1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

lv ths thẩm quyền của tòa án cấp phúc thẩm trong việc hủy bản án hình sự sơ thẩm và thực tiễn thực hiện tại tòa án nhân dân tỉnh điện biên

80 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm”; Tạp chí Tòa án số 8; Hoàng Thị Liên2005, “Xử lý thế nào trong trường hợp tòa án cấp phúc thẩm hủy án sơ thẩm để điều tra lại theo hướng nặng hơn đối với bị

Trang 1

1.1 Khái niệm, đặc điểm về thẩm quyền của tòa án cấp phúc thẩm

1.2 Cơ sở quy định thẩm quyền của toà án cấp phúc thẩm trong

1.3 Ý nghĩa của việc quy định thẩm quyền của toà án cấp phúc

thẩm trong việc hủy bản án hình sự sơ thẩm 311.4 Quy định của pháp luật về thẩm quyền của toà án cấp phúc

thẩm trong việc hủy bản án hình sự sơ thẩm 33

Chương 2:THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN CẤP PHÚC THẨMTRONG VIỆC HỦY BẢN ÁN HÌNH SỰ SƠ THẨM TẠI

2.1 Thực tiễn áp dụng thẩm quyền của toà án cấp phúc thẩm trong

việc hủy bản án hình sự sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Điện Biên 432.2 Một số kiến nghị hoàn thiện thẩm quyền của toà án cấp phúc

thẩm trong việc hủy bản án hình sự sơ thẩm trên địa bàn tỉnh

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 2

BLHS : Bộ luật Hình sựBLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sựCQĐT : Cơ quan điều tra

HĐXX : Hội đồng xét xửTAND : Tòa án nhân dânTTHS : Tố tụng hình sựVKS : Viện kiểm sátVKSND : Viện kiểm sát nhân dân

Trang 3

Số hiệubảng

Trang 4

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Bảo đảm quyền con người, quyền công dân luôn là một trong nhữngmục tiêu hàng đầu của xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ViệtNam Các nghị quyết của Đảng về tư pháp luôn luôn nhấn mạnh việc bảo đảmquyền con người trong hoạt động tư pháp, đặc biệt Văn kiện Đại hội đại biểu

toàn quốc lần thứ XII đã đặt ra nhiệm vụ: “Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện

Chiến lược cải cách tư pháp, xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh,dân chủ, nghiêm minh, từng bước hiện đại; bảo vệ pháp luật, công lý, quyềncon người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, lợi ích của Nhànước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân”1 Quán

triệt quan điểm của Đảng, vấn đề bảo vệ quyền con người trong tố tụng hìnhsự (TTHS), nhất là đảm bảo quyền con người khi bị áp dụng biện pháp ngănchặn tạm giam luôn được các nhà lập pháp quan tâm

Xét xử hai cấp là một nguyên tắc tiến bộ được áp dụng phổ biến trênthể giới Tại đó bản án, quyết định sơ thẩm nếu có kháng cáo, kháng nghịtrong thời hạn luật định thì được đưa lên tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại.Cấp xét xử phúc thẩm cũng là cấp xét xử cuối cùng trong tiến trình tố tụngcủa Việt Nam Việc quy định cấp xét xử phúc thẩm ngoài mục đích tôn trọngvà bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong TTHS thì còn mục đíchkhắc phục những sai lầm trong hoạt động xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm;Đảm bảo cho bản án, quyết định của tòa án được phán quyết thận trọng,khách quan, chính xác, có căn cứ, đúng pháp luật; đảm bảo cho tòa án cấptrên giám sát hoạt động xét xử của tòa án cấp dưới, khắc phục sai lầm của tòaán cấp dưới bảo đảm cho quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức, của

1 Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII.

Trang 5

cá nhân, nhất là quyền con người, quyền công dân theo đúng tinh thần củaHiến pháp và Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS)

Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế, thiếu sót trongviệc giải quyết các vụ án hình sự sơ thẩm dẫn đến kháng nghị phúc thẩm cóxu hướng tăng lên trong những năm qua Nguyên nhân hạn chế xuất phát từcác quy định của pháp luật liên quan còn có những khó khăn như chưa văn

bản hướng dẫn cụ thể thế nào là “vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong

giai đoạn điều tra, truy tố” và “vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng tronggiai đoạn xét xử sơ thẩm” làm căn cứ cho Hội đồng xét xử (HĐXX) phúc

thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra hoặc xét xử lại theo Điều 358 BLTTHSnăm 2015; Hạn chế từ năng lực của người tiến hành tố tụng… Do vậy, việc

nghiên cứu đề tài “Thẩm quyền của tòa án cấp phúc thẩm trong việc hủy

bản án hình sự sơ thẩm và thực tiễn thực hiện tại Tòa án nhân dân tỉnhĐiện Biên” là rất cần thiết, đáp ứng yêu cầu của Đảng và Nhà nước đối với

việc tiếp tục cải cách tư pháp và công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật,đáp ứng yêu cầu về mặt lý luận cũng như về thực tiễn thẩm quyền của tòa áncấp phúc thẩm trong việc hủy bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân(TAND) tỉnh Điện Biên

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Thẩm quyền của tòa án cấp phúc thẩm trong việc hủy bản án hình sựsơ thẩm đã được rất nhiều chuyên gia Luật học nghiên cứu dưới nhiều khíacạnh khác nhau trong đó phải kể đến một số công trình nghiên cứu sau đây:

- Trần Thị Hương Lan (2020), Thẩm quyền của hội đồng xét xử phúc

thẩm đối với bản án hình sự sơ thẩm và thực tiễn thi hành tại Tòa án nhân dânthành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ luật học, Hà Nội Nội dung đề tài tập trung

vào việc Nghiên cứu những vấn đề lí luận về thẩm quyền của HĐXX phúc thẩmđối với vụ án hình sự sơ thẩm Phân tích qui định của BLTTHS năm 2015 vàthực tiễn thi hành pháp luật về thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm đối với bản

Trang 6

án hình sự sơ thẩm tại TAND thành phố Hà Nội Đưa ra một số giải pháp nhằmbảo đảm thực hiện thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm đối với vấn đề này

- Phạm Minh Huấn (2018), “Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc

thẩm đối với bản án sơ thẩm theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm2015”: luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội Nội dung đề tài tập

trung vào việc Trình bày những vấn đề lý luận về thẩm quyền của HĐXXphúc thẩm đối với bản án sơ thẩm trong TTHS Phân tích các quy định củaBLTTHS năm 2015 về thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm đối với bản án sơthẩm, từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động này

- Nguyễn Thị Hiền Lương (2019), “Thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ

án hình sự của Tòa án nhân dân và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Lào Cai”, luận

văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội Nội dung đề tài tập trungvào việc Trình bày một số vấn đề lí luận và qui định của BLTTHS năm 2015về thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án hình sự của TAND Phân tích thựctiễn áp dụng các qui định của pháp luật TTHS về thẩm quyền xét xử phúcthẩm vụ án hình sự của TAND tỉnh Lào Cai; từ đó đưa ra một số kiến nghịnhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này

- Lê Đình Vượng (2018), “Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân

thủ theo pháp luật trong áp dụng biện pháp bắt bị can để tạm giam ở giai đoạnđiều tra và thực tiễn tại thành phố Hà Nội”, luận văn thạc sĩ Luật học, Trường

Đại học Luật Hà Nội Nội dung đề tài tập trung vào việc trình bày một số vấn đềlí luận về thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong ápdụng biện pháp bắt bị can để tạm giam ở giai đoạn điều tra Phân tích thực trạngthực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân thủ theo pháp luật trong áp dụngbiện pháp bắt bị can để tạm giam ở giai đoạn điều tra tại thành phố Hà Nội, từđó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động này

Ngoài ra còn có thể kể đến một số công trình khác có liên quan như:

Tạp chí Tòa án số 20; Đinh Văn Quế (2004),”Những trường hợp Tòa án cấp

Trang 7

phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm”; Tạp chí Tòa án số 8; Hoàng Thị Liên

(2005), “Xử lý thế nào trong trường hợp tòa án cấp phúc thẩm hủy án sơ

thẩm để điều tra lại theo hướng nặng hơn đối với bị cáo”; Tạp chí Tòa án số

17; Đỗ Đại Hữu (2006),”Xác định Tòa án xét xử lại, khi Tòa án tối cao hủy

bản án, quyết định của Tòa cấp dưới”, Tạp chí Nghiêu cứu lập pháp số 72;

Phạm Thanh Hải (2007),”Tòa án cấp phúc thẩm phải hủy bản án sơ thẩm,

đình chỉ giải quyết vụ án”, Tạp chí Tòa án số 4; Vũ Gia Lâm (2012),”Vềquyền hủy bản án hình sự sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại của Tòa áncấp phúc thẩm”, Tạp chí Luật học số 11; Đinh Văn Quế (2013),”Tòa án cấpphúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại theo hướng có tội - những vấn đềlý luận và thực tiễn”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 5…; Ngoài ra, đề tài

này còn được đề cập tới ở một số tài liệu khác như: Giáo trình luật TTHS củaTrường đại học luật Hà Nội năm 2013 và các sách chuyên khảo về kỹ năngxét xử

Qua thực tiễn nghiên cứu tại một số công trình nghiên cứu đã kể trêncó thể khẳng định rằng vấn đề Thẩm quyền của tòa án cấp phúc thẩm trongviệc hủy bản án hình sự sơ thẩm được sự quan tâm nghiên cứu với hình thứcnghiên cứu, phương pháp nghiên cứu khác nhau với nhiều góc độ Các côngtrình đã đánh giá chuyên sâu và làm rõ những vấn đề về mặt lý luận và thựctiễn Thẩm quyền của tòa án cấp phúc thẩm trong việc hủy bản án hình sự sơthẩm sau khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực thi hành.Trên tinh thần tiếp thucó chọn lọc những tinh hoa của các công trình nghiên cứu đã công bố, Luậnvăn tiếp tục nghiên cứu và làm rõ hơn về những vấn đề lý luận và thực tiễnThẩm quyền của tòa án cấp phúc thẩm trong việc hủy bản án hình sự sơ thẩmtừ đó đưa ra những đề xuất để hoàn thiện những quy định pháp luật về Thẩmquyền của tòa án cấp phúc thẩm trong việc hủy bản án hình sự sơ thẩm cũngnhư đưa ra những giải pháp về mặt tổ chức thực hiện nhằm nâng cao chất

Trang 8

lượng áp dụng Thẩm quyền của tòa án cấp phúc thẩm trong việc hủy bản ánhình sự sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Điện Biên

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sở phân tích, làm sáng tỏ những yếu tố thuộc về lý luận vềthẩm quyền của tòa án cấp phúc thẩm trong việc hủy bản án hình sự sơ thẩm;quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng Thẩm quyền của tòa án cấpphúc thẩm trong việc hủy bản án hình sự sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Điện Biên,Luận văn đề xuất giải pháp hoàn thiện các quy định về Thẩm quyền của tòaán cấp phúc thẩm trong việc hủy bản án hình sự sơ thẩm, và các giải pháp khácbảo đảm nâng cao chất lượng áp dụng quy định Thẩm quyền của tòa án cấpphúc thẩm trong việc hủy bản án hình sự sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Điện Biên

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Từ mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:

Thứ nhất, đề tài làm rõ những vấn đề lý luận Thẩm quyền của tòa án

cấp phúc thẩm trong việc hủy bản án hình sự sơ thẩm bao gồm khái niệm, đặcđiểm Ý nghĩa, cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng Thẩm quyền của tòa án cấpphúc thẩm trong việc hủy bản án hình sự sơ thẩm

Thứ hai, đề tài phân tích và làm rõ về thực trạng áp dụng Thẩm quyền

của tòa án cấp phúc thẩm trong việc hủy bản án hình sự sơ thẩm trên địa bàntỉnh Điện Biên thông qua hoạt động dùng phương pháp nghiên cứu để chỉ ranhững kết quả đạt được trong quá trình áp dụng Thẩm quyền của tòa án cấpphúc thẩm trong việc hủy bản án hình sự sơ thẩm trên địa bàn cũng như chỉ ranhững tồn tại vướng mắc trong việc hoạt động này Qua kết quả trên từ đó tácgiả đưa ra những giải pháp hoàn thiện Thẩm quyền của tòa án cấp phúc thẩmtrong việc hủy bản án hình sự sơ thẩm

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Trang 9

Với cách tiếp cận nghiên cứu của đề tài, tác giả hướng tới đối tượngnghiên cứu như sau:

Thứ nhất, những vấn đề lý luận, các văn bản quy phạm mang tính chất

chỉ đạo đường lối của Đảng, các quy phạm pháp luật của Hiến pháp, Bộ luậttố tụng hình hiện hành, cũng như hệ thống các văn bản quy phạm pháp luậtliên quan TTHS về thẩm quyền của tòa án cấp phúc thẩm trong việc hủy bảnán hình sự sơ thẩm

Thứ hai, Các số liệu thống kê thực tế của hoạt động kiểm sát việc tạm

giam do TAND tỉnh Điện Biên tiến hành thống kê Các vụ án giải quyết vụán hình sự thể hiện đậm nét thẩm quyền của tòa án cấp phúc thẩm trong việc hủybản án hình sự sơ thẩm do TAND tỉnh Điện Biên đã thực hiện trên thực tế

4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Tác giả hướng đến phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm:

Thứ nhất, đề tài chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu một số vấn đề lý luận

cơ bản, các Quy định của pháp luật hiện hành việc thẩm quyền của tòa án cấpphúc thẩm trong việc hủy bản án hình sự sơ thẩm và một số quy định khácliên qua Luận văn cũng không nghiên cứu địa vị pháp lý của các chủ thểtrong quan hệ TTHS

Thứ hai, với định hướng nghiên cứu ứng dụng, đề tài chủ yếu tập

trung nghiên cứu tại chương 2 là, thực tiễn kiểm sát tạm giam trên địa bàntỉnh Điện Biên theo mốc thời gian từ ngày 1/11/2018 đến ngày 31/12/2020bao gồm các số liệu thống kê có liên quan đến đề tài

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở các phương pháp luận của chủnghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong Triết học Mác-LêNin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; các quan điểm củaĐảng và Nhà nước về nhà nước và pháp luật; quan điểm, đường lối chínhsách của Đảng và Nhà nước về chiến lược xây dựng nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020

Trang 10

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương phápphân tích, so sánh để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về thẩm quyền của tòaán cấp phúc thẩm trong việc hủy bản án hình sự sơ thẩm Bên cạnh đó, côngtrình còn sử dụng phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê và chú trọngphương pháp nghiên cứu vụ án phù hợp với định hướng nghiên cứu ứng dụngđể làm sáng tỏ thực tiễn thẩm quyền của tòa án cấp phúc thẩm trong việc hủybản án hình sự sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Điện Biên

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn nghiên cứu của đề tài

Thẩm quyền của tòa án cấp phúc thẩm trong việc hủy bản án hình sựsơ thẩm và thực tiễn thực hiện tại TAND tỉnh Điện Biên là công trình nghiêncứu có sự tiếp thu và kế thừa những tinh hoa của những công trình nghiên cứutrước để cung cấp những nội dung, thông tin quan trọng và đáng tin cậy, cógiá trị về hoạt động nghiên cứu xây dựng các quy định về thẩm quyền của tòaán cấp phúc thẩm trong việc hủy bản án hình sự sơ thẩm ở nước ta Vì vậyLuận văn góp phần bổ sung làm rõ hơn những vấn đề lý luận về Thẩm quyềncủa tòa án cấp phúc thẩm trong việc hủy bản án hình sự sơ thẩm; là tài liệutham khảo, phục vụ cho việc nghiên cứu học tập và giảng dạy về thủ tục nàytrong bộ môn Luật TTHS Việt Nam ở các cơ sở đào tạo Luật

Ngoài ra, luận văn có phân tích về thực tiễn quy định và thực tiễn ápdụng trong đó có phân tích chỉ ra những vấn đề cần hoàn thiện bao gồm cảnhững vấn đề thuộc về mang tính sửa đổi, bổ sung các điều luật, những vấnđề về tổ chức áp dụng các quy định về thẩm quyền của tòa án cấp phúc thẩmtrong việc hủy bản án hình sự sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Điện Biên để làm cơsở trong việc hoàn thiện chế định trên

Kết quả luận văn có đưa ra một số kiến nghị, giải pháp mang tính xâydựng dựa trên tính kế thừa của các công trình nghiên cứu và quan điểm củabản thân dựa trên cơ sở thực tiễn công tác tại tỉnh Điện Biên Qua đó xét dướikhía cạnh nhỏ, Luận văn có góp phần nào trong việc làm sáng tỏ thực tiễn các

Trang 11

quy định và áp dụng Thẩm quyền của tòa án cấp phúc thẩm trong việc hủybản án hình sự sơ thẩm, qua đó tạo điều kiện nâng cao chất lượng kiểm sátviệc áp dụng Thẩm quyền của tòa án cấp phúc thẩm trong việc hủy bản án hìnhsự sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Điện Biên trước xu thế cải cách tư pháp hiện nay.

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nộidung của đề tài gồm 02 chương:

Chương 1: Những vấn đề chung về thẩm quyền của Tòa án cấp phúc

thẩm trong hủy bản án hình sự sơ thẩm

Chương 2: Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện thẩm quyền của

tòa án cấp phúc thẩm trong việc hủy bản án hình sự sơ thẩm tại Tòa án nhândân tỉnh Điện Biên

Trang 12

Chương 1NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN CẤP PHÚC THẨM TRONG HỦY BẢN ÁN HÌNH SỰ SƠ THẨM

1.1 Khái niệm, đặc điểm về thẩm quyền của tòa án cấp phúc thẩmtrong việc hủy bản án hình sự sơ thẩm

- Khái niệm thẩm quyền của tòa án cấp phúc thẩm

Xét xử là hoạt động xem xét, đánh giá bản chất pháp lý của vụ việcnhằm đưa ra một phán xét về tính chất, mức độ pháp lý của vụ việc, từ đónhân danh Nhà nước đưa ra một phán quyết tương ứng với bản chất, mức độtrái hay không trái pháp luật của vụ việc2 Xét xử là chức năng thuộc về Tòaán, là một giai đoạn tố tụng quan trọng được tiến hành dưới hình thức phiêntòa nhằm nhân danh Nhà nước đưa ra một phán quyết theo một trình tự luậtđịnh những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án Xét xử phải được tiến hànhtrên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc luật định như: Tòa án xét xử độc lập và chỉtuân theo pháp luật, xét xử tập thể, xét xử công khai, bảo đảm quyền bìnhđẳng trước Tòa án, bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo…Trong khoa họcLuật TTHS đưa ra nhiều khái niệm xét xử phúc thẩm Tuy các khái niệm đócó cách diễn đạt khác nhau, nhưng đều khá thống nhất về những yếu tố cơ bảnxuất phát từ tinh thần quy định của BLTTHS3 Theo tinh thần đó, xét xử phúcthẩm được hiểu là một giai đoạn của TTHS, trong đó Tòa án cấp trên trực tiếpxét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơthẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc khángnghị nhằm kiểm tra tính có căn cứ, tính hợp pháp và khắc phục những sai lầmcủa Tòa án cấp sơ thẩm, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp phápcủa tổ chức, cá nhân Đối tượng xét xử phúc thẩm là toàn bộ hay một phần

Nội tr.869

Trang 13

nội dung bản án sơ thẩm đã tuyên đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luậtbị kháng cáo, kháng nghị Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm cũng có thể xemxét những phần khác của bản án hoặc quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm cóliên quan đến kháng cáo Nếu có kháng cáo về những vấn đề chưa được xétxử ở cấp sơ thẩm thì Tòa án cấp phúc thẩm cũng không có trách nhiệm phảigiải quyết Tòa án xét xử phúc thẩm có nhiệm vụ xem xét, đánh giá lại sự thậtcủa vụ án trên cơ sở những chứng cứ cũ và chứng cứ mới được bổ sung ở cấpphúc thẩm, đồng thời thực hiện chức năng giám đốc xét xử của Tòa án cấptrên đối với Tòa án cấp dưới, kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của bảnán, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật Trong quá trình thực hiệnhai nhiệm vụ này, Tòa án cấp phúc thẩm có khả năng phát hiện, khắc phục vàsửa chữa những sai lầm, thiếu sót trong việc xét xử sơ thẩm, đồng thời thôngqua việc phát hiện sửa chữa sai lầm này thì Tòa án cấp phúc thẩm đã hướngdẫn Tòa án cấp dưới, đảm bảo việc áp dụng pháp luật đúng đắn và thống nhất.Sau khi xem xét, đánh giá toàn bộ tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án vàđược thẩm tra tại phiên tòa, HĐXX phúc thẩm có các quyền sau: Một là,không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm; Hailà, sửa bản án sơ thẩm; bản án là, hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ ánđể điều tra lại hoặc xét xử lại; Bốn là, hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án4.Như vậy, Xét xử phúc thẩm có thể được hiểu là một giai đoạn trong TTHStheo đó thì TAND cấp trên có thẩm quyền xét xử lại vụ án hình sự sau khi đãcó bản án, quyết định của TAND cấp dưới chưa có hiệu lực pháp luật nhưngbị kháng cáo, kháng nghị thì phúc thẩm

Vậy thẩm quyền xét xử cấp phúc thẩm là gì ?

Khái niệm về thẩm quyền, thẩm quyền của Tòa án được hiểu với

nhiều góc độ khác nhau, theo đó thẩm quyền “quyền chính thức được xem xét

Trang 14

để kết luận và định đoạt, quyết định một vấn đề”5 và thẩm quyền của Tòa án

là “quyền xem xét và quyền giải quyết vụ án (bản án gồm ra bản án và các

quyết định khác) trong hoạt động xét xử của Tòa ăn theo quy định của phápluật”6 hoặc Thẩm quyền của Tòa án là “tổng hợp các quyền mà pháp luật quy

định cho Tòa án được xét xử những vụ án cụ thể và quyết định đối với cácvấn đề về nội dung vụ ăn hoặc đảm bảo cho việc xét xử trong giới hạn hoặcphạm vi nhất định”7 hoặc Thẩm quyền xét xử là “tổng hợp các quyền theo

quy định của pháp luật để Tòa án nhân dân giải quyết các tranh chấp trongxã hội thông qua việc xem xét, đánh giá, phán quyết có tính cưỡng chế củaNhà nước”8 Dưới góc độ pháp luật TTHS quy định về thẩm quyền xét xử

phúc thẩm chính “là sự thể hiện của việc Tòa án cấp phúc thẩm dùng các

quyền được pháp luật quy định để áp dụng khi thụ lý giải quyết một vụ ánhình sự ở giai đoạn xét xử phúc thẩm”9 Mặc dù khái niệm thẩm quyền, thẩmquyền xét xử phúc thẩm được xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau, nhưngđều xác định thẩm quyền của Tòa án cấp phúc thẩm là tập hợp các quyềnkhác nhau của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án đó là: Thẩm quyền vềmặt nội dung và thẩm quyền về mặt hình thức, trong đó:

Thẩm quyền về mặt hình thức (hay còn gọi là thẩm quyền xem xét) là

việc tòa án cấp phúc thẩm xác định các vụ án hình sự, các bản án, quyết địnhcủa tòa án cấp sơ thẩm nào thuộc thẩm quyền xem xét của tòa án cấp phúcthẩm và giới hạn, phạm vi, mức độ xem xét của tòa án cấp phúc thẩm đối vớivụ án hình sự đó Tóm lại thẩm quyền về mặt hình thức xác định tòa án cấpphúc thẩm có quyền xem xét cái gì, ở mức độ, giới hạn nào;

Nội, tr 459.

Nội, tr 701.

Tiến sĩ Luật học, Hà Nội tr 22

nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng”, luận văn Thạc sĩ Luật học, tr 15.

9 Trần Đức Kiên (2020), “Phạm vi xét xử phúc thẩm theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn Tòa án

nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng”, luận văn Thạc sĩ Luật học, tr 18.

Trang 15

Thẩm quyền về nội dung (hay còn gọi là thẩm quyền quyết định) là

việc xác định các quyền của TAND cấp phúc thẩm trong việc quyết định cácvấn đề cụ thể của vụ án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm nhưng bị xem xét vàxét xử lại ở giai đoạn xét xử phúc thẩm

Như vậy, thẩm quyền về hình thức của TAND cấp phúc thẩm baogồm thẩm quyền xét xử phúc thẩm và phạm vi xét xử phúc thẩm; Còn thẩmquyền về nội dung (hay còn gọi là thẩm quyền quyết định) của TAND cấpphúc thẩm là việc thể hiện ở các quyền hạn của Tòa án phúc thẩm khi xét xửtheo thủ tục phúc thẩm các vụ án hình sự bị kháng cáo hoặc kháng nghị Cóthể thấy, phạm vi xét xử (thẩm quyền về hình thức) và quyền hạn của Toà áncấp phúc thẩm (thẩm quyền nội dung) có quan hệ qua lại biện chứng Vềphạm vi xét xử, Toà án cấp phúc thẩm không chỉ xem xét phần bản án bịkháng cáo, kháng nghị, mà còn có thể xem xét toàn bộ vụ án Tuy nhiên, vềthẩm quyền nội dung thì Toà án cấp phúc thẩm chỉ có quyền: a) Không chấpnhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm; b)Sửa bản án, quyết định sơ thẩm theo hướng giảm nhẹ cho bị cáo (kể cả cókháng cáo hay không có kháng cáo); c) Sửa bản án, quyết định sơ thẩm theohướng tăng nặng đối với bị cáo nếu có kháng cáo của bị hại, kháng nghị củaViện kiểm sát theo hướng đó; d) Sửa quyết định bồi thường dân sự nếu cókháng cáo, kháng nghị về vấn đề đó Trong phạm vi giới hạn nghiên cứu củaluận văn, tác giả sẽ phân tích thẩm quyền xét xử phúc thẩm dưới góc độ thẩmquyền về nội dung (hay còn gọi là thẩm quyền quyết định) là việc xác địnhcác quyền của TAND cấp phúc thẩm trong việc quyết định các vấn đề cụ thểcủa vụ án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm

- Khái niệm về hủy bản án hình sự sơ thẩm

Theo Từ điển Tiếng Việt thì hủy là “làm cho không còn tồn tại hoặc

không còn có giá trị nữa”10 Bản án (trong trường hợp này là bản án hình sự)

Trang 16

là văn bản áp dụng pháp luật thể hiện phán quyết của Tòa án trong xét xử vụ

án hình sự Theo cách hiểu này thì “hủy bản án” là cách thức làm cho một bản

án chưa có hiệu lực pháp luật của của Tòa án cấp sơ thẩm không còn giá trịnữa để có hiệu lực thi hành (huỷ ở cấp phúc thẩm) hay làm cho bản án đã cóhiệu lực thi hành không còn hiệu lực thi hành nữa (huỷ ở thủ tục giám đốcthẩm, tái thẩm) Cùng với việc huỷ bản án là một loạt vấn đề đặt ra tiếp theolà vì sao phải hủy bản án (căn cứ huỷ bản án)? Chủ thể nào được trao thẩmquyền hủy bản án? Hậu quả pháp lý của việc hủy bản án là gì? Trong phápluật TTHS Việt Nam, huỷ bản án hình sự được hiểu là huỷ toàn bộ bản ánchưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang có hiệu lực pháp luật hoặc huỷ mộtphần bản án đó, nếu các phần khác của bản án không ảnh hưởng đến phần bản

án bị huỷ Trong TTHS Việt Nam khi nói đến thuật ngữ “hủy bản án” sơ thẩm

hình sự cấp quận, huyện là nói đến thẩm quyền của HĐXX cấp phúc thẩmhoặc giám đốc thẩm, tái thẩm được quy định trong pháp luật hình sự Vớinhững nội dung nêu trên, hủy bản án trong TTHS được hiểu là một trongnhững quyền hạn của Tòa án cấp trên trong quá trình xét xử phúc thẩm vụ ánhoặc xét lại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án cấp dướitheo thủ tục luật định, nếu xét thấy có căn cứ theo quy định của pháp luật, nhằmhủy bỏ một phần hay toàn bộ bản án đó để điều tra lại, xét xử lại hoặc đìnhchỉ vụ án11 Dưới phạm vi nghiên cứu đề tài, tác giả chỉ giới hạn nghiên cứuviệc hủy bản án hình sự sơ thẩm theo thẩm quyền của HĐXX cấp phúc thẩm

Vậy hủy bản án trong giai đoạn xét xử phúc thẩm được hiểu như thế nào?Theo Từ điển Luật học thì Tòa án cấp phúc thẩm có thẩm quyền hủybản án sơ thẩm, chuyển hồ sơ để điều tra lại hoặc xét xử lại và hủy bản án sơthẩm, đình chỉ vụ án Khi hủy án sơ thẩm để xét xử lại, Tòa án cấp phúc thẩmkhông quyết định trước những chứng cứ mà Tòa án cấp sơ thẩm cần phải

Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Luật học, tr 9.

Trang 17

chấp nhận hoặc cần phải phản bác bỏ; cũng như, không quyết định trước vềđiều khoản bộ luật và chế tài mà Tòa án cấp sơ thẩm sẽ phải áp dụng Đối vớitrường hợp hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án, nếu Tòa án cấp phúc thẩmxét thấy không có sự việc phạm tội hoặc hành vi của bị cáo không cấu thànhtội phạm thì ra quyết định hủy bản án sơ thẩm, tuyên bố bị cáo vô tội và đìnhchỉ vụ án12 Hủy bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án cấp phúc thẩm là mộtbiện pháp quan trọng góp phần hạn chế tình trạng oan, sai trong các bản án,quyết định của Tòa án; nhằm bảo vệ quyền con người, đảm bảo tính đúng đắncác phán quyết của Toà án trong giải quyết các vụ án hình sự Cách thức trìnhtự tiến hành xét xử lại vụ án hoặc xem xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án,quyết định sơ thẩm đối với vụ án chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo,kháng nghị theo quy định của pháp luật Mục đích của việc xét xử phúc thẩmlà nhằm kiểm tra lại tính hợp pháp, tính có căn cứ của bản án, quyết định sơthẩm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng,sửa chữa những sai lầm và vi phạm của tòa án sơ thẩm nhằm bảo đảm việc ápdụng thống nhất pháp luật Việc xét xử phúc thẩm chỉ phát sinh khi có khángcáo của những người có quyền kháng cáo hoặc kháng nghị của Viện kiểm sátnhân dân HĐXX chỉ xét xử đối với những vụ án mà bản án bị kháng cáo,kháng nghị Phần còn lại không bị kháng cáo, kháng nghị chỉ được xem xét nếucó điểm cần được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo Khi xét xử Tòa áncấp phúc thẩm có quyền bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơthẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại Bản án và quyếtđịnh của Tòa án cấp phúc thẩm có hiệu lực pháp luật ngay sau khi tuyên án

Trong quyền hạn của tòa án cấp phúc thẩm nêu trên thì quyền giữnguyên bản án sơ thẩm là do Toà án cấp sơ thẩm không có vi phạm nghiêmtrọng thủ tục tố tụng và áp dụng pháp luận đúng đắn (có căn cứ và hợp pháp)

12 Viện Khoa học pháp lý (2006) Từ điển Luật học, Sđd, tr 404.

Trang 18

Đối với thẩm quyền hủy bản án trong giai đoạn phúc thẩm là khi Tòa án cấpphúc thẩm phát hiện bản án của Tòa án cấp sơ thẩm có những vi phạmnghiêm trọng thủ tục tố tụng trong việc chứng minh (thu thập, đánh giá chứngcứ), trong việc áp dụng pháp luật nội dung hay ở vi phạm tố tụng khác ở mứcđộ đáng kể; đồng thời những vi phạm này Tòa án cấp phúc không thể khắcphục được thì hủy bỏ bản án sơ thẩm này Tùy theo tính chất vi phạm của bảnán sơ thẩm mà Tòa án cấp phúc thẩm quyết định hủy bản án để điều tra lại,xét xử lại hoặc đình chỉ vụ án Theo đó, Bản án cấp phúc thẩm hủy bản án đểđiều tra lại là trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm nhận thấy việc điều tra ở cấpsơ thẩm không đầy đủ như: Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian,địa điểm và những hình thức khác của hành vi phạm tội; Ai là người thực hiệnhành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực tráchnhiệm hình sự hay không; mục đích động cơ phạm tội; Những tình tiết giảmnhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhânthân của bị can, bị cáo; Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gâyra; Nguyên nhân và điều kiện phạm tội; Những tình tiết khác liên quan đếnviệc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt Đối chiếu với những quyđịnh trên chủ tọa phiên tòa cũng cần xem xét những vấn đề như: Các thủ tụctrong điều tra, truy tố đã bảo đảm đúng và đầy đủ theo quy định của pháp luậthay không; Hành vi của các bị cáo có đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm haykhông; tội danh và điều khoản mà VKS truy tố có phù hợp không; Có cần xửlý vật chứng hoặc áp dụng biện pháp bảo đảm việc bồi thường thiệt hại trướckhi xét xử không… Việc điều tra không đầy đủ làm cho việc xác định sự thậtvụ án không được khách quan và toàn diện Tòa án cấp phúc thẩm chỉ hủy ánsơ thẩm để điều tra lại khi việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mànhững vấn đề chưa đầy đủ ảnh hưởng đến xác định sự thật vụ án còn nếukhông ảnh hưởng đến việc xác định sự thật vụ án thì không được hủy bản ánsơ thẩm Ngoài điều kiện điều tra không đầy đủ thì việc hủy bản án sơ thẩm

Trang 19

còn phải bảo đảm điều kiện là Tòa án cấp phúc thẩm không thể bổ sung được,còn nếu có khả năng bổ sung thì bản án sơ thẩm không bị hủy mà Tòa án cấpphúc thẩm phải bổ sung, ví dụ: nếu trong giai đoạn xét xử phúc thẩm bị cáocó biểu hiện tâm thần mà trước đó bị cáo không có thì Tòa cấp phúc thẩmphải trưng cầu giám định để xác định năng lực trách nhiệm hình sự của bị cáo,chứ không lấy lý do này để hủy án sơ thẩm Việc điều tra không đầy đủthường hay gắn liền vi phạm thủ tục tố tụng như: truy tìm vật chứng, xác địnhdấu vết, định giá tài sản,…

+ Bản án cấp phúc thẩm hủy bản án để xét xử lại từ cấp sơ thẩm làtrường hợp vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong xét xử sơ thẩm (nhưHĐXX sơ thẩm không đúng luật định hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác vềthủ tục tố tụng ) có sai lầm trong áp dụng luật nội dung nhưng Toà án cấp sơthẩm không tự mình sửa được nhằm bảo đảm nguyên tắc không làm xấu đitình trạng bị cáo và bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo Ví dụ, người đượcTòa án cấp sơ thẩm tuyên không phạm tội nhưng có căn cứ cho rằng người đóđã phạm tội

Ngoài quyền hạn hủy bản án để điều tra, xét xử lại, Tòa án cấp phúcthẩm còn có quyền hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án, bản án gồm haitrường hợp: Trường hợp hủy bản án sơ thẩm, tuyên bố bị cáo không phạm tộivà đình chỉ vụ án là khi Tòa án cấp phúc thẩm với tư cách là một cấp xét xử,có quyền ra bản án hình sự xác định bị cáo có phạm tội hay không Vì vậynếu có căn cứ khẳng định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấuthành tội phạm, Tòa án cấp phúc thẩm tự mình tuyên bị cáo không có tội vàđình chỉ vụ án để đảm bảo kịp thời khôi phục danh dự và đảm bảo quyền lợicho bị cáo; Trường hợp hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án là khi Tòa áncấp phúc thẩm xác định có một trong các căn cứ không đủ điều kiện truy cứutrách nhiệm hình sự đối với người phạm tội như bị cáo chưa đến tuổi chịutrách nhiệm hình sự; người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hay

Trang 20

quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; hết thời hiệu truy cứu tráchnhiệm hình sự; bị cáo chết trong giai đoạn xét xử phúc thẩm… Các căn cứtrên cũng chính là các căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự và cũng lànhững sai lầm, vi phạm nghiêm trọng trong việc áp dụng BLHS và BLTTHS.Những căn cứ này có thể xuất hiện trước khi khởi tố vụ án mà các cơ quantiến hành tố tụng cấp sơ thẩm không phát hiện được nên vẫn kết án bị cáonhưng cũng có thể xuất hiện sau khi Tòa án cấp sơ thẩm xét xử Như vậy, hủybản án trong giai đoạn xét xử phúc thẩm là quyền của HĐXX phúc thẩmtrong quá trình xem xét bản án chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp sơthẩm bị kháng cáo, kháng nghị, xét thấy có căn cứ theo quy định của phápluật, nhằm hủy bỏ một phần hay toàn bộ nội dung bản án đó để điều tra lại,xét xử lại hoặc đình chỉ vụ án

Trên cơ sở các phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm thẩm quyền củatoà án cấp phúc thẩm trong việc hủy bản án hình sự sơ thẩm như sau:

Thẩm quyền của toà án cấp phúc thẩm trong việc hủy bản án hình sựsơ thẩm là tổng hợp các quyền mà BLTTDS quy định cho phép Hội đồng xétxử phúc thẩm kiểm tra lại tính hợp pháp, tính có căn cứ của bản án hình sựsơ thẩm khi có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, sai lầm nghiêm trọngtrong áp dụng BLHS hoặc áp dụng pháp luật khác mà chưa có hiệu lực phápluật của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị nhằm hủy bỏ một phầnhay toàn bộ nội dung bản án đó để điều tra lại, xét xử lại hoặc đình chỉ vụ án.

- Đặc điểm về thẩm quyền của toà án cấp phúc thẩm trong việc hủybản án hình sự sơ thẩm

Thứ nhất, Cơ sở phát sinh thẩm quyền xét xử phúc thẩm trong việc

hủy bản án hình sự sơ thẩm

Thẩm quyền xét xử phúc thẩm trong việc hủy bản án của Tòa án cấptrên được được phát sinh dựa trên cơ sở những vụ án hình sự mà bản án bịkháng cáo, kháng nghị Cơ sở để tòa án cấp trên thực thi quyền này là khi bản

Trang 21

án của Tòa án cấp dưới bị kháng cáo hay kháng nghị làm phát sinh thủ tụcphúc thẩm Thủ tục phúc thẩm được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc hai cấpxét xử, nội dung của nguyên tắc này là bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghịphải được xét xử lại ở cấp phúc thẩm, còn nếu không bị kháng cáo, khángnghị trong thời hạn pháp luật quy định thì có hiệu lực thi hành Điều 333BLTTHS 2015 quy định thời hạn kháng cáo đối với bản án hình sự sơ thẩm là15 ngày, kể từ ngày tuyên án; còn thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơthẩm hình sự là 07 ngày, kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận đượcquyết định Như vậy, về nguyên tắc thì đối với những kháng cáo thực hiệnngoài thời hạn luật định được gọi là kháng cáo quá hạn sẽ không được chấpnhận Nhưng để đảm bảo tính ổn định của bản án, quyết định sơ thẩm, nếu cólý do chính đáng thì TAPT vẫn có thể xem xét chấp nhận kháng cáo quá hạnđó nhằm bảo đảm quyền lợi của người kháng cáo, vì lý do của việc kháng cáoquá hạn đó không phải do lỗi của họ Các lý do đó có thể là do thiên tai, lũlụt; do ốm đau, tai nạn phải nằm viện điều trị,… khiến cho các chủ thể thamgia giai đoạn xét xử sơ thẩm dù muốn cũng không thể kháng cáo trong thờihạn quy định được (Điều 345 BLTTHS 2015 quy định về Kháng cáo quáhạn) Việc xét lý do kháng cáo quá hạn phải được thực hiện trước khi mởphiên tòa phúc thẩm, không phụ thuộc vào việc ngoài bị cáo, đương sự khángcáo quá hạn, trong vụ án hình sự còn có kháng cáo của các bị cáo hoặc đươngsự khác trong thời hạn quy định tại Điều 333 BLTTHS năm 201513 Còn vềkháng nghị của VKSND, Điều 337 BLTTHS 2015 quy định: Thời hạn khángnghị của VKSND cùng cấp đối với bản án của TAND cấp sơ thẩm là 15 ngày,của VKSND cấp trên trực tiếp là 30 ngày, kể từ ngày Tòa án cấp sơ thẩmtuyên án; Thời hạn kháng nghị của VKSND cùng cấp đối với quyết định củaTAND cấp sơ thẩm là 07 ngày, của VKSND cấp trên trực tiếp là 15 ngày, kểtừ ngày Tòa án cấp sơ thẩm ra quyết định Riêng đối với trách nhiệm thực

Trang 22

hành quyền công tố và kiểm sát xét xử, thì kháng nghị của VKSND quá hạnvới bất 23 kỳ lý do gì cũng không được xem xét (Luật tố tụng không quy địnhvề kháng nghị quá hạn giống như Điều 335 BLTTHS 2015 quy định về khángcáo quá hạn)14 Vậy nên, kháng nghị quá hạn sẽ không làm phát sinh giai đoạnxét xử phúc thẩm, cũng đồng nghĩa với việc không làm phát sinh phạm vi xétxử phúc thẩm vụ án hình sự.

Bên cạnh đó sơ sở phát sinh thẩm quyền xét xử phúc thẩm trong việchủy bản án hình sự sơ thẩm còn phụ thuộc vào phạm vi xét xử phúc thẩm,theo đó với thủ tục phúc thẩm thì phạm vi xét xử được xác định như sau:

“Tòa án cấp phúc thấm xem xét phần nội dung của bản án, quyết định bị

kháng cáo, kháng nghị Nếu xét thấy cần thiết, có thể xem xét các phần kháccủa bản án, quyết định không bị kháng cáo, kháng nghị”15 Do đó, theo quyđịnh của luật, Tòa cấp phúc thẩm không chỉ được phép xét xử lại vụ án khicó kháng cáo, kháng nghị mà còn phải xét xử trong phạm vi kháng cáo,kháng nghị Việc xem xét các phần khác của vụ án không bị kháng cáo,kháng nghị chỉ được thực hiện nếu xét thấy cần thiết, đó là khi xét thấy ởphần không bị kháng cáo, kháng nghị có điểm cần được giảm nhẹ tráchnhiệm hình sự cho bị cáo

Thứ hai, thẩm quyền xét xử phúc thẩm trong việc hủy bản án hình sựsơ thẩm chỉ được thực hiện khi có các căn cứ theo luật định

Đây được xem là đặc điểm quan trọng nhất của quy định về thẩmquyền xét xử phúc thẩm trong việc hủy bản án hình sự sơ thẩm So vớiBLTTHS năm 2003 thì BLTTHS năm 2015 đã có sự thay đổi, bổ sung đầy đủhơn các trường hợp để Tòa án cấp trên làm căn cứ thực hiện quyền hủy bảnán Các trường hợp này được quy định tại các Điều 358, 359 (thủ tục phúcthẩm) nên có thể khái quát căn cứ hủy bản án thành ba nhóm chính sau:

Trang 23

- Khi có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng So với BLTTHS năm 2003 thì BLTTHS năm 2015 có bổ sung quyđịnh giải thích thế nào là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng16 Theo kháiniệm này vi phạm gồm hai đặc điểm: 1/ đó là phải có hành vi không thực hiệnhoặc có thực hiện nhưng thực hiện không đúng, không đầy đủ những quy địnhbắt buộc trong BLTTHS khi tiến hành tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng,người tiến hành tố tụng và 2/ đồng thời những hành vi này phải xâm phạmnghiêm trọng đến quyền lợi của bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự,bị đơn dân sự… hoặc làm cho việc giải quyết vụ án thiếu khách quan toàn diện

Việc xác định vi phạm tố tụng nào là nghiêm trọng tùy thuộc vào cácyếu tố như: nội dung vụ án, những quy định của luật hoặc quan điểm của mỗicơ quan tiến hành tố tụng Có vi phạm trong vụ án này là nghiêm trọng nhưngđối với vụ án khác thì lại chưa phải nghiêm trọng, ví dụ như: việc lấy lời khaicủa người làm chứng dưới 18 tuổi không mời cha mẹ tham dự là vi phạm.Nhưng nếu người làm chứng này chỉ là một trong nhiều người làm chứngkhác cùng khai giống nhau về một sự việc thì vi phạm này không ảnh hưởngđến việc xác định sự thật của vụ án Còn vụ án chỉ có duy nhất một người làmchứng dưới tuổi thì vi phạm này lại là nghiêm trọng…; Có những vi phạm chỉcần căn cứ vào quy định của BLTTHS cũng biết là nghiêm trọng, ví dụ như:Thẩm phán, Hội thẩm tham gia HĐXX là người theo quy định BLTTHS phảitừ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi, nhưng cũng có những vi phạm phảiqua đánh giá mới xác định có nghiêm trọng hay không, ví dụ như: người làmchứng vắng mặt mà sự vắng mặt của họ sẽ trở ngại cho việc xác định sự thậtcủa vụ án thì việc xét xử vắng mặt người làm chứng là vi phạm nghiêm trọng.Còn sự vắng mặt của họ không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật của vụ ánthì vi phạm đó không phải là nghiêm trọng Ngoài ra còn có những vụ án, cơquan tiến hành tố tụng cấp sơ thẩm cho rằng vi phạm là chưa nghiêm trọng

16 Quốc hội (2015) Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015, Hà Nội, điểm o khoản 1 điều 4.

Trang 24

nhưng Tòa án cấp trên lại cho rằng là nghiêm trọng Như vậy, để đánh giámột vi phạm là nghiêm trọng thủ tục tố tụng hay không thì phải gắn vi phạmđó với những tình tiết, yếu tố liên quan khác phát sinh trong từng vụ án cụthể Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng có thể xảy ra ở các giai đoạn tốtụng: điều tra, truy tố và xét xử, tùy vào vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụngxảy ra ở giai đoạn nào thì Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án để điều tra lạihoặc xét xử lại ở giai đoạn đó

- Khi có sai lầm nghiêm trọng trong áp dụng BLHS Bộ luật Hình sự quy định tội phạm và hình phạt, để xác định tội phạmthì các cơ quan tiến hành tố tụng phải có nghĩa vụ chứng minh và trên cơ sởđó ra các quyết định áp dụng pháp luật bảo đảm đúng người, đúng tội, đúngpháp luật; không làm oan người không phạm tội; không bỏ lọt tội phạm; mứchình phạt tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội Trong quá trình xét xử của mình, nếu xét thấy có căn cứ cho rằng VKS, Tòaán cấp sơ thẩm những vi phạm nghiêm trọng trong áp dụng BLHS như: truytố, xét xử không đúng tội danh, bỏ lọt tội phạm và người phạm tội hay xácđịnh sai khung hình phạt, áp dụng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệmhình sự, cho hưởng án treo, quyết định hình phạt, áp dụng biện pháp tư phápkhông đúng, hành vi không cấu thành tội phạm… mà Tòa án cấp phúc thẩmkhông thể khắc phục được được thì có quyền hủy bản án để điều tra, xét xửlại hoặc đình chỉ vụ án Điều đó cũng có nghĩa là khi thực hiện quyền hủy bảnán về tội phạm và hình phạt cũng phải căn cứ vào quy định của BLHS

- Khi có sai lầm nghiêm trọng trong áp dụng pháp luật khác Bộ luật TTHS năm 2015 bổ sung một trường hợp hủy bản án sơ thẩm

để xét xử lại là do “bản án sơ thẩm có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp

dụng pháp luật nhưng không thuộc trường hợp HĐXX phúc thẩm sửa bản án…”17 hay sửa đổi căn cứ hủy bản án để điều tra, xét xử lại là “Có sai lầm

Trang 25

nghiêm trọng trong việc áp dụng BLHS”18 thành “Có sai lầm nghiêm trọng

trong việc áp dụng pháp luật”19 Việc bổ sung vấn đề vi phạm pháp luật nói

chung hoặc thay thế từ “Bộ luật hình sự” bằng từ “pháp luật” cho thấy quan

điểm của nhà làm luật là những sai lầm nghiêm trọng không chỉ đối vớiBLTTHS hay BLHS mà còn đối với các quy định của pháp luật nói chunggồm cả Luật dân sự, Luật hành chính, Luật giao thông đường bộ… Vì vậy,khi xét xử vụ án hình sự thì Tòa án cấp trên vừa phải căn cứ vào quy định củaBLHS, BLTTHS vừa phải căn cứ vào các ngành luật khác có liên quan đến vụán để xem xét đánh giá tính có căn cứ trong bản án của Tòa án cấp dưới, nếuphát hiện có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật hoặc cónhững tình tiết mới phát sinh thì buộc phải hủy bản án của Tòa án cấp dưới

Thứ ba, Chủ thể thực hiện thẩm quyền xét xử phúc thẩm trong việchủy bản án hình sự sơ thẩm:

Trong giai đoạn xét xử nói chung, chủ thể xét xử vụ án tại phiên tòathuộc về HĐXX Do đó, chủ thể trực tiếp tiến hành các thủ tục xét xử phúcthẩm là HĐXX phúc thẩm HĐXX phúc thẩm gồm các Thẩm phán được bổnhiệm theo quy định của pháp luật, giữ ngạch Thẩm phán trung cấp hoặc caocấp công tác tại TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, TAND cấp cao,Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự trung ương HĐXX phúc thẩmđược thành lập theo sự phân công của Chánh án Tòa án có thẩm quyền xét xửphúc thẩm (thực hiện công tác xét xử đối với từng vụ án cụ thể)

1.2 Cơ sở quy định thẩm quyền của toà án cấp phúc thẩm trongviệc hủy bản án hình sự sơ thẩm

Thứ nhất, xuất phát từ sự chi phối của các nguyên tắc cơ bản của pháp

luật TTHS

Trong hệ thống các nguyên tắc của TTHS, có một số nguyên tắc mangtính chi phối trong quá trình xét xử phúc thẩm và quyết định hủy bản án củaTAND cấp phúc thẩm

Trang 26

- Nguyên tắc suy đoán vô tội

Hiến pháp là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất, là những quy phạmpháp luật cơ bản và quan trọng nhất của hệ thống pháp luật quốc gia Chính vìvậy suy đoán vô tội có ý nghĩa hết sức quan trọng và được quy định tại Điều 31trong Hiến pháp năm 201320 Cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, tại Điều 1BLTTHS năm 2015 được xây dựng và thực hiện theo 27 nguyên tắc cơ bản (từ

Điều 7 đến Điều 33), bổ sung và quy định nguyên tắc suy đoán vô tội: “Người bị

buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủtục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực phápluật…”21 Nguyên tắc suy đoán vô tội cũng mang ý nghĩa định hướng cho việcxây dựng và thực hiện pháp luật TTHS, tạo ra một hành lang pháp lý trong việcđiều chỉnh các quan hệ giữa các chủ thể tố tụng, duy trì trật tự và tạo điều kiệncho việc phát huy, bảo đảm các quyền cá nhân, sự công bằng, khách quan.Nguyên tắc suy đoán vô tội bảo vệ chính sách nhân đạo của pháp luật hình sự vàlợi ích chính đáng của người bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đặt ra yêu cầu caohơn cho những người tiến hành tố tụng trong việc chứng minh tội phạm: cơquan tư pháp, điều tra có trách nhiệm phải tìm được bằng chứng chứng minh vôtội song song với việc tìm bằng chứng chứng minh có tội Đề cao trách nhiệmcủa các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trước số phận chínhtrị, danh dự, nhân phẩm và quyền lợi của công dân, nguyên tắc suy đoán vô tội

là “lá chắn thép”22 bảo vệ quyền của người bị tình nghi, bị can, bị cáo, phòngchống oan sai, được xem là yếu tố căn bản, thể hiện rõ nhất việc tôn trọng vàbảo vệ các giá trị cao quý của con người Trên cơ sở của nguyên tắc này, TTHSquy định thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm nằm trong phạm vi bản án chưacó hiệu lực pháp luật và có kháng cáo, kháng nghị

22

https://tapchitoaan.vn/bai-viet/xay-dung-phat-luat/thuc-hien-nguyen-tac-suy-doan-vo-toi-trong-to-tung-hinh-su-viet-nam, Đinh Thế Hưng (2019), “Thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt

Nam”, Tạp chí Tòa án điện tử, ngày truy cập 15/06/2021

Trang 27

- Nguyên tắc chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm

Điều 27 BLTTHS năm 2015 quy định về nguyên tắc chế độ xét xử sơthẩm, phúc thẩm được bảo đảm trong TTHS23 Xét xử hai cấp là một nguyêntắc tiến bộ được áp dụng phổ biến trên thế giới và nhiều quốc gia Theo đó,bản án, quyết định sơ thẩm (xét xử lần thứ nhất) nếu có kháng cáo, khángnghị trong thời hạn luật định thì được chuyển lên Tòa án cấp trên trực tiếp xétxử lại (xét xử lần thứ hai - phúc thẩm) Thứ nhất, xét xử sơ thẩm là quá trìnhxét xử vụ án đó về nội dung, là thủ tục bắt buộc, theo đó Tòa án tổ chức phiêntòa, xem xét đánh giá chứng cứ, kết quả tranh tụng tại phiên tòa và đưa ra bảnán, quyết định Trong thời gian theo pháp luật quy định mà bản án đó khôngbị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực thi hành và dĩ nhiên Tòa án sẽ khôngxét xử lại vụ án đó nữa (trừ trường hợp xem xét lại theo thủ tục giám đốcthẩm, tái thẩm nếu có căn cứ và theo thủ tục đặc biệt) Thứ hai, nếu bản án,quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn luật định thì trongtrường hợp này bản án, quyết định đó chưa có hiệu lực thi hành Việc xét xử ởcấp tiếp theo là bắt buộc, đây được gọi là xét xử ở cấp phúc thẩm Thứ ba, xétxử phúc thẩm có ý nghĩa đảm bảo cho bản án, quyết định của Tòa án đượcphán quyết thận trọng, khách quan, chính xác, có căn cứ, đúng pháp luật; đảmbảo cho Tòa án cấp trên giám sát hoạt động xét xử của Tòa án cấp dưới, khắcphục sai lầm của Tòa án cấp dưới bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp củaNhà nước, tổ chức, của cá nhân Qua nguyên tắc này có thể thấy, đây lànguyên tắc cơ bản, cốt lõi hình thành cấp xét xử phúc thẩm Đúng với bảnchất của xét xử phúc thẩm, theo nguyên tắc này thì sau khi xét xử sơ thẩm,nếu bản án chưa có hiệu lực pháp luật mà có kháng cáo, kháng nghị thì vụ ánsẽ được Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại Đây cũng là căn cứ để xác định, tínhchất nhiệm vụ, quyền hạn của HĐXX phúc thẩm24

và thực tiễn thi hành tại Toà án nhân dân thành phố Hà Nội”, luận văn Thạc sĩ luật học, Hà Nội, tr 14-15.

Trang 28

- Nguyên tắc đảm bảo tranh tụng trong xét xử

Nguyên tắc này thay thế cho nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳngtrước toà án được quy định tại BLTTHS năm 2015 với những nội dung mớibảo đảm tranh tụng trong xét xử, thực hiện yêu cầu của cải cách tư pháp Trêncơ sở bổ sung nguyên tắc tranh tụng trong xét xử, BLTTHS năm 2015 có cácnội dung sửa đổi, bổ sung để cụ thể hóa nguyên tắc này, bảo đảm nguyên tắctranh tụng đầy đủ sẽ bảo vệ các quyền của người bị buộc tội, nhất là quyền tự

bào chữa, quyền nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa Cụ thể: “Trong quá

trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, Điều tra viên, Kiểm sát viên, ngườikhác có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người bị buộc tội, người bào chữa vàngười tham gia tố tụng khác đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứngcứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụán”25 Các quy định này có ý nghĩa rất quan trọng nhằm bảo đảm quyền tự

bào chữa, bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tranh tụng tại phiên tòa củabị can, bị cáo Bên cạnh đó, tại Điều 75 BLTTHS năm 2015 quy định cụ thểvề quyền lựa chọn người bào chữa, tạo thuận lợi về thủ tục cho người bị bắt,người bị tạm giữ, bị can, bị cáo được tiếp cận với người bào chữa, đồng thờicòn bổ sung quy định người thân thích của người bị buộc tội có quyền lựachọn người bào chữa26 Để bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử,BLTTHS năm 2015 đã bổ sung nhiều quy định, cụ thể: Tòa án có trách nhiệmtạo điều kiện cho KSV, bị cáo, người bào chữa, những người tham gia tố tụngkhác thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình và tranh tụng dân chủ, bìnhđẳng trước Tòa án; Quy định trách nhiệm của Tòa án trong việc giải quyếtyêu cầu, đề nghị của KSV, người tham gia tố tụng về việc cung cấp, bổ sungchứng cứ; sự có mặt của người bào chữa; người giám định, người định giá,người dịch thuật; Điều tra viên (ĐTV) và những người khác (quy định tại cácĐiều 279, 291, 292, 293, 294, 295, 296)

Trang 29

Như vậy, có thể thấy rằng bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xửcó ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp các cơ quan tiến hành tố tụng có cơ sở,điều kiện bình đẳng giống nhau trong việc thu thập, củng cố đầy đủ các chứngcứ, tài liệu, tạo cơ sở, căn cứ vững chắc cho việc truy tố, buộc tội và đưa racác ý kiến tranh tụng nhằm bảo vệ quyền lợi cho cá nhân, tổ chức, cũng nhưqua đó giúp chứng minh các tình tiết đúng đắn, khách quan của vụ án Đồngthời, thông qua đó cũng cho thấy rằng ngoài các cơ quan tiến hành tố tụng thìngười tham gia tố tụng cũng có quyền tranh luận giữ ý kiến của mình vềnhững vấn đề đưa ra trong vụ án tại phiên tòa

- Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa

Ở nước ta, nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa trong TTHS được ghinhận tại tất cả các bản Hiến pháp Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, BLTTHSnăm 2015 đã có các sửa đổi, bổ sung quan trọng nhằm bảo đảm quyền bàochữa trong TTHS Cụ thể: BLTTHS năm 2015 đã dành một chương (chươngV) với 11 Điều, từ Điều 72 đến Điều 82 để quy định các vấn đề liên quan đếnbảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội nhằm bảo đảm quyền nàyđược thực hiện tốt, khả thi trong thực tế Việc sắp xếp các quy định liên quanđến bào chữathành một chương riêng tạo sự thống nhất, khoa học của các quyđịnh; đồng thời giúp cho việc áp dụng quy định thuận lợi hơn, khẳng định vịtrí quan trọng của bào chữa Với các điều chỉnh quan trọng trên, BLTTHSnăm 2015 đã tạo cơ chế, điều kiện để người có quyền bào chữa, người bàochữa thực hiện tốt quyền của mình; các bên chủ thể trong tố tụng bình đẳngvới nhau trong việc thu thập, kiểm tra chứng cứ, bình đẳng trong việc bày tỏquan điểm, đưa ra các yêu cầu và tranh luận trước các cơ quan tiến hành tốtụng; đồng thời ràng buộc, đề cao trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tốtụng trong việc bảo đảm thực hiện quyền bào chữa cho người bị buộc tội, bảođảm hoạt động điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự khách quan, toàn diện vàđúng pháp luật, tránh làm oan người vô tội

Trang 30

- Nguyên tắc độc lập xét xử của thẩm phán, hội thẩm

Đây là nguyên tắc hiến định bảo đảm cho việc xét xử đúng người,

đúng tội,đúng pháp luật và được tiếp tục ghi nhận trong BLTTHS với tư cáchlà một trong những nguyên tắc cơ bản, quan trọng nhất của TTHS Khi xétxử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập Nội dung này bảo đảm tính khách quan,công bằng của các quyết định do Tòa án đưa ra, đề cao trách nhiệm và tính tựchủ của Thẩm phán và Hội thẩm, bảo đảm chất lượng của hoạt động xét xử.Tính độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm thể hiện trong mối quan hệ của họvà Tòa án với các cơ quan, với những người khác, trong quan hệ với các cấpxét xử Thẩm phán và Hội thẩm độc lập khi xét xử có nghĩa là khi tiến hànhxét xử họ không bị lệ thuộc vào những ý kiến của những cơ quan, tổ chức,người có chức vụ quyền hạn hay một người nào đó, không phụ thuộc vào ýkiến của những cơ quan, những người tiến hành và tham gia tố tụng Khôngmột ai, không một cơ quan, tổ chức nào có quyền can thiệp vào hoạt động xétxử của Thẩm phán và Hội thẩm; không ai, không một tổ chức nào có thể dùngáp lực và tác động đối với họ trong quá trình giải quyết vụ án Khi xét xử,Thẩm phán và Hội thẩm độc lập với nhau Thẩm phán và Hội thẩm là thànhviên của HĐXX độc lập với nhau trong việc nghiên cứu hồ sơ, xem xét đánhgiá chứng cứ và đưa ra các kết luận về sự việc phạm tội và người thực hiện tộiphạm, không lệ thuộc vào quan điểm, chính kiến của thành viên khác trongHĐXX Để bảo đảm sự độc lập của Hội thẩm trong khi xét xử

Bộ luật TTHS quy định Thẩm phán phải là người biểu quyết sau cùngđể không ảnh hưởng đến tính độc lập của Hội thẩm, các vấn đề của vụ án đềuphải được giải quyết bằng cách biểu quyết và quyết định theo đa số Sự độclập của Thẩm phán và Hội thẩm khi xét xử được bảo đảm bằng một loạt cácyếu tố,trong đó có các chế độ bổ nhiệm Thẩm phán và chế độ bầu Hội thẩmnhân dân, tính tự chủ của họ Sự độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm khi xétxử còn được thể hiện trong quan hệ giữa các cấp xét xử Tòa án cấp trên

Trang 31

không được quyết định hoặc gợi ý cho Tòa án cấp dưới trước khi xét xử mộtvụ án cụ thể Đồng thời, khi xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, Thẩm pháncũng không bị lệ thuộc bởi các nhận định, những phán quyết của Tòa án cấpdưới Khi xét xử Thẩm phán và Hộithẩm chỉ tuân theo pháp luật Điều này cónghĩa rằng khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân phải tuân thủ, phảidựa vào các quy định của pháp luật để giải quyết vụ án, chứ không được tùytiện, chủ quan trong việc áp dụng pháp luật Khi thực hiện hoạt động xét xử,hoạt động gắn liền với việc củng cố pháp chế và trật tự pháp luật, Thẩm phánvà Hội thẩm càng phải nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật

- Nguyên tắc tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số

Tòa án xét xử tập thể có nghĩa là một bản án hay quyết định của Tòaán không do cá nhân một Thẩm phán hay Hội thẩm nhân dân quyết định màphải do một tập thể hội đồng (ít nhất là ba thành viên) quyết định và được tiếnhành theo đúng thủ tục tố tụng đã được pháp luật quy định Việc xét xử củatòa án liên quan đến tính mạng, sức khỏe, tự do, danh dự, nhân phẩm và tàisản của công dân, tài sản của nhà nước, của tập thể, an ninh quốc gia, trận tựan toàn xã hội, trật tự pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa Vì vậy cần phảiđược tiến hành một cách thận trọng Do đó, hiến pháp và pháp luật quy địnhtòa án phải xét xử tập thể và quyết định theo đa số Ngoài ra, để đảm bảo choviệc xử lí vụ án được thận trọng, khách quan tại Điều 10 Luật tổ chức TANDnăm 2014 và tại Điều 24 BLTTHS năm 2015 cũng quy định Toà án xét xử tập

thể và quyết định theo đa số: “Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số,

trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn do Bộ luật này quy định”27 Kếtquả của hoạt động xét xử là kết quả hoạt động chung của HĐXX Như vậy,nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số góp phần bảo đảmcho quá trình tiến hành tố tụng thực hiện một cách thống nhất, là cơ sở quantrọng cho việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân, quyền và lợi ích

Trang 32

hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong TTHS; góp phần động viên, tạo điều kiệnđể các cơ quan, tổ chức và mọi người tham gia vào việc đấu tranh phòng ngừavà chống tội phạm, tăng cường dân chủ trong TTHS; góp phần định hướngxây dựng pháp luật TTHS

Thứ hai, Xuất phát từ yêu cầu bảo vệ quyền con người, quyền công

dân của bị cáo trong TTHS

Tố tụng hình sự là quá trình giải quyết vụ án hình sự theo quy địnhcủa pháp luật bao gồm các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thihành án hình sự Mỗi giai đoạn thực hiện một nhiệm vụ nhất định nhưng cùnghướng đến mục đích chung là giải quyết mọi vấn đề của vụ án hình sự Tuyđộc lập, nhưng mỗi giai đoạn vẫn nằm trong mối quan hệ khăng khít với nhauvà tạo thành một trình tự thống nhất; giai đoạn trước là tiền đề cho việc thựchiện nhiệm vụ của giai đoạn sau, giai đoạn sau kiểm tra giai đoạn trước Mỗigiai đoạn tố tụng do một chủ thể thực hiện, nhưng các chủ thể có quan hệ chặtchẽ với nhau, vừa phối hợp vừa kiểm soát lẫn nhau để giải quyết đúng đắn vụán hình sự Hoạt động này trước hết sẽ bảo vệ quyền lợi cho người bị hạitrước sự xâm phạm của tội phạm Bảo vệ quyền con người trong TTHS cómột ý nghĩa đặc biệt quan trọng, trong hoạt động này, tính quyền lực hay sứcmạnh cưỡng chế của nhà nước tạo nên sự bất bình đẳng cho các bên khi thamgia quan hệ pháp luật tố tụng dẫn đến quyền con người trong TTHS lại làquyền dễ bị xâm phạm, dễ bị tổn thương nhất và hậu quả để lại cũng nghiêmtrọng nhất khi nó động chạm đến quyền sống; quyền được bảo vệ không bị tratấn, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo; quyền không bị bắt, giam giữ tùy tiện… Dođó, hoạt động TTHS trong mọi quốc gia phải thận trọng và chú trọng việc bảovệ quyền con người, cụ thể là đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bị can,bị cáo, giảm thiểu các nguy cơ xâm phạm một cách bất hợp pháp Quyền conngười trong TTHS được đảm bảo trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sựtừ giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, ngay cả khi bản án có hiệu lực

Trang 33

pháp luật và đã được đưa ra thi hành Trong các giai đoạn tố tụng này, cơquan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng phải tuân thủ các quy địnhpháp luật, tôn trọng quyền con người của những người tham gia tố tụng, đặc biệtlà những người bị buộc tội Ở quá trình đó, Tòa án là trung tâm của hoạt độnggiải quyết vụ án, ra bản án quyết định sinh mệnh của một con người nhằm giải

quyết được nhiệm vụ chung của TTHS là “bảo đảm phát hiện chính xác và xử lý

công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa ngăn chặn tội phạm,không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội”, đồng thời “góp phần bảovệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủnghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cánhân, giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa vàchống tội phạm”28 TAND được tổ chức độc lập theo thẩm quyền xét xử với chếđộ xét xử hai cấp được đảm bảo, nếu bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghịthì vụ án được xét xử phúc thẩm Như vậy, để giải quyết một vụ án hình sự mộtcách chính xác có thể phải thông qua một hay nhiều cấp Tòa án khác nhau, tựanhư việc sàng lọc qua nhiều thang bậc khác nhau nhằm đi đến mục đích của

TTHS là “xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy

đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tìnhtiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộctội”29, Trên cơ sở này, TTHS quy định thẩm quyền của HĐXX phúc thẩmnằm trong phạm vi bản án chưa có hiệu lực pháp luật và có kháng cáo, khángnghị nhằm mục đích bảo vệ quyền con người, quyền công dân của Bị cáotrong mối quan hệ TTHS khi phát hiện những trường hợp xâm phạm nghiêmtrọng quyền và lợi ích hợp pháp của họ được BLTTHS ghi nhận

Thứ ba, xuất phát dựa trên sự phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm

các vụ án hình sự

Trang 34

Theo quy định của BLTTHS hiện hành thì Tòa án cấp trên trực tiếpcủa Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm các vụán hình sự mà bản án, hoặc quyết định sơ thẩm chura có hiệu lực pháp luật bịkháng cáo hoặc kháng nghị Do đó, thẩm quyền xét xử phúc thẩm của HĐXXphúc thẩm chỉ nằm trong giới hạn những nội dung mà cấp sơ thẩm đã xem xétvà có kháng cáo không kháng nghị, trong vài trường hợp có thể là phần cóliên quan đến kháng cáo, kháng nghị, nhưng vẫn phải trong phạm vi mà bảnán sơ thẩm đã xét xử Như vậy, phạm vi thẩm quyền xét xử của cấp sơ thẩmcó ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm đối với bản ánhình sự sơ thẩm

1.3 Ý nghĩa của việc quy định thẩm quyền của toà án cấp phúcthẩm trong việc hủy bản án hình sự sơ thẩm

Trong hoạt động xét xử vụ án hình sự, việc quy định thẩm quyền củatoà án cấp phúc thẩm trong việc hủy bản án hình sự sơ thẩm thể hiện ở cácphương diện sau đây:

Việc Tòa án cấp phúc thẩm thực hiện quyền hủy bản án sơ thẩm theođúng quy định pháp luật sẽ góp phần làm giảm số lượng đơn khiếu nại giảiquyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, đồng thời góp phần thực hiện đúngnguyên tắc hai cấp xét xử của Tòa án Quyền hủy bản án này còn được xem làbước sàng lọc những vi phạm để đảm bảo không đưa ra thi hành các bản án có viphạm pháp luậtnghiêm trọng Như vậy, hủy bản án sơ thẩm hình sự là nhằm mụcđích buộc các cơ quan tiến hành tố tụng cấp dưới nhận thức được những viphạm của mình để khắc phục làm cho vụ án được xét xử đúng pháp luật Bêncạnh đó, việc xác định thẩm quyền của toà án cấp phúc thẩm trong việc hủybản án hình sự sơ thẩm có ý nghĩa thể hiện việc Tòa án cấp trên thực hiệnquyền hủy bản án đúng quy định pháp luật đã đảm bảo cho việc giải quyết vụán hình sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm vàkhông làm oan người vô tội, đáp ứng đúng nhiệm vụ của pháp luật TTHS

Trang 35

Việc quy định cụ thể và thực hiện đúng đắn thẩm quyền của Tòa ánphúc thẩm đối với bản án sơ thẩm góp phần rất lớn trong việc đảm bảo tínhnghiêm minh của pháp luật, đảm bảo sự thể chế hóa đường lối của Đảng trongchiến lược cải cách tư pháp xuyên suốt các kỳ Đại hội theo đó Văn kiện Đại

hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII đã đặt ra nhiệm vụ: “Tiếp tục đẩy mạnh

việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp, xây dựng nền tư pháp trong sạch,vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, từng bước hiện đại; bảo vệ pháp luật,công lý, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa,lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cánhân” Điều này cũng góp phần thực hiện hiểu quả nhiệm vụ của công tác

xét xử các vụ án hình sự, đảm bảo cho sự công bằng nghiêm minh của phápluật, đáp ủng yêu cầu xây dụng Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyển, của dândo dân và vì dân

Việc quy định thẩm quyền của toà án cấp phúc thẩm trong việc hủybản án hình sự sơ thẩm là cách thức để Tòa án cấp trên khắc phục các viphạm pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng cấp dưới, nhằm bảo vệ phápchế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm công bằng xã hội, góp phần tạo được lòng tincủa người dân vào công lý Vì vậy, pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắcchi phối đến tất cả các hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và mọicông dân Pháp luật được ban hành đòi hỏi các chủ thể trong xã hội phải tuânthủ và được áp dụng thống nhất Trong các chủ thể xã hội thì chủ thể TTHSphải đặc biệt tuân thủ pháp luật một cách triệt để hơn cả khi giải quyết vụ ánhình sự Một bản án vi phạm nguyên tắc pháp chế là bản án không hợp pháp,xâm phạm đến quyền và lợi ích của công dân, làm xói mòn niềm tin củangười dân đối với hoạt động xét xử của tòa án Chế định hủy bản án góp phầnthực hiện có hiệu quả công tác xét xử của Tòa án cấp phúc thẩm đối với Tòaán cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm không chỉ hủy bỏ những vi phạm phápluật trong bản án mà còn giúp cho các cơ quan tố tụng cấp dưới nhận thức

Trang 36

được những sai lầm này để áp dụng đúng pháp luật khi điều tra lại hay xét xửlại vụ án Ngoài ra, thông qua hoạt động thực tiễn, các vi phạm này được tổnghợp, đúc kết, rút kinh nghiệm chung cho tất cả các cơ quan tiến hành tố tụngvà người tiến hành tố tụng để áp dụng pháp luật đúng đắn và thống nhất, tránhvấp phải sai lầm tương tự khi giải quyết các vụ án

Quá trình xem xét lại vụ án, Tòa án phúc thẩm kịp thời phát hiện vàkhắc phục, sửa chữa những sai lầm của bản án sơ thẩm, đảm bảo thực hiệnđúng và thống nhất các quy định của pháp luật trong hệ thống các cơ quan tưpháp trên phạm vi toàn quốc Việc hiểu đúng và áp dụng thống nhất các quyđịnh pháp luật là đảm bảo cho sự ổn định về mặt chính trị, vững chắc về mặttư pháp của Nhà nước ta Bằng việc quy định cho Tòa án cấp phúc thẩm cóquyền xem xét, sửa chữa, thậm chí huỷ bỏ phán quyết không có căn cứ hoặckhông đúng pháp luật của bản án sơ thẩm thể hiện thái độ thận trọng của Nhànước khi quyết định sinh mạng chính trị của người bị buộc tội bằng bản án cóhiệu lực pháp luật

1.4 Quy định của pháp luật về thẩm quyền của toà án cấp phúcthẩm trong việc hủy bản án hình sự sơ thẩm

Thẩm quyền của Tòa án cấp phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm được

nêu rõ tại Khoản 1 Điều 355 BLTTHS năm 2015 Trong đó, thẩm quyền “không

chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm” và “đình chỉviệc xét xử phúc thẩm” là kết quả thể hiện sự nhất quán trong đường lối xét xử

giữa hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm Điều cần chú ý ở đây đó là thẩm quyền “hủy

bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại; hủy bản ánsơ thẩm và đình chỉ vụ án” ở những nội dung này có thể hiểu rằng, khi Tòa án

cấp phúc thẩm phát hiện bản án của Tòa án cấp sơ thẩm có những sai lầm, viphạm trong việc đánh giá chứng cứ, áp dụng điều luật hay có vi phạm tố tụngở mức độ đáng kể, đồng thời những vi phạm này Tòa cấp phúc thẩm khôngthể giải quyết, khắc phục được thì được quyền hủy bỏ bản án sơ thẩm này

Trang 37

Tùy theo tính chất vi phạm của bản án sơ thẩm mà Tòa án cấp phúc thẩmquyết định hủy án để điều tra lại, xét xử lại hoặc đình chỉ vụ án cụ thể

- Quyết định hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại được quy định tạikhoản 1 Điều 358 BLTTHS năm 2015 Trong trường hợp này Tòa án cấpphúc thẩm nhận thấy quá trình điều tra tại cấp sơ thẩm có những căn cứ chưađược làm sáng tỏ như: có sự việc phạm tội xảy ra hay không? ai là người đãthực hiện hành vi phạm tội đó? Hành vi đó do lỗi cố ý hay vô ý? Có tình tiếttăng nặng hay giảm nhẹ mức hình phạt không? Quá trình điều tra được tiến hànhchưa đầy đủ, chưa khách quan, còn nhiều tình tiết nghi vấn trong vụ án chưađược làm sáng tỏ, dẫn đến việc xác định sự thật của vụ án không được kháchquan và toàn diện Như vậy, Tòa án cấp phúc thẩm chỉ hủy án sơ thẩm để tiếnhành điều tra lại khi xác định rằng việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ,chưa chính xác mà những thông tin, tài liệu thu thập chưa đầy đủ đó sẽ ảnhhưởng đến quá trình xác định sự thật vụ án, không đảm bảo tính khách quan củahoạt động xét xử, còn nếu Tòa án cấp phúc thẩm xác định không ảnh hưởng đếnsự thật khách quan của vụ án thì không được hủy bản án sơ thẩm Ngoài căncứ cho rằng Tòa án sơ thẩm còn có nhiều tình tiết chưa điều tra, chứng minhchính xác, khách quan, cụ thể thì việc hủy bản án sơ thẩm còn phải bảo đảm điềukiện là Tòa án cấp phúc thẩm không thể bổ sung được, còn nếu Tòa án cấp phúcthẩm có khả năng bổ sung các căn cứ, tài liệu, chứng cứ mới thì bản án sơ thẩmkhông bị hủy mà Tòa án cấp phúc thẩm phải bổ sung Ví dụ: nếu trong giai đoạnxét xử sơ thẩm bị cáo không có biểu hiện mắc bệnh tâm thần, nhưng trongquá trình xét xử phúc thẩm bị cáo lại có biểu hiện tâm thần Trong trường hợpnày Tòa cấp phúc thẩm phải trưng cầu giám định để xác định năng lực tráchnhiệm hình sự của bị cáo, chứ không lấy lý do này để hủy án sơ thẩm

Bên cạnh đó thủ tục tố tụng thể hiện tính chặt chẽ của quá trình điềutra, truy tố, xét xử, tính dân chủ của hoạt động tư pháp Vì vậy việc vi phạmthủ tục tố tụng ở mức độ nghiêm trọng là căn cứ để hủy bản án Cụ thể

Trang 38

Thứ nhất, người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyếtđịnh đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật: Quyết định đình chỉ vụ án là quyết

định tố tụng do VKS đưa ra trong giai đoạn truy tố và do Tòa án quyết địnhtrong giai đoạn xét xử làm chấm dứt hoạt động tố tụng giải quyết vụ án.Chính vì vậy, đối với những vụ án đã có quyết định đình chỉ vụ án của Tòa ánthì nghiễm nhiên quyết định đó đã có hiệu lực pháp luật và trong trường hợpnày các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng không được khởi tố, điềutra, truy tố hay xét xử đối với họ Khi đã xác định được người mà hành viphạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực phápluật, thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng không được khởi tố vụ ánhình sự, trừ trường hợp họ thực hiện một hành vi khác mà luật hình sự coi làtội phạm

Thứ hai, tội phạm mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêucầu khởi tố: Khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại là một trong những

quy định của pháp luật TTHS nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của bị hại Tuynhiên, trong thực tiễn có những trường hợp việc khởi tố vụ án hình sự để truycứu trách nhiệm người thực hiện hành vi phạm tội có thể gây thêm những tổnthất khác cho bị hại so với việc không khởi tố vụ án hình sự như gây thêmnhững tổn thất về tinh thần, làm lộ bí mật đời tư của bị hại, phá vỡ sự tha thứ,hòa giải và thỏa thuận bồi thường giữa các bên Chính vì vậy, pháp luậtTTHS quy định đối với một số trường hợp tội phạm xâm phạm sức khỏe,nhân phẩm, danh dự của con người hoặc xâm phạm trật tự quản lý kinh tế,không phải là tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng, tính chất vàmức độ nguy hiểm cho xã hội không phải là rất lớn hoặc đặc biệt lớn, khôngcó tình tiết định khung tăng nặng thì việc khởi tố vụ án chỉ có thể được thực

hiện khi có yêu cầu khởi tố của bị hại hoặc người đại diện của họ BLTTHS

năm 2015 quy định có 10 tội phạm thuộc trường hợp chỉ được khởi tố vụ ánhình sự theo yêu cầu của bị hại, gồm khoản 1 các Điều 134, 135, 136, 138,

Trang 39

139, 141, 143, 155, 156 và 226 của BLHS So với BLTTHS năm 2003, quyđịnh về khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại trong BLTTHS năm 2015 cónhiều điểm mới như: BLTTHS năm 2015mở rộng phạm vi chủ thể có tư cáchbị hại, đồng nghĩa với phạm vi chủ thể cóquyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sựcũng được mở rộng Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 155 BLTTHS năm 2015 bổ

sung quy định “Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố

thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc,cưỡng bức”30 Quy định của BLTTHS năm 2015 là hợp lý vì cả bị hại vàngười đại diện của họ đều là chủ thể của quyền rút yêu cầu khởi tố, việc quyđịnh cả hai chủ thể trên đều không được yêu cầu khởi tố lại là phù hợp về kỹthuật lập pháp

Thứ ba, cấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm: Có nhiều dạng bỏ lọt tội phạm

khác nhau, chẳng hạn VKS truy tố bị cáo ba tội nhưng Tòa án cấp sơ thẩm chỉxét xử bị cáo hai tội; các chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấy hành vi của bịcan (bị cáo) đã thực hiện cấu thành một tội hoặc nhiều tội khác nhưng VKSkhông truy tố và Tòa án cấp sơ thẩm không thể xét xử các hành vi mà VKSkhông truy tố… Đối với trường hợp bỏ lọt người phạm tội (có người đồngphạm khác hoặc có người phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưađược khởi tố bị can hoặc đã khởi tố bị can nhưng được đình chỉ điều tra…)việc giải quyết của Tòa án cấp phúc thẩm cũng tương tự như đối với trườnghợp bỏ lọt tội phạm Như vậy có thể thấy, trong quá trình điều tra, cơ quanđiều tra (CQĐT) đã điều tra không đầy đủ (vi phạm trong việc lập biên bảnhiện trường, thu giữ vật chứng, nhận định tội danh…), bỏ lọt tội phạm, quátrình kiểm sát điều tra, Kiểm sát viên (KSV) thụ lý vụ án không phát hiện ranhững sai sót, vi phạm trên để khắc phục, Toà án cấp sơ thẩm trước và trongkhi xét xử cũng không phát hiện, làm rõ Những sai sót trong quá trình điềutra, truy tố vụ án, dẫn tới khi bản án bị kháng cáo, kháng nghị, cấp phúc thẩm

Trang 40

phát hiện thấy những vi phạm trên của bản án sơ thẩm; Quan điểm xử lý vụán và mức hình phạt đối với các bị cáo giữa hai ngành Kiểm sát và Toà ántrong một số tình tiết của vụ án vẫn chưa thống nhất

Thứ tư, việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm

không thể bổ sung được: Tại điểm b, khoản 1, Điều 358 BLTTHS năm 2015

quy định về hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại như sau: “việc

điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể bổ sungđược”31, điều đó cho thấy, người được Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bố không cótội nhưng có căn cứ cho rằng người đó đã phạm tội thì Tòa án cấp phúc thẩmcó quyền hủy bản án sơ thẩm hình sự để Tòa án cấp sơ thẩm xem xét lại theotrình tự sơ thẩm kết án người đó phạm tội Do đó, nếu VKS đã truy tố mộtngười về một tội quy định tại BLHS năm 2015 nhưng Tòa án cấp sơ thẩmtuyên bố người đó không phạm tội, thì VKS mới có quyền kháng nghị và yêucầu Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại Tuy nhiên, nếumột người đã bị khởi tố nhưng trong quá trình điều tra, truy tố CQĐT hoặcVKS đã đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án đối với người đó mà khi xét xử sơthẩm Tòa án cấp sơ thẩm cũng thấy có căn cứ xác định người đó phạm tội thìVKS không được kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm Nếu tại phiên tòa sơthẩm, qua xét hỏi và tranh luận, VKS thấy việc đình chỉ điều tra hoặc đình chỉvụ án đối với một người rõ ràng là không đúng pháp luật và Tòa án cấp sơthẩm không có kiến nghị phục hồi điều tra thì sau khi bản án có hiệu lực phápluật VKS sẽ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm để hủy bản án sơ thẩm hoặcquyết định phục hồi điều tra để truy tố người mà CQĐT hoặc VKS đã đình chỉ(nếu việc điều tra không ảnh hưởng đến các bị cáo khác trong cùng vụ án)

Thứ năm, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử để xảy ra vi phạmnghiêm trọng thủ tục tố tụng: Ở đây các cơ quan tiến hành tố tụng đã khôngthực hiện đúng hoặc thực hiện không đầy đủ yêu cầu của các bước trong quá

Ngày đăng: 22/08/2024, 16:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w