Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin và sự thâm nhập mạnh mẽ của internet, cuộc sống của con người ngày càng gắn bó nhiều hơn với môi trường ảo. Trong đó, Mạng xã hội đã và đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Nó mang đến cho con người cơ hội được kết nối dễ dàng, để chia sẻ sở thích, thói quen và suy nghĩ. Ngày nay, các trang Mạng xã hội chẳng hạn như MySpace, Facebook, Twitter, Cyworld,… đã thu hút hàng triệu người sử dụng và ngày càng trở nên thu hút với cộng đồng sử dụng mạng Internet. Mạng xã hội ngày nay quá phổ biến, sự bùng nổ của Mạng xã hội làm cho thế giới trở nên nhỏ bé hơn và con người thì xích lại gần nhau hơn, tin tức xã hội được truyền tai nhanh chóng và sự lan truyền rộng rãi đến cộng đồng. Sự ra đời của Mạng xã hội làm cho con người có thêm một kênh giải trí thú vị, kế nối bạn bè khắp nơi trên thế giới, chia sẻ tin tức, hình ảnh, nhắn tin đến bạn bè người thân vô cùng tiện lợi và nhanh chóng. Mạng xã hội có tầm ảnh hưởng không nhỏ đối với thế giới hiện nay từ giải trí đến việc kinh doanh và có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với tất cả mọi đối tượng, con người đã dần chuyển đời sống thực của mình lên internet. Nhiều người đã sử dụng các trang Mạng xã hội theo cách được tích hợp với cuộc sống, công việc hàng ngày của họ. Với số lượng người sử dụng các trang Mạng xã hội đa số là học sinh, sinh viên, việc đưa giáo dục vào thế giới Mạng xã hội là một xu hướng cần được quan tâm nhằm tăng hiệu quả của giáo dục. Trong giáo dục, Mạng xã hội là một công cụ lý tưởng để truyền tải những kiến thức, bài tập, những cuộc thảo luận giữa giáo viên và học sinh – sinh viên hay giữa giáo viên và phụ huynh học sinh – sinh viên giúp người học và người dạy gần gũi nhau hơn, từ đó nâng cao hiệu quả giáo dục.
Trang 1NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM GIẢNG VIÊN
BÀI THU HOẠCH MÔN: SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ
TRONG DẠY HỌC ĐẠI HỌC
ĐỀ BÀI
Phân tích những ưu nhược điểm của việc sử dụng các mạng xã hội
trong giảng dạy.
Trang 2MỤC LỤC
I Tổng quan về Mạng xã hội: 4
II Khái niệm và tính năng nổi bật: 5
1 Khái niệm: 5
2 Một số trang Mạng xã hội 5
3 Tính năng nổi bật: 5
III Sử dụng Mạng xã hội trong giảng dạy 6
IV Ưu điểm, nhượng điểm khi sử dụng Mạng xã hội trong giảng dạy 9
1 Thực trạng sử dụng mạng xã hội trong sinh viên: 9
2 Ưu điểm: 10
2.1 Tính linh hoạt: 10
2.2 Một thế giới mở 11
2.3 Tính lặp lại: 11
2.4 Gia tăng sự tích cực; Tìm kiếm kiến thức, thông tin nhanh chóng 12
2.5 Tính thuận tiện và dễ truy cập; Trải nghiệm học từ xa 13
2.6 Giới thiệu bản thân – Kết nối mọi người: 14
3 Nhược điểm: 14
3.1 Tính bảo mật: 14
3.2 Dễ tiếp cận các thông tin tiêu cực 14
3.3 Lãng phí thời gian và xao nhãng mục tiêu thực của cá nhân 15
3.4 Giao tiếp không đầy đủ - Giảm tương tác giữa người với người 16
V Giải pháp 16
VI Kết luận: 17
I Tổng quan về Mạng xã hội:
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin và sự thâm nhập mạnh mẽ của internet, cuộc sống của con người ngày càng gắn bó nhiều hơn với
Trang 3môi trường ảo Trong đó, Mạng xã hội đã và đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại Nó mang đến cho con người cơ hội được kết nối dễ dàng, để chia sẻ sở thích, thói quen và suy nghĩ Ngày nay, các trang Mạng
xã hội chẳng hạn như MySpace, Facebook, Twitter, Cyworld,… đã thu hút hàng triệu người sử dụng và ngày càng trở nên thu hút với cộng đồng sử dụng mạng Internet
Mạng xã hội ngày nay quá phổ biến, sự bùng nổ của Mạng xã hội làm cho thế giới trở nên nhỏ bé hơn và con người thì xích lại gần nhau hơn, tin tức xã hội được truyền tai nhanh chóng và sự lan truyền rộng rãi đến cộng đồng Sự ra đời của Mạng xã hội làm cho con người có thêm một kênh giải trí thú vị, kế nối bạn bè khắp nơi trên thế giới, chia sẻ tin tức, hình ảnh, nhắn tin đến bạn bè người thân vô cùng tiện lợi và nhanh chóng Mạng xã hội có tầm ảnh hưởng không nhỏ đối với thế giới hiện nay từ giải trí đến việc kinh doanh và có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với tất cả mọi đối tượng, con người đã dần chuyển đời sống thực của mình lên internet Nhiều người đã sử dụng các trang Mạng xã hội theo cách được tích hợp với cuộc sống, công việc hàng ngày của họ
Với số lượng người sử dụng các trang Mạng xã hội đa số là học sinh, sinh viên, việc đưa giáo dục vào thế giới Mạng xã hội là một xu hướng cần được quan tâm nhằm tăng hiệu quả của giáo dục Trong giáo dục, Mạng xã hội là một công cụ
lý tưởng để truyền tải những kiến thức, bài tập, những cuộc thảo luận giữa giáo viên và học sinh – sinh viên hay giữa giáo viên và phụ huynh học sinh – sinh viên giúp người học và người dạy gần gũi nhau hơn, từ đó nâng cao hiệu quả giáo dục
II Khái niệm và tính năng nổi bật:
1 Khái niệm:
Mạng xã hội khác một trang web thông thường ở chỗ, Mạng xã hội có khả năng truyền tải thông tin và tích hợp các ứng dụng tương tác Một trang web bình thường sẽ giống như truyền hình cung cấp càng nhiều thông tin, thông tin càng hấp
3
Trang 4dẫn càng tốt Còn Mạng xã hội được tạo ra để mọi người có thể trao đổi, trò chuyện với nhau bằng cách gửi tin nhắn, hình ảnh, video,…
“Dịch vụ Mạng xã hội trực tuyến là dịch vụ cung cấp cho cộng đồng rộng rãi người sử dụng khả năng tương tác, chia sẻ, lưu trữ và trao đổi thông tin với nhau trên môi trường Internet, bao gồm dịch vụ tạo blog, diễn đàn (forum), trò chuyện trực tiếp (chat) và các hình thức tương tự khác” 1
2 Một số trang Mạng xã hội
Hiện nay có rất nhiều Mạng xã hội như Facebook, Google+, Twittet, Zalo,
và một số trang web trình chiếu tất cả các loại video như Youtube.com,…
Tại Việt Nam, cũng như trên thế giới mọi người sử dụng Mạng xã hội Facebook nhiều hơn các Mạng xã hội khác, tiếp đến là Zalo, Twitter, Youtube…
3 Tính năng nổi bật:
Ngày nay, Mạng xã hội có rất nhiều tính năng khác nhau và thuận tiện cho người sử dụng như: chat, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, livestream, chơi trò chơi trực tuyến, Nhưng nhìn chung, Mạng xã hội có các chức năng chính như sau:
(1) Chức năng “danh tính” cho biết thông tin bao gồm: tên, tuổi, giới tính, nghề nghiệp, địa điểm… của người sử dụng;
(2) Chức năng “giao tiếp” là chức năng chủ yếu của Mạng xã hội Giao tiếp
là hoạt động không thể thiếu trong các trang Mạng xã hội;
(3) Chức năng “chia sẻ” trên Mạng xã hội là người sử dụng có thể trao đổi, truyền đi hay nhận được một nội dung bất kỳ từ những người dùng khác, ví dụ như: một văn bản, video, hình ảnh, âm thanh,….;
1 Quy định tại khoản 14 Điều 3 Nghị định 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 về quản lý, cung cấp,
sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên internet
Trang 5(4) Chức năng “hiển thị sự có mặt” cho người dùng biết được trong số bạn
bè trên Mạng xã hội của họ có những ai đang truy cập Mạng xã hội hay nói theo cách khác là đang online cùng họ;
(5) Chức năng “liên kết” là không thể thiếu đối với bất kì một trang Mạng
xã hội nào Điều này có nghĩa là hai hay nhiều người có thể liên kết với nhau thông qua việc thiết lập các mối quan hệ như: bạn bè, người thân, đồng nghiệp,… trên một trang Mạng xã hội bất kỳ;
(6) Chức năng “thể hiện mức độ truy cập và chất lượng” của thông tin Trên các trang Mạng xã hội khác nhau sẽ có cách thể hiện khác nhau Ví dụ, trên YouTube, mức độ truy cập và chất lượng của một video có thể được đánh giá dựa vào ‘số lượt xem’, hoặc ‘thứ tự xếp hạng’ của video đó Video càng được nhiều lượt xem hay xếp hạng càng cao thì càng tốt Trong khi đó, trên Facebook mức độ truy cập và chất lượng của thông tin lại được đánh giá dựa vào ‘số lượt thích’, ‘số lượt chia sẻ’ Thông tin càng được nhiều người thích
và nhiều lượt chia sẻ thì càng hay, càng nổi tiếng;
(7) Chức năng “nhóm”: Nhóm được tạo ra bởi những người sử dụng Mạng
xã hội có cùng sở thích hoặc có chung một đặc điểm nào đó
III Sử dụng Mạng xã hội trong giảng dạy
Việc sử dụng Mạng xã hội vô cùng dễ dàng và phổ biến Có thể sử dụng các loại điện thoại thông minh Smartphone như Iphone, Samsung Galaxy, Oppo hoặc
sử dụng máy tính xách tay, máy tính để bàn hoặc máy tính bảng,…miễn là có kết nối internet thì chúng ta có thể truy cập Mạng xã hội ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào Chính vì sự tiện ích, dễ dàng sử dụng như vậy mà hầu hết giới trẻ hiện đại đều tham gia vào Mạng xã hội Lợi dụng xu thế này, giáo viên hoàn toàn nên vận dụng
nó vào phục vụ dạy và học nhằm giúp sinh viên nâng cao hiệu quả việc học, cũng như giáo viên có thể linh động và mở rộng tầm ảnh hưởng hơn với sinh viên
Trước sự bao phủ rộng khắp mạnh mẽ của Mạng xã hội đối với mọi mặt trong đời sống xã hội, đặc biệt là đối với giới học sinh, sinh viên, các trường học
5
Trang 6đã đưa Mạng xã hội sử dụng vào việc dạy học như một công cụ hữu ích phục vụ đắc lực cho việc học tập và giảng dạy
Chúng ta có thể xem xét một số chức năng của các trang mạng xã hội phổ biến để từ đó có phương án vận dụng một cách hiệu quả vào công tác dạy học:
(1) Twitter Twitter là trang web cho phép bạn đăng các bài viết ngắn, các blog nhỏ Các sinh viên và giảng viên có thể theo dõi nhau, điều này cho phép sinh viên xem dòng thời gian của những người khác Đây là một công cụ tuyệt vời để sử dụng trong lớp học Kết nối các sinh viên và giáo viên và thu hút sự tham gia của sinh viên Sử dụng Twitter giáo viên có thể định hướng cho sinh viên của mình đăng những cảm nghĩ về những việc diễn ra trong lớp, các bài tập và dự án mình đã hoàn thành
(2) Blogs (Nhật ký trực tuyến) Viết Blogs là một cách hay để sinh viên cải thiện được kỹ năng viết Yêu cầu sinh viên tạo Blog cá nhân có nội dung liên quan đến bài học sẽ giúp rút ngắn khoảng cách giữa lớp học và cuộc sống thường nhật của sinh viên Giáo viên có thể giao cho sinh viên nhiệm vụ viết Blog về các lĩnh vực thuộc phạm vi ngành nghề của mình
(3) Pinterest Pinterest là một cách thú vị để sinh viên đóng góp ý tưởng của mình vào các bài học ở cả hiện tại và tương lai sau này Giáo viên có thể tạo bảng trên Pinterest
và cho phép sinh viên thoải mái chia sẻ những ý tưởng liên quan đến chủ đề mà các em cảm thấy thú vị Cách làm này tạo cho sinh viên cơ hội tham gia vào quá trình học tập nhiều hơn cũng như nêu lên và chia sẻ ý kiến, kích thích sự sáng tạo cho sinh viên
(4) Youtube
Trang 7Youtube ngày càng thịnh hành trong giới trẻ, giáo viên có thể sử dụng các video cho các tiết dạy của mình để giới thiệu về các kiến thức muốn truyền đạt Việc sử dụng Youtube vào giảng dạy giúp sinh viên tiếp thu kiến thức một cách sinh động hơn, dễ tiếp thu hơn
(5) Facebook Mạng xã hội này cung cấp nhiều cách để sử dụng nó như là một công cụ hỗ trợ việc học tập một cách đắc lực, giáo viên có thể tạo cho mình một tài khoản và xây dựng hồ sơ cá nhân Tài khoản này được dùng để giao tiếp với Sinh viên thông qua email, chat hoặc đăng tải thông tin trên “tường nhà” Qua tài khoản cá nhân của mình, giáo viên có thể gửi tới các sinh viên của mình những file văn bản, hình ảnh, âm thanh, đường link tới các trang web khác… Facebook được sử dụng để kết nối với sinh viên, thiết lập thông báo cho sinh viên về bài tập, thời hạn nộp bài tập, chia sẻ thông tin và tài liệu một cách nhanh chóng… Nhất là trong tình hình hiện nay, khi mô hình học tập kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến đang ngày càng phát triển Giáo viên ở các khối lớp có thể tạo trang Facebook riêng cho lớp và đăng các nội dung cập nhật về lớp học,… nhằm tạo cho sinh viên thói quen chủ động hơn trong học tập
Ngoài ra, tiện ích hữu dụng cho việc giảng dạy mà Facebook mang lại đó là:
“Group” Giáo viên có thể tạo các lớp học riêng, đó chính là các Group Giáo viên
có thể gửi file văn bản, hình ảnh, âm thanh, đường link tới các sinh viên của mình,
là các thành viên của Group đó
(6) Zalo Zalo là một trong những ứng dụng được nhiều người sử dụng hàng đầu tại Việt Nam Bên cạnh việc giao tiếp, liên lạc, Zalo còn là công cụ hữu hiệu cho giảng dạy trực truyến với nền tảng Zalo PC Để trao đổi dễ dàng, giáo viên thường tạo nhóm chat Zalo cho lớp Thầy cô và học sinh có thể trao đổi thoải mái 24 giờ
7
Trang 8miễn phí mà không gián đoạn cuộc gọi Ngoài ra, Zalo PC cho phép gọi video với
100 người tham dự, chất lượng ổn định
IV Ưu điểm, nhượng điểm khi sử dụng Mạng xã hội trong giảng dạy
1 Thực trạng sử dụng mạng xã hội trong sinh viên
Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng nắm bắt được các thông tin từ rất nhiều nguồn khác nhau trên internet và đặc biệt là thông qua Mạng xã hội với tốc độ lan truyền nhanh chóng Mạng xã hội đã trở nên phổ biến và gần gũi với mọi người nhất là đối với giới trẻ
Trong lĩnh vực giáo dục, các trang web Mạng xã hội cho phép các sinh viên kết nối với nhau, các nhà giáo dục, các quản trị viên, cựu học sinh, cả trong và ngoài tổ chức sự hiện tại mà sinh viên đó tham gia Các trang Mạng xã hội có những tính năng khiến cho nó có lợi thế trong việc thu hút sinh viên, giảng viên sử dụng nó là một công cụ đắc lực cho việc học tập
Môi trường đa phương tiện trên Mạng xã hội, kết hợp những văn bản, hình ảnh video, camera …, cùng với các hình thức dạy học như: dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân, cá nhân làm việc tự lực với máy tính có kết nối internet, dạy học qua cầu truyền hình đem lại hiệu quả cao trong học tập và giảng dạy
Trong các mạng xã hội được sinh viên sử dụng hiện nay thì Youtube được
đa số sinh viên ưa dùng với tỷ lệ lên đến 92% Điều đó cho thấy mức độ phổ biến của Mạng xã hội này Hiện nay, trên thế giới, Youtube đang được xếp thứ nhất trong số 10 Mạng xã hội lớn bởi nền tảng giải trí, học tập, hay như các hoạt động kiếm tiền từ Youtube Partner, YouTube Shorts…
Mạng xã hội phổ biến thứ hai là Facebook với tỷ lệ sinh viên sử dụng là 91,7% Facebook có tính tương tác cao, kho lưu trữ ứng dụng lớn,
đa ngôn ngữ và phát triển sớm trên mạng di động nên mức độ sử dụng của Facebook đối với sinh viên là rất cao Facebook cũng là nền tảng để các nhà
Trang 9trường, đoàn thanh niên, hội sinh viên thành lập Fanpage bởi tính đơn giản, tiện lợi hơn so với các nền tảng Blog, website Các hội, nhóm, lớp cũng phát huy được hoạt động hiệu quả trên Facebook
Mạng xã hội Zalo cũng được sinh viên sử dụng rất phổ biến với tỷ lệ đến 76,5% Bên cạnh tính năng kết nối, trao đổi thông tin, Zalo cung cấp nhiều dịch vụ như tổ chức hội họp, chia sẻ file, đa số các bạn sinh viên đều sử dụng nhóm Zalo để liên lạc, trao đổi thông tin.2
Mạng xã hội đóng góp khá lớn trong việc chia sẻ, tương tác và phối hợp giữa các thành viên trong nhóm với nhau khi họ làm việc cùng nhau Như vậy, có thể nói ứng dụng Mạng xã hội trong học tập là vô cùng hữu ích và có tiềm năng phát triển lớn sau này
2 Ưu điểm:
2.1 Tính linh hoạt:
Tính linh hoạt thể hiện ở chỗ, Mạng xã hội mở rộng sự lựa chọn cho người học về học cái gì, học khi nào, học nơi nào và học như thế nào,… đáp ứng được nhu cầu luôn thay đổi của giáo dục
Mạng xã hội góp phần thể hiện các quan điểm khác nhau của Sinh viên, diễn đàn chẳng hạn như chat rooms tồn tại trong Mạng xã hội cung cấp cơ hội để Sinh viên trao đổi quan điểm về các chủ đề, làm tăng cơ hội để các Sinh viên nắm bắt kiến thức
Các lý thuyết giáo dục xác nhận rằng sự tương tác của con người là một yếu
tố quan trọng trong quá trình học tập Và Mạng xã hội cung cấp sự tương tác này một cách hiệu quả thông qua những lớp học ảo, phòng chat và các cuộc họp qua video
2 Website:
https://dangbodanang.vn/tuyengiao/nghiencuu-traodoi/nangcaohieuquasudungmangxahoitronggiaoductutuongc hinhtrichosinhvienhiennay/id/15884
9
Trang 10Sinh viên có thể trao đổi thông tin học tập, thông báo lịch học, trao đổi bài hay chia sẻ cho nhau những phần kiến thức bổ ích, các trang web và những đường link phục vụ công việc học tập, tra cứu thông tin
2.2 Một thế giới mở
Mạng xã hội là một thế giới mở, là nơi khuyến khích chia sẻ thông tin, có nghĩa người học được đẩy nhanh sự phát triển của quá trình sáng tạo, mạch tư duy
và giao tiếp theo những cách nhất định khi sử dụng
Mạng xã hội hỗ trợ người học tự định hướng, tìm kiếm câu trả lời và đưa ra quyết định một cách chủ động và độc lập Khi được củng cố trong môi trường lớp học, người học được hướng dẫn và cải tiến để tạo ra kết quả tốt hơn Mạng xã hội cho phép người học tự do hơn để kết nối ngoài lớp học trực tiếp Điều đó nghĩa là cho dù ở bất cứ đâu, người học cũng có thể kết nối và tiếp cận với những kiến thức, chương trình học chất lượng
2.3 Tính lặp lại:
Việc ghi nhớ thông tin tri thức phụ thuộc vào tất cả các giác quan của chúng
ta, trong khi phản ứng phụ thuộc vào các tính năng của cá nhân và động lực học
Vì vậy, thông tin phải được cung cấp một cách lặp đi lặp lại nhiều lần, điều này hiếm khi được cung cấp bởi các phương pháp giáo dục truyền thống Thông tin trên các trang Mạng xã hội được cung cấp thông qua các trang web, nghĩa là, người học có thể lấy thông tin được cung cấp trên các trang web ngay lập tức hoặc sau này và có thể xem đi xem lại nhiều lần
Ví dụ: Các bài giảng trên Youtube, các tài liệu được giáo viên gửi lên Facebook,…
2.4. Gia tăng sự tích cực; Tìm kiếm kiến thức, thông tin nhanh chóng
Mạng xã hội có thể định hình và trình bày thông tin theo cách có ý nghĩa giúp kích thích người học hơn các công cụ truyền thống, cho dù đó là một bài viết