kiện tiếp; còn nếu là quyết định giải

quyết khiếu nại lần hai thì khi không đồng ý người dân có quyền khiếu kiện ra Tòa án

Từ khái niệm khiếu nại ta thấy rằng đề nghị này xuất phát từ nhận thức chủ quan của người khiếu nại khi họ cho rằng quyên và lợi ích chính đáng của họ bị xâm phạm bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính Cơ quan nha nước có thấm quyên chỉ có thể kết luận là có sự vi phạm hay không sau khi đã xem xét một cách khách quan và thận trọng nội dung vụ việc cùng những tài liệu và chứng cứ liên quan

Qua đó nhận thấy răng không phải lúc nào có khiếu nại là có sai phạm xảy ra, khiếu

nại cũng không là một sự phản ứng tiêu cực của người dân trước quyết định của cơ quan nhà nước vì vậy không nên có định kiến gay gắt đối với hoạt động khiếu nại

Theo quy định tại khoản 13 điều 2 Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 sửa đôi, bỗ

sung năm 2004 thì giải quyết khiếu nại là: “việc xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết của người giải quyết khiếu nại” Như vậy ta thấy rằng giải quyết khiếu nại là một quá trình phải xác minh thu thập nguồn tin về vụ việc, phân tích các chứng cứ và hoàn cảnh cụ thể, đưa ra kết luận về vụ việc và từ đó ra quyết định giải quyết khiếu nại

Do đề tài người viết nghiên cứu về khiếu nại, giải quyết khiếu nại trong thu hồi đất và bôi thường, hỗ trợ, tái định cư vì vậy không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu khái

niệm của khiếu nại và giải quyết khiếu nại mà phải làm rõ những khái niệm liên quan để từ đó có cách hiểu thống nhất và chính xác trong nghiên cứu, chẳng hạn như các khái niệm liên quan trực tiếp đến quá trình nghiên cứu đê tài: thu hồi đất, bồi thường,

hỗ trợ, tái định cư, tìm hiểu đối tượng của khiêu nại trong thu hồi đất và bồi thường,

hỗ trợ, tái định cư

* Khiếu nại trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:

° Theo khoản 15 điều 2 Tuật khiếu nại, tố cáo năm 1998 đã sửa đối, bổ sung năm 2004 Hiện nay thì khái nệm

Trang 7

Khiéu nai trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là: “cá nhân, tô chức theo thủ tục do luật định đề nghị cơ quan, tô chức, cá nhân có thâm quyên xem

xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính trong công tác thu hồi đất và bôi

thường, hỗ trợ, tái định cư khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái

pháp luật, xâm phạm quyên, lợi ích hợp pháp của mình”

Quyên khiếu nại của công dân trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định

cư tác động trực tiếp đến đối tượng khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành

chính trong công tác thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Từ khái niệm quyết

định hành chính tại khoản 10 điều 2 Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 sửa đôi, bố sung

năm 2004 ta có thê hiệu khái quát về quyết định hành chính trong thu hồi đất, bôi

thường, hỗ trợ, tái định cư là: “quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thâm quyên trong cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể trong hoạt động thu hồi đất, bồi

thường, hỗ trợ, tái định cư” (một số quyết định điển hình là: quyết định thu hồi đất,

quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư )

Hành vi hành chính là đối tượng khiếu nại của quyên khiếu nại trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thâm quyên trong cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật Ví dụ như: hành

vi kiêm kê tài sản áp giá bồi thường

Thu hồi đất là: “việc Nhà nước ra quyết định hành chính đê thu hồi lại quyền

sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tô chức, UBND xã, phường, thị trần quản lý theo quy định của Luật đất đai”” Các trường hợp thu hồi đất được quy định cụ thê tại điều 38 Luật đất đai năm 2003 Như đã khang định phạm vi nghiên cứu của thu hồi đất trong đề tài chỉ đề cập đến trường hợp thu hồi đất có đặt ra vẫn đề bồi thường, hỗ

trợ, tái định cư, cụ thê là trường hợp thu hồi quy định tại khoản 1 điều 38 Luật đất đai năm 2003: thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi

ích công cộng, phát triển kinh tế

- Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử

dụng đất đối với diện tích đất bi thu hồi cho người bị thu hồi đất."

- Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi

đất thông qua đào tạo nghề mới, bồ trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa

ok r+ Q

điêm mới

ˆ Theo khoản 5 điều 4 Luật đất đai năm 2003 8 Theo khoản ó điều 4 Luật đất đai năm 2003

? Theo khoản 7 điều 4 Luật đất đai năm 2003

Trang 8

- Tái định cư trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất là: Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở mà không còn chỗ ở nào khác thì được giao đất ở hoặc nhà

ở tái định cư”

Từ những khái niệm trên, chúng ta tiếp tục phân tích để tìm ra những đặc điểm

của khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong thu hôi đất và bôi thường, hỗ trợ, tái định

1.1.2 Đặc điểm:

Khiêu nại và công tác giải quyết khiêu nại trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có những đặc điểm nỗi bật sau:

- Khiếu nại và giải quyết khiếu nại là một khâu trong quy trình quản lý nhà nước, phát huy quyên dân chủ, giúp hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước Nghĩa là trong quản lý nhà nước xuất hiện việc khiếu nại là một hoạt động thường nhật, nhưng

khi khiếu nại với số lượng nhiều, gay gắt và kéo dài thì công tác quản lý nhà nước cần

phải được xem xét lại

- Khiếu nại là trong đó bao giờ cũng hàm chứa những dữ liệu chứng tỏ có sự vi phạm theo đánh giá chủ quan của người khiếu nại hoặc cho là xâm phạm quyền và lợi ích được pháp luật bảo vệ, cho nên việc khiếu nại không phải là hoạt động mang tính phòng ngừa mà là việc bảo vệ tích cực quyên và lợi ích của công dân, cơ quan, tô chức Tuy nhiên, thông qua việc giải quyết khiếu nại đã phát hiện những thiếu sót, sai trái đê khắc phục kịp thời nên hoạt động khiếu nại cũng góp phần phòng ngừa những sai phạm trong công tác quản lý nhà nước

- Quyên khiếu nại là quyền cơ bản của công dân bảo vệ các quyên khác không bị xâm phạm khi Nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nói lên đặc thù của quyền khiếu nại là chỉ phát sinh khi người khiếu nại cho rằng quyên, lợi ích hợp pháp khác của họ bị xâm phạm và là công cụ khôi phục lại các quyền bị xâm phạm ay Khiéu nai trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chỉ xuất hiện khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho chủ thé bi thu hồi mà họ nhận thay rằng không thỏa đáng, quyên và lợi ích của họ bị xâm phạm thì lúc bây giờ khiếu nại trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư mới phát sinh

- Quyên khiếu nại chỉ phát sinh trong một thời gian nhất định trong từng vụ

việc cụ thê Khi hết thời hạn luật định mà công dân không khiếu nại thì xem như mất

quyền khiếu nại về vụ việc đó Sở dĩ có đặc điểm này vì hoạt động quản lý nhà nước mang tính thường xuyên, liên tục, hoạt động sau kế thừa hoạt động trước nên quyền

'” Theo điều 19 Nghị định 69/2009/NĐ-CP Quy định bô sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hôi đất, bồi

Trang 9

khiếu nại về một vụ việc chỉ phát sinh trong một thời hạn nhất định và đảm bảo cho sự phát triển ôn định trong công tác quản lý nhà nước Đông thời việc quy định thời hiệu giúp nâng cao trách nhiệm của người dân trong việc thực hiện quyên khiếu nại

- Về chủ thể, trong hoạt động khiếu nại xuất hiện hai chủ thể là bên khiếu nại

và bên bị khiếu nại

+ Bên khiếu nại: Là chủ thể cho rằng quyên, lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm

+ Bên bị khiếu nại: Là bên có quyết định, hành vi mà người khiếu nại cho rằng quyết định, hành vi đó xâm phạm quyên, lợi ích hợp pháp của họ (thường là cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức thuộc cơ quan nhà nước khi thực hiện công vụ)

- Đối tượng của hoạt động khiếu nại: Là quyết định hành chính, hành vi hành chính do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thắm quyên trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành, thực hiện Quyết định hành chính ở đây chỉ là quyết định cá biệt thê hiện bằng văn bản, còn quyết định chủ đạo và quyết định quy phạm không phải là đối tượng khiếu nại

- Trình tự, thủ tục khiêu nại và giải quyết khiếu nại phải theo quy định của pháp luật Tức phải tuân thủ quy định của Luật về thời hiệu khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại, hình thức khiếu nại, điển hình như: khiếu nại phải bằng văn bản

cho dù họ khiêu nại bằng văn bản hay trình bày trực tiếp; vì khi người khiếu nại trình

bày trực tiếp thì người có trách nhiệm phải hướng dẫn họ viết thành đơn hoặc giúp họ phi lại nội dung khiếu nại

Do công tác thu hồi đất và bôi thường, hỗ trợ, tái định cư là Nhà nước thực hiện chức năng quản lý hành chính của mình, nên khi người dân khiếu nại trong lĩnh vực đó được xem là khiếu nại hành chính Vậy khiếu nại hành chính khác khiếu nại tư pháp như thế nào? Phải phân biệt được hai lĩnh vực khiếu nại này thì mới tìm hiểu chính xác được quyên, nghĩa vụ của người dân khi khiếu nại, trình tự, thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại cụ thê là trong lĩnh vực thu hồi đất và bôi thường, hỗ trợ, tải định cư Dựa vào các căn cứ sau để phân biệt khiếu nại hành chính với khiếu nại tư pháp: Khiếu nại hành chính Khiếu nại tư pháp

Noi dung Khiéu nại về quyết định hành | Là khiếu nại vê tính hop

chính, hành vi hành chính trái | pháp của quyết định tố tụng, pháp luật, xâm phạm quyên, lợi | hành vi tố tụng là những sự

ích của người khiếu nại; là |việc phát sinh trong hoạt

Trang 10

những sự việc phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính (cụ thể trong phạm vi nghiên cứu là quyết định hành chính, hành vi hành chính trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư) động tô tụng ` Pham vi Co pham vi khiéu nai rat rong Giới hạn trong một sô loại

hoạt động nhất định của cơ quan và người tiễn hành tô

tụng

Thời hiệu Là 90 ngày từ nhận được quyết

định hành chính hoặc biết được

có hành vi hành chính ?

Khiểu nại tư pháp theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân

sự (như trong Bộ luật tố tụng dân sự thời hiệu là 15

ngày `)

Thủ tục khiêu | Theo quy định của Luật khiêu | Theo quy định của Bộ luật nại và giải | nại, tố cáo và các văn bản | tố tụng hình sự, Bộ luật tố

quyết khiếu | hướng dẫn thi hành tụng dân sự nại

Chủ thể giải | Là chủ thê quản lý hành chính | Là chủ thê tiên hành tô tụng quyết khiếu | nhà nước (chủ yếu là cơ quan |(chủ yếu là cơ quan tư

nại hành chính nhà nước) pháp)

1.2 Lịch sử phát triển của khiếu nại trong lĩnh vực thu hồi đất và bôi thường, hỗ

trợ, tái định cư

1.2.1 Giai đoạn trước nam 1993

Quyền khiếu nại và giải quyết khiếu nại có vai trò vô cùng quan trọng không chỉ có tác dụng bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của công dân mà còn thông qua đó để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, góp phần củng cố và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa Chính vì sự quan trọng ấy, những quy định pháp luật về quyên khiếu nại

11 Giáo trình thanh tra và giải quyết khiếu nại, tổ cáo, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà

Nội, 2006

Trang 11

của công dân đã ra đời từ rất sớm Nguyên tắc đảm bảo quyên dân chủ của công dân luôn là nguyên tắc cơ bản xuyên suốt nội dung quy định của các bản Hiến pháp

Những quy định cụ thê về khiếu nại đã được ban hành như: Thông tư số 436/TTg ngày 13 tháng 9 năm 1958 của Thủ tướng quy định trách nhiệm, quyên hạn về tô chức của các cơ quan chính quyên trong việc giải quyết thư khiếu tố, trách nhiệm của các cơ quan trong việc giải quyết thư khiếu tố Đến ngày 31 tháng 12 năm 1959 Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa thông qua Hiễn pháp năm 1959 đã cụ thể hóa quyên khiếu nại của công dân thành một điều trong Hiến pháp: “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền khiếu nại và tố cáo bất cứ cơ quan nhà nước nào về những hành vi phạm pháp của nhân viên cơ quan nhà nước Những việc

khiếu nại và tố cáo phải được xét và giải quyết nhanh chóng Người bị thiệt hại vì

hành vi phạm pháp của nhân viên cơ quan nhà nước có quyền được bồi thường”! thể hiện sự phát huy mạnh mẽ quyên dân chủ trong công tác quản lý nhà nước Sau đó cụ thê hóa những quy định của Hiến pháp thì hàng loạt các Nghị quyết, Quyết định quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại được ban hành: Nghị quyết 164/CP ngày 31/8/1970 của Hội đồng Chính phủ về tăng cường công tác thanh tra, Nghị quyết số 165/CP ngày 31/8/1970 của Hội đồng Chính phủ về nhiệm vụ quyên hạn của Ủy ban thanh tra của Chính phủ, việc giải quyết và thanh tra việc giải quyết các vụ khiếu nại,

tố cáo của công dân; Quyết định 25/TTg ngày 09/01/1976 của Thủ tướng Chính phủ

về tô chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở các đơn vị cơ sở chính quyên, kinh tế, sự nghiệp, và nhiều văn bản khác

Đến ngày 27/11/1981 văn bản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo ra đời đó là Pháp lệnh của Hội đồng Nhà nước quy định việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo, thâm quyên, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo Đây là văn bản có tính pháp điển cao, điều chỉnh khá đầy đủ quyên khiếu nại, tổ cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân Trong quá trình triển khai thi hành Pháp lệnh thì một số văn bản quan trọng được ban hành để người dân dễ dàng thực hiện

quyên khiếu nại như: Nghị định 58/HĐBT ngày 20/3/1982 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thi hành Pháp lệnh ngày 27/11/1981, Thông tư số 02 ngày 04/5/1982 của Ủy ban

thanh tra của Chính phủ quy định vẫn đề tiếp dân, nhận đơn thư khiếu tố, Nghị quyết 26/HĐBT ngày 15/02/1984 về việc tăng cường và nâng cao hiệu lực của Thanh tra

Nhằm phát huy mạnh mẽ quyên dân chủ, giám sát quá trình giải quyết khiếu tố chặt chẽ, nang cao vai trò của thanh tra thì Pháp lệnh thanh tra đã được ban hành ngày

01/4/1990 Để đáp ứng sự phát triển của xã hội, tạo hành lang pháp lý cụ thê hơn, đầy

'* Hiến pháp năm 1959, chương III điều 29

Trang 12

đủ hơn để người dân thực hiện quyền khiếu nại của mình thì Pháp lệnh ngày 27/11/1981 đã được thay thế bằng Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân ngày

07/5/1991

Đó là sự phát triển của những quy định pháp luật về quyền khiếu nại của công dân Tuy nhiên, cụ thê về quyền khiếu nại của công dân trong lĩnh vực thu hồi đất và bôi thường, hỗ trợ, tái định cư trong giai đoạn này chưa được quan tâm điển hình như:

trong Luật đất đai năm 1987 và Nghị định 30-HĐBT ngày 23/3/1989 về việc thi hành

Luật đất đai chưa có những quy định chỉ tiết về quyền khiêu nại của công dân khi bị thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Nhìn chung giai đoạn này giải phóng mặt bằng còn đơn giản mang phong cách “huy động thời chiến”, đặt lợi ích của xã

hội, cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân một cách mạnh mẽ Hơn nữa đất đai trong thời

kỳ này không được xem là một loại tài sản lưu thông trên thị trường nên nếu có thu hồi đất thì tài sản trên đất được bồi hoàn” còn đất thì chủ yếu là hốn đổi Do đất đai khơng xem là tài sản có giá nên sự hốn đơi mang tính tượng trưng, điều này dựa trên cơ sở lý luận: “ đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước quản lý; người sử dụng đất được Nhà nước giao, nên khi cần thì Nhà nước lấy lại và giao lại một miếng đất khác”' Cũng chính những lý do trên nên những quy định về quyền khiếu nại của công dân trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở giai đoạn này chưa được quan tâm, khi xảy ra khiếu nại trong thu hồi đất, bồi hồn, hốn đôi đất thì giải quyết theo những quy định chung của pháp luật về khiếu nại, tô cáo

1.2.2 Giai đoạn Luật đất đai năm 1993

Trong giai đoạn này quá trình lập pháp chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Hiến pháp năm 1992 và quyên khiếu nại của công dân cũng vậy Hiến pháp quy định quyền khiếu nại của công dân tại điều 74 chỉ ra đối tượng rộng hơn, cụ thé hon về quyén khiếu nại so với các bản Hiến pháp trước đây Cụ thê hóa những quy định của Hiến pháp về quyên khiếu nại, tố cáo của công dân thì Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ tư đã

thông qua Luật khiếu nại, tố cáo ngày 18/12/1998, đây là văn bản pháp luật có giá trị

pháp lý cao nhất quy định chỉ tiết về khiếu nại, tố cáo của công dân (trước đây cao

nhất điều chỉnh bằng Pháp lệnh) Từ tháng 7 năm 1996 trở về trước việc khiếu nại của

người dân chỉ được giải quyết trong phạm vi cơ quan hành chính nhà nước Để góp phân giải quyết triệt dé các khiếu nại của người dân, mở rộng thâm quyên giải quyết các vụ khiếu nại thì Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 8 ngày 28/10/1995 đã thông qua Luật sửa đôi, bố sung Luật tổ chức Tòa án nhân dân, trong đó quy định: Tòa hành

!Š Bồi hoàn: trả lại mang tính chất tương đối không ngang giá

Trang 13

chính thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/7/1996 Nhằm triên khai hoạt động

của Tòa hành chính trên thực tế, ban hành những căn cứ để Tòa án thụ lý giải quyết các khiếu nại khi những vụ việc bị chủ thể của nó khởi kiện ra Tòa hành chính thì

Pháp Lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính đã được Ủy ban thường vụ Quốc

hội thông qua ngày 21/5/1996, sau đó được sửa đối, bô sung vào năm 1998

Do thể chế hóa Nghị quyết Đại hội VI năm 1986 của BCH Trung ương Đảng, trên cơ sở Hiễn pháp năm 1992 Luật đất đai năm 1993 đã được ban hành Luật đất đai năm 1993 bắt đầu ghi nhận quyền năng của người sử dụng đất trong nền kinh tế thị trường Đất đai có giá và vì vậy phải được bôi thường tương xứng khi Nhà nước thu hồi vào mục đích công cộng, quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia Chính vì sự mở rộng quyên năng, thừa nhận giá trị của đất theo quy định của Luật đất đai năm 1993

nên khi thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã bắt đầu phát sinh và diễn biến

phức tạp trong giai đoạn này Văn bản pháp lý quy định chi tiết hướng dẫn người dân thực hiện quyên khiếu nại trong lĩnh vực thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là: Quy định về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng được ban hành kèm theo Nghị định 90-CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ Quy định cụ thể là chỉ có UBND cấp tỉnh có quyên giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thu hồi đất và đền bù thiệt hại

quyết định của UBND cấp tỉnh có hiệu lực thi hành mà không quy định việc khiếu nại

tiếp hay khởi kiện `” Lúc bấy giờ quy định về thời hiệu khiếu nại rất ngắn chỉ 15 ngày từ ngày nhận được quyết định bôi thường, hỗ trợ, tái định cư Những quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong thu hồi đất và đền bù thiệt hại chỉ được quy định gói gọn trong một điều của Nghị định nên chưa đây đủ và chặt chẽ Sau đó đến

ngày 24/4/1998 Chính phủ đã ban hành Nghị định 22/1998/NĐ-CP thay thế Nghị định 90-CP ngày 17/8/1994 Trong Nghị định 22/1998/NĐ-CP quy định quyên khiếu nại

và giải quyết khiếu nại của công dân trong thu hồi đất và đền bù thiệt hại được giải quyết theo quy định của pháp luật khiếu nại và tố cáo của công dân Đây là sự tiễn bộ khi đồng nhất những quy định về khiếu nại, giải quyết khiêu nại trong thu hồi đất và đến bù thiệt hại với những quy định chung về khiếu nại Tuy nhiên vấn đề thời hiệu vẫn chưa được điều chỉnh thỏa đáng vì vẫn là 15 ngày Š

Đây là giai đoạn thu hồi đất và đền bù thiệt hại trở thành một vẫn đề nóng của

xã hội Do mới thừa nhận giá trị của đất nên sự quản lý giá đất trong thời kỳ này còn

!” Điều 17 Nghị định 90-CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ Quy định về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu

hồi đất đề sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng

'# Điều 38 Nghị định 22/1998/NĐ-CP quy định về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng

vào mục đích quốc phòng, anh ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng

Trang 14

yếu kém dẫn đến những cơn “sốt” giá và vì vậy vẫn đề khiếu nại trong thu hồi dat va

đền bù thiệt hại ở giai đoạn này chiếm số lượng nhiều nhất và gay gắt nhất Những

quy định về thu hồi đất và đền bù thiệt hại, những quy định về công tác giải quyết khiếu nại trong giai đoạn này chưa cụ thé và hợp lý cũng là nguyên nhân làm cho khiếu nại trong thu hồi đất và đền bù thiệt hại ở thời kỳ Luật đất đai năm 1993 diễn

biến phức tạp Vì vậy cần đặt ra những quy định cụ thê hơn, hợp lý hơn nhằm giải

quyết hiệu quả khiếu nại trong thu hồi đất và đền bù thiệt hại 1.2.3 Giai đoạn Luật đất đai năm 2003

Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nên kinh tế thị trường ở nước ta Việc đưa pháp luật của quốc gia tiếp cận với nên pháp luật quốc tế là một điều cần thiết cho sự phát triên của đất nước Điều trước hết chúng ta cần phải làm là phát huy mạnh mẽ quyên làm chủ của cơng dân, kiện tồn công tác quản lý nhà nước thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyên khiếu nại và đây mạnh, chú trọng công tác giải quyết khiếu nại Đáp ứng nhu cầu trên thì Luật khiếu nại, tố cáo trong giai đoạn này đã không ngừng được sửa đổi, bô sung qua các năm: 2004, 2005 kèm theo đó là các văn bản hướng dẫn thi hành Hiện nay văn bản phô biến được áp dụng trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo là: Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 được sửa đôi, bô sung năm 2004 và 2005, Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ

quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đối, bô

sung một số điều của Luật khiếu nại, tổ cáo (sau đây gọi là Nghị định 136/2006/NĐ- CP) Bên cạnh đó, để phát huy mạnh mẽ quyên khiếu nại của công dân và giải quyết hiệu quả các khiếu nại thì Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính đã được sửa đối, bỗ sung vào năm 2006 Đồng thời để thúc đây công tác giám sát quá trình giải quyết khiếu nại, quy định quyền hạn nhiệm vụ của thanh tra trong thời kỳ mới do đó Luật thanh tra đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15/6/2004 thay thế Pháp lệnh thanh tra ngày 29/3/1990

Luật đất đai năm 2003 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2004) ra đời để đáp ứng nhu

cầu phát triên của xã hội Về khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong đất đai nói chung đã được quy định cụ thể tại điều 138 Luật đất đai năm 2003 Cụ thê hóa Luật đất đai

năm 2003, Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đã quy định chỉ tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định

cư và giải quyết khiếu nại trong thu hồi đất và bôi thường, hỗ trợ, tái định cư (sau đây gọi là Nghị định 197/2004/NĐ-CP) Về giải quyết khiếu nại trong thu hồi đất và bồi

Trang 15

181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về hướng dẫn thi hành Luật đất đai'” Lúc bẫy giờ

công tác giải quyết khiếu nại trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo một quy định khác so với Luật khiếu nại, tố cáo Thực tế cho thấy quá trình giải quyết khiếu nại trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư còn gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó nhằm đưa những quy định về giải quyết khiếu nại trong thu hồi đất và bôi thường, hỗ trợ, tái định cư lại gần với những quy định về giải quyết khiếu nại chung trong quản lý hành chính, đúc kết được các kinh nghiệm từ thực tiễn, ngày 25/5/2007

Chính phủ đã ban hành Nghị định 84/2007/NĐ-CP quy định bỗ sung về việc cấp giấy

chứng nhận quyên sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ

tục bôi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai (sau đây gọi là Nghị định 84/2007/NĐ-CP) thay thế những quy định về khiếu

nại và giải quyết khiếu nại trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại Nghị định 197/2004/NĐ-CP Nghị định quy định chỉ tiết về công tác giải quyết khiếu nại của chủ tịch UBND cấp huyện, cấp tỉnh tại điều 63, 64 của Nghị định Nghị định đã

hệ thống hóa lại trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại trong thu hồi đất và bồi thường,

hỗ trợ, tái định cư nhằm đạt hiệu quả cao trong công tác giải quyết khiếu nại

Những quy định về thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khơng ngừng hồn thiện, ngày 13/8/2009 Chính phủ ban hành Nghị định 69/2009/NĐ-CP quy định bồ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (sau đây gọi là Nghị định 69/2009/NĐ-CP) Trong Nghị định 69/2009/NĐ-CP đã kế thừa những quy định về khiếu nại và công tác giải quyết khiếu nại trong thu hồi đất

và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư” của Nghị định 84/2007/NĐ-CP Nhìn chung những

quy định về khiếu nại, giải quyết khiêu nại trong thu hồi đất và bôi thường, hỗ trợ, tái định cư trong giai đoạn này khơng ngừng hồn thiện và tiến bộ hơn so với những giai đoạn trước, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế nhất định như: các văn bản vẫn chưa thống nhất về thời hiệu khiếu nại, sẽ được người viết phân tích cụ thể trong chương tiếp theo

1.3 Những nguyên tắc khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong thu hồi dat, boi

thường, hỗ trợ, tái định cư

Khiếu nại và công tác giải quyết khiếu nại trong thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ,

Trang 16

tuân thủ các nguyên tắc khi khiếu nại và giải quyết khiếu nại dam bảo có hiệu quả việc công dân vận dụng quyên khiếu nại của mình đồng thời giúp việc giải quyết khiếu nại đạt kết quả cao

- Nguyên tắc pháp chế: Được thê hiện qua việc Hiến pháp quy định cụ thể về quyên khiếu nại của công dân Khiếu nại là ranh giới chuẩn mực giữa cái đúng và cái sai, vì khi khiêu nại thì giữa các chủ thể đã có sự bất đồng nhất định Sự đúng sai ấy phải căn cứ vào những quy định của pháp luật làm chuẩn mực để giải quyết Nguyên

tắc pháp chế còn thê hiện cụ thê qua thủ tục khiếu nại, giải quyết khiếu nại được hình

thành trên cơ sở Hiễn pháp Điều 12 Hiến pháp năm 1992 quy định: “ Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tô chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, đầu tranh phòng ngừa và chống các vi phạm Hiến pháp và pháp luật ” Áp dụng vào lĩnh vực này, có nghĩa là người khiếu nại thực hiện quyền khiếu nại phải tiễn hành đúng thủ tục luật định: gửi đơn, trình bày trực tiếp trước cơ quan, tô chức, cá nhân có thẩm quyên, tuân theo thời

hiệu khiếu nại Đối với giải quyết khiếu nại thì chỉ cơ quan nào có thâm quyên giải

quyết theo luật định mới được thực hiện thủ tục và phải thực hiện đúng trình tự do pháp luật quy định với những phương tiện, biện pháp và hình thức được pháp luật cho

phép Khi giải quyết khiếu nại phải tuân theo thời hạn giải quyết khiếu nại, ví dụ: cơ

quan nhận được khiếu nại thuộc thâm quyên thì phải xem xét và thụ lý trong thời hạn

10 ngày từ ngày nhận đơn” Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là không quá 60

ngày từ ngày thụ lý đơn”

- Nguyên tắc chân lý khách quan: Có quan hệ trực tiếp đến nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa Nguyên tắc này đòi hỏi công dân phải trung thực khi khiếu nại, phải phản ánh đúng sự thật khách quan, không lợi dụng quyên khiếu nại để vu khống Người khiếu nại tuân thủ nguyên tắc này thì sẽ không xảy ra những vụ lợi dụng quyền khiếu nại để xuyên tạc, chống phá Nhà nước Nguyên tắc chân lý khách quan ảnh hưởng nhiều đến kết quả giải quyết khiếu nại vì nếu cung cấp thông tin không chính xác dễ dẫn đến việc giải quyết không đúng của cơ quan có thâm quyên Nguyên tắc này được cụ thé hóa, được bảo đảm bởi các quy định về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước phải thu thập đầy đủ chứng cứ, tả! liệu, về thủ tục lập biên bản, tiếp nhận hồ sơ đồng thời cơ quan, cá nhân có thấm quyên có trách nhiệm tạo mọi điều kiện

” Điều 34 Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 sửa đôi, bố sung năm 2004, 2005

Trang 17

thuan loi, phai cung cap thông tin, tài liệu đề công dân thực hiện quyền khiếu nại, không cản trở trù dập người khiếu nại

- Nguyên tắc công khai: Thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ bảo đảm cho nguyên tắc chân lý khách quan Nguyên tác này thê hiện ở chỗ việc khiếu nại của công dân phải lập thành văn bản rõ ràng, ghi rõ nội dung khiếu nại cần giải quyết Việc gặp gỡ người dân để hòa giải, giải quyết khiếu nại phải diễn ra công khai Các quyên và nghĩa

VỤ Của người khiếu nại, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại được niêm yết công khai

Quá trình giải quyết khiếu nại phải báo cáo công khai với các cơ quan giám sát và người dân được biết Nguyên tắc công khai đảm bảo cho quyên khiếu nại của người dân được thực hiện dễ dàng không bị trù dập, các vụ khiếu nại không bị che giấu Ngoài ra, nguyên tắc này còn giúp việc giải quyết khiếu nại đúng luật, nhanh chóng và chính xác, giúp các cơ quan giám sát thực hiện tốt quyền giám sát đối với công tác giải quyết khiếu nại qua đó đôn đốc và kịp thời có được những biện pháp thích hợp cho tình hình mới

- Nguyên tắc bình đăng giữa các bên tham gia thủ tục giải quyết khiếu nại: Trong thủ tục giải quyết khiếu nại các bên đều có quyền chứng minh, đưa ra các chứng cứ, lý do cho mình, yêu cầu cơ quan có thâm quyên giải quyết khiếu nại Chẳng hạn, người khiếu nại có nghĩa vụ trình bày về sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu một cách trung thực, thì người bị khiếu nại có quyền đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định hoặc việc làm khi bị khiếu nại, kiến nghị lại cơ quan nhà nước có thâm quyền xem xét lại quyết định của cơ quan đã giải quyết Nguyên tắc này còn được thể hiện cụ thể trong quy định về thủ tục giải quyết khiêu nại là người giải quyết khiếu nại phải gặp gỡ đối thoại trực tiếp với người khiếu nại”; đôi bên có quyền tự do đưa ra những yêu câu, căn cứ bảo vệ cho lý lẽ của mình Nhưng suy cho cùng nguyên tắc bình đẳng ở đây chỉ mang tính tương đối do ảnh hưởng từ vị trí của hai chủ thê: một bên có quyên quản lý còn bên kia là bên chịu sự quản lý

- Nguyên tắc trách nhiệm: Người khiễu nại phải chịu trách nhiệm trước những gì trình bày trong đơn khiếu nại, phái thực hiện quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật Nếu người khiếu nại cô tình lợi dụng quyền khiếu nại để thực hiện những hoạt động phi pháp như: tuyên truyền chống phá Nhà nước, gây rối trật tự công cộng, vu khống thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Bên cạnh đó thì người bị khiếu nại cũng phải chịu trách nhiệm về những hành vi vi phạm pháp luật mà mình đã thực hiện và xâm phạm đến quyên, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại Trong công tác giải quyết khiếu nại thì người giải quyết phải chịu trách nhiệm trước những quyết định

?3 Theo khoản 10 và 18 điều 1 Luật sửa đôi, bỗ sung một số điều Luật khiếu nại tố cáo năm 2005

Trang 18

của mình Tóm lại, tất cả các chủ thể trong hoạt động khiếu nại đều phải chịu trách nhiệm trước những hành vIị, quyết định của mình, như vậy sẽ đảm bảo việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại đạt hiệu quả

Có thê khăng định rằng các nguyên tắc trên có ý nghĩa quan trọng trong việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại đặc biệt trong lĩnh vực khiếu nại và giải quyết khiêu nại về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Khi giải quyết khiêu nại cần nghiêm chỉnh chấp hành đồng bộ các nguyên tắc trên, nhằm giải quyết đúng đắn, khách quan các khiêu nại Ngoài ra, trong công tác giải quyết khiếu nại đòi hỏi phải linh hoạt, tùy trường hợp cụ thể và hoàn cảnh cụ thê để đưa ra những cách giải quyết thật thỏa đáng làm dung hòa quyên lợi của cá nhân và xã hội

1.4 Vai trò quyền khiếu nại của công dân trong thu hôi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thể được của sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh và quốc phòng Đất đai là thành phần quan trọng câu thành lãnh thổ của một quốc gia Đặc biệt đối với nước ta một nước nông nghiệp đặc thù sản xuất cây lúa nước, khoảng 80% dân số sản xuất nông nghiệp, tuy hiện nay công nghiệp phát triển mạnh nhưng tỉ lệ người dân tham gia sản xuất nông nghiệp vẫn còn cao Từ đó thấy được tầm quan trọng của đất đai đối với cuộc sống của người Việt Nam

Các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý quy hoạch, xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp Việc đây mạnh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đưa đất nước ngày càng phát triển thì xây dựng các cơ sở hạ tâng là

điều cần thiết và cấp bách Đắt đai thì không rộng thêm, hầu hết diện tích đất hiện nay

đều đã được đưa vào khai thác vì vậy để có diện tích xây dựng các công trình phục vụ lợi ích công cộng, phát triển kinh tế thì Nhà nước phải thu hồi đất của người dân

Khi Nhà nước thu hôi đất của người dân ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của họ, chính vì thể Nhà nước đã đặt ra những quy định về việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất bị thu hồi Bên cạnh đó để phát huy mạnh mẽ quyên dân chủ và quyền giám sát của người dân trong lĩnh vực này Nhà nước còn quy định người

dân có quyên khiếu nại khi việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư diễn ra mà

Trang 19

người dân Quyên khiếu nại của công dân khi Nhà nước thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có những vai trò to lớn:

- Đối với Nhà nước: Là một trong những cơ chế đảm bảo kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Nhờ có quy định về quyên khiếu nại của công dân mà quản lý nhà

nước trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thận trọng hơn Giúp cho cơ

quan nhà nước phát hiện những vi phạm của cán bộ, công chức trong công tác thu hồi đất, bôi thường, hỗ trợ, tái định cư, thấy được những sai sót, những quy định chưa hợp

ly trong hệ thống pháp luật hiện hành từ đó có những đề xuất khắc phục kịp thời

- Đổi với xã hội: Là một trong những cơ chế phát huy dân chủ mạnh mẽ trong xã hội Cơ quan nhà nước có quyền quyết định thu hồi đất, đưa ra chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thì người dân cũng có quyên khiêu nại cơ quan nhà nước khi có những quyết định, hành vi mà người dân cho răng xâm phạm quyên, lợi ích hợp pháp của họ

- Đổi với cá nhân, tổ chức: Quyền khiếu nại trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ

trợ, tái định cư là công cụ đảm bảo quyên, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tô chức được

hưởng khi bị thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

1.5 Mối quan hệ giữa khiếu nại và khiếu kiện trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

1.5.1 Mối quan hệ

Giữa khiếu nại và khiếu kiện vụ án hành chính (cụ thể là trong lĩnh vực thu hồi đất và bôi thường, hỗ trợ, tái định cư) có mối quan hệ mật thiết với nhau Trong cùng

một vụ việc khiếu nại và khiếu kiện có cùng một đối tượng là quyết định hành chính, hành vi hành chính về vụ việc đó Ví dụ như khi tiễn hành thu hồi đất, quyết định thu

hồi đất bị khiếu nại thì khi khiếu kiện vụ án hành chính đối tượng của khiếu kiện vẫn xoay quanh quyết định thu hồi dat đã bị khiếu nại

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì khiếu nại là điều kiện bắt buộc của

khiếu kiện vụ án hành chính và trong lĩnh vực thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định

cư thì điều kiện bắt buộc ấy vẫn được áp dụng” Có thê lý giải cho điều kiện trên bởi

những nguyên nhân sau:

Trang 20

chủ thê ấy thì công việc sẽ được giải quyết triệt để hơn Khi xét xử Tòa án chỉ giải quyết những vẫn đề trong tính hợp pháp, còn giải quyết khiếu nại mặc dù luật không quy định rõ là phải xem xét tính hợp lý nhưng thực tiễn trong giải quyết khiếu nại người có thâm quyên phải xem xét tính hợp lý của quyết định, hành vi bị khiếu nại vì vậy quyên lợi của người dân được đảm bảo hơn

- Quy định trên giúp tiết kiệm thời gian, công sức và giảm áp lực công việc cho Tòa án Vì khi giải quyết Tòa án phải đi xác minh thu thập thông tin lại từ đầu nếu như vụ việc chưa trải qua khiếu nại thì rất mất thời gian và công sức Bên cạnh đó, nếu không quy định khiếu nại là điều kiện tiên quyết của khiếu kiện, vậy thử hỏi tất cả

khiếu nại hiện nay đều yêu cầu Tòa án giải quyết thì những vụ việc đó sẽ bị kéo dài

đến bao giờ

Nói tóm lại, để khiếu kiện vụ án hành chính trong thu hồi đất và bôi thường, hỗ trợ, tái định cư thì điều kiện cần phải có là đã khiếu nại với cơ quan có thâm quyên về vẫn đề đó Nhưng khi đã khiếu nại thì không nhất thiết phải diễn ra khiếu kiện vì nếu khiếu nại đó đã được giải quyết thỏa đáng và người khiếu nại không khởi kiện thì sẽ

không xảy ra vụ kiện và vụ việc được giải quyết ôn thỏa ở giai đoạn khiếu nại 1.5.2 Phân biệt khiếu nại với khiếu kiện

Đề phân biệt hai quyên trên ta phải nắm rõ được khái niệm của chúng Về khiếu nại người viết không đề cập lại khái niệm mà dựa theo phan khai niém da trinh

bay trudc do

Khiéu kién 1a mét thuat ngit rat théng dụng, được sử dụng rất nhiều trên các

phương tiện thông tin dai chung và cả trong văn bản quy phạm pháp luật Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một giải nghĩa nào trong các văn bản quy phạm pháp luật đối với từ khiêu kiện, cụ thê là Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 đã sửa đôi, bỗ sung các năm 1998, 2006 sử dụng thuật ngữ khiếu kiện rất nhiều nhưng lại không giải nghĩa như đã làm với các thuật ngữ khác Có quan

niệm cho rằng “khiếu kiện hành chính” được sử dụng để chỉ hai hoạt động, hai sự kiện

pháp lý là khiếu nại hành chính và khởi kiện vụ án hành chính”” Theo quan niệm của

người viết khiếu kiện là: khởi kiện vụ án ra Tòa án về vụ việc đã khiếu nại

Với khái niệm trên, dựa vào một số tiêu chí sau người viết phân biệt giữa khiếu nại và khiếu kiện trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư như sau:

?5 TS Nguyễn Thanh Bình: Thẩm quyên xét xử khiếu kiện hành chính của Tòa án, Nxb.Tư pháp, Hà Nội, 2004,

Trang 21

e A + e A on

Khieu nai Khiêu kiện

Đôi tượng Quyết định hành chính cá biệt, | Quyết định hành chính cá biệt,

hành vi hành chính cụ thê | hành vi hành chính cụ thê thuộc

trong thu hồi đất và bôi | khoản 17 điều 11 Pháp Lệnh thủ

thường, hỗ trợ, tái định cư tục giải quyết các vụ án hành

chính năm 1996 sửa đổi, bổ

sung năm 2006 và phải khiếu

nại rồi

Tham quyên | Chủ thê ban hành quyết định, | Tòa hành chính (Tòa án nhân giải quyết thực hiện hành vi hoặc cấp | dân)

trên của chủ thê ay

Thủ tục Theo thủ tục hành chính Theo thủ tục tô tụng hành chính Thời hiệu 90 ngày đôi với quyết định |45 ngày từ ngày nhận được

hành chính, hành vi hành | quyết định giải quyết khiếu nại chính của chủ tịch UBND cấp | lần đầu”

huyện 30 ngày đối với quyết định hành chính, hành vi hành

chính của chủ tịch UBND cấp

tỉnh

Chủ thê Gôm người khiêu nại và người | Đương sự, người bảo vệ quyên, bị khiêu nại lợi ích của đương sự, người làm

chứng

Khi so sánh giữa quyên khiếu nại và khiêu kiện của công dân ta thấy được sự khập khiếng trong cơ sở pháp lý của hai quyền Quyên khiếu nại được ghi nhận từ rất sớm và được Hiến pháp quy định cụ thể; được văn bản luật thể chế hóa Đối với khiếu kiện thì văn bản pháp lý cao nhất và ghi nhận cụ thể nhất là Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính Từ đó, khắng định tầm quan trọng về quyền khiếu nại của công dân trong công tác quản lý nhà nước, có thể nói khiếu nại là hoạt động thiết thân với quản lý nhà nước

?° Điều 63, 64 Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà Nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai

?7 Điểm c khoản 2 điều 30 pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 sửa đổi, bổ sung năm

2006

Trang 22

Tóm lại, việc thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân nên việc quy định công dân có quyền khiếu nại trong lĩnh vực này là vô cùng quan trọng, là công cụ bảo vệ quyền lợi của người dân mà họ được

hưởng khi Nhà nước tiễn hành thu hồi đất và bôi thường, hỗ trợ, tái định cư Chính vì

vậy, việc phát huy quyên khiếu nại của công dân trong lĩnh vực này cần được Nhà nước quan tâm đúng mức, còn người dân thực hiện quyên khiếu nại của mình phải đúng luật và có hiệu quả

Qua tìm hiểu về cơ sở lý luận và lịch sử phát triển của quyền khiếu nại và công tác giải quyết khiêu nại, chứng minh rằng khiếu nại có vị trí quan trọng trong quản lý nhà nước và cụ thê trong lĩnh vực thu hồi đất và bôi thường, hỗ trợ, tái định cư Chương này đã hệ thống những cơ sở lý luận quan trọng về quyên khiếu nại, nêu lên

những đặc điểm nỗi bật của khiếu nại và giải quyết khiếu nại, mối quan hệ mật thiết

Trang 23

CHUONG 2

QUY DINH CUA PHAP LUAT VE KHIEU NAI VA GIAI QUYET KHIEU NAI TRONG THU HOI DAT, BOI THUONG, HO TRO, TAI DINH CU

Luật khiếu nại, tố cáo đã không ngừng được sửa đôi, bố sung qua các năm 2004, 2005; song song đó pháp luật về thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã liên tục thay đổi trong thời gian gần đây điển hình là sự ra đời của Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13 thang 8 nim 2009 Những thay đôi, bố sung ấy đã mang lại hiệu quả nhất định, đặc biệt là sự chuyến biến trong công tác giải quyết khiếu nại về thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Ở chương này người viết tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo, qua đó đối chiếu với những quy định về khiếu nại, giải quyết khiếu nại trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Trong phạm vi phân tích những quy định về khiếu nại, giải quyết khiếu nại trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, người viết tìm hiểu những quy định của pháp luật hiện hành, so sánh giữa các Nghị định 181/2004/NĐ-CP, Nghị định

197/2004/NĐ-CP, Nghị định 84/2007/NĐ-CP và Nghị định 69/2009/NĐ-CP từ đó

phân tích những ưu điểm và hạn chế trong quy định hiện nay Những khiếu nại về giá

đất khi bôi thường, số tiền hỗ trợ, những vẫn đề về khu tái định cư luôn chiếm tỉ lệ cao

trong những năm gần đây cụ thê là theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường chiếm 98,9% tổng lượng đơn thư khiếu nại trong lĩnh vực đất đai” Sự ra đời của Nghị định 69/2009/NĐ-CP có những thay đối rất đáng kê về công tác bôi thường, hỗ trợ, tái định cư trong thu hôi đất như thay đổi về: giá đất khi bồi thường, hỗ trợ, về tái định cư Vì vậy, khi nghiên cứu những điểm mới của Nghị định 69/2009/NĐ-CP người viết sẽ đánh giá sự tác động của những quy định ấy đối với công tác giải quyết khiếu nại Khi phân tích thầu đáo những vẫn đề trên, sẽ có được những phương hướng hoàn thiện nhằm làm giảm và giải quyết tốt các vụ khiếu nại trong thời gian tới

2.1 Quy định của pháp luật về thu hồi đất

2.1.1 Các trường hợp thu hồi đất và thẩm quyền thu hôi đất

2.1.1.1 Các trường hop thu hoi dat

Trang 24

đất vi phạm pháp luật đất đai, nhưng trong phạm vi nghiên cứu đề tài chỉ tập trung

vào trường hợp thu hồi đất có đặt ra vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nghĩa là

trường hợp Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế theo quy hoạch đã được co quan nhà nước có thâm quyên phê duyệt

* Co sở pháp lý về thu hôi đất: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai Nhà nước giao đất cho các tô chức và cá nhân sử dụng én định lâu dài ””? Như vậy việc giao đất cho người dân sử dụng có cơ sở hiến định Việc thu hồi đất ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của họ như đã phân tích ở chương đầu, cũng để tương xứng với cơ sở pháp lý khi giao đất thì cơ sở để thu hồi đất phải được Hiến pháp quy định Tuy nhiên, trong Hiến pháp việc quy định Nhà nước có quyên thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và mục đích phát triển kinh tế là chưa được đề cập đến Hiện nay cơ sở pháp lý cao nhất của

hoạt động thu hồi đất là điều 38 Luật đất đai năm 2003, đối với phạm vi nghiên cứu đề tài thì cơ sở chỉ là khoản 1 điều 38§ Luật đất đai năm 2003 Qua do thay rằng cơ sở

pháp lý của hoạt động thu hồi đất còn thấp, chưa tương xứng với tầm quan trọng của

hoạt động Bên cạnh đó, từ khoản 2 đến khoản 12 điều 38 Luật đất đai năm 2003 cũng

quy định những trường hợp thu hồi đất do chủ thê sử dụng không còn nhu câu hoặc vi phạm pháp luật Ngay trong cùng một điều luật mà chúng ta gộp chung tất cả những trường hợp Nhà nước thu hôi đất là không công bằng đối với những chủ thê bị thu hồi mà họ rất có nhu cầu sử dụng và không vi phạm pháp luật Qua phân tích, ta thấy

trường hợp thu hồi đất theo quy định tại khoản 1 điều 38 Luật đất đai năm 2003 có

đặc điểm là: chủ thể sử dụng hợp pháp, không vi phạm pháp luật, Nhà nước chuyên dịch trái với ý muốn của họ nên rất dễ hình thành một định hướng tiêu cực trong suy nghĩ của những người có đất bị thu hồi Vì vậy, cần quy định những cơ sở pháp lý thật

chặt chẽ, những chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hợp lý cho vẫn đề thu hồi

đất trong trường hợp người sử dụng không vi phạm pháp luật

* Các trường hợp thu hồi đất: để lý giải cho trường hợp chủ thê bị thu hồi đất không vi phạm pháp luật đất đai thì căn cứ vào mục đích thu hồi đất chúng ta có hai nhóm lý do chính đó là:

- Nhóm 1: Thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng”

?° Trích dẫn điều 18 Hiến Pháp năm 1992

°° Các trường hợp cụ thê quy định tại điều 39 Luật đất đai năm 2003 và khoản 1 điều 36 Nghị định

181/2004/NĐ-CP:

Trang 25

- Nhóm 2: Thu hồi đất sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế”' Theo quy định pháp luật hiện hành có các trường hợp sau:

* Các trường hợp do Nhà nước thu hồi”:

+ Sử dụng đất để đầu tư xây dựng khu công nghiệp quy định tại điều 90 Luật đất đai, khu công nghệ cao quy định tại điều 91 Luật đất đai, khu kinh tế quy

định tại điều 92 Luật đất đai;

+ Sử dụng đất đề thực hiện các dự án đầu tư có nguôn vốn hỗ trợ phát triển

chính thức (ODA);

+ Sử dụng đất để thực hiện dự án có một trăm phan tram von đầu tư nước ngoài đã được cơ quan nhà nước có thâm quyên xét duyệt hoặc cho phép đầu tư mà dự án đó không thê đầu tư trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế

+ Thực hiện các dự án phát triển kinh tế quan trọng, khu dân cư, phát triển

kinh tế trong khu đô thị khu dân cư nông thôn”

* Trường hợp do chủ đầu tư thỏa thuận với dân: do các dự án không rơi vào những quy định nêu trên, do nhà đầu tư chọn phương thức tự thỏa thuận hoặc do chủ đầu tư nhận chuyên nhượng, thuê quyên sử dụng đất, nhận góp von bằng quyên sử dụng đất của người sử dụng đất Hiện nay nếu phương thức thu hôi này diễn ra tốt đẹp thì quyên lợi các bên đều được đảm bảo Tuy nhiên trên thực tế phương thức này rất khó thực hiện vì:

- Một dự án thường có nhiều chủ đầu tư nên việc thống nhất chọn phương thức tự nguyện là khó thực hiện Song song đó do nguồn lực tài chính của nhà đầu tư khác nhau nên vẫn đề huy động một lượng tiền lớn ngay từ đầu để giải phóng mặt bằng lại càng khó hơn

- Người dân có khi không chịu thương thảo hoặc đưa ra những điều kiện quá cao

* Trường hợp nhà đầu tư không thỏa thuận được với người dân: Đối với

dự án phát triển kinh tế /huộc điện Nhà nước thu hôi đất mà nhà đầu tư được chấp

thuận thực hiện theo phương thức tự thỏa thuận nhưng sau một trăm tám mươi ngày từ ngày có văn bản chấp thuận mà còn người sử dụng đất không đồng thuận với nhà đầu

b) Sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa,

c) Sử dụng đât cho các cơ sở tôn giáo,

° Theo điều 40 Luật đất đai năm 2003

2 Theo khoản 2 điều 36 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ”* Xem chỉ tiết tại điều 34 Nghị định 84/2007/NĐ-CP

Trang 26

tư thì Ủy ban nhân dân cấp có thâm quyên sẽ tiễn hành thu hồi đất theo quy định của

pháp luật”

Thường trường hợp thu hồi đất ở nhóm 2 dé phat sinh tiêu cực do việc các nhà đầu tư tìm cách “luồng lách” đưa dự án không do Nhà nước thu hồi thành những dự án do Nhà nước thu hôi Vì khi Nhà nước thu hồi nhà đầu tư sẽ có lợi như: giá sẽ thấp hơn khi thỏa thuận với dân, việc thu hồi do Nhà nước thực hiện diễn ra nhanh do được áp dụng biện pháp cưỡng chế, khi không đồng ý nhưng người dân vẫn phải giao đất Trên thực tế có nhiêu dự án đầu tư không khả thi, không thuộc quy hoạch nhưng sau đó vẫn được đưa vào quy hoạch và phê duyệt nhất là khi Luật đầu tư trao quyên cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyết định đầu tư Điển hình vừa qua là việc

cấp phép sân golf: tính đến tháng 6 năm 2006 Chính phủ quyết định phê duyệt 38 sân

golf nhưng từ khi phân cấp cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyết định đầu tư đến tháng 6 năm 2009 chỉ gần 3 năm các tỉnh, thành trong cả nước đã cấp phép với số lượng gấp 4 lần trung ương cấp trong 14 năm trước đó (theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc thì cả nước có 166 sân)”” Qua số liệu trên cho thấy việc cấp phép đầu tư, quy hoạch sử dụng đất đang diễn ra không theo trật tự luật định, việc đưa dự án của mình vào quy hoạch để Nhà nước đứng ra thu hồi đất là một điều dễ dàng đối với các nhà đầu tư Cũng chính từ những nguyên nhân ấy làm công tác thu hồi đất thiếu công khai, minh bạch nên khi tiến hành thu hồi đất thường gặp những

khiếu nại gay gắt và kéo dài

2.1.1.2 Tham quyên thu hồi đất

Thê hiện sự phân cấp quản lý chặt chế điều 44 Luật đất đai năm 2003 đã quy

định chỉ có hai cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương có quyên thu hồi đất là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện:

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) thu hồi dat đối với tô chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngồi, tơ chức, cá nhân nước ngoài (trừ trường hợp thuộc thấm quyên của Ủy ban nhân dân cấp huyện)

- Ủy ban nhân dân cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) thu

hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyên sử dụng đất ở Việt Nam

Điểm lưu ý là cơ quan có thâm quyên thu hồi đất không được ủy quyên Việc

quy định cụ thể thâm quyên thu hồi đất phù hợp với nguyên tắc cơ quan có thâm

2 Theo khoản 1 điều 40 Nghị định 84/2007/NĐ-CP

Trang 27

quyên giao đất nào thì có thâm quyên thu hồi đất đó Trước đây, theo quy định tại

điểm c khoản 1 điều 53 Nghị định 84/2007/NĐ-CP thì trường hợp khu đất bị thu hồi

vừa có đất thuộc thâm quyên thu hồi của Ủy ban nhân dân cấp huyện, vừa thuộc thấm quyên thu hồi của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết

định thu hồi chung đối với toàn bộ thửa đất và ra quyết định thu hôi đối với từng thửa

đất thuộc thâm quyên của mình; sau đó Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thu hồi từng thửa đất thuộc thâm quyền của mình Việc quy định Uy ban nhân dân cấp

tỉnh ra quyết định thu hồi toàn bộ khu đất là không có ý nghĩa vì sau đó các cấp vẫn ra

quyết định thu hôi theo thấm quyên và việc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thu hồi chung còn vi phạm thâm quyên vì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không có thâm

quyên thu hồi đất của cá nhân, hộ gia đình Từ đó thấy rằng quy định này vô tình lại trái với quy định tại điều 44 Luật đất đai năm 2003, trái với tinh thần phân cấp thấm

quyên rõ ràng đối với từng đối tượng sử dụng đất cụ thể Ngoài ra, từ quy định trên đã phát sinh một bất cập trên thực tế là cơ quan có thấm quyên thu hôi đất cấp huyện chỉ căn cứ vào quyết định thu hồi toàn bộ khu đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành

để thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân mà không ban hành quyết định thu hồi đối với

từng trường hợp cụ thê, từ việc làm ấy ảnh hưởng đến quyên lợi của người dân bị thu

hồi đất chăng hạn như không chứng minh được họ bị thu hồi diện tích bao nhiêu để

xét tái định cư,

Ví dụ trên thực tế là tại dự án tuyến nắn cải đường dẫn lên cầu Bo (đoạn qua thôn Duy Tân xã Hoàng Diệu, thành phố Thái Bình) thì khi thực hiện xong dự án đã xảy ra nhiều sai phạm và dẫn đến khiếu nại kéo dài Theo ông Phạm Vĩnh Mai người dân cư trú tại thôn Duy Tân cho biết một trong những nguyên nhân đó là Ủy ban nhân

dân thành phố Thái Bình đã không ra quyết định thu hồi đất của từng hộ dân mà van

yêu cầu các hộ trong diện giải tỏa bàn giao mặt bằng °

Đề khắc phục tình trạng trên Nghị định 69/2009/NĐ-CP đã ban hành quy định tại khoản 1 điều 31 thay thế cho quy định tại khoản 1 điều 53 Nghị định 84/2007/NĐ- CP là: Trường hợp khu đất thu hồi có cả tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thì

Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng

đồng dân cư; trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kế từ ngày Ủy ban nhân dân

cấp huyện quyết định thu hồi đất, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hôi đất đối

Trang 28

này làm rút ngăn quy trình thu hồi đất và tháo gỡ được mâu thuẫn về thâm quyên giữa

quy định tại khoản 1 điều 53 Nghị định 84/2007/NĐ-CP với điều 44 Luật đất đai năm

2003

2.1.2 Trình tự thủ tục thu hồi đất

Việc quy định trình tự, thủ tục thu hồi đất không chỉ làm cho việc thu hồi đất

diễn ra nhanh chóng mà còn mang những ý nghĩa lớn về phương diện pháp lý như: là điều kiện chuẩn, là căn cứ để các chủ thể có thâm quyên giám sát, kiêm tra việc thực thi pháp luật trong suốt quá trình thu hồi đất Tóm lại, trình tự, thủ tục bảo đảm cho các mục đích thu hồi đất được thực hiện đúng ý nghĩa, bản chất Trình tự, thủ tục thu

hồi đất theo phạm vi nghiên cứu của đề tài là thu hồi đất tại khoản 1 điều 38 Luật dat

đai năm 2003, quy định cụ thê về trình tự đầu tiên được quy định tại điều 130 Nghị định 181/2004/NĐ-CP Sau đó ngày 25/5/2007 Nghị định 84/2007/NĐ-CP ban hành quy định cụ thể, chi tiết các bước thu hồi đất tại chương V của Nghị định Qua quá

trình thực tiễn để hoàn thiện và rút ngắn các bước thu hồi đất Nghị định 69/2009/NĐ-

CP ngày 13/8/2009 quy định trình tự, thủ tục thu hôi đất thay thế cho những quy định tạ Chương V Nghị định 84/2007/NĐ-CP Trình tự quy định tại Nghị định 69/2009/NĐ-CP áp dụng đối với các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triên kinh tế

(trường hợp không thực hiện theo hình thức đâu giá quyền sử dụng đất, đâu thầu dự

án có sử dụng đất) Đối với dự án đầu tư sử dụng đất không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất thì không phải làm thủ tục thu hồi đất”

Trình tự thu hôi đất theo quy định hiện hành của Nghị định 69/2009/NĐ-CP có 7 bước chỉ tiết được quy định từ điều 28 đến 32 của Nghị định, được khái quát như sau: Chủ đầu tư nộp hồ sơ về dự án, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ tiếp nhận và lây y kién cơ quan hữu quan, sau đó sẽ giới thiệu địa điểm hoặc trình Ủy ban nhân dân tỉnh giới thiệu địa điêm đâu tư Kế tiếp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc ủy quyền cho Uy ban nhân dân cấp huyện thông báo thu hồi đất với những nội dung sau: lý do thu hồi đất, diện tích và vị trí khu đất bị thu hồi và dự kiến về kế hoạch di chuyên Thời hạn ra văn

bản giới thiệu địa điểm đầu tư, thông báo thu hồi đất, thành lập Hội đồng bồi thường,

hỗ trợ và tái định cư không quá 30 ngày kề từ ngày tiếp nhận hồ sơ về đầu tư hợp lệ

Một điểm mới trong quy trình là nhà đầu tư phải thê hiện phương án tông thê về bồi

thường, hỗ trợ, tái định cư trong nội dung dự án Sau khi dự án được xét duyệt và chấp

thuận thì Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc tô chức phát triển quỹ đất có

Trang 29

trách nhiệm lập và trình phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư”” Sau đó cơ quan

có thâm quyên sẽ lây ý kiến, hoàn chỉnh và thâm định phương án; công bố công khai phương án, tiễn hành chỉ trả bồi thường và bàn giao đất C tié ‘ , pe ee ae ged

Chủ |Œ) nh woe lầy ý kiên cơ quan „xem xét giới thiệu địa diém đầu tư | địa phương hữu quan(2) Yrình UBND cấp tỉnh giới thiệu

(khoản 1

dieu 29) UBND cấp tin

hoặc huyện

(3) Lập, lẫy ý kiến của người dân, Thông báo THĐ; Chủ tịch

hoàn chỉnh và thâm định (4) UBND cấp tỉnh cho phép

phương án BT, HT, TĐC < chủ đầu tư khảo sát lập dự

(5) (dieu 30) an dau tu (khoản 2, 3 điêu

29)

y

Quyét CQ TNMT trinh UBND

dinh cùng cầp phê duyệt và c

THD >| công bô phương án BT, Bàn giao

(khoản HT, TĐC Thực hiện chỉ | (2) dat

1 diéu trả cho người có đât bị thu

31) hồi (khoản 2, 3 điêu 31)

Bang 2.1 Quy trình về trình tự, thủ tục thu hỗi đất

*Chú thích:

+ CQ TNMT: cơ quan tài nguyên và môi trường: + BT: bôi thường: HT: hỗ trợ; TĐC: tái định cư; + UBND: Ủy ban nhân dân

* Căn cứ pháp lý của sơ đồ: Theo quy định tại Nghị định 69/2009/NĐ-CP

(1), (2), (3): điều 29

(4): điều 30

(5), (6), (7): điều 31

*Lưu ý: Nêu dự án trọng điêm quôc gia được Quôc hội chủ trương đâu tư, dự án thuộc nhóm A, xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi đê điều phù hợp quy hoạch được phê duyệt thì không thực hiện bước (1) và (2) Thủ tục của từng bước thực

hiện theo quy định chỉ tiết đã dẫn chiếu điều khoản kèm theo từng bước ở sơ đồ

ˆ Nội dung cụ thé cua phương án được quy định tại khoản 1 điều 30 Nghị định 69/2009/NĐ-CP

?® Theo khoản 4 điều 29 Nghị định 69/2009/NĐ-CP

Trang 30

Trình tự thủ tục thu hồi đất quy định trong Nghị định 69/2009/NĐ-CP đã kế thừa, hoàn thiện và rút gọn những quy định về trình tự, thủ tục tại Nghị định 84/2007/NĐ-CP Điểm mới và dự báo sẽ mang lại hiệu quả tích cực trong công tác

thu hồi đất ở Nghị định 69/2009/NĐ-CP là: “cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm

tổ chức lây ý kiến các cơ quan có liên quan đến dự án đầu tư ” (trích khoản 1 điều

29 Nghị định 69/2009/NĐ-CP) Một khi khu đất bị thu hồi được đánh giá những điểm

lợi và hại khi thu hồi bởi nhiều cơ quan liên quan sẽ giúp cơ quan có thâm quyên đưa ra được một quyết định chính xác về việc thu hồi khu đất đó Ví dụ khi thu hồi đất nông nghiệp của nông dân để xây dựng dự án thì phải lẫy ý kiến của các cơ quan như: Hội Nông dân, cơ quan nông nghiệp ở địa phương, chính quyên cấp cơ sở nơi có đất

bị thu hôi đê đánh giá khi thu hồi khu đất ấy thì ảnh hưởng đến vẫn đề xã hội, đời

sông của nông dân sản xuất trên khu đất đó, dự án mới sẽ đem lại hiệu quả cho người dân trong vùng đó như thế nào? Khi nhận được những đóng góp khách quan và sát thực của nhiều cơ quan thì việc xét duyệt dự án và thu hồi khu đất sẽ mang lại hiệu quả cao Bên cạnh đó, việc đưa bước lập phương án tông thê về bôi thường, hỗ trợ, tái định cư vào nội dung của dự án đầu tư là một điểm rút ngắn thời gian thu hồi đất Việc quy định quy hoạch chỉ tiết sử dụng đất ở địa phương buộc phải lẫy ý kiến của người dân”” khi kết hợp với những quy định mới nêu trên dự đoán sẽ mang lại những chuyển biến tích cực về sự công khai, minh bạch, dân chủ trong quy hoạch và thu hồi đất từ đó làm giảm các vụ khiếu nại gay gắt, đông người, kéo dài trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Quy định lây ý kiến của người dân trong công tác giải

phóng mặt bằng được quy định khá cụ thê tại điều 30 Nghị định 69/2009/NĐ-CP và

diéu 22 Thong tu 14/2009/TT-BTNMT Tuy nhiên giữa hai văn bản vẫn chưa có sự

thống nhất cho vấn đề này vì tại điều 30 Nghị định 69/2009/NĐ-CP thì việc lẫy ý kiến

là bao gồm những người có đất bị thu hồi và những người liên quan, nhưng đến quy

định tại điều 22 Thông tư 14/2009/TT-BTNMT thì hồ sơ bồi thường, hỗ trợ, tái định

cư chỉ yêu cầu có bảng tổng kết ý kiến đóng góp của người có đất bị thu hồi Vậy việc lây ý kiến của những người liên quan để làm gì? Cần phải quy định chặt chẽ vấn đề này nhằm thể hiện tính dân chủ đích thực và rộng rãi trong công tác giải phóng mặt bằng

Mặt khác Nghị định 69/2009/NĐ-CP cũng có những hạn chế mà từ đó có thê ảnh hưởng đến quyên lợi của người dân như tại khoản 3 điều 31 Nghị định chỉ quy

định “Hội đồng bôi thường, hỗ trợ, tái định cư hoặc tổ chức phát triển quỹ đất thực

hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư” mà không quy định thời gian chi

Trang 31

trả tiền cụ thê Biết rằng trong quy định về quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì phải nêu thời gian chỉ trả tiền nhưng chỉ quy định dừng lại ở đó thì thời gian đó là bao lâu có thê trong thời hạn 5 ngày, nửa tháng hay thậm chí hơn thế nữa Lúc bấy giờ thời gian chỉ trả tiền kéo dài thì càng ảnh hưởng bắt lợi cho người dân vì người dân rất cần số tiền đó để di dời và tạo dựng cuộc sống mới; vì vậy đây có thể trở thành một trong những nguyên nhân dẫn đến khiếu nại trong thời gian tới

2.2 Quy định về bôi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư

Do phạm vi nghiên cứu đề tài giới hạn nên phân này không thê tìm hiểu tất cả quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, vì vậy chỉ tập trung nghiên cứu những vẫn đề người dân thường khiếu nại trong lĩnh vực này Song song đó, người viết phân tích những điểm mới của Nghị định 69/2009/NĐ-CP và Thông tư

14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 quy định chỉ tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định

cư và trình tự, thủ tục thu hôi đất, giao dat, cho thué dat 2.2.1 Quy định về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Để được Nhà nước bồi thường về đất khi bị thu hồi thì người bị thu hồi đất phải có một trong các điều kiện quy định tại điều 8 Nghị định 197/2004/NĐ-CP”” như:

có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thâm quyên, có giấy tờ do cơ quan có thâm quyên thuộc chế độ cũ cấp Ngoài ra có các trường hợp đặc biệt vẫn được bồi thường, hỗ trợ về đất khi người sử dụng đất không có giấy chứng nhận hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 điều 50 Luật đất đai năm 2003” Trường hợp đất được giao không đúng thắm quyền trước ngày 01/7/2004 nhưng đã nộp tiền để sử dụng đất mà chưa được cấp giấy chứng nhận

thì khi Nhà nước thu hồi đất vẫn được bồi thường, hỗ trợ ”

Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bôi thường bằng giá trị quyên sử dụng đất tính theo giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi đất Trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới hoặc giao đất ở tái định cư hoặc nhà ở tái định cư, nếu có chênh lệch về giá thì phan chénh

lệch đó được thanh toán bằng tiền”

*' Khoản 6 và khoản 8 điều 8 Nghị định 197/2004/NĐ-CP đã bị bãi bỏ bởi Nghị định 84/2007

*' Chỉ áp dụng khi đất sử dụng trước ngày 15/10/1993 và đất sử dụng từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày

01/7/2004 Xem quy định cụ thể tại điều 44, 45 Nghị định 84/2007/NĐ-CP ' Theo điều 46 Nghị định 84/2007/NĐ-CP

* Theo khoán 2 điều 14 Nghị định 69/2009/NĐ-CP:

- Trường hợp tiền bồi thường, hỗ trợ lớn hơn tiền sử đụng đất ở hoặc tiền mua nhà ở tại khu tái định cư thì người tái định cư được nhận phân chênh lệch;

- Trường hợp tiền bồi thường, hỗ trợ nhỏ hơn tiền sử đụng đất ở hoặc tiền mua nhà ở tái định cư thì người tái định cư phải nộp phần chênh lệch, trừ trường hợp tại khoản 1 điều 14 Nghị định 69/2009/NĐ-CP

Trang 32

Song song việc bồi thường về đất thì việc bôi thường về tài sản khi Nhà nước thu hồi đất cũng được đặt ra Pháp luật không liệt kê các trường hợp được bồi thường về tài sản mà chỉ quy định những trường hợp không được bồi thường tại điều 18 Nghị định 197/2004/NĐ-CP; những tài sản rơi vào trường hợp đó thì không được xem xét bồi thường như: tài sản gắn liền với đất được tạo lập sau khi quyết định thu hồi đất được công bó

* Lưu ý: đối với trường hợp Nhà nước thu hôi đất mà đất đó thuộc đối tượng không được bồi thường thì tùy từng trường hợp cụ thê sẽ được bồi thường hoặc hỗ trợ về tài sản

Việc nghiên cứu và phố biến pháp luật về các trường hợp được bồi thường hoặc không được bôi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là rất quan trọng Vì đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc người dân khiếu nại không đúng Khi

có đất bị Nhà nước thu hồi thì người dân chỉ nghĩ rằng Nhà nước phải trả bao nhiêu tiền chứ không nghĩ đến việc trước hết đó là mình có thuộc đối tượng được bồi

thường, hỗ trợ hay không, nên khi không được bôi thường, hỗ trợ thì người dân khiếu nại Việc phô biến pháp luật về những quy định trên sẽ làm giảm số vụ việc khiếu nại không đúng khi Nhà nước thu hôi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Sau khi thuộc đối tượng được bồi thường, hỗ trợ người dân quan tâm nhất là

giá đất để tính bồi thường, đây là một vẫn đề phát sinh khiếu nại nhiều nhất Quy định

của pháp luật vẫn luôn có gắng hoàn thiện nhưng giá đất đê bồi thường cho người dân luôn là một vẫn đề “nóng” Điện hình là trong 6 tháng đầu năm 2009 các đơn vị thuộc

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiếp nhận 1.723 đơn khiếu nại trong đó có 508 đơn khiếu nại về giá đất bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất chiếm tỉ lệ cao nhất là 29,48%”” Theo quy định tại khoản 2 điều 4 Nghị định 17/2006/NĐ-CP về sửa đôi, bố

sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai và Nghị định

187/2004/NĐ-CP về việc chuyên công ty nhà nước thành công ty cỗ phân thi: “giá dat

để tính bồi thường là giá đất theo mục đích đang sử dụng đã được Ủy ban nhân dân

tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định và công bố, không bồi thường theo giá

đất sẽ được chuyên mục đích sử dụng; trường hợp tại thời điểm có quyết định thu hồi đất mà giá này chưa sát với giá chuyên nhượng quyên sử dụng đất thực tế trên thi trường trong điều kiện bình thường ” thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc

5 http://vibonline.com.vn/vi- VN/PreLaws/Details.aspx?PreLawlD—98

Trang 33

trung ương quyết định giá đất cụ thê cho phù hợp” Với quy định này nhưng nhiều năm qua giá đất bồi thường vẫn bị xem là thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường, cụ thê là vào năm 2008, giá đất bồi thường của vị trí đắt địa nhất của quận 2 Thành phố

Hồ Chí Minh là đường Trần Não chỉ có 4.3 triệum” là quá thấp so với mặt bằng

chung vì giá thị trường có khi lên đến 60 triệu/m” ngay cả khi thị trường nhà đất “đóng băng” thi giá giao dịch cũng không đưới 50 triệu/mét vuông”

Hiện nay Nghị định 69/2009/NĐ-CP đã quy định việc xác định giá đất theo chiều hướng có lợi hơn cho người dân Điện hình là theo tinh thần khoản 2 điều 4 Nghị định 17/2006/NĐ-CP quy định việc xác định lại giá đất là phải sát với giá thị trường mà không nói rõ là có bị giới hạn bởi khung giá đất của Nhà nước hay không,

thì điều 11 Nghị định 69/2009/NĐ-CP đã quy định lại là: việc xác định lại giá đất phải

sát với giá thị trường và giá đất được xác định lại không bị giới hạn bởi những quy

định về khung giả đất tại khoản 5 điều 1 Nghị định 123/2007/NĐ-CP về sửa đổi, bố

sung một số điêu của Nghị định 188/2004/NĐ-CP về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất” Chứng tỏ rằng việc xác định giá đất để bồi thường cho người dân theo quy định tại Nghị định 69/2009/NĐ-CP là có căn cứ chặt chẽ và không bị giới hạn mà nó chỉ phụ thuộc vào giá thực tế của thị trường lành mạnh, từ những quy định này sẽ làm giảm việc khiếu nại của người dân về giá đất

Bên cạnh những quy định về cách thức xác định giá đất khi thu hồi thì Nghị định 69/2009/NĐ-CP cũng quy định cụ thê về việc mở rộng thâm quyền xác định giá bằng việc cho mời các doanh nghiệp tham gia dịch vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng” Nếu không có quy định trên thì việc định giá do chính những cơ quan, tô chức chịu sự quản lý của Nhà nước thực hiện; vả lại, quy định trên còn giúp người dân có tâm lý “không bị ép” khi được các doanh nghiệp độc lập đứng ra định giá Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại

khoản 3 điều 25 Nghị định 69/2009/NĐ-CP được hướng dẫn cụ thê tại điều 23 Thông tư

14/2009/TT-BTNMT thì việc quy định cho các doanh nghiệp tham gia là không kha thi Vì căn cứ theo quy định khi muốn thuê các doanh nghiệp thực hiện dịch vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cấp huyện có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc thuê doanh nghiệp” Trong khi đó đê Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có văn bản đề nghị thì at han

giam gia dot biến không hợp lý, như: đầu cơ, thiên tai, địch hoa, khủng hoảng kinh tế, tài chính, thay đổi quy

hoạch, chuyển nhượng trong tình trạng bị ép buộc, có quan hệ huyết thống hoặc có những ưu đãi và những trường hợp khác do Bộ Tài chính quy định.”

*' Theo www.phapluattp.vn/235829p1015c1074

*3 Quy định cụ thé tại khoán 2 điều 11 Nghị định 69/2009/NĐ-CP * Theo khoán 3 điều 25 Nghị định 69/2009/NĐ-CP

°° Khoan 2 diéu 23 Thong tu 14/2009/TT-BTNMT

Trang 34

Hội đồng phải biểu quyết thông qua ý kiến về việc cho thuê doanh nghiệp tham gia công tác bôi thường, giải phóng mặt bằng Mà hiện nay cơ câu Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định tại điều 25 Nghị định 69/2009/NĐ-CP gồm 8 thành viên” (không tính thành viên khác và mỗi đại điện cơ quan nhà nước và chủ đầu tư là 1 người, đại diện hộ gia đình bị thu hồi đất là 2 người); nên khi biêu quyết người dân chỉ có hai phiếu, bên còn lại (cơ quan nhà nước và chủ đầu tư) là sáu phiêu Vì vậy người dân không thê nào nói lên ý kiến của mình, cụ thể là trong việc mời doanh nghiệp tham gia định giá, bồi thường nếu người dân rất muốn mời mà cơ quan nhà nước và chủ đầu tư không muốn thì các doanh nghiệp độc lập cũng không thể tham gia, từ đó cho thay việc quy định cho thuê các doanh nghiệp thực hiện dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằng sẽ vẫn còn “nằm trên giấy” hoặc nếu có thì khả năng bảo vệ lợi ích của cả hai bên là không rõ ràng

2.2.2 Quy định về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất

Khi Nhà nước thu hôi đất của người dân ngoài việc chỉ trả tiền bồi thường thì

Nhà nước còn trao cho họ những khoản hỗ trợ đáng kê để chăm lo đời sống sau khi bị

thu hồi đất

* Các khoản hỗ trợ: được quy định cụ thé tai điều 17 Nghị định 69/2009/NĐ- CP; trong quy định có những điểm mới sau:

- Hỗ trợ di chuyền, hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở Khoản

hỗ trợ này thì không mới nhưng số tiền hỗ trợ là mới so với quy định trước đây Hỗ

trợ di chuyển theo quy định tại điều 27 Nghị định 197/2004/NĐ-CP cụ thê là từ ba

đến năm triệu đồng Xét thây quy định như vậy chưa hợp lý vì phải tùy thuộc vào từng địa phương và thời giá cụ thể nên Nghị định 69/2009/NĐ-CP thay đôi bằng việc quy định mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định Việc giao cho địa phương tự quyết định mức hỗ trợ sẽ đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo quyên lợi chính đáng của người dân Tuy nhiên, quy định như trên cũng có một số

“1 Theo khoản 2 điều 25 Nghị định 69/2009/NĐ-CP: Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện do

lãnh đạo Ủy ban nhân dân câp huyện làm Chủ tịch Hội đông, các thành viên gôm: a) Đại diện cơ quan Tài chính;

b) Đại diện cơ quan Tài nguyên và Môi trường;

c) Đại diện cơ quan Kế hoạch và Đầu tư;

d) Cha dau tu;

đ) Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã có đất bị thu hồi;

e) Đại diện của những hộ gia đình bị thu hồi đất từ một đến hai người;

Trang 35

vướng mắc như: địa phương quyết định mức hỗ trợ quá thấp, dễ phát sinh tiêu cực khi quyết định mức hỗ trợ Thiết nghĩ việc giao cho địa phương tự quyết định mức hỗ trợ là hợp lý nhưng cần quy định kèm theo định mức hỗ trợ tối thiêu

- Hỗ trợ ỗn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ đào tạo chuyển đôi nghề và tạo

việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp Nghị định 69/2009/NĐ-CP quy định mới mức hỗ trợ chuyển đổi nghệ và tạo việc làm bằng tiền cụ thể là từ 1,5 đến 5

lần giá đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi” Việc quy định trị số dao động như hiện nay cũng cần phải được quản lý chặt chẽ bởi rất dễ phát sinh tiêu cực vì chưa có một chuẩn nào dé áp dụng trỊ số là 1,5; 2 hay la 5 bén cạnh đó một điều cần phải suy nghĩ khi thực hiện việc hỗ trợ hoàn toàn bằng tiên mặt cho người dân như Giáo sư Đặng Hùng Võ nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã từng phát biểu: “trao cho người dân một lúc một khoản tiền quá lớn chưa hắn đã tốt”; điều quan trọng là phải tạo cơ hội chuyên đổi nghề nghiệp cho họ một cách tốt nhất

Trước tình hình giá đất bồi thường chưa được sự đồng thuận cao của người dân, việc thay đôi giá đất ảnh hưởng đến nhiều mặt thì việc Nhà nước nâng cao những

hỗ trợ cho người dân khi tiễn hành thu hồi đất được xem là một biện pháp tích cực Vì

khi được đền bù tổng số tiền người dân nhận được sẽ cao hơn so với trước đây (do tiền hỗ trợ tăng) nên những áp lực về giá đất được giảm bớt, từ đó làm hạn chế số vụ, mức độ gay gắt về khiếu nại trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hiện nay

2.2.3 Quy định về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Vấn đề tái định chỉ đặt ra khi: Hộ gia đình, cá nhân bị Nhà nước thu hồi hết đất ở, mà không còn chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu

hồi, bị thu hồi đất mà diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện ở theo quy

định của địa phương, những trường hợp cụ thể về tái định cư được quy định tại điều 18 Thong tu 14/2009/TT-BTNMT

* Lưu ý: Hộ gia đình, cá nhân nhận đất ở, nhà ở tái định cư mà số tiền bồi thường, hỗ trợ nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiêu thì được hỗ trợ khoản chênh lệch đó, trường hợp không nhận đất ở, nhà ở tại khu tái định cư thì được nhận tiền tương đương với khoản chênh lệch đó ”"

Trang 36

- Tai định cư tập trung: Hộ gia đình, cá nhân khi bị Nhà nước thu hồi đất ở mà

không có chỗ ở nào khác thì được Nhà nước giao đất ở hoặc nhà ở trong khu tái định cư

- Tái định cư phân tán: Hộ gia đình, cá nhân khi bị Nhà nước thu hồi đất ở phải di chuyên chỗ ở mà tự lo chỗ ở thì được hỗ trợ một khoản tiên bằng suất đầu tư hạ tầng tính cho một hộ gia đình tại khu tái định cư tập trung

* Điều kiện bắt buộc đối với khu tái định cư: Khu tái định cư phải thỏa mãn những quy định tại điều 35 Nghị định 197/2004/NĐ-CP, trong thời gian qua khiếu nại về vẫn đề tái định cư chủ yếu là phản ảnh chất lượng khu tái định cư mà nguyên nhân là những khu tái định cư ấy không thỏa mãn những điều kiện pháp luật quy định nhưng vẫn bồ trí người dân vào sinh sống

Một điểm mới được bỗ sung ở điều 19 Nghị định 69/2009/NĐ-CP là: “Nhà ở,

đất ở tái định cư được thực hiện theo nhiều cấp nhà, nhiều mức diện tích khác nhau phù hợp với mức bôi thường và khả năng chi trả của người được tái định cư.” Đây là quy định nhằm mở rộng điều kiện tái định cư vì có những trường hợp có nhu cầu sử dụng, khả năng chỉ trả khác nhau Quy định này sẽ làm giảm áp lực về khiếu nại trong công tác bố trí tái định cư

Việc hỗ trợ tái định cư cần phải được thực hiện nghiêm túc nhằm đảm bảo chỗ ở của người dân, chứ không có nghĩa là trao cho người dân một khoản tiền là xong Quy định về điều kiện bắt buộc đối với khu tái định cư đã nói lên sự quyết tâm của Nhà nước trong việc chăm lo đời sống cho người dân nhưng khái niệm “điều kiện tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ” là khái niệm rất khó xác định, vả lại chúng ta chưa có những quy định cụ thể về các điều kiện để được xem là “tốt hơn nơi ở cũ” Do vậy điều kiện này hiện nay trên thực tế chưa được hiệu và thực hiện một cách hiệu quả Điện hình hiện nay vẫn còn nhiều khu tái định cư mà điều kiện sống không được đảm bảo như: khu tái định cư 11 năm sống lay lắt, cơ cực tại Quảng Ngãi, nhường đất cho các dự án trong khu kinh tế Dung Quất nhưng đã 11 năm cuộc sống của người dân khu tái định cư Đông Thuận, xã Tịnh Hòa, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn lam lũ, cơ cực hơn chốn quê xưa Theo ông Vương Cộng một trong những người dân đầu tiên đến khu tái định cư cho biết: “Hồi mới vào khu này cán bộ bảo cứ ở trước rồi làm đường nhựa cho đi Đến nay hơn 11 năm rồi nhưng có thấy gì đâu, mà không chỉ lời hứa về con đường, còn nhiều lời hứa về điện, nước cũng chẳng đi tới đâu Nước uống thì cứ vào mùa nắng là hai bữa có, năm bữa cúp có khi cúp cả nữa tháng 5 Hay

"5 Theo khoản 1 và 2 điều 4 Nghị định 197/2004/NĐ-CP

Trang 37

như ngay tại lòng thủ đô Hà Nội vẫn tôn tại những khu tái định cư không đèn chiếu sáng, hồ ga ngôn ngang, tường vỡ bong tróc”” Người dân khi bị thu hồi đất cuộc sống đã gặp nhiêu khó khăn mà còn phải sinh sống tại những khu tái định cư như vậy là một trong những nguyên nhân làm cho tình hình khiếu nại trong lĩnh vực thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trở nên phức tạp

2.3 Quy định về khiếu nại trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 2.3.1 Chủ thể khiếu nại

Theo quy định tại khoản 3 điều 2 Luật khiếu nại, tố cáo đã sửa đôi, bỗ sung

năm 2004, 2005 thì người khiếu nại là: “công dân, cơ quan, tổ chức ”" hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại”

Theo quy định của Nghị định 84/2007/NĐ-CP thì sử dụng cụm từ “người có quyên lợi và nghĩa vụ liên quan” đến các quyết định, hành vi trong quản lý đất đai được quy định tại điều 162 Nghị định 181/2004/NĐ-CP

Từ hai quy định trên ta có thê suy ra chủ thê có quyên khiếu nại trong lĩnh vực thu hồi đất và bôi thường, hỗ trợ, tái định cư là: “công dân, cơ quan, tô chức có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến quyết định thu hồi đất; quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; hành vi của cán bộ, công chức nhà nước khi giải

quyết công việc trong quá trình thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư”

* Lưu ý: Người có quyên khiêu nại có quyên tự mình thực hiện quyên khiếu nại hoặc thông qua người đại diện hợp pháp” hoặc thông qua người được ủy quyền””

2.3.2 Đối tượng của hoạt động khiếu nại

Đối tượng của hoạt động khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành chính Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý đất đai là đối tượng của khiếu nại được quy định cụ thể tại điều 162 Nghị định 181/2004/NĐ-CP bao gồm:

- Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyên mục đích sử dụng đất;

- Quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư;

- Cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyên sử dụng đất;

- Quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất

Về hành vi hành chính trong quản lý đất đai là đối tượng của khiếu nại là hành vi của cán bộ, công chức nhà nước khi giải quyết các công việc nêu trên

"7 www.vnexpress.net/GL/xa-hoi/2009/10/3BA1512C/

8 Co quan, tô chức có quyền khiếu nại bao gồm: cơ quan nhà nước, tô chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội,

tổ chức xã hội, tô chức xã hội —- nghề nghiệp, tô chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân (Theo khoản 4 điều 2

Luật khiếu nại, tố cáo đã sửa đối, bô sung năm 2004, 2005)

"° Quy định cụ thé tại điềm b khoản 1 điều 1 Nghị định 136/2006/NĐ-CP °° Quy dinh cy thé tại điềm c khoản 1 điều 1 Nghị định 136/2006/NĐ-CP

Trang 38

Cụ thể đối tượng khiếu nại trong phạm vỉ nghiên cứu để tài là: Quyết định thu hồi đất; Quyết định bôi thường, hỗ trợ, tái định cư

Hiến pháp quy định quyền khiếu nại của công dân là rất rộng, cụ thể là có quyên khiếu nại về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tô chức kinh tế, tô chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và bất cứ cá nhân nào”” Nghĩa là chỉ cần việc làm đó là trái pháp luật, ảnh hưởng quyên lợi của người dân thì họ có quyền khiếu nại Tuy nhiên, khi cụ thể hóa quyên này của Hiến pháp thì Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành đã giới hạn phạm vi khiếu nại chỉ còn là những quyết định hành chính, hành vi hành chính cá biệt, cụ thể trong lĩnh vực đất đai chỉ có thể khiếu nại những quyết định hành chính, hành vị hành chính quy định tại điều 162 Nghị định 181/2004/NĐ-CP Trong thực tế có những quyết định hành chính, hành vi hành chính không phải là những quyết định cá biệt nhưng có ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân mà họ lại không có quyền khiếu nại, khiếu kiện; cụ thể là quyết định quy ”5 (trong đất đai và xây dựng) Người đân nằm trong những khu quy hoạch “treo

hoạch “treo” gặp phải những khó khăn rất lớn như: khi kinh tế gặp khó khăn họ muốn bán nhà nhưng biết trong quy hoạch còn treo nên không ai dám mua, nhà cửa thì không được xây dựng, nâng cấp, các công trình phúc lợi như cầu, cống, đường sá xuống cấp bị hạn chế sửa chữa Mặc dù khoản 3 điều 29 Luật đất đai năm 2003 quy định: “đất thu hồi đề thực hiện dự án, công trình hoặc phải chuyên mục đích sử dụng đất mà sau ba năm không thực hiện theo kế hoạch thì cơ quan nhà nước có thấm quyền xét duyệt kế hoạch sử dụng đất phải điều chỉnh hoặc hủy bỏ và công bố”, nhưng trên thực tế vẫn tôn tại những quy hoạch “treo” trên cả chục năm; cụ thé la du an “treo” 17 năm ở Bình Quới- Thanh Da- Thanh phố Hồ Chí Minh, nhiều người dân rất bức xúc trước dự án này, quyên lợi của hơn 4.000 hộ (khoảng 12.000 người) bị ảnh hưởng nghiêm trọng Tháng 8/1992 Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã có thông báo về quy hoạch khu Bình Quới phường 28, quận Bình Thạnh; tháng 9/1992 quận Bình Thạnh không cho hợp thức hóa nhà, đất, cấm đào ao san lấp nhưng đến cuối năm 2009 mọi chuyện vẫn không chuyên biến gì” Song song đó có những quy hoạch treo đã được hủy bỏ theo quy định tại điều 29 Luật đất đai năm 2003 nhưng roi lại đưa vào quy hoạch tiếp chỉ trong vòng đúng một ngày: đó là sự việc xảy ra tại phường Tân Kiêng, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh Người dân cho biết họ luôn

'* Trích điều 74 Hiến Pháp năm 1992 c

“2 Quy hoạch “treo”: là những quy hoạch đã công bố phải thu hồi đề thực hiện dự án, công trình hoặc phải

chuyên mục đích sử dụng đât nhưng sau ba năm vần không được thực hiện theo kê hoạch mà cơ quan nhà nước có thâm quyên vần không điều chỉnh hoặc hủy bó quy hoạch Căn cứ theo khoản 3 điêu 29 Luật đât đai nắm

2003

Trang 39

sống trong tâm trạng lo âu, bất an vì quy hoạch “treo” Nhiều năm trước khu vực này có quy hoạch nhưng bị “treo”, thấy khó khả thi đến ngày 25/8/2005 Sở Quy hoạch

Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh đã ra thông báo xóa bỏ quy hoạch chỉ tiết hẻm của

bốn phường trong đó có phường Tân Kiếng Tuy nhiên, bà con chưa kịp mừng thì lập tức chỉ sau đó đúng một ngày (26/8/2005) Ủy ban nhân dân quận 7 lại ban hành quyết định quy hoạch chỉ tiết mới phường Tân Kiêng mà theo sự ghi nhận thì điều chỉnh còn bất cập hơn rất nhiều”" Qua những vụ việc trên cho thấy rằng quy hoạch “treo” ảnh hưởng rất nhiều đến quyên lợi của người dân nhưng họ không thể khiếu nại, khiếu kiện

2.3.3 Quy định về thời hiệu khiếu nại

Thời hiệu khiếu nại là: thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn

đó chủ thể sẽ mất quyền khiếu nại vụ việc” Qua đó thấy rằng thời hiệu là một quy

định rất quan trọng, vì cho dù việc khiếu nại có day đủ căn cứ để chứng minh là quyết định, hành vi của cơ quan, cán bộ là trái pháp luật, xâm phạm quyên và lợi ích hợp pháp của mình mà khi đó thời hiệu đã hết thì người dân đành phải chấp nhận mà không thể khiếu nại

* Theo quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo

Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày kể fừ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính"" Trong trường hợp ôm đau, thiên tai, địch họa,

đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác mà người khiêu nại không thực hiện được quyền khiếu nại, thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại

Lưu ý: Trường hợp gặp trở ngại khách quan, người khiếu nại phải xuất trình giầy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ sở y tế hoặc cơ quan, tô chức nơi người khiếu nại làm việc về trở ngại khách quan với cơ quan có thâm quyên giải quyết khiêu nại

* Theo quy định về khiếu nại trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì giải quyết khiếu nại về thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư căn cứ theo điều 138 Luật đất đai năm 2003, điều 63, 64 Nghị định 84/2007/NĐ-CP và quy định về giải quyết khiếu nại tại Nghị định

136/2006/NĐ-CP”

5 Theo Thời báo kinh tế sài gòn ngày 17/11/2005

5 Dựa theo khái niệm thời hiệu tại điều 154 Bộ luật dân sự năm 2005 5 Điều 31 Luật khiếu nại, tố cáo đã sửa đôi, bố sung năm 2004, 2005 5” Điều 40 Nghị định 69/2009/NĐ-CP

Trang 40

Thời hiệu khiếu nại theo quy định tại điểm c khoản 2 diéu 138 Luat dat dai

năm 2003 là 30 ngày kê từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính đó Đến Nghị định 84/2007/NĐ-CP hướng dẫn thi hành (quy định của Nghị định này đang được áp dụng trên thực tế) thì quy định về thời hiệu chia thành hai trường hợp:

- Trường hợp khiếu nại thuộc thâm quyên giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân

dân cấp huyện thì thời hiệu là 90 ngày kể £ừ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp

huyện có quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý đất đai quy định tại điêu 162 Nghị định 181/2004/NĐ-CP

- Trường hợp khiếu nại thuộc thâm quyên giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân

dân cấp tỉnh thì thời hiệu là 30 ngày kể fừ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có

quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý đất đai quy định tại diéu 162 Nghị định 181/2004/NĐ-CP

Qua hai quy định về thời hiệu trên ta thấy sự mâu thuẫn giữa quy định của Luật đất đai năm 2003 và Nghị định 84/2007/NĐ-CP Theo quy định tại khoản 1 điều 63

Nghị định 84/2007/NĐ-CP thì thời hiệu là 90 ngày là có lợi cho người khiếu nại và thống nhất với Luật khiếu nại, tố cáo Tuy nhiên theo quy định về trình tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì Nghị định 84/2007/NĐ-CP không được trái với quy định của Luật đất đai năm 2003, khi có sự mâu thuẫn thì Luật đất đai sẽ được áp dụng vì có giá trị pháp lý cao hơn ”Š Nhưng khi áp dụng theo quy định của điều 138 Luật đất đai thì thời hiệu quá ngắn và chưa có sự thống nhất với quy định về thời hiệu của Luật khiếu nại, tố cáo

Ngay cả trong Nghị định 84/2007/NĐ-CP ở hai điều gần nhau (điều 63 và 64) nhưng thời hiệu cũng không thống nhất điều thì 90 ngày, điều thì 30 ngày Quy định như vậy là không đảm bảo mọi chủ thể đều bình dang trước pháp luật, vì theo quy định về thời hiệu trong điều 138§ Luật đất đai hay Luật khiếu nại, tố cáo khi quy định về thời hiệu khiếu nại thì mọi chủ thể đều có thời hiệu như nhau Thời hiệu khiếu nại trong trường hợp thuộc thâm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là 30 ngày là rất ngắn chỉ bằng một phân ba thời hiệu trong Luật khiếu nại, tố cáo vì vậy sẽ không đảm bảo quyên lợi của người khiếu nại

Một điểm rất quan trọng trong quy định về thời hiệu là mốc tính thời hiệu Luật

khiếu nại, tổ cáo và Luật đất đai năm 2003 có cùng mốc tính kể fừ ngày nhận được

quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính Tuy nhiên ở những văn bản hướng dẫn thi hành như Nghị định 181/2004/NĐ-CP và hiện nay là Nghị định

Ngày đăng: 06/06/2016, 20:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w