Cơ sở pháp lý và quy chế của Ngành Kiểm sát nhân dân quy định về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử Chương 2: THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT
Trang 1Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
VỀ KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ 9
1.2 Cơ sở pháp lý và quy chế của Ngành Kiểm sát nhân dân quy
định về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử
Chương 2: THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO
PHÁP LUẬT TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ
ÁN HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN DÂN TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN - MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 252.1 Thực tiễn hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong
giai đoạn xét xử của Viện kiểm sát nhân dân tại tỉnh Điện Biên 252.2 Giải pháp, kiến nghị hoàn thiện các quy định về kiểm sát việc
tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự 472.3 Giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt
động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 22.2 Thống kê số liệu kháng nghị phúc thẩm, kiến nghị của
Viện kiểm sát nhân dân hai cấp tỉnh Điện Biên, giai đoạn
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Xét xử vụ án hình sự là giai đoạn trung tâm và quan trọng nhất củahoạt động tố tụng hình sự, trong đóTòa án các cấp có thẩm quyền căn cứ vàocác quy định của pháp luật tố tụng hình sự tiến hành các trình tự chuẩn bị choviệc xét xử; quyết định đưa vụ án hình sự ra xét xử; tiến hành việc xét xử;thực hiện các hoạt động khác sau khi tuyên án Theo quy định của tố tụnghình sự Việt Nam thì việc xét xử được tiến hành theo hai cấp xét xử là sơthẩm và phúc thẩm Trong đó, bản chất của việc xét xử sơ thẩm là việc Tòa ánxem xét, đánh giá lần đầu đối với các chứng cứ đã được thu thập trong hồ sơ
vụ án thông qua việc kiểm tra các chứng cứ công khai tại phiên tòa, đồng thờitrên cơ sở kết quả tranh tụng công khai và dân chủ của hai bên (buộc tội vàbào chữa) để đưa ra phán quyết về vấn đề tính chất tội phạm hay không củahành vi đang bị truy cứu và các bị cáo đang bị truy cứu Thời điểm của giaiđoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự được bắt đầu từ khi Tòa án nhận được hồ
sơ vụ án hình sự (với quyết định truy tố bị can trước Tòa án kèm theo bản cáotrạng) do Viện kiểm sát chuyển sang và kết thúc bằng một bản án (quyết định)
có hiệu lực pháp luật của Tòa án Các hoạt động xét xử sơ thẩm của Tòa ánluôn phải chịu sự kiểm sát của Viện kiểm sát, đây là chức năng Hiến định thểhiện tính ưu việt trong tố tụng hình sự Việt Nam, góp phần kiểm soát quyềnlực trong hoạt động tư pháp vì vậy việc nghiên cứu để làm sâu sắc hơn cơ sở
lý luận đối với hoạt động này của Viện kiểm sát nhân dân là rất có ý nghĩatrong việc góp phần làm phong phú hơn hệ thống lý luận trong tố tụng hình sự
mà hiện nay vẫn chưa có nhiều các công trình khoa học đề cập đến Mặt khác,thực tiễn thực hiện cho thấy, trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự,Tòa án, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng đã có những quyếtđịnh, hành vi không đảm bảo tuân theo quy định pháp luật, gây ảnh hưởng
Trang 4nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của bị can,
bị cáo, của đương sự và những người tham gia tố tụng khác, làm suy giảm sựtin tưởng của nhân dân vào tính nghiêm minh của quy định pháp luật và nănglực của hệ thống các cơ quan tư pháp Nguyên nhân chủ yếu của thực trạngtrên là do sự thiếu hoàn thiện của một số quy định pháp luật, trình độ nănglực, khả năng nhận thức, đánh giá, áp dụng pháp luật để giải quyết vụ án củamột số cán bộ thẩm phán còn hạn chế, ý thức chấp hành pháp luật của ngườidân chưa tốt, chất lượng hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật tronggiai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân còn chưacao Điều này đòi hỏi, trong thời gian tới, cần có những kiến nghị, giải phápthiết thực nhằm giải quyết tồn tại, hạn chế, đồng thời nâng cao chất lượnghoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ
án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân, góp phần bảo đảm pháp luật đượcchấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất
Trong thời gian qua, công tác giải quyết các vụ án hình sự, giữ vững
an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã đạt được nhiềukết quả nhất định, trong đó phải kể đến công tác kiểm sát xét xử của ngànhKiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên trong mỗi một vụ án Với việc kiểm sátchính xác, phát hiện kịp thời những thiếu sót, sai phạm trong giải quyết ánhình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng, ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh ĐiệnBiên đã góp phần không nhỏ vào công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm,giữ vững tình hình an ninh, chính trị, xã hội trên địa bàn huyện Tuy nhiên,thực tiễn hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử
sơ thẩm vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên vẫn còn tồntại một số hạn chế nhất định, chất lượng kiểm sát chưa thật sự đạt được hiệuquả cao như mong muốn Do vậy, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả côngtác kiểm sát tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
là một yêu cầu cấp thiết mà thực tiễn đòi hỏi Xuất phát từ những lý do trên,
Trang 5học viên lựa chọn đề tài “Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn
xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và thực tiễn tại tỉnh Điện Biên” để làm luận
văn thạc sĩ là cấp thiết cả về lý luận lẫn thực tiễn
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử sơthẩm vụ án hình sự, thời gian qua đã được nhiều học giả nghiên cứu ở nhiềuphương diện và dưới nhiều góc độ khác nhau Có thể kể đến một số côngtrình nghiên cứu tiêu biểu như:
- Hoàng Thị Minh Sơn cùng các tác giả (2018), Giáo trình Luật Tố
tụng hình sự, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội,
nội dung cơ bản gồm: một số vấn đề chung của Luật tố tụng hình sự; khởi tố
vụ án hình sự; điều tra vụ án hình sự; truy tố; xét xử sơ thẩm; xét xử phúcthẩm; thi hành bản án, quyết định của Tòa án; xét lại bản án và quyết định đã
có hiệu lực pháp luật
- Nghiêm Thị Thanh Thư (2016), Vai trò của kiểm sát viên trong quá
trình giải quyết vụ án hình sự (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Thái Bình).
Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, nghiên cứu
có hệ thống, toàn diện, tổng quát về vai trò của Kiểm sát viên trong toàn bộquá trình giải quyết vụ án hình sự: Đề cập, phân tích, so sánh vai trò củaKiểm sát viên trong một số mô hình tố tụng trên thế giới Phân tích quy địnhcủa pháp luật thực định về vai trò của Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết
vụ án hình sự, có sự so sánh, đối chiếu, đã đề xuất được kiến nghị các giảipháp mang tính khả thi để các cấp có thẩm quyền, các cơ quan có liên quanxem xét và điều chỉnh những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về vai tròcủa Kiểm sát viên, tạo điều kiện để Kiểm sát viên phát huy được vai trò, chứcnăng, quyền hạn của mình khi tham gia giải quyết các vụ án hình sự
- Nguyễn Thị Tuyết Nhung (2012), Chức năng, nhiệm vụ của Viện
kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại Hải Phòng - Một số
Trang 6vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học
Quốc gia Hà Nội, đã làm rõ những vấn đề lý luận, đánh giá những thành tựu
đã đạt được, chỉ ra những vướng mắc và các yêu cầu của thực tiễn đối vớicông tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giaiđoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân thành phốHải Phòng (từ năm 2004 đến năm 2011) để đề xuất những kiến nghị, giảipháp nhằm nâng cao chất lượng công tác này trong thời gian tới trên địa bànthành phố Hải Phòng
- Đặng Văn Thìn (2009), Áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát
điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang, Luận
văn thạc sĩ, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, tập trungnghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng áp dụng pháp luật trong hoạtđộng kiểm sát điều tra các vụ án hình sự, học viên đề xuất các phương hướng
và giải pháp nhằm bảo đảm áp dụng pháp luật đúng đắn, trong hoạt độngkiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh BắcGiang, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, nhằm bảo vệ tốt hơn lợi ích của Nhànước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
- Hoàng Tùng (2008), Chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm
sát xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Kiểm sát viên theo yêu cầu cải cách
tư pháp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị
-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh: đã làm sáng tỏ những vấn đề về mặt lýluận và thực tiễn liên quan đến trách nhiệm pháp lý của Kiểm sát viên khithực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự Trên
cơ sở đó đề xuất những giải pháp cơ bản để việc nâng cao chất lượng củaKiểm sát viên khi thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ
án Hình sự trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháphiện nay Góp phần xây dựng một cái nhìn toàn diện về hoạt động của Kiểmsát viên khi thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án
Trang 7hình sự Qua đó thấy được vai trò to lớn của Kiểm sát viên trong đấu tranhphòng ngừa tội phạm nói chung và trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói riêng.
Và một số bài viết như: Thanh Hoa (2016), Nâng cao chất lượng kiểm
sát trong hoạt động tư pháp, Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh; Nguyễn
Văn Việt (2019), Giải pháp nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên
tại phiên tòa hình sự sơ thẩm hiện nay, Trang Kiểm sát online;…
Đây là những công trình nghiên cứu vấn đề về kiểm sát việc tuân theopháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ở nhiều góc độ, khíacạnh khác nhau, gắn với nhiều địa phương khác nhau, nhưng hiện chưa cócông trình nghiên cứu chuyên sâu nào về kiểm sát việc tuân theo pháp luậttrong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại tỉnh Điện Biên Tuy nhiên,các công trình nghiên cứu trên vẫn là những nguồn tài liệu quan trọng, có giátrị tham khảo lớn đối với tác giả khi thực hiện việc nghiên cứu đề tài Luậnvăn thạc sĩ của mình
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung phân tích làm rõ cơ sở lý luận về kiểm sát việctuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, các quyđịnh pháp luật tố tụng hình sự về vấn đề này Qua phân tích đánh giá thựctrạng thực hiện hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạnxét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại tỉnh Điện Biên, luận văn xác định đượcnhững tồn tại, hạn chế và nguyên nhân để đề xuất một số giải pháp nhằmhoàn thiện pháp luật và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động kiểm sát việctuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Việnkiểm sát nhân dân tại tỉnh Điện Biên trong thời gian tới
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn đặt ra và thực hiện những nhiệm
vụ cụ thể như sau:
Trang 8- Nghiên cứu, phân tích làm rõ cơ sở lý luận về kiểm sát việc tuântheo pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
- Phân tích, đánh giá các quy định pháp luật tố tụng hình sự hiện hành vềkiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
- Thống kê, đánh giá thực trạng thực hiện các quy định pháp luật tốtụng hình sự hiện hành về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạnxét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tại tỉnh Điện Biên
kể từ năm 2016 đến năm 2021
- Xác định những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế trong hoạtđộng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ ánhình sự trên địa bàn tỉnh Điện Biên Chỉ ra nguyên nhân của tồn tại hạn chế
- Đề xuất kiến nghị, giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật và nângcao hiệu quả hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét
xử sơ thẩm vụ án hình sự
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ sở lý luận về kiểm sát việc tuântheo pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự; quy định phápluật và thực tiễn của hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giaiđoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2016 đến năm 2021
Trang 95 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1 Phương pháp luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chính sách của Đảng và phápluật Nhà nước về pháp luật tố tụng hình sự
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
- Phương pháp thu thập và nghiên cứu các tài liệu có liên quan để làm
rõ tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề lý luận về kiểm sát việctuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự Từ đó, xácđịnh những nội dung nào của các công trình khoa học trước chưa đề cập đến
để tiếp tục nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện về lý luận
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp được sử dụng để thống
kê và phân tích các các tài liệu, báo cáo tổng kết công tác kiểm sát năm củaViện kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên, nhằm đánh giá hoạt động kiểm sátviệc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đượcthực hiện tại cơ quan này có những ưu điểm gì, kết quả thực hiện còn nhữngtồn tại, hạn chế gì
- Phương pháp nghiên cứu điển hình được sử dụng để tiến hành nghiêncứu, phân tích hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét
xử sơ thẩm vụ án hình sự từ một số vụ án cụ thể để tìm ra những ưu điểm vàvướng mắc, khó khăn mang tính phổ biến Từ đó rút ra những nguyên nhân, điềukiện dẫn đến tồn tại, hạn chế trong kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giaiđoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự để tiếp tục nghiên cứu, kiến nghị, hoànthiện về lý luận, đề xuất những biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1 Ý nghĩa lý luận
Luận văn đã góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận khoa học pháp lýchuyên ngành luật tố tụng hình sự; làm rõ nội dung hoạt động kiểm sát việc
Trang 10tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Việnkiểm sát nhân dân.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Nội dung của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo khixây dựng tài liệu phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng kĩ năng chuyên sâunghiệp vụ Một số giải pháp của luận văn là tài liệu để các cơ quan có thẩmquyền nghiên cứu, tham khảo khi sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng hình sựhiện hành và là tài liệu tham khảo có giá trị cho các học viên nghiên cứu
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nộidung của luận văn gồm 02 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và quy định pháp luật về kiểm sát
việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Chương 2: Thực tiễn hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật
trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tạitỉnh Điện Biên - Một số kiến nghị và giải pháp
Trang 11Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
VỀ KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG GIAI ĐOẠN
Kiểm sát hoạt động tư pháp là chức năng Hiến định của Viện kiểm sátnhân dân, được cụ thể hóa tại Điều 4 của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dânnăm 2014 như sau: “Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểmsát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơquan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khitiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ ánhành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại,lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tưpháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật” Đây là hoạtđộng mang tính quyền lực nhà nước khi tham gia hoạt động tố tụng, nhằmmục đích đảm bảo cho pháp luật được áp dụng nghiêm chỉnh và thống nhấttrong quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án
Trang 12Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân được thựchiện bởi các Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, các Kiểmsát viên, Kiểm tra viên là những người tiến hành tố tụng, trên cơ sở nguyêntắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát Như vậy, kiểm sát hoạt động tưpháp hình sự là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước, do Nhà nước giaocho Viện kiểm sát nhằm đảm bảo pháp chế trong hoạt động tư pháp hình sự.
Kiểm sát tư pháp trong từng giai đoạn tố tụng hình sự khác nhau thì cóđối tượng, phạm vi và nhiệm vụ, quyền hạn riêng nhưng đều có quan hệ mậtthiết với nhau, cùng thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luậttrong hoạt động tư pháp Xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự là một giai đoạnquan trọng của quá trình giải quyết một vụ án, trong giai đoạn này tập trungcao nhất quyền tư pháp, Tòa án nhân danh Nhà nước quyết định tội danh,hình phạt và các vấn đề khác liên quan đến tội phạm Giai đoạn này bắt đầu
kể từ khi Viện kiểm sát truy tố các bị cáo, chuyển hồ sơ vụ án đến Tòa ánđược Tòa án thụ lý và kết thúc khi Tòa án ra một bản án, quyết định có hiệulực pháp luật Do vậy, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử
sơ thẩm hình sự bắt đầu từ khi Viện kiểm sát quyết định việc truy tố ngườiphạm tội ra Tòa án cấp sơ thẩm để xét xử và kết thúc khi Tòa án ra bản án,quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật (không bị kháng cáo, kháng nghịtrong thời hạn luật định) hoặc có kháng cáo hoặc kháng nghị phúc thẩm
Trang 13Như vậy, có thể hiểu, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai
đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân nhằm kiểm sát tính hợp pháp trong các quyết định, hành vi của Tòa án, của người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng nhằm đảm bảo việc xét xử vụ án hình sự sơ thẩm phải tuân theo đúng quy định pháp luật, nghiêm minh và kịp thời.
Kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự sơ thẩm thể hiện trên cáckhía cạnh sau: kiểm sát tư cách pháp lý của những người tiến hành tố tụngtrong Hội đồng xét xử; việc tuân theo các quy định về tố tụng hình sự trongquá trình xét xử; việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét hỏi tại phiêntòa; việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng; việc tuân theocác quy định của trật tự phiên tòa; việc tuân theo pháp luật trong các Bản án,quyết định của Tòa án Cụ thể là:
Trang 14Kiểm tra tính hợp pháp của các quyết định phân công người tiến hành
tố tụng, kiểm sát các quyết định, hành vi của những người này tại phiên tòaxét xử sơ thẩm vụ án hình sự; Kiểm sát viên phải kiểm sát việc tuân theo phápluật của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Hội đồng xét xử về việc: thực hiện cácyêu cầu cung cấp, bổ sung chứng cứ; triệu tập người tham gia tố tụng, người
có thẩm quyền tiến hành tố tụng; thay đổi thành viên Hội đồng xét xử, Thư kýTòa án; áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;xét xử theo thủ tục rút gọn, xét xử công khai hoặc xét xử kín; thông báo chonhững người tham gia tố tụng biết thời gian, địa điểm xét xử và các hoạt động
tố tụng khác; Kiểm sát viên phải kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Hộiđồng xét xử, Thư ký Tòa án và những người tham gia tố tụng từ khi bắt đầuđến khi kết thúc phiên tòa, bảo đảm việc xét xử được công minh, đúng phápluật; Đề nghị tạm ngừng phiên tòa hoặc hoãn phiên tòa nếu thuộc một trongcác trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 251, khoản 1 Điều 297 Bộ luật Tốtụng hình sự Trường hợp Kiểm sát viên đề nghị tạm ngừng hoặc hoãn phiêntòa mà Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục xét xử thì Kiểm sát viên phải tham giaphiên tòa và phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án.Sau phiên tòa, Kiểm sát viên phải báo cáo ngay với lãnh đạo Viện kiểm sátxem xét, quyết định Khi phát hiện có vi phạm khác về thủ tục tố tụng thì kiếnnghị, yêu cầu Hội đồng xét xử khắc phục kịp thời; Kiểm sát việc tuyên án;biên bản phiên tòa; bản án, quyết định của Tòa án; việc giao bản án, quyếtđịnh của Tòa án và việc gửi hồ sơ vụ án có kháng cáo, kháng nghị theo đúngquy định của Bộ luật Tố tụng hình sự nhằm phát hiện những sai sót và viphạm của Tòa án trong việc ra bản án, quyết định, kịp thời báo cáo lãnh đạoViện kiểm sát ban hành kiến nghị, kháng nghị Kiểm sát việc giao cho Việnkiểm sát cùng cấp và gửi cho Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp bản án sơ thẩmchưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án theo Điều 262 Bộ luật Tố tụng hình sự
Trang 15Từ khái niệm trên ta có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản của kiểm sátviệc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm như sau:
- Đây là một trong những nội dung thuộc chức năng kiểm sát hoạtđộng tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân;
- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ
án hình sự được thực hiện bắt đầu từ khi Viện kiểm sát quyết định việc truy tốngười phạm tội ra Tòa án để xét xử và kết thúc khi bản án có hiệu lực phápluật, không bị kháng cáo, kháng nghị
- Nội dung của kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét
xử sơ thẩm vụ án hình sự chính là: kiểm sát việc tuân theo các quy định về tốtụng hình sự trong quá trình xét xử; việc tuân theo pháp luật trong hoạt độngxét hỏi tại phiên tòa; việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tốtụng; việc tuân theo các quy định của trật tự phiên tòa; việc tuân theo phápluật trong các Bản án, quyết định của Tòa án
- Mục đích của kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét
xử sơ thẩm là nhằm đảm bảo các hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhântrong giai đoạn xét xử phải được thực hiện theo đúng quy định pháp luật
1.1.2 Mối quan hệ giữa thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm
Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, hiện nay Viện kiểm sátnhân dân thực hiện hai chức năng là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạtđộng tư pháp
“Quyền công tố” của Viện kiểm sát là quyền nhân danh quyền lựccông thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội Đốitượng tác động của quyền công tố là tội phạm và người phạm tội Phạm viquyền này bắt đầu từ khi có tội phạm xảy ra và kết thúc khi bản án có hiệu lựcpháp luật, không bị kháng nghị Để đảm bảo việc thực hiện quyền đó, Nhànước ban hành các văn bản pháp luật quy định các quyền năng pháp lý thuộc
Trang 16nội dung quyền công tố mà cơ quan có thẩm quyền được áp dụng để truy cứutrách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, cơ quan được giao thẩm quyềntruy tố đưa vụ án ra toà để xét xử và thực hiện việc buộc tội đó gọi là cơ quanthực hành quyền công tố Nhà nước giao cho Viện kiểm sát nhân dân thựchiện chức năng này cho nên chỉ có Viện kiểm sát nhân dân mới có chức năngthực hành quyền công tố mà không có cơ quan nào có được Thực hành quyềncông tố là việc sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý thuộc nội dungquyền công tố để thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ngườiphạm tội trong các giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử.
Những quyền năng pháp lý mà Viện kiểm sát tự quyết định có liênquan đến việc buộc tội bị can, bị cáo thì đó là những quyền năng thuộc nộidung thực hành quyền công tố Những quyền năng pháp lý mà Viện kiểm sát
sử dụng để phát hiện và yêu cầu xử lý những vi phạm pháp luật của cơ quan,người tiến hành tố tụng là những quyền thuộc chức năng kiểm sát hoạt động
tư pháp Đây là hai chức năng mang tính độc lập của Viện kiểm sát, tuynhiên, giữa thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp luôn đanxen lẫn nhau, quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau, có tác dụng hỗ trợ chonhau trong suốt quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình Mốiquan hệ này song song tồn tại trong phạm vi bắt đầu từ khi tội phạm đượcphát hiện khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử cho đến khi bản án có hiệu lựcpháp luật
Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, Viện kiểm sát thựchành quyền công tố bằng việc công bố cáo trạng hoặc quyết định truy tố theothủ tục rút gọn, quyết định khác về việc buộc tội đối với bị cáo tại phiên tòa.Xét hỏi, luận tội, tranh luận, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án tạiphiên tòa Kháng nghị bản án, quyết định của tòa án trong trường hợp pháthiện oan sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội Viện kiểm sát bảo vệ quyền conngười thông qua hoạt động truy tố, buộc tội người phạm tội, để Tòa án xét xử,
Trang 17kết tội, quyết định hình phạt Bằng cách đó góp phần phòng ngừa tội phạm vàkhôi phục các quyền và lợi ích của người bị hại, người có quyền, lợi ích cóliên quan bị kẻ phạm tội xâm phạm.
Viện kiểm sát thực hiện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ ánhình sự là kiểm sát hành vi và quyết định tố tụng khi áp dụng pháp luật cóđúng pháp luật hay không? hoạt động kiểm sát phải tuân thủ pháp luật chặtchẽ các quy định của pháp luật để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa vi phạm phápluật trong xét xử, góp phần vào việc nhằm đảm bảo công tác xét xử của Tòa
án có căn cứ và hợp pháp Có thể thấy rằng để bảo đảm quyền con người, Tòa
án phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật, việc điều tra xét hỏi tại phiêntoà, việc ra các bản án, quyết định Viện kiểm sát phải thực hiện tốt chứcnăng, nhiệm vụ của mình mới bảo đảm việc xét xử vụ án hình sự có căn cứ vàhợp pháp, đồng thời hạn chế được lạm dụng quyền lực và vi phạm quyền conngười trong xét xử hình sự
Như vậy, thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo phápluật trong giai đoạn xét xử là hai chức năng của Viện kiểm sát, hai chức năngnày có tính độc lập nhưng có mối quan hệ mật thiết, tương hỗ lẫn nhau Tronggiai đoạn này, Viện kiểm sát vừa thực hành quyền công tố, vừa kiểm sát cáchoạt động tư pháp của Tòa án, thông qua kiểm sát việc tuân theo pháp luậtcủa Tòa án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát phát hiện những viphạm của Tòa án để kịp thời có biện pháp xử lý như kiến nghị, kháng nghị,nhằm đảm bảo các hoạt động của Tòa án phải tuân thủ đúng quy định củapháp luật, đảm bảo hỗ trợ hoạt động thực hành quyền công tố đạt hiệu quả tối
Trang 18phòng, chống tội phạm và ý nghĩa trong việc xây dựng vận hành hệ thống cơquan tư pháp Việt Nam Cụ thể:
Một là, trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, Viện kiểm sát có
trách nhiệm áp dụng những biện pháp do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định đểloại trừ việc vi phạm pháp luật của Tòa án, hay bất kỳ cơ quan, cá nhân nào.Điều này thể hiện rõ chủ trương, cách thức xây dựng hệ thống cơ quan bảo vệ
tư pháp của Việt Nam, với Viện kiểm sát là cơ quan trực thuộc Quốc hội, đạidiện nhân dân bảo vệ pháp luật, kiểm tra, giám sát hoạt động tư pháp của các
cơ quan tiến hành tố tụng
Hai là, chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn
xét xử sơ thẩm của Viện kiểm sát nhằm đảm bảo hoạt động xét xử của Tòa ánphải đúng quy định pháp luật, góp phần hạn chế phát sinh vi phạm pháp luậttrong giai đoạn xét xử sơ thẩm, đặc biệt là những vi phạm mang tính chất tiêucực do cán bộ Tòa án, hoặc những người tham gia tố tụng thực hiện;
Ba là, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử sở thẩm
góp phần giải quyết tốt vụ án, hỗ trợ giúp Viện kiểm sát thực hiện tốt chứcnăng thực hành quyền công tố, đảm bảo việc buộc tội đúng người, đúng tội,đúng pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh, phòng chốngtội phạm, xây dựng và tăng thêm niềm tin của quần chúng nhân dân vào các
cơ quan tiến hành tố tụng của Việt Nam trong đó có Viện kiểm sát nhân dân
1.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Những quy định hiện hành trong các văn bản Luật và dưới Luật
Quyền kiểm sát hoạt động tư pháp, kiểm sát việc tuân theo pháp luậttrong giai đoạn xét xử sơ thẩm của Viện kiểm sát nhân dân không thể đượcthực thi nếu không có các quy định pháp luật cụ thể Có thể nói, pháp luật làyếu tố đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến mọi công tác của Viện kiểmsát trong đó có công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét
Trang 19xử sơ thẩm vụ án hình sự Hệ thống pháp luật toàn diện, đồng bộ, đầy đủ sẽtạo điều kiện bảo đảm việc thực hiện chức năng kiểm sát của Viện kiểm sát.Ngược lại, nếu hệ thống pháp luật chồng chéo, mâu thuẫn hoặc không đầy đủ
cụ thể sẽ dẫn đến hạn chế công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật, gâykhó khăn cho chủ thể thực hiện quyền kiểm sát Vì vây, cần thiết phải xâydựng một hệ thống pháp luật đồng bộ, toàn diện, phù hợp với điều kiện kinh
tế, chính trị, xã hội ở nước ta trên cơ sở vận dụng các thành tựu khoa học hiệnđại, kỹ thuật pháp lý tiên tiến vào công tác lập pháp, lập quy Hệ thống phápluật này cần bảo đảm các yếu tố như về chất lượng, tính thống nhất, tính khảthi Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phải tuân thủ một cáchnghiêm chỉnh quy trình làm luật: chặt chẽ, khách quan, dân chủ
Pháp luật về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Viện kiểm sát nóichung, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ ánhình sự nói riêng trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phải là kết quảcủa sự thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam Phápluật phải thể hiện bản chất dân chủ, giá trị công bằng, bình đẳng, phù hợp vớihiện thực khách quan và góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội Không thể xâydựng và hoàn thiện pháp luật một cách tùy tiện Tình trạng ban hành hoặcthay đổi quá nhanh và thiếu tính khả thi các văn bản quy phạm pháp luật củacác Bộ, ngành và địa phương sẽ làm suy giảm lòng tin của nhân dân vàonhững giá trị công bằng và khả năng điều chỉnh của pháp luật Vì vậy, nhiệm
vụ cấp bách hàng đầu trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền là quyết tâmđổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về chức năngnhiệm vụ quyền hạn của Viện kiểm sát nói riêng, đặt công việc đó trên mộtnền tảng khoa học Để thực hiện được những yêu cầu nhiệm vụ trên đây,trước hết cần phải có một chiến lược xây dựng pháp luật thật sự khoa học,tiên tiến, phù hợp với thực tiễn điều kiện Việt Nam và theo kịp xu thế của
Trang 20quốc tế; nâng cao năng lực của các cơ quan lập pháp, lập quy và chất lượngcủa hoạt động lập pháp, lập quy.
Mối quan hệ của các cơ quan tố tụng trong thực hiện kiểm sát hoạtđỗng xét xử sơ thẩm (Cơ quan điều tra, Tòa án, Mặt trận tổ quốc, Ban nộichính, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, các đoàn thể quần chúng )
Công tác phối hợp của các cơ quan hữu quan là yếu tố ảnh hưởngkhông nhỏ đến việc bảo đảm quyền kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm
sơ thẩm vụ án hình sự Trước hết là công tác phối hợp liên ngành giữa Việnkiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Tòa án cùng cấp thông qua việc banhành các Quy chế phối hợp trong công tác xét xử các vụ án hình sự
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, Viện kiểm sát nhândân có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Công an, Tòa án, Thi hành án,Thanh tra, Kiểm toán, các cơ quan nhà nước khác, Ủy ban Mặt trận Tổ quốcViệt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận để phòng, chống tội phạm
có hiệu quả; xử lý kịp thời, nghiêm minh các loại tội phạm và vi phạm phápluật trong hoạt động tư pháp; phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng phápluật; đào tạo, bồi dưỡng; nghiên cứu tội phạm và vi phạm pháp luật
Quan hệ giữa Viện kiểm sát với các ngành, tổ chức chính trị, tổ chức
xã hội, các đoàn thể quần chúng là cơ sở vững chắc cho Viện kiểm sát thực hiệntốt chức năng, nhiệm vụ của mình, phát huy được sức mạnh của hệ thống chínhtrị trong đấu tranh, phòng chống tội phạm, trong đó, mối quan hệ giữa Viện kiểmsát và Mặt trận tổ quốc và các thành viên đóng một vai trò quan trọng Vì vậy,Viện kiểm sát các địa phương phải chủ động phối hợp với Mặt trận Tổ quốc đểban hành quy chế phối hợp công tác, từ đó mở rộng các hình thức tuyên truyền,giáo dục, phổ biến nâng cao nhận thức pháp luật cho các tầng lớp nhân dân nhằmbảo đảm thực hiện có hiệu quả công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm
Các văn bản chỉ đạo ngành Kiểm sát, cơ quan Đảng và chính quyền địaphương đối với công tác kiểm sát xét xử, xét xử các vụ án hình sự trên địa bàn
Trang 21Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát tại địa phươngnhằm đảm bảo pháp luật được thực hiện đúng, đồng thời phải đảm bảo mụctiêu bảo vệ an ninh, chính trị, vì sự phát triển của địa phương Vì vậy, nhữngvăn bản chỉ đạo của Ngành, của Đảng ủy, chính quyền địa phương có sự tácđộng không nhỏ đến kết quả hoạt động của Viện kiểm sát nói chung, hoạtđộng kiểm sát xét xử của Viện kiểm sát nói riêng
Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của ngành và của Đảng ủy, chínhquyền địa phương, Viện kiểm sát nhân dân xây dựng kế hoạch công tác vừađảm bảo chỉ thị công tác ngành vừa đảm bảo phù hợp với tình hình chính trị,kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, góp phần thực hiện tốt các mục tiêuchính trị, kinh tế văn hóa xã hội của địa phương
Nguồn nhân lực là các cán bộ kiểm sát viên trong ngành kiểm sát nhândân Nguồn nhân lực chính là số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ,công chức làm công tác thực thi quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ
án hình sự mà cụ thể ở đây là các Kiểm sát viên những người được bổ nhiệmtheo quy định của pháp luật để thực hiện quyền công tố
Trước yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát theoyêu cầu của cải cách tư pháp, việc xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp, trong đó
có đội ngũ Kiểm sát viên, công chức Viện kiểm sát nhân dân trong sạch, cóphẩm chất, năng lực nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thực thiquyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là một nội dung rấtquan trọng và cấp thiết
Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động kiểm sát đóng vai trò quantrọng để bảo đảm hoạt đồng kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án hình sự bao gồm:
cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác Cơ sở vật chất, điều kiệnlàm việc của Kiểm sát viên bao gồm trụ sở làm việc, các phương tiện kỹ thuậtphục vụ cho việc phát hiện, cập nhật, lưu giữ các thông tin tội phạm, cácthông tin phục vụ cho công tác nghiệp vụ, các phương tiện để quản lý hồ sơ
Trang 22án hình sự và các hoạt động nghiệp vụ khác, các phương tiện đi lại, phươngtiện thông tin Nếu cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị và điều kiệnlàm việc tốt, đầy đủ, hiện đại… thì sẽ tạo điều kiện để Kiểm sát viên hoànthành tốt nhiệm vụ của mình, ngược lại, nếu cơ sở vật chất, điều kiện làm việcthiếu thốn, lạc hậu…sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động công tác kiểmsát xét xử.
Ngoài cơ sở vật chất và điều kiện làm việc, cần có cơ chế, chính sáchđặc thù để thu hút cán bộ Chế độ đãi ngộ đối với Kiểm sát viên cũng ảnhhưởng không nhỏ đến hoạt động kiểm sát xét xử, nếu có chế độ đãi ngộ tốt thìKiểm sát viên sẽ không phải lo đời sống của bản thân và gia đình, toàn tâm,toàn ý vào việc thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và như vậy sẽ góp phầnquan trọng nâng cao chất lượng hoạt động kiểm sát xét xử Điều này còn tạođiều kiện thu hút những người có trình độ chuyên môn giỏi ngoài ngành vàophục vụ cho ngành Do vậy, để hoạt động thực hành quyền công tố của Kiểmsát viên được đảm bảo theo yêu cầu theo tinh thần cải cách tư pháp hiện naycần phải quan tâm đến việc bảo đảm cơ sở vật chất, quan tâm đến chế độchính sách đối với đội ngũ Kiểm sát viên làm công tác hình sự
1.2 Cơ sở pháp lý và quy chế của Ngành Kiểm sát nhân dân quy định về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm
kiểm sát nhân dân năm 2014 (Luật 63/2014/QH13 ngày 24/11/2014) Luật tổ
chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 được Quốc hội thông qua ngày24/11/2014 là sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng của Ngành Kiểm sát nhândân Luật này có nhiều điều chỉnh quan trọng, thể chế hóa đầy đủ các yêu cầu
Trang 23cải cách tư pháp; cụ thể hóa chế định Viện kiểm sát nhân dân đã được ghinhận trong Hiến pháp năm 2013; Về nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dânđược quy định đầy đủ hơn, rộng hơn; kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, bấtcập trong Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và các Pháp lệnh hiện hành;thể hiện đúng vị trí, vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong việc thực hiệnquyền lực nhà nước và trách nhiệm đối với xã hội, công dân
Điều 4 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân quy định chức năng kiểmsát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân là kiểm sát tính hợp pháp củacác hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp,được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm,kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giảiquyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tronghoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật, trong
đó có kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ ánhình sự Đây là lần đầu tiên khái niệm kiểm sát hoạt động tư pháp được ghi nhậntrong một văn bản pháp lý chính thức và là cơ sở định hướng để các nhà khoa họctiếp tục nghiên cứu sâu hơn về quyền kiểm sát dưới góc độ khoa học pháp lý
Chức năng này được quy định cụ thể hơn tại Điều 6 như sau: Việnkiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp bằng cáccông tác sau đây: “… Kiểm sát việc xét xử vụ án hình sự…”
Đặc biệt, tại Điều 19 của Luật tổ chức Viện kiểm sát 2014 quy định vềnhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát xét xử vụ ánhình sự cụ thể:
+ Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử các vụ án hình
sự của Tòa án
+ Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án
Trang 24+ Kiểm sát hoạt động tố tụng hình sự của người tham gia tố tụng; yêucầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người thamgia tố tụng vi phạm pháp luật.
+ Yêu cầu Tòa án cùng cấp, cấp dưới chuyển hồ sơ vụ án hình sự đểxem xét, quyết định việc kháng nghị
+ Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm nghiêm trọng
về nội dung bảo đảm hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân với các Điều luật
từ 93 đến 99 quy định về tổng biên chế, số lượng, cơ cấu tỷ lệ ngạch Kiểm sátviên, Điều tra viên của Viện kiểm sát nhân dân; về kinh phí và cơ sở vật chất;
về chế độ tiền lương, phụ cấp; Ngoài ra, lần đầu tiên Luật tổ chức Viện kiểmsát nhân dân năm 2014 quy định về chế độ đào tạo, bồi dưỡng; về khenthưởng và xử lý vi phạm
Trang 251.2.2 Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Bộ luật Tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyếtnguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thihành án hình sự; nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan cóthẩm quyền tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người
có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tốtụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự Bộ luật
Tố tụng hình sự có nhiệm vụ bảo đảm phát hiện chính xác và xử lý côngminh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không
để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; góp phần bảo vệ công lý, bảo vệquyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợiích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giáo dụcmọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm
Ngày 27 tháng 11 năm 2015, Quốc hội thông qua Bộ luật Tố tụnghình sự mới với nhiều thay đổi quan trọng gắn liền với chức năng của Việnkiểm sát như: Bổ sung nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa hình sự; Phân định
rõ thẩm quyền quản lý hành chính tư pháp; mở rộng quyền hạn và tráchnhiệm của Kiểm sát viên Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng, kiệntoàn tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát các cấp trong quá trình cải cách
tư pháp, xây dựng hệ thống văn bản pháp luật liên quan
Điều 20 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định như sau:”Viện
kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong
tố tụng hình sự, quyết định việc buộc tội, phát hiện vi phạm pháp luật nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội, người phạm tội, pháp nhân phạm tội, vi phạm pháp luật đều phải được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh, việc khởi
tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật,
Trang 26không để lọt tội phạm và người phạm tội, pháp nhân phạm tội, không làm oan người vô tội”.
Để bảo đảm Viện kiểm sát tổ chức thực hiện tốt quyền kiểm sát hoạtđộng tư pháp nói chung, hoạt động xét xử vụ án sơ thẩm nói riêng, Bộ luật Tố
tụng hình sự năm 2015 đã quy định cụ thể hơn về nhiệm vụ quyền hạn của
Viện kiểm sát tại Điều 267 đó là:
+ Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử vụ án hình sự của Tòa án.
+ Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật.
+ Kiểm sát bản án, quyết định, văn bản tố tụng khác của Tòa án + Yêu cầu Tòa án cùng cấp, cấp dưới chuyển hồ sơ vụ án hình sự để xem xét, quyết định việc kháng nghị.
+ Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.
+ Kiến nghị, yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; kiến nghị Tòa án khắc phục
Trang 271.2.3 Quy chế ban hành kèm theo quyết định của Viện Trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Ngày18/12/2017, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hànhQuyết định số 505-QĐ-VKSTC về công tác thực hành quyền công tố, kiểm sátxét xử án hình sự Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018
và thay thế Quyết định số 960/2007/QĐ-VKSTC ngày 17/09/2007 của Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác thực hành quyền công tố
và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự
Với quy định tại Điều 1 về chức năng như sau: trong giai đoạn xét xử
vụ án hình sự, Viện kiểm sát có trách nhiệm: ”1….
2 Kiểm sát việc xét xử nhằm kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của Tòa án, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động xét xử, bảo đảm việc xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật.”
Đặc biệt, tại Điều 3 của Quy chế đã quy định rõ về nhiệm vụ, quyềnhạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án hình sự như sau:
“1 Khi kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn theo Điều 267 Bộ luật Tố tụng hình sự, Điều 19 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và các quy định pháp luật khác có liên quan.”
Các quy định trong quy chế, chỉ rõ những chức năng, nhiệm vụ củaViện kiểm sát khi thực hiện kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, tạo cơ sở
để Viện kiểm sát nắm bắt thuận lợi cách thức, phương thức thực hiện quyềnkiểm sát trong thực hiện chức năng nhiệm vụ
Kết luận chương 1
Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan Nhà nước có chức năng thực hànhquyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp Quyền năng này của Viện kiểmsát được quy định rõ trong Hiến pháp 2013, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhândân, Bộ luật Tố tụng hình sự và các văn bản dưới luật khác Với chức năngkiểm sát hoạt động tư pháp, trong đó có kiểm sát việc tuân theo pháp luật
Trang 28trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát nhân dân đã góp phần đảm bảopháp luật được thực hiện đúng theo quy định, góp phần nâng cao hiệu quảcông tác đấu tranh phòng chống tội phạm của hệ thống cơ quan tư pháp.
Hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử sơthẩm của Viện kiểm sát nhân dân chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động, cóthể kể đến một số yếu tố như quy định pháp luật là cơ sở pháp lý cho Viện kiểmsát thực hiện chức năng nhiệm vụ, yếu tố văn bản chỉ đạo của ngành và các cơquan chính quyền địa phương, yếu tố nguồn nhân lực và cơ sở vật chất phục vụcho hoạt động kiểm sát, hay yếu tố sự phối hợp của các cơ quan tiến hành tốtụng, cơ quan hữu quan trên địa bàn Tuy nhiên, qua nghiên cứu các quy địnhpháp luật về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ
án hình sự, cho thấy, một số quy định pháp luật còn thiếu hoàn thiện, gây khókhăn cho Viện kiểm sát trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ Để làm
rõ hơn những khó khăn này trong thực tiễn, học viên sử dụng những nội dungnghiên cứu tại chương 1 làm tiền đề thực hiện nghiên cứu thực tiễn tại chương 2
Trang 29Chương 2 THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO
PHÁP LUẬT TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN DÂN TẠI TỈNH ĐIỆN
BIÊN - MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP
2.1 Thực tiễn hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử của Viện kiểm sát nhân dân tại tỉnh Điện Biên
Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổquốc, có tọa độ địa lý 20o54’ - 22o33’ vĩ độ Bắc và 102o10’ - 103o36’ kinh
độ Đông Nằm cách Thủ đô Hà Nội 504 km về phía Tây, phía Đông và ĐôngBắc giáp tỉnh Sơn La, phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Tây Bắc giáp tỉnh VânNam (Trung Quốc), phía Tây và Tây Nam giáp Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với hai quốc gia: Trung Quốc (dài38,5km) và Lào (dài 360 km) Trên tuyến biên giới Việt - Lào, ngoài 2 cửakhẩu đã được mở là Huổi Puốc và Tây Trang, còn 3 cặp cửa khẩu phụ khácsắp tới sẽ được mở Trên tuyến biên giới Việt - Trung sẽ mở cặp cửa khẩu A
Pa Chải - Long Phú thành cửa khẩu Quốc gia Đặc biệt, cửa khẩu Tây Trang
từ lâu đã là cửa khẩu quan trọng của vùng Tây Bắc và cả nước, được Chínhphủ hai nước thỏa thuận nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế và Khu kinh tế cửakhẩu đang được xây dựng Đây là điều kiện và cơ hội rất lớn để Điện Biênđẩy mạnh thương mại quốc tế, tiến tới xây dựng khu vực này thành địa bàntrung chuyển chính trên tuyến đường xuyên Á phía Bắc, nối liền vùng Tây BắcViệt Nam với khu vực Bắc Lào - Tây Nam Trung Quốc và Đông Bắc Mianma.1
Do ảnh hưởng của các hoạt động kiến tạo nên địa hình của Điện Biênrất phức tạp, chủ yếu là đồi núi dốc, hiểm trở và chia cắt mạnh Được cấu tạo
1 Điều kiện tự nhiên tỉnh Điện Biên, NHIEN-TINH-DIEN-BIEN.html;
Trang 30http://daibieunhandan.dienbien.gov.vn/Article/1492/DIEU-KIEN-TU-bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với độ cao biếnđổi từ 200m đến hơn 1.800m Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam vànghiêng dần từ Tây sang Đông Ở phía Bắc có các điểm cao 1.085m, 1.162 m
và 1.856 m (thuộc huyện Mường Nhé), cao nhất là đỉnh Pu Đen Đinh cao1.886m Ở phía Tây có các điểm cao 1.127m, 1.649m, 1.860m và dãy điểmcao Mường Phăng kéo xuống Tuần Giáo Xen lẫn các dãy núi cao là cácthung lũng, sông suối nhỏ hẹp và dốc Trong đó, đáng kể có thung lũngMường Thanh rộng hơn 150km2, là cánh đồng lớn và nổi tiếng nhất của tỉnh
và toàn vùng Tây Bắc Núi bị bào mòn mạnh tạo nên những cao nguyên khárộng như cao nguyên A Pa Chải (huyện Mường Nhé), cao nguyên Tả Phình(huyện Tủa Chùa) Ngoài ra còn có các dạng địa hình thung lũng, sông suối,thềm bãi bồi, nón phóng vật, sườn tích, hang động castơ, phân bố rộng khắptrên địa bàn, nhưng diện tích nhỏ2
Tỉnh có 10 đơn vị hành chính, gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 08huyện; với 130 xã, phường, thị trấn Dân số trung bình tỉnh Điện Biên năm
2015 là 547,785 người; gồm 19 dân tộc, trong đó: Dân tộc Thái chiếm tỷ lệcao nhất, khoảng 37,99%, dân tộc Mông chiếm 34,8%, dân tộc Kinh chiếm18,42%, dân tộc Khơ Mú 3,3%, còn lại là các dân tộc khác như Dao, Hà Nhì,Hoa, Kháng Mỗi dân tộc có những nét riêng về ngôn ngữ, phong tục tậpquán, văn hóa… tạo thành bức tranh đa sắc màu cho nền văn hóa ĐiệnBiên Điện Biên là tỉnh có vị trí quan trọng về quốc phòng - an ninh, là đầumối giao thông quan trọng giữa khu vực các tỉnh Tây Bắc, Việt Nam với cáctỉnh Bắc Lào và Vân Nam (Trung Quốc).3
Với đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội đặc biệt như vậy, ĐiệnBiên được đánh giá là một trong những tỉnh miền núi có tình hình, diễn biến
2 Điều kiện tự nhiên tỉnh Điện Biên, NHIEN-TINH-DIEN-BIEN.html; Truy cập: 15h30 ngày 11/6/2021
http://daibieunhandan.dienbien.gov.vn/Article/1492/DIEU-KIEN-TU-3 Minh Thành, 2016, Một số nét chính về tỉnh Điện Biên; http://dic.gov.vn/vi/news/Thong-tin-doi-ngoai/Mot-so-net-chinh-ve-tinh-Dien-Bien-3246/; Truy cập: 15h40 ngày 11/6/2021
Trang 31tội phạm rất phức tạp, tập trung chủ yếu ở một số nhóm tội phạm mang tínhchất rất nguy hiểm như tội phạm ma túy, tội phạm mua bán người…Để làmtốt công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trên địa bàn tỉnh Điện Biên trongthời gian qua, Viện kiểm sát nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Điện Biên làmột trong những cơ quan tiến hành tố tụng đóng vai trò vô cùng quan trọng,làm nên những kết quả nhất định trong công tác đấu tranh phòng chống tộiphạm, góp phần bảo vệ và giữ vững an ninh trật tự địa phương
Viện kiểm sát nhân dân các cấp tỉnh Điện Biên với chức năng thựchành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, trong đó với hoạt độngkiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm đã góp phầnđảm bảo cho việc giải quyết các vụ án hình sự của Tòa án được chính xác,tránh bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội
Chất lượng hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạnxét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại tỉnh Điện Biên chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tốtác động, một số yếu tố cơ bản có thể kể đến đó là: yếu tố lãnh đạo, chỉ đạo củacấp ủy, chính quyền địa phương đối với hoạt động bảo vệ chính trị, trật tự trị antrên địa bàn; đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Điện Biên; yếu
tố nguồn nhân lực của Viện kiểm sát nhân dân trong thực hiện chức năng, nhiệmvụ; yếu tố cơ sở vật chất phục vụ cho công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luậttrong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại tỉnh Điện Biên; yếu tố côngtác tuyên truyền pháp luật và ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm củangười dân trên địa bàn tỉnh Điện Biên Đây là các yếu tố có ảnh hưởng trựctiếp nhất đến hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét
xử sơ thẩm án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân các cấp tỉnh Điện Biên
2.1.1 Hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại tỉnh Điện Biên
Hoạt động kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự củaViện kiểm sát nhân dân tỉnh được thể hiện rõ nét qua Bảng 2.1
Trang 32Bảng 2.1: Tổng số vụ án/bị cáo thụ lý sơ thẩm theo thẩm quyền, theo nhóm tội phạm
Án/bị cáo
Loại tội
Năm
Tổng số vụ án/bị cáo
Tội phạm về tham nhũng
và chức vụ
Tội phạm về kinh tế và môi trường
Tội phạm về xâm phạm
sở hữu
Tội phạm xâm phạm trật
tự xã hội, trật
tự quản lý hành chính
Tội phạm về xâm phạm hoạt động
Nguồn: Báo cáo công tác kiểm sát từ năm 2016 đến năm 2020 -
Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên.
Trang 33Năm 2016: Tổng số án sơ thẩm thụ lý: 994 vụ/1246 bị cáo (cũ: 77 vụ/
112 bị cáo; mới: 895 vụ/1108 bị cáo, trong đó Viện kiểm sát nhân dân tối cao
ủy quyền xét xử 01 vụ/01 bị cáo; phục hồi xét xử án tạm đình chỉ 22 vụ/26 bị
cáo), tăng 234 vụ/227 bị cáo so với cùng kỳ năm 2015 Tòa án đã giải quyết:
919 vụ/1144 bị cáo, đạt tỷ lệ 92,5% Trong đó: xét xử: 918 vụ/1143 bị cáo
(xét xử lưu động 111 vụ); đình chỉ xét xử: 01 vụ/01 bị cáo (Bị cáo chết dobệnh lý) Còn đang giải quyết: 75 vụ/102 bị cáo (quá hạn: Không)4
Năm 2017: Thụ lý: 945 vụ/1260 bị cáo (cũ: 75 vụ/102 bị cáo; mới:
870 vụ/1158 bị cáo), giảm 49 vụ, tăng 14 bị cáo so với cùng kỳ năm 2016 Tòa án đã giải quyết: 859 vụ/1137 bị cáo, đạt tỷ lệ 91% Trong đó: xét xử:
858 vụ/1136 bị cáo (xét xử lưu động 126 vụ); đình chỉ xét xử: 01 vụ/01 bị cáo (bịcáo chết do bệnh lý) Còn đang giải quyết: 86 vụ/123 bị cáo (quá hạn: Không)5
Năm 2018: Thụ lý: 883 vụ/1074 bị cáo (cũ: 86 vụ/123 bị cáo; mới:
797 vụ/951bị cáo), giảm 62 vụ, tăng 186 bị cáo so với cùng kỳ năm 2017 Tòa
án đã giải quyết: 870 vụ/1055 bị cáo, đạt tỷ lệ 98.53% Trong đó: xét xử: 869
vụ/1054 bị cáo; đình chỉ xét xử: 01 vụ/01 bị cáo (Bị hại rút đơn yêu cầu) Cònđang giải quyết: 13 vụ/19 bị cáo (quá hạn: Không).6
Năm 2019: Tổng số án sơ thẩm thụ lý: 927 vụ 1.174 bị cáo, tăng 44
vụ 100 bị cáo so với cùng kỳ năm 2018 (cũ: 13 vụ 19 bị cáo; mới: 914 vụ
1.155 bị cáo) Tòa án đã giải quyết: 921 vụ 1.158 bị cáo, đạt tỷ lệ 99,35%.
Trong đó xét xử sơ thẩm: 920 vụ 1.155 bị cáo; đình chỉ xét xử: 01 vụ 03 bịcáo (bị cáo chết); Còn đang giải quyết: 06 vụ 16 bị cáo (quá hạn: Không).7
Năm 2020: Thụ lý: 990 vụ/1241 bị cáo (cũ: 6 vụ/16 bị cáo; mới: 982
vụ/1225bị cáo), tăng 63 vụ, tăng 67bị cáo so với cùng kỳ năm 2019 Tòa án
đã giải quyết: 907 vụ/1140 bị cáo, đạt tỷ lệ 91.6% Trong đó: xét xử: 904
4 Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát năm 2016 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên.
5 Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát năm 2017 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên.
6 Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát năm 2018 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên.
7 Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát năm 2019 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên.
Trang 34vụ/11137 bị cáo; đình chỉ xét xử: 03 vụ/03 bị cáo Còn đang giải quyết: 83 vụ/
101 bị cáo (quá hạn: Không).8
Từ bảng số liệu trên cho thấy, số lượng án Viện kiểm sát tham giathực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm trong từng năm là tươngđối lớn so với nhiều tỉnh thành trong cả nước, năm sau có giảm hơn nămtrước nhưng không đáng kể Các loại tội phạm bị xét xử tập trung chủ yếu ở ởnhóm tội phạm về ma túy với các loại tội như mua bán, tàng trữ, vận chuyểntrái phép chất ma túy; nhóm tội phạm xâm phạm sở hữu với các loại tội nhưtrộm cắp tài sản, cướp tài sản, cướp giật tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản ;nhóm tội phạm tội phạm xâm phạm trật tự xã hội, trật tự quản lý hành chínhvới các loại tội như các tội giết người, cố ý gây thương tích, mua bán người,mua bán trẻ em, hiếp dâm, dâm ô trẻ em, đánh bạc Đặc biệt, là tỉnh đa dântộc, tôn giáo, do đó, trong kiểm sát xét xử vụ án sơ thẩm hình sự ở tỉnh ĐiệnBiên còn phát sinh đối với một số loại tội phạm thuộc nhóm tội phạm về anninh như tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, tội phạm về thamnhũng và chức vụ như tội tham ô tài sản, tội phạm về kinh tế và môi trườngnhư tội hủy hoại rừng, Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng; vàtội phạm về xâm phạm hoạt động tư pháp như tội trốn khỏi nơi giam giữ, tộikhông tố giác tội phạm
Qua kiểm sát nhận thấy, rất nhiều vụ án hình sự sơ thẩm trên địa bàntỉnh Điện Biên là đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết, diễn biến phức tạp,mức độ nguy hiểm và gây hại cho xã hội đặc biệt lớn, tập trung nhiều ở các
vụ án ma túy và vụ án mua bán người Điển hình như vụ án:
Năm 2016, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên kiểm sát việc xét
xử vụ án vận chuyển trái phép chất ma túy đối với Lò Văn Đia (Sinh năm1990; trú tại: Huổi Lả, cụm bản Na Lăm, huyện Mường Mày, tỉnh Phong Sa
Lỳ, Lào) phạm tội vận chuyển trái phép chất ma túy với tổng số là 21 bánh
8 Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát năm 2020 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên.
Trang 35Heroin có tổng khối lượng 6.895,84 gam, mục đích để bán; vụ án Lý A Vàng(Sinh năm 1990; trú tại bản Pu Ca Dao, xã Trung Thu, huyện Tủa Chùa, tỉnhĐiện Biên) và Vàng A Là (SN 1991; trú tại bản Phi Én, xã Tủa Sín Chải,huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu) phạm tội mua bán trái phép chất ma túy với sốlượng là 19 bánh Heroin khối lượng: 6.699,81 gam; Vụ án: Giàng Seo Sì (SN1992; trú tại: Bản Nậm Xả, xã Mường Toong, huyện Mường Nhé) dùng xemáy chở 02 phụ nữ là Lầu Thị Tùng (SN 1988) và Lầu Thị Bia (SN 1997),cùng trú tại bản Nậm Vì, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé, bán sang TrungQuốc để kiếm tiền tiêu xài9
Năm 2017: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên kiểm sát việc xét
xử vụ án Vàng Seo Pao cùng đồng phạm phạm tội: Mua bán trẻ em Nộidung: Sau khi thống nhất, khoảng 19 giờ ngày 10/6/2017 các đối tượng VàngSeo Pao, Sùng Thị Chía, Vàng A Vềnh, Vàng A Quang và Vàng A Phứ cùngnhau đến nhà chị Giàng Thị Mẩy ở bản Nậm Pan 1, xã Mường Tong, huyệnMường Nhé khống chế chị Mẩy rồi bắt cháu Sùng A Minh sinh ngày03/4/2017 rồi mang cháu Minh sang Lào Cai bán cho một đối tượng ngườiTrung Quốc được 79 triệu đồng để lấy tiền chia nhau10
Đặc biệt là năm 2019: Viện kiểm sát tỉnh Điện Biên đã kiểm sát xét
xử vụ án Vì Văn Toán, Bùi Văn Công, Vương Văn Hùng, Lường Văn Hùng,Lường Văn Lả, Phạm Văn Nhiệm phạm tội Giết người, Hiếp dâm, Cướp tàisản, Tàng trữ trái phép chất ma túy, Không tố giác tội phạm, Bắt cóc nhằmchiếm đoạt tài sản: Từ ngày 04/2 - 07/02/2019, trên địa bàn thành phố ĐiệnBiên Phủ và huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, Vì Văn Toán, Bùi Văn Công,Vương Văn Hùng, Lường Văn Hùng, Lường Văn Lả, Phạm Văn Nhiệm đãcùng nhau bàn bạc, thống nhất thực hiện hành vi bắt cóc Cao Mỹ Duyên đểđòi tiền chuộc từ bà Trần Thị Hiền (mẹ Duyên) Sau khi bắt cóc, các đối
9 Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát năm 2016 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên.
10 Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát năm 2017 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên.