1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhận định Hình sự 2015 sửa đổi 2017- Có lời giải.docx

11 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhận định Hình sự 2015 sửa đổi 2017
Chuyên ngành Luật Hình sự
Thể loại Bài tập
Năm xuất bản 2017
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 27,81 KB

Nội dung

LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM (PHẤN CHUNG) Áp dụng BLHS 2015. I. Trắc nghiệm tự luận: Những nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? 1. Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Sai vì đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là quan hệ xã hội giữa nhà nước và người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội khi có một tội phạm được thực hiện. 2. Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là tất cả các quan hệ xã hội phát sinh khi có một tội phạm được thực hiện. Sai vì đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là quan hệ xã hội giữa nhà nước và người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội khi có một tội phạm được thực hiện chứ không phải là tất cả các quan hệ xã hội phát sinh khi có một tội phạm được thực hiện. 3. Việc thực hiện hành vi phạm tội là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự. Đúng vì quan hệ pháp luật hình sự phát sinh khi có hành vi phạm tội được thực hiện trên thực tế. 4. Người phạm tội và người bị hại có quyền thoả thuận với nhau về mức độ trách nhiệm hình sự của người phạm tội. Sai vì quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ giữa nhà nước và người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội khi có một tội phạm được thực hiện. Phương pháp điều chỉnh của pháp luật hình sự là phương pháp “quyền uy” trong đó có sự bất bình đẳng về địa vị pháp lý giữa Nhà nước và người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội. Nhà nước buộc người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu TNHS đối với hành vi phạm tội của mình đồng thời người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước. Cho nên người phạm tội và người bị hại không có quyền thỏa thuận với nhau về mức độ TNHS của người phạm tội. 5. Bãi nại của người bị hại là căn cứ pháp lý có giá trị bắt buộc làm chấm dứt quan hệ pháp luật hình sự.

Trang 1

LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM (PHẤN CHUNG)

Áp dụng BLHS 2015.

I Trắc nghiệm tự luận: Những nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?

1 Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ

Sai vì đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là quan hệ xã hội giữa nhà nước và người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội khi có một tội phạm được thực hiện.

2 Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là tất cả các quan hệ xã hội phát sinh khi có một tội phạm được thực hiện

Sai vì đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là quan hệ xã hội giữa nhà nước và người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội khi có một tội phạm được thực hiện chứ không phải là tất cả các quan hệ xã hội phát sinh khi có một tội phạm được thực hiện.

3 Việc thực hiện hành vi phạm tội là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự

Đúng vì quan hệ pháp luật hình sự phát sinh khi có hành vi phạm tội được thực hiện trên thực tế.

4 Người phạm tội và người bị hại có quyền thoả thuận với nhau về mức độ trách nhiệm hình sự của người phạm tội

Sai vì quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ giữa nhà nước và người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội khi có một tội phạm được thực hiện Phương pháp điều chỉnh của pháp luật hình sự là phương pháp “quyền uy”

Trang 2

tội, pháp nhân thương mại phạm tội Nhà nước buộc người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu TNHS đối với hành vi phạm tội của mình đồng thời người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước Cho nên người phạm tội và người bị hại không có quyền thỏa thuận với nhau về mức độ TNHS của người phạm tội.

5 Bãi nại của người bị hại là căn cứ pháp lý có giá trị bắt buộc làm chấm dứt quan hệ pháp luật hình sự

Sai vì quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ giữa nhà nước và người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội khi có một tội phạm được thực hiện Phương pháp điều chỉnh của pháp luật hình sự là phương pháp “quyền uy” trong đó có sự bất bình đẳng về địa vị pháp lý giữa Nhà nước và người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội Nhà nước buộc người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu TNHS đối với hành vi phạm tội của mình đồng thời người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước Cho nên bãi nại của người bị hại không phải là căn cứ pháp lý làm chấm dứt quan hệ pháp luật hình sự.

6 Quan hệ pháp luật hình sự chỉ là quan hệ xã hội giữa nhà nước và người phạm tội khi có một tội phạm được thực hiện

Sai vì quan hệ plhs là quan hệ xã hội giữa nhà nước và người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội khi có một tội phạm thực hiện chứ không phải chỉ là quan hệ xã hội giữa nhà nước và người phạm tội khi có một tội phạm thực hiện.

7 Phần qui định trong quy phạm pháp luật hình sự tại khoản 1 Điều 108 năm

2015 BLHS là loại qui định mô tả

Trang 3

Đúng vì quy định mô tả là loại quy định trong đó nêu tên tội phạm và dấu hiệu pháp lý của tội phạm đó

8 Chế tài được quy định tại khoản 1 Điều 171 BLHS năm 2015 là loại chế tài tương đối dứt khoát

Đúng vì chế tài tương đối dứt khoát là loại chế tài mà trong đó quy định mức tối thiểu và mức tối đa của khung hình phạt Trong khoản 1 điều

171 có quy định mức tối thiểu của khung hình phạt là 1 năm và mức tối đa của khung hình phạt là 5 năm.

9 Chế tài được quy định tại khoản 1 Điều 168 BLHS năm 2015 là loại chế tài lựa chọn

Sai Chế tài được quy định tại khoản 1 Điều 168 BLHS là chế tài tương đối dứt khoát vì:

- Chế tài tương đối dứt khoát là loại chế tài quy định mức tối thiểu

và mức tối đa của khung hình phạt.

- Chế tài lựa chọn là loại chế tài quy định nhiều loại hình phạt và Tòa án sẽ chọn một trong số các loại hình phạt đó để áp dụng cho người phạm tội.

Tại khoản 1 Điều 168 có quy định mức tối thiểu của khung hình phạt là

3 năm và mức tối đa của khung hình phạt là 10 năm nên đây là chế tài tương đối dứt khoát chứ không phải là chế tài lựa chọn.

10 BLHS Việt Nam chỉ có hiệu lực áp dụng đối với hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam

Sai Theo Điều 6 BLHS Thì BLHS Việt Nam còn có hiệu lực áp dụng đối với hành vi phạm tội thực hiện ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam nữa Các

Trang 4

trường hợp đó là Công dân Việt Nam, pháp nhân thương mại Việt Nam phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam và BLHS Việt Nam có quy định đó là tội phạm; Người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp hành vi phạm tội xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; Theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

11 Một tội phạm chỉ được coi là thực hiện tại Việt Nam nếu tội phạm đó bắt đầu

và kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam

Sai Theo Khoản 1 Điều 5 BLHS Tội phạm đó chỉ cần bắt đầu hoặc diễn ra hoặc kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam là đã được coi là thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam.

12 Một số điều luật của BLHS năm 2015 được áp dụng đối với hành vi phạm tội

đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành

Đúng Khoản 3 Điều 7 BLHS Theo nguyên tắc nhân đạo, đảm bảo sự có lợi nhất cho người phạm tội.

13 BLHS năm 2015 không được áp dụng đối với hành vi phạm tội do người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam

Sai Khoản 2 Điều 6 BLHS BLHS năm 2015 có thể được áp dụng đối với hành vi phạm tội do người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nếu hành vi phạm tội xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Trang 5

14 BLHS năm 2015 có thể được áp dụng đối với hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển không mang quốc tịch Việt Nam đang ở tại biển cả hoặc giới hạn vùng trời nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam

Đúng Khoản 3 Điều 6 BLHS BLHS năm 2015 có thể được áp dụng đối với hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển không mang quốc tịch Việt Nam đang ở tại biển cả hoặc giới hạn vùng trời nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam làm thành viên có quy định.

II BÀI TẬP

Bài tập 1

A là học viên của một trường dạy nghề.Vì có xích mích cá nhân với B là bạn cùng lớp nên đã đánh B bị thương tích với tỷ lệ thương tật 30%.Vì thế, B phải điều trị tại bệnh viện 15 ngày và chi phí điều trị tại bệnh viện là 15.300.000 đồng Việc A cố ý gây thương tích cho B đã làm phát sinh các quan hệ pháp luật sau:

- A bị Tòa án tuyên phạt 1 năm tù về việc gây thương tích cho B (Theo quy định tại Điều 134 BLHS);

- A phải bồi thường cho B toàn bộ số tiền chi phí điều trị tại bệnh viện;

- A bị trường dạy nghề buộc thôi học vì có vi phạm nghiêm trọng quy chế của Nhà trường

Anh (chị) hãy xác định:

1 Quan hệ nào là quan hệ pháp luật hình sự? Tại sao?

Quan hệ giữa A và Tòa án là quan hệ pháp luật hình sự vì quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ giữa Nhà nước và người phạm tội, pháp nhân

Trang 6

thương mại phạm tội khi có một tội phạm được thực hiện.Ở tình huống trên A

là người phạm tội, Tòa án là cơ quan đại diện cho Nhà nước.

2 Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án này là gì?

Trong vụ án này, sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình

sự là A đánh B bị thương với tỉ lệ 30%.

3 A có thể nhờ người khác tham gia quan hệ pháp luật hình sự thay mình được không? Tại sao?

A không thể nhờ người khác tham gia quan hệ pháp luật hình sự thay mình được vì phương pháp điều chỉnh của Luật Hình sự là phương pháp

“quyền uy” Phương pháp này thể hiện sự bất bình đẳng về địa vị pháp lý giữa nhà nước và người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội trong đó Nhà nước có quyền buộc A phải chịu trách nhiệm trước nhà nước và A có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm trước nhà nước bởi hành vi phạm tội của mình.

4 Quyền và nghĩa vụ pháp lý của A trong quan hệ pháp luật hình sự?

Quyền của A: yêu cầu Tòa án tôn trọng các quyền, lợi ích hợp pháp của mình; yêu cầu Tòa án áp dụng hình phạt, các biện pháp pháp lý trong khuôn khổ tội của mình phạm phải trong BLHS

Nghĩa vụ của A: chịu TNHS trước nhà nước bởi hành vi phạm tội của mình.

Bài tập 2

Pháp nhân thương mại A phạm tội sản xuất, buôn bán hàng cấm theo quy định tại Điều 190 BLHS Toà án tuyên phạt pháp nhân thương mại A 1 tỷ đồng theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 190 BLHS Ông X không thực hiện hành vi

Trang 7

phạm tội mà chỉ là người đại diện theo pháp luật cho Pháp nhân thương mại A thực hiện các thủ tục trong quá trình tiến hành tố tụng

Anh (chị) hãy xác định:

1 Quan hệ xã hội nào sau đây là quan hệ pháp luật hình sự? Tại sao?

a Quan hệ giữa Nhà nước với ông X

b Quan hệ giữa Nhà nước với pháp nhân thương mại A

Vì quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ giữa Nhà nước và người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội khi có một tội phạm được thực hiện Ở đây là mối quan hệ giữa Nhà nước và pháp nhân thương mại phạm tội (pháp nhân A)

c Quan hệ giữa pháp nhân thương mại A với ông X

2 Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án này là gì?

Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án này là: Pháp nhân thương mại A sản xuất, buôn bán hàng cấm.

Bài tập 3

Hãy xác định loại quy định của quy phạm pháp luật hình sự trong các điều luật sau:

- Điều 157 BLHS;

Đây là quy định giản đơn Vì Điều 157 chỉ nêu tên tội phạm không nêu dấu hiệu pháp lý của tội phạm đó

- Điều 168 BLHS;

Trang 8

Đây là quy định mô tả Vì Điều 168 vừa nêu tên tội phạm vừa nêu lên dấu hiệu pháp lý của tội phạm đó.

- Điều 260 BLHS

Đây là quy định viện dẫn vì Điều 260 nêu tên tội phạm và muốn biết dấu hiệu pháp lý của tội phạm đó thì phải xem thêm các quy định khác của pháp luật (quy định về an toàn giao thông đường bộ).

Bài tập 5

Hãy xác định loại chế tài của quy phạm pháp luật hình sự trong các điều luật sau:

- Khoản 1 Điều 169 BLHS;

Đây là chế tài tương đối dứt khoát

- Khoản 4 Điều 251 BLHS;

Đây là chế tài lựa chọn

- Khoản 1 Điều 134 BLHS

Đây là chế tài lựa chọn

Bài tập 6

A 30 tuổi, quốc tịch Lào Tại sân bay Tân Sơn Nhất của Việt Nam, A bị phát hiện mang 50.000 USD trái phép sang Lào Qua thẩm vấn tại cơ quan điều tra, A khai nhận trước đó 3 tháng A đã bán hêrôin cho B là công dân Việt Nam và cho nợ 50.000 USD hẹn một tháng sau sẽ trả lại Việc mua bán được thực hiện tại Lào Quá hẹn không thấy B đem tiền đến trả nên A đã qua Việt Nam để đòi nợ Trên đường mang tiền thu nợ từ B là 50.000 USD, A đã bị Hải quan Việt Nam phát hiện

Trang 9

Trong trường hợp trên có hai hành vi phạm tội được thực hiện: đó là hành vi mua bán trái phép chất ma túy và hành vi vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới

Anh (chị) hãy xác định:

1 Hành vi phạm tội của A có được coi là phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam hay không? Tại sao?

Hành vi của phạm tội của A được coi là phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam vì:

- Ở tội mua bán trái phép chất ma túy: kết thúc tại Việt Nam

- Tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới: bắt đầu tại Việt Nam

Cơ sở pháp lý Khoản 1 Điều 5.

2 BLHS VN có hiệu lực áp dụng đối với hành vi phạm tội của A không? Tại sao? Chỉ rõ căn cứ pháp lý?

BLHS Việt Nam vẫn có hiệu lực áp dụng đối với hành vi phạm tội của A vì các hành vi này đều được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 5.

Bài tập 7

A là công dân Việt Nam thường xuyên sang Trung Quốc móc nối với B và C (đều là công dân Trung Quốc) để thực hiện việc buôn bán người A về Việt Nam dụ

dỗ, hứa hẹn một số phụ nữ Việt Nam qua Trung Quốc kiếm việc làm với thu nhập cao A đã đưa một số cô gái Việt Nam qua Trung Quốc và bán họ cho B và C Tại Trung Quốc, A cùng B và C đã hiếp dâm các cô gái này rồi sau đó bán họ cho những người Trung Quốc lấy về làm vợ Trong vụ án này, có hai hành vi được thực hiện: hành vi hiếp dâm và hành vi mua bán người

Trang 10

1 BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi mua bán người không? Tại sao? Chỉ rõ căn cứ pháp lý;

BLHS Việt Nam vẫn có hiệu lực áp dụng đối với hành vi mua bán người vì hành vi này được thực hiện trên lãnh thổ nước Việt Nam Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 5.

2 BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi hiếp dâm không? Tại sao? Chỉ rõ căn cứ pháp lý

Đối với A: BLHS Việt Nam vẫn có hiệu lực áp dụng đối với hành vi hiếp dâm vì A là công dân Việt Nam Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 6 BLHS

Đối với B,C: BLHS Việt Nam vẫn có hiệu lực áp dụng đối với hành vi hiếp dâm vì vi phạm xâm hại quyền… của công dân Việt Nam Căn cứ pháp lý Khoản 2 Điều 6 BLHS.

Bài tập 10

A đã bắt đầu thực hiện hành vi X từ năm 2014 đến tháng 8/2016 Tháng 9/2016, hành vi của A bị phát hiện

Anh (chị) hãy xác định: BLHS nào được áp dụng đối với hành vi của A trong những trường hợp sau đây? Tại sao?

Giả sử BLHS 2015 đã có hiệu lực:

1 Đối với hành vi X, BLHS năm 1999 quy định là tội phạm nhưng BLHS năm

2015 đã bỏ tội danh này;

Áp dụng BLHS 2015

2 Đối với hành vi X, BLHS năm 1999 quy định là tội phạm với hình phạt nhẹ hơn quy định của BLHS năm 2015

Áp dụng BLHS 1999

Ngày đăng: 06/08/2024, 21:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w