1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận Phát Triển Chương Trình Môn Toán Và Tiếng Việt Tiểu Học.pdf

15 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển Chương trình môn Toán và Tiếng Việt Tiểu học
Tác giả Huỳnh Đặng Thảo Ly
Người hướng dẫn Lê Thị Thanh Thủy, Nguyễn Ngọc Đan
Trường học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học
Thể loại Tiểu luận
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,71 MB

Nội dung

Đổi mới phương pháp dạy học trong đổi mới giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Sư PHẠM THÀNH PHÔ HÔ CHÍ MINH

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

TIỂU LUẬN

PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH MÔN TOÁN VÀ TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC

Họ và tên: Huỳnh Đặng Thảo Ly

Mã số sinh viên: 4409901067

Lớp: Đông Dương K4.1

Giảng viên: Lê Thị Thanh Thủy, Nguyễn Ngọc Đan

Trang 2

MỞ ĐẦU

Đổi mới giáo dục đang được toàn xã hội quan tâm Đổi mới phương pháp dạy học trong đổi mới giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực

Trong bài "Đổi mới căn bản, toàn diện để hoàn thiện một nền giáo dục và đào tạo Việt Nam nhân bản" (Tạp chí Cộng sản, số 885-7/2016), Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh: "Ngày nay, khi tri thức đã trở thành yếu tố hàng đầu để phát triển kinh tế tri thức thì các nước trên thế giới đều ý thức được rằng giáo dục là đòn bẩy quan trọng để đổi mới mô hình tăng

trưởng và phát triển xã hội bền vững" Nhận thức sâu sắc về điều đó, việc đổi mới tư duy giáo dục trong thời đại tri thức nhằm đáp ứng sự thay đổi của cuộc sống là một tất yếu, bởi vì "khi hệ thống

tri thức có những thay đổi thì sớm hoặc muộn, nhanh hoặc chậm, năng lực tư duy và hoạt động của con người cũng phải thay đổi Đời sống hiện thực biến đổi luôn đặt ra những vấn đề mới, buộc con người phải suy nghĩ, tìm kiếm những lời giải đáp và những phương tiện để giải quyết vấn đề Những tri thức mới ra đời bổ sung và bồi đắp cho hệ thống tri thức đã có, làm thay đổi cách nhìn nhận, thay đổi từng phần thế giới quan, dẫn đến thay đổi cả phương thức hoạt động của con người và cộng đồng Điều đó cũng có nghĩa rằng, những tri thức mới đã làm thay đổi tư duy của con người" (Lương Đình Hải - Triết học trong kỷ nguyên toàn cầu - NXB Khoa học xã hội, 2009) Liên quan vấn đề này, chúng tôi đã có dịp đề cập trong các bài báo khoa học "Dạy cách học" (Báo Nhân Dân hằng tháng,

số 266-4/2016) và "Dạy cách học - một trọng tâm trong đổi mới tư duy giáo dục hiện nay - Tạp chí

Giáo dục, số 378-3/2016) Theo đó, việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm đáp ứng bối cảnh của thời đại, nhu cầu phát triển đất nước, nhu cầu phát triển nguồn nhân lực, mục tiêu giáo dục phổ thông, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực, phù hợp với nội dung giáo dục từng cấp, lớp được xem như một điều kiện có tính tiên quyết, nhằm quán triệt quan điểm chỉ đạo trong Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế: "Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị

kiến thưc sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học"

Trang 3

I Tính cấp thiết của đề tài

1.1 Mục tiêu của môn học

- Hệ thống hóa những nội dung cơ bản của chương trình môn tiếng việt ở tiểu học trong chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn năm 2018; Nhận biết được những điểm mới của chương trình môn Tiếng Việt tiểu học năm 2018 so với chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học năm 2006

- Vận dụng những kiến thức để viết mục tiêu, thiết kế kế hoạch dạy học của cá nhân phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương, phù hợp với năng lực học sinh

1.2 Vai trò của nội dung nghiên cứu

- Thông qua nghiên cứu giúp nêu lên những điểm đổi mới của chương trình 2018 so với chương trình hiện hành So sánh điểm khác nhau của hai chương trình 2018 và 2006;

- Nêu những điểm mới của chương trình GDPT 2018, về mục tiêu giáo dục, những định hướng về phương pháp dạy học phát triển năng lực cho học sinh tiểu học Thông qua các

kế hoạch dạy học môn tiếng việt, môn toán

III Phương pháp nghiên cứu: Ngiên cứu tài liệu, tổng hợp

Danh mục Viet tãt

GDPT Giáo dục phở thòng

THPT Trung học phổ thòng

Trang 4

NÔI DUNG

1 Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có những điểm mới nào so với chương trình 2006.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố chương trình giáo dục phổ thông mới bao gồm Chương trình tổng thể và

27 Chương trình môn học, hoạt động giáo dục

Theo đó, chương trình giáo dục phổ thông 2018 có một số điểm kế thừa và nhiều điểm khác so với chương trình giáo dục 2006

Cụ thể, chương trình giáo dục phổ thông mới kế thừa chương trình hiện hành một số điểm sau: Thứ nhất, về mục tiêu giáo dục, Chương trình giáo dục phổ thông mới tiếp tục được xây dựng trên quan điểm coi mục tiêu giáo dục phổ thông là giáo dục con người toàn diện, giúp học sinh phát triển hài hòa về đức, trí, thể, mĩ

Thứ hai, về phương châm giáo dục, Chương trình giáo dục phổ thông mới kế thừa các nguyên lí giáo dục nền

tảng như “Học đi đôi với hành”, “Lí luận gắn liền với thực tiễn”, “Giáo dục ở nhà trường kết hợp với giáo dục

ở gia đình và xã hội”

Thứ ba, về nội dung giáo dục, bên cạnh một số kiến thức được cập nhật để phù hợp với những thành tựu mới

của khoa học - công nghệ và định hướng mới của chương trình, kiến thức nền tảng của các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông mới chủ yếu là những kiến thức cốt lõi, tương đối ổn định trong các lĩnh vực tri thức của nhân loại, được kế thừa từ Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, nhưng được tổ chức lại để giúp học sinh phát triển phẩm chất và năng lực một cách hiệu quả hơn

Thứ tư, về hệ thống môn học, trong chương trình mới, chỉ có một số môn học và hoạt động giáo dục mới hoặc

mang tên mới là: Tin học và Công nghệ, Ngoại ngữ, Hoạt động trải nghiệm ở cấp tiểu học; Lịch sử và Địa lí, Khoa học tự nhiên ở cấp Trung học cơ sở; Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục kinh tế và pháp luật ở cấp Trung học phổ thông; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở các cấp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông

Việc đổi tên môn Kĩ thuật ở cấp tiểu học thành Tin học và Công nghệ là do chương trình mới bổ sung phần Tin học và tổ chức lại nội dung phần Kĩ thuật

Tuy nhiên, trong chương trình 2006, môn Tin học đã được dạy từ lớp 3 như một môn học tự chọn Ngoại ngữ tuy là môn học mới ở cấp tiểu học nhưng là một môn học từ lâu đã được dạy ở các cấp học khác; thậm chí đã được nhiều học sinh làm quen từ cấp học mầm non

Ở cấp Trung học cơ sở, môn Khoa học tự nhiên được xây dựng trên cơ sở tích hợp kiến thức của các ngành vật

lí, hóa học, sinh học và khoa học Trái Đất; môn Lịch sử và Địa lí được xây dựng trên cơ sở tích hợp kiến thức của các ngành lịch sử, địa lí

Học sinh đã học môn Khoa học, môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học, không gặp khó khăn trong việc tiếp tục học các môn này Chương trình hai môn học này được thiết kế theo các mạch nội dung phù hợp với chuyên môn của giáo viên dạy đơn môn hiện nay nên cũng không gây khó khăn cho giáo viên trong thực hiện Hoạt động trải nghiệm hoặc Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở cả ba cấp học cũng là một nội dung quen thuộc vì được xây dựng trên cơ sở các hoạt động giáo dục tập thể như chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Sao Nhi đồng, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp Thanh

Trang 5

niên Việt Nam và các hoạt động tham quan, lao động, hướng nghiệp, thiện nguyện, phục vụ cộng đồng, trong chương trình hiện hành

Thứ năm, về thời lượng dạy học, tuy chương trình mới có thực hiện giảm tải so với chương trình hiện hành

nhưng những tương quan về thời lượng dạy học giữa các môn học không có sự xáo trộn

Thứ sáu, về phương pháp giáo dục, chương trình mới định hướng phát huy tính tích cực của học sinh, khắc

phục nhược điểm của phương pháp truyền thụ một chiều

Từ nhiều năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phổ biến và chỉ đạo áp dụng nhiều phương pháp giáo dục mới (như mô hình trường học mới, phương pháp bàn tay nặn bột, giáo dục STEM,.); do đó, hầu hết giáo viên các cấp học đã được làm quen, nhiều giáo viên đã vận dụng thành thạo các phương pháp giáo dục mới

Điểm mới rõ nhất ở tiểu học xuất hiện môn Hoạt động Trải nghiệm Đó là trải nghiệm ở tiểu học và hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp ở bậc THCS, THPT Nội dung cơ bản của chương trình này xoay quanh các mối quan hệ giữa cá nhân học sinh với bản thân, giữa học sinh với người khác, cộng đồng và xã hội; giữa học sinh với môi trường; học sinh với nghề nghiệp

Hoạt động trai nghiêm là hoạt động giáo dục, trong đó học sinh dựa trên sự tổng hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực giáo dục và nhóm kỹ năng khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình và tham gia hoạt động phục vụ cộng đồng dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và một số năng lực thành phần đặc thù của hoạt động này: năng lực thiết kế

và tổ chức hoạt động; năng lực thích ứng với sự biến động của nghề nghiệp và cuộc sống Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được thực hiện xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12

Nội dung cơ bản của chương trình Hoạt động trải nghiệm gồm 5 lĩnh vực: Phát triển cá nhân; Cuộc sống gia đình; Đời sống nhà trường; Quê hương, đất nước và cộng đồng xã hội; Nghề nghiệp và phẩm chất người lao động Nôi dung hoạt: đông trai nghiêm được thiêt kê theo nguyên tăc tích hợp, kết hợp đồng tâm và tuyến tính; các chủ đề được xây dựng mang tính chất mở với những nội dung hoạt động bắt buộc cho tất cả học sinh trong cả nước và nội dung mang tính phân hoá tuỳ theo nhu cầu, năng lực, sở trường của học sinh cũng như điều kiện đáp ứng của cơ sở giáo dục

Chương trình giáo dục 2006 có gì khác so với chương trình giáo dục 2018:

Chương trình GDPT 2006 Chương trình GDPT 2018

Xây dựng theo hướng nội dung nặng kiến

thức chưa chú ý vận dụng vào thực tiễn

“biết cái gì?”

Xây dựng theo hướng hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực vận dụng được vào cuộc sống “làm được gì?”

Nội dung giáo dục gần như đồng nhất cho

tất cả học sinh việc định hướng nghề

nghiệp rõ ràng

Phân biệt rõ 2 giai đoạn: giai đoạn cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9), giai đoạn nghề nghiệp

từ lớp 10 đến lớp 12)

Sự kết nối giữa các môn học, giữa các cấp

học chưa chặt chẽ, chồng chéo, trùng hợp

Thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan của 1 số môn học tạo thành môn học tích hợp, tránh chồng chéo trùng lặp

Trang 6

Thiếu tính “mở” hạn chế khả năng chủ

động của địa phương, nhà trường, giáo viên

trong việc lựa chọn bổ sung nội dung giáo

dục

Theo hướng “mở” vừa đảm bảo tính thống nhất trong phạm vi toàn quốc đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương, nhà trường, giáo viên

2 Những định hướng về phương pháp dạy học phát triển năng lực theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Tiếng Việt tiểu học.

Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ hình thành và phát triển cho học sinh 5 phẩm chất là yêu nước, nhân

ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Ngoài ra, chương trình cũng hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi gồm:

Những năng lực chung, được hình thành và phát triển từ tất cả các môn học và hoạt động giáo dục

Những năng lực chuyên môn, được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định

5 phẩm chất cần phát triển cho học sinh

Đây chính là 5 phẩm chất nền tảng giúp h ọc sinh rèn luyệ n b ản thân và hi ểu được những phẩ m ch ất quý giá

c ủ a dân tộ c mình:

Yêu nước: Đây là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam, được xây dựng và bồi đắp qua các thời kỳ

từ khi ông cha ta dựng nước và giữ nước Tình yêu đất nước được thể hiện qua tình yêu thiên nhiên, di sản, yêu người dân đất nước mình; tự hào và bảo vệ những điều thiêng liêng đó

Nhân ái: Nhân ái là biết yêu thương, đùm bọc mọi người; yêu cái đẹp, yêu cái thiện; tôn trọng sự khác biệt;

cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ người khác

Chăm chỉ: Đức tính chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc chung sẽ giúp

các em rèn luyện, phát triển bản thân để đạt được những thành công lớn lao trong tương lai

Trung thực: Dù một người có giỏi đến đâu mà thiếu đi đức tính này thì vẫn là kẻ vô dụng Bởi thế nên

ngay từ nhỏ, các học sinh cần được rèn luyện tính thật th à, ngay thẳng và biết đứng ra bảo vệ lẽ phải

Trách nhiệm: C hỉ khi một người có trách nhiệm với những gì mình làm thì đó mới là khi họ trưởng thành

và biết cống hiến sức mình cho một xã hội tốt đẹp hơn

10 năng lực cầ n phát tri ển cho học sinh

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới các em học sinh không chỉ được phát triển 5 phẩm chất nêu trên

mà còn được hình thành và phát triển 10 năng lực thiết yếu để từ đó phát huy và vận dụng tối đa khả năng của mình vào thực tiễn

10 năng lực đó được chia ra thành 2 nhóm năng lực chính là năng lực chung và năng lực chuyên môn

Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi, làm nền tảng cho mọi hoạt động của con

người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp Các năng lực này được hình thành và phát tr iển dựa trên bản năng di truyền của con người, quá trình giáo dục và trải nghiệm trong cuộc sống; đáp ứng yêu cầu của nhiều loại hình hoạt động khác nhau Nhưng năng lực chung sẽ được nhà trường và giáo viên giúp các em học sinh phát triển trong chương trình giáo dục phổ thông là:

Tự chủ và tự học

Trang 7

• Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác.

• Giải quyết vấn đề theo nhiều cách khác nhau một cách sáng tạo và triệt để

Năng lực chuyên môn là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo

định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động Đây cũng được xem như một năng khiếu, giúp các em mở rộng và phát huy bản thân mình nhiều hơn Các năng lực chuyên môn được rèn luyện và phát triển trong chương trình giáo dục phổ thông mới là:

• Ngôn ngữ

• Tính toán

• Tin học

• Thể chất

• Thẩm mỹ

• Công nghệ

• Tìm hiểu tự nhiên và xã hội

Đây chính là 5 phẩm chất và 10 năng lực mà chương trình giáo dục phổ thông mới chú trọng hình thành và phát triển các em học sinh, nhờ vậy mà học sinh phổ thông sẽ được phát triển toàn diện hơn

Định hướng chung về phương pháp giáo dục dạy học phát triển năng lực theo chương trình giáo dục phổ thông

2018 môn Tiếng Việt tiểu học

Dạy học tích hợp và phân hóa

Tích hợp nội bộ môn:

- Tích hợp kiến thức, kĩ năng ở những tuần học, bài học khác nhau để luyện đọc, viết, nghe, nói của HS

- Tích hợp các kĩ năng đọc, viết, nghe, nói trong cùng môt bài học

Tích hợp liên môn:

- Tích hợp trong môn TV với môn học khác: sử dụng những điều HS đã biết khi học các môn học khác vào môn TV

Tích hơp xuyên môn:

- Tích hợp dạy TV với giáo dục nhân các HS: giúp các em có kỹ năng sống, có ý thức công dân (xuyên suốt các cấp lớp)

Phân hóa:

- Đinh hướng dạy học phù hợp cho từng đối tượng HS khác nhau

Day học tích cực hóa hoạt động của người học

GV tổ chức, hướng dẫn cho HS, tạo môi trường học tập thân thiện, tạo tình huống có vấn đề

Các hoạt động được thực hiện với sự hỗ trợ của thiết bị dạy học; hoạt động tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà trường

HS được tổ chức hoạt động độc lập, nhóm, cả lớp,

Dạy học đa dạng hóa các hinh thức tổ chức, phương pháp và phương tiện

Rèn luyện HS phương pháp đọc, viết, nói và nghe; thực hành trải nghiệm việc tiếp nhận và trải ngiệm việc tiếp nhận và vận dụng kiến thức tiếng việt, văn hóa thông qua các hoạt động học trong

Trang 8

và ngoài lớp học, sử dụng các phương tiện dạy học

Thiết kế hoạt động dạy học môn Tiếng Việt lớp 1

Chủ Đề 9 Vui Học Bài 3: OC ÔC (tiết 1) Sách Chân Trời Sáng Tạo

I Mục tiêu:

1 Năng lực đặc thù:

- Trao đổi với bạn bè về sự vật trong tranh

- Nhận biết vần oc, ôc

- Đọc đúng vần oc, ôc và các tiếng chứa vần oc, ôc

2 Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: tự thực hiện các nhiệm vụ học tập

- Giao tiếp và hợp tác: trao đổi với nhau qua hoạt động nhóm

3 Phẩm chất:

- Chăm chỉ: rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua các hoạt động học tập

II Phương tiện dạy học:

- SHS, SGV

Trang 9

- Máy tính, máy chiếu, pp bài học

III Hoạt động dạy học:

Mục tiêu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

-Tạo tâm thế để học

sinh học bài mới -Trao

đổi với bạn bè về sự

vật trong tranh -Giao

tiếp và hợp tác: trao

đổi với nhau qua hoạt

động nhóm

1.Hoạt động 1: Khởi động

a.Phương pháp :

- Dạy học hợp tác

- Đàm thoại gợi mở

- Trực quan b.Cách tiến hành : -GV yêu cầu HS hoạt động nhóm và viết câu trả lời vào bảng nhóm thảo luận trả lời câu hỏi:

-GV mời các nhóm treo bài nhóm lên bảng và mời đại diện nhóm trả lời câu hỏi:

+Nhìn tranh em thấy gì?

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi

■ điíar ■ 11

1

- Trong tranh có bạn sóc, bạn

ốc, có nhiều gốc cây, thân cây

có hốc để để sách,

Trang 10

+Các bạn trong tranh đang làm gì?

-Gv và HS cùng nhận xét câu trả lời -GV yêu cầu HS quan sát và tìm điểm

giống nhau của các từ “sóc, đọc, goc,oc,hoc”

-GV và HS cùng nhận xét câu trả lời

-GV giới thiệu bài mới và ghi tên đề bài

- Các bạn đang đọc sách cùng nhau.

- Hs trả lời “các từ có vần và oc ôc”

- Nhận biết vần oc, ôc

- Đọc đúng vần oc,

ôc và các tiếng

chứa vần oc, ôc

- Giao tiếp và hợp

tác: trao đổi với

nhau qua hoạt động

nhóm

-Tự chủ và tự học: tự

thực hiện các nhiệm

vụ học tập

2.Hoạt đông 2: Khám phá

a Phương pháp :

- Dạy học hợp tác

- Đàm thoại gợi mở

- Trực quan b.Cách tiến hành : 2.1 Nhận diện vần mới 2.1.1 Nhận diện vần oc -GV chiếu slide vần “OC” và yêu cầu HS quan sát và phân tích vần “OC”

-GV và HS cùng nhận xét câu trả lời -GV hướng dẫn HS đọc

-GV nhận xét và khen thưởng cách đọc của HS

2.1.2 Nhận diện vần ôc (tương tự vần oc)

2.1.3.Tìm điểm giống nhau giữa các vần

oc, ôc -GV chiếu slide 2 vần OC ÔC để học sinh quan sát và so sánh

+ Tìm điểm giống nhau giữa các vần oc, ôc

- HS quan sát và phân tích: vần

“OC” có âm O đứng trước âm

C đứng sau

- HS đọc: O-C-OC + Đọc cá nhân + Đọc theo tổ + Đọc cả lớp

- HS quan sát

Ịoc ôc|

- Đều có âm “c” đứng cuối vần

Ngày đăng: 27/06/2024, 15:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w