1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LIÊN NGÀNH TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN: MỘT SỐ VẤN ĐỀ BÀN LUẬN

10 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Kinh Tế - Quản Lý - Khoa học xã hội - Khoa học xã hội LIÊN NGÀNH TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN: MỘT SỐ VẤN ĐỀ BÀN LUẬN ThS.NCS. Lê Nguyễn Lê1 1. GIỚI THIỆU Giữa những năm 2000, trong một buổi bảo vệ khóa luận tốt nghiệp đại học của Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN, một người bạn của tác giả bài viết này đã làm một nghiên cứu về cuộc sống của người nông dân làng Láng trong quá trình đô thị hóa. Làng Láng nơi người dân xưa kia vốn sống chủ yếu bằng cây rau thơm vị ngon nổi tiếng, lúc này đang bị thu hồi đất để xây dựng cơ quan và nhà ở. Kết luận nghiên cứu, bạn sinh viên đưa ra đề nghị, chúng ta cần xây dựng một bảo tàng Húng Láng để lưu giữ kỷ niệm về những cây rau thơm sắp biến mất. Cả hội trường hôm đó cười rộ lên vui vẻ. Khi nhận tờ Phiếu nhận xét, đánh giá công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN) trong lúc phản biện một báo cáo khoa học của sinh viên, câu chuyện năm đó lại thoáng trở về trong tâm trí của chúng tôi. Gần 20 năm đã qua, một số vấn đề mấu chốt trong định vị ngành học trong khoa học xã hội và nhân văn, từ đó hướng dẫn về đối tượng nghiên cứu và phương pháp tiếp cận cho người học ở bậc đại học vẫn tiếp tục cần suy nghĩ. Trong ô đánh giáPhương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận (15100 điểm) của phiếu này có ba mục: Đảm bảo độ tin cậy (5 điểm); Liên ngành (5 điểm); Phương pháp, cách tiếp cận mới (5 điểm). Như vậy hiện nay, tính liên ngành của phương pháp nghiên cứu được xem là một tiêu chuẩn đánh giá nghiên cứu khoa học của sinh viên. Điều để lại suy ngẫm ở đây là các khái niệm như thế dường như chưa thực sự sáng tỏ, khiến cho quá trình đào tạo đôi lúc gặp khó khăn. Hai mươi năm trước, nhiều sinh viên vẫn băn khoăn không biết rồi đây nghiên cứu của mình, nghiên cứu của một ngành khoa học cơ bản, có thể ứng dụng vào điều gì. Hai mươi năm sau, nhiều sinh viên vẫn viết sơ sài trong phần trình bày về phương pháp nghiên cứu rằng “báo cáo này có sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành”, và chỉ dừng lại ở đó, không giải thích gì thêm, vì với đa số người học nhận thức về khái niệm liên ngành vẫn mơ hồ. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 158K YU HI THO KHOA HC: NGHIÊN CU, ÀO TO VIT NAM HC THEO NH HNG LIÊN NGÀNH Trong bài viết này, người viết muốn nhìn lại một số điểm còn bỏ ngỏ xung quanh khái niệm liên ngành và một số khái niệm có liên quan trong khoa học xã hội và nhân văn ở Việt Nam trong chặng đường phát triển kể từ sau Đổi mới. Bài viết ngắn này không có tham vọng giải quyết mọi vấn đề của các khái niệm này. Ở đây chỉ thông qua việc nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của khái niệm liên ngành và một số khái niệm khác như cơ bản và ứng dụng trong nghiên cứu và đào tạo khoa học xã hội và nhân văn, từ đó phân tích những thay đổi trong nội dung và phạm vi của chúng, và những tác động đến người học và người nghiên cứu. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Từ thập niên 1990, cùng với sự ra đời của Khu vực học, khái niệm “liên ngành” xuất hiện và trở thành một hướng tiếp cận ngày càng quan trọng trong khoa học xã hội Việt Nam. Trong bài viết này, người viết sẽ bàn luận về ba khía cạnh của liên ngành là liên kết đối tượng nghiên cứu thuộc các chuyên ngành khác nhau; liên kết các phương pháp nghiên cứu thuộc các chuyên ngành khác nhau; và liên kết các ngành học thuộc các lĩnh vực khác nhau. Trong khi tổng quan các công trình nghiên cứu về liên ngành, người viết nhận thấy rằng phần lớn các nghiên cứu tập trung giải thích liên ngành với ý nghĩa là sự hợp tác giữa các nhà nghiên cứu của các ngành khác nhau trong một dự án, và từ đó dẫn đến sự liên kết đối tượng nghiên cứu thuộc các chuyên ngành khác nhau. Phương pháp nghiên cứu liên ngành mặc dù được nhắc đến khá nhiều nhưng lại ít được giải thích cụ thể về đặc điểm và cách thức liên kết. Việc phân chia các phương pháp nghiên cứu trong khoa học xã hội vào các chuyên ngành đến nay vẫn chưa thực sự rõ ràng, khiến cho khái niệm “phương pháp nghiên cứu liên ngành” vẫn còn nhiều điều bỏ ngỏ. Người viết sẽ thảo luận thêm về vấn đề này trong phần kết quả nghiên cứu. Ở ý nghĩa thứ ba của liên ngành là liên kết các ngành học thuộc các lĩnh vực khác nhau, người viết cũng nhận thấy đến nay vẫn còn thiếu những nghiên cứu đầy đủ về phương thức liên ngành khá mới mẻ và là xu hướng đang phát triển này ở Việt Nam. Như vậy, dù khái niệm “liên ngành” thường xuyên được sử dụng trong ba thập niên qua, nhưng những giải thích về khái niệm này không nhiều và hầu như chỉ được thảo luận rõ ràng trong giai đoạn đầu khi nó mới xuất hiện (Ban Chủ nhiệm Chương trình Khoa học cấp Nhà nước Mã số K.X.09, 2006; Viện Việt Nam học và Phát triển (Đại học Quốc gia Hà Nội) - Khoa Khu vực học (Đại học Quốc gia Tokyo), 2006)). Các thảo luận về liên ngành thường gắn liền không tách rời với các thảo luận về khu vực học và tập trung vào khía cạnh liên kết đối tượng nghiên cứu thuộc các chuyên ngành khác nhau của nó. Trong giai đoạn này, các học giả chia sẻ quan điểm, “Liên ngành là một loại hình hợp tác học thuật trong đó các nhà chuyên môn được lấy từ hai hay nhiều ngành khác nhau, cùng làm việc với nhau 159LIÊN NGÀNH TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN: MỘT SỐ VẤN ĐỀ BÀN LUẬN để đạt đến những mục tiêu chung trong nhận thức đối tượng nghiên cứu ” (Viện Việt Nam học và Phát triển (Đại học Quốc gia Hà Nội) - Khoa Khu vực học (Đại học Quốc gia Tokyo), 2016, tr.2, trích theo Đỗ Danh Huấn, 2010, tr.16). Quan điểm này được duy trì lâu dài trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn cho đến nay. Phần lớn các nhà nghiên cứu nhìn nhận liên ngành ở khía cạnh liên ngành là liên kết giữa các chuyên gia thuộc các ngành khác nhau để khám phá các khía cạnh của một đối tượng nghiên cứu. Khi đó, liên ngành được hiểu là sự tích hợp, thâm nhập giữa các khoa học trong nghiên cứu; là sự thay đổi cách nhìn đối tượng từ chỗ chỉ xuất phát từ một hệ quy chiếu của một chuyên ngành sang hệ phức hợp (Trần Đăng Hiếu, 2017). Trong khi thảo luận về liên ngành như một cách kết hợp của các đối tượng thuộc các ngành học, các học giả cũng bàn về tính liên kết giữa các phương pháp nghiên cứu thuộc các chuyên ngành khác nhau. Nghiên cứu liên ngành có thể đòi hỏi sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau từ các lĩnh vực riêng để thực hiện một mục đích chung của dự án. Khi đó, “các phương pháp nghiên cứu phải được đặt ngang nhau không thiên kiến, không phân biệt chính phụ” (Ban Chủ nhiệm Chương trình Khoa học cấp Nhà nước, Mã số K.X.09, 2016, tr.54, trích theo Đỗ Danh Huấn, 2010, tr. 17). Mặc dù vậy, như đã nói ở trên, cách phân chia phương pháp nghiên cứu vào các ngành nghiên cứu chưa được thảo luận rõ ràng, nên đến nay tính liên ngành về phương pháp nghiên cứu vẫn là một vấn đề cần được trao đổi thêm. Từ góc nhìn này, một số nhà nghiên cứu cho rằng có thể phân chia liên ngành thành hai nhóm là liên ngành là một loại hình hợp tác học thuật trong đó các nhà chuyên môn từ một số ngành khác nhau cùng để đi đến nhận thức chung về đối tượng nghiên cứu; và liên ngành là việc sử dụng đồng thời ít nhất hai phương pháp nghiên cứu chuyên ngành trở lên để nhận thức đối tượng nghiên cứu (Trịnh Cẩm Lan, 2015). Tuy nhiên, những năm gần đây một hình thái liên ngành mới đã ra đời, khiến cho khái niệm “liên ngành” càng mở rộng phạm vi. Các chương trình đào tạo mới ra đời trong đó có sự liên kết giữa các ngành học thuộc các lĩnh vực khác nhau như khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, và kỹ thuật (Khoa Các khoa học liên ngành, 62023). Liên ngành đã thay đổi lớn về nội dung và hình thức nhưng khái niệm này chưa được thảo luận lại một cách đầy đủ. Trong những năm qua, nhiều nghiên cứu có đề cập đến khái niệm “liên ngành” đều được trích dẫn lại những định nghĩa đã được phổ biến trong giai đoạn đầu. Trong bài viết này, người viết muốn bàn thêm về những vấn đề còn bỏ ngỏ trong từng loại hình của liên ngành, với hy vọng có thể bổ sung một chút vào nhận thức chung về khái niệm “liên ngành”. 160K YU HI THO KHOA HC: NGHIÊN CU, ÀO TO VIT NAM HC THEO NH HNG LIÊN NGÀNH 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để nêu lên những vấn đề còn chưa được làm rõ về khái niệm “liên ngành”, trong bài viết này tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu. Sau khi nêu lên những khoảng trống trong thảo luận học thuật về liên ngành, người viết nêu ra những nhận thức của bản thân về vấn đề này. Qua phân tích các nhận định của những nhà nghiên cứu đi trước về khái niệm liên ngành và các dạng thức liên ngành, người viết chỉ ra một số điểm còn chưa sáng tỏ, để tạo thêm không gian thảo luận học thuật cho vấn đề liên ngành trong khoa học xã hội và nhân văn. Người viết cũng thông qua nội dung và tên gọi của một số chương trình đào tạo của các trường đại học như Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN, và Khoa Các khoa học liên ngành (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) để bước đầu phân tích sự biến đổi của tính liên ngành và của cách phân chia nhóm ngành trong hơn ba mươi năm qua, từ đó hy vọng bổ sung được phần nào vào khoảng trống chưa được thảo luận nói trên. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Nhìn lại các khái niệm cơ bản, ứng dụng, liên ngành Từ sau Đổi mới, khoa học xã hội và nhân văn bước vào một giai đoạn phát triển mạnh mẽ, mang nhiều trọng trách trong việc tái định vị nền văn hóa Việt Nam thời hậu chiến, và góp phần định hướng xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa. Thời điểm này, các trường đại học và các khoa khoa học xã hội và nhân văn vẫn mang đậm tính chất tổng hợp, với ý nghĩa là một ngôi nhà chung của các ngành học chuyên biệt. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của đất nước sớm tạo ra những biến đổi trong khoa học xã hội và nhân văn. Đối tượng nghiên cứu của các ngành trong lĩnh vực này dần dịch chuyển từ những vấn đề mang tính lịch sử và truyền thống, sang những vấn đề về biến đổi và phát triển. Đây là lúc việc phân loại các ngành khoa học, cũng như việc cải tiến các phương pháp nghiên cứu và tiếp cận được đặc biệt quan tâm. Từ cuối những năm 1990, lo lắng dần tăng về việc các ngành được xem là cơ bản trong khoa học xã hội và nhân văn bắt đầu giảm sức hút, trong khi các ngành khác ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm. Tuy nhiên, định nghĩa và phân loại các ngành cơ bản vẫn chưa được làm sáng tỏ. Dù vậy, những biến đổi trong định hướng đào tạo của các trường đại học lớn cũng đã phần nào phản ánh quan điểm của các nhà quản lý giáo dục. Một ví dụ là, năm 2001, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN mở ra hệ đào tạo Chất lượng cao cho 4 chuyên ngành là Văn học, Lịch sử, Triết học, và Ngôn ngữ học. Mỗi khóa có một lớp với từ 15 đến 20 sinh viên, được hưởng nhiều ưu đãi của nhà trường, như trợ cấp học bổng và nhiều ưu tiên khác trong đào tạo cũng thực tập thực tế. Như vậy, có thể thấy vào thời điểm đó, ít nhất bốn ngành học gồm Văn học, Lịch sử, Triết học và Ngôn ngữ học được xem là các ngành cơ bản. 161LIÊN NGÀNH TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN: MỘT SỐ VẤN ĐỀ BÀN LUẬN Đến năm học 2023, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN có 9 ngành được hỗ trợ đào tạo đối với ngành khoa học cơ bản, bao gồm Văn học, Lịch sử, Triết học, Tôn giáo học, Chính trị học, Nhân học, Việt Nam học, Ngôn ngữ học, và Hán Nôm. Trải qua hơn 20 năm, đầu tư cho các ngành khoa học cơ bản trong khoa học xã hội và nhân văn có khá nhiều biến đổi trong chiến lược cũng như phạm vi. Sự đầu tư này mang lại nhiều lợi ích cho cả người đào tạo và người học, góp phần duy trì sức hút nhất định của các ngành cơ bản. Tuy nhiên, qua khoảng thời gian dài đó, có một điều dường như vẫn chưa được làm rõ là những ngành không phải cơ bản thì có thể gọi tên là gì. Có lẽ cách gọi an toàn nhất vẫn là “những ngành không phải là khoa học cơ bản”. Nhưng hẳn không ít người có chung cách nghĩ là các ngành còn lại đó có thể xem là khoa học ứng dụng, hoặc cụ thể hơn một chút là các ngành khoa học mang tính ứng dụng cao. Theo quan điểm của người viết, đối tượng chính của khoa học cơ bản trong ngành khoa học xã hội và nhân văn trước hết là những tri thức đã định hình lâu dài, có bề dày lịch sử, giải thích quy luật của xã hội. Còn khoa học ứng dụng tập trung vào việc vận dụng các tri thức nền tảng, áp dụng các kỹ thuật tiếp cận riêng biệt của khoa học ứng dụng, để cải thiện cuộc sống đương thời và tương lai của con người. Thường thì các dự án nghiên cứu ứng dụng sẽ có liên quan đến vấn đề chi phí và lợi nhuận. Khoa học cơ bản không nhất thiết phải tách rời hoàn toàn khỏi ứng dụng, nhưng nếu tính ứng dụng trở thành một sự bắt buộc, dù bất thành văn, trong khoa học cơ bản thì phải chăng sẽ là một sự gây khó khăn và làm trệch hướng đối với khoa học cơ bản. Những dẫn dắt trên đây nhằm hướng đến một băn khoăn trong đào tạo các ngành cơ bản là nên chăng giảm bớt gánh nặng tìm kiếm tính ứng dụng trong nghiên cứu của các ngành cơ bản trong khoa học xã hội và nhân văn, và ngược lại, tăng cường bổ sung lượng kiến thức cơ bản, mà dường như đang ngày càng ít được coi trọng. Trong nỗ lực chiêu sinh của nhiều ngành khoa học cơ bản, hứa hẹn được đưa ra vẫn thường là đây là một ngành có tính ứng dụng rất cao. Trong nhiều năm qua, gánh nặng suy nghĩ phải tạo một tính ứng dụng trong mỗi nghiên cứu của người học vô tình khiến cho kiến thức nền tảng dần mất đi vị trí quan trọng, mà vốn dĩ vì nó, Nhà nước đã đầu tư không nhỏ cho khoa học cơ bản. Điều cần tiếp tục thảo luận ở đây là trong khoa học xã hội và nhân văn, ứng dụng có phải là một khái niệm cùng trường nghĩa với cơ bản hay không? Có thể phân chia khoa học xã hội và nhân văn thành cơ bản và ứng dụng hay không, ít nhất là trong một giai đoạn nào đó trong lịch sử phát triển của lĩnh vực này? Trong những năm qua, liên ngành đang trở thành một khái niệm được các ngành khoa học quan tâm và thảo luận sôi nổi. Vậy, nếu xem liên ngành là sự liên kết giữa các ngành với nhau, thì sự liên kết đó thể hiện ở đối tượng nghiên cứu, hay phương pháp nghiên cứu, hay cứ đơn 162K YU HI THO KHOA HC: NGHIÊN CU, ÀO TO VIT NAM HC THEO NH HNG LIÊN NGÀNH giản xem đó là sự liên kết giữa c...

Trang 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ BÀN LUẬN

ThS.NCS Lê Nguyễn Lê*11 GIỚI THIỆU

Giữa những năm 2000, trong một buổi bảo vệ khóa luận tốt nghiệp đại học của Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN, một người bạn của tác giả bài viết này đã làm một nghiên cứu về cuộc sống của người nông dân làng Láng trong quá trình đô thị hóa Làng Láng nơi người dân xưa kia vốn sống chủ yếu bằng cây rau thơm vị ngon nổi tiếng, lúc này đang bị thu hồi đất để xây dựng cơ quan và nhà ở Kết luận nghiên cứu, bạn sinh viên đưa ra đề nghị, chúng ta cần xây dựng một bảo tàng Húng Láng để lưu giữ kỷ niệm về những cây rau thơm sắp biến mất Cả hội trường hôm đó cười rộ lên vui vẻ.

Khi nhận tờ Phiếu nhận xét, đánh giá công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên

(Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN) trong lúc phản biện một báo cáo khoa học của sinh viên, câu chuyện năm đó lại thoáng trở về trong tâm trí của chúng tôi Gần 20 năm đã qua, một số vấn đề mấu chốt trong định vị ngành học trong khoa học xã hội và nhân văn, từ đó hướng dẫn về đối tượng nghiên cứu và phương pháp

tiếp cận cho người học ở bậc đại học vẫn tiếp tục cần suy nghĩ Trong ô đánh giá Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận (15/100 điểm) của phiếu này có ba mục: Đảm bảo độ

tin cậy (5 điểm); Liên ngành (5 điểm); Phương pháp, cách tiếp cận mới (5 điểm) Như vậy hiện nay, tính liên ngành của phương pháp nghiên cứu được xem là một tiêu chuẩn đánh giá nghiên cứu khoa học của sinh viên Điều để lại suy ngẫm ở đây là các khái niệm như thế dường như chưa thực sự sáng tỏ, khiến cho quá trình đào tạo đôi lúc gặp khó khăn Hai mươi năm trước, nhiều sinh viên vẫn băn khoăn không biết rồi đây nghiên cứu của mình, nghiên cứu của một ngành khoa học cơ bản, có thể ứng dụng vào điều gì Hai mươi năm sau, nhiều sinh viên vẫn viết sơ sài trong phần trình bày về phương pháp nghiên cứu rằng “báo cáo này có sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành”, và chỉ dừng lại ở đó, không giải thích gì thêm, vì với đa số người học nhận thức về khái niệm liên ngành vẫn mơ hồ.

* Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trang 2

Trong bài viết này, người viết muốn nhìn lại một số điểm còn bỏ ngỏ xung quanh khái niệm liên ngành và một số khái niệm có liên quan trong khoa học xã hội và nhân văn ở Việt Nam trong chặng đường phát triển kể từ sau Đổi mới Bài viết ngắn này không có tham vọng giải quyết mọi vấn đề của các khái niệm này Ở đây chỉ thông qua việc nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của khái niệm liên ngành và một số khái niệm khác như cơ bản và ứng dụng trong nghiên cứu và đào tạo khoa học xã hội và nhân văn, từ đó phân tích những thay đổi trong nội dung và phạm vi của chúng, và những tác động đến người học và người nghiên cứu.

2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Từ thập niên 1990, cùng với sự ra đời của Khu vực học, khái niệm “liên ngành” xuất hiện và trở thành một hướng tiếp cận ngày càng quan trọng trong khoa học xã hội Việt Nam Trong bài viết này, người viết sẽ bàn luận về ba khía cạnh của liên ngành là liên kết đối tượng nghiên cứu thuộc các chuyên ngành khác nhau; liên kết các phương pháp nghiên cứu thuộc các chuyên ngành khác nhau; và liên kết các ngành học thuộc các lĩnh vực khác nhau Trong khi tổng quan các công trình nghiên cứu về liên ngành, người viết nhận thấy rằng phần lớn các nghiên cứu tập trung giải thích liên ngành với ý nghĩa là sự hợp tác giữa các nhà nghiên cứu của các ngành khác nhau trong một dự án, và từ đó dẫn đến sự liên kết đối tượng nghiên cứu thuộc các chuyên ngành khác nhau Phương pháp nghiên cứu liên ngành mặc dù được nhắc đến khá nhiều nhưng lại ít được giải thích cụ thể về đặc điểm và cách thức liên kết Việc phân chia các phương pháp nghiên cứu trong khoa học xã hội vào các chuyên ngành đến nay vẫn chưa thực sự rõ ràng, khiến cho khái niệm “phương pháp nghiên cứu liên ngành” vẫn còn nhiều điều bỏ ngỏ Người viết sẽ thảo luận thêm về vấn đề này trong phần kết quả nghiên cứu Ở ý nghĩa thứ ba của liên ngành là liên kết các ngành học thuộc các lĩnh vực khác nhau, người viết cũng nhận thấy đến nay vẫn còn thiếu những nghiên cứu đầy đủ về phương thức liên ngành khá mới mẻ và là xu hướng đang phát triển này ở Việt Nam

Như vậy, dù khái niệm “liên ngành” thường xuyên được sử dụng trong ba thập niên qua, nhưng những giải thích về khái niệm này không nhiều và hầu như chỉ được thảo luận rõ ràng trong giai đoạn đầu khi nó mới xuất hiện (Ban Chủ nhiệm Chương trình Khoa học cấp Nhà nước Mã số K.X.09, 2006; Viện Việt Nam học và Phát triển (Đại học Quốc gia Hà Nội) - Khoa Khu vực học (Đại học Quốc gia Tokyo), 2006)) Các thảo luận về liên ngành thường gắn liền không tách rời với các thảo luận về khu vực học và tập trung vào khía cạnh liên kết đối tượng nghiên cứu thuộc các chuyên ngành khác nhau của nó Trong giai đoạn này, các học giả chia sẻ quan điểm, “Liên ngành là một loại hình hợp tác học thuật trong đó các nhà chuyên môn được lấy từ hai hay nhiều ngành khác nhau, cùng làm việc với nhau

Trang 3

để đạt đến những mục tiêu chung trong nhận thức đối tượng nghiên cứu” (Viện Việt Nam học và Phát triển (Đại học Quốc gia Hà Nội) - Khoa Khu vực học (Đại học Quốc gia Tokyo), 2016, tr.2, trích theo Đỗ Danh Huấn, 2010, tr.16) Quan điểm này được duy trì lâu dài trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn cho đến nay Phần lớn các nhà nghiên cứu nhìn nhận liên ngành ở khía cạnh liên ngành là liên kết giữa các chuyên gia thuộc các ngành khác nhau để khám phá các khía cạnh của một đối tượng nghiên cứu Khi đó, liên ngành được hiểu là sự tích hợp, thâm nhập giữa các khoa học trong nghiên cứu; là sự thay đổi cách nhìn đối tượng từ chỗ chỉ xuất phát từ một hệ quy chiếu của một chuyên ngành sang hệ phức hợp (Trần Đăng Hiếu, 2017)

Trong khi thảo luận về liên ngành như một cách kết hợp của các đối tượng thuộc các ngành học, các học giả cũng bàn về tính liên kết giữa các phương pháp nghiên cứu thuộc các chuyên ngành khác nhau Nghiên cứu liên ngành có thể đòi hỏi sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau từ các lĩnh vực riêng để thực hiện một mục đích chung của dự án Khi đó, “các phương pháp nghiên cứu phải được đặt ngang nhau không thiên kiến, không phân biệt chính phụ” (Ban Chủ nhiệm Chương trình Khoa học cấp Nhà nước, Mã số K.X.09, 2016, tr.54, trích theo Đỗ Danh Huấn, 2010, tr 17) Mặc dù vậy, như đã nói ở trên, cách phân chia phương pháp nghiên cứu vào các ngành nghiên cứu chưa được thảo luận rõ ràng, nên đến nay tính liên ngành về phương pháp nghiên cứu vẫn là một vấn đề cần được trao đổi thêm.

Từ góc nhìn này, một số nhà nghiên cứu cho rằng có thể phân chia liên ngành thành hai nhóm là liên ngành là một loại hình hợp tác học thuật trong đó các nhà chuyên môn từ một số ngành khác nhau cùng để đi đến nhận thức chung về đối tượng nghiên cứu; và liên ngành là việc sử dụng đồng thời ít nhất hai phương pháp nghiên cứu chuyên ngành trở lên để nhận thức đối tượng nghiên cứu (Trịnh Cẩm Lan, 2015)

Tuy nhiên, những năm gần đây một hình thái liên ngành mới đã ra đời, khiến cho khái niệm “liên ngành” càng mở rộng phạm vi Các chương trình đào tạo mới ra đời trong đó có sự liên kết giữa các ngành học thuộc các lĩnh vực khác nhau như khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, và kỹ thuật (Khoa Các khoa học liên ngành, 6/2023) Liên ngành đã thay đổi lớn về nội dung và hình thức nhưng khái niệm này chưa được thảo luận lại một cách đầy đủ Trong những năm qua, nhiều nghiên cứu có đề cập đến khái niệm “liên ngành” đều được trích dẫn lại những định nghĩa đã được phổ biến trong giai đoạn đầu Trong bài viết này, người viết muốn bàn thêm về những vấn đề còn bỏ ngỏ trong từng loại hình của liên ngành, với hy vọng có thể bổ sung một chút vào nhận thức chung về khái niệm “liên ngành”

Trang 4

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để nêu lên những vấn đề còn chưa được làm rõ về khái niệm “liên ngành”, trong bài viết này tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu Sau khi nêu lên những khoảng trống trong thảo luận học thuật về liên ngành, người viết nêu ra những nhận thức của bản thân về vấn đề này Qua phân tích các nhận định của những nhà nghiên cứu đi trước về khái niệm liên ngành và các dạng thức liên ngành, người viết chỉ ra một số điểm còn chưa sáng tỏ, để tạo thêm không gian thảo luận học thuật cho vấn đề liên ngành trong khoa học xã hội và nhân văn Người viết cũng thông qua nội dung và tên gọi của một số chương trình đào tạo của các trường đại học như Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN, và Khoa Các khoa học liên ngành (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) để bước đầu phân tích sự biến đổi của tính liên ngành và của cách phân chia nhóm ngành trong hơn ba mươi năm qua, từ đó hy vọng bổ sung được phần nào vào khoảng trống chưa được thảo luận nói trên

4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Nhìn lại các khái niệm cơ bản, ứng dụng, liên ngành

Từ sau Đổi mới, khoa học xã hội và nhân văn bước vào một giai đoạn phát triển mạnh mẽ, mang nhiều trọng trách trong việc tái định vị nền văn hóa Việt Nam thời hậu chiến, và góp phần định hướng xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa Thời điểm này, các trường đại học và các khoa khoa học xã hội và nhân văn vẫn mang đậm tính chất tổng hợp, với ý nghĩa là một ngôi nhà chung của các ngành học chuyên biệt Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của đất nước sớm tạo ra những biến đổi trong khoa học xã hội và nhân văn Đối tượng nghiên cứu của các ngành trong lĩnh vực này dần dịch chuyển từ những vấn đề mang tính lịch sử và truyền thống, sang những vấn đề về biến đổi và phát triển Đây là lúc việc phân loại các ngành khoa học, cũng như việc cải tiến các phương pháp nghiên cứu và tiếp cận được đặc biệt quan tâm

Từ cuối những năm 1990, lo lắng dần tăng về việc các ngành được xem là cơ bản trong khoa học xã hội và nhân văn bắt đầu giảm sức hút, trong khi các ngành khác ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm Tuy nhiên, định nghĩa và phân loại các ngành cơ bản vẫn chưa được làm sáng tỏ Dù vậy, những biến đổi trong định hướng đào tạo của các trường đại học lớn cũng đã phần nào phản ánh quan điểm của các nhà quản lý giáo dục Một ví dụ là, năm 2001, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN mở ra hệ đào tạo Chất lượng cao cho 4 chuyên ngành là Văn học, Lịch sử, Triết học, và Ngôn ngữ học Mỗi khóa có một lớp với từ 15 đến 20 sinh viên, được hưởng nhiều ưu đãi của nhà trường, như trợ cấp học bổng và nhiều ưu tiên khác trong đào tạo cũng thực tập thực tế Như vậy, có thể thấy vào thời điểm đó, ít nhất bốn ngành học gồm Văn học, Lịch sử, Triết học và Ngôn ngữ học được xem là các ngành cơ bản

Trang 5

Đến năm học 2023, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN có 9 ngành được hỗ trợ đào tạo đối với ngành khoa học cơ bản, bao gồm Văn học, Lịch sử, Triết học, Tôn giáo học, Chính trị học, Nhân học, Việt Nam học, Ngôn ngữ học, và Hán Nôm Trải qua hơn 20 năm, đầu tư cho các ngành khoa học cơ bản trong khoa học xã hội và nhân văn có khá nhiều biến đổi trong chiến lược cũng như phạm vi Sự đầu tư này mang lại nhiều lợi ích cho cả người đào tạo và người học, góp phần duy trì sức hút nhất định của các ngành cơ bản Tuy nhiên, qua khoảng thời gian dài đó, có một điều dường như vẫn chưa được làm rõ là những ngành không phải cơ bản thì có thể gọi tên là gì Có lẽ cách gọi an toàn nhất vẫn là “những ngành không phải là khoa học cơ bản” Nhưng hẳn không ít người có chung cách nghĩ là các ngành còn lại đó có thể xem là khoa học ứng dụng, hoặc cụ thể hơn một chút là các ngành khoa học mang tính ứng dụng cao

Theo quan điểm của người viết, đối tượng chính của khoa học cơ bản trong ngành khoa học xã hội và nhân văn trước hết là những tri thức đã định hình lâu dài, có bề dày lịch sử, giải thích quy luật của xã hội Còn khoa học ứng dụng tập trung vào việc vận dụng các tri thức nền tảng, áp dụng các kỹ thuật tiếp cận riêng biệt của khoa học ứng dụng, để cải thiện cuộc sống đương thời và tương lai của con người Thường thì các dự án nghiên cứu ứng dụng sẽ có liên quan đến vấn đề chi phí và lợi nhuận Khoa học cơ bản không nhất thiết phải tách rời hoàn toàn khỏi ứng dụng, nhưng nếu tính ứng dụng trở thành một sự bắt buộc, dù bất thành văn, trong khoa học cơ bản thì phải chăng sẽ là một sự gây khó khăn và làm trệch hướng đối với khoa học cơ bản

Những dẫn dắt trên đây nhằm hướng đến một băn khoăn trong đào tạo các ngành cơ bản là nên chăng giảm bớt gánh nặng tìm kiếm tính ứng dụng trong nghiên cứu của các ngành cơ bản trong khoa học xã hội và nhân văn, và ngược lại, tăng cường bổ sung lượng kiến thức cơ bản, mà dường như đang ngày càng ít được coi trọng Trong nỗ lực chiêu sinh của nhiều ngành khoa học cơ bản, hứa hẹn được đưa ra vẫn thường là đây là một ngành có tính ứng dụng rất cao Trong nhiều năm qua, gánh nặng suy nghĩ phải tạo một tính ứng dụng trong mỗi nghiên cứu của người học vô tình khiến cho kiến thức nền tảng dần mất đi vị trí quan trọng, mà vốn dĩ vì nó, Nhà nước đã đầu tư không nhỏ cho khoa học cơ bản

Điều cần tiếp tục thảo luận ở đây là trong khoa học xã hội và nhân văn, ứng dụng có phải là một khái niệm cùng trường nghĩa với cơ bản hay không? Có thể phân chia khoa học xã hội và nhân văn thành cơ bản và ứng dụng hay không, ít nhất là trong một giai đoạn nào đó trong lịch sử phát triển của lĩnh vực này? Trong những năm qua, liên ngành đang trở thành một khái niệm được các ngành khoa học quan tâm và thảo luận sôi nổi Vậy, nếu xem liên ngành là sự liên kết giữa các ngành với nhau, thì sự liên kết đó thể hiện ở đối tượng nghiên cứu, hay phương pháp nghiên cứu, hay cứ đơn

Trang 6

giản xem đó là sự liên kết giữa các ngành vốn được xem là ngành đơn, và khi đó câu hỏi khác lại đặt ra là nếu liên kết một ngành/ một nghiên cứu cơ bản với một ngành/ một nghiên cứu ứng dụng thì sẽ thu được một ngành/ một nghiên cứu cơ bản hay ứng dụng; hay nói cách khác, khoa học liên ngành là cơ bản hay là ứng dụng? Những câu hỏi đó có lẽ cần được làm sáng tỏ hơn nữa để phục vụ cho quá trình đào tạo khoa học xã hội và nhân văn

4.2 Bàn thêm về các chiều kích của liên ngành

Từ thập niên 1990, sức hút từ một đất nước mới mở cửa đặc biệt và lạ lẫm đã đưa nhiều học giả quốc tế đến nghiên cứu về Việt Nam Bắt đầu từ đây những khái niệm như “liên ngành”, “Khu vực học”, “Việt Nam học” trình làng và ngày càng tiến sâu hơn vào vị trí trung tâm của khoa học xã hội và nhân văn Trong nỗ lực chung của toàn cầu tái định vị các vùng văn hóa trên thế giới, phục vụ xây dựng các mối quan hệ đối tác chiến lược kinh tế - xã hội trong thời kỳ hoà bình mới, nghiên cứu về khu vực được đặc biệt quan tâm Để nghiên cứu toàn diện các vấn đề địa lý, lịch sử, văn hóa, kinh tế, nhân khẩu, cấu trúc xã hội của một khu vực, tiếp cận đơn ngành truyền thống, dù là ở các ngành cơ bản, hay các ngành có khuynh hướng ứng dụng cao đều trở nên không còn đủ sức nữa Đây là thời điểm liên ngành bắt đầu trở thành xu hướng mới của khoa học xã hội

Mặc dù vậy cho tới nay giới chuyên môn vẫn chưa thể thảo luận trọn vẹn về nội hàm và phạm vi của liên ngành, về các cấp độ, các kiểu liên ngành Khi nói đến liên ngành là nói đến liên kết các ngành (liên kết người nghiên cứu hoặc đối tượng nghiên cứu thuộc các chuyên ngành khác nhau vào một dự án nghiên cứu chung, hoặc thậm chí liên kết các ngành thuộc những lĩnh vực riêng biệt để tạo ra những ngành đào tạo và nghiên cứu mới), hay liên kết về mặt phương pháp nghiên cứu (có thể thực hiện trong một dự án của cá nhân hoặc tập thể)? Gần đây, khi khái niệm liên ngành ngày càng mở rộng phạm vi, thì việc làm sáng tỏ các chiều kích của khái niệm này càng trở nên cần thiết Ở phần này người viết sẽ bàn sơ lược về hai dạng liên ngành là liên ngành với ý nghĩa liên kết đối tượng nghiên cứu thuộc các ngành khác nhau và liên ngành phương pháp nghiên cứu

Liên ngành với ý nghĩa liên kết các đối tượng nghiên cứu thuộc các ngành khác

nhau trong một dự án, cũng có nghĩa là kết hợp hoạt động của các nhà nghiên cứu thuộc các ngành khác nhau Như đã nói trên, liên ngành và khu vực học xuất hiện cùng lúc trong khoa học xã hội và nhân văn Nghiên cứu khu vực học và Việt Nam học khởi đầu từ mối quan tâm của các học giả quốc tế và trong nước đối với làng Việt Làng có thể xem là đơn vị khu vực nhỏ nhất (Đỗ Danh Huấn, 2010, tr 15) Từ thập niên 1990, ngay sau khi mở cửa, chuyên gia nước ngoài và trong nước thuộc nhiều ngành khác

Trang 7

nhau đã hợp tác cùng thực hiện những dự án liên ngành lớn nghiên cứu về làng, ví dụ như trong những năm 2000, Chương trình nghiên cứu làng Bách Cốc (tỉnh Nam Định) với hơn 300 chuyên gia thực hiện trong mười năm (1994 - 2003), Dự án nghiên cứu làng cổ Đường Lâm, Dự án nghiên cứu Cổ Loa - những chương trình thu hút hàng trăm nhà nghiên cứu cộng tác trước thềm kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội Trong giai đoạn đầu này, nghiên cứu liên ngành được hiểu là sự kết hợp của các nhà nghiên cứu là chuyên gia của các chuyên ngành khác nhau, nhằm tìm hiểu chung về một vấn đề chung

Các chuyên gia thuộc nhiều ngành khác nhau cùng nghiên cứu về một khu vực, họ có đối tượng nghiên cứu riêng và cách tiếp cận riêng từ chuyên ngành của mình Cùng nghiên cứu về làng nhưng đối tượng nghiên cứu sẽ tương đối độc lập ví như: lịch sử, nghi lễ và tôn giáo, kiến trúc, văn học và âm nhạc, đời sống phụ nữ và trẻ em Các nhà nghiên cứu sau đó chia sẻ và bổ sung cho nhau kết quả nghiên cứu của mình, giống như ghép những miếng ghép lên một bức tranh rộng lớn Nguyên tắc làm việc là các nhà nghiên cứu, hay các góc nhìn đối tượng, hay các đối tượng nhỏ trong dự án lớn đều được đặt ngang hàng với nhau, được xem là bình đẳng, có đóng góp và tác động như nhau đối với công trình chung

Bước sang thập niên 2010, mô hình chương trình nghiên cứu lớn như vậy dần biến mất, thay vào đó là các dự án có quy mô nhỏ hơn hoặc dự án cá nhân; có thể một phần là do nguồn kinh phí cho khoa học xã hội dần bị thu hẹp, tuy nhiên cũng có thể một phần là do lúc này khuynh hướng nghiên cứu liên ngành thay đổi Liên ngành không còn là đòi hỏi về sự kết hợp giữa nhiều chuyên gia của nhiều ngành khác nhau trong một nghiên cứu nữa, mà xu thế mới là nhà nghiên cứu áp dụng phương pháp nghiên cứu của nhiều ngành vào dự án của cá nhân hoặc của nhóm nhỏ Không chỉ các chuyên gia, mà những nhà nghiên cứu trẻ và người học đều tự đào tạo bản thân để có thể hiểu và áp dụng được nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau trong dự án của mình.

Liên ngành về phương pháp nghiên cứu, dù vậy, có lẽ vẫn là một trong những

cụm từ còn mơ hồ nhất đang được sử dụng hiện nay trong khoa học xã hội và nhân văn Bởi vì sau nhiều năm phát triển giao thoa giữa các ngành, giờ đây khó có thể nói rõ được phương pháp nào thuộc về ngành nào, để có thể thảo luận về tính liên kết của chúng Nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của một ngôi làng thông qua địa bạ, hương ước, văn bia có thể xem là sử dụng phương pháp nghiên cứu đặc thù của ngành lịch sử, nhưng việc đọc và diễn giải chữ Hán, đối chiếu so sánh với các văn bản cùng loại đương thời, cũng có thể xem là phương pháp của ngành Hán Nôm Đọc và phân tích văn bản (trong văn học, nghệ thuật, luật pháp) có thể là phương pháp của Văn học, hay Ngôn ngữ học, Chính trị học, Quốc tế học, Xã hội học Ở một mức độ bao quát hơn, các ngành khoa học xã hội và nhân văn, dù được xếp vào ngành cơ bản

Trang 8

hay không, phần lớn đều chia sẻ hai hệ thống phương pháp nghiên cứu quan trọng là định tính và định lượng Dù là Xã hội học, Việt Nam học, Báo chí, hay Tâm lý học, không ngành nào có thể xem những hệ thống phương pháp này là duy nhất của ngành mình Vì thế, việc đo đếm tính liên ngành trong sử dụng phương pháp nghiên cứu thật sự cần được thảo luận lại một cách nghiêm túc, nhất là khi đào tạo ở bậc Đại học.

Song song với đó, sự mơ hồ cũng tồn tại trong việc áp dụng lý thuyết mang tính liên ngành trong nghiên cứu Trong nỗ lực đưa các nghiên cứu trong nước hòa nhập vào dòng chảy khoa học thế giới, cũng như để hiểu được các thảo luận mang tính thời sự toàn cầu, trong những năm 2000 - 2020, các lý thuyết nghiên cứu phương Tây được đặc biệt quan tâm phân tích và ứng dụng Làm giàu cho các hệ thống lý thuyết có lịch sử hàng trăm năm đó dường như đã trở thành một phần trách nhiệm của các nhà nghiên cứu nhằm tạo ra tính mới trong khoa học xã hội và nhân văn Thực ra, trong giáo dục đại học phương Tây, từ các trường phái triết học cho đến các hệ thống lý thuyết như vậy đều được xếp chung vào cái gọi là các lý thuyết xã hội học (Ritzer, G., và Stepnisky, 2017) Từ các đại lý thuyết, tới các lý thuyết nhỏ, và sau đó là các khái niệm, các mô hình phân tích đều được áp dụng rộng rãi trong hầu khắp các ngành của khoa học xã hội và nhân văn Một ví dụ là các thảo luận của các nhà xã hội học hiện đại (như Michel Foucault, Pierre Bourdieu ) nhằm giải thích hành vi của con người và các trào lưu tư tưởng mới trong nghệ thuật được sử dụng làm khung phân tích trong nhiều ngành học khác nhau như Văn học, Nhân học, Truyền thông, Tôn giáo học, Tâm lý học, Mỹ học Như vậy, việc đánh giá tính liên ngành của khung phân tích trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn cũng không phải là chuyện rõ ràng, đơn giản Khi trao đổi với người học, chúng tôi nhận thấy người học vẫn còn khá bối rối khi gặp khái niệm liên ngành Thực tế thì, đào tạo về các lý thuyết và phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn nói chung vẫn còn khá sơ sài ở Việt Nam, chứ không chỉ riêng ở việc làm sáng tỏ khái niệm “liên ngành” Tuy nhiên, khi tính liên ngành trong phương pháp nghiên cứu đã được xem là chiếm 5% điểm số/giá trị của bài viết của người học, thì khái niệm này, và các khái niệm có liên quan, thực sự cần được làm sáng tỏ hơn nữa ở hệ thống đào tạo đại học trong khối ngành khoa học xã hội và nhân văn.

4.3 Liên ngành trong những xu hướng phát triển mới

Bước sang thập niên 20 của thế kỷ XXI, liên ngành lại tiến lên một bước mới, thử thách người nghiên cứu và người học phải mở rộng hiểu biết về khái niệm này Liên ngành vượt qua những nội hàm và phạm vi ban đầu như: liên kết giữa các chuyên ngành gần gũi nhau trong một lĩnh vực - mà cụ thể lúc này đang nói đến khoa học xã hội và nhân văn, liên kết giữa các chuyên gia thuộc các chuyên ngành khác nhau, liên

Trang 9

kết các phương pháp tiếp cận của các chuyên ngành khác nhau trong một nghiên cứu Liên ngành đã đi đến chỗ là liên kết giữa các ngành thuộc các lĩnh vực khác nhau như khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật, và cả các loại hình nghệ thuật.

Sự kiện đánh dấu bước chuyển này có lẽ là sự ra đời của các Khoa Các khoa học liên ngành ở các trường đại học hàng đầu, với những chương trình đào tạo mới mẻ Ví dụ, trong năm học 2023, Khoa Các khoa học liên ngành trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ truyển sinh ở bậc đào tạo cử nhân đối với 5 chương trình gồm: Quản trị thương hiệu, Quản trị tài nguyên di sản, Quản lý giải trí và sự kiện, Quản trị đô thị thông minh và bền vững, Thiết kế sáng tạo (Thời trang và sáng tạo, Đồ họa công nghệ số, Thiết kế nội thất bền vững) Đồng thời, Khoa tuyển sinh bậc cao học ở 4 ngành là Biến đổi khí hậu, Khoa học bền vững, Quản lí phát triển đô thị, Di sản học; và tuyển sinh bậc tiến sĩ đối với 2 ngành là Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững, Di sản học (Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội, 6/2023) Mặc dù chưa có điều kiện tìm hiểu kỹ từng chương trình đào tạo kể trên, dựa theo tên chương trình có thể hiểu rằng các ngành học này có sử dụng một phần kiến thức của các ngành khoa học xã hội, bên cạnh một khối lượng kiến thức lớn của các lĩnh vực khác

Như vậy, khái niệm “liên ngành” quả thực đã sang một chặng phát triển mới, cũng có nghĩa là người nghiên cứu và đào tạo trong lĩnh vực khoa học xã hội đang đón nhận một yêu cầu tự đào tạo mới Trong thập niên 1990 và 2000, cùng với nỗ lực kết hợp các ngành lại với nhau trong những dự án khu vực học lớn, giới nghiên cứu khoa học xã hội tự rèn luyện để nắm bắt kiến thức và phương pháp nghiên cứu của nhiều ngành khác nhau, để rồi trong thập niên 2010, họ thực hiện những dự án cá nhân với đối tượng nghiên cứu liên ngành Bước sang thập niên 2020, sự mở rộng của liên ngành ra đến chỗ liên kết giữa các ngành thuộc các lĩnh vực khác nhau, càng đòi hỏi nhiều hơn ở người đào tạo nỗ lực tìm tòi và cập nhật Có lẽ với tư cách là một người nghiên cứu khoa học xã hội, khi chúng ta gợi ra câu hỏi về tính liên ngành lúc này, chúng ta dễ sẽ nhận được câu trả lời là chúng ta cần nắm được liên ngành ở mọi chiều kích của nó.

Ở đây, người trở lại câu hỏi đã trăn trở từ đầu Khi liên ngành đã đi xa đến như vậy, khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng nên được định vị như thế nào trên tấm bản đồ khoa học Việc bóc tách từng khái niệm, làm cho các nội dung của nó sáng rõ không những không gây phiền phức cho quá trình nhận thức, mà ngược lại, khiến cho nhiệm vụ đặt ra trong từng công việc nghiên cứu hay đào tạo trở nên rõ ràng và dễ thực hiện hơn Xác định lại nội dung của khái niệm “liên ngành” có lẽ cũng sẽ góp phần làm sáng tỏ lại ý nghĩa của khoa học cơ bản, đưa những giá trị quan trọng của khoa học cơ bản trở lại trung tâm của nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn

Trang 10

5 KẾT LUẬN

Bài viết này đưa ra những câu hỏi mà theo người viết là còn bỏ ngỏ về khái niệm liên ngành và một số khái niệm khác như ngành cơ bản, khoa học ứng dụng trong khoa học xã hội và nhân văn Trong khi đặt những câu hỏi mà bản thân chưa thể trả lời trọn vẹn đó, người viết cũng cố gắng nhìn lại những mốc thời gian và những sự kiện liên quan đến sự ra đời và biến đổi về nội hàm của các khái niệm nói trên Liên ngành là định hướng quan trọng của Việt Nam học, Khu vưc học, và nhiều ngành khoa học xã hội khác Tuy nhiên, khái niệm này vẫn còn những điểm chưa sáng rõ, khiến người học bối rối khi sử dụng trong những hoàn cảnh cụ thể Đánh giá lại nội dung và các chiều kích của khái niệm này là cần thiết trong nghiên cứu và đào tạo khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là trong giai đoạn này, khi khoa học liên ngành đã trở thành một kỳ vọng mới của sự kết hợp giữa các ngành cơ bản và các ngành ứng dụng giữa các lĩnh vực vốn tách biệt nhau khá xa trong lịch sử các ngành khoa học ở Việt Nam

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Ban Chủ nhiệm Chương trình Khoa học cấp Nhà nước Mã số K.X.09 (2006) Kỷ yếu

Hội thảo khoa học Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Chương trình K X 09 NXB Hà Nội.

2 Đỗ Danh Huấn (2010) “Làng Việt - đối tượng nghiên cứu của khu vực học” VNU

Journal of Science: Social Sciences and Humanities Số 26 (1).

3 Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội, https://sis.vnu.edu.vn/ cac-chuong-trinh-tuyen-sinh-nam-2023-cua-vnu-sis?category_id=2 (truy cập ngày 02/06/2023).

4 Ritzer, G., & Stepnisky (2017) J Sociological theory Sage publications.

5 Trần Đăng Hiếu (2017) Tiếp cận liên ngành trong khu vực học với nghiên cứu phát

triển du lịch (Ứng dụng trường hợp tỉnh Gia Lai)

6 Trần Lê Bảo (2008) Khu vực học và nhập môn Việt Nam học, NXB Giáo dục.

7 Trịnh Cẩm Lan (2015) Liên ngành trong nghiên cứu khu vực https://repository.vnu.

edu.vn/handle/VNU_123/255 (truy cập ngày 02/06/2023).

8 Viện Việt Nam học và Phát triển (Đại học Quốc gia Hà Nội) - Khoa Khu vực học

(Đại học Quốc gia Tokyo) (2016) Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Khu vực học:

Cơ sở lý luận, thực tiễn, và phương pháp nghiên cứu Hà Nội.

Ngày đăng: 22/04/2024, 13:40

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN