1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu định hướng giá trị của học sinh lớp 5 người dân tộc thiểu số tỉnh đắk lắk

121 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 170,09 KB

Nội dung

Trang 1

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Trong cuốn bản thảo Triết học (1844) Mác viết: “Con người tạo rahồn cảnh đến mức nào thì hồn cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy”,qua đó ông khẳng định vai trò hoạt động cải biến xã hội vô cùng to lớn củacon người cũng như những ảnh hưởng ngược trở lại của xã hội đang khôngngừng biến động đối với bản thân con người Tuy nhiên, xét về mặt vai trị thìMác đồng thời chỉ rõ rằng: con người, bằng hoạt động lao động của mình,sáng tạo ra xã hội, tức là con người có sức tác động mạnh mẽ đối với sự pháttriển của xã hội Mặt khác, con người sống trong xã hội luôn hoạt động nhằmchiếm lĩnh những “cái” mà họ cho là có ý nghĩa đối với họ - những giá trị củaxã hội Những giá trị xã hội ấy không bất biến, tùy thời điểm, tùy hình tháikinh tế cũng như tùy thuộc vào thể chế xã hội mà con người sẽ lựa chọnnhững giá trị khác nhau Do đó, việc con người lựa chọn những giá trị nào sẽkéo theo phương hướng hoạt động sống của họ, đến lượt mình, những hoạtđộng này lại tác động trực tiếp tới sự phát triển của xã hội.

Trang 2

2

nhanh và bền vững Đứng trước sự nghiệp cao cả đó, giáo dục nói chung vànhà trường sư phạm nói riêng phải nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứngyêu cầu của xã hội trong thời kỳ mới, tạo ra những con người đủ sức và đủtài để phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”, “tăngcường đầu tư vào phát triển con người thông qua phát triển mạnh giáo dụcvà đào tạo, khoa học và công nghệ”.

Về mặt lý luận, trong cấu trúc hoạt động của cá nhân, định hướng giátrị tạo thành mặt nội dung của xu hướng nhân cách Nhưng nhân cách khôngđược sinh ra cùng lúc với cá thể người, nhân cách được sinh thành trong quátrình con người sinh sống, hoạt động dưới tác động của môi trường mà tácđộng giáo dục đóng vai trị chủ đạo Định hướng giá trị - một khía cạnh củanhân cách do đó cũng khơng tự nhiên có, nó phải trải qua q trình hình thànhlâu dài do tác động của mơi trường sống, đặc biệt là của giáo dục Câu hỏi đặtra là định hướng giá trị của mỗi người được hình thành ở thời điểm nào, thờiđiểm nào phát triển rực rỡ nhất và đi vào trạng thái tương đối ổn định vào thờiđiểm nào? Chúng ta ít nói đến việc xác định được định hướng giá trị bắt đầuđược hình thành (lứa tuổi nhi đồng) mà chủ yếu tập trung những nghiên cứuvào giai đoạn hình thành định hướng giá trị mạnh mẽ nhất (lứa tuổi thanhthiếu niên) hoặc tìm hiểu những thực trạng của định hướng giá trị đã đượchình thành tương đối ổn định (lứa tuổi thanh niên, trưởng thành), do đó đã tạora một khoảng trống lớn trong bức tranh lý luận về sự hình thành và phát triểnđịnh hướng giá trị của con người.

Trang 3

trọn vẹn nhưng chưa được định hình Có thể nói rằng “đối với học sinh tiểuhọc, những gì có được trong nhân cách đều cần phải có sự tác động giáo dụccủa mọi người trong cộng đồng Những gì sẽ có trong nhân cách (bao gồm cảđịnh hướng giá trị) vẫn còn ở trước mắt các em Những gì sẽ có đều phải cóđược trong tồn bộ những thao tác giáo dục của người lớn ở ngày hôm nay”[2].Các cơng trình nghiên cứu về lý luận cũng như thực tiễn về vấn đề địnhhướng giá trị đã được tiến hành từ lâu trên phạm vi toàn thế giới và đạt đượcnhững thành tựu nhất định cả ở lĩnh vực lý thuyết lẫn phương pháp đo đạc.Tuy nhiên vẫn chưa có nhiều nghiên cứu sự hình thành định hướng giá trị ởlứa tuổi tiểu học.

Ở Việt Nam những năm gần đây đã xuất hiện nhiều cơng trình nghiêncứu về định hướng giá trị Đặc biệt hơn, sự vận động của cơ chế kinh tế nhiềuthành phần kéo theo sự biến đổi mạnh mẽ của hệ thống định hướng giá trị củacác tầng lớp nhân dân lứa tuổi thanh thiếu niên, trưởng thành – những lứa tuổiđang tác động trực tiếp đến sự phát triển của bộ mặt xã hội – nên đang thu hútsự chú ý của các nhà nghiên cứu.

Nước ta gồm nhiều thành phần dân tộc khác nhau sinh sống, có dân tộcchiếm đa số nhưng phần nhiều các dân tộc là thiểu số Mỗi dân tộc mang mộtđặc trưng văn hóa – truyền thống riêng nhưng đều hịa chung vào cơng cuộcchuyển mình vĩ đại của đất nước trên lĩnh vực kinh tế và cả trên lĩnh vực cáchệ thống giá trị Tuy nhiên, trong chừng mực nào đó, những yếu tố văn hóa –truyền thống khác biệt này sẽ tạo nên đặc trưng hình thành, biến đổi hệ thốnggiá trị riêng của mỗi dân tộc Đặc biệt là đối với các dân tộc sinh sống tại TâyNguyên, một địa bàn hiện nay đang được coi là điểm nóng về vấn đề dân tộcvới các sự kiện diễn biến hịa bình do các thế lực thù địch gây ra.

Từ những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề: “Nghiên cứu định hướng

giá trị của học sinh lớp 5 người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài

Trang 4

4

2 Mục đích nghiên cứu

Phát hiện một số biểu hiện về định hướng giá trị của học sinh lớp 5người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất phươnghướng tác động giáo dục hình thành định hướng giá trị phù hợp.

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Định hướng giá trị của học sinh lớp 5 người

dân tộc thiểu số.

- Khách thể nghiên cứu: 300 học sinh lớp 5 người dân tộc thiểu số (Ê

Đê, Xê Đăng, Dao, Hoa, Tày, Nùng, Mường…) đang học ở các trường tiểuhọc tại vùng hai và vùng ba của tỉnh Đắk Lắk.

Có khảo sát đối chiếu với 300 học sinh lớp 5 người dân tộc đa số(Kinh) đang học tại các trường tiểu học thuộc trung tâm thành phố BuônMa Thuột.

4 Giả thuyết khoa học

Định hướng giá trị của học sinh lớp 5 người dân tộc thiểu số tỉnh ĐắkLắk được hình thành tùy thuộc vào điều kiện học tập và sinh sống của các em;nhà trường có thể tác động tích cực đến sự hình thành định hướng giá trị chocác em.

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xây dựng các luận điểm, khái niệm công cụ, phương pháp tiếp cậnlàm cơ sở lý luận cho việc triển khai nghiên cứu.

- Xây dựng phương pháp nghiên cứu cụ thể và tiến hành điều tra khảosát thực trạng nhận thức, biểu hiện và nguyên nhân hình thành định hướng giátrị của học sinh lớp 5 người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk.

Trang 5

6 Phạm vi nghiên cứu

Trong khuôn khổ của đề tài này, với khả năng và điều kiện có hạn,chúng tơi giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau:

- Về nội dung nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu tính đặc trưng và xu

hướng biến đổi định hướng giá trị của học sinh lớp 5 người dân tộc thiểu sốvề những bổn phận cần phải rèn luyện của các em trong học tập và cuộc sốnghằng ngày để xứng đáng là “con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ”.

- Về khách thể và địa bàn nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu các em học

sinh lớp 5 là người dân tộc thiểu số đang học tại các trường tiểu học ở vùnghai và vùng ba (xem phụ lục 4) của tỉnh Đắk Lắk Có khảo sát đối chiếu vớicác em học sinh là người dân tộc đa số (dân tộc Kinh) cùng độ tuổi đang họctại các trường tiểu học ở trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột.

7 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi- Phương pháp thử nghiệm tác động- Phương pháp quan sát

Trang 6

6

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊCỦA HỌC SINH LỚP 5 NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI ĐẮK LẮK1.1 Điểm một số cơng trình nghiên cứu về định hướng giá trị

Trào lưu nghiên cứu giá trị bắt đầu từ thời cổ đại với các triết gia Platon(427 - 347 TCN), Aristote (328 - 322 TCN) và Protago.

Đến thời hiện đại, tiên phong là các nhà triết học Đức I Kant (1729 -1804), R.H Lốtgiơ (1817 - 1881), sau đó nhà triết học – tâm lý học người ÁoPh Brêtanô (1876 - 1894) tiếp nối với lý luận lấy phức hợp cảm xúc làm cơsở của giá trị.

Đại diện cho nửa đầu thế kỷ XX có Hácman (1910 - 1973), mở đầu chogiá trị học hiện đại Cho đến lúc này, vấn đề giá trị và định hướng giá trị vẫncòn trong phạm vi nghiên cứu lý luận, chưa được tiến hành nghiên cứu trênphạm vi thực tiễn.

Từ những năm 50, những nghiên cứu về giá trị và định hướng giá trịbằng thực nghiệm đã bắt đầu được tiến hành và phát triển sâu rộng Nhữngnghiên cứu thực nghiệm về giá trị trong giai đoạn đầu triển khai trên cơ sở lýthuyết của Parsons nhằm đi tìm các “giá trị cơ bản” là những giá trị được chorằng một khi đã hình thành thì khó thay đổi bất chấp những rối loạn tâm lý xãhội, do đó có thể trở thành cơ sở đáng tin cậy của kế hoạch hóa Ở thời điểmlúc ấy, người ta phổ biến cách suy nghĩ cho rằng giá trị là một đại lượng xácđịnh quan niệm hy vọng và khả năng hành động xã hội, đại lượng này ổn địnhvà bền chắc khó biến đổi hoặc nếu có biến đổi đi chăng nữa thì cũng diễn ratrong một khoảng thời gian rất dài.

Trang 7

tính đối lập Đó là những quan điểm cho rằng giá trị có thể biến đổi và nhữngquan điểm về sự biến đổi lâu dài của giá trị được gọi là hệ khái niệm biến đổigiá trị Ở giai đoạn này, các nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở các quanniệm tâm lý học với một nhân vật trung tâm là Ronald Inglehart Trong mộtbài viết vào năm 1971, lần đầu tiên Inglehart đã đưa ra một lập luận cho rằngcó sự chuyển đổi về giá trị giữa các thế hệ từ giá trị duy vật (hiện đại) sanghậu duy vật (hậu hiện đại) đang diễn ra tại các nước công nghiệp tiên tiến.Luận điểm trên của Inglehart đã bị phản kháng mạnh mẽ bởi dư luận của cácnhà nghiên cứu thời bấy giờ cứ khăng khăng cho rằng khơng hề có sự biếnđổi xã hội nào diễn ra cả, sự thay đổi chẳng qua chỉ là sự khác biệt về vòngđời và sự khác biệt về vòng đời này sẽ mất đi khi những thế hệ trẻ hơn già đi.Tuy nhiên, đến thập kỷ 90 thì những người chống lại quan điểm của Inglehartcũng bắt đầu phải đi đến chỗ công nhận rằng ở các nước phương Tây địnhhướng giá trị đang chuyển dịch khi kết quả của một cuộc nghiên cứu đồ sộ(được Quỹ khoa học châu Âu tài trợ) được cơng bố.

Có thể nói kể từ thập kỷ 70 đến nay, những nghiên cứu về giá trị vàđịnh hướng giá trị được tiến hành rất nhiều dưới góc độ tâm lý học đại cương,tâm lý học xã hội và xã hội học Người ta đã khái quát chúng thành 7 hướngnghiên cứu chính:

- Hướng thứ nhất: Nghiên cứu về nhận thức của thanh niên và các vấnđề về định hướng giá trị của họ trên phương diện tâm lý học xã hội.

Trang 8

8

L.E Vedmedjeva, B.A Parakhonxki, M.Kh Titma, Fu.M Zukov, I.V.Imedadze.

- Hướng thứ 2: Nghiên cứu sự phát triển ý thức của thanh niên; đolường những chỉ báo về đời sống cá nhân, lao động, thái độ đối với những vấnđề chính trị - xã hội; thu thập những chỉ báo về đời sống và lợi ích cá nhân.Theo hướng này có các nhà nghiên cứu như: Anotoli Opxiannicov, A.G.Kuznesov, Wang Lu và Xie Weihe, R Inglehart cũng là một nhà nghiên cứutiêu biểu của hướng trên Ngồi ra cịn có các cơng trình nghiên cứu lớn củacác viện: Viện Hàn lâm khoa học Nga, Viện nghiên cứu thế giới của NhậtBản, Viện khảo sát châu Âu…

- Hướng thứ 3: Các nhà nghiên cứu theo hướng này có: N.A Volkova,E.F Rubako, N.D Sako, N.V Rogova, B.C Kruglov, V.I Ginijetsinxki…Tập trung nghiên cứu đặc điểm và sự phát triển của hệ thống định hướng giátrị cá nhân theo các lứa tuổi khác nhau: lứa tuổi phổ thơng, sinh viên và cácnhóm lứa tuổi trung gian.

- Hướng thứ 4: Nghiên cứu về mối quan hệ qua lại của các định hướnggiá trị và các đặc điểm cá nhân như N.A Volkova, E.F Rưbako, T.G.Sukhanova, K.D Safranxkaija, O.V Iakimovich… hoặc nghiên cứu về mốiquan hệ qua lại giữa các định hướng giá trị với định hướng nghề nghiệp nhưV.N Kunjisina, Z Ransenbakh, N.B Njesterova…

- Hướng thứ 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của định hướng giá trị đối với sựđiều chỉnh các quan hệ qua lại trong nhóm Điển hình có các nhà nghiên cứu:V.I Ginijetsinxki, R.V Alisanskenje, L.E Komarova, N.A Sukimanova…

Trang 9

hóa và ngày càng phát triển các lý thuyết và phương hướng đo đạc theo cácchiều trên tiêu chuẩn, mức độ riêng biệt: Thang đo ACL của Gough vàHelbrun, RVS của Rokeach, T-IC của Triandis, INDCOL của Hui, ICIAI củaMatsumoto…

- Hướng thứ 7: Nghiên cứu và triển khai vấn đề giáo dục giá trị Dự ánquốc tế về chương trình giáo dục những giá trị sống và sức ảnh hưởng lan tỏato lớn của nó trên khắp thế giới, đặc biệt là ở các nước Đông Nam Á như TháiLan, Philippin, Indonesia…

Các kết quả nghiên cứu từ những hướng trên đã phản ánh tính đa dạngcủa các cách tiếp cận khác nhau, những hệ thống phương pháp nghiên cứukhác nhau nhằm phát hiện bản chất, quy luật của vấn đề giá trị, định hướnggiá trị Cho đến nay, vấn đề giá trị và định hướng giá trị vẫn là một vấn đề hếtsức phức tạp, ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà tâm lý học nói riêngvà các nhà nghiên cứu thuộc các ngành khoa học xã hội nói chung.

Trong tất cả các hướng nghiên cứu đã nêu, chỉ có hướng thứ 3 tiếp cậnvấn đề giá trị, định hướng giá trị theo các giai đoạn lứa tuổi Hơn nữa, nhữngnghiên cứu giá trị và định hướng giá trị ở lứa tuổi học sinh tiểu học rất ít,dường như chỉ làm nền tảng cho sự tập trung chú ý nghiên cứu ở các lứa tuổilớn hơn, đặc biệt là lứa tuổi thanh niên.

Ở Việt Nam, vấn đề giá trị và định hướng giá trị tuy đã được quan tâmnghiên cứu, đặc biệt là từ những năm 90 trở lại đây, nhưng cho đến nay vấnđề này vẫn cịn là một vấn đề mang tính chất mới mẻ cả về phương diện lýluận cũng như thực tiễn.

Về phương diện nghiên cứu lý luận, có thể kể đến các bài viết của cáctác giả sau:

Trang 10

10

Lê Đức Phúc: “Giá trị và định hướng giá trị”, tạp chí Nghiên cứu giáodục số 12 năm 1992.

Nguyễn Sinh Huy: “Định hướng giá trị và nhân văn quốc tế cho họcsinh”, tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 1 năm 1993.

Trần Trọng Thủy: “Giá trị, định hướng giá trị và nhân cách”, tạp chíNghiên cứu giáo dục số 7 năm 1997.

Đỗ Long: “Định hướng giá trị và sự phát triển của thế hệ trẻ”, tạp chíNghiên cứu giáo dục số 3 tháng 6 năm 1999.

Nhìn chung, những nghiên cứu lý luận trên hầu hết mới chỉ tiến hànhtrên phạm vi hẹp, xung quanh khái niệm giá trị và định hướng giá trị cũngnhư vai trị, ý nghĩa của nó.

Về phương diện nghiên cứu thực tiễn, ngay từ những năm 1987 – 1988,Viện nghiên cứu thanh niên trong đề tài nghiên cứu về “Thực trạng gia đìnhtrẻ” đã đề cập đến định hướng giá trị của những cặp vợ chồng trẻ hiện nay.

Đến năm 1989, Viện xã hội học trong đề tài “Chuyển đổi về cơ cấu xãhội và định hướng giá trị ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ” cũng đã quan tâmđến định hướng giá trị của các nhóm xã hội có độ tuổi khác nhau ở các tỉnhđồng bằng Bắc Bộ.

Trang 11

theo lứa tuổi trong đề tài “Mâu thuẫn thế hệ trong xã hội ta hiện nay – thựctrạng và giải pháp”; Đặc biệt là vào năm 1991 – 1995, nhà nước ta triển khaichương trình khoa học cấp Nhà nước KX – 07 “Con người Việt Nam – mụctiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội” đã thực hiện đề tài KX vềgiá trị, định hướng giá trị Hoặc vào năm 1998 – 2000, trung tâm nghiên cứutâm lý học – sinh lý học lứa tuổi đã thực hiện đề tài “Xác định mức độ tácđộng định hướng của một số giá trị đối với hoạt động ở học sinh trung họcphổ thơng”.

Cũng có thể kể đến những nghiên cứu thực tiễn của các luận án khoa học:Năm 1996, Nguyễn Thị Khoa với luận án Phó tiến sĩ khoa học sưphạm tâm lý “Định hướng giá trị chất lượng cuộc sống gia đình của nữ tríthức hiện nay” Cũng trong năm này, Dương Tự Đam với luận án Phó tiếnsĩ triết học “Định hướng giá trị của thanh niên sinh viên trong sự nghiệpđổi mới ở Việt Nam”.

Vào năm 1998 có luận án Tiến sĩ tâm lý học “Những đặc trưng tâm lýcủa định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam hiện đại”.

Năm 2002 có Đỗ Ngọc Hà với luận án Tiến sĩ tâm lý học “Định hướnggiá trị của thanh niên sinh viên hiện nay” và luận án Tiến sĩ tâm lý học “Ảnhhưởng của truyền thống gia đình đến định hướng giá trị của lứa tuổi đầu thanhniên” của Cấn Hữu Hải.

Và một số luận văn cao học của các tác giả:

Năm 2000 có luận văn cao học của Đặng Thị Thủy “Tìm hiểu địnhhướng giá trị chất lượng cuộc sống gia đình của giáo viên trường Cao đẳngSư phạm Hải Phòng”.

Trang 12

12

Năm 2003, Trần Thị Chanh với luận văn “Định hướng giá trị nghề dạyhọc của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nam”.

Năm 2004 tác giả Nông Đình Đức nghiên cứu về “Định hướng giá trịnghề nghiệp của học sinh dân tộc thiểu số”

Năm 2005 có 2 luận văn: một của Phạm Thị Thu Huyền “Định hướnggiá trị chất lượng cuộc sống của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm TuyênQuang” và một của Vũ Thị Ngọc Lan “Định hướng giá trị nghề nghiệp trongdự định chọn nghề của học sinh trung học phổ thông Yên Viên”.

Vào năm 2006 Ngô Thanh Huyền cũng nghiên cứu về “Định hướng giátrị nghề nghiệp và tính tích cực học nghề của sinh viên trường Đại học sưphạm thể dục thể thao Hà Tây”.

Có thể nói, trên cả 2 phương diện nghiên cứu lý luận và thực tiễn vềvấn đề giá trị và định hướng giá trị ở Việt Nam đã đạt được những thành quảnhất định, vừa có độ sâu sắc vừa có sự phong phú Tuy nhiên ngồi luận văncủa Nơng Đình Đức có đề cập đến định hướng giá trị ở đối tượng học sinhdân tộc thiểu số thì hầu như chưa có cơng trình nào nghiên cứu về giá trị vàđịnh hướng giá trị ở đối tượng là học sinh tiểu học và đặc biệt là học sinh tiểuhọc người dân tộc thiểu số.

1.2 Lý luận về giá trị và định hướng giá trị

1.2.1 Lý luận về giá trị

Trang 13

học độc lập Lúc này, thuật ngữ giá trị đã trở thành một khái niệm khoa học,khái niệm trung tâm của giá trị học Sau đó, khái niệm giá trị ngày càng đượcsử dụng phổ biến trong các ngành khoa học như Triết học, Kinh tế học, Xã hộihọc, Giáo dục học, Đạo đức học… các ngành khoa học xã hội nói chung.

Có lẽ chính việc sử dụng khá rộng rãi khái niệm giá trị như thế đã khiếncho người ta khó mà đi đến chỗ thống nhất với nhau về một khái niệm giá trị.Hiện nay, có rất nhiều khái niệm giá trị được đưa ra trên cơ sở các quan điểmkhác nhau và các cách tiếp cận khác nhau Nhưng nhìn chung, vẫn có thể kháiquát các khái niệm giá trị được đưa ra đó theo 3 hướng chính:

Hướng nghiên cứu thứ nhất: Tiếp cận khái niệm giá trị theohướng từ nguyên học

Thuật ngữ “giá trị” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp: “Axia”, nghĩa là“giá trị”.

Từ điển Bách khoa tồn thư Xơ Viết (1979) định nghĩa như sau: “Giátrị là sự khẳng định hoặc phủ định ý nghĩa của các đối tượng thuộc thế giớichung quanh đối với con người, giai cấp, nhóm hoặc tồn bộ xã hội nóichung Giá trị được xác định khơng phải bởi bản thân các thuộc tính tự nhiên,mà là bởi tính chất cuốn hút (lơi cuốn) của các thuộc tính ấy vào phạm vi hoạtđộng sống của con người, phạm vi các hứng thú và nhu cầu, các mối quan hệxã hội, các chuẩn mực và phương thức đánh giá ý nghĩa nói trên được biểuhiện trong các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức, trong lý tưởng, tâm thế vàmục đích”[25, tr 51-52].

Trang 14

14

nghĩa là “giá trị”, “giá cả” cịn có nghĩa là “phẩm chất”, “phẩm giá” Ngàynay người Anh thường dùng thuật ngữ “Value” bao hàm nghĩa của cả 2thuật ngữ “Value” và “Worth”.

Từ điển Đức viết: “Giá trị (triết học) là ý nghĩa tích cực của một chủthể hoặc khách thể trong mối quan hệ qua lại với những chủ thể hoặc kháchthể khác”[25, tr 49].

Định nghĩa về giá trị của Từ điển tiếng Việt (2006) là:

1) Cái làm cho một vật có ích lợi, có ý nghĩa, là đáng quý về một mặtnào đó.

2) Tác dụng, hiệu lực.

3) Lao động xã hội của những người sản xuất hàng hóa, kết tinh trongsản phẩm hàng hóa.

4) Số đo của một đại lượng, hay số đo được thay thế bằng một ký hiệu.Giáo sư Nguyễn Lân trong quyển Từ điển Hán - Việt (1989) nêu 3nghĩa của “giá trị”:

1) Là một phạm trù kinh tế của sản xuất hàng hóa, biểu hiện một số laođộng trừu tượng của xã hội đã hao phí vào việc sản xuất ra hàng hóa.

2) Phẩm chất tốt hay xấu, tác dụng lớn hay nhỏ của sự vật hoặc con người.3) Phẩm chất tốt đẹp, tác dụng lớn lao.

Hay như trong Từ điển Tâm lý học của Vũ Dũng chủ biên (1999) cóviết về khái niệm định hướng giá trị như sau:

1- Cơ sở tư tưởng, chính trị, đạo đức, thẩm mỹ, giúp chủ thể đánh giáthực tại xung quanh và định hướng trong thực tại đó;

Trang 15

2

13

Khách thể

(Tác dụng, ý nghĩa, ích lợi)(Nhận thức, lý tưởng…)Chủ thểthể có được Tiếp cận theo hướng này chỉ phân tích được ý nghĩa của thuậtngữ chứ chưa nêu lên được bản chất của “giá trị”.

Hướng nghiên cứu thứ hai: Nghiên cứu nội hàm khái niệm giá trị

Nếu cấu trúc giá trị bao gồm các thành tố: Khách thể, chủ thể và mốiquan hệ giữa chúng được biểu hiện bằng sơ đồ dưới đây:

Mối quan hệ

Sơ đồ 1.1 Các thành tố của giá trị

Thì trong hướng nghiên cứu này lại chia ra làm 3 nhóm nghiên cứu nhỏhơn, tập trung lần lượt vào 3 thành tố trong cấu trúc của sơ đồ ấy:

- Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh tính khách thể của giá trị

Theo hướng nhấn mạnh tính khách thể hay khách quan của giá trị, cácnhà nghiên cứu chủ yếu định nghĩa giá trị dựa trên lợi ích của các sự vật –hiện tượng, các quá trình, ý tưởng… mà chúng trực tiếp thỏa mãn nhu cầu vàmối quan tâm của con người Cụ thể như sau:

Tác giả Ngơ Cơng Hồn cho rằng: “Giá trị là những sản phẩm hoạtđộng sáng tạo của con người qua các thời kỳ phát triển lịch sử xã hội, nó cóchức năng định hướng, điều khiển, điều chỉnh hoạt động của con người, đảmbảo cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân và cộng đồng xã hội” [16, tr 8]

Trang 16

16

Hoặc tài liệu “Giáo dục giá trị của Bộ văn hóa giáo dục thể thaoPhilippin” viết: “Một vật có giá trị khi nó được thừa nhận là có ích và cần có;tiền bạc và nhà cửa… có giá trị vì chúng được cơng nhận là có ích và việcmong muốn có được những thứ đó đã ảnh hưởng đến thái độ và hành vi củacon người Không chỉ có hàng hóa vật chất mà những lý tưởng, khái niệm đềucó giá trị như “sự thật”, “lương thiện” và cơng lý””[25, tr 54].

V.P Tugarinov (Liên Xơ) cũng có quan điểm: “Giá trị là những kháchthể, những hiện tượng và những thuộc tính của chúng, mà tất cả đều cần thiếtcho con người (ích lợi, hứng thú,…) của một xã hội hay một giai cấp nào đócũng như một cá nhân riêng lẻ, với tư cách là phương tiện thỏa mãn nhữngnhu cầu và lợi ích của họ, đồng thời cũng là những tư tưởng và những ý địnhvới tư cách là chuẩn mực, mục đích hay lý tưởng”[25, tr 54].

Cùng trong hướng này, nhà bác học Ba Lan J Sêpanski cho rằng giá trịthể hiện ở “bất cứ một đối tượng nào, vật chất hay tinh thần, đối tượng thực tếhay tưởng tượng, mà đối với nó, cá nhân hay nhóm có một cách đánh giá nhấtđịnh và quy cho nó vai trị quan trọng trong đời sống của mình và xem sự cốgắng chiếm hữu nó là một tất yếu”[11, tr 114].

Trang 17

Một ví dụ nữa cho hướng nghiên cứu này là khái niệm giá trị do M.M.Rozental (chủ biên) đưa ra trong cuốn Từ điển triết học của Liên Xô: “Giá trị- những định nghĩa về mặt xã hội của khách thể trong thế giới xung quanh,nhằm nêu bật tác dụng tích cực hoặc tiêu cực của các khách thể ấy đối với conngười và xã hội (cái lợi, thiện và ác, cái đẹp cái xấu nằm trong những hiệntượng của đời sống xã hội hoặc tự nhiên)”[25, tr 52].

Nhóm định nghĩa theo hướng nghiên cứu này đã nhấn mạnh giá trịkhách quan của những sự vật – hiện tượng của thế giới xung quanh cũng nhưý nghĩa của nó đối với chủ thể.

- Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh mối quan hệ giữa khách thể và chủ thể

Các nhà nghiên cứu theo hướng này xem giá trị như là một dạng quanhệ có ý thức đặc biệt giữa chủ thể và khách thể, mà mấu chốt là thỏa mãnnhững nhu cầu và lợi ích của chủ thể.

Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là I.T Phrolov, ông nhấn mạnh:“Giá trị là một dạng đặc trưng biểu hiện mối quan hệ giữa chủ thể và kháchthể, trong đó tính chất của khách thể được đánh giá tương ứng với việc thỏamãn những nhu cầu của chủ thể”[7, tr 27-28].

Tác giả Lê Đức Phúc đưa ra quan niệm: “Giá trị là cái có ý nghĩa đốivới xã hội, tập thể và cá nhân, phản ánh mối quan hệ chủ thể - khách thể đượcđánh giá xuất phát từ điều kiện lịch sử - xã hội thực tế và phụ thuộc vào trìnhđộ phát triển nhân cách Khi đã được nhận thức, đánh giá, lựa chọn, giá trị trởnên động lực thúc đẩy con người theo một xu hướng nhất định”[21, tr 13].

Trang 18

18

trình quan hệ qua lại có tính chất xã hội giữa người với người trong hành vithực tế của họ Với tính cách là một khách thể xã hội, giá trị không thể táchkhỏi những nhu cầu, những mong muốn, những thái độ, những quan điểmvà những hành động của con người với tư cách là một chủ thể của các quanhệ xã hội”[25, tr 54].

Nhóm định nghĩa này tập trung nhấn mạnh đến mối quan hệ qua lạigiữa chủ thể và khách thể, chính mối quan hệ này đã quyết định cái gì là giátrị và cái gì khơng là giá trị, được đánh giá trực tiếp bởi mối quan hệ giữa chủthể với khách thể.

- Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh tính chủ thể của giá trị

Những nhà nghiên cứu theo hướng này cho rằng những gì có ý nghĩađược con người nhận thức, đánh giá, lựa chọn thì trở thành giá trị đối với bảnthân họ và trở thành động cơ cho họ hoạt động để chiếm lĩnh những giá trị đó.Một trong số những người đi theo hướng định nghĩa khái niệm giá trịnày là Milton Rokeach, nhà tâm lý học người Mỹ Trên cơ sở tổng kết kết quảnghiên cứu giá trị của một loạt các tác giả như: I Mriss, B Smit, R Vimis…thuộc các ngành tâm lý học, xã hội học, triết học… Ông đã xây dựng quanniệm về giá trị với ý nghĩa là một loại niềm tin trung tâm của hệ thống niềmtin, niềm tin trung tâm này sẽ quyết định việc nên hay không nên hành độngnhư thế nào hoặc có đáng hay khơng đáng đạt được một tình trạng mục đíchnào đó của tồn tại Theo đó, “Giá trị là quan niệm trừu tượng, có thể là tíchcực hoặc tiêu cực, không gắn liền với một đối tượng, hoàn cảnh cụ thể bênngoài, biểu thị sự tin tưởng của con người về các phương thức ứng xử lýtưởng và mục đích dự kiến”[7, tr 26].

Trang 19

V.B Olsanxki định nghĩa: “Giá trị - đấy là những biểu hiện khái quátvà bền vững về những phúc lợi ưa chuộng và các cách thức chấp nhận chúng,trong đó tập trung kinh nghiệm trước đây của chủ thể và trên cơ sở đó thơngqua những quyết định về hành động tiếp theo của nó”[7, tr 29].

Cịn theo Kluckholn thì “Giá trị là quan niệm về điều mong muốn đặctrưng hiện hay ẩn cho một cá nhân hay một nhóm và ảnh hưởng tới việc chọncác phương thức, phương tiện hoặc mục tiêu của hành động”[11, tr 114].

Phạm Minh Hạc cho rằng khái niệm giá trị trong giá trị học có quan hệchặt chẽ với khái niệm chủ thể, tính chủ thể “Tính chủ thể biểu hiện rõ nhất ởtính mục đích của hành động, mà mục đích của hoạt động bao giờ cũng là làmsao đạt tới cái mà mình coi nó là giá trị đối với bản thân Từ đó, có thể đi tớiđịnh nghĩa: giá trị là cái quy định mục đích của hoạt động”[8, tr 150].

Còn I.M Popova nhận định: “Giá trị nên hiểu rằng, là những biểuhiện khái quát (biểu hiện giá trị), hiện lên như những lý tưởng xã hội,những sắc thái đa dạng của nhận thức của xã hội và cá nhân, thực hiệnchức năng như những tiêu chuẩn lý tưởng để đánh giá, định hướng nhâncách và xã hội”[7, tr 29].

Trang 20

20

 Hướng nghiên cứu thứ ba: Phân biệt khái niệm giá trị với các

khái niệm có liên quan như nhu cầu, động cơ…

Những thập kỷ gần đây, khái niệm giá trị được sử dụng phổ biến trongcác ngành khoa học xã hội, kéo theo đó là việc khái niệm giá trị bị sử dụng mộtcách lầm lẫn với một số khái niệm có liên quan nhưng khơng đồng nhất vớikhái niệm giá trị đã có sẵn trong các khoa học từ trước Trong xã hội học vàchính trị học đã quy chiếu giá trị vào các khái niệm: khát vọng, mối quan tâm,thái độ, trách nhiệm, chuẩn mực…; Trong tâm lý học dùng một loạt thuật ngữcó liên quan như: nhu cầu, tình cảm, cảm hứng, thiên hướng, sở thích, động cơ,thái độ…; Nhân chủng học nói đến: trách nhiệm, phong cách sống… Do đócần phải định biên lại khái niệm giá trị bằng cách phân biệt nó với những kháiniệm liên quan để khi sử dụng tránh sự lầm lẫn khơng đáng có.

Bước đầu là sự phân biệt khái niệm giá trị với khái niệm nhu cầu vàđộng cơ.

Khẳng định rằng giá trị không đồng nhất với ước muốn và nhu cầu Cácnhu cầu được nảy sinh từ sự thiếu hụt, đó là những đòi hỏi tất yếu mà conngười thấy cần thỏa mãn để tồn tại và phát triển Ước muốn là sự mong mỏihướng đến một đối tượng hay một trạng thái nhất định, những ước muốn cóthể trở thành nhu cầu, trong đó pha trộn những ước muốn tương ứng Cịn giátrị lại là những cái cần và có ích cho chủ thể.

Các giá trị cũng không phải là những động cơ Động cơ là cái thôi thúccon người hoạt động, là đối tượng mà hoạt động cần chiếm lĩnh “Một giá trịnào đó có thể có sức mạnh tương đối độc lập so với bất cứ động cơ đặc thùnào đó, dù rằng theo một nghĩa nào đấy nó vẫn cịn có chức năng là một hệthống động cơ” (Kluckholn, 1951)[25, tr 57].

Trang 21

niệm giá trị một mặt phân biệt với các khái niệm khác có liên quan, mặt khácnó có quan hệ với các khái niệm này Tuy nhiên, việc nghiên cứu khái niệmgiá trị theo hướng phân biệt nó với các khái niệm liên quan khác chỉ đem lạikết quả là định biên cho khái niệm giá trị chứ vẫn chưa nêu bật được sâu sắcvà đầy đủ bản chất của giá trị.

Như vậy, qua việc trình bày, phân tích và đánh giá các hướng nhỏ

nghiên cứu khái niệm giá trị trong hướng nghiên cứu giá trị tiếp cận nội hàmkhái niệm nói trên có thể rút ra một số kết luận sau:

- Giá trị ln mang tính khách quan: một giá trị náo đó xuất hiện, tồn

tại hay mất đi khơng phụ thuộc vào ý thức của con người (chủ thể trong cácquan hệ với sự vật – hiện tượng) mà nó phụ thuộc vào chính sự xuất hiện, tồntại hay mất đi một nhu cầu nào đó của con người, những nhu cầu này nảy sinhtừ yêu cầu của hoạt động thực tiễn chứ khơng phải do ý thức của con người.Nói cách khác, giá trị chỉ có thể tồn tại trong mối liên hệ với nhu cầu của conngười Tính chủ thể của giá trị được thể hiện ở chỗ tùy theo việc con người cóhay khơng có nhu cầu nào đó mà một sự vật – hiện tượng đối với con người làcó giá trị hay khơng có giá trị Tóm lại, giá trị mang đồng thời tính kháchquan, tính chủ thể và tính chất liên hệ qua lại giữa chủ thể và khách thể.

- Giá trị là sản phẩm của quá trình hoạt động sống của con người trong

cộng đồng xã hội nên nó có tính lịch sử - xã hội và thực tiễn chính là tiêuchuẩn của mọi giá trị.

- Giá trị là phương tiện để con người thỏa mãn nhu cầu, lợi ích nhằm

mục đích tiến bộ xã hội và phát triển cá nhân, tức là giá trị mang lại cho conngười khả năng tự phát triển.

- Khi đã được xác định, các giá trị sẽ trở thành những tiêu chuẩn cho sự

Trang 22

22

Có thể hiểu giá trị là những sự vật – hiện tượng của thế giới khách

quan và các thuộc tính của chúng; tồn tại trong mối quan hệ tích cực với nhucầu của cá nhân, nhóm, xã hội; thực hiện chức năng làm tiêu chuẩn lý tưởngđể đánh giá, định hướng cho cá nhân, nhóm và xã hội.

1.2.2 Lý luận về định hướng giá trị

1.2.2.1 Khái niệm định hướng giá trị

Giống như trường hợp khái niệm giá trị, khái niệm định hướng giá trịcũng được sử dụng phổ biến trong nhiều khoa học xã hội khác nhau như triếthọc, nhân chủng học, thẩm mỹ học, đạo đức học, xã hội học, tâm lý học xãhội và tâm lý học đại cương… Do đó, đến lượt mình, khái niệm định hướnggiá trị cũng tất yếu trở nên một vấn đề phức tạp và nhiều hướng tiếp cận màviệc tìm ra một khái niệm định hướng giá trị thống nhất giữa các nhà nghiêncứu là một việc làm khó khăn và chưa thể thực hiện được B G Ananhiev đãnhận định về tình hình phức tạp của vấn đề nghiên cứu định hướng giá trị nhưsau: “Có một trung tâm chung, ở đó trùng hợp các nghiên cứu của các nhà xãhội học, tâm lý học xã hội và tâm lý học Trung tâm đó là định hướng giá trịcủa các nhóm, của cá nhân, mục đích chung trong hoạt động, định hướngsống hoặc mục tiêu các hành vi của con người”[25, tr 66].

Tuy nhiên, trên cơ sở những khái niệm định hướng giá trị đã được cácnhà nghiên cứu đưa ra, chúng ta có thể khái quát thành hai hướng nghiên cứuchính sau:

Hướng nghiên cứu thứ nhất: Tập trung nghiên cứu nội hàm kháiniệm định hướng giá trị

Trang 23

- Hướng nghiên cứu xây dựng khái niệm định hướng giá trị xuấtphát từ “mối quan hệ” qua lại giữa chủ thể (cá nhân, nhóm hoặc xã hội)với hệ thống giá trị

Định hướng giá trị là cơ sở của các đánh giá của chủ thể đối với thực tại.Từ quan điểm của thuyết quan hệ, các định hướng giá trị đóng vai trị như là sựbiểu hiện chính xác mối quan hệ của cá nhân trong từng trường hợp cụ thể.

Theo hướng này, I.T Lêvưkin cho rằng: Định hướng giá trị, tức là việcđánh giá khả năng và tình hình hiện có, để xác định các phương tiện vàphương pháp nhằm đạt những mục tiêu đã đề ra [25, tr 68].

A.V Petrovxky và M.G Jarosevxki cũng có cùng quan niệm: Địnhhướng giá trị là phương thức chủ thể sử dụng để phân biệt các sự vật theo ýnghĩa của chúng đối với chính mình, từ đó hình thành nội dung cơ bản của xuhướng, động cơ hoạt động Như vậy, trong định hướng giá trị có quan hệ đếncác mặt nhận thức, ý chí và cảm xúc trong sự phát triển nhân cách [25, tr 67].

Trong quyển từ điển bách khoa tồn thư Liên Xơ có đưa ra định nghĩa:“Định hướng giá trị là:

1) Cơ sở tư tưởng, chính trị, đạo đức, thẩm mỹ giúp chủ thể đánh giáthực tại xung quanh và định hướng trong thực tại đó.

Trang 24

24

Hay như một số nhà tâm lí học xã hội cho rằng: Hệ thống định hướnggiá trị phản ánh hệ tưởng và văn hóa xã hội, cơ sở bên trong của những quanhệ của con người đối với những giá trị khác nhau có tính vật chất, chính trị,tinh thần và đạo đức Định hướng giá trị của nhóm hình thành trong q trìnhhoạt động cùng nhau (phụ thuộc vào quan hệ của nhóm trong hệ thống cácquan hệ xã hội).

Theo hướng này, các nhà nghiên cứu chủ yếu nhấn mạnh định hướnggiá trị như là “mối liên hệ” phản ánh sự đánh giá của chủ thể đối với hệ thốnggiá trị nằm trong kinh nghiệm xã hội hay trong nền văn hóa nhân loại “Mốiliên hệ” đó sẽ tạo thành định hướng giá trị và đóng vai trị cơ sở bên trongđịnh hướng cho hành vi và hoạt động của con người.

- Hướng nghiên cứu định hướng giá trị nhấn mạnh tính mục đích,tính đích

Đại biểu của hướng nghiên cứu này có thể kể đến: V.B Olsanxki, A.G.Zdnanomuxlor, V.A Iadov, I.X Kon, A.V Petrovxki và V.V Vodzinskaja,K.D Davưdov và M.Kh Titma…

Đầu tiên là V.B Olsanxki, khi nghiên cứu định hướng giá trị trong sựlựa chọn mục đích đã coi chúng như là sự vươn tới của cá nhân trong nhómđến các hình thức khác nhau của giá trị xã hội [25, tr 68].

Cùng thời với Olsanxki, hai tác giả A.G Zdraromưxlov và V.A Iadovđều cho định hướng giá trị là các mục đích Định hướng giá trị được hiểu là“sự hướng tới các mục đích của hoạt động sống và như những phương tiện đểđạt các mục đích này, quyết định bằng những điều kiện xã hội tổng quan cuộcsống của cá thể”[7, tr 35].

Trang 25

nhờ đó các cá nhân hay nhóm tiếp nhận hồn cảnh và lựa chọn cách thức hoạtđộng sao cho phù hợp để đạt đến các mục đích đó: “định hướng giá trị lànhững định hướng vào giá trị xã hội nào đó”[25, tr 67].

Khi nghiên cứu về thể thống nhất của nhóm và tập thể, các nhà tâm líhọc cũng xác nhận định hướng giá trị như là các mục đích Nói đến nhận thứcvề hoạt động của quan hệ giữa các cá thể, A.V Petrovxki và cộng sự đã chorằng: thể thống nhất và điểm tựa giá trị được coi là mang tính thỏa thuận củanhóm, như một tính chất xun suốt của hệ thống các quan hệ nội bộ trongnhóm, các đánh giá, các mục đích và các thành viên trong nhóm trong quanhệ với đối tượng có giá trị đối với việc thực hiện các mục đích trong hoạtđộng của nhóm.

Tác giả V.V Vodzinkaja xem định hướng giá trị là một hệ thống đíchcủa cá thể, ơng viết: “Trong các đích có những đích mang tính đặc biệt đượchình thành trong quan hệ với các yếu tố của thực tế, có giá trị đặc biệt đối vớicá thể Chúng tạo nên một hệ thống đích tương đối ổn định hoặc là địnhhướng giá trị chi phối hành vi theo quan hệ đối với các sự vật và hiện tượngcủa thế giới khách quan, đối với cuộc sống xã hội và đối với bản thân nhưmột thành viên xã hội”[7].

Hoặc như K.D Davưdov với quan điểm: Định hướng giá trị là một hệthống các đích của cá nhân được khắc họa như quan hệ có tính lựa chọn củacá thể đối với các giá trị Nó tạo nên một cơ cấu nhất định có tính tổ chứcphân bậc và xác định phương hướng của cá thể.

Trang 26

26

được theo đuổi bởi nhóm trẻ này hay nhóm trẻ khác trong các hoạt động nghềnghiệp và trong sự lựa chọn của chúng Những biểu hiện giá trị có hai ýnghĩa, một mặt, nó đóng vai trị điều chỉnh tinh thần của sự phân chia laođộng trực tiếp trong sự lựa chọn nghề nghiệp của xã hội; mặt khác, nhữngbiểu hiện giá trị tham dự vào thế giới quan của cá nhân”[7, tr 36].

Như thế, hầu hết các nhà nghiên cứu thuộc hướng này đã xem kháiniệm “đích xã hội” là một hiện tượng đặc biệt bao gồm ba yếu tố chính: Tìnhcảm (đánh giá), lý trí (suy luận), hành động (hành vi).

-Hướng nghiên cứu định hướng giá trị như là một thành tố trongcấu trúc nhân cách và là cái điều chỉnh hành vi của con người

Theo hướng nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã nhìn nhận địnhhướng giá trị với tư cách là mắt xích liên kết giữa lực kích thích và mục đích(định hướng) của hoạt động, gắn chặt định hướng giá trị của cá nhân hoặcnhóm xã hội với cấu trúc động cơ của họ: “Các định hướng giá trị - động cơ,nhu cầu, lợi ích và những quyết định khác của hành vi, được khảo sát tronghình tháp giá trị”.

Trong cuốn “Những cơ sở nghiên cứu xã hội học” của nhà xuất bảnTiến bộ, Mascova (1998), đã đưa ra định nghĩa: “Định hướng giá trị đó làkhuynh hướng chung đã được quy định về mặt xã hội được ghi lại trong tâmlý của cá nhân nhằm vào mục đích và phương tiện hoạt động trong lĩnh vựcnào đó”[25, tr 67].

Trang 27

Về vai trò của định hướng giá trị trong việc điều chỉnh hành vi, tác giảTrần Trọng Thủy nhấn mạnh: “Định hướng giá trị chính là các giá trị đã đượccon người sống trong xã hội tiếp thu với tư cách như là những tiêu chuẩn củahành vi”[24, tr 1-5].

Hay tác giả Nguyễn Kế Hào cũng viết: “định hướng giá trị, là sự lựachọn của cá nhân hay nhóm xã hội về giá trị hay hệ thống giá trị nhất địnhnào đó, trở thành cơ sở (chỗ dựa) cho hoạt động, trở thành động cơ hoạt độngcủa con người”[14, tr 4].

Hướng nghiên cứu thứ hai: Dùng nội hàm của một số khái niệmkhác có liên quan để định nghĩa cho khái niệm định hướng giá trị

Như V.A Iadov đã đề nghị: một hiện tượng có thể được xem xét dướinhững tên gọi khác nhau, các nhà nghiên cứu theo hướng này đã cố gắng đưakhái niệm định hướng giá trị lại gần một số khái niệm khác có liên quan nhằmdùng những khái niệm ấy định nghĩa cho khái niệm định hướng giá trị.

- Một số nhà nghiên cứu đã xem xét định hướng giá trị như là tháiđộ của cá nhân, như Thomas và Znaniecki…

Khái niệm “attitude” - định nghĩa như trạng thái tâm lý hoặc như cácgiá trị của đối tượng xã hội - được K Thomas và F Znaniecki đưa vào tâm lýhọc Sau đó, khái niệm này được G.V Onparte định nghĩa là trạng thái tâm lývà thần kinh của sự sẵn sàng, được tạo ra trên cơ sở kinh nghiệm và nó có ảnhhưởng điều khiển hay năng động tới những phản ứng của cá nhân đối với tấtcả những khách thể và tình huống gắn liền với cá nhân đó [25, tr 70].

Trang 28

28

“thái độ là sự sẵn sàng ổn định của cá nhân để phản ứng với một tình huốnghay một phản ứng thể tình huống, thái độ vốn có xu hướng rõ rệt hình thànhtheo quy luật nhất quán phương thức xử thế của cá nhân”[25, tr 70].

Các quan niệm trên đã phân tích “attitude”, “thái độ” từ góc độ tácđộng qua lại giữa cá nhân và mơi trường xã hội nên chú ý nhiều đến khía cạnhtâm lý cá nhân H Hipsow và M Phorvec đã có công mở rộng khái niệm“thái độ” bằng cách gắn khái niệm này vào với lý thuyết quan hệ con người –con người của V.N Miasisev.

Đặc biệt, tác giả Lê Đức Phúc định nghĩa khái niệm định hướng giá trịtheo hướng xem nó như là thái độ của cá nhân: “Định hướng giá trị là thái độlựa chọn của con người đối với các giá trị vật chất và tinh thần; là một hệthống tâm thế, niềm tin, sở thích được biểu hiện trong hành vi của con người.Đó cũng là năng lực của ý thức, nhận thức, đánh giá các hoạt động và các sảnphẩm xã hội khác nhau”[21].

Chúng ta thấy rằng, một mặt, trong khái niệm định hướng giá trị có vấnđề thái độ (thái độ đánh giá, thái độ cảm xúc và thái độ lựa chọn các giá trị màchủ thể chấp nhận); mặt khác, trong cơng trình của D Katz, D Krets vànhững người khác đã cho thấy “attitude” chứa ít nhất 3 yếu tố:

1) Lý trí: lịng tin, quan điểm, giá trị và ý kiến

2) Tình cảm: liên quan đến những yếu tố nội tâm của cá thể

3) Hành động: khuynh hướng sẵn sàng hành động thực tế theo hướngcủa quan hệ đó.

Trang 29

Định hướng giá trị và thái độ có quan hệ với nhau, giao thoa với nhau ởmột số điểm nào đó, nhưng chúng khơng đồng nhất mà phân biệt với nhau vềnội dung và tính chất.

- Một số nhà nghiên cứu khác lại xem xét định hướng giá trị như là

tâm thế

Trước tiên, xét khái niệm “tâm thế” theo lý thuyết của trường phái tâmlý học Tbilixi của D.N Uzơnatze: “Tâm thế là sự chuẩn bị từ trước của cánhân, của nhóm xã hội – để tiếp nhận mơi trường chung quanh và sự sẵn sànghành động để thực hiện nhu cầu cấp bách”[31, tr 71].

Việc thực hiện các nhu cầu ấy cần có sự tham gia của nhiều yếu tố cómối quan hệ qua lại chi phối lẫn nhau như: nhu cầu, lợi ích, động cơ, địnhhướng giá trị, tâm thế…

Mặt khác, khi phân tích quan niệm của trường phái xã hội họcLeningrad về tâm thế: Tâm thế là một bộ phận tổ thành của các hệ thống củanhân cách, của định hướng giá trị nằm trong một cấu trúc phức hợp của nhâncách”; so sánh với khái niệm: “Định hướng giá trị là một hệ thống tổng thểcủa các tâm thế, được ảnh hưởng của nó mà các cá nhân (hoặc nhóm) tri giáctình huống và lựa chọn phương thức hành động tương ứng” Ta thấy rõ ràngphạm vi định hướng giá trị lớn hơn nhiều so với tâm thế và quan hệ giữachúng là quan hệ giữa hệ thống với thành tố Mặc dù trong hoạt động thực tếcó lúc có sự trùng hợp giữa tâm thế xã hội và định hướng giá trị khi đó “tâmthế xã hội có thể được xuất hiện như là một định hướng giá trị”, nhưng vẫnkhông thể đồng nhất khái niệm định hướng giá trị với tâm thế được, cho dù ởbất cứ trường hợp nào.

Trang 30

30

chúng ta phải công nhận rằng, có khó khăn trong q trình nghiên cứu kháiniệm định hướng giá trị bởi tính đa nghĩa của thuật ngữ được hình thành doquan hệ qua lại giữa hệ thống khái niệm của các chuyên ngành khoa học xãhội riêng biệt trong nghiên cứu hiện tượng định hướng giá trị Nhiều khingười ta có sự lầm lẫn khi cố gắng định nghĩa khái niệm định hướng giá trịbằng cách mượn những khái niệm có liên quan khác, vì vậy cần thiết phải cónhững nghiên cứu định biên khái niệm định hướng giá trị.

Việc khái quát các hướng nghiên cứu khái niệm định hướng giá trị trênđây đã cho thấy vẫn chưa có được một định nghĩa đầy đủ và rõ ràng về định

hướng giá trị Nhưng nhìn chung, có thể rút ra một số điểm thống nhất sau về

khái niệm định hướng giá trị:

- Định hướng giá trị là một hiện tượng tâm lý có nguồn gốc khách

quan, được hình thành trong q trình cá nhân hoặc nhóm tham gia vào cáchoạt động xã hội với tư cách là chủ thể, hướng tới các giá trị có ý nghĩa đốivới cá nhân hoặc nhóm.

- Q trình định hướng giá trị có sự phân biệt các giá trị trong ý thức

của cá nhân trên cơ sở các yếu tố nhận thức (đánh giá), ý chí và cảm xúc(thử nghiệm) cũng như các khía cạnh đạo đức, thẩm mỹ trong sự phát triểnnhân cách.

- Định hướng giá trị như là xu hướng nhân cách hướng tới giá trị nào

đó, là cơ sở bên trong điều chỉnh hành vi của con người, quy định lối sống củacá nhân và là một thành phần quan trọng trong cấu trúc nhân cách.

Như vậy, có thể hiểu định hướng giá trị là định hướng của cá nhân,

Trang 31

1.2.2.2 Quá trình định hướng giá trị

Sự vật – hiện tượng được xem là có giá trị đối với cá nhân khi nó phùhợp với nhu cầu, lợi ích của cá nhân, được cá nhân xem xét, đánh giá và lựachọn Sự lựa chọn một hệ thống giá trị tạo nên định hướng giá trị của cá nhân,để có được hành động lựa chọn như vậy, trước đấy cá nhân nhất định phải cósự nhận thức và đánh giá về các giá trị đó Có thể nói rằng, q trình địnhhướng giá trị bao gồm sự cấu thành của các yếu tố tâm lý cơ bản sau đây: Yếutố nhận thức, yếu tố thái độ và hành động lựa chọn.

Yếu tố đầu tiên, giữ vai trò định hướng cho hệ thống thái độ và hànhđộng lựa chọn của cá nhân, là yếu tố nhận thức Trước một sự vật – hiệntượng của hiện thực khách quan, chủ thể nhận thức về ý nghĩa của nó phù hợpvới nhu cầu của bản thân thì sự vật – hiện tượng đó sẽ trở thành giá trị Qtrình đó ln được bắt đầu từ nhận thức cảm tính để nắm bắt những thuộc tínhbề ngồi, rồi tiếp đến là nhận thức lý tính mang lại những hiểu biết về nhữngthuộc tính bản chất, khái quát cũng như ý nghĩa của nó đối với bản thân Đấychính là cơ sở hình thành thái độ của chủ thể đối với giá trị Nhờ có nhận thứcmà con người phát hiện ra sự vật – hiện tượng có phù hợp hay khơng với nhucầu, lợi ích của bản thân để trên cơ sở đó cân nhắc, đánh giá, bày tỏ thái độrồi đi đến hành động lựa chọn sự vật – hiện tượng như là một giá trị.

Thái độ của cá nhân đối với các giá trị bao gồm: thái độ cảm xúc, tháiđộ đánh giá và thái độ lựa chọn Trong cấp độ bày tỏ thái độ của cá nhân này,vai trị của yếu tố xúc cảm, tình cảm vô cùng to lớn: vừa là cơ sở, vừa là độnglực của hành động lựa chọn giá trị.

Hành động lựa chọn giá trị được xem như là khâu cuối cùng, có cấp độcao nhất trong cấu trúc định hướng giá trị.

Trang 32

32

hợp lý và xúc cảm) đối với các giá trị Như thế, ông cho rằng sự tiếp nhận mộtgiá trị đi từ chỗ tiếp nhận thơng tin về giá trị đó (nhận thức) đến việc đánhgiá, chấp nhận giá trị (cảm xúc, thái độ) và làm biến đổi nhân cách (hành vikhẳng định hay phủ định giá trị).

Các Mác viết: Bản chất con người là tổng hòa của các mối quan hệ xãhội, mỗi cá nhân không chỉ lựa chọn một vài giá trị đơn lẻ để làm định hướngsống cho mình mà phải xác định một hệ thống giá trị và sắp xếp hệ thống giátrị đó theo một thang bậc nhất định Tuy vậy, hệ thống giá trị cá nhân lựachọn không phải là cái luôn luôn trật tự và bất biến, sự phát triển định hướnggiá trị là quá trình hình thành và thay đổi của các định hướng giá trị, hệ thốngđịnh hướng giá trị Hệ thống định hướng giá trị của cá nhân dưới ảnh hưởngcủa các điều kiện xã hội, điều kiện sinh sống, sự phát triển nhận thức, phạm vihoạt động, quan hệ xã hội, các đặc điểm tâm lý của cá nhân và q trình xãhội hóa… sẽ hình thành và thay đổi Chúng hình thành trên cơ sở chủ thể cónhu cầu lĩnh hội những hình thức cơ bản của hoạt động sống trong những điềukiện lịch sử - xã hội nhất định và bị tính chất của các quan hệ xã hội chi phối.Như A.G Zdravomưxlov đã phát biểu: “Hình thành định hướng giá trị khơngphải là cái gì khác, như một q trình hình thành nhân cách, ý thức cá thể vàtâm lý cá thể, dưới tác động trực tiếp của môi trường xung quanh Chính nhờvậy, thơng qua các định hướng giá trị của cá nhân chúng ta có thể nắm bắtđược của cả xã hội nói chung”[7].

Trang 33

nhân phải xuất phát từ nhu cầu, lợi ích của bản thân, mặt khác phải dựa trênthang giá trị, thước đo giá trị của nhóm, xã hội Phạm Minh Hạc viết: “Nóicách khác, thang giá trị, thước đo giá trị của xã hội, cộng đồng, nhóm, chuyểnthành thang giá trị, thước đo giá trị của từng người”[9].

Tuy nhiên trong quá trình hình thành định hướng giá trị, cá nhân khơngthụ động mà là thành phần tích cực, là chủ thể của các quan hệ và tương tácxã hội V.A Iadov và I.X Kon nhấn mạnh tính đặc thù của định hướng giá trịcũng như vai trị tích cực của chủ thể bằng quan điểm: “Về nguồn gốc, địnhhướng giá trị được hình thành từ các mục đích thực tại, sau khi đã khách quanhóa, chủ thể nhận thức hành vi của mình từ góc độ chuẩn mực xã hội và cácmục đích”[7] Tác giả Ia Gudetsek nêu lên lý thuyết cho rằng sự tiếp nhận vàlĩnh hội các mục đích đó là một quá trình phức tạp Các quá trình cụ thể đượcthực hiện như sau:

1) Thông tin (nhận biết về giá trị và các điều kiện để hiện thực hóa nó)2) Chuyển hóa (“dịch” thơng tin sang ngơn ngữ riêng của cá nhân)3) Hành động tích cực (giá trị được chấp nhận hoặc phủ định)4) Hòa hợp (nhập vào hệ thống mục đích cần thiết)

5) Phát triển – thay đổi tính cá nhân, xuất phát từ việc chấp nhận hoặcphủ định giá trị.

Nếu thiếu hoặc bỏ qua một hoặc vài giai đoạn thì nguyên tắc tất yếulà dẫn đến sự chấp nhận các thói quen ứng xử của người khác một cáchmáy móc.

Trang 34

34

giai đoạn của quá trình định hướng giá trị [25] Bảy quá trình đó lại dựa trênba q trình cơ bản là: lựa chọn, cân nhắc và hành động Cụ thể như sau:

1) Quá trình lựa chọn: (ba giai đoạn)

- Chọn tự do: Nghĩa là khi cá nhân tiến hành một sự lựa chọn sẽ

không bị thúc đẩy bởi một quyền lực hay một cưỡng bách nào Khi cá nhânlựa chọn tự do thì chủ thể thích tâm niệm, cân nhắc, gửi gắm ý nghĩa vào mộtsở thích, một mục đích hay một hoạt động nào đó.

- Chọn từ các khả năng lựa chọn khác nhau: Chỉ tiêu này có liên

quan rất nhiều đến cách chọn tự do Lựa chọn ở đây chỉ là một khả năng đượcngười ta chấp nhận trong các khả năng lựa chọn khác nhau Do đó cá nhân cóthể xác định điều kiện một tiêu chuẩn thích hợp làm cơ sở cho một mối quantâm, một chủ định hay một hành động.

- Chọn sau khi đã dự đốn về các kết cục có thể có của từng khả

năng lựa chọn: Giai đoạn này diễn ra quá trình cá nhân dự đốn được kết quả

của từng khả năng lựa chọn Chỉ khi các kết quả của các khả năng lựa chọn đãđược phân tích và quán triệt, lúc đó cá nhân mới tiến hành lựa chọn một khảnăng thơng tin đúng đắn nhất và do đó mới chuyển thành giá trị.

2) Quá trình cân nhắc: (hai giai đoạn)

- Cân nhắc và tâm niệm: Chủ thể ấp ủ và tâm niệm hoặc cân nhắc

một cái gì đó mà người ta có cảm tình với nó Các giá trị phát triển từ các lựachọn mà người ta đã thực hiện một cách vui vẻ Khi người ta đã tâm đắc, cânnhắc có nghĩa là người ta đã thỏa mãn và vui mừng với lựa chọn mình đã làmvà nó sẽ được sử dụng làm hướng dẫn trong đời sống hằng ngày của cá nhân.

- Khẳng định: Đó chính là kết quả thu được sau khi các lựa chọn đã

Trang 35

Nhận thức

Quá trình suy nghĩ lựa chọn, bao hàm dự đoán về các khả năng lựa chọnThái độCác cảm xúc đi kèm theo đánh giáHành độngXác định các giá trị tâm niệm

3) Quá trình hành động: (hai giai đoạn)

- Hành động theo lựa chọn: Trong các giai đoạn nói trên, chúng ta đã

lập luận về sự lựa chọn và cân nhắc Giai đoạn này không chỉ là giai đoạnquan trọng trong quá trình định hướng giá trị mà nó cịn rất có giá trị, bởichính thông qua hành động mà một lựa chọn đã bộc lộ bản chất Chọn tự dohay chọn từ các khả năng lựa chọn khác nhau và tâm niệm rằng lựa chọn đósẽ dẫn tới một hành động.

- Lặp lại hành động: Đây là giai đoạn cuối cùng trong quá trình định

hướng giá trị Các giá trị phải được biểu lộ ở sự lặp lại trong hành động, lốisống của mỗi người Mỗi cá nhân hành động phù hợp và kiên trì theo các giá

trị mà họ đã ấp ủ và tâm niệm

Đỗ Ngọc Hà đã rút ra sơ đồ tổng quát về quá trình định hướng giá trị sau:

L

ự a chọn:

1.Nhận biết về các giá trị lựa chọn2.Phát hiện và xem xét những khả năng lựa chọn khác nhau

3.Cân nhắc kỹ từng khả năng lựa chọn

Đánh giá:

4.Tâm niệm về những điều đã được đánh giá cao5.Khẳng định lựa chọn một cách công khaiĐịnh hướng:6.Hành động làm theo những giá trị đã chọn7 Lặp lại và củng cố những phương thức hành vi được chi phối bởi những giá trị đã được khẳng định trong cuộc sống

Trang 36

36

1.3 Khái niệm định hướng giá trị của học sinh lớp 5 người dân tộc thiểusố tỉnh Đắk Lắk

Về khái niệm dân tộc thiểu số, theo Từ điển tiếng Việt (2006), kháiniệm “Dân tộc” được hiểu theo nhiều nghĩa:

1) Cộng đồng người hình thành trong lịch sử có chung một lãnh thổ,các quan hệ kinh tế, một ngôn ngữ văn học và một số đặc trưng văn hóa vàtính cách.

2) Tên gọi chung những cộng đồng người cùng chung một ngôn ngữ,lãnh thổ, đời sống kinh tế và văn hóa, hình thành trong lịch sử từ sau bộ lạc.

3) Dân tộc thiểu số (nói tắt).

4) Cộng đồng người ổn định làm thành dân một nước, có ý thức về sựthống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh tế, truyềnthống văn hóa và truyền thống đấu tranh chung.

Cũng trong Từ điển tiếng Việt (2006), nêu lên định nghĩa về dân tộcthiểu số: “Dân tộc chiếm số ít, so với dân tộc chiếm số đơng nhất trong mộtnước có nhiều dân tộc”

Trang 37

vì thế tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng đối với tồn vùng Tây Nguyên và cảnước về kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phịng Tồn tỉnh có diện tích tựnhiên 13125 km2 với số dân 1760 triệu người, chiếm 30% số dân tồn vùng,trong đó có nhiều hơn 44 đồng bào dân tộc thiểu số anh em sinh sống, đó làcác dân tộc thiểu số như: Hoa, Dao, Tày, Nùng, Xê Đăng, Ê Đê… ( chiếm tỷlệ 32% tổng số dân toàn tỉnh) Mỗi một dân tộc có một bản sắc văn hóa – tâmlý riêng góp chung vào muôn mặt đa dạng của sự giao thoa các nền văn hóaTây Nguyên.

Như vậy, dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk là những dân tộc thiểu số nói

chung đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Và định hướng giá trị của học sinh lớp 5 người dân tộc thiểu số tỉnh

Trang 38

38

CHƯƠNG 2

TIẾN TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về giá trị và định hướng giá trị.- Tìm hiểu thực trạng định hướng giá trị của học sinh lớp 5 người dân

tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk.

- Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp thử nghiệm tác động nhằm

nâng cao định hướng giá trị của học sinh lớp 5 người dân tộc thiểu số tỉnhĐắk Lắk.

2.2 Nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề cụ thể sau:

- Tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề giá trị, định hướng giá trị.

- Xây dựng cơ sở lý luận về vấn đề định hướng giá trị: khái niệm công

cụ, phương pháp nghiên cứu, phiếu hỏi.

- Khảo sát thực trạng định hướng giá trị của học sinh lớp 5 người dân

tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk, so sánh đối chiếu với định hướng giá trị của họcsinh lớp 5 người dân tộc đa số.

- Đề xuất và tiến hành một số biện pháp thử nghiệm tác động nhằm

phát triển định hướng giá trị của học sinh lớp 5 người dân tộc thiểu số tỉnhĐắk Lắk.

2.3 Tiến trình nghiên cứu

2.3.1 Giai đoạn nghiên cứu lý luận

 Mục đích:

- Tìm hiểu lịch sử vấn đề nghiên cứu, các phương pháp luận tiếp cận,

Trang 39

- Xây dựng hệ thống khái niệm công cụ và phương pháp tiếp cận phù

hợp với mục đích nghiên cứu.

 Nội dung: đọc và phân tích các tài liệu, bài viết và cơng trình nghiêncứu có liên quan đến luận văn Từ đó xây dựng đề cương nghiên cứu, cơ sở lýluận, khái niệm công cụ, phiếu hỏi.

 Phương pháp nghiên cứu: đọc và phân tích văn bản. Thời gian nghiên cứu: 4 tháng.

2.3.2 Giai đoạn khảo sát thực trạng, xử lý số liệu và viết kết quả khảo sátthực trạng

Mục đích:

- Khảo sát và so sánh đối chiếu để làm nổi bật thực trạng biểu hiện,

nguyên nhân thực trạng và những yếu tố tác động đến định hướng giá trị củahọc sinh lớp 5 người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk.

- Lấy kết quả khảo sát này làm cơ sở chính xác hóa kế hoạch thử

nghiệm tác động, xác định khách thể thử nghiệm tác động. Nội dung:

- Sử dụng phiếu hỏi đã được xây dựng dưới dạng tình huống để khảo

sát thực trạng định hướng giá trị của học sinh lớp 5 người dân tộc thiểu sốtỉnh Đắk Lắk Đồng thời sử dụng cùng một mẫu phiếu trên học sinh ngườidân tộc đa số cùng độ tuổi để thu thập số liệu đối chiếu so sánh Kết hợp quansát và phỏng vấn sâu một số đối tượng nhằm tìm hiểu nguyên nhân thực trạngvà các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị của học sinh lớp 5 người dântộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk.

- Chấm điểm phương thức ứng xử đối với mỗi tình huống của học sinh;

Trang 40

40

Đối tượng:

- 300 em học sinh người dân tộc thiểu số (Ê Đê, Xê Đăng, Dao, Hoa,

Tày, Nùng, Mường…) đang học lớp 5 tại 3 trường tiểu học vùng 2 và vùng 3của tỉnh Đắk Lắk là: Trường tiểu học Trưng Vương, trường tiểu học Cư Jút(xã Ea H’Đing), trường tiểu học Phạm Hồng Thái (phân hiệu II, xã Cư Xuê),trường tiểu học Thái Phiên (xã Ea Mnang).

- Kết hợp khảo sát 300 em là học sinh người dân tộc đa số (Kinh) đang

học tại các trường tiểu học: Lê Hồng Phong và Trần Quốc Tuấn của thànhphố Buôn Ma Thuột để so sánh đối chiếu.

Phương pháp: Điều tra, phỏng vấn, đàm thoại, quan sát, thống kê toán học.Thời gian thực hiện: 3 tháng.

2.3.3 Giai đoạn thử nghiệm tác động, xử lý số liệu và viết kết quả thựcnghiệm

Mục đích:

Tiến hành một số biện pháp tác động để kiểm định và đánh giá kết quả,từ đó rút ra những đề xuất và kiến nghị về việc thực hiện tổ chức giáo dụchình thành định hướng giá trị phù hợp cho học sinh tiểu học người dân tộcthiểu số.

Nội dung:

- Sử dụng phiếu đánh giá ban đầu trước thử nghiệm trên nhóm thử

nghiệm Từ đó đề xuất, xây dựng kế hoạch và triển khai một số biện pháp thửnghiệm tác động trên nhóm thử nghiệm nhằm phát triển định hướng giá trịcho các em Sử dụng cùng một mẫu phiếu để đánh giá định hướng giá trị củanhóm thử nghiệm sau khi tiến hành các biện pháp thử nghiệm tác động.

- Chấm điểm, mã hóa, dùng phần mềm SPSS để xử lý phiếu đánh

Ngày đăng: 06/07/2023, 17:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Đình Chỉnh, Nguyễn Văn Lũy, Phạm Ngọc Uyển (2006) - Sư phạm học tiểu học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sưphạm học tiểu học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
3. Ec-Hác Dôn (1987) - Giá trị cuộc sống, giá trị văn hóa, Nxb Sách giáo khoa Mác – Lênin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị cuộc sống, giá trị văn hóa
Nhà XB: Nxb Sách giáokhoa Mác – Lênin
4. Nguyễn Đăng Duy (2004) - Nhận diện văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận diện văn hóa các dân tộc thiểu số ViệtNam
Nhà XB: Nxb Văn hóa dân tộc
5. Nông Đình Đức (2004) - “Định hướng giá trị nghề nghiệp của học sinh dân tộc thiểu số”, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Định hướng giá trị nghề nghiệp của học sinhdân tộc thiểu số”
6. Thérèse Gouin – Décarrie, Nguyễn Hiến Lê (dịch) (2003), - Thế giới bí mật của trẻ thơ, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới bímật của trẻ thơ
Tác giả: Thérèse Gouin – Décarrie, Nguyễn Hiến Lê (dịch)
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2003
7. Đỗ Ngọc Hà (2002) - “Định hướng giá trị của thanh niên sinh viên hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Định hướng giá trị của thanh niên sinh viên hiệnnay”
8. Phạm Minh Hạc (2006) - Tâm lý học nghiên cứu con người trong thời kỳ đổi mới, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học nghiên cứu con người trong thời kỳđổi mới
Nhà XB: Nxb Giáo dục
9. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (2007) - Nghiên cứu giá trị nhân cách theo phương pháp NEOPI - R cải biên, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu giá trị nhân cách theophương pháp NEOPI - R cải biên
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
10. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (2004) - Tâm lý người Việt Nam đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa – Những điều cần khắc phục, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý người Việt Nam đi vào côngnghiệp hóa, hiện đại hóa – Những điều cần khắc phục
Nhà XB: Nxb Chính trịquốc gia
11. Mai Văn Hai (chủ biên), Mai Kiện (2005) - Xã hội học văn hóa, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học văn hóa
Nhà XB: Nxb Đạihọc Quốc gia Hà Nội
12. Nguyễn Kế Hào (2003) - “Văn hóa và sự phát triển toàn diện của học sinh phổ thông”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế về Nghiên cứu văn hóa, con người, nguồn nhân lực đầu thế kỷ XXI, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Văn hóa và sự phát triển toàn diện của họcsinh phổ thông”
13. Nguyễn Kế Hào (1992) - Học sinh tiểu học và nghề dạy học ở bậc tiểu học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học sinh tiểu học và nghề dạy học ở bậc tiểuhọc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
14. Nguyễn Kế Hào (2008) - “Nhà trường phổ thông cần định hướng giá trị cuộc sống cho học sinh”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Buôn Ma Thuột Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà trường phổ thông cần định hướng giá trịcuộc sống cho học sinh
15. Cấn Hữu Hải (2006) - “Ảnh hưởng của truyền thống gia đình đến định hướng giá trị của lứa tuổi đầu thanh niên”, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Ảnh hưởng của truyền thống gia đình đến địnhhướng giá trị của lứa tuổi đầu thanh niên”
16. Ngô Công Hoàn (2006) - Giá trị đạo đức và giáo dục giá trị đạo đức cho trẻ em lứa tuổi mầm non, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị đạo đức và giáo dục giá trị đạo đức chotrẻ em lứa tuổi mầm non
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
17. Ronald Inglehart (2002) - “Sự biến đổi giá trị trong xã hội công nghiệp”, Tạp chí Nghiên cứu con người, Số 2 năm 2002, Tr 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Sự biến đổi giá trị trong xã hội công nghiệp”
18. Dương Bạch Long, Nguyễn Xuân Anh, Nguyễn Văn Hiển (2007) - Tìm hiểu pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Nxb Chính trị quốc gia – Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìmhiểu pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Nhà XB: Nxb Chính trịquốc gia – Nxb Giáo dục
19. Đỗ Long, Đức Uy (2004) - Tâm lý học dân tộc, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học dân tộc
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc giaHà Nội
20. Vi Hồng Nhân (2004) - Văn hóa các dân tộc thiểu số từ một góc nhìn, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa các dân tộc thiểu số từ một góc nhìn
Nhà XB: Nxb Văn hóa dân tộc
21. Lê Đức Phúc (1992) - “Giá trị và Định hướng giá trị”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, Số 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giá trị và Định hướng giá trị”

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w