Trang 3 Lớp 8 6 tác phẩmTTTác phẩmTác giảTên nướcThể loại1 Cô bé bán diêm An-đéc-xen Đan Mạch Truyện ngắn-cổtích2 Đánh nhau với cốixay gió Xéc-van-téc Tây Ban Nha Tiểu thuyết3 Chiếc
PHẦN MỞ ĐẦU
Nước ta đang trong giai đoạn hội nhập và phát triển vì thế cần có sự phát triển đồng bộ, của tất cả các hình thái ý thức xã hội, các nhân tố khác nhau trong đó có giáo dục Quan điểm giáo dục của Việt Nam là hướng đến sự toàn diện, không chỉ cung cấp tri thức mà quan trọng hơn cả là góp phần hoàn thiện nhân cách của con người- những con người thực thụ, để từ đó mỗi người có thể biết cách làm việc, biết cách chung sống, biết cách khẳng định mình Môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông cũng không nằm ngoài hướng đi ấy bằng cách cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam và văn học nước ngoài Đặc biệt với bộ môn Ngữ Văn đang có những thay đổi quan trọng về cách dạy, cách học, cũng như chương trình nội dung sách giáo khoa, để phù hợp với xu thế chung của thời đại.
Vị trí của văn học nước ngoài trong chương trình văn học nhà trường rất quan trọng Văn học nước ngoài được lựa chọn giảng dạy ở trường THPT chiếm một thời lượng không nhỏ trong chương trình và là sự kết tinh tinh hoa của văn học thế giới, đủ sức vượt qua sự thử thách khắc nghiệt của không gian và của thời gian Ta bắt gặp ở đó những đỉnh cao như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Ba sô, Sêch- xpia, Sêkhôp, Puskin, Lỗ Tấn, Sô-lô-khôp.với những tác phẩm nổi tiếng Nhìn chung đó là những tác phẩm rất giàu giá trị nhân bản, tinh thần dân tộc có tác dụng lớn trong việc bồi dưỡng tâm hồn, hoàn thiện nhân cách Không chỉ thế việc tiếp nhận các giá trị văn hóa lớn sẽ tạo điểm tựa tốt cho chúng ta xây dựng con người Việt Nam hiện đại, là cơ sở cho vấn đề hội nhập văn hóa thế giới- một vấn đề mang tính tất yếu hiện nay.
NỘI DUNG
1 tác phẩm)
Những khó khăn và thuận lợi khi dạy văn học nước ngoài
Vị trí của văn học nước ngoài nhà trường Trung học phổ thông là rất quan trọng, nó là sự kết tinh những tinh hoa văn hoá nhân loại Ai đó đã từng nói rằng
“Trên con đường thành công không có dấu chân kẻ lười biếng” Và muốn đi sâu
Báo cáo tiểu luận tìm hiểu một tác phẩm nào đó đặc biệt là tác phẩm văn học nước ngoài chúng ta phải tìm hiểu rõ những thuận lợi và khó khăn còn gặp phải trong quá trình học tập để từ đó rút ra được những biện pháp nhằm khắc phục yếu tố tích cực và phát huy những thuận lợi để có hiệu quả tối ưu nhất trong công tác dạy và học ở nhà trường.
- Khi học văn học nước ngoài cung cấp cho học sinh những giá trị tư tưởng, và có cơ hội cho các em tiếp xúc với những nét nghệ thuật đặc sắc, hoành tráng đồ sộ Điển hình ở lớp 10 THPT học các tác phẩm của văn học Hi Lạp, đối tượng học sinh lớp 10 đã lớn , bắt đầu mở rộng cách nhìn, cách đánh giá giá trị nhân văn của nhân loại, sức tưởng tượng phong phú Ví dụ: Ở đoạn trích Uy Lít Xơ trở về bằng đoạn Uy Lít Xơ đấu trí đấu lực với Pô
Li Phe Trên con đường đi đến hoà bình cũng có những nguy hiểm chết người, mất mạng và mất tính người mà con người luôn đấu tranh để giữ lấy nó Đức tính gan dạ, mưu trí vượt qua khó khăn qua hình tượng chàng dũng sĩ điều đó góp phần không nhỏ đến tác dụng giáo dục niềm tin ý chí cho học sinh phổ thông trong hoàn cảnh hiện tại và tương lai.
Hay học các tác phẩm Ấn Độ Cổ đại trong sử thi Ramayanna khi tìm hiểu đoạn trích Rama buộc tội cũng là điều kiện để cho người dạy và người học nắm bắt được những nét tinh hoa độc đáo cả về tư tưởng lẫn thể loại, các giá trị nhân văn lẫn giá trị dân tộc.
- Và qua đọc một số tác phẩm thơ Đường, văn học Trung Quốc là nền văn học phong phú và lâu đời có mối liên hệ gần gữi với Việt Nam về nhiều mặt. Thơ Đường thoải mái chan hoà vào đời sống tinh thần văn hoá của người Việt Nam.
- Đến với văn học Nhật Bản tác giả đã đưa vào một đơn vị bài thơ Haiku của Basho, thơ Haiku giản dị, cô đúc tinh luyện đến tối thiểu tiết kiệm lời văn mà dồi dào ý nghĩa đem lại cho người dạy cũng như người học cái nhìn mới mẻ để từ đó tạo hứng thú mạnh mẽ.
- Vì đây là những tác phẩm nước ngoài, và vì đặc điểm của người Việt Nam ưa tìm tòi khám phá nên đã kích thích được sự chủ động mở mang hiểu biết của học snh, mở mang thêm những vùng đất mới, phong tục tập quán, cách hành xử mới để từ đó người dạy và người học lấy làm kinh nghiệm cho bản thân.
- Đến với chương trình Ngữ văn 11 với một số tác phẩm và đáng chú ý là vở Roomeo và Juliet, chuyện tìn ngang trái có thật xảy ra ở Iliast thời trung cổ, ở độ tuổi lớp 11 đề tài tình yêu sẽ được các em hứng thú và sẽ tìm ra nhiều ý kiến mới mẻ về tình yêu giúp chủ động hơn trong quá trình dạy học.
Hay với truyện ngắn “Người trong bao” tư tưởng truyện ngắn có phần phù hợp với những vấn đề được đặt ra cho thời đại chúng ta, trong cơ chế thị trường con người chịu sự tác động khắc nghiệt làm cho chúng ta luôn phải đấu tranh giữa cái tốt và cái xấu, cái cao cả và cái thấp hèn, cá nhân và cộng đồng
- Các tác phẩm được đưa vào chương trình đó là những đỉnh cao kết tinh tất cả những giá trị nhân văn cao cả. Đọc đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” tầm vóc của Hugo không chỉ được thấy qua thơ mà còn ở cả tiểu thuyết Qua đó đem đến cho học sinh những hiểu biết cảm nhận chính xác hơn cụ thể hơn.
- Vấn đề chiến tranh và hậu quả của chiến tranh vốn là đề tài quen thuộc của văn học Việt Nam khi học văn học nước ngoài cùng chung đề tài này thì là một điều kiện vô cùng thuận lợi, lúc này học sinh có những rung cảm và cảm xúc thẩm mĩ riêng Các em sẽ ý thức sâu sắc răng để có được cuộc sống hoà bình như ngày hôm nay thì ngoài kia có biết bao nhiêu người đã ngả xuống.
- Điều đáng nói ở đây là môn văn học nước ngoài được sắp xếp theo thể loại, theo lịch sử từ cổ đai đến hiện đại giúp cho người dạy cũng như người học tìm hiểu một cách có hệ thống nền văn học thế giới.
- Tư tưởng trong một số tác phảm phù hợp với một số tư tưởng văn hoá dân tộc ta.
- Tài năng thanh lọc nội dung tác phẩm của giáo viên.
Thực tế chương trình sách giáo khoa có sự thay đổi, vì vậy không có lí gì mà người dạy và người học văn chỉ “dậm chân tại chỗ” Đặc biệt chúng ta không chỉ quan tâm và hứng thú với những tác phẩm văn học nước nhà, mà còn cần chú ý tìm tòi, cảm nhận sâu sắc nữa với những tác phẩm văn học nước ngoài. Thế nhưng, nó dường như vẫn chưa được quan tâm đúng mức, dường như vẫn còn là một mảnh đất thiêng với cả giáo viên và học sinh do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau.Giáo viên thì thụ động, ngại nghiên cứu nên cũng không có được những phương pháp dạy học sáng tạo để cuốn hút học sinh. Học sinh thì cũng ngại học nên đã có những suy nghĩ mơ hồ hoặc là sai lệch về các tác phẩm văn học đích thực đó Phải chăng sự cách biệt về văn hóa, về ngôn ngữ là một rào cản quan trọng khiến văn học nước ngoài ít được chủ động đón nhận ở trường phổ thông?
Bên cạnh những thuận lợi thì việc học văn học nước ngoài trong nhà trường trung học phổ thông có những khó khăn nhất định.
- Do nền văn hoá khác nhau nên khó khăn trong việc tiếp nhận các tác phẩm Ví dụ: đọc đoạn trchs “Đánh nhau với cối xay gió” là người Việt Nam và đặc biệt thé hệ trẻ chưa một lần nhàn thấy cối xay gió thì sẽ khó khăn trong việc tiếp nhận nội dung tác phẩm.
Đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng giờ dạy văn học nước ngoài
Thực trạng day và học tác phẩm văn học nước ngoài ở trường phổ thông có nhiều kết quả khả quan Song để kết quả này không ngừng được nâng cao thì việc đổi mới phương pháp dạy học vẫn luôn đặt ra những yêu cầu cấp thiết Đặc biệt lý thuyết tiếp nhận hiện nay được xem là cơ sở lý luận có nhiều ưu thế khi áp dụng để đổi mới phương pháp dạy học văn theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh Thể hiện ước muốn góp phần vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học của ngành giáo dục hiện nay, tôi mạnh dạn đưa ra những giải pháp về việc ứng dụng lí thuyết tiếp nhận của trường phái Konstan vào giảng dạy những tác phẩm văn học nước ngoài để không ngừng nâng cao chất lượng học tập của học sinh phổ thông
Phần khảo sát thực trạng trên, tôi đã cơ bản nêu lên những nguyên nhân còn hạn chế trong công việc giảng dạy của giáo viên cũng như học tập của học sinh Từ đó cho thấy rằng, muốn nâng cao được chất lượng dạy học tác phẩm văn học nước ngoài không phải là việc làm từ một phía mà là sự tương tác qua lại nhiều chiều trong mối quan hệ Giáo viên – Tác phẩm – Học sinh.
3.1 Yêu cầu đối với học sinh
- Hoạt động tiếp nhận tác phẩm văn học nước ngoài đòi hỏi học sinh phát huy tối đa tính tích cực sáng tạo trong khi học Theo lí thuyết tiếp nhận, vị trí người học là vô cùng quan trọng Tác phẩm văn học không những có giá trị tự thân mà tư tưởng của nó phải được gia cố thêm ở mỗi người Vì lẽ đó trong giờ học, mối quan hệ học sinh – tác phẩm là chủ yếu Học sinh phải là chủ thể trong hoạt động tiếp nhận đầy sáng tạo ấy Mối quan hệ Giáo viên – Tác phẩm , Giáo viên – Học sinh là quan hệ phụ Giáo viên không phải là người cảm nhận thay cho học sinh mà chỉ có thể là nhân tố tác động vào hoạt động tiếp nhận của các em để hoạt động này diễn ra thuận lợi, không gò bó Muốn tránh được những
“phản ngộ” đáng tiếc, học sinh phải thực sự là người đối thoại với tác giả, tìm cách giải tỏa nổi ấm ức của mình Có học sinh nói rằng: “bài của mấy ổng khó học quá” Đây là một nỗi bức xúc trong lòng các em mà chỉ có những dịp trao
Báo cáo tiểu luận đổi với giáo viên thực tập như chúng tôi các em mới có dịp thổ lộ Suy cho cùng, học sinh phải tự vận động tìm ra được những vấn đề mà nhà văn gởi gắm trong tác phẩm thì mới “hiểu” được họ Tiến xa hơn, đồng cảm hay ký thác vào tác phẩm những “chuyện hôm nay”, những vấn đề trực tiếp liên quan đến cuộc sống mà các em quan tâm như tình bạn, tình yêu, hạnh phúc… Lúc đó các em không còn cảm thấy xa lạ với những tác phẩm, tác giả văn học nước ngoài Tình bạn trong “Hoàng Hạc Lâu tống Manh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng”, tình yêu quê hương trong “thu hứng”, tình yêu trong thơ Tagore, Puskin, ý chí kiên cường bấc khuất chinh phục thiên nhiên, lao động hết mình trong “Ông già và biển cả”, đấu tranh chống cái ác cái xấu bảo vệ danh dự, uy quyền trong Hamlet, giá trị tố cáo trong “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”, bí ẩn mà gần gũi trong “Liêu trai chí dị”, hạnh phúc, ca ngợi con người trong “ Một con người ra đời” Gorki …và còn vô số giá trị khác nữa tiềm ẩn như những mạch nước ngầm chờ đợi người đọc khơi nguồn thì bật trào ra tươi mát.
- Để làm được điều đó, học sinh phải là người năng động ham học hỏi và mạnh dạn phát biểu, suy nghĩ tìm tòi, thể hiện và giữ vững ý kiến của mình về những vấn đề trong khi tiếp nhận tác phẩm văn học nước ngoài Điều này cũng đồng nghĩa với việc khuyến khích các em thắc mắc, bức xúc khi phát hiện những điều mà các em chưa chấp nhận trong quá trình giáo viên phân tích, giảng dạy.
- Ngoài ra, tự thân học sinh phải biết vận động tích lũy, đọc, tự nghiên cứu sách tham khảo …để ngày càng nâng cao tầm đón nhận của mình, đuổi kịp nhịp độ học tập của bạn bè Học sinh không được lười đọc, không nên ỷ lại vào bài giảng và phân tích của giáo viên, và đặc biệt nên cố gắng khắc phục tính thụ động trong tiếp nhận tác phẩm văn học Bởi vì cố gắng đến đâu giáo viên cũng không làm gì được nếu bản thân các em không có chút hứng thú về vấn đề, về tác phẩm trước mắt, không chịu đối thoại và tìm hiểu tư tưởng tác giả, thờ ơ với bài học.
- Giáo viên phải có kinh nghiệm thẩm mỹ
- Giáo viên phải nắm vững trọng tâm bài học và hướng khai thác tác phẩm đó Chẳng hạn khi phân tích thơ Đường thông thường theo bố cục đề – thực – luận – kết, nhưng cũng có bài giáo viên linh hoạt phân tích theo cấu trúc 4/4 như
“Thu hứng” Bốn câu đầu là cảnh rừng thu, khí thu, sông thu, trời thu 4 câu sau là con người Có như vậy giáo viên mới là người chỉ điểm cho học sinh nhanh chóng khai thác tác phẩm không chỉ đúng mà còn trúng Có được những gợi ý thích đáng để học sinh không chỉ thấy được câu chuyện “Một con người ra đời” không đơn thuần là chuyện sanh nở mà là sự xuất hiện của con người – thành quả của tạo hóa Có được những liên hệ phong phú về xã hội đời Đường, về cuộc đời của quan Giang Châu tư mã, mới có thể cho học sinh thấy được rằng lời than “Cùng một lứa bên trời lận đận” của Bạch Cư Dị là có lý do…
- Yêu cầu cao nhất trước nhất là giáo viên phải có vốn am hiểu nhất định về tác phẩm văn học nước ngoài mà mình phụ trách giảng dạy.
- Giáo viên phải nắm được tầm đón nhận của học học sinh PTTH Giáo viên là người am hiểu và dự kiến được trình độ thực tế của học sinh, để có kế hoạch cụ thể phù hợp, làm sao có thể đảm bảo cho học sinh toàn lớp có cơ hội phát huy sáng tạo đồng đều, không có em nào theo không kịp; nhưng cũng đảm bảo các em khá giỏi có được phát huy hết năng lực học tập của mình Việc làm này không dễ, nó đòi hỏi giáo viên có sự khéo léo trong tổ chức giảng dạy. Ngoài ra, giáo viên còn phải nắm được sở thích của các em Một điều khá lý thú khi khảo sát là học sinh cho rằng tác phẩm không gần gũi, chỉ nói đến chiến tranh… Đó là cơ sở để biết được nguyện vọng của các em Giáo viên nắm được nguyện vọng này sẽ dễ dàng hơn trong những bước lên lớp cũng như chuẩn bị. Chẳng những thế mà còn là cơ sở để giáo viên tổ chức ngoại khoá, hay chuyên đề, chuyên san cho học sinh tự do thoải mái phát huy sáng tạo Không phải dạy để học sinh có cảm nhận giống mình mà giáo viên phải phấn đấu để học sinh nhờ vào những gợi ý để bày tỏ ý kiến chủ quan, những cảm nhận thật sự từ chính tâm tư tình cảm của các em, không chút gì gò bó.
- Giáo viên còn phải có trách nhiệm mở rộng tầm đón nhận của học sinh để không đơn thuần là việc học mà còn ở những lĩnh vực nghệ thuật khác có liên quan đến việc học.
- Giáo viên biết lắng nghe ý kiến phản hồi từ học sinh: ý kiến này có liên quan đến yêu cầu 2 nhưng mở rộng hơn Học là cho học sinh vì thế không lý nào những ý kiến của các em lại không được tôn trọng Học sinh là chủ thể tiếp nhận tác phẩm văn học Trong những hoạt động đó, những suy luận, những thắc mắc được nêu ra thôi thúc các em tìm câu trả lời Lúc này vai trò của giáo viên được phát huy, giáo viên lắng nghe ý kiến đó để giải đáp cũng để bổ sung cho bài giảng và điều chỉnh nếu thấy cần thiết, học sinh phổ thông rất chú trọng điểm số do vậy khi phát biểu hay nêu yêu cầu gì các em rất ngại liên quan đến điểm học tập của các em sợ sẽ sai bị trừ điểm Vì vậy, giáo viên nên tránh tạo tính uy quyền tuyệt đối trong dạy học, tránh nhồi nhét truyền thụ một chiều làm hạn chế khả năng sáng tạo hết sức dồi dào của học sinh.
- Giáo viên có thái độ trân trọng đối với những ý kiến hay, sáng tạo của học sinh và kịp thời uốn nắn những phát hiện lệch lạc hay xa đà vào tiểu tiết của học sinh để điều chỉnh cho phù hợp với ý đồ của tác giả.
Qua quá trình này giáo viên cũng phần nào bổ sung thêm kiến thức thẩm mỹ của mình và hoàn thiện hơn thiết kế bài giảng sau này hoàn chỉnh hơn.
- Giáo viên rèn luyện cho học sinh có nhu cầu bộc lộ suy nghĩ, tình cảm về tác phẩm qua hoạt động trao đổi, thảo luận Thầy cô phải có biện pháp thu hút các em tham gia thảo luận, thậm chí tranh luận về những vấn đề bài học. Được như vậy, sau khi giải quyết xong vấn đề các em cảm thấy thoả mãn và
Thiết kế giáo án giảng dạy các tác phẩm cụ thể và đúc rút kinh nghiệm qua bài dạy
UY-LIT-XƠ TRỞ VỀ (Trích “Ôđixê”-Sử thi Hi Lạp)
- Cảm nhận được vẻ đẹp trí tuệ và tình yêu của Uy-lit-xơ và Pênêlôp, biểu tượng của những phẩm chất cao đẹp mà người cổ đại Hi Lạp khát khao vươn tới.
- Đặc sắc của nghệ thuật sử thi Homerơ: miêu tả tâm lí, lối so sánh, sử dụng ngôn từ, giọng điệu kể chuyện.
- Kĩ năng nhập vai nhân vật kể chuyện.
- Phân tích nhân vật qua đối thoại.
- Nhận thức được sức mạnh của tình cảm vợ chồng, tình cảm gia đình cao đẹp là động lực giúp con người vượt qua khó khăn.
- Tự nhận thức, xác định giá trị chân chính và sâu sắc nhất trong cuộc sống chính là quê hương, gia đình, tình yêu và lòng chung thuỷ.
- Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
- Tổ chức học sinh đọc diễn cảm văn bản.
- Hướng dẫn học sinh đọc sáng tạo, tái hiện, gợi tìm và đặt câu hỏi.
- Nêu vấn đề cho học sinh phát hiện và phân tích.
- Giao tiếp: học sinh trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về ý nghĩa, mục tiêu cuộc sống thể hiện qua hành động và ngôn ngữ của các nhân vật qua tác phẩm.
+ SGK, sách chuẩn kiến thức ngữ văn 10.
- Chủ động tìm hiểu về tác phẩm từ các nguồn thông tin khác nhau Sưu tầm tư liệu về tác phẩm.
- Đọc kĩ tác phẩm.Xác định đặc điểm thể loại để lựa chọn con đường phân tích,tìm hiểu tác phẩm.Phân tích tác phẩm theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài.
Gáo viên kiểm tra BT1/46 (về nhà) của Học sinh lấy điểm.
Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt
* Họat động 1: GV yêu cầu HS đọc phần tiểu dẫn và nêu những nét chính về tác giả tác phẩm.
(GV: Có luồng ý kiến cho rằng
Hơmerơ chỉ do người đời sau tưởng tượng.Tác giả là tập thể nhân dân Hi
- Tác phẩm thuộc thể loại gì? Vị trí của đoạn trích?
- Tóm tắt ngắn gọn nội dung tác phẩm?
(GV cho HS gạch chân những điểm cần lưu ý trong SGK)
HS đọc văn bản (chú ý nhịp đọc
1 Tác giả và xuất xứ đoạn trích: a) Tác giả:
- Hômerơ, người được coi là tác giả của hai sử thi nổi tiếng Iliat và Ôđixê là một ca sĩ hát rong, nhà thơ mù, sinh trưởng trong một gia đình nghèo bên dòng sông Mêlet vào khoảng TK IX- VIII (trước CN). b) Xuất xứ đoạn trích:
- Trích khúc ca 23 của bộ sử thi Ôđixê
- Tóm tắt nội dung: SGK
2.Bố cục: gồm hai đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu “kém gan dạ” Tâm
Báo cáo tiểu luận chậm rãi,trang trọng trừ mấy câu nói của Têlêmác)
- Nêu bố cục của đoạn trích?
- Trình bày đại ý văn bản?
* Họat động 2: Tìm hiểu văn bản.
- Trước lời tác động của nhủ mẫu Ơriclê, Pênêlốp (P) có diễn biến tâm trạng như thế nào?
- Tại sao rất nhớ chồng, mong chồng mà nghe tin Uylitxơ trở về nàng lại không tin?
- Khi nhũ mẫu đưa ra bằng chứng và đem tính mạng mình ra đánh cược thì phản ứng của Pênêlôp như thế nào?
(Pênêlốp không phải là người có trái tim sắt đá mà nàng tự gìn những tình cảm của mình để trấn an mình và nhũ mẫu…)
- Nếu dùng từ ngữ để chỉ về phẩm chất nhân vật Pênêlôp, em sẽ dùng từ gì?
- Tâm trạng pênêlôp như thế nào khi trạng của Pênêlốp khi nghe tin chồng trở về, và khi gặp chồng.
+ Đoạn 2: Phần còn lại Thử thách và sum họp của hai người.
3 Đại ý: Thể hiện tâm trạng của Pê-
Nê-Lốp trước tác động của nhũ mẫu, Têlêmac và trong cuộc đấu trí với Uy- Lit-Xơ Cảnh gia đình đoàn tụ sau 20 năm xa cách.
II Đọc- hiểu văn bản
1 Tâm trạng Pênêlôp : a Trước tác động của nhũ mẫu:
+ Cho rằng có thần linh giúp đỡ.
+ Cuộc đối dầu quá chênh lệch, một mình Uylitxơ không thể giết 108 tên vương tôn công tử.
+ Thời gian xa cách quá lâu (20 năm), hết hi vọng về sự sống của Uylitxơ.
=> thần bí hóa câu chuyện,hoài nghi và tự trấn an mình suy tư, thận trọng, tỉnh táo, không vội vàng hấp tấp b Trước tác động của con trai:
- Kinh ngạc quá đỗi, đến mức không nói nên lời.
Báo cáo tiểu luận nghe con mình trách cứ?
- Qua đó, em có nhận xét gì về con người Pênêlốp? Phải chăng đúng như Têlêmac nhận xét “bao giờ lòng dạ mẹ cũng rắn như đá”?
(GV nhắc lại: Trước khi vào đoạn trích, nghe nhũ mẫu báo tin Uylitxơ trở về, Pênêlốp đột ngột “ mừng rỡ cuống cuồng nhảy ra khỏi giường ôm lấy bà nước mắt chan hòa”
→ Biểu thị lòng chung thủy, hạnh phúc tột độ, niềm vui khôn cùng)
- Qua câu trả lời của Pênêlốp khi con trai trách cứ ta thấy thêm điều gì trong tính cách của nàng? (khôn ngoan, thận trọng của một người đã trải qua nhiều thử thách)
- Khi đối diện với Uylitxơ (U),
Pênêlốp có cử chỉ, dáng điệu như thế nào?
- Trước tình thế Têlêmac trách mẹ gay gắt làm nổi bật phẩm chất gì của
- Lời lẽ của P đối với con có gì đặc
- Tin chắc cha mẹ sẽ nhận ra nhau dễ dàng vì cha mẹ có những dấu hiệu riêng
2 Cuộc đấu trí giữa P và Uylitxơ:
- phân vân, lúng túng trong ứng xử
- Sáng suốt đưa ra ý định thử thách với chồng qua đối thoại với con trai con người thận trọng, biết kìm nén tình cảm.
-Sai nhũ mẫu khiêng chiếc
- Mắt nhìn xuống đất đợi xem vợ mình nói gì.
+ Hiểu ý định của vợ +Chấp nhận thử thách.
+ Tin vào trí tuệ của mình.
- Gợi ý chiếc giường bí mật.
Báo cáo tiểu luận biệt? Thái độ của U lúc ấy như thế nào? Ý nghĩa của thái độ ấy?.
- Khi U tắm ra, đẹp như một vị thần,
P vẫn không nhận ra chồng? Em nghĩ gì về điều này? (nhận ra nhưng vẫn thử thách)
- Sau khi trách cứ về trái tim sắt đá của P, U nói với nhũ mẫu
“Già… lâu nay”, em có nhận xét gì về lời lẽ ấy? (gợi ý cho vợ)
- P thử thách như thế nào? Tại sao P lại thử thách chồng bằng hình ảnh chiếc giường?
- Trước lời nói của Pênlốp, Uylitxơ phản ứng như thế nào?
- Bộc lộ phẩm chất gì của Pênêlốp và Uylitxơ?.
- Khi nhận ra nhau, tâm trạng của
Pênêlốp và Uylitxơ như thế nào?
Tình cảm ấy được khắc họa tập trung nhất trong hình ảnh nào? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ở đoạn cuối?
(so sánh, mở ra nhiều tầng bậc)
- Phát biểu ý kiến về vẻ đẹp tình yêu và lòng chung thuỷ của Pênêlốp và
Uylitxơ ? giường bí mật ra khỏi giường
→ Thử phản ứng của Uylitxơ
Khôn khéo, thông minh, nặng về lí trí, rất kiên định. miêu tả lại tỉ mỉ đặc điểm, quá trình hình thành chiếc giường
→ Dụng ý để vợ nhận ra mình.
Cao quí và nhẫn nại, tài trí thâm trầm.
- Pênêlốp: Nước mắt chan hòa, ôm lấy chồng, hôn lên trên chồng.
- Uylitxơ: Ôm vợ khóc dầm dề.
- Hình ảnh so sánh: “Mặt đất” và “ Người đi biển bị đắm tàu mà được gặp đất liền”.
Thể hiện cao độ nỗi niềm, khát khao, sung sướng của P và U khi gặp nhau.
- Nêu cảm nhận của em về khát vọng mãnh liệt được trở về quê hương xứ sở của Uylitxơ?
- Ý nghĩa của đoạn trích là gì?.
- Qua phân tích, em có nhật xét gì về nghệ thuật của đoạn trích.?
1 Nội dung: Đề cao, khẳng định sức mạnh của tâm hồn trí tuệ của con người Hi Lạp Đồng thời làm rõ giá trị hạnh phúc gia đình khi người Hi Lạp chuyển từ chế độ thị tộc sang chế độ chiếm hữu nô lệ.
- Miêu tả tâm lí nhân vật bằng thái độ, cử chỉ, dáng điệu.
- Nhân vật mang đậm tâm lí sử thi: ngây thơ, chất phát nhuốm màu huyền bí, nặng về lí trí.
- So sánh dài đuôi, mở ra nhiều tầng bậc.
- Qua câu chuyện này, tác giả muốn nêu lên điều gì?
(Đề cao khẳng định sức mạnh của tâm hồn và trí tuệ con người HyLạp và làm rõ giá trị hạnh phúc gia đình khi người Hy Lạp chuyển đổi từ chế độ thị tộc sang chế độ chiếm hữu nô lệ.)
- Theo em trong xã hội hiện nay, đoạn trích trên có ý nghĩa giáo dục đối với chúng ta không? Ý nghĩa đó là gì?
(giáo dục con người lòng thủy chung, sự thận trọng, bài học về trí tuệ. Hạnh phúc thực sự chỉ đến sau thử thách)
- Học bài cũ :Tìm trong bài chi tiết mà em thích nhất, giải thích vì sao?
- Lập lại dàn ý cho bài làm văn số 1.
- Sử thi là loại hình văn học dân gian ra đời khi xã hội đã thoát thai bầy đàn nguyên thủy, nó có cách tư duy và xây dựng lại hình tượng nhân vật khác với các loại hình văn học dân gian ra đời sau này Vì vậy khi giảng sử thi, chúng ta phải xuất phát từ đặc trưng tư duy của nó Giảng sử thi không chỉ giảng về văn hóa dân gian mà còn phải giảng cả những vấn đề nghệ thuật có trong tác phẩm Muốn làm được điều này chúng ta phải cố gắng sưu tầm tài liệu để có sự so sánh đối chiếu giữa các loại tư duy với nhau để rút ra cái chung trong sử thi nhưng cũng biết cái riêng trong từng sử thi của mỗi nước “ Mọi vấn đề chỉ bộc lộ trong so sánh và chỉ trong so sánh nó mới bộc lộ hết bản chất của nó là gì ”.
- Tìm hiểu bối cảnh lịch sử và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm: Tác phẩm văn chương bao giờ cũng mang trên mình dấu ấn của một thời lịch sử nhất định.
Vì vậy việc tìm hiểu bối cảnh lịch sử và hoàn cảnh sáng tác bao giờ cũng là một yêu cầu có tính nguyên tắc.
- Tóm tắt toàn bộ tác phẩm, đi sâu phân tích đặc điểm của từng nhân vật trong tác phẩm.
- Nhấn mạnh đặc điểm của sử thi Trong quá trình giảng dạy có thể cho học sinh hiểu thêm về sử thi và đặc điểm của sử thi:
- Thể hiện những bức tranh xã hội rộng lớn cùng với những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc.
- Biểu dương chiến tích của những anh hùng dũng cảm, có phẩm chất tốt đẹp, đại diện cho lợi ích cộng đồng.
- Có ngôn ngữ trang trọng, ngợi ca, gọi chung là phong cách cao cả.
Trên cơ sở các đặc điểm của thể loại sử thi trên, giáo viên tiếp tục giúp học sinh soi vào các tác phẩm văn học.Phân tích khuynh hướng sử thi trong một nền văn học hay một tác phẩm văn học Trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể kết hợp phân tích cho học sinh khuynh hướng sử thi trong tác phẩm
- Đặc biệt trong tác phẩm này giáo viên phải giải thích được các thuật ngữ, điển tích để học sinh hiểu rõ hơn và đi sâu vào phân tích mổ xẻ tác phầm dễ dàng hơn.
Có thể so sánh giữa cách miêu tả tâm lí nhân vật giữa sử thi Đam Săn của Việt Nam và sử thi cổ điển Ô-đi-xê của Hi Lạp qua hai đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây và đoạn trích Uy-lít-xơ trở về để thấy được sự giống nhau và khác nhau về bút pháp sử thi giữa hai tác phẩm, hai truyền thống văn học, qua đó nắm được những đặc điểm tiêu biểu của bút pháp sử thi
TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN (Trích Rô-mê-ô và Giu-li-et)
- Tình yêu chân chính và mãnh liệt của tuổi trẻ vượt lên thù hận của dòng tộc.
- Đặc sắc của thiên tài nghệ thuật Sêch-xpia: miêu tả tâm trạng qua ngôn ngữ độc thoại, đối thoại.
- Đọc – hiểu theo đặc trưng thể loại.
- Nhận biết được một vài đặc điểm cơ bản của thể loại kịch: ngôn ngữ, hành động, bố cục và xung đột kịch.
- KNS: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy sáng tạo.
- Trân trọng tình yêu chân chính và cảm thương cho tấn bị kịch tình yêu vượt lên mọi ngăn cách của về thù hận của họ.
GV: SGK, SGV, thiết kế bài giảng, ảnh tác giả.
HS: SGK; Đọc hiểu bài “Tình yêu và thù hận ”; tập soạn, tập học
1 Ổn định tổ chức: Kiểm diện học sinh
2 Kiểm tra miệng: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
- Tìm hiểu chung về văn hóa Phục hưng,Tác giả
- GV giới thiệu văn hóa
- Căn cứ vào SGK, giới thiệu ngắn gọn những nét chính về Sếch-xpia?
Nêu xuất xứ vở kịch?
- Vở kịch được sáng tác
Phong trào Phục hưng, mà cốt lõi là chủ nghĩa nhân văn: giải phóng tinh thần, tình cảm con người khỏi sự kìm hãm và trói buộc của giáo hội phong kiến, đề cao những giá trị tốt đẹp, cao quí của con người -> văn hóa phục hưng là một bước tiến kì diệu trong lịch sử văn minh Tây Âu.
Những gương mặt tiêu biểu của văn hóa Phục hưng: Leônađơvanhxi, Đantê, Rabơle, Xecvantet, Sêchxpia…
- Sinh ra ở một thị trấn thuộc miền Tây nam nước Anh.
- Sớm vào đời kiếm sống vì hoàn cảnh gia đình sa sút.
- 1585 lên Luân Đôn làm chân giữ ngựa, nhắc tuồng, diễn viên trước khi trở thành nhà viết kịch thiên tài của nước Anh.
Một số truyện thơ dài.
3 Vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét: a Xuất xứ:
- Lấy bối cảnh tại thành Vê-rô-na ( Ý ). b Thể loại:
Báo cáo tiểu luận theo thể loại kịch gì?
- GV gọi HS đọc tóm tắt tác phẩm.
- Xác định nội dung và vị trí của đoạn trích?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản.
- Tìm hiểu hình thức của các lời thoại? (6 lời đầu và
GV phân nhóm cho học sinh thảo luận những câu hỏi sau:
*.Tìm những cụm từ chứng minh tình yêu của
Rô-mê-ô và giu-li-ét diễn ra trong bối cảnh hai dòng họ thù địch?
Nỗi ám ảnh hận thù xuất
Kịch thơ xen lẫn văn xuôi, có 5 hồi. c Tóm tắt: SGK/198
4 Đoạn trích: a Vị trí đoạn trích:
Lớp 2, hồi II b Nội dung đoạn trích: Cảnh Rô-mê-ô gặp Giu- li-ét tại vườn nhà Ca-piu-lét sau đêm vũ hội hoá trang.
II Đọc – hiểu văn bản:
1 Hình thức các lời thoại:
* 6 lời thoại đầu, về hình thức là những lời thoại của từng người Họ nói về nhau chứ không nói với nhau-> lời độc thoại nội tâm bày tỏ nỗi lòng suy nghĩ của nhân vật.
- Lời độc thoại nội tâm: bày tỏ thành thật, không cần giấu diếm, chứa đựng cảm xúc chân thành, đằm thắm.
- Độc thoại có hàm chứa đối thoại: làm cho lời độc thoại thêm sinh động, nhiều màu sắc.
* 10 lời thoại sau là lời đối thoại thông thường.
2 Tình yêu trên nền thù hận.
- Sự thù hận của hai dòng họ cứ ám ảnh cả hai người trong suốt cuộc gặp gỡ.