Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đọc và kể chuyện văn học là một loại hình nghệ thuật có từ rất lâu đời Nó xuất hiện cả trước khi con người tìm ra chữ viết Điều này được chứng minh bằng một kho tàng văn học dân gian khổng lồ mà các bậc tiền nhân đã để lại cho chúng ta Kể chuyện đã sớm được đưa vào chương trình giảng dạy trong trường tiểu học Và nó đã được các em học sinh đón nhận rất hào hứng vì đây là một môn học lí thú và hấp dẫn Tuy nhiên để giảng dạy tốt môn học, người giáo viên cần có những hiểu biết về một số điểm lí luận cơ bản về phương pháp và kĩ thuật dạy học phân môn này Xuất phát từ yêu cầu trên, một số nhà khoa học đã lao vào nghiên cứu vấn đề này nhưng số lượng các công trình hãy còn khá khiêm tốn. Đầu tiên trong số đó, chúng ta phải nhắc đến là quyển Đọc và kể chuyện văn học ở vườn trẻ của M.K Bogliuxkaia V.V Septsenkô do Lê Đức Mẫn dịch Đây là một quyển sách thật sự bổ ích đối với những giáo viên mầm non Trong quyển sách này, tác giả đã đề cập đến ba vấn đề lớn đó là: nghệ thuật đọc văn học và những thủ thuật cơ bản khi đọc, kể chuyện văn học và phương pháp đọc, kể chuyện văn học cho trẻ
Bàn về nghệ thuật đọc văn học, tác giả chủ yếu nói đến tầm quan trọng của nghệ thuật đọc văn học: “Nhiệm vụ của người đọc là giúp cho người nghe nhìn thấy cái đã nghe được, làm cho những bức tranh và những
4 hình ảnh tương ứng nổi lên chân thực và đập vào mắt, gợi lên những tình cảm và cảm xúc nhất định ”.
Bàn về thủ thuật đọc, ông đã phân tích một số thủ thuật cơ bản sau: thanh điệu cơ bản, ngữ điệu, tính lô gích trong đọc truyện, cách ngắt giọng, nhịp điệu, cường độ của giọng và tư thế, nét mặt, cử chỉ.
Trong phần những vấn đề về phương pháp tổ chức giờ đọc và kể chuyện cho trẻ em, tác giả đã viết rất cụ thể và có nhiều bài soạn mẫu để dẫn chứng minh hoạ rất rõ ràng.
Một tài liệu viết về đề tài kể chuyện mà không thể không nhắc đến đó là quyển Kể chuyện 1 của đồng tác giả Đỗ Lê Chẩn và Nguyễn Thị
Ngọc Bảo Trong phần lí luận chung, các tác giả đã nêu đầy đủ về vị trí, nhiệm vụ cũng như phương pháp của dạy học kể chuyện ở lớp 1 cũng như đối với tiểu học Phần hướng dẫn cụ thể, các tác giả đã tóm tắt nội dung truyện, hướng dẫn tìm hiểu truyện và hướng dẫn các bước lên lớp cho từng bài cụ thể.
Một tác giả đã có nhiều đóng góp trong lĩnh vực này, đó chính là Chu Huy với Dạy kể chuyện ở trường Tiểu học Theo tác giả, nhu cầu kể chuyện đối với học sinh tiểu học là rất lớn Ngoài việc xác định vị trí, nhiệm vụ rất quan trọng của phân môn Kể chuyện, ông còn đề ra phương pháp và kĩ thuật lên lớp với những bài soạn mẫu rất cụ thể.
Xuất phát từ quan điểm: Tiếng Việt - là công cụ, là phương tiện lĩnh hội tiếp thu nền văn hoá của dân tộc, nền văn minh của nhân loại – phải được coi trọng từ thời thơ ấu, cần được tổ chức hướng dẫn dạy dỗ thật khoa học, Nguyễn Xuân Khoa đã cho ra mắt bạn đọc quyển Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo Dạy học kể chuyện là một trong những phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mà tác giả đã đề cập tới.Trong đó, tác giả đã chỉ ra phương pháp cũng như nghệ thuật đọc và kể chuyện thật cụ thể.
Quyển giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2 do đồng tác giả
Lê Phương Nga và Nguyễn Trí biên soạn cũng đã đề cập đến phương pháp dạy học Kể chuyện Viết về phương pháp dạy học kể chuyện, các tác giả đã vạch ra mục đích quan trọng và ý nghĩa thiết thực của việc dạy học kể chuyện Đồng thời, các tác giả cũng đã xây dựng cách thức tổ chức cũng như các hoạt động chủ yếu trong tiết kể chuyện Đặc biệt, các tác giả đã nhấn mạnh đến việc rèn kĩ năng nghe và kể cho học sinh. Đề tài Truyện cổ tích và một số biện pháp dạy học kể chuyện cổ tích cho học sinh lớp 1, 2, 3 là khóa luận tốt nghiệp của Phạm Thị Thu Thuỷ, sinh viên K 46, khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Trong đề tài này, tác giả đã đưa ra một số biện pháp dạy học kể chuyện cổ tích ở lớp 1, 2, 3 khá cụ thể.
Xác định quan niệm và biện pháp dạy học Kể chuyện ở Tiểu học là đề tài nghiên cứu của Trần Thị Mến, sinh viên K47, khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sư phạm Hà Nội Ngoài việc xác định quan niệm về việc dạy học kể chuyện ở Tiểu học, trong đề tài này, tác giả còn đề xuất một số biện pháp dạy học kể chuyện ở Tiểu học nhưng cũng chỉ dừng lại ở hướng dẫn học sinh kể lại câu chuyện vừa được nghe thầy cô kể.
Tất cả các công trình nghiên cứu trên đây là rất giá trị cho giáo viên trong việc dạy học kể chuyện theo chương trình cải cách giáo dục Đối với chương trình 2000 thì các công trình trên đây chỉ có thể áp dụng với các lớp 1,2,3 và kiểu bài Nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe trên lớp ở lớp 4-5
Ngoài việc điều chỉnh, phát triển và ứng các kết quả của những công trình nghiên cứu trên đây, trong phạm vi nghiên cứu của mình, chúng tôi còn nghiên cứu đề xuất một số biện pháp dạy học cho hai kiểu bài mới được bổ sung vào chương trình kể chuyện 4-5, đó là: kiểu bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc và kiểu bài Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
Tất cả những điều đúc kết được từ các công trình nghiên cứu trên đây cũng chỉ là phần cứng Vấn đề là ở chỗ giáo viên hiểu và vận dụng chúng ở mức độ nào Đó là điều mà chúng ta cần quan tâm hiện nay
Học sinh được rèn luyện kĩ năng kể chuyện thật tốt Từ đó, các em sẽ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp Điều đó chỉ đạt được khi giáo viên có một quan niệm đúng đắn về mục đích, ý nghĩa của kể chuyện cũng như họ phải có những biện pháp dạy học thật hợp lí Đó cũng chính là những gì mà đề tài này mong muốn mang đến cho giáo viên.
Mục đích nghiên cứu
Đề tài này nhằm giúp cho giáo viên nhận thức một cách đúng đắn và đầy đủ về tầm quan trọng của phân môn Kể chuyện, từ đó họ thấy rằng dạy học tốt Kể chuyện là hết sức cần thiết Đồng thời khi nghiên cứu đề tài chúng tôi cũng cố gắng tìm ra một số biện pháp để cùng giáo viên tháo gỡ những khó khăn trong dạy học Kể chuyện thời gian qua Những việc làm trên không ngoài mục đích là nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Kể chuyện ở lớp 5 nói riêng và ở tiểu học nói chung.
Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, dạy học Kể chuyện ở lớp 5. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học Kể chuyện lớp 5.
Giả thuyết khoa học
Chất lượng dạy học Kể chuyện ở Tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng sẽ được nâng cao nếu:
Giáo viên nhận thức đúng mục đích, vai trò của phân môn Kể chuyện, đồng thời họ có cách tổ chức giờ học sao cho hấp dẫn học sinh và có các biện pháp hữu hiệu giúp học sinh biết cách kể chuyện.
Học sinh biết kể chuyện, hứng thú với giờ học, mạnh dạn, tự tin trong khi kể chuyện cũng như trong giao tiếp.
Các nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu cơ sở lí luận của việc dạy học Kể chuyện ở Tiểu học.
Tìm hiểu thực trạng dạy học Kể chuyện ở trường Tiểu học nói chung và ở lớp
5 nói riêng. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học Kể chuyện lớp 5
Tiến hành dạy học thực nghiệm nhằm kiểm tra tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.
Những đóng góp mới của luận văn
Góp phần giúp giáo viên nhận thức đầy đủ và đúng đắn hơn về mục đích, vai trò của phân môn Kể chuyện trong dạy học Tiếng Việt
Thông qua các biện pháp đã đề xuất, đề tài có thể giúp giáo viên thực hiện tốt hơn giờ dạy học Kể chuyện lớp 5.
Phương pháp nghiên cứu
8.1 Phân tích tài liệu: Đọc, nghiên cứu và sử dụng các tài liệu có liên quan đến đề tài.
8.2 Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu quan niệm của giáo viên về Kể chuyện, ý thức học tập của học sinh và thực trạng việc dạy học Kể chuyện hiện nay.
8.3 Quan sát: Dự một số giờ dạy thực tế để nắm được cách thức dạy học của giáo viên và kĩ năng kể chuyện của học sinh ở lớp 5 đồng thời cũng nhằm bổ sung, tăng độ chính xác, khách quan cho việc điều tra.
8.4 Thực nghiệm sư phạm: Nhằm kiểm tra tính khoa học và tính khả thi của những biện pháp đã đề xuất.
8.5 Tổng hợp và thống kê các kết quả thu được từ điều tra, quan sát và thực nghiệm sư phạm.
Bố cục của luận văn
QUAN NIỆM CHUNG VỀ KỂ CHUYỆN
1.1.1 Quan niệm về kể và kể chuyện
Từ điển Tiếng Việt do Văn Tân chủ biên giải thích “kể”: nói rõ đầu đuôi, và nêu ví dụ: kể chuyện cổ tích Theo đó “kể” tức là nói một sự việc có mở đầu, diễn biến và kết thúc.
Tác giả Nguyễn Trí cho rằng: Kể chuyện là một phương thức tự sự, một phương thức biểu đạt để kể các chuyện Theo quan niệm này, muốn kể chuyện chúng ta phải có chuyện để kể Hay nói cách khác là người ta dùng cách kể chuyện khi có chuyện muốn kể.
Thuật ngữ kể chuyện cũng được tác giả Chu Huy trình bày trong quyển Dạy học kể chuyện ở trường Tiểu học Theo đó, ông cho rằng “ kể chuyện” bao gồm bốn phạm trù ngữ nghĩa sau:
Một là: Chỉ loại hình tự sự trong văn học (phân biệt với loại hình trữ tình, loại hình kịch) còn gọi là truyện hay tiểu thuyết.
Hai là: Chỉ tên một phương pháp nói trong diễn giảng.
Ba là: Chỉ tên một loại văn thuật chuyện trong môn Tập làm văn.Bốn là: Chỉ tên một phân môn ở các lớp trong trường tiểu học. Ở phạm trù ngữ nghĩa thứ nhất, tác giả cho rằng kể chuyện là một loại hình trong sáng tác văn học mà đặc trưng của nó là phải có tình tiết, tức là sự việc đang xảy ra, đang diễn biến, có nhân vật với ngôn ngữ, tâm trạng, tính cách riêng Theo đó thì phạm trù ngữ nghĩa này chỉ đề cập tới
“ chuyện” mà chưa nói tới hoạt động “kể”. Ở phạm trù ngữ nghĩa thứ hai, tác giả cho rằng kể chuyện là một phương pháp trực quan sinh động bằng lời nói Theo cách hiểu này, tác giả đã quan niệm kể chuyện là một phương pháp dùng lời để trình bày một vấn đề một cách sinh động nhằm thu hút sự chú ý của người nghe.
Nếu ở phạm trù ngữ nghĩa thứ nhất, tác giả xem kể chuyện chỉ hàm chứa nội dung thì trong phạm trù ngữ nghĩa thứ hai, tác giả lại cho rằng kể chuyện là một hành động nói Vậy cộng hai phạm trù ngữ nghĩa trên lại với nhau chúng ta sẽ được một cách hiểu đầy đủ về kể chuyện. Ở thuật ngữ thứ ba và thứ tư thì kể chuyện được sử dụng là một danh từ để gọi tên một thể loại văn trong phân môn Tập làm văn (văn kể chuyện) hoặc một phân môn trong bộ môn Tiếng Việt ở tiểu học (kể chuyện) Xét về bản chất, sở dĩ có tên gọi là (văn) Kể chuyện hay (phân môn) Kể chuyện là do bản thân của chúng mang những nét đặc trưng của kể chuyện Điều đó có nghĩa là tên gọi có sau và nó phản ánh bản chất mà môn học đó chứa đựng
Tóm lại, dù theo quan điểm nào thì chúng ta cũng phải hiểu: kể chuyện là một hoạt động của lời nói, nhằm trình bày một sự việc có mở đầu, diễn biến và kết thúc
1.1.2 Nhu cầu kể chuyện trong cuộc sống
Trong cuộc sống sinh hoạt của xã hội loài người, con người luôn luôn trao đổi thông tin với nhau Để thoả mãn nhu cầu đó, con người cần một phương tiện đó là ngôn ngữ Như ta đã biết, ngôn ngữ tồn tại dưới hai dạng là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, con người sử dụng ngôn ngữ nói để trao đổi thông tin với nhau Việc
1 0 sử dụng lời nói để trao đổi với nhau các vấn đề của cuộc sống, thật ra lúc đó con người đang kể chuyện cho nhau nghe Vì sao có thể khẳng định như vậy? Vì khi đó con người đang tiến hành một hoạt động lời nói để trình bày một sự việc sao cho người nghe hiểu được ý của mình.
Trong cuộc sống và lao động của người xưa, khi mà xã hội chưa phân chia giai cấp, con người sống với nhau theo bầy đàn, sau một ngày săn bắt hái lượm, họ cùng quây quần với nhau bên bếp lửa để kể cho nhau nghe những câu chuyện về những cuộc săn bắt, hái lượm của họ
Xã hội ngày càng phát triển, cùng với ngôn ngữ trình độ nhận thức của con người cũng phát triển Khi đó, trong quá trình lao động sản xuất của mình, họ lại kể cho nhau nghe những câu chuyện có thể tự mình nghĩ ra hoặc của thế hệ trước để lại Những câu chuyện này chủ yếu nói về kinh nghiệm sản xuất hoặc giải thích các hiện tượng thiên nhiên hay ước mơ chinh phục thiên nhiên của người xưa Đó chính là kho tàng văn học dân gian đồ sộ và vô cùng quý giá mà nhân loại bao thế hệ đã dành tặng cho hậu thế
Khi chữ viết xuất hiện cũng là lúc nền văn học viết ra đời, hơn bao giờ hết nhu cầu kể chuyện của con người là rất cao Điều này thể hiện ở việc con người ghi lại những câu chuyện dân gian để tiếp tục kể lại và lưu truyền lâu dài cho đời sau Song song đó, con người luôn không ngừng đua nhau sáng tác thêm rất nhiều câu chuyện mang hơi thở của thời đại nhằm đáp ứng nhu cầu về kể chuyện ngày càng cao của con người
Tóm lại, kể chuyện là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống con người Dù muốn dù không nhu cầu này vẫn tồn tại và phát triển một cách tự nhiên từ đời này qua đời khác và ngày càng cao
1.1.3 Nhu cầu kể chuyện đối với trẻ
Từ lúc bập bẹ tập nói, các em nhỏ đã rất thích nghe kể chuyện. Những câu chuyện của bà luôn là niềm hứng khởi đối với các em và nó đã để lại trong lòng các em những tình cảm tốt đẹp Khi đến tuổi mẫu giáo, nhu cầu được nghe cũng như được kể chuyện của các em lại tăng lên Bộ môn cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học mà chủ yếu là cho trẻ làm quen với truyện và thơ là bộ môn quan trọng ở các lớp mẫu giáo. Đến khi bước vào tuổi tiểu học, nhu cầu về kể chuyện lại tiếp tục tăng, đặc biệt là đối với các loại truyện cổ dân gian Vì sao vậy? Vì những truyện kể dân gian là những câu chuyện rất gần gũi với các em, các em đã được làm quen với chúng từ rất sớm Những câu chuyện này giúp các em nhận thức thế giới và chúng cũng giúp các em chính xác hoá những biểu tượng đã có về tự nhiên và xã hội Đồng thời chúng từng bước cung cấp thêm những khái niệm mới và mở rộng kinh nghiệm sống cho trẻ Những câu chuyện ấy còn hình thành cho các em thái độ với cuộc sống xung quanh Puskin - một nhà thơ vĩ đại của Nga - đã từng bộc bạch: “Buổi tối, tôi nghe kể những câu chuyện cổ tích và lấy việc đó bù đắp những thiếu sót trong sự giáo dục đáng nguyền rủa của mình Mỗi truyện cổ tích ấy mới đẹp đẽ làm sao, mỗi truyện là một bài ca”.
Rõ ràng nhu cầu về kể chuyện là không thể thiếu đối với cuộc sống của tất cả mọi người, mọi giới, mọi lứa tuổi trong xã hội.
KỂ CHUYỆN Ở TIỂU HỌC
1.2.1 Mục tiêu, nhiệm vụ của phân môn Kể chuyện ở trường Tiểu học
Trước khi tìm hiểu về mục tiêu, nhiệm vụ của phân môn Kể chuyện ở Tiểu học, chúng ta hãy cùng nhau điểm qua vài nét về mục tiêu, nhiệm vụ của phân môn này ở bậc học Mầm non
Theo hai tác giả Nguyễn Thị Tuyết Nhung và Phạm Thị Việt, dạy học Kể chuyện ở Mầm non nhằm đáp ứng những mục tiêu, nhiệm vụ vô cùng quan trọng Cụ thể như sau:
Một là, giúp cho trẻ yêu thích văn học và có nhu cầu tham gia vào các hoạt động văn học nghệ thuật mà một trong những hình thức đó là kể chuyện.
Hai là, Kể chuyện giúp cho trẻ mở rộng nhận thức về thế giới xung quanh, bồi dưỡng cho trẻ những tình cảm lành mạnh, những ước mơ cao đẹp, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp trong tự nhiên, trong các mối quan hệ xã hội Đồng thời, kể chuyện còn giúp cho các em cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ.
Ba là, Kể chuyện còn góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ: giúp trẻ phát âm chính xác, giúp làm giàu vốn từ, phát triển kĩ năng diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt trong giao tiếp.
Bốn là, Kể chuyện giúp rèn kĩ năng đọc, kể diễn cảm các câu chuyện văn học cho trẻ
1.2.1.1 Mục tiêu của dạy học Kể chuyện ở Tiểu học
Theo tác giả Hoàng Hoà Bình, dạy học kể chuyện ở tiểu học nhằm đạt các mục tiêu sau:
Một là, cùng với phân môn Tập đọc, kể chuyện bước đầu cho các em tiếp xúc với ngôn ngữ văn học, biết rung cảm trước vẻ đẹp của nó. Đồng thời các em nắm được một số đặc điểm chính yếu của nó để vận dụng trong việc tiếp nhận các tác phẩm văn học và trong việc sáng tạo lời nói phục vụ cho hoạt động giao tiếp.
Hai là, bước đầu cho các em tiếp xúc với hình tượng văn học, rung cảm trước những vui, buồn, yêu, ghét của con người Từ đó hình thành và phát triển nhận thức, tình cảm và thái độ đúng đắn trong cuộc sống như biết phân biệt cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác, cái đúng với cái sai; biết yêu thương trường lớp, thầy cô, bạn bè, quê hương, đất nước; có lòng nhân ái vị tha; có ý thức về bổn phận với ông bà, cha mẹ, người thân, thầy cô giáo, bạn bè; biết tôn trọng nội qui, tôn trọng pháp luật, bảo vệ của công, bảo vệ môi trường; biết sống tự tin, năng động, trung thực, dũng cảm; có ý thức và nhu cầu nhận thức bản thân
Ba là, bước đầu rèn luyện và hình thành các kĩ năng cơ bản như biết kể chuyện, biết tóm tắt câu chuyện, biết rút ra ý nghĩa câu chuyện, biết nhận xét, nêu cảm nghĩ của mình về các nhân vật có trong truyện để vận dụng trong học tập trên lớp và trong thưởng thức nghệ thuật ngoài lớp.
1.2.1.2 Nhiệm vụ của phân môn Kể chuyện ở trường Tiểu học
Trong quyển Dạy kể chuyện ở trường Tiểu học, tác giả Chu Huy đã chỉ ra nhiệm vụ cơ bản của phân môn kể chuyện là: bồi dưỡng tâm hồn, đem lại niềm vui, trau dồi vốn sống và vốn văn học, phát triển ngôn ngữ và tư duy cho trẻ Chúng ta có thể hiểu các nhiệm vụ của kể chuyện cụ thể như sau:
Nhiệm vụ thứ nhất là bồi dưỡng tâm hồn, đem lại niềm vui cho trẻ.
Kể chuyện đã đáp ứng nhu cầu nghe kể chuyện của trẻ Đối với các em nhu cầu này rất lớn (như đã nói đến ở phần trên) Các câu chuyện được sử dụng để kể cho trẻ là các tác phẩm văn học nghệ thuật Các tác phẩm này có tác động rất lớn đến tâm hồn và xúc cảm của trẻ, đồng thời nó còn đem lại những xúc cảm thẩm mĩ cho các em.
Nhiệm vụ thứ hai là trau dồi vốn sống và vốn văn học cho các em. Các em được học kể chuyện từ khi chưa biết đọc biết viết, điều này cũng có nghĩa là các em được tiếp xúc rất sớm với các tác phẩm văn học Trong chương trình tiểu học, các em được nghe và kể rất nhiều câu chuyện với nhiều thể loại khác nhau, từ truyện cổ tích đến hiện đại, có cả tác phẩm văn học trong nước lẫn ngoài nước Nhờ đó vốn văn học của trẻ được phát triển Các câu chuyện kể với nhiều đề tài khác nhau đã đưa các em tới một thế giới muôn màu, muôn vẻ của cuộc sống, tự nhiên và xã hội Các câu chuyện phản ánh trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc sống: nỗi khổ cực, bị áp bức bốc lột của nhân dân lao động xưa, bộ mặt ích kĩ, tham lam, gian tà của giai cấp bốc lột, tập quán, truyền thống của dân tộc, các gương chiến đấu
1 4 hi sinh bảo vệ và xây dựng đất nước Vốn sống của các em được mở rộng cũng nhờ đó.
Nhiệm vụ thứ ba là phát triển ngôn ngữ và tư duy cho trẻ Qua việc nghe và kể các câu chuyện, trẻ được tiếp xúc với các hình ảnh nghệ thuật của ngôn từ mà tác giả đã sử dụng Chính điều đó giúp cho ngôn ngữ của trẻ phát triển Các chi tiết, các hình ảnh nghệ thuật, tính cách của nhân vật trong câu chuyện làm phát triển tư duy cho trẻ Trong quá trình nghe, kể trẻ phải thâm nhập vào trong truyện Muốn vậy trẻ phải hiểu sâu sắc câu nội dung chuyện Mà nội dung câu chuyện chính là các chi tiết, các hình ảnh, các nhân vật.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng mục tiêu và nhiệm vụ dạy học ở hai bậc học trên có những nét tương đồng Mục tiêu, nhiệm vụ dạy học ở Tiểu học là sự phát triển cao so với Mầm non.
Tóm lại, Kể chuyện có mục tiêu, nhiệm vụ rất quan trọng trong trường tiểu học Ngoài việc góp phần hoàn thiện nhân cách cho học sinh,
Kể chuyện còn tạo cho các em hứng thú học tập.
1.2.2 Đặc điểm của hoạt động dạy học Kể chuyện ở Tiểu học
1.2.2.1.Kể chuyện là hoạt động lời nói – là một dạng độc thoại đặc biệt
Tác giả Nguyễn Trí cho rằng: Nói là hoạt động phát tin nhờ sử dụng bộ máy phát âm Đầu tiên người nói phải xác định nội dung lời nói, lựa chọn ngôn ngữ để diễn tả nội dung ấy Sau đó người nói sử dụng bộ máy phát âm để truyền đi chuỗi lời nói đã được xác định.
Như vậy muốn người khác hiểu được những ý nghĩ của mình, con người phải sử dụng bộ máy phát âm để chuyển đổi những ý nghĩ đó thành lời nói Hay nói cách khác là để tiến hành hoạt động giao tiếp con người phải sử dụng lời nói phù hợp với những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau.Hoạt động lời nói là một phương thức giao tiếp, trong đó, con người sử dụng lời nói trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm mục đích trao đổi thông tin cho nhau.
CÁC KIỂU BÀI KỂ CHUYỆN LỚP 5
2.1.1 Kiểu bài nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe trên lớp Đây là kiểu bài tập kể chuyện ở tuần thứ nhất trong một chủ điểm học tập Trong trường hợp này, câu chuyện (có độ dài trên dưới 500 chữ) được in trong sách giáo viên và được trình bày thành tranh hoặc tranh kèm lời dẫn giải ngắn gọn trong sách học sinh Học sinh được nghe thầy cô giáo kể rồi sau đó kể lại Bên cạnh mục đích chung là rèn kĩ năng nói cho học sinh, kiểu bài tập trên còn có mục đích rèn kĩ năng nghe cho học sinh Kiểu bài tập này trong chương trình gồm 10 bài được sắp xếp cụ thể như sau:
Tuần1 Lý Tự Trọng; Tuần 4 Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai; Tuần 7.
Cây cỏ nước Nam; Tuần11 Người đi săn và con nai; Tuần14 Pa-xtơ và em bé; Tuần19 Chiếc đồng hồ; Tuần 22 Ông Nguyễn Khoa Đăng;
Tuần 25 Vì muôn dân; Tuần 29 Lớp trưởng tôi; Tuần 32 Nhà vô địch.
2.1.2 Kiểu bài kể chuyện đã nghe, đã đọc Đây là kiểu bài tập kể chuyện ở tuần thứ hai trong một chủ điểm học tập Những câu chuyện này học sinh phải tự sưu tầm trong sách báo hoặc đã được nghe ai đó kể cho nghe Bên cạnh mục đích chung là rèn kĩ năng nói cho học sinh, kiểu bài tập này còn có mục đích kích thích học sinh ham đọc sách Trong chương trình kể chuyện lớp 5, kiểu bài này gồm 11 bài được sắp xếp như sau:
Tuần 2 Hãy kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về các anh hùng danh nhân của nước ta.
Tuần 5 Kể lại một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh.
Tuần 8 Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc nói về quan hệ con người với thiên nhiên
Tuần12 Hãy kể lại một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc có nội dung bảo vệ môi trường.
Tuần15 Hãy kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân
Tuần17 Hãy kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác
Tuần 20 Kể lại một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh
Tuần 23 Hãy kể lại một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về những người đã góp sức mình bảo vệ trật tự, an ninh.
Tuần 26 Hãy kể lại một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam
Tuần 30 Kể chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài
Tuần 33 Kể lại một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về việc gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội
2.1.3 Kiểu bài kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia Đây là kiểu bài tập kể chuyện ở tuần thứ ba trong một chủ điểm học tập Kiểu bài tập này đòi hỏi sự sáng tạo ở mức cao: Học sinh phải nhớ lại các tình tiết của những câu chuyện đã được chứng kiến hoặc được tham gia, từ đó các em tự sắp xếp các chi tiết và kể lại Ngoài mục đích luyện kĩ năng nói, kiểu bài này còn rèn cho học sinh thói quen quan sát, ghi nhớ.Đồng thời kiểu bài này còn hình thành cho các em kĩ năng xây dựng cốt truyện và kĩ năng diễn đạt Kiểu bài này được xếp trong chương trình gồm
10 tiết Cụ thể như sau:
Tuần 3 Kể một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
Tuần 6 Chọn một trong hai đề sau:
1 Kể lại một câu chuyện em đã chứng kiến hoặc một việc em đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với các nước.
2 Nói về một nước mà em biết qua truyền hình, phim ảnh
Tuần 9 Kể chuyện về một lần em được đi thăm cảnh đẹp ở địa phương hoặc ở nơi khác.
Tuần13 Chọn một trong hai đề sau:
1 Kể một việc làm tốt của em hoặc của những người xung quanh để bảo vệ môi trường.
2 Kể về một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường.
Tuần16 Kể chuyện về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình. Tuần 21 Chọn một trong các đề sau:
1 Kể một việc làm của những công dân nhỏ tuổi thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, các di tích lịch sử - văn hoá.
2 Kể một việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ.
3 Kể một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
Tuần 24 Hãy kể một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết.
Tuần 27 Chọn một trong hai đề sau:
1 Kể một câu chuyện trong cuộc sống nói lên truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam ta.
2 Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em đối với thầy cô.
Tuần 31 Kể một việc làm tốt của bạn em.
Tuần 34 Chọn một trong hai đề sau:
1 Kể một câu chuyện về việc chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi của gia đình, nhà trường hoặc xã hội.
2 Kể về một lần em cùng các bạn trong lớp hoặc trong chi đội tham gia công tác xã hội.
THỰC TRẠNG DẠY HỌC KỂ CHUYỆN LỚP 5
Để xác lập cơ sở cho việc đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Kể chuyện lớp 5, chúng tôi đã tiến hành điều tra thực trạng dạy học Kể chuyện ở một số trường Tiểu học Cụ thể như sau:
Về địa bàn: Chúng tôi đã tiến hành điều tra tại các trường: Tiểu học Thị Trấn Vũng Liêm, Tiểu học Trung Hiếu thuộc huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long; Tiểu học Thành Công B và Tiểu học Dân lập Đoàn Thị Điểm thuộc Thành phố Hà Nội; Tiểu học Liên Minh, Tiểu học Liên Bảo, Tiểu học Đống Đa thuộc thị xã Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc.
Về hình thức: Chúng tôi sử dụng phiếu điều tra và dự trực tiếp các tiết dạy học.
Về nội dung (xin xem phiếu đính kèm theo ở phần phụ lục)
2.2.1 Quan niệm về dạy học Kể chuyện của giáo viên lớp 5
Sau khi điều tra, chúng tôi tiến hành xử lí và thu được kết quả như sau: Quan niệm của giáo viên về tầm quan trọng của dạy học kể chuyện ở Tiểu học (câu 1): 100% giáo viên chọn ý a/ Điều đó cho thấy giáo viên đã nhận ra tầm quan trọng của dạy học Kể chuyện ở lớp 5 nói riêng và ở Tiểu học nói chung
Khi trò chuyện với chúng tôi, thầy giáo Ngô Văn Hoàng - Giáo viên trường Tiểu học Thị Trấn Vũng Liêm - cho rằng việc dạy học Kể chuyện trong nhà trường tiểu học là vô cùng quan trọng vì nó góp phần bồi dưỡng năng lực tiếng Việt cho học sinh Ngoài ra, Kể chuyện còn góp phần bồi dưỡng nhân cách cũng như phát triển kĩ năng nói cho học sinh Cô NguyễnThị Huệ, giáo viên trường Tiểu học Dân lập ĐoànThị Điểm, cũng có những suy nghĩ tương tự như thế Nói về tầm quan trọng của Kể chuyện, giáo viên nào cũng cho là vô cùng quan trọng nhưng không phải ai cũng hiểu cặn kẽ về tầm quan trọng của kể chuyện do mục đích của nó mang lại như thầy Ngô Văn Hoàng và cô Nguyễn Thị Huệ đã trình bày Điều đó thể hiện qua việc trả lời câu hỏi 2 mà chúng tôi đề cập ở Bảng 1
Bảng 1 (câu2) Quan niệm của giáo viên về mục đích của dạy học Kể chuyện
Mức độ Số lượng Tỉ lệ Đúng-đủ 6 15% Đúng- chưa đủ 14 35%
- Đúng-chưa đủ: thiếu một trong ba ý trên.
- Chưa đúng: thiếu hai trong ba ý trên hay thêm b hoặc d
Theo Bảng 1, chúng ta thấy rằng: Tỉ lệ giáo viên quan đúng về mục đích của dạy học kể chuyện là rất ít chỉ chiếm 15% (trên tổng số giáo viên được thăm dò) 35% giáo viên có quan niệm đúng nhưng chưa đủ và tỉ lệ giáo viên quan niệm chưa đúng chiếm một tỉ lệ khá lớn, tỉ lệ này là 50%
Kết quả trên phản ánh một thực tế đáng lo ngại về quan niệm của giáo viên về mục đích của việc dạy học kể chuyện Rõ ràng khi đã chưa xác định một cách đúng đắn, đầy đủ mục đích của một việc làm thì khó có thể cho một kết quả tốt đẹp từ việc làm ấy được.
Bảng 2 (câu5) Tiêu chí đánh giá của giáo viên đối với học sinh
Mức độ Số lượng Tỉ lệ Đúng-đủ 20 50% Đúng- chưa đủ 20 50%
- Đúng-chưa đủ: một trong hai ý trên.
- Chưa đúng: chọn b, c thêm a hoặc d hay chỉ chọn a hoặc d.
Thực tế việc đánh giá học sinh trong dạy học Kể chuyện đã được phản ánh ở bảng 2 Dựa vào bảng, chúng ta thấy rằng: có 50% giáo viên
3 4 đưa ra tiêu chí đánh giá đúng, đủ và 50% giáo viên đưa ra tiêu chí đánh giá đúng nhưng chưa đủ Hầu hết các ý kiến đưa ra tiêu chí đánh giá chưa đủ là họ quên cho việc phải kết hợp cử chỉ điệu bộ vào trong tiêu chí đánh giá học sinh Họ chưa thấy rằng việc sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ phù hợp là một trong những yếu tố quyết định thành công trong hoạt động giao tiếp.
Bảng 3 (câu6) Về việc giúp đỡ học sinh trong khi kể chuyện
Mức độ Số lượng Tỉ lệ Đúng 4 10%
- Đúng: ý d (gợi ý giúp học sinh kể tiếp).
- Chưa đúng: chọn d thêm một trong các ý còn lại hoặc chỉ chọn một trong các ý a, b hay c
Làm gì để giúp đỡ học sinh trong lúc kể chuyện? Đó là câu hỏi chúng tôi đặt ra và chúng tôi đã nhận được kết quả như Bảng 3 Cụ thể như sau: Đa số giáo viên chưa có một biện pháp giúp đỡ học sinh phù hợp: 90% giáo viên chọn cách “cho học sinh về chỗ và khuyến khích: cô hy vọng lần sau em sẽ kể tốt hơn ” hoặc chọn cách “nhờ học sinh khác giúp đỡ ” Chỉ có 10% chọn phương án d/ và ghi rõ là “sử dụng câu hỏi gợi ý để các em tiếp tục kể ”.
Tâm sự với chúng tôi, một số giáo viên cho rằng mình làm như thế vì hai lý do: thứ nhất là để tranh thủ thời gian cho các em khác được kể. Thứ hai là khi chúng tôi hỏi tại sao không sử dụng câu hỏi để gợi ý thì đa số giáo viên cho rằng không biết phải đặt câu hỏi như thế nào để gợi ý cho học sinh.
Chính việc làm này của giáo viên đã hạn chế hứng thú học tập của các em yếu kém vì mỗi lần như thế các em sẽ cảm thấy xấu hổ với các bạn.Đây là một thực tế đáng buồn Chúng ta phải tìm cách khắc phục thực trạng này nhằm cải thiện tình hình dạy học Kể chuyện hiện nay
2.2.2 Cách thức dạy học Kể chuyện của giáo viên lớp 5
Qua tiến hành dự một số tiết dạy của giáo viên kết hợp với kết quả của việc điều tra, chúng tôi đã thu được kết quả về cách thức dạy học kể chuyện của giáo viên lớp 5 như sau:
2.2.2.1 Đối với kiểu bài nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe trên lớp
Cách thức dạy học của giáo viên
Sau khi giới thiệu bài, giáo viên kể mẫu hai lần Lần thứ nhất, giáo viên kể toàn bộ câu chuyện từ đầu đến cuối Lần thứ hai, giáo viên kể kết hợp cho học sinh xem tranh và giải nghĩa một số từ Để đặt lời thuyết minh cho tranh, giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh kể chuyện (theo nhiều hình thức khác nhau) Trong khi kể, nếu học sinh có quên thì giáo viên yêu cầu học sinh khác nhắc bạn hoặc kể tiếp bạn Cuối cùng giáo viên cho học sinh thảo luận về ý nghĩa của câu chuyện.
Những ưu điểm, tồn tại và khó khăn
Những ưu điểm: Một là, giáo viên đã tiến hành giờ dạy hợp lí, đúng qui trình Hai là, tất cả học sinh được tham gia kể chuyện (kể theo nhóm) và các em hầu hết kể lại được câu chuyện theo các mức độ khác nhau (chỉ có một số em kể tốt còn đa số kể chưa tốt).
Những tồn tại: Một là, khi kể chuyện, hầu hết giáo viên còn bám quá sát với văn bản, chưa kể theo lời của mình (do giáo viên chưa có được một kĩ năng kể chuyện thật sự thú vị) Hai là, giáo viên chưa sử dụng câu hỏi gợi ý giúp học sinh đặt lời thuyết minh cho tranh, giúp học sinh kể lại chuyện cũng như sử dụng câu hỏi để rút ra ý nghĩa của câu chuyện Phần này giáo viên tiến hành theo các bài tập trong sách giáo khoa và gợi ý của sách giáo viên Do đó, học sinh gặp nhiều khó khăn khi thực hiện các bài tập trên.
Những khó khăn thường gặp của giáo viên: Theo kết quả chúng tôi điều tra được, 100% giáo viên đều cho rằng khó khăn lớn nhất họ gặp phải
3 6 là “về kĩ năng kể: giọng kể, cử chỉ, điệu bộ ” Điều này cho thấy kĩ năng kể chuyện của giáo viên hiện nay còn nhiều hạn chế Một khó khăn nữa mà giáo viên thường nhắc tới là khả năng ghi nhớ câu chuyện của học sinh rất hạn chế Việc sử dụng câu hỏi gợi ý cho học sinh cũng là một khó khăn mà giáo viên thường hay gặp (như đã đề cập trong phần nhận xét sau Bảng 3).
Rõ ràng kĩ năng sử dụng câu hỏi của giáo viên là vấn đề chúng ta cần phải quan tâm nhiều hơn nữa.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC KỂ CHUYỆN LỚP 5
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC KỂ CHUYỆN LỚP 5
3.1.1 Đối với kiểu bài nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe trên lớp
3.1.1.1 Hoàn thiện kĩ năng kể của giáo viên
Nắm kĩ cốt truyện Đây là việc làm hết sức cơ bản và cần thiết đầu tiên của trong quá trình chuẩn bị của người giáo viên Để có thể kể được câu chuyện thật sự hấp dẫn cuốn hút người nghe, người giáo viên cần phải thuộc, phải nắm vững các tình tiết của truyện, hiểu thấu đáu ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện Giáo viên cần phải đọc để thâm nhập, để thẩm thấu nội dung cốt truyện và cũng là để hoà mình, để sống với nhân vật trong truyện Giáo viên phải đọc thật kĩ, thật thuộc câu chuyện để nắm được chi tiết nào là quan trọng, chi tiết nào là phụ, là không quan trọng Điều này giúp cho giáo viên khi kể lại không được quên các chi tiết quan trọng, với các chi tiết phụ, không quan trọng, giáo viên có thể thay đổi trong lúc kể Có như thế, người giáo viên mới có thể kể lại câu chuyện theo lời của mình một cách sinh động được.
Việc đọc truyện, người giáo viên cần phải sử dụng phối hợp hai hình thức đọc đó là đọc thầm và đọc thành tiếng Đọc thầm được sử dụng khi giáo viên tiếp xúc với câu chuyện ngay lần đầu tiên và nhằm mục đích giúp giáo viên nắm toàn bộ nội dung câu chuyện Đọc thành tiếng có kết hợp với ngữ điệu phù hợp để tìm cho mình một giọng điệu chuẩn Khi phát âm thành tiếng vang bên tai, người giáo viên mới có thể thẩm thấu truyện kể đó vào trong kí ức của mình Việc đọc thành tiếng còn tạo điều kiện cho người giáo viên tự kiểm tra khả năng và nghệ thuật phát âm thực tế của mình Ngoài ra việc đọc truyện còn thể hiện được sắc thái ngôn ngữ của các nhân vật khác nhau, ngôn ngữ đối thoại theo tâm trạng nhân vật Khi đọc truyện, giáo viên có thể dừng lại ở những chỗ quan trọng, cần thiết để tìm hiểu sâu kĩ từng tình tiết, từ ngữ của truyện hoặc lời đối thoại của nhân vật trong truyện Có thể lược ghi ra giấy nháp các tình tiết chính, cốt lõi của truyện để thấy rõ cả mạch của truyện Đồng thời trên cơ sở đó, người giáo viên có thể hình thành cho mình một sơ đồ thể hiện sự phát triển của các tình tiết và cốt truyện cũng như xác lập được mối quan hệ giữa các tình tiết và chú ý các tình tiết cần nhấn mạnh Việc lược ghi còn nhằm mục đích loại bỏ bớt các tình tiết phụ hoặc trùng lặp Việc làm này còn giúp cho giáo viên xâu chuỗi các sự kiện, tình tiết câu chuyện trong khi kể lại, đây là một việc làm không thể bỏ qua trong khi kể chuyện Cũng trong quá trình đọc truyện, giáo viên tìm hiểu những chú giải về từ ngữ, địa danh, tên các nhân vật cũng như ý nghĩa và bài học rút ra của truyện
Trau dồi nghệ thuật kể chuyện Đọc để thâm nhập truyện là bước đầu làm quen với truyện kể.Nhưng khi đó, giáo viên cũng chỉ mới có thể thuộc lòng và kể lại chuyện theo đúng văn bản truyện chứ chưa thể kể lại bằng lời của mình Giáo viên cần phải biến truyện đó thành truyện của bản thân mình bằng cách tập kể chuyện Tập kể nghĩa là giáo viên tiến hành việc chuyển từ ngôn ngữ văn bản in ấn sang ngôn ngữ nói của bản thân mình, làm được điều này có nghĩa là giáo viên đã khắc phục được hiện tượng đọc thuộc lòng diễn cảm câu chuyện cho các em nghe Người giáo viên cần chú ý kể chuyện trong trường học khác với việc biểu diễn nghệ thuật của diễn viên, đây là một điều tối kị mà giáo viên cần hết sức tránh Vì vậy người giáo viên chỉ cần dừng lại ở mức kể bằng lời của mình với ngôn ngữ dễ hiểu, trong sáng, kể rành mạch các tình tiết và có nghệ thuật diễn cảm và kết hợp với các yếu tố phi ngôn ngữ phù hợp là được
Giáo viên có thể kể cho các em nhỏ trong nhà, trong xóm nghe hoặc cho chính mình nghe Với mục đích là kể lại bằng lời của mình, tạo nên sự tự tin khi kể trước học sinh hay nói khác là giúp giáo viên rèn kĩ thuật nói cho mình Chú ý kết hợp các yếu tố phi ngôn ngữ.
Như chúng tôi đã đề cập trong chương một, kể chuyện là một dạng độc thoại đặc biệt Do đó để dạy học có hiệu quả, người giáo viên phải có một nghệ thuật nói, diễn đạt trước đông người Nói có liên quan mật thiết với thể chất người giáo viên cho nên nếu chúng ta có những khuyết điểm về bộ máy phát âm thì chúng ta phải luyện tập nhiều hơn những người may mắn có một giọng nói trời cho Chúng ta cần hiểu rằng không phải cứ nói to là sẽ thu hút được cảm tình người nghe Để đạt được điều đó, lời nói cần rõ ràng, khúc chiết từng âm, từng từ và từng câu riêng lẻ, cần phải cảm nhận sắc thái của từ để phát âm diễn cảm Không nói quá nhanh, không nói quá chậm, không nói đều đều, không quá nhấn mạnh vào bất kì từ nào, chi tiết nào Không cố sức gào to trước đám thính giả ồn ào Lời nói cần kết hợp với ngữ điệu như đã đề cập trong chương một.
3.1.1.2 Sử dụng bài tập trắc nghiệm giúp học sinh nghe (hiểu và nhớ)
Biện pháp này chỉ áp dụng đối với học sinh trung bình hoặc yếu nhằm giúp các em nghe và ghi nhớ tốt hơn Đồng thời việc sử dụng biện pháp này còn nhằm mục đích tập trung sự chú ý của các em Khi sử dụng biện pháp này, giáo viên cần lưu ý đây là biện pháp nhằm hổ trợ cho học học sinh trong việc nghe hiểu và nhớ nội dung câu chuyện, tuyệt đối giáo viên không được xem đây là bài tập kiểm tra vì như thế sẽ làm cho giờ kể chuyện nặng nề thêm Trong biện pháp này, giáo viên chuẩn bị một số bài tập dạng trắc nghiệm thể hiện nội dung cơ bản của truyện Những bài tập gợi ý này sẽ làm chỗ dựa giúp học sinh ghi nhớ một số tình tiết quan trọng cũng như nội dung chính của câu chuyện Bài tập này được học sinh thực hiện khi nghe giáo viên kể lần thứ hai Một số dạng bài tập chúng ta có thể xây dựng là:
Trắc nghiệm về số nhân vật có trong truyện.
Yêu cầu các em sắp xếp các tình tiết cho đúng với trình tự xuất hiện của chúng trong truyện.
Yêu cầu tìm tình tiết đúng trong truyện.
Trắc nghiệm ghép đôi: ghép các ý sao cho được các tình tiết đúng. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được tình tiết đúng có trong truyện
Tìm ý thể hiện đúng nội dung của từng đoạn.
Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số bài tập chúng tôi đã xây dựng được:
Câu 1 Truyện Lý Tự Trọng có mấy nhân vật? (trả lời bằng cách khoanh vào chữ cái trước ý đúng). a 2 nhân vật: Lý Tự Trọng và tên mật thám Lơ - grăng. b 3 nhân vật: Lý Tự Trọng, tên đội Tây và tên mật thám Lơ-grăng. c 4 nhân vật: Lý Tự Trọng, tên đội Tây, tên mật thám Lơ - grăng và luật sư.
Câu 2 Khoanh vào chữ cái trước chi tiết có trong đoạn 1 của truyện. a Anh Lí Tự Trọng đang tham gia học một lớp ngoại ngữ ở Hà Tĩnh để chuẩn bị đi du học. b Năm 1928, anh Lí Tự Trọng tham gia cách mạng và được cử đi học ở nước ngoài. c Anh Lí Tự Trọng học rất sáng dạ.
Câu 3 Đánh số thứ tự vào ô trống trước mỗi ý cho đúng với trình tự xuất hiện của các chi tiết sau: a Anh nhanh chân ôm tài liệu nhảy xuống nước, lặn qua gầm tàu trốn thoát.
4 6 b Anh nhảy xuống vờ cởi bọc nhưng kì thật là buộc lại cho chặt hơn. c Anh bắn chết tên mật thám.
Câu 4 Nối mỗi ý ở cột A sao cho phù hợp với một ý ở cột B.
Trước toà án của giặc Lý Tự Trọng vẫn hát vang bài Quốc tế ca
Ra pháp trường anh vẫn hiên ngang khẳng định lí tưởng cách mạng của mình.
Trong nhà giam nhưng chúng không moi được bí mật gì ở anh. Giặc tra tấn dã man anh được những người coi ngục rất khâm phục và kiêng nể. Đáp án: Câu 1 ý c ; Câu 2 ý b và c ; Câu 3 Thứ tự đúng sẽ là: b, a và c.
Câu 4 – Trước toà án của giặc, anh vẫn hiên ngang khẳng định lí tưởng cách mạng của mình.
- Ra pháp trường, Lý Tự Trọng vẫn hát vang bài Quốc tế ca.
- Trong nhà giam, anh được những người coi ngục rất khâm phục và kiêng nể.
- Giặc tra tấn dã man nhưng chúng không moi được bí mật gì ở anh.
Bài 2 Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai.
Câu 1 Khoanh vào chữ cái trước ý thể hiện đúng nội dung của đoạn1. a Mai- cơ đến Mỹ Lai để du lịch. b Mai- cơ đến Mỹ Lai để chơi nhạc. b Mai- cơ đến Mỹ Lai với mong ước chơi một bản nhạc cầu nguyện cho linh hồn của những người đã khuất.
Câu 2 Khoanh vào chữ cái trước chi tiết đúng có trong đoạn 2. a Quân đội Mĩ không giết cụ già, trẻ em và phụ nữ mang thai. b Quân đội Mĩ huỷ diệt toàn bộ mảnh đất này. c Quân đội Mĩ chỉ giết hại gia súc, thiêu cháy nhà cửa, ruộng vườn.
Câu 3 khoanh vào chữ cái trước chi tiết đúng có trong đoạn 3. a Ba phi công Mĩ đã cứu mười người trong cuộc thảm sát. b Phụ nữ và trẻ em bị quân đội Mĩ dồn vào một con mương cạn rồi xả súng bắn. c Một đại uý Mĩ chạy tới cứu cháu bé.
Câu 4 Điền tiếp vào chỗ trống để được các chi tiết đúng với câu chuyện. a Hơ – bớt b Rô – nan Đáp án: Câu 1 ý b ; Câu 2 ý a và b ; Câu 3 ý c.
Câu 4 a Hơ – bớt tự bắn vào chân mình đẻ khỏi tham gia tội ác. b Rô – nan bền bỉ sưu tầm tài liệu, kiên quyết đưa vụ giết chóc ra ánh sáng
Bài 3 Cây cỏ nước Nam.
Câu 1 Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng của câu hỏi sau:
Nguyễn Tuệ Tĩnh đưa học trò của mình lên núi Nam Tào, Bắc Đẩu để làm gì? a Để tham quan. b Để nói cho các học trò của mình biết rõ những điều mà ông suy nghĩ bấy lâu nay. c Để tìm cây thuốc.
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.2.1 Mục đích của dạy học thực nghiệm
Dạy học thực nghiệm nhằm các mục đích sau:
Một là: Đối chiếu, kiểm tra và đánh giá những biện pháp đã đề xuất. Hai là: Đánh giá tính khả thi của những biện pháp đã đề ra.
Ba là: Dạy học thực nghiệm còn là cơ sở để điều chỉnh và bổ sung cho hoàn thiện những biện pháp đã đề xuất.
3.2.2 Nội dung của dạy học thực nghiệm
Với mỗi kiểu bài, chúng tôi chọn dạy thực nghiệm một bài, đó là: Kiểu bài Nghe- kể lại câu chuyện vừa nghe trên lớp: Tuần 1 Bài Lý
Kiểu bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc: Tuần 17 Hãy kể một câu chuyện em được nghe hoặc được đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui cho người khác.
Kiểu bài Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia: Tuần 3 Kể một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước.
Sở dĩ chúng tôi chọn các bài trên để dạy học thực nghiệm là vì đó là những bài học có được sự ứng dụng các biện pháp đã đề xuất là đầy đủ hơn cả.
Dưới đây là bài soạn của các bài dạy trên:
1 Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh họa, học sinh biết thuyết minh cho nội dung mỗi tranh bằng 1 hoặc 2 câu; kể được từng đoạn
8 0 và toàn bộ câu chuyện; biết kết hợp lời kể với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt một cách tự nhiên.
2 Hiểu ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi anh Lý Tự Trọng là người giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng chí, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.
Học sinh biết trao đổi, thảo luận với bạn bè về ý nghĩa của câu chuyện.
- Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa (phóng to).
- Bảng phụ viết sẵn lời thuyết minh cho sáu tranh.
- Phiếu bài tập hướng dẫn học sinh nghe (đính kèm ở phần cuối bài soạn)
III – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Trong tiết kể chuyện mở đầu chủ điểm nói về Tổ quốc của chúng ta, các em sẽ được nghe thầy (cô) kể về chiến công của một thanh niên yêu nước mà tên tuổi anh đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam, đó là anh Lý Tự Trọng Anh tham gia cách mạng khi mới 13 tuổi Và anh đã anh dũng hi sinh khi mới 17 tuổi.
- Giáo viên kể lần 1, học sinh lắng nghe
- Giáo viên kể lần 2, vừa kể vừa kết hợp chỉ vào tranh minh hoạ, có thể giải thích một số từ khó Học sinh vừa lắng nghe vừa thực hiện các bài tập hướng dẫn nghe (Phiếu bài tập được giáo viên phát trước khi kể lần 2).
3 Hướng dẫn học sinh kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện a Hoạt động 1: Đặt lời thuyết minh cho tranh
- Học sinh đọc yêu cầu của đề bài.
- Học sinh thảo luận theo nhóm 2 để tìm cho mỗi tranh 1 hoặc 2 câu thuyết minh Các câu hỏi thảo luận:
Tranh1 Lý Tự Trọng học như thế nào?
Tranh 2 Khi về nước, anh được giao nhiệm vụ gì?
Tranh 3 Qua cách xử lí của anh trong công việc, chúng ta thấy anh là người như thế nào?
Tranh 4 Trong một cuộc mít tinh, anh đã làm gì?
Tranh 5 Câu nói của anh trước toà chứng tỏ anh là người như thế nào?
Tranh 6 Trước lúc hy sinh, anh đã thể hiện tâm trạng như thế nào?
- Học sinh phát biểu lời thuyết minh cho 6 tranh.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét Giáo viên treo bảng phụ đã chuẩn bị; yêu cầu học sinh đọc lại các lời thuyết minh Có thể gợi ý như sau:
Tranh1 Lý Tự Trọng rất sáng dạ, được cử ra nước ngoài học.
Tranh 2 Về nước, anh được giao nhiệm vụ chuyển và nhận thư từ, tài liệu.
Tranh 3 Trong công việc, anh rất bình tĩnh và nhanh trí.
Tranh 4 Trong một buổi mít tinh, anh bắn chết một tên mật thám và bị giặc bắt.
Tranh 5 Trước toà án của giặc, anh hiên ngang khẳng định lí tưởng cách mạng của mình.
Tranh 6 Trước lúc hy sinh anh vẫn lạc quan, anh đã hát vang bài Quốc tế ca. b Hoạt động 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài tập 2.
- Học sinh kể chuyện theo nhóm (kể từng đoạn và kể toàn bộ câu chuyện).
Sau đây là câu hỏi gợi ý hướng dẫn học sinh kể lại (sử dụng khi học sinh quên trong khi kể ). Đoạn1:
- Anh Lý Tự Trọng sinh ra trong một gia đình như thế nào?
- Năm 1928, anh đã làm gì?
- Anh học như thế nào? Đoạn 2:
Khi về nước, anh được giao nhiệm vụ gì?
Khi bị tên đội Tây gọi lại khám, anh đã làm gì để trốn thoát?
Khi chuyển tài liệu từ tàu biển lên, anh đã gặp điều không may gì? và anh đã xử lí ra sao?
Trong một cuộc mít tinh, anh đã có những hành động gì? Đoạn 3:
Khi bị bắt, anh đã tỏ rõ khí phách của mình ra sao?
Trước toà, anh đã tuyên bố điều gì?
Anh đã hi sinh trong tâm trạng như thế nào? c Hoạt động 3: Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: Học sinh làm việc theo nhóm đôi Có thể sử dụng câu hỏi gợi ý:
Vì sao những người coi ngục gọi anh là “ông nhỏ”? / Câu chuyện giúp bạn hiểu điều gì? / Em đã học tập được gì từ tấm gương của anh Lí
- Học sinh trình bày ý kiến của mình Giáo viên động viên, khen ngợi.
- Nhận xét tiết học, bình chọn học sinh kể hay nhất
- Khuyến khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe Và tìm đọc các câu chuyện về anh hùng, danh nhân Việt Nam để chuẩn bị cho tiết sau
Bài 1 Truyện Lý Tự Trọng có mấy nhân vật? (trả lời bằng cách khoanh vào chữ cái trước ý đúng). a 2 nhân vật: Lý Tự Trọng và tên mật thám Lơ - grăng. b 3 nhân vật: Lý Tự Trọng, tên đội Tây và tên mật thám Lơ-grăng. c 4 nhân vật: Lý Tự Trọng, tên đội Tây, tên mật thám Lơ - grăng và luật sư.
Bài 2 Khoanh vào chữ cái trước chi tiết có trong đoạn 1 của truyện. a Anh đang tham gia học một lớp ngoại ngữ ở Hà Tĩnh để chuẩn bị đi du học. b Năm 1928, anh tham gia cách mạng và được cử đi học ở nước ngoài. c Anh học rất sáng dạ.
Bài 3 Đánh số thứ tự vào ô trống trước mỗi ý cho đúng với trình tự xuất hiện của các chi tiết sau: a 2 Anh nhanh chân ôm tài liệu nhảy xuống nước, lặn qua gầm tàu trốn thoát. b 1 Anh nhảy xuống vờ cởi bọc nhưng kì thật là buộc lại cho chặt hơn. c 3 Anh bắn chết tên mật thám.
Bài 4 Nối mỗi ý ở cột A sao cho phù hợp với một ý ở cột B.
Trước toà án của giặc Lý Tự Trọng vẫn hát vang bài Quốc tế ca
Ra pháp trường anh vẫn hiên ngang khẳng định lí tưởng cách mạng của mình.
Trong nhà giam nhưng chúng không moi được bí mật gì ở anh. Giặc tra tấn dã man anh được những người coi ngục rất khâm phục và kiêng nể.
Bài 2 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
- Biết kể bằng lời của mình một câu chuyện đã được nghe, được đọc về những người biết sống đẹp, mang lại niềm vui cho người khác.
- Biết trao đổi với các bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện.
Một số sách truyện, bài báo có liên quan mà giáo viên và học sinh sưu tầm được, truyện danh nhân, truyện thiếu nhi
III – Hoạt động dạy học
Học sinh kể chuyện về một buổi sinh hoạt đầm ấm trong gia đình.
Trong tiết kể chuyện hôm nay, tiếp tục chủ điểm Vì hạnh phúc con người, các em sẽ kể những câu chuyện đã nghe, đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui hạnh phúc cho người khác.
2 Hướng dẫn học sinh kể chuyện a Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề
- Học sinh đọc yêu cầu của đề bài.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề: Học sinh nhắc lại yêu cầu của đề bài và giải thích những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui hạnh phúc cho người khác là như thế nào? b Học sinh kể chuyện và trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Học sinh đọc gợi ý 1, 2 và 3.
- Học sinh nêu tên truyện mình đã chọn.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý
Nhân vật trong câu chuyện có hoạt động hay hành động gì để mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác? Hoạt động hay hành động ấy được diễn ra như thế nào? Hoạt động hay hành động đó mang lại niềm vui gì cho ai?
Ví dụ: Để kể lại câu chuyện “Nhà ảo thuật”, học sinh có thể hình thành cho mình dàn ý như sau:
+ Giới thiệu câu chuyện sẽ kể.
* Một nhà ảo thuật nổi tiếng sẽ có một buổi biểu diễn ở thành phố.
* Trường của Xô-phi và Mác tổ chức cho học sinh đi xem.
* Xô-phi và Mác không có tiền mua vé.
* Hai chị em Xô-phi và Mác đã giúp đỡ chú Lí.
* Chú Lí định mời hai chị em Xô-phi vào rạp để xem ảo thuật nhưng hai bạn đã về.
* Chú Lí tìm đến nhà Xô-phi và Mác.
* Tại nhà của Xô-phi, chú Lí đã trình diễn những màn ảo thuật thật thú vị.
+ Suy nghĩ của em về các nhân vật trong câu chuyện
- Học sinh kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện Giáo viên theo dõi hướng dẫn, giúp đỡ, chữa lỗi diễn đạt cho học sinh.
- Học sinh thi kể chuyện trước lớp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Cả lớp và giáo viên bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
Nhận xét tiết học Dặn học sinh về nhà kể lại câu chuyện vừa kể cho người thân nghe Có thể tìm thêm câu chuyện theo đề tài trên
Lưu ý: Trước khi học bài này, nhân ngày Tết trung thu trường đã tổ chức buổi nói chuyện về những tấm gương sống đẹp, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.
Học sinh có thể kể câu chuyện “Nhà ảo thuật ” như sau: