1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

lv ths kiểm sát việc tiếp nhận giải quyết tố giác tin báo về tội phạm và thực tiễn tại tỉnh điện biên

76 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020” và Nghịquyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cáchtư pháp đến năm 2020” thì việc tiếp tục n

Trang 1

Chương 1: LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT

VIỆC TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ

1.1 Lý luận về kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo

1.2 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về kiểm sát

việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm 26

Chương 2: THỰC TIỄN KIỂM SÁT VIỆC TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT

TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM TẠI VIỆN KIỂM SÁT

2.1 Thực tiễn kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về

tội phạm tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên 382.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng kiểm sát việc tiếp

nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm 52

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 2

BLHS : Bộ luật hình sựBLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sựCQĐT : Cơ quan điều tra

KSV : Kiểm sát viênTTHS : Tố tụng hình sựVKS : Viện kiểm sátVKSND : Viện kiểm sát nhân dân

Trang 3

Số hiệubảng

2.1 Số liệu kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo

về tội phạm của VKSND hai cấp tại tỉnh Điện Biên thụ lý

2.2 Số liệu kiểm sát tố giác, tin báo tội phạm của VKSND hai

cấp tại tỉnh Điện Biên từ năm 2016 đến 2020 41

Trang 4

MỞ ĐẦU1 Lý do ch n đ tài ọn đề tài ề tài

Là một trong những cơ quan thuộc hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước,được ghi nhận tại Chương X Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Viện kiểmsát nhân dân (VKSND) năm 2014, VKSND được trao hai quyền năng đó là:thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp Trong công tác đấutranh phòng, chống tội phạm, với hai quyền năng này, VKSND đã góp phầnkhông nhỏ cho việc bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh vàthống nhất, bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải được xử lý kịp thời, đúngngười, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội,không làm oan người vô tội

Công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiếnnghị khởi tố (gọi chung là tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm) là mộthoạt động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trước công cuộc đấu tranh phòng,chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay Đây hoạt động mở đầu và là căn cứcủa quá trình giải quyết vụ án hình sự sau này Đối với quyền năng kiểm sáthoạt động tư pháp trong giai đoạn này, vai trò của VKSND hết sức quantrọng Thực tiễn công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong những nămvừa qua cho thấy, hoạt động kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạmquyết định đến chất lượng thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểmsát xét xử vụ án hình sự Đồng thời, bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phảiđược phát hiện, xử lý theo quy định của pháp luật, xác định các căn cứ để xửlý tội phạm cũng như việc khởi tố đúng người, đúng tội tránh làm oan ngườivô tội và bỏ lọt tội phạm, nhằm bảo đảm cho công tác tiếp nhận, xử lý cácthông tin liên quan đến tội phạm, các hành vi vi phạm, các hoạt động điều tra,xác minh được khách quan làm căn cứ cho việc khởi tố vụ án hình sự hoặckhông khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra (CQĐT) được đầy đủ, đúng

Trang 5

quy định của pháp luật Bởi lẽ, các hoạt động của các cơ quan tiến hành tốtụng trong giải quyết vụ, việc đều có tác động, liên quan đến quyền conngười, quyền công dân, thậm chí là sinh mệnh chính trị của mỗi cá nhân

Để thực hiện hiệu quả việc tiếp nhận cũng như giải quyết tố giác, tinbáo về tội phạm nhanh chóng, kịp thời sẽ hạn chế việc bỏ lọt tội phạm, Bộluật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 đã quy định Viện kiểm sát (VKS)kiểm sát ngay từ khi tiếp nhận tố giác, tin báo cũng như suốt quá trình giảiquyết Vì vậy, việc nghiên cứu quy định của BLTTHS năm 2015 kiểm sátviệc tiếp nhận và giải quyết nguồn tin về tội phạm giúp những người làmcông tác thực tiễn hiểu rõ và thực thi đúng quy định của pháp luật, giúp cácnhà nghiên cứu đánh giá đúng đắn điểm tích cực cũng như hạn chế trong quyđịnh này Ngoài ra, đánh giá việc thực thi các quy định này trên thực tế, đặcbiệt tại các địa phương cụ thể sẽ có cách nhìn toàn diện hơn về các quy địnhnày trên cả phương diện luật định và thực tiễn

Nhận thức được vị trí và tầm quan trọng của công tác kiểm sát việc tiếpnhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, trong nhữngnăm qua, ngành Kiểm sát nhân dân nói chung và VKSND tỉnh Điện Biên nóiriêng đặc biệt chú trọng quan tâm đến khâu công tác này và đạt được những kếtquả đáng ghi nhận, cơ bản đã đảm bảo cho hoạt động điều tra của CQĐT điđúng hướng, đảm bảo mọi hành vi phạm tội, người phạm tội đều đưa ra truy tốvà xét xử trước Tòa án Tuy nhiên, trước sự thay đổi của các điều kiện kinh tế xãhội, đặc biệt trước yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm, hoạt động kiểm sátviệc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm trên địa bàn tỉnh ĐiệnBiên chưa thực sự hiệu quả và còn nhiều tồn tại trong hoạt động thực tiễn

Mặt khác, việc thực hiện công cuộc cải cách tư pháp theo tinh thầnNghị quyết số 08 ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về “Một số nhiệm vụtrọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”; Nghị quyết số 48-NQ/TWngày 25/4/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ

Trang 6

thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020” và Nghịquyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cáchtư pháp đến năm 2020” thì việc tiếp tục nghiên cứu các quy định của phápluật tố tụng hình sự (TTHS) Việt Nam hiện hành về công tác kiểm sát việctiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố để làmsáng tỏ về mặt khoa học, đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả của việc áp dụngnhững quy định trên vào thực tiễn có ý nghĩa thực tiễn và pháp lý quan trọng.

Từ những lý do nêu trên, cho thấy cần phải hoàn thiện công tác kiểmsát tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm sao cho hoạt động nàythật sự hiệu quả Do vậy, tác giả quyết định lựa chọn việc nghiên cứu đề tài:

"Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và thực tiễn

tại tỉnh Điện Biên" làm đề tài luận văn thạc sĩ Luật học.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Kiểm sát tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm đã cónhững công trình nghiên cứu, dưới nhiều góc độ khác nhau như: Luận văn

thạc sĩ luật học của Nguyễn Tuấn Quang năm 2020 “Kiểm sát việc tiếp nhận

giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố từ thực tiễn thànhphố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh”, Học viện Khoa học Xã hội, luận văn đã giải

quyết được những quy định của pháp luật về công tác kiểm sát việc tiếp nhận,giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố theo pháp luậtTTHS, thực trạng công tác kiểm sát giải quyết tin báo tội phạm và kiến nghịkhởi tố trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, những khó khăn, vướng mắc trongthực tiễn áp dụng pháp luật từ đó đề ra các biện pháp nâng cao chất lượng vàhiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm

Luận văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Thu Hồng năm 2016 về “Kiểm

sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm từ thực tiễn LạngSơn”, Học viện Khoa học Xã hội, đã làm rõ hoạt động tiếp nhận, giải quyết tố

giác, tin báo về tội phạm theo pháp luật TTHS trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Trang 7

Đưa ra một số giải pháp cơ bản góp phần hoàn thiện chất lượng của công táctiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm (từ góc độ chức năng nhiệmvụ của VKS).

Luận văn thạc sĩ luật học của Trần Thị Hậu năm 2018: “Chức năng

của Viện kiểm sát trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiếnnghị khởi tố”, Trường Đại học Luật Hà Nội đề cập đến một số khái niệm như

nguồn tin về tội phạm, giải quyết nguồn tin về tội phạm

Các công trình ở dạng bài viết đăng trên Tạp chí Kiểm sát liên quantrực tiếp đến vấn đề kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm như:

Bài viết của Bùi Mạnh Cường: “Những vấn đề cơ bản về thực hành

quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghịkhởi tố”, Tạp chí Kiểm sát, số 19/2017 Tác giả bài viết đã đánh giá khái quát

về chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyếttố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của VKSND theo BLTTHSnăm 2015 đồng thời cũng chỉ ra các giải pháp để nâng cao chất lượng thựchành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm vàkiến nghị khởi tố

Bài viết: “Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết

tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố”, của Dương Ngọc Hải, đăng

trên Tạp chí Kiểm sát, số 16 (tháng 8/2016) Trong phạm vi bài viết, trên cơsở phân tích các quy định mới của BLTTHS năm 2015 về tiếp nhận, thụ lý,giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, đặc biệt là các nộidung có liên quan trực tiếp đến công tác nghiệp vụ của VKS, từ đó nêu ra mộtsố đề xuất, giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác thực hành quyềncông tố và kiểm sát việc tiếp nhận, thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tộiphạm và kiến nghị khởi tố trong thời gian tới

Nhiều hội nghị, hội thảo khoa học đã được triển khai và tổ chức thực

hiện như: “Tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tình hình

Trang 8

mới”, do Ủy ban Pháp luật Quốc hội tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày

04/01/2001; “Hội nghị sơ kết việc thực hiện Chỉ thị số 06/CT-VKSTC ngày

06/12/2013 và Thông tư liên tịch số BNN&PTNT-VKSTC ngày 02/8/2013”, do VKSND tối cao tổ chức thực hiện

06/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-vào tháng 10/2014 Như vậy, có thể thấy công tác kiểm sát việc tiếp nhận, giảiquyết tố giác, tin báo về tội phạm tuy không phải là mới, đã được nhiềungành, nhiều cấp, các tác giả đã đề cập đến nội dung này ở những góc độ khácnhau, những phạm vi khác nhau Tuy nhiên, dưới góc độ Luật TTHS, cáccông trình nói trên mới chỉ nghiên cứu ở khía cạnh tổng quát chưa có nghiêncứu nào nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện và sâu sắc về chức năngcủa VKS trong kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạmvà thức tiễn tại địa bàn tỉnh Điện Biên để từ đó đưa ra giải pháp nâng cao hiệuquả công tác kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.Như vậy, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nào đã được công bố

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu, phân tích và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận vàthực tiễn liên quan đến chức năng của VKS trong công tác kiểm sát việc tiếpnhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm Từ đó, đưa ra những giải phápnhằm hoàn thiện trong luật TTHS Việt Nam, cũng như đề xuất những giảipháp nâng cao hiệu quả của hoạt động này trong thực tiễn

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích đó, đề tài có nhiệm vụ làm rõ một số vấn đề sau:- Quy định của pháp luật về kiểm sát việc tiếp nhận tố giác, tin báo vềtội phạm

- Quy định của pháp luật về kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo vềtội phạm

- Mối quan hệ giữa CQĐT và VKS trong việc tiếp nhận, giải quyết tốgiác, tin báo về tội phạm

Trang 9

- Quy định của pháp luật TTHS hiện hành về kiểm sát việc tiếp nhận,giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.

- Thực tiễn kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin vào về tộiphạm Những kết quả đạt được, hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân

- Giải pháp bảo đảm thực hiện đúng kiểm sát việc tiếp nhận, giảiquyết tố giác, tin báo về tội phạm

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, quy định củapháp luật về chức năng của VKS trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tộiphạm trong BLTTHS và thực trạng áp dụng so với quy định của pháp luật vềhoạt động thực hiện chức năng kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tinbáo về tội phạm tại tỉnh Điện Biên

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Luận văn nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận, quy định củapháp luật về kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạmtrong BLTTHS và các văn bản liên quan Luận văn không nghiên cứu quyđịnh của pháp luật về kiến nghị khởi tố cũng như lịch sử phát triển đối vớiquy định về việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội trong TTHS;

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu thực tiễn thực hiện công táckiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm trên địa bàntỉnh Điện Biên trong 05 năm, từ năm 2016 đến năm 2020 (không bao gồmVKS quân sự các cấp)

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được hoàn thành dựa trên cơ cở lý luận của của chủ nghĩaMác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, quan điểm củaĐảng và Nhà nước ta đối với chức năng kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tốgiác, tin báo về tội phạm

Trang 10

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các phương phápcụ thể:

Phương pháp phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp lý thuyết và thựctiễn: Để làm rõ các vấn đề về lý luận và thực trạng trong kiểm sát việc tiếpnhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm Qua đó để nghiên cứu, so sánhpháp luật và nhận định, đánh giá chất lượng kiểm sát việc tiếp nhận, giảiquyết tố giác, tin báo về tội phạm của VKSND

Phương pháp khảo sát thu thập thông tin số liệu: Tiến hành thu thập cácsố liệu về tiếp nhận tố giác, tin báo và giải quyết tố giác, tin báo của VKSND

Các phương pháp nghiên cứu trên đây được sử dụng và kết hợp linhhoạt trong luận văn

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận văn

Luận văn góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận cũng như nhữngquy định của pháp luật về kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong hoạt độngkiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của VKSND

Ngoài ra kết quả nghiên cứu của Luận văn còn có thể được sử dụng đểxây dựng các kỹ năng nghề nghiệp, các thao tác nghiệp vụ trong quan hệ phốihợp giữa Kiểm sát viên (KSV) với Điều tra viên trong quá trình tiếp nhận,giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm

Luận văn được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo phục vụcông tác thực tiễn ở địa phương

7 Cơ cấu của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nộidung chính của luận văn được chia thành 02 chương như sau:

Chương 1: Lý luận và quy định của pháp luật về kiểm sát việc tiếp

nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm

Chương 2: Thực tiễn kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin

báo về tội phạm tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên

Trang 11

Chương 1LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT VIỆC TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC,

TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM1.1 Lý luận về kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báovề tội phạm

Công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm là nhiệm vụ chung củamỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức, trong đó cơ quan bảo vệ pháp luật đóng vai tròchủ chốt, những thông tin về hoạt động của các loại tội phạm là cơ sở quantrọng trong việc lập kế hoạch, chương trình đấu tranh phòng chống tội phạm.Tuy nhiên, xã hội càng phát triển, tội phạm ngày càng tinh vi kèm theo đó làphát sinh nhiều thông tin có dấu hiệu phạm tội hoặc hành vi vi phạm, do đócần phân biệt rõ ràng thông tin nào là tố giác, tin báo về tội phạm, thông tinnào là kiến nghị phản ánh Làm tốt điều này sẽ giúp cho người tiến hành tốtụng cũng như các cơ quan tiến hành tố tụng thuận lợi hơn trong việc phân loại,giải quyết các nguồn tin báo về tội phạm đảm bảo đúng quy định pháp luật

1.1.1 Khái niệm kiểm sát việc tiếp nhận, giảiquyết tố giác, tin báo về tội phạm

Nguồn tin về tội phạm là nguồn thông tin quan trọnggiúp các cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện dấu hiệu của tộiphạm, trên cơ sở đó kịp thời tiến hành các hoạt động kiểm tra,xác minh để có căn cứ tiến hành hoạt động khởi tố, điều tra cácvụ án hình sự Trong bất kỳ xã hội nào thì tội phạm luôn là mộthiện tượng tiêu cực, là những hành vi đã vi phạm các chuẩnmực xã hội Ở từng quốc gia khác nhau thì có quan niệm khácnhau về tố giác, tin báo về tội phạm, để làm rõ khái niệm chúng ta cần hiểu vàphân biệt giữa khái niệm tố cáo và tố giác, tin báo Việc đưa ra một khái

Trang 12

niệm chính xác sẽ giúp các cơ quan tố tụng thuận lợi hơn,không còn lúng túng khi thực thi nhiệm vụ Dưới góc độ ngôn ngữ:

Khái niệm “Tố cáo” được hiểu theo hai nghĩa Nghĩa thứ nhất: tố cáolà báo cho mọi người hoặc cơ quan có thẩm quyền biết người hoặc hành động

phạm pháp nào đó Tố cáo kẻ gian Nghĩa thứ hai: Vạch trần hành động xấu

xa hoặc tội ác cho mọi người biết nhằm lên án, ngăn chặn Tố cáo trước dư

luận Tố cáo chính sách phân biệt chủng tộc1

Khái niệm “Tố giác” được hiểu là: báo cho cơ quan chính quyền biết người

hoặc hành động phạm pháp nào đó Thư tố giác Tố giác một vụ tham nhũng2.

Khái niệm “Tin” được hiểu theo hai nghĩa Nghĩa thứ nhất: Điều được

truyền đi, báo cho biết về sự việc, tình hình xảy ra, như: Báo Tin Tin đồn

nhảm Nghĩa thứ hai: Sự truyền đạt, sự phản ánh dưới các hình thức khác

nhau, cho biết về thế giới xung quanh và những quá trình xảy ra trong nó Thu

nhận tin Xử lý tin3 Khái niệm “Báo” được hiểu là cho biết việc gì đó đã xảy

ra Báo tin, Cho người có trách nhiệm nào đó biết về việc xảy ra có thể hại

đến trật tự an ninh chung, là dấu hiệu cho biết trước 4

Dưới góc độ pháp lý:

Theo Luật Tố cáo năm 2018 quy định: Tố cáo là việc cá nhân theo thủ

tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyềnbiết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nàogây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợiích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân5

Tố cáo và tố giác về tội phạm có những điểm khác nhau Tố cáo hànhvi vi phạm pháp luật, không phân biệt tính chất, mức độ vi phạm Còn tố giácvề tội phạm chỉ bao gồm hành vi vi phạm pháp luật có thể cấu thành tội phạm đã1 Hoàng Phê (chủ biên) (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà nẵng, Đà Nẵng, tr 1008.

2 Hoàng Phê (chủ biên) (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà nẵng, Đà Nẵng, tr 1008.

3 Hoàng Phê (chủ biên) (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà nẵng, Đà Nẵng, tr 993.

4 Hoàng Phê (chủ biên) (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà nẵng, Đà Nẵng, tr 40.

5 Khoản 1 Điều 2 Luật tố cáo năm 2018

Trang 13

được quy định trong Bộ luật Hình sự (BLHS) Từ đó có thể thấy khái niệm tốcáo rộng hơn và bao hàm cả khái niệm tố giác về tội phạm theo TTHS Tố cáolà quyền của cá nhân, còn tố giác về tội phạm vừa là quyền ngoài ra còn là nghĩavụ của mỗi cá nhân Quan hệ pháp luật về tố cáo hành vi vi phạm pháp luậtchỉ phát sinh sau khi cá nhân thực hiện quyền tố cáo Còn quan hệ pháp luậttố giác về tội phạm phát sinh từ khi cá nhân phát hiện có dấu hiệu tội phạm.Cá nhân có quyền tố cáo hay không tố cáo một hành vi vi phạm pháp luậtnhưng nếu biết rõ hành vi phạm tội quy định tại BLHS thì cá nhân đó phải tốgiác về hành vi đó Như vậy, trong các trường hợp việc cá nhân phát hiện hànhvi có dấu hiệu tội phạm và tố cáo đều được coi là tố giác Người tố giác về tộiphạm có thể thực hiện qua nhiều hình thức khác nhau như: Trực tiếp trình bàybằng lời nói hoặc thông qua đơn, thư tố giác gửi bưu điện, hoặc trực tiếpmang đến giao nộp cho cơ quan có thẩm quyền về hành vi có dấu hiệu tội phạm

Đối với quan điểm về tố giác, tin báo về tội phạm Trước khi BLTTHSnăm 2015 ra đời, có nhiều quan điểm khác nhau về tố giác, tin báo về tộiphạm hoặc những định nghĩa đó không phù hợp với công tác đấu tranh phòng,chống tội phạm Có quan điểm cho rằng, tố giác tội phạm là việc công dân tốgiác về hành vi tội phạm được quy định trong BLHS, còn tin báo về tội phạmlà những hành vi phạm tội được quy định trong BLHS do cơ quan, tổ chứckinh tế, tổ chức xã hội cung cấp cho cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận, giảiquyết, do các phương tiện thông tin đại chúng nêu lên hoặc do người phạm tộitự thú Như vậy, theo quan điểm này có sự khác nhau về chủ thể cung cấpthông tin về tội phạm BLTTHS năm 2015 đã đưa ra được khái niệm tố giác,tin báo về tội phạm một cách khái quát nhưng đầy đủ, khắc phục những bấtcập trong quy định của BLTTHS năm 2003 cũng như TTLT số 06/2013 Cụthể như sau:

Trang 14

Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi códấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền6 Như vậy, chủ thể thực hiệnviệc tố giác về tội phạm là bất cứ người nào có danh tính, địa chỉ rõ ràng Khiphát hiện mọi hành vi có dấu hiệu tội phạm thì mỗi cá nhân đó đều có quyềnvà nghĩa vụ tố cáo cho cơ quan có thẩm quyền như cơ quan có thẩm quyềntiến hành tố tụng: CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạtđộng điều tra, VKS hoặc bất cứ cơ quan, tổ chức nào mà họ thấy thuận tiện.

Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơquan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tinvề tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng 7 Tin báo về tội phạm đượchiểu là những thông tin mà cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nhận được, biết đượccó dấu hiệu tội phạm thông qua hoạt động trong phạm vi chuyên môn, quacông tác quản lý hoặc công tác khác xảy ra tại cơ quan, đơn vị, tổ chức mìnhsau đó thông báo đến Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu xử lý Hoặc nhữngthông tin thu được qua phản ánh bằng chính hoạt động truyền thông như sửdụng các phương tiện thông tin đại chúng để truyền tải nội dung sự việc haycác cơ quan thông tin đại chúng đăng tải theo chức năng nghề nghiệp

Tố giác, tin báo về tội phạm có ý nghĩa quan trọng đối với Cơ quanCSĐT, VKS, Tòa án trong công tác điều tra, truy tố, xét xử Tố giác, tin báovề tội phạm là những thông tin ban đầu, có ý nghĩa rất lớn, là căn cứ đểCQĐT tiến hành những hoạt động điều tra, xác minh làm rõ tính có căn cứ vàhợp pháp của tố giác, tin báo về tội phạm Từ đó làm cơ sở để khởi tố vụ án,tiến hành điều tra, truy tố, xét xử

Như vậy có thể hiểu: tố giác, tin báo là những thông tin có dấu hiệu

tội phạm được quy định trong BLHS do cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấpbằng các hình thức khác nhau hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện

6 Khoản 1 Điều 144 BLTTHS năm 2015.

7 Khoản 2 Điều 144 BLTTHS năm 2015.

Trang 15

thông tin đại chúng để các cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyếttheo qui định của BLTTHS.

Theo Từ điển Tiếng Việt thì khái niệm “Tiếp nhận” được hiểu là: Đón

nhận cái từ người khác, nơi khác chuyển giao cho Tiếp nhận tặng phẩm Tiếp

nhận một bệnh nhân từ bệnh viện khác gửi đến8 Khái niệm “Giải quyết” được

hiểu là: Làm cho không còn thành vấn đề nữa Giải quyết những khó khăn

trong đời sống Giải quyết nạn thất nghiệp Vấn đề chưa được giải quyết.Giải quyết không dứt khoát9.

Còn trong khoa học pháp luật tố tụng Việt Nam chưa đưa ra một định

nghĩa thống nhất về khái niệm: “Tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội

phạm”, mà chúng ta mới chỉ nghiên cứu bản chất của việc tiếp nhận, giải

quyết tố giác, tin báo về tội phạm Việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạmlà hoạt động mở đầu của quá trình giải quyết vụ án hình sự, được diễn rathông qua các hoạt động có mối liên hệ chặt chẽ với nhau: từ khâu tiếp nhận,phân loại và thụ lý giải quyết, kiểm tra, xác minh nguồn tin, chứng minh tộiphạm đến việc kết luận ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự

Trong tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm mọi cơ quannhà nước, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ chuyển tiếp việc phát hiện,tố giác, báo tin về tội phạm đến cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận gồm 02 loạicơ quan theo quy định tại Điều 145 BLTTHS và Điều 5 Thông tư liên tịch số01/2017, cụ thể: Loại thứ nhất là CQĐT; Cơ quan được giao nhiệm vụ tiếnhành một số hoạt động điều tra; VKS các cấp Đây là các cơ quan bảo vệ phápluật nên mọi tin tức về tội phạm theo pháp luật TTHS xảy ra trên địa bànmình, các cơ quan này phải nắm được và có biện pháp phòng ngừa, đấu tranhgiải quyết tội phạm Đối với CQĐT, VKS là những cơ quan chính có nhiệmvụ tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm theo pháp luật TTHS do8 Hoàng Phê (chủ biên) (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà nẵng, Đà Nẵng, tr 988.

9 Hoàng Phê (chủ biên) (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà nẵng, Đà Nẵng, tr 388.

Trang 16

cá nhân, cơ quan tổ chức chuyển đến thì các cơ quan này phải có bộ phậnthường trực để tiếp nhận nguồn tin về tội phạm Các bộ phận tiếp nhận tin tứctội phạm, kiến nghị khởi tố sau khi tiếp nhận có trách nhiệm chuyển ngay cáctin tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố do cơ quan nhà nước chuyển đếnkèm theo các tài liệu có liên quan do cơ quan mình tiếp nhận cho CQĐT cóthẩm quyền để tiến hành xác minh.

Loại thứ hai là các cơ quan, tổ chức khác như: Công an xã, phường,thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí, cáccơ quan, tổ chức này tuy không phải là các cơ quan tổ chức chuyên tráchtrong đấu tranh phòng chống tội phạm nhưng đều có quyền và nghĩa vụ pháthiện, tố giác hành vi phạm tội, tham gia đấu tranh phòng ngừa tội phạm

Cả hai loại cơ quan, tổ chức trên có trách nhiệm, nghĩa vụ phải tiếpnhận đầy đủ, không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm Vậy,thế nào là tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm Các thông tin về tội phạmđược phản ánh qua nhiều nguồn, nhiều chủ thể khác nhau cung cấp, các cơquan có thẩm quyền phải tiếp nhận từ các nguồn phản ánh thông tin đó Trên

phương diện pháp lý theo quan điểm của tác giả: Tiếp nhận nguồn tin về tội

phạm là hoạt động của CQĐT, VKS, cơ quan tổ chức khác đón nhận thôngtin về sự việc, hành vi có dấu hiệu của tội phạm hoặc nghi ngờ có dấu hiệutội phạm do cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước cung cấp, chuyển giao theotrình tự, thủ tục được pháp luật TTHS quy định.

Hoạt động giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm được bắt đầu từ saukhi tiếp nhận hoặc phát hiện sự việc nghi ngờ có dấu hiệu của tội phạm và kếtthúc khi cơ quan có thẩm quyền ra một trong hai văn bản tố tụng quan trọngnhất trong giai đoạn khởi tố vụ án đó là quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặckhông khởi tố vụ án hình sự Về nguyên tắc áp dụng pháp luật theo quy địnhtại Điều 143 BLTTHS năm 2015, “chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định códấu hiệu tội phạm” Như vậy, để xác định được dấu hiệu của tội phạm thì phải

Trang 17

dựa vào các nguồn tin là các tố giác, tin báo về tội phạm thông qua việc cáccơ quan có thẩm quyền tiến hành hoạt động kiểm tra, xác minh, thu thập tàiliệu, chứng cứ nhằm xác định sự việc được phản ánh có thật hay không, cóthỏa mãn các dấu hiệu của tội phạm theo quy định trong BLHS hay không đểcó quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự.

Quá trình giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm trên thực tiễn áp dụngquy định pháp luật TTHS được thực hiện: Sau khi tiếp nhận hoặc phát hiện tốgiác, tin báo về tội phạm thì phải tiến hành phân loại, xác định thẩm quyềngiải quyết; Cơ quan có thẩm quyền giải quyết phân công cán bộ thụ lý giảiquyết nguồn tin, tùy thuộc tính chất sự việc đơn giản hay phức tạp mà đảmbảo sự phân công số lượng cán bộ cho phù hợp Những người được giaonhiệm vụ tiến hành hoạt động điều tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạmphải đảm bảo thực hiện các hoạt động tố tụng theo quy định của BLTTHS đểcó đề xuất hướng giải quyết cuối cùng

Từ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm như sau: Giải quyết

tố giác, tin báo về tội phạm là hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyềnmà pháp luật quy định, tiến hành xem xét những nguồn tin về tội phạm để raquyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án vụ án hình sự cũng như nhữngquyết định khác theo quy định của pháp luật.

Vì vậy: Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm là việc

cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận những thông tin về sự việc, hành vi có dấuhiệu của tội phạm hoặc nghi ngờ có dấu hiệu tội phạm do cá nhân, tổ chức,cơ quan nhà nước cung cấp, chuyển giao theo trình tự, thủ tục được phápluật TTHS quy định để hành tiến hành kiểm tra, xác minh thông qua việc sửdụng tổng hợp quyền năng pháp lý thuộc nội dung công tác của mình do phápluật TTHS quy định để ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án vụ ánhình sự cũng như những quyết định khác theo quy định của pháp luật.

Trang 18

Tại Điều 107 Hiến pháp năm 2013 đã quy định: “Viện Kiểm sát nhândân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp”, Điều 2 Luật Tổ

chức VKSND năm 2014 quy định: “Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực

hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam” Đây là hai chức năng của VKSND, là cơ sở pháp lý để

VKS thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp, pháp luật và bảo vệ quyền conngười, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích củaNhà nước, quyền và lợi ích hợp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm phápluật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất Chức năng kiểm sát hoạtđộng tư pháp trong TTHS là kiểm tra tính hợp pháp, tính có căn cứ của cáchành vi quyết định của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp.Đi sâu nghiên cứu làm rõ chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp trongTTHS giúp việc nhận thức và phân biệt chức năng, nhiệm vụ của VKS vớicác cơ quan Nhà nước khác, thể hiện nét đặc trưng, đặc thù tạo nhận thứcthống nhất trong toàn ngành kiểm sát nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ và có hiệuquả chức năng theo ngành nghề

Kiểm sát là một dạng giám sát đặc thù với quyền năng kiểm sát vàphương thức kiểm sát riêng biệt Điều 20 BLTTHS năm 2015 quy định:

“Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luậttrong tố tụng hình sự, quyết định việc buộc tội, phát hiện vi phạm pháp luậtnhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội, người phạm tội, pháp nhân phạm tội, viphạm pháp luật đều phải được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh, việckhởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng phápluật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, pháp nhân phạm tội, khônglàm oan người vô tội” Pháp luật thực định chỉ quy định một loại chủ thể thực

hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS, đó là VKS

Từ sự phân tích trên chúng ta xây dựng khái niệm chung về kiểm sát

các hoạt động tư pháp trong TTHS như sau: Kiểm sát hoạt động tư pháp là

Trang 19

chức năng hiến định của VKS, giám sát các hoạt động của cơ quan tư phápvà cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động tư pháp trong quátrình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, nhằm đảm bảo sự tuânthủ pháp luật TTHS

Việc kiểm sát hoạt động tư pháp của VKS được thực hiện ở nhiềukhâu công tác khác nhau, trong đó có công tác kiểm sát việc tiếp nhận và giải

quyết tố giác, tin báo về tội phạm VKS kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố

giác, tin báo về tội phạm thông qua các hoạt động kiểm sát tuân theo phápluật đối với cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong TTHS thực hiệnviệc tiếp nhận, kiểm sát việc kiểm tra, xác minh và việc lập hồ sơ giải quyếtnguồn tin về tội phạm của CQĐT; kiểm sát việc tạm đình chỉ, phục hồi giảiquyết nguồn tin về tội phạm; kiểm sát việc phục hồi giải quyết nguồn tin vềtội phạm; yêu cầu CQĐT cung cấp tài liệu liên quan để kiểm sát việc giảiquyết nguồn tin về tội phạm Trường hợp khi phát hiện việc tiếp nhận, giảiquyết nguồn tin về tội phạm không đầy đủ, vi phạm pháp luật thì yêu cầuCQĐT thực hiện các hoạt động, như: tiếp nhận, kiểm tra, xác minh, ra quyếtđịnh giải quyết nguồn tin về tội phạm đầy đủ, đúng pháp luật; kiểm tra việctiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm và thông báo kết quả cho VKS;cung cấp tài liệu về vi phạm pháp luật trong việc tiếp nhận, giải quyết nguồntin về tội phạm; khắc phục vi phạm pháp luật và xử lý nghiêm người vi phạm;yêu cầu thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra; giải quyết tranh chấp về thẩmquyền giải quyết nguồn tin về tội phạm và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạnkhác trong kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm theo quyđịnh của BLTTHS10 Ngoài ra còn quy định các nhiệm vụ, quyền hạn khácnhư trực tiếp kiểm sát, đây là hoạt động kiểm sát mang tính toàn diện, nhằmkiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của CQĐT trong việc tiếp nhận, giảiquyết tố giác, tin báo về tội phạm

10 Điều 160 BLTTHS năm 2015.

Trang 20

Như vậy, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tộiphạm đối với VKS là một chức năng, một nhiệm vụ luật định Căn cứ vào cácquy định của Hiến pháp, BLTTHS và khái niệm chức năng kiểm sát hoạtđộng tư pháp của VKS trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tộiphạm ta có khái niệm kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội

phạm như sau: Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm

là hoạt động của VKSND sử dụng quyền năng pháp lý để thực hiện chứcnăng kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổchức, cá nhân trong việc giải quyết nguồn tin về tội phạm theo quy định củapháp luật

Như vậy, công tác kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báovề tội phạm là hoạt động giám sát liên tục, cụ thể, trực tiếp các hoạt động củaCQĐT thực hiện trong suốt quá trình tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo vềtội phạm theo quy định của pháp luật

1.1.2 Đặc điểm của kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tinbáo về tội phạm

* Chủ thể kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, kiểm sát là một hoạt độngriêng của cơ quan kiểm sát, một cơ quan Hiến định VKS là cơ quan đượcQuốc hội lập ra để đại diện cho nhà nước kiểm sát việc tuân theo pháp luậtcủa cơ quan, tổ chức, cá nhân Đây là một chức năng đặc thù của VKS cùngvới chức năng thực hành quyền công tố, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để VKSthực hiện tốt chức năng, quyền hạn của mình trong quá trình bảo vệ pháp chếxã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền con người và quyền công dân

Hiện nay theo quy định của Hiến pháp 2013, Luật tổ chức VKSNDnăm 2014 thì chỉ duy nhất có VKSND có chức năng kiểm sát hoạt động tưpháp Hiến pháp năm 2013 quy định: “Viện kiểm sát nhân dân thực hànhquyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp” Luật tổ chức VKSND năm

Trang 21

2014 quy định: “Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố,kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.Đồng thời cũng quy định chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSNDnhư sau: VKSND kiểm sát tính hợp pháp của hành vi, quyết định của cơquan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khitiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố cũngnhư trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong lĩnh vực dân sự, thihành án, khiếu nại tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp kháctheo quy định của pháp luật11.

Tuy nhiên, tham gia “Kiểm sát việc chấp hành pháp luật của Nhà nước”trong TTHS không chỉ có VKS mà còn có các chủ thể khác như người tham giatố tụng, các cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử, công dân và toàn thể xã hội nóichung Tuy nhiên, đây không thể coi là hoạt động kiểm sát việc tuân theo phápluật mà chỉ là hoạt động giám sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS Sự khácnhau giữa hoạt động kiểm sát của VKS và hoạt động giám sát của các chủ thểkhác chính là một số quyền mà pháp luật cho phép chỉ có VKS mới có khi thựchiện hoạt động kiểm sát, các quyền này cũng đồng thời là VKS tạo nên sựkhác biệt về phương thức hoạt động kiểm sát mà các chủ thể khác không có12

Trên cơ sở các quy định của pháp luật về kiểm sát tính hợp pháp củahành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp,được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạmvà kiến nghị khởi tố thì VKS thực hiện chức năng kiểm sát theo thẩm quyềnđược pháp luật quy định, đảm bảo cho các nguồn thông tin về tội phạm đượctiếp nhận, xử lý và giải quyết đúng quy định đáp ứng yêu cầu đấu tranhphòng, chống tội phạm

11 Quốc hội (2013), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội.

12 Trần Khánh Trường (2017), Kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố theo

pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Kiên Giang, Luận văn thạc sĩ, Học viện Khoa học Xã

hội, tr 17.

Trang 22

Điều 42 BLTTHS năm 2015 quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn,trách nhiệm của KSV trong kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báovề tội phạm:

1 Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sátviệc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm của cơquan, người có thẩm quyền;

b) Trực tiếp giải quyết và lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm.c) Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, ápdụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; kiểm sát việc lập hồ sơ giảiquyết nguồn tin về tội phạm…

Theo những quy định trên với hệ thống được xây dựng theo bốn cấpVKSND gồm: VKSND cấp huyện, VKSND cấp tỉnh, VKSND cấp cao,VKSND tối cao, các cơ quan này theo thẩm quyền thực hiện chức năng kiểmsát tính hợp pháp của hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân tronghoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác,tin báo về tội phạm nhằm đảm bảo cho các nguồn thông tin về tội phạm đượctiếp nhận, xử lý và giải quyết đúng quy định của pháp luật Tin báo, tố giác vềtội phạm là những cơ sở để xác định dấu hiệu tội phạm, làm căn cứ để khởi tốvụ án hình sự, việc giao chức năng kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác,tin báo về tội phạm cho VKSND thể hiện sự hợp lý về mặt lý luận cũng nhưtrong thực tiễn đấu tranh, phòng chống tội phạm

* Đối tượng và phạm vi kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tinbáo về tội phạm

- Đối tượng của công tác kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác,tin báo về tội phạm chính là hoạt động tuân theo pháp luật của các cơ quan cóthẩm quyền theo quy định của luật TTHS Trong đó, mọi tố giác, tin báo vềtội phạm phải được Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp

Trang 23

thời, không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghịkhởi tố Về cơ quan có thẩm quyền được quy định trong luật TTHS, tại Điều145 BLTTHS có quy định:

+ Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tộiphạm đó là: CQĐT, VKS tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghịkhởi tố; Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm (ví dụ:Cơ quan Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển…)

+ Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiếnnghị khởi tố: CQĐT giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tốtheo thẩm quyền điều tra của mình; Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hànhmột số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩmquyền điều tra của mình; VKS giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiếnnghị khởi tố trong trường hợp phát hiện CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụtiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng tronghoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tốhoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà VKS đã yêu cầu bằng văn bản nhưngkhông được khắc phục

- Phạm vi công tác kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết đối với tố giác,tin báo về tội phạm được bắt đầu từ khi Cơ quan có thẩm quyền điều tra tiếpnhận tố giác, tin báo về tội phạm đến khi ra quyết định khởi tố (hoặc quyếtđịnh không khởi tố vụ án hình sự) và ban hành thông báo kết quả giải quyếttheo quy định tại Khoản 4 Điều 145 BLTTHS Hệ thống pháp luật được sửdụng để giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm trước hết đó chính là BLTTHSquy định về trình tự tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hànhtố tụng và các cơ quan, tổ chức cá nhân khác có liên quan đến việc tiếp nhận,giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm Ngoài ra, còn có các quy định về nộidung như BLHS cũng đóng vai trò mà các chủ thể giải quyết cần phải tuân theo

Trang 24

1.1.3 Mối quan hệ giữa Cơ quan Điều tra và Viện kiểm sát trongkiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm

Mối quan hệ giữa CQĐT và VKS trong kiểm sát việc tiếp nhận, giảiquyết tố giác, tin báo về tội phạm biểu hiện bản chất nhà nước và pháp luật,mô hình TTHS, việc tổ chức thực hiện quyền công tố và kiểm soát quyềnlực trong TTHS và được thể hiện trên hai phương diện đó là “Phối hợp” và“Chế ước”:

* Nội dung “phối hợp” giữa CQĐT và VKS trong tiếp nhận và giảiquyết tố giác, tin báo về tội phạm

Bất cứ Nhà nước nào cũng đều có sự phối hợp trong việc thực hiệnquyền lực nhà nước Tuy nhiên, các nước có chế độ chính trị khác nhau thì sựphối hợp giữa các nhánh quyền lực cũng khác nhau (phụ thuộc vào mức độthỏa hiệp, mức độ phân công, phân nhiệm giữa các nhánh quyền lực) Nhànước ta là Nhà nước xã hội chủ nghĩa với duy nhất Đảng Cộng sản lãnh đạo,nên các cơ quan trong bộ máy Nhà nước có sự phối hợp chặt chẽ dưới sự lãnhđạo tập trung thống nhất của Đảng cầm quyền Do đó, sự phối hợp giữa cáccơ quan tiến hành tố tụng là tất yếu, khách quan Dưới sự điều chỉnh củaBLTTHS, Luật tổ chức CQĐT, Luật tổ chức VKSND, mối quan hệ giữa VKSvới CQĐT trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm là mốiquan hệ phối hợp phát sinh trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn của mỗi cơ quan theo luật định nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện chonhau ngay từ khi tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm Sự phốihợp này sẽ tạo điều kiện cho hai cơ quan thực hiện tốt hơn chức năng nhiệmvụ của mình nhằm mục đích chung là phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thờicác hành vi phạm tội, đảm bảo việc tuân thủ pháp luật một cách chặt chẽ,đúng nguyên tắc của TTHS

Hiện nay, ngoài quy định của BLTTHS thì VKS và CQĐT đang thựchiện Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT ngày 12/9/2017 của Liên ngành tư

Trang 25

pháp Trung ương quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyềntrong việc thực hiện một số quy định của BLTTHS năm 2015 về tiếp nhận,giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLTngày 19/10/2018 quy định về phối hợp giữa VKS và CQĐT trong việc thựchiện một số quy định của BLTTHS thì liên ngành tố tụng tỉnh Điện Biên đãban hành Quy chế phối hợp số 453/QC-LN ngày 26/11/2018

Đối với mối quan hệ phối hợp trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác,

tin báo về tội phạm thì mọi hoạt động tố tụng của CQĐT luôn có sự giám sát

của VKS, ngay từ khi tiếp nhận thông tin liên quan đến tội phạm trực tiếphoặc gián tiếp thì CQĐT thông báo ngay đến VKS cùng cấp đề nghị cử KSVcùng tiến hành điều tra, xác minh sơ bộ ban đầu về nội dung thông tin vàthẩm quyền giải quyết Khi có căn cứ xác định đó là tố giác, tin báo về tộiphạm thuộc thẩm giải quyết thì KSV và Điều tra viên thống nhất về địnhhướng điều tra, cần thiết phải tiến hành những hoạt động tố tụng gì, nhữngthông tin gì cần thu thập, nhiệm vụ thu thập cả chứng cứ buộc tội lẫn chứngcứ gỡ tội để trên cơ sở đó tiến hành phân tích, tổng hợp, đánh giá và đưa ranhững quyết định xử lý nhanh chóng, kịp thời đảm bảo việc cơ quan Nhànước có thẩm quyền phải hành động một cách công bằng, không thiên vịtrong lĩnh vực tư pháp hình sự Định kỳ hàng tuần, hàng tháng VKS tỉnh cótrách nhiệm nắm tình hình, kết quả giải quyết tố giác tin báo về tội phạm tạiCQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều trathuộc Công an tỉnh Điện Biên và các ngành tham giam phối hợp như Hảiquan, Kiểm lâm, Bộ đội Biên Phòng Hàng năm, ít nhất một lần VKS cótrách nhiệm trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong công tác tiếpnhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm Trong quá trình thực hiện côngtác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, nhận thấy đối với các tinbáo, tố giác tội phạm có tính chất phức tạp, Điều tra viên và KSV chủ độngphối hợp xây dựng báo cáo, đề xuất lãnh đạo hai ngành CQĐT và VKS tiến

Trang 26

hành họp bàn thống nhất hướng giải quyết Để thống nhất số liệu và đánh giátình hình tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, VKS có tráchnhiệm tổng hợp số liệu và báo cáo tình hình thực hành quyền công tố, kiểmsát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm tại các cuộc họp giaoban liên ngành được thực hiện theo định kỳ hàng quý để trao đổi thống nhấtnhững vướng mắc trong hoạt động này Như vậy, tăng cường mối quan hệphối hợp chặt chẽ giữa CQĐT và VKS, giúp KSV và Điều tra viên thống nhấtđược cách hiểu và phân loại chính xác các thông tin để xác định là tố giác, tinbáo về tội phạm thuộc thẩm quyền hay không thuộc thầm quyền, thụ lý haychuyển nguồn tin Tạo điều kiện để KSV tiếp cận một cách đầy đủ sổ thụ lýtin báo, tố giác tội phạm của CQĐT, tiếp cận hồ sơ thông tin tội phạm, cónhững nhận định để xử lý chính xác, đảm bảo mọi thông tin về tội phạm đều

được kiểm tra, xác minh khách quan, toàn diện, đúng pháp luật.

Tăng cường mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa CQĐT và VKS, giúpKSV chuyên trách tiếp cận một cách đầy đủ sổ thụ lý tin báo, tố giác tội phạmcủa CQĐT Ngoài ra, KSV được phân công theo dõi từng thông tin cũng cóđiều kiện thuận lợi khi được sớm tiếp cận hồ sơ thông tin tội phạm, để cónhững định hướng xử lý chính xác, đảm bảo mọi thông tin về tội phạm đềuđược kiểm tra, xác minh khách quan, toàn diện, đúng pháp luật

* Nội dung “chế ước” giữa CQĐT và VKS trong tiếp nhận và giảiquyết tố giác, tin báo về tội phạm

Trong bất cứ bộ máy nhà nước nào, cũng đều có sự phân công giữacác nhánh quyền lực Ở Nhà nước tư sản, sự phân công quyền lực được thựchiện chủ yếu theo nguyên tắc “tam quyền phân lập”, trong đó có sự độc lậptuyệt đối giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Trong Nhà nước xãhội chủ nghĩa, sự phân công quyền lực mang tính tương đối và có sự phối hợpchặt chẽ giữa các nhánh quyền lực Trong bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam, có sự giám sát giữa các cơ quan nhà nước Trong TTHS,

Trang 27

các cơ quan tiến hành tố tụng cũng có hoạt động giám sát, chế ước với cáchình thức, tính chất, mức độ khác nhau

Tính chất mức độ chế ước giữa CQĐT và VKS trong tiếp nhận, giảiquyết tố giác, tin báo về tội phạm được thể hiện: Thứ nhất, về thời điểm, VKSchế ước hoạt động điều tra ngay từ khi CQĐT bắt đầu thực hiện các hoạt độngtiếp nhận đến khi kết thúc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; Thứ hai, sựchế ước chỉ được thực hiện một chiều giữa VKS là cơ quan chế ước đối vớiCQĐT là cơ quan bị chế ước (theo quy định của pháp luật hiện hành, nếuCQĐT phát hiện hoạt động của VKS cùng cấp không có căn cứ, trái pháp luậtthì chỉ có quyền đề nghị VKS cấp trên xem xét, quyết định mà không có quyềnyêu cầu hoặc hủy bỏ các quyết định của VKS); Thứ ba, theo quy định củaBLTTHS, quyền chế ước của VKS chỉ được tiến hành đối với hoạt động TTHScủa CQĐT trong giai đoạn tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm

Nghiên cứu các quy định của BLTTHS năm 2015 cho thấy, các quyềnnăng này của VKS được biểu hiện qua các hình thức chủ yếu như sau:

- Quyền năng trực tiếp giám sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tộiphạm của CQĐT như việc kiểm sát các hoạt động kiểm tra, xác minh thôngtin và việc lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm, kiểm sát việc tạmđình chỉ, phục hồi việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, yêu cầu CQĐTcung cấp tài liệu liên quan để kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm.VKS thực hiện quyền giám sát hoạt động điều tra của CQĐT từ đó mới cócơ sở để xác định hoạt động điều tra được thực hiện đúng hay sai, có kháchquan, đầy đủ không Đảm bảo nguyên tắc kiểm tra, giám sát trong TTHS,quy định tại khoản 1 Điều 33 BLTTHS năm 2015 “Cơ quan, người có thẩmquyền tiến hành tố tụng phải thường xuyên kiểm tra việc tiến hành các hoạtđộng tố tụng thuộc thẩm quyền; thực hiện kiểm soát giữa các cơ quan trongviệc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố,xét xử, thi hành án”

Trang 28

- Viện kiểm sát thông qua quyền giám sát phát hiện thấy công tác điềutra, xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ chưa đầy đủ, chính xác hoặc có viphạm pháp luật thì đồng thời thực hiện quyền yêu cầu CQĐT tiến hành cáchoạt động điều tra phải tuân thủ pháp luật TTHS để mọi hoạt động điều traphải tôn trọng sự thật, khách quan, toàn diện, nhanh chóng, chính xác CQĐTcó trách nhiệm phải thực hiện yêu cầu, quyết định của VKS, cụ thể quy địnhtại khoản 1 Điều 162, Điều 167, Điều 236 và Điều 238 BLTTHS năm 2015,các yêu cầu cơ bản CQĐT phải thực hiện như: yêu cầu CQĐT khởi tố vụ ánhình sự, yêu cầu kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm và yêu cầu cơ quancó thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm, yêu cầu thay đổi Điều traviên, cán bộ điều tra VKS có quyền hủy bỏ các quyết định trái pháp luật củaCQĐT trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, đây là một trongnhững quyền năng quan trọng mà pháp luật quy định và cũng là phương tiệncủa hoạt động kiểm sát, bảo đảm việc tuân theo pháp luật trong công tác tiếpnhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, thường thì VKS chỉ thực hiệnquyền yêu cầu khi đã thực hiện quyền giám sát, quyền yêu cầu nhưng khôngcó hiệu quả hoặc khi CQĐT không thể tự khắc phục được như hủy bỏ quyếtđịnh tạm giữ, quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định không khởi tố vụán hình sự, quyết định tạm đình chỉ giải quyết nguồn tin về tội phạm và hủybỏ các quyết định tố tụng khác trái pháp luật của CQĐT Như vậy, quyềngiám sát, quyền hủy bỏ là các quyền độc lập riêng có của VKS, các quyền nàycó mối liên hệ chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau Vì nếu chỉ có quyền giám sát màkhông có quyền hủy bỏ các quyết định trái pháp luật của CQĐT thì quyền yêucầu của VKS chỉ là hình thức; ngược lại, kết quả thực hiện quyền giám sát làtiền đề để VKS thực hiện quyền yêu cầu, quyền hủy bỏ.

Xét ở góc độ pháp lý, VKS cần có đầy đủ các quyền năng trên mới cókhả năng kiểm soát trực tiếp, toàn diện và hữu hiệu hoạt động điều tra củaCQĐT, phát huy vai trò là cơ quan “quyết định việc buộc tội”, tăng cường

Trang 29

trách nhiệm công tố của VKS, góp phần quan trọng làm cho hoạt động điềutra của CQĐT tuân thủ các quy định của pháp luật, bảo đảm quyền, lợi íchcủa cá nhân, tổ chức trong TTHS theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay có nhiều trường hợp do nhận thứckhông đúng đắn các quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa CQĐT vàVKS nên đã có hiện tượng do chỉ tập trung vào việc phát hiện, điều tra tộiphạm mà không chú ý đến việc chấp hành các quy định của pháp luật về việcgiải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, thậm chí có trường hợp VKS chỉ sửdụng đơn thuần quan hệ phối hợp mà không sử dụng quyền chế ước đã dẫnđến hiện tượng làm thay CQĐT, né tránh, không cương quyết bảo vệ quanđiểm đúng đắn cũng như các quy định pháp luật bị vi phạm Ngược lại, sửdụng cứng nhắc quyền chế ước của VKS đối với CQĐT có thể tạo nên mốiquan hệ căng thẳng trong công tác Những trường hợp nói trên tuy không phảilà hiện tượng phổ biến, nhưng cũng đã ảnh hưởng đến chất lượng tiếp nhận,giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; chất lượng kiểm sát hoạt động tư pháptrong hoạt động này cũng như kết quả công tác đấu tranh phòng ngừa vàchống tội phạm trong giai đoạn hiện nay

1.2 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về kiểm sátviệc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm

1.2.1 Kiểm sát việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm

Trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm của CQĐT, các cơquan, tổ chức khác phải đảm bảo mọi tố giác, tin báo về tội phạm đều phảiđược tiếp nhận đúng thời hạn theo quy định, không để lọt tội phạm, khônglàm oan người vô tội Việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm phải kháchquan, toàn diện, đầy đủ, chính xác, đúng pháp luật; những hành vi vi phạmpháp luật trong công tác này phải được phát hiện, khắc phục kịp thời và xử lýnghiêm minh Khoản 2 Điều 145 BLTTHS năm 2015 quy định cơ quan, tổchức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm gồm CQĐT, VKS

Trang 30

và cơ quan, tổ chức khác Để hiểu và áp dụng đúng đắn quy định này được cụthể hóa như sau: “Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tinbáo về tội phạm: Cơ quan điều tra; Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hànhmột số hoạt động điều tra; Viện kiểm sát các cấp; Các cơ quan, tổ chức quyđịnh tại điểm b khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 gồm:Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp;Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác”13.

Trình tự, thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm là cách thức tổchức, thực hiện việc tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm của cơ quan,tổ chức Trình tự, thủ tục này được quy định tại Điều 146 BLTTHS năm 2015:

1 Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tố giác, báo tin về tội phạm,kiến nghị khởi tố thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giaonhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền quy định tạikhoản 2 Điều 145 của Bộ luật này phải lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổtiếp nhận; có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận.

Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gửi quadịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vàosổ tiếp nhận.

2 Trường hợp phát hiện tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởitố không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Cơ quan điều tra, cơ quanđược giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệmchuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệucó liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tộiphạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơquan điều tra có thẩm quyền.

13 Khoản 1 Điều 5 TTLT số 01/2017 TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 29/12/2017.

Trang 31

Trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này thìtrong thời hạn 05 ngày kể từ ngày Viện kiểm sát có yêu cầu, cơ quan có thẩmquyền đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tốđó phải chuyển hồ sơ có liên quan cho Viện kiểm sát để xem xét, giải quyết.

3 Công an phường, thị trấn, Đồn Công an có trách nhiệm tiếp nhậntố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xácminh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồvật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Công an xã có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lậpbiên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và chuyển ngay tố giác, tin báo về tộiphạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

4 Các cơ quan, tổ chức khác sau khi nhận được tố giác, tin báo về tộiphạm thì chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền Trường hợp khẩncấp thì có thể báo tin trực tiếp qua điện thoại hoặc hình thức khác cho Cơquan điều tra nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản.

5 Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận tố giác, tin báo về tộiphạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiếnhành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việctiếp nhận đó cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.

Điều luật quy định việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm thì tùythuộc vào hình thức phản ánh thông tin để có thủ tục tiếp nhận phù hợp, tạođiều kiện thuận lợi nhất cho các chủ thể cung cấp nguồn tin như lập biên bảntiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận; ghi âm, ghi hình có âm thanh về việc tiếpnhận; trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm gửi qua dịch vụ bưu chính, điệnthoại hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận Ngoài ra,còn quy định rất rõ trách nhiệm tiếp nhận nguồn tin đối với từng cơ quan cũngnhư thời hạn xem xét, tiếp nhận, phân loại giải quyết nguồn tin Việc quy định

Trang 32

như vậy đã giúp cho cơ chế thông tin về tội phạm được kịp thời, việc kiểmtra, xác minh tố giác, tin báo được thuận lợi, là cơ sở để làm rõ trách nhiệmcủa chủ thể cung cấp nguồn thông tin khi có căn cứ xác định không đúng sựthật khách quan

Trách nhiệm kiểm sát việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm củaCQĐT, các cơ quan khác được giao tiến hành một số hoạt động điều tra có ýnghĩa quan trọng Như vậy, nhiệm vụ trọng tâm trong khâu công tác này đốivới VKS cần phải xác định được trình tự, thủ tục tiếp nhận tin báo, tố giác củacác cơ quan có nhiệm vụ theo quy định của pháp luật Nếu có những sai sótvề vấn đề này như không tiếp nhận mặc dù nguồn tố giác, tin báo là đúng quyđịnh, đúng thủ tục thì VKS kịp thời ban hành kiến nghị, yêu cầu khắc phục.Ngoài ra, VKS còn cần phải kiểm sát chặt chẽ việc lập sổ tiếp nhận, thụ lý,phân loại của Cơ quan có thẩm quyền điều tra cùng cấp đối với các tố giác,tin báo về tội phạm nhằm theo dõi kịp thời tình hình vào sổ thụ lý tiếp nhậnđối với các giác, tin báo của CQĐT và các cơ quan khác Các công việc trongkiểm sát việc tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm gồm:

- Tiếp nhận, chuyển giao tố giác, tin báo về tội phạm

Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ tố giác, tinbáo về tội phạm do các cơ quan, tổ chức, cá nhân chuyển đến hoặc do đơn vịkiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp tiếp nhậnrồi chuyển đến Sau khi KSV được phân công thì phải vào sổ thụ lý, ghi đầyđủ, chính xác tố giác, tin báo về tội phạm; báo cáo đề xuất lãnh đạo đơn vị,lãnh đạo Viện chuyển ngay những đơn thư, tin tố giác, tin báo về tội phạmkèm theo những các tài liệu có liên quan đến CQĐT có thẩm quyền một cáchkịp thời để giải quyết theo quy định của pháp luật và đồng thời trực tiếp kiểmsát việc giải quyết đó Đây là nhiệm vụ của VKSND được pháp luật trao chobởi nhiều trường hợp không phải người dân nào cũng nắm vững được quyđịnh thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết tố giác tội phạm

Trang 33

- Kiểm sát việc tiếp nhận, phân loại việc chuyển tố giác, tin báo về tội

phạm để giải quyết theo thẩm quyền

Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luậtcủa CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tratrong việc tiếp nhận, phân loại chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặcđang kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm của Cơ quan có thẩmquyền điều tra Trường hợp phát hiện việc tiếp nhận, phân loại hoặc đangkiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm của Cơ quan có thẩm quyềnđiều tra chưa chính xác, không thuộc thẩm quyền thì KSV cần kịp thời báocáo đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện yêu cầu cơ quan đã tiếp nhận,phân loại hoặc đang tiến hành kiểm tra, xác minh chuyển đến cơ quan cóthẩm quyền giải quyết đồng thời thông báo đến VKS có thẩm quyền để thựchiện việc kiểm sát CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạtđộng điều tra tiếp nhận, thụ lý và đang kiểm tra, xác minh có trách nhiệmthông báo kịp thời, đầy đủ các tố giác, tin báo về tội phạm đã tiếp nhận vàkiểm tra, xác minh đến VKS cùng cấp để kiểm sát KSV được phân công phảicập nhật, theo dõi và nghiên cứu việc tiếp nhận các tố giác, tin báo về tộiphạm sau khi nhận được thông báo bằng văn bản của CQĐT có thẩm quyền.Hoạt động kiểm sát việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm là công việcmang tính luật định, có tính chất phức tạp, do ngành dọc quy định, nên đòi hỏiKSV bên ngoài việc nắm rõ quy định chung của BLTTHS, còn phải nắmđược quy định của CQĐT về việc thụ lý, tiếp nhận tin báo, tố giác về tộiphạm Mặt khác, VKS còn phải nắm được kỹ năng nghiệp vụ thì mới có thểphát hiện được các vi phạm của CQĐT

- Tiếp nhận, xử lý và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm có liênquan đến khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi

Kiểm sát viên được phân công trực nghiệp vụ khi tiếp nhận tố giác, tinbáo về tội phạm có liên quan đến khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử

Trang 34

thi do cơ quan, tổ chức, cá nhân chuyển đến thì phải ghi vào sổ thụ lý; ghi rõgiờ, ngày, tháng, năm tiếp nhận; các thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhâncung cấp như tên, tuổi địa, chỉ sau đó phải kịp thời báo cáo lãnh đạo đơn vị(Viện trưởng hoặc Phó viện trưởng được giao phụ trách) để chuyển ngay cáctố giác, tin báo về tội phạm kèm theo các tài liệu có liên quan cho CQĐT cóthẩm quyền giải quyết Nếu là thông tin do Cơ quan có thẩm quyền điều tracung cấp, KSV được phân công trực phải báo cáo ngay lãnh đạo đơn vị, lãnhđạo Viện để kịp thời phân công KSV thực hành quyền công tố, kiểm sát việckhám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi

1.2.2 Quy định về kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm

Trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức

VKSND năm 2014 về chức năng nhiệm vụ “thực hành quyền công tố và kiểm

sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân”, chủ thể thực hiện hoạt

động kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm là VKS Bên cạnhcông tác kiểm sát việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm của CQĐT cóthẩm quyền thì theo quy định tại Điều 160 BLTTHS năm 2015 về nhiệm vụ,quyền hạn, trình tự, thủ tục, phương thức, hoạt động kiểm sát việc giải quyếttố giác, tin báo về tội phạm như sau:

- Tiếp nhận đầy đủ tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố docơ quan, tổ chức, cá nhân chuyển đến, tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầuthú và chuyển ngay cho CQĐT có thẩm quyền giải quyết

- Kiểm sát việc tiếp nhận, trực tiếp kiểm sát, kiểm sát việc kiểm tra,xác minh và việc lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm của CQĐT, cơquan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; kiểm sát việctạm đình chỉ, kiểm sát việc phục hồi giải quyết nguồn tin về tội phạm

Hoạt động kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của cơquan có thẩm quyền là hoạt động quan trọng, có tính quyết định theo quy địnhcủa pháp luật TTHS Với nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật

Trang 35

VKS sẽ tác động, theo dõi trực tiếp, liên tục, xuyên suốt quá trình giải quyếttừ công tác tiếp nhận, phân công người giải quyết, các hoạt động nghiệp vụnhư xác minh, lập hồ sơ cho đến kết quả cuối cùng của việc tiếp nhận, giảiquyết tố giác, tin báo về tội phạm luôn được kiểm sát chặt chẽ Để làm tốtnhiệm vụ này, KSV phải nắm vững thủ tục, trình tự lập hồ sơ giải quyếtnguồn tin về tội phạm của Cơ quan có thẩm quyền; Việc gia hạn thời hạn giảiquyết, tạm đình chỉ, phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm phải bảođảm theo đúng quy định tại các Điều 147, 148, 149 BLTTHS và quy định củapháp luật khác có liên quan

Trong quá trình giải quyết tin tố giác, tin báo về tội phạm, CQĐT sẽtiến hành nhiều hoạt động nghiệp vụ khác nhau như thu thập thông tin, tàiliệu, đồ vật từ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để kiểm tra, xác minhnguồn tin, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, trưng cầu giámđịnh, yêu cầu định giá tài sản, đề nghị kéo dài thời hạn giải quyết hoặc tạmđình chỉ việc giải quyết Hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tộiphạm của CQĐT để xác định có dấu hiệu hay không có dấu hiệu của tội phạmđã xảy ra hay không, trên cơ sở kết quả kiểm tra, xác minh quyết định khởi tốhoặc không khởi tố vụ án hình sự, mà chưa cần phải làm rõ đối tượng phạm tội

Trong giai đoạn tố tụng này, KSV được phân công kiểm sát việc giảiquyết tố giác, tin báo về tội phạm phải lập kế hoạch theo dõi, kiểm sát chặtchẽ nội dung hoạt động kiểm tra, xác minh, giải quyết tố giác, tin báo về tộiphạm của Điều tra viên cũng như tiến độ giải quyết vụ việc Chủ động đề rayêu cầu kiểm tra, xác minh ngay từ khi tiếp nhận và xuyên suốt quá trìnhkiểm sát việc giải quyết đối với tố giác, tin báo về tội phạm, đảm bảo kết quảgiải quyết phải chính xác, khách quan Trong yêu cầu kiểm tra, xác minhnguồn tin về tội phạm, KSV phải nêu rõ nội dung cần xác minh để kiểm tratính xác thực của nguồn tin Văn bản yêu cầu kiểm tra, xác minh nguồn tin vềtội phạm được xây dựng theo mẫu tố tụng trong ngành Kiểm sát và lưu trong

Trang 36

hồ sơ kiểm sát Khi thấy có vấn đề cần phải xác minh thêm thì KSV kịp thờibổ sung những yêu cầu xác minh đó Trường hợp Điều tra viên không đồng ýthì KSV yêu cầu Điều tra viên nêu rõ lý do và báo cáo lãnh đạo VKS hoặclãnh đạo đơn vị xem xét, kiến nghị với thủ trưởng CQĐT Trường hợp CQĐTkhông thực hiện được đầy đủ các yêu cầu xác minh thì phải nêu rõ lý do trongvăn bản kết luận vụ việc

Bên cạnh công tác kiểm sát việc giải quyết về nội dung, để đảm bảotính kịp thời, chính xác trong giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, KSVđược phân công thực hành quyền công tố phải kiểm sát về thời gian giảiquyết: “Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tộiphạm, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạtđộng điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định: quyếtđịnh khởi tố vụ án hình sự; quyết định không khởi tố vụ án hình sự; quyếtđịnh tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm Trong trườnghợp vụ việc bị tố giác, báo về tội phạm có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phảikiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báovề tội phạm có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng Trường hợp chưa thểkết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định trên thì Viện trưởngViện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thểgia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng”14

Để kiểm sát được chặt chẽ thời hạn giải quyết tin báo, tố giác về tộiphạm thì KSV phải chủ động nắm chắc nội dung kiểm tra, xác minh, tiến độgiải quyết tố giác, tin báo về tội phạm Yêu cầu Điều tra viên được phân cônggiải quyết cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật để kiểm sát đảm bảo thời hạnluật định đồng thời nghiên cứu, báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạoViện xem xét, quyết định việc giải quyết

14 Khoản 1, 2 Điều 147 BLTTHS năm 2015.

Trang 37

Kết thúc việc kiểm tra, xác minh, nếu cơ quan có thẩm quyền điều trakhông ra một trong các quyết định quy định tại khoản 1 Điều 147 BLTTHS làQuyết định khởi tố vụ án hình sự; Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm thì KSVphải báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện yêu cầu Cơ quan cóthẩm quyền điều tra ban hành một trong các quyết định đó gửi kèm hồ sơ đểkiểm sát kết quả giải quyết Trong thời hạn 03 ngày (đối với trường hợp khởitố), 02 ngày (đối với trường hợp không khởi tố), kể từ ngày nhận được quyếtđịnh và các tài liệu có liên quan, KSV phải báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị,lãnh đạo Viện hướng giải quyết theo quy định của BLTTHS, các quy định củapháp luật khác có liên quan KSV phải kiểm sát chặt chẽ việc Cơ quan cóthẩm quyền điều tra gửi thông báo kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tộiphạm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân tố giác, báo tin Trường hợp phát hiện viphạm thì phải yêu cầu hoặc kiến nghị theo đúng quy định của pháp luật.

Việc gia hạn thời hạn giải quyết, tạm đình chỉ, phục hồi giải quyết tốgiác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố phải bảo đảm theo đúng quyđịnh tại các Điều 147, 148, 149 BLTTHS và quy định của pháp luật khác cóliên quan

Viện kiểm sát phải theo dõi, quản lý hồ sơ các vụ việc tạm đình chỉgiải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, phối hợp với Cơquan có thẩm quyền điều tra rà soát, báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnhđạo Viện kịp thời xử lý khi lý do tạm đình chỉ không còn

Đối với lệnh, quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của PhóThủ trưởng, Cấp phó Cơ quan có thẩm quyền điều tra, Điều tra viên thì lãnhđạo Viện ra văn bản yêu cầu Thủ trưởng, Cấp trưởng Cơ quan có thẩm quyềnđiều tra ra quyết định thay đổi, hủy bỏ hoặc trực tiếp ra quyết định thay đổihoặc hủy bỏ Đối với lệnh, quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của

Trang 38

Thủ trưởng, Cấp trưởng Cơ quan có thẩm quyền điều tra thì lãnh đạo Viện raquyết định thay đổi hoặc hủy bỏ.

Khi phát hiện Điều tra viên, cán bộ điều tra thuộc một trong nhữngtrường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi theo quy định tạikhoản 1 Điều 49 và Điều 51 BLTTHS thì KSV trao đổi ngay để Điều tra viên,cán bộ điều tra từ chối tiến hành tố tụng hoặc báo cáo, lãnh đạo Viện yêu cầuThủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Cấp trưởng, Cấp phó cơ quan có thẩm quyềnđiều tra thay đổi Điều tra viên, cán bộ điều tra

Trường hợp Phó Thủ trưởng, Cấp phó Cơ quan có thẩm quyền điều trathuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi thì KSV báocáo, đề xuất lãnh đạo Viện ra văn bản yêu cầu Thủ trưởng, Cấp trưởng Cơquan có thẩm quyền điều tra thay đổi

Nếu Thủ trưởng, Cấp trưởng cơ quan có thẩm quyền điều tra thuộctrường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi thì KSV báo cáo,đề xuất lãnh đạo Viện yêu cầu cơ quan có thẩm quyền điều tra chuyển vụ việcđến CQĐT có thẩm quyền; đồng thời thông báo bằng văn bản cho VKS cùngcấp với CQĐT có thẩm quyền

Việc giải quyết tranh chấp thẩm quyền giải quyết tố giác, được quyđịnh cụ thể tại Điều 150 BLTTHS năm 2015, theo quy định VKS là cơ quanduy nhất giải quyết tranh chấp thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tộiphạm Tuy nhiên, đối với từng trường hợp tranh chấp thẩm quyền cụ thể dotừng cấp kiểm sát quyết định Trong đó, cấp cao nhất là Viện trưởng VKSNDtối cao giải quyết tranh chấp thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tộiphạm, kiến nghị khởi tố giữa CQĐT của Công an nhân dân, CQĐT trongQuân đội nhân dân và CQĐT của VKSND tối cao

Với chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyếttố giác và tin báo về tội phạm, VKS phải kịp thời phát hiện và yêu cầu khắcphục ngay những vi phạm của CQĐT trong quá trình xác minh tin báo, tố giác

Ngày đăng: 22/08/2024, 17:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w