1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Giáo dục học đại cương

10 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mục tiêu của giáo dục
Chuyên ngành Giáo dục học
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 62 KB

Nội dung

Khi bàn về giáo dục, có ý kiến cho rằng: “Mục tiêu của giáo dục không phải là dạy cách kiếm sống hay cung cấp công cụ để đạt được sự giàu có, mà đó phải là con đường dẫn lối tâm hồn con người vươn đến cái “Chân” và thực hành cái “Thiện”. Theo anh/chị, mục tiêu giáo dục nước ta có hướng đến điều đó không? Giải thích vì sao. Để đạt được mục tiêu giáo dục đặt ra, Luật Giáo dục 2019 đã đưa ra những yêu cầu như thế nào về nội dung và phương pháp giáo dục? Anh/chị có bàn luận gì về việc thực hiện nội dung và phương pháp giáo dục đó.

Trang 1

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC CHUYÊN ĐỀ“GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG” LỚP BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG

ĐỀ BÀI

Khi bàn về giáo dục, có ý kiến cho rằng: “Mục tiêu của giáo dục khôngphải là dạy cách kiếm sống hay cung cấp công cụ để đạt được sự giàu có, mà đóphải là con đường dẫn lối tâm hồn con người vươn đến cái “Chân” và thựchành cái “Thiện”.

Theo anh/chị, mục tiêu giáo dục nước ta có hướng đến điều đó không?Giải thích vì sao Để đạt được mục tiêu giáo dục đặt ra, Luật Giáo dục 2019 đãđưa ra những yêu cầu như thế nào về nội dung và phương pháp giáo dục?

Anh/chị có bàn luận gì về việc thực hiện nội dung và phương pháp giáo dục đó

BÀI LÀM

Điều 2 Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 (“Luật Giáo dục 2019”) đề cậptới mục tiêu giáo dục là “Nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạođức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, nănglực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lýtưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sángtạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡngnhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhậpquốc tế.”

Trang 2

Trước hết, có thể thấy rằng mục tiêu giáo dục của Việt Nam theo LuậtGiáo dục 2019 đang hướng đến việc phát triển toàn diện con người về đạo đức,tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ, nghề nghiệp, cụ thể là:

- Về năng lực nội tại: Con người Việt Nam có phẩm chất, năng lực, ý thứccông dân, có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lậpdân tộc và chủ nghĩa xã hội;

- Phát huy hết khả năng sáng tạo, tiềm năng của mỗi cá nhân;- Tiến tới hoàn thành mục tiêu nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực,bồi dưỡng nhân tài và đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc,cuối cùng là hội nhập quốc tế;

Đây là mục tiêu lớn, là cái đích cuối cùng của giáo dục, con người có pháttriển thì đất nước mới có thể phát triển bền vững được

Trong một phát biểu của mình, bà Vijaya Lakshmi Pandit cho rằng: “Mụctiêu củagiáo dục không phải là dạy cách kiếm sống hay cung cấp công cụ để đạtđược sựgiàu có, mà đó phải là con đường dẫn lối tâm hồn con người vươn đến

cái “Chân” và thực hành cái “Thiện” (Nguyên tác tiếng Anh: “Education wasnotmerely a means for earning a living or an instrument for acquisition ofwealth It was an initiation into the life of spirit, a training of human soul in thepursuit oftruth and the practice of virtue”)

Chân thường được hiểu là thật, là chân thật, chân thực, xác thực Nói tớichân là để đối lập với phạm trù cái giả - cái không thật Song, chân còn đượchiểu theo nghĩa hẹp là chân lý - tức là cái đúng, là “sự phản ánh chính xác sự vật

Trang 3

khách quan và quy luật của chúng vào ý thức con người” (Từ điển Tiếng Việt,tr 185).

Thiện theo ý nghĩa từ Hán Việt là tốt, lòng tốt, lương thiện, để đối lập vớicái ác Thuật ngữ thiện được dùng trong cuộc sống khá nhiều như: cuộc đấutranh giữa thiện - ác trong truyện cổ tích, người thiện, có tấm lòng thiện nguyện,từ thiện, thiện tâm, “thiện căn ở tại lòng ta”, Người thiện là người tốt, sống tốt.Thiện cũng được bàn đến nhiều trong giáo lý nhà Phật (khuyên con người tunhân, tích đức, tích thiện, có lòng từ bi) Trong tư tưởng của các nhà triết học cổphương Đông (Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử…), thiện cùng với nhân, đức, lễ,nghĩa là những phẩm chất quan trọng của con người “Nhân chi sơ tính bảnthiện”, hay “nhân chi sơ tính bản ác” chính là những quan niệm về tính thiện vàác vốn có hay không có khi con người sinh ra Về vấn đề này, Chủ tịch Hồ ChíMinh nêu quan niệm rất khoa học: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn/ Phần nhiều dogiáo dục mà nên” (Nhật ký trong tù)

Mục tiêu giáo dục của nước ta hướng đến phát triển toàn diện năng lực vàphẩm chất người học, thực chất cũng là nền giáo dục hướng đến cái “Chân –Thiện” – Những giá trị phổ quát của con người

Giáo dục hướng tới cái chân: Toàn bộ nội dung kiến thức các cấp, bậc họcđều là những tri thức khoa học (sách giáo khoa/giáo trình) ở các lĩnh vực Sáchgiáo khoa/giáo trình chính là tài liệu pháp lý để đảm bảo cho học sinh/sinh viênsẽ được tiếp thu những kiến thức nền tảng để bước vào đời Giáo dục ở các nhàtrường đòi hỏi thiết kế chương trình dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dụcphải bám sát chuẩn kiến thức và kỹ năng Ngoài ra, ở cấp học phổ thông, cái

Trang 4

chân còn được giáo dục trực tiếp thông qua những môn học như Giáo dục côngdân, Ngữ văn, Lịch sử… Ở đó người học được giáo dục, định hướng tới nhữnggiá trị như cái đúng, cái chân thực, chân thật, lẽ phải, chân lý, để biết nhận diệnvới những cái đối lập như cái giả, cái sai trái… từ đó góp phần hình thành nhâncách, định hướng hành vi đúng chuẩn mực

Giáo dục hướng tới cái thiện: Quan điểm của ngành Giáo dục là tronggiáo dục đạo đức, có nhiều phẩm chất đạo đức cần được hình thành, song giáodục người học hướng tới cái thiện, cái tốt đẹp, có tấm lòng nhân ái, yêu thươngcon người, có nhân cách, có phẩm chất người được đặt lên hàng đầu Nhằm mụctiêu giáo dục toàn diện, ngành Giáo dục đặc biệt chú trọng công tác quản lý vàgiáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống, kỹ năng sống, pháp luật và ý thức, tráchnhiệm công dân cho học sinh sinh viên; kết hợp hài hòa “dạy chữ”, “dạy người”với rất nhiều hình thức phong phú, đa dạng: xây dựng môi trường văn hóa, Bộquy tắc ứng xử trong nhà trường; tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ,sinh hoạt tập thể, giáo dục ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo để giáo dục toàndiện học sinh sinh viên; tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo, đền ơn đápnghĩa, các chương trình thiện nguyện, lá lành đùm lá rách, hưởng ứng tháng caođiểm vì người nghèo, tết vì người nghèo, Đặc biệt, giáo dục có một môn họcriêng cho nội dung này: môn Giáo dục công dân (trước đây là Đạo đức) đượcgiảng dạy từ cấp tiểu học đến THPT (giáo dục trực tiếp) Ngoài ra, việc giáo dụchướng tới cái thiện còn được tích hợp trong các môn khoa học xã hội, nhất làmôn Ngữ văn (môn học vừa là khoa học vừa là nghệ thuật), môn học có chứcnăng giáo dục con người, giáo dục đạo đức và những giá trị làm người rất đặc

Trang 5

thù: thông qua những tác phẩm văn học, hình tượng nghệ thuật để tác động đếnhọc sinh (tác động gián tiếp, qua cảm nhận, cảm hoá, tự giáo dục) Cuộc đấutranh thiện - ác luôn là mạch chính trong diễn biến cốt truyện văn chương cổkim đông tây, triết lý sống thiện, ở hiền gặp lành, những bài học về lẽ sống tốtđẹp,… tất cả đều giúp học sinh hoàn thiện nhân cách, có lối sống đẹp, lẽ sống vàhành vi cao đẹp

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, sự phát triển như vũ bãocủa cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi sâu sắc về cách sống, cáchlàm việc trong mối quan hệ tương tác với nhau Sự biến đổi không ngừng củahoàn cảnh xã hội đòi hỏi mỗi con người cần phải liên tục cập nhật kỹ năng, hoànthiện mình để thích ứng với tình hình mới Chính vì vậy, giáo dục càng phải tậptrung phát triển toàn diện năng lực của cá nhân dựa trên việc áp dụng các côngnghệ đột phá Xu hướng cá nhân hóa học tập liên quan đến việc giảng dạy phảiđược thực hiện theo nhịp độ phù hợp với nhu cầu học tập, được thiết kế theo sởthích và sự hứng thú cụ thể của từng người học; được thực hiện bằng cách cungcấp các lựa chọn từ nhiều chương trình giáo dục (từ nhiều trường phái, môn học,kỹ năng và năng lực khác nhau), nhiều tiếp cận giảng dạy (trực tiếp, gián tiếp,tương tác, thực nghiệm hoặc độc lập), trải nghiệm học tập (truyền thống nhưtrong lớp học, phi truyền thống như trực tuyến hoặc kết hợp) và các chiến lượchỗ trợ học tập (các dịch vụ giáo dục sẵn có để hỗ trợ người học và thúc đẩy quátrình học tập) Về mặt nội dung, các chương trình giáo dục phải giúp người họchình thành năng lực sáng tạo và tư duy phản biện, khả năng giao tiếp và hợp tác,kỹ năng tự học, có kiến thức về kỹ thuật số và dữ liệu, có kiến thức liên ngành

Trang 6

để có thể chuyển đổi công việc Về mặt phương pháp sư phạm, phải tạo ra cơhội để xây dựng một “hệ sinh thái” học tập cho phép cá nhân hóa việc học tập vềmặt thời gian và địa điểm Người học phải được hướng dẫn để có năng lực tựhọc và thiết kế các lộ trình học tập của riêng mình dựa trên các mục tiêu cá nhânqua việc sử dụng linh hoạt các công cụ, như khóa học trực tuyến theo mô hìnhkhóa học trực tuyến đại chúng mở, các lớp học, phòng thí nghiệm ảo và các tròchơi học tập, sử dụng đa dạng các hình thức dạy học kết hợp (blended learning),dạy học theo dự án, dạy học dựa vào kịch bản và dạy học định hướng giải quyếtvấn đề.

Những yêu cầu hiện đại hóa, quốc tế hóa giáo dục với mục tiêu đào tạo ranhững “công dân toàn cầu” đã đặt ra trách nhiệm của từng học sinh là phải chủđộng với bản thân mình và với xã hội Công dân toàn cầu là người có khả nănghành động hợp tác, có trách nhiệm, sáng tạo giải quyết những vấn đề chung củacộng đồng, góp phần làm cho địa phương, đất nước, thế giới tốt đẹp và pháttriển bền vững; giao tiếp, thích ứng trong những môi trường văn hóa khác nhau,môi trường đa văn hóa; tôn trọng quyền con người, sự đa dạng; trân trọng, pháthuy những giá trị văn hóa của dân tộc, đất nước mình, đồng thời có ý thức họchỏi những tinh hoa văn hóa của các dân tộc, quốc gia khác

Những quan điểm về giáo dục công dân toàn diện hướng tới công dântoàn cầu hiện đã được phản ánh trong việc xác định mục tiêu đổi mới chươngtrình, sách giáo khoa, giáo dục phổ thông “phát triển con người Việt Nam toàndiện về đức, trí, thể, mỹ, hướng tới “công dân toàn cầu” và cụ thể hóa thànhnhững phẩm chất chủ yếu là yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách

Trang 7

nhiệm và phát triển toàn diện các năng lực gồm các năng lực chung, như nănglực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề vàsáng tạo; năng lực đặc thù, như năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lựckhoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thểchất.

Có thể nói, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng hiệnnay, con người Việt Nam phát triển toàn diện phải là con người có văn hóa,mang bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam cùng năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóacủa nhân loại, thể hiện qua phẩm chất năng lực của công dân toàn cầu Conngười Việt Nam phát triển toàn diện đức, trí, thể, mỹ phải bao gồm: Có lòng yêunước nồng nàn từ yêu quê hương, yêu con người và yêu những giá trị truyềnthống tốt đẹp của dân tộc, có lòng nhân ái thể hiện qua việc yêu thương, quýtrọng con người không chỉ trong phạm vi gia đình, nhà trường, quốc gia mà cảquốc tế Đó còn là người có lý tưởng sống, có ý thức trách nhiệm, có ý chí phấnđấu không ngừng, có lối sống giản dị vì cộng đồng, hành động cần, kiệm, liêm,chính, chí công, vô tư Phải xây dựng nền giáo dục con người có đủ sức khỏe thểchất và tâm trí để phát huy trí tuệ, tối đa hóa tiềm năng lao động sáng tạo củabản thân, có năng lực tự học suốt đời

Để đạt được mục tiêu giáo dục đặt ra, Luật Giáo dục 2019 đã đưa ra mộtsố những yêu cầu về nội dung và phương pháp giáo dục

Luật Giáo dục quy định tại Điều 7 về yêu cầu về nội dung, phương phápgiáo dục tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân như sau:

Trang 8

- Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiệnđại, có hệ thống và được cập nhật thường xuyên; coi trọng giáo dục tư tưởng,phẩm chất đạo đức và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốtđẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sựphát triển về thể chất, trí tuệ, tâm sinh lý lứa tuổi và khả năng của người học.

Vì giáo dục là gốc rễ, là nền tảng cho sự phát triển bền vững của một quốcgia nên những nội dung giáo dục phải vừa giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tốcvừa phải tiếp thu được tinh hoa văn hóa nhân loại, để làm phong phú hơn nềngiáo dục nước nhà, không thể giữ mãi một quan niệm giáo dục xưa cũ nhưngchắc chắn không thể phủ nhận những giá trị cốt lõi mà cha ông ta đã gây dựngnên Chúng ta phải luôn giữ vững quan điểm “hòa nhập chứ không hòa tan” tứctrong xu thế hội nhập, hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng, chúng ta muốn pháttriển phải có sự giao lưu với các dân tộc khác, với nền văn hóa khác Trong quátrình giao lưu đó, dân tộc ta sẽ tiếp thu tinh hoa văn hóa và những thành tựukhoa học thuật tiên tiến của nhân loại đó là hòa nhập Tuy nhiên trong quá trìnhấy chúng ta luôn biết kế thừa, giữ gìn, phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu cóchọn lọc, không đánh mất bản sắc riêng của mình, không bị đồng hóa bởi cácdân tộc khác đó là không hòa tan

- Phương pháp giáo dục phải khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủđộng, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự họcvà hợp tác, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên

Tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế để đẩy mạnh quá trình côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Đảng và Nhà nước ta không ngừng quan tâm

Trang 9

và coi trọng đến sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, coi “phát triển giáodục là quốc sách hàng đầu”, “đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển” Mộttrong những nội dung phát triển giáo dục là đổi mới phương pháp giáo dục theohướng phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học người học.

Tính tích cực chủ động học tập có vai trò quan trọng trọng việc nâng caohiệu quả học tập của người học Trong dạy học, tích cực hóa hoạt động học tậpcủa người học là một hướng đổi mới đã được đông đảo các nhà nghiên cứu, nhàlý luận và các thầy cô giáo quan tâm Tính tích cực là một trạng thái hoạt độngcủa người hành động Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động của ngườihọc được đặc trưng bởi khát vọng học tập, sự cố gắng với nghị lực cao trong quátrình nắm vững tri thức cho bản thân

Bản chất của dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sángtạo của người học phải xuất phát từ nhu cầu, động cơ và điều kiện của bản thânngười học Chúng ta cần phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của ngườihọc, nhất là cần chú ý đến trình độ tư duy của họ Trong dạy học, không đượcbắt ép, gò bó một lối suy nghĩ chung cho tất cả mọi người

Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, giảng viên không cònđóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giảng viên trở thành ngườithiết kế, tổ chức, hướng dẫn, gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài cáchoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dunghọc tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu củachương trình

Trang 10

Quyết tâm thực hiện tốt Luật Giáo dục mới, thực hiện dân chủ, tự dotưởng, khuyến khích sáng tạo mà chúng ta có được một lớp người biết sáng tạovà say sưa với việc sáng tạo xây dựng xã hội mới Đấy là cách tốt nhất nhằmphát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, sinh viên, thựchiện tốt mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện người học theo như Luật Giáodục đòi hỏi Cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4 ngày hôm nay rấtcần những con người như thế Lịch sử đã ghi nhận, người Việt Nam chúng ta rấtgiỏi, cả những người ở trong nước và những người Việt Nam hiện đang sinhsống ở nước ngoài Nhờ biết cổ súy cho sáng tạo, mà chúng ta sẽ dần dần xâydựng thành công được một lớp người hăng say trong công việc, biết dành côngsức sáng tạo ra cách làm hay, phát minh ra các công cụ lao động thông minhnăng suất, chất lượng, đưa đất nước hòa nhập nhanh vào guồng quay của hộinhập, phát triển mang lại vinh quang cho đất nước.

Ngày đăng: 06/09/2024, 10:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w