Tuệ Trung Thượng sĩ – thân thế và hành trạng

Một phần của tài liệu Những đóng góp của Tuệ Trung thượng sĩ cho thơ thiền Việt Nam (Trang 31)

Tuệ Trung thượng sĩ tên thật là Trần Tung (1230 – 1291), là con cả của An Sinh Vương Trần Liễu, anh ruột của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Hoàng hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm (vợ của vua Trần Thánh Tông). Khi Trần Liễu mất (1251), Thượng hoàng Trần Thái Tông “cảm vì nghĩa nhận Trần Tung làm con nuôi, cho thừa kế đất thang mộc của cha và phong cho ông tước Hưng Ninh Vương” (Thượng sĩ hành trng).

Đến nay vẫn còn nhiều tài liệu nhầm lẫn Tuệ Trung là Trần Quốc Tảng, con trai của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Sự thật thì Trần Quốc Tuấn có người con trai tên là Trần Quốc Tảng, nhưng được phong tước Hưng Nhượng Vương. Thêm nữa theo các tác giả quyển Thơ văn Lý Trn, tập II, quyển thượng, trong An Nam chí lược của Lê Trắc, quyển IV, mục chinh tho vn hướng nói về cuộc xâm lược lần thứ ba của giặc Nguyên Mông có chỗ chép: “Nhị nguyệt thế tử khiển tòng huynh Hưng Ninh Vương Trần Tung lũ lai ước hàng, cố tạo ngã sư. Dạ nãi khiển kí cảm tử giả kiếp chư dinh” (tháng hai năm Mậu Tý 1288, Thế tử Đại Việt phái người anh con bác ruột là Hưng Ninh Vương Trần Tung nhiều lần tới ước hẹn đầu hàng cốt làm cho quân ta mệt mỏi rồi ban đêm cho quân cảm tử tới cướp doanh trại). Theo tài liệu đó có thể khẳng định Trần Tung là bác của Trần Quốc Tảng.

Trần Tung là một trong những người có công trong kháng chiến chống quân Nguyên – Mông. Cũng như phần lớn các vương hầu thân tín của nhà Trần, trong ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông (1257-1258, 1285, 1287-1288), Trần Tung đã trực tiếp tham gia cầm quân đánh giặc. Dưới quyền điều khiển của Quốc công tiết chế Trần Quốc Tuấn, trong cuộc kháng chiến lần thứ hai vào ngày 10 tháng 6 năm 1285, khi Thoát Hoan núng thế bắt

đầu rút khỏi bờ bắc Sồng Hồng thì ông cùng với Hưng Đạo Vương đem quân

đón đánh, kịch chiến với tướng giặc là Lưu Thế Anh, đuổi Thoát Hoan đến sông Như Nguyệt. Và như đã đề cập ở trên, trong cuộc kháng chiến lần thứ

ba, ông còn được giao nhiệm vụ ngoại giao quan trọng nhiều lần đến đồn giặc vờ ước hẹn trá hàng làm quân giặc mất cảnh giác, sau đó đem quân cướp doanh trại. Trần Nhân Tông trong Thượng sĩ hành trng đã khẳng định: “Thượng sĩđược cử trấn giữ quân dân ở Lộ Hồng. Hai lần giặc Bắc xâm lăng, có công với nước lần hồi được thăng chuyển giữ chức tiết độ sứ vùng biển tại Thái Bình” [58, tr.544].

Về cốt cách, theo Trần Nhân Tông “Thượng sĩ là người khí lượng thâm trầm, phong thần nhàn nhã. Ngay từ còn để chỏm đã hâm mộ cửa không. Đến tham vấn thiền sư Tiêu Dao ở Phúc Đường, người đã lãnh hội được yếu chỉ

bèn dốc lòng thờ làm thầy. Ngày ngày chỉ lấy việc hứng thú với thiền học làm vui, không hề bận tâm đến công danh sự nghiệp” [58, tr.544-545].

Như vậy cũng như khá nhiều nhân tài thời Trần, lúc binh biến Tuệ

Trung dốc hết lòng hết sức vì xã tắc, song lúc thái bình ông không hề chú trọng việc làm quan, danh vọng chức tước mà yêu cuộc đời an vui bình dị. Có lẽ chính vì thế mà tên tuổi của ông ít đi vào sử sách chăng?

Tuy nhiên nếu xét trong giới thiền đời Trần, mặc dù không xuất gia đi tu nhưng Tuệ Trung là một gương mặt đặc biệt được nhiều người kính trọng.

Đương thời Trần Thánh Tông rất mực tôn kính ông. Tháng 2 năm 1287 Hoàng hậu Thiên Cảm qua đời, vua Thánh Tông cúng chay trong cung, bảo Nhân Tông mời Tuệ Trung đến dự. Có mặt trong buổi lễ ấy là nhiều vị tôn túc trưởng lão của Thiền môn. Thánh Tông thỉnh mỗi vị một bài kệ ngắn để bày tỏ kiến giải của mình. Nhưng kết quả bài nào cũng “ngầu bùn sũng nước” chưa được khai thông. Vua bèn đem giấy đến cho Thượng sĩ. Thượng sĩ liền viết bài kệ sau đây:

Kiến giải trình kiến giải, Tự niết mục tác quái. Niết mục tác quái liễu, Minh minh thường tự tại.

Dịch thơ:

Kiến giải bày kiến giải, Như dụi mắt làm quái. Dụi mắt làm quái rồi, Sáng sủa liền tự tại.

Vua Thánh Tông đọc xong liền viết tiếp như sau:

Minh minh thường tự tại, Diệc niết mục tác quái. Kiến quái bất kiến quái, Kỳ quái tất tự hoại.

Dịch thơ:

Sáng sủa thường tự tại, Cũng dụi mắt làm quái. Thấy quái, không thấy quái, Quái kia liền tự hoại.

Tuệ Trung đọc xong rất mực bằng lòng. Thánh Tông rất khâm phục đạo học của ông. Chính vua là người đầu tiên cung kính gọi Tuệ Trung là Thượng sĩ (giống như Bồ tát). Vua Trần Nhân Tông – người sáng lập ra phái Thiền Trúc Lâm từng tôn Tuệ Trung làm thầy và luôn hết lòng tôn kính, đề cao: “Thượng sĩ trộn lẫn cùng thế tục, hòa cùng ánh sáng chứ không trái hẳn với người đời. Nhờ đó mà tiếp nối theo được hạt giống pháp và dìu dắt được kẻ

sơ cơ. Người nào tìm đến hỏi han, người cũng chỉ bảo cho điều cương yếu, khiến họ trụ được cái tâm, mặc tính ngang tàng, không rơi vào danh hay thực” [58, tr.545]. Trần Nhân Tông còn dành riêng bài Tán Tu Trung Thượng sĩ

để ca ngợi người thầy của mình:

Vọng chi nhĩ cao Toàn chi nhĩ kiên Hốt nhiên tại hậu Chiêm chi tại tiền Phù thị chi vị

Dịch thơ:

Càng nhìn càng cao Càng khoan càng bền Chợt phía sau đó Ngắm phía trước liền Cái này tên gọi

Là Thượng Sĩ Thiền

(Đỗ Văn Hỷ dịch)

Như thế đủ biết đạo học của Tuệ Trung rất uyên thâm và hành trạng của ông có nhiều điều độc đáo. Đó là người tinh sâu biết rõ, ngược xuôi thật khó mà lường.

Năm 1290, Thượng hoàng Trần Thái Tông băng, Tuệ Trung Thượng sĩ

về kinh đô chịu tang. Vài tháng sau ông cũng nhiễm bệnh ở Dưỡng Chân trang. Trần Nhân Tông kể lại: lúc sắp mất người không nằm ở phòng riêng mà cho kê một chiếc giường gỗ ở ngôi nhà bỏ trống và “nằm theo phép kiết tường, nhắm mắt mà tịch. Người hầu và thê thiếp trong nhà khóc rống lên. Thượng sĩ mở mắt ngồi dậy, gọi người lấy nước rửa tay, súc miệng, đoạn quở

nhẹ rằng: Sống chết là lẽ thường, làm gì phải xót thương quyến luyến làm rối chân tính của ta? Dứt lời người êm thấm mà tịch. Bây giờ là ngày mồng một tháng tư năm Tân Mão, niên hiệu Trùng Hưng năm thứ bảy, hưởng thọ 62 tuổi” (Thượng sĩ hành trng).

Với đạo học uyên thâm kết hợp với lối sống phóng khoáng, cởi mở, tiến bộ, Tuệ Trung đã sáng tác một khối lượng lớn tác phẩm vừa hàm chứa tư

tưởng Thiền, vừa thấm đẫm chất thi ca. Tuy nhiên tác phẩm của Thượng sĩ

không được chú thích mốc thời gian cụ thể. Vì thế ta không thể chia sáng tác của ông thành các giai đoạn như vẫn thực hiện được với nhiều tác giả khác.

Theo các tác giả cuốn Thơ văn Lý Trn, sáng tác của Thượng sĩ được tập hợp trong bộ Thượng sĩ Ng Lc.Đây là bộ sách gồm ba phần. Phần thứ

nhất là phần Ng lc gồm những bài giảng của ông cho học trò tập hợp trong

Đối cơ và những ý kiến của ông về những công án xưa, còn gọi là Tng cổ.

Phần thứ hai gồm 49 bài thơ dưới nhiều đề tài và nhiều thể loại. Phần thứ ba gồm 1 bài Thượng sĩ hành trng của Trần Nhân Tông, 8 bài của tám nhà Thiền học của phái Trúc Lâm và 1 bài bạt của Đỗ Khắc Chung. Toàn bộ tập sách do sư Tuệ Nguyên chùa Long Động khắc in vào năm Quý Hợi, niên hiệu Chính Hòa thứ 4 (1683), được khắc lại một lần nữa vào năm Quý Mùi, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 24 (1763), rồi lại được sư Thanh Cừ khắc lại năm Quý Mão (1903).

Như vậy sáng tác của Thượng sĩ có thể tóm tắt trong ba phần chính:

Đối cơ, Tụng cổ, Thi ca.

Đối cơ là những mẫu đối thoại của Thượng sĩ và các thiền sinh tham vấn học hỏi về các chủ đề liên quan đến giáo lí Phật giáo. Đây cũng là một hình thức sáng tác trong văn học Thiền. Câu trả lời trong cuộc hội thoại thường đưa người học ra ngoài thế giới suy luận thông thường, bỏ những khái niệm vọng tưởng để từđó mà chứng ngộ.

Tng cổ là thể loại sáng tác khá đặc biệt trong thơ Thiền. Người tụng thường trình bày các ý tưởng của mình dựa trên các điển cố, công án mà mình tâm đắc. Từ đó giúp người học tiếp nhận thông điệp Thiền ý.

Thi ca là những bài thơ thể hiện sự chứng đắc về Thiền ý với nguồn cảm hứng vô tận mang tính thẩm mĩ và những tư tưởng uyên áo.

Tuy nhiên điều đáng lưu ý là ngay trong cả hai phần Đối cơ và Tng c

cũng có không ít câu, đoạn mang giá trị thi ca. Thông qua ba phần này, toàn bộ tư tưởng Thiền học, triết học của Tuệ Trung đã được phô diễn rất tinh tế cả

Thượng sĩ ng lc đã trở thành tác phẩm mở đường cho Thiền phái Trúc Lâm, tham gia đóng góp giúp đạo Phật hưng thịnh, làm rạng rỡ thời đại.

Chương 2:

NHNG ĐÓNG GÓP V NI DUNG – TƯ TƯỞNG CA TU TRUNG CHO THƠ THIN VIT NAM

2.1. Tư tưởng “tuỳ duyên”

Kế tục lối sống “hòa quang đồng trần” của các vị thiền sư đi trước, đến Tuệ Trung Thượng sĩ, lối sống ấy càng được thể hiện đậm nét. Điều này có thể thấy rõ qua lời nhận xét của Trần Nhân Tông trong Thượng sĩ hành trng: “Thượng sĩ trộn lẫn cùng thế tục, hòa cùng ánh sáng chứ không trái hẳn với người đời. Nhờ đó mà tiếp nối theo được hạt giống pháp và dìu dắt

được kẻ sơ cơ. Người nào tìm đến hỏi han, người cũng chỉ bảo cho điều cương yếu, khiến họ trụ được cái tâm, mặc tính ngang tàng, không rơi vào danh hay thực” [58, tr.545]. Đó chính là thái độ sống, lối sống “tùy duyên” của Thiền tông. Nếu các vị Bồ tát trong kinh Phật luôn đề cao sự dấn thân và hòa mình vào cuộc đời để phụng sự chúng sinh thì với Tuệ Trung, Thiền tông cũng không còn là triết lý cao siêu xa lạ. Qua thơ văn của mình, Thượng sĩđã thể hiện một triết lí thiền gần gũi với cuộc đời, ở ngay trong đời sống hằng ngày. Với ông “đi cũng thiền, ngồi cũng thiền, trong lửa lò hồng một đóa sen” [58, B.103]. Triết lí thiền của Tuệ Trung là sự ung dung, khoan thai trong mọi hành động, khi tâm tĩnh thì hành động luyện tính tất thành.

Thượng sĩ quan niệm sống ở đời là phải biết tùy nghi, không nên khư

khư chấp vào quy tắc cứng nhắc:

Khỏa quốc hân nhiên tiện thoát y, Lễ phi vô dã, tục tùy nghi.

(Vt bt năng dung) Dịch thơ:

Phải đâu quên lễ, chỉ tùy nghi.

(Vt không th tùy theo mi người – Trúc Thiên dịch) Bởi vì “Chiếc thoa đối với bà già đầu hói chỉ là chiếc móc để treo, tấm gương sáng đối với người mù chỉ là cái nắp đậy chén. Dẫu tiếng ngọc nhập vào đàn cầm thì trâu cũng chẳng thèm nghe. Bông hoa kia có trang sức thêm chuỗi ngọc thì voi cũng không biết đến” [58, B.92]. Lĩnh hội được cái tinh túy của Thiền, Tuệ Trung đã tạo nên một cách sống đẹp hòa hợp với quy luật tự

nhiên. Theo Thượng sĩ con người là một phần của thế giới tự nhiên, cũng như

những hiện tượng tự nhiên khác có sinh ắt có tử, có trẻ thời có già… khác gì mây bay khi có gió, như nước suối chảy ra khỏi núi, như hoa nở đúng mùa. Tất thảy vạn vật tồn tại hay mất đi đều có cơ duyên của nó. Vậy thì cớ gì con người sống lại ép buộc mình? Với tâm thế như vậy, Tuệ Trung sống ung dung, làm những việc kinh thiên động địa khó lường mà vẫn toát lên phong thái thanh cao:

Nhật nhật trượng trì tại chưởng trung, Hốt nhiên như hổ hựu như long.

Niêm lai khước khủng sơn hà toái,

Trác khởi hoàn phương nhật nguyệt lung.

(Tr trượng tử)

Dịch thơ:

Ngày lại ngày qua tay vững gậy, Thoắt nhanh như cọp, dẻo như rồng. Vung lên, sông núi e tan nát,

Dựng dậy, trời trăng sợ mịt mùng.

Trong lòng bình thản, không vướng bận thị phi thì dù ở cảnh ngộ nào nếu biết sống “tùy duyên” con người cũng sẽ an nhiên, tự tại:

Sài môn mao ốc cư tiêu sái, Vô thị vô phi tự tại tâm.

(T ti)

Dịch thơ:

Nhà tranh cửa liếp phong quang chán, Phải trái đều không, tự tại tâm.

(T ti – Đào Phương Bình dịch) Với cách sống phóng khoáng như thế, Tuệ Trung đã thể hiện sự hòa hợp của con người trong tương quan của vũ trụ. Trong bài Giang h t thích

(B.82) là một con người sống thảnh thơi, phơi phới giữa đất trời bao la. Tiếng “nhạn trời” lúc này không chỉ là âm thanh của mùa thu mà còn là phong thái tiêu dao của con người trong sự giác ngộ bất ngờ. Chiếc “thuyền nhỏ” trên “sông dài” kia không gợi sự nhỏ bé của kiếp người theo quan niệm thông thường mà cho thấy niềm hạnh phúc của con người khi biết vươn lên trên mọi

đổi thay.

Trong quan niệm của thiền gia lỗi lạc này, Thiền chính là ở chỗ hành xử hợp thời: “Sâu thì dấn chừ, nông thì xắn vén. Dùng thì làm chừ, bỏ thì ẩn tàng. Buông hình hài chừ, đừng nắm bắt. Tỉnh một đời chừ, chớ chạy quàng” [58, B.104]. Với Tuệ Trung, Thiền tông không chỉ là một tôn giáo mà còn là một cách sống, một đạo sống đẹp giúp con người đạt đến hạnh phúc đích thực ngay trong cuộc sống này. Bởi vậy dẫu học đạo Thiền, nhưng ông không ép buộc mình phải cạo tóc đi tu, mặc áo cà sa. Ông không buộc mình phải trì giới, thậm chí cho rằng “trì giới và nhẫn nhục chỉ chuốc tội chứ không chuốc phúc” [58, B.108]. Ông không để tâm đến việc ngồi thiền niệm Phật một cách hình thức, lại ăn thịt cá, uống rượu và cũng có thê thiếp như mọi người. Với

Tuệ Trung, thiền là ở tâm, hành động thì phải “tùy ngộ nhi an”: “Đói thì ăn cơm, mệt thì ngủ. Lúc hứng lên thì thổi sáo không lỗ, lắng xuống thì đốt giải thoát hương” [58, B.104].

Trước Tuệ Trung, ở đời Lý, lối sống “Cư trần lạc đạo” với chủ trương “tùy tục” đã hình thành và đi vào đời sống thực tiễn. Các nhà sư ở giai đoạn này không chỉđóng khung ở những hoạt động trong chùa, họ kết hợp với các Phật tử tham gia công tác xã hội như: Chữa bệnh, đắp đường... Thiền sư

Trường Nguyên chủ trương “Tại quang tại trần, thường ly quang trần”. Tiếp

đó, sư Thường Chiếu (?-1203) – người làm gạch nối giữa Phật giáo ba tông phái đời Lý và một tông phái đời Trần – cũng nói đến chữ “tùy”. Trong Vit Nam Pht giáo s lun, Nguyễn Lang có dẫn câu chuyện từ sách Thin uyn tp anh. Trước khi Thường Chiếu viên tịch, đệ tử của ông là Thần Nghi hỏi: “Những nhân vật như sư phụ khi thời tiết đến cũng phải tùy tục chết như

người thường sao?” Thường Chiếu hỏi: “Ngươi thấy được ai là kẻ không tùy tục nào?” Thần Nghi đáp: “Bồ Đề Đạt Ma là một. Ông ta không chết mà chỉ

lướt biển trở về Ấn Độ”. Thường Chiếu lại nói: “Đó chẳng qua là chuyện chó sủa mà thôi”. Thần Nghi hỏi: “Vậy hòa thượng có tùy tục không?” Thường Chiếu nói: “Ta cũng tùy tục”. Thần Nghi lại hỏi: “Tại sao lại như thế?” Thường Chiếu trả lời: “Để cho giống với kẻ khác” [106, tr.224]. Qua câu chuyện, Thường Chiếu đã truyền dạy cho học trò của mình nguyên tắc “tùy tục”, nghĩa là làm giống như cuộc đời. Tuy nhiên, các thiền sư đời Lý chủ yếu nhấn mạnh chữ “tùy” với ý nghĩa “tùy tục” về lẽ sống chết chứ chưa hẳn là sự

tùy nghi, “tùy duyên” triệt để đến mức “phá giới” như Tuệ Trung. Song cũng cần lưu ý rằng đề cao lối sống “tùy duyên” không đồng nghĩa với việc Thượng sĩ khuyến khích con người sống phóng túng buông thả. Vì theo người “mải vui nếu chẳng tìm ra gốc, nghìn thuở lương duyên chẳng đến đâu” [58,

Một phần của tài liệu Những đóng góp của Tuệ Trung thượng sĩ cho thơ thiền Việt Nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)