1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận cuối kì học phần lý luận dạy học dự án hoàng thành thăng long chứng nhân lịch sử của thời đại

25 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàng Thành Thăng Long - Chứng nhân lịch sử của thời đại
Tác giả Thiều Phan Huyền Diệu, Đỗ Yến Nhi, Phạm Thu Phương, Lý Huyền Na, Đinh Đức Nghĩa, Nông Anh Tuấn, Vũ Văn Long
Người hướng dẫn PGS.TS. Trương Thị Bích
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Lý luận dạy học
Thể loại Bài tiểu luận cuối kì
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 3,5 MB

Nội dung

Tuy nhiên,những nghiên cứu trong nước còn hạn chế về vấn đề của luận văn ở lĩnh vựcphương pháp dạy học Lịch sử, Địa lý , cụ thể là phương pháp sử dụng di sảntrong dạy học Lịch sử, Địa lý

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

- 

-Bài tiểu luận cuối kì học phần lý luận dạy học

Nhóm 1: Dự án “Hoàng Thành Thăng Long – Chứng nhân lịch

sử của thời đại”

Giáo viên hướng dẫn PGS.TS Trương Thị Bích

Sinh viên thực hiện 1 Thiều Phan Huyền Diệu (Nhóm trưởng) - 21010053

Trang 2

HÀ NỘI – NĂM 2023 LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại họcGiáo dục đã đưa môn học Lý luận dạy học vào chương trình giảng dạy Đặcbiệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – TS.Trương Thị Bích đã giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho emtrong suốt thời gian học tập vừa qua Trong thời gian tham gia lớp học của

cô, chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tậphiệu quả, nghiêm túc Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hànhtrang để chúng em có thể vững bước sau này để trở thành những nhà giáotương lai

Đây là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao Đảm bảocung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên sư phạm

và nâng cao khả năng ứng xử, tìm hiểu cho sinh viên Tuy nhiên, do vốnkiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ.Mặc dù chúng em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó cóthể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong

cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn Chúng em xin chân thành cảm ơn!

2

Trang 3

1 Lý do chọn đề tài

Trong xu thế hội nhập hiện nay, công tác giáo dục truyền thống lịch sử dântộc cho thế hệ trẻ luôn được chú trọng trong các nhà trường phổ thông.Trong số các môn học đó, Lịch sử và Địa lý có nhiều ưu thế và ý nghĩa quantrọng góp phần giáo dục thế hệ trẻ theo lý tưởng của Đảng Cộng sản ViệtNam

Tuy nhiên, thực tế việc dạy và học Lịch sử và Địa lý còn có những hạn chế

so với mong đợi của xã hội Thực tiễn nhiều học sinh không ham thích hoặcthờ ơ với việc học Lịch sử, Địa lý Thực trạng này đã và đang gióng lên hồichuông báo động và cần có sự thay đổi nhanh chóng nhưng hợp lý, cẩn trọngđối với việc giảng dạy và học tập môn Lịch sử, Địa lý Đặc biệt, vấn đề nângcao sự hiểu biết của học sinh theo cách tự nhiên nhất nhưng phải hấp dẫn,đưa người học vào tâm thế chủ động, sáng tạo còn chưa thực sự phát huyhiệu quả Chính vì vậy, chúng ta cần có những bước cải tiến và đổi mới nộidung và phương pháp dạy học bộ môn mang tính cấp bách Quá trình nàyđược tiến hành thường xuyên, đồng bộ, trong đó cần tăng cường sử dụng cáctài liệu trực quan Một trong số đó chính là sử dụng di sản văn hóa Đâykhông chỉ là một loại tài liệu lịch sử vật chất quý hiếm, một bằng chứngkhoa học, trung thực về quá khứ mà còn là một loại tư liệu dạy học bộ mônđem lại hiệu quả cao

Với chiều dài lịch sử đấu tranh anh hùng, Việt Nam có nhiều loại di sảnkhác nhau và đem lại hiệu quả giáo dục Một trong số đó, khu trung tâmHoàng thành Thăng Long được công nhận là di sản văn hóa thế giới vàonăm 2009 là nguồn tài liệu rất quan trọng Khu di sản bao gồm Di tích Khảo

cổ học 18 Hoàng Diệu và Trục chính tâm Hoàng thành Thăng Long đã tạonên một quần thể thống nhất, có giá trị về lịch sử bởi đây từng là Kinh đôcủa quốc gia Đại Việt từ thế kỉ XII đến thế kỉ XVIII Vì vậy, vấn đề này là đềtài của nhiều công trình khoa học của nhiều tác giả trong và ngoài nước.Nhiều khía cạnh khác của vấn đề được đề cập và giải quyết Tuy nhiên,những nghiên cứu trong nước còn hạn chế về vấn đề của luận văn ở lĩnh vựcphương pháp dạy học Lịch sử, Địa lý , cụ thể là phương pháp sử dụng di sảntrong dạy học Lịch sử, Địa lý ở các trường THCS

Với những lý do nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Hoàng Thành ThăngLong – Chứng nhân lịch sử của thời đại” nhằm sử dụng nguồn tài liệu quý

Trang 4

giá này theo hướng dạy học đổi mới, sáng tạo, góp phần nâng cao chất lượnggiáo dục lịch sử ở trường THCS.

2.Mục đích dự án

Trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng di sản Hoàng

thành Thăng Long trong dạy học Lịch sử lớp 7 và Địa lý lớp 6 Việt Nam, dự

án xác định rõ những nguyên tắc, đặc điểm của phương tiện trực quan này,đồng thời đề xuất các biện pháp sử dụng di sản trong bài dạy phù hợp vớiđặc điểm học sinh THCS

3.Nhiệm vụ dự án

- Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc sử dụng di sản và những yêu cầu cần

thiết khi sử dụng di sản vào dạy học môn Lịch sử và Địa lý

- Khảo sát, đánh giá thực trạng sử dụng di sản nói chung, sử dụng di sảnHoàng thành Thăng Long nói riêng trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý

- Nghiên cứu nội dung phần Lịch sử Việt Nam lớp 7 và Địa lý lớp 6 sử dụng

di sản Hoàng thành Thăng Long và định hướng biện pháp sử dụng di sảntheo hướng dạy học tích cực

- Tiến hành thực nghiệm, làm cơ sở cho việc rút ra các kết luận khoa học,đóng góp vào sự phát triển của lý luận và phương pháp dạy học Lịch sử vàĐịa lý

4.Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Quá trình sử dụng di sản trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ Xđến đầu thế kỉ XV lớp 7 và Địa lý lớp 6 Bản đồ - phương tiện thể hiện bềmặt Trái đất

- Hiểu rõ cách xây dựng kế hoạch bài dạy

- Có khả năng xây dựng một kế hoạch bài dạy theo định hướng phát triểnnăng lực

- Biết vận dụng những phương pháp dạy học đã học vào xây dựng kế hoạchdạy học

2

Trang 5

- Biết vận dụng kế hoạch dạy học một cách linh hoạt để phục vụ việc giảngdạy trên trường phổ thông sau này.

1 Giới thiệu về dự án

Tóm tắt bài dạy

Hoàng thành Thăng Long – kinh đô của quốc gia Đại Việt từ thế kỉ X đếnthế kỉ XV Trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê sơ cùng với những thăng trầmcủa lịch sử dân tộc Việt Nam, Hoàng thành Thăng Long trở thành biểu tượngcủa nền văn minh Đại Việt Trong tiến trình lịch sử các triều đại, Hoàngthành Thăng Long mang những giá trị lịch sử, văn hóa đặc trưng Thông qua

dự án này yêu cầu học sinh kết hợp kiến thức đã học và kiến thức xã hội tìmhiểu về những giá trị của Hoàng thành Thăng Long trong mối liên hệ giữalịch sử và thực tiễn ngày nay

Các môn học liên quan đến bài dạy:

Lịch sử và Địa lí 7: Chương 5 Việt Nam từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVLịch sử và Địa lí 6: Chương 1 Bản đồ - phương tiện thể hiện bề mặt trái đất

 Biết đọc kí hiệu bản đồ và chú giải bản đồ

 Biết đọc bản đồ, xác định được vị trí của đối tượng địa lý trên bản đồ

 Vẽ được lược đồ trí nhớ thể hiện các đối tượng địa lý

Trang 6

 Hình thành kĩ năng chọn lọc, sưu tầm tài liệu và sáng tạo học liệu củamôn học.

Thái độ:

 Hứng thú với môn học, phát huy khả năng tư duy, sáng tạo của HS

 Có ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn các di sản văn hóa của dântộc

Câu hỏi khái quát:

Câu hỏi bài học:

Câu hỏi nội dung:

- Hoàng thành Thăng Long gắn liền với nền văn minh nào?

- Vai trò của Hoàng thành Thăng Long trong công cuộc xây dựng đất nước qua các thời kỳ Lý, Trần, Lê sơ ?

Nhiệm vụ nhóm

1 Nhiệm vụ chung cho 2 nhóm:

Hoàn thành bản báo cáo tìm hiểu về:

 Công cuộc thiên đô lịch sử của Lý Thái Tổ từ Hoa Lư ra Thăng Long

Bộ câu hỏi định hướng:

Những giá trị của Hoàng thành Thăng Long trong mối liên hệ giữa lịch sử vàthực tiễn ngày nay?

- Vì sao Lý Thái Tổ lại lựa chọn Thăng Long làm kinh đô ?

- Hoàng thành Thăng Long là kinh đô của các vương triều nào trong lịch sửchế độ phong kiến Việt Nam ?

- Giá trị nổi bật của Hoàng thành Thăng Long qua các thời kì Lý, Trần, Lê

sơ là gì ?

- Những giá trị lưu truyền của Hoàng thành Thăng Long ngày nay ?

Trang 7

 Hoàng thành Thăng Long trong công cuộc xây dựng đất nước thời Lý,Trần, Lê sơ

 Vai trò, ý nghĩa lịch sử Hoàng thành Thăng Long trong giai đoạn từ thế

Hoàng thành Thăng Long trong công cuộc xây dựng đất nước thời Lý, Trần,

Lê sơ – Vai trò và ý nghĩa lịch sử

Trang 8

- 1 bản đồ tổng quan về cấu trúc Hoàng thành Thăng Long ngày nay.

- Biên bản báo cáo hoạt động nhóm

2 Thực hiện dự án

* HS thực hiện dự án trên phiếu học tập và sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, video

về chủ đề của nhóm mình và nộp lại kế hoạch thực hiện dự án sau 1 tuần thực hiện

* HS nộp lại sản phẩm cho GV trước ngày báo cáo ít nhất 3 ngày để GV xem và yêu cầu HS chỉnh sửa

3 Báo cáo dự án và tổng kết

Nhóm 1: Hoàng thành Thăng Long trong công cuộc xây dựng đất nước thời

Lý, Trần, Lê sơ – Vai trò và ý nghĩa lịch sử

Vai trò và ý nghĩa lịch sử của Hoàng Thành Thăng Long trong công cuộc xây dựng đất nước thời Lí, Trần, Lê sơ:

- Hoàng Thành Thăng Long là nơi sinh sống và làm việc của nhà vua và Hoàng tộc

- Là nơi tổ chức các buổi thiết triều bàn bạc những công việc lớn, công việc đại sự của đất nước trong thời phong kiến

- Là nơi tổ chức các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước như lễ đăng cơcủa các Hoàng Đế, nơi tổ chức các kỳ thi và công bố các thi sinh đổ trong các kỳ thi như trạng nguyên

Ngay từ năm 1010, khi mới định đô Thăng Long, Lý Thái Tổ đã khởi công xây dựng Hoàng Thành và hàng loạt cung điện ở trong Hoàng Thành Hoàngthành đắp bằng đất, phía ngoài có hào, mở 4 cửa: Tường Phù ở phía đông, Quảng Phúc ở phía tây, Đại Hưng ở phía nam, Diệu Đức ở phía bắc Tuy cònnhững ý kiến khác nhau, nhưng căn cứ vào sử liệu và di tích còn lại, có thể xác định cửa Tường Phù mở ra phía Chợ Đông và khu phố buôn bán tấp nập của phường Giang Khẩu và đền Bạch Mã Cửa Quảng Phúc mở ra phía chùa Một Cột và chợ Tây Nhai (chợ Ngọc Hà) Cửa Đại Hưng ở khoảng gần Cửa

6

Trang 9

Nam hiện nay Cửa Diệu Đức nhìn ra trước sông Tô Lịch, khoảng đường Phan Đình Phùng hiện nay Những cung điện chính còn thấy trong sử sách như: điện Càn Nguyên là nơi thiết triều đặt trên núi Nùng tức núi Long Đỗ, hai bên tả hữu là điện Tập Hiền và điện Giảng Võ Bên trái mở cửa Phi Longthông với cung Nghinh Xuân, bên phải mở cửa Đan Phượng thông với cửa

Uy Viễn, chính Bắc dựng điện Cao Minh Thềm các quan chầu vua gọi là Long Trì có hành lang chạy xung quanh Đằng sau điện Càn Nguyên là điện Long An và điện Long Thụy làm nơi nhà vua nghỉ ngơi Bên trái xây điện Nhật Quang, bên phải xây điện Nguyệt Minh, đằng sau là cung Thúy Hoa là nơi ở của các phi tần

Sơ đồ phỏng dựng (mang tính tham khảo) khu Hoàng thành Thăng Long

thời Lý cùng chú giải một số tên cung điện chính.

Năm 1029, Lý Thái Tông xây dựng lại toàn bộ khu Cấm Thành sau khi nơi đây bị tàn phá bởi vụ Loạn tam vương Trên nền cũ điện Càn Nguyên, Lý Thái Tông cho dựng điện Thiên An làm nơi thiết triều Hai bên tả hữu là điệnTuyên Đức và điện Thiên Phúc Phía trước điện Thiên An là sân Rồng có đặtmột quả chuông lớn Hai bên tả hữu sân rồng có đặt gác chuông Phía đông, tây sân Rồng là điện Văn Minh và điện Quảng Vũ, phía trước sân rồng là điện Phụng Tiên, trên điện có lầu Chính Dương là nơi báo canh báo khắc Sau điện Thiên An là điện Thiên Khánh hình Bát Giác Sau điện Thiên Khánh là điện Trường Xuân Trên điện Trường Xuân có gác Đồ Long Từ điện Thiên Khánh nối với điện Thiên An ở phía sau đều có bắc cầu gọi là cầuPhượng Hoàng

Năm 1203, vua Lý Cao Tông bắt đầu một đợt xây dựng mới Cung điện mới được xây ở phía tây tẩm điện Bên trái dựng điện Dương Minh, bên phải dựng điện Chính Nghi, ở trên xây điện Kính Thiên, thềm gọi là Lệ Giao ở giữa mở cửa Vĩnh Nghiêm, bên phải mở cửa Việt Thành, thềm gọi là Ngân

Trang 10

Hồng Đằng sau xây điện Thắng Thọ Bên trái xây gác Nhật Kim, bên phải xây gác Nguyệt Bảo, xung quanh dựng hành lang thềm gọi là Kim Tinh Bêntrái gác Nguyệt Bảo là tòa Lương Thạch, phía tây xây gác Dục Đường (nhà tắm) Phía sau xây gác Phú Quốc, thềm gọi là Phượng Tiêu Phía sau dựng cửa Thấu Viên, ao Dưỡng Ngư, trên ao xây đình Ngoạn Y Ba mặt đình có trồng hoa thơm cỏ lạ nước thông với sông [6] Ngoài ra các cung điện khác cũng được xây dựng liên tục, không đòi nào không có không mấy năm không có Mỗi cung điện thường đều có tường bao xung quanh và làm cửa thông với cung điện khác Ngoài cung điện, các vị vua nhà Lý còn cho xây dựng nhiều công trình văn hóa tín ngưỡng khác để phục vụ cho vua và hoàng tộc như: đền Quán Thánh, chùa Chân Giáo (nơi vua Lý Huệ Tông đã

tu hành), đài Chúng Tiên dựng năm 1161 tầng trên lợp ngói bạc, hồ ao làm cảnh cũng được lập khá nhiều trong Hoàng thành Năm 1049, đào hồ Kim Minh Vạn Tuế, đắp núi đá cao ba ngọn trên mặt hồ và xây cầu Vũ Phượng đivào, 10 năm sau lại xây thêm điện Hồ Thiên bát giác ở đấy Năm 1051 đào

hồ Thụy Thanh, hồ Ứng Minh Năm 1098, đào hồ Phượng Liên và xây tại đây điện Sùng Uyên, bên trái lập điện Huy Dương, đình Lai Phượng, bên phải dựng điện Ánh Thiềm, đình Át Vân, phía trước xây lầu Trường Minh, phía sau bắc cầu Ngoạn Hoa

Nhiều vườn ngự cũng được dựng nên trong Hoàng thành Mùa thu năm

1048, mở luôn 3 vườn ngự: vườn Quỳnh Lâm, vườn Thắng Cảnh và vườn Xuân Quang Năm 1065, mở thêm vườn Thượng Lâm Giữa thế kỷ XIV lại dựng một vườn ngự nữa nối liền với hậu cung Theo sử cũ còn ghi giữa vườn có đào một cái hồ lớn: "Trong hồ chất đá làm núi, trên bờ hồ trồng thông, trúc và nhiều thứ kỳ hoa diệu thảo khác thêm vào đấy là chim quý thú

lạ Bốn mặt khai cho sông nước thông vào, gọi hồ ấy là Lạc Thanh Trì Về phía tây hồ trồng hai cây quế, dựng một tòa điện gọi là điện Lạc Thanh Lại đào các hồ nhỏ khác, bắt người ở Hải Đông chở nước mặn chứa vào hồ ấy,

để nuôi các loài hải sản như đồi mồi cá biển và các loại ba ba Rồi bắt người Hóa Châu bắt cá sấu thả vào đấy Lại có hồ Thanh Ngư để nuôi cá Thanh Phụ (cá diếc đuôi đỏ vảy biếc) Lại làm dãy hành lang ở tây điện thẳng đến cửa Hoàng Phúc, dựng dãy Trường Lang từ gác Nguyên Huyền đến cửa Đại Triều phía tây

8

Trang 11

- Là nơi tiếp các sư thần của các quốc gia lân bang sao giao lưu và trao đổi giữa các nước trên nhiều lĩnh vực khác nhau như về kinh tế, chính trị

Bảng phân công nhiệm vụ nhóm 1:

Chủ đề: Hoàng thành Thăng Long trong công cuộc xây dựng đất nước thời

Lý, Trần, Lê sơ – Vai trò và ý nghĩa lịch sử

16/05/2023

Phương

Sưu tầmhình ảnh, tàiliệu

14/05/2023

Tuấn

Thiết kế nộidung

15/05/2023

Na

Video báocáo thuHoạch

Trang 12

Do nhiều nguyên nhân như di chuyển kinh đô, chiến tranh, hỏa hoạn, xâydựng mới ở các giai đoạn sau, đặc biệt là thời kỳ công nghiệp hóa, đã làmthay đổi hoặc mất đi các công trình kiến trúc cổ xưa Do đó, ngày nay, người

ta chỉ có thể tìm thấy những phần nền móng của các công trình thời xưa.Khu vực Hoàng thành Thăng Long bao gồm khu di tích khảo cổ học 18Hoàng Diệu và thành cổ Hà Nội, tạo thành một di sản thống nhất của vùngtrung tâm, cần được bảo tồn tốt nhất, thận trọng nhằm giữ gìn lại khu vựccấm thành Thăng Long - trục trung tâm của thành Hà Nội

Các giá trị nổi bật

Ủy ban Di sản thế giới đã công nhận khu Trung tâm Hoàng thành ThăngLong - Hà Nội là Di sản Văn hóa thế giới dựa trên 3 tiêu chí (trong số 6 tiêuchí của UNESCO)

đất tại khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là minh

10

Trang 13

chứng về quá trình giao lưu văn hóa lâu dài, là nơi tiếp nhận nhiềuảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài, nhiều học thuyết, tư tưởng có giátrị toàn cầu của văn minh nhân loại, đặc biệt là Phật giáo và Nhogiáo, thuyết phong thủy, mô hình vương thành phương Đông, môhình kiến trúc quân sự phương Tây (thành Vauban), để tạo dựngnên những nét độc đáo, sáng tạo của một trung tâm chính trị, kinh

tế, văn hóa của một quốc gia vùng châu thổ sông Hồng Kết quảgiao thoa, tiếp biến văn hóa đó được biểu đạt trong tạo dựng cảnhquan, quy hoạch các khu cung điện, trong nghệ thuật kiến trúc vànghệ thuật trang trí cung đình với diễn biến văn hóa đa dạng quacác thời kỳ lịch sử

minh chứng duy nhất về truyền thống văn hóa lâu đời của ngườiViệt ở châu thổ sông Hồng trong suốt lịch sử liên tục 13 thế

kỷ (trải dài từ thời tiền Thăng Long, qua thời Đinh- Tiền Lê, đếnthời kỳ Thăng Long-Đông Kinh-Hà Nội với các vương triều Lý-Trần Lê Nguyễn- - ) và vẫn được tiếp nối cho đến ngay nay Nhữngtầng văn hóa khảo cổ, di tích kiến trúc và nghệ thuật của di sảnphản ánh một chuỗi lịch sử nối tiếp nhau liên tục của các vươngtriều cai trị đất nước Việt Nam trên các mặt tư tưởng, chính trị,hành chính, luật pháp, kinh tế và văn hoá trong gần một ngàn năm.Trên thế giới rất hiếm tìm thấy một di sản thể hiện được tính liêntục dài lâu như vậy của sự phát triển chính trị, văn hoá như tại khuTrung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội

minh chứng rõ nét về một di sản có liên hệ trực tiếp với nhiều sựkiện trọng đại của lịch sử của một quốc gia dân tộc vùng ĐôngNam Á trong mối quan hệ khu vực và thế giới Di sản đề cử làbằng chứng thuyết phục về sức sống và khả năng phục hưng củamột quốc gia sau hơn mười thế kỷ bị nước ngoài đô hộ Di sản đề

cử còn ghi đậm dấu ấn thắng lợi của một nước thuộc địa trongcuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc,

có ảnh hưởng rộng lớn trong phong trào giải phóng dân tộc

Ngày đăng: 09/08/2024, 18:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w