1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quản lý dạy học môn toán cho học sinh lớp 3 thông qua sử dụng trò chơi ở các trường tiểu học huyện yên phong tỉnh bắc ninh

119 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRỮỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TRƯ ƠNG VĂN CƯỜNG QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 3 THÔNG QUA SỬ DỤNG TRÒ CHƠI Ỏ CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC N

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRỮỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TRƯ ƠNG VĂN CƯỜNG

QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 3

THÔNG QUA SỬ DỤNG TRÒ CHƠI Ỏ CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC sĩ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Quăn lý giáo dục

Ma số: 8140114.01

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN ĐÀNG TRUNG

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây làcông trình nghiên cứu củatôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa họccủa TS Nguyễn Đăng Trung Các tài liệu, số

liệu sửdụngtrongluận văn là trung thực, dựa trên sự khảo sát trực tiếp và

tông hợp của bản thăn và cácnguồn tàiliệu tin cậy, kết quả nêu trong luận

vănlà trungthực, được các cơ quan cho phép sử dụng và chưa từng được

công bốtrong bất kỳ công trình nào khác.

Hà Nội, ngày thángnăm 2024

Học viên

Trương Văn Cường

1

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suôt quá trình nghiên cứu luận văn này, ngoài sự nô lực của bànthân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chi bảo tận tình của các thầy, cô giáo vàcủa nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân

Trước hết tôi xin gửi tới các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe và lờicảm ơn sâu sắc Với sự quan tâm, giảng dạy, chỉ bảo tận tình, chu đáo của các thầy cô, đến nay tôi đã hoàn thành luận văn, đề tài: ‘‘Quản lýdạy học môn Toán cho học sinh lớp 3 thông qua sử dụngtrò chơi ở các trườngtiếuhọc huyệnYên Phong, tinh Bắc Ninh

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS NguyễnĐăng Trung đã quan tâm giúp đỡ, tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận vãnnày trong thời gian qua

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo Trường Đại học Giáo dục Đại học Quốc gia Hà Nội, Phòng sau Đại học, Khoa Quản lý giáo dục, cácphòng, ban chức năng đã trực tiếp và gián tiếp giúp đỡ tôi trong suốt quátrình học tập và nghiên cứu đề tài luận văn Không thế không nhắc tới sự quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ của lãnh đạo các trường tiểu học trên địa bàn huyện yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, các ban, ngành, cùng sự giúp đỗ’nhiệt tình của gia đình, các bạn trong lớp trong suốt quá trình học tập cũngnhư thực hiện luận văn này

-Tôi xinchânthànhcảm ơn!

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STTChữ viết tắtChữ đầy đủ

1 CBQL Cán bộ quản lý2 CNTT Công nghệ thông tin

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Danh mục các từ viết tắt iii

Danh mục các bảng, biều đồ và sơ đồ viii

MỞ ĐÀU 1

CHƯƠNG 1: Cơ SỞ LÍ LUẬN VÈ QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔNTOÁN THÔNG QUA sử DỤNG TRÒ CHOI Ỏ TRUÔNG TIỂU HỌC 6

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 6

1.1.1 Những nghiên cứu về hoạt động dạy học môn toán thông quasử dụng trò chơi ờ trường tiểu học 6

1.1.2 Những nghiên cứu về quản lý dạy học môn toán thông qua sử dụng trò chơi ở trường tiểu học 8

1.2 Một số khái niệm cơ bản 10

1.2.1 Khái niệm dạy học 10

1.2.2 Trò chơi trong dạy học 12

1.2.3 Dạy học môn Toán thông qua sử dụng trò chơi 13

1.2.4 Quản lý dạy học môn Toán thông qua sử dụng trò chơi 18

1.3 Lí luận về dạy học môn Toán cho học sinh lớp 3 thông qua sử dụng trò choi ỏ' trưòng tiếu học 19

1.3.1 Đặc điểm tâm lý và nhận thức của học sinh lớp 3 19

1.3.2 Ý nghĩa, mục tiêu, vai trò, nguyên tắc, trò chơi trong dạy môn Toán 20

1.3.3 Nội dung chương trình trò chơi trong sách giáo khoa Toán lớp 3 27

1.3.4 Các bước xây dựng trò chơi học tập ở Toán lớp 3 30

1.3.5 Phương pháp dạy học môn Toán lớp 3 thông qua sử dụng trò chơi 31

1.3.6 Hình thức dạy học môn Toán lớp 3 thông qua sử dụng trò chơi 31

1.3.7 Đánh giá kết quả dạy học môn Toán lớp 3 thông qua sử dụng trò chơi 33

IV

Trang 6

1.4 Quản lý dạy học môn Toán thông qua sử dụng trò choi ở trường

1.4.3 Quăn lý thiết kế trò chơi học tập 35

1.4.4 Quản lý kiếm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Toán thôngqua sử dụng trò chơi ở trường tiều học 36

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn Toán lóp 3 thông qua sử dụng trò choi ở trường tiểu học 38

Ạ _ _ ĩ _ _ 22-g > 71 L • _ z ô_ À _1 • _ !_•_ _~ z _nr’*.1 Khái quát vê điêu kiện tự nhiên, kinh tê - xã hội, giáo dục Tiêuhọc huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh 43

2.2 Giói thiệu về tổ chức khảo sát 46

2.3.1 Thực trạng nội dung chương trình sách giáo khoa Toán lớp 3 48

2.3.2 Thực trạng phương pháp, phương tiện dạy học môn Toán lớp3 thông qua sử dụng trò chơi ở các trường tiểu học huyện YênPhong, tỉnh Bắc Ninh 51

V

Trang 7

2.3.3 Thực trạng đánh giá kết quả dạy học môn Toán lóp 3 thông

qua sử dụng trò chơi 52

2.4 Thực trạng quăn lý dạy học môn Toán cho học sinh lớp 3 thông qua sủ' dụng trò chơi ở các trường tiếu học huyện Yên Phong, tỉnhBắc Ninh 54

2.4.1 Thực trạng quản lý chương trinh, kế hoạch hoạt động dạy họcmôn Toán thông qua sử dụng trò chơi ở trường tiểu học 54

2.4.2 Thực trạng quản lý thiết kế giáo án học tập 56

2.4.3 Thực trạng quăn lý kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học mônToán thông qua sử dụng trò chơi ở trường tiểu học 57

2.4.4 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quàn lý hoạt động họcmôn Toán thông qua sử dụng trò chơi ở trường tiều học 58

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 66

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học 66

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 66

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 66

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo kế thừa và phát triển 67

3.1.5 Nguyên tắc đâm bảo khả thi và hiệu quả 67

3.1.6 Nguyên tắc đảm bảo đặc trưng của bộ môn 67

3.2 Một số biện pháp quản lý dạy học môn Toán lóp 3 thông qua sửdụng trò chơi ở các trường tiểu học huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh 67

3.2.1 Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về vai trò và tầmquan trọng của quản lý dạy học môn Toán lóp 3 thông qua sử dụngtrò chơi 67

VI

Trang 8

3.2.2 Tô chức bôi dưỡng, tập huân vê kỳ năng dạy học môn Toán

cho học sinh lóp 3 thông qua sử dụng trò chơi cho đội ngũ giáo viên 71

3.2.3 Xây dựng nội dung, chương trình dạy học môn Toán lớp 3thông qua sử dụng trò chơi 73

3.2.4 Chỉ đạo đổi mới hoạt động dạy và học môn Toán cho học sinhlóp 3 thông qua sử dụng trò chơi 76

3.2.5 Đổi mới đánh giá kết quả hoạt động dạy học môn Toán lóp 3thông qua sử dụng trò chơi 84

3.2.6 Tổ chức, bố trí mua sắm thiết bị dạy học phục vụ hoạt động dạy học môn Toán lớp 3 thông qua sử dụng trò chơi 87

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 89

3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 90

3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 90

3.4.2 Nội dung khảo nghiệm 90

3.4.3 Phương pháp khảo nghiệm 91

3.4.4 Kết quả khảo nghiệm 91

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIẺU ĐỒ VÀ so ĐỒ

Bảng 2.1: Hệ thông cơ sở vật chât ở các trường tiêu học huyện Yên

Phong năm học 2021 -2022 45Bảng 2.2: Đánh giá của đội ngũ CBQL, GV về thực trạng thực hiện

nội dung chương trình môn Toán lớp 3 49Bảng 2.3: Đánh giá của đội ngũ CBQL, GV vê thực trạng phương pháp

dạy học môn Toán lóp 3 thông qua sử dụng trò chơi ở cáctrường tiêu học huyện Yên Phong, tỉnh Băc Ninh 51

Bảng 2.4: Đánh giá của đội ngũ CBQL, GV vê thực trạng kiêm tra,

đánh giá hoạt động dạy học môn Toán lóp 3 thông qua sử dụng trò chơi ở các trường tiểu học huyện Yên Phong, tỉnh

Bắc Ninh 53Bảng 2.5: Đánh giá của đội ngũ CBQL, GV về thực trạng chương trình,

kế hoạch dạy học môn Toán lớp 3 thông qua sử dụng trò chơiở các trường tiểu học huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh 55Bảng 2.6: Đánh giá của đội ngũ CBQL, GV về thực trạng quản lý

thiết kế trò chơi học tập 56Bảng 2.7: Đánh giá của đội ngũ CBQL, GV vê thực trạng quản lý

kiểm tra đánh giá kết quả dạy học môn Toán lóp 3 thôngqua sử dụng trò chơi ở trường tiều học 57

Bảng 2.8: Đánh giá của đội ngũ CBQL, GV về thực trạng quản lý

hoạt động học môn Toán thông qua sử dụng trò chơi ớtrường tiểu học 58Bảng 3.1: Kết quà khảo sát tính cần thiết của các biện pháp 91Bảng 3.2: Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp 92Biểu đồ 3.1: Mối tương quan tính cần thiết và khả thi của các biện pháp

đề xuất 93Sơ đồ 3.1 Mối quan hệ giữa các biện pháp 90

• ••viii

Trang 10

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đê tài

Trong chương trình giáo dục tiểu học hiện nay, môn toán cùng với cácmôn học khác trong nhà trường Tiểu học có những vai trò rất to lớn góp phần quan trọng trong việc tạo nên những con người phát triển toàn diện Có thể nói, Toán học là môn khoa học tự nhiên có tính logic và tính chính xác cao,nó là chìa khóa mở ra sự phát triến của các bộ môn khoa học khác

Muốn học sinh Tiểu học học tốt được môn Toán thì mồi người Giáo viên không chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu có sẵn trong Sách giáo khoa trong các sách hướng dẫn và thiết kế bài giảng một cách rập khuôn, máy móc làm cho học sinh học tập một cách thụ động Nếu chỉ dạy học như vậy thì việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và tất nhiên hiệu quả học tập cũng sẽ không cao Đó là một trong những nguyên nhân gây racản trở việc đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạosẵn sàng thích ứng với những việc đối mới diễn ra hàng ngày

Bậc Tiểu học là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móngcho việc hình thành và phát triến nhân cách học sinh Môn toán cũng như cácmôn học khác cung cấp những tri thức khoa học ban đầu, những nhận thức vềthế giới xung quanh nhằm phát triền năng lực nhận thức, hoạt động tư duy vàbồi dưỡng tình cảm đạo đức tốt đẹp của con người Môn toán ở trưởng Tiểuhọc là một môn độc lập, chiếm phần lớn thời gian trong chương trình học của học sinh Nó là bộ môn khoa học nghiên cứu có hệ thống, phù hợp với hoạt động nhận thức tự nhiên của con người Bên cạnh đó, môn toán còn có khảnăng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận logic, thao tác tư duy cần thiết để con người phát triển toàn diện, hình ảnh nhân cách tốt đẹp cho con người lao động trong thời đại mới

Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy

1

Trang 11

học môn toán ờ bậc Tiêu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ độngsáng tạo của học sinh Vì vậy người giáo viên phải gây được hứng thú học tậpcho các em bàng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập.Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất Có thể nói chơilà một trong những hoạt động sống của con người Cùng với lao động và học tập, chơi làm cho cuộc sống con người thêm phong phú Đối với trẻ nhỏ chơi là cuộc sống thực của chúng Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, hoạt động vui chơi đã nhường chỗ hoạt động chủ đạo cho học tập nhưng trò chơi, đặc biệt là trò chơi trong học tập vẫn có một vị trí quan trọng trong cuộc sống của trẻ nóichung và sự phát triển của học sinh tiểu học nói riêng Thông qua trò chơi cácem sẽ lĩnh hội các tri thức Toán học một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu, kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, trong việc làm Khi giáo viên đưa ra được các trò chơi Toán học một cách thường xuyên, khoa học thì chắc chắn chất lượng dạy học môn Toán sẽ ngày càng nâng cao.

Có thể nói quản lý và dạy học môn Toán cho học sinh lóp 3 thông qua qua việc sử dụng trò chơi là một phương pháp rất quan trọng và cần thiết Bởi

lẽ: Trò chơi là cách tuyệt vời để tạo ra một môi trường học tập tích cực Thay vì cảm thấy áp đặt và căng thẳng khi học Toán, học sinh sẽ cảm thấy thoảimái và hứng thú hơn khi tham gia vào các trò chơi Bên cạnh đó trò chơi thường yêu cầu sự tương tác và hợp tác giữa các học sinh Khi học sinh làmviệc cùng nhau đế giải quyết các vấn đề Toán, học sinh có cơ hội học hỏi từ nhau và phát triển kỳ năng giao tiếp và làm việc nhóm Trò chơi Toán thườngđòi hỏi sự sáng tạo và tư duy linh hoạt để giải quyết các vấn đề Thay vì chỉ nhớ các quy tắc và công thức, học sinh sẽ được khuyến khích đế tìm ra nhữngcách tiếp cận mới và phát triển khả năng suy luận và tư duy logic của mình

Khi học sinh tham gia vào các trò chơi Toán và thành công trong việc giảiquyết các bài toán, học sinh sẽ cảm thấy tự tin hơn trong khả năng của mình

2

Trang 12

Điều này có thể khuyến khích học sinh tham gia tích cực hơn trong các hoạt động học tập khác và phát triển một thái độ tích cực đối với môn học Toán.

Tóm lại, việc quản lý và dạy học môn Toán cho học sinh lớp 3 thôngqua sử dụng trò chơi không chỉ là một cách tiếp cận thú vị mà còn là mộtphương pháp hiệu quả để khuyến khích sự hứng thú và phát triển kỳ năng Toán của học sinh

Trò chơi Toán học có sức hấp dần, có vai trò quan trọng như vậy nhưngkhông ít giáo viên vẫn còn coi nhẹ, chưa dành thời gian xứng đáng Bên cạnh đó, một số giáo viên còn cho rằng tô chức trò chơi phụ thuộc vào nhiều năng khiếu Ai có nhiều năng khiếu, người đó sẽ dạy giỏi Ai không có năng khiếu thì cổ mấy cũng không thành công Từ những nhận thức đó của giáo viên đãdẫn đến chất lượng giờ học còn hạn chế Chính vì vậy tại các trường tiểu họchuyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh cần phải có các biện pháp quản lý dạy họcmôn Toán nói chung, môn Toán cho học sinh lớp 3 thông qua việc sử dụng trò chơi nói riêng Xuất phát từ những vấn đề nêu trên chúng tôi quyết định chọn đề tài “Quản lý dạy học mônToáncho học sinhlớp 3 thông qua sửdụng

trò chơi ởcác trườngtiêuhọchuyệnYên Phong,tỉnh BắcNinh’’ để nghiêncứu và thực hiện luận văn nhằm góp phần cho việc đổi mới phương pháp dạyhọc hiện nay

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, luận văn đề xuất các biện pháp quản lý dạy học môn Toán cho học sinh lóp 3 thông qua sử dụng tròchơi nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở các trường tiểu học huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thế nghiên cứu

Hoạt động dạy học môn Toán lóp 3 thông qua sử dụng trò chơi ớ trường tiểu học

3

Trang 13

3.2 Đổi tượng nghiên cứu

Quản lý dạy học môn Toán cho học sinh lớp 3 thông qua sử dụng trò chơi ở các trường tiểu học huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

4 Giả thuyết khoa học

Chất lượng và hiệu quả dạy học môn Toán cho học sinh lóp 3 thôngqua sử dụng trò chơi sẽ được nâng cao nếu các biện pháp quản lý hoạt động này phát huy được vai trò của chủ thể quản lý và sự hưởng ứng tích cực củagiáo viên và học sinh

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Hệ thống cơ sở lí luận về quản lý hoạt động dạy học môn Toán lóp 3 ở tiểu học thông qua sử dụng trò chơi

5.2. Khảo sát đánh giá thực trạng về dạy học môn Toán lớp 3 ở tiểu học thôngqua sử dụng trò chơi ở các trường tiểu học huyện Yên Phong

5.3. Đề xuất và khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi các biện pháp quản lý dạy học môn Toán lớp 3 thông qua trò chơi ở các trường tiếu học huyện YênPhong, tỉnh Bắc Ninh

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

6 ỉ Giới hạn về mặt nội dung

Đề tài tập trung nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý dạy học mônToán cho học sinh lóp 3 thông qua sử dụng trò chơi ở các trường tiểu họchuyện Yên Phong, tinh Bắc Ninh

6.2 Khách thể khảo sát

Đổi tượng khảo sát là CBQL, GV dạy học môn Toán tại các trường tiểuhọc trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh Bao gồm: 90 người trongđó: 30 CBQL và 60 giáo viên dạy học môn Toán

7 Phương pháp nghiên cứu7.1 Phu’O’ng pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, tổng họp khái quát hóa, hệ thống hóa các tài liệu liên quan đến hoạt động dạy học môn Toán và quản lý hoạt động này thông qua sử dụng

trò chơi ở tiểu học

4

Trang 14

7.2 Phương pháp điều tra

Điều tra việc GV thực hiện việc sử dụng trò chơi trong hoạt động dayhọc môn Toán lớp 3 ở một số trường Tiểu học thông qua các phiếu khảo sát

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi với 4 mức độ theo thang Liker nhằm thu thập thông tin về thực trạng trong dạy học môn Toán lóp 3 thôngqua trò chơi và quản lý hoạt động này ở các trường tiếu học thuộc địa bàn nghiên cứu với các đối tượng bao gồm: 30 cán bộ quản lý, 60 giáo viên dạyhọc môn Toán ở các trường tiểu học huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

7.3 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

Đây là phương pháp này dùng để tìm hiểu thực trạng sản phẩm hoạt động sừ dụng trò chơi trong dạy học môn Toán lóp 3

8 Cấu trúc cùa luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm cácchương sau:

Chương 7: Cơ sở lí luận về quản lý dạy học môn Toán thông qua sử dụng trò chơi ở trường tiểu học

Chương 2'. Thực trạng quản lý dạy học môn Toán cho học sinh lớp 3 thôngqua sử dụng trò chơi ở các trường tiểu học huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Chương3: Biện pháp quản lý dạy học môn Toán cho học sinh lớp 3 thôngqua sử dụng trò chơi ở các trường tiểu học huyện Yên Phong, tỉnh Bấc Ninh

5

Trang 15

CHƯƠNG 1Cơ SỞ LÍ LUẬN VÈ QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN TOÁN THÔNG QUA SỬ DỤNG TRÒ CHƠI Ở TRUỜNG TIÉU HỌC1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

7.7.7 Những nghiên cứu về hoạt động dạy học môn toán thông qua sử dụng trò choi ở trường tiếu học

Các tác giả đầu ngành trong môn Toán học như Đào Tam, Nguyễn Trọng Chiến, Nguyễn Thị Kim Thoa, Phạm Thanh Thông, Hoàng Bá Thịnh,Trần Đồng Lâm đã nghiên cứu nhiều góc độ khác nhau của môn Toán và phương pháp dạy học môn Toán Tài liệu “Tổ chức hoạt động vui chơi ở Tiểuhọc nhằm phát triển tâm lực, trí tuệ và thể lực cho học sinh” do tác giả Trần Nhật Thăng (Chù biên) đã giới thiệu các tổ chức vận động cho HSTH Tác giả Trần Đồng Lâm cùng các tác giả khác đã giới thiệu 1 số tổ chức giữa buổi cho HSTH giúp học sinh giải trí sau những tiết học căng thẳng [21, tr.56]

- Trong cuốn “Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiều học” (Sách dự án - NXB Giáo dục, 2005) Nhóm tác giả đã nêu bật lên định hướng đổi mới

PPDH trong các môn học ờ Tiểu học, các yêu cầu cần đổi mới phương pháp dạy học môn Toán; đã nêu ra các phương pháp dạy học truyền thống vàphương pháp dạy học hiện đại trong bộ môn Toán, ưu và nhược điếm cùa cácphương pháp đó Tuy nhiên cách vận dụng các phương pháp đó nói chung vàphương pháp tổ chức trò chơi nói riêng để đạt kết quả cao thì nhóm tác giả này chưa đi sâu nghiên cứu Dựa trên những kiến thức mà tác giả đã đưa ra

làm cơ sở vững chắc để tôi nghiên cứu đề tài đạt hiệu quả cao [3, tr.45]

- Trong cuốn “Thực hành phương pháp giải Toán ờ Tiểu học” Nhàxuất bản Đại học Huế 2008 TS Đào Tam (Chủ biên), Phan Thanh Thông, Hoàng Bá Thịnh Nhóm tác giã đã đưa ra mục tiêu dạy học bộ môn Toán, cách vận dụng thực hành dạy Toán trong các phân môn thực hành dạy học

6

Trang 16

các sô tự nhiên, thực hành dạy các sô thập phân, thực hành dạy học các yêu tố đại số, thực hành dạy các yếu tố hình học, thực hành dạy các yếu tố đạilượng và đo đại lượng, thực hành giải toán có lời văn Mồi phân môn nhómtác giả đã nêu lên cách vận dụng dạy học bài đó như thế nào? Tuy nhiên, cáctác giả chưa đi sâu nghiên cứu các pp đó và cách sử dụng các pp đó trongtừng giai đoạn cụ thể Ngoài ra còn một số tác giả nghiên cứu về PPDH mônToán như: Lê Văn Thuận, Trần Luận và một số tác giả khác.

- Trò chơi là một trong những HĐ không thể thiếu của con người Cùngvới lao động và học tập, trò chơi làm cho cuộc sống con người thêm phong phú Đối với trẻ nhở, chơi chính là cuộc sống thực của chúng Ở lứa tuồi HSTH, mặc dù HĐ chơi đã lui về phía sau, nhường vai trò chủ đạo cho học tập, nhưng trò chơi vẫn có một vị trí chủ đạo trong cuộc sống của các em nóichung và sự phát triển của các em nói riêng

- Trò chơi là một hoạt động cần thiết đối với sự phát triển tâm- sinh lý trẻ em "Không chơi trẻ không thế phát triển, không chơi đứa trẻ chỉ tồn tại chứ không phải là đang sống Đó là một thực tế mang tính quy luật" “Song chơi không phải là sự giải phóng năng lượng dư thừa như F.Sillen vàG.Spencer quan niệm, chơi cũng không phải là hành vi bản năng sinh học như

SFreud tường, mà chơi của trẻ mang bản chất xã hội”

- Theo Đ B Elkônin đã nghiên cứu lịch sử về phát triển trò chơi trong mối liên hệ giữa sự phát triển của xã hội với sự thay đổi và phát triến của trẻ “Lịch sử phát triến trò chơi gắn liền trong mối quan hệ với

sự phát triển của xã hội loài người và sự thay đồi vị trí của trẻ trong hệ thống những mối quan hệ xã hội ông cho rằng, nhu cầu và ham muốnhiểu biết về thế giới xung quanh chính là nguồn gốc, động lực giúp trẻtích cực hoạt động trong trò chơi”

- Dựa trên quan điểm Macxit, các nhà khoa học xô viết cũng đã khẳng định: “Trò chơi có nguồn gốc từ lao động và mang bàn chất xã hội

7

Trang 17

Trò chơi được truyên thụ từ thê hệ này sang thê hệ khác chủ yêu băng conđường giáo dục”.

1.1.2 Những nghiên cứu về quản lý dạy học môn toán thông qua sử dụng trò choi ở trường tiểu học

* Đầu tiên phải kể đến một số công trình nghiên cứu về quản lý dạy họcmôn Toán trong trường tiểu học Cụ thổ là một số công trình nghiên cún:

- Tác giả: Deborah Loewenberg Ball (2015) trong nghiên cứu "DevelopingTeaching, Learning, and Leadership in Schools of Education: A Departmental Transformation Framework" Nghiên cứu này tập trung vào việc phát triểngiảng dạy, học tập và lãnh đạo trong các trường đại học giáo dục, đưa ra mộtkhung phương pháp biến đổi bộ phận giáo dục Trong đó, có một phần nghiêncứu về cách quản lý dạy học môn Toán trong trường tiều học

- Tác giả: Liping Ma (2018) trong nghiên cứu "Knowing and Teaching Elementary Mathematics: Teachers' Understanding of Fundamental Mathematicsin China and the United States" Nghiên cứu này so sánh sự hiểu biết và cách giảng dạy môn Toán của giáo viên tiểu học ở Trung Quốc và Hoa Kỳ, từ đó cung cấp cái nhìn sâu sắc về quản lý dạy học môn Toán trong các môi trườnggiáo dục khác nhau

- Tác giả: Jo Boaler (2017) trong nghiên cứu "What's Math Got to Do with It? How Teachers and Parents Can Transform Mathematics Learning andInspire Success" Nghiên cứu này tập trung vào việc làm thế nào giáo viên vàphụ huynh có thể biến đổi quá trình học Toán và truyền cảm hứng cho sự thành công trong môn học này ở trẻ em tiểu học

- Tác giả: Robert E Slavin (2019) trong nghiên cứu "EffectivePrograms in Elementary Mathematics: A Best-Evidence Synthesis" Nghiêncứu này tổng hợp các chương trình hiệu quả trong môn Toán ở trường tiểuhọc dựa trên bằng chứng tốt nhất, đồng thời cung cấp gợi ý về cách quản lý và triển khai các chương trình này

Trang 18

- Tác giả: James w Stigler và James Hiebert (2021) trong nghiên cứu"The Teaching Gap: Best Ideas from the World's Teachers for ImprovingEducation in the Classroom" Nghiên cứu này đề cập đến sự chênh lệch giữa cách giảng dạy Toán ở các quốc gia khác nhau và đề xuất các ý tường tốt nhất từ giáo viên trên thế giới để cải thiện giáo dục tại lóp học, bao gồm cả quản lýdạy học môn Toán trong trường tiểu học.

* Nghiên cứu về quản lý dạy học môn Toán thông qua sứ dụng trò chơi ở trường tiểu học phải kể đến một số công trình như:

- Tài liệu “Cơ sở của khoa học quản lý giáodục" của tác giả Nguyễn Minh Đạo; tài liệu "Những khái niệm cơ bản vềquản lý giáodục” của tác giả Nguyễn Ngọc Quang; tài liệu "Quản lý, quản lý giảodụctiếpcận từ những

mô hình ” của tác giả Đặng Quốc Bảo là những tài liệu mà trong đó trình bày về khái niệm quản lý, quản lý giáo dục và quản lý giáo dục được tiếp cận từ những mô hình

Đặng Hoàng Hận (2019) với đề tài “Quản lý dạy học môn Toán cho học sinh lớp 3 thông qua sử dụng trò chơi học tập”, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học Đồng Tháp Tác giả đã xác định cơ sở lý luận trò chơi học tập trong dạy học môn Toán 3; Khảo sát thực trạng dạy học Toán 3thông qua hoạt động trò chơi học tập từ đó đề xuất một số phương pháp sửdụng trò chơi học tập vào việc dạy học môn Toán 3

Nguyễn Lưu Kim Thanh (2020) với đề tài “Quản lý hoạt động xây dựng và tố chức trò chơi học tập môn Toán ở khối lớp 2”, Luận văn thạc sĩkhoa học giáo dục, Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.Nhằm góp phần giúp giáo viên khối lớp 2 và giáo viên tiểu học nói chung có những hiếu biết cụ thể và rõ ràng hơn về trò chơi học tập môn Toán, tác giả đã lựa chọn đề tài, kết quả nghiên cứu cùa đề tài giúp ích phần nào cho cáctiết học toán chuyển từ nhàm chán, khô khan sang hấp dẫn và có tính kíchthích học tập cao

9

Trang 19

Hoàng Thu Huyên (2020) với đê tài: “Quản lý hoạt động sử dụng tròchơi trong dạy học chủ đề phân số số học 6”, Luận văn thạc sĩ sư phạm toán học, Truông đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội Đề tài được tiến hành nhằm mục đích nghiên cứu, tìm hiểu lí luận về kĩ thuật sử dụng trò chơi trong dạy học môn Toán, tìm hiểu các hiệu quả mà kĩ thuật mang lại trong dạy học.Đe tài được nghiên cứu thực nghiệm tại trường trung học cơ sở Wellspring, nhằm tìm hiểu và đa dạng hoá cách thức tiếp cận môn Toán để tạo hứng thúhọc tập môn Toán của học sinh khối lớp 6 trường THCS Wellspring.

- Nghiên cứu về quản lý nhà trường nói chung và quản lý HĐDH nóiriêng có các tác giả như: Nguyễn Ngọc Quang, Phạm Viết Vượng, Nguyễn Văn Lê, Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt

- Các công trình khoa học trên với tầm vóc qui mô về giá trị lí luận vàthực tiễn được ứng dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả to lớn trong phát triểnsự nghiệp giáo dục nước nhà Tuy nhiên phần lớn các công trình trên chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu về lí luận có tính chất tống quan về quản lý giáo dục,quản lý trường học, còn về hoạt động dạy học môn toán thông qua sử dụng trò chơi ở trường tiểu học và quản lý hoạt động dạy học môn toán thông qua sửdụng trò chơi ở trường tiểu học đã được nhiều tác giả quan tâm dưới nhiều góc độ khác nhau Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu vào quản lý dạy học môn Toán cho học sinh lớp 3 thông qua sử dụng trò chơi ở các trườngtiểu học huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh Do đó, trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi tập trung nghiên cứu vấn đề “Quản lýdạyhọcmôn Toáncho

học sinh lớp 3 thông qua sử dụng trò choi ” nhằm nâng cao hứng thú học tậpmôn Toán cho học sinh lớp 3 nói riêng, học sinh tiếu học nói chung

1.2 Một số khái niệm CO’ bản

Trang 20

Theo tác giả Phạm Viêt Vượng ‘‘Nói đềnDH lả nói đền hoạt động dạy và họccủathầy và trò trong nhà trường, vớimụctiêu là giúphọc sình nắm

vững hệ thống kiến thứckhoa học,hình thành hệ thống kỹnăng, kỹ xảovà

thái độ tíchcực đổivới họctậpvàcuộc sổng”.

Hoạt động dạy: Là truyền thụ tri thức, tổ chức, điều khiển hoạt động chiếm lĩnh tri thức của HS, giúp HS nắm được kiến thức, hình thành kỳ năng, thái độ Hoạt động dạy có chức năng kép là truyền đạt và điều khiển nội dung học theo chương trình quy định Có thể hiểu hoạt động dạy là quá trình hoạt động sư phạm của GV, làm nhiệm vụ truyền thụ tri thức, tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của HS

Hoạt động học: Học là quá trình trong đó dưới sự định hướng củangười dạy, người học tự giác, tích cực, độc lập, tiếp thu tri thức, kinh nghiệm từ môi trường xung quanh bằng các thao tác trí tuệ và chân tay nhằm hìnhthành cấu trúc tâm lý mới để biến đổi nhân cách của mình theo hướng ngàycàng hoàn thiện Có thế hiếu hoạt động học của học sinh là quá trình lình hộitri thức, hình thành hệ thống nhũng kỳ năng, kỳ xảo, vận dụng kiến thức vàothực tiễn và hoàn thiện nhân cách của bàn thân

* Hoạt động dạy học môn Toán:

HĐDH môn Toán là hoạt động GV tổ chức, hướng dần, điều khiển HS tự minh chiếm lĩnh những kiến thức, kĩ năng cơ bản của Toán học và hìnhthành hoặc biến đổi những tình cảm, thái độ học tập ở HS Các HĐDH môn

Toán được thực hiện trong quá trình hình thành kiến thức Toán học hoặc vậndụng nội dung kiến thức đó HĐDH môn Toán ở trường Tiếu học thường liênquan đến các dạng hoạt động sau:

- Nhận dạng và thể hiện: Một phương pháp, một quy tắc, một định lý,một hệ quả,

- Những hoạt động Toán học: Định nghĩa, chứng minh, giải toán phương trình, giải bất phương trình, vẽ đồ thị, vẽ hình,

11

Trang 21

- Những hoạt động trí tuệ phổ biến trong Toán học: Lật ngược vấn đề, xét tính giải được, phân chia trường hợp,

- Những hoạt động trí tuệ chung: Phân tích, tổng hợp, so sánh, trừutượng hóa, khái quát hóa,

- Những hoạt động ngôn ngừ: Khi yêu cầu HS phát biểu một tính chất,giải thích một định nghĩa, trình bày lời giài một bài toán

1.2.2 Trò chơi trong dạy học

1.2.2.1.Trò chơi

Trò chơi là một hoạt động tự nhiên cần thiết đế thỏa mãn những nhucầu giải trí đa dạng của con người TC còn là một phương pháp GD hiệu nghiệm nhất đối với việc hình thành nhân cách và trí lực của học sinh TC còn

là một hình thức dưỡng sinh dành cho người lớn tuổi TC giúp họ vui vẻ, thưgiãn và sáng khoái

Trong từ điển tiếng Việt xuất bản năm 1992, “trò được hiểu là một hìnhthức mua vui bày ra trước mắt mọi người” “Chơi là một từ chung đế chỉ ra các hoạt động lúc nhàn rỗi, ngoài giờ làm việc nhằm mục đích giải trí là chính” Vì vậy, TC được hiểu là những HĐ làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi,giải trí của con người

Theo những quan điểm giáo dục, trò chơi vừa là phương tiện phát triến toàn diện nhân cách vừa là hình thái tổ chức cuộc sống Đối với trẻ em, tròchơi là hoạt động giúp trẻ tái tạo các hành động của người lớn và các quan hệ giữa họ, định hướng nhận thức đồ vật và nhận thức xã hội Trong trò chơi,nhu cầu và các phẩm chất của trẻ về thể lực, trí tuệ, đạo đức và ý chí đượchình thành, thỏa mãn, thề hiện và phát triến Trẻ em do được chơi nên pháttriến Do vậy, chơi là hoạt động chủ đạo trong giáo dục trẻ em

1.2.2.2.Trò chơi trongdạy học

Trò chơi trong dạy học là loại trò chơi có nội dung tri thức gắn với hoạt động học tập của học sinh và gắn với nội dung bài học Trò chơi trong dạy

12

Trang 22

học giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân đế chơi và để họcqua đó kiến tạo tri thức, kinh nghiệm và kỹ năng thông qua sử dụng trò chơi.

Có nhiều quan điểm khác nhau về trò chơi học tập, tiêu biểu là một sốquan điểm sau:

- Theo nhà sư phạm nối tiếng N.K.Crupxkaia thì “Trò chơi học tậpkhông những là phương thức nhận thức thế giới, là con đường dẫn dắt trẻ đitìm chân lý mà còn giúp trẻ xích lại gần nhau, giáo dục cho trẻ tình yêu quêhương, lòng tự hào dân tộc Trẻ em không chỉ học trong lúc học mà còn trong

lúc chơi Chơi với trẻ vừa là học vừa là lao động, vừa là hình thức giáo dục nghiêm túc”

- Theo quan điểm của Đồ Tiến Đạt thì: “Trò chơi học tập là hoạt độngđược tố chức có tính chất vui chơi, giải trí, thông qua HS có điều kiện “học mà vui - vui mà học”

- Theo quan điểm của Trần Thị Ngọc Trâm: “Trò chơi học tập là mộttrong những phương tiện có hiệu quả đế phát triến các năng lực trí tuệ, trong đó khả năng khái quát hóa là một năng lực đặc thù của khả năng conngười” [29]

Trong dạy học thì trò chơi được GV sử dụng như một phương tiện haymột phương pháp dạy học giúp cho người GV tổ chức cho HS tiếp cận kiến thức bài học một cách gần và nhanh nhất Khi tham gia trò chơi các em có điều kiện phát triển trí tuệ, khả năng tư duy, sáng tạo của bản thân, đồng thời

có thể khái quát hóa được kiến thức đã học, cần học và cần rèn luyện Vì vậy,quan điếm về trò chơi học tập của tác giả Trần Thị Ngọc Trâm là gần với quá trình dạy học và thể hiện được mục đích, ý nghĩa học tập trong giảng dạy

1.2.3 Dạy học môn Toán thông qua sử dụng trò chơi

Trong nghiên cứu của Nguyễn Danh Nam (2015) chỉ ra rằng mô hìnhhóa là quá trình tạo ra các mô hình để giải quyết các vấn đề toán học và thực

13

Trang 23

tiễn, mô hình hóa toán học được đặc trưng bởi môi trường mà trong đó học sinh được yêu cầu khám phá tri thức thông qua môn toán hoặc các tình huống thực tế có tính chất liên môn khác Vì vậy, nếu gắn kết được các tình huống thực tế vào dạy học trên lớp học đóng vai trò rất quan trọng, với mục đích cho học sinh thấy tính ứng dụng thực tiễn của toán học Do đó, với tri thức toán học, giáo viên có thể sử dụng mô hình để giải thích và giúp học sinh hiếu vềcác hiện thượng trong thực tế cuộc sống.

Trò chơi trong dạy học được sáng tạo ra và được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu, nhà giáo dựa trên những cơ sở của lý luận dạy học, cơ sở của môhình hóa, đặc biệt là của lý luận dạy học các môn cụ thế Chúng phán ánh lýthuyết, ý tưởng và mục tiêu của giáo dục, là một trong những hoạt động giáo dục không tuân theo bài bản cứng nhắc như những giờ học trước kia

Trò chơi, là một hoạt động thường dùng để giãi trí và đôi khi cũngđược sử dụng như một công cụ giáo dục Thông qua trò chơi học sinh nấm được kiến thức, kĩ năng của bài học một cách nhẹ nhành, nuôi dưỡng lòng ham hiểu biết, thái độ học tích cực Trong dạy học môn Toán nếu giáo viên khéo léo lồng ghép nội dung Toán học vào các trò chơi, Trò chơi trong dạyhọc Toán nhằm mục đích trong quá trình chơi thì học sinh phát hiện tri thứcmới, luyện tập các kĩ năng, hệ thống hóa kiến thức bài học, bồi dưỡng niềm

say mê Toán học, sử dụng trò chơi có nhiều tác dụng như:

- Học sinh tiếp cận tri thức toán học nhẹ nhàng, tự nhiên, tạo hứngthú học tập

- Kích thích sự tìm tòi,7 • tạo cơ hội để họcsinh tự thể hiện mình.- Thông qua trò chơi, kích thích trí tưởng tượng, trí nhớ của học sinh, phát triến tư duy mềm dẻo, học tập cách xử lý thông minh trong những tình huống phức tạp, tăng cường khả năng vận dụng trong cuộc sống để dễ dàngthích nghi với điều kiện mới của xã hội

14

Trang 24

- Thông qua hoạt động trò chơi trong học tập để giúp các em phát triển phẩm chất đạo đức, đoàn kết, tính trách nhiệm cao.

Môn Toán học, với đặc trưng là gồm các biểu tượng: kí hiệu, côngthức, phương trình toán học, các định luật việc nắm vững những kiến thức, kĩ năng và diễn đạt được cho học sinh là không đơn giản Do đó việc sử dụngtrò chơi trong dạy học Toán học ở một số trường hợp có thể giúp cho học sinhhọc tập tích cực hơn

V í dụ 1: Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học Toán có lời văn lớp 3

- Thời gian chơi: 10 phút.- Cách chơi: GV chia nhóm 4 GV hô hiệu lệnh “bắt đầu”, các nhóm sẽ làm những công việc sau: Một bạn cắt băng giấy có độ dài 3cm (tùymồi nhóm chọn), các bạn khác trong nhóm cắt băng giấy có độ dài gấp 2

lần, 3 lần băng giấy của bạn thứ nhất, một bạn làm thư kí để viết phiếu thu hoạch của nhóm

15

Trang 25

PHIEU THU HOẠCHNHÓM:

1 Dán băng giây căt được:2 Viết tiếp vào chồ chấm:- Đoạn thẳng thứ hai dài , đoạn thẳng thứ hai dài Băng giấy thứ hai dài gấp lần băng giấy thứ nhất Khi đó ta nói: Băng giấy thứ nhất có độ dài bằng 1/ độ dài băng giấy thứ hai

- Đoạn thẳng thứ ba dài Băng giấy thứ ba dài gấp lần băng giấy thứ nhất Khi đó ta nói: Băng giấy thứ nhất có độ dài bằng 1/ độ dài băng giấy thứ ba

Trong thời gian hoạt động trò chơi GV quan sát và làm ban giám khảo để đánh giá phiếu thu hoạch của các nhóm Nhóm nào dán đúng thứ tự băng giấy và điền đúng vào chỗ chấm trong thời gian nhanh nhất thì độiđó thắng cuộc

- Trò chơi này có thể sử dụng cho hoạt động hình thành kiến thức mớiở tiết so sánh số bé gấp mấy lần số lớn (tr 61, SGK Toán 3) hoặc tiết so sánhsố lớn gấp mấy lần số bé (tr 57, SGK Toán 3)

Trò choi “Đi tìm kho báu”

- Mục tiêu:Rèn luyện kỳ năng giải các bài toán có hai phép tính đơn giản, các bàitoán có liên quan đến việc rút về đơn vị

Rèn luyện sự nhanh nhẹn, kỉ luật và khả năng tập trung cùa HS.- Chuẩn bị: GV chuẩn bị các ngôi nhà được làm bằng giấy cứng (cóđánh dấu số thứ tự và các màu khác nhau), dây vải đeo cùng màu với ngôi nhà và phiếu viết bài toán có lời văn hoặc sơ đồ bài toán, phiếu đáp án được kẹp kèm theo đề

16

Trang 26

- Cách chơi: GV chọn ra 10 HS để gác trạm ở 5 ngôi nhà (HS học tốt môn Toán) Trước khi bắt đầu trò chơi, HS tham gia bốc thăm sơ đồ tìm kho báo (trong sơ đồ đánh dấu số thứ tự ngôi nhà mình phải đi) Khi GV hô “bắt đầu”, các bạn tham gia trò chơi sẽ chạy đến ngôi nhà mật mã (theo sơ đồ) lấy 1 tờ phiếu (có đề bài toán) trong ngôi nhà HS giải nhanh và nêu kết tìm được cho chủ gác trạm, chù trạm giữ 1 tờ phiếu đáp án và mở ra để đổi chiếu kết quả với người chơi Nếu giải đúng sẽ được phát một sợi dây đeo có màu tương ứng với màu ngôi nhà và chạy đến ngôi nhà kế tiếp theo sơ đồ; neu HSgiải sai kết quả thì phải giải lại đến khi đúng mới được qua Lần lượt như thế, HS phải giãi được các bài toán ở mồi trạm gác và tích lũy được 5 sợi dây đeo đem về cho GV Người về nhanh nhất là người chiến thắng, được tặng khobáu là 1 gói kẹo sô-cô-la vàng Tùy theo số lượng lớp mà chọn số lượng HStham gia trò chơi, người gác trạm, số lượng phiếu bài toán.

- Trò chơi được sử dụng trong tiết ôn tập về giải toán (tiếp theo) trang176 sách giáo khoa

- Một số bài đề bài toán tham khảo:Đồ 1: Hai năm trước đây dân số của một xã là 5236 người, năm ngoái

Đề 4: Có 40 kg đường đựng đều trong 8 túi Hỏi 15kg đường đựngtrong mấy túi như thế?

Đề 5: Cứ 4 cái áo như nhau thì cần có 24 cúc áo Hòi có 42 cúc áo thìdùng cho mấy cái áo như thế?

17

Trang 27

Đê 6: Anh có 15 tâm bưu ảnh, em có ít hơn anh 7 tâm bưu ảnh Hòi cả hai anh em có bao nhiêu tấm bưu ảnh?

Đề 7: Thùng thứ nhất đựng 18 lít dầu, thùng thứ hai đựng nhiều hơn thùng thứ nhất 6 lít dầu Hỏi cả hai thùng đựng bao nhiêu lít dầu?

Đồ 8: Mua 5 đôi dép cùng loại phải trả 92 500 đồng Hỏi mua 3 đôi dépnhư thể phải trà bao nhiêu tiền?

Đề 9: Hà hái được 6 quả cam, kém số cam anh Hải hái được hai lần Hãy tính số cam anh hải hái được?

Đe 10: Năm nay An 4 tuổi, tuổi chỉ gấp 2 lần tuổi An Hởi năm nay chị mấy tuổi?

1.2.4 Quán lý dạy học môn Toán thông qua sử dụng trò choà

Quản lý DH môn Toán thông qua sử dụng trò chơi không chì đơn thuần là quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ của đội ngũ GV dạy toánthông qua sử dụng trò chơi trong nhà trường mà còn là những công việc cụ

thể như sau:

- Xây dựng kế hoạch dạy môn Toán thông qua sử dụng trò chơi và tổchức, chỉ đạo thực hiện sau khi kế hoạch đã được tổ toán thảo luận, đóng góp ý kiến hoàn thành xong

- Tổ chức hướng dẫn, triển khai cho GV dạy toán về mục tiêu, nộidung, phương pháp, PTDH, tổ chức dạy và học, đánh giá kết quả dạy và học môn Toán thông qua sử dụng trò chơi ở trường Tiểu học

- Chuẩn bị cơ sở vật chất (CSVC), trang thiết bị phục vụ cho việc đổimới PPDH và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy môn Toánthông qua sử dụng trò chơi ở trường tiếu học

- Kiếm tra, đánh giá kết quả dạy môn Toán thông qua sử dụng trò chơinhư: thực hiện quy chế chuyên môn; đánh giá, xếp loại kết quả học tập của HS đúng theo quy chế; việc đổi mới PPDH và ứng dụng CNTT trong dạy môn Toán thông qua sử dụng trò chơi

18

Trang 28

1.3 Lí luận vê dạy học môn Toán cho học sinh lớp 3 thông qua sủ’ dụng trò chơi ở trường tiếu học

1 3.1 Đặc điểm tâm lý và nhận thức của học sinh lớp 3

HS lớp 3 đã thích ứng với hoạt động học tập của HS Tiểu học, hòanhập dần dần với những yêu cầu, đòi hỏi của một dạng hoạt động họctập Nhờ đó, việc học tập ngày càng ít bị gò bó để HS dần dần trở thành người HS chủ động, tự giác, tích cực Kết quả học tập sẽ có chất lượng, hiệu quả hơn, hoạt động học tập sẽ dần dần chiếm vị trí chủ đạo trongđời sống của bản thân

Đặc điểm tư duy của HS lớp 3 mang nhiều tính trực quan nhưng cũngcó nhiều tính sáng tạo Khả năng tưởng tượng của các em ít có tổ chức, cáchình ánh tưởng tượng chưa được gọt giũa Tư duy trù tượng, tư duy độc lập dần hình thành và ngày càng phát triển Các em trả lời các câu hỏi theo cách diễn đạt ngôn ngữ của mình không có xu hướng đọc thuộc từng câu từng chữ

Tưởng tượng của HS tiếu học có hai loại tưởng tượng: tường tượng tái tạo và tưởng tượng sáng tạo Tưởng tượng tái tạo là tưởng tượng tạo ra nhữnghình ảnh mới đối với người tưởng tượng dựa trên mô tả của người khác vàcăn cứ vào những tri giác Tường tượng sáng tạo là tường tượng những cáichưa từng có trong kinh nghiệm mỗi HS và xây dựng nhũng hình ảnh mớitrên cơ sở biểu tượng đã có Do nhu cầu của hoạt động học tập, HS muốn tiếp thu tri thức mới thì phải tạo ra cho mình những hình ảnh tưởng tượng

Đặc biệt trí tưởng tượng của HS tiếu học bị chi phối mạnh mẽ bởicảm xúc tình cảm, những hình ảnh sự việc gắn liền với các rung động tình cảm của các em Qua đó, GV phải biết phát triển trí tường tượng của các em, kích thích sự tưởng tượng của các em qua những hình ảnh quan sát trực quan, biến những kiến thức thành những hình ảnh cảm xúc để HS phát triển một cách toàn diện

Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng, trong cuộc sống con người nhờ có

19

Trang 29

ngôn ngừ mà quá trình tri giác, tư duy, tưởng tượng của HS phát triển dễ dàngvà được biểu hiện cụ thề qua ngôn ngừ nói và ngôn ngữ viết của mình Vìvậy, tăng cường ngôn ngữ cho các em là điều kiện quan trọng giúp HS tưởng tượng tốt Tuy nhiên, một số HS khi thực hành các bài tập toán vẫn còn thể hiện rập khuôn theo bài mẫu và theo một hình thức nhất định.

Đe thực hiện một trong những mục tiêu giáo dục về trí tuệ cho HS tiểuhọc, nhà trường không chỉ cần trang bị cho HS một khối lượng tri thức nhất định, mà điều quan trọng hon là tạo ra ở các em niềm vui thích đến trường,

say mê với việc học tập, tích cực hành động nhằm chiếm lĩnh nội dung trithức và những phương pháp tạo ra tri thức ấy Nghĩa là, cần hình thành động cơ học tập trong quá trình tiếp thu ở trẻ

Ở một số HS lớp 3, đã có những dấu hiệu của mức độ phát triển caohơn ở động cơ học tập Các em đã tích cực tham gia giải các bài tập một cách tự nguyện vì muốn tìm ra cách làm tính nhanh, thích tìm ra nhiều cách giải của một dãy tính hay muốn biết cách viết đúng, đẹp các chữ cái, các từ đãhọc Mặc dù HS đã được bước đầu rèn luyện và hình thành kỳ năng giải toán có lời văn, nhưng do những đặc điểm về tâm lý đã nêu ở trên nên chúngtôi thiết nghĩ lứa tuổi lớp 3 là giai đoạn thích hợp để người GV rèn luyện cáckỳ năng giải toán có lời văn cho các em, từ đó làm nền tảng cho việc phát triển kỳ năng này ở mức độ cao hơn đối với các lóp trên

1 3.2 Ỷ nghĩa, mục tiêu, vai trò, nguyên tắc, trò chơi trong dạy môn Toán

1.3.2.1 Ỷ nghĩa,mụctiêu,vai trò

+Mục tiêu chươngtrình sách giáo khoaToán lớp3

Dạy học Toán lớp 3 nhầm giúp HS:về số và phép tính:

+ Số tự nhiên.- Biết đếm (từ một số nào đó, đếm thêm một số đơn vị, ) trong phạm vi 100 000)

20

Trang 30

- Biêt đọc, viêt các sô trong phạm ví 100 000.- Biết sắp xếp và so sánh các số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.+ Các phép tính:

- Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ nhân, chia trong phạm vi 100000 bao gồm:

+ Học thuộc các bảng tình và biết tính nhấm trong phạm vi các bảng tính hoặc trong các trường họp đơn giản, thường gặp về cộng, trừ, nhân, chia

+ Biết thực hiện tính cộng trừ với các số có 5 chữ số.+ Biết thực hiện phép nhân các số có ba, bốn chữ số với số có một chữ số.+ Biết thực hiện phép chia số có đến 5 chữ số cho số có một chừ số(chia hết hoặc chia có dư)

- Biết tính giá trị biếu thức số có đến hai dấu phép tính (có hoặc không có dấu ngoặc)

- Biết tìm một thành phần chưa biết của phép tính.- Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số (trong phạm vi cácphép chia đơn giản đã học)

về đại lượng và đo đại lượng

Biết đo và ước lượng các đại lượng thường gặp bao gồm:+ Có hiểu biết ban đầu về hệ thống đơn vị đo độ dài, mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài thường gặp, biết sử dụng một số đơn vị đo độ dài đếđo độ dài và ước lượng các độ dài (trong trường họp đơn giản)

+ Củng cố những hiểu biết ban đầu về: Đo khối lượng với hai đơn vị đo thường gặp là Ki-lô-gam và gam; đo thời gian với các đơn vị đo thường gặp

là giờ, phút, ngày, tháng, năm, biết sử dụng lịch và đồng hồ khi đo thời gian; sử dụng tiền Việt Nam trong sinh hoạt hằng ngày,

- Có hiểu biết ban đầu về diện tích của một hình và đơn vị đo diện tích (chỉ giới thiệu xăng-ti-mét vuông)

- Thực hành đo thời gian, đo khối lượng đo dung tích, chuyển đổi và sử tiền Việt Nam,

21

Trang 31

Vê các yêu tô hình học

Biết thêm về hình chừ nhật và hình vuông bao gồm:- Nhận biết các yếu tố của một hình (góc, cạnh, đỉnh) và đặc điểm của hình chữ nhật và hình vuông

- Biết tính chu vi hình chữ nhật và hình vuông.- Biết tính diện tích hình chừ nhật, hình vuông.- Thực hành xác định góc vuông bằng ê-ke Thực hành vẽ góc vuông,vẽ hình chữ nhật và hình vuông

về giải toán có lời văn

- Bước đầu vận dụng các kiến thức, kỹ năng của môn toán để giải quyết các vấn đề đơn giản thường gặp, chẳng hạn:

- Giải toán có lời văn (có không quá hai bước tính) trong đó có một số bài toán như: Tìm một trong các phần bằng nhau của một số, gấp mốt số lênnhiều lần, so sánh số lớn gấp mấy lần số bé, so sánh số bé bằng một phần mấy

số lớn, bài toán liên quan đến rút về đơn vị, bài toán có nội dung hình học,

A rrr

X iẠ jl.A l J 2

Vê yêu to thong ke mo ta

- Đọc và sắp xếp các số liệu (trong một bàng)

+ Vai trò cùa trò chơi học tập

Theo tài liệu “Trò chơi học tập” [17] và “Trò chơi sư phạm trong dạyhọc Toán ở Tiểu học” [24] cùng với học, chơi là nhu cầu không thể thiếu được cùa HS tiểu học Lí luận và thực tiễn đã chứng tở rằng: Nếu biết tồ chứccho trẻ vui chơi một cách hợp lí, đúng đẳn thì đều mang lại hiệu quả giáo dục Học trong quá trình chơi là quá trình lĩnh hội tri thức, vốn sống, kinh nghiệm xã hội một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, không gò bó, phù hợp với đặc điếm tâm

sinh lí của HS tiểu học Học bằng chơi sẽ khơi dậy hứng thú tự nguyện, làmgiảm sự căng thẳng thần kinh ở các em, giữ được sự hồn nhiên của trẻ thơ.Chính vì vậy, việc sử dụng trò chơi học tập hợp lí sẽ mang lại hiệu quả giáo dục cao Cụ thể:

22

Trang 32

- Mục tiêu cuôi cùng của giáo dục là hình thành hành vi đúng đăn.Trong khi đó, nội dung của trò chơi học tập sẽ minh họa một cách sinh động các mẫu hành vi này Nhờ đó mà các hành vi sẽ tạo được những biểu tượng rõrệt ở HS, giúp các em ghi nhớ rõ ràng và lâu bền.

- Qua trò chơi, HS có cơ hội thể hiện những chuẩn mực hành vi Chínhnhờ sự thể hiện này sẽ hình thành được ở HS niềm tin về những chuấn mựchành vi đã học, tạo ra động cơ bên trong cho nhũng hành vi trong cuộc sống

- Qua trò chơi, HS sẽ được rèn luyện khả năng quyết định, lựa chọn cho mình một cách ứng xừ đúng đắn, phù hợp với cuộc sống xung quanh

- Qua trò chơi, HS hình thành được năng lực quan sát, được rèn luyện kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của người khác phù hợp hay không phù hợp với chuẩn mực hành vi

- Trò chơi phóng tác chủ yếu giúp người học nâng cao nhận thức, hiếu sâu hơn bản chất của vấn đề và cách giải quyết vấn đề mà trong những tìnhhuống chính thức người học khó hoặc không thể tiếp cận được

- Trò chơi sáng tạo chủ yếu dạy người học cách suy nghĩ, rèn luyện tínhnăng động của hành vi, động cơ xã hội trong học tập, tạo ra môi trường áp

dụng những tri thức và tư tưởng

- Trò chơi cần được xem như môi trường hoạt động của người học, đếhọc chính nội dung của đề tài, bài học thông qua ứng xử, xử lý, thực hiện,

hành động với các đối tượng, quá trình, quan hệ và tình huống chơi

23

Trang 33

- Trò chơi phải có quan hệ chặt chẽ với nội dung học tập và nội dung cần phù hợp với thực tế tổ chức trò chơi.

- Chỉ lựa chọn những yếu tố, vấn đề quan trọng, cần thết và thích hợpvới phương thức chơi để đưa vào trò chơi với phán đoán rằng trò chơi sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với giờ học bài bản

- Trong trò chơi các vai chơi và các vai trò của người chơi cần được xác định rõ ràng Đặc biệt phải tránh làm cho người chơi lẫn lộn vai chơi trong các trò chơi phân vai đóng kịch và một số trò chơi phóng tác với vai trò

hoạt động cùa họ trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập, vai trò trách nhiệmđối với công việc trong quá trình chơi

- Khi đề ra các giải pháp hay kết luận về những vấn đề, tình huống phóng tác (chơi), cần tránh tuyệt đối hoá hoàn cảnh chơi mà phải tìm cách

đưa ra những liên hệ, biến cố dừ liệu của đời sống thực tế vào, nhằm tạo ra sựgần gũi giữa tình hướng chơi và tình huống thật

- Trong quá trình chơi, chỉ cho phép một số HS tham gia hành động, nhập vai chơi, còn số HS kia quan sát học tập, sau đó đảo lại tiến trình chơi.Không thế đưa tất cả HS vào tình huống chơi và biến trò chơi thành trò giải tríđơn thuần

- GV cần chuẩn bị chu đáo để có khả năng giải đáp những thắc mắc cùaHS, hướng dẫn và điều chỉnh quá trình chơi, tổ chức tổng thể trò chơi theo đúng thể loại đặc thù của nó

- Các quy luật và quy tắc chơi cần tự nhiên đến mức cao nhất, tránh gò bó và được người học hiểu rõ, chấp nhận trước khi tiến hành trò chơi

- Cần có sự thảo luận và tổng kết sau trò chơi về 2 điều: nội dung vàmục tiêu học tập đạt đến đâu, người học học được cái gì bổ ích theo yêu cầudạy học và ngoài yêu cầu dạy học; xử lí tương tác nhóm và rút kinh nghiệmvề tổ chức, trách nhiệm cá nhân của người học trong hoạt động

24

Trang 34

- Thảo luận sau trò chơi cần được kết hợp với giao bài tập, nhiệm vụ vềnhà và bước chuấn bị cho việc học tập tiếp sau.

- Trong lúc giao bài tập về nhà, GV nên đặt ra những câu hởi về hoạt động của HS, kết quả và nguyên nhân dẫn các em đến kết quả đó, những ý tưởng và sáng kiến của HS trong quả trình chơi

- GV cần sử dụng một số biện pháp và hình thức đánh giá kết quả vàhành vi học tập của HS trong các điều kiện của trò chơi và những hoạt động khác nhau dưới hình thức chơi Điều đó giúp GV thu được thông tin ngược cả cho việc dạy học nói chung lẫn cho việc tổ chức hướng dần các trò chơi sau này hiệu quả hơn

1.3.2.3 Chức năng dạy học thông qua trò chơi

- Cải thiện khả năng giao tiếp: Loại trò chơi này được thiết kế và sử dụng để người chơi thấy được cái họ cần cải thiện trong khả năng giao tiếp.Khi một chương trình về kỹ năng giao tiếp người chơi cần phải đảm bảo tất cảnhũng gì mình đưa ra là đúng và những bản nhận xét là một phần quan trọng của trò chơi Lời nhận xét phải cụ thể và hướng tới nhũng cách cư xử củatừng cá nhân khi giải quyết vấn đề

- Phát triển kỹ năng thuyết trình: Bao gồm những trò chơi có mục đích giúp người chơi phát triển khả năng đứng trước đám đông hay kỹ năngthuyết trình

Trong khi sử dụng các trò chơi để tăng cường kỳ năng thuyết trình HScần chóp thời cơ bằng việc thề hiện cá tính của mồi cá nhân trong nhóm bất cứ khi nào có thể Điều này sẽ phát triển các kỹ năng thuyết trình Điều quan trọng là người thuyết trình phải đâm bảo những cá nhân đó được để ý và đượcbáo cáo lại bởi các thành viên khác còn lại trong nhóm Bằng cách quan sátđơn giản các thành viên trong đội sẽ nhận ra những điều mà họ cần HS càngnhìn thấy nhiều phong cách thuyết trình càng tốt

- Rèn luyện trí nhớ: Các hoạt động đòi hỏi phải tái hiện trong thời gian

25

Trang 35

ngăn hoặc dài những kinh nghiệm tri giác, thị giác hoặc thính giác Trí nhớ được trắc định bằng các trò đố, trong đó phải huy động tri thức từ quá khứ để

giải đáp những câu hỏi đánh đố Bởi vì trò chơi đố có thể được xây dựng chotất cả những lĩnh vực học tập trong nhà trường, nên có thế sừ dụng chúng như những biện pháp để giúp HS tập dượt tri thức đã học trước đây và bàng cáchđó nâng cao hiệu suất trí nhớ của họ

- Rèn luyện tính sáng tạo: Hiểu theo nghĩa phát kiến ra một biến thể mới của hoạt động Rõ ràng là các kiếu trò chơi khác biệt nhau ờ mức độ độcđáo mà nó khuyến khích hoặc hạn chế Những phương án khác của trò chơithích hợp nhất cho việc kích thích tính sáng tạo là giải trí bằng đồ hoạ, vẽtranh, viết truyện, làm thơ, nghĩ ra các trò đùa, câu đổ, mô tả những phát kiến

tưởng tượng

- Học những kỳ năng phán đoán: Chỉ một loại năng lực lường trước những dữ liệu của các hành động có the xảy ra trong tương lai ở trong mộttình huống, và đánh giá những nhân tố nào quyết định xác suất lớn nhất xảy rađiều gì đó

- Học kỳ năng đánh lừa: Chỉ một loại năng lực đánh lạc hướng người khác bằng cách tỏ ra dự định một hành động này nhưng thực tế lai thực hiện một hành động khác

Năng lực này là sự mở rộng của năng lực dự đoán các sự kiện, nó đòihỏi phải ước định được mình có thể dùng những cử chỉ biểu đạt nào để đánhloại được các đối thủ, khiến cho họ phán đoán những sai lầm về những hoạt động sau đó của mình

- Học và rèn luyện hành vi có luật: Có nghĩa là cá nhân hiểu các luật lệ, quy tắc chi phối hoạt động, tuân theo luật, tôn trọng những thoả thuận đã nhất trí với nhau để tránh vi phạm luật và làm theo những gì đã nhất trí Mọi tròchơi có thể kích thích những tiến bộ hướng tới những mục tiêu này nhất là tròchơi dạy học

26

Trang 36

- Học cách làm chủ thái độ đối với thành công và thất bại: Có nghĩa là cá nhân tán thành những phản ứng được chấp nhận về mặt xã hội trước sự thắng và bại Bất cứ hoạt động nào hễ có mục đích vươn tới hoặc có đối thủđể chiến thắng, đều tạo ra những cơ hội tốt để bồi dưỡng thái độ này.

- Cải thiện kỳ năng tự quản: Thông qua các trò chơi cho phép người tham gia biết được họ có thề cải thiện kỳ thuật tự đánh giá bản thân ở chỗ nào.Ở đây chúng ta chỉ quan tâm đến việc cải thiện khả năng tổ chức của người tham gia

1.3.3 Nội dung chương trình trò chơi trong sách giáo khoa Toán lớp 3

Nội dung chương trình toán lớp 3 được cụ thể hoá thành các nội dungcác tiết học bao gồm: Dạy học bài mới, luyện tập, thực hành, luyện tập chung, ôn tập số lượng như sau:

Ôn tập và bổ sung gồm 16 bài.Phép nhân và phép chia trong phạm vi 1000 gồm 71 bài.Các số đến 10 000 gồm 39 bài

Các số đến 100 000 gồm 30 bài.Ôn tập cuối năm học gồm 13 bài

1.3.3.1.Sổ học

Phép nhân và phép chia trong phạm vi 1000 (tiếp theo)Củng cố các bảng nhân với 2, 3, 4, 5 (tích không quá 50) và các bảngchia cho 2, 3, 4, 5 (số bị chia không quá 50) Bổ sung cộng, trừ các số có bachữ số nhớ không quá một lần

Lập các bảng nhân với 6, 7, 8, 9, 10 (tích không quá 100) và các bảng chia cho 6, 7, 8, 9, 10 (số bị chia không quá 10)

Hoàn thiện các bảng nhân và các bảng chia.Nhân chia ngoài bảng trong phạm vi 1000: nhân số có hai, ba chữ số với một số có một chữ số có nhớ không quá một lần, chia số có hai, ba chữ sốcho số có một chữ số Chia hết và chia có dư

27

Trang 37

Thực hành tính: tính nhẩm trong phạm vi các bảng tính, nhân nhẩm sổcó hai chữ số với số có một chữ số không nhớ, chia nhấm số có hai chữ số vớisố có một chữ số không có dư ở từng bước chia Củng cố về cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 1000 theo các mức độ đã xác định.

Làm quen với biểu thức số và giá trị biểu thức.Giới thiệu các thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức số có đến 2 dấu phép tính, có hoặc không có ngoặc

Giải các bài tập dạng:“Tìm X biết: a: X = b (với a, b là số trong phạm vi đã học)”Giới thiệu các số trong phạm vi 100.000

Giới thiệu hàng nghìn, hàng vạn, hàng chục vạn.Phép cộng và phép trừ có nhớ không liên tiếp và không quá hai lần, trong phạm vị 100.000 Phép nhân số có đến bốn chữ số với số có một chữ số có nhớ không liên tiếp và không quá hai lần, tích không quá 100000 Phép chia số có đến năm chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư)

Tính giá trị các biểu thức số có đến ba dấu phép tính, có hoặc không códấu ngoặc

Giới thiệu các phần bằng nhau của đơn vị (dạng 1/n, với n là các số tự nhiên từ 2 đến 10 và n = 100; n = 1000) Thực hành so sánh các phần bằng nhau của đơn vị trên hình vẽ trong trường họp đơn giản

Giới thiệu bước đầu về chữ số La Mã

1.3.3.2 Đại lượng và đo đại lượng

Bổ sung và lập bảng các đơn vị độ dài từ mi-li-mét đến ki-lô-mét Nêumối quan hệ giữa hai đơn vị tiếp liền nhau, giữa mét và ki-lô-mét, giữa mét và xăng-ti-mét, mi-li-mét Thực hành đo và ước lượng độ dài

Giới thiệu đơn vị đo diện tích xăng-ti-mét vuông.Giới thiệu gam Đọc, viết, làm tính với các số đo theo đơn vị gam Giớithiệu 1kg = 1000g

28

Trang 38

Ngày, tháng, năm Thực hành xem lịch.Phút, giờ Thực hành xem đồng hồ, chính xác đến phút Tập ước lượng khoảng thời gian trong phạm vi một số phú.

Giới thiệu tiếp về tiền Việt Nam Tập đổi tiền với các trường hợp đơn giản

Giới thiệu diện tích của một hình, tính diện tích hình chữ nhật và diệntích của một hình vuông

môi quan hệ trựctiêp vàđơngiàn

Giải bài toán quy vê đơn vị và các bài toán có nội dung hình học Kêt luận: Nội dung SGK Toán lớp 3 gồm 169 tiết học (trù’ 6 tiết kiểm tra) Trong đó:

+ 74 tiết dạy bài mới.+ 94 tiết luyện tập, thực hành, luyện tập chung, ôn tập.Với tiết học bài mới: Gồm phần bài mới đặt trong khung có nền xanh, phần các bài tập thực hành từ 3 đến 4 bài tập

Tiết luyện tập, thực hành, luyện tập chung, ôn tập: gồm từ 3 đến 5 bài tập (bao gồm cả các bài tập trặc nghiệm)

29

Trang 39

1.3.4 Các bước xây dựng trò chơi học tập ở Toán lởp 3

Tôi đã tiến hành theo các bước:- Bước 1: Xác định mục đích, nội dung bài dạyCăn cử vào mục đích bài dạy và nội dung bài dạy để GV đưa ra ý tưởng xây dựng trò chơi sao cho phù họp

- Bước 2: Xây dựng dàn ý trò chơi, đặt tên trò chơi.Căn cứ vào mục đích, nội dung bài dạy, GV đưa ra ý tưởng của trò chơi Sau đó, GV vạch ra dàn ý của trò chơi như: cách chơi, luật chơi, thờigian chơi, cách tính điểm một cách sơ lược Dựa trên ý tưởng và dàn ý đã xây dựng, GV đặt tên trò chơi cho phù hợp Tên trò chơi phải phù hợp với nội

dung chơi và mục đích sử dụng

- Bước 3: Xây dựng nội dung chơi, cách chơi, luật chơi.Dựa trên dàn ý về trò chơi, GV xây dựng hoàn chỉnh cách chơi, luật chơi Cách chơi là những thao tác, hoạt động cụ thế mà HS sẽ thực hiện trong trò chơi Luật chơi là những quy định mà HS phải tuân thủ trong trò chơi đểđảm bảo trò chơi được diễn ra một cách công bằng, khách quan

- Bước 4: Dự kiến cách tính điếm, thời gian chơi.Dự kiến cách tính điểm phù hợp, có thể tính điểm bằng nhiều cách: sử dụng thang điểm số, sử dụng thang điểm chữ,

Dựa vào cách chơi, GV dự kiến về thời gian chơi hợp lí cho mộtvòng chơi

- Bước 5: Tổ chức chơi thử để kiểm nghiệm trò chơi.Tổ chức cho HS chơi thử trên thực tế để kiểm nghiệm tính phù hợp, khả thi của trò chơi

- Bước 6: Hoàn thiện trò chơiSau khi kiểm nghiệm, GV kiểm tra lại tính khả thi của trò chơi, sửachữa, điều chỉnh những sai sót và hoàn thiện trò chơi

30

Trang 40

1.3.5 Phương pháp dạy học môn Toán lớp 3 thông qua sử dụng trò chơi

- Có nhiều phương pháp dạy học, mồi phương pháp có những ưu vànhược điểm riêng, không có phương pháp nào là vạn nàng cả Vì vậy phương pháp dạy học chỉ đạt hiệu quả khi sử dụng kết họp các phương pháp khác

Việc sử dụng phương pháp phù hợp với đối tượng, nội dung, mục đích

Một số phương pháp vận dụng trong bộ môn Toán- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp giảng giải minh họa- Phương pháp gợi mở vấn đáp

- Phương pháp trực quan- Phương pháp thực hành, luyện tập- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề- Phương pháp tổ chức trò chơi

Định hướng đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Toán đã được xácđịnh trong nghị quyết TW4 (khóa VII) và nghị quyết TW2 (khóa VIII) đượcthể hiện hóa trong Luật giáo dục và cụ thể hóa trong chỉ thị 15 của Bộ

Đổi mới nhàm phát huy tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh do đó phải đổi mới phương pháp dạy học

Trên thực tiễn có thể vận dụng 5 đặc trưng cơ bản về tính chất tích cực được sử dụng:

- Dạy học phải kích thích được nhu cầu hứng thú của học sinh.- Dạy học và tố chức các hoạt động của học sinh

1.3.6 Hình thức dạy học môn Toán lớp 3 thông qua sử dụng trò chơi

Căn cứ vào chức năng và theo tài liệu “Trò chơi sư phạm trong dạy họcToán ở Tiểu học [24], trò chơi có thể tổ chức trong nhà trường phố thông chia thành các nhóm sau:

- Trò chơi học tập: Là loại trò chơi được sữ dụng để củng cố, mở rộng,kiểm tra kiến thức học trên lớp như trò chơi nhắc lại các âm, các nốt nhạc, trò

31

Ngày đăng: 04/09/2024, 14:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN