LỜI CẢM ONThực hiện đề tài “Quản lý dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực đặc thù học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phổ Việt Trì, tỉnh Phủ Thọ " tôi xin gửi lời cảm ơ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRỮỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
_• • •
BÙI THỊ MINH PHƯỢNG
QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG Lực ĐẶC THÙ HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG • • •
TRUNG HỌC CO SỞ THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ
LUẬN VĂN THẠC sĩ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quăn lý giáo dục
Mã số: 8140114.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRỊNH VĂN MINH
HÀ NỘI - 2024
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công hổ trong hất kì công trình nào khác.
Hà Nội, tháng 11 năm 2023
Tác giả luận văn
Bùi Thị Minh Phượng
1
Trang 3LỜI CẢM ON
Thực hiện đề tài “Quản lý dạy học môn toán theo hướng phát triển
năng lực đặc thù học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phổ Việt Trì, tỉnh Phủ Thọ " tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, Trường
Đại học Giáo dục - Đại học Quốc Gia Hà Nội, các quý thầy (cô) đã giúp tôi trang bị kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập
và thực hiện luận văn này
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới PGS.TS Trịnh Văn Minh, người đã khuyến khích, chỉ dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn này
Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, các đồng chí lãnh đạo Phòng Giáo dục và đào tạo thành phố Việt Trì, các cán bộ quản lý, giáo viên và các
em học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đã
hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện luận văn
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng để hoàn thành tốt nhất nghiên cứu của mình, song luận văn cũng không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô và các bạn đế luận văn được hoàn thiện hơn
rj-T z _ • 7
Tác gia
Bùi Thị Minh Phượng
11
Trang 4DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
ĐH : Đại học
ĐNGV : Đội ngũ giáo viên
GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo
QLGD : Quản lý giáo dục
THCS : Trung học cơ sở
UBND : ủy ban nhân dân
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm cm ii
Danh mục các từ viết tắt iii
Danh mục các bảng viii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: Cơ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO HUỚNG PHÁT TRIÉN NĂNG LỤC ĐẶC THÙ HỌC SINH Ở CÁC TRUỜNG trung học cơ sở 5
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 5
1.1.1 Nghiên cứu về dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực đặc thù học sinh 5
1.1.2 Nghiên cứu về quản lý dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực đặc thù học sinh 6
1.2 Một số khái niệm cơ bẳn liên quan đến đề tài 7
1.2.1 Khái niệm hoạt động dạy học môn Toán 7
1.2.2 Khái niệm quản lý dạy học theo hướng phát triển năng lực đặc thù học sinh Trung học cơ sở 12
1.3 Dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực đặc thù học sinh trung học CO’ sở 14
1.3.1 Những yêu cầu dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực đặc của học sinh Trung học cơ sở 14
1.3.2 Hoạt động dạy Toán cùa giáo viên theo hướng phát triển năng lực đặc thù của học sinh 16
1.3.3 Hoạt động học Toán của học sinh theo hướng phát triền năng lực đặc thù 16
1.3.4 Điều kiện, phương tiện dạy học môn Toán theo hướng năng lực đặc thù học sinh 17
iv
Trang 61.4 Quản lý dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng
lực đặc thù học sinh ở trường trung học cơ sở 17
1.4.1 Quản lý mục tiêu dạy học môn Toán theo hướng phát triến năng lực đặc thù học sinh ở trường THCS 17
1.4.2 Quản lý hoạt động dạy môn Toán theo hướng phát triển năng lực đặc thù học sinh ở trường THCS 18
1.4.3 Quản lý hoạt động học tập môn Toán theo hướng phát triền năng lực đặc thù của học sinh THCS 23
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực đặc thù học sinh ờ các trưò'ng trung học cơ sở 24
1.5.1 Các yếu tố khách quan 24
1.5.2 Các yếu tố chủ quan 25
Tiểu kết Chương 1 27
CHƯƠNG 2: THỤC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÀNG LỤC ĐẶC THÙ HQC SINH • • • Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC co SỞ THÀNH PHÓ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THQ 28
2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cúa thành phố Việt Trì và giáo dục THCS thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 28
2.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của thành phố Việt Trì 28
2.1.2 Khái quát giáo dục THCS thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 30
2.2 Mô tả quá trình khảo sát thực trạng 32
2.2.1 Tổ chức điều tra kháo sát 32
2.2.2 Xử lý kết quả khảo sát 33
2.3 Thực trạng dạy học môn Toán theo hưóng phát triến năng lực đặc thù học sinh ở các trường THCS thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 34
2.3.1 Thực trạng về nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh trong việc dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực đặc thù học sinh 34
V
Trang 72.3.2 Thực trạng vê việc dạy môn Toán theo hướng phát triên năng lực đặc thù học sinh các trường trung học cơ sở thành phố
Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 36
2.3.3 Thực trạng học môn Toán của học sinh các trường trung học cơ sở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 46
2.4 Thực trạng quản lý dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực đặc thù học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 48
2.4.1 Thực trạng quản lý dạy môn Toán theo hướng phát triển năng lực đặc thù học sinh 48
2.4.2 Thực trạng quản lý hoạt động học tập môn Toán theo định hướng phát triển năng lực đặc thù học sinh 57
2.4.3 Kiểm tra đánh giá dạy học môn toán ở trường trung học cơ sở thành phố Việt Trì, tình Phú Thọ 59
2.4.4 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực đặc thù học sinh 62
2.5 Đánh giá chung về thực trạng 64
2.5.1 Ưu điềm 64
2.5.2 Hạn chế 65
2.5.3 Nguyên nhân 66
Kết luận Chương 2 68
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỀN NĂNG Lực ĐẶC THÙ HỌC SINH Ồ CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC cơ SỎ THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ 69
3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 69
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học 69
3.1.2 Nguyên tắc đăm bào tính thực tiễn 69
3.1.3 Đảm bảo tính toàn diện 70
3.1.4 Nguyên tắc đàm bảo tính khả thi 70
vi
Trang 83.2 Biện pháp quản lý dạy học môn Toán theo hướng phát triển
năng lực đặc thù học sinh ờ các trường THCS thành phố Việt Trì,
tỉnh Phú Thọ 71
3.2.1 Biện pháp 1: Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên Toán 71
3.2.2 Biện pháp 2: Phát huy vai trò quản lí của Tổ trưởng và tổ hó chuyên môn trong quản lí hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực đặc thù học sinh 73
3.2.3 Biện pháp 3: Tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở 77
3.2.4 Biện pháp 4: Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn, đổi mới phương pháp, hình thức dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực đặc thù học sinh ở các trường Trung học cơ sở 81
3.2.5 Biện pháp 5: Tăng cường quản lý hoạt động dạy của giáo viên 86
3.2.6 Biện pháp 6: Tổ chức đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triền năng lực đặc thù học sinh các trường THCS thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 89
3.3 Mối quan hệ giữa các giải pháp 93
3.3 Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 93
3.3.1 Mục đích khảo nghiệm 93
3.3.2 Phương pháp khảo nghiệm 93
3.3.3 Kết quả khảo nghiệm 94
Kết luận Chưong 3 96
KÉT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 97• •
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 PHỤ LỤC
• •
Vil
Trang 9Bảng 2.3 Chương trình dạy học môn toán đã triên khai theo định
hướng phát triển năng lực đặc thù học sinh ở các trường THCS thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 36
Bảng 2.4 Nội dung dạy học môn toán đã triển khai theo định hướng
phát triển năng lực đặc thù học sinh ở các trường THCS thành phố Việt Trì 39
Bàng 2.5 Phương pháp dạy học môn Toán theo định hướng phát triển
năng lực đặc thù học sinh ớ các trường THCS thành phố ViệtTrì, tỉnh Phú Thọ 41
Bảng 2.6 Hình thức tô chức dạy môn toán theo định hướng phát triên
năng lực đặc thù học sinh ở các trường THCS thành phốViệt Trì 43
Bảng 2.7 Kiêm tra, đánh giá kêt quả dạy học môn Toán theo định hướng
phát triến năng lực đặc thù học sinh ở các trường THCS thành phố Việt Trì 45
Bảng 2.8 Kết quả khảo sát việc thực hiện nề nếp và thái độ học tập
của học sinh khi tham gia học tập môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh đặc thù trên lớp.47
Bảng 2.9 Thực trạng lập kết hoạch dạy học môn toán theo định hướng
phát triển năng lực đặc thù học sinh ờ các trường Trung học
cơ sở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 48
Bảng 2.10 Kêt quả đánh giá việc quản lý phân công dạy học, hô sơ sô
sách dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực đặc thù học sinh các trường THCS thành phố Việt Trì 51
• • • V111
Trang 10Bảng 2.11 Ket quả thực hiện việc quản lý phân công dạy học, hồ sơ số
sách dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực đặc thù học sinh các trường THCS thành phố Việt Trì 52Bảng 2.12 Kết quả đánh giá việc quản lý chuẩn bị giờ lên lớp và thực
hiện giờ lên lớp của giáo viên dạy Toán theo định hướng phát triển năng lực đặc thù học sinh 53
Bảng 2.13 Ket quả thực hiện việc quản lý chuẩn bị giờ lên lớp và thực
hiện giờ lên lớp của giáo viên dạy Toán theo định hướngphát triên năng lực đặc thù học sinh 54Bảng 2.14 Kết quả đánh giá việc quản lý bồi dưỡng đội ngũ GV dạy
môn Toán 55Báng 2.15 Kết quả thực hiện việc quản lý bồi dưỡng đội ngũ GV dạy
môn Toán 56Bảng 2.16 Ket quả đánh giá việc quản lý hoạt động học môn Toán theo
định hướng phát triển năng lực đặc thù của học sinh.57
F
Bảng 2.17 Kêt quả thực hiện công tác quản lý hoạt động học môn Toán
theo định hướng phát triển năng lực đặc thù học sinh cáctrường THCS thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 58Bảng 2.18 Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch dạy học môn Toán ở
trường trung học cơ sớ thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 60Bảng 2.19 Các yếu tố ảnh hướng đến quản lý dạy học môn Toán theo
định hướng phát triến năng lực đặc thù học sinh ở trường trung học cơ sở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 62
ix
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đê tài
Trước những đòi hởi ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực phục
vụ cho thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học đòi hỏi giáo dục phải có bước chuyển mạnh mẽ cả về phương pháp, nội dung và cách thức quản lý Thông qua quá trình được đào tạo con người cần phải biết phát huy nội lực, thể hiện được bản lĩnh hoạt động cá nhân, biết vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống, không tư duy và hành động theo những khuôn mẫu sẵn có Vì vậy, những phẩm chất và năng lực về tính tự lực, tính tích cực hoạt động, tư duy sáng tạo của con người cần phải được rèn luyện và bồi dưỡng ngay từ khi học ở trường phổ thông
Từ những yêu càu trên, Nghị quyết 29/NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
đã nhấn mạnh "Chuyến quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội Đây là sự khác biệt lớn nhất giữa cuộc đối mới Giáo dục lần này với những lần cải cách, đổi mới trước đó Đó là mục tiêu giáo dục chuyển
từ “định hướng nội dung sang định hướng năng lực” Để thực hiện việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo phải tiến hành nhiều giải pháp, trong đó đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục được xem là một giải pháp quan trọng và cần được quan tâm, nghiên cứu nhiều hơn từ các nhà giáo dục, quản lí giáo dục
Thực tế tại các trường trung học cơ sở (THCS) trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ hiện nay cho thấy: Các giáo viên dạy chương trình hiện hành môn Toán về cơ bản vẫn theo hướng tiếp cận nội dung, chỉ tập trung
1
Trang 12hoàn thành khôi lượng kiên thức, còn nặng tính hàn lâm, Mặc dù giáo viên
đã chú ý đến cả ba phương diện kiến thức, kỳ năng và thái độ nhưng vẫn là những yêu cầu rời rạc riêng lẽ, chưa liên kết, thống nhất và vận dụng tổng hợp thành năng lực hành động, thực hành, gắn với yêu cầu của cuộc sống Chương trình mới với định hướng đòi hỏi giáo viên phải tiếp cận theo hướng hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh, không chạy theo khối lượng tri thức mà chú ý khả năng vận dụng tong hợp các kiến thức, kỳ năng, thái độ, tình cảm, động cơ, vào giải quyết các tình huống trong cuộc sống hàng ngày
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn cuộc sống, chất lượng của giáo dục, việc làm sao để hoạt động giáo dục được tiếp cận theo hướng phát triển năng lực đòi hỏi học sinh làm hoặc vận dụng được gì hơn là biết những gì Tránh được tinh trạng biết nhiều nhưng làm hoặc vận dụng không được bao nhiêu; biết những điều cao siêu, nhưng không làm được những việc rất thiết thực đơn giản trong cuộc sống,
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Quản lý dạy học môn Toán theo hưởng phát triển năng lực đặc thù học sinh ở các trường Trung học cơ sở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ ” với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học của bộ môn Toán cấp THCS tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận dạy học, quản lý dạy học môn Toán ờ cấp THCS và thực trạng quản lý dạy học môn Toán ở các trường THCS tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, tác giả luận văn đề xuất các biện pháp quản
lý dạy học (QLDH) môn Toán theo định hướng phát triển năng lực (PTNL) đặc thù cho học sinh nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các trường THCS thành phố Việt Trì, tĩnh Phú Thọ
2
Trang 133 Đôi tượng và khách thê nghiên cứu
3.1 Khách thê nghiên cứu
Dạy học môn Toán ở các trường THCS
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý dạy học môn Toán ở các trường THCS thành phô Việt Trì, tỉnh Phú Thọ theo định hướng PTNL đặc thù của học sinh
4 Câu hồi nghiên cứu
Dạy học môn Toán theo hướng phát triên năng lực đặc thù cho học sinh đang đặt ra những vấn đề gì cho giáo viên cũng như các nhà quản lý nhà trường? cần phải có những biện pháp quản lý nào để đạt được mục tiêu dạy học môn Toán đáp ứng yêu câu hiện nay?
5 Giả thuyết khoa học
Hiện nay, việc QLDH môn Toán ở các trường THCS thành phô Việt Trì, tỉnh Phú Thọ còn nhiều hạn chế, bất cập Nếu xác lập đúng cơ sở lý luận của việc QLDH môn Toán câp THCS và khảo sát, đánh giá đúng thực trạngQLDH môn Toán ở các trường THCS thành phô Việt Trì, tỉnh Phú Thọ thi sẽ
đề xuất được các biện pháp QLDH môn Toán ớ các trường THCS thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ theo hướng PTNL đặc thù của học sinh phù hợp, khả thi, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở các trường THCS thành phố Việt Trì, tĩnh Phú Thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận vê QLDH môn Toán theo hướng PTNL đặc thù cho học sinh THCS
Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý dạy học môn Toán theo hướng phát triến năng lực đặc thù học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Việt Trì, tĩnh Phú Thọ
Đê xuât các biện pháp QLDH môn Toán theo hướng PTNL đặc thù củahọc sinh ở các trường THCS thành phô Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
3
Trang 147 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu trong 02 năm (từ năm học 2020-
8 Phương pháp nghiên cứu
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập các tài liệu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, đặc biệt là quản lý hoạt động giáo dục nhà trường; phân tích, phân loại, xác định các khái niệm cơ bản; đọc sách, báo, nghiên cứu các công trình nghiên cứu có liên quan để hình thành cơ sở lý luận cho đề tài
Nhỏm phương pháp nghiên cứu thực tiền
Điều tra bằng hỏi; Phỏng vấn; Quan sát sư phạm; Quan sát hoạt động quản lý chỉ đạo của cán bộ quản lý nhà trường; Tống kết kinh nghiệm thực tiễn của cán bộ quản lý nhà trường và của giáo viên
Phương pháp thống kê Toán học:
Sừ dụng phương pháp thống kê Toán học để xử lý các số liệu, kết quả nghiên cứu thu thập được trong quá trình nghiên cửu
9 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của quăn lý dạy học môn Toán theo hướng
phát triển năng lực đặc thù học sinh ở các trường Trung học cơ sở
Chương 2: Thực trạng quản lý dạy học môn Toán theo hướng phát triển
năng lực đặc thù học sinh ở các trường Trung học cơ sở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
Chương 3: Biện pháp quản lý dạy học môn Toán theo hướng phát triển
năng lực đặc thù học sinh ở các trường Trung học cơ sớ thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
4
Trang 15CHƯƠNG 1
Cơ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO HƯỚNG
PHÁT TRIÉN NĂNG Lực ĐẶC THỪ HỌC SINH Ở CÁC
TRƯỜNG TRUNG HỌC co SỞ
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Nghiên cứu về dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng
lực đặc thù học sinh• • •
Dương Trần Bình, trong nghiên cứu về “Quản lý HĐDH ở Trường tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh đổi mới căn bàn và toàn diện giáo dục” [5] Đã xây dựng cơ sở lý luận cho quàn lý dạy học đáp ứng yêu cầu đồi mới giáo dục và đề xuất các biện pháp quản lý dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục tiểu học
Lê Tiến Đạt nghiên cứu "''Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở
các trường tiêu học huyện Ninh Giang, tinh Hải Dương" [15], Các công trình
này đã tập trung đề cập nghiên cứu về HĐDH và quản lý HĐDH ở các trường tiểu học, theo đặc thù của từng địa phương và đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học ở trường tiểu học
Tác giả Nguyễn Thị Kim Hoa (2021) với bài viết “Dạy Toán ở tiểu học theo định hướng phát triển năng lực người học”, đăng trên Tạp chí Khoa học Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh Theo các xu thế mới trong giáo dục toán, một chương trình dạy học toán tiên tiến đòi hỏi người học không chỉ có kiến thức và kĩ năng mà còn có thái độ và húng thú với việc học toán Hội nhập với sự phát triền giáo dục toàn cầu, giáo dục toán ở Việt Nam đang hướng đến đổi mới mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học Bài viết xác định các năng lực toán học đặc thù cần phát triển ở học sinh tiểu học, các nguyên tắc dạy học; từ đó nêu ra quy trình tổ chức hoạt động dạy học toán theo hướng phát triển năng lực qua một bài học cụ thể
5
Trang 16Tác giả Nguyễn Duy Hải (2021), Đôi mới phương pháp dạy học Toán
tiếp cận chương trình giảo dục phô thông 2018 theo định hướng phát triển năng lực học sinh tiểu học bài viết trên cơ sở đánh giá đặc điểm của môn
Toán đã đưa ra một số phương pháp dạy học môn Toán nhằm phát huy năng lực học sinh và đối mới phương pháp đánh giá việc dạy học môn Toán ở trường tiểu học
1.1.2 Nghiên cứu về quản lỷ dạy học môn Toán theo định hướng phát triến năng lực đặc thù học sinh O • • •
Nguyễn Cảnh Toàn (2005) với “Khơi dậy tiềm năng sáng tạo” đã đưa
ra các vấn đề về sáng tạo học như khái niệm, nguồn gốc, cơ sớ thần kinh của hoạt động sáng tạo Quyển sách đã chỉ ra cho người giáo viên làm thế nào đế dạy HS học tập sáng tạo, điều này rất phù hợp cho học sinh thông qua học tập môn Toán
Tác giả Phạm Văn Hoàn (2019), Quản lý Hoạt động dạy học môn Toán
theo hưởng tích hợp ở các trường trung học cơ sở huyện Mỹ Đức, thành phố
Hà Nội, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục Luận văn đánh tập
trung đánh giá nhũng ưu điểm, hạn chế của quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo hướng tích họp ở các trường Trung học cơ sở huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nôi Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất một số biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý dạy học môn Toán theo hướng tích hợp ở các trường THCS huyện Mỳ Đức trong thời gian tới
Gần đây có một số luận văn, luận án nghiên cứu về quản lý dạy học môn Toán ở các trường Tiểu học, THCS, THPT, như luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục Khổng Thị Kim Dung, thành phố Hà Nội đã nghiên cứu về
“Quản lý HĐDH môn Toán tại Trường tiêu học Bồ Đề, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội” [13],
Đồ Thị Mai Lê nghiên cứu “Một số biện pháp quản lý dạy học môn
Toán của Hiệu trưởng các trường Trung học cơ sở Thành phố Hải Dương,
6
Trang 17tinh Hải Dương theo định hướng phát trỉên năng lực người học" [27] đã khái
quát về thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý dạy học môn Toán của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương theo định hướng phát triển năng lực người học;
Nguyễn Thị Vân Anh nghiên cứu "Thực trạng quản lý đối mói phương
pháp dạy học ở các trường trung học cơ sở quận Hà Đông theo định hướng phát triền năng lực học sinh" [1], tác giả đã đề cập những yêu cầu mới về dạy
học môn Toán hiện nay, đánh giá thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học trên cơ sở thực tiễn giúp các trường trung học cơ sở đề xuất biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Vũ Thị Ngân nghiên cứu về "Quản lý HĐDH môn Toán ớ các trường
Trung học phô thông huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình theo định hướng giáo dục trung học phô thông sau năm 2015" [30] đã xác định những yêu cầu đổi
mới trong dạy học môn Toán ở trường THCS và nội dung, biện pháp quản lý của Hiệu trưởng
Các công trình trên trên đã nghiên cứu nhiều vấn đề, nhiều mặt của HĐDH và quàn lý HĐDH môn Toán, như quản lý dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh; quản lý dạy học môn Toán theo định hướng đổi mới; Chưa có công trình nào nghiên cứu quản lý HĐDH môn Toán theo định hướng phát triền năng lực đặc thù học sinh ở các trường Trung học
cơ sờ thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Do đó tác giả chọn vấn đề nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp
1.2 Một số khái niệm cơ băn liên quan đến đề tài
1.2.1 Khái niệm hoạt động dạy học môn Toán • • • o • •
* Dạy học
Dạy học là một quá trình sư phạm, với nội dung khoa học, được thực hiện theo một phương pháp sư phạm đặc biệt do nhà trường tổ chức, giáo
7
Trang 18viên (GV) thực hiện nhằm giúp học sinh (HS) nắm vững hệ thống kiến thức khoa học và hình thành hệ thống kiến thức khoa học và hình thành hệ thống
kỳ năng hoạt động, nâng cao trình độ học vấn, phát triển trí tuệ và hoàn thiện nhân cách
Dạy học nhìn từ góc độ tiếp cận hệ thống, là một hệ thống tưong tác chặt chẽ với nhau giữa các thành tố cơ bản bên trong hệ thống (Mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức, người dạy, người học) và tương tác chặt chẽ với môi trường tự nhiên, môi trường
xã hội bên ngoài nó Các thành tố này tương tác với nhau, thâm nhập vào nhau để thực hiện mục đích, nhiệm vụ dạy học, nhằm nâng cao chất lượng
và hiệu quả dạy học
Việc nhìn nhận dạy học như một hệ thống “động” luôn luôn tương tác với môi trường cho thấy hoạt động này phải thay đồi khi môi trường thay đổi Có như vậy hoạt động dạy học mới đảm bảo thực hiện tốt được chức năng của nó
Dạy học gắn liền với hoạt động giáo dục Cả hai hoạt động này đều hướng tới một mục tiêu chung là phát triển toàn diện nhân cách người học Hoạt động dạy học, nhìn dưới góc độ hoạt động sống tích cực, có ý thức của con người, là quá trình mà trong đỏ dưới sự tố chức, điều khiển, lãnh đạo của người GV làm cho người học tự giác, tích cực, chủ động tự tồ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức - học tập cùa mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học
Bản chất của dạy học thể hiện tính thống nhất của hoạt động dạy và hoạt động học, có sự thống nhất biện chứng giữa các thành tố của hoạt động
“dạy và hoạt động “học” trong quá trình triển khai hoạt động dạy học
Dạy học là một quá trình tương tác, cộng tác giữa thầy và trò Chù thể hoạt động dạy là GV, chủ thể hoạt động học là HS Quá trinh vận động tích cực, sáng tạo của chủ thể này làm cho chủ thể kia phát triển, hoàn
8
Trang 19thiện về phẩm chất, năng lực đồng thời chính chủ thể này cũng hoàn thiện mình hơn thông qua việc soi mình vào chủ thể kia, nhận phản hồi từ chủ thể kia để điều chỉnh.
Nhu vậy, dạy học là hoạt động có mục đích, cỏ kể hoạch được tô chức
dưới vai trồ chủ đạo của giảo viên (tô chức, lãnh đạo, điều khiên) học sinh tự
tô chức, tự điều khiên hoạt động nhận thức của bản thăn nhằm lĩnh hội tri thức, kỹ xáo, kỹ năng và hình thành, phát triển nhân cách [38].
* Dạy học môn Toán
Toán học là một môn khoa học nghiên cứu về các số, cấu trúc, không gian và các phép biến đổi Nó là môn học nghiên cứu về các cấu trúc trừu tuợng định nghĩa từ các tiên đề, bằng cách sử dụng lý luận học và ký hiệu Toán học, trên cơ sở đó hình thành các năng lục nói chung và năng lực tính Toán cho người học
Theo tác giả hoạt động dạy học môn Toán là quá trình được tố chức một cách có mục đích, có kế hoạch của người giáo viên trong đó dưới vai trò
tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, điều khiển của giáo viên, học sinh tự giác, tích cực chủ động, tự tổ chức hoạt động học tập nhằm hình thành phát triển phẩm chất năng lực chung và hình thành phát triển năng lực Toán học cho học sinh
* Năng lực và năng lực đặc thù môn Toán
- Năng lựcTheo Từ điển bách khoa Việt Nam “Năng lực là đặc điểm của cá nhân, thế hiện mức độ thông thạo - tức là có thế thực hiện một cách thành thục và • • 4^2 • • • • •chắc chắn một hay một số dạng hoạt động nào đó” [22] Từ điển Tiếng Việt: Năng lực là phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao
Nói đến năng lực là nói đến những việc cá nhân con người làm được, thực hiện được một cách hiệu quả Tác giã luận văn lựa chọn hướng tiếp cận năng lực như sau: “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển
9
Trang 20nhờ tố chất sẵn có và quả trình học tập, rèn luyện, cho phép con nguời huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác nhu hứng thú, niềm tin, ý chí, thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thề” [21],
- Năng lục đặc thùNăng lực đặc thù là nhũng năng lực được hình thành và phát triển trên
cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động như Toán học, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể thao Năng lực đặc thù được hình thành và phát triển thông qua các môn học, hoạt động giáo dục; năng lực đặc thù vừa là mục tiêu vừa là “đơn vị thao tác” trong các hoạt động dạy học, giáo dục; góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung
- Năng lực đặc thù môn Toán+ Năng lực tư duy là tống hợp những khả năng ghi nhớ, tái hiện, trừu tượng hóa, khái quát hóa, tưởng tượng, suy luận - giải quyết vấn đề, xử lí
và linh cảm trong quá trình phản ánh, phát triển tri thức và vận dụng chúng vào thực tiễn
+ Năng lực giải quyết vấn đề là khả năng cá nhân sử dụng hiệu quả các quá trình nhận thức, hành động và thái độ, động cơ, xúc cảm để giải quyết những tình huống có vấn đề mà ở đó không có sằn quy trình, thủ tục, giải pháp thông thường Đây là một trong những năng lực mà môn Toán có nhiều thuận lợi để phát triển cho người học qua việc tiếp nhận khái niệm, quy tắc toán học và đặc biệt là qua giải toán
+ Năng lực mô hình hóa hay còn gọi là năng lực toán học hóa tình huống thực tiễn là khả năng chuyển hóa một vấn đề thực tế sang một vấn đề toán học bằng cách thiết lập và giải quyết các mô hình toán học, thể hiện và đánh giá lời giải trong ngữ cảnh thực tế
10
Trang 21+ Năng lực giao tiêp toán học là khả năng sử dụng các dạng ngôn ngừ nói, viết và biếu diễn toán học để làm thuyết trình và giải thích làm sáng tỏ vấn đề toán học Năng lực giao tiếp liên quan tới việc sử dụng ngôn ngữ toán học (chữ, kí hiệu, biểu đồ, đồ thị, các liên kết logic ) kết hợp với ngôn ngữ thông thường Năng lực này được thể hiện qua việc hiểu các văn bản toán học, đặt câu hởi, trà lời câu hỏi, lập luận khi giãi toán
+ Năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện học toán (bao gồm các phương tiện thông thường và bước đầu làm quen với sử dụng công nghệ thông tin)
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là lấy năng lực cần đạt làm mục tiêu dạy học để tố chức thực hiện hoạt động dạy học đạt mục • « • • •••• J • • •tiêu đề ra
Dạy học theo tiếp cận năng lực là quá trình thiết kế, tồ chức và phối hợp giữa hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò, tập trung vào kết quả đầu ra của quá trình này là hình thành phẩm chất, năng lực học sinh, trong
đó nhấn mạnh người học cần đạt được các mức năng lực như thế nào sau khi kết thúc một giai đoạn (hay một quá trình) dạy học
Dạy học theo tiếp cận năng lực mang bản chất của dạy học nói chung, nhưng để dạy học theo cách tiếp cận này có hiệu quả cần bắt đầu từ việc mô
tả những năng lực cần hình thành và phát triển ở người học (mô hình năng lực cần đạt ở người học) sau khi học xong một nội dung (hay môn học, chuyên đề học tập), coi đây là cơ sở để thiết kế mục tiêu, kế hoạch dạy học, thiết kế học liệu, tổ chức dạy học nhằm đạt được phẩm chất, năng lực đề ra và đồng thời coi đó làm căn cứ để đánh giá kết quả dạy học
Dạy học theo tiếp cận năng lực là giáo viên lấy mô hình năng lực cần hình thành ở học sinh làm điểm xuất phát để thiết kế bài học và tổ chức bài học nhằm hình thành phẩm chất, năng lực ở học sinh, đồng thời coi đó là căn
cứ để đánh giá kết quả dạy học đã đạt được ở người học
11
Trang 22Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng thì định nghĩa “Quản lý là tổ chức
và điều khiển hoạt động theo những yêu càu nhất định của một đơn vị, cơ quan”
Harold Koontz khẳng định: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nổ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mục đích của tố chức Mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trường mà trong
đó con người có thể đạt được các mục đích của tổ chức với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất”
Xét quản lý với tư cách là một hành động, PGS Vũ Ngọc Hải định nghĩa: “Quản lý là sự tác động có tố chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra”
Từ những khái niệm và quan điểm trên, có thể tóm lược chung Quản lý
là sự tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực để cùng thực hiện thành công nhiệm vụ, mục tiêu dự kiến đề ra
* Quản lý dạy học theo hưởng phát triền năng lực học sinh
Quản lý dạy học là một trong những nội dung quản lý quan trọng nhất
ở trường THCS Việc quản lý dạy học có thể tiếp cận theo những định hướng khác nhau, tùy thuộc mục đích, yêu cầu của các chủ thể quản lý Neu theo
12
Trang 23định hướng nội dung, quản lý dạy học tập trung nhiêu vào việc truyên thụ kiến thức cho học sinh và kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức của các em Còn nếu theo định hướng phát triển năng lực học sinh, quản lý dạy học tập trung nhiều vào đầu ra của học sinh, vào sự tiến bộ của học sinh trong quá trình dạy học Nói cách khác, quản lý dạy học ở trường THCS theo định hướng phát triển năng lực học sinh đòi hỏi, từ xây dựng mục tiêu dạy học, lựa chọn nội dung dạy học, sử dụng phương pháp và hình thức dạy học đến kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học ở trường THCS phải được tổ chức, điều khiển theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Từ đó, tác giả cho rằng, quản lý dạy học ở trường THCS theo định hướng phát triển năng lực học sinh là quá trình lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo
và kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học đế đảm bảo cho nó đạt được mục tiêu phát triển năng lực học sinh
* Quản lý dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực đặc thù học sinh THCS
Quản lý dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực đặc thù học sinh THCS là những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý nhà trường thông qua việc thực hiện đồng bộ các chức năng quản lý đến toàn
bộ quá trình dạy học môn Toán, giáo viên, học sinh và các lực lượng liên quan nhằm vận hành quá trình dạy học đạt được mục tiêu của chương trình dạy học môn Toán đề ra phát huy tính đặc thù của môn học
Quản lý dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực đặc thù học sinh THCS là: Hiệu trưởng trường THCS căn cứ vào mục tiêu năng lực cần hình thành cho học sinh trong chương trình giáo dục THCS nói chung và chương trình giáo dục môn Toán nói riêng thực hiện các biện pháp lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá để điều khiển, điều chỉnh quá trình dạy học môn Toán, giáo viên và học sinh cùng các lực lượng liên đới nhằm vận hành quá trình dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục Toán học ở trường THCS với mục tiêu hình thành phát triển năng lực, phẩm chất
13
Trang 24chung và năng lực Toán học cho học sinh.
1.3 Dạy học môn Toán theo hướng phát triến năng lực đặc thù học sinh trung học cơ sở
1.3.1 Những yêu cầu dạy học môn Toán theo hưởng phát triển năng lực đặc của học sinh Trung học cơ sở
Môn Toán góp phần hình thành và phát triển cho học sinh năng lực toán học (biểu hiện tập trung nhất của năng lực tính toán) bao gồm các thành phần cốt lõi sau: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hoá toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán
Biểu hiện cụ thể của năng lực toán học và yêu cầu cần đạt cho từng cấp học được thể hiện trong bảng sau:
1.3.1.1 Năng lực tư duy và lập luận toán học
Thực hiện được các thao tác tư duy, đặc biệt biết quan sát, giải thích được sự tương đồng và khác biệt trong nhiều tình huống và thể hiện được kết quả của việc quan sát
Thực hiện được việc lập luận hợp lí khi giải quyết vấn đề
Nêu và trả lời được câu hởi khi lập luận, giải quyết vấn đề Chứng minh được mệnh đề toán học không quá phức tạp
1.3.1.2 Năng lực giao tiếp toán học
Thực hiện được các thao tác tư duy, đặc biệt biết quan sát, giải thích được sự tương đồng và khác biệt trong nhiều tình huống và thể hiện được kết quả của việc quan sát
Thực hiện được việc lập luận hợp lí khi giải quyết vấn đề
Nêu và trả lời được câu hởi khi lập luận, giải quyết vấn đề Chứng minh được mệnh đề toán học không quá phức tạp
1.3 ỉ.3 Năng lực mô hình hoá toán học
Sử dụng được các mô hình toán học (gồm công thức toán học, sơ đồ, bảng biểu, hình vẽ, phương trình, hình biểu diễn, ) để mô tả tình huống xuất
14
Trang 25hiện trong một số bài toán thực tiễn không quá phức tạp.
Giải quyết được những vấn đề toán học trong mô hình được thiết lập
Thề hiện được lời giải toán học vào ngữ cảnh thực tiễn và làm quen với việc kiểm chứng tính đúng đắn của lời giải
1.3 1.4 Năng lực giải quyết vấn đề toán học
Phát hiện được vấn đề cần giải quyết
Xác định được cách thức, giải pháp giải quyết vấn đề
Sử dụng được các kiến thức, kĩ năng toán học tương thích để giải quyết
r _ \ -X /V
vân đê
Giải thích được giải pháp đã thực hiện
Nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép (tóm tắt) được các thông tin toán học
cơ bản, trọng tâm trong văn bản (ở dạng văn bản nói hoặc viết) Từ đó phân tích, lựa chọn, trích xuất được các thông tin toán học cần thiết từ văn bản (ở dạng văn bản nói hoặc viết)
Thực hiện được việc trình bày, diễn đạt, nêu câu hỏi, thảo luận, tranh luận các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học trong sự tương tác với người khác (ở mức tương đối đầy đủ, chính xác)
Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường
để biểu đạt các nội dung toán học cũng như thể hiện chứng cứ, cách thức và kết quả lập luận
Thể hiện được sự tự tin khi trình bày, diễn đạt, thảo luận, tranh luận, giải thích các nội dung toán học trong một số tình huống không quá phức tạp
1.3.1.5 Năng lực sứ dụng công cụ, phương tiện học toán thề hiện qua việc:
Nhận biết được tên gọi, tác dụng, quy cách sử dụng, cách thức bảo quản các công cụ, phương tiện học toán (mô hình hình học phẳng và không gian, thước đo góc, thước cuộn, tranh ảnh, biểu đồ, )
Trình bày được cách sử dụng công cụ, phương tiện học toán để thực hiện nhiệm vụ học tập hoặc đề diễn tả những lập luận, chứng minh toán học
Sử dụng được máy tính cầm tay, một số phần mềm tin học và phương
15
Trang 26tiện công nghệ hô trợ học tập.
Chỉ ra được các ưu điểm, hạn chế của những công cụ, phương tiện hồ trợ để có cách sử dụng họp lí
1.3.2 Hoạt động dạy Toán của giáo viên theo hướng phát triển năng lực đặc thù của học sinh
Môn Toán có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của Giáo dục phổ thông Việc giảng dạy môn Toán nhằm cung cấp cho học sinh (HS) một hệ thống kiến thức Toán cơ bàn ở trình độ phổ thông, bước đầu hình thành ở HS những kỳ năng và thói quen làm việc khoa học; góp phần tạo
ra ờ học sinh các năng lực nhận thức, năng lực hành động và các phấm chất
về nhân cách mà mục tiêu giáo dục đã đề ra; chuẩn bị cho HS tiếp tục tham gia lao động sản xuất, có thể thích ứng của sự phát triển của khoa học - kĩ thuật, tiếp tục học ở bậc cao hơn Như vậy, trong hoạt động giảng dạy môn Toán người giáo viên có nhiệm vụ:
Tố chức cho HS tham gia các hoạt động học tập đa dạng ngay trên lớp học Hướng dẫn HS biết phương pháp nghiên cứu khoa học, tìm tòi, khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề trong học tập và thực hành Tổ chức cho HS thào luận, thực hành theo nhóm kết hợp với học tập cá nhân, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong học tập
1.3.3 Hoạt động học Toán của học sinh theo hưởng phát triển năng lực đặc thù
Hoạt động học Toán của học sinh cần lưu ỷ các điểm sau: Phải xác định được mục tiêu và động cơ học tập đúng đắn với các môn học nói chung và đối với môn Toán nói riêng, từ đó có hứng thú học tập môn Toán có đặc thù là môn khoa học Toán học là môn khoa học chính xác, vì vậy HS phải chú ý xây dựng cho mình thái độ làm việc trung thực, chính xác, tỉ mỉ khi thu nhận các số liệu thông tin thực sự khách quan, trong quan sát Có thái độ tương trợ, họp tác trong học tập, có tinh thần bảo vệ kết quả học tập và nghiên cứu của bản thân cũng như mọi việc làm đúng đắn Biết vận dụng một cách sáng tạo
16
Trang 27kiên thức đã học vào trong lao động và cuộc sông thường ngày.
Sau khi học cần có các hoạt động kiểm tra, đánh giá các hoạt động học tập trên lớp và học tập ngoài giờ của học sinh
1.3.4 Điểu kiện, phương tiện dạy học môn Toán theo hướng năng lực đặc thù học sinh
Cơ sở vật chất, và thiết bị dạy học ở các trường Trung học sơ sở có vai trò rất quan trọng đe phục vụ cho việc học Toán nói chung và học tập môn toán theo hướng phát triển năn lực đặc thù học sinh
Phương tiện dạy học khác nhau có những chức năng sư phạm khác nhau nhưng hồ trợ lẫn nhau, nếu được sứ dụng đúng đắn thì hiệu quả dạy học có thể được nâng cao rõ rệt Nhờ sự phát triển của khoa học kĩ thuật, trong quá trình dạy học môn Toán cần quan tâm đến các phương tiện dạy học sau đây:
Phần mềm hỗ trợ bài giảng, minh họa trên lớp (máy chiếu projector)
Công nghệ kiềm tra, đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm trên máy tính
1.4 Quản lý dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực đặc thù học sinh ở trường trung học cơ sở
1.4.1 Quản lý mục tiêu dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực đặc thù học sinh ở trường THCS
Quản lý mục tiêu dạy học nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả cúa HĐDH và kết quả đạt được ở học sinh với sự phát triển toàn diện về các mặt đức, trí, thể, mỹ Như vậy, quản lý mục tiêu DH môn Toán ở trường THCS nhằm đảm bảo Hoạt động dạy học môn Toán gắn với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện Thực hiện đầy đủ các mục tiêu, kế hoạch đào tạo, nội dung, chương trình dạy học môn Toán theo đúng tiến độ và thời gian quy định Hoạt động dạy học môn Toán đạt kết quả cao
Quản lý mục tiêu dạy học môn Toán đảm bảo các yêu cầu:
Thứ nhất, thực hiện mục tiêu giáo dục trong môn học, từng chương,
từng bài và từng tiết học Chú ý đến việc người dạy đề ra mục tiêu dạy học
17
Trang 28đối với môn học, từng chương, từng bài và từng tiết học gắn với chuấn kiến thức và kỳ năng Quản lý làm sao đế mục tiêu tổng thể và các mục tiêu bộ phận phải thể hiện trong các khâu soạn bài, giảng bài và đánh giá kết quả dạy học; đồng thời gắn kết mục tiêu dạy học với mục tiêu của các hoạt động mang tính điều kiện và phương tiện cho hoạt động dạy học Phải gắn kết dạy học với phát triền các kỹ năng dạy học theo Chuẩn nghề nghiệp của người dạy.
Thứ hai, các hoạt động quản lý mục tiêu dạy học môn Toán:
Các hoạt động xây dựng kế hoạch, tố chức, chỉ đạo và kiểm tra của công tác quản lý dạy học phải tập trung vào các hoạt động cụ thể: Tổ chức việc thảo luận hoặc hội thảo nhằm thống nhất trong tổ bộ môn:
Mục tiêu (trang bị kiến thức, rèn luyện kỳ năng và hình thành thái độ cho người học) theo chuẩn kiến thức và kỳ năng của từng môn học, từng chương, từng bài và từng tiết học
Mục tiêu các hoạt động mang tính điều kiện và phương tiện cho việc thực hiện mục tiêu dạy học của người dạy và người học
Phát triển các năng lực dạy học theo yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp của người dạy
1.4.2 Quản lý hoạt động dạy môn Toán theo hướng phát triển năng lực đặc thù học sinh ở trường THCS
1.4.2.1 Quản lý việc thực hiện chương trình dạy học môn Toán
- Quản lý chương trình dạy học môn Toán nhằm mục tiêu đảm bảo các yêu cầu:
Thiết lập được chương trình môn học Thực hiện đúng các quy định về chương trình đã quy định trong Luật Giáo dục Thực hiện theo yêu cầu giảm tài, tôn trọng tính hệ thống, đàm bảo sự ổn định, đảm bảo sự nhất quán và không bị trùng lặp Đảm bảo tính phổ thông, tính toàn diện, tính hiện đại, tính thích ứng của nội dung Chương trình dạy học phải thể hiện được những nội dung dạy học và nội dung dạy học trong chương trình phải hướng tới mục tiêu
18
Trang 29dạy học theo chuẩn kiến thức và kỳ năng.
- Các hoạt động quản lý chương trình dạy học môn ToánCác hoạt động xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra của Hiệu trưởng trong quản lý HĐDH môn Toán phải tập trung vào các hoạt động
cụ thể: Xây dựng chương trình, kế hoạch dạy học; Thiết lập sách giáo khoa, giáo án; Lựa chọn nội dung, sách giáo khoa, sách bài tập
1.4.2.2 Quản lý phân công dạy học, hồ sơ sô sách dạy học và chuẩn bị giờ lên lóp môn Toán
Hoạt động của thầy là hoạt động chủ đạo trong quá trình dạy học Quản
lý hoạt động này bao gồm: Quản lý phân công dạy học, hồ sơ sổ sách dạy học; quản lý việc chuẩn bị giờ lên lớp của GV; quản lý giờ lên lớp của GV; quản lý hoạt động bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu, kém; quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS; quản lý hoạt động bồi dưỡng GV
Quản lý việc chuẩn bị giờ lên lớp của GV dạy Toán: Kết quả của quá trình dạy học nói chung, dạy học môn Toán nói riêng phụ thuộc nhiều vào khâu chuẩn bị cho giờ lên lớp của GV Quá trình chuẩn bị ấy thể hiện ở một
số công việc cơ bản: soạn bài, suy ngẫm lựa chọn phương pháp giảng dạy cho phù hợp bài dạy, hướng đến các đối tượng HS
1.4.2.3 Quản lý giờ lên lớp của giáo viên dạy Toán
Việc chuẩn bị chu đáo bài soạn và những thiết bị cần thiết cho giờ lên lớp chỉ mang lại hiệu quả khi GV thực hiện thành công giờ lên lớp Ngoài việc chuẩn bị những việc cần thiết trước khi lên lóp, người GV phải linh hoạt
xử lý các tình huống phát sinh trong giờ học Hiệu trưởng tuy không tác động trực tiếp tới giờ lên lớp, song phải có vai trò tác động gián tiếp Người Hiệu trường phải tạo điều kiện phát huy khả năng, tính nhiệt tình của GV đồng thời phải có biện pháp tích cực tác động giờ lên lóp của GV
Nội dung quản lý giờ lên lớp của giáo viên dạy Toán:
Quản lý giờ dạy của GV thông qua thời khóa biểu, kế hoạch dạy học,
19
Trang 30sổ báo giảng Quy định chế độ thông tin, báo cáo, sắp xếp, thay thế hoặc dạy
bù trong trường hợp vắng GV Xây dựng chuẩn giờ lên lớp theo các yêu cầu
về mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học (PPDH) tích cực Tổ chức dự giờ (thường xuyên, đột xuất) và phân tích giờ dạy của GV Xử lí việc thực hiện không đúng yêu cầu giờ lên lớp của GV
1.4.2.4 Quán lý việc thực hiện đôi mới phương pháp dạy học môn toán
Quản lý phương pháp dạy học môn Toán đám bảo các yêu cầu: Chủ thể quản lý dạy học (Hiệu trưởng) và chủ thể dạy học (giáo viên, người dạy) phải:
Hiếu biết về lý luận của các PPDH Lựa chọn được các PPDH phù hợp: với nội dung tri thức của từng bài, từng phần, từng chương và từng tiết học; với tâm sinh lý người học và với điều kiện và phương tiện DH hiện có
Các hoạt động quản lý phương pháp dạy học môn Toán: Xây dựng kế hoạch, tồ chức, chỉ đạo và kiềm tra của công tác quản lý PPDH môn Toán phải tập trung vào các hoạt động cụ the:
Quán triệt trong tố bộ môn việc xác định phương pháp nào đối với tiết giảng nào là PPDH chủ yếu; từ đó thống nhất được mục đích, yêu cầu và PPDH chủ yếu cho mỗi bài giảng đó
Tạo ra một phong trào kèm cặp ngay trên hoạt động sự phạm thường nhật của người dạy (thông qua hoạt động thao giảng và rút kinh nghiệm)
Tổ chức các hội nghị học tốt đối với người học để người học học tập kinh nghiệm và phương pháp học tập có hiệu quả của nhau; đồng thời thể hiện nhu cầu, các nguyện vọng của mình về PPDH
1.4.2.5 Quán lý việc đối mới hỉnh thức dạy học môn Toán
Quản lý hình thức dạy học môn Toán đảm bảo các yêu cầu:
Chủ thế quản lý dạy học và người dạy phải nắm vừng lý luận về hình thức tổ chức dạy học đối với các cơ sở giáo dục Tổ chức hoạt động đề xuất
và lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học phù hợp với nội dung chương trình môn học, bài học, từng tiết học, từng đơn vị kiến thức trong mồi tiết học Tổ
20
Trang 31chức hoạt động đề xuất và lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học phù hợp với tâm lý, lứa tuổi người học Tổ chức hoạt động đề xuất và lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, môi trường
tự nhiên, vùng miền
Các hoạt động quản lý hình thức dạy học môn Toán: Xây dựng kế hoạch, tố chức, chỉ đạo và kiểm tra của công tác quản lý HĐDH môn Toán phải tập trung vào các hoạt động cụ the
1.4.2.6 Quản lý hoạt động kiêm tra đánh giả kết quả dạy học môn Toán
Kiểm tra đánh giá là khâu then chốt trong các thành tố của việc dạy học, việc dạy học định hướng phát triển năng lực của học sinh chỉ thành công được khi việc kiểm tra đánh giá cũng phải được đổi mới một cách đồng bộ Những năm gần đây, dạy học và kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển năng lực học sinh đã được các nhà trường áp dụng rộng rãi Tuy nhiên, việc quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo năng lực, nhằm giúp giáo viên hiểu được triết lý và tầm quan trọng của đổi mới đánh giá học sinh, hướng quá trình kiếm tra đánh giá vào phát hiện các năng lực của người học; việc xây dựng và thống nhất bộ tiêu chí cụ thể, chi tiết để đánh giá từng bài và môn học theo hướng tiếp cận năng lực vẫn chưa được quan tâm
Kiểm tra đánh giá kết quá học tập của học sinh theo hướng tiếp cận năng lực đặc thù Toán học tập trung vào các định hướng sau:
Chuyển từ chủ yếu đánh giá kết quả học tập cuối môn học, khóa học (đánh giá tổng kết) nhằm mục đích xếp hạng, phân loại sang sử dụng các loại hình thức đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ sau từng chủ đề, từng chương nhằm mục đích phản hồi điều chỉnh quá trình dạy học (đánh giá quá trình);
Chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kĩ năng sang đánh giá năng lực của người học Tức là chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu
21
Trang 32kiên thức, sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyêt những vân đê của thực tiễn, đặc biệt chú trọng đánh giá các năng lực tư duy bậc cao như tư duy sáng tạo;
Chuyền đánh giá từ một hoạt động gần như độc lập với quá trình dạy học sang việc tích họp đánh giá vào quá trình dạy học, xem đánh giá như là một phương pháp dạy học;
Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá: sử dụng các phần mềm thẩm định các đặc tính đo lường của công cụ (độ tin cậy,
độ khó, độ phân biệt, độ giá trị) và sử dụng các mô hình thống kê vào xừ lý phân tích, lý giải kết quà đánh giá
Với những định hướng trên, đánh giá kết quả học tập các môn học, hoạt động giáo dục của học sinh ở mồi lóp và sau cấp học trong bối cảnh hiện nay cần phảứDựa vào cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng (theo định hướng tiếp cận năng lực) từng môn học, hoạt động giáo dục từng môn, từng lớp; yêu cầu cơ bản cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ (theo định hướng tiếp cận năng lực) của học sinh của cấp học
Phối họp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng
Ket hợp giữa hình thức đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan và tự luận nhằm phát huy những ưu điểm của mỗi hình thức đánh giá này
Có công cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá toàn diện, công bằng, trung thực, có khả năng phân loại, giúp giáo viên và học sinh điều chỉnh kịp thời việc dạy và học
1.4.2.7 Quản lý bồi dưỡng giảo viên
Công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ GV có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy học Tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ là nhiệm vụ của Hiệu trưởng
22
Trang 33Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên dạy môn Toán: Tổ chức thao giảng theo chuyên đề, thi GV dạy giỏi cấp truồng, cấp tỉnh Đổi mới nội dung sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, trao đổi về PPDH, dạy các bài khó Phân công GV có kinh nghiệm, có năng lực chuyên môn giúp đỡ GV chưa có kinh nghiệm, còn hạn chế về năng lực Tố chức cho GV nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm; phồ biển và áp dụng các sáng kiến kinh nghiệm phù hợp.
1.4.3 Quản lý hoạt động học tập môn Toán theo hướng phát triển năng lực đặc thù của học sinh THCS
Hoạt động học tập môn Toán của HS là một hoạt động song song tồn tại cùng với hoạt động dạy của GV Các nội dung quản lý hoạt động học Toán của học sinh bao gồm:
1.4.3.1 Quản lý tạo động lực học toán cho học sinh
Giáo dục mục đích, động cơ, thái độ và phương pháp học tập môn Toán Học sinh ham thích đến trường đến lớp, ham học hỏi môn học Học sinh phải tự giác tìm tòi, phát hiện vấn đề, chủ động lĩnh hội kiến thức, biến quá trình dạy học thành quá trình tự học
Quy định nề nếp, tạo thói quen học tập tốt, làm cho hoạt động học tập của nhà trường có kỷ luật, trật tự Ne nếp học tập sẽ quyết định nhiều đến hiệu quả học tập Vì vậy, cần phải xây dựng và hình thành được những nề nếp học tập sau đây:
Phải xây dựng cho HS tinh thần, thái độ học tập tốt, chuyên cần, chăm chỉ, có nề nếp học bài và làm bài tập đầy đủ Ne nếp sử dụng, bảo quản và chuẩn bị đồ dùng học tập Xây dựng được nề nếp về khen thưởng và kỷ luật, chấp hành nề nếp, nội qui học tập nôn Toán cho HS
Ne nếp học tập tốt góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục
Vì vậy, Hiệu trưởng nhà trường cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra, nhận xét tình hình thực hiện nề nếp và phân công trách nhiệm cụ thế cho các bộ phận
23
Trang 34đê phôi hợp thực hiện.
1.4.3.2 Quản lý hoạt động học tập trên lớp
Đôi với việc quản lý hoạt động học tập trên lớp của học sinh, đòi hởi cần có phương pháp phù họp với từng lớp, từng đối tượng học sinh và mồi tiêt giảng khác nhau
Tạo phong cách học tập cho học sinh, giúp học sinh tự ý thức được tâm quan trọng của việc học tập môn toán theo hướng phát triên năng lực
Phát huy tinh thân làm việc nhóm, làm việc theo tô chức đông thời có
sự kết hợp với cá nhân để học sinh có thể phát huy toàn diện năng lực đặc thù Toán học của bàn thân
1.4.3.3 Quản lý việc tự học của học sinh
Đây là một công việc khó khăn vì phụ thuộc vào tinh thân, thái độ của học sinh Nhà trường cần có nhiều cơ chế, biện pháp để phát huy tính tự học cùa học sinh trong quá trình học tập môn Toán
1.5 Các yêu tô ảnh hưởng đên quản lý dạy học môn Toán theo hướng phát triên năng lực đặc thù học sinh ở các trường trung học cư sở
1.5.1 Các yếu tố khách quan
* Kinh tế - xã hội của địa phương
Kinh tế - xã hội của địa phương ảnh hưởng rất nhiều đến công tác dạyhọc và giáo dục trong nhà trường Sự quan tâm của các câp lãnh đạo và quản lý địa phương, của ngành giáo dục Mặt băng dân trí, mức thu nhập của người dân đồng nghĩa với việc quan tâm đầu tư cho giáo dục, con em nhân dân được yên tâm và chú tâm trong học tập và rèn luyện, nhờ đỏ công tác quản lí trong nhà trường sẽ có nhiều thuận lợi cần chủ động trong việc khai thác thế mạnh của địa phương để tranh thủ sự ùng hộ và huy động tốt các nguồn lực phục vụ giáo dục; đồng thời nắm bắt rõ những khó khăn để có biện pháp phù hợp trong xây dựng và triên khai các hoạt động giáo dục và dạy học trong nhà trường
* Sự tham gia của các lực lượng xã hội
24
Trang 35Việc phôi hợp các lực lượng xã hội tham gia vào việc giáo dục HS hiện nay chưa thực sự hiệu quả Mặc dù đã có rất nhiều cách thức trong việc liên kết giữa nhà truồng và gia đình, như đa số các trường có điều kiện hiện nay đều sử dụng CNTT trong việc trao đổi kết quả Tuy nhiên, kết quả thực sự trong việc giáo dục HS chưa được đánh giá cao qua kênh này HS vẫn chưa thực sự tự giác trong việc học tập và rèn luyện, bệnh thành tích trong giáo dục hiện nay vần còn là vấn đề được cả xã hội quan tâm Ngược lại đối với những vùng khó khăn hiện nay, thì sự quan tâm của gia đình còn nhiều hạn chế, tất cả việc học tập của học sinh đều do nhà trường quyết định và đây cũng là nguyên nhân đáng kể đối với việc nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.
* Điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ bị dạy học
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học thuộc hệ thống phương tiện của quá trình dạy học, là cơ sở thực hiện các mục tiêu dạy học và mục tiêu quản
lí Cần có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của các TBDH và có sự đầu tư, quản lí tốt các trang thiết bị phục vụ dạy học
Các nhà trường cần thường xuyên rà soát, thống kê, kiểm tra để bảo trì, bảo dưỡng thiết bị dạy học hiện có; dành kinh phí đề sửa chữa, mua sắm thêm trang thiết bị để đáp ứng đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, nhằm nâng cao chất lượng HĐDH
1.5.2 Các yếu tố chủ quan
* Năng lực của đội ngũ Cán bộ quản lý
Trình độ và năng lực quản lí của Hiệu trưởng và phó Hiệu trướng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng HĐDH trong nhà trường Ngoài việc xây dựng
kế hoạch, chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch, còn phải thường xuyên theo dõi, giám sát, kiểm tra, đồng thời có sự điều chỉnh kịp thời khi cần thiết để đàm bảo chất lượng HĐDH Ngoài ra, người lãnh đạo nhà trường cũng phải luôn quan tâm, đảm bảo được quyền lợi của tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường, các chính sách, đãi ngộ đế cán bộ giáo viên, nhân viên yêu nghề, gắn bó với nghề và có điều kiện học tập nâng cao trình độ đế có
25
Trang 36trình độ chuyên môn tốt, đáp ứng được các yêu cầu đổi mới trong giáo dục.
Trình độ chuyên môn cùa giáo viên là một trong những yếu tố quan trọng chi phối và có ảnh hưởng lớn đến quản lý HĐDH của người CBQL Đào tạo và bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên là khâu đột phá có ý nghĩa quyết định, góp phần triển khai thắng lợi chiến lược phát triển giáo dục
Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên trước yêu cầu và đòi
hói cúa xã hội, trong đó yêu tô vê năng lực và pham chat của đội ngũ có ảnh hường đáng kể Đặc biệt GV là người trực tiếp tham gia vào hoạt động dạy học và giáo dục học sinh vì vậy để nâng cao năng lực của đội ngũ GV là trách nhiệm của các cấp quản lý mà trực tiếp là Hiệu trưởng Neu GV chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình thì sẽ ảnh hưởng đáng kế đến kết quả học tập và rèn luyện của HS
* Cơ chế quản lý của nhà trường Trung học cơ sở
Cơ chế quản lý dạy học của Ban Giám hiệu, tổ chuyên môn theo tiếp cận năng lực là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả dạy học theo tiếp cận năng lực của mỗi giáo viên; nó ảnh hưởng tới việc thiết kế bài học, chủ đề dạy học theo tiếp cận năng lực và hoạt động dạy học cũng như kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Toán của giáo viên
* Năng lực của giảo viên
Năng lực của giáo viên so với yêu cầu công tác hiện nay về cơ bản là đạt yêu cầu, song bên cạnh đó còn không ít giáo viên cần phải được bồi dưỡng cả về chuyên môn và nghiệp vụ vì năng lực giáo viên quyết định chất lượng dạy học Việc tuyển chọn đội ngũ càng được coi trọng và giao trách nhiệm cho Hiệu trưởng, coi đó như một cam kết
* Tỉnh tích cực học tập của học sinh
Tính tích cực học tập của học sinh là yếu tổ ảnh hưởng có tính chất quyết định đến năng lực học tập và kết quả học tập môn Toán của mỗi học sinh
26
Trang 37Tiêu kêt Chương 1
Dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực đặc thù học sinh là quá trình có mục đích, có kế hoạch được tố chức dựa trên mô hình năng lực Toán học cần đạt được ở học sinh trong quá trình dạy học Toán học, giáo viên thiết kế, tổ chức và điều khiển quá trình học tập của học sinh, cũng như đánh giá kết quả dựa trên năng lực nhằm đạt được mục tiêu hình thành phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù môn Toán ở học sinh
Quản lý dạy học môn Toán theo định hướng phát triền năng lực học sinh ở trường THCS được thực hiện theo cách tiến hành đồng bộ các chức năng quản lý dạy học môn Toán dựa trên chuấn năng lực cần đạt ở học sinh: Lập kế hoạch dạy học môn Toán; tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học môn Toán và kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch dạy học môn Toán Đe quân lý dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh hiệu quả, đòi hỏi Hiệu trưởng nhà trường cần phải biết phát huy những yếu tố ảnh hưởng chủ quan và khách quan nhàm đem lại hiệu quả của dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
27
Trang 38CHƯ ƠNG 2 THỤC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO HƯỚNG
PHÁT TRIẺN NÀNG Lực ĐẶC THÙ HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC CO SỞ THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHỦ THỌ
2.1 Khái quát điêu kiện tự nhiên, kỉnh tê xã hội của thành phô Việt Trì
và giáo dục THCS thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
2.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của thành phố Việt Trì
2.1.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của thành phổ Việt Trì
Thành phố Việt Trì thành lập ngày 4/6/1962, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh Phú Thọ, nơi có Đền Hùng Thực hiện lời dạy của Bác Hồ khi người về thăm công trường xây dựng khu công nghiệp Việt Trì: "Đây là khu công nghiệp đầu tiên của cả nước, nay ta xây dựng đất Tổ thành một khu công nghiệp lớn, làm cơ sở cùa CNXH Từ đây ta sẽ bắt đầu cho công cuộc xây dựng to lớn của đất nước Vinh dự này thuộc về các cô, các chú đang xây dựng đất Tổ ", Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Việt Trì đã đoàn kết, kiên cường, năng động, sáng tạo vượt qua mọi khó khăn, thử thách, xây dựng Thành phổ liên tục phát triển nhanh, bền vững và vinh dự được Chủ tịch Nước tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất, Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận thành phổ Việt Trì là đô thị loại I trực thuộc tỉnh
Việt Trì nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Phú Thọ, là thành phố du lịch
về với cội nguồn dân tộc Việt Nam, có diện tích tự nhiên 11.175,11 ha, gồm
13 phường nội thành và 10 xã ngoại thành; dân số khoảng 285 ngàn người;
- Phía Đông giáp với huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc);
- Phía Nam giáp huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), huyện Ba Vì (Hà Nội);
- Phía Tây giáp huyện Lâm Thao;
- Phía Bắc giáp huyện Phù Ninh
28
Trang 39Là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, Việt Trì ngày nay đuợc biết đến là “hành phố hai di sàn” (Tín ngưỡng thời cúng Hùng Vương đã được UNESCO công nhận là di sản vãn hóa đại diện của nhân loại và Hát Xoan Phú Thọ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn khấp)
Việt Trì là vùng đất nằm ở vị trí chuyển tiếp từ địa hình đồi núi sang đại hình đồng bằng, đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng
về mặt địa chất, đất đai ở Việt Trì thuộc vùng đất cổ có niên đại cách đây từ 50 đến 200 triệu năm Theo tài liệu khảo cổ học cách ngày nay khoảng
2 vạn năm, ở đây đã có sự định cư của người Việt cố Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, vùng đất Việt Trì đã nhiều lần thay đổi ranh giới hành chính
và sự phân cấp quản lý hành chính
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, nên một năm có 04 mùa
rõ rệt, mùa mưa tập trung vào tháng 6, 7 và tháng 8 trong năm
2 ỉ 1.2 Kinh tế, xã hội của thành phổ Việt Trì
Hiện nay, thành phố Việt Trì trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, y tế lớn nhất của tỉnh Trong những năm qua, kinh tế
- xã hội của thành phố Việt Trì đã có bước phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh
tế bình quân giai đoạn 2017 - 2021 đạt trên 10%/năm, các lĩnh vực xã hội được quan tâm; kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng đô thị được chú trọng đầu tư, diện mạo thành phố có nhiều đổi mới;
Hệ thống giao thông tại thành phố Việt Trì rất phong phú gồm có đường bộ, đường thủy, đường sắt Đường quốc lộ 2 và hàng chục tuyến đường tỉnh lộ, huyện lộ với tống chiều dài hàng trăm km chạy qua địa bàn thành phố Việt Trì Đường bộ có quốc lộ 2 chạy qua nối Hà Nội với các tỉnh vùng Tây Bắc Đường sắt nối bật với tuyến Hà Nội - Lào Cai chạy qua với chiều dài 18,3 km Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai chạy qua nối thành phố với trục hành lang kinh tế Đông - Tây; Đường thủy trên sông Hồng có chiều dài qua thành phố hơn 10 km nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao
29
Trang 40Theo Báo cáo từ chi cục thống kê thành phố Việt Trì năm 2022 cho thấy, tổng dân số trên địa bàn khoảng hơn 292.000 người Trong đó: Dân số thường trú hon 261.000 người, dân sô tạm trú bao gôm dân nhập cư, học sinh, sinh viên và lao động tại các nhà máy, xí nghiệp 31.000 người.
Theo số liệu thống kê năm 2023, tính trên toàn thành phố, số lao động trong độ tuồi lao động chiếm 73,6%, trong đó lao động làm việc trong ngành công nghiệp, xây dựng là 46,2% lao động trong ngành thương mại - dịch vụ là 38,7%, lao động trong ngành nông nghiệp là 15,1%
Tình hình an ninh chính trị trên địa bàn ốn định, nhân dân thành phố có truyền thống đoàn kết, tích cực lao động sản xuất, xây dựng đời sống tinh thần đa dạng, phong phú
2.1.2 Khái quát giáo dục THCS thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Thành phố Việt Trì đã đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế-xã hội của thành phố có bước phát triển mạnh mẽ, có nhiều đổi thay,
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, hệ thống chính trị ngày càng được củng cố, dân chủ được phát huy
Công tác giáo dục, y tể có chuyển biến rõ rệt, hoạt động của chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân ngày được nâng lên
Bâo cáo kinh tế - xã hội của thành phố Việt Trì năm 2022 cho thấy, hiện nay, hệ thống trường lóp trên địa bàn thành phố đáp ứng được nhu cầu học tập của con em nhân dân các xã, phường Năm học 2021-2022, toàn thành phố Việt Trì có 105 trường học ở 4 cấp Mầm non, Tiểu học, THCS và THPT với 1.595 lóp học và trên 59.000 học sinh Trong đó, có 25 trường THCS với 1.750 giáo viên, 865 lớp và 31.250 học sinh
Được sự quan tâm chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Việt Trì, sự cố gắng của toàn ngành mà
30