1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Vai trò của Viện kiểm sát đối với việc bảo vệ quyền của bị cáo trong kiểm sát xét xử vụ án hình sự, từ thực tiễn Viện kiểm sát Nhân dân huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

95 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai Trò Của Viện Kiểm Sát Đối Với Việc Bảo Vệ Quyền Của Bị Cáo Trong Kiểm Sát Xét Xử Vụ Án Hình Sự, Từ Thực Tiễn Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Tứ Kỳ, Tỉnh Hải Dương
Tác giả Nguyễn Đình Khoa
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Minh Hà
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật hiến pháp và Luật hành chính
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 22,42 MB

Nội dung

- Đề tài khoa học cấp Dai học Quốc gia năm 2006 “Bảo vệ quyên conngười bằng pháp luật hình sự và pháp luật to tụng hình sự trong giai đoạnxây dựng Nhà nước pháp quyén Việt Nam” do các tá

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

NGUYEN DINH KHOA

VAI TRO CUA VIEN KIEM SAT DOI VỚI VIỆC BAO

VE QUYEN CUA BI CAO TRONG KIEM SAT XET XU

VU AN HINH SU, TU THUC TIEN VIEN KIEM SAT

NHAN DAN HUYEN TU KY, TINH HAI DUONG

HA NOI - 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

NGUYEN ĐÌNH KHOA

VAI TRO CUA VIEN KIEM SAT DOI VOI VIEC BAO

VE QUYEN CUA BI CAO TRONG KIEM SAT XET XU

VU AN HINH SU, TU THUC TIEN VIEN KIEM SAT

NHAN DAN HUYEN TU KY, TINH HAI DUONG

Chuyén nganh: Luat hién phap va Luat hanh chinh

Mã so: 8380101.02

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYEN THI MINH HÀ

HÀ NOI - 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của

riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong

bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong

Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã

hoàn thành tat cả các môn học và đã thanh toán tat cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật - Đại họcQuốc gia Hà Nội xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

TÁC GIA LUẬN VAN

Nguyễn Đình Khoa

Trang 4

Khái niệm, đặc diém quyên con người, bảo vệ quyên con

người trong hoạt động kiểm sát xét xử -cccccccccee

Khái niệm quyên con người, bảo vệ quyên con người trong hoạt Ong ki€M sat Xt XU ee

Dac diém bảo vệ quyên con người trong hoạt động kiêm sát xét xw

Vai trò của Viện kiêm sát đôi với việc bảo vệ quyên của bị cáo trong kiêm sát xét xử vụ án hình Sự - ¿ +++<s++eeseeeseeerss

Nội dung của việc bảo vệ quyên của bị cáo trong kiêm sát xét

xử vụ án hình sự của Viện kiêm sat - -< << <s<<+

Kiêm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử

Kiêm sát bản án, quyêt định của Tòa án 5555 <<scse+

Kiểm sát hoạt động tổ tụng hình sự của người tham gia tổ tụng:

yêu câu, kiên nghị cơ quan, tô chức có thâm quyên xử lý nghiêm

minh người tham gia tố tung vi phạm pháp

luật -Yêu câu Tòa án cùng cap, cap dưới chuyên hô sơ vụ án hình sự

dé xem xét, quyết định việc kháng nghị -2- 5 555:

Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tỐ tụng -©2++++Ex+Ex+EEeEEeEEEEEEEEEEEErkerkervees

Trang 5

Dam bảo tuân thủ pháp luật: đúng pháp luật

-Đảm bảo các quyền của bị cáo được thực hiện đầy đủ

Đảm bảo các điều kiện để Viện kiểm sát thi hành được vai trò

bảo vệ quyên của bi cáo trong xét xử vụ án hình sự

.-Kết luận Chương I - 2-2-5 +E2E£2EE+EE2EEEEEEEEEEEEEE2EE21121111 1xx xeC

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC BẢO VỆ QUYÈN CỦA BỊ

CÁO TRONG KIEM SÁT XÉT XU VỤ ÁN HÌNH SỰ CUA

VIỆN KIEM SÁT HUYỆN TU KY 2 s+csccscrscces

2.1 Khai quát về tình hình kinh tế - xã hội và sự hình thành va

phát triển của Viện kiểm sát nhân dân huyện Tứ Kỳ, tỉnh

Hai Dung 0115

2.2 Nội dung bảo vệ quyền của bị cáo trong kiểm sát xét xử vụ án

hình sự của Viện kiểm sát huyện Tứ Kỳ từ năm 2015 đến nay 2.3 Đánh giá về vai trò bảo vệ quyền của bị cáo trong kiểm sát

xét xử vụ án hình sự của Viện kiểm sát huyện Tứ Kỳ

2.3.1 Những thành tựu đạt được - 5555 + +seseeerererssererees

TRÒ CUA VIEN KIEM SAT DOI VỚI VIỆC BẢO VE

QUYEN CUA BỊ CAO TRONG KIEM SÁT XÉT XỬ VU

AN HINH SU TU THUC TIEN VIEN KIEM SAT HUYEN

TU KỲ, TINH HAI DƯƠNG 2 5£ 5£+cx£x+zxzrerred Quan điểm về nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền của bị cáo trong

kiêm sát xét xử vụ án hình sự của Viện kiêm sát nhân dân

Trang 6

3.1.1 Mục tiêu việc bảo vệ quyền con người của Viện kiểm sát nhân dân 3.1.2 Yêu cầu của việc nâng cao chất lượng bảo vệ quyền của bị cáo

của Viện kiểm sát nhân dan -¿¿- + +s+E+E+ESEE+E+EtEEEE+Eersrezrrrrrs

3.2 Giải pháp, kiến nghị chung 2-2-5552 2+EzzEsrxerxerxerreee3.2.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tô tụng hình sự Việt Nam dé

bao vé quyén của bi cáo của Viện kiểm sát nhân dan

3.2.2 Tuyên truyền nâng cao nhận thức về quyền con người cho đội

ngũ kiểm sát ViÊn -¿- 2-5 ©SSE£2E2EEEEEEEEEEEEE1211211211 22121 re,

3.2.3 Đổi mới tổ chức, bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm sát

3.2.4 Đôi mới phương thức quản lý, chỉ đạo điều hành trong ngành kiểm sát 3.2.5 Tăng cường mối quan hệ phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa

các cơ quan tiễn hành tô tụng và các cơ quan, tổ chức có liên

quan trong quá trình giải quyết vụ án hình sự - +

3.2.6 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật,

vi phạm quyền con người của ngành 2 2 22 s2 s+zxezszzsz

3.2.7 Đầu tư cơ sở vật chat, trang thiết bị và phương tiện làm việc, chế

độ lương, phụ cấp ưu đãi đối với đội ngũ cán bộ các cơ quan tư

pháp, nhất là đối với ngành kiêm sát nhân dân 2 3.3 Cac kiến nghị cụ thỂ - SE 2E E221 cree

-3.3.1 Tăng cường sự kiểm tra của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân

3.3.2 Nang cao vai trò bảo vệ quyền của bị cáo trong kiểm sát xét xử vụ án

hình sự của Viện kiểm sát nhân dân huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương Kết luận Chương 3 2-2 2s SE E1 EEEEEEEE15112112111111111 21.1111 c0.KẾT LUẬN ¿2252 2< 21k E21 2112112111111 111111111211 211 11 1c

DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO À 2 2 2 s+£xzzxzse2

Trang 7

DANH MỤC CAC TU VIET TAT

Cơ quan điều tra

Điều tra viênHội đồng xét xửKiểm sát viên

Kiểm sát xét xử

Tòa án nhân dân

Tố tụng hình sựViện kiểm sát nhân dân

Viện kiêm sát nhân dân tôi cao

Trang 8

MỞ DAU

1 Lý do chọn đề tài

Bảo vệ quyền con người, tao mọi điều kiện thuận lợi cho con ngườiphát triển toàn diện là mục tiêu xuyên suốt của Đảng và Nhà nước Việt Nam.Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, XII của Đảng Cộng

sản Việt Nam, Dang đặc biệt quan tâm đến quyền con người, coi đây là một

trong những nội dung quan trọng dé tiếp tục phát huy nhân tô con người trongmọi lĩnh vực đời sống xã hội, tạo ra sức bật mới cho sự phát triển kinh tế xãhội trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn day mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa và hội nhập quốc tế Việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa của dân, do dân, vì dân; trong đó, quyền con người, quyền công dân

được tôn trọng và bảo vệ được ghi nhận trong Hiến pháp, pháp luật Quan điểm nhất quán của Dang, Nha nước về việc bảo vệ và thúc day quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam là phải bảo đảm bằng Hiến pháp và phải được bảo vệ một cách hiệu quả, thống nhất, toàn diện và trên thực tế Qua các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và đặc biệt là Hiến pháp năm

2013, quyền con người, quyền công dân đã trở thành một nội dung quantrọng, xuyên suốt Đây là cơ sở để các cấp, các ngành, các cơ quan, nhất làcác cơ quan tiến hành tô tụng thực hiện tốt việc bảo vệ quyền con người trong

giai đoạn hiện nay.

Trong quá trình xét xử vụ án hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng

luôn quan tâm đến vấn đề này Các cơ quan tiến hành tố tụng phối hợp chặt chẽ, giải quyết hiệu quả nhiều vu án lớn, được du luận xã hội quan tâm, đồng

tinh ủng hộ; kip thời xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp

luật, qua đó, góp phần ôn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội Tuynhiên, một số vấn đề chưa thống nhất trong chỉ đạo, điều hành cũng như

Trang 9

những khó khăn, vướng mắc, tồn tại khi đảm bảo quyền con người trong hoạtđộng tổ tụng hình sự, nhất là trong quá trình xét xử tại Tòa án Trong giaiđoạn hiện nay, Việt Nam tiếp tục hoàn thiện bộ máy nhà nước, hệ thống phápluật theo tinh thần Hiến pháp năm 2013, trong đó có những đạo luật cơ bản

nhằm bảo vệ quyền con người Mặt khác, thực tiễn bảo vệ quyền con người

thông qua kiểm sát xét xử vụ án hình sự thời gian qua còn hạn chế, quyền con

người có lúc chưa được phát huy Với những lý do trên, học viên lựa chọn đề tài: “Vai trò của Viện kiểm sát đối với việc bảo vệ quyền của bị cáo trong kiểm sát xét xử vụ án hình sự, từ thực tiễn Viện kiểm sát Nhân dân huyện

Tw Kỳ, tỉnh Hải Dương".

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Van dé bảo vệ quyền con người nói chung, quyền con người trong hoạtđộng TTHS được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau Có thê liệt kê một

số công trình nghiên cứu liên quan như sau:

- Các sách chuyên khảo: “Bảo vệ quyên con người trong luật hình sự, luật tổ tụng hình sự Việt Nam” của tắc giả Trần Quang Tiệp năm 2004 [17]: “Bình luận khoa học Bộ luật tổ tụng hình sự năm 2015” của các tác

giả Nguyễn Ngọc Anh, Phan Trung Hoài (Đồng chủ biên) (2018) [1]; và

“Bảo đảm quyên con người trong hoạt động tư pháp” của tác giả NguyễnTất Viễn (2020) [28]

- Các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành như: Nghiên cứu

“Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa Việt Nam với việc bảo đảm quyên con người” của tác giả Tường Duy Kiên năm 2004 [15]; Bài viết: “Quyền tư pháp trong Nhà nước pháp quyên” của tac giả Lê Văn Cảm (2013) [7]; các bài viết: “Về giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước” (2003) [29] và “Về

quyền tư pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân,

vì dân ở nước ta (2003) [30] của tác giả Võ Khánh Vinh.

Trang 10

- Đề tài khoa học cấp Dai học Quốc gia năm 2006 “Bảo vệ quyên conngười bằng pháp luật hình sự và pháp luật to tụng hình sự trong giai đoạnxây dựng Nhà nước pháp quyén Việt Nam” do các tác giả Lê Văn Cam,Nguyễn Ngọc Chí, Trịnh Quốc Toản đồng chủ tri [8];

- Luận án tiễn sĩ có một số đề tài nghiên cứu liên quan như: “Bảo đảm

quyên bình đăng của công dân trong xét xử hình sự ở Việt Nam hiện nay” của

tác giả Hoàng Hùng Hải (2012) [10]; Đề tài: “Thực hiện pháp luật về quyền,

nghĩa vụ của luật sư trong hoạt động tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay”

của tác giả Lê Minh Đức (2020); Đề tài: “Bảo đảm quyền của bị cáo tronghoạt động xét xử sơ thấm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ởViệt Nam hiện nay” của tác giả Võ Quốc Tuấn (2017) [19]; Đề tài: “Nguyêntac bình dang trong luật tố tụng hình sự Việt Nam: những van đề lý luận và

thực tiễn” của tác giả Nguyễn Đức Hạnh (2015) [11];

- Luận văn thạc sĩ có một số đề tài nghiên cứu liên quan như: “Kiểm sát xét xử các vụ án hình sự góp phan bảo vệ các quyên con người” của tac giả

Trần Văn Hội năm 2012 [13]; Đề tài: “Bảo đảm quyên con người trong hoạt

động xét xử vụ án hình sự” của tác giả Ngô Thị Thanh năm 2013 [16]; Đề tài:

“Pháp luật về bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử hình sự ở ViệtNam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Bình (2012) [3]; Đề tài: “Bảo đảm

quyền con người trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự” của tác giả Lương

Đức Dương (2015) [9]; Đề tài: “Bảo đảm quyền con người thông qua cơ chế

bồi thường Nhà nước cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự” của tác giả Đào Thị Hải Yến (2016) [31].

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

3.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu những van dé lý luận về bảo vệ quyền con người thông quakiểm sát xét xử vụ án hình sự; qua đó đánh giá kết quả đạt được, nêu những

Trang 11

tồn tại, hạn chế, nguyên nhân Từ đó, đề xuất các giải pháp để nâng cao vaitrò bảo vệ quyên con người thông qua kiểm sát xét xử vụ án hình sự - Từ thực

tiễn VKSND huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương trong thời gian tới.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về bảo vệ quyền con người của Viện

kiểm sát nhân dân theo quy định của Bộ luật Tó tụng hình sự năm 2015 vàLuật tô chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014

Thực trạng bảo vệ quyền con người thông qua kiểm sát xét xử vụ án

hình sự - Từ thực tiễn VKSND huyện Tứ Kỳ.

Đưa ra những kiến nghị, giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật TTHS và nâng cao hiệu quả hoạt động TTHS nhằm nâng cao hiệu quả việc bảo vệ quyền con người thông qua kiểm sát xét xử vụ án hình sự của

VKSND nói chung, VKSND huyện Tứ Kỳ nói riêng.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài4.1 Đối twong nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu những vấn đề cơ bản về bảo vệ quyền con người,

các quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ quyền con người của VKSND

theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

4.2 Pham vi nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng bảo vệ quyền con người thông qua kiểm sát xét

xử vụ án hình sự của VKSND huyện Tứ Kỳ trong thời gian từ năm 2015 đến

năm 2021.

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác

— Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Dang va Nhà nước ta

về Nhà nước và pháp luật, về Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về

quyên con người vả bảo đảm quyên con người.

Trang 12

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháptổng hợp; phương pháp thống kê; phương pháp phân tích; phương pháp so sánh

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1 Ý nghĩa lý luận

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và pháp lý về bảo vệ quyền con

người của Viện kiểm sát nhân dân.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn

Đánh giá sự phù hợp của các quy định pháp luật về bảo vệ quyền conngười thông qua kiểm sát xét xử vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân

huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.

7 Kết cấu của luận văn Ngoài phan mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tai liệu tham khảo, luận văn được viết thành 3 chương:

Chương 1 Lý luận về vai trò của Viện kiểm sát đối với việc bảo vệ quyền của bị cáo trong kiểm sát xét xử vụ án hình sự;

Chương 2 Thực trạng việc bảo vệ quyền của bị cáo trong kiểm sát xét

xử vụ án hình sự của Viện Kiểm sát huyện Tứ Kỳ

Chương 3 Một sô kiến nghị nâng cao hiệu quả vai trò của Viện kiểm

sát đối với việc bảo vệ quyền của bị cáo trong kiểm sát xét xử vụ án hình sự

từ thực tiễn Viện Kiểm sát huyện Tứ Ky, tỉnh Hải Dương

Trang 13

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN VE VAI TRÒ CUA VIEN KIEM SAT DOI VỚI VIỆC BAO VE QUYEN CUA BỊ CÁO TRONG KIEM SAT XET XU VU AN HiNH SU

1.1 Khái niệm, đặc điểm quyền con người, bảo vệ quyền con ngườitrong hoạt động kiểm sát xét xử

1.1.1 Khái niệm quyền con người, bảo vệ quyền con nguoi trong

hoạt động kiểm sát xét xử

Quyền con người là khái niệm mang tính phổ biến chung trong lịch sửpháp luật của nhân loại, là kết quả của quá trình đấu tranh, phát triển lâu dàicủa tất cả các dân tộc Tư tưởng này được thể hiện trong bản Tuyên ngôn độc

lập của nước Mỹ năm 1776, đã được Chủ tịch Hồ Chi Minh nhân mạnh trong

bản tuyên ngôn độc lập nước ta, được đọc vào ngày 02 tháng 9 năm 1945

trước toàn thé giới: “Tat cả mọi người sinh ra đều có quyên bình dang Tao hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyên

ấy có quyên được sống, quyên tự do và quyền mưu cau hạnh phúc”.

Quyền con người là sự kết tinh những giá trị cao quý nhất của nhânloại, có nhiều quan điểm khác nhau về quyền con người Văn phòng Cao ủy

Liên hợp quốc về quyền con người cho rằng: “Quyền con người là những bảo

đảm pháp lý toàn cau có tác dung bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại

những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tồn hại đến nhân phẩm, những sự

được phép và tự do cơ bản của con người” O Việt Nam, “Quyên con người

là những đặc lợi vốn có tự nhiên mà chỉ con người mới được hưởng trong những điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nhất định” [17, tr.14].

Hai quan điểm trên nhấn mạnh đến yếu tố lịch sử, tự nhiên và xã hội

của quyên con người, quan tâm đên pháp luật — một công cụ đê bảo đảm

Trang 14

quyền con người Mỗi quan điểm đều có khía cạnh khác nhau và có tính hợp

lý của nó.

Tóm lại, quyên con người là một phạm trù lịch sử cụ thể, là gid trị xã hội cao quỷ nhất được thừa nhận chung của nên văn minh nhân loại và là đặc

trưng tự nhiên vốn có cần được tôn trọng và không thé bị tước đoạt của bat kỳ

cá nhân nào, đông thời phải được bảo vệ bằng pháp luật.

Bảo vệ quyền con người, quyền công dân là trách nhiệm của Nhà nước

và trách nhiệm của công dân Nhà nước ban hành luật và các quy định dé

công dân có cơ sở pháp lý thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình Hiến pháp năm 2013 khăng định việc thừa nhận, tôn trọng và bảo vệ quyền con

người một cách mạnh mẽ, rõ ràng nhất nhằm nâng cao nhận thức quyền con

người trên toàn xã hội.

Một là, tính pho biến: Quyền con người được áp dung chung cho tat cả

mọi người, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính, độ tuổi hay thành

phần xuất thân Mặc dù ở chế độ xã hội nào thì con người cũng được công

nhận và được hưởng những quyên tự do cơ bản

Hai là, tinh không thể chuyển nhượng: Quyền con người không thể bị

tước đoạt hay hạn chế một cách tùy tiện bởi bat cứ chủ thé nào, kế cả các cơ

quan hay quan chức nhà nước, trừ những trường hợp đặc biệt Mọi giới hạn,

hạn chế hay tước bỏ quyền của một cá nhân đều phải do luật quy định và chỉ nhằm dé bảo vệ lợi ích chính đáng tương xứng của cộng đồng hay của cá

nhân khác.

Theo truyền thống, quyền con người không thé bị tước bỏ hay hạn chế

một cách tùy tiện bởi bat cứ chủ thé nào, ké cả các co quan và quan chức nhà

nước Tuy nhiên, quyền con người chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật, trong trường hợp can thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự

an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng Phạm vi thực hiện

quyền con người được xác định băng pháp luật của Nhà nước.

Trang 15

Ba là, tính không thể phân chia: Các quyền con người đều có vai tròquan trọng như nhau Về nguyên tắc không có quyền nào được xem là có giátrị cao hơn quyền nao Việc tước bỏ hay hạn chế bat kỳ quyền con người naođều tác động đến nhân phẩm, giá trị và sự phát triển của con người Xét vềlĩnh vực điều chỉnh, có thể phân chia quyền con người thành các nhóm: quyềnchính trị, nhóm quyền dân sự và nhóm quyền kinh tế, văn hóa, xã hội Cácnhóm quyên này phản ánh những nhu cầu khác nhau của con người, việc phân

chia hệ thống các quyền con người thành ba nhóm phải được thực hiện trên

cơ sở tuân thủ tính không thể tách rời được và sự phụ thuộc tương hỗ giữa tất

cả các quyền con người

Bon là, tính liên hệ và phụ thuộc lan nhau: Các quyền con người cómối liên hệ chặt chẽ với nhau, thực hiện tốt quyền này là cơ sở dé thực hiện

quyên kia và néu có một quyền bị xâm phạm thi sẽ ảnh hưởng đến các quyền

còn lại.

Quyền con người là những giá trị xã hội, thuộc về mỗi cá nhân con

người riêng lẻ (bình dang không có nghĩa là cào bằng, mỗi người mức độ

quan trọng khác nhau); gắn với bản chất của Nhà nước; phản ánh sự phát triển

và mang đặc điểm của xã hội; thé hiện truyền thống và văn hóa dân tộc.

Xét xử vụ án hình sự là hoạt động chấp hành và áp dụng pháp luật để

bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người nhưng thực tiễn cho thấy hoạt động

xét xử của tòa án đôi khi chưa đúng pháp luật và quyền con người có lúc chưa

được bảo đảm Vì vậy, KSXX vụ án hình sự nhằm bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm, thống nhất và kịp thời hạn chế, sửa chữa vi phạm

pháp luật, anh hưởng đến quyền con người

Quyền con người nói chung và quyền con người trong hoạt động xét xử

nói riêng chỉ có thể trở thành hiện thực trong thực tiễn giải quyết vụ án thì cầnthiết phải có cơ chế bảo đảm, bảo vệ Trong cơ chế đó quy định của pháp luật

Trang 16

về quyền con người là xuất phát điểm nhưng việc thực thi và kiểm sát việcthực thi pháp luật đối với việc tôn trọng, bảo vệ quyền con người có ý nghĩaquan trọng Vì vậy, cơ chế bảo vệ quyền con người phải được quán triệt trêntat cả các phương diện này Do đó: “Bảo vệ quyên con người trong hoạt động

kiểm sát xét xử là sự vận hành của các yếu tô khách quan nhằm mục đích công bố, ghỉ nhận về mặt pháp lý các quyên con người trong trong hoạt động xét xử và bảo vệ thực thi, kiểm soát việc thực hiện các quyên đó trong quả

dựng Nhà nước pháp quyén, thượng tôn công lý trong xã hội.

1.1.2 Đặc điểm bảo vệ quyền con người trong hoạt động kiểm sát xét xử Bảo vệ quyền con người bằng hoạt động kiểm sát xét xử vụ án hình sự nhằm bảo đảm việc tuân theo pháp luật của Tòa án, hội đồng xét xử, người tham gia tố tụng Kiểm sát xét xử vừa bảo đảm cho pháp luật đúng, thống

nhất, nghiêm minh vừa kịp thời ngăn chặn được vi phạm pháp luật ảnh hưởngđến quyền con người Mỗi quyết định của Tòa án đều có tác động rất lớn đến

quyền của con người như quyền sống, quyền tự do và sự tác động của mỗi

quyết định của Tòa án không chi tác động đến những người tham gia tô tung

mà tác động đến toàn xã hội.

Kiểm sát xét xử là hoạt động kiểm sát hành vi và quyết định tố tụng khi

áp dụng pháp luật có đúng pháp luật hay không? hoạt động kiểm sát phải tuân thủ pháp luật chặt chẽ các quy định của pháp luật dé kịp thời phát hiện, ngăn

ngừa vi phạm pháp luật trong xét xử, góp phần vào việc nhằm đảm bảo côngtác xét xử của Tòa án có căn cứ và hợp pháp Có thé thấy rằng dé bảo đảm

Trang 17

quyén con người, Tòa án phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật, việc điềutra xét hỏi tại phiên toà, việc ra các bản án, quyết định Viện kiểm sát phảithực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình mới bảo đảm việc xét xử vụ ánhình sự có căn cứ và hợp pháp, đồng thời hạn chế được lạm dụng quyền lực

và vi phạm quyên con người trong xét xử hình sự.

Bảo vệ quyền con người bằng hoạt động kiểm sát xét xử vụ án hình sự

không làm mất đi tính độc lập xét xử của Tòa án mà còn là thiết chế ngăn

ngừa nguy cơ, phát hiện vi phạm độc lập xét xử của tòa án Hoạt động xét xử

vụ án hình sự là hoạt động nhân danh quyền lực Nhà nước, vừa chấp hànhpháp luật, vừa áp dụng pháp luật để kiểm tra lại toàn bộ hoạt động điều tra,truy tố, từ đó quyết định hình phạt đối với người phạm tội Do đó, việc để xảy

ra sai lầm, thiếu sót trong xét xử có tác động đặc biệt lớn đến quyền con

người Kiểm sát xét xử là hoạt động kiểm sát hành vi và quyết định tố tụng

khi áp dụng pháp luật Hoạt động kiểm sát phải tuân thủ pháp luật chặt chẽ,

Kiểm sát viên sẽ sử dụng các quy định của pháp luật để kịp thời phát hiện,

ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong xét xử Hoạt động kiểm sát xét xử vụ án

hình sự có vai trò hỗ trợ Tòa án trong công tác xét xử Bởi nó có mục đích

bảo vệ quyền con người thông qua việc kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp

luật trong hoạt động xét xử Đó là bảo đảm cho Tòa án xét xử có căn cứ và

hợp pháp, việc thi hành các quyết định, bản án không gặp trở ngại, đảm bảovừa có căn cứ vừa không vi phạm tổ tụng Tat cả các phiên toà xét xử đều

phải có mặt Kiểm sát viên, vừa thực hiện chức năng công tố, vừa thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử hình sự.

1.1.3 Vai trò của Viện kiểm sát doi với việc bảo vệ quyền của bị cáo

trong kiểm sát xét xử vụ án hình sự

Hoạt động thực hành quyền công tổ là sử dụng tất cả những quyềnnăng tố tụng nhằm bảo đảm phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm mọi hành vi

10

Trang 18

phạm tội, không để lọt người, lọt tội, không làm oan người vô tội trong các

lạm quyền, vi phạm pháp luật, xâm phạm quyên con người từ phía các cơquan tiến hành tô tụng, người tiễn hành tổ tụng Đồng thời, nó là phương diện

dé cơ quan được giao quyền kiểm tra, giám sát sử dụng dé phòng ngừa, phathiện vi phạm pháp luật, yêu cầu sửa chữa, khắc phục nhằm bảo vệ quyền con

người theo đúng quy định pháp luật.

Kiểm sát hoạt động tư pháp là kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tô chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực

hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiếnnghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự Kiểm sát cáchoạt động tư pháp hình sự là chức năng hiến định của Viện kiểm sát (Điều

107 Hiến pháp năm 2013) có nội dung giám sát mọi hoạt động của các cơquan tư pháp và các cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện một số hoạt động

tư pháp trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, nhằm

đảm bảo cho pháp luật tố tụng hình sự được thực hiện một cách nghiêm

chỉnh, thống nhất

Trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, VKS có trách nhiệm thực hành

quyền công tố nhằm bảo đảm việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp

luật, không dé lọt tội phạm, người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội,

không làm oan người vô tội, pháp nhân thương mại vô tội; Kiêm sát việc xét

11

Trang 19

xử là kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của TA, cơ quan, tổ

chức, cá nhân trong hoạt động xét xử, bao đảm việc xét xử kip thời, nghiêm minh, đúng pháp luật.

Bảo vệ quyền con người là việc nhà nước, thông qua pháp luật, ghi

nhận và quy định các biện pháp ngăn ngừa va xử lý những hành vi vi phạm

các quyền con người băng bộ máy cưỡng chế của mình Nhà nước là chủ thé

có nghĩa vụ bảo vệ quyền con người trên tất cả các lĩnh vực Đối với hoạt động TTHS là hoạt động có nguy cơ xâm hại quyền con người Chính vì vậy,

pháp luật TTHS đặt ra yêu cầu đối với việc tuân thủ các quy định của phápluật nhằm bảo vệ quyền con người

Điều 14 Hiến pháp năm 2013 khăng định: “Ở nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân

sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo

Hiến pháp và pháp luật” Bảo đảm thực hiện, bảo vệ quyền con người theo

Hiến pháp và pháp luật không chỉ thé hiện trong các quy định của Hiến pháp

và pháp luật về nội dung các quyền con người, quyền công dân mà cả quy

định về thực hiện, kiểm soát việc thực hiện quyên lực chính trị, quyền lực nhànước nhằm thực hiện các quy định về quyền con người trong thực tiễn

Bảo đảm thực hiện quyền con người là một chuỗi các hoạt động có

mối quan hệ chặt chẽ với nhau; thể chế hóa thành pháp luật, thực thi chính

sách, pháp luật, xử lý các vi phạm chính sách, pháp luật trên các mặt lập

pháp, hành pháp, tư pháp ở tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội nhằm 6n

định chính trị; phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm an ninh, quốc

phòng, hoạt động đối ngoại với tư cách là các điều kiện bảo đảm thực hiện việc bảo vệ quyền con người.

VKSND là cơ quan tư pháp, có vị trí tương đối độc lập trong bộ máynhà nước, là co quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp

12

Trang 20

của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhân danh nhà nước thực

hiện bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân,bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi íchhợp pháp của tô chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hànhnghiêm chỉnh và thống nhất

Bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong hoạt động tư pháp là

một trong những vấn đề luôn được Nhà nước quan tâm Theo Chủ tịch Hồ

Chí Minh, tư pháp là cơ quan trọng yếu của chính quyền, góp phần thực hiện

chế độ chính trị, giữ vững và bảo vệ quyền lợi nhân dân, bảo vệ chế độ dânchủ; cán bộ tư pháp phải chí công vô tư; phải công bằng, liêm khiết, trongsạch, gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân Tư tưởng đó xuyên suốt quá trìnhhình thành và phát triển nền tư pháp ở nước ta

Trong thời kỳ đổi mới, cải cách tư pháp được xác định là một bộ phận quan trong trong đường lối đôi mới toàn diện đất nước của Dang ta, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm

2020 Mục tiêu cải cách tư pháp mà Nghị quyết 49 đề ra là xây dựng nên tư

pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, bảo vệ

quyén con người

Bảo vệ quyền con người trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự bao gồm:Bảo đảm quyền con người của bị cáo; người bi hại; nguyên đơn dân sự, bi

đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; người làm

chứng; người phiên dịch; người giám định; người bào chữa; người bảo vệ

quyền lợi của đương sự Vì một trong những nhiệm vụ quan trọng của pháp luật TTHS là vừa bảo đảm quyền con người trước hành vi phạm tội và tội

phạm, đồng thời khi tiến hành tố tụng các cơ quan, người tiễn hành tổ tụngphải bảo đảm được quyền con người của những người tham gia tố tụng, nhất

là bi cáo và những người tham gia tô tụng có quyền và lợi ích liên quan đến

13

Trang 21

vụ án Quyền con người của những người tham gia tố tụng là quyền được quy

định trong BLTTHS.

Trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, VKS thực hiện và áp dụng các

biện pháp theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo tính thống nhất củapháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm những bản án, quyết định của tòa án có

đủ căn cứ và hợp pháp, loại trừ mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động xét xử

án hình sự.

KSXX vụ án hình sự là tổng hợp các quyền năng pháp lý của VKS cónội dung là kiểm tra, giám sát hoạt động tuân theo pháp luật của tất cả các chủthê tham gia hoạt động TTHS theo các thủ tục sơ thâm, phúc thâm nhằm bảo

đảm cho việc xét xử của TA đúng quy định pháp luật.

Đối tượng của KSXX các vụ án hình sự là việc tuân theo pháp luật

trong hoạt động xét xử của TA theo thủ tục sơ thấm, phúc thấm và việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng.

Hoạt động KSXX sơ thấm hình sự là sự tuân thủ pháp luật trong hoạt

động xét xử của HDXX sơ thẩm và những người tham gia tố tụng xét xử; bị

cáo, người bao chữa, người bị hại, nguyên đơn dan sự, bị don dân sự, người

có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc những người đại điện hoppháp của họ, người làm chứng, người giám định; đối tượng của KSXX hình

sự phúc thầm và những người tham gia tố tụng Tat cả những chủ thé này khitham gia vào quá trình giải quyết vụ án hình sự đều phải tuân theo và thựchiện những quyền và nghĩa vụ của minh theo quy định của pháp luật tố tụng

hình sự, pháp luật hình sự và sự tuân thủ pháp luật của họ là đối tượng của

hoạt động KSXX hình sự sơ thâm, phúc thâm

Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thâm, phúcthâm, VKS có nhiệm vụ, quyền hạn theo Điều 266 BLTTHS, Điều 18 Luật tôchức Viện kiểm sát nhân dân và các quy định pháp luật khác có liên quan

14

Trang 22

Khi thực hành quyền công tố theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thâm,Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn: Kháng nghị bản án, quyết định của

TA đã có hiệu lực pháp luật trong trường hợp oan, sai, bỏ lọt tội phạm,

người phạm tội; Tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định bị kháng nghị

giám đốc thâm, tái thâm; Xác minh, thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật; Thayđổi, bổ sung, rút kháng nghị; Trình bày kháng nghị của VKS; phát biểu quan

điểm của VKS về quyết định kháng nghị và việc giải quyết vụ án; Tranh

tụng tại phiên tòa.

Vai trò của VKSND với chức năng thực hành quyền công tố và kiểmsát hoạt động tư pháp, VKS có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo

vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệlợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tô chức, cá nhân, góp

phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thông nhất.

Mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố,

điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội; Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế

quyền con người, quyền công dân trái luật

1.2 Nội dung của việc bảo vệ quyền của bị cáo trong kiểm sát xét

xử vụ án hình sự của Viện kiểm sát

1.2.1 Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử

VKS có nhiệm vụ, quyền hạn theo Điều 267 BLTTHS, Điều 19 Luật tổchức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 và các quy định pháp luật khác có

liên quan.

Khi kiểm sát việc tuân theo pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tai

thâm, VKS có nhiệm vụ, quyền hạn: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong

việc xét xử giám đôc thâm, tái thâm của TA; Kiêm sát việc tuân theo pháp

15

Trang 23

luật của người tham gia tô tung; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thâmquyền xử lý nghiêm minh người tham gia t6 tụng vi phạm pháp luật tô tụng:Kiểm sát bản án, quyết định, văn bản t6 tụng khác của TA; Yêu cầu TA đangquan lý hồ sơ vụ án hình sự chuyển hồ sơ dé xem xét, quyết định việc khángnghị giám đốc thẩm, tái thẩm; Kháng nghị bản án, quyết định của TA đã cóhiệu lực pháp luật trong trường hợp có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố

tụng; Kiến nghị, yêu cầu TA, cơ quan, tô chức, cá nhân thực hiện hoạt động tố tụng theo quy định của BLTTHS; kiến nghị TA khắc phục vi phạm trong hoạt

động tố tụng; Kiến nghị cơ quan, tô chức hữu quan áp dụng biện pháp phòng

ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý; Thực hiện các

nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của BLTTHS, Luật tô chức Việnkiểm sát nhân dân và các quy định pháp luật khác có liên quan

Khi kiểm sát việc tuân theo pháp luật theo thủ tục xem xét lại quyết

định của Hội đồng Tham phan TANDTC, VKS có nhiệm vụ, quyén han:

Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong thủ tục xem xét lại quyết định của Hội

đồng Thâm phán TANDTC và các chủ thể khác có liên quan; Kiểm sát quyếtđịnh, văn bản tố tụng khác của TA; Kiến nghị, yêu cầu TA, cơ quan, tô chức,

cá nhân thực hiện hoạt động tố tụng theo quy định của BLTTHS; kiến nghị

TA khắc phục vi phạm trong hoạt động tổ tụng

Quyên con người, quyền công dân là một trong những van đề được cả

nhân loại quan tâm và nghiên cứu Hiến pháp năm 2013 ra đời khăng định cơ

sở pháp lý vững chắc cho việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân trên

mọi lĩnh vực của đời sông xã hội Xác định các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ

của các thiết chế, đặc biệt là Nhà nước trong việc thiết lập, tổ chức thực hiện và bảo vệ quyền con người, quyền công dân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

VKSND có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con

người, quyên công dân, bảo vệ chê độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của

16

Trang 24

Nhà nước, quyên và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảmpháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Khoản I Điều 3 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dan năm 2014 quy định:

Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dântrong tố tụng hình sự dé thực hiện việc buộc tội của Nha nước đối

với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác,

tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi

tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

Đây là chức năng đặc thù của VKS mà các cơ quan khác không thểthay thế nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội, người phạm tội được pháthiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, đúng pháp luật Không làmoan người vô tội, không dé lọt tội phạm và người phạm tội Không để ai bị

khởi tố, bắt giữ, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công

dân trái luật.

Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND được quy định tại

khoản 1 Điều 4 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014:

Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân

dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơquan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiệnngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiếnnghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong

VIỆC giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia

đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải

quyết khiếu nại, tổ cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư

pháp khác theo quy định của pháp luật.

Bảo vệ quyền con người tại giai đoạn KSXX vụ án hình sự là công tác

kiêm tra, giám sát của nhà nước, thê hiện tính quyên lực nhà nước Nêu không

17

Trang 25

có cơ chế kiểm tra, giám sát quyền lực một cách hiệu quả thì có thể xảy ralạm quyền Bởi lẻ, nếu ai đó có quyền lực, được nha nước trao quyền thì cóthể sẽ mở rộng quyên, sử dụng quyền, lộng quyên Vi vậy, việc kiểm tra,giám sát thực hiện quyền lực nhà nước được coi là nội dung cơ bản, quan

trọng của nhà nước pháp quyên, là một trong những công cụ chính trị-pháp lý

dé hạn chế việc lạm quyền Khi có sự phân công quyên lực cần phải có sự kiểm tra, giám sát dé bao đảm cho các cơ quan thực hiện đúng chức năng,

nhiệm vụ được phân công trong quá trình thực hiện quyên lực

KSXX là kiểm sát hành vi và quyết định tố tụng khi áp dụng pháp luật,hoạt động kiểm sát phải tuân thủ pháp luật chặt chẽ, KSV được phân cônglàm nhiệm vụ KSXX sử dụng các quy định của pháp luật để kịp thời pháthiện, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong xét xử Các quyền hạn của VKS chỉmang tính “kiến nghị”, “yêu cầu” không có ý nghĩa bắt buộc TA phải tuân

theo (nếu không có căn cứ hoặc trái pháp luật) Xuất phát từ phạm vi, đối tượng KSXX, VKS chỉ kiểm sát HDXX, người tham gia tố tụng khi xét xử trên cơ sở pháp luật (tính hợp pháp): “Viện kiểm sát không can thiệp về mặt nội dung là ép buộc Tòa án phải xét xử theo ý của Viện kiểm sát Không chi

riêng Tòa án, mà Viện kiểm sát cũng phải tuân theo quy định của pháp luật vềhoạt động kiểm sát” [8, tr.23]

Hoạt động KSXX vụ án hình sự có vai trò hỗ trợ TA trong công tác xét

xử Vì hoạt động KSXX có mục đích bảo đảm quyền con người thông qua

việc kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động xét xử, bảo đảm cho TA xét xử có căn cứ và đúng pháp luật Tất cả các phiên tòa xét xử đều phải có mặt KSV dé thực hiện chức năng công tố và thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử hình sự Hoạt động KSXX do

VKS tiến hành tạo điều kiện thuận lợi và khách quan để kịp thời phát hiện viphạm, ngăn ngừa vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền con người

18

Trang 26

Hoạt động xét xử vụ án hình sự là hoạt động thực hiện quyền lực nhà

nước Do đó hoạt động này phải có sự kiểm tra, giám sát của nhiều cơ chế

khác nhau Hoạt động xét xử vụ án hình sự là hoạt động xem xét, đưa ra các

phán quyết về hành vi của con người nên mỗi quyết định của TA có tác động

rất lớn đến quyền con người, những người tham gia tố tụng và toàn xã hội

Bảo đảm quyền con người bằng hoạt động KSXX vụ án hình sự là hoạt

động nghiệp vụ đặc thù Đặc biệt chú trọng đến việc bảo vệ quyền Con người

của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác khi xét xử vụ án hình sự.

Đề bảo vệ quyền con người của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác, VKS kiểm sát việc tuân theo pháp luật tố tụng hình sự của TA, HĐXX

và những người tham gia tô tụng nhằm kịp thời phát hiện các vi phạm pháp

luật để yêu cầu kiến nghị hoặc kháng nghị khắc phục.

Tóm lại, bảo vệ quyền con người thông qua KSXX vụ án hình sự của

VKSND là một hình thức giám sát quyền lực nhà nước, trên cơ sở các quyđịnh của pháp luật nhằm kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật cả vềhành vi tố tụng, quyết định tố tụng đối với hoạt động xét xử của những người

tiến hành tố tụng, của TA và những người tham gia tố tụng khi xét xử vụ án hình sự nhằm bảo đảm việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật,

không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tdi.

1.2.2 Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án

Khi thực hành quyền công tố và KSXX các vu án hình sự, KSV có cácnhiệm vu, quyền hạn: Công bố cáo trạng, trình bày ý kiến bổ sung (nếu có);

tham gia xét hỏi tại phiên tòa sơ thâm, phúc thâm; thực hiện việc luận tội đối với bị cáo tại phiên tòa sơ thâm, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án

tại phiên tòa phúc thấm; tranh luận với bị cáo, người bao chữa và nhữngngười tham gia tố tụng khác tại phiên tòa; kiểm sát việc tuân theo pháp luậttrong hoạt động xét xử các vụ án hình sự của TA; kiểm sát việc tuân theopháp luật của những người tham gia tố tụng; kiểm sát các bản án, biên bản

19

Trang 27

phiên tòa và quyết định của TA theo quy định của pháp luật; yêu cầu TA cùng

cấp và cấp dưới chuyền hồ sơ những vụ án hình sự để xem xét, quyết định

việc kháng nghị; kháng nghị theo thủ tục phúc thấm, giám đốc thầm, tái thâm

các bản án hoặc quyết định của TA theo quy định của pháp luật tố tụng hình

sự; tạm đình chỉ thi hành bản án hoặc quyết định của TA đã có hiệu lực pháp

luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thâm.

VKS bảo vệ quyền con người, kịp thời ngăn ngừa, khắc phục sai lầm

trong hoạt động KSXX vu án hình sự nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho

bị cáo theo quy định của pháp luật TTHS:

Trước khi xét xử, Kiểm sát viên VKS có thé gặp bị cáo đối với những

trường hợp: Vụ án có bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm

về tâm thần, vụ án có bị cáo mà KSV đề nghị xử phạt tù chung thân hoặc tử

hình, lời khai của các bi cáo trong vụ án có mâu thuẫn, bị cáo kêu oan hoặc

một số trường hop ma KSV thấy cần thiết.

Sau khi xét hỏi, néu có căn cứ rút một phan hay toàn bộ quyết định truy

tố; có tình tiết mới theo hướng có lợi cho bi cáo làm thay đôi quyết định truy

tố thì KSV rút quyết định Trường hợp tình tiết mới đưa ra tại phiên tòa cócăn cứ dé kết luận về một tội danh khác nặng hon thì KSV đề nghị HDXX

hoãn phiên tòa.

VKSND thực hiện hai chức năng là thực hành quyền công tố và kiểm

sát hoạt động tư pháp, trong đó KSXX vụ án hình sự là một hoạt động thực

hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKS Thực hành quyền công

tố trong giai đoạn xét xử và hoạt động KSXX có mối quan hệ chặt chẽ, bồ

sung cho nhau Thực hành quyền công tố là hoạt động của VKS có phạm viliên quan đến tội phạm và hình phạt, đảm bảo cho TA xét xử đúng quy địnhcủa BLHS (nội dung), KSXX là hoạt động liên quan đến bảo đảm TA xét xử

tuân thủ quy định của BLTTHS (hình thúc).

20

Trang 28

Lãnh đạo VKS chú trọng quán triệt, thường xuyên kiểm tra, đôn đốccông tác kiểm sát bản án, quyết định của TA, thực hiện nghiêm các quy địnhcủa pháp luật, xem đây là một trong những khâu công tác kiểm sát cơ bản,

quan trọng.

Đối với những bản án, quyết định TA gửi chậm (trường hợp này thường

có vấn đề áp dụng không đúng quy định pháp luật), VKS theo dõi chặt chẽ thời

gian gửi bản án, quyết định, thường xuyên trao đôi, nhắc nhở TA cing cấp gửi

đúng thời gian quy định Trường hợp TA gửi chậm dẫn đến việc kháng nghị

phúc thâm của VKS bị trễ phải kiến nghị khắc phục vi phạm Trường hợpthông qua công tác kiểm sát bản án, quyết định của TA phát hiện những viphạm nhưng hết thời hạn kháng nghị thì phải báo cáo cấp trên xem xét

1.2.3 Kiểm sát hoạt động tô tụng hình sự của người tham gia tổ tụng; yêu cau, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm mình người tham gia tô tụng vi phạm pháp luật

Bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân của bị cáo, tại phiên toà, sau khi xét hỏi nếu có căn cứ rút một phan hay toàn bộ quyết định truy tố;

có tình tiết mới theo hướng có lợi cho bị cáo làm thay đổi quyết định truy tố

thì KSV rút quyết định truy tố Trường hợp tình tiết mới đưa ra tại phiên toà

có căn cứ đề kết luận về một tội danh khác nặng hon thì KSV đề nghị HDXX

hoãn phiên toà.

Kiểm sát viên kiểm sát việc chấp hành các thủ tục tô tụng tại phiên toàcủa HDXX, thư ký TA và những người tham gia tổ tụng từ khi bắt đầu đến

khi kết thúc phiên toà, nhằm bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của những người tham gia tô tụng, bảo đảm cho việc xét xử công minh đúng pháp luật.

Pháp luật TTHS quy định chặt chẽ trình tự, thủ tục trong quá trình giải

quyết vụ án của cơ quan tiễn hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hình sự

nhăm tôn trọng quyên con người, tránh sự lợi dụng của cơ quan có thâm

21

Trang 29

quyên khi tiễn hành tố tụng Do vậy, KSXX vụ án hình sự bảo đảm quyền con

người của các bên được tôn trọng, bảo vệ và được thực hiện.

Các nguyên tắc của BLTTHS bảo đảm dé hoạt động xét xử khách quan,công bằng, công khai Những nguyên tắc cơ bản của Luật mang tính khách

quan và việc tuân thủ quy luật khách quan trong hoạt động TTHS là tiền đề bảo đảm xác định sự thật khách quan của vụ án hình sự, bảo đảm quyền con người của các chủ thé tham gia hoạt động tố tụng hình sự Chính vì vậy, mọi hoạt động xét xử của TA phải dựa trên nguyên tắc: xử lý nhanh chóng, kịp

thời, đúng pháp luật đối với tội phạm xâm phạm quyên con người va dam bảotính khách quan, công bằng Việc xét xử của TA được tiến hành công khai,mọi người đều có quyền tham dự, trừ trường hợp nội dung vụ án liên quanđến bí mật quốc gia hoặc xâm phạm nghiêm trọng đến thuần phong mỹ tục

hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ, trường hợp

này tòa án sẽ xử kín nhưng khi tuyên án phải công khai.

Đề hạn chế việc vi phạm quyền con người thì yêu cầu hoạt động xét xử

vụ án hình sự cần được thực thi trong thực tiễn một cách đầy đủ Do vậy, tòa

án thực hiện chức năng xét xử phải có những phán quyết chính xác, côngbăng, đúng quy định của pháp luật

Quyên con người có vị trí, vai trò quan trọng trong TTHS Vì vậy cầnphải có một thiết chế để kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật nhằm bảođảm quyền con người theo đúng quy định của pháp luật Hoạt động xét xử vụ

án hình sự là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước, do đó cần phải có sựkiểm tra, giám sát

1.2.4 Yêu cầu Tòa án củng cấp, cấp dưới chuyển hỗ sơ vụ an hình

sự dé xem xét, quyết định việc kháng nghị

Hoạt động xét xử vụ án hình sự là nhân danh quyền lực Nhà nước vừachấp hành pháp luật, vừa áp dụng pháp luật để kiểm tra lại toàn bộ hoạt động

22

Trang 30

điều tra, truy tố VKS có quyền kháng nghị bản án, quyết định của TA nếu cócăn cứ pháp luật Đồng thời, hoạt động KSXX của VKS không những làmthay đổi nguyên tắc độc lập xét xử mà còn có ý nghĩa bảo đảm độc lập xét xử,

bởi lẽ độc lập xét xử phải trên cơ sở tuân theo pháp luật.

Trong giai đoạn xét xử, VKS thực hành quyền công tố tại phiên tòa xét

xử sơ thâm, phúc thâm hình sự, nếu thấy việc kết tội bị cáo hoặc áp dụng hìnhphạt của TA có sai lầm nghiêm trọng, không đúng pháp luật thì VKS có

quyền kháng nghị, yêu cầu TA cấp trên xét xử lại vụ án, bảo đảm việc xử lý

đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội.

1.2.5 Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm nghiêmtrọng về thủ tục to tụng

Hoạt động KSXX vụ án hình sự là hỗ trợ TA trong công tác xét xử Vì

hoạt động KSXX với mục dich bảo vệ quyền con người thông qua việc kiếm

tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật trong quá trình xét xử, bảo đảm TA xét

xử có căn cứ, hợp pháp trong quyết định, bản án đưa ra thi hành Các phiên tòa xét xử đều phải có mặt KSV, vừa thực hiện chức năng công tố, vừa thực

hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật VKS có quyền yêu cầu kiếnnghị hoặc kháng nghị Hoạt động kiểm sát có vai trò rất quan trọng để TA

cùng cấp hoặc cấp dưới khắc phục, sửa chữa thiếu sót kịp thời nhăm bảo vệ quyền con người Hoạt động KSXX do VKS tiến hành là cơ sở, điều kiện

khách quan dé kip thời phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền conngười, hạn chế lạm dụng quyền lực khi xét xử vụ án hình sự

Viện kiểm sát kháng nghị bản án quyết định của TA theo thủ tục phúc

thâm, giám đốc thẩm, tái thâm trong các trường hợp có vi phạm pháp luật

trong việc xét xử, trong đó, có trường hợp có căn cứ đề xác định bị cáo khôngphạm tội hoặc bị TA xử quá nặng, không tương xứng với tính chất và mức độ

23

Trang 31

nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội Đối với những vi phạm pháp luậtcủa TA chưa đến mức phải kháng nghị thì VKS kiến nghị với TA có biệnpháp khắc phục vi phạm.

1.3 Những yêu cầu đặt ra đối với việc bảo vệ quyền của bị cáo

trong kiểm sát xét xử vụ án hình sự

1.3.1 Dam bao tuân thủ pháp luật: ding pháp luật

Về bản chất, thực hành quyền công tổ là hoạt động của VKSND trong

tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm

tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiếnnghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử (Khoản 1Điều 3 Luật tổ chức Viện kiêm sát nhân dân năm 2014)

Kiểm sát các hoạt động tư pháp là hoạt động của VKSND dé kiểm sát

tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác,

tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ ánhình sự (Khoản | Điều 4 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014)

Không có cơ quan nào có thể thay thế VKS thực hành quyền công tổ vì

các lý do sau đây: VKS là cơ quan duy nhất về mặt pháp lý có quyền áp dụng,thay đôi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; Trong quá trình điều tra vụ án hình sự,VKS phải đảm bảo đủ các căn cứ để truy tổ bị can; Khi có đủ các chứng cứchứng minh hành vi phạm tội và xét thấy cần thiết phải xử lý người phạm tội

trước pháp luật, VKS quyết định truy tố bị can ra Tòa Tại phiên tòa, VKS có trách nhiệm bảo đảm việc truy tố, buộc tội bị cáo là có căn cứ, đúng pháp luật.

Bản án kết tội của Tòa án chính là việc chấp nhận lời buộc tội của VKS đối

với người phạm tội.

VKS thực hành quyền công tố trong việc giải quyết tố giác, tin báo vềtội phạm và kiến nghị khởi tố; thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi

24

Trang 32

tố, điều tra vụ án hình sự, thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố tộiphạm; thực hành quyền công tổ trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự.

Quyền con người trong TTHS do pháp luật TTHS quy định trên cơ sởphù hợp với các chuẩn mực quốc tế về quyền con người, gồm các nhómquyền về tính mạng, sức khỏe, danh sự, uy tín, nhân phẩm, tài sản, và các

nhóm quyền được xét xử bởi tòa án độc lập, bình dang và đúng pháp luật Mục đích bảo vệ quyền của mọi người trong xã hội trước hành vi phạm tội và bảo đảm quyền của những người tham gia vào quan hệ pháp luật TTHS.

1.3.2 Đảm bảo các quyền của bị cáo được thực hiện day đủ

Hoạt động tố tụng hình sự là quá trình giải quyết vụ án hình sự theo quyđịnh của pháp luật bao gồm khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình

sự Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự là sự vận hành của các yếu

tố khách quan nhằm mục đích công bó, ghi nhận về mặt pháp lý các quyền con người trong tố tụng hình sự và bảo vệ và thực thi các quyền đó trong quá trình giải quyết vụ án hình sự Viện kiểm sát là một cơ quan hiến định, là một bộ

phận, một mắt xích hợp thành bộ máy nhà nước Do vậy, Viện kiểm sát có vai

trò quan trọng trong việc bảo vệ pháp luật, pháp chế, bảo vệ quyền con người

được thực hiện đầy đủ trong tất cả các giai đoạn của một vụ án

Đảm bảo quyền của bị cáo trong hoạt động kiểm sát việc tuân theo

phúp luật trong việc tạm giữ, tạm giam

Viện kiểm sát nhân dân thực hiện công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm

giam ngay từ giai đoạn bắt đầu của quá trình tố tụng, ké từ khi phát sinh việc tạm giữ, tạm giam đến khi kết thúc việc giam, giữ Trách nhiệm của Viện kiểm sát phải bao đảm bat cứ trường hợp nao bị tạm giữ, tạm giam đều có đủ hai yếu tố: Đúng người, đúng hành vi và phải tuân theo đúng trình tự thủ tục

của pháp luật Việc tạm giữ, tạm giam phải tuân thủ các quy định của pháp luật; chê độ tạm giữ, tạm giam được bảo đảm; các quyên con người được tôn

25

Trang 33

trọng và bảo vệ Việc tạm giữ, tạm giam người thường được áp dụng trong

dau tranh chống tội phạm Thực tiễn cho thay quyền con người đối với người

bị tạm giữ, tạm giam trong quá trình tiến hành tố tụng vẫn còn vi phạm xuấtphát từ nhiều nguyên nhân: bất cập của các quy định của pháp luật, năng lựcchuyên môn của người thực thi pháp luật, Chính vì vậy, để bảo đảm quyềncon người trong việc tạm giữ, tạm giam, Viện kiểm sát cần phải thực hiện tốt

một số công tác sau:

Thứ nhất, Viện kiểm sát kiểm sát việc tiếp nhận người bị tạm giữ,

người bị tạm giam của cơ sở giam giữ nhăm bảo đảm cơ sở giam giữ thựchiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định tại Điều 16 Luật Thi hành tạm giữ, tạmgiam và các quy định của pháp luật khác có liên quan Viện kiểm sát kiểm sátviệc lập hồ sơ và thực hiện chế độ quản lý, lưu trữ hồ sơ tạm giữ, tạm giam

của cơ sở giam giữ theo quy định tại Điều 17 Luật Thi hành tạm giữ, tạm

giam và các quy định của pháp luật khác có liên quan Gặp, hỏi người bị tạm

giữ, tạm giam về việc thực hiện các quy định của pháp luật trong tạm giữ, tạm

giam, đảm bảo cho việc tạm giữ, tạm giam được thực hiện khách quan, bảo

đảm quyền con người đối với người bị tạm giữ, tạm giam.

Thứ hai, Viện kiểm sát kiểm sát chặt chẽ về căn cứ, thâm quyền, thủ

tục, thời hạn áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam của cơ quan, người có

thâm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và các quy định của

pháp luật khác có liên quan Khi phát hiện việc tạm giữ, tạm giam vi phạm

về căn cứ, thâm quyền, thủ tục, thời hạn tạm giữ, tạm giam theo quy định

của pháp luật, Viện kiểm sát phải làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, cá nhân; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm để kháng nghị, kiến nghị yêu cầu xử lý.

Thứ ba, Kiém sát viên trực tiếp kiểm sát tại nhà tạm giữ, trại giam; nếu

phát hiện có dâu hiệu vi phạm thì Viện kiêm sát có thê tiên hành kiêm sát vào

26

Trang 34

bat cứ thời điểm nào trong ngày, đồng thời yêu cầu Nhà tạm giữ, Trại tạmgiam chấm dứt việc vi phạm pháp pháp luật Viện kiểm sát kiểm sát cơ sở

giam giữ bảo đảm cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam thực hiện

quyền con người; bảo đảm nhân đạo, không tra tan, truy bức, dùng nhụchình hay bat kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm quyên và lợi ích hợppháp của người bị tạm giữ, người bị tạm giam Viện kiểm sát kiểm sát việc

cơ sở giam giữ bảo đảm thực hiện các chế độ ăn, ở, mặc và tư trang; gửi và nhận thư, sách báo, tài liệu; chăm sóc y tế, sinh hoạt tinh thần đối với

người bị tạm giữ, tạm giam.

Thứ tư, Viện kiểm sát kiểm sát việc thực hiện chế độ quản lý giam g1ữ.Khi phát hiện vi phạm, tồn tại trong quan lý, thi hành tạm giữ, tạm giam thìViện kiểm sát thực hiện quyền kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu cơ quan quản

lý, cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam khắc phục ngay và có biện pháp chanchỉnh, tổ chức phòng ngừa theo quy định của pháp luật

Thứ năm, khi kiểm sat tại cơ sở giam giữ nếu nhận được đơn khiếu nại,

tố cáo trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam thì Kiểm sát viên phải lập

biên bản ghi nhận việc tiếp nhận đơn với cơ sở giam giữ, chuyên cho đơn vị

có thẩm quyền giải quyết, đồng thời sao gửi đến đơn vị, bộ phận Kiểm sát vàgiải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp tiếp nhận Sau khitiếp nhận khiếu nại, t6 cáo, nếu xét thấy cần thiết Kiểm sát viên có thé trựctiếp gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người tố cáo,

người bị tổ cáo và những người có liên quan để xác minh nội dung những khiếu nại, tố cáo; trực tiếp giải quyết những khiếu nại, tổ cáo có liên quan đến việc chấp hành các quy định của pháp luật về tạm giữ, tạm giam.

Tạm giữ, tạm giam là biện pháp ngăn chặn nhằm hạn chế một số quyềncon người của người bị tạm giữ, tạm giam Chính vì vậy, công tác kiểm sát

việc tạm giữ, tạm giam cân phải phôi hợp chặt chẽ với các khâu công tác

27

Trang 35

kiểm sát giải quyết các vụ án hình sự để nắm chắc số người bị bắt, tạm giữ,tạm giam qua đó kịp thời kiểm sát về thủ tục, trình tự, tính có căn cứ và hợppháp của từng trường hợp bị tạm giữ, tạm giam nhằm phát hiện và xử lý viphạm; không đề xảy ra việc giam giữ người không có căn cứ, trái pháp luật.

Đảm bảo quyền của bị cáo trong hoạt động thực hành quyền công tổ

và kiểm sát việc áp dụng biện pháp ngăn chan

Biện pháp ngăn chặn trong tổ tụng hình sự là biện pháp cưỡng chế mà

người có thâm quyền trong tố tụng hình sự áp dụng đối với bị can, bị cáo,

người bị truy nã hoặc người chưa bị khởi tố về hình sự khi có những căn cứluật định nhăm mục đích kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc bảo đảm khônggây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hoặc không tiếptục phạm tội Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn trong hoạt động tố tụng hình sự nhằm góp phần vào việc bảo đảm các quy

định của pháp luật được chấp hành nghiêm túc, quyền và lợi ích của cơ quan

tố tụng, người tiễn hành tô tụng, người tham gia tố tụng không bị xâm hai.

Vai trò của Viện kiểm sát về việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện

pháp ngăn chặn được thé hiện rõ nét ở giai đoạn điều tra, truy tố Trong giaiđoạn điều tra, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn là hoạt động bảo đảmcho việc điều tra, thu thập chứng cứ đạt hiệu quả, trái lại việc áp dụng cácbiện pháp này lại xâm phạm trực tiếp đến quyền con người, chính vì vậy, đòihỏi Viện kiểm sát khi làm nhiệm vụ của mình thì phải nghiên cứu, xem xét

một cách đầy đủ, toàn diện trên cơ sở hồ sơ, tài liệu, chứng cứ, thầm quyền,

thủ tục dé quyết định phê chuẩn hay không phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra Trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát trực tiếp ra quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn có thê thay

đổi từ biện pháp này sang biện pháp khác khi xét thấy cần thiết Các biệnpháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn thì việc thay đổi phải do Viện

28

Trang 36

kiểm sát quyết định Khi xét thấy không cần thiết phải áp dụng biện phápngăn chặn mà bị can đang bị áp dụng thì Viện kiểm sát ra quyết định huỷ bỏ

biện pháp ngăn chặn, trả tự do cho bị can Khi vụ án bị đình chỉ thì mọi biện

pháp ngăn chặn đã áp dụng đều được huỷ bỏ Trong giai đoạn xét xử, Viện

kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát việc áp dụng, thay đôi, hủy bỏ các biện

pháp ngăn chặn của Tòa án.

Đối với trường hợp xét phê chuẩn việc bắt người bị giữ trong trường

hợp khan cấp quy định tại Điều 110 BLTTHS năm 2015, trong thời hạn 12giờ ké từ khi nhận được hồ so đề nghị xét phê chuẩn lệnh bắt người bị giữtrong trường hợp khẩn cấp, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặcquyết định không phê chuẩn Trường hợp Viện kiểm sát quyết định không phêchuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì người đã ra lệnh

giữ người trong trường hợp khan cấp, Co quan điều tra đã nhận người bị giữ

trong trường hợp khan cấp phải trả tự do ngay cho người bị giữ Trường hop

cần thiết, Kiểm sát viên phải trực tiếp gặp, hỏi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp trước khi xem xét, quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp Như vậy, Viện kiểm

sát có vai trò kiểm sát chặt chẽ các căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn nàynhằm bảo đảm việc áp dụng là chính xác, tránh việc lạm dụng quyền hạn, bảođảm các quyên và lợi ích của người bị bắt

Đối với trường hợp kiểm sát việc tạm giữ, khi nhận được quyết định

tạm giữ, gia hạn tạm giữ của Cơ quan điều tra, Kiểm sát viên tiến hành kiểm tra ngay tính có căn cứ và hợp pháp của việc tạm giữ, gia hạn tạm giữ Nếu thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định huỷ bỏ quyết định tạm giữ hoặc trực tiếp ra quyết định

huỷ bỏ quyết định tạm giữ và yêu cầu Cơ quan điều tra trả tự do ngay cho

người bị tạm giữ Nêu xét thây việc gia hạn tạm giữ không có căn cứ hoặc

29

Trang 37

không cần thiết thì ra quyết định không phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ

và yêu cầu người đã ra quyết định tạm giữ trả tự do ngay cho người bị tạmgiữ Nếu thấy việc gia hạn tạm giữ có căn cứ và cần thiết thì ra quyết định phêchuẩn quyết định gia hạn tạm giữ

Đối với trường hợp bắt bị can để tạm giam, VKS phải nghiên cứu, nếu

thấy việc bắt tạm giam của Cơ quan điều tra là có căn cứ và cần thiết thì Viện

kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt, tạm giam; nếu trong trường hợp không có căn cứ

hoặc thiếu căn cứ thì Viện kiểm sát không phê chuẩn, trong trường hợp này,

Viện kiểm sát phải nêu rõ lý do trong quyết định không phê chuẩn Trongtrường hợp thấy thiếu căn cứ thì Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra tiếptục xác minh, bổ sung chứng cứ dé Viện kiểm sát tiếp tục xem xét việc có phêchuẩn hay không Bắt bị can, bị cáo để tạm giam có ảnh hưởng trực tiếp đến

quyền con người, quyền tự do dân chủ của công dân Luật quy định việc phê chuẩn của Viện kiểm sát cùng cấp nhằm bảo đảm cho việc bắt người đúng pháp luật và chỉ bắt những người thực sự cần phải bắt để ngăn chặn tội phạm hoặc dé phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.

Như vậy, việc kiểm sát việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn

chặn nhằm bảo đảm cho việc áp dụng đúng pháp luật, mọi hoạt động xâmphạm đến các quyền của con người không bị pháp luật tước bỏ đều phải được

phát hiện và xử ly kip thời.

Đảm bảo quyền của bị cáo trong hoạt động thực hành quyền công to

và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử các vụ án hình sự

Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử, Viện kiểm sát cónhững nhiệm vụ quyền hạn sau: Công bố cáo trạng hoặc quyết định truy tố

theo thủ tục rút gọn, quyết định khác về việc buộc tội đối với bị cáo tại phiên

tòa Xét hỏi, luận tội, tranh luận, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án

tại phiên tòa Kháng nghị bản án, quyết định của tòa án trong trường hợp phát

30

Trang 38

hiện oan sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội Viện kiểm sát bảo vệ quyền conngười thông qua hoạt động truy tố, buộc tội người phạm tội, để Tòa án xét xử,kết tội, quyết định hình phạt Bằng cách đó góp phần phòng ngừa tội phạm vàkhôi phục các quyền và lợi ich của người bị hại, người có quyền, lợi ích có

liên quan bị kẻ phạm tội xâm phạm.

Bảo đảm quyền con người bằng hoạt động kiểm sát xét xử vụ án hình

sự nhằm bảo đảm việc tuân theo pháp luật của Tòa án, hội đồng Xét xử, người tham gia tố tụng Kiểm sát xét xử vừa bảo đảm cho pháp luật đúng, thống

nhất, nghiêm minh vừa kịp thời ngăn chặn được vi phạm pháp luật ảnh hưởngđến quyền con người Mỗi quyết định của Tòa án đều có tác động rất lớn đếnquyền của con người như quyền sống, quyền tự do và sự tác động của mỗiquyết định của Tòa án không chi tác động đến những người tham gia tô tung

mà tác động đến toàn xã hội.

Kiểm sát xét xử là hoạt động kiểm sát hành vi và quyết định tố tụng khi

áp dụng pháp luật có đúng pháp luật hay không? hoạt động kiểm sát phải tuân thủ pháp luật chặt chẽ các quy định của pháp luật dé kịp thời phát hiện, ngăn

ngừa vi phạm pháp luật trong xét xử, góp phần vào việc nhằm đảm bảo côngtác xét xử của Tòa án có căn cứ và hợp pháp Có thé thấy rang dé bảo đảmquyên con người, Tòa án phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật, việc điềutra xét hỏi tại phiên toà, việc ra các bản án, quyết định Viện kiểm sát phảithực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình mới bảo đảm việc xét xử vụ án

hình sự có căn cứ và hợp pháp, đồng thời hạn chế được lạm dụng quyên lực

và vi phạm quyền con người trong xét xử hình sự.

1.3.3 Đảm bảo các điều kiện để Viện kiểm sát thi hành được vai trò bảo vệ quyền của bị cáo trong xét xứ vụ an hình sự

Đây mạnh yêu cầu bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong hoạt động tư pháp là chủ trương nhất quán của Việt Nam Trong hoạt động tư

31

Trang 39

pháp, Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị cũng nhắn mạnh chủ trương tôn trọng và bảo vệ quyền con người Đối với Viện kiểm sát, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị đề ra yêu cầu Viện kiểm sát

các cấp chịu trách nhiệm về những oan sai trong bat, tam giữ, tam giam thuộcthâm quyền phê chuẩn của mình Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận giá trị của

quyền con người, quyền công dân (khoản 1 Điều 14) trong hoạt động tố tụng hình sự: “Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của VKSND, trừ trường hợp phạm tội quả tang Việc bắt, giam, giữ người do luật định” (khoản 2 Điều 20) Như vậy, VKSND

không những là cơ quan thực hiện chức năng buộc tội mà còn có trách nhiệm,

nhiệm vụ quan trọng trong bảo vệ quyền con người, quyền công dân tronghoạt động tư pháp nói chung và hoạt động tố tụng nói riêng Thông qua việcthực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, VKSND có trách nhiệm pháthiện và xử lý hoặc yêu cầu xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trong hoạt động

tư pháp làm xâm hại đến quyền con người, quyền công dân Do vậy, đảm bảo

các điều kiện dé Viện kiểm sát thi hành được vai trò bảo vệ quyền của bị cáo trong xét xử vụ án hình sự sẽ quyết định hiệu quả của việc bảo vệ quyền con người của bị cáo từ phía Viện kiểm sát Cụ thé:

Đảm bảo Viện Kiểm sát được trao các quyền han can thiết

Đảm bảo về phương thức kiểm sát hoạt động tr pháp: Công tác kiêm sát trong từng khâu công tác, từng lĩnh vực cần phải được xác định rõ các phương thức, cách thức thực hiện Theo đó, cần đảm bảo hoạt động kiểm sát

phải được tiến hành hết sức chặt chẽ, đúng quy trình; cần bồ sung quy định áp

dụng các phương pháp trực tiếp kiểm sát, tham gia phiên tòa, phiên họp, trực tiếp tham gia vào hoạt động tư pháp khác trong các công tác kiểm sát, để tăng cường phát hiện vi phạm trong các hoạt động Bên cạnh đó, cần quy định cụ

32

Trang 40

thê về căn cứ, điều kiện áp dụng phương thức kiểm sát trực tiếp hoặc kiểm sát qua bản án, quyết định.

Đảm bảo về phạm vi, đối tượng kiểm sát hoạt động tư pháp: Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp có đối tượng và phạm vi rất rộng, do vậy, công tác kiểm sát hoạt động tư pháp cần thực hiện nghiêm túc, góp phần đảm bảo hoạt

động tư pháp tuân thủ đúng quy định pháp luật Trong xu thế hiện nay nên mởrộng đối tượng và phạm vi trong quyết định kiểm sát việc tuân theo pháp luật

cua cơ quan, tô chức, cá nhân có liên quan như cơ quan, tố chức thực hiện chức năng bé trợ tư pháp: Công chứng, giám định, định giá, thừa phát lại, tô chức đấu giá tài sản thi hành án trong trường hợp VKSND nhận thấy có dấu hiệu vi phạm.

Đảm bảo về nội dung chức năng kiểm sát hoạt động tu pháp: Cần bỗ

sung, quy định rõ ràng, đầy đủ và cụ thể quyền hạn và trách nhiệm củaVKSND khi kiểm sát hoạt động tư pháp trong từng lĩnh vực, đặc biệt là trongcác lĩnh vực kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính; kiểm sátthi hành án và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhằm bảo đảm

VKSND có đủ điều kiện tiễn hành hoạt động kiêm sát và kết quả kiểm sát phản ánh đúng thực trạng của hoạt động tư pháp, tránh hình thức Đồng thời, quy

định chặt chẽ căn cứ, điều kiện, thâm quyền, trình tự, thủ tục và quy định thời

gian hợp lý dé VKSND thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn của mình

Đảm bảo các kiến nghị yêu cầu của Viện kiểm sát được toà án tôn trọng

Đối với các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị của VKSND khikiểm sát hoạt động tư pháp: Cần quy định chặt chẽ và có phân biệt các trường

hợp, căn cứ, điều kiện, thấm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện quyền kháng

nghị, kiến nghị, yêu cầu trong từng lĩnh vực công tác dé thực hiện thống nhất.Quy định cụ thé hơn về nội dung và hình thức kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu

đê bảo đảm việc thực hiện các quyên này có căn cứ, đúng pháp luật, được

33

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w