CHUYÊN ĐỀ SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ TRONG DẠY HỌC ĐẠI HỌC

12 8 0
CHUYÊN ĐỀ SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ TRONG DẠY HỌC ĐẠI HỌC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

BÀI TIỂU LUẬN

CHUYÊN ĐỀ: SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT VÀ CÔNGNGHỆ TRONG DẠY HỌC ĐẠI HỌC

Họ và tên: Nguyễn Thị Ánh NguyệtNgày sinh: 21/07/1993

Nơi sinh: Nghệ AnĐơn vị công tác:

Năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 4

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

Câu 1: Anh/Chị hãy phân tích những kỹ năng cơ bản trong sử dụng phương

tiện, công nghệ trong dạy học Khi ứng dụng công nghệ trong dạy học, người giảng viên cần chú ý tới những điều gì?

Ứng dụng công nghệ trong dạy học là việc sử dụng các thành tựu của khoa học, công nghệ vào giáo dục, giúp người học giữ vai trò chủ động hơn Điều này đã làm thay đổi cách giáo dục một chiều truyền thống, không còn tình trạng giáo viên luôn là người giảng và đặt câu hỏi, còn trò chỉ trả lời và ghi chép một cách máy móc[1].

1 Những kỹ năng cơ bản trong sử dụng phương tiện, công nghệ trong dạy học

- Sử dụng công nghệ giảng dạy

Làm quen và thành thạo việc sử dụng các công nghệ giảng dạy như máy tính, máy chiếu, bảng trắng nhiều phương tiện, phần mềm giảng dạy, ứng dụng di động và các nền tảng học trực tuyến Yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ giáo viên giảng dạy phải liên tục cập nhật, tìm hiểu và triển khai áp dụng những công nghệ mới đang thay đổi hàng ngày hàng giờ để đáp ứng được nhu cầu của người học Trên nền tảng công nghệ, người dạy thực hiện vai trò hướng dẫn, truyền tải, kết nối người học với nguồn dữ liệu, học liệu; Giáo viên là người dạy số, phải làm chủ được công nghệ để sẵn sàng hỗ trợ người học cách tiếp cận, chấp nhận sử dụng, truyền cảm hứng cho người học để có thể sử dụng công nghệ, khai thác được tối đa nguồn tài nguyên vô giá này Ngày nay, việc sử dụng các Apps hỗ trợ học tập với tư cách là “nhà giáo ảo”, sử dụng các công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), kết nối Internet vạn vật (IoT), máy học (Learning machine), học sâu (Deep learning), Robot dạy học ngày càng trở nên phổ biến Với sự hỗ trợ của những “chuyên gia ảo” này, dường như người học cũng ngày càng trở nên hứng thú hơn với việc học tập và nghiên cứu, sẵn sàng thử trải nghiệm và đăng ký sử dụng các Apps hỗ trợ thông minh này [2]

- Thiết kế nội dung học tập kỹ thuật số

Biết cách tạo và chỉnh sửa các tài liệu giáo trình kỹ thuật số như slide

PowerPoint, bài giảng video, tài liệu PDF, hoặc các bài giảng trực tuyến Điều này đòi hỏi kỹ năng làm việc với các công cụ soạn thảo văn bản và đa phương tiện Các công cụ và công nghệ học tập kỹ thuật số lấp đầy khoảng trống mà

Trang 6

việc giảng dạy trên lớp truyền thống bị tụt hậu Trên thực tế, một số hiệu quả mà các công cụ này mang lại đơn giản là không thể so sánh được bằng các kỹ thuật học tập truyền thống Từ tác động môi trường được công nhận bởi nhu cầu ít giấy tờ hơn để phát tài liệu và sách đến tiết kiệm thời gian với khả năng truy cập thông tin nhanh chóng và dễ dàng nghiên cứu, học tập kỹ thuật số cung cấp một cách hiệu quả để cắt giảm chi phí, tối đa hóa nguồn lực và nâng cao cả phạm vi tiếp cận và tác động cho sinh viên và các nhà giáo dục như nhau[3].

- Tương tác và giao tiếp trực tuyến

Có kỹ năng tương tác và giao tiếp hiệu quả với sv qua email, diễn đàn trực tuyến, cuộc họp video, và các kênh truyền thông xã hội khác Tạo ra môi trường học tập trực tuyến tích cực và hỗ trợ sự tham gia của sv Tính

năng Participants trên Zoom, giúp học sinh có thể tương tác bất cứ lúc nào

trong giờ học với các chức năng như giơ tay phát biểu, bày tỏ yêu thích, báo cho giáo viên giảng chậm lại,… Đấy là một trong số các tiện ích giúp gia tăng tương tác đáng kể trong buổi học Khi học sinh tích cực sử dụng các tính năng ấy có nghĩa là các em đang thực sự để tâm vào buổi học[4].

Edpuzzle cho phép giáo viên tạo, điều chỉnh và giao video về nhà cho học sinh cũng như chèn các câu hỏi xuyên suốt video; Mentimeter để thu thập ý kiến, tạo bình chọn, Padlet để giúp học sinh trình bày ý kiến về nội dung bài học hoặc có thể ứng dụng Quizizz, Kahoot! để tạo các hoạt động tương tác với học sinh bằng những câu hỏi trắc nghiệm Tất nhiên, để tạo ra nhiều hoạt động thú vị như vậy, đòi hỏi giáo viên phải biết chọn lọc kiến thức để truyền tải cũng như nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ của chính mình Đừng để các buổi học cứ mãi khô khan [4].

- Quản lý lớp học trực tuyến

Có kỹ năng quản lý lớp học trực tuyến bao gồm việc tạo ra và quản lý nội dung học tập trên các nền tảng học trực tuyến, kiểm soát sự tham gia của sv, và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật khi cần thiết.

Quản lý lớp học trực tuyến hiệu quả thông qua hệ thống LMS Giảng viên có thể cung cấp phản hồi cá nhân cho từng học viên sau khi họ hoàn thành một bài tập, bài kiểm tra hoặc dự án Phản hồi này có thể bao gồm việc nhận xét về điểm mạnh, khả năng cần cải thiện và gợi ý để phát triển thêm, từ đó giúp học viên

Trang 7

cảm nhận được sự chú ý và quan tâm của giảng viên đến tiến trình học tập của họ Giảng viên có thể chia sẻ những thành tựu xuất sắc của học viên trên diễn đàn hoặc bảng thông báo của lớp học trực tuyến Việc này không chỉ khích lệ, tạo động lực cho người học mà còn khuyến khích cạnh tranh lành mạnh và động viên những người khác cố gắng hơn [5]

- Đánh giá và phản hồi kỹ thuật số

Tạo ra các bài kiểm tra trực tuyến, phản hồi tự động cho sv và theo dõi tiến độ học tập của họ thông qua các phần mềm đánh giá trực tuyến như hệ thống LMS

- Bảo mật và quản lý dữ liệu

Khi sử dụng công nghệ trong dạy học gv cần có kỹ năng bảo mật và quản lý dữ liệu đảm bảo rằng thông tin cá nhân của sv được bảo vệ và không bị lộ ra ngoài 2 Khi ứng dụng công nghệ trong dạy học, người giảng viên cần chú ý tới:

- Kiến thức về công nghệ:

Cần hiểu biết các công nghệ mà mình sử dụng trong lớp học từ phần mềm đến phần cứng.Hiểu biết về cách thức chúng hoạt động để có thể áp dụng chúng một cách hiệu quả Liên tục cập nhật, tìm hiểu và triển khai áp dụng những công nghệ mới đang thay đổi hàng ngày hàng giờ để đáp ứng được nhu cầu của người học[2].

- Kỹ năng giảng dạy:

Mặc dù công nghệ là một công cụ mạnh mẽ nhưng nó chỉ đóng vai trò là phương tiện hỗ trợ GV vẫn cần giữ vững kỹ năng giảng dạy cơ bản như lập kế hoạch giảng dạy, quản lý lớp học và tương tác với sv.

- Thiết kế nội dung học tập:

Thiết kế nội dung học tập phù hợp với công nghệ bao gồm việc tạo ra các tài liệu đa phương tiện, bài giảng trực tuyến, hoặc các hoạt động tương tác trên nền tảng trực tuyến

- Quản lý lớp học trực tuyến:

Trong môi trường học trực tuyến người gv cần phải có kỹ năng quản lý lớp học trực tuyến, bao gồm việc tạo ra và quản lý các phòng học ảo, theo dõi sự tham gia của học viên và quản lý nội dung học tập trên nền tảng trực tuyến.

- Tương tác hỗ trợ học viên:

Trang 8

Gv cần phải biết cách tương tác với học viên một cách hiệu quả thông qua các kênh trực tuyến và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật khi cần thiết.

- Bảo mật quyền riêng tư:

Gv cần chú ý đến vấn đề bảo mật và quyền riêng tư của học viên, đảm bảo rằng thông tin cá nhân của họ được bảo vệ và không bị rò rỉ ra ngoài.

Câu 2: Anh/Chị hãy phân tích xu thế và vai trò của ứng dụng công nghệ trong

dạy học hiện nay?

1. Xu thế của ứng dụng công nghệ trong dạy học hiện nay

- Học trực tuyến và học từ xa:

Với sự phổ biến của internet và các công nghệ liên quan, học trực tuyến và học từ xa đang trở thành xu hướng phổ biến Điều này cho phép sv và gv có thể tiếp cận giáo dục từ bất kỳ đâu, thuận tiện và linh hoạt hơn.

Đào tạo trực tuyến hay còn gọi là E-learning, đây là phương pháp giáo dục tiên tiến sử dụng công nghệ thông tin hiện đại để kết nối người học và giảng viên Thông qua E-learning, người dạy có thể biên soạn các giáo trình của mình dưới nhiều hình thức như video bài giảng, hình ảnh, trò chơi hóa, Truyền tải chúng và tương tác với người học qua hệ thống mạng Internet hoặc đường truyền băng thông rộng Còn người học có thể lựa chọn các khóa học với phương thức học phù hợp nhất với bản thân , đồng thời trao đổi với giảng viên qua hệ thống quản lý học tập trực tuyến LMS.

Ngày nay phương thức đào tạo trực tuyến E-learning được áp dụng rộng rãi tại các trường cao đẳng, đại học và các doanh nghiệp Mọi cá nhân và tổ chức đều có thể lập ra hệ thống trường học ảo (E-School) để quản lý và đào tạo các nhân viên, sinh viên chỉ thông qua hệ thống đào tạo trực tuyến này.

Đào tạo từ xa hay còn được gọi là Distance learning Đây là hình thức đào tạo mà người dạy và người học không ở cùng một chỗ, không cùng địa điểm Loại hình học tập này đã phá bỏ hoàn toàn giới hạn về thời gian và không gian, giúp các học viên tiết kiệm tối đa thời gian cùng chi phí đi lại và có thể học bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào Có thể thấy, phương pháp Đào tạo từ xa là một phần của phương pháp Đào tạo trực tuyến.

Phương pháp đào tạo từ xa cũng được áp dụng phổ biến trong giáo dục hệ cao đẳng và đại học Thay vì phải đến trường học, bạn hoàn toàn có thể học ở nhà mà vẫn cập nhật đủ kiến thức và được trao tấm bằng đại học giá trị Hơn nữa, dù ở Việt Nam, bạn vẫn có thể trở thành sinh viên của những trường đại học bên Úc, Mỹ,…[6]

Trang 9

- Học tương tác và linh hoạt:

Các ứng dụng phần mềm, các công cụ giáo dục giúp tạo ra môi trường học tập đa dạng, thú vị Khuyến khích sự tương tác và sáng tạo từ sv.

Đào tạo trực tuyến E-learning sử dụng hệ thống quản lý trực tuyến LMS (Learning Management System) giúp các học viên và giảng viên tương tác 2 chiều ở mọi lúc mọi nơi, hoặc giúp các sinh viên có thể trao đổi ý kiến cùng nhau bất cứ lúc nào.

Đào tạo từ xa Distance Learning có sự giãn cách về thời gian giữa các học viên và giảng viên, nên phản hồi của học viên thường không được giải đáp ngay như phương pháp E-learning Hai bên thường trao đổi qua kênh tĩnh như chat, forum, hoặc gọi điện [6].

- Học kỹ năng sống và năng lực mềm:

Các ứng dụng và phần mềm giáo dục thường tích hợp các hoạt động và tài liệu học tập nhằm phát triển kĩ năng như tư duy logic, giao tiếp, và quản lý thời gian.

- Học tiếng anh và học ngoại ngữ:

Công nghệ giáo dục cung cấp nhiều cơ hội học tiếng anh và các ngoại ngữ khác thông qua các ứng dụng , trò chơi giáo dục,và các khoá học trực tuyến Điều này giúp sv có cơ hội tiếp cận ngôn ngữ một cách hiệu quả và thú vị.

- Học theo nhu cầu và cá nhân hoá:

Công nghệ cho phép cá nhân hoá quá trình học tập, từ việc cung cấp tài liệu học phù hợp, đa dạng, phong phú đến việc đánh giá và phẩn hồi tức thì.Giúp tang cường hiệu suất học tập và tạo ra môi trường học tập phù hợp với từng cá nhân.

2. Vai trò của ứng dụng công nghệ trong dạy học hiện nay

Ứng dụng công nghệ trong dạy học đóng vai trò ngày càng quan trọng, có ảnh hưởng tích cực trong việc cải thiện quá trình dạy học hiện nay bằng cách tạo ra môi trường học tập linh hoạt, tương tác phong phú hơn.

- Truy cập kiến thức rộng rãi:

Công nghệ cho phép sv truy cập vào nguồn tài nguyên học tập đa dạng phong phú trên internet, từ giáo trình điện tử, thư viện điện tử, đến các bài giảng trực tuyến, các video về giáo dục…

- Tuỳ biến hoá giáo trình

Trang 10

Công nghệ cho phép gv tạo ra và sử dụng nhiều loại nội dung khác nhau như video, âm thanh, hình ảnh, bài giảng trực tuyến… Giúp tạo ra một môi trường học tập phong phú và hấp dẫn hơn cho sv Cung cấp các tài liệu học tập và tài nguyên trực tuyến cho phép sv tiếp cận chúng bất kỳ lúc nào, bất kỳ nơi đâu, từ bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet

Cho phép gv tuỳ chỉnh nội dung giáo trình dựa trên nhu cầu và khả năng cá nhân của từng sv LMS có thể tự động tạo ra các nhiệm vụ hoặc bài tập dựa trên kết quả đánh giá hoặc sở thích học tập của sv

Cung cấp các công cụ đánh giá tự động và phản hồi cho sv sau khi họ hoàn thành các bài tập hoặc kiểm tra trực tuyến Cho phép thu thập dữ liệu về tiến trình học tập của sv và sử dụng chúng để tuỳ chỉnh giáo trình và phương pháp giảng dạy nhằm tối ưu hoá trải nghiệm học tập của từng cá nhân.

Ngoài ra công nghệ cho phép sv kết nối và tương tác với nhau và với gv thông qua các nền tảng trực tuyến, diễn đàn hoặc các ứng dụng học tập, tạo ra một môi trường học tập phản hồi và hỗ trợ

- Tương tác và hợp tác:

Công nghệ cung cấp các công cụ cho việc tương tác và hợp tác giữa sv và gv, cũng như giữa các sv trong cùng một lớp học, kể cả khi họ không cùng có mặt trong phòng học.

LMS là phần mềm giúp bạn tạo, quản lý sắp xếp và cung cấp tài liệu đào tạo trực tuyến cho người học của mình [7] Các nền tảng LMS nhue Moodle, Canvas, Blackboard… cung cấp các tính năng cho việc tương tác giữa sv và gv, bao gồm diễn đàn trực tuyến, hệ thống thông báo và khả năng gửi, nhận bài tập qua internet.

Công nghệ video họp như Zoom, Google Meet… cho phép sv và gv tương tác trực tiếp mặc dù họ không cùng có mặt trong phòng học tạo điều kiện cho việc hỏi đáp, thảo luận và giảng dạy từ xa.

Các công cụ giao tiếp như email, các ứng dụng nhắn tin nhóm… giúp sv và gv dễ dàng liên lạc và trao đổi thông tin qua lại.

Các cộng đồng trực tuyến như Facebook, zalo… cho phép sv và gv kết nối với nhau , trao đổi ý kiến và chia sẻ tài liệu học tập.

Trang 11

Công nghệ cho phép sv và gv làm việc cùng nhau trên các tài liệu và dự án thông qua các công cụ như Google Docs, Microsoft Office Online, hay các ứng dụng quản lý dự án như Trello và Asana.

- Phát triển kỹ năng số:

Sử dụng công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích sinh viên phát triển kỹ năng số hoá như:

Sử dụng các ứng dụng và công cụ máy tính cung cấp cho sv cơ hội làm quen với các công cụ máy tính như bộ xử lý văn bản, bảng tính…giúp họ nắm vững và phát triển kỹ năng sử sụng máy tính

Truy cập thông tin trực tuyến cho phép sv tìm kiếm, truy cập và đánh giá thông tin từ các nguồn trực tuyến khác nhau, cung cấp các tài liệu học tập trực tuyến dưới dạng video, bài giảng trực tuyến…

- Học tập linh hoạt:

Cho phép sv tiếp cận tài liệu học tập bất kỳ lúc nào, bất kỳ nơi đâu từ các thiết bị di động như điện thoại thông minh, máy tính bảng…

- Đánh giá và theo dõi tiến trình học tập:

Công nghệ cung cấp các công cụ giúp đánh giá tiến trình học tập của sv và cung cấp phản hồi tức thì, giúp cải thiện hiệu suất học tập.

- Học tập trải nghiệm thực tế ảo:

Công nghệ VR cho phép sv trải nghiệm cảm nhận, tương tác và khám phá trong môi trường ảo thông qua các thiết bị như mũ, tai nghe, kính thực tế ảoc[8] Giúp sv hiểu rõ hơn về các khái niệm trừu tượng và cải thiện khả năng tương tác của họ Ngoài ra công nghệ VR và AR còn cung cấp một môi trường an toàn để sinh viên thực hành các kỹ năng thực tiễn như phẫu thuật y khoa, lái xe…

- Tiết kiệm thời gian và chi phí:

Công nghệ giúp giảm bớt thời gian và chi phí đi lại cho cả sv và gv bằng cách cung cấp các tài liệu và công cụ học tập trực tuyến, công cụ giao tiếp trực tuyến, thực hiện bài kiểm tra trực tuyến

Ngày đăng: 21/04/2024, 21:33

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan