Ngoài ra, còn có thể kể đến một số các công trình khác như: Bài viết “Điểm mới về công tác kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự” của tác giả Nguyễn Thị Mỹ L
Trang 1Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT VÀ KIỂM
SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG TỐ
1.1 Khái niệm, đặc điểm giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu
1.2 Cơ sở và ý nghĩa của việc giải quyết và kiểm sát việc giải quyết
1.3 Trình tự giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT VÀ KIỂM
SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG TỐ
2.1 Quy định của pháp luật về giải quyết và kiểm sát việc giải quyết
2.2 Thực tiễn giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
2.3 Đánh giá thực tiễn giải quyết và kiểm sát khiếu nại, tố cáo trong tố
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢI QUYẾT VÀ
KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐIỆN
3.1 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng giải quyết và kiểm sát việc
giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự 563.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng giải quyết và kiểm sát việc giải
quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự 57
Trang 3BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự CQĐT : Cơ quan điều tra
TAND : Tòa án nhân dân
TTHS : Tố tụng hình sự
VKS : Viện kiểm sát
VKSND : Viện kiểm sát nhân dân
Trang 42.2 Thống kê số liệu tiếp công dân của VKSND hai cấp tỉnh Điện
2.3 Thống kê số liệu khiếu nại trong TTHS thuộc thẩm quyền giải
quyết của VKSND hai cấp tỉnh Điện Biên từ năm 2016 đến
2.4 Thống kê số liệu tố cáo trong TTHS thuộc thẩm quyền của
VKSND hai cấp tỉnh Điện Biên từ năm 2016 đến năm 2020 432.5 Thống kê lĩnh vực có khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp
cần kiểm sát của VKSND tỉnh Điện Biên trong 05 năm (từ
2.6 Thống kê số liệu kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
trong TTHS của VKSND tỉnh Điện Biên trong 05 năm (từ năm
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cũng như tất cả các bản Hiến pháp của Nhà nước dân chủ trên thế giới đềughi nhận quyền con người, bao gồm quyền khiếu nại, tố cáo, tại khoản 1 và khoản 2Điều 30 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định:Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân Cơ quan, tổ chức, cánhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo Người bị thiệt hại
có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy địnhcủa pháp luật1
Với bản chất là Nhà nước là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, các
Cơ quan nhà nước không chỉ có trách nhiệm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp củangười dân trên các lĩnh vực quản lý mà còn phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tốcáo của nhân dân liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sáchpháp luật để có các biện pháp xử lý kịp thời
Trong những năm vừa qua, hoạt động giải quyết khiếu nại tố cáo, đặc biệt
là giải quyết khiếu nại, tố cáo nói chung và trong lĩnh vực tố tụng hình sự (TTHS)nói riêng tiếp tục được quan tâm và đạt được nhiều kết quả, góp phần giữ vững anninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội
Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật vào giải quyếtkhiếu nại, tố cáo vẫn còn nhiều bất cập, vướng mắc, nhất là giải quyết khiếu nại, tốcáo trong TTHS
Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh Điện Biên là một trong những đơn
vị có vị trí địa lý thuộc vùng Tây Bắc Bộ của đất nước Trong những năm qua, các
vụ án hình sự thụ lý tại VKSND tỉnh Điện Biên có xu hướng gia tăng và phức tạp,kéo theo đó là những đơn thư khiếu nại trong TTHS cũng tăng theo, đặc biệt là cácđơn thư khiếu nại vượt cấp, kéo dài Mặc dù được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của
1 Khoản 1, 2 Điều 30 Hiến pháp năm 2013.
Trang 6lãnh đạo, song việc giải quyết khiếu nại trong TTHS vẫn vấp phải những khó khănnhất định, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.
Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng trên là do phápluật về khiếu nại, tố cáo trong TTHS còn một số hạn chế, nhiều quy định còn thiếutính cụ thể Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng không thực hiện đầy đủ các quy địnhcủa pháp luật làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân,gây mất an ninh trật tự và làm thiệt hại không nhỏ đến lợi ích kinh tế của cá nhân, tổchức, người khiếu nại cũng như của địa phương
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên đây, việc nghiên cứu đề
tài “Giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
và thực tiễn tại tỉnh Điện Biên” là cần thiết.
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
- Bài viết “Một số vấn đề về khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong hoạt
động tư pháp” đăng ngày 19/10/2017 trên trang thông tin điện tử của Tạp chí Cảnh
sát nhân dân của tác giả Đinh Văn Kha Bài viết đã nêu ra một số vấn đề về khiếunại và giải quyết khiếu nại về tư pháp từ đó đưa ra các giải pháp để nâng cao chấtlượng hiệu quả công tác tiếp nhận, xử lý và giải quyết khiếu nại2
- Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa học Xã hội của Đặng Văn
Luân: “Giải quyết khiếu nại, tố cáo từ thực tiễn huyện Gia Lâm, Hà Nội”, năm 2016
đã phân tích, đánh giá thực trạng của hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơquan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, từ đó đềxuất các giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn3
- Bài viết “Phối hợp liên ngành giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng
hình sự” đăng trên trang thông tin điện tử của Tạp chí Tòa án nhân dân (TAND)
của ThS Nguyễn Thị Hoa Bài viết phân tích một số quy định về tiếp nhận, phânloại, thụ lý, giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS theoThông tư liên tịch số 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT
2 Đinh Văn Kha (2017), Một số vấn đề về khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp, Tạp chí
Cảnh sát nhân dân, www.csnd.vn
3 Đặng Văn Luân (2016), Giải quyết khiếu nại, tố cáo từ thực tiễn huyện Gia Lâm, Hà Nội, Luận văn thạc sĩ
Luậ học, Hà Nội.
Trang 7của Viện trưởng VKSND tối cao, Chánh án TAND tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an,
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn quy định việc phối hợp thi hành một số quy định của Bộ luật
Tố tụng hình sự (BLTTHS) về khiếu nại, tố cáo4
Ngoài ra, còn có thể kể đến một số các công trình khác như: Bài viết “Điểm
mới về công tác kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự”
của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lệ đã chỉ ra một số điểm mới về công tác kiểm sát và
giải quyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS; Trương Quang Khải (2019), Giải quyết
khiếu nại tư pháp - từ thực tiễn Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm thành phố Hà Nội, Hà Nội; Đinh Văn Sơn (2020), Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học,
Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội; Lê Ngọc Duy (2019), Chức năng của Viện kiểm
sát nhân dân trong bộ máy nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp 2013, Tạp chí Kiểm
sát, số 14/2019; Đinh Văn Sơn (2020), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công
tác kiểm sát hoạt động tư pháp trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, Tạp chí Kiểm sát,
số 14/2020; Văn Tình (2020), Xây dựng đội ngũ cán bộ Kiểm sát đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ trong tình hình mới, Báo Bảo vệ pháp luật, chuyên đề tháng 7/2020; Phạm
Quốc Huy (2008), Về khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với bản án, quyết định
của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, Tạp chí Kiểm sát, số 17/2008; Phạm Quốc Huy
(2015), Một số ý kiến về tiếp nhận, xử lý xem xét đơn đề nghị kiểm tra lại quyết định
giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp đã có hiệu lực pháp luật, Tạp chí Khoa
học kiểm sát, số 02/2015 Nguyễn Kim Sáu - Tạ Thị Hoa (2018), Một số điểm mới
cơ bản của Thông tư liên tịch quy định việc phối hợp thi hành một số quy định của
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về khiếu nại, tố cáo, Tạp chí Kiểm sát, số 21/2018
Mặc dù đã có nhiều đề tài nghiên cứu đề cập đến những vấn đề liên quanđến giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp nhưng kể từ khi Quốc hộiban hành BLTTHS năm 2015, vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào ở cấp độ
4 Nguyễn Thị Hoa (2018), Phối hợp liên ngành giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự,
https://tapchitoaan.vn.
Trang 8Luận văn thạc sỹ về đề tài giải quyết và kiểm sát khiếu nại, tố cáo trong TTHS màtrong đó áp dụng các quy định của Bộ luật mới vào nghiên cứu để chỉ ra đượcnhững điểm mới, những bất cập sau khoảng thời gian thi hành tại một địa phương
nhất định là tỉnh Điện Biên Do vậy, việc chọn đề tài “Giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự và thực tiễn tại tỉnh Điện Biên”
là hướng nghiên cứu không trùng lặp và có tính thực tiễn cao.
3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1 Mục đích của đề tài
Mục đích của luận văn là đề xuất giải pháp bảo đảm hoạt động giải quyết vàkiểm sát việc giải quyết khiếu nại trong TTHS áp dụng cho VKSND tỉnh Điện Biênnói riêng và VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác trên phạm vi cảnước nói chung
3.2 Nhiệm vụ của đề tài
Với mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật về giải quyết
và kiểm sát giải quyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS
- Khái quát về tình hình và đánh giá thực trạng giải quyết và kiểm sát khiếunại, tố cáo trong TTHS tại VKSND tỉnh Điện Biên
- Xác định về kết quả đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại cũng nhưnguyên nhân của nó trong việc giải quyết và kiểm sát giải quyết khiếu nại, tố cáotrong TTHS tại VKSND tỉnh Điện Biên
- Đưa ra quan điểm, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt độnggiải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS, góp phần vàoviệc đảm bảo quyền công dân, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, ổn định trật tự
an toàn xã hội và phát triển kinh tế của địa phương
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận về khiếu nại, tố cáo trong TTHS,kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS, quy định của pháp luật và thực
Trang 9trạng hoạt động giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong TTHStại VKSND tỉnh Điện Biên.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận văn “Giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố
cáo trong tố tụng hình sự và thực tiễn tại tỉnh Điện Biên” chỉ tập trung nghiên cứu
những vấn đề lý luận, pháp luật cũng như thực trạng giải quyết và kiểm sát việc giảiquyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS Luận văn không nghiên cứu quy định của phápluật về địa vị pháp lý của người khiếu nại, tố cáo và người bị khiếu nại, tố cáo
Về không gian và thời gian: Luận văn chỉ nghiên cứu thực trạng hoạt độnggiải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS của VKSNDtỉnh Điện Biên trong thời gian từ năm 2016 đến năm 2020
5 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩaMác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật Để thực hiệnviệc nghiên cứu đề tài, trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng phương phápphân tích, được áp dụng khi xem xét quy định của các văn bản pháp luật về khiếunại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS Để tìm hiểu một số nguyênnhân phát sinh khiếu nại, tố cáo, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác giảiquyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tác giả đã sử dụng phươngpháp thống kê
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, phươngpháp thống kê, so sánh… để đưa ra cơ sở lý thuyết, đánh giá thực trạng và đưa racác giải pháp nâng cao chất lượng kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo trongTTHS tại VKSND tỉnh Điện Biên
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung và
phát triển những vấn đề lý luận về giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giảiquyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS, tạo cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu nhằmtiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề này
Trang 10- Về mặt thực tiễn: Những đề xuất, giải pháp nêu trong luận văn sẽ góp
phần nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS Đồngthời cũng đưa ra các kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về giải quyết khiếunại, tố cáo trong TTHS ở khía cạnh lập pháp, cũng như việc áp dụng chúng trongthực tiễn Ngoài ra, luận văn còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo lý luận cần thiếtcho các nhà khoa học - luật gia, cán bộ thực tiễn và các sinh viên, học viên cao học
và nghiên cứu sinh chuyên ngành luật
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung củaluận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về giải quyết và kiểm sát việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
Chương 2: Quy định của pháp luật về giải quyết và kiểm sát việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự và thực tiễn tại tỉnh Điện Biên
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng giải quyết và kiểm sát việc giải
quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự từ thực tiễn tại tỉnh Điện Biên
Trang 11Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT VÀ KIỂM SÁT
VIỆC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
1.1 Khái niệm, đặc điểm giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
1.1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của việc giải quyết khiếu nại trong tố tụng hình sự
Về góc độ xã hội, khiếu nại là hiện tượng phát sinh trong đời sống xã hội,thể hiện sự phản ứng có tính tự nhiên của một người đối với hành vi của người kháckhi họ cho rằng hành vi đó không phù hợp với các quy tắc chuẩn mực trong đờisống cộng đồng, xâm phạm đến quyền và lợi ích của mình
Theo Từ điển Tiếng Việt5 khiếu nại là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức đề
nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại những quyết định trái pháp luật, xâm phạmquyền, lợi ích hợp pháp của mình BLTTHS năm 2015 cũng quy định, cơ quan, tổchức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người cóthẩm quyền tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là tráipháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình6
Dưới góc độ pháp lý, tại khoản 1 Điều 2 Luật khiếu nại năm 2011 đã giảithích “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủtục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xétlại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước,của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷluật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là tráipháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình” Tuy nhiên, khái niệm
5 http://tratu.coviet.vn/hoc-tieng-anh/tu-dien/lac-viet/V-V/-all.html.
6 Xem Điều 469 BLTTHS năm 2015.
Trang 12khiếu nại của Luật Khiếu nại năm 2011 chỉ định nghĩa về khiếu nại hành chính.
Pháp luật Việt Nam chỉ quy định về khiếu nại trong hoạt động hành chính
và khiếu nại trong hoạt động tư pháp Hoạt động tư pháp là hoạt động trong cáclĩnh vực TTHS, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính do các chủ thể mang quyền lựcnhà nước về tư pháp thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng và khiếu nạitrong hoạt động tư pháp là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của phápluật đề nghị cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi mangquyền lực nhà nước trong hoạt động TTHS, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, khi
có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợiích của mình7 Hoạt động trong TTHS được các chủ thể có thẩm quyền tiến hành
tố tụng như Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra (CQĐT), Điều tra viên,Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát (VKS), Kiểm sát viên, Chánh án,Thẩm phán… thực hiện thông qua hai hình thức là quyết định và hành vi, tác độngđến một hoặc một số đối tượng cụ thể
Tuy BLTTHS năm 2015 không quy định khái niệm khiếu nại nhưng kháiniệm này lại được quy định rất rõ trong Thông tư liên tịch số 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT ngày 05 tháng 9 năm 2018 (sau đâygọi tắt là Thông tư liên tịch số 02) Theo đó, khiếu nại trong TTHS là việc cơ quan,
tổ chức, cá nhân theo thủ tục quy định tại chương XXXIII của BLTTHS, đề nghị cơquan, người có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi tố tụng, quyết định giảiquyết khiếu nại khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật,xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình8
Từ việc nhìn nhận khiếu nại ở nhiều góc độ, có thể rút ra khái niệm khiếu
nại trong TTHS như sau: Khiếu nại trong tố tụng hình sự là việc cơ quan, tổ chức,
cá nhân đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền tiếp nhận, xem xét, giải quyết lại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo trình tự, thủ tục được quy định trong BLTTHS khi có căn cứ cho rằng quyết
7 Đinh Văn Sơn (2020), Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình
sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội, tr 28.
8 Thông tư liên tịch số 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT ngày 05 tháng 9 năm 2018.
Trang 13định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Yêu cầu này xuất phát từ nhận thức chủ quan của người khiếu nại khi họcho rằng quyền và lợi ích chính đáng của mình bị xâm phạm bởi quyết định hayhành vi nào đó Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ có thể kết luận quyết định hayhành vi bị khiếu nại có căn cứ, đúng quy định của pháp luật hay không sau khi đãxem xét một cách khách quan và thận trọng nội dung vụ việc cùng những tài liệu vàchứng cứ có liên quan
Như vậy, khiếu nại vừa là quyền, vừa là hành vi của các chủ thể như Cơquan nhà nước, tổ chức và cá nhân, còn hoạt động giải quyết khiếu nại là hoạt độngmang tính quyền lực nhà nước, chỉ được thực hiện bởi người có thẩm quyền trong
cơ quan hành chính nhà nước theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định
Theo Luật Khiếu nại năm 2011 thì, giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xácminh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại9 Sau khi tiếp nhận và kiểm trađiều kiện thụ lý của khiếu nại, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thụ lý, xác minhcác tình tiết, tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, qua kết quảxác minh sẽ kết luận và cuối cùng là ra quyết định giải quyết Đây là một quá trìnhđược pháp luật quy định chặt chẽ, bắt buộc các chủ thể giải quyết khiếu nại phảituân theo
Giải quyết khiếu nại trong TTHS có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại vừa là người giữ chức
vụ quản lý, vừa là người có chức danh tố tụng
Thủ trưởng CQĐT, cấp trưởng của Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hànhmột số hoạt động điều tra, Viện trưởng, Chánh án là các chức danh tố tụng với vaitrò là người quyết định hoạt động tố tụng, có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trongTTHS Trong khi đó, về mặt quản lý nhà nước thì những người này là người đứngđầu CQĐT, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra,VKSND và TAND, chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động củađơn vị Đồng thời, những người này cũng không có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
9 Khoản 11 Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011
Trang 14đối với quyết định, hành vi tố tụng của mình.
Thứ hai, thời hạn giải quyết khiếu nại ngắn
Do tính chất của thủ tục tố tụng rất khẩn trương, liên tục nên thời hạn giảiquyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp ngắn hơn nhiều (tối đa là 15 ngày10) so vớithời hạn giải quyết khiếu nại hành chính (tối đa là 45 ngày đối với những vụ việcphức tạp11), thậm chí, nếu khiếu nại liên quan đến việc áp dụng biện pháp bắt, tạmgiữ, tạm giam thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là không quá 3 ngày
Thứ ba, thủ tục giải quyết khiếu nại trong TTHS theo nguyên tắc hai cấp
giải quyết
Nếu người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu thì cóquyền khiếu nại quyết định giải quyết này lên cơ quan có thẩm quyền Đặc biệt,trong ngành Kiểm sát nhân dân, để đảm bảo thận trọng trong giải quyết khiếu nại thìquyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật của VKS cấp dưới vẫn có thểđược VKS cấp trên có thẩm quyền kiểm tra, xem xét lại Việc kiểm tra quyết định giảiquyết khiếu nại đã có hiệu lực của VKSND không phải là trình tự giải quyết khiếunại tiếp theo mà là thủ tục kiểm tra theo quy định tại khoản 3 Điều 483 BLTTHS
Đối tượng của khiếu nại trong TTHS bao gồm: Quyết định tố tụng của cơquan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; các hành vi tố tụng của người có thẩmquyền tiến hành tố tụng Hành vi tố tụng có thể bị khiếu nại là12 hành vi được thựchiện trong hoạt động tố tụng của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo quyđịnh của BLTTHS trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, như hành vi bắt giữ, lấylời khai, hỏi cung, khám xét, kê biên, thu giữ vật chứng, tài sản
Trên cơ sở phân tích trên, có thể hiểu giải quyết khiếu nại trong TTHS như
sau: Giải quyết khiếu nại trong tố tụng hình sự là việc chủ thể có thẩm quyền xem
xét, thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định đối với quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có cơ quan, tổ chức, cá
10 Điều 475, 476, 477 BLTTHS 2015.
11 Điều 50 Luật Khiếu nại 2011.
12 Khoản 2 Điều 470 BLTTHS.
Trang 15nhân đề nghị xem xét lại theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định
1.1.1.2 Khái niệm, đặc điểm của việc giải quyết tố cáo trong
tố tụng hình sự
“Tố cáo” là một từ Hán - Việt, Theo Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam của NhàXuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh (tái bản năm 2006, tác giả: GS: NguyễnLân) thì “tố” là vạch tội, “cáo” là báo cho người khác biết, tố cáo là vạch tội củangười nào đó cho mọi người biết13 Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục của pháp luậtquy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạmpháp luật của bất kì cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gâythiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cánhân14 Đây là định nghĩa có nghĩa khá rộng, bao gồm cả tố cáo trong hoạt độnghành chính và trong hoạt động tư pháp
Như đã phân tích khái niệm “khiếu nại trong tố tụng hình sự”, có thể thấyrằng “tố cáo trong tố tụng hình sự” cũng nằm trong nội hàm khái niệm “tố cáo tronghoạt động tư pháp” và theo đó, tố cáo trong TTHS là việc cá nhân theo thủ tục quyđịnh tại Chương XXXIII BLTTHS, báo cho cơ quan, người có thẩm quyền về hành
vi vi phạm pháp luật trong hoạt động TTHS của người có thẩm quyền tiến hành tốtụng mà họ cho rằng hành vi đó gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích Nhànước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân15
Người có quyền tố cáo là “cá nhân” Cá nhân có thể là công dân Việt Nam,
có thể là người nước ngoài, người không quốc tịch Khác với chủ thể có quyềnkhiếu nại phải là người có quyền và lợi ích bị tác động trực tiếp bởi quyết định,hành vi tố tụng, chủ thể có quyền tố cáo có thể là bất cứ ai phát hiện được hành vi viphạm pháp luật Quy định như vậy có thể đảm bảo mọi hành vi vi phạm pháp luậtđều được giải quyết
Người bị tố cáo trong TTHS phải là người có thẩm quyền tiến hành TTHS
13 Nguyễn Lân (2006), Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam của Nhà Xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
14 Khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo 2018.
15 Thông tư liên tịch số 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT ngày 05 tháng 9 năm 2018.
Trang 16trong CQĐT, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra,Viện kiểm sát hoặc Tòa án, người tố cáo cho rằng họ có hành vi vi phạm pháp luật
tố tụng gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền, lợi íchhợp pháp của bất kì cơ quan, tổ chức, cá nhân nào
Tương tự như khiếu nại, việc nhận thức có hành vi vi phạm pháp luật hoàntoàn do ý chí chủ quan của người tố cáo, còn việc tố cáo có đúng hay không, hành
vi bị tố cáo có vi phạm pháp luật hay không còn phụ thuộc vào quá trình xác minh,giải quyết tố cáo Đó là việc xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và việc quyếtđịnh xử lý của người giải quyết tố cáo16 BLTTHS năm 2015 không quy định khikết thúc tố cáo thì người giải quyết tố cáo sẽ ban hành kết luận tố cáo Thay vào đó,người giải quyết tố cáo sẽ ban hành quyết định giải quyết tố cáo (quy định người tốcáo và người bị tố cáo có quyền nhận quyết định giải quyết tố cáo17)
Giải quyết tố cáo trong TTHS có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, pháp luật tố tụng không quy định tố cáo đối với hành vi của cơ
quan tiến hành tố tụng mà chỉ quy định tố cáo đối với hành vi của người tiến hành
tố tụng Trong hoạt động tố tụng, hành vi của cơ quan tiến hành tố tụng được thểhiện thông qua hành vi của người tiến hành tố tụng trong từng trường hợp cụ thể
Về nguyên tắc, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành
tố tụng thuộc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào thì người đứng đầu cơquan đó có thẩm quyền giải quyết Tuy vậy, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật củangười được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra do Viện kiểm sátthực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra có thẩm quyền giải quyết
Thứ hai, giải quyết tố cáo trong TTHS không được gia hạn thời hạn giải quyết.
Thủ tục và thời hạn giải quyết tố cáo trong TTHS cũng được áp dụng tương
tự như giải quyết tố cáo trong hoạt động hành chính Tuy nhiên, tố cáo trong hoạtđộng hành chính có thể được gia hạn thời hạn giải quyết tối đa 2 lần, tổng thời giangiải quyết tối đa là 90 ngày Tố cáo trong TTHS không có quy định được gia hạnnhư vậy, nếu vụ việc phức tạp thời hạn giải quyết tối đa chỉ có 60 ngày, riêng đối
16 Khoản 7 Điều 2 Luật tố cáo 2018
17 Điểm c khoản 1 Điều 479 và điểm c khoản 1 Điều 480 BLTTHS 2015
Trang 17với tố cáo liên quan đến hành vi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ,tạm giam thì thời hạn giải quyết tố cáo không quá 3 ngày
Thứ ba, khi giải quyết tố cáo trong TTHS, người có thẩm quyền giải quyết
sẽ ban hành quyết định giải quyết tố cáo và không quy định trình tự tố cáo tiếp
Qua sự phân tích trên có thể rút ra khái niệm giải quyết tố cáo trong TTHS
như sau: Giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự là việc chủ thể có thẩm quyền xem
xét, thụ lý, xác minh, ra quyết định giải quyết đối với hành vi bị tố cáo theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong
tố tụng hình sự
Giám sát công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo được hiểu là việc các cơquan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơquan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại, tố cáo (bao gồmkiểm tra, xác minh, kết luận về nội dung khiếu nại, tố cáo)
Trong TTHS, hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại được thực hiệnbởi nhiều cơ quan, tổ chức như Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân18,Mặt trận Tổ quốc19 hoặc người dân, đặc biệt là ghi nhận quyền kiểm sát việc giảiquyết khiếu nại của Viện kiểm sát
Cho đến nay, chưa có văn bản quy phạm pháp luật đưa ra khái niệm chínhthống về hoạt động kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo nói chung và kiểm sátviệc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS nói riêng
Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS có những đặc điểm
cơ bản sau:
Thứ nhất, VKSND là chủ thể duy nhất vừa là cơ quan tiến hành tố tụng,
vừa là cơ quan có chức năng, nhiệm vụ kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáotrong TTHS của các cơ quan tiến hành tố tụng khác Hoạt động kiểm sát việc giảiquyết khiếu nại tố cáo trong hoạt động tư pháp nói chung và trong TTHS nói riêng
18 Khoản 6 Điều 22, khoản 5 Điều 66 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015.
19 Khoản 2 Điều 26 Luật mặt trận Tổ quốc Việt Năm 2015.
Trang 18của các chủ thể có thẩm quyền giải quyết khác chính là hoạt hông đặc thù củaVKSND để thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm sát hoạt động tư pháp.
Thứ hai, hoạt động kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS
của VKSND mang tính quyền lực nhà nước
Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo luật định, pháp luật đã trao choVKSND những quyền hạn nhất định để đảm bảo thực hiện có hiệu quả chức năng,nhiệm vụ của mình Đó là quyền yêu cầu các cơ quan tư pháp ra văn bản giải quyếtkhiếu nại, tố cáo; yêu cầu kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và thông báo kếtquả cho VKS; yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến giải quyết khiếu nại, tốcáo, trực tiếp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và ban hành kháng nghị, kiếnnghị phòng ngừa, khắc phục vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS
Trong quá trình kiểm sát, nếu các cơ quan có thẩm quyền không thực hiệnhoặc thực hiện không đầy đủ các yêu cầu của VKS thì VKS kiến nghị bằng văn bảnlên cơ quan quản lý cấp trên để có biện pháp quản lý, đôn đốc việc thực hiện Saukhi kết thúc kiểm sát và ban hành kháng nghị hoặc kiến nghị, VKSND có quyềnkiểm tra việc thực hiện kiến nghị hoặc kháng nghị đó, nếu xét thấy cơ quan đượckiểm sát chưa triển khai thực hiện việc khắc phục vi phạm, VKSND sẽ kiến nghịlên cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan được kiểm sát để yêu cầu thực hiện cácbiện pháp quản lý thích hợp
Thứ ba, đối tượng của hoạt động kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
trong TTHS là chính là cái mà VKS cần phải tác động đến khi thực hiện chức năngkiểm sát, là việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS của các cơ quan tư pháp.Như vậy, đối tượng của công tác kiểm sát sẽ bao gồm đối tượng về công việc và đốitượng về chủ thể Đối tượng về công việc là hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáotrong TTHS Đối tượng về chủ thể là các cơ quan và người có thẩm quyền giảiquyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS, bao gồm CQĐT, Cơ quan được giao nhiệm vụtiến hành một số hoạt động điều tra, Tòa án và các cá nhân có thẩm quyền trong các
cơ quan này
Trên cơ sở nhiệm vụ, thẩm quyền của VKSND trong giải quyết khiếu nại,
Trang 19tố cáo theo quy định của Bộ luật hình sự 2015, Luật tổ chức VKSND 2014, Thông tưliên tịch số 02 và hoạt động thực tiễn của VKSND về lĩnh vực này cũng như đặc điểm
đã phân tích, có thể hiểu khái niệm kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong
TTHS của VKSND như sau: Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng
hình sự là một nội dung trong chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND, thực hiện việc kiểm tra tính hợp hợp pháp, có căn cứ đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự của những người có thẩm quyền thuộc CQĐT, Cơ quan được giao một số hoạt động điều tra, Tòa án và các chủ thể khác nhằm đảm bảo việc giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật
1.2 Cơ sở và ý nghĩa của việc giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
1.2.1 Cơ sở của việc giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
- Cơ sở lý luận
Khiếu nại, tố cáo trong TTHS xuất phát từ những mâu thuẫn, bất đồng vềquyền, lợi ích và nghĩa vụ giữa người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và ngườitham gia tố tụng trong TTHS Đây là mối quan hệ không bình đẳng vì một bên cóthẩm quyền ban hành mệnh lệnh, quyết định tố tụng còn một bên phải chấp hànhmệnh lệnh, quyết định đó Vì vậy để đảm bảo tính khách quan, sự bình đẳng vềquyền và nghĩa vụ của các chủ thể, việc quy định quyền khiếu nại, tố cáo cho cánhân, cơ quan, tổ chức là một yêu cầu tất yếu
Ở nước ta, việc đặt ra nhiều cơ chế kiểm tra, giám sát, trong đó có khiếunại, tố cáo để đảm bảo sự minh bạch của hoạt động tố tụng, hạn chế những saiphạm, thiếu sót trong hoạt động tố tụng là yêu cầu có tính bắt buộc
Việc hệ thống các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo đảm bảođược tiêu chí thống nhất, chặt chẽ, nhanh chóng sẽ giúp các cơ quan tố tụng xemxét, kịp thời sửa chữa lại những quyết định, hành vi tố tụng của mình, đảm bảoquyền con người, lợi ích của cá nhân, cơ quan tổ chức có khiếu nại, tố cáo
- Cơ sở thực tiễn
Trang 20Việc ghi nhận và bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực TTHSxuất phát từ yêu cầu, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước
xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Trong quá trình thựchiện quyền làm chủ của mình, mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức khi phát hiện ra viphạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, người có thẩm quyền tố tụng nào đều có quyềnthông báo cho cơ quan, người có thẩm quyền biết về những hành vi vi phạm đó để
có biện pháp xử lý, ngăn ngừa và khắc phục hậu quả xảy ra Đối tượng bị khiếu nạithường là những người có chức vụ, quyền hạn nên có lợi thế hơn những ngườikhiếu nại, tố cáo Do đó, yêu cầu về việc phải có chế định pháp luật để bảo vệ ngườikhiếu nại, tố cáo là yêu cầu cần thiết để đảm bảo cho người khiếu nại, tố cáo trongTTHS có công cụ pháp lý để có thể tự bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp củachính mình
Khiếu nại, tố cáo trong TTHS phát sinh một phần từ việc cơ quan, người cóthẩm quyền tiến hành tố tụng đã không nghiêm chỉnh chấp hành các quy định củapháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tốtụng Do vậy, để có cơ sở đảm bảo cho hoạt động tố tụng nói chung và hoạt độnggiải quyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS nói riêng tuân thủ đúng theo quy định củapháp luật cần phải có hệ thống pháp luật đầy đủ, thống nhất
- Cơ sở pháp lý
Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân, là mộttrong những quyền có ý nghĩa quan trọng được cụ thể bằng các quy định của Hiếnpháp và pháp luật của từng quốc gia Tuy nhiên, do đặc điểm về trình độ phát triển,nhận thức pháp lý của người dân, sự khác biệt về văn hóa, tri thức mà mỗi một quốcgia quy định quyền khiếu nại, tố cáo có sự khác nhau, trong đó có quyền khiếu nại,
tố cáo trong tố tụng hình sự20 Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Nga quy địnhquyền khiếu nại, tố cáo và quy trình giải quyết tập trung chủ yếu ở giai đoạn điềutra 21 Bộ luật tố tụng hình sự Cộng hòa Liên bang Đức quy định quyền khiếu nại, tố
20 Trường Đại học Luật Huế (2020), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam- NXB Tư pháp năm 2020.
21 http://thuvienso.thuvienquangninh.org.vn/doc/ebook-bo-luat-to-tung-dan-su-lien-bang-nga-phan-1-426012.html
Trang 21cáo và quy trình giải quyết giai đoạn tố tụng tại Tòa án22 Quyền khiếu nại, tố cáo ởnhững giai đoạn này là rất quan trọng
Ở Việt Nam quyền này được bắt nguồn từ tinh thần của bản Hiến pháp đầutiên năm 1946 và được ghi nhận cụ thể trong các bản Hiến pháp tiếp theo, đến nay
được quy định tại Điều 30 Hiến pháp năm 2013: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố
cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật”
Hoạt động TTHS là hoạt động có tác động, ảnh hưởng rất lớn, tác động trựctiếp tới các quyền của con người như quyền tự do, an ninh cá nhân, đòi hỏi phải cónhững quy định pháp lý chi tiết, rõ ràng để kịp thời phát hiện chính xác và xử lýcông minh mọi hành vi vi phạm, phòng ngừa, ngăn chặn thiệt hại, góp phần bảo vệcông lý, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi íchhợp pháp của tổ chức, cá nhân Do đó, trong BLTTHS năm 2015 của nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam dành một Chương XXXIII với 15 điều luật (từ Điều 469đến Điều 483) quy định về khiếu nại, tố cáo trong TTHS, quy định chi tiết về chủthể có quyền khiếu nại, tố cáo và quy định cụ thể thời hạn, thời hiệu, trách nhiệmcủa cơ quan, người có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, cũng nhưquy định cơ quan có trách nhiệm kiểm sát hoạt động thụ lý, giải quyết khiếu nại tốcáo đó là VKSND, để mọi người có thể tham gia tốt nhất, góp phần vào việc giảiquyết vụ án hình sự, phát huy quyền dân chủ và là hình thức để bảo vệ lợi ích củaNhà nước, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
1.2.2 Ý nghĩa của việc giải quyết và kiểm sát việc khiếu nại, tố cáo trong
tố tụng hình sự
Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS trước hết là góp phần vào việcbảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại không bị xâm hại bởi những
22 https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/Ve-phan-rieng-Bo-luat-hinh-su-Cong-hoa-Lien-Bang-Duc-3788.
Trang 22hành vi tố tụng, những quyết định tố tụng trái pháp luật của các cơ quan tư pháp vàngười có thẩm quyền trong các cơ quan tư pháp, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
cá nhân, cơ quan, tổ chức và Nhà nước
Viện kiểm sát thực hiện kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trongTTHS góp phần vào việc đảm bảo mọi khiếu nại, tố cáo trong TTHS đều được giảiquyết theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định, phát hiện và xử lý kịp thờinhững hành vi vi phạm
Nói rộng hơn, kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS có vaitrò bảo đảm các quy định pháp luật liên quan tới các quyền, lợi ích của cơ quan, tổchức, công dân tham gia TTHS, lợi ích của Nhà nước được thực hiện nghiêm chỉnh;giúp cho hoạt động TTHS của các cơ quan tư pháp được thực hiện có hiệu quả, cácquyết định, hành vi tố tụng trái pháp luật được sửa đổi hoặc bãi bỏ kịp thời, ngănngừa các vi phạm pháp luật có thể xảy ra từ phía những người thực thi công vụ…góp phần hoàn thiện nền tư pháp của nước ta
Bộ luật TTHS không chỉ có nhiệm vụ là bảo đảm ngăn chặn tội phạm, pháthiện, xử lý kịp thời tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội,bảo vệ công lý, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa mà còn nhiệm vụ quan trọng đó làbảo vệ quyền con người Việc bảo vệ quyền con người được thể hiện ở nhiều chếđịnh, trong đó chế định về khiếu nại, tố cáo thể hiện rõ vấn đề này, nó là phươngthức bảo đảm và thực hiện quyền con người trong TTHS; bảo đảm cho hoạt độngTTHS được thực hiện đúng đắn; là biện pháp cần thiết để kịp thời phát hiện và khắcphục các vi phạm pháp luật của cơ quan, người tiến hành tố tụng; là nguồn thông tinquan trọng đối với hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, người tiến hành tố tụng
Khiếu nại, tố cáo trong TTHS còn có ý nghĩa chính trị, xã hội, thể hiện tínhdân chủ trong hoạt động TTHS của các cơ quan tiến hành tố tụng, thể hiện bản chấtdân chủ của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Công tác kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS góp phầnkhôi phục lại những quyền và lợi ích chính đáng của công dân, bảo đảm lợi ích của
Trang 23Nhà nước không bị xâm hại Mặt khác kịp thời phát hiện và xử lý những quyết định
tố tụng, hành vi tố tụng vi phạm pháp luật nhằm giữ gìn kỷ cương, trật tự tại cơquan tư pháp, tạo lòng tin của người dân vào Đảng và Nhà nước, động viên nhândân tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, thúc đẩy mọi người hoàn thành tốtcác nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội Do đó, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâmđến công tác này và không ngừng đẩy mạnh, nâng cao tính hiệu quả của nó
Ngoài ra, thông qua thực tiễn kiểm sát và giải quyết khiếu nại tố cáo sẽ pháthiện được những tồn tại, hạn chế của pháp luật, từ đó đưa ra những biện pháp sửađổi, bổ sung kịp thời
Thực hiện tốt công tác này còn góp phần không nhỏ vào công tác phòngngừa, đấu tranh phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật, hạn chế đến mức thấpnhất các trường hợp oan, sai, bỏ lọt tội phạm
1.3 Trình tự giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
* Trình tự giải quyết khiếu nại là những bước tiến hành xem xét, thụ lý, xácminh, kết luận và ra quyết định đối với quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan,người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị
xem xét lại theo thứ tự, thủ tục pháp luật quy định
Khiếu nại trong TTHS được giải quyết theo trình tự sau:
- Tiếp nhận, kiểm tra điều kiện thụ lý khiếu nại;
- Yêu cầu người khiếu nại giải trình và cung cấp hồ sơ, thông tin, tài liệu,chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại;
- Phân công và lập kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại;
- Xác minh nội dung khiếu nại qua làm việc với người khiếu nại làm việc vớingười bị khiếu nại; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ liênquan đến nội dung khiếu nại; trưng cầu giám định, giám định lại; tổ chức đối thoại
- Báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại;
- Ban hành quyết định giải quyết khiếu nại;
- Lập và lưu trữ Hồ sơ giải quyết khiếu nại
Trang 24* Trình tự giải quyết tố cáo là những bước tiến hành theo một thứ tự nhấtđịnh khi xem xét, thụ lý, xác minh, ra quyết định giải quyết đối với hành vi bị tố cáotheo thủ tục pháp luật quy định Tố cáo trong TTHS được giải quyết theo quy trình sau:
- Kiểm tra điều kiện thụ lý tố cáo;
- Yêu cầu người tố cáo giải trình và cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ
có liên quan đến nội dung tố cáo;
- Phân công và lập kế hoạch xác minh nội dung tố cáo;
- Tiến hành xác minh nội dung tố cáo: Làm việc với người tố cáo; làm việcvới người bị tố cáo; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu,chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo…
- Báo cáo kết quả xác minh tố cáo;
- Ban hành quyết định giải quyết tố cáo, quyết định xử lý hoặc kiến nghị xử
lý hành vi vi phạm pháp luật;
- Công khai quyết định giải quyết tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm;
- Lập và lưu trữ hồ sơ giải quyết tố cáo
* Trình tự kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS là những
bước tiến hành theo thứ tự nhất định trong việc kiểm tra tính hợp hợp pháp, có căn cứđối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của những người có thẩm quyền thuộc CQĐT,
Cơ quan được giao một số hoạt động điều tra, Tòa án và các chủ thể khác nhằm đảm bảoviệc giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật Kiểmsát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS được tiến hành theo những bước sau:
- Kiểm tra điều kiện thụ lý kiểm sát
Khi tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, thông tin phản ánh về dấu hiệu vi phạmcủa cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động
tư pháp hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền kèm theo đơn khiếu nại, tốcáo, Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm sát phải kiểm tra, xác định dấu hiệu vi phạmcủa cơ quan có thẩm quyền để quyết định thụ lý kiểm sát
- Quyết định áp dụng biện pháp kiểm sát
Sau khi thụ lý kiểm sát, căn cứ dấu hiệu vi phạm pháp luật, Viện kiểm sát
Trang 25có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp kiểm sát phù hợp như yêu cầu cơ quan
có thẩm quyền ra văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo; yêu cầu cơ quan có thẩmquyền tự kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và thông báo kết quả cho Việnkiểm sát; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cung cấp hồ sơ, tài liệu giải quyết khiếunại, tố cáo và trực tiếp kiểm sát
Trường hợp có đủ căn cứ kết luận vi phạm mà không cần áp dụng các biệnpháp kiểm sát thì tùy tính chất, mức độ vi phạm, Viện kiểm sát ban hành văn bảnkiến nghị hoặc kháng nghị
- Kết thúc kiểm sát
Kết thúc việc áp dụng một trong các biện pháp kiểm sát, căn cứ kết quảkiểm sát, người được phân công kiểm sát dự thảo kết luận kiểm sát Trường hợp ápdụng nhiều biện pháp kiểm sát đối với một vụ việc thì chỉ ban hành kết luận kiểmsát khi kết thúc biện pháp kiểm sát cuối cùng Tổ chức họp với cơ quan được kiểmsát để thông báo dự thảo kết luận kiểm sát
Trường hợp vụ việc có tính chất phức tạp, vướng mắc về pháp luật, quanđiểm giải quyết, trước khi dự thảo kết luận kiểm sát, có thể tổ chức cuộc họp, traođổi ý kiến với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; xin ý kiến chỉ đạo củaViện kiểm sát cấp trên trực tiếp; yêu cầu trưng cầu giám định hoặc tiến hành cácbiện pháp cần thiết khác
Khi có có căn cứ kết luận vi phạm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáocủa cơ quan được kiểm sát, tùy tính chất mức độ vi phạm, người được phân côngkiểm sát dự thảo kiến nghị hoặc kháng nghị trình Viện trưởng quyết định
Kết luận kiểm sát, kiến nghị hoặc kháng nghị (nếu có) phải gửi đến Thủtrưởng cơ quan được kiểm sát và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp trong thời hạn 03ngày làm việc kể từ ngày ban hành
Kết luận chương 1
Chương 1 luận văn đã nêu ra và làm rõ những nội dung sau:
Phân tích khái niệm khiếu nại, tố cáo trong TTHS, khái niệm, đặc điểm củagiải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS
Hoạt động kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS dựa trên cơ
Trang 26sở lý luận, cơ sở thực tiễn, cơ sở pháp lý và có ý nghĩa quan trọng trong việc bảođảm quyền con người, lợi ích của cá nhân, tổ chức và Nhà nước
Làm rõ quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS và quy trình kiểmsát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS theo quy định của Ngành Kiểm sátnhân dân
Trang 27Chương 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT VÀ KIỂM SÁT
VIỆC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
VÀ THỰC TIỄN TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN
2.1 Quy định của pháp luật về giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
2.1.1 Quy định về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tố tụng hình sự
2.1.1.1 Quy định về việc giải quyết khiếu nại trong tố tụng hình sự
- Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng trong việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam
Do việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam là cácbiện pháp ngăn chặn trong TTHS có tính chất tác động trực tiếp, tước đi nhiều quyền
cơ bản của con người và các biện pháp ngăn chặn có thời hạn ngắn, gấp, đòi hỏi quyđịnh về thời hạn giải quyết khiếu nại phải nhanh chóng, kịp thời phát hiện, khắcphục các quyết định, hành vi tố tụng trái pháp luật, xâm hại đến quyền lợi của người
bị áp dụng biện pháp ngăn chặn Vì thế trong Bộ luật tố tụng năm 2015 đã có mộtđiều luật quy định riêng về vấn đề này (Điều 474), đây là một điều luật mới, cụ thể:
Khiếu nại đối với lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt, quyếtđịnh tạm giữ, lệnh tạm giam, quyết định tạm giam, quyết định phê chuẩn việc bắt,quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giam và khiếu nại các hành vithực hiện các lệnh và quyết định đó phải được giải quyết ngay trong thời hạn 24 giờ
kể từ khi nhận được khiếu nại Trường hợp cần phải có thời gian để xác minh thêmthì thời hạn giải quyết không được quá 03 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại
Viện trưởng VKS có trách nhiệm giải quyết khiếu nại quyết định, hành vi tốtụng trong việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam trong giaiđoạn điều tra, truy tố Cơ quan, người có thẩm quyền trong việc giữ người trong trườnghợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam phải chuyển ngay cho VKS thực hành quyền công
tố và kiểm sát điều tra vụ án, vụ việc khiếu nại của người bị giữ, người bị bắt, người bịtạm giữ, người bị tạm giam trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được khiếu nại
Trang 28Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Thủ trưởng, Phó Thủtrưởng CQĐT, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, ngườiđược giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong việc giữ người trongtrường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam do Viện trưởng VKS giải quyết.
Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Phó Viện trưởng VKStrong việc bắt, tạm giữ, tạm giam do Viện trưởng VKS giải quyết
Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Viện trưởngVKS thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếunại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Viện trưởng VKS cấp trên trực tiếphoặc Viện trưởng VKSND tối cao nếu việc giải quyết khiếu nại lần đầu do VKSNDcấp tỉnh giải quyết Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Việntrưởng VKS cấp trên trực tiếp, Viện trưởng VKSND tối cao phải xem xét, giảiquyết Quyết định giải quyết của Viện trưởng VKS cấp trên trực tiếp, Viện trưởngVKSND tối cao là quyết định có hiệu lực pháp luật
Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng VKS trongviệc bắt, tạm giữ, tạm giam do Viện trưởng VKS cấp trên trực tiếp xem xét, giảiquyết hoặc Viện trưởng VKSND tối cao xem xét, giải quyết nếu quyết định, hành vi
tố tụng bị khiếu nại là của Viện trưởng VKSND cấp tỉnh Trong thời hạn 07 ngày kể
từ ngày nhận được khiếu nại, Viện trưởng VKS cấp trên trực tiếp, Viện trưởngVKSND tối cao phải xem xét, giải quyết Quyết định giải quyết của Viện trưởng VKScấp trên trực tiếp, Viện trưởng VKSND tối cao là quyết định có hiệu lực pháp luật
Điều luật quy định ngay thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu là củaViện trưởng VKS, bởi vì việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ,tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố, đều do VKS quyết định phê chuẩn hoặcquyết định áp dụng Không như các trường hợp khác, việc giải quyết khiếu nạithường thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng của cơ quan có người bị khiếu nại Việntrưởng VKS cấp dưới đã giải quyết khiếu nại lần đầu thì thẩm quyền giải quyếtkhiếu nại lần hai là của Viện trưởng VKS cấp trên trực tiếp Riêng đối với việckhiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của Viện trưởng VKS thì do Viện trưởng VKS
Trang 29cấp trên trực tiếp giải quyết trong thời hạn 07 ngày, quyết định giải quyết đó có hiệulực, người khiếu nại không có quyền khiếu nại lần hai như các trường hợp khác.
Tòa án có trách nhiệm giải quyết khiếu nại quyết định bắt, tạm giam tronggiai đoạn xét xử
Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Phó Chánh án trong việcbắt, tạm giam do Chánh án Tòa án xem xét, giải quyết Nếu không đồng ý với quyếtđịnh giải quyết khiếu nại của Chánh án thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhậnđược quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đếnChánh án Tòa án trên một cấp Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếunại, Chánh án Tòa án trên một cấp phải xem xét, giải quyết Quyết định giải quyếtcủa Chánh án Tòa án trên một cấp là quyết định có hiệu lực pháp luật
Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Tòa án trongviệc bắt, tạm giam do Chánh án Tòa án trên một cấp xem xét, giải quyết Trong thờihạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chánh án Tòa án trên một cấp phảixem xét, giải quyết Quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án trên một cấp làquyết định có hiệu lực pháp luật
Trong giai đoạn của Toà án, biện pháp ngăn chặn được áp dụng là biện pháptạm giam, và thời hạn dài hơn, do vậy thời hạn giải quyết khiếu nại cũng được dài hơnthay vì 24 giờ thì được quy định là trong 03 ngày để giải quyết khiếu nại lần đầu Thờihạn giải quyết khiếu nại lần hai của Chánh án toà án trên một cấp là 07 ngày Riêng đốivới việc khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của Chánh án toà án thì do Chánh án toà
án trên một cấp giải quyết trong thời hạn 07 ngày, quyết định giải quyết đó có hiệulực, người khiếu nại không có quyền khiếu nại lần hai như các trường hợp khác
- Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại đối với Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Phó Thủ trưởng và Thủ trưởng CQĐT, người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại đối với Điều tra viên, Cán bộđiều tra, Phó Thủ trưởng và Thủ trưởng CQĐT, người được giao nhiệm vụ tiến hànhmột số hoạt động điều tra được quy định tại Điều 475 BLTTHS năm 2015, cụ thể:
Trang 30Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Điều tra viên, Cán bộ điềutra, Phó Thủ trưởng CQĐT trừ khiếu nại về việc giữ người trong trường hợp khẩncấp, bắt, tạm giữ, tạm giam do Thủ trưởng CQĐT xem xét, giải quyết trong thời hạn
07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại Nếu không đồng ý với quyết định giảiquyết của Thủ trưởng CQĐT thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyếtđịnh giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Viện trưởng VKScùng cấp Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện trưởngVKS cùng cấp phải xem xét, giải quyết Quyết định giải quyết của Viện trưởngVKS cùng cấp là quyết định có hiệu lực pháp luật
Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Thủ trưởng CQĐT và cácquyết định tố tụng của CQĐT đã được VKS phê chuẩn do Viện trưởng VKS cùngcấp giải quyết trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại Nếu khôngđồng ý với quyết định giải quyết của Viện trưởng VKS cùng cấp thì trong thời hạn
03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại cóquyền khiếu nại đến Viện trưởng VKS cấp trên trực tiếp hoặc Viện trưởng VKSNDtối cao nếu việc giải quyết khiếu nại lần đầu do Viện trưởng VKSND cấp tỉnh giảiquyết Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện trưởng VKScấp trên trực tiếp, Viện trưởng VKSND tối cao phải xem xét, giải quyết Quyết địnhgiải quyết của Viện trưởng VKS cấp trên trực tiếp, Viện trưởng VKSND tối cao làquyết định có hiệu lực pháp luật
Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của cấp phó, cán bộ điều tracủa Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trừ việc giữngười trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ do cấp trưởng Cơ quan được giaonhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra xem xét, giải quyết trong thời hạn 07ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại Nếu không đồng ý với quyết định giải quyếtcủa cấp trưởng thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giảiquyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến VKS thực hành quyềncông tố và kiểm sát điều tra Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếunại, Viện trưởng VKS phải xem xét, giải quyết Quyết định giải quyết của Việntrưởng VKS là quyết định có hiệu lực pháp luật
Trang 31Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của cấp trưởng cơ quan đượcgiao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra do Viện trưởng VKS thực hànhquyền công tố và kiểm sát điều tra xem xét, giải quyết Trong thời hạn 07 ngày kể
từ ngày nhận được khiếu nại, Viện trưởng VKS phải xem xét, giải quyết Quyếtđịnh giải quyết của Viện trưởng VKS là quyết định có hiệu lực pháp luật Trongtrường hợp này, người khiếu nại không có quyền khiếu nại lần hai
- Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại đối với Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Phó Viện trưởng và Viện trưởng VKS
Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Kiểm sát viên, Kiểm traviên, Phó Viện trưởng VKS do Viện trưởng VKS xem xét, giải quyết trong thời hạn
07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại Nếu không đồng ý với quyết định giảiquyết của Viện trưởng VKS thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyếtđịnh giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến VKS cấp trên trựctiếp Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, VKS cấp trên trựctiếp phải xem xét, giải quyết Quyết định giải quyết của Viện trưởng VKS cấp trêntrực tiếp là quyết định có hiệu lực pháp luật
Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng VKS doVKS cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhậnđược khiếu nại Quyết định giải quyết của Viện trưởng VKS cấp trên trực tiếp làquyết định có hiệu lực pháp luật
Trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 476, nếu làkhiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng VKSND cấp tỉnh thìđược giải quyết:
+ Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng VKSNDcấp tỉnh trong thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, truy tố do VKSND tốicao xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại.Quyết định giải quyết của VKSND tối cao là quyết định có hiệu lực pháp luật;
+ Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng VKSNDcấp tỉnh trong thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử do VKSND cấp cao tại khu
Trang 32vực xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại.Quyết định giải quyết của VKSND cấp cao là quyết định có hiệu lực pháp luật.
Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Phó Viện trưởng VKSNDtối cao, Kiểm sát viên và Kiểm tra viên công tác tại VKSND tối cao, Kiểm sát viên
và Kiểm tra viên công tác tại VKS quân sự trung ương, Phó Viện trưởng VKS quân
sự trung ương do Viện trưởng VKSND tối cao, Viện trưởng VKS quân sự trungương xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại.Quyết định giải quyết của Viện trưởng VKSND tối cao, Viện trưởng VKS quân sựtrung ương là quyết định có hiệu lực pháp luật
- Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại đối với Thẩm phán, Thẩm tra viên, Phó Chánh án và Chánh án Tòa án
Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Thẩm phán, Thẩm traviên, Phó Chánh án TAND cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực trước khi mở phiêntòa do Chánh án TAND cấp huyện, Chánh án Tòa án quân sự khu vực giải quyếttrong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại
Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của Chánh án TAND cấphuyện, Chánh án Tòa án quân sự khu vực thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngàynhận được quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đếnChánh án TAND cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu Trong thời hạn
15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chánh án TAND cấp tỉnh, Chánh án Tòa
án quân sự cấp quân khu phải xem xét, giải quyết Quyết định giải quyết của Chánh
án TAND cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu là quyết định có hiệulực pháp luật
Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án TAND cấphuyện, Chánh án Tòa án quân sự khu vực trước khi mở phiên tòa do Chánh ánTAND cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu xem xét, giải quyết trongthời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại Quyết định giải quyết của Chánh
án TAND cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu là quyết định có hiệulực pháp luật
Trang 33Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Thẩm phán, Thẩm traviên, Phó Chánh án TAND cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu trướckhi mở phiên tòa do Chánh án TAND cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quânkhu xem xét, giải quyết trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại Nếukhông đồng ý với quyết định giải quyết của Chánh TAND cấp tỉnh, Chánh án Tòa
án quân sự cấp quân khu thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyếtđịnh giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Chánh án TANDcấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương xem xét, giải quyết trong thời hạn 15ngày Quyết định giải quyết của Chánh án TAND cấp cao, Chánh án Tòa án quân
sự trung ương là quyết định có hiệu lực pháp luật
Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Thẩm phán, Thẩm tra viên,Phó Chánh án TAND cấp cao trước khi mở phiên tòa do Chánh án Tòa án cấp cao xemxét, giải quyết trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại Nếu không đồng
ý với quyết định giải quyết của Chánh án TAND cấp cao thì trong thời hạn 03 ngày
kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyềnkhiếu nại đến Chánh án TAND tối cao xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày.Quyết định giải quyết của Chánh án TAND tối cao là quyết định có hiệu lực pháp luật
Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án TAND cấp tỉnh,Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu do Chánh án TAND cấp cao, Chánh án Tòa
án quân sự trung ương xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhậnđược khiếu nại Quyết định giải quyết của Chánh án TAND cấp cao, Chánh án Tòa
án quân sự trung ương là quyết định có hiệu lực pháp luật
Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án TAND cấp cao,Thẩm phán TAND tối cao, Thẩm tra viên công tác tại TAND tối cao, Phó Chánh ánTAND tối cao, Thẩm phán và Thẩm tra viên công tác tại Tòa án quân sự trungương, Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương do Chánh án TAND tối cao, Chánh
án Tòa án quân sự trung ương xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngàynhận được khiếu nại Quyết định giải quyết của Chánh án TAND tối cao, Chánh ánTòa án quân sự trung ương là quyết định có hiệu lực pháp luật
Trang 342.1.1.2 Quy định về việc giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự
Khác với việc khiếu nại có quy định thời hiệu khiếu nại là 15 ngày kể từngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng màngười đó cho rằng có vi phạm pháp luật, tố cáo là việc cá nhân báo cho cơ quan,người có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người có thẩmquyền tiến hành tố tụng nào, do vậy để khuyến khích việc tố cáo các hành vi viphạm ở bất kỳ thời điểm nào thì Bộ luật tố tụng không quy định thời hiệu tố cáonhư thời hiệu khiếu nại Việc không quy định thời hiệu tố cáo nhằm bảo đảm kịpthời phát hiện các hành vi vi phạm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, bảođảm hoạt động tố tụng được minh bạch, đúng quy định của pháp luật
Thẩm quyền và thời hạn giải quyết tố cáo trong TTHS được quy định tạiĐiều 481 BLTTHS năm 2015, cụ thể:
- Việc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành
tố tụng thuộc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào thì người đứng đầu cơquan đó có thẩm quyền giải quyết
Trường hợp người bị tố cáo là Thủ trưởng CQĐT, Viện trưởng VKS thìThủ trưởng CQĐT, Viện trưởng VKS cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết
Trường hợp người bị tố cáo là Chánh án TAND cấp huyện, Chánh án Tòa
án quân sự khu vực thì Chánh án TAND cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấpquân khu có thẩm quyền giải quyết
Trường hợp người bị tố cáo là Chánh án TAND cấp tỉnh, Chánh án Tòa ánquân sự cấp quân khu thì Chánh án TAND cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trungương có thẩm quyền giải quyết
Trường hợp người bị tố cáo là Chánh án TAND cấp cao, Chánh án Tòa ánquân sự trung ương thì Chánh án TAND tối cao có thẩm quyền giải quyết
Tố cáo hành vi tố tụng của người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạtđộng điều tra do VKS thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra có thẩm quyềnxem xét, giải quyết
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm thì được giải quyếttheo thủ tục tố giác về tội phạm quy định tại Điều 145 của BLTTHS
Trang 35- Thời hạn giải quyết tố cáo không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được tốcáo; đối với vụ việc phức tạp như tố cáo nhiều người, tố cáo nhiều hành vi vi phạmpháp luật, khó khăn trong việc thu thập thông tin, tài liệu, xác minh sự việc tố cáothì thời hạn giải quyết tố cáo có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày.
- Tố cáo liên quan đến hành vi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt,tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố phải được Viện trưởng VKScùng cấp hoặc Viện trưởng VKS có thẩm quyền xem xét, giải quyết trong thời hạn
24 giờ kể từ khi nhận được tố cáo Trường hợp phải xác minh thêm thì thời hạnkhông quá 03 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo
Việc quy định thẩm quyền giải quyết với tố cáo liên quan đến hành vi giữngười trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra,truy tố là do VKS giải quyết bởi vì VKS là cơ quan quyết định phê chuẩn hoặc ápdụng các biện pháp này Việc giao cho VKS giải quyết tố cáo là đảm bảo tính kịpthời và hợp lý Do thời hạn áp dụng các biện pháp ngăn chặn ngắn, và ảnh hưởngtrực tiếp đến các quyền cơ bản của con người, vì thế thời hạn giải quyết tố cáo cũngphải khẩn cấp, nên chỉ cho thời hạn giải quyết trong 24 giờ, trường hợp phức tạpcũng không được quá 03 ngày
2.1.2 Quy định về kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
Tại Điều 30 Luật tổ chức VKSND quy định về nhiệm vụ, quyền hạn củaVKSND khi kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.Theo đó, VKS có nhiệm vụ, quyền hạn sau: Tiến hành trực tiếp kiểm sát việc giảiquyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp tại cơ quan có thẩm quyền theo quyđịnh của pháp luật; khi phát hiện cơ quan có thẩm quyền chậm giải quyết khiếu nại,
tố cáo thì phải yêu cầu cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại,kết luận nội dung tố cáo; kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động tưpháp của cấp mình và cấp dưới, thông báo kết quả; cung cấp hồ sơ, tài liệu có liênquan cho VKSND Sau khi tiến hành trực tiếp kiểm sát thì ban hành kết luận kiểmsát; thực hiện quyền kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật
Trang 36Tại Điều 483 BLTTHS quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khikiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng quy định: VKS kiểm sát việc giảiquyết khiếu nại, tố cáo của CQĐT, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một sốhoạt động điều tra, Tòa án cùng cấp và cấp dưới để bảo đảm việc tuân thủ pháp luậttrong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan này Khi kiểm sát việcgiải quyết khiếu nại, tố cáo, VKS có những nhiệm vụ, quyền hạn: Yêu cầu CQĐT,Tòa án, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyếtđịnh giải quyết khiếu nại, ra văn bản giải quyết tố cáo; yêu cầu CQĐT, Tòa án, Cơquan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tự kiểm tra việc giảiquyết khiếu nại, tố cáo của cấp mình và cấp dưới; thông báo kết quả kiểm tra choVKS; yêu cầu CQĐT, Tòa án, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạtđộng điều tra cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáocho VKS; trực tiếp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tại CQĐT, Cơ quanđược giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Tòa án cùng cấp và cấpdưới; ban hành kết luận kiểm sát; thực hiện quyền kiến nghị, kháng nghị, yêu cầuCQĐT, Tòa án, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều trakhắc phục vi phạm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo VKS cấp trên có trách nhiệmthanh tra, kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của VKS cấp dưới VKSND tốicao thanh tra, kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của VKS các cấp.
Như vậy, hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyếtkhiếu nại, tố cáo của VKSND được thông qua các hình thức:
- Hoạt động trực tiếp kiểm sát: Trực tiếp kiểm sát là việc VKSND ban hành
quyết định, cử Đoàn đến trực tiếp cơ quan tiến hành TTHS kiểm sát hoạt động tiếpnhận, thụ lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo Đoàn kiểm sát nghe cơ quan bị kiểm sátbáo cáo kết quả công tác; các Kiểm sát viên tiến hành trực tiếp nghiên cứu các hồ
sơ, tài liệu ngay tại cơ quan bị kiểm sát; trực tiếp làm việc với cơ quan, người cóthẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo; trực tiếp làm việc với người khiếu nại, tốcáo để bảo đảm không để xảy ra vi phạm pháp luật trong hoạt động tiếp nhận, thụ
lý, giải quyết khiếu nại tại các cơ quan có thẩm quyền
Trang 37Trong quá trình trực tiếp kiểm sát, VKS có đầy đủ các quyền được nêu tạiĐiều 30 Luật tổ chức VKSND, Điều 483 BLTTHS.
- Hoạt động kiểm sát khác: Hoạt động kiểm sát thông thường được thực
hiện thông qua việc kiểm tra báo cáo tình hình tiếp nhận, thụ lý, giải quyết đơnkhiếu nại, tố cáo của CQĐT, Tòa án, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một
số hoạt động điều tra; định kỳ hoặc đột xuất Kiểm sát viên kiểm tra sổ tiếp côngdân, sổ tiếp nhận đơn, sổ thụ lý, giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền để đảmbảo việc tiếp nhận, thụ lý, giải quyết đúng thời hạn, đúng quy định của pháp luật.Cũng có thể yêu cầu CQĐT, Tòa án, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một
số hoạt động điều tra tự kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cấp mình vàcấp dưới thông báo kết quả kiểm tra cho VKS; cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quanđến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo cho VKS Thông qua các hoạt động kiểm sátnày, VKS có thể ban hành kiến nghị, kháng nghị, yêu cầu khắc phục vi phạmtrong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo mà không cần thiết phải tiến hành hoạt độngtrực tiếp kiểm sát.23
2.1.3 Đánh giá quy định của pháp luật về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tố tụng hình sự
BLTTHS 2015 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namkhóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27/11/2015, theo Nghị quyết số 41/2017/QH14 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018 Nội dung về khiếu nại, tốcáo, kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo được quy định từ Điều 469 đếnĐiều 483 tại Chương XXXIII Những quy định này đã được sửa đổi, bổ sung và
có nhiều điểm mới so với quy định tại BLTTHS 2003 Cụ thể những điểm mới đónhư sau:
Về giải quyết khiếu nại:
Thứ nhất, mở rộng chủ thể được quyền khiếu nại.
Theo BLTTHS 2003 thì người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơndân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng,
23 Trường Đại học Luật Huế (2020), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam- NXB Tư pháp năm 2020.
Trang 38người bào chữa 24 có quyền khiếu nại, tố cáo Ngoài những chủ thể này, BLTTHS
2015 còn quy định thêm người tố giác, báo tin về tội phạm và kiến nghị khởi tố,người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị giữ trong trường hợp khẩncấp, người bị bắt, người chứng kiến; người phiên dịch, người dịch thuật; người bàochữa; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiếnnghị khởi tố; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự25 Việc mở rộngthêm chủ thể có quyền khiếu nại như vậy là hoàn toàn hợp lý, đảm bảo được quyền,lợi ích của họ khi tham gia TTHS
Thứ hai, về đối tượng bị khiếu nại.
Theo quy định tại BLTTHS 2003 thì quyết định, hành vi tố tụng của Điềutra viên, Phó Thủ trưởng, Thủ trưởng CQĐT, người được giao nhiệm vụ tiến hànhmột số hoạt động điều tra; Kiểm sát viên, Phó Viện trưởng và Viện trưởng VKS;Thẩm phán, Phó Chánh án, Chánh án Tòa26 án có thể bị khiếu nại BLTTHS 2015
đã bổ sung thêm đối tượng bị khiếu nại là hành vi của cán bộ điều tra, Kiểm tra viên
24 Điều 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 58 BLTTHS 2003.
25 Điều 57, 58, 67, 70, 83, 84 BLTTHS 2015.
26 Điều 329, 330, 331, 332 BLTTHS 2003.
27 Điều 457, 476, 477 BLTTHS 2015.
Trang 39Thứ tư, về thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
Trước đây, BLTTHS 2003 quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại đốivới quyết định, hành vi tố tụng của người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạtđộng điều tra do VKS có thẩm quyền truy tố giải quyết Nhưng hiện nay, BLTTHS
2015 đã có quy định khác về thẩm quyền giải quyết Theo đó, khiếu nại quyết định,hành vi tố tụng của cấp phó, cán bộ điều tra của Cơ quan được giao nhiệm vụ tiếnhành một số hoạt động điều tra trừ việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt,tạm giữ sẽ do cấp trưởng Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt độngđiều tra xem xét, giải quyết
Bộ luật TTHS 2003 chỉ quy định chung thẩm quyền giải quyết khiếu nạiliên quan đến việc áp dụng các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam do VKS xem xét,giải quyết còn BLTTHS 2015 đã phân chia thẩm quyền trong từng giai đoạn Theo
đó, khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng trong việc giữ người trong trường hợpkhẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố do VKS giảiquyết, còn khiếu nại quyết định bắt, tạm giam trong giai đoạn xét xử sẽ do Tòa ángiải quyết
Cùng với việc thành lập VKSND cấp cao, BLTTHS 2015 cũng quy địnhthẩm quyền giải quyết của VKSND cấp cao đối với quyết định, hành vi tố tụng; kếtquả giải quyết khiếu nại của Viện trưởng VKSND cấp tỉnh trong thực hành quyềncông tố, kiểm sát xét xử
BLTTHS 2015 đã quy định thêm Phó Viện trưởng VKSND được phâncông thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS cóthẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của VKS nhưng khôngđược giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành vi, quyết định của mình
Ngoài ra, BLTTHS 2015 còn quy định chi tiết hơn về thẩm quyền giảiquyết khiếu nại như quy định cụ thể thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyếtđịnh, hành vi tố tụng của Thẩm phán, Thẩm tra viên, Phó Chánh án, Chánh án Tòanhân dân cấp cấp huyện, cấp tỉnh, Tòa án quân sự khu vực, cấp quân khu, TANDcấp cao
Trang 40Thứ năm, về thời hạn giải quyết khiếu nại
Thời hạn giải quyết khiếu nại cũng có một số thay đổi giữa BLTTHS 2003
và BLTTHS 2015 Cụ thể như sau:
Bảng 2.1: So sánh thời hạn giải quyết khiếu nại giữa BLTTHS 2003 và BLTTHS 2015
BLTTHS 2003 BLTTHS 2015Thời hạn giải quyết khiếu nại liên quan
đến việc áp dụng các biện pháp bắt, tạm
giữ, tạm giam
Phải được giải quyết ngay 24 giờThời hạn người khiếu nại có quyền
khiếu nại lần 2 Không quy định 03 ngày
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần 2 đối
với quyết định, hành vi tố tụng của
người được giao nhiệm vụ tiến hành
một số hoạt động điều tra
15 ngày 07 ngày
Nguồn: Tác giả luận văn tổng hợp từ BLTTHS 2003 và BLTTHS 2015
Việc quy định thời hạn giải quyết khiếu nại trong trường hợp liên quan đếnviệc áp dụng các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam chỉ có 24 giờ là phù hợp hơn sovới các quy định của Bộ luật tố tụng năm 2003 vì thời hạn của các biện pháp ngănchặn ngắn, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền con người nên cần phải được xem xétnhanh chóng trong 24 giờ để nếu có sai sót, vi phạm thì còn kịp thời khắc phục, sửa sai,trả tự do cho người bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn, kể cả trường hợp cần phải
có thời gian để xác minh thêm thì thời hạn giải quyết cũng không được quá 03 ngày
Để quá thời hạn 03 ngày với trường hợp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, tạmgiữ, thì việc khắc phục vi phạm là không thể do đã hết thời hạn giữ người, tạm giữ
Thứ sáu, BLTTHS 2015 đã quy định về các quyết định, hành vi có thể bị
khiếu nại mà trước đây BLTTHS 2003 không có quy định Theo đó, quyết định tốtụng có thể bị khiếu nại là các quyết định của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT,Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKS, Kiểm sát viên, Chánh án, PhóChánh án Tòa án, Thẩm phán, người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt độngđiều tra được ban hành theo quy định; hành vi tố tụng có thể bị khiếu nại là hành viđược thực hiện trong hoạt động tố tụng của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT,