Tương lai của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại phụ thuộc vào sự chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ; phụ thuộc vào sức khoẻ, trí tuệ, năng lực... của thế hệ trẻ. Trong "Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường", Bác Hồ viết: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu". Trẻ em là người sẽ quyết định tương lai, vị thế của mỗi dân tộc trên trường quốc tế. Vì vậy, việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, là nhiệm vụ có tầm quan trọng đặc biệt trong chiến lược phát triển nguồn lực con người của Việt Nam, vì trẻ em là hạnh phúc của gia đình, tương lai của đất nước. Trong thời kỳ đất nước đổi mới, cùng với nhiều chính sách kinh tế, xã hội được ban hành, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành các chủ trương, đường lối, chính sách, văn bản hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy chuẩn, chương trình hành động, chương trình mục tiêu, các dự án, xây dựng tổ chức bộ máy, bố trí và đào tạo cán bộ quản lý, xây dựng và phát triển các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm ưu tiên công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Cấp ủy, chính quyền, cơ quan chuyên môn và các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội, đặc biệt là các cấp địa phương, cơ sở đã nâng cao nhận thức và quan tâm về công tác trẻ em; thực hiện 25 quyền trẻ em theo quy định của pháp luật và chính sách về bảo vệ trẻ em, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; tạo lập cuộc sống an toàn cho trẻ em bằng các hình thức phù hợp; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, nhà trường, thay đổi phương pháp giáo dục trẻ em; hướng dẫn các thành viên trong gia đình, giáo viên, học sinh kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích, kỹ năng bảo vệ trẻ em, phòng, chống bạo lực gia đình, học đường; thực hiện trách nhiệm phát hiện thông báo, tố giác hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; giáo dục của nhà trường thực hiện việc cung cấp kiến thức pháp lý về chăm sóc, bảo vệ và hỗ trợ trẻ em; công viên, cây xanh, sân chơi cho trẻ em, các thiết chế văn hóa cho trẻ em đã được quan tâm hơn.
Trang 1KHOÁ HỌC: NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM GIẢNG VIÊN CAO
ĐẲNG, ĐẠI HỌC
MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở TRƯỜNG ĐH
XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT:
Đề tài: Phòng ngừa tội phạm hiếp dâm người dưới 16 tuổi trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh
(Lưu ý: Tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo)
Tháng 9/2023
Trang 2
MỤC LỤC A ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT 3 B CHI TIẾT HOÁ PHẦN MỞ ĐẦU 5 1 Tính cấp thiết của đề tài: 5
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: 10
2.1 Mục tiêu nghiên cứu: 10
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: 11
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 11
4 Phương pháp nghiên cứu: 13
5 Bố cục của luận văn: 15
Trang 3A ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA TỘI
PHẠM HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI
1 Khái niệm và đặc điểm pháp lý tội phạm Hiếp dâm người dưới 16 tuổi 1.2 Khái niệm và ý nghĩa của phòng ngừa tội phạm Hiếp dâm người dưới
16 tuổi
1.3 Cơ sở phòng ngừa từ nguyên nhân và điều kiện tội phạm hiếp dâm người dưới 16 tuổi
1.3.1 Nguyên nhân và điều kiện từ phía người phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
1.3.2 Các tình huống, hoàn cảnh phạm tội cụ thể
1.3.3 Nguyên nhân và điều kiện từ phía nạn nhân của tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN 2013 – 2017
2.1 Tình hình tội phạm Hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 2.2 Hoạt động phòng ngừa tội phạm hiếp dâm người dưới 16 tuổi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
2.3 Cơ sở dự báo
2.4 Dự báo tình hình tội phạm Hiếp dâm người dưới 16 tuổi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian sắp tới
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI
3.1 Kinh nghiệm phòng ngừa tội phạm Hiếp dâm người dưới 16 tuổi và các biện pháp phòng ngừa của một số quốc gia trên thế giới
Trang 43.2 Đề xuất các biện pháp phòng ngừa tội phạm Hiếp dâm người dưới 16 tuổi
3.2.1 Phòng ngừa tội phạm hiếp dâm người dưới 16 tuổi từ việc loại bỏ nguyên nhân và điều kiện từ phía người phạm tội
3.2.2 Phòng ngừa tội phạm hiếp dâm người dưới 16 tuổi từ việc tác động lên các cá nhân có nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm
3.2.3 Phòng ngừa tội phạm hiếp dâm người dưới 16 tuổi từ việc tác động lên những chủ thể khác trong xã hội
Trang 5B CHI TIẾT HOÁ PHẦN MỞ ĐẦU
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Tương lai của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại phụ thuộc vào sự chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ; phụ thuộc vào sức khoẻ, trí tuệ, năng lực của thế hệ
trẻ Trong "Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường", Bác Hồ viết: "Non sông
Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu" Trẻ em là người sẽ quyết định tương lai, vị thế của
mỗi dân tộc trên trường quốc tế
Vì vậy, việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, là nhiệm vụ có tầm quan trọng đặc biệt trong chiến lược phát triển nguồn lực con người của Việt Nam, vì trẻ em là hạnh phúc của gia đình, tương lai của đất nước
Trong thời kỳ đất nước đổi mới, cùng với nhiều chính sách kinh tế, xã hội được ban hành, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành các chủ trương, đường lối, chính sách, văn bản hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy chuẩn, chương trình hành động, chương trình mục tiêu, các dự án, xây dựng tổ chức bộ máy, bố trí và đào tạo cán bộ quản lý, xây dựng và phát triển các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến bảo vệ, chăm sóc trẻ em
Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm ưu tiên công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Cấp ủy, chính quyền, cơ quan chuyên môn và các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội, đặc biệt là các cấp địa phương, cơ sở đã nâng cao nhận thức và quan tâm về công tác trẻ em; thực hiện 25 quyền trẻ em theo quy định của pháp luật và chính sách về bảo vệ trẻ em, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; tạo lập cuộc sống an toàn cho trẻ em bằng các hình thức phù hợp; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, nhà trường, thay đổi phương pháp giáo dục trẻ em; hướng dẫn các thành viên trong gia đình, giáo
Trang 6viên, học sinh kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích, kỹ năng bảo
vệ trẻ em, phòng, chống bạo lực gia đình, học đường; thực hiện trách nhiệm phát hiện thông báo, tố giác hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; giáo dục của nhà trường thực hiện việc cung cấp kiến thức pháp lý về chăm sóc, bảo vệ và hỗ trợ trẻ em; công viên, cây xanh, sân chơi cho trẻ em, các thiết chế văn hóa cho trẻ em đã được quan tâm hơn
Tại Điều 34 Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em đã quy định
“Các quốc gia thành viên cam kết bảo vệ trẻ em chống tất cả các hình thức bóc lột và lạm dụng tình dục Vì mục đích này, các quốc gia thành viên phải đặc biệt thực hiện tất cả các biện pháp quốc gia, song phương và đa phương thích hợp
để ngăn ngừa việc xúi giục hay ép buộc trẻ em tham gia bất kỳ hành vi tình dục bất hợp pháp nào”
Điều 37 Hiếp pháp Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định
“Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được
tham gia vào các vấn đề về trẻ em Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”
Luật Trẻ em (2016) từ Điều 23 đến Điều 32 quy định về trách nhiệm của gia đình đối với sự phát triển của trẻ em, coi gia đình là người trước tiên chịu trách nhiệm đối với trẻ em về: Đăng ký khai sinh; chăm sóc, nuôi dưỡng, dành điều kiện tốt nhất cho trẻ em; đảm bảo cho trẻ em sống chung với cha mẹ; bảo
vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em; bảo vệ sức khỏe, bảo đảm quyền được học tập; đảm bảo điều kiện vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa nghệ thuật phù hợp với lứa tuổi; đảm bảo quyền phát triển năng khiếu, quyền dân sự; đảm bảo quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến, tham gia hoạt động xã hội Luật nghiêm cấm cha mẹ bỏ rơi con; Khi cha mẹ gặp khó khăn tự mình không giải quyết được, có thể yêu cầu và được cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
em Luật trẻ em đồng thời quy định trách nhiệm của Nhà nước trong hỗ trợ cha
Trang 7mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em, thông qua xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách, chương trình; và đảm bảo cung cấp các dịch vụ về y
tế, giáo dục, vui chơi, giải trí, bảo vệ, chăm sóc, trợ giúp cho trẻ em; bảo đảm thực hiện các biện pháp theo dõi sức khỏe định kỳ cho phụ nữ mang thai và trẻ
em theo độ tuổi; chăm sóc dinh dưỡng, sức khỏe ban đầu và tiêm chủng cho trẻ em…
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (Điều 69) quy định nghĩa vụ và quyền của cha mẹ trong chăm sóc trẻ em: Cần thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho
xã hội
Bộ Luật Lao động (2019) dành một chương riêng quy định liên quan lao động nữ, trong đó, quy định tạo điều kiện cho phụ nữ khi mang thai, nuôi con nhỏ, như: Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh là 6 tháng, tạo điều kiện cho trẻ nhỏ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu; các quy định bảo vệ thai sản đối với lao động nữ; quy định trợ cấp khi nghỉ để chăm sóc con
ốm, khám thai, thực hiện các biện pháp tránh thai; quy định các công việc không được sử dụng lao động nữ khi công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ
và nuôi con
Ngoài ra, Quốc hội đã ban hành Bộ Luật hình sự 2015 với các nội dung về việc tội phạm hoá và đe doạ trừng phạt những hành vi xâm phạm quyền con người dễ bị tổn thương của trẻ em Trong đó có một số tội danh như: Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm, Tội mua bán người dưới 16 tuổi, Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi, Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới
16 tuổi, Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ
đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
Theo quy định của pháp luật Việt Nam
“Trẻ em là người dưới 16 tuổi”
Trang 8Chính vì trẻ em (sau đây gọi chung là người dưới 16 tuổi) là đối tượng dễ
bị dụ dỗ, lừa gạt,… đồng thời là đối tượng yếu thế vì vậy rất dễ trở thành đối tượng của các hành vi phạm tội Nhất là trước tình hình công nghệ ngày càng phát triển, khi người dưới 16 tuổi được tiếp cận với internet quá sớm, được sử dụng mạng xã hội không giới hạn thì tội phạm càng có cơ hội dễ dàng tiếp cận với người dưới 16 tuổi để lừa gạt, dụ dỗ nhằm mục đích thực hiện hành vi phạm tội của mình Trong các tội phạm, nghiêm trọng nhất là các hành vi xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi, hành vi này xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự và sự phát triển bình thường về mặt tâm sinh lý của người dưới
16 tuổi Hàng loạt các nguyên nhân được nhắc đến trên các phương tiện thông tin đại chúng như là sự xuống cấp đạo đức, suy đồi nhân cách, thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng của lối sống thực dụng, tha hóa, biến thái tình dục của một nhóm người trong xã hội, Điều đáng tiếc nhất đối tượng bị các tội phạm này xâm hại
là người dưới 16 tuổi trong khi người dưới 16 tuổi là đối tượng không có khả năng tự phòng vệ và cần được đặc biệt bảo vệ
Mỗi tội phạm đều quy định nội hàm của sự xâm hại riêng và hậu quả pháp
lý kéo theo cũng khác nhau Trong đó, Tội phạm hiếp dâm người dưới 16 tuổi
được pháp luật hình sự Việt Nam đưa ra mức hình phạt cao nhất là tử hình, chứng tỏ mức độ nguy hiểm cho xã hội là rất cao và để lại những hậu quả nặng
nề nhất cho nạn nhân Tội phạm hiếp dâm cũng xuất phát từ ý chí và dã tâm suy đồi của người phạm tội là rất lớn, gây nên những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho sức khỏe và tương lai của nạn nhân
Tác giả chọn đề tài Phòng ngừa tội phạm hiếp dâm người dưới 16 tuổi trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh vì các lý do sau:
- Nhằm tìm hiểu về nguyên nhân và điều kiện phạm tội để từ đó đề xuất các giải pháp phòng ngừa hữu hiệu nhằm bảo vệ người dưới 16 tuổi có được sự phát triển tốt nhất và an toàn nhất
- Tìm hiểu về tỷ lệ phạm tội tại Thành phố Hồ Chí Minh – một trong những thành phố lớn nhất cả nước, với mật độ dân cư đông đúc, cơ chế quản lý
Trang 9còn lỏng lẻo, gia đình hiện đại chưa thực sự chú trọng đến việc giáo dục người dưới 16 tuổi, sự phát triển của mạng interner du nhập văn hóa các nước khác,…để
từ đó có những phương pháp khắc phục những hạn chế trong việc bảo vệ người dưới 16 tuổi khỏi tội phạm “Hiếp dâm”
Theo quy định tại Điều Điều 142 Bộ Luật hình sự 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định:
“Điều 142 Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
1 Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan
hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;
b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.
2.[53] Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Có tính chất loạn luân;
b) Làm nạn nhân có thai;
c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
e) Đối với 02 người trở lên;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3.[54] Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm,
tù chung thân hoặc tử hình:
a) Có tổ chức;
b) Nhiều người hiếp một người;
c) Đối với người dưới 10 tuổi;
d) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
đ) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
Trang 104 Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1 Mục tiêu nghiên cứu:
Phòng ngừa tội phạm, xét về mặt ngôn ngữ được hiểu là hoạt động nhằm không cho tội phạm xảy ra Như vậy, phòng ngừa tội phạm không phải là hoạt động hướng tới tội phạm đã xảy ra - tội phạm hiện thực mà là nhằm không cho tội phạm xảy ra Để thực hiện được mục đích này đòi hỏi hoạt động phòng ngừa tội phạm phải loại trừ dần nguyên nhân của tội phạm qua việc chủ động tác động đến các thành tố hợp thành nguyên nhân đó theo hướng giảm thiểu, triệt tiêu các thành tố này hoặc hạn chế tác dụng của nó Hoạt động này không thể là hoạt động đơn lẻ mà đòi hỏi phải là hoạt động có tính tổng hợp của Nhà nước, của cả
xã hội và của mọi công dân
Trước tình hình tội phạm hiếp dâm người dưới 16 ngày càng có xu hướng diễn biến phức tạp và nguy hiểm gây ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý và sức khỏe của người dưới 16 tuổi, tác giả thực hiện đề tài với mong muốn vận dụng những kiến thức về tội phạm học đồng thời nghiên cứu các kiến thức chuyên ngành khác như tâm lý học, xã hội học,… vào phân tích tình hình tội phạm trong thực tiễn Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp cụ thể, làm hạn chế, phòng ngừa tình hình tội phạm hiếp dâm người dưới 16 tuổi
Ngoài ra, đối với mỗi địa bàn cụ thể sẽ có những đặc điểm khác nhau về
vị trí địa lý, tình hình kinh tế xã hội, dân trí,….vì vậy tác giả sẽ chọn một trong hai thành phố lớn nhất cả nước để thực hiện nghiên cứu, cụ thể là thành phố Hồ Chí Minh để từ đó có căn cứ đưa ra giải pháp phòng ngừa tội phạm này trên các địa bàn khác
Phòng ngừa tội phạm hiếp dâm người dưới 16 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm mục đích kìm chế sự gia tăng, hạn chế dần mức độ và tính chất nghiêm trọng của tội phạm và ngăn ngừa tội phạm trên địa bàn xảy ra Theo đó,
đề tài sẽ tập trung khảo sát, đánh giá đầy đủ, toàn diện tình hình tội phạm đã xảy
Trang 11ra, dự báo tình hình tội phạm sẽ xảy ra và xuất phát từ các giải thích về nguyên nhân của tội phạm để từ đó đưa ra được hệ thống các biện pháp phòng ngừa phù hợp với thực trạng và diễn biến của tội phạm và có tính khả thi cũng như phải tể chức triển khai thực hiện được các biện pháp phòng ngừa này một cách đồng bộ
và hợp lý
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện được mục tiêu đã đề ra, tác giả sẽ thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Thu thập đầy đủ thông tin về tình hình tội phạm hiếp dâm người dưới
16 tuổi đã xảy ra Nhiệm vụ này đáp ứng yêu cầu khảo sát, đánh giá đúng về tình hình tội phạm nhằm phục vụ quá trình nghiên cứu tội phạm, dự báo và phòng ngừa tội phạm
- Nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm hiếp dâm người dưới 16 tuổi trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng Việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện phạm tội tồn tại trong nền kinh tế thị trường một mặt làm căn cứ xây dựng biện pháp phòng ngừa tội phạm
- Tiến hành dự báo tội phạm hiếp dâm người dưới 16 tuổi và lập kế hoạch phòng chống tội phạm hiếp dâm người dưới 16 tuổi nhằm đáp ứng yêu cầu phòng chống tội phạm phù hợp với thực tiễn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- Đưa ra các kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng, những biện pháp trên thực tiễn để phòng ngừa tội phạm hiếp dâm người dưới 16 tuổi trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ việc nghiên cứu tội phạm học
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài Phòng ngừa tội phạm hiếp dâm người dưới 16 tuổi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là: