1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lv Ths Luật Học - Thực Hành Quyền Công Tố Trong Giai Đoạn Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự Và Thực Tiễn Tại Tỉnh Điện Biên.doc

79 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Hành Quyền Công Tố Trong Giai Đoạn Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự Và Thực Tiễn Tại Tỉnh Điện Biên
Tác giả Lê Thị Ths Luật Học
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Thesis
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 502 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo quy định tại Điều 107 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) là cơ quan thực hành quyền công tố (THQCT) và kiểm sát hoạt động tư pháp. Trong đó, việc đảm bảo để Viện kiểm sát (VKS) thực hiện chức năng công tố luôn là một chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta từ khi ngành Kiểm sát nhân dân được thành lập cho đến nay. THQCT của VKSND là một dạng thực hành quyền lực nhà nước trong lĩnh vực tư pháp. Không có cá nhân, cơ quan nhà nước nào có thể thay thế VKSND trong việc truy tố người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội ra trước Tòa . THQCT của VKSND nhằm đảm bảo mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái pháp luật. Với vị trí, vai trò quan trọng đó, Đảng ta đã dành sự quan tâm lớn đến công tác THQCT của VKSND như: Đồng chí Trường Chinh - Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã khẳng định vai trò không thể thiếu của VKSND: ”Không có cơ quan nhà nước nào thay thế ngành Kiểm sát để sử dụng quyền công tố. Bắt giam, điều tra, tha, truy tố, xét xử có đúng người, đúng tội, đúng pháp luật hay không, có đúng đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước hay không, điều đó chính là Viện kiểm sát phải trông nom, bảo đảm làm tốt” . Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới đã chỉ rõ: “nâng cao chất lượng công tố của Kiểm sát viên tại phiên tòa, bảo đảm tranh tụng dân chủ với Luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác….”. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 khẳng định: “Trước mắt, Viện kiểm sát nhân dân giữ nguyên chức năng như hiện nay là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp… tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra…Nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp”. Tại Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị đã khẳng định: “Viện kiểm sát nhân dân có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp như hiện nay”. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng khóa XI cũng khẳng định rõ: “ Bảo đảm tốt hơn các điều kiện để Viện kiểm sát nhân dân thực hiện hiệu quả chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp; tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra”. Để có thể thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và thể chế hóa trong các văn bản pháp luật quy định của Hiến pháp năm 2013 về THQCT của VKSND nói chung thì việc tiếp tục triển khai nghiên cứu lý luận để làm sâu sắc và phong phú hơn vấn đề này, sau khi Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 được ban hành là một trong những đòi hỏi quan trọng. Bên cạnh đó, thời gian qua, mặc dù công tác THQCT của VKSND đã đạt được những kết quả quan trọng, nhất định, như: “Trách nhiệm công tố được đề cao, tiến độ giải quyết các vụ án được đẩy nhanh hơn, có nhiều cố gắng bảo đảm yêu cầu xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội. Chú trọng bảo vệ quyền con người, quyền công dân... Chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên ngày càng được nâng cao, tạo không khí dân chủ hơn tại các phiên tòa” , đã góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy công tác THQCT vẫn còn những hạn chế, bất cập như: Vẫn còn một số vụ án truy tố oan sai, Tòa án tuyên không phạm tội, gây bức xúc trong nhân dân, tình trạng bỏ lọt tội phạm, chất lượng xét hỏi của Kiểm sát viên (KSV) còn hạn chế, KSV chưa làm tốt công tác chuẩn bị cho hoạt động xét xử, chất lượng tranh tụng trong nhiều phiên tòa chưa thực sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp... Vì vậy, cải cách tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động THQCT của VKSND, trong đó có THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự là một đòi hỏi cấp bách của Đảng, Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ các yêu cầu, đòi hỏi với các góc độ lý luận và thực tiễn, học viên chọn đề tài: “Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và thực tiễn tại tỉnh Điện Biên” để làm luận văn thạc sĩ luật học thuộc ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự (TTHS). 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trang 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HÀNH QUYỀN

CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ

1.1 Khái niệm thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm

1.2 Nội dung, quy trình thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát

trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự 161.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thực hành quyền công tố

của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án

Chương 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HÀNH

QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN

2.1 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự đối với hoạt động thực hành

quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự 262.2 Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình

Chương 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THỰC HÀNH

QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ

3.1 Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật liên quan đến thực hành

quyền công tố của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ

Trang 2

BLHS : Bộ luật hình sự

BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sựCQĐT : Cơ quan điều tra

HĐXX : Hội đồng xét xử

KSV : Kiểm sát viên

TAND : Tòa án nhân dân

THQCT : Thực hành quyền công tốTNHS : Trách nhiệm hình sự

TTHS : Tố tụng hình sự

VKS : Viện kiểm sát

VKSND : Viện kiểm sát nhân dân

Trang 3

Số hiệu

bảng

2.1 Thống kê số vụ án/bị cáo bị truy tố, Tòa án thụ lý và được đưa

2.2 Thống kê số vụ án/bị cáo bị truy tố, Tòa án thụ lý, được đưa ra xét

xử sơ thẩm và bị kháng nghị phúc thẩm giai đoạn 2016 - 2020 342.3 Thống kế số vụ/ bị cáo Tòa án thụ lý và Số vụ/bị cáo Tòa án

trả hồ sơ điều tra bổ sung giai đoạn 2016 – 2020 35

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Theo quy định tại Điều 107 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam năm 2013, Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) là cơ quan thực hành quyềncông tố (THQCT) và kiểm sát hoạt động tư pháp Trong đó, việc đảm bảo để Việnkiểm sát (VKS) thực hiện chức năng công tố luôn là một chủ trương nhất quán củaĐảng và Nhà nước ta từ khi ngành Kiểm sát nhân dân được thành lập cho đến nay.THQCT của VKSND là một dạng thực hành quyền lực nhà nước trong lĩnh vực tưpháp Không có cá nhân, cơ quan nhà nước nào có thể thay thế VKSND trong việctruy tố người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội ra trước Tòa1 THQCTcủa VKSND nhằm đảm bảo mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được pháthiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội,đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạmtội, không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền conngười, quyền công dân trái pháp luật Với vị trí, vai trò quan trọng đó, Đảng ta đãdành sự quan tâm lớn đến công tác THQCT của VKSND như: Đồng chí TrườngChinh - Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam

dân chủ cộng hòa đã khẳng định vai trò không thể thiếu của VKSND: ”Không có

cơ quan nhà nước nào thay thế ngành Kiểm sát để sử dụng quyền công tố Bắt giam, điều tra, tha, truy tố, xét xử có đúng người, đúng tội, đúng pháp luật hay không, có đúng đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước hay không, điều đó chính là Viện kiểm sát phải trông nom, bảo đảm làm tốt”2 Nghị quyết số

08-NQ/TW ngày 01/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của

công tác tư pháp trong thời gian tới đã chỉ rõ: “nâng cao chất lượng công tố của

1 Theo quy định của BLHS năm 2015 thì chủ thể của tội phạm bao gồm cả người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn này, tác giả thống nhất sử dụng thuật ngữ “người phạm tội” bao hàm cả hai chủ thể là người và pháp nhân thương mại phạm tội.

2 Báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội tháng 7/1967, khi đánh giá về báo cáo công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 1967 của Trường Chinh - Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Trang 5

Kiểm sát viên tại phiên tòa, bảo đảm tranh tụng dân chủ với Luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác….” Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày

02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 khẳng

định: “Trước mắt, Viện kiểm sát nhân dân giữ nguyên chức năng như hiện nay là

thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp… tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra…Nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp” Tại Kết luận số

79-KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị đã khẳng định: “Viện kiểm sát nhân

dân có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp như hiện nay” Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng khóa XI cũng khẳng định rõ: “ Bảo đảm tốt hơn các điều kiện để Viện kiểm sát nhân dân thực hiện hiệu quả chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp; tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra” Để có

thể thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và thể chế hóa trong các văn bản phápluật quy định của Hiến pháp năm 2013 về THQCT của VKSND nói chung thì việctiếp tục triển khai nghiên cứu lý luận để làm sâu sắc và phong phú hơn vấn đề này,sau khi Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 được ban hành là một trongnhững đòi hỏi quan trọng

Bên cạnh đó, thời gian qua, mặc dù công tác THQCT của VKSND đã đạtđược những kết quả quan trọng, nhất định, như: “Trách nhiệm công tố được đề cao,tiến độ giải quyết các vụ án được đẩy nhanh hơn, có nhiều cố gắng bảo đảm yêu cầu

xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọttội phạm và người phạm tội Chú trọng bảo vệ quyền con người, quyền công dân Chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên ngày càng được nâng cao, tạo không khí dânchủ hơn tại các phiên tòa”3, đã góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi íchhợp pháp của tổ chức, cá nhân Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy công tác THQCTvẫn còn những hạn chế, bất cập như: Vẫn còn một số vụ án truy tố oan sai, Tòa án

3 Phát biểu của đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác kiểm sát năm 2015 của ngành Kiểm sát nhân dân, ngày 16/01/2015.

Trang 6

tuyên không phạm tội, gây bức xúc trong nhân dân, tình trạng bỏ lọt tội phạm, chấtlượng xét hỏi của Kiểm sát viên (KSV) còn hạn chế, KSV chưa làm tốt công tác chuẩn

bị cho hoạt động xét xử, chất lượng tranh tụng trong nhiều phiên tòa chưa thực sự đápứng yêu cầu cải cách tư pháp Vì vậy, cải cách tổ chức và nâng cao chất lượng hoạtđộng THQCT của VKSND, trong đó có THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ

án hình sự là một đòi hỏi cấp bách của Đảng, Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay

Xuất phát từ các yêu cầu, đòi hỏi với các góc độ lý luận và thực tiễn, học

viên chọn đề tài: “Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và thực tiễn tại tỉnh Điện Biên” để làm luận văn thạc sĩ luật học thuộc

ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự (TTHS)

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Qua tìm hiểu về vấn đề này, tác giả nhận thấy, có nhiều công trình khoa học

đề cập đến vấn đề này, bước đầu tập hợp được một số công trình tiêu biểu như sau:

- Luận án tiến sĩ Luật học “Quyền công tố ở Việt Nam” của Lê Thị Tuyết

Hoa (2002), thực hiện tại Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật Đã đề cập đếnnhững vấn đề lý luận về vấn đề quyền công tố ở một số nước trên thế giới và trongTTHS ở Việt Nam và thực trạng tổ chức THQCT trong TTHS ở Việt Nam và một

số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động công tố ở trước Tòa án

- Luận án tiến sĩ Luật học “Thực hành Quyền công tố trong giai đoạn xét

xử sơ thẩm vụ án hình sự” của Trần Thị Liên (2019), thực hiện tại Trường Đại học

Luật Hà Nội Đã đề cập đến những vấn đề lý luận và thực trạng về THQCT tronggiai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và đưa ra những yêu cầu và giải pháp nângcao chất lượng THQCT trong giai đoạn trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

- Luận văn thạc sĩ Luật học “Thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát

nhân dân trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và thực tiễn áp dụng tại thành phố Hà Nội” của Nguyễn Thu Dung (2016), thực hiện tại Khoa Luật - Đại

học Quốc gia Hà Nội Đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận như khái niệm THQCT,vấn đề THQCT của VKSND trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự; nghiên

Trang 7

cứu khái quát những quy định của pháp luật TTHS Việt Nam về THQCT củaVKSND trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự; tổng hợp, phân tích, đánh giáthực tiễn, kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và đưa ra một số giải pháp nhằmhoàn thiện pháp luật TTHS và nâng cao hiệu quả THQCT của VKSND trong giaiđoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại thành phố Hà Nội.

- Luận văn thạc sĩ Luật học “Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi

thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trên địa bàn thành phố Hà Nội” của Dương Phi Hùng (2017), thực hiện tại Trường Đại học Luật

Hà Nội Tác giả đã phân tích, làm rõ các quy định của pháp luật TTHS hiện hành vềnhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ ánhình sự và những bất cập; có số liệu, bảng biểu theo các tiêu chí khác nhau để làm

rõ thực trạng THQCT của VKS trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ởthành phố Hà Nội Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả đã đề xuất được các giảipháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật cơ bản hợp lý và khả thi

Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu là sách, đề tài khoa học cấp Bộ,

luận văn, bài viết liên quan đến các nội dung của luận văn như: Cuốn Tranh luận

tại phiên tòa sơ thẩm của TS Dương Thanh Biểu, Nxb Tư pháp, Hà Nội, năm 2007;

sách, “Một số vấn đề về tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra,

gắn công tố với hoạt động điều tra theo yêu cầu cải cách tư pháp”, của TS Nguyễn

Hải Phong chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2014; sách “Những điểm mới trong

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015” của PGS.TS Nguyễn Hòa Bình, Nxb Chính trị

quốc gia năm 2015; cuốn “Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác

của Viện kiểm sát nhân dân qua 55 năm tổ chức và hoạt động (26/7/1060 26/7/2015)” của VKSND tối cao, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2015; Bài viết: Một

-số vấn đề lý luận cơ bản về quyền công tố, của Lê Cảm, Tạp chí Tòa án nhân dân

(TAND), số 6/2000; Một số vấn đề về quyền công tố, của Trần Văn Độ, Tạp chí Luật học, số 3/2001; Viện kiểm sát hay Viện công tố, của Nguyễn Thái Phúc, Tạp

chí Khoa học pháp luật, số 2/2007

Trang 8

Những công trình nghiên cứu trên với nhiều cách tiếp cận khác nhau, đãlàm rõ một số vấn đề liên quan trực tiếp và gián tiếp đến các vấn đề lý luận, thựctiễn cũng như định hướng, giải pháp giải quyết vấn đề liên quan đến luận văn Một

số công trình nghiên cứu đã tập trung vào nội dung THQCT của VKSND trong giaiđoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại một số địa phương cụ thể và đề xuất các giảipháp gắn liền với điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương đó Các kết quả nêu trên

sẽ được tác giả tiếp tục kế thừa có chọn lọc, vận dụng hợp lý vào các nội dung cụthể của đề tài Tuy nhiên, tác giả nhận thấy, THQCT của VKSND trong giai đoạnxét xử sơ thẩm vụ án hình sự cần tiếp tục được làm rõ thêm một số vấn đề, đặc biệttrong quá trình thực thi BLTTHS năm 2015 và Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015sửa đổi, bổ sung năm 2017, cũng như yêu cầu thực hiện chiến lược cải cách tư phápgiai đoạn hiện nay Vì vậy, việc nghiên cứu về công tác THQCT trong giai đoạn xét

xử sơ thẩm vụ án hình sự tỉnh Điện Biên, một tỉnh miền núi, còn rất nhiều khó khăn

về kinh tế - xã hội, là rất cần thiết Trên cơ sở đó, sẽ đưa ra các giải pháp để tiếp tụctăng cường hoạt động động này nhằm đáp ứng được yêu cầu của địa phương và tiếntrình cải cách tư pháp hiện nay

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm làm rõ những vấn đề chung, phân tíchchi tiết các quy định, đối chiếu với thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Điện Biên vềcông tác THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nhằm đề xuất cácgiải pháp tăng cường công tác này một cách có chất lượng

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ cơ sở lý luận về hoạt động THQCT của VKSND trong hoạt độngxét xử sơ thẩm vụ án hình sự ở nước ta

- Đánh giá thực tiễn THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sựtại VKSND tỉnh Điện Biên trong thời gian qua

- Đánh giá các giải pháp nhằm tăng cường công tác THQCT trong giai đoạnxét xử sơ thẩm án hình sự của các VKSND trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Trang 9

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Là các quy định của pháp luật và việc tổ chức thực hiện các quy định củapháp luật đối với hoạt động công tác THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm ánhình sự của các VKSND trên địa bàn tỉnh Điện Biên

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu và sử dụng ở mức độ khácnhau trong những nội dung khác nhau như: Phương pháp phân tích - tổng hợp;Phương pháp luật học so sánh; Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình, khảosát thực tiễn; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp lịch sử

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Trang 10

các yếu tố ảnh hưởng đến THQCT của VKSND hai cấp tỉnh, huyện trong giai đoạnxét xử sơ thẩm án hình sự hiện nay.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu còn là nguồn tài liệu tham khảo cho các cơ quan cóthẩm quyền trong việc xây dựng, hoạch định chính sách khi xem xét sửa đổi, bổsung các quy định liên quan đến công tác THQCT của VKSND; là nguồn tư liệutham khảo cho đội ngũ cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Điện Biên và các địaphương khác, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức ngành Kiểm sát trong quá trìnhthực thi chức trách, nhiệm vụ liên quan đến vấn đề này

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung củaluận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về thực hành quyền công tố trong giai

đoạn xét xử sơ thẩm án hình sự

Chương 2: Quy định pháp luật và thực tiễn thực hành quyền công tố trong

giai đoạn xét xử sơ thẩm án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên

Chương 3: Giải pháp tăng cường công tác thực hành quyền công tố trong

giai đoạn xét xử sơ thẩm án hình sự

Trang 11

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ

1.1 Khái niệm thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm

vụ án hình sự

1.1.1 Giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

1.1.1.1 Khái niệm xét xử và xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Theo từ điển Tiếng Việt “Xét xử là việc xem xét và xử các vụ án” 4 Đây là

một trong những hoạt động đặc trưng, là chức năng, nhiệm vụ của các Tòa án Tòa

án là cơ quan duy nhất của một nước đảm nhiệm chức năng xét xử, chức năng nàycòn được gọi là chức năng bảo vệ pháp luật có mối quan hệ trực tiếp đến quyền vàlợi ích hợp pháp của con người, của công dân

Từ điển Luật học của Viện Khoa học Pháp lý: “Xét xử là hoạt động xem

xét, đánh giá bản chất pháp lý của vụ việc nhằm đưa ra một phán xét về tính chất, mức độ pháp lý của vụ việc, từ đó nhân danh Nhà nước đưa ra một phán quyết tương ứng với bản chất, mức độ trái hay không trái pháp luật của vụ việc (xét xử vụ

án hình sự, dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính…)” 5

Như vậy, có thể hiểu xét xử là quá trình áp dụng các biện pháp cần thiết doluật định để kiểm tra lại tính hợp pháp và có căn cứ của toàn bộ các quyết định,chứng cứ, tài liệu mà Cơ quan điều tra (CQĐT), VKS đã thu thập, thông qua trướckhi chuyển vụ án hình sự sang Tòa án, nhằm loại trừ những hậu quả tiêu cực do sơsuất, sai lầm hoặc sự lạm dụng đã bỏ lọt tội phạm trong ba giai đoạn TTHS trước đó(khởi tố, điều tra và truy tố), chuẩn bị đưa vụ án ra xét xử, trả hồ sơ để yêu cầu điềutra bổ sung, tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án

Về khoa học pháp lý, hiện nay khái niệm xét xử sơ thẩm có nhiều cách tiếp

cận khác nhau Từ điển Luật học giải thích: “Xét xử sơ thẩm là lần đầu tiên đưa vụ

4 Hoàng Phê (Chủ biên) (2003), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng, tr 148.

5 Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển luật học, Nxb Từ điển bách khoa và Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr 869.

Trang 12

án ra xét xử tại một Tòa án có thẩm quyền” 6 Theo đó, phạm vi rộng là xét xử sơthẩm bao gồm các vụ án hình sự, dân sự, hành chính… nhưng điểm quan trọng

nhất ở đây là thể hiện được đặc trưng của xét xử sơ thẩm là “lần đầu tiên” đưa vụ

án ra xét xử, do “một Tòa án có thẩm quyền” thực hiện Tuy nhiên, hạn chế là chưa

phân định sự khác biệt và đặc trưng riêng của việc xét xử sơ thẩm các vụ án, trong

đó có việc xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự - một trong những hoạt động được coi

là trung tâm của hoạt động TTHS, bởi lẽ nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất trongTTHS là “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minhtheo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã cóhiệu lực pháp luật”7 Do đó, có thể nói hoạt động truy tố của VKS hướng tới việc

tạo căn cứ cho hoạt động xét xử, bản án và quyết định của Tòa án, là căn cứ pháp lý đểtiến hành hoạt động thi hành án, biến việc truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) đốivới người phạm tội của các cơ quan tiến hành tố tụng phát huy tác dụng trên thực tế

Như vậy, có thể khái quát xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là giai đoạn tiếptheo của quá trình TTHS Trong giai đoạn này, Tòa án có thẩm quyền tiến hành tốtụng chủ đạo Đây là lần đầu tiên đưa vụ án hình sự ra xem xét công khai tại phiêntòa, nhằm xác định có hay không có tội phạm xảy ra, một người có phải là ngườiphạm tội hay không để từ đó đưa ra bản án, quyết định phù hợp với tính chất của vụ

án mà VKS đã truy tố

1.1.1.2 Khái niệm giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Về luật học, cách hiểu về giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tương đối

rõ, tác giả đồng tình với quan điểm của một số tác giả về vấn đề này như8, có thểhiểu giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là một khoảng thời gian trong tiến trìnhTTHS, trong đó Tòa án có thẩm quyền nhân danh quyền lực Nhà nước tiến hànhviệc xét xử lần đầu, toàn diện, tổng thể vụ án hình sự trên cơ sở bản Cáo trạng của

6 Viện Khoa học pháp lý, tlđd, tr 870.

7 Quốc hội (2015), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.

8 Trần Thị Liên (2019), Thực hành Quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, Luận án

tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, tr 45.

Trang 13

VKS, xem xét, đánh giá chứng cứ và dựa trên kết quả tranh tụng tại phiên tòa làm

cơ sở để ra các phán quyết công minh, có căn cứ và đúng pháp luật bằng bản án,quyết định tố tụng theo quy định của pháp luật

Thời điểm của giai đoạn xét xử sơ thẩm được bắt đầu từ khi VKS chuyểnbản cáo trạng hoặc quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn cùng hồ sơ vụ án đến Tòa

án để xét xử và kết thúc khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.Như vậy, giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng độc lập,trong đó báo gồm chuẩn bị xét xử và phiên tòa sơ thẩm Chuẩn bị xét xử là tiền đềcần thiết, quan trọng cho việc mở phiên tòa và tiến hành phiên tòa, còn phiên tòa sơthẩm là hình thức đặc trưng của giai đoạn này, là nơi thể hiện đậm nét nhất nội dungcủa các nguyên tắc TTHS

1.1.2 Chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

1.1.2.1 Chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Theo Từ điển Tiếng Việt:”Chức năng là phương tiện hoạt động có tính

chất cơ bản, xuất phát từ bản chất của sự vật, hiện tượng, từ mục đích, ý nghĩa xã hội của việc giải quyết các nhiệm vụ đó đặt ra”9 Như vậy, có thể hiểu, chức năng

của cơ quan nhà nước là những phương diện hoạt động chủ yếu có tính chất cơ bản

và lâu dài của riêng cơ quan đó, nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trongphạm vi nhiệm vụ và quyền hạn luật định để phục vụ việc thực hiện chức năngchung của bộ máy nhà nước Chức năng của VKSND được Hiến định, phù hợp vớiviệc tổ chức bộ máy nhà nước và hệ thống tư pháp hình sự Việt Nam với hai chứcnăng, gồm:

Thứ nhất: “Thực hành quyền công tố” đây là hoạt động của VKSND trong

TTHS để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thựchiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong

9 Hoàng Phê (Chủ biên) (2003), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng, tr 62.

Trang 14

suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự”10, trong đó có chứcnăng THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Thứ hai: “Kiểm sát hoạt động tư pháp” là chức năng Hiến định thứ hai của

VKSND để đảm bảo tư cách chủ thể, tính hợp pháp các hành vi, quyết định của cơquan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động TTHS có căn cứ, đúng pháp luật11

Chức năng THQCT (về bản chất là chức năng buộc tội của Nhà nước) đượcgiao cho VKS các cấp thực hiện trong TTHS, từ khi khởi tố vụ án, điều tra, truy tố

và thực hành công tố tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự, trong giai đoạn nàyVKSND, trực tiếp là KSV thay mặt nhà nước thực hiện chức năng THQCT

1.1.3 Thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử

sơ thẩm vụ án hình sự

1.1.3.1 Quyền công tố và thực hành quyền công tố

Trong Đại Từ điển Tiếng Việt, công tố có nghĩa là “điều tra, truy tố và buộctội kẻ phạm pháp trước Tòa án”12 Theo đó, công tố bao gồm cả hoạt động điều tra

và truy tố, buộc tội kẻ phạm tội trước Tòa án Theo Từ điển Luật học, công tố “làquyền của nhà nước truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội”13, cách

tiếp cận này chưa rõ ràng, bởi khái niệm “truy cứu trách nhiệm hình sự” còn baogồm cả hoạt động xét xử của Tòa án

Về mặt nguồn gốc, việc ra đời quyền công tố cũng có những quan điểmkhác nhau, tác giả thống nhất với Trần Thị Liên và một số nhà nghiên cứu khác vềgiải thích nguồn gốc của quyền công tố, tập trung vào hai hướng là:

- Quyền công tố ra đời gắn liền với nền dân chủ tư sản và hình thành từ cuốithế kỷ XIII đầu thế kỷ thứ XIV, khi nhà nước phong kiến tan rã, với học thuyết tamquyền phân lập trong tổ chức và thực hiện quyền lực Nhà nước đã dẫn đến tách hệthống Tòa án ra khỏi hệ thống cơ quan hành pháp và hình thành nhánh quyền lực

10 Quốc hội (2014), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội.

11 Quốc hội (2014), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội.

12 Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (1998), Đại Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr 204.

13 Viện Khoa học pháp lý (2006), tlđd, tr.188.

Trang 15

thứ ba là quyền xét xử Cùng với sự phát triển của hệ thống pháp luật, quyền công

tố mới xuất hiện với tính chất là buộc tội trước Tòa án khi Tòa án xét xử các tộiphạm hình sự Như vậy, quyền công tố là một quyền độc lập tồn tại song song vớiquyền xét xử của Tòa án

- Quyền công tố ra đời gắn liền với sự ra đời của Nhà nước và pháp luật, do

đó quyền công tố tồn tại trong tất cả các Nhà nước từ nhà nước chiếm hữu nô lệ đếnNhà nước ngày nay Quyền công tố ban đầu chỉ mang tính xã hội và dần phát triển,đòi hỏi phải có một cơ quan nhà nước thực hiện đó là Cơ quan công tố hoặc VKS;tác giả đồng tình với quan điểm thứ nhất về vấn đề này Ở Việt Nam, tác giả đồngtình rằng thuật ngữ “công tố”, “quyền công tố” đã xuất hiện từ thời Pháp thuộc vàtiếp tục được sử dụng trong khá nhiều văn bản pháp luật, chủ yếu là các sắc lệnhvào giai đoạn đầu của chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với tên gọi là ViệnCông tố Quốc hội khóa I, kỳ họp thứ 8 đã thông qua Đề án của Hội đồng Chínhphủ về việc thành lập hệ thống Viện Công tố và đến năm 1960 mới chuyển thànhVKSND14 Trong tiến trình thực hiện cải cách bộ máy nhà nước, cải cách hoạt động

tư pháp, khi đề cập đến chức năng của VKSND thì khái niệm “công tố”, “quyềncông tố” lại được các nhà nước nghiên cứu đề cập nhiều hơn

Khái quát các công trình nghiên cứu về vấn đề này, tác giả đồng tình vớimột số quan điểm là sự khác nhau chủ yếu tập trung vào các nhóm cơ bản sau:

Thứ nhất: Công tố không phải là chức năng độc lập của VKS, mà chỉ là

hình thức thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật và chỉ có trong giaiđoạn xét xử các vụ án hình sự, tức là khi kiểm sát việc xét xử các vụ án hình sự thìKSV THQCT để buộc tội bị cáo tại phiên tòa15, quan điểm này phổ biến từ những

năm trước đây và cũng là quan điểm cơ bản của một số nhà khoa học pháp lý XôViết Nhìn nhận như vậy đã đồng nhất quyền công tố với chức năng kiểm sát việctuân theo pháp luật khi xét xử hình sự tại phiên tòa, thu hẹp phạm vi quyền công tố,

14 Bộ Nội vụ (2007), Tổ chức Nhà nước Việt Nam (1945 - 2007), Nxb CTQG, Hà Nội, tr.581.

15 Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2011), Đề án và phụ lục Đề án mô hình tố tụng hình sự Việt Nam, Hà Nội,

tr.85-86.

Trang 16

chưa thấy hết vị trí, vai trò của VKS khi THQCT được Nhà nước giao cho, vì hoạtđộng truy tố và buộc tội của VKS tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự chỉ là một trong

số các quyền hạn của VKS khi THQCT

Thứ hai: Quyền công tố là quyền của Nhà nước giao cho VKSND truy tố

người phạm tội ra trước Tòa án để xét xử Quan điểm này nhấn mạnh vai trò duynhất của quyền công tố trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự16, hạn chế của quan

điểm này là thu hẹp phạm vi của quyền công tố là truy tố và buộc tội của VKSNDtại Tòa án

Thứ ba: Quyền công tố là quyền của Nhà nước được giao cho VKS để thực

hiện việc truy cứu TNHS đối với người phạm tội, nhằm đưa người đó ra xét xử vàthực hiện sự buộc tội người đó trước Tòa án17 Tác giả đồng tình cao với quan điểm

này và nhận thấy, đây là quan điểm chung được thừa nhận nhiều hiện nay, cách tiếpcận này phù hợp với kết quả nghiên cứu lý luận về pháp luật và thực tiễn thực hiệnchức năng, nhiệm vụ của VKSND hiện nay ở nước ta Xét trong điều kiện cụ thể đó,quan điểm thứ tư về quyền công tố còn cho phép chúng ta xác định đúng đắn cácvấn đề sau đây:

- Quyền công tố là quyền của Nhà nước giao cho VKS;

- Quyền công tố chỉ tồn tại trong lĩnh vực TTHS, không tồn tại trong lĩnhvực tố tụng dân sự và tố tụng hành chính;

- Nội dung của quyền công tố là truy cứu TNHS và buộc tội đối với ngườiphạm tội;

- Quyền công tố gắn liền với một tội phạm cụ thể;

- Phạm vi của quyền công tố được bắt đầu từ khi có hành vi phạm tội xảy ra

và kết thúc khi bản án có hiệu lực pháp luật, tuy nhiên trên thực tế hoạt động thựchiện quyền công tố bắt đầu kể từ khi tiếp nhận xử lý tố giác, tin báo về tội phạm vàkết thúc khi Tòa án ra bản án, quyết định có hiệu lực thi hành

16 Nguyễn Thái Phúc (1999), Một số vấn đề về quyền công tố của Viện kiểm sát, Kỷ yếu đề tài cấp Bộ:

Những vấn đề lý luận về quyền công tố và thực tiễn hoạt động công tố ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay.

17 Lê Hữu Thể (2008), Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra,

Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr.140.

Trang 17

Từ sự phân tích nêu trên, tác giả đồng tình với một số nhà khoa học, có thể

hiểu: Quyền công tố là quyền của Nhà nước giao cho VKS thực hiện việc truy cứu

TNHS đối với người phạm tội nhằm truy tố người phạm tội ra trước Tòa án để xét

xử và thực hiện sự buộc tội người đó tại phiên tòa nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân được công nhận, tôn trọng, bảo về và thực hiện theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Trên cơ sở phân tích quyền công tố ở nước ta hiện nay, có thể khẳng địnhchủ thể thực hiện quyền công tố chỉ có thể là VKSND, ngoài cơ quan này không cómột chủ thể nào có thể thực hiện chức năng đó Vấn đề này đã được BLTTHS 2015quy định rõ: “Viện kiểm sát thực hành quyền công tố trong TTHS, quyết định việcbuộc tội, phát hiện vi phạm pháp luật nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội, ngườiphạm tội, pháp nhân phạm tội, vi phạm pháp luật đều phải được phát hiện và xử lýkịp thời, nghiêm minh, việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúngngười, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, phápnhân phạm tội, không làm oan người vô tội”18 Như vậy, hoạt động THQCT củaVKS nhằm truy cứu TNHS, quyết định việc buộc tội, quyết định việc hạn chế cácquyền công dân như bắt, tạm giữ, tạm giam và các biện pháp ngăn chặn khác.THQCT được thực hiện bằng hành vi tố tụng và quyết định tố tụng mang tính côngkhai theo đúng trình tự, thủ tục tố tụng

Từ sự phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm THQCT của VKS như sau:

THQCT là hoạt động của VKSND nhân danh Nhà nước sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý theo quy định của pháp luật để truy cứu TNHS đối với người phạm tội từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự và bảo

vệ sự buộc tội đó nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và thực hiện theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

18 Quốc hội (2015), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.

Trang 18

Với khái niệm trên có thể thấy THQCT trong TTHS có một số điểm chínhnhư sau:

+ Chủ thể THQCT duy nhất chỉ là VKSND;

+ Mục đích THQCT là nhằm đảm bảo mọi hành vi phạm tội phải được khởi

tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng phápluật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội;

+ Đối tượng THQCT là thực hiện việc truy cứu TNHS đối với người phạmtội, do đó đối tượng của THQCT là tội phạm và người phạm tội;

+ Phạm vi hoạt động THQCT trong lĩnh vực TTHS, bắt đầu từ khi giảiquyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố,điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự và kết thúc khi Tòa án ra bản án, quyết định

có hiệu lực pháp luật Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp THQCT đều kéodài đến khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, mà có thể chấm dứt

ở giai đoạn tố tụng sớm hơn theo quy định của pháp luật TTHS khi có căn cứ và vụ

xử và xét xử tại phiên tòa, do vậy có thể hiểu: Thực hành quyền công tố trong giai

đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là tổng hợp các hoạt động của VKS nhằm buộc tội bị cáo được thực hiện từ khi Tòa án thụ lý hồ sơ vụ án đã được Viện kiểm sát truy tố và chuyển đến cho tới khi Tòa án ra một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật để giải quyết vụ án một cách toàn diện.

Từ cách tiếp cận trên, khi đề cập đến khái niệm THQCT trong giai đoạn xét

xử sơ thẩm vụ án hình sự có một số điểm cơ bản sau:

+ Được thực hiện bởi cơ quan duy nhất là VKS trong TTHS;

+ Hoạt động THQCT này được dựa trên cơ sở kết quả điều tra, thu thậpchứng cứ và chứng minh được người phạm tội ở các giai đoạn trước đó;

Trang 19

+ Về phạm vi: Hoạt động THQCT từ khi VKS chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa

án và kết thúc bằng bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án

+ Khi THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự giữa VKSNDhai cấp tỉnh, huyện, về trình tự thủ tục không có sự khác biệt, nhưng về thẩm quyềnTHQCT lại có sự khác nhau Trong đó, VKSND cấp tỉnh thường THQCT đối vớinhững vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp tỉnh và những vụ án thuộcthẩm quyền xét xử của TAND cấp dưới nhưng do tính chất phức tạo nên được cấptỉnh giải quyết theo quy định Ngược lại cũng có những trường hợp vụ án doVKSND cấp trên truy tố nhưng ủy quyền cho VKSND cấp dưới THQCT khi xét xử

đã được lãnh đạo VKS cho ý kiến thì KSV quyết định và phải chịu trách nhiệm vềquyết định của mình Sau phiên tòa, KSV phải báo cáo ngay với lãnh đạo VKS.Trường hợp có đủ căn cứ để kết luận về một tội danh khác nặng hơn thì KSV đề

Trang 20

nghị HĐXX trả hồ sơ vụ án cho VKS để xem xét và báo cáo lãnh đạo VKS quyếtđịnh19 Đối với vụ án được áp dụng theo thủ tục rút gọn, KSV công bố quyết địnhtruy tố theo thủ tục rút gọn.

1.2.2 Xét hỏi, xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ

- Đối với việc xét hỏi: Xét hỏi của KSV tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự

là việc KSV trực tiếp xét hỏi những người tham gia tố tụng, nhận xét và hỏi thêmnhững vấn đề có liên quan đến những tài liệu được công bố để xem xét, đánh giáchứng cứ và các tình tiết của vụ án khách quan, toàn diện và đầy đủ nhằm xác định

sự thật của vụ án Phạm vi xét hỏi của KSV bao gồm mọi khía cạnh liên quan đến

vụ án, đó là: Những chứng cứ, tình tiết xác định có tội và vô tội, những tình tiết tăngnặng và giảm nhẹ TNHS của bị cáo, nhân thân bị cáo, nguyên nhân và điều kiệnphạm tội Kết quả xét hỏi là cơ sở để HĐXX, KSV, người bào chữa, người bảo vệquyền lợi của đương sự xác định đủ căn cứ để kết tội bị cáo hay không Nếu có thì

bị cáo phạm tội gì? Theo quy định tại khoản, điều nào của BLHS, hình phạt nào ápdụng đối với bị cáo, có thể áp dụng biện pháp tư pháp cũng như buộc bị cáo vàngười có liên quan bồi thường cho bị hại hoặc người có quyền lợi và nghĩa vụ liênquan Vì vậy, xét hỏi thực chất là quá trình tiếp tục điều tra công khai tại phiên tòavới sự có mặt của tất cả các chủ thể liên quan đến vụ án Về phía VKS, KSV sửdụng kết quả của việc xét hỏi để thực hiện luận tội, rút quyết định truy tố hoặc kếtluận về tội nhẹ hơn… Việc tham gia xét hỏi là bắt buộc đối với KSV, trước khitham gia phiên tòa, KSV phải chuẩn bị đề cương xét hỏi được xây dựng theo Mẫu

của VKSND tối cao và lưu hồ sơ kiểm sát, dự kiến các vấn đề cần làm sáng tỏ,

những vấn đề mà người bào chữa quan tâm, dự kiến các tình huống khác có thể phátsinh tại phiên tòa để tham gia xét hỏi nhằm xác định sự thật của vụ án và các tìnhtiết khác có liên quan đến việc định tội và đề nghị mức hình phạt Chú ý các mâuthuẫn để có phương pháp xét hỏi giải quyết các mâu thuẫn và bác bỏ những lời chối

19 Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Quyết định số 505/QĐ-VKSTC ngày 18/12/2017 ban hành Quy chế công

tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự, tr.11.

Trang 21

tội không có cơ sở, chuẩn bị các câu hỏi để làm rõ vấn đề mà người bào chữa quantâm Tại phiên tòa, KSV theo dõi, ghi chép đầy đủ nội dung xét hỏi của HĐXX,người bào chữa, những người tham gia tố tụng khác và ý kiến trả lời của ngườiđược xét hỏi, chủ động tham gia xét hỏi theo sự điều hành của chủ tọa phiên tòa đểxác định sự thật khách quan của vụ án, làm sáng tỏ hành vi phạm tội, tội danh, vaitrò, vị trí của từng bị cáo, trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng, biện pháp tư pháp…Khi có người tham gia tố tụng xuất trình chứng cứ, tài liệu, đồ vật mới tại phiên tòa,KSV cần kiểm tra và xét hỏi về nguồn gốc, nội dung chứng cứ, tài liệu, đồ vật đó đểkết luận về tính hợp pháp và tính có căn cứ của chứng cứ, tài liệu, đồ vật Trườnghợp chưa đủ căn cứ kết luận mà chứng cứ, tài liệu, đồ vật mới đó có thể làm thayđổi nội dung, bản chất vụ án thì KSV đề nghị HĐXX hoãn phiên tòa để xác minh20.Ngoài xét hỏi bị cáo, KSV có quyền hỏi người bị hại, đương sự hoặc người đại diệncủa họ, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản…

- Xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ trong quá trình xét xử: Trong đó, KSVtrình bày nhận xét của mình về vật chứng hoặc KSV có thể hỏi thêm người tham giaphiên tòa về những vấn đề có liên quan đến vật chứng hoặc việc HĐXX cùng vớiKSV, người bào chữa, người khác tham gia phiên tòa đến xem xét nơi đã xảy ra tộiphạm hoặc địa điểm khác có liên quan đến vụ án và KSV trình bày nhận xét củamình về nơi đã xảy ra tội phạm hoặc địa điểm khác có liên quan đến vụ án cũng lànhững nội dung THQCT của VKSND

1.2.3 Thực hiện việc luận tội đối với bị cáo tại phiên tòa

Luận tội là một trong những hoạt động THQCT quan trọng của VKSND,được thực hiện ngay sau khi kết thúc phần xét hỏi, mở đầu phần tranh luận tại phiêntòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự Xét về mặt nội dung thì bản luận tội không những

là căn cứ để bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự và nhữngngười tham gia tố tụng khác đưa ra ý kiến, quan điểm của mình về toàn bộ vụ án mà

20 Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Quyết định số 505/QĐ-VKSTC ngày 18/12/2017 ban hành Quy chế công

tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự, tr.12-13.

Trang 22

VKS đã truy tố trước Tòa án, là cơ sở để Tòa án xem xét, quyết định việc đưa raphán quyết của mình đối với người phạm tội và toàn bộ vụ án theo đúng trình tự,

thủ tục do pháp luật TTHS quy định Luận tội là sự buộc tội trực tiếp, chính thức và

cuối cùng của VKS đối với bị cáo

1.2.4 Tranh luận tại phiên tòa

Tranh luận tại phiên tòa là một thủ tục không thể thiếu tại phiên xét xử sơthẩm vụ án hình sự, đây cũng là một trong những hình thức thể hiện việc THQCTcủa VKSND tại phiên tòa sơ thẩm Tranh luận của KSV tại phiên tòa sơ thẩm vềhình sự là sự trả lời lại, sự bàn cãi giữa KSV với bị cáo, người bào chữa và nhữngngười tham gia tố tụng khác nhằm làm rõ sự thật khách quan về mọi tình tiết buộctội, tăng nặng, giảm nhẹ của vụ án, giúp HĐXX ra một bản án đúng người, đúng tội,đúng pháp luật

Khi THQCT tại phiên tòa, KSV bắt buộc phải tranh luận, đưa ra chứng cứ,tài liệu, đồ vật và lập luận để đối đáp đến cùng đối với từng ý kiến của bị cáo, ngườibào chữa, người tham gia tố tụng khác

1.2.5 Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án

Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là quyền năng pháp lý được Nhà nướcgiao cho VKSND (cùng cấp hoặc cấp trên) để VKSND THQCT Kháng nghị đốivới những bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật có

vi phạm pháp luật nghiêm trọng để yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại theothủ tục phúc thẩm nhằm bảo đảm việc xét xử đúng pháp luật, nghiêm minh và kịpthời, không để xảy ra trường hợp oan, sai, lọt tội phạm từ những phán quyết củaTòa án bằng bản án hoặc quyết định

1.2.6 Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự

- Giải quyết việc rút quyết định truy tố: Rút quyết định truy tố là hoạtđộng thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan VKS khi THQCT trong giai đoạn xét

xử sơ thẩm.

Trang 23

- Giải quyết việc Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung: Chế định trả hồ sơ điềutra bổ sung là một hoạt động tố tụng được quy định tại một số điều của BLTTHS doVKS và Tòa án quyết định áp dụng trong giai đoạn xem xét đề nghị truy tố hoặcgiai đoạn xét xử Mục đích của việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quantiến hành tố tụng là nhằm đảm bảo cho việc truy tố, xét xử có căn cứ vững chắc,đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người

vô tội đây cũng là hoạt động THQCT của VKSND trong giai đoạn xét xử

1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

sự phụ thuộc vào sự hoàn thiện của hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan Mức

độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật nói chung, hệ thống văn bản pháp luật liên quanđến hoạt động này tập trung ở 4 tiêu chuẩn cơ bản, đó là: i) Tính toàn diện của hệ thốngvăn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động, đòi hỏi hoạt động tố tụng của KSV đều phảiđược điều chỉnh bằng pháp luật, không có hoạt động tố tụng nào nằm ngoài sự điềuchỉnh của pháp luật; ii) Sự toàn diện của hệ thống pháp luật liên quan, không những

Trang 24

thể hiện ở sự đầy đủ của các nhóm văn bản trên mà còn thể hiện ở sự đầy đủ củatừng văn bản, thậm chí từng quy định của pháp luật; iii) Tính đồng bộ của hệ thốngvăn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động, đòi hỏi hệ thống các văn bản pháp luật nàythống nhất, không mâu thuẫn, chống chéo lẫn nhau; iv) Tính phù hợp của hệ thốngvăn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của KSV tại phiên tòa xét xử hình sự đòihỏi hệ thống các văn bản pháp luật này phù hợp với trình độ phát triển của xã hội,

mà cụ thể ở đây là điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của các cơ quan tốtụng, ý thức pháp luật của những người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng tạiphiên tòa, trình độ quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan21

1.3.2 Yếu tố về con người và tổ chức bộ máy

Hoạt động THQCT của VKS trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sựđược thực hiện thông qua KSV Chính vì vậy, yếu tố con người đảm bảo cho việcTHQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, chủ yếu phục thuộc vào độingũ KSV của VKSND trên các phương diện: Ý thức chính trị, đạo đức nghề nghiệp;

ý thức pháp luật của KSV; kỹ năng nghề nghiệp của KSV Trong đó kỹ năng nghềnghiệp là yếu tố quan trọng nhất đảm bảo chất lượng, hiệu quả của hoạt độngTHQCT tại phiên tòa sơ thẩm hình sự

Theo Luật tổ chức VKSND năm 2014, đã thiết lập hệ thống tổ chứcVKSND thành bốn cấp gồm: VKSND tối cao, VKSND cấp cao, VKSND cấp tỉnh

và VKSND cấp huyện; cơ cấu tổ chức của VKSND các cấp quy định bảo đảm kháiquát được toàn bộ các loại hình đơn vị ở các cấp VKS; thành lập VKSND cấp cao

có nhiệm vụ, quyền hạn THQCT, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với các vụ án, vụviệc thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp cao; kiện toàn cơ cấu tổ chức củaVKS cấp huyện theo hướng tổ chức “Văn phòng và các phòng”, việc thành lập cácđơn vị cấp phòng tại VKSND cấp huyện vừa tăng cường hiệu quả công tác quản lý,điều hành, đảm bảo tính chuyên sâu, phù hợp với việc thành lập các Tòa chuyên

21 Trần Văn Quý (2017), Chất lượng thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử sơ thẩm

hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,

tr 66.

Trang 25

trách của TAND cấp huyện Đối với các VKSND cấp huyện chưa đủ điều kiệnthành lập phòng (miền núi, hải đảo, khối lượng công việc ít) thì vẫn giữ nguyên môhình các bộ phận công tác và bộ máy giúp việc như hiện nay Cách tổ chức như vậyvừa linh hoạt, vừa phù hợp với thực tiễn thực hiện chức năng, nhiệm vụ của từngVKSND cấp huyện Việc hoàn thiện các quy định về tổ chức và hoạt động củaVKSND đã tạo ra cơ sở pháp lý thuận lợi cho VKSND thực hiện có hiệu quả chứcnăng của mình, đặc biệt là chức năng THQCT.

1.3.3 Yếu tố về việc quản lý, chỉ đạo và điều hành

Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo VKS có vai trò rất quantrọng, ảnh hưởng, tác động rất lớn đến hiệu quả, chất lượng công tác Lãnh đạo đơn

vị cần tập trung chỉ đạo, quan tâm sâu sát đến quá trình thực hiện các thao tácnghiệp vụ của KSV trong các giai đoạn tố tụng; cần đặc biệt quan tâm, chú trọngđến việc nghe báo cáo án, trực tiếp đọc, nghiên cứu hồ sơ, trao đổi với KSV đểkiểm tra, nắm bắt về nội dung vụ án, từ đó, có hướng chỉ đạo tháo gỡ những khókhăn, vướng mắc còn tồn tại trong vụ án để KSV có hướng giải quyết, xử lý kịpthời Sắp xếp và tăng cường cho những đơn vị, bộ phận còn yếu, phân công nhiệm

vụ phù hợp với sở trường, chuyên môn của từng KSV, chủ động tham mưu lãnh đạoViện họp bàn liên ngành (CQĐT, TAND) để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc,đảm bảo cho công tác THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đảmbảo đúng pháp luật Lãnh đạo đơn vị tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, nhất làđối với các đơn vị, bộ phận có nhiều vi phạm, thiếu sót trong việc giải quyết các vụ ánhình sự; xử lý nghiêm minh cán bộ, KSV vi phạm pháp luật và quy chế của Ngành

Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, thanh tra của VKSND cấp trên, phòngchuyên môn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng THQCT đốivới cấp dưới Do đó, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị VKSND cấp trên, lãnh đạo cácphòng chuyên môn cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành trong việcTHQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và quản lý chặt chẽ công tácnày, nhất là lãnh đạo, KSV phân công trực tiếp phụ trách địa bàn

Trang 26

1.3.4 Yếu tố cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị; chế độ đãi ngộ đối với công chức, Kiểm sát viên

Cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của cán bộ, KSV bao gồm trụ sở làmviệc, các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho việc phát hiện, cập nhật, lưu giữ cácthông tin tội phạm, các thông tin phục vụ cho công tác nghiệp vụ, các phương tiện

để quản lý hồ sơ án hình sự và các hoạt động nghiệp vụ khác, các phương tiện đi lại,phương tiện thông tin… Đối với hoạt động THQCT tại phiên tòa sơ thẩm hình sựcũng vậy, nếu cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị và điều kiện làm việc tốt,đầy đủ, hiện đại… thì sẽ tạo điều kiện để KSV hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình vàngược lại nếu cơ sở vật chất, điều kiện làm việc thiếu thốn, lạc hậu… sẽ gây khókhăn cho hoạt động THQCT tại phiên tòa sơ thẩm hình sự nói riêng và kiểm sáthoạt động tư pháp nói chung Ngoài cơ sở vật chất và điều kiện làm việc, KSV làmnhiệm vụ THQCT tại phiên tòa sơ thẩm hình sự còn cần được trang bị kỹ thuật đặcthù như phương tiện để tra cứu cơ sở dữ liệu luật, các phương tiện cần thiết đểchứng minh hành vi phạm tội của bị cáo như trình chiếu tại liệu, chứng cứ, hình ảnhtại phiên tòa, phương tiện đi lại, thông tin… Phục vụ hoạt động tại phiên tòa, nhất

là những vụ án xét xử lưu động, vụ án được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm…Vớinhững điều kiện vật chất như vậy, giúp nhiều thuận lợi cho KSV làm tốt công tácTHQCT tại phiên tòa góp phần nâng cao hình ảnh KSV, uy tín của Ngành, niềm tincủa nhân dân vào cơ quan bảo vệ pháp luật

Chế độ đãi ngộ đối với KSV cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tácTHQCT tại phiên tòa sơ thẩm hình sự, nếu các chế độ đãi ngộ được tốt thì KSV sẽkhông phải lo đời sống của bản thân và gia đình, toàn tâm, toàn ý vào việc thực hiệntốt nhiệm vụ được giao và như vậy sẽ góp phần quan trọng nâng cao chất lượngTHQCT tại phiên tòa sơ thẩm hình sự Đồng thời còn tạo điều kiện thu hút nhữngngười có trình độ chuyên môn giỏi vào phục vụ cho ngành Kiểm sát Vì vậy, đểhoạt động THQCT tại phiên tòa sơ thẩm hình sự của KSV được đảm bảo theo yêucầu của tinh thần cải cách tư pháp hiện nay thì cần phải quan tâm đến việc bảo đảm

Trang 27

cơ sở vật chất, trang thiết bị, chế độ đãi ngộ, chính sách ưu đãi đối với đội ngũ KSVnói chung và KSV làm công tác THQCT tại phiên tòa sơ thẩm hình sự nói riêng.

1.3.5 Sự phối hợp của các cơ quan tố tụng cùng cấp

Đầu tiên là công tác phối hợp liên ngành giữa VKSND, TAND và Công ancùng cấp, thông qua việc ban hành các Quy chế phối hợp trong công tác tiếp nhận,giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, trong công tác điều tra,truy tố, xét xử các vụ án hình sự; trong tổ chức các phiên tòa xét xử lưu động, phiêntòa xét xử rút kinh nghiệm, qua đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong THQCT.Quan hệ giữa VKSND với các ngành, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, các đoàn thểquần chúng là cơ sở vững chắc cho VKSND thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ củamình, phát huy được sức mạnh của hệ thống chính trị trong đấu tranh, phòng chốngtội phạm, trong đó, mối quan hệ giữa VKSND và Mặt trận Tổ quốc và các thànhviên đóng một vai trò quan trọng Vì vậy, VKSND các địa phương phải chủ độngphối hợp với Mặt trận Tổ quốc để ban hành quy chế phối hợp công tác, từ đó mởrộng các hình thức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến nâng cao nhận thức pháp luậtcho các tầng lớp nhân dân nhằm thực hiện có hiệu quả công cuộc đấu tranh phòngchống tội phạm cũng như kiểm tra, giám sát hoạt động áp dụng pháp luật trong giảiquyết án hình sự của ngành Kiểm sát và các cơ quan tư pháp nói chung

1.3.6 Công tác giám sát, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền

Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức VKSND năm 2014,Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và các văn bản pháp luật hiện hànhthì Hội đồng nhân dân thực hiện hoạt động giám sát các cơ quan tư pháp thông quacác hoạt động: Xem xét báo cáo công tác của VKSND, TAND cùng cấp (trong đó

có công tác THQCT trong xét xử); xem xét việc trả lời chất vấn của Viện trưởngVKSND, Chánh án TAND cùng cấp tại các kỳ họp; yêu cầu VKSND, TAND cungcấp, báo cáo về những vấn đề khác khi xét thấy cần thiết Trong thời gian qua, hoạtđộng giám sát của Hội đồng nhân dân đối với các cơ quan tư pháp vẫn chưa đápứng được yêu cầu của đổi mới và cải cách tư pháp, trên thực tế hoạt động này còn

Trang 28

có hạn chế như: Số lượng các cuộc giám sát chuyên đề chưa nhiều, việc giám sátthông qua chất vấn Viện trưởng VKSND, Chánh án TAND tại các kỳ họp còn ít,chưa thường xuyên dẫn đến còn mang tính hình thức, chưa sâu sát, chưa nắm hếtnhững tồn tại, hạn chế trong hoạt động của các cơ quan tư pháp… Vì vậy, trong thờigian tới cần nâng cao chất lượng giám sát của Hội đồng nhân dân, của đại biểu Hộiđồng nhân dân đối với hoạt động của VKSND và các cơ quan tư pháp khác; xemxét để điều chỉnh lại hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân đối với VKSNDcho phù hợp với chiến lược cải cách tư pháp hiện nay.

Tiểu kết Chương 1

Qua việc phân tích các vấn đề lý luận, những quy định của Hiến pháp, Luật

và các văn bản hướng dẫn, luận văn đã phân tích và đi đến thống nhất một số nộidung về giai đoạn xét xử sơ thẩm; quyền công tố, THQCT và THQCT trong giaiđoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự; chức năng, nhiệm vụ của VKSND trongTHQCT và THQCT giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự; nội dung, quy trìnhTHQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự; phân tích các yếu tố đảm bảoTHQCT của VKSND trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự Đây là những

cơ sở mang tính chất nền tảng, định hướng cho việc tiếp tục nghiên cứu những nộidung liên quan đến THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự Trên cơ

sở đó, một lần nữa có thể khẳng định, THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ ánhình sự được thực hiện bởi cơ quan duy nhất là VKSND mà không một cơ quan nào

có thể thay thế được chức năng này Việc nâng cao chất lượng THQCT trong giaiđoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự sẽ chịu tác động bởi nhiều yếu tố như: Pháp luật,

bộ máy, con người, cơ sở vật chất, chế độ đãi ngộ, quản lý, điều hành, phối hợpgiữa các cơ quan Như vậy, với những vấn đề lý luận và pháp luật về THQCTtrong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đã phân tích nêu trên, đã tạo cơ sởđịnh hướng về lý luận, pháp lý để tác giả nhận thức đúng đắn, phù hợp, tạo tiền đềnghiên cứu những nội dung đặt ra tại Chương 02 của luận văn

Trang 29

Chương 2 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ

TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ

CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

2.1 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự đối với hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Theo quy định Điều 20 BLTTHS, trách nhiệm THQCT và kiểm sát việctuân theo pháp luật trong TTHS

Viện kiểm sát THQCT và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS,quyết định việc buộc tội, phát hiện vi phạm pháp luật nhằm bảo đảm mọi hành viphạm tội, người phạm tội, pháp nhân phạm tội, vi phạm pháp luật đều phải đượcphát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh, việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thihành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạmtội, pháp nhân phạm tội, không làm oan người vô tội

Điều 41 BLTTHS quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm củaViện trưởng, Phó Viện trưởng VKS, trong đó:

+ Viện trưởng VKS có những nhiệm vụ, quyền hạn:

Trực tiếp tổ chức và chỉ đạo hoạt động THQCT và kiểm sát việc tuân theopháp luật trong TTHS;

Quyết định phân công hoặc thay đổi Phó Viện trưởng VKS; kiểm tra hoạtđộng THQCT và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS của Phó Việntrưởng VKS; quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ quyết định không có căn cứ và tráipháp luật của Phó Viện trưởng VKS;

Quyết định phân công hoặc thay đổi KSV, Kiểm tra viên; kiểm tra hoạtđộng THQCT và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS của KSV, Kiểm traviên; quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ quyết định không có căn cứ và trái pháp luậtcủa KSV;

Trang 30

Quyết định rút, đình chỉ hoặc hủy bỏ quyết định không có căn cứ và tráipháp luật của VKS cấp dưới;

+ Khi THQCT và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động TTHS,Viện trưởng VKS có những nhiệm vụ, quyền hạn:

Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyếtđịnh của Tòa án theo quy định của Bộ luật này;

Ban hành quyết định, lệnh và tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộcthẩm quyền của VKS

Điều 42 BLTTHS quy định KSV được phân công THQCT và kiểm sát việctuân theo pháp luật trong TTHS có những nhiệm vụ, quyền hạn như:

+ Yêu cầu thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; yêu cầu hoặc đềnghị cử, thay đổi người bào chữa; yêu cầu cử, đề nghị thay đổi người phiên dịch,người dịch thuật;

+ Tiến hành tố tụng tại phiên tòa; công bố cáo trạng hoặc quyết định truy tốtheo thủ tục rút gọn, các quyết định khác của VKS về việc buộc tội đối với bị cáo;xét hỏi, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, luận tội, tranh luận, phát biểu quan điểm

về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa, phiên họp;

Điều 266 BLTTHS quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi THQCTtrong giai đoạn xét xử sơ thẩm gồm:

+ Công bố cáo trạng, công bố quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn, quyếtđịnh khác về việc buộc tội đối với bị cáo tại phiên tòa;

+ Xét hỏi, xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ;

+ Luận tội, tranh luận, rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố; kếtluận về tội khác bằng hoặc nhẹ hơn; phát biểu quan điểm của VKS về việc giảiquyết vụ án tại phiên tòa;

+ Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp oan, sai, bỏlọt tội phạm, người phạm tội;

Điều 289 BLTTHS quy định: Kiểm sát viên VKS cùng cấp phải có mặt đểTHQCT, kiểm sát xét xử tại phiên tòa; nếu KSV vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa

Trang 31

Đối với vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì có thể có nhiều KSV Trườnghợp KSV không thể có mặt tại phiên tòa thì KSV dự khuyết có mặt tại phiên tòa từđầu được thay thế để THQCT, kiểm sát xét xử tại phiên tòa….

Điều 306 BLTTHS quy định: Trước khi tiến hành xét hỏi, KSV công bốbản cáo trạng và trình bày ý kiến bổ sung (nếu có) Ý kiến bổ sung không được làmxấu đi tình trạng của bị cáo

Điều 307 BLTTHS quy định về trình tự xét hỏi, trong đó:

Chủ tọa phiên tòa điều hành việc hỏi, quyết định người hỏi trước, hỏi sautheo thứ tự hợp lý

Khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước sau đó quyết định đểThẩm phán, Hội thẩm, KSV, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của đương sự thực hiện việc hỏi……

Điều 319 BLTTHS quy định việc KSV có thể rút một phần hoặc toàn bộquyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn tại phiên tòa

Điều 321 BLTTHS quy định khi luận tội KSV phải căn cứ vào nhữngchứng cứ, tài liệu, đồ vật đã được kiểm tra tại phiên tòa và ý kiến của bị cáo, ngườibào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người thamgia tố tụng khác tại phiên tòa

Nội dung luận tội phải phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện, đầy đủnhững chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội; tính chất, mức độ nguyhiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; nhânthân và vai trò của bị cáo trong vụ án; tội danh, hình phạt, áp dụng điểm, khoản,điều của Bộ luật hình sự, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS; mức bồithường thiệt hại, xử lý vật chứng, biện pháp tư pháp; nguyên nhân, điều kiện phạmtội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án

Đề nghị kết tội bị cáo theo toàn bộ hay một phần nội dung bản cáo trạnghoặc kết luận về tội nhẹ hơn; đề nghị mức hình phạt chính, hình phạt bổ sung, biệnpháp tư pháp, trách nhiệm bồi thường thiệt hại, xử lý vật chứng

Trang 32

2.2 Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại tỉnh Điện Biên

2.2.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác thực hành quyền công tố tại tỉnh Điện Biên trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

2.2.1.1 Về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên

Trước yêu cầu đổi mới của cải cách tư pháp đặt ra đối với Ngành cũng nhưđối với địa phương, trong những năm qua VKSND hai cấp tỉnh Điện Biên đã từngbước hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy theo yêu cầu Đến nay, về cơ bản tổ chức bộmáy VKSND tỉnh được tổ chức hợp lý, đúng quy định, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả,thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của Hiến pháp, phápluật và đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay

Công tác tổ chức cán bộ được đơn vị quan tâm thường xuyên, phân côngtrách nhiệm cụ thể, tăng cường kiểm tra công việc giao cho công chức, KSV Bố trísắp xếp và tạo điều kiện để công chức, KSV được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụtheo kế hoạch hằng năm của Ngành, giới thiệu công chức đủ điều kiện thi tuyểnKSV sơ cấp, KSV trung cấp; thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản

lý các cấp, các giai đoạn VKSND hai cấp tỉnh Điện Biên phân công công chức,KSV vào vị trí việc làm phù hợp với năng lực, sở trường công tác của từng người,thực hiện việc phân công trách nhiệm cho từng cá nhân khi xây dựng và tổ chứcthực hiện các nghị quyết, kế hoạch, chương trình công tác… Mặc dù tình hình tộiphạm diễn biến phức tạp và tăng lên theo từng năm nhưng thực hiện Nghị quyết củaĐảng, Ngành về tinh giản biên chế, nên số lượng công chức VKSND tỉnh lại giảmxuống (năm 2016 được giao 168 đến nay còn 158 biên chế) nhưng hiện có 153người thiếu 05 biên chế, với số lượng này về cơ bản là đáp ứng được yêu cầu thựchiện nhiệm vụ, quyền hạn Trong số 153 công chức, KSV, có 139 người làm nghiệp

vụ Kiểm sát đề có trình độ chuyên môn Cử nhân Luật trở lên, trình độ ngoại ngữ,tin học đáp ứng được tiêu chuẩn quy định, đây là điều kiện thuận lợi để VKSND haicấp tỉnh Điện Biên thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình Tuy nhiên, với diễnbiến tình hình tội phạm ngày càng gia tăng, xảy ra nhiều vụ án phức tạp, sự thay đổi

Trang 33

trong các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động TTHS; yêu cầu nhiệm vụ,trách nhiệm của VKS theo quy định của các đạo luật tư pháp mới tăng nhiều hơn sovới trước như sự có mặt của KSV theo yêu cầu của TTHS ngày càng cao trong cáchoạt động xác minh, điều tra, truy tố, xét xử và đòi hỏi rất chặt chẽ, dẫn đến áp lựccông việc đối với đội ngũ KSV sẽ rất lớn, do đó VKSND hai cấp đã, đang và sẽquan tâm nhiều hơn nữa đến việc nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt là kỹ năngnghiệp vụ để đội ngũ KSV hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

2.2.1.2 Công tác phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền

Cấp ủy, lãnh đạo VKSND hai cấp tỉnh Điện Biên đã chủ động xây dựng cácquy chế phối hợp với CQĐT, TAND cùng cấp và các cơ quan, ban, ngành liên quantrên địa bàn Đối với cấp ủy, quan hệ giữa VKSND và cấp ủy địa phương cùng cấpđược thực hiện thường xuyên, liên tục, nhất là chấp hành tốt việc báo cáo công táckiểm sát hàng tháng, quý, 06 tháng, 12 tháng, báo cáo chuyên đề, báo cáo vụ việcphức tạp, báo cáo công tác nội chính, phòng chống tham nhũng và cải cách tư pháp

cho cấp ủy theo dõi và chỉ đạo kịp thời “Viện kiểm sát nhân dân hai cấp đã thường

xuyên tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các cơ quan hữu quan, đặc biệt là các Cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngành Duy trì tốt chế độ giao ban định kỳ với các Cơ quan tố tụng, Ban Nội chính Tỉnh ủy để kịp thời bàn giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị địa phương”22 Đối vớiTAND cùng cấp, lãnh đạo Viện, KSV đã chủ động phối hợp với Thẩm phán đượcphân công xét xử các vụ án hình sự, để trao đổi, tháo gỡ những khó khăn, vướngmắc, vấn đề liên quan đến thủ tục tố tụng hoặc trong việc đánh giá chứng cứ; đốivới vụ án phức tạp, còn có nhiều ý kiến khác nhau, thấy cần thiết thì báo cáo lãnhđạo CQĐT, VKS, Tòa án để xem xét họp liên ngành và thống nhất cách giải quyết.Đối với VKSND cấp trên, VKSND hai cấp tỉnh Điện Biên đã thực hiện đầy đủ

22 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên, Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát năm 2017, tr.24.

Trang 34

nghiêm túc, kịp thời việc phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của VKSND tỉnh,VKSND cấp cao tại Hà Nội, VKSNDTC và sau khi THQCT xét xử sơ thẩm, KSVkịp thời làm báo cáo kết quả xét xử vụ án và sao gửi bản án cho cho lãnh đạo đơn vị

và VKSND cấp trên Tuy nhiên, để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạtđộng THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm đòi hỏi trong thời gian tới cấp ủy, lãnhđạo đơn vị, VKSND hai cấp tỉnh tiếp tục thực hiện công tác phối hợp một cách chặtchẽ, toàn diện với các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan Nội chính, Ủy ban mặttrận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, huyện và các tổ chức thành viên; tăng cường báo cáo,tham mưu, đề xuất với cấp ủy chỉ đạo giải quyết những vấn đề phức tạp, quan điểmchưa thống nhất giữa các ngành… cũng như phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ củaVKSND cấp trên trong hoạt động nghiệp vụ và hoạt động chỉ đạo, điều hành

2.2.1.3 Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và kiểm tra

Quán triệt sâu sắc nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Luật tổ chức VKSNDnăm 2014, VKSND hai cấp tỉnh Điện Biên đã chú trọng tăng cường vai trò củaViện trưởng, trước hết là nâng cao hơn nữa trách nhiệm của Viện trưởng trong việctrực tiếp thực hiện các hoạt động THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình

sự, sau đó quán triệt đến toàn thể công chức, KSV, khắc phục việc Viện trưởng bậnvào công việc hội họp, các công việc hành chính, sự vụ, không tập trung nhiều vàocác hoạt động THQCT nói chung, mà giao việc đó cho cấp phó và KSV Qua đó, đãnâng cao vai trò là người lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm chung về toàn bộhoạt động của VKS cấp mình và cấp dưới, trước hết là trách nhiệm trong công tácTHQCT tại phiên tòa sơ thẩm hình sự, bảo đảm các quyết định pháp lý được banhành phải chính xác, hợp pháp và có căn cứ

Đối với công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trong hoạt động THQCT tạiphiên tòa xét xử hình sự, VKSND hai cấp tỉnh Điện Biên đã thực hiện tốt việc quản

lý số lượng án thụ lý giải quyết theo những mốc thời gian nhất định (như tuần,tháng, quý…) Đặc biệt chú ý đến những vụ án mà bị cáo kêu oan, chối tội, những

vụ án mà dư luận xã hội quan tâm, những trường hợp VKS kháng nghị, cũng nhưchất lượng THQCT tại phiên tòa xét xử hình sự của từng KSV của đơn vị Phải chỉ

Trang 35

đạo đường lối giải quyết đối với từng vụ án (cho ý kiến về điều, khoản áp dụng đốivới từng bị cáo, loại hình phạt, mức hình phạt áp dụng, các trường hợp đình chỉ vụ

án, thay đổi tội danh, thay đổi loại hình phạt, mức hình phạt…) Chỉ đạo việc thựchiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng THQCT tại phiên tòa xét xử hình sựcho công chức, KSV Thực hiện điều hành, phân công KSV thụ lý, nghiên cứu hồ

sơ vụ án và tham gia phiên tòa kịp thời, đảm bảo phù hợp với chuyên môn, kinhnghiệm Để KSV nắm chắc hồ sơ vụ án, đơn vị đã thực hiện tốt việc phân côngKSV trực tiếp THQCT và KSV kiểm sát điều tra vụ án tiếp tục THQCT tại phiêntòa, trừ trường hợp đặc biệt mới phân công KSV khác thay thế

Bên cạnh đó, lãnh đạo Viện đã trực tiếp thực hiện kiểm tra, tổ chức kiểm traviệc THQCT phiên tòa xét xử hình sự của KSV, nhằm phát hiện những thiếu sót, viphạm để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục Thực hiện việc sơ, tổng kết, rút kinhnghiệm về công tác THQCT của KSV tại phiên tòa xét xử hình sự trong phạm vi địabàn phụ trách Phối hợp tốt với các cơ quan hữu quan (CQĐT, Tòa án, chính quyềnđịa phương nơi mở phiên tòa xét xử lưu động…) trong việc giải quyết những khókhăn, vướng mắc trong hoạt động

2.2.1.4 Cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị; chế độ đãi ngộ cho Kiểm sát viên

Thực hiện các Đề án tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho ngành

Kiểm sát trong những năm qua, do đó các trang thiết bị, phương tiện phục vụ côngtác nghiệp vụ đã được mua sắm, đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, trụ sở làm việcđược xây dựng, một số cơ sở vật chất khác được sửa chữa chống xuống cấp đã đượcthực hiện đáp ứng được cơ bản yêu cầu làm việc của đơn vị Bên cạnh đó, thực hiện

Đề án tin học hóa quản lý nhà nước, Ngành đã chú trọng đầu tư trang thiết bị, đàotạo đội ngũ cán bộ và ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực công tác củaVKSND hai cấp, hiện đã và tiếp tục triển khai phần mềm quản lý án hình sự vàquản lý nghiệp vụ kiểm sát thống nhất trong toàn ngành Tuy nhiên, so với yêu cầuchung, đặc biệt là yêu cầu về việc tăng thẩm quyền và cải cách tư pháp thì cơ sở vậtchất, phương tiện, trang thiết bị hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, trụ sở làm

Trang 36

việc còn chật hẹp, một số cơ sở vật chất đang có dấu hiệu xuống cấp, nhất là ở VKScấp huyện; các phương tiện được cấp, mua sắm đã hao mòn, lạc hậu, đặc biệt là cácphương tiện dùng cho việc thực hiện các nghiệp vụ như: Kiểm sát việc khámnghiệm hiện trường, thực hiện nghiệp vụ tại phiên tòa sơ thẩm, việc tăng cườngphối hợp với Tòa án tổ chức các phiên tòa xét xử lưu động, kiểm sát trực tiếp Nhàtạm giữ, Trại tạm giam, Trại giam…thực trạng nêu trên đã phần nào gây khó khănVKSND hai cấp thực hiện việc quản lý, điều hành, chỉ đạo thực hiện các nghiệp vụcông tác trong THQCT tại phiên tòa sơ thẩm hình sự nói riêng và tăng thẩm quyềncho VKS cả về hình sự và dân sự theo quy định pháp luật hiện nay.

Luật tổ chức VKSND năm 2014, được thi hành đến nay hơn 6 năm, trong

đó Điều 95: Chế độ tiền lương, quy định “Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra

viên có thang bậc lương riêng” Nhưng đến nay chưa thực hiện được, trong khi đó

chính sách đãi ngộ cho KSV, Kiểm tra viên về lương, phụ cấp nhìn trong toànngành và VKS hai cấp tỉnh, huyện còn thấp, đời sống của công chức, KSV còn gặpnhiều khó khăn…đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng THQCT của các KSV, do đó,

để KSV có thể yên tâm công tác, tập trung tất cả tinh thần, trí tuệ, toàn tâm, toàn ýcho công việc thì cần có chính sách tiền lương phù hợp và các chế độ đãi ngộ thỏađáng đối với cán bộ, KSV để có điều kiện ổn định cuộc sống, yên tâm công tác,không bị dao động, sa ngã trước mọi tác động, cám dỗ, mua chuộc trong quá trìnhthực hiện nhiệm vụ được giao Đây chính là yếu tố tạo động lực, khuyến khích chomỗi cán bộ, KSV thêm yêu Ngành, yêu nghề hơn, nhiệt huyết trong công việc hơn,cống hiến trọn vẹn, lâu dài cho ngành Kiểm sát, phụng sự Đảng, Tổ quốc và nhân dân

2.2.2 Công tác thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm

vụ án hình sự tại tỉnh Điện Biên từ năm 2016 đến năm 2020

Trong giai đoạn 2016 - 2020, VKSND hai cấp tỉnh Điện Biên đã truy tố4.458 vụ/5.606 bị cáo, TAND hai cấp đã xét xử 4.469 vụ/5.625 bị cáo, tương ứngVKS đã ban hành 4.458 bản cáo trạng Trong đó năm 2016, VKS đã không chấpnhận thụ lý để điều tra bổ sung, giữ nguyên cáo trạng đã truy tố, yêu cầu Tòa án tiếpnhận lại hồ sơ để xét xử theo quy định của pháp luật đối với 06 vụ

Trang 37

Bảng 2.1 Thống kê số vụ án/bị cáo bị truy tố, Tòa án thụ lý

và được đưa ra xét xử sơ thẩm giai đoạn 2016 - 2020

Năm

Truy tố Tòa án thụ lý Đưa ra xét xử

sơ thẩm

Còn tồn chuyển năm sau Tỷ lệ vụ án đã

được xét xử

Nguồn: Tổng hợp báo cáo công tác kiểm sát năm của VKSND tỉnh Điện Biên

Qua tổng hợp kết quả THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sựgiai đoạn 2016 đến 2020, có thể thấy, trong số 4.739 vụ án hình sự với 5.995 bị cáo

đã được VKSND hai cấp tỉnh Điện Biên ra quyết định truy tố và Tòa án đã thụ lýthì 4.469 vụ án với 5.625 bị cáo đã hoàn tất xét xử sơ thẩm và đã tuân thủ đúng cácquy định pháp luật, tỷ lệ các vụ án được xét xử chiếm gần 95%

Trong giai đoạn 2016 - 2020 đã ban hành 27 kháng nghị phúc thẩm, cụ thể:

Bảng 2.2 Thống kê số vụ án/bị cáo bị truy tố, Tòa án thụ lý,

được đưa ra xét xử sơ thẩm và bị kháng nghị phúc thẩm giai đoạn 2016 - 2020

Năm Tòa án thụ lý Đưa ra xét xử sơ thẩm

Số vụ/bị cáo bị kháng nghị phúc thẩm

Số vụ Số bị cáo Số vụ Số bị cáo Số vụ Số bị cáo

Trang 38

Qua thống kê, phân tích nguyên nhân VKSND hai cấp tỉnh Điện Biênkháng nghị Phúc thẩm lý do chủ yếu là: quyết định mức hình phạt không phù hợpvới tính chất, mức độ, hành vi phạm tội của bị cáo; áp dụng tình tiết tăng nặng,giảm nhẹ định khung hình phạt chưa chính xác; quan điểm đánh giá chứng cứ giữacác CQĐT, truy tố, xét xử có khác nhau,…Đa số các kháng nghị của VKSND hai cấptỉnh Điện Biên được VKSND cấp trên đồng tình và Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, có nhiều vụ Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sungnhưng VKS không chấp nhận, chuyển hồ sơ lại cho Tòa án và đã xét xử như VKS

đã truy tố Vì vậy, số vụ án Tòa trả hồ sơ điều tra bổ sung được VKS chấp nhận sovới số vụ án VKSND hai cấp tỉnh Điện Biên truy tố và Tòa án thụ lý chiếm tỷ lệ rấtnhỏ, 17 vụ /42 bị can so với 4.739 vụ/5.995 bị cáo, cụ thể:

Bảng 2.3 Thống kế số vụ/ bị cáo Tòa án thụ lý và Số vụ/bị cáo Tòa án trả hồ

sơ điều tra bổ sung giai đoạn 2016 - 2020

Năm Số vụ/bị cáo Tòa án thụ lý

Nguồn: Tổng hợp báo cáo công tác kiểm sát năm của VKSND tỉnh Điện Biên

Với số liệu thống kê trên cho thấy, công tác THQCT qua các các giai đoạn

từ khâu chuẩn bị và công bố bản cáo trạng, xét hỏi, luận tội, tranh luận tại phiên tòa

sơ thẩm hình sự đã được VKSND hai cấp, các KSV tham gia phiên tòa thực hiện cóchất lượng cao Trong giai đoạn 2016 - 2020 không có vụ án nào VKS rút quyếtđịnh truy tố trước khi mở phiên tòa; có những vụ việc bị đình chỉ, lý do chủ yếu là

bị cáo chết, bị hại rút yêu cầu khởi tố, miễn TNHS do chuyển biến tình hình

Trang 39

2.3 Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế

2.3.1 Những hạn chế

- Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử: Công tác chuẩn bị cho THQCT tại phiêntòa sơ thẩm hình sự vẫn còn tình trạng đề cương xét hỏi, dự kiến các tình huốngphát sinh tại phiên tòa, kế hoạch tranh luận và luận tội được chuẩn bị mang tínhhình thức, sao chép từ những vụ án với những loại tội tương tự nhau chỉ thay đổi tên

bị cáo; một số KSV thể hiện sự chủ quan, thiếu thận trọng đối với những vụ án đơngiản, quả tang, chứng cứ rõ ràng, đề cương xét hỏi và luận tội sơ sài chỉ có vài dònghoặc nảy sinh tâm lý ỷ lại, làm việc qua loa, đại khái vì đã có lãnh đạo duyệt Thựctiễn cho thấy, thông thường, lãnh đạo VKS sẽ phân công KSV THQCT từ giai đoạnđiều tra cho đến giai đoạn xét xử nên có tình trạng KSV đã không chú trọng đếnviệc nghiên cứu hồ sơ vụ án, nghiên cứu nhưng không sâu trong giai đoạn xét xử,nhiều tình tiết của vụ án nắm chưa rõ, không phát hiện được những mâu thuẫn trongcác chứng cứ buộc tội, gỡ tội hoặc những thiếu sót cần phải điều tra bổ sung, nêncòn có tình trạng Tòa án trả hồ sơ cho VKS để điều tra bổ sung, lúc đó KSV mớiphát hiện ra thiếu sót cần khắc phục Hạn chế lớn nhất trong giai đoạn chuẩn bị xét

xử là KSV chuẩn bị bản cáo trạng chưa đáp ứng được yêu cầu, tập trung vào các nộidung sau:

+ Về hình thức của bản cáo trạng: Đa số các bản cáo trạng đã đảm bảo theođúng mẫu theo Quy chế nghiệp vụ của Ngành và nêu được các căn cứ pháp lý quyđịnh về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS để VKS truy tố bị can ra trước Tòa án bằngbản cáo trạng Tuy nhiên, có một số bản cáo trạng còn thể hiện phông chữ, cỡ chữ,

in đậm, in nghiêng …chưa đúng thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản; các căn cứpháp luật còn thiếu, chưa chính xác, không trích rõ điểm, khoản, điều luật áp dụng,không viện dẫn điều luật tội danh phần cấu thành cơ bản, nhiều bản cáo trạng đề cậpđến nhân thân bị can thì viết rất đơn giản…

+ Về mặt nội dung của bản cáo trạng: Một số bản cáo trạng viết quá dài, từngữ lủng củng, còn tập trung các tình tiết tăng nặng, ít chú ý đến tình tiết giảm nhẹ

Ngày đăng: 22/07/2024, 17:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2016
14. Trần Văn Độ (2001), “Một số vấn đề về quyền công tố”, Tạp chí Luật học, (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về quyền công tố”, "Tạp chí Luật học
Tác giả: Trần Văn Độ
Năm: 2001
15. Trần Văn Độ (2004), “Bản chất của tranh tụng tại phiên tòa”, Tạp chí Khoa học pháp lý, (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản chất của tranh tụng tại phiên tòa”, "Tạp chí Khoa họcpháp lý
Tác giả: Trần Văn Độ
Năm: 2004
16. Võ Thành Đủ (2018), Thực hành quyền công tố đối với các tội phạm về hối lộ ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hành quyền công tố đối với các tội phạm về hối lộ ởnước ta hiện nay
Tác giả: Võ Thành Đủ
Năm: 2018
17. Nguyễn Đức Hạnh (2021), “Khai thác chứng cứ từ nguồn dữ liệu điện tử phục vụ việc buộc tội, tranh tụng của Viện kiểm sát tại phiên tòa”, Tạp chí Kiểm sát, (02) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khai thác chứng cứ từ nguồn dữ liệu điện tử phụcvụ việc buộc tội, tranh tụng của Viện kiểm sát tại phiên tòa”, "Tạp chíKiểm sát
Tác giả: Nguyễn Đức Hạnh
Năm: 2021
18. Lê Thị Tuyết Hoa (2002), Quyền công tố ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Viện Nghiên cứu Nhà nước và pháp luật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyền công tố ở Việt Nam
Tác giả: Lê Thị Tuyết Hoa
Năm: 2002
19. Nguyễn Ngọc Hòa (2015), Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tội phạm và cấu thành tội phạm
Tác giả: Nguyễn Ngọc Hòa
Nhà XB: Nxb Tư pháp
Năm: 2015
20. Nguyễn Ngọc Hòa (2019), Mô hình Luật hình sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình Luật hình sự Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Ngọc Hòa
Nhà XB: Nxb Tư pháp
Năm: 2019
21. Phan Trung Hoài (2020), “Chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa nhìn từ góc độ Luật sư”, Tạp chí Kiểm sát, (08) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòanhìn từ góc độ Luật sư”, "Tạp chí Kiểm sát
Tác giả: Phan Trung Hoài
Năm: 2020
22. Dương Phi Hùng (2017), Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành Quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hànhQuyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trên địa bànthành phố Hà Nội
Tác giả: Dương Phi Hùng
Năm: 2017
23. Trần Thị Hương (2018), Chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên nhân dân cấp tỉnh tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ở Việt Nam , Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên nhân dân cấptỉnh tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ở Việt Nam
Tác giả: Trần Thị Hương
Năm: 2018
26. Trần Thị Liên (2019), Thực hành Quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hành Quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩmvụ án hình sự
Tác giả: Trần Thị Liên
Năm: 2019
27. Trần Thị Liên (2019), “Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm và kiến nghị hoàn thiện”, Tạp chí Kiểm sát, (07) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thực hànhquyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm và kiến nghị hoàn thiện”, "Tạp chíKiểm sát
Tác giả: Trần Thị Liên
Năm: 2019
28. Nguyễn Thanh Mai (2018), “Kỹ năng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm”, Tạp chí Kiểm sát, (20) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ năng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòahình sự sơ thẩm”, "Tạp chí Kiểm sát
Tác giả: Nguyễn Thanh Mai
Năm: 2018
29. Nguyễn Văn Nông (2020), “Kết quả và bài học kinh nghiệm trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát giải quyết các vụ án hình sự giai đoạn 2016 – 2020”, Tạp chí Kiểm sát, (16) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả và bài học kinh nghiệm trong công tác thựchành quyền công tố, kiểm sát giải quyết các vụ án hình sự giai đoạn 2016 –2020”, "Tạp chí Kiểm sát
Tác giả: Nguyễn Văn Nông
Năm: 2020
30. Hoàng Phê (Chủ biên) (2003), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2003
31. Nguyễn Thái Phúc (2007), “Viện kiểm sát hay Viện công tố”, Tạp chí Khoa học pháp luật, (02) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viện kiểm sát hay Viện công tố”, "Tạp chí Khoa họcpháp luật
Tác giả: Nguyễn Thái Phúc
Năm: 2007
32. Nguyễn Thái Phúc (2020), “Thay đổi nội dung truy tố tại phiên tòa hình sự sơ thẩm”, Tạp chí Kiểm sát, (22) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thay đổi nội dung truy tố tại phiên tòa hình sự sơthẩm”, "Tạp chí Kiểm sát
Tác giả: Nguyễn Thái Phúc
Năm: 2020
33. Nguyễn Huy Phượng (2019), “Kỹ năng xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015”, Tạp chí Kiểm sát, (05) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ năng xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòahình sự sơ thẩm theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015”,"Tạp chí Kiểm sát
Tác giả: Nguyễn Huy Phượng
Năm: 2019

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w