Về thể loại và kết cấu

Một phần của tài liệu Những đóng góp của Tuệ Trung thượng sĩ cho thơ thiền Việt Nam (Trang 105 - 132)

Cũng như hầu hết sáng tác của các tác giả thời Lý Trần, tác phẩm của Tuệ Trung phần lớn được viết theo thể Đường luật như: ngũ ngôn tứ tuyệt (1/49 bài), thất ngôn tứ tuyệt (21/ 49 bài), thất ngôn bát cú (19/49 bài), một số

ít viết theo lối cổ phong. Việc lựa chọn thể thơ Đường luật vào giai đoạn này là một việc làm không mang ý nghĩa đặc biệt, vì ở thời điểm này chưa có các thể loại mới như ở giai đoạn sau. Điều đặc biệt là trên nền tảng chung đó, Tuệ

Trung đã có cách thể hiện riêng trong việc vận dụng thể thơ năm, bảy chữ

cũng như kết hợp các câu thơ, đoạn thơ trong một bài thơ dài.

Nhằm trình bày cô đọng, bất ngờ một phạm trù triết lí, Tuệ Trung sử

dụng thể thơ năm chữ với câu thơ ngắn, nhịp thơ mạnh gây sự chú ý. Đặc biệt là ở thể ngũ ngôn tứ tuyệt:

Kiến giải trình kiến giải, Tự niết mục tác quái. Niết mục tác quái liễu, Minh minh thường tự tại.

(Kiến gii)

Đây là bài thơ duy nhất của Thượng sĩ thuộc loại thơ này (trên tổng số

49 bài thơ). Sử dụng không nhiều, nhưng nhờ vận dụng kết cấu trùng lặp

nên vấn đề đặt ra đã được tác giả giải quyết dứt khoát. Bài thơ chỉ có hai mươi chữ, nhưng có sáu chữ được lặp lại (“kiến giải”, “niết mục tác quái”) có tác dụng liên kết, hô ứng cho nhau nhằm mục đích lí giải vấn đề: “Kiến giải” là trình bày những điều trông thấy, “niết mục tác quái” là ấn tay làm cho mắt mình nhìn vật thành kì quái – nhìn thấy cái giả danh, cái hiện tượng bên

ngoài. Qua cách thể hiện đó, Tuệ Trung nhấn mạnh con người cần vượt qua cái nhìn thông thường bằng thị giác để nhận ra bản thể đích thực. Ba bài thơ

năm chữ còn lại (Mê ng bt d, Trì gii kiêm nhn nhc, Th đồ) cũng là những bài học được diễn đạt ngắn gọn. Ở bài Trì gii kiêm nhn nhc, Thượng sĩ viết:

…Trì giới kiêm nhẫn nhục, Chiêu tội bất chiêu phúc. Dục tri vô tội phúc, Phi trì giới nhẫn nhục.

Bằng lối kết cấu nêu giả thiết để kết luận, ông đã đơn giản hóa bài học bằng công thức:

A thì B

Không B thì không A

Không cần phải giải thích nhiều, kết cấu ấy kết hợp với việc lặp lại những từ ngữ cần thiết, tác giả đã truyền đạt được cái tâm dứt khoát, tự do, không câu chấp của mình.

Thể thơ ngũ ngôn này được các thiền sư đời Lý sử dụng khá nhiều, đặc biệt là thể ngũ ngôn tứ tuyệt (33/66 bài thơ). Điều này phù hợp với dạng thơ

thiên về triết lí của thời này. Song đến Tuệ Trung, với lối viết thiên về chất trữ tình – triết học (như đã đề cập ở phần giọng điệu), nên phần lớn tác phẩm của ông thuộc dạng thơ thất ngôn (40/49 bài, chiếm 81.6 %) nhằm đạt được yêu cầu giãi bày chi tiết vấn đề cũng như thể hiện được tâm hồn tự do, phóng khoáng của Thượng sĩ. Ở thể thơ thất ngôn này, các dạng kết cấu được Tuệ

Trung vận dụng khá linh hoạt. Trong các bài thất ngôn tứ tuyệt, kết cấu được sử dụng nhiều nhất là nêu những ví dụ bằng hình ảnh so sánh, ẩn dụ để đi

đến kết luận hoặc từ giả thiết đi đến kết luận vấn đề. Ví dụ như một số bài thơ sau:

Bài Th nê ngưu:

Nhất thân độc thủ nhất nê ngưu, Đặng tỵ khiên lai vị khẳng lưu. Tương đáo Tào Khê đô phóng hạ, Mang mang thủy cấp đả viên cầu.

Dịch nghĩa:

Một mình riêng giữ con trâu đất, Xỏ mũi dắt về chưa từng chịu nghỉ. Đem đến Tào Khê thì thả ra,

Mênh mông nước chảy cuốn quả cầu tròn.

(Gi con trâu đất) Hoặc bài Điu tiên sư:

Nhất khúc vô sinh xướng liễu thì, Đảm hoành tất lật cố hương quy. Thượng đầu đả quá hồ hà hữu, Nhất cá nê ngưu nhậm đảo ki. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dịch nghĩa:

Khi hát xong khúc vô sinh,

Thì cầm ngang ống sáo trở về làng cũ. Bỏ qua cái trước đây không có gì cả, Mặc sức cưỡi ngược con trâu đất.

(Thương xót bc thy xưa)

Cả hai bài thơ trên, Tuệ Trung đều đưa ra những hình ảnh ẩn dụ “độc thủ nhất nê ngưu”, hát “khúc vô sinh”, “đảm hoành tất lật” để đi đến lời kết luận mang tính chất hàm ẩn. Kết luận hàm ẩn này sẽ được ngộ ra ở những mức độ khác nhau tùy vào căn cơ của từng người người tiếp nhận. Đó là dạng kết cấu mở tạo sự thú vị, sức hấp dẫn cho bài thơ. Hay nói như Đoàn Thị Thu

Vân “giá trị thẩm mĩ của nó là ở chỗ giống như chưa hoàn chỉnh, buộc người

đọc không thể không động não để cùng tham gia vào quá trình hoàn thành bài thơ. Nó tránh cho người đọc rơi vào cảm giác nhạt nhẽo trống rỗng khi thưởng thức trọn vẹn một cái gì đó – nếm xong, biết vị ngay, và thế là hết.” [13, tr.113].

Với những bài thơ dài 8 câu, Tuệ Trung thường sử dụng lối kết cấu bậc thang: Nhận định – chứng minh – kết luận. Hai câu đầu ông nêu nhận

định khái quát về vấn đề, tiếp theo là những dẫn chứng minh họa có trong tự

nhiên, phần cuối ông khẳng định kết luận của mình để người tiếp nhận tự rút ra bài học. An định thi tiết là bài thơ tiêu biểu cho dạng kết cấu này:

Sinh tử do lai bãi vấn trình,

Nhân duyên thời tiết tự nhiên thành. Sơn vân dã hữu xuất sơn thế,

Giản thủy chung vô đầu giản thanh. Tuế tuế hoa tùy tam nguyệt tiếu, Triêu triêu kê hướng ngũ canh minh. A thùy hội đắc nương sinh diện, Thủy tín nhân tiên tổng giả danh.

Vấn đề mà Tuệ Trung đặt ra trong bài thơ là không nên hỏi về lai lịch của con đường sống và chết (Sinh tử do lai bãi vấn trình). Để thuyết phục, Thượng sĩ đưa ra hai cặp hình ảnh: cái luân chuyển (mây – nước) và cái tuần hoàn (hoa nở – gà gáy). Như vậy có thể thấy tác giả đã đồng nhất sng

chết với những hiện tượng tự nhiên. Nghĩa là nó cũng trở nên vô thường và hằng biến. Từ đó Thượng sĩ đi đến kết luận “người và trời đều giả danh” (Thủy tín nhân tiên tổng giả danh), con người đừng nhọc công tìm kiếm. Đây cũng là cấu trúc của các bài Th chúng, Thế thái hư huyn, Vt bt năng dung. Dạng kết cấu này một mặt khiến bài thơ như lời trữ tình gần gũi, mặt

khác là những triết lí sâu sắc. Đó là những lời khuyên gợi lại những trải nghiệm của người đi trước. Sự đan xen chất trữ tình và triết lí như vậy tạo cho thơ thiền của Tuệ Trung nét độc đáo, đồng thời dễ đi vào lòng người.

Trong dạng thơ thất ngôn bát cú này, Tuệ Trung còn vận dụng thành công kiểu kết cấu vận động, chuyển hóa giữa các mặt đối lập. Mỗi sự vật hiện tượng trong bài thơ thường được ông quan sát và thể hiện trong tác phẩm thông qua hai mặt đối lập như: thực – giả, nhanh – chậm, vĩnh cửu – nhất thời… Kiểu kết cấu này được tác giả vận dụng trong bài Vn s quy như,

nhưng đặc biệt thành công ở bài Đốn tnh:

Đoán tri không hữu bất tương sa, Sinh tử nguyên tòng nhất phái ba. Tạc dạ nguyệt minh kim dạ nguyệt, Tân niên hoa phát cố niên hoa. Tâm sinh thúc hốt chân phong chúc, Cửu giới tuần hoàn thị nghĩ ma. Hoặc vấn như hà vi cứu cánh, Ma – ha bát – nhã tát – bà – ha.

Bài thơ gồm tám câu, nhưng có tới sáu câu nêu lên sự vận động, chuyển hóa của sáu cặp đối lập. Cặp đối lập ở câu một là không và có; Cặp

đối lập ở câu hai là sống và chết, cặp đối lập ở câu 3, 4 là cái nhất thời trong một dạng vật chất cụ thể và cái hằng thường của quy luật; cặp đối lập ở câu 5 là lâu dài và khoảnh khắc; cặp đối lập ở câu 6 là cái lớn lao và cái nhỏ bé. Sáu cặp đối lập này không đưa tới kết luận làm nổi bật một trong hai mặt đối lập hay chỉ sự hữu hạn của cuộc đời con người như vẫn quen gặp trong thơ Đường mà nhấn mạnh vào sự biện chứng chuyển hóa giữa các mặt đối lập để

khẳng định tính nhất nguyên của nó (Ma – ha bát – nhã tát – bà – ha tức là như thị, như thế ấy). Kiểu kết cấu này đặc biệt phù hợp với tinh thần phá chấp

triệt để của Tuệ Trung. Ông đả phá mạnh mẽ những con người có đầu óc chấp nê cứ bám vào các hiện tượng nhìn thấy được rồi giữ mãi tri kiến hẹp hòi đó mà bỏ mất cơ hội tìm ra bản thể chân như.

Ở thể loại cổ phong phóng khoáng tự do, Tuệ Trung đã phối hợp các câu dài ngắn trong một đoạn thơ nhằm mục đích nhấn mạnh và gây sự chú ý. Sự phối hợp này thường đi kèm với kết cấu lặp cấu trúc và kết cấu vòng tròn. Ví dụ như ở bài Pht tâm ca, trừ khổ thơ mở đầu, 11 khổ còn lại có chung một dạng kết cấu: Hai câu đầu (mỗi câu 3 chữ) có tác dụng cô đúc ý chính của khổ, những câu còn lại triển khai rõ ý chính này. Việc lặp lại như

thế có tác dụng nhấn mạnh kết luận: con người hãy từ bỏ cả tâm và Phật,

đừng bám vào cái này hoặc cái kia thì sẽ đạt đến trạng thái vi diệu, mở được “con mắt huệ”. Kiểu kết cấu vòng tròn trong bài thơ được thể hiện ở chỗ: mở đầu tác giả nêu lên hai vấn đề Phật không thể thấy, tâm không thể nói và mối quan hệ biện chứng giữa Phật và tâm (“Khi tâm sinh thì Phật sinh, khi tâm diệt thì Phật diệt”). Những khổ thơ còn lại là những lí lẽ chứng minh cho hai vấn đềđó. Riêng khổ thơ cuối là lời cảnh tỉnh đối với người học đạo:

Tỉnh! Tỉnh! Tỉnh! Thức! Thức! Thức! (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bàn chân dẫm đất đừng chống chếnh. Ai người tin tưởng ở nơi đây,

Bước lên đầu Phật trèo lên đỉnh. Hét!

(Huệ Chi dịch)

Đây cũng là dạng kết cấu được sử dụng trong bài Tr t t cnh văn. Lối kết cấu vòng tròn ở tác phẩm này dẫn dắt người đọc trở về điểm khởi đầu của bài thơ để phát hiện thấu đáo vấn đề, cũng như khẳng định vấn đề bằng cách thực

hành sáng suốt. Kết cấu này càng phát huy tác dụng khi Thượng sĩ kết hợp nó với nhịp thơ mạnh cùng với tiếng hét có tác dụng cảnh tỉnh:

Chắp tay trân trọng, Bè bạn thân tình.

Hoặc ai người có thánh có linh, Mở tầm mắt ta cùng tiến tới. Hét!

(Huệ Chi – Đỗ Văn Hỷ dịch)

Trong phần Đối cơ của Thượng sĩ ng lc, Tuệ Trung vận dụng thành công kiểu kết cấu theo hình thức đối cơ. Đây là phương thức mẫu mực, độc

đáo của Thiền tông, hàm súc tất cả khí phách hùng hồn qua một cuộc đối thoại, vượt hẳn ra ngoài suy diễn luận lí và các khái niệm vọng tưởng. Căn cứ

vào Thin uyn tp anh thì dạng kết cấu này đã xuất hiện từ thời Pháp Hiền (?- 626) và được thịnh hành vào thời Lý khi Viên Chiếu viết Tham đồ hin quyết với những công án nhằm dạy cho những người tham Thiền. Thực tế, các thiền sinh thường là những người thụ động với những lí luận, khái niệm ngôn từ giả hợp. Thay vì giải thích cặn kẽ các nghi ngờ, thiền sư lại “ra đòn” khiến người hỏi choáng ngợp. Con đường duy nhất để thoát khỏi tình huống

đó là thiền sinh cần vượt ra ngoài các khái niệm, tự hóa giải mâu thuẫn nội tại

để ngộ ra thiền ý. Kiểu kết cấu Đối cơ mà Tuệ Trung vận dụng tuy theo mô thức truyền thống, nhưng ở ông vẫn có nét đặc sắc riêng. Thượng sĩ thường lật ngược hẳn ý của câu hỏi vốn là những điều cốt lõi của kinh điển để người tham vấn sững sờ và khuất phục, sau đó nói bài kệ ngắn có tác dụng khai tâm. Chẳng hạn như hội thoại thứ bảy trong phần Đối cơ:

Lại hỏi: Trong giáo lí nói “không tức là sắc, sắc tức là không”, ý nghĩa thế nào?

Đáp lại: Chưa hiểu.

Sư nói: Ngươi có sắc thân không? Đáp lại: Có.

Sư nói: Vậy sao nói “sắc tức là không”?

Lại hỏi tiếp: Ngươi có nhìn thấy cái “không” có diện mạo gì không? Đáp lại: Không.

Sư nói: Vậy sao nói “không tức là sắc”? Lại hỏi: Rốt cuộc là thế nào?

Sư nói:

Sắc vốn chẳng phải không, Không vốn không phải sắc. Môn tăng lễ tạ.

Sư bảo: Nghe kệ ta đây:

Sắc tức là không, không tức sắc, Ba đời chư Phật quyền biến đặt.

Không vốn không sắc, sắc không không, Thể tính sáng lâu, chẳng được mất.

Trong cuộc hội thoại trên, Tuệ Trung bác bỏ một mệnh đề nổi tiếng của kinh Phật được nhiều người nhắc đến và nghiễm nhiên thừa thận: “không tức là sắc, sắc tức là không”. Lần thứ nhất, khi thiền sinh đồng ý mình có sắc thân, Tuệ Trung đã hỏi dồn: Vậy sao nói “sắc tức là không”? Lí trí không cho phép thiền sinh khẳng định điều này. Lần thứ hai, khi được hỏi: Ngươi có nhìn thấy cái “không” có diện mạo gì không? Thiền sinh với suy nghĩ lí trí buộc phải phủ nhận. Tuệ Trung tiếp tục hỏi dồn: Vậy sao nói “không tức là sắc”?.Đó quả là câu hỏi nan giải mà người tham vấn với suy nghĩ theo lôgic thông thường không thể trả lời. Như thế cả hai lần, bằng cách vận dụng kết cấu Đối cơ, Thượng sĩ đã bác bỏ vấn đề mà người học đạo đưa ra một cách

hiệu quả. Từ đó ông đi đến một mệnh đề mới, đối lập hoàn toàn với kinh điển Phật giáo, có tác dụng khơi mở tâm hồn những người còn vướng mắc vào khái niệm, chịu sự ràng buộc của cái nhìn “nhị kiến”. Người đọc có phong thái nho nhã, ưa sự trau chuốt ngôn từ sẽ khó thích lối nói này của Tuệ Trung. Nhưng đây là những đòn đánh cần thiết cho những ai còn mê lầm, chấp vào cực này hay cực kia. Đọc Đối cơ của Tuệ Trung, người đọc cần cái tâm tĩnh, nhưng phải có tinh thần phá chấp mạnh mẽ. Có như thế mới thấy được cái thâm hậu riêng của người sử dụng nó.

Việc kết hợp các thể loại thơ với kiểu kết cấu hài hòa cho riêng từng bài, từng thể loại đã khiến cho thơ Thiền của Tuệ Trung trở nên sinh động hơn. Nó vừa gây ấn tượng, vừa “đốn tỉnh” người học đạo và phần nào thể (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KT LUN

Từ việc đề cập đến những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ

thiền Việt Nam, người viết đi đến một số kết luận như sau:

1. Lý Trần là một trong những thời đại để lại dấu ấn rực rỡ nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam. Đây là thời đại độc lập dân tộc, thống nhất đất nước với hào khí vang dội từ những cuộc chiến chống giặc ngoại xâm. Đồng thời cũng là thời đại phục hưng những giá trị tinh thần của dân tộc. Vượt qua những khó khăn thử thách của giai đoạn đầu khôi phục đất nước sau gần mười một thế kỉ bị lệ thuộc, dưới thời đại Lý Trần, Đại Việt đã tạo dựng nên nhiều thành tựu về kinh tế, chính trị, giáo dục, hệ tư tưởng...

Đặc biệt, đây là giai đoạn hưng thịnh bậc nhất của Phật giáo trong lịch sử Việt Nam.

Trải qua một thời gian dài, đến thời đại Lý Trần, Phật giáo với tông phái chính là Thiền tông đã bắt nhịp với cuộc sống, hòa vào hào khí của thời

đại, trở thành hệ tư tưởng tiến bộ làm thăng hoa những giá trị tinh thần cao

đẹp của một dân tộc đang vươn lên để khẳng định nền độc lập tự chủ của mình. Đó là thứ tôn giáo nhập thế, phù hợp với đòi hỏi của thời đại và tín ngưỡng dân gian của người Việt nam.

Yếu tố thời đại kết hợp với sự phát triển của Phật giáo ở giai đoạn này

đã tạo nên những con người có hành trạng và cách hành xử đặc biệt. Bên cạnh những nhà sư tu Thiền tại chùa, còn có không ít bậc cư sĩđi theo đường lối tu Phật nhưng không xuất gia, vừa tham vấn Thiền học vừa hành đạo giúp đời. Tuệ Trung là một mẫu người như thế. Ông vừa hoàn thành sứ mệnh của con người thời đại, góp phần đánh giặc cứu nước, đồng thời là đỉnh cao trong giới

Một phần của tài liệu Những đóng góp của Tuệ Trung thượng sĩ cho thơ thiền Việt Nam (Trang 105 - 132)