1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

lv ths biện pháp tạm giam trong tố tụng hình sự và thực tiễn tại tỉnh điện biên

69 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Biện pháp tạm giam trong tố tụng hình sự và thực tiễn tại tỉnh Điện Biên
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hường
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 397 KB

Nội dung

Tình hình nghiên cứu đề tài Việc nghiên cứu đề tài về biện pháp tạm giam trong tố tụng hình sự đãđược nhiều tác giả thực hiện như: Luận văn thạc sĩ Luật học “Biện pháp ngăn chặn tạm giam

Trang 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUI ĐỊNH CỦA PHÁP

1.1 Một số vấn đề lý luận về biện pháp tạm giam trong tố tụng

1.2 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về việc áp dụng biện

Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TẠM GIAM TẠI

2.1 Thực tiễn áp dụng biện pháp tạm giam tại tỉnh Điện Biên 372.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 2

BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sựCQĐT : Cơ quan điều tra

VKS : Viện kiểm sát

VKSND : Viện kiểm sát nhân dân

Trang 3

2.2 Tình hình phê chuẩn lệnh tạm giam của VKSND tỉnh

Điện Biên từ năm 2018 đến 06 tháng đầu năm 2021 392.3 Tình hình hủy bỏ, thay thế biện pháp tạm giam đối với bị

can, bị cáo tại tỉnh Điện Biên từ năm 2018 đến 06 tháng

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quyền con người, quyền công

dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì

lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”

Đây là nguyên tắc rất quan trọng, thể hiện tư tưởng pháp quyền, thái

độ trân trọng và đề cao nhân dân, phòng ngừa sự lạm dụng, xâm phạm quyềncon người, quyền công dân từ phía các cơ quan công quyền Quy định về biệnpháp tạm giam trong tố tụng hình sự được xây dựng dựa trên cơ sở này

Biện pháp tạm giam là biện pháp nghiêm khắc nhất trong các biệnpháp ngăn chặn mà Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) quy định Áp dụngbiện pháp tạm giam nhằm đảm bảo cho các cơ quan tiến hành tố tụng kịp thờingăn chặn người phạm tội tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội, bỏ trốn hoặcgây cản trở hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, từ đó giúp cho quá trình pháthiện, xử lý tội phạm được nhanh chóng, toàn diện, tránh bỏ lọt tội phạm vàkhông làm oan người vô tội Khi bị áp dụng biện pháp này, người bị tạm giam

bị cách ly khỏi xã hội một thời gian nhất định, bị hạn chế một số quyền nhưquyền tự do thân thể, cư trú, đi lại … cho nên chỉ áp dụng biện pháp tạm giamtrong trường hợp thật cần thiết, khi đáp ứng đầy đủ căn cứ, điều kiện luật định

và nếu không áp dụng thì sẽ khó khăn cho việc giải quyết vụ án, thậm chí đivào bế tắc Chính vì vậy, khi áp dụng biện pháp này, Cơ quan tiến hành tốtụng phải thật thận trọng, nghiên cứu kỹ lưỡng quy định của BLTTHS và cácvăn bản hướng dẫn thi hành

Những năm gần đây, do tình hình tội phạm diễn ra ngày càng phức tạp

và gia tăng, các cơ quan tố tụng trên địa bàn tỉnh Điện Biên đa phần lựa chọn ápdụng biện pháp tạm giam để thuận tiện giải quyết vụ án và đã đạt những kết quả

Trang 5

nhất định, tuy nhiên vẫn còn một số bất cập, vướng mắc khi thi hành phápluật như: Việc áp dụng biện pháp tạm giam đôi khi còn chưa đúng căn cứ;thời hạn tạm giam đối với một số vụ án còn kéo dài do bị trả hồ sơ điều tra bổsung hoặc vụ án có nhiều tình tiết phức tạp cần phải có thêm thời gian để điềutra làm rõ…, điều này đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền tự do thân thể, đilại gây tâm lý hoang mang cho bị can, bị cáo, từ đó làm chậm tiến độ điều tra,giảm chất lượng công tác của cơ quan tố tụng, gây mất lòng tin của quần chúngvào cơ quan tiến hành tố tụng, cũng như chính sách của Đảng và Nhà nước.

Nguyên nhân của các hạn chế trên là do việc ban hành luật, các vănbản hướng dẫn thi hành luật có chỗ chưa chặt chẽ, thống nhất, trình độ chuyênmôn nghiệp vụ của một số cán bộ điều tra, Viện kiểm sát (VKS), Tòa án chưađáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài

“Biện pháp tạm giam trong tố tụng hình sự và thực tiễn tại tỉnh Điện Biên”

làm đề tài nghiên cứu, nhằm góp phần bảo đảm việc áp dụng pháp luật vềbiện pháp tạm giam vào trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, tăng cườngbảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự cũng như hiệu quả đấu tranhphòng, chống tội phạm từ thực tiễn tại tỉnh Điện Biên trong thời gian tới

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Việc nghiên cứu đề tài về biện pháp tạm giam trong tố tụng hình sự đãđược nhiều tác giả thực hiện như:

Luận văn thạc sĩ Luật học “Biện pháp ngăn chặn tạm giam đối với bị

can trong tố tụng hình sự Việt Nam” của tác giả Đào Nguyễn Hồng Minh,

năm 2018, Trường Đại học Luật Hà Nội, luận văn đã chỉ ra được khái niệm

về tạm giam, thẩm quyền và điều kiện áp dụng, khái quát quá trình phát triển,mục đích áp dụng biện pháp tạm giam qua các thời kỳ, đồng thời cũng đưa ramột số kết quả đạt được, hạn chế khi áp dụng biện pháp tạm giam trong thựctiễn Tuy nhiên, luận văn được nghiên cứu khi BLTTHS mới có hiệu lực thihành, nên nội dung chủ yếu về so sánh sự khác biệt giữa BLTTHS năm 2003

Trang 6

và BLTTHS năm 2015, chưa đánh giá được hết thực trạng áp dụng BLTTHSnăm 2015; đối tượng luận văn nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc áp dụngbiện pháp ngăn chặn tạm giam đối với bị can, chưa nghiên cứu việc áp dụngbiện pháp tạm giam đối với bị cáo.

Luận văn thạc sĩ Luật học “Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong

việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam của Viện kiểm sát” của

tác giả Nguyễn Hữu Tùng Lâm, năm 2018, Trường Đại học Luật Hà Nội và

Luận văn thạc sĩ Luật học “Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc áp

dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam và thực tiễn tại thành phố Hà Nội” của

tác giả Kim Văn Hải, năm 2020, Trường Đại học Luật Hà Nội Mặc dù phạm

vi nghiên cứu của hai luận văn trên khác nhau, nhưng nội dung chủ đạo đềunghiên cứu về hoạt động VKS trong kiểm sát việc áp dụng biện pháp tạmgiam, nhằm bảo đảm việc tạm giam bị can, bị cáo có căn cứ, đúng pháp luật,đưa ra các giải pháp giúp VKS phát huy được kết quả đạt được, hoàn thiệnnhững thiếu sót, hạn chế thấp nhất việc giam giữ người trái pháp luật, từ đóthực hiện tốt chức năng được Đảng và nhà nước giao phó

Luận văn thạc sĩ Luật học “Biện pháp ngăn chặn tạm giam và thực

tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội” của tác giả Nguyễn Ngọc Anh, năm 2020,

Trường Đại học Luật Hà Nội Luận văn đã chỉ ra được một số vấn đề về lýluận, quy định của pháp luật hiện hành trong việc áp dụng biện pháp tạmgiam của BLTTHS và thực tiễn áp dụng biện pháp tạm giam tại thành phố HàNội

Bên cạnh đó còn một số sách báo, tạp chí chuyên ngành Luật đãnghiên cứu đề tài về biện pháp tạm giam như: Giáo trình Luật tố tụng hình sựViệt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội; Giáo trình Luật tố tụng hình sựViệt Nam của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội; Mai Đắc Biên chủ biên(2018), Giáo trình Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự,

Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật; Hoàng Thị Minh Sơn (2010), “Một số bất

Trang 7

cập trong quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về thời hạn điều tra và tạm giam để điều tra”, Tạp chí Luật học, số 11; Phan Thị Thanh Mai (2019),

“Hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về biện pháp bắt bị can, bị

cáo để tạm giam”, Tạp chí Luật học, số 03; Đỗ Thị Phượng (2002), “Bắt, tạm giữ, tạm giam và giám sát bị can, bị cáo chưa thành niên”, Tạp chí Luật học,

số 03; Phùng Văn Hoàng (2020), “Bàn về biện pháp ngăn chặn tạm giam

theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự”, Tạp chí Tòa án, tại địa chỉ:

https://tapchitoaan.vn/baiviet/nghiencuu/banvebienphapnganchantamgiamtheoquydinhcuabltths; Vũ Văn Hoàng (2021), “Bàn về tạm giam

-Biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự”, Tạp chí Tòa án, tại địa chỉ:

bien-phap-ngan-chan-trong-to-tung-hinh-su; Phạm Xuân Minh (2020),

https://tapchitoaan.vn/bai-viet/nghien-cuu/ban-ve-tam-giam-%E2%80%93-“Những hạn chế, vướng mắc trong việc bảo đảm quyền con người khi áp

dụng biện pháp tạm giam”, VKSND tỉnh Bình Phước, tại địa chỉ:

mac-trong-viec-bao-dam-quyen-con-nguoi-khi-ap-dung-bien-phap-tam-giam-711

https://vksbinhphuoc.gov.vn/news/Kiem-sat-vien-viet/Nhung-han-che-vuong-Các công trình nghiên cứu trên đã có những đóng góp to lớn trongviệc hoàn thiện các quy định của pháp luật về áp dụng biện pháp tạm giam, từ

đó nâng cao chất lượng, hiệu quả thiết thực khi áp dụng biện pháp này trongthực tiễn Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chưa nghiên cứu thực

tiễn trên địa bàn tỉnh Điện Biên Do vậy, việc nghiên cứu đề tài “Biện pháp

tạm giam trong tố tụng hình sự và thực tiễn tại tỉnh Điện Biên” là cần thiết.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu toàn diện sâu sắc, có hệ thống một số vấn đề lý luận về ápdụng biện pháp tạm giam trong tố tụng hình sự; tập trung phân tích thực trạngviệc áp dụng biện pháp tạm giam tại địa phương; từ đó đề xuất giải pháp nângcao hiệu quả áp dụng biện pháp tạm giam trong tố tụng hình sự trên địa bàn

Trang 8

tỉnh Điện Biên.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn, đưa ra các thực trạng đanggặp phải trong quá trình thi hành luật, từ đó đưa ra các giải pháp, cụ thể:

Phân tích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật

về áp dụng biện pháp tạm giam trong tố tụng hình sự;

Phân tích thực tiễn việc áp dụng biện pháp tạm giam trên địa bàn tỉnhĐiện Biên thông qua việc đánh giá những kết quả đã đạt được, những tồn tại,khó khăn và nguyên nhân;

Một số đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháptạm giam trong tố tụng hình sự

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu đề tài là các quy định của pháp luật về áp dụngbiện pháp tạm giam trong tố tụng hình sự; việc áp dụng biện pháp tạm giamtrong tố tụng hình sự tại tỉnh Điện Biên

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ

nghĩa Mac - Lênin về nhà nước và pháp luật, phép duy vật biện chứng và duyvật lịch sử; và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước vềxây dựng Nhà nước và pháp luật, trong đó có vấn đề về áp dụng biện pháp

Trang 9

tạm giam; luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của khoa học Luậthình sự; Luật tố tụng hình sự và các tài liệu tham khảo từ các công trìnhnghiên cứu của các tác giả khác.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phân tích, so sánh,tổng hợp và số liệu thống kế, đối chiếu kết hợp giữa nghiên cứu lý luận vàthực tiễn, để đưa ra các đánh giá và đề xuất giải pháp

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Luận văn là công trình khoa học nghiên cứu pháp luật Việt Nam vềviệc áp dụng biện pháp tạm giam trong tố tụng hình sự Từ kết quả nghiêncứu, tác giả đã đưa ra các kiến nghị để hoàn thiện pháp luật, đưa ra một sốgiải pháp nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật trong việc áp dụng biện pháp tạmgiam trong tố tụng hình sự

Luận văn có thể là nguồn tài liệu tham khảo cho các cá nhân nghiêncứu trong các vấn đề có liên quan hoặc có thể giúp cá nhân, cơ quan thamkhảo để vận dụng khi xây dựng pháp luật về biện pháp tạm giam

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nộidung chính của luận văn gồm 02 chương, cụ thể:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận và qui định của pháp luật tố tụng

hình sự về biện pháp tạm giam

Chương 2: Thực tiễn áp dụng biện pháp tạm giam tại tỉnh Điện Biên

và một số kiến nghị

Trang 10

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ BIỆN PHÁP TẠM GIAM

1.1 Một số vấn đề lý luận về biện pháp tạm giam trong tố tụng hình sự

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của biện pháp tạm giam trong

tố tụng hình sự

* Khái niệm biện pháp tạm giam

Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định: “1 Mọi người có quyền bất

khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; 2 Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang Việc bắt, giam, giữ người do luật định”.

Việc bắt, giam, giữ người được quy định tại BLTTHS, cụ thể vềnhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tốtụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, cũng như cơ sở pháp lý

để áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người bị buộc tội Mọi hoạt động

tố tụng phải được thực hiện theo quy định của BLTTHS, nhằm bảo đảm pháthiện chính xác và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòngngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vôtội; góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo

vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợppháp của tổ chức, cá nhân, giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấutranh phòng ngừa và chống tội phạm

Trang 11

Trong tố tụng hình sự cho phép các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụngmột số biện pháp có tính cưỡng chế đối với bị can, bị cáo và những ngườitham gia tố tụng Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phòng, chống tộiphạm, có thể chia biện pháp cưỡng chế thành ba nhóm, đó là:

Nhóm thứ nhất gồm các biện pháp ngăn chặn như: Giữ người trongtrường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, tạm hoãn xuất cảnh, cấm đi khỏinơi cư trú, bảo lĩnh…

Nhóm thứ hai gồm các biện pháp cưỡng chế tố tụng khác nhằm bảođảm cho việc thu thập chứng cứ như: Khám xét, thu giữ thư tín, thu giữ tàisản, lấy lời khai

Nhóm thứ ba gồm các biện pháp cưỡng chế nhằm bảo đảm cho hoạtđộng điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án như: Kê biên, phong tỏa tàikhoản, áp giải, dẫn giải và các biện pháp khác

Việc phân định thành từng nhóm giúp cho các cơ quan tố tụng áp

dụng đúng phương pháp, từ đó “kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn

cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét

xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh”1, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn nhằm làm rõ tội phạm và ngườiphạm tội, để áp dụng hình phạt thích hợp đối với người phạm tội

Tuy nhiên, việc bắt, giam, giữ không phải được thực hiện một cáchtùy tiện Khi tiến hành tố tụng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình,

cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng sẽ quyết định việc áp dụngbiện pháp ngăn chặn phù hợp với tình hình giải quyết vụ án, nhất là việc có áp

1 Khoản 1 Điều 109 BLTTHS.

Trang 12

dụng biện pháp tạm giam đối với người có hành vi vi phạm pháp luật hay không,

để vẫn bảo đảm quyền con người đối với người phạm tội mà vẫn tiến hànhđược các hoạt động tố tụng, giải quyết vụ án một cách đúng đắn, nghiêm minh

Vậy tạm giam nghĩa là gì Các công trình nghiên cứu đã đưa ra nhiềuquan điểm khác nhau về vấn đề này, nhưng có 02 quan điểm tiêu biểu về địnhnghĩa tạm giam, đó là:

Quan điểm 1: Theo Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội thì “Tạm giam

là biện pháp ngăn chặn do người có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng, hạn chế tự do thân thể trong một thời gian nhất định đối với bị can, bị cáo khi

có căn cứ do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định nhằm ngăn chặn việc bị can,

bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để đảm bảo thi hành án”2 Tại quan điểm này đã chỉ ra đối tượng ápdụng là bị can, bị cáo; căn cứ để áp dụng biện pháp tạm giam theo quy địnhtại BLTTHS như bỏ trốn, cản trở hoạt động tố tụng hoặc có thể tiếp tục phạmtội ; mục đích để áp dụng là ngăn chặn việc bị can, bị cáo sẽ gây khó khăncho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để đảm bảo thihành án Tuy nhiên, quan điểm mới chỉ đưa ra một dạng chủ thể có thẩmquyền áp dụng là người có thẩm quyền tố tụng, chưa đưa ra được dạng chủthể khác là cơ quan có thẩm quyền áp dụng; đồng thời chưa chỉ rõ thế nào làngười có thẩm quyền tố tụng để quyết định áp dụng biện pháp tạm giam Điềunày gây khó khăn khi áp dụng trong thực tiễn

Quan điểm 2: Theo trường Đại học Luật Hà Nội thì “Tạm giam là

biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng hay bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng

2 Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (2016), Giáo trình Luật tố tụng hình sự, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,

Hà Nội, tr 242.

Trang 13

theo quy định của pháp luật”3 Tại quan điểm này cũng chỉ ra các nội dung vềchủ thể áp dụng; căn cứ áp dụng; đối tượng bị áp dụng Nhưng quan điểm này

đã khắc phục nhược điểm của quan điểm do trường Đại học Kiểm sát gặpphải, đó là đã quy định rõ trường hợp bị can, bị cáo nào bị áp dụng biện pháptạm giam; bổ sung chủ thể có thẩm quyền áp dụng là cơ quan tiến hành tốtụng bao gồm cơ quan điều tra (CQĐT), VKS, Tòa án do BLTTHS quy định,chủ thể này đã bao gồm cả cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụngtheo quy định của BLTTHS được quyết định áp dụng biện pháp tạm giam

Từ ý kiến phân tích hai quan điểm trên, tác giả đưa ra khái niệm về

biện pháp tạm giam như sau: Biện pháp tạm giam là biện pháp ngăn chặn

nghiêm khắc nhất do người có thẩm quyền tiến hành tố tụng quyết định khi có

đủ căn cứ được quy định trong BLTTHS, nhằm hạn chế, ngăn chặn việc bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn, cản trở hoạt động điều tra, truy tố, xét xử hoặc

để bảo đảm thi hành án.

* Đặc điểm của biện pháp tạm giam

Biện pháp tạm giam là một biện pháp ngăn chặn được quy định cụ thểtrong pháp luật tố tụng hình sự về căn cứ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền, thờihạn áp dụng, hoặc hủy bỏ, thay thế biện pháp tạm giam

Đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm giam phải là một con người cụthể, bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về một tội cụ thể được quy định trong

Bộ luật Hình sự Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng bị áp dụng biệnpháp tạm giam, mà phải thỏa mãn các điều kiện do luật định thì mới được ápdụng biện pháp ngăn chặn này

Người bị áp dụng biện pháp tạm giam sẽ bị cách ly ra khỏi đời sống

xã hội trong khoảng thời gian nhất định, khi bị áp dụng biện pháp tạm giam

3 Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân,

Hà Nội, tr 253.

Trang 14

người bị tạm giam sẽ bị giam giữ tại các cơ sở giam giữ do Bộ Công an, BộQuốc phòng quy định

* Ý nghĩa của biện pháp tạm giam

Tạm giam góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, củng cố tăngcường pháp chế xã hội chủ nghĩa Đây là biện pháp thể hiện sự kiên quyết củaNhà nước trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm Việc áp dụng biệnpháp tạm giam góp phần bảo đảm cho xã hội ổn định; trật tự pháp luật đượcgiữ vững; chế độ xã hội chủ nghĩa được bảo vệ; các quyền, lợi ích hợp phápcủa công dân được tôn trọng Tạo điều kiện cho quá trình điều tra, truy tố, xét

xử được thuận lợi, nhanh chóng, toàn diện, không bỏ lọt tội phạm, không làmoan người vô tội Từ cơ sở đó, mọi hoạt động tố tụng phải được thực hiện trênnguyên tắc tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được Hiếnpháp và Luật ghi nhận; bảo đảm không ai bị áp dụng biện pháp tạm giam khikhông có căn cứ và trái pháp luật Đây cũng là biện pháp nhằm bảo vệ côngdân tố giác tội phạm, tránh sự trả thù hay tấn công từ người phạm tội hoặcthân nhân của người phạm tội, giúp họ ổn định cuộc sống, tin tưởng vào côngtác đấu tranh phòng và chống tội phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng

Bộ luật Tố tụng hình sự quy định rõ ràng việc sau khi ban hành cáclệnh, quyết định, cơ quan tiến hành tố tụng phải gửi lệnh, quyết định chongười bị tạm giam, nhằm bảo đảm người bị tạm giam có quyền được biết vìsao mình bị giam giữ; việc giam giữ có hợp pháp không, từ đó người bị tạmgiam được thực hiện quyền khiếu nại - tố cáo theo quy định của pháp luật,tránh việc cơ quan công quyền lạm dụng việc áp dụng biện pháp tạm giam khikhông cần thiết Việc quy định chặt chẽ về hoạt động tố tụng này cũng là mộtcăn cứ pháp lý xác định rõ trách nhiệm cơ quan, người có thẩm quyền phảibồi thường thiệt hại khi quyết định việc tạm giam không có căn cứ và tráipháp luật trong các trường hợp như: Không có sự việc phạm tội hoặc hành vi

Trang 15

không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà khôngchứng minh được hành vi phạm tội Lúc này, người bị tạm giam oan sai đượcbồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần theo quy định của Luật bồi thườngcủa nhà nước.

Tạm giam là phương tiện hữu hiệu bảo đảm cho hoạt động điều tra,truy tố, xét xử, thi hành án đạt được hiệu quả cao nhất Bởi đây là biện phápbảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành

tố tụng, bảo đảm việc thu thập chứng cứ chính xác, khách quan, hoạt động tốtụng được bảo đảm bí mật, ngăn ngừa việc các đối tượng thông cung, tiếp tụcphạm tội hoặc tìm cách xóa bỏ dấu vết, chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ áncũng như loại trừ ý định giúp đỡ người phạm tội của những người xungquanh Ngoài ra, tạm giam còn đảm bảo cho việc mọi bản án có hiệu lực phápluật đều được đưa ra thi hành đúng thời hạn, đúng quy định của pháp luật

1.1.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quy định biện pháp tạm giam trong tố tụng hình sự

Thứ nhất, xuất phát từ yêu cầu về chính trị, xã hội và pháp lý.

Việc quy định biện pháp tạm giam là căn cứ để cơ quan tố tụng tiếnhành đấu tranh phòng, chống tội phạm một cách kiên quyết, triệt để, nên bịcan, bị cáo khi bị áp dụng biện pháp này sẽ bị cách ly ra khỏi xã hội trong mộtthời gian nhất định để bảo đảm việc điều tra, truy tố, xét xử được thực hiệnthuận lợi Mặt khác, việc quy định chặt chẽ về áp dụng biện pháp tạm giamnhằm tránh việc lạm dụng biện pháp này để hạn chế trái phép quyền conngười, quyền công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật Việc quyđịnh cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan tiến hành tố tụng và mốiquan hệ phối hợp, nhằm chế ước lẫn nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.Khi áp dụng biện pháp tạm giam, các cơ quan luôn phải căn cứ vào nhữngquy định của pháp luật, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

Trang 16

không bị xâm phạm Ngược lại, công dân bị cơ quan có thẩm quyền quyếtđịnh áp dụng biện pháp tạm giam phải có nghĩa vụ chấp hành, nếu xác địnhviệc áp dụng biện pháp tạm giam là không có căn cứ hoặc trái pháp luật thì cóquyền khiếu nại việc bị tạm giam.

Việc xây dựng những quy định đúng đắn và áp dụng biện pháp tạmgiam có căn cứ, đúng pháp luật là cơ sở để xây dựng nhà nước pháp quyền.Đây là nhà nước của dân, do dân, vì dân và quyền lực của nhà nước là thốngnhất, có sự phân công phối hợp, kiểm soát các cơ quan nhà nước trong việcthực hiện quyền lực nhà nước Nhà nước pháp quyền luôn thượng tôn Hiếnpháp và pháp luật, có sự bình đẳng của mọi cá nhân và thể nhân trước phápluật, trong đó bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân được đặt lênhàng đầu, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ trương chính sáchcủa nhà nước luôn được tuân theo khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.4

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã có những quy định về căn cứtạm giam trong từng trường hợp cụ thể, nhất là việc quy định chặt chẽ căn cứ

áp dụng biện pháp tạm giam đối với người chưa thành niên, phụ nữ có thaihoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người già yếu hoặc bị bệnh nặng

Việc áp dụng biện pháp tạm giam nhằm ngăn chặn việc bị can tiếp tụcphạm tội, bảo đảm cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử được thực hiện mộtcách khách quan, đúng đắn, giải quyết vụ án đúng thời hạn luật định, gópphần bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổchức, bảo đảm công lý, công bằng trong xã hội, củng cố lòng tin của ngườidân vào hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, góp phần ổn định trật

tự xã hội

4 Nguyễn Văn Thỏi (2020), Xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tinh

thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật hiện nay, http://tapchicongsan.org.vn, trích trong tài liệu: “Lê Minh

Đạo (2020), Tạm giam bị can trong tố tụng hình sự và thực hiễn thi hành tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh

Thái Bình, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr 19.

Trang 17

Thứ hai, xuất phát từ việc bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội được quy định trong các văn kiện pháp lý quốc tế

Vấn đề về bảo đảm quyền con người được nhiều công ước quốc tế quyđịnh như: Hiến chương Liên Hợp Quốc về quyền con người 1945, Tuyênngôn quốc tế nhân quyền 1948, Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị

và Công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội, văn hóa cùng vào năm 1966 những văn kiện này đã tạo nên những quy định chuẩn mực về bảo vệ quyềncon người

Trên thực tế, quyền con người rất dễ bị xâm phạm, nhất trong tố tụnghình sự Hậu quả của áp dụng biện pháp tạm giam không có căn cứ hoặc tráipháp luật là rất nghiêm trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền con ngườicủa người bị tạm giam, cả về thể chất lẫn tinh thần Luật tố tụng hình sự hoạtđộng trên các cơ sở: Bảo vệ quyền con người; đảm bảo hoạt động tố tụng phảiđược thực hiện đúng quy định pháp luật, nhất là khi các cơ quan tố tụng đaphần lựa chọn áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo vào tronghoạt động tố tụng Chính vì các lý do trên, BLTTHS quy định rất chặt chẽ căn

cứ áp dụng biện pháp tạm giam và luôn đặt ra yêu cầu cơ quan tiến hành tốtụng chỉ áp dụng biện pháp khi thật sự cần thiết

Đặc biệt đối với người dưới 18 tuổi, BLTTHS quy định chặt chẽ hơn

về các căn cứ, điều kiện áp dụng: “Chỉ áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam

đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi khi có căn cứ cho rằng việc áp dụng biện pháp giám sát và các biện pháp ngăn chặn khác không hiệu quả Thời hạn tạm giam đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi bằng hai phần ba thời hạn tạm giam đối với người đủ 18 tuổi trở lên quy định tại Bộ luật này Khi không còn căn cứ để tạm giữ, tạm giam thì cơ quan, người có thẩm quyền phải kịp thời hủy bỏ, thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác”5

5 Khoản 1 Điều 419 BLTTHS.

Trang 18

Từ đó thấy rằng BLTTHS luôn tôn trọng và bảo vệ quyền con người,nhất là quyền trẻ em Các quy định về áp dụng biện pháp tạm giam đối vớingười chưa thành niên được đặt ra vừa đảm bảo hoạt động tố tụng diễn rathuận lợi, mà vẫn phù hợp với Công ước quốc tế về quyền trẻ em.

Thứ ba xuất phát từ yêu cầu về thực tiễn giải quyết vụ án.

Thực tế cho thấy, đa số người bị buộc tội thường có những hành vichống đối, quanh co, chối tội, không hợp tác, không có mặt theo giấy triệu tậpcủa cơ quan tố tụng, thậm chí có người bị buộc tội còn thực hiện một hành viphạm tội khác nhằm che đậy hành vi phạm tội đã thực hiện trước đó, gây cảntrở, khó khăn cho quá trình điều tra Để tránh có thể xảy ra một trong nhữnghậu quả như trên, việc áp dụng biện pháp tạm giam là cần thiết nhằm ngănchặn những hành vi gây bất lợi cho hoạt động điều tra, tạo điều kiện thuận lợicho cơ quan tố tụng kịp thời thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm, làmsáng tỏ các tình tiết liên quan đến vụ án, từ đó giải quyết vụ án một cáchnhanh chóng, đầy đủ, đúng quy định của pháp luật, tránh bỏ lọt tội phạm

1.2 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về việc áp dụng biện pháp tạm giam

1.2.1 Quá trình phát triển biện pháp tạm giam từ năm 1945 đến trước khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực

Biện pháp tạm giam được quy định lần đầu tiên tại Điều 11 Hiến pháp

năm 1946 đó là: “Tư pháp chưa quyết định thì không được bắt bớ và giam

cầm người công dân Việt Nam”6 Quy định này đã đặt nền móng cho sự rađời, tạo cơ sở pháp lý cho các quy định về bắt, tạm giam và nó được cụ thểhóa tại các văn kiện như: Sắc lệnh số 40 ngày 29/3/1946, sắc lệnh số 85/SLngày 07/11/1950 đều đã đề cập và quy định về thủ tục bắt, giam người

6 Quốc hội (2014), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 1992 1980 1959

-1946, Nxb Lao động, Hà Nội, tr 238, trích trong tài liệu: “Đào Nguyễn Hồng Minh (2018), Biện pháp ngăn chặn tạm giam đối với bị can trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học

Luật Hà Nội, tr 27.

Trang 19

Nhưng phải đến sắc lệnh số 103/SL-L005 ngày 20/5/1957 việc tạm giam mớiđược quy định một cách có hệ thống về trường hợp nào được bắt, giam người,

về thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam, về ra lệnh tạm tha khi thấy việc tạmgiam không còn cần thiết, sắc lệnh này được bổ sung quy định về thẩm quyền,trình tự thủ tục tạm giam và gia hạn tạm giam tại Nghị định số 301-TTg ngày10/7/1957 quy định chi tiết thi hành sắc lệnh 103/SL-L005 ngày 20/5/1957

Đến năm 1975, khi đất nước thống nhất, hệ thống pháp luật cũng dầnhoàn thiện, trong đó có chế định về áp dụng biện pháp tạm giam như: Tại sắclệnh số 02/SL-76 ngày 15/3/1976 của Hội đồng chánh phủ Cách mạng lâmthời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã quy định việc bắt giam, bắt ngườitrong trường hợp phạm tội quả tang và bắt người trong trường hợp khẩn cấp

Tuy nhiên các quy định trên còn chung chung, chưa rõ nét, phải đếnBLTTHS năm 1988 được Quốc hội thông qua ngày 25/8/1988 mới có nhữngquy định cụ thể về đối tượng, căn cứ, thẩm quyền, thủ tục và các chế độ củađối tượng bị áp dụng biện pháp tạm giam

Mặc dù trải qua 03 lần sửa đổi, bổ sung năm 1990, 1992 và 2000nhưng vẫn chưa khắc phục được những tồn tại trong quá trình thi hành luậtnhư: Chưa có điều luật quy định về trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp tạmgiam, chưa quy định cụ thể thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giam Dẫnđến sự ra đời của BLTTHS năm 2003, quy định chặt chẽ hơn việc áp dụngbiện pháp tạm giam như: Bộ luật đã quy định các trường hợp có thể bị áp

dụng biện pháp tạm giam đó là “bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm

trọng; phạm tội rất nghiêm trọng; bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật Hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội”7; tuy nhiên, BLTTHS năm 2003

7 Khoản 1 Điều 88 BLTTHS năm 2003.

Trang 20

vẫn có những quy định thể hiện được tính nhân đạo đối với việc tạm giam khi

bổ sung thêm đối tượng không bị tạm giam là phụ nữ đang nuôi con dưới 36

tháng tuổi; quy định cụ thể thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giam là “thẩm

phán giữ chức vụ Chánh Tòa, Phó Chánh tòa Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao; Hội đồng xét xử; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp”8 mới được quyền áp dụng biện pháp tạm giam Như vậy có thể thấyBLTTHS năm 2003 đã có những quy định sắc nét, rõ ràng về áp dụng biệnpháp tạm giam, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tốtụng áp dụng được chính xác Tuy nhiên, bản thân BLTTHS vẫn bộc lộ nhữnghạn chế nhất định như: Quy định về thời hạn tạm giam để điều tra còn quádài, thẩm quyền có quyền áp dụng biện pháp tạm giam còn chồng chéo

Trên cơ sở kế thừa và phát huy những ưu điểm của BLTTHS năm

2003, ngày 09/12/2015 Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

đã ký Lệnh số 33/2015-L-CTN công bố BLTTHS được Quốc hội khóa XIII,

kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27/11/2015, thay thế BLTTHS năm 2003,BLTTHS năm 2015 đã có bổ sung, khắc phục những thiếu sót và ưu việt hơn,nhất là các quy định về áp dụng biện pháp tạm giam như: Quy định rõ ràngviệc áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo phạm tội đặc biệtnghiêm trọng, rất nghiêm trọng, nghiêm trọng và ít nghiêm trọng; bổ sung 01

nhóm đối tượng có thể bị áp dụng biện pháp tạm giam “bị can, bị cáo phạm

tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật Hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm”.

Việc mở rộng đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm giam là phù hợp với thựctiễn và chính sách hình sự của nước ta, từ đó kịp thời ngăn chặn tội phạm vàtạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình

sự, bảo đảm cho lợi ích của Nhà nước, quyền con người, quyền công dân, cácquyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân liên quan

8 Khoản 2 Điều 88 BLTTHS năm 2003.

Trang 21

1.2.2 Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về biện pháp tạm giam

* Đối tượng, căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam

Theo quy định tại Điều 119 BLTTHS thì đối tượng áp dụng có thể là

bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng, nghiêm trọnghoặc ít nghiêm trọng, nếu có đủ các căn cứ theo luật định

Bị can là người đã có quyết định khởi tố bị can về một tội cụ thể được

Bộ luật Hình sự quy định; bị cáo là người đã có quyết định đưa vụ án ra xét

xử của Tòa án có thẩm quyền

Tuy nhiên, không phải tất cả bị can, bị cáo đều bị áp dụng biện pháptạm giam, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà cơ quan, người có thẩm quyềnquyết định việc có tạm giam hay không, cụ thể:

Áp dụng biện pháp tạm giam theo tính chất mức độ nguy hiểm cho xãhội của bị can, bị cáo thì tội phạm được chia thành 04 nhóm: Tội phạm đặcbiệt nghiêm trọng; tội phạm rất nghiêm trọng; tội phạm nghiêm trọng và tộiphạm ít nghiêm trọng Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hạiđặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là

trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình; tội phạm rất nghiêm trọng

là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm

có tính chất và mức độ nguy hại cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khunghình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 nămtù; tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hại cho

xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quyđịnh đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03năm

Theo khoản 1 Điều 119 BLTTHS đối với bị can, bị cáo phạm tội đặcbiệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng thì cơ quan, người có thẩm quyền có

Trang 22

thể áp dụng ngay biện pháp tạm giam mà không cần thêm căn cứ phụ trợ khác.

Ngược lại, đối với bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng hoặc tội ítnghiêm trọng, đây là nhóm tội phạm có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xãhội ít hơn, nên khi xem xét việc áp dụng biện pháp tạm giam cần phải có căn

cứ chặt chẽ hơn so với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, rất nghiêmtrọng và chỉ áp dụng khi thấy thật sự cần thiết Theo quy định của pháp luật,việc quy định khung hình phạt của 02 nhóm tội phạm này, có các khung hìnhphạt khác nhau là nhóm bị can, bị cáo có mức hình phạt tù trên 02 năm vànhóm bị can, bị cáo có mức hình phạt tù đến 02 năm, cụ thể:

Nhóm bị can, bị cáo có mức hình phạt tù trên 02 năm: Theo khoản 2Điều 119 BLTTHS quy định đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ítnghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm, BLTTHS

đã đưa ra 05 căn cứ để có thể áp dụng biện pháp tạm giam:

Căn cứ thứ nhất: “Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi

phạm”, trước đó bị can, bị cáo đã bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn ít

nghiêm khắc hơn như bảo lĩnh, đặt tiền, cấm đi khởi nơi cư trú nhưng vẫntiếp tục phạm tội về hành vi phạm tội trước đó đã thực hiện hoặc thực hiệnhành vi phạm tội khác hoặc không chấp hành giấy triệu tập của các cơ quan,người có thẩm quyền trong tố tụng hình sự gây cản trở, khó khăn trong việcgiải quyết vụ án

Căn cứ thứ hai: “Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định

được lý lịch của bị can” Theo Điều 12 Luật cư trú năm 2006 được sửa đổi bổ

sung năm 2013 thì nơi cư trú của bị can, bị cáo là chỗ ở hợp pháp mà người

đó thường xuyên sinh sống Vậy có thể hiểu nơi cư trú của công dân là nơithường trú hoặc nơi tạm trú Việc áp dụng biện pháp tạm giam trong trườnghợp này, nhằm tránh việc bị can, bị cáo đi khỏi nơi đã thực hiện hành vi phạmtội, đồng thời giúp cơ quan tiến hành tố tụng xác định chính xác nhân thân,

Trang 23

tiền án, tiền sự của bị can, bị cáo.

Căn cứ thứ ba: “Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu

hiệu bỏ trốn” Trong quá trình giải quyết vụ án, nếu bị can, bị cáo bỏ trốn sẽ

gây khó khăn trong việc xác định sự thật của vụ án, kéo dài thời gian giảiquyết vụ án, thậm chí có thể phải tạm đình chỉ giải quyết vụ án Bởi lẽ lờikhai của bị can, bị cáo là một trong những chứng cứ chứng minh tội phạm;hoặc nếu trong vụ án có đồng phạm, lời khai của bị cáo này là chứng cứchứng minh hành vi phạm tội của bị cáo khác Nên khi thấy bị can, bị cáo códấu hiệu bỏ trốn hoặc bỏ trốn, cơ quan, người có thẩm quyền tố tụng hình sựcần phải áp dụng ngay biện pháp tạm giam

Căn cứ thứ tư: “Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm

tội” Đây là dấu hiệu phản ánh ý thức chủ quan của người phạm tội, việc cố ý

tiếp tục phạm tội làm cho tính chất, mức độ của hành vi càng nguy hiểm cho

xã hội Việc đánh giá áp dụng biện pháp này có thể từ cái nhìn tổng quan của

vụ án như bị can, bị cáo đã có tiền án, tiền sự; phạm tội có tổ chức, có tínhchất chuyên nghiệp; phạm tội có tính chất côn đồ Việc áp dụng biện pháptạm giam nhằm ngăn chặn việc bị can, bị cáo có thể tiếp tục phạm tội, gây ảnhhưởng xấu đến trật tự trị an

Căn cứ thứ năm: “Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người

khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng

cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này” Khi không bị áp dụng biện pháp tạm giam,

một số bị can, bị cáo đã dùng nhiều cách thức, hành vi khác nhau nhằm tẩután, che giấu, xóa bỏ chứng cứ phạm tội, thậm chí có bị can, bị cáo có hành vi

đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm vàngười thân thích của những người này gây áp lực tinh thần làm họ khai báo

Trang 24

không đúng sự thật hoặc không dám tiếp tục làm chứng, nhằm giúp bị can, bịcáo trốn tránh được hành vi phạm tội đã gây ra, từ đó gây khó khăn cho cơquan tố tụng trong quá trình thu thập chứng cứ để xác định vai trò, mức độhành vi phạm tội mà bị can, bị cáo đã gây ra,

Nhóm bị can, bị cáo có mức hình phạt tù đến 02 năm: Theo khoản 3Điều 119 BLTTHS quy định đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà

Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm, có thể áp dụng biện pháptạm giam nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy

nã Quy định này rất rõ ràng về căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam, để tránhdẫn đến hậu quả xảy ra khi bị can, bị cáo bỏ trốn sẽ gây bất lợi cho cơ quan tốtụng khi giải quyết vụ án

Việc xác định các căn cứ để áp dụng biện pháp tạm giam ở 02 nhómtội phạm trên cơ quan tiến hành tố tụng thường căn cứ vào nhân thân bị can,

bị cáo, thái độ của họ sau khi phạm tội hoặc những vi phạm nghĩa vụ của bịcan, bị cáo khi đã được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác ít nghiêm khắc

Mặt khác, thông qua hệ thống pháp luật sẽ đánh giá được bản chất,chính sách của nhà nước đó, BLTTHS của nước ta cũng như vậy Nhà nước ta

là nhà nước do dân, vì dân, đề cao và bảo vệ quyền con người, chính vì vậysong song với việc áp dụng biện pháp tạm giam - biện pháp nghiêm khắc nhấttrong các biện pháp ngăn chặn và nó chỉ được áp dụng khi thấy thật sự cầnthiết bắt buộc phải áp dụng thì mới giải quyết được vụ án hình sự, thì nhànước ta cũng có những chính sách nhân đạo đối với những đối tượng đặc biệt

mà tinh thần, thể chất cần được tôn trọng và bảo vệ Tố tụng hình sự chia cácđối tượng này thành 02 nhóm:

Nhóm thứ nhất gồm “Bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi

con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không tạm giam”9 Nhóm đối tượng này có thể không

9 Khoản 4 Điều 119 BLTTHS.

Trang 25

bị áp dụng biện pháp tạm giam, bởi lẽ:

Đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi bị

áp dụng biện pháp tạm giam sẽ bị giam tại cơ sở giam giữ Tại đây, họ đượchưởng các chế độ về ăn, uống, sinh hoạt, y tế theo định mức, định lượng màpháp luật quy định Tuy nhiên, cơ sở vật chất nơi giam giữ không thể đáp ứngđược những nhu cầu cơ bản về chất dinh dưỡng, điều kiện y tế … cho phụ nữmang thai hoặc đang nuôi con và trẻ em dưới 36 tháng tuổi theo mẹ vào nơigiam giữ Vì vậy, trên thực tế thường rất hạn chế áp dụng biện pháp tạm giamtrong trường hợp này

Đối với người già yếu: Cho đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫnnào quy định thế nào là người già yếu Tuy nhiên, dựa trên tinh thần tại tiểumục 2.4 Mục 2 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hộiđồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy địnhcủa Bộ luật Hình sự thì xác định người già là người từ 70 tuổi trở lên và điểm

a tiểu mục 4.1 Mục 4 Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hộiđồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy địnhcủa Bộ luật Hình sự về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt,giảm thời hạn chấp hành án hình sự quy định người quá già yếu là người từ

70 tuổi trở lên hoặc người từ 60 tuổi trở lên nhưng thường xuyên đau ốm.Như vậy từ 02 Nghị quyết trên có thể hiểu khái quát người già yếu là người từ

70 tuổi trở lên hoặc từ 60 tuổi trở lên nhưng thường xuyên đau ốm

Đối với người bị bệnh nặng: Tương tự như trên, đến nay cũng chưa cóquy định cụ thể thế nào là người bị bệnh nặng Tuy nhiên vấn đề này có đượcquy định tại điểm 4 khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch số 03/2013/TTLT-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BQP-BYT ngày 15/5/2013 của Bộ Công an, BộQuốc phòng, Bộ Y tế, Tòa án nhân dân tối cao, VKSND tối cao hướng dẫn thihành quy định về tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân thì

Trang 26

“Người bị bệnh nặng quy định tại khoản này là người mắc một trong các

bệnh hiểm nghèo như: Ung thư giai đoạn cuối, liệt, lao nặng kháng thuốc, xơ gan cổ chướng, suy tim độ III trở lên, suy thận độ IV trở lên, nhiễm HIV đã chuyển giai đoạn AIDS đang có nhiễm trùng cơ hội, không có khả năng tự phục vụ bản thân và có tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao hoặc mắc một trong các bệnh khác được Hội đồng giám định y khoa, bệnh viện cấp tỉnh hoặc cấp quân khu trở lên kết luận bằng văn bản là bệnh hiểm nghèo, nguy hiểm đến tính mạng;” Theo đó, cơ quan tố tụng có thể vận dụng quy định nêu

trên khi cần xác định thế nào là người phạm tội bị bệnh nặng Muốn xác địnhngười đó có bị bệnh nặng không, các cơ quan tố tụng phải đưa họ đến khám tạibệnh viện cấp tỉnh trở lên hoặc trưng cầu giám định của Hội đồng giám định ykhoa thuộc Sở y tế để cơ quan có chuyên môn kết luận về tình trạng sức khỏecủa người này có đảm bảo thực hiện việc giam giữ không… Từ đó, cơ quan tốtụng mới quyết định việc có nên áp dụng biện pháp tạm giam hay không

Tuy nhiên, những đối tượng trên vẫn có thể bị áp dụng biện pháp tạmgiam trong những trường hợp theo quy định tạm điểm a, b, c, d khoản 4 Điều 119BLTTHS nếu họ bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã; tiếp tục phạm tội;

có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cungcấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án,tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làmchứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những ngườinày; bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác địnhnếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia thì

cơ quan tố tụng phải xem xét việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với họ

Nhóm thứ hai là người dưới 18 tuổi: Nhóm đối tượng này được nhànước có chính sách quan tâm đặc biệt Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý củangười chưa thành niên phát triển chưa hoàn thiện và các chính sách nhân đạo

Trang 27

của nhà nước đã hình thành nên quy định đối với đối tượng đặc biệt này và

“Chỉ được áp dụng biện pháp tạm giam đối với người bị buộc tội là người

dưới 18 tuổi khi có căn cứ cho rằng việc áp dụng biện pháp giám sát và các biện pháp ngăn chặn khác không có hiệu quả”10 BLTTHS đã chia đối tượngnày thành 02 nhóm, đó là:

Nhóm thứ nhất là từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, nhóm này “có thể bị

giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, tạm giữ, tạm giam về tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Hình sự nếu có căn cứ quy định tại các Điều 110, 111 và 112, các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 119 của Bộ luật

Tố tụng hình sự”11 Như vậy, đối tượng này có thể bị áp dụng biện pháp tạmgiam khi họ phạm tội thuộc loại tội rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệtnghiêm trọng và những tội này được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình

sự và chỉ bị áp dụng biện pháp tạm giam khi phải có những căn cứ quy địnhtại điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 119 của BLTTHS

Nhóm thứ hai là từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì “có thể bị giữ

trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, tạm giữ, tạm giam về tội nghiêm trọng

do cố ý, tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng nếu có căn cứ quy định tại các điều 110, 111 và 112, các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 119 của Bộ luật này”12 So với độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 16tuổi, nhóm đối tượng từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có sự phát triển, hoànthiện hơn về thể chất và tinh thần Vì vậy việc áp dụng biện pháp tạm giamcủa nhóm này được mở rộng hơn, tuy nhiên vẫn được quy định chặt chẽ,điều này thể hiện ngay trong điều luật đã đặt ra dấu hiệu chủ quan của đốitượng khi thực hiện hành vi phạm tội phải là “cố ý” thuộc các tội rất nghiêmtrọng, tội đặc biệt nghiêm trọng và có căn cứ quy định tại điểm a, b, c, d và

10 Điều 419 BLTTHS.

11 Khoản 2 Điều 419 BLTTHS.

12 Khoản 3 Điều 419 BLTTHS.

Trang 28

đ khoản 2 Điều 119 của BLTTHS.

* Thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giam

Theo quy định tại khoản 5 Điều 119 BLTTHS quy định thẩm quyền

áp dụng biện pháp tạm giam Nội dung của quy định này được dẫn chiếu sangkhoản 1 Điều 113 BLTTHS quy định về việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam.Như vậy trong tố tụng hình sự thẩm quyền quyết định việc bắt hoặc áp dụngbiện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo giống như nhau, nó được quy địnhcho nhiều cơ quan với nhiều chủ thể khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn

tố tụng, đó là:

Trong giai đoạn điều tra:

Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT các cấp đều có thẩm quyền, nhưngphải được sự phê chuẩn của Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND và Việntrưởng, Phó Viện trưởng VKS quân sự các cấp đối với lệnh bắt bị can để tạmgiam hay lệnh tạm giam Nếu trường hợp VKS không phê chuẩn các lệnh bắt,tạm giữ, tạm giam CQĐT phải trả tự do ngay cho họ, còn trường hợp đã cóquyết định phê chuẩn thì VKS phải ra quyết định trả tự do

Trong giai đoạn truy tố:

Trong giai đoạn này việc quyết định áp dụng biện pháp tạm giam doViện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND và Viện trưởng, Phó Viện trưởngVKS quân sự các cấp quyết định

Trong giai đoạn xét xử:

Việc áp dụng biện pháp tạm giam phải do Chánh án, Phó Chánh ánTòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hộiđồng xét xử Lúc này, việc ra áp dụng biện pháp tạm giam chia làm 02 giaiđoạn, giai đoạn chuẩn bị xét xử do Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân

và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp quyết định Nếu tronggiai đoạn bị can chuyển sang tư cách bị cáo bằng quyết định đưa vụ án ra xét

Trang 29

xử thì việc áp dụng biện pháp tạm giam do Hội đồng xét xử quyết định.

Việc quy định rõ ràng thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giam củatừng cấp sẽ tạo cơ sở pháp lý, giúp cho việc ra quyết định áp dụng hay không

áp dụng biện pháp này trong các giai đoạn được thuận lợi, kịp thời ngăn chặncác hành vi phạm tội hay gây cản trở cho hoạt động giải quyết vụ án

* Thủ tục áp dụng biện pháp tạm giam

Với tính chất là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất, cho nên khi

áp dụng biện pháp tạm giam cần phải tuân thủ một trình tự, thủ tục được quyđịnh chặt chẽ trong BLTTHS Trong tố tụng hình sự việc bắt bị can, bị cáo đểtạm giam hay cơ quan có thẩm quyền quyết định có tạm giam bị can không,khi trước đó bị can đã bị tạm giữ, thì hai trường hợp trên đều cùng chung mộtmục đích là áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo để phục vụcông tác điều tra, truy tố, xét xử Do vậy trình tự, thủ tục được quy định tạikhoản 2, khoản 3 Điều 113 BLTTHS được áp dụng chung cho các trường hợpcần phải áp dụng biện pháp tạm giam như: Việc tạm giam bị can phải có lệnhhay quyết định của người có thẩm quyền; nội dung của lệnh, quyết định vềtạm giam phải đảm bảo tại lệnh, quyết định ghi rõ số, ngày, tháng, năm, địađiểm ban hành văn bản tố tụng; căn cứ ban hành văn bản tố tụng; nội dungcủa văn bản tố tụng; họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành văn bản tốtụng và đóng dấu13; họ tên, địa chỉ của người bị bắt; lý do bắt Hình thức củaLệnh, quyết định về tạm giam phải được đúng biểu mẫu do Bộ Công an14,VKSND tối cao15, Tòa án nhân dân tối cao16 ban hành

Ngoài ra, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp tạm giam cũng được thực

hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 119 BLTTHS: “Lệnh tạm giam của

13 Khoản 2 Điều 132 BLTTHS.

14 Thông tư số 61/2017/TT-BCA ngày 14/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Công an.

15 Quyết định số 15/QD-VKSTC ngày 09/01/2018 của Viện trưởng VKSND tối cao.

16 Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP ngày 19/9/2017 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao.

Trang 30

những người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và

hồ sơ liên quan đến việc tạm giam, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn Viện kiểm sát phải hoàn trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra ngay sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn.”

Bộ luật Tố tụng hình sự quy định rõ ràng về quy trình chuyển và trả

hồ sơ giữa CQĐT và VKS, đó là một vòng tròn khép kín, liền mạch Đối vớinhững hồ sơ vụ, việc đảm bảo đầy đủ thủ tục, tài liệu thì VKS phải quyết địnhviệc phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và lệnh tạm

giam của CQĐT trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam.

Nếu xét thấy chưa đủ căn cứ, VKS ra văn bản yêu cầu CQĐT bổ sung tài liệu,chứng cứ để làm rõ, thời hạn xét phê chuẩn là 03 ngày kể từ khi nhận lại đượctài liệu, chứng cứ bổ sung, Kiểm sát viên phải đóng dấu bút lục của VKS vàocác tài liệu làm căn cứ xét phê chuẩn VKS hoàn trả hồ sơ cho CQĐT sau khihoàn thành việc xét phê chuẩn Sau khi nhận được các quyết định phê chuẩncủa VKS, CQĐT phải thông báo cho gia đình người bị tạm giam và cơ quanchính quyền địa phương nơi người bị tạm giam sinh sống và làm việc

Để đảm bảo việc giam giữ đúng người, đúng pháp luật, khi CQĐT bắtgiữ, giam người hay khi cơ sở giam giữ tiếp nhận người đưa vào khu giamgiữ, 02 cơ quan này phải có trách nhiệm kiểm tra căn cước, tình trạng sứckhỏe, các đồ vật mang theo, tránh việc giam giữ người không có căn cứ, tráipháp luật, làm oan người vô tội Bởi lẽ, tạm giam không chỉ hạn chế quyềnbất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do và danh dự của công dân mà cònảnh hưởng đến cả nhân thân của họ Chính vì vậy, khi thực hiện bắt, tạm giam

bị can CQĐT phải kiểm tra căn cước của người bị tạm giam và thông báongay cho gia đình người bị tạm giam, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi

Trang 31

người bị tạm giam cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị tạm giam làmviệc, học tập biết17 Bên cạnh đó, khi tiến hành tạm giam một người cần phảiđảm bảo các thủ tục liên quan khác như: thực hiện việc chăm nom người thânthích, bảo quản tài sản của người bị tạm giam18.

Trong giai đoạn truy tố, VKS thụ lý kiểm sát hồ sơ kết thúc điều tra doCQĐT chuyển sang đề nghị truy tố, Kiểm sát viên được phân công phải ràsoát, kiểm tra tính có căn cứ của hồ sơ vụ án cũng như việc tạm giam bị can,

từ đó đề xuất việc truy tố, việc có cần thiết tiếp tục tạm giam bị can không.Nếu thấy cần phải tiếp tục tạm giam bị can để đảm bảo cho việc truy tố, Kiểmsát viên đề xuất Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng VKS ra lệnh tạm giamtruy tố đối với bị can theo thời hạn luật định tại khoản 1 Điều 240 BLTTHS.Sau khi ban hành lệnh tạm giam, VKS phải giao cho bị can và các cơ quanliên quan để tiếp tục tạm giam bị can

Trong giai đoạn xét xử, việc tạm giam bị can được chia làm 02 trườnghợp tạm giam, đó là tạm giam trong thời gian chuẩn bị xét xử và tạm giam khiTòa án đã ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, cụ thể:

Trường hợp thứ nhất là áp dụng biện pháp tạm giam bị can để chuẩn

bị xét xử: Tòa án có thẩm quyền sau khi nhận được hồ sơ truy tố do VKSchuyển sang phải thụ lý, kiểm tra về thời hạn tạm giam, nếu thấy cần tiếp tụctạm giam Chánh án Tòa án hoặc phó chánh án ra lệnh tạm giam đối với bị can

để giải quyết vụ án

Trường hợp thứ hai: Tòa án đã ra quyết định đưa vụ án ra xét xử màgần đến ngày mở phiên tòa thì hết thời hạn tạm giam bị cáo, xét thấy cần phảitiếp tục tạm giam bị cáo để hoàn thành việc xét xử, Thẩm phán được phâncông ra Quyết định tạm giam đến khi kết thúc xét xử, sau khi hoàn thànhxong việc xét xử, Hội đồng xét xử ra quyết định tạm giam bị cáo để đảm bảo

17 Khoản 6 Điều 119 BLTTHS.

18 Điều 120 BLTTHS.

Trang 32

cho việc thi hành án trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày tuyên án.

Một điểm cần lưu ý, khi ban hành lệnh, quyết định tạm giam, các cơquan tiến hành tố tụng phải tống đạt cho người bị tạm giam theo quy địnhBLTTHS và lập biên bản xác nhận đã tiến hành giao nhận văn bản tố tụngnày với người bị tạm giam

Trong quá trình giải quyết vụ án, cơ quan, người có thẩm quyền trongtừng giai đoạn tố tụng, nếu xét thấy việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với

bị can, bị cáo không còn cần thiết, khi không áp dụng biện pháp tạm giamngười phạm tội không gây ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án hay làmthay đổi bản chất của vụ án, cơ quan, người có thẩm quyền tại giai đoạn tốtụng đó có thể quyết định việc hủy bó việc áp dụng hoặc thay thế việc ápdụng biện pháp tạm giam bằng một biện pháp ngăn chặn khác

Để việc tạm giam luôn có lệnh, quyết định của cơ quan, người cóthẩm quyền Theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 13 Luật Thi hành tạmgiữ tạm giam và Điều 6 Thông tư liên tịch số 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 23/01/2018 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng,Tòa án nhân dân tối cao, VKSND tối cao quy định về quan hệ phối hợp giữa

cơ sở giam giữ với các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và VKS cóthẩm quyền kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam quy định cơ sở giamgiữ có trách nhiệm thông báo về việc sắp hết thời hạn tạm giam đối với người

bị tạm giam cho cơ quan đang thụ lý vụ án, cơ sở giam giữ phải thông báotrước 05 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, 10 ngày trước khi hết thời hạngia hạn tạm giam, tránh trường hợp khi hết thời hạn tạm giam cơ sở giam giữvẫn chưa nhận được lệnh tạm giam mới, dẫn đến việc giam giữ người không

có lệnh, quyết định của cơ quan có thẩm quyền

* Thời hạn tạm giam

Để tránh việc lạm dụng biện pháp tạm giam và thúc đẩy cơ quan tiến

Trang 33

hành tố tụng giải quyết vụ án nhanh chóng, BLTTHS quy định thời hạn tạmgiam trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử không được vượt quá thời hạnđiều tra vụ án, truy tố, xét xử vụ án hình sự Chính vì nguyên nhân này màthời hạn tạm giam luôn ngắn hơn thời hạn điều tra vụ án.

Thời hạn tạm giam bị can, bị cáo được phân chia theo từng giai đoạn

tố tụng, điều này giúp các cơ quan tiến hành tố tụng xác định rõ ràng thời hạntạm giam trong giai đoạn của mình Cụ thể:

Thứ nhất: Thời hạn tạm giam trong giai đoạn điều tra được chia làm

04 dạng, đó là thời hạn tạm giam đối với vụ án thông thường; thời hạn tạmgiam để phục hồi điều tra; thời hạn tạm giam để điều tra bổ sung; thời hạntạm giam để điều tra lại Cụ thể:

- Thời hạn tạm giam đối với vụ án thông thường:

Được quy định tại Điều 173 BLTTHS, thời hạn tạm giam bị can đểđiều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rấtnghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, thời hạn tạm giam cóthể được gia hạn một lần không quá 01 tháng đối với tội phạm ít nghiêmtrọng; một lần không quá 02 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng; một lầnkhông quá 03 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng; được gia hạn tạmgiam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêmtrọng Việc gia hạn tạm giam phải do CQĐT đề nghị chậm nhất 10 ngày trướckhi hết thời hạn tạm giam Riêng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tộixâm phạm an ninh quốc gia mà không có căn cứ hủy bỏ biện pháp tạm giamthì Viện trưởng VKSND tối cao quyết định việc tạm giam cho đến khi kếtthúc điều tra; trường hợp tội phạm đặc biệt nghiêm trọng không phải tội xâmphạm an ninh quốc gia Viện trưởng VKSND tối cao có thẩm quyền gia hạn

Trang 34

thêm một lần nhưng không quá 04 tháng; trường hợp đặc biệt không có căn

cứ để hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng VKSND tối cao quyết địnhviệc tạm giam cho đến khi kết thúc điều tra

- Thời hạn tạm giam để phục hồi điều tra:

Được quy định tại khoản 4 Điều 174 BLTTHS, nếu có căn cứ tạmgiam sau khi vụ án được phục hồi điều tra thì thời hạn tạm giam được thựchiện như sau: Không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạmnghiêm trọng; không quá 03 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, tộiphạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi có quyết định phục hồi điều tra cho đếnkhi kết thúc điều tra Trong trường hợp gia hạn điều tra do tính chất phức tạpcủa vụ án, trình tự thủ tục đề nghị gia hạn và quyết định việc gia hạn thựchiện như đối với vụ án thông thường

- Thời hạn tạm giam để điều tra bổ sung:

Khi xác định có căn cứ theo quy định tại Điều 245; Điều 280BLTTHS thì VKS, Tòa án thực hiện việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung Thờihạn tạm giam để điều tra bổ sung được quy định tại khoản 4 Điều 174BLTTHS thì thời hạn tạm giam để điều tra bổ sung không quá thời hạn điềutra bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 174 BLTTHS Tại quy định này việc ápdụng biện pháp tạm giam không phụ thuộc vào loại tội phạm mà phụ thuộcvào tiến độ điều tra bổ sung của cơ quan bị trả hồ sơ để điều tra bổ sung, đó là:

Viện kiểm sát được trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung 02 lần,mỗi lần không quá 02 tháng

Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án trong giai đoạn chuẩn bịxét xử hoặc Hội đồng xét xử chỉ được trả hồ sơ cho VKS để điều tra bổ sung

01 lần, thời hạn tạm giam trong lần trả hồ sơ này là không quá 01 tháng

- Thời hạn tạm giam để điều tra lại:

Được thực hiện khi TA có thẩm quyền hủy bán án để điều tra lại

Ngày đăng: 22/08/2024, 17:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
9. Trần Thị Huyền (2019), Biện pháp tạm giam theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện pháp tạm giam theo pháp luật tố tụng hìnhsự Việt Nam từ thực tiễn quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Trần Thị Huyền
Năm: 2019
10. Nguyễn Hữu Tùng Lâm (2018), Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam của Viện kiểm sát, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trongviệc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam của Viện kiểmsát
Tác giả: Nguyễn Hữu Tùng Lâm
Năm: 2018
11. Phan Thị Thanh Mai (2019), “Hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam”, Tạp chí Luật học, (03) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụnghình sự về biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam”, "Tạp chí Luậthọc
Tác giả: Phan Thị Thanh Mai
Năm: 2019
12. Đào Nguyễn Hồng Minh (2018), Biện pháp ngăn chặn tặm giam đối với bị can trong tố tụng hình sự, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện pháp ngăn chặn tặm giam đối vớibị can trong tố tụng hình sự
Tác giả: Đào Nguyễn Hồng Minh
Năm: 2018
13. Đỗ Thị Phượng (2002), “Bắt, tạm giữ, tạm giam và giám sát bị can, bị cáo chưa thành niên”, Tạp chí Luật học, (03) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bắt, tạm giữ, tạm giam và giám sát bị can, bị cáochưa thành niên”, "Tạp chí Luật học
Tác giả: Đỗ Thị Phượng
Năm: 2002
19. Quốc hội (2017), Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung)
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2017
21. Hoàng Thị Minh Sơn (2010), “Một số bất cập trong quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về thời hạn điều tra và tạm giam để điều tra”, Tạp chí Luật học, (11) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số bất cập trong quy định của Bộ luậttố tụng hình sự về thời hạn điều tra và tạm giam để điều tra”, "Tạp chíLuật học
Tác giả: Hoàng Thị Minh Sơn
Năm: 2010
25. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (2016), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật tố tụng hình sựViệt Nam
Tác giả: Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật
Năm: 2016
26. Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật tố tụng hình sự ViệtNam
Tác giả: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 2018
27. Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam
Tác giả: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 2018
28. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên (2018 - 2021), Các báo cáo tổng kết công tác kiểm sát từ năm 2018 đến 06 tháng đầu năm 2021, Điện Biên.Trang web Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các báo cáo tổng kếtcông tác kiểm sát từ năm 2018 đến 06 tháng đầu năm 2021

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w