1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lv ths luật học nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai Đoạn Điều tra vụ Án hình sự và thực tiễn thực hiện tại

81 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhiệm vụ của Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) là bảo đảm phát hiện chính xác và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm ¬¬¬¬. Giữ người trong trường hợp khẩn cấp là một chế định mới, tiến bộ, quan trọng của pháp luật tố tụng hình sự (TTHS) Việt Nam, là một trong những công cụ pháp lý sắc bén mang tính cưỡng chế nhà nước đấu tranh có hiệu quả để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hình sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Đồng thời còn là phương tiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Đảng, Nhà nước ta luôn đặt con người ở vị trí trung tâm để xây dựng “Con người Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”, chính vì vậy, quyền con người, quyền công dân luôn được quan tâm, quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật của Nhà nước ta. Kể từ khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn này thời gian qua đã thu được những kết quả đáng kể, thu được những kinh nghiệm nhất định, nhưng đồng thời cũng bộc lộ những khó khăn thực hiện, vướng mắc về mặt nhận thức, cách thức tổ chức thực hiện ở mỗi địa phương có sự khác nhau, cần phải được nghiên cứu giải quyết. Điện Biên là địa bàn nằm trên địa bàn có tỉ lệ các tội phạm về ma túy cao trên cả nước, tình hình mua bán, vận chuyển, tàng trữ chất ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên gia tăng qua các năm, là tỉnh giáp biên giới với các nước Lào và Trung Quốc; tiếp giáp các tỉnh Sơn La, Lai Châu, địa hình phức tạp, hiểm trở. Có vị trí gần với khu vực trọng điểm về ma túy của thế giới, các tỉnh thuộc Bắc Lào. Thời gian qua, đã phát hiện nhiều đường dây mua bán, vận chuyển chất ma túy lớn xuyên quốc gia. Ngoài ra, các tội phạm mua bán người, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, giết người do nguyên nhân xã hội, cố ý gây thương tích, trộm cắp tài sản, hủy hoại rừng, đánh bạc quy mô lớn, cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự... diễn ra hết sức phức tạp. Chính vì vậy, các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa tội phạm luôn được các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Điện Biên quan tâm, sử dụng có hiệu quả góp phần vào việc bảo đảm an ninh - chính trị - trật tự, an toàn xã hội. Việc nghiên cứu biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp gắn với một địa bàn miền núi trọng điểm của tỉnh Điện Biên không chỉ có ý nghĩa ứng dụng thiết thực đối với việc nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án hình sự của các cơ quan tố tụng trên địa bàn mà còn có thể đưa ra những kinh nghiệm để áp dụng cho các địa bàn khác trên phạm vi cả nước. Từ những lý do trên, học viên lựa chọn đề tài: “Biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Điện Biên” làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong những năm qua có nhiều công trình nghiên cứu về các biện pháp ngăn chặn nói chung và biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp nói riêng được nhiều người quan tâm nghiên cứu, thể hiện trên các giáo trình giảng dạy của các cơ sở đào tạo lớn và uy tín, các luận văn thạc sĩ, các bài báo, tạp chí chuyên ngành, phần lớn đã tập trung làm rõ được các vấn đề lý luận, có thể kể đến một số công trình khoa học điển hình như: Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, năm 2017; Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2019. Luận văn thạc sĩ luật học: “Biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp từ thực tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội”, năm 2019, của tác giả Phạm Ngọc Long. Luận văn thạc sĩ luật học: “Biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh”, năm 2020, của tác giả Quảng Khoa Toản. Luận văn thạc sĩ luật học: “Giữ người trong trường hợp khẩn cấp theo luật tố tụng hình sự Việt Nam”, năm 2020, của tác giả Trần Ngọc Lệ Huyền. Luận văn thạc sĩ luật học: “Bắt người trong trường hợp khẩn cấp theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hà Nội”, năm 2016, của tác giả Nguyễn Thị Hoàng Huế. Bên cạnh giáo trình, sách chuyên khảo, thì trong khoa học pháp lý có một số bài viết tạp chí có liên quan đến giữ người trong trường hợp khẩn cấp như: Nguyễn Hồng Thiện (2017), “Quy định về biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015”, Tạp chí Kiểm sát, số 11; Nguyễn Quốc Hân (2018), “Những vướng mắc khi áp dụng quy định về giữ người trong trường hợp khẩn cấp và thủ tục bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp”, Tạp chí Kiểm sát, số 15; Vũ Minh Phương (2020), “Tiếp tục hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp”, Tạp chí An ninh nhân dân, số 98... Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về TTHS trực tiếp liên quan đến biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp. Nhưng chưa có công trình nào có sự khảo sát và xuất phát nghiên cứu gắn với một địa bàn cụ thể như địa bàn tỉnh Điện Biên. Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu học viên đã kế thừa nhiều kết quả nghiên cứu về mặt lý thuyết và thực tiễn từ các công trình nghiên cứu này để hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình.

Trang 1

LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ NHIỆM VỤ,QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT KHI THỰC HÀNHQUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ

1.1 Một số vấn đề lý luận về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sátkhi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 91.2 Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về nhiệm vụ, quyền hạn của

Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THỊ XÃ MƯỜNG LAY, TỈNHĐIỆN BIÊN KHI THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONGGIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ VÀ NHỮNG GIẢI

2.1 Thực tiễn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhândân thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên khi thực hành quyền công tố

2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn củaViện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 2

BLHS : Bộ luật hình sự

BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sựCQĐT : Cơ quan điều tra

THQCT : Thực hành quyền công tốTTHS : Tố tụng hình sự

VKS : Viện kiểm sát

VKSND : Viện kiểm sát nhân dân

Trang 3

Số hiệubảng

2.1 Số vụ án hình sự, số bị can VKSND thị xã Mường Lay thụ lý

2.2 Kết quả THQCT trong khởi tố bị can của VKSND thị xã

2.3 Tình hình THQCT trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn

của VKSND thị xã Mường Lay từ năm 2016 đến năm 2020 402.4 Tình hình áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ trên địa bàn

thị xã Mường Lay từ năm 2016 đến năm 2020 422.5 Số bản yêu cầu điều tra của Kiểm sát viên VKSND thị xã

2.6 Số liệu trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra của Kiểm

sát viên VKSND thị xã Mường Lay từ năm 2016 đến năm 2020 472.7 Số liệu ghi âm, ghi hình có âm thanh tại địa bàn thị xã Mường

Trang 4

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm diễn biến hết sức phức tạp.Hằng năm, số vụ án và số người phạm tội đều gia tăng, phương thức, thủ đoạn phạmtội ngày càng tinh vi, xuất hiện một số tội phạm và hình thức phạm tội mới đòi hỏicông tác đấu tranh phòng, chống tội phạm của cơ quan có thẩm quyền phải thật hiệuquả Đặc biệt, công tác thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát (VKS) khithực hành quyền công tố (THQCT) trong giải quyết vụ án hình sự phải thật sự thựcchất, hiệu quả.

Tại Việt Nam từ năm 1945 đã hình thành Cơ quan công tố, năm 1958 chứcdanh Công tố ủy viên được tách ra khỏi hệ thống Tòa án và hình thành Viện công tốtrực thuộc Chính phủ Hiến pháp năm 1959 chính thức quy định Viện kiểm sát nhândân (VKSND) Ngày 26/7/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh công bố Luật tổchức VKSND Trải qua các thời kỳ, qua các bản Hiến pháp các năm 1980, 1992 và2013 cũng như Luật tổ chức VKSND các năm 1960, 1981, 2002 và 2014 đều quy địnhchức năng THQCT của VKSND Hiện nay, các văn bản pháp luật đều quy địnhVKSND là cơ quan THQCT và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định củaHiến pháp và pháp luật VKSND có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảovệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi íchcủa Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảmpháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) thì vụ án hình sựđược giải quyết qua nhiều giai đoạn khác nhau gắn liền với các cơ quan, người cóthẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác nhau Trong các giaiđoạn đó thì giai đoạn điều tra có vai trò quyết định trong việc xác định tội phạm vàngười phạm tội Trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, việc thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn của VKS khi THQCT có ý nghĩa đặc biệt lớn, là khâu then chốt trongviệc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội Theo quy định tại phần thứ hai

Trang 5

BLTTHS thì việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự chủ yếu thuộc về cơ quan có thẩmquyền điều tra Tuy nhiên, để thực hiện được việc buộc tội của Nhà nước đối với ngườiphạm tội thì việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong THQCT có ý nghĩahết sức quan trọng Trong những năm gần đây, hoạt động thực hiện nhiệm vụ, quyềnhạn của VKS khi THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự đã góp phần quantrọng trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của VKS trong tố tụng hình sự (TTHS),thực hiện có hiệu quả chức năng THQCT trong TTHS của VKS Trước yêu cầu vềcải cách tư pháp và cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới,Đảng và Nhà nước ta tiếp tục khẳng định tại Nghị quyết Đại hội XI của Đảng:

“Viện kiểm sát nhân dân tiếp tục thực hiện chức năng thực hành quyền công tố vàkiểm sát các hoạt động tư pháp; tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt độngđiều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra Bảo đảm tốt hơn các điều kiện để Việnkiểm sát nhân dân thực hiện hiệu quả chức năng thực hành quyền công tố và kiểmsát các hoạt động tư pháp” Nghị quyết số 37/2012/QH13 ngày 23/11/2012 và Nghị

quyết số 63/2013/QH13 ngày 27/11/2013 của Quốc hội yêu cầu: “Viện kiểm sát

nhân dân tối cao chỉ đạo các Viện kiểm sát áp dụng đồng bộ các giải pháp, bảođảm thực hành quyền công tố,… kiểm sát chặt chẽ các hoạt động điều tra, kịp thờiđề ra yêu cầu điều tra để chống bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oanngười vô tội…” Gần đây nhất, Nghị quyết số 96/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của

Quốc hội nhấn mạnh: “Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo các Viện kiểm sát áp

dụng đồng bộ các giải pháp để thực hiện tốt hơn công tác thực hành quyền côngtố… kịp thời đề ra yêu cầu điều tra để giải quyết vụ án khẩn trương, đúng phápluật Bảo đảm các quyết định phê chuẩn áp dụng các biện pháp ngăn chặn đúngpháp luật Không để xảy ra trường hợp bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội…”.

Bên cạnh các kết quả đã đạt được, qua thực tiễn thực hiện nhiệm vụ, quyềnhạn của VKS khi THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự vẫn còn một số tồntại, hạn chế, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau Đây chính là một trongnhững nguyên nhân dẫn đến việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung, việc truy tố, xét xửkhông đúng tội danh, thậm chí oan, sai, bỏ lọt tội phạm và người phạm tội Chính vì

Trang 6

vậy, xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu, yêu cầu của chuyên ngành đào tạo cũng nhưviệc bản thân học viên đã và đang là Kiểm sát viên công tác trong ngành Kiểm sátnhân dân; nhằm góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả của việc thực hiệnnhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi THQCT trong TTHS; việc học viên lựa chọn đề

tài: “Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố tronggiai đoạn điều tra vụ án hình sự và thực tiễn thực hiện tại Viện kiểm sát nhân dânthị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên” làm luận văn thạc sĩ luật học là đáp ứng yêu

cầu khách quan hiện nay.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi THQCT trong giai đoạnđiều tra vụ án hình sự có ý nghĩa đặc biệt lớn trong việc thực hiện chức năng côngtố của VKS theo quy định của pháp luật Xuất phát từ ý nghĩa đó đã có nhiều côngtrình, bài viết có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi THQCT trongTTHS Nhằm làm rõ khái niệm giai đoạn điều tra vụ án hình sự, THQCT, nhiệm vụ,quyền hạn khi THQCT trong các giai đoạn tố tụng Việc nghiên cứu các nội dungcó liên quan đến đề tài này đã được thể hiện trong nhiều công trình khoa học đượccông bố trên các sách, báo, tạp chí chuyên ngành và các luận án tiến sĩ, luận vănthạc sĩ, một số giáo trình giảng dạy về pháp luật Có thể nêu ra các công trình, bàiviết sau đây:

- Đề tài cấp bộ: Những vấn đề lý luận về quyền công tố và thực hành quyền

công tố ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay do VKSND tối cao thực hiện năm 1999;Nâng cao chất lượng kiểm sát hoạt động tư pháp và thực hành quyền công tố vềvấn đề thông khâu và chuyên khâu trong công tác kiểm sát hình sự do Trường Cao

đẳng kiểm sát nghiên cứu thực hiện năm 2001;

- Nghiên cứu chung về tổ chức, hoạt động của VKS, điển hình như: Nguyễn

Minh Đức, “Về chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát theo tinh thần cải cách tư

pháp”, Tạp chí Kiểm sát, số 9/2006; Trần Thị Liên, “Chức năng thực hành quyềncông tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong tố tụng hình sự”, Tạp chí Luật học, số

2/2019; Bùi Mạnh Cường, “Tăng cường trách nhiệm công tố trong giai đoạn điều

Trang 7

tra theo yêu cầu các đạo luật mới”, Tạp chí Kiểm sát, số 4/2017; Hoàng Anh

Tuyên, “Hoàn thiện các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong

giai đoạn điều tra các vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp”, Tạp chí Kiểm

sát, số 5/2012; Trần Công Phàn, “Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt

động tư pháp trong giai đoạn khởi tố, điều tra, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theoquy định mới của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015”, Tạp chí Kiểm sát, số

8/2016… Các nghiên cứu trên chủ yếu tìm hiểu và phân tích về tổ chức, hoạt độngcủa VKS nói chung, hoạt động THQCT trong TTHS của VKS nói riêng Tuy đã đềcập đến chức năng THQCT nhưng chưa đi sâu và làm rõ nhiệm vụ, quyền hạn củaVKS khi THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.

- Nghiên cứu về kiểm sát hoạt động tư pháp trên một số lĩnh vực cụ thể,

như: Lê Hữu Thể (chủ biên, năm 2008), Thực hành quyền công tố và kiểm sát các

hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra, Nxb Tư pháp; Nguyễn Hải Phong (chủ

biên, năm 2014), Một số vấn đề về tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động

điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra theo yêu cầu cải cách tư pháp, Nxb Chính

trị quốc gia Đây là các cuốn sách tổng hợp các đề tài nghiên cứu cấp bộ do Vụpháp chế thuộc VKSND tối cao phối hợp với các đơn vị trong ngành Kiểm sát nhândân và các cơ quan thực hiện Nội dung phân tích chi tiết, cụ thể về quyền công tố,THQCT, hoạt động kiểm sát hoạt động tư pháp của VKS và mối quan hệ giữa VKSvà Cơ quan điều tra (CQĐT), nội dung tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạtđộng điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra theo yêu cầu của cải cách tư pháp.

- Lê Thị Tuyết Hoa (2002), Quyền công tố ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật

học, Trường Đại học Luật Hà Nội Trên cơ sở nghiên cứu quyền công tố ở ViệtNam và một số nước trên thế giới, luận án này đã xây dựng định nghĩa về quyềncông tố, nghiên cứu các vấn đề về thực tiễn và lý luận về quyền công tố và đề xuấtmột số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng THQCT ở Việt Nam.

- Một số luận văn thạc sĩ: Phạm Thị Tuyết Chinh (2017), Thực hành quyền

công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự trên địa bàn thành phố Hải Phòng,

Trường Đại học Luật Hà Nội; Bùi Trọng Thắng (2018), Thực hành quyền công tố

Trang 8

trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự và thực tiễn tại tỉnh Điện Biên, Trường Đại

học Luật Hà Nội… Các luận văn trên đã đưa ra một số khái niệm, trình bày thực

tiễn về THQCT trong giai đoạn điều tra, nêu lên một số khó khăn, vướng mắc và đềra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng THQCT trong giai đoạn điều tra vụ ánhình sự.

Các cuốn sách, bài viết trên các tạp chí, các công trình nghiên cứu, côngtrình khoa học nêu trên chủ yếu nghiên cứu, làm rõ tổ chức, hoạt động của VKS nóichung Một số bài viết có đề cập đến nội dung THQCT của VKS trong TTHS Tuynhiên, kể từ khi BLTTHS năm 2015 ban hành, quy định nhiệm vụ, quyền hạn củaVKSND khi THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự có nhiều thay đổi so vớinội dung của các bài viết trước đây Ít có bài viết hay công trình nghiên cứu nào đisâu nghiên cứu, tổng hợp những tồn tại, khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn thực hiệnquy định trên Do vậy, việc tiếp tục nghiên cứu vấn đề có ý nghĩa quan trọng cả vềmặt lý luận và thực tiễn.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Trong phạm vi chuyên ngành theo học là Luật hình sự và TTHS, cũng nhưcông tác thực tiễn, luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, các quyđịnh của pháp luật và thực tiễn liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khiTHQCT ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn chỉ nghiên cứu một số vấn đề lý luận, các quy định của pháp luậtvà thực tiễn nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi THQCT trong giai đoạn điều tra vụán hình sự qua số liệu khảo sát thực tiễn từ năm 2016 đến năm 2020 tại VKSND thịxã Mường Lay, tỉnh Điện Biên.

Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyềnhạn của VKSND mà không bao gồm VKS quân sự các cấp khi THQCT trong giaiđoạn điều tra vụ án hình sự Bắt đầu từ khi khởi tố vụ án hình sự cho đến khi kếtthúc điều tra đề nghị truy tố hoặc đình chỉ điều tra vụ án hình sự, đình chỉ điều tra

Trang 9

đối với bị can hoặc trong trường hợp vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn, phục hồiđiều tra, điều tra bổ sung.

Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyềnhạn của VKS khi THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự đối với các vụ ándo CQĐT mà không bao gồm nội dung THQCT đối với các vụ án hình sự do cơquan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, việc tuân theo phápluật của các chủ thể tham gia tố tụng trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự trên địabàn thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên.

4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục tiêu nghiên cứu

Từ việc làm rõ một số vấn đề lý luận, quy định pháp luật và thực tiễn thựchiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên khiTHQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, luận văn nêu lên những tồn tại, khókhăn, vướng mắc qua đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị để bảo đảm và nâng caochất lượng việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi THQCT trong giaiđoạn điều tra vụ án hình sự.

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu một số vấn đề lí luận về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khiTHQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.

- Phân tích các quy định của BLTTHS năm 2015 về nhiệm vụ, quyền hạncủa VKS khi THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.

- Đánh giá thực tiễn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND thị xãMường Lay, tỉnh Điện Biên khi THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, xácđịnh nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi và đềxuất các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của VKS khi THQCTtrong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng Cộngsản Việt Nam về cải cách bộ máy nhà nước nói chung và cải cách tư pháp nói riêng.

Trang 10

-Trên cơ sở phương pháp luận của phép duy vật lịch sử, luận văn sử dụngcác phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành, trong đó đặc biệt chútrọng các phương pháp:

- Phương pháp phân tích luật được sử dụng trong việc phân tích các quyđịnh của BLTTHS năm 2015 về nhiệm vụ quyền hạn của VKS khi THQCT tronggiai đoạn điều tra vụ án hình sự;

- Phương pháp so sánh nhằm đưa ra đánh giá sự thay đổi, điểm tiến bộ củacác quy định về nhiệm vụ quyền hạn của VKS khi THQCT trong giai đoạn điều travụ án hình sự giữa các văn bản pháp luật qua các thời kỳ;

- Phương pháp thống kê, quy nạp, phương pháp bối cảnh được áp dụngnhằm đưa ra đánh giá hiệu quả thi hành các quy định của BLTTHS về nhiệm vụquyền hạn của VKS khi THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự từ thực tiễntại VKSND thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên;

- Phương pháp đánh giá trực tiếp, được sử dụng để nghiên cứu các hồ sơ vụán hình sự, các kinh nghiệm, thực tiễn thực hiện của các Kiểm sát viên về các nộidung có liên quan đến phạm vi nghiên cứu của luận văn.

Các phương pháp nghiên cứu trên đây được sử dụng và kết hợp linh hoạttrong luận văn.

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Luận văn góp phần làm rõ, bổ sung, hoàn thiện thêm một số vấn đề lý luậnvề nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hìnhsự Ngoài ra, luận văn cũng góp phần vào việc tổng hợp, phân tích rõ hơn các quyđịnh pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi THQCT trong giai đoạn điềutra vụ án hình sự trên cơ sở của BLTTHS năm 2015 và các bản hướng dẫn thi hànhmới nhất về vấn đề này Đồng thời, đánh giá khái quát thực trạng thực hiện nhiệmvụ, quyền hạn của VKS khi THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự tạiVKSND thị xã Mường Lay trong thời gian qua; đề xuất một số quan điểm, giảipháp nhằm bảo đảm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi THQCT tronggiai đoạn điều tra vụ án hình sự

Trang 11

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận văn còn có thể được sử dụng để xâydựng các kỹ năng nghề nghiệp, các thao tác nghiệp vụ trong quan hệ phối hợp giữaKiểm sát viên với Điều tra viên trong quá trình điều tra vụ án hình sự Làm tài liệutham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy của các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoahọc luật.

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận vănđược kết cấu thành 02 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận và quy định của pháp luật tố tụng hình sự

Việt Nam về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tốtrong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.

Chương 2: Thực tiễn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát

nhân dân thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên khi thực hành quyền công tố trong giaiđoạn điều tra vụ án hình sự và những giải pháp nâng cao hiệu quả.

Trang 12

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH

CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ NHIỆM VỤ,QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT KHI THỰC HÀNH QUYỀN

CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ

1.1 Một số vấn đề lý luận về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sátkhi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

1.1.1 Khái niệm nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hànhquyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

* Khái niệm giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Để nghiên cứu và làm sáng tỏ khái niệm giai đoạn điều tra vụ án hình sự,trước hết cần làm rõ khái niệm điều tra và điều tra vụ án hình sự

Theo Từ điển tiếng Việt: “Điều tra là hoạt động tìm hỏi, xem xét để biết rõ

sự thật”1 Với ý nghĩa là một loại hoạt động nhận thức của con người, điều tra đượcsử dụng trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, để nghiên cứu, tìm hiểu, thuthập thông tin, xác định mức độ kiến thức, hiểu biết về một vấn đề, lĩnh vực nào đómà con người quan tâm Khái niệm điều tra đã trở nên phổ biến trong đời sống

chính trị, khoa học, kinh tế, xã hội Theo Từ điển Luật học thì: “điều tra là công tác

trong tố tụng hình sự được tiến hành nhằm xác định sự thật của vụ án một cáchkhách quan, toàn diện và đầy đủ”2 Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam củaTrường Đại học Luật Hà Nội định nghĩa “điều tra là giai đoạn của tố tụng hình sự,

trong đó cơ quan có thẩm quyền điều tra áp dụng mọi biện pháp do luật định đểxác định tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội và các tình tiết khác làm cơ sởcho việc giải quyết vụ án”3

Các định nghĩa nêu trên đều có những điểm phù hợp thể hiện được nội dungcủa điều tra Tuy nhiên, mỗi khái niệm đều có những nội dung chưa toàn diện, đầy1 Viện ngôn ngữ học (2004), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr 322.

2 Viện khoa học pháp lý Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách Khoa - Nxb Tư pháp, Hà Nội.

3 Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân,

tr 305.

Trang 13

đủ Trên cơ sở các khái niệm nêu trên và thực tiễn gắn với TTHS thì cần hiểu đầy

đủ như sau: Điều tra là hoạt động phát hiện, thu thập chứng cứ theo trình tự quy

định của BLTTHS, do cơ quan có thẩm quyền điều tra bao gồm Cơ quan điều tra vàCơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tiến hành để xácđịnh sự thật khách quan của vụ án, xác định tội phạm và người phạm tội.

Điều tra vụ án hình sự có phạm vi hẹp hơn về cả thời gian và không gian so

với điều tra, cụ thể: Điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn của tố tụng hình sự,

trong đó Cơ quan điều tra và Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạtđộng điều tra áp dụng mọi biện pháp điều tra do pháp luật tố tụng hình sự quy địnhnhằm thu thập chứng cứ chứng minh làm rõ các vấn đề cần điều tra trong vụ ánhình sự

Trước khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực thi hành thì vấn đề phạm vi của giaiđoạn điều tra có nhiều quan điểm khác nhau Một số quan điểm bám sát tinh thần củaBLTTHS năm 2003 và một số văn bản hướng dẫn cho rằng giai đoạn điều tra bắt đầutừ khi thụ lý giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố đến khi CQĐTkết thúc điều tra Tức là gộp nội dung khởi tố và điều tra thành giai đoạn điều tra; Mộtsố quan điểm lại tách giai đoạn khởi tố và giai đoạn điều tra thành hai giai đoạn tố tụngkhác nhau và cho rằng giai đoạn điều tra bắt đầu từ khi có quyết định khởi tố vụ ánhình sự và kết thúc khi CQĐT kết thúc điều tra Mỗi cách hiểu đều có những điểm hợplý phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành Tuy nhiên BLTTHS năm 2015đã quy định cụ thể, tại phần thứ hai quy định khởi tố, điều tra vụ án hình sự Trongđó có 01 chương về khởi tố vụ án hình sự và 8 chương về điều tra vụ án hình sự

Từ khái niệm điều tra và các quy định tại pháp luật TTHS Việt Nam có thểhiểu: Giai đoạn điều tra vụ án hình sự bắt đầu từ khi có quyết định khởi tố vụ ánhình sự, kết thúc khi CQĐT kết thúc điều tra, ban hành bản Kết luận điều tra đềnghị VKS truy tố hoặc khi CQĐT ban hành quyết định đình chỉ điều tra vụ án hìnhsự hoặc CQĐT ra quyết định đề nghị truy tố trong trường hợp áp dụng thủ tục rútgọn; VKS đã THQCT đối với Kết luận điều tra hoặc quyết định đình chỉ điều tra vụán hình sự hoặc quyết định đề nghị truy tố của CQĐT.

Trang 14

Thời điểm bắt đầu và kết thúc giai đoạn điều tra: Đối với tất cả các vụ ánhình sự, thời điểm bắt đầu của giai đoạn điều tra là khi có quyết định khởi tố vụ ánvà kết thúc khi hoàn thành nhiệm vụ điều tra Tuy nhiên, trách nhiệm điều tra khôngchỉ bắt đầu và kết thúc tại thời điểm trên mà có những hoạt động điều tra được thựchiện trước khi có quyết định khởi tố vụ án như khám nghiệm hiện trường, khámnghiệm tử thi và còn được tiếp tục duy trì khi xuất hiện một số quyết định tố tụngnhư: Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung; quyết định hủy bản án để điều tra lạicủa Tòa án cấp phúc thẩm và của Tòa án xét xử theo thủ tục tái thẩm, giám đốcthẩm; quyết định phục hồi điều tra Tương tự, trách nhiệm điều tra vụ án hình sựkhông chỉ kết thúc khi CQĐT kết luận điều tra và đề nghị truy tố mà còn chấm dứthay tạm dừng khi vụ án được tạm đình chỉ điều tra hay đình chỉ điều tra

Nhiệm vụ của giai đoạn điều tra: Theo Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt

Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội, giai đoạn điều tra có 03 nhiệm vụ là: “Xácđịnh tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như các tình tiết khác có liênquan đến việc giải quyết vụ án; Lập hồ sơ vụ án, đề nghị truy tố bị can ra Tòa án đểxét xử hoặc ra quyết định khác để giải quyết vụ án; Xác định nguyên nhân và điềukiện phạm tội, yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắcphục và ngăn ngừa”4.

Tuy nhiên, qua việc nghiên cứu các tài liệu và hoạt động thực tiễn liên quanđến vị trí việc làm mà bản thân học viên đang đảm nhiệm thì nhiệm vụ của giaiđoạn điều tra gồm: Xác định người thực hiện hành vi phạm tội để quyết định khởi tốbị can (xác định bị can) Xác định bị can là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong điềutra các vụ án hình sự Thông qua việc điều tra mới quyết định được việc khởi tố ai?khởi tố bao nhiêu bị can? khởi tố về tội gì? Không phải bất cứ ai thực hiện tội phạmđều bị khởi tố mà việc xác định diện khởi tố cần phải xem xét toàn diện tính chất,mức độ hành vi phạm tội, độ tuổi, năng lực của người thực hiện hành vi và cả yếu tốchính trị; thu thập đầy đủ chứng cứ để chứng minh làm rõ toàn bộ vụ án và những4 Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, tr.

306-307.

Trang 15

vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án, gồm: Có hành vi phạm tội xảy ra haykhông, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội; ai là ngườithực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lựctrách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội; những tình tiết giảmnhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân củabị can, bị cáo; tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; nguyênnhân và điều kiện phạm tội; những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ tráchnhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt Đây là nhiệm vụ quantrọng nhất và khó khăn, phức tạp nhất Chất lượng, hiệu quả của giai đoạn điều tracao hay thấp phụ thuộc vào việc thực hiện nhiệm vụ này như thế nào; qua kết quảđiều tra phải làm rõ bị can cần truy tố, tội danh truy tố, để từ đó xây dựng Bản kếtluận điều tra vụ án hình sự Việc đề nghị hay ban hành quyết định khác đòi hỏi phảithu thập tài liệu, chứng cứ khách quan, toàn diện

Chủ thể tiến hành hoạt động điều tra theo quy định của BLTTHS là cơ quancó thẩm quyền điều tra bao gồm CQĐT và Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hànhmột số hoạt động điều tra Gắn với từng cơ quan thì có các chức danh như Thủtrưởng, Phó Thủ trưởng, Điều tra viên, Hạt trưởng, Đồn trưởng… Một chủ thể quantrọng nữa đó là VKS Tuy nhiên, VKS thường ít trực tiếp tiến hành các hoạt độngđiều tra cụ thể mà thông qua công tác THQCT, kiểm sát hoạt động điều tra tronggiai đoạn điều tra để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn.

Mục đích của giai đoạn điều tra chính là thông qua hoạt động phát hiện, thuthập chứng cứ theo trình tự quy định của BLTTHS, nhằm xác định sự thật của vụ ánmột cách khách quan, toàn diện và đầy đủ.

Theo BLTTHS năm 2003 giai đoạn điều tra vụ án hình sự là giai đoạn thứ 2của quá trình TTHS được BLTTHS quy định trong sáu chương, từ chương VIII đếnchương XIII BLTTHS năm 2015, phần thứ hai quy định, khởi tố, điều tra vụ ánhình sự, gồm 09 chương, từ chương IX đến chương XVII Như vậy so với BLTTHSnăm 2003, thì BLTTHS năm 2015 quy định tăng số chương, trong các chương sốđiều luật cũng tăng lên nhằm cụ thể hóa các nội dung có liên quan đến khởi tố, điều

Trang 16

tra vụ án hình sự Theo đó, điều tra là hoạt động được tiến hành công khai theođúng trình tự, thủ tục quy định tại BLTTHS Tài liệu thu thập được khi điều tra phảiđảm bảo đúng trình tự, thủ tục quy định Hoạt động điều tra thường gắn với việc ápdụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế có ảnh hưởng trực tiếp đến tựquyền tự do, dân chủ của công dân Hoạt động điều tra là một bộ phận quan trọnghợp thành chức năng buộc tội Nhà nước đối với người phạm tội Hoạt động điềutra sẽ thu thập các tài liệu, chứng cứ để VKS thực hiện việc buộc tội TheoBLTTHS quá trình giải quyết nguồn tin về tội phạm CQĐT tiến hành kiểm tra,xác minh để giải quyết nguồn tin về tội phạm Các tài liệu, chứng cứ thu thậptrong giai đoạn này đều có ý nghĩa trong việc thực hiện việc buộc tội đối vớingười phạm tội Do vậy, nếu điều tra được tiến hành sớm, khách quan, chính xácthì hoạt động THQCT cũng sẽ đảm bảo khách quan, chính xác, không oan sai, bỏlọt tội phạm và người phạm tội cũng như không để xảy ra tình trạng kéo dài thờihạn điều tra các vụ án hình sự

Từ sự phân tích trên có thể đưa ra khái niệm giai đoạn điều tra vụ án hình

sự như sau: Giai đoạn điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng hình sự, trong

đó cơ quan có thẩm quyền điều tra áp dụng mọi biện pháp điều tra do pháp luật tốtụng hình sự quy định nhằm thu thập chứng cứ chứng minh làm rõ các vấn đề cầnđiều tra trong vụ án hình sự, trên cơ sở đó ban hành Bản kết luận điều tra đề nghịtruy tố (quyết định đề nghị truy tố trong trường hợp áp dụng thủ tục rút gọn) hoặcQuyết định đình chỉ điều tra.

* Khái niệm thực hành quyền công tố

Công tố có nguồn gốc là từ ghép Hán Việt gồm hai từ hợp thành là từ

“công” và từ “tố” Công có nghĩa là “thuộc về Nhà nước chung cho mọi người,

khác với tư” Tố có nghĩa là “nói công khai cho mọi người biết việc làm sai trái,phạm pháp của người khác” Công tố có nghĩa là: “điều tra, truy tố, buộc tội kẻphạm pháp và phát biểu ý kiến trước Tòa án, nhân danh nhà nước”5 Theo Từ điển

Luật học thì công tố: “là quyền của Nhà nước truy cứu trách nhiệm hình sự đối với

5 Viện Ngôn ngữ học (1994) Từ điển Tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr 200.

Trang 17

người phạm tội”6; còn theo sách Thuật ngữ pháp lý phổ thông thì công tố là: “hoạt

động của Kiểm sát viên và những người khác được luật định (công tố viên xã hội)có nhiệm vụ vạch mặt kẻ phạm tội, xác định căn cứ để kết tội và áp dụng hình phạtđối với người phạm tội”7 Theo tác giả Lê Thị Tuyết Hoa thì “Công tố là sự cáobuộc công khai của một người hoặc một nhóm người, của cơ quan hoặc tổ chức vềhành vi vi phạm pháp luật, hành vi sai trái khác của người, tổ chức hoặc cơ quantrước người hoặc cơ quan có thẩm quyền”8.

Quyền công tố là một loại khái niệm chưa được thống nhất về nội hàm từgóc độ khoa học pháp lý lẫn góc độ quốc tế ở các quốc gia, khu vực Tuy nhiên cần

phải hiểu “quyền công tố là một khái niệm pháp lý gắn liền với bản chất của Nhà

nước Nó xuất hiện cùng với sự ra đời của Nhà nước và pháp luật, tồn tại khi cóNhà nước và mất đi khi không còn Nhà nước”9 Như vậy, quyền công tố là quyềncủa Nhà nước thuộc phạm trù lịch sử, nó xuất hiện cùng với sự ra đời của Nhà nướcvà thay đổi theo bản chất Nhà nước Có thể hiểu nội dung của quyền công tố làquyền nhân danh Nhà nước thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối vớingười phạm tội Từ quan điểm trên, qua nghiên cứu và thực tiễn có thể đưa ra khái

niệm như sau: Quyền công tố là quyền của Nhà nước giao cho Viện kiểm sát nhân

dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với ngườiphạm tội, nhằm bảo vệ lợi ích Nhà nước, lợi ích xã hội và lợi ích của công dân.

Như đã phân tích, TTHS có ba chức năng, trong đó buộc tội và gỡ tội đốitrọng nhau còn Tòa án có chức năng xét xử độc lập Do vậy, quyền công tố phải domột cơ quan độc lập đảm nhận thực hiện, ở nước ta hiện nay là VKS Theo quan điểmchỉ đạo của Đảng được thể hiện trong Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 thìviệc tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt

động điều tra và hoạt động xét xử: “Trước mắt Viện kiểm sát giữ nguyên chức năng

6 Viện khoa học pháp lý (2006) Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa - Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr 457.

7 Nguyễn Quốc Việt (1986), Thuật ngữ pháp lý phổ thông, Nxb Pháp lý, Hà Nội, tr 742.

8 Lê Thị Tuyết Hoa (2002), Quyền công tố ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà

Nội, tr 13.

9 Lê Hữu Thể (2008), Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra,

Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr 17.

Trang 18

như hiện nay là thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp”10 Phát

biểu tại Hội nghị tổng kết công tác ngành Kiểm sát nhân dân năm 1966 đồng chí

Trường Chinh nhấn mạnh: “không có cơ quan nhà nước nào có thể thay thế ngành

kiểm sát để sử dụng quyền công tố; bắt, giam, tha, điều tra, truy tố, xét xử có đúngngười, đúng tội, đúng pháp luật hay không, đó chính là việc Viện kiểm sát phảitrông nom, bảo đảm cho tốt”11 Hiện nay Điều 107 Hiến pháp 2013 quy định: “Viện

kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp” Do đó, có

thể khẳng định được quyền công tố ở Việt Nam pháp luật quy định chỉ do một cơ quanduy nhất là VKS, không có cơ quan nhà nước nào có thể thay thế được.

Theo Từ điển Tiếng Việt thì thực hành có nghĩa là “làm để áp dụng lý

thuyết vào thực tiễn”12, thực hành cũng đồng nghĩa với thực hiện THQCT theo Từ

điển Luật học giải thích “là việc sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý thuộcnội dung quyền công tố để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tộitrong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử” 13.

Theo quy định tại Điều 3 Luật tổ chức VKSND năm 2014: “Thực hành

quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự đểthực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngaytừ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quátrình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự”

Như vậy, có thể đưa ra khái niệm THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án

hình sự như sau: Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự là

việc Viện kiểm sát sử dụng các quyền năng pháp lý thuộc phạm vi quyền công tố ởgiai đoạn điều tra theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự để thực hiện việcbuộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội.

10

http://hoiluatgiavn.org.vn/nghi-quyet-so-49-nqtw-ngay-02-thang-06-nam-2005-cua-bo-chinh-tri-ve-chien-luoc-cai-cach-tu-phap-den-nam-2020-d563.html, Truy cập ngày 31/5/2021.

11 Trường Chinh (1967), Kết luận tại Hội nghị tổng kết công tác ngành Kiểm sát nhân dân năm 1966.

12 Viện ngôn ngữ học (2004), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr 973.

13 Viện khoa học pháp lý Bộ tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa - Nxb Tư pháp, Hà

Nội, tr 457.

Trang 19

Chủ thể của THQCT ở Việt Nam pháp luật giao cho một chủ thể duy nhất,đó là VKS Về phương diện lý luận, cần phải thấy rằng trong mô hình tổ chức vàhoạt động của Nhà nước ta hiện nay, không chỉ VKS mà vẫn có một số cơ quankhác được thực hiện các hoạt động liên quan đến quyền công tố, như: Hoạt độngkhởi tố vụ án hình sự của CQĐT và Tòa án Tuy nhiên, các hoạt động này chỉ làgiai đoạn ban đầu của quá trình tố tụng, có tính chất phát động quyền công tố củaVKS Hoạt động khởi tố vụ án, nhìn về hình thức dễ lầm tưởng là hoạt động côngtố, song thực chất, không có ý nghĩa, mục đích, vai trò quyết định đến việc buộc tộitại Tòa án Quyết định khởi tố của CQĐT chỉ thực sự có ý nghĩa phát động quyềncông tố sau khi được VKS xem xét; nếu quyết định khởi tố vụ án hình sự củaCQĐT không có căn cứ và trái pháp luật thì VKS có quyền hủy bỏ Tòa án cóquyền khởi tố vụ án, nhưng các quyết định khởi tố vụ án hình sự của Tòa án đềuphải được gửi cho VKS xem xét và VKS sẽ kháng nghị nếu có vi phạm pháp luật.CQĐT có quyền thu thập tài liệu chứng cứ Nhưng việc bảo đảm cho các tài liệuchứng cứ ấy có đủ cơ sở để truy tố bị can hay không là do VKS chịu trách nhiệm.Khi có đủ tài liệu chứng cứ chứng minh và xét thấy cần xử lý về hình sự, VKSquyết định truy tố bị can ra trước Tòa án Như vậy, về mặt pháp lý chỉ có VKS là cơquan có quyền độc lập THQCT mà không chịu sự can thiệp của bất cứ cơ quan nàokhác Do vậy, một số hoạt động của các cơ quan trên chỉ là bổ trợ cho quyền côngtố của VKS, chứ không phải là hoạt động THQCT.

Nghị quyết số 96/2015 ngày 26/6/2015 của Quốc hội về tăng cường cácbiện pháp chống oan, sai và bồi thường cho người bị thiệt hại đưa ra nhiệm vụ:

“Viện kiểm sát các cấp thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về thực hànhquyền công tố gắn với hoạt động điều tra và kiểm sát hoạt động tư pháp; phối hợpchặt chẽ, kịp thời với các cơ quan có thẩm quyền điều tra trong xử lý tội phạm; bảođảm việc khởi tố, bắt,tạm giữ, tạm giam, truy tố có căn cứ, đúng người, đúng tội,đúng pháp luật, không để xảy ra oan sai ”.

Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật tuy là haichức năng độc lập với nhau, có mục đích, đối tượng và nội dung khác nhau nhưng

Trang 20

giữa chúng có mối quan hệ khăng khít, chặt chẽ, không thể tách rời: “Chức năng

công tố và chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tư pháp;Luật pháp đã quy định rõ thẩm quyền và giao nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dânkhi thực hiện chức năng công tố và khi thực hiện chức năng hoạt động tư pháp.Đây là một điểm đổi mới quan trọng trong quá trình nhận thức chức năng củangành kiểm sát mà có một thời kỳ tương đối dài chúng ta cho rằng hai chức năngnày là một Vấn đề nhận thức này cũng cần được tiếp tục làm sâu sắc thêm tronggiai đoạn hiện nay và nhưng năm tới”14 Đồng tình với quan điểm này, tác giả

Nguyễn Đức Mai cho rằng “Hai chức năng này của Viện kiểm sát vừa có tính độc

lập tương đối với nhau, vừa liên hệ chặt chẽ tác động qua lại, bổ sung cho nhau.Giữa chúng có một số nội dung xâm nhập, đan xen lẫn nhau không thể tách rời vừathuộc chức năng này, vừa thuộc chức năng kia và ngược lại, chính đặc điểm đó đãtạo nên tính thống nhất trong chức năng của Viện kiểm sát nhân dân Chức năngnày là tiền đề, là điều kiện cho chức năng kia và ngược lại Thiếu một trong haichức năng đó thì chức năng kia sẽ không thực hiện được”15 THQCT và kiểm sát

việc tuân theo pháp luật trong TTHS là hai mặt hoạt động của VKS song song diễn ra.Làm tốt công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật sẽ nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện đểhoạt động THQCT được tiến hành tốt và có hiệu quả hơn Ngược lại, nếu làm tốt chứcnăng THQCT sẽ tạo điều kiện để đi sâu, xác định các vi phạm pháp luật của cơ quan,người có thẩm quyền trong TTHS Giữa THQCT và kiểm sát điều tra có quan hệ gắnbó chặt chẽ, giữa hai hoạt động này có tác dụng làm tăng hiệu quả hoạt động của VKS.Nhiệm vụ của hoạt động này làm tiền đề cho nhiệm vụ của hoạt động kia và ngược lại,kết quả của hoạt động này là cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động kia Việc tổchức thực hiện hai chức năng này nếu càng có sự phối hợp nhịp nhàng thì sẽ tiếnđến mục đích chung là bảo đảm việc truy cứu trách nhiệm hình sự đúng người, đúng

14 Khuất Văn Nga (2005) “Những chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về cải cách tư pháp và tổ chức, hoạt

động của Viện kiểm sát nhân dân trong thời kì mới”, Tạp chí Kiểm sát, số 15/2005, tr 21.

15 Nguyễn Đức Mai (1995), “Vấn đề tranh tụng hình sự”, Đề tài khoa học cấp bộ của Viện kiểm sát nhân dân

tối cao: Những vấn đề lí luận và thực tiễn cấp bách của tố tụng hình sự Việt Nam, tr 33.

Trang 21

tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan ngườivô tội.

* Khái niệm nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát

Trên thực tế tại các văn bản pháp luật, khi đề cập đến nhiệm vụ, quyền hạnthường nêu song song trong cùng một điều luật Giữa nhiệm vụ với quyền hạn cómối liên hệ chặt chẽ với nhau nhiệm vụ thường gắn liền với quyền hạn Tuy nhiên,cần hiểu rõ thế nào là nhiệm vụ, thế nào là quyền hạn để phân biệt giữa các thuật

ngữ, tránh nhầm lẫn Theo Đại Từ điển Tiếng Việt, nhiệm vụ được hiểu là “công

việc phải làm vì một mục đích và trong một thời gian nhất định”16 Như vậy, có thểhiểu nhiệm vụ nói chung là những công việc được giao hoặc được quy định cần haybắt buộc phải làm để đảm bảo cho chức năng, vị trí của chủ thể thực hiện nhằmtránh những sai lệch trong quá trình thực hiện Nhiệm vụ gắn liền với từng chủ thể,mỗi chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội khác nhau thì có các nhiệm vụ khác nhau.

Quyền hạn được hiểu là “quyền theo chức vụ, cương vị được cho phép” 17.Quyền hạn của một cơ quan, tổ chức, cá nhân được xác định theo nội dung, phạmvi, lĩnh vực, cấp, chức vụ, vị trí công tác và trong khoảng không gian, thời gian nhấtđịnh trong bộ máy nhà nước hoặc của người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức đó.

Đối chiếu các thuật ngữ trên thì nhiệm vụ, quyền hạn của VKS: là những

việc Viện kiểm sát được làm, phải làm khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạtđộng tư pháp để bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyềncông dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền vàlợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấphành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong TTHS được hiểu: là những việc mà

Viện kiểm sát phải làm, được làm nhằm thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đốivới người phạm tội, được thực hiện trong tố tụng hình sự và nhằm để kiểm sát tínhhợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quátrình giải quyết vụ án hình sự.

16 Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (1998), Đại Từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, tr 1251.

17 Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (1998), Đại Từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội,tr 1384.

Trang 22

Nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong TTHS gắn với các chủ thể có chứcdanh, chức vụ như Viện trưởng, Phó viện trưởng, Kiểm sát viên Nếu không thựchiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ, quyền hạn đó sẽ ảnh hưởng đến quátrình THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự dẫn đến quá trình điều tra vụ ánsẽ không đảm bảo chính xác, khách quan

Như vậy: Nhiệm vụ của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong tố

tụng hình sự là những việc Viện kiểm sát phải làm nhằm thực hiện việc buộc tội củaNhà nước đối với người phạm tội được tiến hành từ khi giải quyết tin báo, tố giácvề tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xétxử vụ án hình sự; Quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trongtố tụng hình sự là các chủ thể thuộc Viện kiểm sát thực hiện các quyền theo quyđịnh nhằm buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội được tiến hành từ khi giảiquyết tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố,điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự

Từ những phân tích trên có thể rút ra khái niệm nhiệm vụ, quyền hạn của

VKS khi THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự như sau: Nhiệm vụ, quyền

hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ ánhình sự là hệ thống những hoạt động mà Viện kiểm sát phải tiến hành và nhữngquyền năng pháp lý được thực hiện thông qua các chủ thể được pháp luật quy địnhnhằm thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được tiến hànhtrong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

1.1.2 Ý nghĩa của việc quy định và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn củaViện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hìnhsự

* Ý nghĩa pháp lí

Việc quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi THQCT trong giaiđoạn điều tra vụ án hình sự vừa có ý nghĩa về mặt xây dựng và hoàn thiện các quyđịnh pháp luật vừa có ý nghĩa trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luậtTTHS Quy định này không chỉ có ý nghĩa trong việc thống nhất nhận thức chung

Trang 23

về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi THQCT mà còn có ý nghĩa quan trọng trongviệc thực hiện đồng bộ, thống nhất trên thực tiễn Việc quy định nhiệm vụ, quyềnhạn của VKS khi THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, với việc quy địnhnhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi THQCT ở các giai đoạn khác nhằm làm rõnhiệm vụ, quyền hạn chung của VKS khi THQCT trong TTHS Quy định này cũngcó ý nghĩa trong việc phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn giữa VKS với CQĐT tronggiai đoạn điều tra vụ án hình sự.

Kết quả của việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi THQCTtrong giai đoạn điều tra vụ án hình sự là tiền đề, cơ sở quan trọng để VKS thực hiệnviệc buộc tội đối với người phạm tội trong giai đoạn truy tố, xét xử, đảm bảo sự liêntục, liền mạch gắn bó với nhau của các giai đoạn tố tụng

Tòa án chỉ có thể xét xử vụ án trên cơ sở vụ án đã được điều tra, lập hồ sơvà có quyết định truy tố bằng bản cáo trạng của VKS Thiếu hoạt động điều trakhông có hồ sơ vụ án, Tòa án không có cơ sở để xét xử Kết quả của hoạt động điềutra càng cụ thể, chính xác, càng thu thập đủ các chứng cứ …càng tạo điều kiện choTòa án xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật18 Thực hiện tốt nhiệm vụ,quyền hạn của VKS khi THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự có ý nghĩaquan trọng, quyết định trong việc điều tra vụ án hình sự.

Việc thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi THQCT trong giaiđoạn điều tra vụ án hình sự đảm bảo quá trình điều tra của CQĐT khách quan, đúngquy định, việc thu thập chứng cứ có chất lượng, hiệu quả, các chứng cứ thu thậpđược có giá trị chứng minh Đảm bảo các quyết định tố tụng có căn cứ, đúng quyđịnh pháp luật, không bỏ lọt người phạm tội, tội phạm, không làm oan người vô tội.Đồng thời sẽ tạo điều kiện để thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn khi kiểm sát điềutra Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong TTHS.

* Ý nghĩa chính trị - xã hội

18 Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân,

tr 308-309.

Trang 24

Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi THQCT trong giai đoạnđiều tra vụ án hình sự không chỉ có ý nghĩa về mặt pháp lý mà thông qua đó gópphần đảm bảo ổn định an ninh, chính trị trật tự an toàn xã hội.

Thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi THQCT trong giai đoạnđiều tra vụ án hình sự góp phần vào thực hiện nhiệm vụ chung của VKS là bảo vệHiến pháp và pháp luật, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, chế độ chính trị, chế độkinh tế, tính mạng sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản và các quyền lợi íchhợp pháp khác của công dân, giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, đảmbảo mọi hành vi phạm tội đều bị phát hiện, xử lý nhanh chóng nghiêm minh kịpthời; không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội

Thông qua việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi THQCT nhằmhướng đến việc cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng cũng như chính sáchpháp luật của Nhà nước nhất là các quy định liên quan đến quyền con người, quyềncông dân và quyền bình đẳng trước pháp luật khi tham gia các quan hệ xã hội Gópphần thực hiện tốt chủ trương tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhànước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi THQCT trong giai đoạn điềutra vụ án hình sự còn có vai trò hướng các chủ thể của quan hệ pháp luật, thực hiệnđầy đủ chức trách nhiệm vụ của mình khi tiến hành tố tụng, đảm bảo quyền, lợi íchhợp pháp của những người tham gia tố tụng, nhất là người bị buộc tội và người bịhại; ngăn ngừa việc lạm quyền của những người tiến hành tố tụng; giáo dục ý thứcchấp hành pháp luật của nhân dân, đảm bảo việc phòng ngừa chung đối với xã hội.Thông qua việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi THQCT trong TTHS,VKS tổng hợp những vấn đề bất cập đề nghị hướng dẫn thực hiện thống nhất hoặcsửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

1.2 Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về nhiệm vụ, quyền hạn củaViện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạnđiều tra vụ án hình sự

Điều 165 BLTTHS năm 2015 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khiTHQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Căn cứ quy định tại điều luật này, có

Trang 25

thể phân nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi THQCT trong giai đoạn điều tra vụ ánhình sự thành 05 nhóm, cụ thể:

Nhóm thứ nhất, khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự;

khởi tố, phê chuẩn, hủy bỏ, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can.

Nhóm thứ hai, quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn,

biện pháp cưỡng chế và một số biện pháp nhằm thu thập tài liệu, chứng cứ.

Nhóm thứ ba, đề ra yêu cầu điều tra.

Nhóm thứ tư, trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra.

Nhóm thứ năm, quyết định việc gia hạn thời hạn điều tra, thời hạn tạm

giam; quyết định chuyển vụ án, áp dụng thủ tục rút gọn, áp dụng biện pháp bắt buộcchữa bệnh; hủy bỏ quyết định tách, nhập vụ án; yêu cầu CQĐT truy nã bị can, ápdụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.

1.2.1 Khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự; khởitố, phê chuẩn, hủy bỏ, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can

* Khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự

Khởi tố vụ án hình sự là hoạt động mở đầu của quá trình giải quyết vụ ánhình sự Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm, đối với tất cả các tội phạm quy định tạiBộ luật Hình sự (BLHS) thì các chủ thể có thẩm quyền tiến hành khởi tố vụ án hìnhsự Ngoại trừ các tội khởi tố theo yêu cầu của bị hại, thì chỉ ra quyết định khởi tố vụán hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc của đại diện của họ

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự chủ yếu thuộc về CQĐT Theo đó,CQĐT quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm,ngoại trừ các vụ án thuộc lĩnh vực và địa bàn quản lý của các cơ quan của Bộ độibiên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư thì do các cơquan này khởi tố vụ án hình sự; VKS ra quyết định khởi tố vụ án hình sự khi VKShủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của CQĐT, cơ quan được giaonhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc khi VKS trực tiếp giải quyết tốgiác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc khi VKS trực tiếp phát hiện dấuhiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử; Hội đồng xét xử ra

Trang 26

quyết định khởi tố hoặc yêu cầu VKS khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tạiphiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm.

Thực tiễn cho thấy đa số các vụ án hình sự do CQĐT tiến hành khởi tố vụán hình sự, còn các cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra thườngchỉ quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với các vụ án hình sự mà các cơ quan đó cóthẩm quyền tiến hành điều tra hoặc có dấu hiệu tội phạm Các cơ quan được giaonhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm đốivới các tội phạm không thuộc lĩnh vực được giao thì rất ít khi trực tiếp ra quyết định

khởi tố vụ án hình sự Ví dụ: trong địa bàn quản lý của Đồn biên phòng khi phát

hiện các vụ việc có dấu hiệu tội phạm xâm phạm sức khỏe, tội phạm xâm phạm sởhữu thì thông thường Đồn biên phòng sẽ thông báo cho CQĐT để CQĐT tiến hànhkhởi tố vụ án, thay vì ra quyết định khởi tố vụ án sau đó chuyển cho CQĐT có thẩmquyền Thông thường Đồn biên phòng chỉ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đốivới nhóm tội phạm về ma túy; Hội đồng xét xử cũng rất ít khi ra quyết định khởi tốvụ án hình sự vì nhiều người cho rằng Hội đồng xét xử trong đó có các Thẩm pháncủa Tòa án chủ yếu thực hiện chức năng cơ bản là xét xử Tuy nhiên, với nhiệm vụtố tụng được giao, cần khẳng định Tòa án có nhiệm vụ thông qua hoạt động xét xử,phát hiện dấu hiệu của tội phạm và thực hiện việc kiến nghị khởi tố

Đối với VKS theo quy định tại khoản 3 Điều 153 BLTTHS có 03 trườnghợp VKS ra quyết định khởi tố vụ án hình sự Trên cơ sở thực tiễn và quy định tạiQuy chế THQCT, kiểm sát khởi tố, điều tra, truy tố do VKSND tối cao ban hành thìtrước khi trực tiếp khởi tố, VKS thường thực hiện quyền yêu cầu CQĐT ra quyếtđịnh khởi tố vụ án hình sự Khi CQĐT không thực hiện yêu cầu đó VKS mới trựctiếp ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, ngoại trừ trường hợp Hội đồng xét xử yêucầu VKS khởi tố Tại khoản 8 Điều 165 BLTTHS quy định cụ thể trường hợp VKStrực tiếp ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và yêu cầu CQĐT khởi tố vụ án hình

sự: “khi phát hiện hành vi của người có thẩm quyền trong việc giải quyết tố giác,

tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra có dấu hiệu tộiphạm; yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự khi phát hiện hành vi của

Trang 27

người có thẩm quyền trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghịkhởi tố và trong việc khởi tố, điều tra có dấu hiệu tội phạm”.

Việc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự được CQĐT, cơ quan đượcgiao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, VKS quyết định khi có căn cứxác định tội phạm đã khởi tố không đúng với hành vi phạm tội thực tế xảy ra; việcbổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp ngoài tội phạm đã khởitố còn tội phạm khác chưa bị khởi tố.

Hoạt động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi THQCT trong việckhởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự của cơ quan có thẩmquyền điều tra và Hội đồng xét xử thể hiện ở việc:

- Nếu thông qua hoạt động THQCT thấy quyết định khởi tố vụ án hình sựcó căn cứ và hợp pháp thì ra quyết định phân công Kiểm sát viên THQCT, kiểm sátviệc giải quyết vụ án.

- Nếu thấy chưa rõ căn cứ để khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tốvụ án thì có văn bản yêu cầu CQĐT bổ sung chứng cứ, tài liệu

Đây là nội dung có ý nghĩa hết sức quan trọng góp phần tháo gỡ những khókhăn của VKS khi THQCT trong khởi tố vụ án hình sự Vì có trường hợp quyếtđịnh khởi tố vụ án hình sự tuy chưa đủ căn cứ vững chắc nhưng nếu hủy bỏ quyếtđịnh khởi tố vụ án thì sẽ dẫn đến khả năng bỏ lọt tội phạm hoặc trường hợp quyếtđịnh không khởi tố vụ án hình sự tuy chưa đủ căn cứ thuyết phục nhưng VKS cũngkhông có đủ tài liệu, chứng cứ để hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án để raquyết định khởi tố vụ án.

- Nếu thấy quyết định khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ ánhình sự không có căn cứ thì có văn bản yêu cầu CQĐT ra quyết định hủy bỏ quyếtđịnh đó; trường hợp CQĐT không nhất trí thì VKS ra quyết định hủy bỏ quyết địnhkhởi tố vụ án hình sự Như vậy, trước khi trực tiếp hủy bỏ quyết định khởi tố thayđổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự VKS thực hiện quyền yêu cầu CQĐThủy bỏ Chỉ khi đã yêu cầu nhưng CQĐT không đồng ý, không thực hiện yêu cầuthì VKS mới quyết định hủy bỏ các quyết định của CQĐT.

Trang 28

- Nếu thấy tội phạm đã khởi tố không đúng với hành vi phạm tội hoặc còncó tội phạm khác chưa được khởi tố thì VKS yêu cầu cơ quan đã ra quyết định khởi tốquyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự; nếu cơ quan đã raquyết định khởi tố không nhất trí thì VKS quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết địnhkhởi tố vụ án hình sự Tương tự như trường hợp nêu trên thì đối với việc quyết địnhthay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, trước hết VKS cũng thực hiệnquyền yêu cầu, khi yêu cầu đó không được thực hiện thì VKS mới ra quyết định.

* Khởi tố, phê chuẩn, hủy bỏ, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can

Hoạt động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi THQCT đối vớiviệc khởi tố, phê chuẩn, hủy bỏ, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can cónhiều điểm tương đồng với khởi tố vụ án hình sự Theo đó, việc khởi tố bị can đượctiến hành khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi mà BLHSquy định là tội phạm Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định khởitố bị can, VKS phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởitố bị can hoặc yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu làm căn cứ để quyết định việc phêchuẩn Trường hợp phát hiện có người đã thực hiện hành vi mà BLHS quy định làtội phạm chưa bị khởi tố thì VKS yêu cầu CQĐT ra quyết định khởi tố bị can hoặctrực tiếp ra quyết định khởi tố bị can nếu đã yêu cầu nhưng CQĐT không thực hiện.

Việc thay đổi quyết định khởi tố bị can được thực hiện khi tiến hành điềutra có căn cứ xác định hành vi của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố hoặcquyết định khởi tố ghi không đúng họ, tên, tuổi, nhân thân của bị can; việc bổ sungquyết định khởi tố bị can khi có căn cứ xác định bị can còn thực hiện hành vi khácmà BLHS quy định là tội phạm Khi nhận được quyết định thay đổi hoặc bổ sungquyết định khởi tố bị can, VKS phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏquyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can hoặc yêu cầu bổ sungchứng cứ, tài liệu làm căn cứ để quyết định việc phê chuẩn Trường hợp khi VKSkhẳng định có đủ căn cứ để thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can thì VKS yêucầu CQĐT ra quyết định và đề nghị VKS phê chuẩn Nếu CQĐT không thực hiệnthì VKS trực tiếp ra quyết định thay đổi, bổ sung.

Trang 29

Thực tế việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi THQCT đối vớiviệc khởi tố, hủy bỏ, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can VKS thường thựchiện quyền yêu cầu, nếu sau khi yêu cầu mà CQĐT không thực hiện thì VKS mớitrực tiếp quyết định.

Nhiệm vụ, quyền hạn phổ biến nhất mà VKS thực hiện đó là việc phê chuẩnquyết định khởi tố bị can Việc quyết định phê chuẩn khởi tố bị can là quyền năngquan trọng có ý nghĩa quyết định trong việc thực hiện các biện pháp điều tra tiếptheo nhằm thực hiện việc buộc tội.

1.2.2 Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biệnpháp cưỡng chế và một số biện pháp nhằm thu thập tài liệu, chứng cứ

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của VKS đó là bảo vệ quyền conngười, quyền công dân không để người nào bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chếquyền con người, quyền công dân trái luật Do đó, nhiệm vụ, quyền hạn của VKSkhi THQCT trong giai đoạn điều tra thể hiện ở việc VKS quyết định áp dụng, thayđổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế.

Bộ luật TTHS năm 2015 quy định rất chặt chẽ các điều kiện áp dụng, thờigian áp dụng, chủ thể có quyền quyết định áp dụng việc giữ người trong trường hợpkhẩn cấp, tạm giữ, gia hạn tạm giữ, tạm giam, gia hạn tạm giam, cấm đi khỏi nơi cưtrú, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, áp giải, dẫn giải; quy định một số biện pháp ngănchặn, biện pháp cưỡng chế phải được sự phê chuẩn của VKS trước khi thi hành; quyđịnh việc hủy bỏ, thay đổi biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế.

Thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn của VKS trong giai đoạn điều trađầu tiên phải kể đến đó là phê chuẩn hoặc không phê chuẩn các quyết định áp dụngbiện pháp ngăn chặn do CQĐT đề nghị gồm: Bắt người bị giữ trong trường hợpkhẩn cấp, gia hạn tạm giữ, lệnh tạm giam, lệnh bắt bị can để tạm giam, đặt tiền đểbảo đảm, bảo lĩnh; tiếp đến là việc VKS quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặnnếu xét thấy cần thiết Trong trường hợp này, VKS yêu cầu CQĐT ra quyết định vàđề nghị VKS phê chuẩn VKS có thẩm quyền quyết định cuối cùng đối với việc ápdụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế Để đảm bảo

Trang 30

quyền con người, quyền công dân, khi thấy không còn cần thiết hoặc có thể thay thếbằng biện pháp ngăn chặn khác thì phải quyết định hủy bỏ hoặc thay thế biện phápngăn chặn Đối với những biện pháp ngăn chặn do VKS phê chuẩn trong giai đoạnđiều tra thì việc hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác phải do VKSquyết định Việc thay đổi biện pháp ngăn chặn thường đồng nghĩa với việc áp dụngbiện pháp ngăn chặn khác có tính chất ít nghiêm khắc hơn biện pháp đang áp dụng.

Ví dụ: thay thế biện pháp ngăn chặn tạm giam bằng biện pháp đặt tiền để bảo đảm

hoặc biện pháp bảo lãnh

Phê chuẩn, không phê chuẩn hoặc hủy bỏ các quyết định tố tụng kháckhông có căn cứ pháp luật của CQĐT, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành mộtsố hoạt động điều tra ở đây như việc áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, tạmhoãn xuất cảnh, phong tỏa tài khoản, áp giải, dẫn giải

Một số biện pháp nhằm thu thập tài liệu, chứng cứ trong giai đoạn điều traVKS có quyền phê chuẩn hoặc không phê chuẩn đó là khám xét, thu giữ, tạm giữ đồvật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.

Thực tiễn hiện nay là khi áp dụng biện pháp ngăn chặn, đa số CQĐT đềuchọn áp dụng biện pháp tạm giam để đảm bảo thuận lợi cho quá trình điều tra củavụ án Tuy pháp luật quy định rất cụ thể, chặt chẽ các điều kiện để áp dụng biệnpháp tạm giam cũng như quy định nhiều biện pháp ngăn chặn khác mang tính chấtít nghiêm khắc hơn biện pháp tạm giam hoặc BLHS có quy định về tội giam giữ,trái pháp luật nhằm đảm bảo các chủ thể khi áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giamphải xem xét, cân nhắc và đánh giá rất kỹ lưỡng Nhưng thực tiễn tại Việt Namtrong thời gian gần đây số bị can bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam tronggiai đoạn điều tra vẫn chiếm đa số, không những không giảm mà tiếp tục gia tăng.Điều này đòi hỏi VKS phải thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn như quyết định ápdụng, yêu cầu, hủy bỏ, thay đổi biện pháp ngăn chặn Nhằm đảm bảo việc áp dụngbiện pháp ngăn chặn đúng quy định và bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

1.2.3 Đề ra yêu cầu điều tra

Trang 31

Nghị quyết số 96/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội nhấn mạnh:

“Viện kiểm sát áp dụng đồng bộ các giải pháp để thực hiện tốt hơn công tác thựchành quyền công tố… kịp thời đề ra yêu cầu điều tra để giải quyết vụ án khẩntrương, đúng pháp luật”19 Như vậy, việc đề ra yêu cầu điều tra của VKS hiện nay

rất được chú trọng và có vai trò quan trọng trong thực hiện chức năng THQCTtrong giai đoạn điều tra của VKS

Đề ra yêu cầu điều tra là hoạt động do Kiểm sát viên tiến hành trên cơ sởquy định của pháp luật nhằm đảm bảo xác định sự thật khách quan của vụ án hìnhsự, trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội, không làm oan người vô tội, khôngbỏ lọt tội phạm, người phạm tội, bảo đảm việc điều tra vụ án tuân thủ các quy địnhcủa pháp luật.

Khái niệm bản yêu cầu điều tra đã được một số tác giả đề cập đến trong cáccông trình nghiên cứu khoa học hoặc các bài viết Tuy nhiên, hiện nay chưa có kháiniệm chính thức về bản yêu cầu điều tra Trên cơ sở nghiên cứu những quy định củapháp luật thực định, những nội hàm của bản yêu cầu điều tra, tác giả Nguyễn Minh

Đức đưa ra khái niệm bản yêu cầu điều tra như sau: “Bản yêu cầu điều tra là văn

bản tố tụng do Kiểm sát viên ban hành trong giai đoạn điều tra theo quy định củapháp luật tố tụng hình sự, nêu rõ những vấn đề cần yêu cầu Cơ quan điều tra, cơquan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thu thập, củng cốchứng cứ, làm rõ về tội phạm, người phạm tội và những vấn đề phải chứng minhtrong vụ án hình sự hoặc để hoàn thiện các thủ tục tố tụng nhằm bảo đảm việc điềutra toàn diện, khách quan và triệt để theo đúng quy định của pháp luật, không làmoan, không bỏ lọt tội phạm”20 Khái niệm trên đã nêu đầy đủ, toàn diện về bản yêucầu điều tra.

Việc đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu CQĐT tiến hành điều tra là mộtquyền năng quan trọng và cơ bản của Kiểm sát viên khi THQCT trong giai đoạn19 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-quyet-96-2019-QH14-phong-chong-toi-pham-va-vi-pham-phap-luat-cong-tac-cua-Vien-kiem-sat-430602.aspx, Truy cập ngày 28/5/2021.

20 Nguyễn Minh Đức (2019) “Chuyên đề kỹ năng đề ra yêu cầu điều tra trong vụ án hình sự”, Hội nghị tập

huấn BLHS và BLTTHS trong ngành Kiểm sát nhân dân.

Trang 32

điều tra đối với các vụ án hình sự Thông qua bản yêu cầu điều tra, Kiểm sát viênthể hiện rõ quan điểm của mình trong việc thu thập, củng cố chứng cứ và hoàn thiệnthủ tục tố tụng của vụ án hình sự; nó là quyền năng nhưng cũng là trách nhiệm,đồng thời thể hiện trình độ, năng lực của Kiểm sát viên Mục đích của bản yêu cầuđiều tra nhằm yêu cầu CQĐT kịp thời thu thập đầy đủ, khách quan các tài liệu,chứng cứ nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án, làm rõ những vấn đề cầnphải chứng minh trong vụ án hình sự.

Bản yêu cầu điều tra của Kiểm sát viên phải đảm bảo hình thức, thời điểmban hành Thông thường, sau khi được phân công THQCT, kiểm sát việc giải quyếtđối với vụ án hình sự, Kiểm sát viên sẽ nghiên cứu hồ sơ và đề ra yêu cầu điều trabằng văn bản Trong suốt quá trình điều tra khi phát sinh các vấn đề, nội dung mớithì Kiểm sát viên tiếp tục đề ra yêu cầu điều tra Khi trực tiếp thực hiện chức năngTHQCT đối với các hoạt động mà Kiểm sát viên tham gia như ghi lời khai, hỏicung, đối chất, nhận dạng, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, khám xétthì Kiểm sát viên đề ra yêu cầu điều tra trực tiếp bằng lời nói.

Về nội dung của bản yêu cầu điều tra, đối với mỗi nhóm tội, loại tội khácnhau đòi hỏi nội dung yêu cầu điều tra khác nhau, phù hợp với cấu thành tội phạm,đặc trưng cụ thể của nhóm tội, loại tội đó Trong từng vụ án khác nhau cũng đòi hỏinội dung yêu cầu điều tra khác nhau, phù hợp với tính chất, diễn biến của từng vụán Hiện nay, không có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể nội dung bản yêu cầuđiều tra chung cho tất cả các loại tội phạm Tuy nhiên, đối với vụ án hình sự nàocũng đòi hỏi làm rõ hành vi phạm tội, người phạm tội, những vấn đề cần chứngminh trong vụ án, đòi hỏi sự hoàn thiện, chính xác về thủ tục tố tụng, cụ thể:

- Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tìnhtiết khác của hành vi phạm tội

- Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ýhay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội.

- Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can và đặcđiểm về nhân thân của bị can.

Trang 33

- Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.- Nguyên nhân và điều kiện phạm tội.

- Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễntrách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.

Như vậy khi THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự việc Kiểm sátviên đề ra yêu cầu điều tra cũng đồng nghĩa với việc thực hiện một trong nhữngnhiệm vụ, quyền hạn quan trọng của VKS Bản yêu cầu điều tra có chất lượng, đápứng yêu cầu điều tra của vụ án phải đảm bảo nội dung toàn diện, đầy đủ giúp choviệc điều tra được thực hiện đúng hướng, phục vụ tốt cho việc THQCT; Bản yêucầu điều tra phải yêu cầu CQĐT làm rõ tội phạm, người phạm tội để không bỏ lọttội phạm và người phạm tội; yêu cầu điều tra đề ra được các nội dung, những vấn đềcần chứng minh trong vụ án hình sự Vấn đề được các nhà nghiên cứu cũng như cáccơ quan tiến hành tố tụng quan tâm và có nhiều ý kiến hiện nay đó là chất lượng cácbản yêu cầu điều tra của Kiểm sát viên phụ thuộc nhiều vào năng lực, trình độ, kinhnghiệm của từng Kiểm sát viên Thực tiễn chất lượng các bản yêu cầu điều tra củatừng Kiểm sát viên có sự khác nhau Vấn đề tiếp theo đó là việc thực hiện yêu cầuđiều tra của Kiểm sát viên Có phải trong mọi trường hợp CQĐT phải thực hiện hếtcác yêu cầu điều tra của Kiểm sát viên hay việc thực hiện hay không phụ thuộc vàotính chất vụ án theo đánh giá của Điều tra viên Thực tiễn cho thấy dù yêu cầu điềutra của Kiểm sát viên có chất lượng đến thế nào nhưng không được thực hiện thìviệc điều tra vụ án sẽ không đảm bảo khách quan, toàn diện được Do đó, ngoài việcđề ra bản yêu cầu điều tra toàn diện, đủ nội dung, đúng thời điểm thì việc đôn đốc,yêu cầu CQĐT thực hiện cũng là một trong những nội dụng quan trọng Một bảnyêu cầu điều tra thành công đòi hỏi phải được CQĐT giải quyết triệt để tất cả cácnội dung đã yêu cầu trong bản yêu cầu điều tra của Kiểm sát viên Vì vậy, cần cóquy định cụ thể, mang tính chất bắt buộc thực hiện bản yêu cầu điều tra của Kiểmsát viên Đồng thời ngành Kiểm sát phải thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằmnâng cao chất lượng, hiệu quả bản yêu cầu điều tra của Kiểm sát viên.

1.2.4 Trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra

Trang 34

Theo quy định của BLTTHS năm 2015 thì VKS trực tiếp tiến hành một sốhoạt động điều tra trong trường hợp để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi xétphê chuẩn lệnh, quyết định của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành mộtsố hoạt động điều tra hoặc trường hợp phát hiện có dấu hiệu oan, sai, bỏ lọt tộiphạm, vi phạm pháp luật mà VKS đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắcphục hoặc trường hợp để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi quyết định việctruy tố Như vậy, khi THQCT trong giai đoạn điều tra, VKS có nhiệm vụ, quyềnhạn tiến hành một số hoạt động điều tra trong 03 trường hợp Các hoạt động điều tracụ thể mà VKS tiến hành đó là hỏi cung đối với bị can; lấy lời khai đối với người bịbắt, tạm giữ, người làm chứng, người chứng kiến, bị hại, người có quyền lợi, nghĩavụ liên quan đến vụ án, đương sự; đối chất; thực nghiệm điều tra.

Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương “tăng cường công tố

trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra”, VKS chủ động thực

hiện việc tiến hành một số hoạt động điều tra trong giai đoạn điều tra Chính từ việcthực hiện một số hoạt động điều tra đã góp phần quan trọng trong việc thực hiệnchức năng THQCT của VKS Thông qua việc hỏi cung, lấy lời khai, Kiểm sát viênnắm được đúng bản chất, nội dung khách quan của vụ án mà không phụ thuộc quánhiều vào các tài liệu do CQĐT thu thập Bởi lẽ mỗi chủ thể khi thực hiện các hoạtđộng nhất định thường có cách làm và kết quả khác nhau Cụ thể, khi mỗi Điều traviên ghi lời khai, hỏi cung, do nhiều nguyên nhân khác nhau như định hướng điềutra, cách hiểu theo ý chí chủ quan hoặc do trình độ, nhận thức dẫn đến việc diễn đạttrong các biên bản thường có sự khác nhau Từ đó, việc nghiên cứu qua các biênbản do người khác lập cũng có thể dẫn đến việc hiểu nội dung khác nhau Chính vìvậy, việc vừa nghiên cứu các biên bản do Điều tra viên lập, vừa trực tiếp thực hiệnviệc hỏi, nghe trực tiếp nội dung trả lời và diễn đạt trong các biên bản của Kiểm sátviên có ý nghĩa rất lớn Qua đó, vừa kiểm tra, đánh giá được các tài liệu do CQĐTthu thập vừa thu thập chứng cứ, vừa nắm chắc nội dung vụ án Việc tiến hành hoạtđộng lấy lời khai, hỏi cung của Kiểm sát viên trong giai đoạn điều tra còn giúp Kiểm

Trang 35

sát viên chủ động và dự kiến các tình huống phát sinh, làm rõ các vấn đề liên quanđể phục vụ cho việc thực hiện chức năng THQCT trong giai đoạn truy tố, xét xử

Một số hoạt động điều tra phổ biến mà Kiểm sát viên thường tiến hành khiTHQCT trong giai đoạn điều tra đó là:

- Trực tiếp hỏi cung trong trường hợp bị can kêu oan, khiếu nại hoạt độngđiều tra hoặc có căn cứ xác định việc điều tra vi phạm pháp luật hoặc trong trườnghợp khác khi xét thấy cần thiết như để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi xétphê chuẩn lệnh, quyết định của CQĐT; để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khiquyết định việc truy tố Như vậy, ngoài trường hợp bị can kêu oan, khiếu nại hoạtđộng điều tra hoặc có căn cứ xác định việc điều tra vi phạm pháp luật bắt buộcKiểm sát viên phải tiến hành hỏi cung thì Kiểm sát viên hỏi cung trước khi phêchuẩn các lệnh, quyết định của CQĐT Đây là quy định có tính mở góp phần tạohành lang pháp lý quan trọng cho Kiểm sát viên thuận lợi trong việc trực tiếp tiếnhành hoạt động hỏi cung đối với bị can.

- Trực tiếp lấy lời khai người làm chứng, bị hại, đương sự trong trường hợpxét thấy việc lấy lời khai của Điều tra viên không khách quan hoặc có vi phạm phápluật hoặc xét cần làm rõ chứng cứ, tài liệu để quyết định việc phê chuẩn hoặc khôngphê chuẩn quyết định tố tụng của CQĐT hoặc để quyết định việc truy tố Như vậycũng có phần giống với nội dung của hỏi cung, ngoài trường hợp Kiểm sát viên ghilời khai khi có căn cứ cho rằng việc lấy lời khai không khách quan, có vi phạm phápluật Kiểm sát viên còn trực tiếp lấy lời khai khi xét thấy cần phải làm rõ tài liệu,chứng cứ để quyết định việc phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định tố tụngcủa CQĐT Việc làm rõ tài liệu ở đây bao gồm cả việc kiểm tra các tài liệu đã thuthập Việc cụ thể hóa các nội dung có trong tài liệu hoặc kiểm tra tính hợp pháp,nguồn tài liệu và các vấn đề khác có liên quan đến tài liệu được thu thập Quy địnhnày cũng tạo điều kiện thuận lợi để Kiểm sát viên trực tiếp lấy lời khai trong giaiđoạn điều tra vụ án hình sự

- Trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể tiến hành đối chất, thựcnghiệm điều tra Như vậy, quy định việc Kiểm sát viên trực tiếp tiến hành đối chất,

Trang 36

thực nghiệm điều tra không mang tính bắt buộc mà chỉ tiến hành khi xét thấy cầnthiết Thông thường, trong giai đoạn điều tra, nếu phát hiện có lời khai mâu thuẫnnhau về một hay nhiều nội dung có liên quan đến giải quyết vụ án thì Kiểm sát viênsẽ yêu cầu Điều tra viên tiến hành đối chất, nếu yêu cầu không được thực hiện thìKiểm sát viên mới tiến hành hoạt động đối chất; để kiểm tra, xác minh tài liệu, tìnhtiết có ý nghĩa đối với vụ án thì tiến hành thực nghiệm điều tra Nếu đã yêu cầu màĐiều tra viên không thực hiện hoặc đã thực hiện nhưng chưa giải quyết triệt để tấtcả các nội dung hoặc để kiểm tra tính hợp pháp trong hoạt động đối chất, thựcnghiệm điều tra của Điều tra viên thì Kiểm sát viên tiến hành đối chất, thực nghiệmđiều tra.

Như vậy, BLTTHS năm 2015 quy định cụ thể các trường hợp VKS trực tiếptiến hành một số hoạt động điều tra theo hướng mở rộng, tạo thuận lợi cho VKS trựctiếp tiến hành một số hoạt động điều tra trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khiTHQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Điều này có ý nghĩa quan trọng trongviệc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKS Chính từ việc thực hiện một số hoạtđộng điều tra sẽ tạo các điều kiện, cơ sở, căn cứ cho việc THQCT của VKS ở giai đoạntruy tố, xét xử Thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn này góp phần thực hiện chủ trương

“tăng cường công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra”.

1.2.5 Quyết định việc gia hạn thời hạn điều tra, thời hạn tạm giam;quyết định chuyển vụ án, áp dụng thủ tục rút gọn, áp dụng biện pháp bắt buộcchữa bệnh; hủy bỏ quyết định tách, nhập vụ án; yêu cầu Cơ quan điều tra truynã bị can, áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

Bộ luật TTHS năm 2015 quy định điều kiện gia hạn thời hạn điều tra dotính chất phức tạp của vụ án xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra; điềukiện gia hạn thời hạn tạm giam là vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải cóthời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biệnpháp tạm giam Nhằm hiện thực hóa quyền con người, quyền công dân thì pháp luậtquy định thời hạn tạm giam thường ngắn hơn hoặc bằng thời hạn điều tra.

Trang 37

Việc quy định thời hạn, gia hạn thời hạn điều tra và số lần gia hạn thời hạnđiều tra tùy thuộc vào loại tội phạm, cụ thể:

- Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lầnkhông quá 02 tháng.

- Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lầnthứ nhất không quá 03 tháng và lần thứ hai không quá 02 tháng.

- Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần,mỗi lần không quá 04 tháng.

- Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra balần, mỗi lần không quá 04 tháng.

Việc quy định thời hạn và số lần gia hạn tạm giam cũng phụ thuộc vào loạitội phạm mà người bị buộc tội đang bị điều tra, cụ thể:

- Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lầnkhông quá 01 tháng.

- Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lầnkhông quá 02 tháng.

- Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lầnkhông quá 03 tháng.

- Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hailần, mỗi lần không quá 04 tháng.

Việc gia hạn thời hạn điều tra, gia hạn thời hạn tạm giam do VKS quyếtđịnh trên cơ sở đề nghị của CQĐT Khi có căn cứ để gia hạn thời hạn điều tra hoặcgia hạn thời hạn tạm giam thì CQĐT có văn bản đề nghị để VKS quyết định.

Bộ luật TTHS năm 2015 lần đầu tiên quy định về các biện pháp điều tra tốtụng đặc biệt Theo đó, sau khi khởi tố vụ án, trong quá trình điều tra, người cóthẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt:ghi âm, ghi hình bí mật; nghe điện thoại bí mật; thu thập bí mật dữ liệu điện tử Cáchoạt động này thực chất trước đây đã từng được CQĐT thực hiện thông qua hoạtđộng trinh sát, nhằm phát hiện tội phạm và người phạm tội trước khi khởi tố hoặcáp dụng trong giai đoạn điều tra đối với một số loại tội phạm Việc áp dụng các biện

Trang 38

pháp điều tra tố tụng đặc biệt không phải được thực hiện trong mọi loại tội phạm màchỉ được áp dụng trong các vụ án về tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về matúy, tội phạm về tham nhũng, tội khủng bố, tội rửa tiền; tội phạm khác có tổ chức thuộcloại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Với tính chất là những biện pháp điều tra đặc biệt,có tác động rất lớn tới các quyền cơ bản của con người nên biện pháp này được tiến

hành theo thủ tục chặt chẽ Khoản 3 Điều 225 BLTTHS năm 2015 quy định: “Quyết

định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt phải được Viện trưởng viện kiểmsát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành Thủ trưởng cơ quan điều tra đã ra quyếtđịnh áp dụng cỏ trách nhiệm kiểm tra chặt chẽ việc áp dụng biện pháp này, kịp thờiđề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ nếu xét thấy không còn cần thiết”.

Ngoài ra, khi THQCT trong giai đoạn điều tra, VKS còn thực hiện nhiệmvụ, quyền hạn khác đó là: Quyết định chuyển vụ án, áp dụng thủ tục rút gọn, ápdụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh; hủy bỏ quyết định tách, nhập vụ án; yêu cầuCQĐT truy nã bị can THQCT trong quá trình khám nghiệm hiện trường, khám xét,thực nghiệm điều tra, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói, ủy thác điều tra.

Kết luận chương 1

Qua việc phân tích làm rõ các khái niệm về giai đoạn điều tra, THQCT,nhiệm vụ, quyền hạn của VKS đã góp phần làm sáng tỏ khái niệm nhiệm vụ, quyềnhạn của VKS khi THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Việc thực hiệnnhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sựnói riêng và khi THQCT trong TTHS nói chung đều có mục đích là thực hiện việcbuộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội.

Pháp luật hiện hành quy định nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi THQCTtrong giai đoạn điều tra vụ án hình sự tại Điều 14 Luật tổ chức VKSND năm 2014và Điều 165 BLTTHS năm 2015, gồm 05 nhóm nhiệm vụ quyền hạn cụ thể.

Việc quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi THQCT trong giaiđoạn điều tra vụ án hình sự có ý nghĩa quan trọng là cơ sở pháp lí để VKS tăngcường vai trò, trách nhiệm, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ, quyền hạn khi THQCTtrong TTHS nói chung và trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự nói riêng Bảo đảm

Trang 39

mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố,xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oanngười vô tội, không để lọt tội phạm, người phạm tội, xác định đúng trách nhiệmhình sự đối với pháp nhân Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạmgiam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái luật Góp phần cụ thể hóachủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, bảo đảm phápchế xã hội chủ nghĩa và xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay.

Từ việc nghiên cứu một số đề lý luận và quy định pháp luật TTHS ViệtNam về nhiệm vụ quyền hạn của VKS khi THQCT trong giai đoạn điều tra vụ ánhình sự sẽ là tiền đề, là cơ sở cho việc nêu và đánh giá thực tiễn thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn của VKSND thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên khi THQCT trong giaiđoạn điều tra vụ án hình sự.

Trang 40

Chương 2

THỰC TIỄN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN

CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THỊ XÃ MƯỜNG LAY, TỈNHĐIỆN BIÊN KHI THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN

ĐIỀU TRA

VỤ ÁN HÌNH SỰ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ2.1 Thực tiễn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhândân thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên khi thực hành quyền công tố trong giaiđoạn điều tra vụ án hình sự

2.1.1 Những kết quả đạt được

Thị xã Mường Lay nằm ở phía Bắc của tỉnh Điện Biên, cách trung tâmthành phố Điện Biên Phủ 100 km Phía Bắc và Tây Bắc thị xã Mường Lay giáp vớihuyện Nậm Nhùn và huyện Sìn Hồ của tỉnh Lai Châu; phía Đông, phía Nam và TâyNam thị xã Mường Lay giáp với huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên Thị xã MườngLay có 02 phường và 01 xã gồm 38 tổ dân phố, bản; với 09 dân tộc cùng sinh sống(Thái, Mông, Kinh, Khơ Mú, Tày, Hoa, Mường, Nùng); trong đó, dân tộc Tháichiếm 67,455%, dân tộc Kinh chiếm 23,024%, dân tộc Mông chiếm 8,525%, dântộc Hoa chiếm 0,444%, còn lại là các dân tộc khác

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thị xã MườngLay trong những năm gần đây được giữ vững và ổn định Tội phạm hằng năm xảyra ít, chủ yếu tập trung vào nhóm tội về ma túy và tội phạm xâm phạm sở hữu Tuynhiên, do có quốc lộ 12 và tỉnh lộ 142 chạy qua nên địa bàn thị xã Mường Lay đượcxem là nơi trung chuyển ma túy từ các huyện Nậm Pồ, Mường Nhé của tỉnh ĐiệnBiên đi các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái Chỉ riêng trong năm 2020, Công antỉnh Điện Biên chủ trì đã phá thành công 03 chuyên án, bắt giữ 6 người phạm tội tạiđịa phận thị xã Mường Lay, thu giữ 137 bánh heroine.

Viện kiểm sát nhân dân thị xã Mường Lay hiện nay là một trong 10VKSND cấp huyện thuộc VKSND tỉnh Điện Biên Do đặc thù là đơn vị có khối

Ngày đăng: 22/07/2024, 17:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w