1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) phát triển chương trình và các yếu tố cấu thành chươngtrình du lịch

22 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Chương Trình Và Các Yếu Tố Cấu Thành Chương Trình Du Lịch
Người hướng dẫn Đỗ Minh Phượng
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Quản Trị Tác Nghiệp Doanh Nghiệp Lữ Hành
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 3,15 MB

Nội dung

Sự phát triển của các chương trình du lịch chuyên biệt trải quanhững thiết lập sáng tạo và nghiên cứu, cùng những ưu đãi, dịch vụ phùhợp với nghề nghiệp, độ tuổi và điều kiện kinh tế,… c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KHÁCH SẠN DU LỊCH

BÀI THẢO LUẬN

BỘ MÔN: QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH

Lớp học phần: 231_TEMG3011_01

Giảng viên hướng dẫn: Đỗ Minh Phượng

Nhóm thực hiện: 06

Hà Nội, năm 2023.

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2

1.1 Khái niệm chương trình du lịch 2

1.2 Phát triển chương trình và các yếu tố cấu thành chương trình du lịch 2 1.3 Xác định chi phí và giá bán chương trình du lịch 6

PHẦN 2: GIẢI QUYẾT BÀI TẬP 10

2.1 Tóm tắt đề bài 10

2.2 Giải quyết bài tập 10

PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG XÁC ĐỊNH CHI PHÍ VÀ GIÁ BÁN CỦA CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH 11

3.1 Ưu điểm 11

3.2 Nhược điểm 12

PHẦN 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH, TIẾT KIỆM CHI PHÍ VÀ TĂNG DOANH THU 13

KẾT LUẬN 15

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, du lịch không chỉ là một ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao

mà còn là đòn bẩy, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Du lịch làphương tiện quan trọng để thực hiện chính sách mở cửa và là cầu nối vớithế giới bên ngoài

Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ, vị thếViệt Nam đã được nâng cao trên trường quốc tế Sự xuất hiện của nhiềucông ty lữ hành nội địa và quốc tế đã đem lại tín hiệu tốt lành cho ngành

du lịch Khách du lịch là trung tâm, là tiền đề cho sự tồn tại và phát triểncủa các doanh nghiệp lữ hành Theo Marketing hiện đại thì doanh nghiệpbán những cái mà người tiêu dùng cần chứ không phải bán cái mà nhàkinh doanh có Có như vậy thì các cơ sở kinh doanh du lịch mới mong thuđược lợi nhuận để tồn tại và phát triển Muốn vậy, thì các công ty lữ hànhphải tìm hiểu nhu cầu, sở thích, thói quen tiêu dùng, trạng thái tâm lýcủa khách du lịch để có được những sản phẩm thỏa mãn được sự mongchờ của họ

Các nhà tâm lý cho rằng tiêu dùng của con người trong du lịch chịu ảnhhưởng nhiều yếu tố như văn hóa, xã hội, các yếu tố cá nhân và tâm lýcủa họ Những công ty có thể theo dõi được sự biến động của các yếu tố

đó, tìm ra được những tính chất đặc trưng của mỗi nhóm khách du lịchgiúp họ có thể nhận dạng và hiểu được những nhóm khách đặc thù Nhưvậy, mới có thể đề ra những chương trình, sản phẩm du lịch phù hợpnhất, nhằm thu hút khách tạo tiền đề cho sự phát triển của doanh nghiệp

lữ hành Sự phát triển của các chương trình du lịch chuyên biệt trải quanhững thiết lập sáng tạo và nghiên cứu, cùng những ưu đãi, dịch vụ phùhợp với nghề nghiệp, độ tuổi và điều kiện kinh tế,… của du khách đang làhướng đi hiệu quả trong kinh doanh dịch vụ lữ hành đồng thời khiếnkhách hàng cảm thấy được quan tâm và thấu hiểu hơn

Để xây dựng được một chương trình du lịch là một vấn đề không hề dễcho rất nhiều doanh nghiệp lữ hành hiện nay Bên cạnh đó, việc xác địnhchi phí và giá bán cho một chương trình du lịch cũng là vấn đề cần cân

đo kĩ lưỡng để sao cho ra kết quả hợp lí nhất Chính vì thế, nhóm chúng

Trang 4

em chọn đề tài này để có thể vận dụng và hiểu được cách xác định chiphí và giá bán cho một chương trình du lịch hoàn chỉnh.

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Khái niệm chương trình du lịch

Chương trình du lịch (tour) là sản phẩm đặc trưng và cơ bản nhất củadoanh nghiệp lữ hành Đây cũng là sản phẩm gắn liền với lĩnh vực kinhdoanh lữ hành - lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp lữ hành Trong Luật Du lịch (2017): “

" Khái niệm này khẳngđịnh chương trình du lịch không chỉ bao gồm tập hợp các dịch vụ du lịch,

đã được xác định trước mức giá mà còn phải thể hiện rõ được lịch trìnhchuyến đi với điểm xuất phát và điểm đến rõ ràng

Chương trình du lịch theo mức giá trọn gói là chương trình du lịch đượcdoanh nghiệp kết hợp các dịch vụ liên quan trong quá trình thực hiệnchuyến đi du lịch thành một sản phẩm dịch vụ tổng hợp chào bán theomột mức giá – giá trọn gói (giá bán của chương trình thấp hơn tổng giá

cả của các dịch vụ đơn lẻ, thường bao gồm các dịch vụ chính mà khôngbao gồm các dịch vụ cá nhân khác, thiết kế cho một nhóm khách hàng

mà không cho một cá nhân riêng lẻ)

1.2 Phát triển chương trình và các yếu tố cấu thành chương trình du lịch

Quá trình phát triển chương trình và các yếu tố cấu thành chương trình

du lịch được thực hiện theo trình tự 9 bước:

Bước 1: Lên ý tưởng chương trình du lịch

Trang 5

Để phát triển một chương trình du lịch, trước tiên doanh nghiệp lữ hànhcần phải có ý tưởng về chương trình du lịch, tuỳ thuộc vào mỗi loại hình

du lịch gắn với nhóm thị trường khách mục tiêu nhất định, doanh nghiệpcần lên ý tưởng cụ thể cho chương trình đó

Ý tưởng về một chương trình du lịch mới có thể được phòng Thị trườngchủ động đề xuất, cũng có thể là gợi ý từ phía nhà quản trị, gợi ý củadoanh nghiệp lữ hành gửi khách, gợi ý từ kết quả tổng hợp ý kiến điều trakhách du lịch sau khi kết thúc các chuyến đi hoặc xuất phát từ khuyếncáo của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch

Bước 2: Lựa chọn sơ bộ

Từ các ý tưởng chương trình du lịch khác nhau, phòng Thị trường cầnnghiên cứu, phân tích và đánh giá tiềm năng của mỗi ý tưởng chươngtrình du lịch để tham vấn giúp nhà quản trị cấp cao đưa ra quyết định lựachọn và phát triển ý tưởng chương trình du lịch

Một ý tưởng được lựa chọn để tiếp tục phát triển chương trình du lịch khi

có tiềm năng vượt trội và thỏa mãn hai điều kiện cơ bản:

Chương trình du lịch phải đảm bảo đủ bù đắp chi phí kinh doanh (chiphí nghiên cứu thị trường, chi phí xây dựng chương trình du lịch, chiphí tổ chức quảng cáo, chi phí bản và tổ chức thực hiện chương trình

du lịch) và mang lại lợi nhuận cần thiết cho doanh nghiệp

Chương trình du lịch có khả năng tổ chức và kinh doanh

Ngược lại, nếu việc phân tích cả hai điều kiện trên đều nhận được kết quảtích cực, phòng Thị trường có thể tham vấn nhà quản trị cấp cao đưa raquyết định quan trọng đầu tiên là lựa chọn ý tưởng nào để phát triểnchương trình du lịch mới

Bước 3: Nghiên cứu ban đầu

Từ ý tưởng đã được lựa chọn để phát triển chương trình du lịch mới,doanh nghiệp lữ hành cần tiến hành những nghiên cứu ban đầu nhằm thuthập dữ liệu cần thiết để có thể cân nhắc về hành trình dự kiến; cáctuyến, điểm du lịch; các hoạt động tham quan, giải trí, vui chơi; các nhàcung cấp và các dịch vụ ăn nghỉ dự kiến trong chương trình;

Trang 6

Để thực hiện nghiên cứu ban đầu, phòng Thị trường của doanh nghiệp lữhành có thể áp dụng các phương pháp sau:

Điều tra khách hàng: Thông qua các bảng hỏi, doanh nghiệp lữ hành

có thể trưng cầu ý kiến từ đoạn thị trường khách hàng mục tiêu tiềmnăng cho chương trình du lịch dự kiến về các tuyến, điểm du lịch; cáchoạt động và dịch vụ du lịch trong chương trình mà du khách mongmuốn được tham gia và trải nghiệm;

Nghiên cứu các chương trình du lịch tương tự trong danh mục sảnphẩm của đối thủ cạnh tranh: Từ các chương trình du lịch tương tự củađối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp có thể thu thập các thông tin liênquan về hành trình tour, độ dài tour, các điểm đến trung gian, cáchoạt động và dịch vụ du lịch trong tour, loại hình phương tiện vậnchuyển, để giúp doanh nghiệp phân tích, rút kinh nghiệm; và có lựachọn tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh

Xin hỗ trợ từ các cơ quan quản lý nhà nước, các văn phòng đại diện dulịch quốc gia và địa phương tại nước sở tại Với ý tưởng phát triển cácchương trình du lịch ra nước ngoài mới, doanh nghiệp lữ hành cần liên

hệ xin hỗ trợ cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến hành trìnhtour, giúp kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch của nước sở tại

để có thể liên lạc, gặp gỡ, thu thập các thông tin, ý kiến về các dịch vụ

du lịch dự kiến trong chương trình

Bước 4: Cân nhắc tính khả thi

Từ các dữ liệu, thông tin đầy đủ hơn về chương trình du lịch dự kiến,doanh nghiệp lữ hành cần dự tính lại chính xác hơn mức chi phí, giáthành, giá bán, doanh thu, lợi nhuận tiềm năng của chương trình du lịch

so với bước 2

Nếu ở bước này, các dữ liệu tính toán mới vẫn tích cực thì nhà quản trịcấp cao của doanh nghiệp lữ hành hoàn toàn có thể đưa ra quyết địnhtiếp tục phát triển ý tưởng chương trình du lịch mới Đây cũng là quyếtđịnh quan trọng thứ hai của nhà quản trị cấp cao trong doanh nghiệp lữhành

Bước 5: Khảo sát thực địa

Trang 7

tác… 100% (14)

45

Bài tập VHDN 1 - văn hóa doanh nghiệpquản trị tác

nghiệp doan… None

7

20D160084

-2159AMAT0411quản trị tác

nghiệp doan… None

16

JD MKT- Intern - Bộ Thể Thao Nữ, Dài Ta…quản trị tác

nghiệp doan… None

2

JD Sale Trực Page AMS - edBộ Thể…

3

Trang 8

Khảo sát thực địa giúp doanh nghiệp lữ hành có những dữ liệu chính xác

và đầy đủ hơn về điểm đến, về nhà cung cấp và các dịch vụ du lịch dựkiến đưa vào chương trình du lịch Đây là cơ sở quan trọng để doanhnghiệp lữ hành tiếp tục có những điều chỉnh hợp lý hơn đối với chươngtrình du lịch Việc khảo sát thực địa sẽ do những người trực tiếp thiết kếchương trình du lịch thực hiện với các phương thức sau:

Khảo sát không liên hệ trước: Đây là phương thức khảo sát mà phíadoanh nghiệp lữ hành không có sự liên hệ và bảo trước các nhà cungcấp dịch vụ du lịch Phương thức này có thể gây khó khăn trong việctiếp cận dịch vụ tốn kém thời gian và chi phí nhưng lại có ưu điểm rấtlớn là doanh nghiệp lữ hành có được thông tin chính xác khách quan

về nhà cung cấp và dịch vụ du lịch của nhà cung cấp

Khảo sát có liên hệ trước: Đây là phương thức mà phía doanh nghiệp

lữ hành đã liên hệ và báo trước nhà cung cấp dịch vụ du lịch về thờigian, mục đích khảo sát Mặc dù doanh nghiệp lữ hành sẽ nhận được sựhợp tác không mất nhiều thời gian và dễ dàng đạt được mục đích song

có thể thông tin, dữ liệu về nhà cung cấp và dịch vụ du lịch đã bị “biêntập”, không đảm bảo tính chính xác và sẽ ảnh hưởng đến việc tổ chứcthực hiện chương trình du lịch sau này

Doanh nghiệp lữ hành nên kết hợp cả hai phương thức nêu trên để cóđược hiệu quả khảo sát thực địa tốt nhất, đặc biệt là với những dịch vụ

du lịch nào ẩn chứa nhiều rủi ro, quyết định nhiều đến chất lượng chươngtrình du lịch

Bước 6: Lập hành trình

Giai đoạn này, doanh nghiệp lữ hành cần căn cứ vào toàn bộ dữ liệunghiên cứu ban đầu cùng kết quả khảo sát thực địa để quyết định độ dàitour các điểm đến trung gian và thiết kế lịch trình chi tiết, cụ thể chươngtrình du lịch mới Hành trình của chương trình du lịch cần được thiết lậpcho tất cả các đối tượng liên quan trực tiếp đến việc tổ chức thực hiệnchương trình du lịch, bao gồm:

Hành trình cho khách du lịch: Là một chương trình du lịch hoàn chỉnh,với lịch trình chi tiết các ngày các điểm tham quan, các hoạt động vàdịch vụ trải nghiệm trong chương trình du lịch Điều này sẽ giúp khách

quản trị tácnghiệp doan… NoneJd-Mo-ta-cong-viec NV-Content

quản trị tácnghiệp doan… None

2

Trang 9

du lịch nắm được và chủ động về kế hoạch cá nhân khi thực hiệnchuyển đi.

Hành trình cho hướng dẫn viên: Là chương trình cũng bao gồm đầy đủchi tiết lịch trình thực hiện như đối với khách du lịch Tuy nhiên tronghành trình cho hướng dẫn viên cần bổ sung thêm các lưu ý để hướngdẫn viên nắm bắt và có phương án chủ động quản lý đoàn khách hiệuquả, chẳng hạn: Các lưu ý về hoạt động đón tiếp và tiễn khách; cáclưu ý về thời tiết khí hậu; các lưu ý về hệ thống giao thông;…

Hành trình cho lái xe: Hành trình này cần chỉ rõ tuyến đường; các điểmdừng, đỗ thời gian dừng đỗ các lưu ý trên cung đường Điều này sẽgiúp lái xe chủ động chuẩn bị các điều kiện cá nhân và phương tiệnvận chuyển đảm bảo quản lý hiệu quả thời gian và chất lượng phục vụđoàn khách

Hành trình cho nhà cung cấp dịch vụ du lịch: Hành trình này cần lưu ý

rõ thời gian phục vụ, lịch trình đến và đi của đoàn khách Đây là cơ sởgiúp nhà cung cấp chủ động về kế hoạch phục vụ và đón tiếp đoànkhách để đảm bảo chất lượng dịch vụ cam kết

Bước 7: Hợp đồng với các đối tác cung cấp dịch vụ

Sau khi đã lên được lịch trình chi tiết theo chương trình du lịch mới dựkiến, bước tiếp theo của doanh nghiệp lữ hành là phải tổ chức ký hợpđồng với các đối tác cung cấp dịch vụ trong chương trình du lịch

Để đảm bảo chắc chắn rằng các nhà cung cấp dịch vụ du lịch dự kiếntrong chương trình du lịch chính thức trở thành đối tác của doanh nghiệp

lữ hành, đại diện hai bên cần phải có buổi làm việc chính thức, thỏathuận những điều khoản quan trọng và lãnh đạo hai bên phải chính thức

ký kết hợp đồng cam kết hợp tác lâu dài để phát triển chương trình dulịch

Bước 8: Thử nghiệm chương trình du lịch

Trước khi quyết định doanh nghiệp có đưa chương trình du lịch mới vàokinh doanh hay không, doanh nghiệp lữ hành cần thử nghiệm chươngtrình du lịch trong thực tế để có những đánh giá lần cuối chính xác hơn

về chương trình

Trang 10

Việc thử nghiệm chương trình du lịch mới sẽ tiến hành theo đúng hànhtrình đã dự kiến cho khách du lịch Quá trình thử nghiệm chương trình dulịch mới đòi hỏi những người tham gia phải quan sát, có những phát hiệnmới để cùng nhau phân tích, thảo luận và dự báo lần cuối về khả năngthỏa mãn nhu cầu khách, tính khả thi trong tổ chức và khả năng sinh lợicủa chương trình du lịch mới.

Quá trình thử nghiệm chương trình có thể có những phát hiện mới, ảnhhưởng nhiều đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của du khách; tính khả thitrong tổ chức cũng như khả năng sinh lợi của chương trình du lịch khôngcao Trường hợp này, doanh nghiệp lữ hành cần tổ chức họp bàn để cânnhắc xem có phương án khắc phục hay không

Bước 9: Quyết định đưa chương trình du lịch vào kinh doanh

Sau khi đã có kết quả khảo sát thực nghiệm, doanh nghiệp cần tổ chứchọp bàn và nhà quản trị cấp cao cần đưa ra quyết định quan trọng cuốicùng

Nếu chương trình du lịch mới đã có những điều chỉnh hoàn thiện hoặc cóphương án khắc phục hợp lý, nhà quản trị cấp cao hoàn toàn có thể tự tin

để ra quyết định đưa chương trình du lịch vào kinh doanh

Trong trường hợp việc khảo sát chương trình du lịch phát hiện những bấtthường lớn, không có phương án khắc phục, buộc nhà quản trị cấp caophải đưa ra quyết định dừng phát triển chương trình du lịch mới

1.3 Xác định chi phí và giá bán chương trình du lịch

Để xác định chi phí và tính giá bán chương trình du lịch, yêu cầu đặt rađối với doanh nghiệp lữ hành là: Các khoản mục chi phí cấu thành trongchương trình du lịch phải hợp lý, hợp lệ, mức giá bán chương trình du lịch

đề xuất phải phù hợp với ngân sách của khách hàng và phải nhận được

sự đồng thuận của khách hàng, đồng thời đủ bù đắp chi phí và mang lạilợi nhuận cần thiết cho doanh nghiệp lữ hành

Quy trình xác định chi phí và tính giá bán chương trình du lịch được thựchiện theo trình tự 7 bước như sau:

Trang 11

Bước 1: Xác định tất cả các khoản mục chi phí liên quan đến chương

trình du lịch

Chương trình du lịch thường phát sinh các khoản mục chi phí cơ bản như:Chi phí vận chuyển, chi phí lưu trú, chi phí ăn uống chi phí mua vé thamquan, chi phí hướng dẫn du lịch, chi phí quản lý, chi phí quảng cáo,

Bước 2: Phân loại chi phí làm hai nhóm chi phí cố định và chi phí biến đổi

Chi phí cố định: Là những khoản mục chi phí không thay đổi theo sốlượng khách tham gia vào chương trình du lịch, bao gồm: Chi phí quản lý,chi phí quảng cáo, chi phí dịch vụ hướng dẫn du lịch, chi phí vận chuyển(thuê bao hoặc theo chuyến)

Chi phí biến đổi: Là những khoản mục chi phí biến đổi theo số lượngkhách tham gia vào chương trình du lịch, bao gồm: Chi phí lưu trú, chi phí

ăn uống, bảo hiểm, chi phí mua vé tham quan, chi phí vận chuyển (bằngphương tiện công cộng),…

Bước 3: Tính mức chi phí cố định bình quân tại điểm hòa vốn và chi phí

biến đổi của khách tham gia chương trình du lịch

Chi phí cố định bình quân tại điểm hòa vốn là mức chi phí cố định đượcxác định bình quân cho mỗi khách tham gia trong chương trình du lịch tạiđiểm doanh nghiệp hòa vốn Nếu số lượng khách tham gia trong chươngtrình du lịch càng nhỏ thì mức chi phí cố định bình quân càng lớn vàngược lại Điều này cũng sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến giá thành và giả bảnchương trình du lịch Vì vậy, doanh nghiệp cũng cần cân nhắc hợp lý sốlượng khách tối thiểu cần tham gia thành lập đoàn tại điểm hòa vốn cũngnhư sử dụng phương tiện vận chuyển (thuê bao hoặc theo chuyển) tươngxứng để tránh đội chi phí cố định lên

Ngày đăng: 21/02/2024, 15:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w