1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) phân tích đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đếncầu dịch vụ lưu trú tại các khách sạn cao cấp ở hà nội củakhách du lịch thuần túy quốc tế

38 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Đặc Điểm Và Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cầu Dịch Vụ Lưu Trú Tại Các Khách Sạn Cao Cấp Ở Hà Nội Của Khách Du Lịch Thuần Túy Quốc Tế
Tác giả Nhóm 05
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Thanh Nga
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Quản trị nhà hàng
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 5,68 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN (9)
    • 1.1. Khái niệm và bản chất của cầu du lịch (9)
      • 1.1.1. Khái niệm cầu du lịch (9)
      • 1.1.2. Bản chất cầu du lịch (9)
    • 1.2. Đặc điểm của cầu du lịch (9)
    • 1.3. Nhân tố ảnh hưởng của cầu du lịch (10)
      • 1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch cá nhân (10)
      • 1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch xã hội (tổng cầu du lịch) (10)
    • 1.4. Cầu dịch vụ lưu trú (11)
      • 1.4.1. Khái niệm (11)
      • 1.4.2. Đặc điểm (11)
    • 1.5. Khái quát về cầu dịch vụ lưu trú của khách du lịch thuần tuý quốc tế (11)
      • 1.5.1. Khái niệm (11)
      • 1.5.2. Đặc điểm (11)
      • 1.5.3. Các nhân tố ảnh hưởng (12)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CẦU DỊCH VỤ LƯU TRÚ TẠI CÁC KHÁCH SẠN CAO CẤP Ở HÀ NỘI CỦA KHÁCH DU LỊCH THUẦN TÚY QUỐC TẾ (16)
    • 2.1. Giới thiệu dịch vụ lưu trú tại khách sạn cao cấp ở Hà Nội (16)
      • 2.1.1. Dịch vụ lưu trú (16)
      • 2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của các khách sạn cao cấp (16)
    • 2.2. Thực trạng cầu dịch vụ lưu trú khách sạn cao cấp ở Hà Nội của khách du lịch thuần túy quốc tế (18)
      • 2.2.1. Đặc điểm của cầu dịch vụ lưu trú khách sạn cao cấp ở Hà Nội của khách du lịch thuần túy quốc tế (18)
      • 2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu dịch vụ lưu trú khách sạn cao cấp ở Hà Nội của khách du lịch thuần túy quốc tế (21)
    • 2.4. Đánh giá về cầu dịch vụ lưu trú khách sạn cao cấp ở Hà Nội của khách du lịch thuần túy quốc tế (29)
      • 2.4.1. Ưu điểm (29)
      • 2.4.2. Nhược điểm (30)
  • CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO, CẢI THIỆN CẦU DỊCH VỤ LƯU TRÚ TẠI KHÁCH SẠN CAO CẤP Ở HÀ NỘI CỦA KHÁCH DU LỊCH THUẦN TÚY QUỐC TẾ (32)
    • 3.1. Về mặt ưu điểm (32)
    • 3.2. Về mặt nhược điểm (33)
  • KẾT LUẬN (35)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (36)

Nội dung

Vậy nên muốn tồn tại và pháttriển, bản thân khách sạn, các nhà quản lý khách sạn phải tìm ra những giảipháp tích cực, nghiên cứu về các đặc điểm hay các nhân tố ảnh hưởng đếncầu để có th

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Khái niệm và bản chất của cầu du lịch

1.1.1 Khái niệm cầu du lịch

Cầu du lịch là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà con người mua và tiêu dùng trong quá trình đi du lịch được giới hạn trong một phạm vi thời gian và không gian xác định.

1.1.2 Bản chất cầu du lịch

 Cầu du lịch có nguồn gốc xuất phát từ nhu cầu du lịch của dân cư Đây là nhu cầu được thể hiện trên thị trường (hoặc thông qua thị trường) hay còn gọi là nhu cầu có khả năng thanh toán.

Hình 1 Sự hình thành của cầu trên thị trường

 Cầu du lịch là một loại nhu cầu xã hội đặc biệt vừa mang tính tổng hợp cao, vừa mang tính chất đơn lẻ:

 Biểu hiện sự mong muốn rời khỏi nơi cư trú thường xuyên để đến với thiên nhiên văn hóa nơi khác.

 Là nguyện vọng cần thiết của con người, mong muốn giải thoát khỏi sự căng thẳng, ô nhiễm, tiếng ồn để giải trí, nghỉ ngơi, tăng cường hiểu biết và phục hồi sức khỏe.

 Cầu du lịch có thể được hiểu là cầu về một loại hàng hóa hoặc dịch vụ riêng lẻ như một phòng nghỉ, một bữa ăn, tham quan một điểm hấp dẫn… nhưng đồng thời nó cũng bao hàm tổng hợp các hàng hoá và dịch vụ mà du khách tiêu dùng trong quá trình du lịch.

 Cầu du lịch có thể đo lường được: Kết hợp với các đặc điểm của các dịch vụ luôn gắn liền đồng thời với quá trình tiêu dùng, nên trong thực tế thường biểu hiện cầu du lịch gắn liền với số lượng người thực tế đã đi du lịch trong một thời kì nhất định.

Đặc điểm của cầu du lịch

 Cầu du lịch chủ yếu là về cầu dịch vụ: Cầu du lịch chủ yếu là cầu về dịch vụ như các dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, hướng dẫn tham quan Chi tiêu cho các dịch vụ này có thể chiếm từ 2/3 đến 4/5 tổng chi tiêu cho một chuyến đi Phần còn lại có thể là hàng hóa mua sắm như hàng lưu niệm, hàng hóa thông thường trong chuyến đi.

 Cầu du lịch rất đa dạng về chủng loại và chất lượng hàng hóa dịch vụ: Đa dạng trong cầu từng loại hàng hóa dịch vụ riêng lẻ đến cầu du lịch với tính chất tổng hợp - sự kết hợp các yếu tố riêng lẻ theo nhiều cách khác nhau nhằm tạo ra dịch vụ trọn gói.

 Cầu du lịch dễ bị thay đổi: Cầu du lịch dễ bị thay thế bằng cầu về hàng hóa dịch vụ cơ bản khác cho tiêu dùng cá nhân vì hiện nay vẫn còn phổ biến quan niệm du lịch chưa phải là nhu cầu thiết yếu của con người Đặc điểm này còn thể hiện ngay trong quá trình thỏa mãn nhu cầu du lịch (cầu đổi hướng), thay đổi các dịch vụ cấu thành như phương tiện vận chuyển, nơi lưu trú hoặc thậm chí một số nội dung tham quan có thể bị hủy bỏ do những nhu cầu phát sinh khác.

 Cầu du lịch có tính thời vụ (tính chu kì): Do tính thời vụ của tài nguyên và điểm hấp dẫn du lịch của địa phương và quốc gia đó Hơn thế, do du lịch chỉ xuất hiện vào những thời kì hoặc thời điểm nhất định như kì nghỉ phép, nghỉ đông (có thời gian rảnh rỗi), các thời kì tích lũy thu nhập, phúc lợi trong các ngày nghỉ lễ, tiền thưởng cuối năm (có khả năng thanh toán) Ngoài ra, các yếu tố khác như thời tiết khí hậu, phong tục tập quán (lễ hội), sự lan truyền tâm lý cũng tạo nên đặc điểm thời vụ của cầu du lịch

 Các đặc điểm khác: Ngoài các đặc điểm cơ bản trên, cầu du lịch còn có những đặc điểm khác như tính chất phân tán, tính lặp lại, tính lan truyền

Nhân tố ảnh hưởng của cầu du lịch

1.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch cá nhân

 Giá cả của hàng hoá, dịch vụ có nhu cầu.

 Giá cả của các hàng hoá, dịch vụ có liên quan (như thay thế hoặc bổ sung) với hàng hoá, dịch vụ đang có nhu cầu.

 Thu thập (hay khả năng thanh toán) của người mua.

 Thị hiếu và kiểu mốt.

1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch xã hội (tổng cầu du lịch)

 Quy mô dân số: Dân số càng đông thì cầu du lịch càng lớn.

 Phân bố dân số theo lứa tuổi, giới tính…

 Tổng thu nhập: Quốc gia giàu có thì dân cư sẽ có mức chi tiêu cao trong thời gian giải trí.

 Sự phân phối thu nhập: Cơ cấu chi tiêu của dân cư giữa các quốc gia phần nào có sự khác nhau tuỳ thuộc vào sự phân phối thu nhập có công bằng hay không.

 Mức độ đô thị hoá: Xu hướng cầu của dân cư nông thôn khác với dân cư thành phố.

 Tình trạng công nghệ: Sự giàu có của một quốc gia và sự phong phú đa dạng của cầu tuỳ thuộc vào tình trạng công nghệ cao hay thấp.

 Các chính sách của nhà nước: Chính sách thuế, trợ cấp…

 Các nhân tố khác như vấn đề an toàn, an ninh, chính trị…

Cầu dịch vụ lưu trú

Cầu dịch vụ lưu trú là số lượng dịch vụ lưu trú mà con người mua và tiêu dùng trong quá trình lưu trú, được giới hạn trong một khoảng thời gian và không gian nhất định.

Có 4 loại cầu về dịch vụ lưu trú mà mỗi loại có những đặc điểm khác nhau:

 Cầu của khách du lịch thuần túy nội địa thường đa dạng, mang tính thời vụ và co giãn tương đối theo giá dịch vụ.

 Cầu của khách du lịch thuần túy quốc tế cũng mang những đặc điểm giống với cầu của khách nội địa tuy nhiên yêu cầu chất lượng dịch vụ cao hơn và thường phải đạt được các tiêu chuẩn quốc tế.

 Cầu của khách du lịch đi công vụ nội địa thường định mức trong giới hạn của những quy định và chế độ tài chính.

 Cầu của khách du lịch đi công vụ quốc tế là loại cầu có đặc điểm yêu cầu chất lượng dịch vụ lưu trú cao nhất.

Ngoài ra, đặc điểm cầu về dịch vụ lưu trú có thể phụ thuộc vào loại hình cơ sở lưu trú của từng quốc gia.

Khái quát về cầu dịch vụ lưu trú của khách du lịch thuần tuý quốc tế

Cầu dịch dụ lưu trú của khách du lịch thuần túy quốc tế là cầu về dịch vụ lưu trú của công dân một quốc gia ở trong phạm vi quốc gia đó và nảy sinh chủ yếu từ các chuyến đi nghỉ, tham quan, thăm thân nhân và cà các mục đích phi công việc khác.

 Cầu dịch vụ lưu trú của khách du lịch thuần túy quốc tế rất đa dạng, phong phú về đối tượng và mục đích du lịch:

 Đối tượng đi du lịch của khách thuần túy rất đa dạng cả về độ tuổi, giới tính hay nghề nghiệp Những người đi du lịch có thể là nam và nữ, người trẻ hay những người đã có tuổi hoặc kể cả những người có gia đình kèm theo con nhỏ Không chỉ vậy, họ có thể là những doanh nhân thành đạt, nhân viên văn phòng hay thậm chí là những người đang thất nghiệp…không phân biệt đối tượng đi du lịch

 Vì là khách thuần túy quốc tế nên họ đến từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ mang đặc trưng khác nhau nên họ sẽ có những mục đích đi du lịch khác nhau như du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, khám phá, thử thách bản thân…Do vậy mà cầu lưu trú cũng đa dạng theo Tùy vào thu nhập và sở thích khác nhau, khách du lịch có nhiều lựa chọn cơ sở lưu trú phù hợp với bản thân như resort, khách sạn hay các nhà nghỉ

 Cầu dịch vụ lưu trú của khách du lịch thuần túy quốc tế có tính thời vụ:

Thời điểm của cầu dịch vụ lưu trú của khách du lịch thuần túy quốc tế thể hiện ở lượng cầu dịch vụ vào những thời điểm khác nhau trong năm Lượng khách đi du lịch không đều đặn trong năm mà thường tập trung vào một số thời điểm nhất định trong năm do tính thời vụ của tài nguyên du lịch như yếu tố về thời tiết Cầu dịch vụ lưu trú của khách du lịch quốc tế sẽ tăng vào mùa hè và giảm vào mùa đông Ngoài ra, tính thời vụ còn phụ thuộc vào thời gian rảnh rỗi của khách du lịch Khi họ có các kỳ nghỉ phép, nghỉ lễ, hay nghỉ đông… khách quốc tế sẽ có xu hướng đi du lịch để tăng độ hiểu biết, khám phá thêm nhiều địa điểm du lịch khác nhau

 Cầu dịch vụ lưu trú của khách du lịch thuần túy quốc tế có sự co giãn theo giá: Đối với những tháng cao điểm từ tháng 7 đến tháng 9, giá của dịch vụ lưu trú tại các khách sạn là tương đối cao, phù hợp về thời gian và mức độ chi trả với nhu cầu của khách quốc tế nên lượng cầu dịch vụ lưu trú tại các khách sạn vẫn rất cao Với những tháng khác trong năm thì lượng khách du lịch quốc tế có hạn chế, giá dịch vụ lưu trú có xu hướng giảm, tạo điều kiện cho những khách du lịch quốc tế không có mức chi trả cao hoặc những khách tận dụng những khoảng thời gian mức giá dịch vụ lưu trú tương đối thấp để thực hiện chuyến đi của mình Một số khách lại lựa chọn tận hưởng những khoảng thời gian vắng vẻ, ít xô bồ là lúc có cầu dịch vụ lưu trú thấp để đáp ứng nhu cầu của mình.

 Cầu dịch vụ lưu trú của khách du lịch thuần túy quốc tế yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ: Khách du lịch thuần túy quốc tế thường có yêu cầu về chất lượng dịch vụ lưu trú cao hơn so với khách du lịch thuần túy nội địa. Khi đến địa điểm du lịch, họ thường chọn những cơ sở lưu trú tại các khách sạn cao cấp vì ở đó có chất lượng dịch vụ lưu trú đạt chuẩn quốc tế Hơn nữa, họ đến từ các nước phát triển, có trình độ dân trí cao, mức sống cao với nhu cầu hưởng thụ cao hơn như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc…nên nhu cầu du lịch của họ cũng cao hơn khách du lịch nội địa.

1.5.3 Các nhân tố ảnh hưởng a) Nhân tố ảnh hưởng đến cầu cá nhân

 Giá cả: Nhân tố này có ảnh hưởng lớn đến cầu dịch vụ lưu trú của khách quốc tế tại các khách sạn cao cấp Chi phí dành cho dịch vụ lưu trú chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí của cả chuyến du lịch Tùy vào tính thời vụ của du lịch, với những khách du lịch có thu nhập trung bình, họ sẽ lựa chọn những khách sạn giá rẻ, bình dân Còn đối với khách du lịch quốc tế có thu nhập cao, họ sẽ lựa chọn những khách sạn cao cấp có mức giá phù hợp với kinh tế của họ, đồng thời đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về chất lượng dịch vụ

 Giá cả của các dịch vụ có liên quan: Bên cạnh mức giá phòng khách sạn, cầu dịch vụ lưu trú còn bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố về giá khác như: giá của dịch vụ vận chuyển, giá của các nhà hàng hay dịch vụ ăn uống, giá cả tại các trung tâm mua sắm, vui chơi, giải trí…

 Thu nhập của khách du lịch quốc tế: Đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh đến cầu dịch vụ lưu trú tại khách sạn cao cấp Thường thì khách du lịch quốc tế có thu nhập cao và ổn định hơn so với khách du lịch nội địa Họ sẵn sàng chi trả số tiền lớn để đặt những phòng tiện ích, sang chảnh và chất lượng nhằm phục vụ tốt nhất cho chuyến đi của mình Càng có nhiều khách du lịch quốc tế đi du lịch thì cầu dịch vụ lưu trú càng mạnh bởi họ có điều kiện kinh tế sẽ không ngần ngại chi trả cho dịch vụ lưu trú đắt đỏ tại các khách sạn cao cấp Do đó mà khách du lịch quốc tế cũng khá khắt khe trong việc lựa chọn cơ sở lưu trú.

 Thị hiếu và kiểu mốt: Bên cạnh các nhóm yếu tố nêu trên, các yếu tố khác như cung, quảng cáo, thị hiếu, kiểu mốt các yếu tố bất thường khác cũng đã tác động đến cầu du lịch Những hoạt động quảng cáo định hướng cho việc hình thành cầu du lịch, thôi thúc con người đi du lịch nhiều hơn và hình thành cầu du lịch đối với sản phẩm cụ thể Con người hiện nay đang thường hay bắt trước theo những kiểu mốt đang thịnh hành, do vậy họ thường hướng cầu của mình tới những dịch vụ và hàng hóa du lịch đang được nhiều người ưa chuộng mà không quan tâm đến nhiều giá cả. b) Nhân tố vĩ mô

 Về quy mô dân số, cầu dịch vụ lưu trú tại các khách sạn chủ yếu tập trung vào du khách Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Châu Âu đối với khách du lịch quốc tế… bởi vì đây là những khu vực có quy mô dân số lớn và dân số chiếm tỷ trọng cao, nhu cầu du lịch của họ lớn Khi tỷ lệ dân số khu vực thành thị cao thì cầu dịch vụ lưu trú tại các khách sạn ngày càng tăng mạnh và nó ảnh hưởng không nhỏ đến cầu dịch vụ lưu trú.

 Cơ cấu dân số là đặc tính thứ ba, được hình thành dưới tác động của sự thay đổi mức sinh, mức chết và di dân Sự phân chia tổng số dân của một nước hay một vùng thành các nhóm, các bộ phận theo một tiêu thức đặc trưng nhất định Trong du lịch, cơ cấu dân số sẽ ảnh hưởng theo khía cạnh lứa tuổi khi cơ cấu dân số trẻ sẽ có khuynh hướng du lịch nhiều hơn cơ cấu dân số già bởi sự ưu tiên trong dân số già là về sức khỏe.

 Phân bổ dân cư: Sự phát triển đô thị hóa góp phần ảnh hưởng đến cầu dịch vụ lưu trú của khách quốc tế Là những người thích đi du lịch, khách quốc tế mong muốn đến một quốc gia phát triển mà ở đó nhà nước có các chính sách mở rộng đô thị, khách sạn cao tầng mọc lên san sát, hệ thống giao thông phát triển, khu đô thị mới hiện đại hơn, tạo lập môi trường với điều kiện sống mới Mức độ đô thị hóa ngày càng cao thì sẽ càng kích thích cầu du lịch của khách quốc tế.

 Tổng thu nhập của quốc gia: Ở một quốc gia có nền kinh tế phát triển, tổng thu nhập quốc gia GDP tăng kéo theo sự ổn định về nền kinh tế, thu nhập bình quân ổn định, khi đó khách du lịch thuần túy quốc tế sẽ có thêm cơ sở để lựa chọn từ đó có xu hướng muốn được đi du lịch để được “nuông chiều” bản thân, và rồi cầu du lịch tăng lên.

 Sự phân phối thu nhập Thể hiện ở sự phân hóa giàu nghèo, đối với: những khách hàng có thu nhập cao – “người giàu” họ có xu hướng thoải mái trong việc tận hưởng nên cầu du lịch tăng, còn đối với người thu nhập thấp -

“người nghèo” họ cần phải chi tiêu tiết kiệm, trang trải cuộc sống kéo theo cầu di lịch giảm.

THỰC TRẠNG CẦU DỊCH VỤ LƯU TRÚ TẠI CÁC KHÁCH SẠN CAO CẤP Ở HÀ NỘI CỦA KHÁCH DU LỊCH THUẦN TÚY QUỐC TẾ

Giới thiệu dịch vụ lưu trú tại khách sạn cao cấp ở Hà Nội

Hà Nội là trung tâm văn hóa, kinh tế, giáo dục của cả miền Bắc, là nơi có dấu ấn lịch sử lâu đời như phố cổ Hà Nội, chùa Một Cột, Hồ Gươm, thành cổ Thăng Long, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, cầu Long Biên… cho phép Hà Nội trong những năm tới có thể xây dựng và trở thành một trong những trung tâm du lịch văn hóa lớn của cả nước Có nhiều khách sạn cao cấp (3-5 sao) được hình thành nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch Mỗi năm, Hà Nội đón hàng triệu lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng. Chính vì vậy mà hệ thống dịch vụ lưu trú ở Hà Nội hết sức phát triển, có quy mô lớn và đa dạng về mọi mặt Đặc biệt, hệ thống khách sạn cao cấp ở Hà Nội hết sức được quan tâm, chú trọng đến hình ảnh và chất lượng dịch vụ.

Hệ thống các khách sạn, resort 4 - 5 sao tại Hà Nội sang trọng, cao cấp đầy đủ tiện nghi với sự góp mặt của các tập đoàn quản lý khách sạn nổi tiếng thế giới như: Intercontinental Hanoi Landmark72, Hyatt, JW Marriott, Hilton, Lotte, Sheraton, Melia…Các khách sạn đều nằm ở vị trí trung tâm thành phố hoặc gần biển, thuận lợi cho hoạt động đi lại của khách; trang bị các dịch vụ tiện ích cần thiết cho một kì nghỉ dưỡng như spa chăm sóc sắc đẹp, gym, nhà hàng cao cấp, bể bơi, phòng ngủ đầy đủ tiện nghi như wifi, TV, điều hòa, Các khách sạn cao cấp ở đây có các phòng hội nghị quy mô lớn, đảm bảo phục vụ các hội nghị, hội thảo quốc tế, đấu thầu, thu hút đăng cai các hội nghị, sự kiện mang tầm thế giới, đem lại giá trị thương hiệu, hiệu quả cao. Chất lượng dịch vụ của các khách sạn cao cấp được khách hàng đánh giá rất cao trên các trang web đặt phòng như: khách sạn JW Marriott Hanoi được đánh giá trên Boking.com và Traveloka 9/10, Agoda 8.9/10, Intercontinental Hanoi Landmark72 được đánh giá trên Boking.com và Agoda là 9/10, Sofitel Legend Metropole Hanoi được đánh giá khá tốt trên booking với 9.1/10 và agoda là 9.2/10 Những đánh giá này không chỉ cho thấy các khách sạn cao cấp tại Hà Nội trang bị đầy đủ các tiện nghi, mà còn có chất lượng dịch vụ tốt, đáp ứng và thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng.

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của các khách sạn cao cấp

Hà Nội được đánh giá là thị trường sôi động với mật độ dân cư cao, kinh tế, khoa học - kỹ thuật và công nghệ phát triển nhanh chóng Người dân ở đây đến từ rất nhiều tỉnh thành và quốc gia khác nhau trên thế giới, vì vậy nhu cầu về các dịch vụ lưu trú là vô cùng lớn Điều này tạo điều kiện cho rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh khách sạn.

Theo Sở Du lịch Hà Nội, tính đến tháng 6 - 2023, trên địa bàn thành phố

Hà Nội có 3.756 cơ sở lưu trú du lịch với 70.218 phòng; trong đó có 603 khách sạn đã được xếp hạng từ 1 đến 5 sao với 25.550 phòng, chiếm 16,1% tổng số cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn và 36,3% tổng số phòng Công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn tháng 6 - 2023 ước đạt 65,9%, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2022 Bên cạnh những cơ sở lưu trú hoạt động hiệu quả, tạo chuyển biến rõ nét cho việc thu hút du khách lưu trú lâu dài, vẫn có không ít cơ sở lưu trú còn tồn tại bất cập.

Với sự hấp dẫn của thị trường, hàng loạt khách sạn được xây dựng tại các khu đông dân cư, khu vực du lịch, vui chơi giải trí Những thương hiệu khách sạn lớn không ngừng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình bằng cách đầu tư ngân sách cho các hoạt động truyền thông, những khách sạn có quy mô nhỏ hơn tập trung vào marketing kéo khách hàng quanh khu vực, quảng bá tuyên truyền bằng các công cụ ngân sách thấp Điều này tạo nên thị trường kinh doanh khách sạn cạnh tranh sôi động và mạnh mẽ ở Hà Nội. Một số khách sạn 4-5 sao ở khu vực trung tâm Hà Nội, như: Melia, Sheraton, Hilton Opera đón được nhiều đoàn khách là thương nhân theo hình thức du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo) Ở khu vực ngoại thành, những khu nghỉ dưỡng cao cấp, như: Làng Mít, Glory resort (thị xã Sơn Tây); Asean resort (huyện Thạch Thất); Medi Thiên Sơn, Paragon resort (huyện Ba Vì)…có lượng khách ổn định; công suất sử dụng phòng những ngày cuối tuần đạt khoảng 80-90%, nhiều thời điểm khách phải đặt trước vì hết chỗ.

Trong năm 2023, dự kiến 8 dự án khách sạn mới với quy mô 1.300 phòng sẽ được khởi động, và từ năm 2024 trở đi, 60 dự án mới với khoảng 10.300 phòng sẽ ra mắt thị trường Hà Nội với các nhà điều hành quốc tế bao gồm Four Seasons, Lotte, Dusit, Wink, Accor, The Shilla, Hyatt, Marriot và Hilton Khách sạn 5 sao Hilton Hà Nội Opera cũng sẽ tạm thời đóng cửa để nâng cấp và ra mắt lại với thương hiệu Waldorf Astoria.

Ngoài ra, doanh thu dịch vụ tăng mạnh trong mùa cao điểm du lịch hè

2023 Cu thể, chỉ riêng trong tháng 7/2023, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành cả nước ước đạt 60 nghìn tỷ đồng, tăng 4,9% so với tháng trước và tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước Tính chung 7 tháng năm 2023,doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành đạt 395,8 nghìn tỷ đồng,tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng16,3% và du lịch lữ hành tăng 53,6%.

Thực trạng cầu dịch vụ lưu trú khách sạn cao cấp ở Hà Nội của khách du lịch thuần túy quốc tế

2.2.1 Đặc điểm của cầu dịch vụ lưu trú khách sạn cao cấp ở Hà Nội của khách du lịch thuần túy quốc tế a)Tính đa dạng

Cầu của khách du lịch thuần túy quốc tế đa dạng về đối tượng, mục đích và sự lựa chọn loại hình lưu trú Tại Việt Nam, Hà Nội luôn là thành phố thu hút một lượng lớn khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế Đối tượng đi du lịch ở đây cũng đa dạng, cả về độ tuổi, giới tính, hay nghề nghiệp của khách du lịch Những người đến đây có thể là nam hay nữ, người trẻ tuổi hay những người đã có tuổi, hoặc kể cả là những gia đình kèm theo con nhỏ Họ có thể là những doanh nhân thành đạt, nhân viên văn phòng, hay thậm chí là những người thất nghiệp.… Đối tượng khách đi du lịch đa dạng cũng dẫn tới cầu về dịch vụ lưu trú của khách du lịch cũng đa dạng theo Những người có thu nhập hoặc sở thích khác nhau có thể có cầu lưu trú khác nhau Khi tạo thành cầu dịch vụ lưu trú của khách du lịch quốc tế chịu ảnh hưởng bởi tâm lý sở thích, nhu cầu cá nhân khiến cho cầu dịch vụ nhìn chung trở nên phong phú hơn Khách lưu trú quốc tế tùy thuộc vào sổ lượng theo đoàn, sở thích cá nhân mà có nhiều nhu cầu như villa, phong thường, căn hộ… hay theo những phong cách cổ điển, hiện đại, khách sạn thiết kế theo không gian xanh, thiết kế mở hoặc chỉ đơn giản an toàn, đáp ứng đủ nhu cầu cơ bản sống Tất nhiên, dù nhu cầu đa dạng hay theo phong cách đặc biệt nào, khách hàng cũng cần sự đồng bộ chuyên nghiệp hòan hảo trong phong cách và quá trình cung ứng dịch vụ từ doanh nghiệp Những người có thu nhập hoặc sở thích khác nhau có thể có cầu lưu trú khác nhau Thông thường thì khách du lịch quốc tế bao giờ cũng đi hỏi chất lượng tại nơi lưu trú cao hơn so với khách nội địa Điều này dẫn đến tỷ lệ khách dùng dịch vụ lưu trú cao cấp của dòng khách quốc tế tại Hà Nội cao hơn hẳn dòng khách nội địa.

Thông tin từ Sở Du lịch Hà Nội, tính đến hết tháng 5/2022, TP đón 6,53 triệu lượt khách, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2021 Trong đó, khách quốc tế đạt trên 126.000 nghìn lượt Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 18,9 nghìn tỷ đồng, tăng 2 lần so với cùng kỳ năm 2021 Các khách sạn cao cấp thường đáp ứng đủ nhu cầu thiết yếu, cũng như yêu câu chất lượng của khách quốc tế do đó số lượng khách quốc tế ưu ái lựa chọn các khách sạn cao cấp chiếm tỉ trọng cao hơn Các khách du lịch quốc tế cũng có sự đa dạng lựa chọn và dễ dàng tìm kiếm khách sạn cao cấp, phù hợp với mục đích tham quan, nghi dưỡng vồ tỡm hiểu văn húa Hà Nụi quanh cỏc khu vuc nổi tiếng như khách du lich nội địa Để đáp ứng sự phong phú của cầu dịch vụ lưu trú cao cấp từ khách nước ngoài, các khách sạn có sự chuấn bị chu đáo, hấu hết các khách sạn cao cấp đồng thời cung cấp căn hộ cho thuê và phòng khách thường, các khách sạn tọa lạc tại trung tâm thành phố thường lựa chọn phong cách thiết kế truyền thống Viêt hoặc hồi hương Pháp cổ Một số cái tên có thể kể đến như La Siesta Premium Hàng Bè Hà Nội (Hanoi La Siesta Premium Hang Be), Hanoi La Siesta Hotel and Spa, Khách san và Spa Aurora Premium (Aurora Premium Hotel & Spa) La Siesta Premium Hàng Bè. b)Tính thời vụ

Tính thời vụ trong cầu là những biến động lặp đi lặp lại theo một chu kỳ thời gian, diễn ra dưới tác động của một số nhân tố xác định như thời tiết, thời điểm đặc biệt trong năm, hoạt động thương mại, dịch vụ du lịch đặc biệt diễn ra tại thời điểm đó Trên thực tế thì thời vụ của nhu cầu lưu trú là tập hợp những biến động theo mùa du lịch Cụ thể với thành phố Hà Nội, nhờ vào hoạt động du lịch phát triển mạnh cùng các hoạt động giao thương, thương mại diễn ra quanh năm, mùa du lịch được kéo dài hơn, mức độ thay đổi cường độ nhu cầu lưu trú qua các mùa cao điểm nhỏ hơn

Tính thời vụ của cầu lưu trú diễn ra và kết thúc trước tính thời vụ của du lịch, dịch vụ lưu trú hay nói cách khác nhu cầu dịch vụ lưu trú kéo theo việc tiêu dùng sử dụng dịch vụ lưu trú của khách hàng Tính thời vụ phụ thuộc rất nhiều vào mùa du lịch và các kỳ nghỉ phép Với khách du lịch thuần túy quốc tế thường có nhu cầu tới Hà Nội vào các dịp cuối năm như Giáng sinh, năm mới, kỳ nghỉ đông (2-3 tuần trong tháng 2), kỳ nghỉ xuân Khác với tính thời vụ của khách du lịch nội địa có tính thời vụ trong tuần, khách du lịch thuần túy quốc tế chỉ có tính thời vụ trong năm bởi thời gian và thủ tục xuất nhập cảnh yêu cầu thời gian dài hơn, không thích hợp cho cầu du lịch ngắn ngày. c) Sự co giãn theo giá

Cầu dịch vụ lưu trú của khách du lịch thuần túy quốc tế mang đặc điểm nhạy cảm tương đối với giá Đối với những tháng cao điểm từ tháng 7 đến tháng 9 giá của dịch vụ lưu trú tại các khách sạn cao cấp ở Hà Nội là tương đối cao tuy nhiên với nhu cầu của khách du lịch quốc tế phù hợp về thời gian và mức độ chi trả nên lượng cầu dịch vụ lưu trú tại các khách sạn cao cấp vẫn rất cao Với những tháng khác trong năm thì lượng khách quốc tế có hạn chế, giá dịch vụ lưu trú có xu hướng giảm tạo điều kiện cho những khách du lịch quốc tế không có khả năng chi trả cao hoặc những khách tận dụng khoảng thời gian giá dịch vụ lưu trú tương đối thấp để thực hiện chuyến đi của mình Một số khách lại tận dụng khoảng thời gian vắng vẻ ít xô bồ thì những thời gian mà có cầu dịch vụ lưu trú thấp sẽ đáp ứng nhu cầu của họ.Đối với cầu dịch vụ lưu trú của khách thuần túy quốc tế tại Hà Nội, khi lựa chọn cơ sở lưu trú tại điểm đến là các khách sạn 5 sao cao cấp thì họ cân nhắc chất lượng cơ sở vật chất, thái độ phục vụ hơn là giá cả do sự khác biệt về thu nhập và tình hình kinh tế ở các quốc gia khác nhau Trong khoảng thời gian trải qua ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tình hình tài chính của khách ở mọi nơi bị ảnh hưởng, chi tiêu cho du lịch cũng giảm vì vậy mà giá cả của dịch vụ lưu trú có xu hướng giảm, điều này tác động mạnh đến cầu dịch vụ của du khách

Theo thống kê, các khách sạn cao cấp tại Hà Nội là một trong những địa điểm dẫn đầu doanh thu du lịch về dịch vụ lưu trú trong 6 tháng đầu năm

2023 Theo UBND thành phố, trong nửa đầu năm 2023, lĩnh vực lưu trú tại các khách sạn này đã đón 2,03 triệu lượt khách quốc tế Tổng thu từ khách du lịch thuần túy quốc tế tại Hà Nội ước đạt 34.880 tỷ đồng, tăng 74,3% so với cùng kỳ năm 2022 Thu nhập tăng lên 1 phần do lượng khách tăng sau đại dịch, một phần do nhu cầu khách tăng lên, phần lại do giá cả dịch vụ lưu trú cao hơn so với thời kỳ trước bởi nền kinh tế được cải thiện khá tốt sau Covid-19 mặc dù vẫn còn một số lĩnh vực hạn chế Điều này đã thể hiện rõ đặc điểm co giãn về giá đối với dịch vụ lưu trú, co giãn theo từng thời kỳ, theo lượng khách đến và căn cứ vào nhu cầu của khách trong mỗi thời kỳ Chính sự co giãn về giá cả này là cơ hội tốt để khách du lịch lựa chọn được thời điểm đến lưu trú sao cho phù hợp với mong muốn của bản thân. d) Yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ

Khách du lịch thuần túy quốc tế thường có yêu cầu về chất lượng dịch vụ cao hơn so với khách thuần túy nội địa Nên khi đến du lịch ở hà Nội họ thường chọn các khách sạn cao cấp tại đây vì ở đó có được chất lượng dịch vụ đạt chuẩn quốc tế Hơn nữa họ đến từ các nước có trình độ dân trí cao, mức sống cao với nhu cầu hưởng thụ cao như Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc, Tây Âu, nên cầu hưởng thụ của học cũng cao hơn khách du lịch nội địa Đặc biệt các du khách đến Hà Nội đều từ các nước có chất lượng dịch vụ lưu trú tốt nên khi họ đến đây họ cũng sẽ đòi hỏi bản thân được hưởng chất lượng dịch vụ như nước họ thậm chí là cao cấp hơn Và các hệ thống khách sạn 5 sao ở Hà Nội đều có chất lượng dịch vụ đạt chuẩn quốc tế như Marriott, Intercontinental, Sheraton, thỏa mãn được yêu cầu cao về chất lượng lưu trú tốt của khách thuần túy quốc tế.

Theo sở Du lịch Hà Nội thống kê cho thấy đối với yêu cầu về chất lượng dịch vụ, khách du lịch quốc tế đạt 3,24 triệu năm nay tăng 4 lần so với cùng kỳ 2022 và khoảng 70% khách quốc tế chọn lưu trú tại các khách sạn cao cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội Có thể thấy nhu cầu lưu trú tại các khách sạn cao cấp của khách quốc tế là tương đối cao và ước tính gấp đôi so với nhu cầu của khách nội địa Sau khi đại dịch Covid-19 đi qua, trở lại với nền kinh tế tuy có một chút biến động nhưng thu nhập của người dân các nước cũng dần ổn định trở lại đặc biệt là đối với các nước phát triển, việc khách du lịch thuần quốc tế có khả năng chi trả cao như vậy cũng đồng nghĩa với việc họ đòi hỏi, khuyến khích các khách sạn nâng cấp, mở rộng quy mô kinh doanh, xây dựng sản phẩm du lịch đảm bảo cả chất và lượng từ đó xây dựng hình ảnh tốt về du lịch Việt, con người Việt với bạn bè quốc tế Đây là đặc điểm cơ bản nhưng lại rất quan trọng trong dịch vụ lưu trú của khách quốc tế khi đến với Việt Nam nói riêng và các địa điểm du lịch khác nói chung

2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu dịch vụ lưu trú khách sạn cao cấp ở Hà Nội của khách du lịch thuần túy quốc tế

Cầu về dịch vụ lưu trú của khách du lịch thuần túy quốc tế nảy sinh chủ yếu từ các chuyến nghỉ dưỡng, tham quan, thăm người thân và các mục đích phi công việc khác Với nhiều điểm đến du lịch nổi tiếng, vị trí địa lý thuận lợi và có hệ thống dịch vụ lưu trú với nhiều khách sạn cao cấp, cầu dịch vụ lưu trú ở địa bàn thành phố Hà Nội tăng khá nhanh Ngoài các yếu tố về vị trí, nội thất thiết kế phòng còn có rất nhiều các nhân tố khác ảnh hưởng đến cầu dịch vụ lưu trú khách sạn cao cấp ở Hà Nội của khách du lịch thuần túy quốc tế. a) Nhân tố ảnh hưởng đến cầu cá nhân

Giá cả là một nhân tố rất quan trọng tác động đến cầu về lưu trú Mục tiêu của ngành du lịch Việt Nam là đón 8 triệu khách quốc tế trong năm 2023. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong 9 tháng đầu năm 2023, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã vượt 111% kế hoạch đặt ra với gần 8,9 triệu lượt khách Trong đó Hà Nội luôn là nơi được các tổ chức du lịch quốc tế đánh giá cao, đứng trong nhóm các thể phố điểm đến hấp dẫn nhất thế giới. Ngày 6/9/2023, Hà Nội tiếp tục được công nhận Điểm đến Thành phố Hàng đầu châu Á năm 2023 Để có được kết quả đó, Sở Du lịch Hà Nội cần giải quyết rất nhiều yếu tố như phát triển các điểm đến, tổ chức đa dạng các hoạt động du lịch sôi nổi, hấp dẫn thu hút được sự quan tâm của khách du lịch, đặc biệt giá cả dịch vụ lưu trú hợp lý là một yếu tố quan trọng giữ chân được các khách du lịch thuần túy quốc tế.

Hiện nay các khách sạn cao cấp 5 sao ở Hà Nội như khách sạn InterContinental Hanoi Westlake, khách sạn Sofitel Legend Metropole Hanoi, khách sạn De L’Opera Hanoi, khách sạn Melia Hà Nội, khách sạn Daewoo, có giá phòng thường từ hơn 5.000.000đ – 9.000.000đ/1 đêm cho từng loại phòng và dịch vụ đi kèm Ngoài ra các khách sạn 4 sao cũng có mức giá rất hợp lý, giá trung bình từ hơn 2.000.000đ - 4.000 000đ/1 đêm Những mức giá này hoàn toàn phù hợp với lượng khách du lịch thuần túy quốc tế có nhu cầu lựa chọn các khách sạn cao cấp.

Giá cả là một trong những nhân tố chi phối rất lớn đến cầu của khách du lịch trong nước và quốc tế Chi phí dành cho dịch vụ lưu trú chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ chi phí của cả chuyến du lịch Nếu giá quá cao, khách du lịch có thể sẽ không lựa chọn dịch vụ đó, thay vào đó họ sẽ lựa chọn giá vừa phải, đáp ứng nhu cầu Tuy nhiên, với yêu cầu chất lượng dịch vụ cao và thường lựa chọn những khách sạn cao cấp đạt các tiêu chuẩn quốc tế, khách du lịch thuần túy quốc tế thường có khả năng chi trả cao, họ quan tâm nhiều đến chất lượng dịch vụ hơn là về giá cả.

Tuy nhiên cũng có thể thấy, giá rẻ vẫn sẽ là ưu điểm thu hút rất lớn đối với khách du lịch quốc tế cũng như nội địa Vậy nên, nếu khách sạn có vị trí địa lý thuận lợi cho các hoạt động du lịch, tham quan, ngắm cảnh nhưng công tác về quảng bá du lịch kém mà giá thuê phòng khách sạn quá cao hoặc tăng lên sẽ khiến khách du lịch không hứng khởi với chuyến đi của mình, đồng thời không thu hút được thị hiếu của khách dẫn đến lượng khách bị giảm xuống. Thay vào đó, các khách sạn cao cấp với mức giá phòng cao cần luôn không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình để đem lại trải nghiệm tốt nhất, xứng đáng cho khách hàng trong tầm giá Khi giá cả khách sạn tăng thì cầu về dịch vụ lưu trú sẽ giảm và khi giá cả khách sạn giảm thì cầu về dịch vụ lưu trú sẽ tăng (giả thiết các yếu tố không đổi).

 Giá cả của các dịch vụ có liên quan:

Ngoài việc chịu tác động trực tiếp của giá cả khách sạn, cầu về dịch vụ lưu trú ở Hà Nội của khách du lịch thuần túy quốc tế còn chịu tác động của một số yếu tố khác như: giá của dịch vụ vận chuyển, giá của các tour du lịch, giá của các nhà hàng hay dịch vụ ăn uống, giá cả tại các trung tâm giải trí Giá cả của các dịch vụ vận chuyển như taxi, vé máy bay ảnh hưởng rất lớn tới cầu du lịch Hiện nay khách du lịch đã được tìm hiểu và phổ biến về các app đặt xe online, điều này giúp khách du lịch tiết kiệm được giá tiền hơn rất nhiều so với xe ôm, xe taxi truyền thống thường hoạt động bắt khách một cách rất chụp giật với giá cả tùy tiện

Đánh giá về cầu dịch vụ lưu trú khách sạn cao cấp ở Hà Nội của khách du lịch thuần túy quốc tế

2.4.1 Ưu điểm a) Cầu lưu trú của khách du lịch thuần túy quốc tế tại Hà Nội đa dạng

Nhu cầu đa dạng của khách du lịch, từ tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính, sở thích đã làm cho thị trường du lịch cũng như khách sạn tại Hà Nội trở nên nhộn nhịp hơn trong những năm gần đây Nhất là sự vào cuộc của các nhà đầu tư xây dựng các khách sạn cao cấp góp phần đảm bảo năng lực phục vụ các sự kiện quy mô quốc gia, quốc tế, tăng khả năng cạnh tranh của điểm đến, kích thích phát triển các dịch vụ hỗ trợ đi kèm, cung cấp nhiều sự lựa chọn hơn, đặc biệt dành cho khách hàng quốc tế có khả năng chi trả cao. b) Nhu cầu của khách ngày càng cao thúc đẩy chất lượng dịch vụ ngày càng cải thiện.

Thông thường thì khách du lịch quốc tế bao giờ cũng đòi hỏi chất lượng tại nơi lưu trú cao hơn so với khách nội địa Họ yêu cầu chất lượng dịch vụ phải đạt tiêu chuẩn quốc tế và sẵn sàng chi nhiều tiền để có được chất lượng dịch vụ tốt nhất thỏa mãn nhu cầu lưu trú của họ Điều này dẫn đến chất lượng dịch vụ lưu trú ở Hà Nội ngày càng được cải thiện Bởi việc sử dụng dịch vụ lưu trú của khách du lịch quốc tế khuyến khích các khách sạn nâng cấp, mở rộng mô hình kinh doanh, đào tạo nguồn nhân lực đạt chuẩn, xây dựng các sản phẩm dịch vụ đảm bảo cả về chất lượng và số lượng, xây dựng hình ảnh tốt về du lịch, con người Việt Nam đối với bạn bè quốc tế. c) Mùa cao điểm lượng cầu dịch vụ lưu trú lớn giúp nâng cao năng suất phòng, tăng doanh thu khách sạn

Vào mùa cao điểm, lượng khách du lịch tăng mạnh, các dịch vụ lưu trú trên toàn thành phố đều tăng, nhất là phòng các khách sạn cao cấp Lượng cầu tăng cao giúp cho công suất phòng của các khách sạn được sử dụng tối đa, đạt hiệu quả cao Như thế, doanh thu từ dịch vụ lưu trú của khách sạn cao cấp là khá lớn so với các ngành khác, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố Số lượt khách du lịch và doanh thu du lịch ngày càng tăng, sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng và phong phú, góp phần đáng kể để tăng ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống dân cư

Bên cạnh đó, số ngày lưu trú bình quân của du khách ngày một tăng và chi tiêu nhiều hơn vào dịch vụ lưu trú cùng các dịch vụ bổ sung khác đem lại nguồn thu lớn cho các khách sạn, khu nghỉ dưỡng trong đó ngành công nghiệp khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp chiếm tỷ trọng lớn đã đem đến nguồn doanh thu lớn, đóng góp vào tổng sản phẩm quốc dân (GDP) của thành phố và cả nước.

2.4.2 Nhược điểm a) Lượng cầu dịch vụ lưu trú của khách thuần túy quốc tế tại các khách sạn cao cấp tại Hà Nội ảnh hưởng theo mùa cao điểm, thấp điểm.

Vào mùa du lịch, lượng khách tăng cao, dẫn đến việc các dịch vụ đôi khi không đảm bảo chất lượng cùng với việc lộn xộn, giá cả cao khiến khách du lịch chưa thực sự thỏa mãn vào mỗi mùa du lịch Ngược lại, vào mùa thấp điểm, số lượng phòng bỏ trống nhiều làm cho doanh thu giảm xuống, số lao động trong các khách sạn không được sử dụng triệt để trong mùa vắng khách Mùa thấp điểm làm khách du lịch bị hạn chế khả năng tìm kiếm chỗ ở thích hợp và thời gian tự chọn theo ý mình; làm cho nhu cầu của khách tập trung, từ đó làm giảm tiện nghi và chất lượng phục vụ Khách du lịch không được hưởng các dịch vụ chăm sóc khách hàng một cách chu đáo như ở mùa chính vụ

Nguyên nhân: Du lịch bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tính thời vụ Yếu tố chính vụ, trái vụ trong ngành du lịch sẽ ảnh hưởng mạnh đến lượng khách đến và cầu dịch vụ lưu trú Khi cầu du lịch tập trung quá lớn làm hạn chế khả năng tìm địa điểm lưu trú thích hợp với thời gian theo ý muốn của khách du lịch Ngoài ra, mùa du lịch chính thường xảy ra tình trạng tập trung nhiều khách du lịch trên phương tiện giao thông, trong các cơ sở lưu trú ở các nơi du lịch Điều đó làm giảm tiện nghi khi đi lại của khách do vậy làm giảm chất lượng phục vụ khách du lịch. b) Dịch vụ lưu trú tại các khách sạn cao cấp ở Hà Nội có mức cạnh tranh cao.

Sự phát triển nhanh chóng của khách sạn khiến cho sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn trong bối cảnh thị trường chưa được mở rộng Bên cạnh đó sự gia tăng quá nhiều dịch vụ lưu trú dẫn tới tình trạng phá giá, bất bình ổn giá, chặt chém du khách, địa phương khó lòng kiểm soát được giá cả, từ đó sẽ làm cho du khách thấy khó tìm kiếm được loại hình dịch vụ lưu trú phù hợp đồng thời gây cảm giác khó chịu cho du khách khi chi trả.

Nguyên nhân: Sự cạnh tranh khốc liệt của các dịch vụ lưu trú tại Hà

Nội Việc thay đổi thường xuyên, hoặc đưa ra mức giá quá cao hoặc quá thấp so với chất lượng dịch vụ, hoặc cạnh tranh với nhau bằng cách hạ giá quá thấp như đang xảy ra ở một số nơi đã làm ảnh hưởng xấu đến tâm lý của du khách, làm tổn hại đến uy tín và lợi ích chung của toàn hệ thống c) Cầu dịch vụ lưu trú tại các khách sạn cao cấp tại Hà Nội bị tác động bởi nhiều yếu tố.

Ngoài việc chịu tác động trực tiếp của chất lượng phòng khách sạn, một số yếu tố khác như: chất lượng dịch vụ vận chuyển, các nhà hàng hay dịch vụ ăn uống, dịch vụ các trung tâm giải trí, cũng ảnh hưởng nhiều tới cầu của dịch vụ lưu trú tại các khách sạn Tại Hà Nội có rất nhiều trung tâm mua sắm, giải trí lớn, cửa hàng thời trang, nhà hàng ăn uống có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, thu hút và giữ chân du khách Tuy vậy, nếu các dịch vụ liên quan không thể hấp dẫn khách du lịch quốc tế ở lại Hà Nội nhiều hơn, điều này sẽ tác động tới quyết định lưu trú tại nơi đây, cụ thể là làm giảm cầu dịch vụ lưu trú của khách du lịch quốc tế tại các khách sạn cao cấp Hà Nội

Nguyên nhân: Dịch vụ lưu trú là một bộ phận của ngành du lịch nên nó chịu ảnh hưởng khá lớn của các dịch vụ khác trong ngành.

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO, CẢI THIỆN CẦU DỊCH VỤ LƯU TRÚ TẠI KHÁCH SẠN CAO CẤP Ở HÀ NỘI CỦA KHÁCH DU LỊCH THUẦN TÚY QUỐC TẾ

Về mặt ưu điểm

Cầu lưu trú của khách du lịch thuần túy quốc tế tại Hà Nội đa dạng, phong phú: doanh nghiệp và nhà nước sẽ cần cùng nhau phát triển phối hợp để nâng cao hiệu quả kinh doanh, để đáp đứng lại sự đa dạng từ tệp khách hàng như đầu tư phát triển các dự án tổ hợp cơ sở lưu trú cao cấp, có thương hiệu quốc tế Rà soát, nghiên cứu quy định mở rộng giới hạn thời gian kinh doanh dịch vụ ở những khu vực có thể đảm bảo được an ninh và trật tự an toàn xã hội để phục vụ du khách Tập trung chỉ đạo và điều kiện vật chất, nguồn nhân lực xây dựng một số doanh nghiệp lưu trú mạnh, đủ tầm cỡ hoạt động trong môi trường hội nhập quốc tế, vươn mạnh ra thị trường thế giới, nâng cao sức cạnh tranh của kinh doanh lưu trú Thủ đô.

Nhu cầu của khách ngày càng cao thúc đẩy chất lượng dịch vụ ngày càng cải thiện Với đặc trưng riêng hơn so với khách du lịch thuần túy nội địa là yêu cầu cao hơn về chất lượng dịch vụ, đây dường như trở thành một phương pháp hữu hiệu để các khách sạn trên địa bàn củng cổ chất lượng dịch vụ; nâng cấp cơ sở vật chất, dịch vụ lưu trú hiện có, trong đó chú trọng chất lượng buồng, phòng; nâng cao nghiệp vụ và tính chuyên nghiệp trong thái độ phục vụ cho nhân viên buồng phòng và tiếp viên các khách sạn tại địa bàn Hà Nội Về lâu dài, tiếp tục triển khai các dự án du lịch cao cấp có chính sách, cơ chế hấp dẫn mời gọi các nhà đầu tư, tạo điều kiện tốt nhất để hình thành thêm các khách sạn cao cấp đẳng cấp quốc tế, nhằm thu hút và giữ chân khách du lịch.

Về mặt nhược điểm

Lượng cầu dịch vụ lưu trú của khách thuần túy quốc tế tại các khách sạn cao cấp tại Hà Nội ảnh hưởng theo mùa cao điểm, thấp điểm Vào những mùa thấp điểm, các khách sạn tìm cách tạo sự kiện, khuyến mãi giảm giá phòng để thu hút khách Việc tìm các “Giải pháp chống tình trạng ngồi chơi xơi nước mùa thấp điểm” cũng nhờ vào óc tổ chức của nhà kinh doanh lưu trú, đó là phải “thay màu”, chủ động tìm kiếm nguồn khách đều đặn, khách V.I.P hay khách hàng quen thuộc của khách sạn.

Dịch vụ lưu trú tại các khách sạn cao cấp ở Hà Nội có mức cạnh tranh cao.

 Nhà nước cần đổi mới và không ngừng hoàn thiện khung pháp lý và các chính sách liên quan đến du lịch như chính sách tiền tệ, chính sách đầu tư, xuất nhập cảnh, hải quan theo hướng tạo mọi thuận lợi cho du khách.

Rà soát lại toàn bộ hệ thống quy phạm pháp luật để phát hiện những bộ luật nào chồng chéo, mâu thuẫn thì hủy bỏ, đổi mới và không ngừng hoàn thiện môi trường pháp lý và các chính sách liên quan đến du lịch như tỷ giá hối đoái, chính sách đầu tư, từng bước nới lỏng chính sách thị thực một cách hợp lý phù hợp với những cam kết của Việt Nam khi Hội nhập quốc tế và Luật Đạo đức du lịch thế giới của UNWTO theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho du khách.

 Xây dựng chiến lược cạnh tranh điểm đến cả trung và dài hạn để nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam như một điểm đến mới đầy hấp dẫn của khu vực và thế giới.

Trên cơ sở phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của du lịch Việt Nam tiến hành xây dựng chiến lược marketing cho du lịch Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035; trong đó xác định được những thị trường du lịch trọng điểm, với thế mạnh về đa dạng sinh học, địa hình, bản sắc văn hóa và truyền thống lịch sử oai hùng xây dựng chiến lược sản phẩm du lịch theo hướng du lịch biển, du lịch sinh thái kết hợp với du lịch văn hóa, lịch sử để tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo hấp dẫn du khách của những thị trường trọng điểm này.

 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch để nâng cao tính chuyên nghiệp và nâng cao chất lượng dịch vụ.

Nguồn lực con người là yếu tố quan trọng nhất mang tính quyết định để nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ du lịch Đó là đội ngũ lao động đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý, cân đối, được đào tạo bài bản về chuyên môn, nghiệp vụ, có tính chuyên nghiệp cao, có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề Muốn vậy, Nhà nước cần tăng cường quản lý về công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch, từng bước chuẩn hóa đội ngũ lao động ngành Du lịch trong tất cả các lĩnh vực và ngành nghề du lịch theo yêu cầu thực tế ở trong nước, phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế, trước hết là bộ tiêu chuẩn nghề của Hiệp hội Du lịch ASEAN để tạo điều kiện hội nhập quốc tế của đội ngũ lao động du lịch Do vậy, phải phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo, bồi dưỡng với cơ sở vật chất tốt để đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo sự cân đối giữa các cấp, bậc đào tạo, ngành nghề đào tạo và có sự phân bố hợp lý giữa các vùng miền; tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước nhất là dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam do Ủy ban châu Âu tài trợ.

 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch với nhiều hình thức huy động vốn khác nhau

Qua đánh giá năng lực cạnh tranh, cơ sở hạ tầng du lịch của Việt Nam còn thiếu và kém chất lượng, nhất là thiếu trầm trọng các khách sạn cao cấp, các trung tâm hội nghị lớn, các trung tâm mua sắm, trung tâm vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch MICE (loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên, đối tác ; thiếu nhiều đường bay thẳng đến với các nước khiến chi phí máy bay cao hơn so với các nước trong khu vực Nhà nước cần có nhiều cơ chế, chính sách để khuyến khích và thu hút vốn đầu tư khác nhau từ các thành phần kinh tế để xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch.

 Xây dựng và phát triển hệ thống sản phẩm du lịch đa dạng và độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, đảm bảo phát triển du lịch bền vững

Du lịch Việt Nam rất đa dạng cả về tài nguyên thiên nhiên cũng như tài nguyên nhân văn Do phát triển thiếu quy hoạch và định hướng đã làm ảnh hưởng đến môi trường, phá vỡ tính gắn kết giữa tài nguyên nhân văn và tài nguyên thiên nhiên, làm mất đi những sản phẩm đô™c đáo và mang đâ™m bản sắc văn hóa Việt Nam, Sản phẩm du lịch Việt Nam còn đơn điê™u, mới chỉ đạt ở mức đô khai thác những gì sẵn có khiến du khách quốc tế cảm thấy nhàm™ chán Điều này giải thích vì sao tỉ lê du khách quốc tế trở lại lần thứ hai là rất™ thấp Do vậy, xây dựng sản phẩm du lịch đa dạng và độc đáo, đảm bảo phát triển bền vững là nhân tố quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh.

 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, xây dựng thương hiệu điểm đến và hoạt động xúc tiến du lịch trên thị trường du lịch thế giới

Việc này đòi hỏi phải thực hiện một cách hệ thống đồng bộ từ nghiên cứu thị trường, xây dựng sản phẩm, chương trình du lịch, xây dựng thương hiệu cho đến quảng bá sản phẩm Cần thực hiện trên cơ sở phối hợp, hợp tác chặt chẽ giữa Tổng cục Du lịch, các sở văn hóa, thể thao và du lịch, các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn nói riêng và các Bộ, ban, ngành khác nói chung thì công tác xúc tiến và quảng bá du lịch mới có hiệu quả.

 Các doanh nghiệp du lịch trong nước cần được đầu tư mạnh mẽ và áp dụng các công nghệ du lịch tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và viễn thông vào hoạt động kinh doanh du lịch trực tuyến, tham gia vào các hệ thống phân phối chỗ toàn cầu (GDS)

Nhằm phục vụ hoạt động marketing, quảng bá sản phẩm và tham gia mạnh mẽ vào chuỗi giá trị toàn cầu trong du lịch Chỉ có sự chuẩn bị tích cực,chiến lược kinh doanh hợp lý, chủ động nắm cơ hội, hạn chế thách thức từ cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài thì các doanh nghiệp du lịchViệt Nam mới có khả năng tồn tại và phát triển Cần tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực để học hỏi kinh nghiệm phát triển du lịch trong quá trình hội nhập Trước mắt ưu tiên khắc phục những vấn đề về môi trường tại các điểm đến, đặc biệt tại các Di sản thế giới với việc thực hiện có hiệu quả các quy định về bảo tồn và phát huy các giá trị di sản.

Ngày đăng: 22/02/2024, 21:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w