1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI THU HOẠCH - BÀI TẬP LỚN BỒI DƯỠNG NVSP - Sử dụng phương tiện kĩ thuật và công nghệ trong dạy học Đại học

20 158 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sử Dụng Phương Tiện Kỹ Thuật Và Công Nghệ Trong Dạy Học Đại Học
Người hướng dẫn Thầy Trần Tuấn Vinh
Trường học Trường Đại học
Chuyên ngành Sử dụng phương tiện kỹ thuật và công nghệ trong dạy học
Thể loại bài thu hoạch
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 196,07 KB

Nội dung

MỤC LỤC I. Câu hỏi 1: Sử dụng phương tiện kỹ thuật và công nghệ trong dạy học đại học 4 1. Khái niệm Phương tiện 4 2. Khái niệm phương tiện dạy học 4 3. Vai trò của phương tiện dạy học 4 4. Ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giáo dục đại học 6 II. Câu hỏi 2: Hệ thống quản lý học tập (LMS – Learning Management System). 8 1. Khái niệm Hệ thống quản lý học tập (LMS – Learning Management System). 8 2. Vai trò của hệ thống quản lý học tập 9 2.1 Quản lý học viên 9 2.2 Quản lý theo dõi các khóa học 9 2.3 Theo dõi tiến trình học của học viên 10 2.4 Lập báo cáo 10 3. Các tính năng của một hệ thống quản lý học tập LMS 11 4. Phân loại LMS 12 4.1 LMS độc quyền (Propriety LMSs) 12 4.2 LMS mã nguồn mở (open-source LMS) 13 4.3 LMS dựa trên nền tảng điện toán đám mây (Cloudbased LMSs) 13 5. Mô hình và cấu tạo của hệ thống LMS 14 5.1 Mô hình của hệ thống LMS 14 5.2 Cấu tạo của hệ thống LMS 15 6. So sánh một số phần mềm hệ thống quản lý học tập LMS 16 7. Kết luận và đề xuất 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Trần Tuấn Vinh đã tạo điều kiện cho tôi tiếp xúc với các phương tiện kỹ thuật và công nghệ nói chung và trong học phần Sử dụng phương tiện kỹ thuật và công nghệ trong dạy học nói riêng Môn học đã cung cấp các kiến thức hữu ích về việc áp dụng tư duy sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật công nghệ vào trong công tác giảng dạy ở bậc Đại học vào quá trình học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học

Tôi xin cảm ơn các anh/chị học viên đã tích cực tham gia và đóng góp ý kiến, góp ý,

hỗ trợ nhiệt tình cho tôi trong quá trình thảo luận và thực hiện bài thu hoạch Sự nhiệt huyết và sự cam kết của các bạn đã tạo ra một môi trường học tập tích cực và đầy cảm hứng cho tất cả mọi người

Mặc dù đã rất cô gắng hoàn thành trong phạm vi và khả năng cho phép nhưng chắc chắn rằng trong quá trình hoàn thiện bài thu hoạch tôi không thể tránh khỏi những sai sót Tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo từ cô và các anh chị học viên

Trang 2

MỤC LỤC

I Câu hỏi 1: Sử dụng phương tiện kỹ thuật và công nghệ trong dạy học đại học 4

1 Khái niệm Phương tiện 4

2 Khái niệm phương tiện dạy học 4

3 Vai trò của phương tiện dạy học 4

4 Ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giáo dục đại học 6

II Câu hỏi 2: Hệ thống quản lý học tập (LMS – Learning Management System) 8

1 Khái niệm Hệ thống quản lý học tập (LMS – Learning Management System) 8

2 Vai trò của hệ thống quản lý học tập 9

2.1 Quản lý học viên 9

2.2 Quản lý theo dõi các khóa học 9

2.3 Theo dõi tiến trình học của học viên 10

2.4 Lập báo cáo 10

3 Các tính năng của một hệ thống quản lý học tập LMS 11

4 Phân loại LMS 12

4.1 LMS độc quyền (Propriety LMSs) 12

4.2 LMS mã nguồn mở (open-source LMS) 13

4.3 LMS dựa trên nền tảng điện toán đám mây (Cloudbased LMSs) 13

5 Mô hình và cấu tạo của hệ thống LMS 14

5.1 Mô hình của hệ thống LMS 14

5.2 Cấu tạo của hệ thống LMS 15

6 So sánh một số phần mềm hệ thống quản lý học tập LMS 16

7 Kết luận và đề xuất 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo cơ hội cho việc tiếp thu những thành tựu giảng dạy và học tập tiên tiến của thế giới, đồng thời cũng đòi hỏi đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập các môn học theo hướng hiện đại, chọn lọc, tiệm cận với những tri thức khoa học tiên tiến của nhân loại để giải quyết những vấn đề của thực tiễn

Dạy học trực tuyến đã và đang trở thành xu thế tất yếu trong lĩnh vực giáo dục trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng Đặc biệt, tình hình dịch bệnh và thiên tai diễn biến phức tạp gần đây khiến việc dạy và học trên lớp truyền thống bị gián đoạn trong một thời gian dài Chính điều này đã tạo động lực rất lớn để việc dạy học trực tuyến có cơ hội được đẩy mạnh hơn bao giờ hết Trong dạy học trực tuyến, công nghệ đóng một vai trò rất quan trọng Trong số các thiết bị và ứng dụng công nghệ được sử dụng để hỗ trợ cho quá trình dạy học trực tuyến, hệ thống quản lý học tập (Learning Management System – LMS) được xem là một công cụ hữu ích, giúp quản lý hiệu quả việc dạy và học LMS được triển khai sử dụng trong giáo dục nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu dạy học trực tuyến trong thời gian việc dạy học trên lớp bị gián đoạn vì dịch bệnh và thiên tai Những phản hồi thu được từ giảng viên

và sinh viên về quá trình sử dụng LMS trong dạy học trực tuyến sẽ là cơ sở để các cấp quản lý có cái nhìn toàn diện hơn về tính hiệu quả của LMS đang được sử dụng cũng như có những điều chỉnh phù hợp để cải thiện chất lượng của LMS trong thời gian tới

Trang 4

I Câu hỏi 1: Sử dụng phương tiện kỹ thuật và công nghệ trong dạy học đại học

1 Khái niệm Phương tiện

Phương tiện được hiểu là tất cả những gì dùng để tiến hành công việc, là cái để làm một việc gì nhằm đạt tới một mục đích nào đó bao gồm các điều kiện, các công cụ

để thực hiện cho các giai đoạn hoặc cả quá trình đạt mục đích đó Phương tiện là yếu tố quan trọng chi phối hiệu quả của hoạt động Phương tiện được sử dụng mà càng sắc bén và hữu hiệu thì năng suất, chất lượng của hoạt động càng cao, làm cho mục đích định trước càng dễ dàng được thực hiện

2 Khái niệm phương tiện dạy học

Hiểu theo nghĩa đó thì phương tiện dạy học được hiểu là cái mà người dạy và người học dùng trong quá trình dạy học để đảm bảo cho nó đạt được các mục đích đã hướng dẫn trong các điều kiện sư phạm Xét từ khía cạnh người dạy, đó là tổng hợp những đối tượng vật chất (những trang thiết bị, kỹ thuật dạy học) được người dạy sử dụng với tư cách là phương tiện để điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh Còn đối với học sinh, phương tiện dạy học là nguồn cung cấp tri thức cần lĩnh hội, thứ để tạo ra tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và phục vụ mục đích giáo dục Phương tiện dạy học là công cụ tiến hành thực hiện nhiệm vụ của hoạt động dạy và học, giúp cho người dạy và người học tác động tới đối tượng nghiên cứu nhằm phát hiện ra logic nộ tại, nắm bắt và nhận thức được bản chất của nó để tạo nên sự phát triển những phẩm chất nhân cách cho người học

3 Vai trò của phương tiện dạy học

Phương tiện dạy học có vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy học Các phương tiện dạy học thay thế cho những sự vật, hiện tượng và các quá trình xảy ra trong thực tiễn mà người dạy và người học không thể tiếp cận trực tiếp được Chúng giúp

Trang 5

cho người dạy phát huy tất cả các giác quan của người học trong quá trình truyền thụ kiến thức, do đó giúp cho người học nhận biết được quan hệ giữa các hiện tượng

và tái hiện được những khái niệm, quy luật làm cơ sở cho việc đúc rút kinh nghiệm

và áp dụng kiến thức đã học vào thực tế Phương tiện dạy học có nhiều loại: phương tiện trực quan, phương tiện kỹ thuật Hiện nay, sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại đang trở nên phổ biến và chiếm ưu thế trong quá trình dạy học đặc biệt là ở bậc đại học

Sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại là quá trình người dạy sử dụng các sản phẩm công nghệ vào quá trình giảng dạy nhằm làm cho người học có sự tiếp thu hiệu quả hơn các nội dung học tập Sử dụng phương tiện kỹ thuật góp phần đổi mới, cải tiến phương pháp dạy-học ở các trường đại học hiện nay, phù hợp với xu thế phát triển chung của như đất nước và thời đại

Sử dụng phương tiện kỹ thuật trong dạy học bậc đại học có vai trò rất lớn trong nâng cao chất lượng giáo dục Quá trình thực hành giảng dạy, nếu sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học hiệu quả, sẽ giúp cho giảng viên tiết kiệm được thời gian viết bảng, dành được nhiều thời gian hơn cho việc phân tích, luận giải nội dung bài học,

có nhiều thời gian hơn để kiểm tra, đôn đốc sinh viên học tập, nghiên cứu; tăng khả năng trình bày vấn đề logic, chặt chẽ, hệ thống, giúp cho sinh viên nắm vấn đề tốt hơn

Đối với sinh viên, khi tiếp cận bài giảng có sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học sẽ nâng cao tính trực quan sinh động trong học tập, nghiên cứu, từ đó hình thành phương pháp học tập chủ động tích cực và sáng tạo

Như vậy, thông qua các phương tiện dạy học, sinh viên phát huy khả năng tự chủ, năng động, sáng tạo trong học tập, còn giảng viên đóng vai trò là người hướng dẫn

Trang 6

chứ không còn là người truyền thụ, thuyết giảng như trongdạy học truyền thống Theo cách này, sinh viên có thể kiểm soát việc học của mình và điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu cá nhân, có khả năng tổ chức nghiên cứu, và truy cập vào nguồn tài nguyên đa dạng phù hợp với việc tự học

4 Ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giáo dục đại học

Điều này được thể hiện thông qua việc người dạy áp dụng, sử dụng, kết hợp những phát minh, những thành tựu của công nghệ vào hoạt động giảng dạy để cải tiến phương pháp, hình thức và công cụ giảng dạy và học tập Đó là quá trình người dạy tính toán thiết kế, lên kế hoạch tổ chức quá trình dạy học: xác định đối tượng người học (trình độ, đặc điểm tâm sinh lý, giới tính, lứa tuổi ); xác định nội dung dạy học; xác định điều kiện, phương tiện kỹ thuật dạy học; xác định các yếu tố môi trường; xác định cách kiểm tra đánh giá; xác định qui trình, các bước dạy học; lựa chọn phương pháp, kỹ thuật dạy học phù hợp

Ứng dụng công nghệ vào trong lĩnh vực giáo dục có vai trò vô cùng to lớn Vai trò

đó được thể hiện ở những khía cạnh chính sau đây:

Thứ nhất, ứng dụng công nghệ vào giảng dạy có vai trò thúc đẩy giáo dục mở, giúp

hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao hơn: Công nghệ thúc đẩy một nền giáo dục mở, giúp con người tiếp cận thông tin đa chiều, rút ngắn khoảng cách, thu hẹp mọi không gian, tiết kiệm tối ưu về thời gian Từ đó con người phát triển nhanh hơn về kiến thức, nhận thức và tư duy Chương trình giáo dục mở giúp con người trao đổi

và tìm kiếm kiến thức một cách hiệu quả

Thứ hai, công nghệ dạy học giúp người dạy và người học nâng cao được chất

lượng dạy và học Công nghệ dạy học có sự trợ giúp của máy tính và mạng Internet hiện nay đã làm thay đổi căn bản vai trò, vị trí của người dạy và người học Vị thế

Trang 7

người “truyền giáo tri thức”, “độc tôn, quyền uy về tri thức” của người dạy không còn nữa Thay vào đó, công nghệ dạy học sẽ hỗ trợ cho người dạy tối ưu hoá việc dạy học bằng việc thúc đẩy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của người học đối với người học, công nghệ dạy học giúp họ tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu (khám phá, tìm tòi, xây dựng kiến thức mới, đặt ra các vấn đề, tình huống và cách giải quyết các vấn đề đặt ra); tăng cường cơ hội đánh giá và tự đánh giá cho người học (phản hồi thường xuyên); tăng cường khả năng điều hành quản lí các hoạt động họctập của người học

Thứ ba, công nghệ dạy học mang lại sự tiện lợi bởi không gian và thời gian học tập

nghiên cứu linh động: Người học có thể tự học ở mọi lúc (bất kể thời gian nào được cho là phù hợp với từng cá nhân), mọi nơi (bất kể nơi nào miễn có kết nối internet với chương trình trực tuyến, hoặc có thể lưu lại để học trên máy tính, điện thoại (khi không có kết nối internet) Ứng dụng công nghệ cho phép tất cả mọi người có thể tham gia thảo luận một vấn đề nào đó (hội thảo, hội nghị, họp, ) mà không cần phải tập trung tại một địa điểm, không phải ở cùng 1 quốc gia, qua đó góp phần tạo

ra một xã hội học tập rộng lớn mà ở đó, người học có thể chủ động học tập, trao đổi kiến thức, trau dồi kinh nghiệm suốt đời

Thứ tư, công nghệ dạy học góp phần thúc đẩy hiệu quả phương pháp dạy học và

hình thức tổ chức dạy học Nếu như Phương pháp dạy học được coi là cách chiếm lĩnh mục tiêu dạy học thì Công nghệ dạy học lại đảm bảo cho cách đó được thực hiện hiệu quả, đạt được những kết quả tương tự (hoặc gần tương tự) trong những hoàn cảnh dạy học thay đổi Việc ứng dụng các công nghệ dạy học mới cũng đã cho phép quá trình dạy học thực hiện theo nguyên tắc không cùng lúc, không cùng tại một thời điểm và điều quan trọng hơn là khả năng tương tác đa chiều giữa người học - người dạy-người học được tăng cuờng mạnh mẽ

Trang 8

Thứ năm, công nghệ dạy học góp phần thúc đẩy phát triển năng lực cá nhân: Với

sự thuận tiện cho việc học ở mọi lúc mọi nơi, ứng dụng công nghệ sẽ tạo cơ hội cho người học có thể lựa chọn những vấn đề mà mình ưa thích, phù hợp với năng khiếu,

sở thích, từ đó phát triển theo thế mạnh của từng người Chính điều đó sẽ thúc đẩy

sự phát triển của các tài năng

Tóm lại, có thể thấy việc sử dụng phương tiện kỹ thuật và ứng dụng công nghệ vào giảng dạy là một xu thế tất yếu, có vai trò quan trọng và sẽ đem lại lợi ích nhất định cho các cá nhân, tập thể và cho toàn xã hội Do đó đòi hỏi quá trình giáo dục bậc đại học cần có các giải pháp cần thiết để việc thực hiện đạt kết quả cao nhất

II Câu hỏi 2: Hệ thống quản lý học tập (LMS – Learning Management System).

1 Khái niệm Hệ thống quản lý học tập (LMS – Learning Management

System).

Hệ thống quản lý học tập (LMS) là một ứng dụng phần mềm cho việc quản lý tài liệu, thiết lập theo dõi, tạo các báo cáo và cung cấp các khóa học trực tuyến hoặc các chương trình đào tạo dựa trên sự tương tác giữa học viên và giảng viên LMS quản lý việc đăng ký khóa học của học viên, tham gia vào các chương trình có sự hướng dẫn của giảng viên, tham gia vào các hoạt động đa dạng mang tính tương tác trên máy tính và thực hiện các bảng đánh giá Hơn thế nữa, LMS cũng giúp các nhà quản lý và các giảng viên thực hiện các công việc kiểm tra, giám sát, thu nhận kết quả học tập, báo cáo của học viên và nâng cao hiệu quả việc giảng dạy

Chúng ta có thể hiểu LMS chính là một trường học thu nhỏ và mang tới tính tiện lợi cao khi nó hoạt động trên nền tảng di động và internet, đem tới khả năng chủ động tối đa Hoạt động giảng dạy, học tập, hay thực hiện đánh giá, tiến hành kiểm tra, thực hiện trau dồi kiến thức của từng cá nhân trong một hệ thống được hoàn thành

Trang 9

tốt như yêu cầu đã đề ra Từng sinh viên, học viên có thể học tập, nâng cao khả năng, hiểu biết của bản thân qua khóa học, qua những kết quả kiểm tra đã được lưu lại,… Lúc này, việc quản lý hiệu quả, đồng thời giúp đánh giá năng lực sinh viên, học viên được thực hiện tốt

Hiện nay, có nhiều hệ thống LMS khác nhau được cung cấp, đưa vào sử dụng để đáp ứng nhu cầu riêng của từng đơn vị, hay thực tế của con người Thế nhưng, thực

tế thì cốt lõi của hệ thống LMS là khả năng đảm bảo giải quyết được nhu cầu tương tác giữa các chủ thể chính trong một hệ thống học tập trực tuyến, đồng thời giúp cung cấp nội dung học tập cho sinh viên, học viên, nội dung hoạt động cho người điều hành, và thông tin đến người quản lý tương tác,… được diễn ra tốt nhất

2 Vai trò của hệ thống quản lý học tập

Khi sử dụng phần mềm LMS sẽ giúp phân phối nhanh chóng, hiệu quả các tài liệu eLearning tới một lượng lớn các sinh viên, học viên, đồng thời có khả năng hỗ trợ việc quản lý dễ dàng, theo dõi chuẩn xác, điều chỉnh kịp thời, hay thực hiện việc đánh giá quá trình giảng dạy toàn diện và hiệu quả, chất lượng đầu ra cũng được đảm bảo nhờ quy trình quản lý học tập chặt chẽ

Việc sử dụng hệ thống LMS hỗ trợ cho hoạt động đào tạo nhiều ưu điểm lớn, nhiều lợi ích thiết thực Khả năng giúp tiết kiệm được đáng kể nhiều chi phí như in ấn, đi lại,… khi tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ cho cho người tham gia Một số vai trò chính của hệ thống quản lý học tập LMS có thể kể tới như

2.1 Quản lý học viên

Bao gồm việc ghi lại những thông tin chi tiết về học viên như: họ tên, nghề nghiệp, địa chỉ liên lạc…, cung cấp tên truy cập và mật khẩu Theo dõi tiến trình học và làm

Trang 10

bài của học viên

2.2 Quản lý theo dõi các khóa học

Quản lý nội dung các khóa học, ghi nhận lại các thông tin chi tiết về khóa học như:

 Mục tiêu, kết quả sẻ đạt được sau khi kết thúc bài học, chương, khóa học

 Điều kiện, kiến thức yêu cầu cần chuẩn bị trước khi tham gia khóa học

 Chú ý đến thời gian học, thông thường chú ý thời lượng tối thiểu cần thiết để hoàn thành khóa học

2.3 Theo dõi tiến trình học của học viên

Ghi nhận lại các lần truy cập vào các khóa học, ghi nhận các đánh giá thông qua các câu trả lời của học viên trên các bài kiểm tra tự đánh giá, hay trên các bài tập, bài thi cuối khóa Các kết quả kiểm tra này cho biết học viên đó có hoàn thành khóa học đó hay không

2.4 Lập báo cáo

Việc lập một bản báo cáo tốt là cần thiết và người sử dụng thường xuyên được cung cấp tính linh hoạt trong các dữ liệu được xuất ra và trong cách mà nó được đưa ra

Nhìn chung, tất cả các LMS đều cung cấp cho người dùng các công cụ cần thiết để phục vụ một số chức năng sau: thiết kế và chia sẻ nội dung bài học, kiểm tra đánh giá người học, thúc đẩy giao tiếp và tương tác giữa người dạy và người học, quản lý khóa học và hoạt động của người học

Nhóm các công cụ giao tiếp trên LMS là các công cụ có chức năng thúc đẩy sự tương tác và trao đổi thông tin giữa người dùng với nhau Người dạy và người học

có thể giao tiếp đồng thời thông qua các công cụ nhắn tin (message), trò chuyện

Ngày đăng: 11/05/2024, 10:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w