“Không gian nghệ thuật trong thơ thiền Lý Trần thường là một không gian bao la, khoáng đạt, trong trẻo và lặng lẽ” [13, tr.91]. Đó là điều dễ hiểu, vì nó vừa là ngoại cảnh vừa là tâm cảnh. Thêm nữa ngoại cảnh đó được lọc qua cái nhìn thuần nhất của con mắt đạo. Đó là dạng không gian nặng về tính biểu tượng của thơ thiền.
Không gian biểu tượng trong thơ của Tuệ Trung thường xuất hiện dưới các hình ảnh biểu trưng như: “Nửa đêm Tân La mặt trời ửng đỏ” [58, B.100] hay những địa danh quen thuộc như núi Hoàng Mai, Tào Khê, Thiếu Thất, Côn Luân, Hùng Nhĩ... Đó là những nơi gắn liền với những sự kiện, điển tích của nhà Phật. Thượng sĩ sử dụng không gian biểu tượng đó vì nó là một yếu tố không thể thiếu trong thơ thiền: không thể bàn về đạo mà không nói đến cội nguồn của nó. Hơn nữa, việc sử dụng không gian biểu tượng này đáp ứng
được đặc điểm “ý tại ngôn ngoại” của thơ ca phương Đông: ngắn gọn và súc tích.
Tuy nhiên, Tuệ Trung là một người luôn có ý thức đem đạo gắn với
đời, nên trong thơ của ông còn xuất hiện một không gian hiện thực sinh động có màu sắc, âm thanh của sự sống và niềm tin thế tục.
Với tâm hồn rộng mở, phong thái phóng khoáng, Thượng sĩ để hồn mình rong chơi trong không gian hiện thực bao la với đủ “muôn tía ngàn xanh” nhằm nuôi dưỡng chân tính [58, B.62]. Không gian ấy tĩnh lặng và mang phong vị thiền, nhưng nó còn đẹp bởi hương sắc của đồng nội hay muông thú ở chốn rừng sâu:
Phúc Đường cảnh trí dĩ lang đang, Lại hữu thiền phong tập tập lương. Ly lạc tiêu sơ trừu duẩn sấu,
Môn đình u thúy tịch tùng hoang.
(Phúc Đường cảnh vật) Dịch thơ:
Quang cảnh Phúc Đường thoáng đãng sao, Gió thiền mát rượi thổi xôn xao.
Rào xiêu, măng võ trồi lưng dậu, Sân rợp, thông hoang sát cổng vào.
(Cảnh vật Phúc Đường – Huệ Chi dịch) Thiên nhiên ấy khiến tâm hồn con người khoáng đạt, vượt lên trên những âu lo trần tục hay ngược lại chính tư tưởng bình lặng, trong trẻo của con người khiến không gian trở nên thoáng đãng? Có điều chúng ta có thể
khẳng định: Không gian hiện thực mà Tuệ Trung thể hiện trong tác phẩm của mình luôn là một không gian mở và không có giới hạn. Trong đó con người vui sống một cách tự do với sở thích của mình: “Buổi sớm, kéo cánh buồm cô
sóng” [58, B.91]. Con người trong mối tương quan với thiên nhiên đó luôn là kẻ đồng hành:
Sông dài, thuyền nhỏ nổi lênh đênh, Cất mái chèo qua đoạn thác ghềnh.
(Vui thích giang hồ – Huệ Chi dịch)
Con người nhỏ bé, không gian mênh mông, nhưng con người không biến mất trong khoảng không ấy mà ngược lại tâm ý của con người thanh thản và an nhiên cùng mười cõi gió thu, trải lòng cùng tiếng nhạn trời...
Hai loại không gian ấy trong thơ thiền Tuệ trung không hoàn toàn tách bạch và đối lập nhau. Chúng hòa nhập, chuyển hóa lẫn nhau. Có khi thân thể
con người ở trong không gian hiện thực, nhưng tâm hồn con người lại ở chốn không gian phi hiện thực. Chẳng hạn như trong bài Ngẫu tác (B,70):
Đường trung đoan tọa tịch vô nghiên (ngôn), Nhàn khán Côn Luân nhất lũ yên.
Dịch thơ:
Giữa nhà không nói chỉ ngồi yên, Nhàn ngắm Côn Luân sợi khói lên.
(Chợt hứng làm thơ – Huệ Chi dịch) Hoặc trong bài Phỏng Tăng Điền đại sư:
Nhân gian tận kiên thiên sơn hiểu, Thùy thính cô viên đề xứ thâm.
Dịch thơ:
Người đời chỉ thấy nghìn non sáng, Tiếng vượn rừng sâu ai biết không?
(Thăm đại sư Tăng Điền – Đỗ Văn Hỷ dịch) Khi con người đã đạt đạo thì sống trong thế giới thực tại khác gì đang ở
cho cái “chân như” ở ngay hiện tiền, không cần nhọc công tìm kiếm ở nơi nào xa xôi. Không gian biểu tượng “tiếng vượn rừng sâu” trong suy luận thông thường có thể thu hẹp so với không gian “nghìn non sáng sủa. Tuy nhiên trong thế giới của sự giác ngộ, nó không hề có giới hạn.