1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

lv ths thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự và thực tiễn tại tỉnh điện biên

77 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự và thực tiễn tại tỉnh Điện Biên
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 546 KB

Nội dung

Trần Văn Độ đăng trênTạp chí Luật học số 3/2001; bài viết “Kinh nghiệm từ thực tiễn công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự” của tác giả Phạm Thị Kim Liên

Trang 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP

LUẬT HIỆN HÀNH VỀ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ

1.1 Một số vấn đề lý luận về thực hành quyền công tố trong giai

1.2 Quy định của pháp luật hiện hành về thực hành quyền công tố

Chương 2: THỰC TIỄN THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG

GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT

2.2 Thực tiễn thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra tại

2.3 Các giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố

trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát 59

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 2

BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sựCQĐT : Cơ quan điều tra

THQCT : Thực hành quyền công tốVKS : Viện kiểm sát

VKSND : Viện kiểm sát nhân dân

Trang 3

Số hiệu

bảng

2.1 Kết quả THQCT trong khởi tố vụ án hình sự của VKSND

tại tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2016 - 2020 442.2 Kết quả THQCT trong khởi tố bị can của VKSND

tại tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016 - 2020 442.3 Tình hình, kết quả THQCT trong việc áp dụng biện pháp ngăn

chặn của VKSND tại tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016 - 2020 462.4 Việc đề ra yêu cầu điều tra của VKSND tại tỉnh Điện Biên

2.5 Hoạt động lấy lời khai, hỏi cung bị can của VKSND

tại tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016 - 2020 482.6 Tình hình VKSND hai cấp trả hồ sơ cho CQĐT để điều

2.7 Tình hình Tòa án nhân dân hai cấp trả hồ sơ cho VKSND

điều tra bổ sung giai đoạn 2016 - 2020 52

Trang 4

Ba (Văn phòng tổng hợp và thống kê tội phạm; phòng THQCT, kiểm sát điềutra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự về an ninh, ma túy; VKSND huyệnĐiện Biên), có nhiều tập thể và cá nhân được tặng Bằng khen của Thủ tướngChính phủ; nhiều tập thể và cá nhân được tặng danh hiệu thi đua của VKSNDtối cao, của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên và các tổ chức đoàn thể khác

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên đã có nhiều cố gắng để khắcphục khó khăn, triển khai nhiều biện pháp để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụđược giao, cố gắng đấu tranh đẩy lùi tội phạm, cơ bản đạt và vượt các chỉ tiêu

do Ngành đề ra và trong Nghị quyết của Quốc hội, góp phần giữ vững an ninhchính trị, trật tự, an toàn xã hội và phát triển kinh tế - xã hội của đấtnước Chính từ những cố gắng trong hoạt động của Viện kiểm sát (VKS) màhoạt động điều tra, truy tố, xét xử cơ bản tuân thủ đúng quy định của phápluật, chất lượng ngày càng được nâng cao, không để xảy ra án oan, tôn trọng,bảo vệ quyền con người, quyền công dân Cán bộ làm công tác tư pháp tậntụy với công việc, có tinh thần trách nhiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ được

Trang 5

giao, mỗi cán bộ kiểm sát luôn nỗ lực phấn đấu, không ngừng tự đào tạo, tựhọc tập để “vững về chính trị, giỏi về về nghiệp vụ, công tâm và bản lĩnh, kỷcương và trách nhiệm”.

Tuy nhiên, tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm vẫn còn diễn biếnphức tạp Công tác tư pháp vẫn còn một số hạn chế: việc chấp hành pháp luậttrong khởi tố, điều tra tội phạm có trường hợp chưa nghiêm Vẫn để xảy ratrường hợp oan, sai, vẫn còn án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung Những saisót này đều bắt nguồn từ giai đoạn điều tra, do kết quả điều tra chưa toàndiện, đầy đủ mà ra Nguyên nhân một phần do năng lực, ý thức trách nhiệmcủa một bộ phận cán bộ kiểm sát chưa cao, chưa thực sự tận tâm với côngviệc, lơ là, phó mặc hoạt động điều tra cho Điều tra viên và cơ quan điều tra(CQĐT) giải quyết, cũng có một phần do năng lực kiểm sát còn hạn chế, chưanắm vững các quy định của pháp luật, của ngành nên không tự tin, thiếu dứtkhoát trong hoạt động THQCT Mặt khác, tuy Bộ luật tố tụng hình sự(BLTTHS) năm 2015, Bộ luật hình sự năm 2015 mới có hiệu lực từ ngày01/01/2018 nhưng cũng đã có những bất cập và vướng mắc trong khi thựchiện nên đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động THQCT trong giai đoạn điềutra vụ án hình sự của VKSND tỉnh Điện Biên

Nhận thức được thực trạng đó, việc làm rõ những vấn đề lý luận vàthực tiễn đối với hoạt động THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sựtrên địa bàn tỉnh Điện Biên là hết sức cần thiết Chính vì vậy, để nâng cao hơnnữa hiệu quả hoạt động THQCT trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự tại

tỉnh Điện Biên, Học viên đã lựa chọn vấn đề: “Thực hành quyền công tố

trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự và thực tiễn tại tỉnh Điện Biên” làm

đề tài luận văn Thạc sĩ Luật học

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Hoạt động THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự là một chứcnăng quan trọng của VKS đã được quan tâm nghiên cứu ở nhiều mức độ khácnhau Có thể nêu ra các công trình, bài viết sau đây:

Trang 6

Đề tài cấp Bộ “Những vấn đề lý luận về quyền công tố và thực hành

quyền công tố ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay”do VKSND tối cao thực hiện

năm 1999; “Nâng cao chất lượng kiểm sát hoạt động tư pháp và thực hành

quyền công tố về vấn đề thông khâu và chuyên khâu trong công tác kiểm sát hình sự” do Trường Cao đẳng kiểm sát nghiên cứu năm 2001;

Luận án tiến sĩ “Quyền công tố ở Việt Nam” của tác giả Lê Thị Tuyết

Hoa năm 2002: Trên cơ sở nghiên cứu quyền công tố ở Việt Nam và một sốnước trên thế giới, từ đó xây dựng định nghĩa về quyền công tố, hoàn thiệncác vấn đề về thực tiễn và lý luận về quyền công tố và đề xuất một số giảipháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng THQCT ở Việt Nam

Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên Viện kiểm sát

nhân dân trong thực hành quyền công tố theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam” của tác giả Lê Tuấn Phong năm 2017: Phân tích và làm sáng tỏ luận cứ

khoa học của lý luận và thực tiễn về Kiểm sát viên VKSND trong THQCT, đốichiếu và đánh giá đúng thực trạng pháp luật, đề xuất các giải pháp hoàn thiệnpháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong THQCT theo yêu cầu cải cách tư pháp

Luận án tiến sĩ “Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra

các vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Hoàng Xuân Đoàn năm

2018: Luận án góp phần hoàn thiện lý luận về THQCT của VKS trong giaiđoạn điều tra vụ án hình sự và tạo cơ sở cho việc nhận thức thống nhất vềchức năng công tố của VKSND trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự

Luận án tiến sĩ “Thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra, kiểm

sát xét xử sơ thẩm các vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Khoát năm 2018:

Phân tích và làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn, đưa ra các giải pháp nâng caochất lượng THQCT, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử đối với tội Cố ý gâythương tích hoặc làm tổn hại đến sức khỏe của người khác

Luận văn thạc sĩ “Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở

giai đoạn điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân ở tỉnh Lai

Trang 7

Châu” của tác giả Phùng Ngọc Thanh năm 2013; “Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự trên địa bàn thành phố Hải Phòng”

của tác giả Phạm Thị Tuyết Chinh năm 2017; “Thực hành quyền công tố

trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự” của tác giả Bùi Trọng Thắng năm

2017; “Hoạt động thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên trong giai

đoạn điều tra các vụ án hình sự từ thực tiễn Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Hoàng Nguyên Đán năm 2019 v.v…

Sách chuyên khảo “Quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư

pháp”do TS Lê Hữu Thể chủ biên năm 2008; cuốn Sổ tay kiểm sát viên hình

sự của Viện khoa học hình sự VKSND tối cao, NXB Văn hóa dân tộc, 2006;

cuốn “Kỹ năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật

trong tố tụng hình sự”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006.

Các bài viết, công trình nghiên cứu được đăng tải trên các tạp chí như

bài viết “Một số vấn đề về quyền công tố” của TS Trần Văn Độ đăng trên Tạp chí Luật học số 3/2001; bài viết “Kinh nghiệm từ thực tiễn công tác thực

hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự” của tác giả Phạm

Thị Kim Liên, Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Quảng Ngãi, đăng trên trang

kiemsat.vn vào ngày 27/6/2017; bài viết “Một số vấn đề nhận thức về Quyền

công tố của Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự (Nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập ngành Kiểm sát nhân dân)” của tác giả Nguyễn Xuân Thanh,

VKSND cấp cao tại Đà Nẵng, đăng trên trang https://vksndcc2.gov.vn vàongày 23/3/2020 v.v…

Những công trình khoa học, những bài viết trên đã tập trung nghiêncứu về quyền công tố, THQCT nói chung và THQCT trong giai đoạn điều tranói riêng Cũng đã có một số công trình nghiên cứu, một số bài viết của cáctác giả về THQCT trong giai đoạn điều tra theo quy định của BLTTHS năm

2015 và gắn với một địa phương cụ thể, nhưng chưa có công trình nào nghiêncứu một cách tổng thể, toàn diện và sâu sắc về THQCT trong giai đoạn điềutra tại tỉnh Điện Biên từ khi áp dụng BLTTHS mới, những hạn chế, bất cập

Trang 8

chưa được tìm hiểu đến tận cùng để nâng cao chất lượng THQCT trong giaiđoạn điều tra vụ án hình sự của VKSND hai cấp tại tỉnh Điện Biên Chính vìvậy, việc tác giả lực chọn đề tài nghiên cứu là hết sức có ý nghĩa và thiết thực.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

ra toàn ngành kiểm sát nói chung nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ởViệt Nam hiện nay

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ sau đây:

- Làm rõ khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của hoạt động THQCT tronggiai đoạn điều tra các vụ án hình sự

- Phân tích, đánh giá quy định của BLTTHS năm 2015 và các văn bảnpháp luật liên quan về THQCT trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự

- Đánh giá thực trạng THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sựcủa VKSND tại tỉnh Điện Biên từ đó rút ra kết quả đã đạt được, những hạnchế, vướng mắc, tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc này

- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu trên, đề xuất một số giải pháp, kiếnnghị nhằm bảo đảm THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự củaVKSND tại tỉnh Điện Biên trong thời gian tới đạt hiệu quả cao, đáp ứng yêucầu cải cách tư pháp

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Trong khuôn khổ chuyên ngành hình sự và tố tụng hình sự, luận văntập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về THQCT trong giai đoạn điều tra

Trang 9

vụ án hình sự; pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành về THQCT tronggiai đoạn điều tra vụ án hình sự và thực tiễn công tác THQCT trong giai đoạnđiều tra vụ án hình sự tại tỉnh Điện Biên.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về lý luận, Luận văn chỉ nghiên cứu khái niệm, ý nghĩa của THQCTtrong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Về pháp luật, luận văn nghiên cứu quyđịnh của BLTTHS năm 2015 về THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình

sự và các văn bản pháp luật có liên quan Về thực tiễn, luận văn nghiên cứuthực tiễn công tác THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự của hai cấpVKSND trên địa bàn tỉnh Điện Biên từ năm 2016 đến năm 2020

5 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủnghĩa duy vật lịch sử trong Triết học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh theoquan điểm phát triển, toàn diện và lịch sử cụ thể Đồng thời, Luận văn sửdụng các phương pháp nghiên cứu sau để thực hiện luận văn: Phương phápphân tích, tổng hợp khi nghiên cứu lý thuyết; phương pháp phân tích, đánhgiá, so sánh khi nghiên cứu pháp luật; phương pháp thống kê, phương phápphân tích, tổng hợp khi nghiên cứu, đánh giá thực tiễn; phương pháp lý luậnkết hợp với thực tiễn, phân tích, tổng hợp khi đề xuất các giải pháp Cácphương pháp nghiên cứu trên đây được sử dụng và kết hợp linh hoạt trongluận văn

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

6.1 Ý nghĩa khoa học của luận văn

Luận văn đã có những đóng góp nhất định vào sự phát triển của khoahọc luật tố tụng hình sự; góp phần làm giàu thêm lý luận về THQCT nóichung và lý luận về THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự nói riêng.Luận văn cũng đã góp phần làm rõ ý nghĩa của việc quy định và thi hành cácquy định của pháp luật về THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Trang 10

6.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn

Luận văn đã góp phần giải quyết những hạn chế, vướng mắc và nângcao chất lượng hoạt động THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự củaVKSND tỉnh Điện Biên Ngoài ra kết quả nghiên cứu của Luận văn còn cóthể được sử dụng để xây dựng các kỹ năng nghề nghiệp, các thao tác nghiệp

vụ trong quan hệ phối hợp giữa Kiểm sát viên với Điều tra viên trong quátrình điều tra vụ án hình sự;làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảngdạy của các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học luật; làm tài liệu tham khảocho các phòng nghiệp vụ tại VKSND tỉnh Điện Biên khi xây dựng các chuyên

đề tự đào tạo, tự học tập trong đơn vị Ở mức độ nhất định, Luận văn còn cóthể được dùng làm tài liệu tham khảo trong hoạt động lập pháp ở Việt Nam

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nộidung luận văn gồm có 02 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận và quy định của pháp luật hiện hành

về thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Chương 2: Thực tiễn thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra

vụ án hình sự tại tỉnh Điện Biên và một số giải pháp nâng cao chất lượng thựchành quyền công tố

Trang 11

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ

TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ

1.1 Một số vấn đề lý luận về thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

1.1.1.1 Khái niệm thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra

vụ án hình sự

- Khái niệm thực hành quyền công tố

Quyền công tố là một phạm trù lịch sử, là sản phẩm của xã hội loàingười phát triển đến một giai đoạn nhất định, xuất hiện cùng với sự ra đời củaNhà nước Do các quốc gia trên thế giới có sự khác biệt về mặt thể chế chínhtrị, điều kiện lịch sử, truyền thống văn hóa nên chế định công tố cũng có sựkhác biệt nhưng quá trình diễn biến của nó tuân theo quy luật tất yếu chungcủa sự phát triển lịch sử Đó là, quyền công tố luôn gắn liền với bản chất củanhà nước, là bộ phận cấu thành và không tách rời khỏi công quyền

Ở Việt Nam, thuật ngữ quyền công tố và THQCT lần đầu được ghi nhậntrong Hiến pháp năm 1980 và Luật Tổ chức VKSND năm 1981 Điều 138

Hiến pháp năm 1980 quy định: ”Viện kiểm sát nhân dân tối cao nước Cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các Bộ, các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, các cơ quan chính quyền địa phương, tổ chức xã hội và đơn vị vũ trang nhân dân, các nhân viên Nhà nước

và công dân, thực hành quyền công tố, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện kiểm sát quân sự kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố trong phạm vi trách nhiệm của mình” Điều 1, Luật Tổ chức VKSND

Trang 12

năm 1981 có quy định rõ: “Quyền công tố là quyền của Nhà nước giao cho

Viện kiểm sát truy tố kẻ phạm tội ra trước Tòa án” Đồng thời quy định trách

nhiệm của VKS:” Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân

dân địa phương, các Viện kiểm sát quân sự trong phạm vi quyền hạn của mình thực hiện quyền công tố.”

Điều 137 Hiến pháp năm 1992 và Điều 1, Điều 3, Điều 15, Điều 16Luật Tổ chức VKSND năm 1992 tiếp tục quy định một cách cụ thể về quyềncông tố của VKSND trong tố tụng hình sự

Hiện nay, Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức VKSND năm 2014,BLTTHS năm 2015 tiếp tục kế thừa và phát triển các quy định về THQCTtrong tố tụng hình sự và đều xác định rõ trách nhiệm THQCT thuộc về VKS.1

Điều 3 Luật tổ chức VKSND năm 2014 quy định: “Thực hành quyền công tố

là hoạt động của VKSND trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự”.

Ở góc độ khoa học pháp lý, từ trước đến nay có nhiều quan điểm khácnhau về khái niệm quyền công tố

Có quan điểm cho rằng công tố không phải là chức năng độc lập củaVKS mà chỉ là hình thức thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo phápluật trong tố tụng hình sự Quan hệ giữa THQCT và kiểm sát việc tuân theopháp luật là quan hệ giữa cái riêng và cái chung Quan niệm này phổ biến ởnước ta trước năm 1980 khi hiến pháp chưa có quy định về chức năngTHQCT của VKS2

Có quan điểm cho rằng quyền công tố là quyền của nhà nước trao choVKS truy tố người phạm tội ra trước tòa án, thực hiện việc buộc tội tại phiên

1 Xem Điều 107 Hiến pháp năm 2013; Điều 2 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014; Điều 20 BLTTHS năm 2015.

2 Quan điểm của tác giả Nguyễn Thái Phúc, trích theo Trần Văn Độ, “Một số vấn đề về quyền công tố”,

Luật học, số 3/2001, https://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/79/36, truy cập ngày 10/5/2021.

Trang 13

tòa3 Quan điểm này đã chỉ ra được những đặc điểm cơ bản của quyền công tố

đó là quyền của nhà nước giao cho VKS thực hiện và nội dung của quyềncông tố đó là truy tố đối với người phạm tội và bảo vệ sự buộc tội tại tòa Tuynhiên, quan điểm xác định quyền công tố chỉ ở hoạt động truy tố và bảo vệviệc buộc tội tại phiên tòa là này thu hẹp phạm vi quyền công tố, chưa thểhiện đầy đủ nội dung của quyền công tố

Có quan điểm nêu trong Giáo trình công tác kiểm sát của Trường Caođẳng kiểm sát năm 1998 cho rằng quyền công tố là quyền của VKS thay mặtnhà nước bảo vệ lợi ích công (nhà nước, xã hội và công dân) khi có các viphạm pháp luật4 Theo quan điểm này, phạm vi quyền công tố là quá rộng,không chỉ trong tố tụng hình sự mà cả trong lĩnh vực tố tụng khác như dân sự,kinh tế và các hoạt động tư pháp khác

Có quan điểm cho rằng quyền công tố là quyền nhân danh Nhà nướcthực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội Quyềnnày thuộc về nhà nước, được Nhà nước giao cho một cơ quan thực hiện (ởViệt Nam là VKS), để phát hiện tội phạm và truy cứu trách nhiệm hình sự đốivới người phạm tội5 Cùng với nội dung như quan điểm trên là quan điểm chorằng quyền công tố là quyền của cơ quan nhà nước được nhà nước ủy quyềnthực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội nhằm đưangười đó ra xét xử trước tòa án và đồng thời bảo vệ sự buộc tội đó Theo đó,cần khẳng định quyền công tố là quyền của nhà nước Nhà nước ủy quyền cho

cơ quan cụ thể thực hiện quyền này trong bộ máy cơ quan nhà nước phânquyền hoặc phân công thực hiện chức năng Quyền công tố về thực chất làquyền của nhà nước truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.Quyền công tố mang tính cụ thể, chỉ xuất hiện trong trường hợp tội phạm cụthể đã được thực hiện và đối với những người phạm tội cụ thể Không tồn tại

3 Võ Thọ, Một số vấn đề về Luật tố tụng hình sự, NXB Pháp lý, tr 86.

4 Trích theo Trần Văn Độ, “Một số vấn đề về quyền công tố”, Luật học, số 3/2001,

https://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/79/36, truy cập ngày 10/5/2021.

5 Lê Hữu Thể, Đỗ Văn Đương, Nông Xuân Trường (2008), THQCT và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong

giai đoạn điều tra, NXB Tư pháp, tr 28-29.

Trang 14

quyền công tố chung chung6 Hai quan điểm khoa học này có nhiều nhân tốhợp lý và cũng thống nhất với ghi nhận của pháp luật Việt Nam về quyềncông tố Chúng tôi đồng ý với các quan điểm này

Từ việc nghiên cứu các quan điểm khoa học về quyền công tố, theo

chúng tôi, có thể hiểu một cách chung nhất: Quyền công tố là quyền buộc tội

của Nhà nước được giao cho cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Thực hành quyền công tố là việc thực hiện quyền công tố Để làm rõhơn khái niệm THQCT cần làm rõ những nội dung sau:

Chủ thể THQCT: Quyền công tố về thực chất là quyền của Nhà nướctruy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội Để làm được điều đó,Nhà nước giao nhiệm vụ cho cơ quan thay mặt Nhà nước để thực hành quyềncông tố (ở Việt Nam đó là VKS) Phạm vi THQCT có mối liên hệ thống nhấtvới phạm vi của quyền công tố Xét về nguyên tắc thì chúng đồng nhất vớinhau nhưng trên thực tế thì giữa chúng còn có một khoảng cách nhất định

Phạm vi THQCT: Phạm vi quyền công tố bắt đầu từ khi tội phạmđược thực hiện Vì vậy, cứ có tội phạm xảy ra là đòi hỏi quyền công tố phảiđược phát động Tuy nhiên, không phải bất cứ lúc nào tội phạm xảy ra thìviệc phát động quyền công tố cũng được tiến hành mà trên thực tế vẫn cònnhững tội phạm xảy ra nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên không bị phát hiện

và xử lý (tội phạm ẩn) Có nghĩa là THQCT chưa được bắt đầu nhưng quyềncông tố thì vẫn luôn hiện hữu đối với người đã thực hiện tội phạm mà chưa bịphát hiện, khởi tố, điều tra7 Việc THQCT kết thúc khi chấm dứt việc buộctội, khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật

- Đối tượng THQCT: Quyền công tố là quyền buộc tội nhân danh Nhànước đối với người phạm tội, do đó, đối tượng tác động của quyền công tố là

6 Trần Văn Độ, “Một số vấn đề về quyền công tố”, Luật học, số 3/2001,

https://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/79/36, truy cập ngày 10/5/2021

7 https://luatminhkhue.vn/cong-to-la-gi -khai-niem-cong-to-duoc-hieu-nhu-the-nao .aspx, truy cập ngày 10/5/2021

Trang 15

tội phạm và người phạm tội Có ý kiến cho rằng đối tượng của hoạt độngTHQCT là tội phạm và người phạm tội.8 Tuy nhiên, đối tượng tác động củaTHQCT trong tố tụng hình sự theo chúng tôi không thể xác định ngay đó làtội phạm và người phạm tội mà là sự việc có dấu hiệu tội phạm và người bịbuộc tội Các khái niệm tội phạm, người phạm tội trong luật hình sự khôngphải luôn thống nhất với khái niệm sự việc có dấu hiệu tội phạm và khái niệmngười bị buộc tội trong luật tố tụng hình sự Mặt khác, theo nguyên tắc suyđoán vô tội, người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi đượcchứng minh theo trình tự, thủ tục luật định và có bản án kết tội của tòa án đã

có hiệu lực pháp luật9

Nội dung THQCT: Nội dung THQCT là tổng hợp các hoạt động củaVKS được thực hiện trên cơ sở quy định của pháp luật tố tụng hình sự để thựchiện quyền buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội Hoạt độngTHQCT ở Việt Nam được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo vềtội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố,xét xử vụ án hình sự10

Mục đích của THQCT nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phảiđược phát hiện và xử lý kịp thời, không để lọt tội phạm và người phạm tội,không làm oan người vô tội; bảo đảm việc truy cứu trách nhiệm hình sự phải

có căn cứ và đúng pháp luật

Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm sau:

Thực hành quyền công tố là việc Viện kiểm sát nhân dân sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyền công tố do pháp luật tố tụng hình sự quy định để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải

quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình

khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự nhằm bảo đảm mọi hành vi

8 https://tks.edu.vn/WebKiemSatVienCanBiet/Detail/44?idMenu=85, truy cập ngày 10/5/2021.

9 Điều 13 BLTTHS năm 2015.

10 Điều 3 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014.

Trang 16

phạm tội đều phải được khởi tố, điều tra và xử lý kịp thời, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội.

- Khái niệm giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Giai đoạn điều tra vụ án hình sự là giai đoạn của tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền điều tra áp dụng mọi biện pháp do luật định

để xác định tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội và các tình tiết khác làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án11.

Giai đoạn điều tra vụ án hình sự là giai đoạn thứ 2 của quá trình tốtụng hình sự, là giai đoạn thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh tội phạm vàngười phạm tội Kết quả của hoạt động điều tra là căn cứ để VKS quyết địnhviệc truy tố và Tòa án xét xử vụ án hình sự

Giai đoạn điều tra có đặc điểm:

Thứ nhất, giai đoạn điều tra vụ án hình sự được bắt đầu từ khi cơ quan

tiến hành tố tụng có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và kếtthúc khi CQĐT ra bản kết luận điều tra, chuyển hồ sơ vụ án sang VKS đềnghị truy tố hoặc ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự

Thứ hai, các cơ quan tiến hành tố tụng có nhiệm vụ áp dụng mọi biện

pháp điều tra mà BLTTHS cho phép để chứng minh tội phạm và người phạmtội, làm rõ các vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự theo quy địnhtại Điều 85 BLTTHS năm 2015

Thứ ba, chủ thể tiến hành các hoạt động tố tụng trong giai đoạn điều

tra là CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

và VKS Các chứng cứ phải do chính các chủ thể nói trên thu thập thì mớiđược coi là hợp pháp, được sử dụng làm căn cứ cho việc truy cứu trách nhiệmhình sự Các tài liệu thu thấp trong hoạt động trinh sát thì phải được chuyểnhóa, được VKS thẩm định và đóng dấu bút lục xác nhận thì mới được coi làchứng cứ để chứng minh tội phạm Đối với tài liệu do người bào chữa thuthập được trong giai đoạn điều tra phải giao nộp cho CQĐT hoặc VKS để

11 Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật tố tụng hình sự, Nxb Công an nhân dân, Hà nội, tr 305.

Trang 17

kiểm tra tính có căn cứ, tính khách quan, tính có liên quan thì mới được sửdụng làm căn cứ buộc tội hoặc gỡ tội cho bị can, bị cáo.

Thứ tư, trong giai đoạn điều tra những người tiến hành tố tụng sẽ áp

dụng các biện pháp do BLTTHS quy định để thu thập chứng cứ chứng minh,việc áp dụng biện pháp nào, áp dụng đầy đủ hay chỉ một số biện pháp thuthập chứng cứ sẽ tùy thuộc vào tính chất mức độ, hậu quả của từng vụ án Cácbiện pháp thu thập chứng cứ thường được áp dụng là: Khám xét, thu giữ, kêbiên tài sản, khám nghiệm hiện trường, tử thi, thực nghiệm điều tra, hỏi cung

bị can, lấy lời khai những người tham gia tố tụng khác, đối chất, nhận dạng Việc áp dụng biện pháp nào thì người tiến hành tố tụng cũng phải tuân thủtheo đúng quy định của BLTTHS về cách thức tiến hành biện pháp đó

Từ những phân tích về THQCT và giai đoạn điều tra vụ án hình sự,tác giả luận văn đưa ra khái niệm THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án

hình sự như sau: Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án

hình sự là việc Viện kiểm sát nhân dân sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyền công tố do pháp luật tố tụng hình sự quy định

để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, được thực hiện từ khi khởi tố vụ án hình sự cho đến khi kết thúc điều tra nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải được điều tra và xử lý kịp thời, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội.

1.1.1.2 Đặc điểm của thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Nghiên cứu về chức năng THQCT của VKSND trong giai đoạn điềutra, ta thấy có những đặc điểm sau:

- Chủ thể của THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Chủ thể THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự là VKS cùngcấp với CQĐT hoặc VKS có thẩm quyền theo luật định (trường hợp việc điềutra do các cơ quan khác có thẩm quyền điều tra tiến hành) Những người trực

Trang 18

tiếp THQCT là Viện trưởng, Phó viện trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viênđược phân công.

- Đối tượng tác động của THQCT trong giai đoạn điều tra

vụ án hình sự

Trong lịch sử THQCT không chỉ ở nước ta mà còn ở tất cả các quốcgia trên thế giới, hoạt động THQCT trong giai điều tra có thể thực hiện đúngđối tượng là người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội, tuy nhiên cũng

có những trường hợp việc THQCT không đúng đối tượng, đó là việc khởi tố,điều tra đối với người, pháp nhân không thực hiện hành vi phạm tội Vì vậy,theo quan điểm của tác giả, trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, đối tượngcủa THQCT là bị can, đó là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự

- Phạm vi về thời gian của THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Giai đoạn điều tra vụ án hình sự bắt đầu từ sau khi cơ quan tiến hành

tố tụng có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, kết thúc khiCQĐT chuyển hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra sang VKS đề nghị truy tốhoặc đình chỉ điều tra vụ án Do đó, THQCT trong giai đoạn điều tra vụ ánhình sự cũng được bắt đầu từ sau khi có quyết định khởi tố vụ án của CQĐThoặc cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và kếtthúc khi CQĐT hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạtđộng điều tra ban hành bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc đình chỉđiều tra (trong những trường hợp vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọnthì hoạt động THQCT kết thúc khi CQĐT ra quyết định truy tố và chuyển hồ

sơ sang VKS)

Trong trường hợp vụ án đã kết thúc điều tra chuyển cho VKS để truy

tố mà bị VKS, Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì VKS tiếp tục THQCT

từ khi CQĐT nhận được quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung, quyết địnhđiều tra và hồ sơ vụ án Trường hợp Tòa án hủy án để điều tra lại thì CQĐTtiến hành điều tra lại theo thủ tục chung và VKS THQCT trong giai đoạn điều

Trang 19

tra theo quy định chung.

- Nội dung của THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Nội dung của THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự là việcVKS sử dụng các quyền năng pháp lý để thực hiện các hoạt động tố tụng từ khikhởi tố vụ án đến khi kết thúc điều tra nhằm thực hiện quyền buộc tội của Nhànước đối với tội phạm và người phạm tội trong giai đoạn này Tác giả luận vănnghiên cứu nội dung của THQCT trong giai đoạn điều tra từ những góc nhìnsau:

Thứ nhất, những hoạt động của VKS có tính chất chỉ đạo về mặt tốtụng đối với hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền điều tra nhằm thựchiện quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (gồm hoạt động yêucầu, phê chuẩn, không phê chuẩn, hủy bỏ các quyết định không có căn cứ, tráipháp luật), cụ thể như sau:

+ Yêu cầu CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạtđộng điều tra khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự,khởi tố bị can

+ Yêu cầu CQĐT khởi tố vụ án hình sự khi phát hiện hành vi củangười có thẩm quyền trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiếnnghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra có dấu hiệu tội phạm

+ Phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố, quyết định thay đổi hoặc

bổ sung quyết định khởi tố bị can không có căn cứ và trái pháp luật

+ Phê chuẩn, không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợpkhẩn cấp, gia hạn tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, khám xét,thu giữ, tạm giữ đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, áp dụng biệnpháp điều tra tố tụng đặc biệt; phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định tốtụng khác không có căn cứ và trái pháp luật của CQĐT, cơ quan được giaonhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của BLTTHS;hủy bỏ các quyết định tố tụng không có căn cứ và trái pháp luật của CQĐT,

cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra Trường hợp

Trang 20

không phê chuẩn hoặc hủy bỏ thì trong quyết định không phê chuẩn hoặc hủy

bỏ phải nêu rõ lý do

+ Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu CQĐT, cơ quan được giao nhiệm

vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tiến hành điều tra để làm rõ tội phạm,người phạm tội; yêu cầu CQĐT truy nã bị can, áp dụng biện pháp điều tra tốtụng đặc biệt

Thứ hai, những hoạt động do VKS tự mình thực hiện nhằm thực hiệnquyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (trực tiếp điều tra, raquyết định), cụ thể như sau:

+ Khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố

bị can trong các trường hợp do BLTTHS quy định Điều 153 BLTTHS vàĐiều 14 Luật Tổ chức VKSND năm 2014 quy định VKS ra quyết định khởi tố

vụ án trong các trường hợp sau: Khi hủy bỏ quyết định không khởi tố củaCQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;VKS trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; VKStrực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồngxét xử; khi phát hiện hành vi của người có thẩm quyền trong việc giải quyết

tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra

có dấu hiệu vi phạm

Viện kiểm sát quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi hoặc bổsung quyết định khởi tố bị can khi đã yêu cầu bằng văn bản nhưng CQĐTkhông thực hiện Trường hợp VKS khởi tố bị can thì việc thay đổi, bổ sungquyết định khởi tố bị can do VKS quyết định12

Sau khi nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra của CQĐT, nếuVKS phát hiện thấy có cá nhân, pháp nhân thương mại đã thực hiện hành viphạm tội trong vụ án chưa bị khởi tố hoặc có căn cứ xác định hành vi phạm

Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Công an - Bộ Quốc phòng quy định về phối hợp giữa Cơ quan điều tra

và Viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự (viết tắt là Thông tư liên tịch số 04/2018).

Trang 21

tội của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố hoặc còn hành vi phạm tộikhác chưa bị khởi tố, thì VKS xem xét, quyết định việc khởi tố bị can hoặc trả

hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung, yêu cầu CQĐT ra quyết định khởi tố bịcan, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can Nếu đã yêucầu mà CQĐT không thực hiện thì VKS ra quyết định khởi tố bị can, quyếtđịnh thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can và gửi cho CQĐT đểtiến hành điều tra13

+ Trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra trong trường hợp đểkiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi xét phê chuẩn lệnh, quyết định củaCQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặctrường hợp phát hiện có dấu hiệu oan, sai, bỏ lọt tội phạm, vi phạm pháp luật

mà VKS đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục hoặc trườnghợp để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi quyết định việc truy tố, baogồm: Kiểm sát viên trực tiếp tiến hành hỏi cung bị can, lấy lời khai người bịtạm giữ, người bị bắt, bị hại, đương sự, người làm chứng, người chứng kiến,đối chất, thực nghiệm điều tra và các hoạt động điều tra khác theo quy địnhcủa BLTTHS

+ Quyết định việc gia hạn thời hạn điều tra, thời hạn tạm giam; quyếtđịnh chuyển vụ án, áp dụng thủ tục rút gọn, áp dụng biện pháp bắt buộc chữabệnh; hủy bỏ quyết định tách, nhập vụ án

1.1.2 Ý nghĩa của việc quy định và thi hành hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

- Ý nghĩa của việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi THQCT trong giaiđoạn điều tra vụ án hình sự sẽ tạo thành hành lang pháp lý để VKS thực hiệnviệc buộc tội trong khuôn khổ luật định, tránh tình trạng lạm quyền Nhữngquy định này cũng xác định rõ mối quan hệ của VKS với CQĐT và các cơ

13 Xem khoản 7 Điều 9 Thông tư liên tịch số 04/2018.

Trang 22

quan khác có thẩm quyền điều tra, xác định rõ trách nhiệm của CQĐT và các

cơ quan khác có thẩm quyền điều tra trong việc thực hiện các yêu cầu, quyếtđịnh của VKS Mặt khác, các quy định này cũng là căn cứ pháp lý để ngườitham gia tố tụng và mọi người biết rõ phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn THQCTcủa VKS trong giai đoạn điều tra, nếu phát hiện sai phạm của VKS khiTHQCT, họ có thể dựa vào những quy định này để thực hiện quyền khiếu nại,

tố cáo hành vi hoặc quyết định không có căn cứ hoặc trái pháp luật của VKS

- Ý nghĩa của việc THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Thứ nhất, THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự góp phần bảo

vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ chính trị, chế độ kinh tế của Nhànước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh

dự, nhân phẩm, các quyền tự do dân chủ, các quyền lợi ích hợp pháp khác củacông dân, đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều bị phát hiện, xử lý nhanh chóngnghiêm minh kịp thời; không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội từ

đó góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

Việc THQCT của VKS (trong mối quan hệ thống nhất với quyền kiểmsát hoạt động điều tra) có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm hoạt độngđiều tra của CQĐT được đúng pháp luật và có căn cứ, tránh tùy tiện lạmquyền trong việc điều tra nhằm chứng minh có hay không có tội phạm, ngườiphạm tội VKS có quyền can thiệp bằng các quyền năng tố tụng ngay lập tứcnếu phát hiện CQĐT ra các quyết định tố tụng hoặc có hành vi tố tụng tráipháp luật THQCT trong giai đoạn điều tra sẽ đảm bảo việc thu thập những tàiliệu, chứng cứ chứng minh kịp thời, khách quan, toàn diện, đúng pháp luật,hạn chế đến mức thấp nhất việc khởi tố, điều tra oan sai

Thứ hai, VKS THQCT trong giai đoạn điều tra có ý nghĩa trong việc

bảo đảm quyền con người, quyền công dân, bảo đảm công bằng trong tố tụnghình sự Cùng với hoạt động kiểm sát điều tra, việc VKS THQCT sẽ bảo đảmviệc giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện và đầy đủ, mọi hành viphạm tội, người phạm tội đều bị phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh, không

Trang 23

để xảy ra trường hợp oan, sai, bỏ lọt tội phạm trong tố tụng hình sự; đảm bảocác quyết định tố tụng, hành vi tố tụng khách quan, có căn cứ, đúng pháp luật,không để người nào bị khởi tố, điều tra, bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn,các biện pháp cưỡng chế khác, bị hạn chế các quyền công dân, bị xâm phạmtính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm một cách trái phápluật và không có căn cứ Từ đó góp phần bảo đảm quyền con người, quyềncông dân, bảo đảm công lý và công bằng trong xã hội.

Thứ ba, thông qua công tác THQCT, VKS sẽ trực tiếp kiểm nghiệm

tính phù hợp, có căn cứ của các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là BLHS vàBLTTHS Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi quy trình xây dựng và hoànthiện pháp luật của chúng ta còn chậm và tiềm ẩn nhiều vấn đề bất cập, việchội nhập quốc tế làm phát sinh một số quan hệ pháp lý mới nhưng BLHSchưa được pháp điển hóa để bảo vệ, một số quy phạm chưa được hướng dẫn

cụ thể đã để tội phạm lợi dụng kẽ hở của pháp luật để thực hiện hành vi phạmtội, nhất là những tội phạm trong lĩnh vực quản lý kinh tế, tội phạm do phápnhân thực hiện Qua đó sẽ tổng hợp những vấn đề bất cập nêu trên đề nghịQuốc hội sửa đổi, bổ sung thay thế cho phù hợp Như vậy, công tác THQCT ởgiai đoạn điều tra có vai trò quan trọng, là cơ sở thực tiễn trong việc xây dựng

và hoàn thiện pháp luật

1.2 Quy định của pháp luật hiện hành về thực hành quyền công

tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Nhằm tăng cường trách nhiệm của VKS khi THQCT trong giai đoạnđiều tra vụ án hình sự, Điều 165 BLTTHS năm 2015 đã sửa đổi, bổ sungnhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi THQCT trong giai đoạn điều tra So vớiquy định tại Điều 112 BLTTHS năm 2003 thì nhiệm vụ và quyền hạn củaVKS khi THQCT được mở rộng không chỉ đối với CQĐT mà còn đối với cơquan được giao nhiệm vụ tiến hành hoạt động điều tra Đồng thời, Điều 165cũng bổ sung thêm các nhiệm vụ, quyền hạn mới và sửa đổi các nhiệm vụ,quyền hạn theo hướng cụ thể, chi tiết hơn Ngoài ra, việc THQCT trong giai

Trang 24

đoạn điều tra còn được hướng dẫn cụ thể tại Quy chế tạm thời công tácTHQCT, kiểm sát việc khởi tố, điều tra, truy tố ban hành kèm Quyết định số03/QĐ-VKSTC ngày 29/12/2017 của Viện trưởng VKSND tối cao; Quy chếcông tác THQCT, kiểm sát việc khởi tố, điều tra, truy tố ban hành kèm Quyếtđịnh số 111/QĐ-VKSTC ngày 17/4/2020 của Viện trưởng VKSND tối cao(thay thế Quyết định số 03)

1.2.1 Những nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hành quyền công tố trong khởi tố vụ án, khởi tố bị can 14

Khi THQCT trong khởi tố vụ án, khởi tố bị can, VKS có những nhiệm

vụ, quyền hạn sau: VKS có quyền yêu cầu CQĐT, cơ quan được giao nhiệm

vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyếtđịnh khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can (khoản 1 Điều 165 BLTTHS năm2015); phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố, quyết định thay đổi hoặc bổsung quyết định khởi tố bị can không có căn cứ và trái pháp luật (khoản 2Điều 165 BLTTHS năm 2015); khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố

vụ án hình sự, khởi tố bị can trong các trường hợp do BLTTHS quy định(khoản 3 Điều 165 BLTTHS năm 2015); khởi tố vụ án hình sự khi phát hiệnhành vi của người có thẩm quyền trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tộiphạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra có dấu hiệu tội phạm;yêu cầu CQĐT khởi tố vụ án hình sự khi phát hiện hành vi của người có thẩmquyền trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố vàtrong việc khởi tố, điều tra có dấu hiệu tội phạm (khoản 8 Điều 165 BLTTHSnăm 2015)

* Thực hành quyền công tố khi khởi tố vụ án hình sự, việc thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự

Trong thời hạn 03 ngày, kể từ khi nhận được quyết định khởi tố vụ ánhình sự và các tài liệu liên quan, VKS xử lý như sau: Nếu thấy quyết định

14 Khoản 1, 2, 3, 8 Điều 165 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 Tác giả luận văn trình bày chung nội dung của 4 điều khoản này vì khó tách bạch để phân tích theo từng khoản và để tránh trùng lặp nội dung.

Trang 25

khởi tố vụ án hình sự có căn cứ và hợp pháp thì gửi quyết định phân côngKiểm sát viên, Kiểm tra viên THQCT, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy

tố cho cơ quan ra quyết định; nếu thấy chưa rõ căn cứ để khởi tố vụ án thì yêucầu cơ quan đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự bổ sung tài liệu, chứng cứ

để làm rõ; nếu thấy quyết định khởi tố vụ án hình sự không có căn cứ thì ravăn bản yêu cầu cơ quan đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự hủy bỏ quyếtđịnh đó; nếu cơ quan đã ra quyết định không nhất trí thì VKS ra quyết địnhhủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 161BLTTHS năm 201515

Sau khi nhận được quyết định khởi tố vụ án hình sự và hồ sơ tài liệukèm theo, nếu thấy quyết định khởi tố không đúng với hành vi phạm tội hoặccòn có tội phạm khác chưa được khởi tố thì trước hết VKS phải yêu cầu cơquan đã khởi tố ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ ánhình sự; nếu cơ quan đã ra quyết định khởi tố không nhất trí thì VKS sẽ là chủthể ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự

Nếu thấy quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ ánhình sự của cơ quan có thẩm quyền điều tra không có căn cứ thì VKS yêu cầu

cơ quan có thẩm quyền điều tra hủy bỏ quyết định đó Nếu cơ quan đã raquyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự không hủy

bỏ thì VKS ra quyết định hủy bỏ Đối với quyết định khởi tố vụ án hình sựcủa Hội đồng xét xửnếu có căn cứ và hợp pháp thì VKS chuyển quyết địnhkhởi tố vụ án hình sự và các tài liệu có liên quan đến CQĐT có thẩm quyền

để tiến hành điều tra; trường hợp quyết định khởi tố vụ án hình sự không cócăn cứ thì VKS kháng nghị theo quy định của pháp luật.16

* Thực hành quyền công tố đối với việc ra quyết định không khởi tố

vụ án hình sự; giải quyết yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử

15 Điều 44 Quy chế công tác THQCT, kiểm sát việc khởi tố điều tra và truy tố (Ban hành kèm theo Quyết

định số 111/QĐ-VKSTC ngày 17/4/2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao)

16 Điều 44 Quy chế công tác THQCT, kiểm sát việc khởi tố điều tra và truy tố (Ban hành kèm theo Quyết

định số 111/QĐ-VKSTC ngày 17/4/2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao)

Trang 26

Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định không khởi

tố vụ án hình sự và các tài liệu có liên quan của Cơ quan có thẩm quyềnđiều tra, VKS giải quyết như sau: Nếu thấy chưa đủ căn cứ thì có văn bản yêucầu cơ quan đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự bổ sung tài liệu,chứng cứ để làm rõ; Nếu thấy không có căn cứ thì yêu cầu cơ quan đã raquyết định không khởi tố vụ án hình sự hủy bỏ quyết định đó và ra quyết địnhkhởi tố vụ án hình sự; nếu cơ quan đó không thực hiện thì VKS ra quyết địnhhủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự và ra quyết định khởi tố vụ ánhình sự theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 153, khoản 6 Điều 159BLTTHS năm 2015 và gửi cho cơ quan có thẩm quyền điều tra để tiếnhành điều tra; Nếu thấy đủ căn cứ thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan đã

ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự

Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu khởi tố vụ ánhình sự của Hội đồng xét xử, VKS giải quyết như sau: Nếu thấy yêu cầu khởi

tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử có căn cứ thì ra quyết định khởi tố vụ ánhình sự và chuyển ngay quyết định đó kèm theo các tài liệu có liên quan đếnCQĐT có thẩm quyền để tiến hành điều tra; Nếu thấy yêu cầu khởi tố vụ ánhình sự của Hội đồng xét xử không có căn cứ thì ra quyết định không khởi tố

vụ án hình sự và gửi ngay quyết định đó cho Tòa án nơi Hội đồng xét xử yêucầu khởi tố

* Quyền tự khởi tố hoặc yêu cầu CQĐT khởi tố vụ án hình sự

Theo quy định của BLTTHS năm 2015 thì việc khởi tố vụ án hình sự

do CQĐT thực hiện là chủ yếu VKS chỉ trực tiếp khởi tố vụ án hình sự trongtrường hợp: “Phát hiện hành vi của người có thẩm quyền trong việc giải quyết

tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra

có dấu hiệu tội phạm;”17 Ngoài ra, VKS còn có quyền “yêu cầu CQĐT khởi

tố vụ án hình sự khi phát hiện hành vi của người có thẩm quyền trong việcgiải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố,

17 , 18 Khoản 8 Điều 165 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Trang 27

điều tra có dấu hiệu tội phạm”18

* Thực hành quyền công tố trong việc khởi tố bị can, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can

Đối với việc khởi tố bị can thì VKS chỉ trực tiếp khởi tố bị can trongtrường hợp phát hiện có người đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quyđịnh là tội phạm chưa bị khởi tố nếu đã yêu cầu nhưng CQĐT không thựchiện hoặc sau khi nhận hồ sơ và kết luận điều tra nếu VKS phát hiện có ngườikhác đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm trong vụ

án chưa bị khởi tố thì VKS quyết định khởi tố bị can và trả hồ sơ cho CQĐT

để điều tra bổ sung19 Theo quy định tại khoản 5 Điều 126 BLTTHS năm

2003 thì VKS chỉ thực hiện thẩm quyền khởi tố bị can sau khi nhận hồ sơ vàkết luận điều tra mà phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi phạm tộitrong vụ án chưa bị khởi tố Quy định như trên đã nảy sinh bất cập khi CQĐTkhông thực hiện yêu cầu của VKS thì phải chờ đến khi kết thúc điều tra, VKSmới có quyền khởi tố bị can và trả hồ sơ cho CQĐT Chính vì vậy, tại khoản

4 Điều 179 BLTTHS năm 2015 đã bổ sung quy định: “Trường hợp phát hiện

có người đang thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm chưa bị khởi tố thì Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định khởi

tố bị can hoặc trực tiếp ra quyết định khởi tố bị can nếu đã yêu cầu nhưng Cơ quan điều tra không thực hiện” Trên thực tế, việc VKS trực tiếp khởi tố vụ

án hình sự, khởi tố bị can có tỉ lệ rất nhỏ mà chủ yếu VKS sẽ yêu cầu CQĐTkhởi tố vụ án, khởi tố bị can hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự,khởi tố bị can

Trong quá trình THQCT, kiểm sát điều tra, nếu thấy quyết định khởi

tố bị can ghi không đúng họ, tên, tuổi, nhân thân của bị can, hành vi phạm tộicủa bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố mà phạm vào tội khác hoặc còn

có hành vi phạm tội khác với tội danh đã khởi tố thì VKS yêu cầu cơ quan cóthẩm quyền điều tra ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị

18

19 Điều 179 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Trang 28

can; nếu Cơ quan có thẩm quyền điều tra không thực hiện thì VKS trực tiếp raquyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can và gửi cho Cơquan có thẩm quyền điều tra để tiến hành điều tra trong thời hạn 24 giờ, kể từkhi ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can theo quyđịnh tại khoản 3 Điều 180 BLTTHS Trong thời hạn 03 ngày, kể từ khi nhậnđược quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can của Cơ quan

có thẩm quyền điều tra, VKS ra quyết định phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định

bổ sung hoặc thay đổi quyết định khởi tố bị can; trường hợp VKS yêu cầu bổsung tài liệu, chứng cứ thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ khi nhận được tàiliệu, chứng cứ bổ sung, VKS xem xét, quyết định phê chuẩn hoặc hủy bỏquyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can.20

Trường hợp phải thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can thìVKS yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền điều tra ra quyết định thay đổi hoặc bổsung quyết định khởi tố vụ án hình sự nếu thuộc trường hợp quy định tạikhoản 1 Điều 156 BLTTHS; trường hợp VKS ra quyết định khởi tố vụ án hình

sự thì VKS ra quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự

1.2.2 Phê chuẩn, không phê chuẩn, hủy bỏ các quyết định của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

Viện kiểm sát có quyền phê chuẩn, không phê chuẩn lệnh bắt người

bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, gia hạn tạm giữ, việc tạm giam, bảo lĩnh,đặt tiền để bảo đảm, khám xét, thu giữ, tạm giữ đồ vật, thư tín, điện tín, bưukiện, bưu phẩm, áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt; phê chuẩn,không phê chuẩn các quyết định tố tụng khác không có căn cứ và trái phápluật của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điềutra theo quy định của BLTTHS; hủy bỏ các quyết định tố tụng không có căn

cứ và trái pháp luật của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số

20 Xem Điều 46 Quy chế công tác THQCT, kiểm sát việc khởi tố điều tra và truy tố (Ban hành kèm theo

Quyết định số 111 /QĐ-VKSTC ngày 17/4/2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao).

Trang 29

hoạt động điều tra Trường hợp không phê chuẩn hoặc hủy bỏ thì trong quyếtđịnh không phê chuẩn hoặc hủy bỏ phải nêu rõ lý do; quyết định áp dụng,thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế theo quy định của

BLTTHS (khoản 4, 5 Điều 165 BLTTHS năm 2015)

Hoạt động phê chuẩn, không phê chuẩn lệnh, quyết định của cơ quan

có thẩm quyền điều tra là hoạt động THQCT được sử dụng nhiều nhất củaVKS, thể hiện rõ vai trò của VKS là cơ quan quyết định việc buộc tội Tronggiai đoạn điều tra, hầu hết mọi quyết định tố tụng của CQĐT đều phải đượcVKS phê chuẩn Nói cách khác các lệnh và quyết định của CQĐT chỉ cóhiệu lực nếu được VKS phê chuẩn trừ một số trường hợp đặc biệt Sau khinhận được hồ sơ tài liệu và đề nghị phê chuẩn, VKS sẽ xem xét tính hợppháp, tính có căn cứ của việc áp dụng các lệnh, quyết định này và giải quyếtnhư sau: Trong trường hợp CQĐT ban hành các lệnh, quyết định là có căn

cứ, đúng pháp luật và cần thiết thì VKS sẽ ra quyết định phê chuẩn, đồngthời gửi lại CQĐT toàn bộ hồ sơ phê chuẩn và quyết định phê chuẩn củaVKS để CQĐT thi hành Trong trường hợp CQĐT ban hành lệnh, quyếtđịnh chưa đảm bảo tính có căn cứ, hợp pháp và cần thiết thì VKS không raquyết định không phê chuẩn ngay mà yêu cầu CQĐT tiến hành bổ sung tàiliệu, chứng cứ làm căn cứ xem xét, quyết định việc phê chuẩn Sau khiCQĐT đã bổ sung tài liệu, chứng cứ mà vẫn không đủ căn cứ pháp lý để banhành các lệnh, quyết định đó thì VKS mới ra quyết định không phê chuẩncác lệnh, quyết định của CQĐT

Để THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự đem lại hiệu quảcao, bảo đảm việc điều tra khách quan, toàn diện, đúng pháp luật thì khi pháthiện các quyết định tố tụng của CQĐT không có căn cứ và trái pháp luật nhưquyết định tạm giữ; quyết định khởi tố hoặc không khởi tố bị can; quyếtđịnh khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự; quyết định tạm đình chỉ điềutra vụ án, bị can; quyết định đình chỉ điều tra vụ án của CQĐT… thì VKS cóquyền ra quyết định hủy bỏ các quyết định đó theo trình tự, thủ tục mà

Trang 30

BLTTHS quy định Tuy nhiên, không phải cứ quyết định nào của CQĐT cósai phạm là VKS sẽ hủy bỏ quyết định đó ngay mà tùy vào từng mức độ saiphạm và khả năng khắc phục sai phạm đó mà VKS sẽ yêu cầu khắc phụchoặc hủy bỏ.

để tạm giam (Điều 113); tạm giữ (Điều 117); tạm giam (Điều 119); bảo lĩnh(Điều 121); đặt tiền để bảo đảm (Điều 122); cấm đi khỏi nơi cư trú (Điều 123);tạm hoãn xuất cảnh (Điều 124)

+ Xét phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấpNgay sau khi nhận được hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn lệnh bắt người bịgiữ trong trường hợp khẩn cấp, Kiểm sát viên phải kiểm tra hồ sơ đảm bảoviệc bắt đủ căn cứ, đúng quy định tại Điều 110 BLTTHS năm 2015; trườnghợp không đủ tài liệu, chứng cứ thì phải yêu cầu cơ quan đề nghị phê chuẩn

bổ sung Trường hợp qua nghiên cứu hồ sơ, thấy có dấu hiệu lạm dụng việcgiữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc chưa đủ căn cứ để giữ người trongtrường hợp khẩn cấp hoặc người bị giữ không nhận tội, các tài liệu, chứng cứtrong hồ sơ có mâu thuẫn, người bị giữ là người nước ngoài, người có chứcsắc trong tôn giáo, là nhân sĩ, trí thức, người có uy tín trong đồng bào dân tộcthiểu số hoặc trong trường hợp cần thiết khác thì Kiểm sát viên phải trực tiếphỏi người bị giữ Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị xétphê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, VKS phải quyếtđịnh phê chuẩn hoặc không phê chuẩn; thời hạn này được tính liên tục, kể cả

Trang 31

trong và ngoài giờ làm việc21.

+ Thực hành quyền công tố trong việc tạm giữ

Ngay sau khi nhận được quyết định tạm giữ, hồ sơ đề nghị phê chuẩnquyết định gia hạn tạm giữ của Cơ quan có thẩm quyền điều tra, VKS giảiquyết như sau: Nếu thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiếtthì ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và yêu cầu cơ quan đã ra quyếtđịnh tạm giữ trả tự do ngay cho người bị tạm giữ theo quy định tại khoản 4Điều 117 BLTTHS năm 2015; Nếu thấy việc gia hạn tạm giữ có căn cứ vàcần thiết thì VKS ra quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ Nếuthấy việc gia hạn tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì ra quyếtđịnh không phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ và yêu cầu cơ quan đã raquyết định tạm giữ trả tự do ngay cho người bị tạm giữ theo quy địnhtại khoản 2 Điều 118 BLTTHS năm 2015

+ Xét phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh tạm giam củaCQĐT; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam

Trong thời hạn 03 ngày, kể từ khi nhận được lệnh bắt bị can để tạmgiam, lệnh tạm giam, văn bản đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ tài liệu, VKSphải quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn Trường hợp chưa rõ căn cứthì ra văn bản yêu cầu cơ quan đề nghị phê chuẩn bổ sung tài liệu, chứng cứ.Nếu thấy đủ căn cứ để tạm giam bị can theo quy định tại Điều 119BLTTHS năm 2015 và cần thiết phải tạm giam bị can, nhưng CQĐT không ralệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh tạm giam, thì VKS ra văn bản yêu cầuCQĐT ra lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh tạm giam; nếu CQĐT không thựchiện thì VKS ra lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh tạm giam và chuyển choCQĐT để thực hiện

Trong giai đoạn điều tra, nếu còn thời hạn tạm giam nhưng xét thấybiện pháp tạm giam đối với bị can không còn cần thiết thì CQĐT đề nghị

21Xem thêm Điều 15 Quy chế công tác THQCT, kiểm sát việc khởi tố điều tra và truy tố (Ban hành kèm theo

Quyết định số 111/QĐ-VKSTC ngày 17/4/2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao).

Trang 32

hoặc VKS yêu cầu CQĐT ra văn bản đề nghị VKS quyết định việc hủy bỏbiện pháp tạm giam hoặc thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác; trước khihết thời hạn tạm giam 10 ngày, CQĐT có văn bản đề nghị hoặc VKS yêu cầuCQĐT ra văn bản đề nghị gia hạn hoặc thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam.VKS sẽ xem xét, quyết định gia hạn tạm giam hoặc thay đổi, hủy bỏ biệnpháp tạm giam.

+ Phê chuẩn, không phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp bảo lĩnhhoặc đặt tiền để bảo đảm

Trong thời hạn 03 ngày, kể từ khi nhận được quyết định về việc bảolĩnh hoặc quyết định về việc đặt tiền để bảo đảm, đề nghị xét phê chuẩn và tàiliệu khác có liên quan về việc bảo lĩnh hoặc đặt tiền để bảo đảm, VKS phảikiểm tra căn cứ, điều kiện, thẩm quyền, thời hạn bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảmtheo quy định tại Điều 121 hoặc Điều 122 BLTTHS năm 2015 và Thông tư liêntịch số 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 07/8/2018của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, VKSND tối cao và Tòa ánnhân dân tối cao quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền đặt, việc tạm giữ,hoàn trả, tịch thu, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã đặt để bảo đảm để xemxét, quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định về việc bảo lĩnhhoặc quyết định về việc đặt tiền để bảo đảm

Trường hợp bị can đã được áp dụng biện pháp bảo lĩnh hoặc đặt tiền

để bảo đảm nhưng vi phạm nghĩa vụ thì VKS quyết định áp dụng biện pháptạm giam đối với bị can

+ Thực hành quyền công tố trong việc áp dụng biện pháp cấm đi khỏinơi cư trú

Nếu Cơ quan có thẩm quyền điều tra áp dụng biện pháp cấm đi khỏinơi cư trú đối với bị can mà lệnh này không có căn cứ thì VKS ra văn bản yêucầu Cơ quan có thẩm quyền điều tra hủy bỏ lệnh đó Nếu Cơ quan có thẩmquyền điều tra không thực hiện thì VKS ra quyết định hủy bỏ

Trong giai đoạn điều tra, nếu bị can vi phạm việc thực hiện các nghĩa

Trang 33

vụ quy định tại khoản 2 Điều 123 BLTTHS năm 2015 thì VKS ra văn bản yêucầu Cơ quan có thẩm quyền điều tra hủy bỏ lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và ralệnh bắt bị can để tạm giam.

+ Thực hành quyền công tố trong việc tạm hoãn xuất cảnh

Nếu quyết định tạm hoãn xuất cảnh của CQĐT không có căn cứ thìVKS ra văn bản yêu cầu CQĐT ra quyết định hủy bỏ Nếu CQĐT không thựchiện thì VKS ra quyết định hủy bỏ theo quy định tại Điều 41 và khoản 5 Điều

165 BLTTHS năm 2015 Nếu có căn cứ xác định việc bị can có dấu hiệu bỏtrốn ra nước ngoài mà CQĐT không ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh thìVKS ra văn bản yêu cầu CQĐT ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh NếuCQĐT không thực hiện thì VKS ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh và gửingay cho CQĐT, Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh

+ Thực hành quyền công tố trong việc hủy bỏ hoặc thay thế biện phápngăn chặn

Khi xem xét các trường hợp hủy bỏ biện pháp ngăn chặn theo quyđịnh tại khoản 1 Điều 125 BLTTHS năm 2015 thì VKS giải quyết như sau:Đối với quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn của Cơ quan có thẩmquyền điều tra không do VKS phê chuẩn thì VKS ra văn bản yêu cầu Cơ quan

có thẩm quyền điều tra hủy bỏ Nếu Cơ quan có thẩm quyền điều tra khôngthực hiện thì VKS ra quyết định hủy bỏ; đối với quyết định áp dụng biện phápngăn chặn do VKS phê chuẩn hoặc ban hành thì VKS ra quyết định hủy bỏ

Khi xem xét các trường hợp hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặntheo quy định tại khoản 2 Điều 125 BLTTHS năm 2015 thì VKS giải quyếtnhư sau: Đối với quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn của Cơ quan cóthẩm quyền điều tra không do VKS phê chuẩn; nếu xét thấy không còn cầnthiết hoặc có thể thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác mà Cơ quan cóthẩm quyền điều tra không ra quyết định hủy bỏ hoặc thay thế thì VKS ra vănbản yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền điều tra ra quyết định hủy bỏ hoặc thaythế Nếu Cơ quan có thẩm quyền điều tra ra quyết định hủy bỏ hoặc thay thế

Trang 34

nhưng VKS thấy việc hủy bỏ hoặc thay thế đó không có căn cứ và trái phápluật thì VKS ra văn bản yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền điều tra hủy bỏ;trường hợp Cơ quan có thẩm quyền điều tra không thực hiện thì VKS ra quyếtđịnh hủy bỏ; Đối với quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn do VKS phêchuẩn hoặc ban hành thì VKS ra quyết định hủy bỏ hoặc thay thế22.

Trường hợp chưa hết thời hạn gia hạn tạm giữ mà cơ quan có thẩmquyền điều tra ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và xét thấy khôngcần thiết tạm giữ thì căn cứ khoản 2 Điều 125 BLTTHS năm 2015, VKS yêucầu Cơ quan có thẩm quyền điều tra có văn bản đề nghị VKS quyết định việchủy bỏ biện pháp tạm giữ; nếu cần thiết phải áp dụng biện pháp ngăn chặnkhác thì VKS yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền điều tra thực hiện, nếu Cơquan có thẩm quyền điều tra không thực hiện thì VKS thực hiện

- Phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định áp dụng biện phápcưỡng chế

Theo Điều 126 BLTTHS năm 2015 thì các biện pháp cưỡng chế baogồm áp giải, dẫn giải (Điều 127); kê biên tài sản (Điều 128); phong tỏa tàikhoản (Điều 129) Hoạt động THQCT được tiến hành như sau:

+ Thực hành quyền công tố trong việc áp dụng biện pháp áp giải,dẫn giải

Viện kiểm sát ra quyết định áp giải, dẫn giải nếu xét thấy cần thiếtphải áp dụng biện pháp áp giải, dẫn giải các đối tượng quy định tại khoản 1 vàkhoản 2 Điều 127 BLTTHS năm 2015

+ THQCT trong việc kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản

Viện kiểm sát ra văn bản yêu cầu CQĐT áp dụng biện pháp kê biên tàisản, phong tỏa tài khoản nếu có đủ căn cứ, điều kiện và cần thiết phải áp dụng

mà CQĐT chưa áp dụng; nếu CQĐT không thực hiện thì VKS ra lệnh kê biêntài sản, lệnh phong tỏa tài khoản và yêu cầu CQĐT tổ chức, triển khai thực hiện

22Xem Điều 21 Quy chế công tác THQCT, kiểm sátS việc khởi tố điều tra và truy tố (Ban hành kèm theo

Quyết định số 111 /QĐ-VKSTC ngày 17/4/2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao).

Trang 35

Viện kiểm sát yêu cầu CQĐT hủy bỏ lệnh kê biên tài sản, lệnh phongtỏa tài khoản không có căn cứ và trái pháp luật; nếu CQĐT không thực hiệnthì VKS ra quyết định hủy bỏ.

Viện kiểm sát ban hành văn bản yêu cầu CQĐT hủy bỏ biện pháp kêbiên tài sản, phong tỏa tài khoản khi có đủ căn cứ theo quy định tại khoản 1Điều 130 BLTTHS mà CQĐT không ra quyết định hủy bỏ; nếu CQĐT khôngthực hiện thì VKS ra quyết định hủy bỏ

Viện kiểm sát ban hành văn bản yêu cầu CQĐT ra quyết định hủy bỏhoặc thay thế nếu xét thấy không còn cần thiết áp dụng hoặc có thể thaythế biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản bằng biện pháp khác theoquy định tại khoản 2 Điều 130 BLTTHS năm 2015 mà CQĐT không banhành quyết định hủy bỏ hoặc thay thế Trường hợp CQĐT ra quyếtđịnh hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoảnnhưng xét thấy quyết định hủy bỏ hoặc thay thế của CQĐT không có căn cứ

và trái pháp luật thì VKS ban hành văn bản yêu cầu CQĐT hủy bỏ quyết địnhđó; nếu CQĐT không thực hiện thì VKS ra quyết định hủy bỏ

Trong giai đoạn điều tra, quyết định áp dụng biện pháp kê biên tài sản,phong tỏa tài khoản do VKS ban hành thì do VKS ra quyết định hủy bỏ hoặcthay thế

+ Phê chuẩn hoặc không phê chuẩn lệnh lệnh khám xét, thu giữ, tạmgiữ tài liệu, đồ vật

Sau khi nghiên cứu lệnh khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địađiểm, phương tiện; lệnh thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, phươngtiện điện tử, dữ liệu điện tử tại cơ quan, tổ chức và các tài liệu kèm theo, nếu

có căn cứ thì VKS ra quyết định phê chuẩn, nếu không có căn cứ thì VKS raquyết định không phê chuẩn lệnh khám xét, lệnh thu giữ của Cơ quan có thẩmquyền điều tra

- Phê chuẩn, hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụngđặc biệt

Trang 36

BLTTHS năm 2015 lần đầu tiên quy định về các biện pháp điều tra tốtụng đặc biệt Theo đó, sau khi khởi tố vụ án, trong quá trình điều tra, người

có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng các biện pháp điều tra tố tụngđặc biệt là: ghi âm, ghi hình bí mật; nghe điện thoại bí mật; thu thập bí mật dữliệu điện tử Chỉ được áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt trongkhi điều tra các vụ án về tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy,tội phạm về tham nhũng, tội khủng bố, tội rửa tiền; tội phạm khác có tổ chứcthuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Những biện pháp điều tra tố tụngđặc biệt có ảnh hưởng rất lớn tới các quyền cơ bản của con người nên biệnpháp này phải được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục tại Khoản 3 Điều 225

BLTTHS năm 2015: “Quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

phải được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành Thủ trưởng Cơ quan điều tra đã ra quyết định áp dụng có trách nhiệm kiểm tra chặt chẽ việc áp dụng biện pháp này, kịp thời đề nghị Viện kiểm sát hủy

bỏ nếu xét thấy không còn cần thiết”.

Viện kiểm sát xem xét, quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩnquyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt trên cơ sở đề nghị cùng

hồ sơ, tài liệu mà CQĐT chuyển đến

Trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biết ítnhất là 10 ngày, nếu cần gia hạn thì Thủ trưởng CQĐT đã ra quyết định ápdụng phải có văn bản đề nghị Viện trưởng VKS đã phê chuẩn xem xét, quyếtđịnh việc gia hạn

Viện kiểm sát phải ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện phápđiều tra tố tụng đặc biệt khi có căn cứ theo quy định tại Điều 228 BLTTHS

1.2.3 Hoạt động đề ra yêu cầu điều tra, yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can, áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt 23

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả, tăng cường trách nhiệm công tốtrong hoạt động điều tra, gắn công tố với điều tra theo tinh thần cải cách tư

23

Khoản 6 Điều 165 BLTTHS năm 2015.

Trang 37

pháp, trong những năm gần đây, lãnh đạo VKSND các cấp đặc biệt quan tâm

và tăng cường các biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo công tác THQCT ngay từ khithụ lý kiểm sát nguồn tin về tội phạm và xuyên suốt trong quá trình điều tra

vụ án, trong đó công tác đề ra yêu cầu điều tra luôn được quan tâm, nhấnmạnh Do đó, VKSND các cấp đã có nhiều đổi mới trong công tác lãnh đạo,chỉ đạo việc xây dựng, ban hành các bản yêu cầu điều tra Về cơ bản nộidung, hình thức, chất lượng các bản yêu cầu điều tra đã được nâng lên đángkể; góp phần tích cực giúp cho các hoạt động điều tra, thu thập tài liệu, chứng

cứ đầy đủ, toàn diện, đúng hướng, đúng quy định của pháp luật, hạn chế đếnmức thấp nhất án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc Tòa án tuyên hủy án

để điều tra lại Việc ban hành các bản Yêu cầu điều tra có chất lượng, bám sáttiến độ điều tra là một hoạt động hết sức thiết thực, một bước tiến lớn, khẳngđịnh vị thế, vai trò ngày càng cao của VKS đối với hoạt động điều tra, nhằmgiải quyết vụ án một cách nhanh chóng, toàn diện, hiệu quả, đúng pháp luật.Kiểm sát viên phải kịp thời trao đổi với Điều tra viên, Cán bộ điều tra đượcphân công điều tra vụ án về những nội dung điều tra ngay từ khi nhận đượcquyết định khởi tố vụ án hình sự và trong quá trình điều tra Trường hợp thấy

có những vấn đề cần điều tra mà Điều tra viên chưa thực hiện thì Kiểm sátviên phải đề ra yêu cầu điều tra Yêu cầu điều tra có thể được thực hiện nhiềulần, bằng lời nói trong trường hợp kiểm sát trực tiếp hoạt động điều tra hoặcbằng văn bản “Yêu cầu điều tra phải nêu rõ ràng, cụ thể những vấn đề cầnđiều tra, chứng cứ, tài liệu cần thu thập.Văn bản yêu cầu điều tra được đưavào hồ sơ vụ án, lưu hồ sơ kiểm sát Nội dung yêu cầu điều tra phải cụ thể, rõràng, sát với nội dung vụ án, định hướng thu thập chứng cứ để làm rõ cấuthành tội phạm, những vấn đề phải chứng minh trong vụ án theo quy định

tại Điều 85 và Điều 441 BLTTHS”.24

Khi phát hiện bị can trốn hoặc không xác định được bị can ở đâu và đã

24 Xem Điều 47 Quy chế công tác THQCT, kiểm sát việc khởi tố điều tra và truy tố (Ban hành kèm theo

Quyết định số 111 /QĐ-VKSTC ngày 17/4/2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao)

Trang 38

tiến hành các biện pháp xác minh, truy bắt nhưng không có kết quả; CQĐT đãxác định chính xác lý lịch, các đặc điểm để nhận dạng đối tượng bỏ trốn màCQĐT chưa ra quyết định truy nã bị can thì VKS ra văn bản yêu cầu CQĐT

ra quyết định truy nã bị can trước khi tạm đình chỉ điều tra.Trường hợp cơquan có thẩm quyền đã ra quyết định truy nã theo yêu cầu của VKS thì trongthời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được thông báo bằng văn bản về việc đã bắtđược người bị truy nã, VKS đã yêu cầu truy nã phải ra ngay lệnh tạm giam vàgửi cho CQĐT đã bắt hoặc tiếp nhận người bị bắt (nếu ở xa thì Fax lệnh tạmgiam trước, sau đó gửi ngay bản chính), đồng thời thông báo cho cơ quan đã

ra quyết định truy nã biết về việc đã gửi lệnh tạm giam25

Viện kiểm sát ra văn bản yêu cầu CQĐT ra quyết định áp dụng biệnpháp điều tra tố tụng đặc biệt nếu có căn cứ và xét thấy cần thiết mà CQĐTkhông ra quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt Viện trưởngVKSND cấp huyện, Viện trưởng VKS quân sự khu vực ra văn bản yêu cầuCQĐT cấp huyện, CQĐT quân sự khu vực đang thụ lý, điều tra vụ án cần phải

áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt nhưng Thủ trưởng CQĐT không đềnghị Thủ trưởng CQĐT cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định áp dụng; nếu Cơquan này không thực hiện thì báo cáo, đề xuất Viện trưởng VKS cấp trên trựctiếp yêu cầu CQĐT cấp tỉnh, CQĐT quân sự cấp quân khu xem xét, quyết định

1.2.4 Trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra 26

Trong giai đoạn điều tra, khi cần kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứkhi xét phê chuẩn lệnh, quyết định của Cơ quan có thẩm quyền điều tra hoặctrường hợp phát hiện có dấu hiệu oan, sai, bỏ lọt tội phạm, vi phạm pháp luật

mà VKS đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục theo quyđịnh tại khoản 7 Điều 165 BLTTHS năm 2015, thì Kiểm sát viên trực tiếp tiếnhành hỏi cung bị can, lấy lời khai người bị tạm giữ, người bị bắt, bị hại,

của Bộ Công an - Bộ Tư pháp - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao hướng dấn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật thi hành án hình sự về truy nã.

26 Khoản 7 Điều 165 BLTTHS năm 2015.

Ngày đăng: 22/08/2024, 17:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. Nguyễn Văn Khoát (2018), Thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hành quyền công tố và Kiểm sát điềutra, kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án cố ý gây thương tích hoặc gâytổn hại đến sức khỏe của người khác ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Khoát
Năm: 2018
11. Nguyễn Thị Nguyên (2017), Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án về tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Nam Định, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hành quyền công tố trong giai đoạn
Tác giả: Nguyễn Thị Nguyên
Năm: 2017
12. Lê Tuấn Phong (2017), Hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân trong thực hành quyền công tố theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên Viện kiểmsát nhân dân trong thực hành quyền công tố theo yêu cầu cải cáchtư pháp ở Việt Nam
Tác giả: Lê Tuấn Phong
Năm: 2017
22. Bùi Trọng Thắng (2017), Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, Luận văn thạc sĩ Luật học Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điềutra vụ án hình sự
Tác giả: Bùi Trọng Thắng
Năm: 2017
25. Lê Hữu Thể (Chủ biên), Đỗ Văn Bường, Nông Xuân Trường (2005), Thực hành quyền công tố và kiểm, sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra, Nxb Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hành quyền công tố và kiểm, sát các hoạt động tư pháp tronggiai đoạn điều tra
Tác giả: Lê Hữu Thể (Chủ biên), Đỗ Văn Bường, Nông Xuân Trường
Nhà XB: Nxb Tư pháp
Năm: 2005
26. Lê Hữu Thể (Chủ nhiệm) (1999), Những vấn đề lý luận về quyền công tố và thực tiễn hoạt động công tố ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề lý luận về quyền công tốvà thực tiễn hoạt động công tố ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay
Tác giả: Lê Hữu Thể (Chủ nhiệm)
Năm: 1999
27. Lê Hữu Thể (Chủ nhiệm) (2003), Những giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những giải pháp nâng cao chất lượngthực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp
Tác giả: Lê Hữu Thể (Chủ nhiệm)
Năm: 2003
28. Cù Ngô Ngọc Thịnh (2016), Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hành quyền công tố và kiểm sát điềutra các vụ án vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thôngđường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội
Tác giả: Cù Ngô Ngọc Thịnh
Năm: 2016
29. Tòa án nhân dân tối cao (2020), Công văn số 89/TANDTC-PC ngày 30/6/2020 về việc thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong xét xử, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công văn số 89/TANDTC-PC ngày30/6/2020 về việc thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một sốvướng mắc trong xét xử
Tác giả: Tòa án nhân dân tối cao
Năm: 2020
30. Phạm Tuyết Trinh (2017), Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự trên địa bàn thành phố Hải Phòng, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điềutra vụ án hình sự trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Tác giả: Phạm Tuyết Trinh
Năm: 2017
31. Trường Cao đẳng kiểm sát (2001), Nâng cao chất lượng kiểm sát hoạt động tư pháp và thực hành quyền công tố về vấn đề thông khâu và chuyên khâu trong công tác kiểm sát hình sự, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng kiểm sát hoạtđộng tư pháp và thực hành quyền công tố về vấn đề thông khâu vàchuyên khâu trong công tác kiểm sát hình sự
Tác giả: Trường Cao đẳng kiểm sát
Năm: 2001
34. Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa - Nxb Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Luật học
Tác giả: Viện Khoa học pháp lý
Nhà XB: Nxb Từ điển Bách khoa -Nxb Tư pháp
Năm: 2006
35. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên (2016-2020), Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát các năm từ năm 2016 đến năm 2020, Điện Biên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kếtcông tác kiểm sát các năm từ năm 2016 đến năm 2020
36. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên (2016-2020), Thống kê công tác kiểm sát các năm từ năm 2016 đến năm 2020, Điện Biên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê công táckiểm sát các năm từ năm 2016 đến năm 2020
37. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2020), Quyết định số 111/QĐ-VKS ngày 17/4/2020 về việc ban hành quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 111/QĐ-VKS ngày17/4/2020 về việc ban hành quy chế công tác thực hành quyền côngtố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố
Tác giả: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Năm: 2020
23. Phùng Ngọc Thanh (2013), Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w