Kinh Tế - Quản Lý - Kỹ thuật - Giáo Dục - Education VIỆN KIẾM SÁT NHÂN DÂN TRONG NHÁ Ntróc PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHÚ NGHĨA VIỆT NAM CHỨC NẰNG KIỂM SÁT VIỆC TẠM GIỮ, TẠM GIAM VÀ THI HÀNH ÁN HÌNH sy CÙA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN GIẢI PHÁP, KIÊN NGHỊ HOÀN THIỆN LƯƠNG MINH THỐNG BÙI THỊ TỦ OANH Vụ trưởng Vụ kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự (Vụ 8), Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trưởng phòng, Vụ kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự (Vụ 8), Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Công tác kiếm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân là một trong những công tác quan trọng, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, bài viết đưa ra các giải pháp, kiến nghị cần thực hiện đồng bộ để nâng cao hiệu quả công tác này trong thòi gian tới. Từ khóa: Công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự; kiểm sát thi hành biện pháp tư pháp. Nhận bài: 28122021; biên tập xong: 0812022; duyệt bài: 1512022. Hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự (THAHS) của Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) là phải bảo đảm kiểm sát chặt chẽ các thủ tục, hồ sơ tạm giữ, tạm giam; việc phân loại giam, giữ, quản lý, giáo dục người chấp hành án phạt tù, kiểm sát định kỳ và đột xuất các nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam, cơ quan THAHS hai cấp nhằm bảo đảm việc thực hiện các chế độ đối với người bị giam, giữ theo đúng quy định của pháp luật; quyết định trả tự do ngay cho người bị tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù khi xác định họ bị giam giữ không có căn cứ và trái pháp luật; đồng thời đề nghị đưa ra khỏi danh sách các trường hợp chưa đủ điều kiện xét giảm thời hạn Tạp chí SÓ102022 KIEM SÁT 9 VIỆN KIỀM SÁT NHÂN DÂN TRONG NHÀ Nươc PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHÚ NGHĨA VIỆT NAM chấp hành án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện. Theo báo cáo tổng kết công tác năm (2003 đến 2013) của Vụ 8, công tác kiểm sát tạm giữ, tạm giam đã góp phần chấm dứt trường hợp bắt giữ không đúng pháp luật, hạn chế việc lạm dụng bắt khẩn cấp; tỉ lệ khởi tố trong việc bắt tạm giữ ngày càng tăng cao1; việc trốn khỏi nơi giam đã giảm nhiều so với những năm trước đây12; công tác kiểm sát THAHS tại cộng đồng từng bước đi vào nề nếp, đạt nhiều kết quả trong thực hiện nhiệm vụ kiểm sát thi hành án treo, cải tạo không giam giữ, cấm đi khỏi nơi cư trú,... thi hành việc hoãn, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện. 1. Năm 2003 đạt 90,66; năm 2004 đạt 91,7; năm 2005 đạt 95,07; năm 2006 đạt 95,43; năm 2007 đạt 95,77; năm 2008 và 2009 đạt 95,3; năm 2010 đạt 96,3; năm 2011 đạt 92,65; năm 2012 đạt 96,4; năm 2013 đạt 97,3. 2. Năm 2009 có 129 trường hợp trốn khỏi nơi giam giữ, năm 2010 có 85 trường hợp; năm 2011 có 67 trường hợp; năm 2012 có 79 trường hợp và năm 2013 có 40 trường hợp trốn. 1. Một số hạn chế, bất cập Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn tồn tại một số hạn chế bất cập sau: Thứ nhất, Bộ luật Hình sự (BLHS) và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2021 (gọi tắt là BLTTHS năm 2015), Luật THAHS năm 2019 có hiệu lực nhưng chậm ban hành văn bản hướng dẫn nên việc áp dụng pháp luật của Viện kiểm sát các cấp còn nhiều lúng túng; cá biệt có một số văn bản quy phạm pháp luật chưa có sự thống nhất trong nhận thức và tổ chức thực hiện giữa các ngành Công an, Tòa án, Viện kiểm sát, dần đến quá trình kiểm sát còn gặp nhiều vướng mắc (như: Xác định “phạm tội lần đầu” trong xét tha tù trước thời hạn có điều kiện hoặc xác định bồi thường một phần nghĩa vụ dân sự trong xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù,...); Quy chế nghiệp vụ công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và THAHS và biểu mẫu tố tụng chậm được sửa đối để đáp ứng yêu cầu và quy định mới của pháp luật,... Thứ hai, một số nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định của Luật THAHS năm 2019 (Điều 134) về kiểm sát thi hành biện pháp tư pháp thực tế thời gian qua chưa được quan tâm triển khai tổ chức thực hiện; chưa theo dõi, quản lý và nắm được tình hình, số liệu và việc tổ chức triển khai thi hành biện pháp tư pháp của cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng và ủy ban nhân dân cấp xã trong việc giáo dục người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp tư pháp. Đối với 03 loại đối tượng (bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng hoặc thi hành biện pháp tư pháp tại xã, phường) theo quy định của Luật THAHS năm 2010 đến nay đã được điều chỉnh thu gọn thành 02 đối tượng thi hành biện pháp tư pháp là: Người có quyết định bắt buộc chữa bệnh và có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định của BLHS năm 2015 và Luật THAHS năm 2019. Thực tiễn thi hành biện pháp tư pháp cho thấy còn nhiều lồ hổng trong quy định Tạp chí KIỂM SÁ I Sô 10202210 VIỆN KIỂM SÁT NHÃN DÃN TRONG NHÀ Nước PHÁP QUYỂN XÃ HỘI CHÙ NGHĨA VIỆT NAM của pháp về áp dụng, thi hành biện pháp tư pháp nhất là đối với các trường hợp bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh tại cơ sở y tế là Bệnh viện tâm thần trong giai đoạn thi hành án phạt tù. Hiện nay, quy định kiểm sát tuân theo pháp luật trong thi hành biện pháp tư pháp chưa được quy định trong Luật tổ chức VKSND năm 2014 (mà chỉ được hiểu là thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định điểm e khoản 3 tại Điều 4 và điểm h khoản 2 Điều 25 Luật này). Kiểm sát tuân theo pháp luật trong thi hành biện pháp tư pháp mặc dù được quy định tại Điều 35 Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, THAHS (ban hành kèm theo Quyết định số 501QĐ-VKSTC ngày 12122017 của Viện trưởng VKSND tối cao) song mới chỉ dừng lại ở quy định chung, mà chưa quy định cụ thể về quy trình kiểm sát, phạm vi, đối tượng kiểm sát, nội dung, phương thức kiểm sát thi hành biện pháp tư pháp, dẫn đến sau khi phát hiện người bị áp dụng biện pháp bắt buộc trốn khỏi cơ sở chữa bệnh, ra ngoài xã hội tiếp tục phạm tội đặc biệt nghiêm trọng bị bắt quả tang và bị tạm giam thì việc tổ chức triển khai kiểm sát trong thi hành biện pháp tư pháp còn lúng túng và gặp khó khăn. Thứ ba, chế độ thông tin, báo cáo đôi lúc còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu công tác như báo cáo về các vụ việc nghiêm trọng (trốn, tự sát chết, phạm tội mới,...) nên ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo cơ quan chức năng các cấp. 2. Giải pháp hoàn thiện chức năng kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự trong thời gian tới Đê bảo đảm kiêm sát các hoạt động tư pháp trong việc tạm giữ, tạm giam và THAHS của VKSND đạt hiệu lực, hiệu quả cao hơn trong thời gian tới, nhất là giai đoạn 2021 - 2030, cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp sau: Một là, tiếp tục quán triệt, nắm vững quan điểm sự lãnh đạo của Đảng. Đây là nguyên tắc quan trọng hàng đầu để đảm bảo cho công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và THAHS hoạt động có hiệu quả. Hai là, nắm vững và thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong công tác kiểm sát tạm giữ, tạm giam và THAHS. Luật tổ chức VKSND đã qua 06 lần sửa đổi, bổ sung, trong đó, các quy định liên quan đến công tác kiểm sát giam giữ, cải tạo (trước đây) và nay là công tác kiểm sát tạm giữ, tạm giam và THAHS ngày càng được xác định rõ, cụ thể hơn về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền. Nắm vừng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát theo quy định cúa pháp luật về khâu công tác này thì mới đề ra được chương trình, kế hoạch phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của ngành, tạo tiền đề cho hoạt động kiểm sát đạt hiệu quả cao, góp phần quan trọng vào việc bảo đảm các quyền không bị pháp luật tước bỏ của người bị tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án được tôn trọng, pháp chế được giữ vững. Ba là, thường xuyên kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm sát tạm giữ, tạm giam và Tạp chí Số 102022 VkIẾM sát 11 VIỆN KIẾM SÁT NHÂN DÂN TRONG NHÀ NUÓC PHÁP QUYỂN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THAHS có trình độ chuyên môn giỏi, phẩm chất đạo đức tốt. Đây là yếu tố cơ bản, quyết định việc hoàn thành nhiệm vụ. Luật tổ chức VKSND năm 2014 xác định tiêu chuẩn Kiểm sát viên phải có trình độ cử nhân Luật, chứng chỉ nghiệp vụ kiểm sát, trúng tuyển kỳ thi Kiểm sát viên các ngạch... Quy định trên nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngành và yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp hiện nay. Để xây dựng được đội ngũ cán bộ theo yêu cầu trên, cần phải xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dài hạn và ngắn hạn với cơ cấu hàm lượng kiến thức pháp lý, nghiệp vụ sát hợp với yêu cầu hoàn thiện trình độ cán bộ, đảm bảo cân đối giữa lý thuyết và thực hành; đặc biệt chú ý đến các thao tác nghiệp vụ cụ thể để phù hợp với trình độ cán bộ và thời gian đào tạo. Ngoài ra, mồi cán bộ cần tự nghiên cứu học tập, thường xuyên nghiên cứu các văn bản pháp luật mới ban hành, tổng kết đúc rút kinh nghiệm, tích cực học hỏi đồng nghiệp để nâng cao trình độ. Viện kiểm sát các cấp phải quan tâm đến công tác phổ biến văn bản pháp luật mới, chủ ý đến công tác hướng dẫn, bồi dưỡng phương pháp, kỹ năng kiểm sát tạm giữ, tạm giam và THAHS, kinh nghiệm nghiệp vụ, tạo điều kiện để cán bộ được học tập, nâng cao trình độ. Bổn là, đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn. Hoạt động này giúp cho cán bộ làm công tác kiểm sát tạm giữ, tạm giam và THAHS hệ thống được toàn bộ các quy định, quy trình của công việc và học tập trau dồi được những kinh nghiệm, những thao tác nghiệp vụ cụ thể, từ đó nâng cao được năng lực nghiệp vụ cho cán bộ. Trong những năm gần đây, VKSND tối cao (Vụ 8) đã nhiều lần tham mưu sửa đổi, ban hành quy chế nghiệp vụ; ban hành quy chế phối hợp công tác với cơ quan hữu quan; nghiên cứu, xây dựng và bảo vệ thành công xuất sắc nhiều đề án, đề tài khoa học cấp bộ về lĩnh vực công tác kiểm sát, được ứng dụng trong thực tiễn công tác nghiệp vụ. Các đề tài khoa học của đơn vị đã đánh giá được tình hình, thực trạng, chỉ ra nguyên nhân ưu điểm, hạn chế, những bài học kinh nghiệm, hệ thống những nhóm ...
Trang 1VIỆN KIẾM SÁT NHÂN DÂN TRONG NHÁ Ntróc PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHÚ NGHĨA VIỆT NAM
CHỨC NẰNG KIỂM SÁT VIỆC TẠM GIỮ, TẠM GIAM
VÀ THI HÀNH ÁN HÌNH sy CÙA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
GIẢI PHÁP, KIÊN NGHỊ HOÀN THIỆN
LƯƠNG MINH THỐNG * BÙI THỊ TỦ OANH **
*Vụ trưởng Vụ kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự (Vụ 8), Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Trưởng phòng, Vụ kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự (Vụ 8), Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Công tác kiếm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự
của Viện kiểm sát nhân dân là một trong những công tác quan trọng,
góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân Trên cơ sở đánh
giá thực trạng, bài viết đưa ra các giải pháp, kiến nghị cần thực hiện
đồng bộ để nâng cao hiệu quả công tác này trong thòi gian tới.
Từ khóa: Công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình
sự; kiểm sát thi hành biện pháp tư pháp.
Nhận bài: 28/12/2021; biên tập xong: 08/1/2022; duyệt bài: 15/1/2022.
Hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án
hình sự (THAHS) của Viện
kiểm sát nhân dân (VKSND) là phải bảo
đảm kiểm sát chặt chẽ các thủ tục, hồ sơ
tạm giữ, tạm giam; việc phân loại giam,
giữ, quản lý, giáo dục người chấp hành án
phạt tù, kiểm sát định kỳ và đột xuất các
nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam, cơ
quan THAHS hai cấp nhằm bảo đảm việc
thực hiện các chế độ đối với người bị
giam, giữ theo đúng quy định của pháp
luật; quyết định trả tự do ngay cho người
bị tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù khi xác định họ bị giam giữ không
có căn cứ và trái pháp luật; đồng thời đề nghị đưa ra khỏi danh sách các trường hợp chưa đủ điều kiện xét giảm thời hạn
Tạp chí SÓ10/2022 KIEM SÁT 9
Trang 2VIỆN KIỀM SÁT NHÂN DÂN TRONG NHÀ Nươc PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHÚ NGHĨA VIỆT NAM
chấp hành án phạt tù, tha tù trước thời
hạn có điều kiện Theo báo cáo tổng kết
công tác năm (2003 đến 2013) của Vụ 8,
công tác kiểm sát tạm giữ, tạm giam đã
góp phần chấm dứt trường hợp bắt giữ
không đúng pháp luật, hạn chế việc lạm
dụng bắt khẩn cấp; tỉ lệ khởi tố trong việc
bắt tạm giữ ngày càng tăng cao1; việc trốn
khỏi nơi giam đã giảm nhiều so với
những năm trước đây12; công tác kiểm sát
THAHS tại cộng đồng từng bước đi vào
nề nếp, đạt nhiều kết quả trong thực hiện
nhiệm vụ kiểm sát thi hành án treo, cải
tạo không giam giữ, cấm đi khỏi nơi cư
trú, thi hành việc hoãn, tạm đình chỉ thi
hành án phạt tù, tha tù trước thời hạn có
điều kiện
1 Năm 2003 đạt 90,66%; năm 2004 đạt 91,7%; năm
2005 đạt 95,07%; năm 2006 đạt 95,43%; năm 2007 đạt
95,77%; năm 2008 và 2009 đạt 95,3%; năm 2010 đạt
96,3%; năm 2011 đạt 92,65%; năm 2012 đạt 96,4%; năm
2013 đạt 97,3%.
2 Năm 2009 có 129 trường hợp trốn khỏi nơi giam
giữ, năm 2010 có 85 trường hợp; năm 2011 có 67 trường
hợp; năm 2012 có 79 trường hợp và năm 2013 có 40
trường hợp trốn.
1 Một số hạn chế, bất cập
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn
còn tồn tại một số hạn chế bất cập sau:
Thứ nhất, Bộ luật Hình sự (BLHS) và
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, sửa
đổi, bổ sung năm 2021 (gọi tắt là
BLTTHS năm 2015), Luật THAHS năm
2019 có hiệu lực nhưng chậm ban hành
văn bản hướng dẫn nên việc áp dụng pháp
luật của Viện kiểm sát các cấp còn nhiều
lúng túng; cá biệt có một số văn bản quy
phạm pháp luật chưa có sự thống nhất
trong nhận thức và tổ chức thực hiện giữa các ngành Công an, Tòa án, Viện kiểm sát, dần đến quá trình kiểm sát còn gặp nhiều vướng mắc (như: Xác định “phạm tội lần đầu” trong xét tha tù trước thời hạn có điều kiện hoặc xác định bồi thường một phần nghĩa vụ dân sự trong xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, ); Quy chế nghiệp vụ công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và THAHS và biểu mẫu tố tụng chậm được sửa đối để đáp ứng yêu cầu và quy định mới của pháp luật,
Thứ hai, một số nhiệm vụ, quyền hạn
được giao theo quy định của Luật THAHS năm 2019 (Điều 134) về kiểm sát thi hành biện pháp tư pháp thực tế thời gian qua chưa được quan tâm triển khai tổ chức thực hiện; chưa theo dõi, quản lý và nắm được tình hình, số liệu và việc tổ chức triển khai thi hành biện pháp tư pháp của cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng và ủy ban nhân dân cấp xã trong việc giáo dục người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp tư pháp Đối với 03 loại đối tượng (bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng hoặc thi hành biện pháp tư pháp tại xã, phường) theo quy định của Luật THAHS năm 2010 đến nay đã được điều chỉnh thu gọn thành 02 đối tượng thi hành biện pháp tư pháp là: Người có quyết định bắt buộc chữa bệnh và có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định của BLHS năm 2015 và Luật THAHS năm 2019
Thực tiễn thi hành biện pháp tư pháp cho thấy còn nhiều lồ hổng trong quy định
Tạp chí
KIỂM SÁ I Sô 10/2022
10
Trang 3VIỆN KIỂM SÁT NHÃN DÃN TRONG NHÀ Nước PHÁP QUYỂN XÃ HỘI CHÙ NGHĨA VIỆT NAM
của pháp về áp dụng, thi hành biện pháp
tư pháp nhất là đối với các trường hợp bị
áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh tại
cơ sở y tế là Bệnh viện tâm thần trong giai
đoạn thi hành án phạt tù Hiện nay, quy
định kiểm sát tuân theo pháp luật trong thi
hành biện pháp tư pháp chưa được quy
định trong Luật tổ chức VKSND năm
2014 (mà chỉ được hiểu là thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định
điểm e khoản 3 tại Điều 4 và điểm h
khoản 2 Điều 25 Luật này) Kiểm sát tuân
theo pháp luật trong thi hành biện pháp tư
pháp mặc dù được quy định tại Điều 35
Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ,
tạm giam, THAHS (ban hành kèm theo
Quyết định số 501/QĐ-VKSTC ngày
12/12/2017 của Viện trưởng VKSND tối
cao) song mới chỉ dừng lại ở quy định
chung, mà chưa quy định cụ thể về quy
trình kiểm sát, phạm vi, đối tượng kiểm
sát, nội dung, phương thức kiểm sát thi
hành biện pháp tư pháp, dẫn đến sau khi
phát hiện người bị áp dụng biện pháp bắt
buộc trốn khỏi cơ sở chữa bệnh, ra ngoài
xã hội tiếp tục phạm tội đặc biệt nghiêm
trọng bị bắt quả tang và bị tạm giam thì
việc tổ chức triển khai kiểm sát trong thi
hành biện pháp tư pháp còn lúng túng và
gặp khó khăn
Thứ ba, chế độ thông tin, báo cáo đôi
lúc còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu
công tác như báo cáo về các vụ việc
nghiêm trọng (trốn, tự sát chết, phạm tội
mới, ) nên ảnh hưởng đến công tác chỉ
đạo, điều hành của lãnh đạo cơ quan chức
năng các cấp
2 Giải pháp hoàn thiện chức năng kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự trong thời gian tới
Đê bảo đảm kiêm sát các hoạt động tư pháp trong việc tạm giữ, tạm giam và THAHS của VKSND đạt hiệu lực, hiệu quả cao hơn trong thời gian tới, nhất là giai đoạn 2021 - 2030, cần thực hiện đồng
bộ các nhóm giải pháp sau:
Một là, tiếp tục quán triệt, nắm vững
quan điểm sự lãnh đạo của Đảng Đây là nguyên tắc quan trọng hàng đầu để đảm bảo cho công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và THAHS hoạt động có hiệu quả
Hai là, nắm vững và thực hiện tốt chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong công tác kiểm sát tạm giữ, tạm giam
và THAHS
Luật tổ chức VKSND đã qua 06 lần sửa đổi, bổ sung, trong đó, các quy định liên quan đến công tác kiểm sát giam giữ, cải tạo (trước đây) và nay là công tác kiểm sát tạm giữ, tạm giam và THAHS ngày càng được xác định rõ, cụ thể hơn về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền Nắm vừng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát theo quy định cúa pháp luật về khâu công tác này thì mới đề ra được chương trình, kế hoạch phù hợp với yêu cầu nhiệm
vụ của ngành, tạo tiền đề cho hoạt động kiểm sát đạt hiệu quả cao, góp phần quan trọng vào việc bảo đảm các quyền không bị pháp luật tước bỏ của người bị tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án được tôn trọng, pháp chế được giữ vững
Ba là, thường xuyên kiện toàn tổ chức
bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm sát tạm giữ, tạm giam và
Tạp chí
Số 10/2022 VkIẾMsát 11
Trang 4VIỆN KIẾM SÁT NHÂN DÂN TRONG NHÀ NUÓC PHÁP QUYỂN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THAHS có trình độ chuyên môn giỏi,
phẩm chất đạo đức tốt Đây là yếu tố cơ
bản, quyết định việc hoàn thành nhiệm vụ
Luật tổ chức VKSND năm 2014 xác
định tiêu chuẩn Kiểm sát viên phải có
trình độ cử nhân Luật, chứng chỉ nghiệp
vụ kiểm sát, trúng tuyển kỳ thi Kiểm sát
viên các ngạch Quy định trên nhằm xây
dựng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên vững
vàng về chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ của ngành và yêu cầu
của công cuộc cải cách tư pháp hiện nay
Để xây dựng được đội ngũ cán bộ theo
yêu cầu trên, cần phải xây dựng kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dài hạn và ngắn
hạn với cơ cấu hàm lượng kiến thức pháp
lý, nghiệp vụ sát hợp với yêu cầu hoàn
thiện trình độ cán bộ, đảm bảo cân đối
giữa lý thuyết và thực hành; đặc biệt chú
ý đến các thao tác nghiệp vụ cụ thể để phù
hợp với trình độ cán bộ và thời gian đào
tạo Ngoài ra, mồi cán bộ cần tự nghiên
cứu học tập, thường xuyên nghiên cứu các
văn bản pháp luật mới ban hành, tổng kết
đúc rút kinh nghiệm, tích cực học hỏi
đồng nghiệp để nâng cao trình độ Viện
kiểm sát các cấp phải quan tâm đến công
tác phổ biến văn bản pháp luật mới, chủ ý
đến công tác hướng dẫn, bồi dưỡng
phương pháp, kỹ năng kiểm sát tạm giữ,
tạm giam và THAHS, kinh nghiệm nghiệp
vụ, tạo điều kiện để cán bộ được học tập,
nâng cao trình độ
Bổn là, đẩy mạnh nghiên cứu lý luận,
tổng kết thực tiễn Hoạt động này giúp
cho cán bộ làm công tác kiểm sát tạm giữ,
tạm giam và THAHS hệ thống được toàn
bộ các quy định, quy trình của công việc
và học tập trau dồi được những kinh nghiệm, những thao tác nghiệp vụ cụ thể,
từ đó nâng cao được năng lực nghiệp vụ cho cán bộ
Trong những năm gần đây, VKSND tối cao (Vụ 8) đã nhiều lần tham mưu sửa đổi, ban hành quy chế nghiệp vụ; ban hành quy chế phối hợp công tác với cơ quan hữu quan; nghiên cứu, xây dựng và bảo vệ thành công xuất sắc nhiều đề án, đề tài khoa học cấp bộ về lĩnh vực công tác kiểm sát, được ứng dụng trong thực tiễn công tác nghiệp vụ Các đề tài khoa học của đơn vị đã đánh giá được tình hình, thực trạng, chỉ ra nguyên nhân ưu điểm, hạn chế, những bài học kinh nghiệm, hệ thống những nhóm giải pháp và kiến nghị, từ đó ứng dụng vào thực tế công tác; góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng
và hiệu quả của công tác kiểm sát tạm giữ, tạm giam và THAHS
Năm là, tăng cường quan hệ phối hợp
giữa các đơn vị trong ngành Kiểm sát nhân dân, giữa VKSND với các cơ quan hữu quan
Thường xuyên phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng, trao đổi kịp thời những thông tin và hướng dẫn nghiệp vụ, những vi phạm, tội phạm và biện pháp pháp luật đã áp dụng có liên quan đến việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù để phòng ngừa
và loại trừ vi phạm pháp luật
Sáu là, đổi mới tổ chức bộ máy và hoạt
động trong công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và THAHS
Hiện nay, nhiều tỉnh, thành phố đã sáp nhập 02 phòng nghiệp vụ (Phòng 8,
Tạp chí
KIỀM SÁT Số 10/2022
12
Trang 5VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG NHÀ NUÓC PHÁP QUYỂN XÃ HỔI CHÚ NGHĨA VIỆT NAM
Phòng 11) thành 01 phòng nghiệp vụ thực
hiện nhiệm vụ kiểm sát tạm giữ, tạm
giam, THAHS và thi hành án dân sự Tuy
nhiên, theo chúng tôi vấn đề này cần phải
tổng kết thực tiễn để đánh giá về hiệu lực,
hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ kiểm
sát ở địa phương và tính đồng bộ ở Trung
ương Tuy nhiên, về góc độ nghiên cứu
chúng tôi thấy rằng:
Việc đổi mới tổ chức bộ máy của công
tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và
THAHS phải đảm bảo đúng quan điểm
của Đảng đó là: Đổi mới phải nhằm nâng
cao hiệu lực, hiệu quả của khâu công tác,
phải đảm bảo tính kế thừa truyền thống,
kinh nghiệm; phải có bước đi thận trọng,
vững chắc, tránh gây xáo trộn cho hoạt
động công tác kiểm sát; bảo đảm tính liên
tục, hiệu quả của công cuộc đấu tranh
phòng, chống vi phạm và tội phạm
Công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm
giam và THAHS thực chất là một khâu
khép kín, liên hoàn, có quan hệ chặt chẽ
với nhau Thời gian tạm giữ được tính vào
thời gian tạm giam; thời gian tạm giữ, thời
gian tạm giam được tính vào thời gian
chấp hành hình phạt tù Những bản án bị
kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
hoặc tái thẩm, sau khi Hội đồng xét xử
giám đốc thẩm, hoặc tái thẩm, hủy bản án
để điều tra, xét xừ lại thì người chấp hành
hình phạt tù lại có thể là đối tượng bị tạm
giữ, tạm giam Dù là người bị tạm giữ,
người bị tạm giam hay người chấp hành
án phạt tù đều là người tạm thời phải cách
ly với xã hội và được giam giữ trong nhà
tạm giữ, trại tạm giam, trại giam do ngành
Công an quản lý Nếu “cắt khúc” ra để
kiêm sát thì hiệu quả của công tác kiêm sát sẽ không cao, vì công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và THAHS là khâu công tác liên hoàn theo dõi có hệ thống, chính điều đó mới đảm bảo được tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người bị tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án hình sự và các quyền khác của họ không bị pháp luật tước bỏ được tôn trọng
Bộ Công an đã thành lập Cục CIO và Cục Cll, phù hợp với công tác kiểm sát của Vụ 8, đó là mối quan hệ đã trải qua 60 năm hoạt động thực tiễn công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự Đe kế thừa các quy định trước đây và phù hợp với tình hình hiện nay, chúng tôi đề nghị vẫn tổ chức thành hai khâu công tác, nhưng có sự điều chỉnh như sau: Công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và THAHS (phù hợp với Cục CIO, Cll - Bộ Công an); công tác kiểm sát việc thi hành án dân sự (Vụ 11) tương thích với tổ chức của Bộ Tư pháp
Bảy là, đổi mới tổ chức bộ máy trong
khâu công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và THAHS
Công tác tổ chức bộ máy trong khâu công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam
và THAHS trong những năm qua có nhiều chuyển biến nhưng về cơ bản vẫn còn sự mâu thuẫn, bất cập giữa chức năng, nhiệm
vụ với việc xây dựng tổ chức và quản lý; mâu thuẫn giữa cơ chế và lực lượng chưa tương xứng với đòi hỏi của xã hội về công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và THAHS Ngoài ra, thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc áp dụng, thi hành biện pháp
Tạp chí I SõT0Z2022 _KIEM SÁT I 13
Trang 6VIỆN KIẾM SÁT NHÂN DÀN TRONG NHÀ NVÓC PHÁP QUYỂN XÃ HỘI CHÙ NGHĨA VIỆT NAM
tư pháp là nhiệm vụ mới được quy định
trong Luật THAHS, nhưng chưa được quy
định trong Quy chế tổ chức và hoạt động
của Vụ 8 Lãnh đạo VKSND tối cao đã
giao Vụ 8 chủ trì thực hiện nhiệm vụ kiếm
sát trực tiếp thi hành biện pháp bắt buộc
chữa bệnh tại các cơ sở điều trị bắt buộc
thuộc Bộ Y tế Như vậy, về mặt tố chức
chưa thể hiện đầy đủ tính hệ thống, tính
toàn diện và đồng bộ, các cấp kiểm sát
chưa đáp ứng kịp thời những yêu cầu đặt
ra Do đó, về tổ chức bộ máy cần phải đổi
mới cho phù hợp với yêu cầu cải cách tư
pháp nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm
vụ của ngành trong thời gian tới
3 Kiến nghị xây dựng, hoàn thiện
hệ thống pháp luật liên quan đến công
tác tạm giữ, tạm giam và thỉ hành án
hình sự trong thời gian tới
Một là, sửa đổi Luật tổ chức VKSND
năm 2014 theo hướng bổ sung thẩm quyền
của VKSND trong kiểm sát thi hành biện
pháp tư pháp (bắt buộc chữa bệnh và đưa
vào trường giáo dưỡng ) theo quy định
của BLHS năm 2015, BLTTHS năm 2015
và Luật THAHS năm 2019
Đối với việc thực hiện các chế định
mới trong BLHS năm 2015 như chế định
pháp nhân thương mại phạm tội; tha tù
trước thời hạn có điều kiện; quy định
giảm mức hình phạt đã tuyên có quy định
trách nhiệm thực hiện một phần nghĩa vụ
bồi thường dân sự, cố ý vi phạm nghĩa vụ
hai lần trong thi hành án treo thì Tòa án
có thể buộc người đó phải chấp hành hình
phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo,
việc lao động công ích tại cộng đồng đối
với hình phạt cải tạo không giam giữ và việc khấu trừ thu nhập khi người bị kết án cải tạo không giam giữ không có việc làm, hoặc một số nội dung còn vướng mắc trong thi hành Luật THAHS năm
2019 như các quy định về xét hoãn chấp hành án phạt tù, về tổng hợp hình phạt, về giám sát đối với người được hưởng án treo, người được hoãn, được tạm đình chỉ, được tha tù về nơi cư trú, trách nhiệm của
ủy ban nhân dân cấp xã trong việc quản
lý các đối tượng này Chúng tôi cho rằng, cần quy định rõ về trình tự, thủ tục các bước tiến hành và được hướng dẫn chi tiết bằng Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và các Thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành Việc tháo gỡ các nội dung nêu trên của Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng là một trong các giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát THAHS đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
Hai là, kiến nghị Tòa án nhân dân tối
cao sớm chủ trì phối hợp với VKSND tối cao, Bộ Tư pháp nghiên cứu ban hành văn bản hướng dẫn, như: (1) Nghị quyết hướng dẫn thi hành Điều 63, Điều 64 BLHS năm 2015 quy định việc “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” trong xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù; (2) Nghị quyết quy định về điều kiện, tiêu chuẩn được miễn, hoãn chấp hành án phạt tù (thay thế Nghị quyết số 01, 02/2007 hướng dẫn thi hành BLHS năm 1999); (3) Nghị quyết quy định về điều kiện, tiêu chuẩn được giảm, tạm đình chỉ
Tạp chí
KIỂM SÁ I Số 10/2022
14
Trang 7VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG NHÀ NHÓC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
chấp hành án phạt tù (thay thế Chương I,
Chương II Thông tư liên tịch số
02/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-
VKSNDTC ngày 15/5/2013/TTLT-BCA-
BQP-BYT-TANDTC-VKSNDTC hướng
dẫn các quy định về giảm thời hạn chấp
hành án phạt tù; thay thế Chương I,
Chương II Thông tư liên tịch số 03/2013
ngày 15/5/2013 hướng dẫn thi hành quy
định về tạm đinh chỉ chấp hành án phạt tù
đối với phạm nhân) Đây là các nội dung
còn nhiều vướng mắc, bất cập cần sớm
được tháo gõ để VKSND các cấp thực
hiện góp phần nâng cao hơn nữa chất
lượng, hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn được giao, đáp ứng yêu cầu cải
cách tư pháp
Ba là, kiến nghị Bộ Công an chủ trì
phối hợp với VKSND tối cao, Tòa án
nhân dân tối cao xây dựng Thông tư liên
tịch hướng dẫn quan hệ phối hợp giữa cơ
sở giam giữ phạm nhân với Cơ quan Tòa
án và Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm
sát quản lý, thi hành án hình sự (thay thế
Thông tư số 02/1989/TT-LN quy định về
quan hệ phôi hợp giữa công tác giam giữ
cải tạo và kiểm sát giam giữ cải tạo) Đe
nghị Bộ Công an tham mưu Chính phủ
chủ trì sửa đổi Nghị định số 64/NĐ-CP
ngày 28/7/2011 của Chính phủ quy định
về thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh,
theo hướng bổ sung Chương “quy định về
chế độ quản lý, điều trị đối tượng bắt buộc
chữa bệnh”, nhằm nâng cao hiệu quả công
tác quản lý đối với người có quyết định
bắt buộc chữa bệnh và triển khai thực hiện
Luật THAHS năm 2019 có hiệu quả
Bổn là, cần sửa đổi, bổ sung Quy chế số
501/QĐ-VKSTC ngày 12/12/2017 của Viện trưởng VKSND tối cao về việc ban hành quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự Mặc dù Quy chế
cơ bản đã khái quát toàn bộ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi, đối tượng, nội dung của công tác kiểm sát tạm giữ, tạm giam và THAHS, tuy nhiên, quá trình thi hành có một số nội dung còn bất cập, vướng mắc, chưa phù hợp với thực tiễn
và quy định mới của pháp luật, đồng thời một số nội dung công tác kiểm sát chưa được quy định cụ thể, chi tiết về đối tượng, phạm vi, thẩm quyền, quy trình kiểm sát (thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh, đưa vào trường giáo dưỡng; thi hành án đối với pháp nhân thương mại phạm tội, trình
tự, thủ tục buộc người bị kết án phạt tù cho hưởng án treo thành án giam khi cố ý vi phạm 02 lần nghĩa vụ, ); việc chỉ đạo nghiên cứu, tổ chức triển khai trực tiếp kiểm sát 01 tháng/01 lần đối với trại giam thuộc
Bộ Công an; phân công cho VKSND Thành phố Hồ Chí Minh kiểm sát hàng tuần, tháng đối với 02 Trại tạm giam TI7, B34 thuộc Bộ Công an đóng tại địa bàn; tiến hành kiểm sát hàng tuần đối với 02 Trại tạm giam thuộc
Bộ Công an (T16, B14) đóng tại thành phố
Hà Nội, phân cấp kiểm sát việc lập hồ sơ đề nghị đặc xá tại các trại giam thuộc Bộ Công
an cho Viện kiểm sát các địa phương nơi có trại giam đóng tại địa bàn Do vậy, cần thiết khẩn trương sửa đổi Quy chế số 501/2017
để bảo đảm tính thống nhất, phù họp với quy định hiện hành của pháp luật của ngành
là hết sức cần thiết □
Tạp chí
số 10/2022\_KIÉM SÁT 15