Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm qua có rất nhiều bài báo được đăng trên tạp chí TAND,tạp chí Kiểm sát nhân dân, trên các trang chuyên ngành và các luận văn của nhiềutác giả,
Trang 1Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA BỘ
LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ HIỆN HÀNH VỀ THẨM QUYỀN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ PHÚC THẨM ĐỐI VỚI
1.1 Một số vấn đề lý luận về thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc
1.2 Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành về thẩm quyền của
Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án hình sự sơ thẩm 15
Chương 2: THỰC TIỄN THỰC HIỆN QUY ĐỊNH VỀ THẨM QUYỀN
CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ PHÚC THẨM ĐỐI VỚI BẢN ÁN HÌNH SỰ SƠ THẨM TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN
2.1 Thực tiễn thực hiện quy định về thẩm quyền của Hội đồng xét xử
phúc thẩm đối với bản án hình sự sơ thẩm tại Tòa án nhân dân tỉnh
2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quy định về thẩm quyền của
Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án hình sự sơ thẩm nói
chung và tại Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên nói riêng 59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 2BLHS : Bộ luật Hình sự
BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sựHĐXX : Hội đồng xét xử
VKS : Viện kiểm sát
VKSND : Viện kiểm sát nhân dân
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Tòa án là một trong ba cơ quan tiến hành tố tụng có vị trí trung tâm trong hệthống cơ quan tư pháp Một trong ba bộ phận hợp thành quyền lực của Nhà nướcđược Hiến pháp trao quyền năng xét xử Tòa án nhân dân (TAND) có nhiệm vụ bảo
vệ, giữ gìn pháp luật, bảo vệ pháp chế Xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của mọi tổ chức, cá nhân Trước nhiệm vụ phát triển và bảo vệ đất nước,yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Bộ Chính trị đã ban hành
nhiều Nghị quyết, trong đó, có Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 về “Một số
nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”, Nghị quyết số 49/ NQ-TW
ngày 02/6/2005 về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” Mục tiêu của các
Nghị quyết là xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, văn minh, bảo
vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa Trong đó, xác định “Tòa án là trung tâm, xét xử là trọng tâm”, hoạt
động xét xử của Tòa án phải được tiến hành một cách có hiệu quả và hiệu lực cao
Trên cơ sở các Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) qua các thời kỳ đều quyđịnh thẩm quyền xét xử của Tòa án được xác định xét xử hai cấp (cấp sơ thẩm vàcấp phúc thẩm) Trong đó, Toà án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm là Toà án cấptrên trực tiếp của Tòa án cấp sơ thẩm Căn cứ vào phạm vi thẩm quyền theo lãnhthổ, Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án sơ thẩm chưa có hiệu lựcpháp luật do kháng cáo hoặc bị kháng cáo, kháng nghị TAND cấp tỉnh xét xử phúcthẩm bản án, quyết định sơ thẩm của TAND cấp huyện; TAND cấp cao xét xử phúcthẩm bản án, quyết định của TAND cấp tỉnh; Tòa án quân sự (TAQS) cấp quân khu xét
xử phúc thẩm bản án, quyết định của TAQS khu vực; TAQS trung ương xét xử phúcthẩm bản án, quyết định của TAQS cấp quân khu do kháng cáo hoặc bị kháng cáo,kháng nghị Hội đồng xét xử (HĐXX) phúc thẩm gồm ba Thẩm phán là những ngườixét xử chuyên nghiệp, là những yếu tố pháp lý góp phần bảo đảm cho Tòa án cấp phúcthẩm thực hiện nhiệm vụ xét xử lại vụ án, kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của
Trang 5bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị Do
đó, việc quy định thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm rõ ràng, hợp lý sẽ khắc phụckịp thời những sai sót, nâng cao chất lượng xét xử, bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa những người tham gia tố tụng, bảo vệ các quyền tự do, dân chủ của công dân
Việc nghiên cứu và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về thẩmquyền của HĐXX phúc thẩm đối với bản án hình sự sơ thẩm, đồng thời, phát hiện ranhững vướng mắc, bất cập trong thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện thẩmquyền của HĐXX phúc thẩm là một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay Do đó,
tác giả chọn đề tài: “Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án hình sự sơ thẩm và thực tiễn thực hiện tại Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên”.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua có rất nhiều bài báo được đăng trên tạp chí TAND,tạp chí Kiểm sát nhân dân, trên các trang chuyên ngành và các luận văn của nhiềutác giả, đặc biệt, là trong 5 năm gần đây đã viết về thẩm quyền của HĐXX phúcthẩm đối với bản án hình sự sơ thẩm như: Bài viết “Hoàn thiện một số quy định vềxét xử phúc thẩm hình sự nhằm thực hiện có hiệu quả nguyên tắc hai cấp xét xử”của tác giả Vũ Gia Lâm, đăng trên Tạp chí TAND số 23/2006; bài viết “Tòa án cấpphúc thẩm áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự (BLHS) về tội nặng hơn - Nhữngvấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Đinh Văn Quế (Tạp chí TAND số 5/2008);các bài viết liên quan trực tiếp đến đề tài của tác giả Vũ Gia Lâm, Trường Đại họcLuật Hà Nội như “Một số vấn đề về phạm vi xét xử và quyền hạn của HĐXX phúcthẩm vụ án hình sự” (Tạp chí TAND, số 18); bài: “Quyền sửa bản án sơ thẩm theohướng không có lợi cho bị cáo về phần hình sự của Tòa án cấp phúc thẩm” (Tạp chíLuật học số 4/2011); Tác giả Bùi Ngọc Hòa có bài viết “Một số giải pháp nâng caohiệu quả xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng,
chống tội phạm” (Tạp chí Kiểm sát năm 2017); bài trao đổi “HĐXX phúc thẩm có
thẩm quyền chấp nhận cả kháng cáo của bị cáo và bị hại” của Ths Đỗ Ngọc Bình,TAQS Thủ Đô Hà Nội, đăng trên Tạp chí Tòa án điện tử ngày 04/3/2021, sau khi
nghiên cứu bài viết “Trao đổi về việc áp dụng Điều 357 Bộ luật Tố tụng hình sự năm
Trang 62015” của các tác giả Võ Hoàng Khải và Võ Văn Tuấn Khanh, TAND tỉnh Hậu Giang,
đăng trên Tạp chí Tòa án ngày ngày 02/3/2021; bài: “Thẩm quyền, trách nhiệm củaHĐXX phúc thẩm trong việc thu thập, đánh giá chứng cứ trong phiên tòa phúc thẩmhình sự” của tác giả Lê Thiết Hùng, TAND tỉnh Quảng Trị, đăng trên trang Thông tinđiện tử của TAND tỉnh Quảng trị ngày 20/01/2021; bài: “Một số điểm chưa hợp lý vềthẩm quyền của HĐXX phúc thẩm đối với việc sửa bản án hình sự sơ thẩm” của tácgiả Vũ Văn Hoàng, TAQS Quân chủng Hải quân đăng trên Tạp chí Tòa án ngày02/11/2020 Bài viết đã làm rõ về quyền sửa bản án sơ thẩm là một nội dung quantrọng, vì nhờ có quy định này, Tòa án cấp phúc thẩm có thể khắc phục những sailầm, thiếu sót của Tòa án cấp dưới trực tiếp Bên cạnh đó, bài viết cũng đưa ra một
số vướng mắc, bất cập trong quá trình áp dụng Điều 357 BLTTHS;
Luận văn thạc sĩ luật “Thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm đối với bản ánhình sự sơ thẩm và thực tiễn thi hành tại TAND Cấp cao” của Đặng Thị XuânThành, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2020 Luận văn luận giải những vấn đề
lý luận và thực tiễn thực hiện thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm, phân tích nguyênnhân hạn chế, vướng mắc và đề xuất một số giải pháp chung và một số giải phápđối với TAND cấp cao nhằm nâng cao hiệu quả xét xử của HĐXX phúc thẩm củaTAND cấp cao;
Luận văn thạc sĩ Luật học “Thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm đối với bản
án hình sự sơ thẩm theo quy định BLTTHS năm 2015” của Phạm Minh Huấn,Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2018 Luận văn làm sáng tỏ các vấn đề lý luận
về thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm; phân tích những điểmmới, điểm tiến bộ của BLTTHS năm 2015 về thẩm quyền của HĐXX phúc thẩmđối với bản án sơ thẩm và chỉ ra những hạn chế, thiếu sót của BLTTHS năm 2015
về thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm;
Các công trình nghiên cứu trên gồm cả những công trình nghiên cứu quyđịnh của BLTTHS năm 2003 và BLTTHS năm 2015 Tuy nhiên, chưa có bất cứcông trình nghiên cứu nào về thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm trên cơ sở thực tiễntại Tòa án các tỉnh miền núi Tây Bắc như tỉnh Điện biên
Trang 73 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận, quy định củapháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm trong việcgiữ nguyên bản án sơ thẩm; sửa bản án sơ thẩm theo hướng có lợi hoặc bất lợi cho
bị cáo; hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại; hủy bản án sơ thẩm vàđình chỉ vụ án; đình chỉ việc xét xử phúc thẩm vụ án hình sự sơ thẩm và thực tiễnthực hiện tại TAND tỉnh Điện Biên
Về phạm vi nghiên cứu luận văn tập trung nghiên cứu về thẩm quyền củaHĐXX phúc thẩm đối với bản án hình sự sơ thẩm tại TAND tỉnh Điện Biên trongthời gian 05 năm (từ năm 2016 đến năm 2020)
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nghiên cứu lý luận, quy định của pháp luật tố tụnghình sự Việt Nam về thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm đối với bản án hình sự sơ
thẩm và thực tiễn thực hiện tại TAND tỉnh Điện Biên nhằm đề ra những giải pháp
hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện thẩm quyền của HĐXX phúcthẩm trong tố tụng hình sự (TTHS)
Nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn đặt ra như sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về thẩm quyền của HĐXX phúc thẩmđối với bản án hình sự sơ thẩm như: Khái niệm; Cơ sở xác định thẩm quyền củaHĐXX phúc thẩm đối với bản án hình sự sơ thẩm; Ý nghĩa của việc quy định vàthực hiện thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm trong TTHS
- Phân tích các quy định của pháp luật về thẩm quyền của HĐXX phúcthẩm trong việc giữ nguyên bản án, sửa bản án, hủy bản án, đình chỉ bản án; xácđịnh những thiếu sót, hạn chế trong các quy định
- Nghiên cứu thực tiễn thi hành BLTTHS năm 2015 về thẩm quyền củaHĐXX phúc thẩm đối với bản án hình sự sơ thẩm tại TAND tỉnh Điện Biên
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật TTHS và nâng cao hiệuquả thực hiện thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm nói chung, tại TAND tỉnh ĐiệnBiên nói riêng
Trang 85 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duyvật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trên quan điểmtiếp cận hệ thống, toàn diện
Phương pháp nghiên cứu chủ đạo của luận văn là: Phương pháp phân tích,phương pháp tổng hợp Ngoài ra, trong luận văn, tác giả sử dụng tổng hợp cácphương pháp nghiên cứu khoa học khác như: Phương pháp so sánh, phương phápchứng minh, phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Luận văn tiếp cận một cách khoa học, làm sáng tỏ các vấn đề lý luận vềthẩm quyền của HĐXX phúc thẩm đối với bản án hình sự sơ thẩm; đưa ra góc nhìn
và quan điểm mới liên quan đến các quy định về thẩm quyền của HĐXX phúc thẩmtrong BLTTHS hiện hành cũng như thực tiễn thi hành pháp luật về thẩm quyền củaHĐXX phúc thẩm đối với bản án hình sự sơ thẩm tại TAND tỉnh Điện Biên
Những nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho việc xây dựng
và áp dụng pháp luật, cho việc đào tạo và nghiên cứu; làm tiền đề cho công tácnghiên cứu chuyên sâu và áp dụng có hiệu quả vào thực tiễn công tác của bản thân
và đồng nghiệp
7 Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung củaluận văn được chia thành 02 Chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện
hành về thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án hình sự sơ thẩm
Chương 2: Thực tiễn thực hiện quy định về thẩm quyền của Hội đồng xét
xử phúc thẩm đối với bản án hình sự sơ thẩm tại Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên vàmột số kiến nghị
Trang 9Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ HIỆN HÀNH VỀ THẨM QUYỀN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ PHÚC THẨM ĐỐI VỚI BẢN ÁN HÌNH SỰ
Dưới góc độ ngôn ngữ học, thuật ngữ “xét xử” được hiểu là: “Xem xét và
xử các vụ án”1 Xét xử là hoạt động đặc thù của Tòa án có thẩm quyền nhằm thựchiện quyền tư pháp, một trong ba quyền lực của Nhà nước mà Nhà nước đã giaocho Tòa án nhân danh mình thực hiện Đây là, một trong những lĩnh vực có ảnhhưởng trực tiếp đến việc thực thi công lý, quyền con người và các quyền, lợi íchhợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân Để xét xử đúng đắn, khách quan, hầu hếtcác quốc gia trên thế giới, trong đó, có Việt Nam đều quy định việc xét xử đượcthực hiện bằng hai cấp là cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm Vì vậy, xét xử hai cấp làmột nguyên tắc tiến bộ được áp dụng phổ biến trên thế giới Theo đó, bản án, quyếtđịnh sơ thẩm nếu có kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn luật định thì được đưalên Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại đối với bản án hoặc quyết định Việc xét xửphúc thẩm được tiến hành tại Tòa án cấp phúc thẩm và cấp phúc thẩm cũng là cấpxét xử cuối cùng trong tiến trình tố tụng của Việt Nam
Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946 là một trong những văn bản pháp luậtđầu tiên kể từ ngày thành lập nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, đã đề cập đến
1 Viện Ngôn ngữ học - Trung tâm Từ Điển học, “Từ Điển tiếng Việt”, Nxb Đà Nẵng, 2004, tr.1148.
Trang 10nguyên tắc “hai cấp xét xử” trong việc tổ chức các Tòa án, đó là, việc quy định Tòa
án đệ nhị (ở các tỉnh) Đến năm 1960, lần đầu tiên Luật tổ chức TAND được ban
hành đã chính thức quy định tại Điều 9 về việc “Tòa án nhân dân thực hành chế độ
hai cấp xét xử” Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự là cấp xét xử thứ hai trực tiếp xem
xét lại hoặc xét xử lại quyết định của bản án hình sự sơ thẩm chưa có hiệu lực phápluật bị kháng cáo, kháng nghị Xét xử phúc thẩm là giai đoạn quan trọng nhằm thựchiện việc kiểm tra tính hợp pháp của bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực, từ đó, pháthiện những sai sót của cấp sơ thẩm và đưa ra những phán quyết kịp thời sửa chữa,khắc phục những sai phạm đó Hoạt động này cũng góp phần bảo vệ lợi ích của Nhànước, của xã hội, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việc quy định chặtchẽ thủ tục phúc thẩm, Tòa án cấp sơ thẩm buộc phải thận trọng và tuân thủ nghiêmcác quy định về tính hợp pháp và có căn cứ pháp luật khi ra bản án hoặc quyết định
Xét xử sơ thẩm được hiểu là việc giải quyết một vụ án lần đầu theo thẩmquyền xét xử tùy từng tính chất, mức độ, lĩnh vực vi phạm khác nhau mà thẩmquyền giải quyết của Tòa án cũng khác nhau Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là giaiđoạn của TTHS, trong đó, Tòa án có thẩm quyền (cấp xét xử thứ nhất) thực hiệntrên cơ sở kết quả tranh tụng tại phiên tòa xem xét, giải quyết vụ án bằng việc rabản án quyết định bị cáo (hoặc các bị cáo) có tội hay không có tội, hình phạt và cácbiện pháp tư pháp hoặc ra các quyết định tố tụng khác theo quy định của pháp luật2
Giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự được bắt đầu từ khi Tòa án cấp sơthẩm nhận hồ sơ vụ án và quyết định truy tố của Viện kiểm sát (VKS) cho đến khiTòa án ra bản án quyết định bị cáo (hoặc các bị cáo) có tội hay không có tội, hìnhphạt và các biện pháp tư pháp hoặc ra các quyết định tố tụng khác theo quy định củapháp luật và hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị đối với bản án, quyết định đó
Đối tượng của xét xử phúc thẩm là bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực phápluật bị kháng cáo, kháng nghị Vậy, bản án hình sự sơ thẩm là gì? Theo quan điểmcủa tác giả, bản án hình sự sơ thẩm là phán quyết của HĐXX ở cấp sơ thẩm, dựa trênkết quả tranh tụng công khai, dân chủ và bình đẳng tại phiên tòa sơ thẩm giữa bên công
2 Trường Đại học Luật Hà Nội, “Giáo trình luật tố tụng hình sự”, Nxb Công an nhân dân, 2020, tr 391.
Trang 11tố (buộc tội) và bị cáo, người đại diện, người bào chữa của bị cáo (bên gỡ tội) cùngnhững người tham gia tố tụng khác Đây là, một văn bản tố tụng quan trọng nhưngchưa có hiệu lực pháp luật ngay sau khi tuyên án và có thể bị kháng cáo hoặc khángnghị để bảo đảm nguyên tắc “chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm”.
Theo quy định về chế độ hai cấp xét xử, bản án hình sự sơ thẩm có thể bịkháng cáo nếu bị cáo, người tham gia tố tụng có quyền và lợi ích quan đến vụ án,người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ không đồng ý “không tâm phục,khẩu phục” hoặc bị VKS kháng nghị nếu cho rằng bản án của Tòa án có sai lầmnghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật như định tội, định khung sai, hình phạtquá nặng hay quá nhẹ, không đúng pháp luật hoặc có vi phạm nghiêm trọng về thủtục tố tụng Nếu bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị hợp lệ theo quy định củapháp luật TTHS thì vụ án sẽ được đưa ra xét xử lại ở cấp phúc thẩm
Việc quy định “nguyên tắc hai cấp xét xử” và thủ tục xét xử ở cấp xét xửphúc thẩm ngoài mục đích tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dânthì còn mục đích khắc phục những sai lầm, vi phạm trong hoạt động xét xử của Tòa
án cấp sơ thẩm; đảm bảo cho bản án, quyết định của Tòa án được khách quan, chínhxác, có căn cứ, đúng pháp luật; tạo cơ hội và điều kiện cần thiết cho Tòa án cấp trêngiám sát hoạt động xét xử của Tòa án cấp dưới, kịp thời phát hiện sửa chữa, khắcphục sai lầm, vi phạm của Tòa án cấp dưới Trên cơ sở đó, mà bảo đảm lợi ích củaNhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhất là quyềncon người, quyền công dân theo đúng tinh thần của Hiến pháp và BLTTHS “Đúngvới bản chất của xét xử phúc thẩm, theo nguyên tắc này sau khi xét xử sơ thẩm, nếubản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc khángnghị thì vụ án được xét xử lại ở Tòa án cấp trên Nguyên tắc này cũng chính là căn
cứ để xác định tính chất, nhiệm vụ và quyền hạn của HĐXX phúc thẩm”3
Theo Từ điển tiếng Việt, “phúc thẩm” được hiểu là “Tòa án cấp trên xét xửlại một vụ án do cấp dưới đã xét xử sơ thẩm mà có chống án”4 Trên phương diện
3 Nguyễn Đức Mai (2004), “Phúc thẩm trong tố tụng hình sự”, Luận án Tiến sĩ Luật học, Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật, tr 35.
4 Viện Ngôn ngữ học- Trung tâm Từ Điển học, “Từ Điển tiếng Việt”, Nxb Đà Nẵng, 2004, tr 790-791.
Trang 12pháp lý “xét xử phúc thẩm” được hiểu là: “Việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại
vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án
đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị”5 Việc xét xử phúcthẩm không chỉ nhằm thực hiện nguyên tắc “hai cấp xét xử” theo quy định của phápluật tố tụng mà còn nhằm mục đích kiểm tra lại tính có căn cứ và hợp pháp của bản
án sơ thẩm, phát hiện và “…khắc phục sai lầm của Tòa án cấp sơ thẩm, bảo đảm ápdụng thống nhất pháp luật, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của
cơ quan, tổ chức, cá nhân”6 Việc xét xử phúc thẩm do HĐXX phúc thẩm tiến hànhtại phiên tòa và HĐXX phúc thẩm là chủ thể có vai trò trực tiếp thực hiện việc xét
xử tại Tòa án cấp phúc thẩm Vậy, HĐXX phúc thẩm là gì và cơ cấu như thế nào về
số lượng thành viên và các chức danh tiến hành tố tụng tham gia HĐXX này?
Trước hết, HĐXX phúc thẩm được hiểu là “tập thể những người được phâncông xét xử phúc thẩm vụ án hình sự”7
Để đảm bảo công tác xét xử phúc thẩm với tính chất, mục đích đặc biệt củagiai đoạn này là quá trình kiểm tra có căn cứ và kiểm tra tính hợp pháp của bản án,quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực, thành phần HĐXX cấp phúc thẩm cần phải cótrình độ chuyên môn vững chắc hơn so với cấp xét xử thứ nhất (cấp sơ thẩm) Điềunày thể hiện ở chỗ khi cơ cấu thành phần HĐXX, không thực hiện chế độ xét xử cóHội thẩm tham gia như ở cấp sơ thẩm Theo quy định tại khoản 2 Điều 254BLTTHS thì thành phần của HĐXX phúc thẩm gồm ba Thẩm phán Nhờ số lượng
và chất lượng thành viên của HĐXX phúc thẩm có chiều sâu kiến thức chuyên môn,nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm xét xử nên nhiệm vụ của cấp xét xử thứ hai đượcthực hiện với hiệu quả cao
Thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm là gì? trước hết, cần làm rõ một số kháiniệm liên quan sau: Đầu tiên cần trả lời câu hỏi thẩm quyền là gì? Xét dưới góc độngôn ngữ học, nghĩa của cụm từ “thẩm quyền” được hiểu là “quyền xem xét để kết
5 Khoản 1 Điều 330 BLTTHS năm 2015.
6 Trường Đại học Luật Hà Nội, “Giáo trình luật tố tụng hình sự”, Nxb Công an nhân dân, 2015, tr 469.
7 Trường Đại học Luật Hà Nội, Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Nxb Công an nhân dân, 1999, tr 173.
Trang 13luận và định đoạt một vấn đề theo pháp luật”8 Theo Từ điển Luật học thì thẩmquyền là “quyền chính thức được xem xét để kết luận và định đoạt, quyết định mộtvấn đề” Dưới góc độ nghiên cứu khoa học pháp lý, thẩm quyền có thể được hiểu là
“tập hợp các quy định pháp luật hình sự liên quan đến việc giao vụ án cho cấp Tòa
án nào giải quyết, phạm vi các vấn đề cần giải quyết và quyền ra quyết định của Tòa
án …trong quá trình giải quyết vụ án”9 Thẩm quyền của Tòa án khi xét xử đượchiểu theo nghĩa rộng là: “quyền xem xét và quyền giải quyết vụ án (bao gồm ra bản
án và các quyết định khác) trong hoạt động xét xử của Tòa án theo quy định củapháp luật”10
Trong TTHS, thẩm quyền của Tòa án cấp phúc thẩm cũng là yếu tố cấuthành khái niệm thẩm quyền của Tòa án, đó là, quyền xem xét và quyết định cácvấn đề của vụ án
Thẩm quyền xem xét của Tòa án cấp phúc thẩm là thẩm quyền về hình thứcquy định cho một cấp Tòa án nhất định trong hệ thống Tòa án được tổ chức theo môhình 04 cấp hiện nay Thẩm quyền xem xét được hiểu là quyền được xét xử vàphạm vi phúc thẩm bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật theo cấp Tòa án(TAND cấp tỉnh, TAQS cấp quân khu đối với bản án, quyết định sơ thẩm củaTAND cấp huyện, TAQS khu vực; TAND cấp cao các khu vực thuộc ba miền: Bắc,Trung, Nam đối với bản án, quyết định của TAND cấp tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương của ba khu vực: Miền Bắc, Miền Trung - Tây Nguyên và Miền Nam;TAQS trung ương đối với bản án, quyết định của TAQS cấp quân khu) Thôngthường, thẩm quyền về hình thức của Tòa án cấp phúc thẩm được xác định tại thờiđiểm Tòa án cấp phúc thẩm thụ lý để giải quyết vụ án theo trình tự phúc thẩm.Thẩm quyền này sau khi đã được xác định sẽ được thực hiện thông qua hoạt độngcủa các thành viên HĐXX tại phiên tòa
Thẩm quyền quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm là thẩm quyền về nộidung thể hiện ở quyền hạn của Tòa án cấp phúc thẩm mà cụ thể là của HĐXX phúc
8 Viện Ngôn ngữ học- Trung tâm Từ Điển học, “Từ Điển tiếng Việt”, Nxb Đà Nẵng, 2004, tr 922.
9 Nguyễn Văn Hiện (1999), “ Vấn đề giới hạn xét xử của Tòa án nhân dân” Tạp chí Tòa án nhân dân số 8.
10 Viện Khoa học Pháp lý -Bộ Tư Pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Tư Pháp và Nxb Từ điển bách khoa, tr.701.
Trang 14thẩm khi xem xét lại (xét xử lại) vụ án về nội dung hoặc xét lại quyết định sơ thẩm
mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.Trên thực tế, HĐXX phúc thẩm là chủ thể có vai trò quan trọng, trực tiếp tiến hànhcác thủ tục xét xử phúc thẩm để xem xét lại bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực phápluật bị kháng cáo, kháng nghị Nói cách khác, thẩm quyền ra quyết định giải quyết
vụ án, xem xét lại bản án sơ thẩm tại phiên tòa thuộc về HĐXX phúc thẩm
HĐXX phúc thẩm gồm các Thẩm phán có chuyên môn cao, khi xét xử lại
vụ án, có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án sơthẩm chưa có hiệu lực pháp luật, đồng thời, xét xử lại vụ án về nội dung, khắc phụckịp thời những thiếu sót, vi phạm của Tòa án cấp sơ thẩm Bên cạnh đó, thông quaviệc xét xử các vụ án, HĐXX phúc thẩm hướng dẫn cho Tòa án cấp sơ thẩm và các
cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác trong việc nhận thức, áp dụng đúngđắn, thống nhất pháp luật nhằm nâng cao chất lượng xét xử các vụ án, tăng cườnghiệu quả giáo dục ý thức pháp luật cho quần chúng nhân dân, đấu tranh phòng,chống tội phạm
Từ các phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm: Thẩm quyền của Hội đồng
xét xử phúc thẩm đối với bản án hình sự sơ thẩm là tổng hợp các quyền được xem xét về hình thức và quyết định về nội dung đối với vụ án hình sự mà bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị dựa trên kết quả tranh tụng tại phiên tòa, thể hiện bằng bản án hoặc quyết định phúc thẩm theo quy định của pháp luật.
Thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm đối với bản án hình sự sơ thẩm có cácđặc điểm cơ bản sau:
- Chủ thể thực hiện thẩm quyền xét xử phúc thẩm: Trong giai đoạn xét xửnói chung, chủ thể xét xử vụ án tại phiên tòa thuộc về HĐXX Do đó, chủ thể trựctiếp tiến hành các thủ tục xét xử phúc thẩm là HĐXX phúc thẩm HĐXX phúc thẩmgồm các Thẩm phán được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật, giữ ngạch Thẩmphán trung cấp hoặc cao cấp công tác tại TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trungương, TAND cấp cao, TAQS cấp quân khu, TAQS Trung ương là những Tòa án có
Trang 15thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án hình sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 29,Khoản 2 Điều 37, Khoản 1 Điều 51, Khoản 2 Điều 56 Luật Tổ chức TAND năm
2014 và Điều 344 BLTTHS năm 2015 HĐXX phúc thẩm được thành lập theo sựphân công của Chánh án Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm
- Về cơ sở phát sinh thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm: Kháng cáo, khángnghị hợp pháp đối với bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật là cơ sở đầu tiênphát sinh thẩm quyền của Tòa án cấp phúc thẩm Trên cơ sở đó, Chánh án Tòa áncấp phúc thẩm phân công Thẩm phán giải quyết, sau đó, thành lập HĐXX để giảiquyết trong phạm vi kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa Như vậy, thẩm quyền củaHĐXX phúc thẩm phát sinh khi có sự phân công theo quy định để giải quyết một vụ
án cụ thể11
HĐXX có quyền xem xét, quyết định đối với vụ án mà bản án, quyết địnhcủa Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị hợp pháp theo trình tự phúc thẩmtrên cơ sở sự phân công của Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm
- Đối tượng của thẩm quyền xét xử phúc thẩm: HĐXX phúc thẩm có quyềnxem xét, quyết định đối với bản án sơ thẩm hoặc phần nội dung bản án sơ thẩmchưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị HĐXX phúc thẩm có thể xemxét các phần khác của bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị nếu xét thấycần thiết Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo,kháng nghị mà không có kháng cáo, kháng nghị Trường hợp sau khi bản án sơthẩm có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trongviệc giải quyết vụ án hoặc có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơbản nội dung của bản án mà Tòa án cấp sơ thẩm không biết được khi ra bản án đóthì bản án sơ thẩm trở thành đối tượng xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩmtheo từng trường hợp cụ thể Đây là, đặc điểm để phân biệt giữa thủ tục phúc thẩmvới thủ tục tái thẩm, giám đốc thẩm
11 Trần Thị Hương Lan (2020), “Thẩm quyền của HĐXXPT đối với bản án hình sự sơ thẩm và thực tiễn thi hành tại tòa án nhân dân thành phố Hà Nội”, Luận văn Thạc sĩ luật, Trường Đại học luật Hà Nội, tr.10.
Trang 16- Về nội dung của thẩm quyền xét xử phúc thẩm: Trên cơ sở kháng cáo,kháng nghị hợp pháp, HĐXX phúc thẩm xét xử lại về mặt nội dung và kiểm tra tínhhợp pháp, tính có căn cứ của bản án sơ thẩm, từ đó, ra quyết định giải quyết vụ án.HĐXX phúc thẩm xét xử lại về mặt nội dung của vụ án là việc xem xét, đánh giácác tình tiết về sự thật khách quan của vụ án, bao gồm các chứng cứ đã được các cơquan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập trong giai đoạn trước và nhữngchứng cứ mới được bổ sung trong giai đoạn xét xử phúc thẩm Qua việc xem xét,
đánh giá các tình tiết, chứng cứ trong vụ án, HĐXX phúc thẩm thực hiện “việc kiểm
tra tính hợp pháp của bản án, quyết định sơ thẩm”.
- Về phạm vi thực hiện thẩm quyền xét xử phúc thẩm: Kháng cáo, khángnghị giới hạn việc thực hiện thẩm quyền của Tòa án cấp phúc thẩm trong giới hạnxét xử sơ thẩm Theo đó, kháng cáo, kháng nghị hợp pháp là cơ sở pháp lý để HĐXXphúc thẩm xác định phạm vi xét xử HĐXX phúc thẩm xem xét phần nội dung của bản
án có kháng cáo, kháng nghị HĐXX phúc thẩm chỉ xem xét các phần khác của bản ánkhông bị kháng cáo, kháng nghị khi xét thấy cần thiết Việc xem xét những phần kháccủa bản án không có kháng cáo, kháng nghị không được vi phạm nguyên tắc
“không làm xấu hơn tình trạng của bị cáo”, không xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của các chủ thể khác tham gia tố tụng và không được vi phạm nguyên tắc “tự
định đoạt” của các đương sự khi giải quyết phần dân sự trong vụ án hình sự.
1.1.2 Ý nghĩa của việc quy định và thực hiện quy định về thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án hình sự sơ thẩm
- Ý nghĩa chính trị, xã hội: Trong các vấn đề về phúc thẩm trong vụ án hình
sự, vấn đề thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm đối với bản án hình sự sơ thẩm có ýnghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết vụ án hình sự
Việc quy định cụ thể và thực hiện đúng đắn thẩm quyền của HĐXX phúcthẩm đối với bản án sơ thẩm góp phần rất lớn trong việc đảm bảo tính nghiêm minhcủa pháp luật, đảm bảo thể chế hóa đường lối của Đảng trong chiến lược cải cách tưpháp xuyên suốt các kỳ Đại hội Điều này cũng góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm
vụ của công tác xét xử các vụ án hình sự, đảm bảo cho sự công bằng nghiêm minh
Trang 17của pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền, củadân, do dân và vì dân.
Quá trình xem xét lại vụ án, HĐXX phúc thẩm kịp thời phát hiện và khắcphục, sửa chữa những sai lầm của bản án sơ thẩm, đảm bảo thực hiện đúng và thốngnhất các quy định của pháp luật trong hệ thống các cơ quan tư pháp trên phạm vitoàn quốc Việc hiểu đúng và áp dụng thống nhất các quy định pháp luật là đảm bảocho sự ổn định về mặt chính trị, vững chắc về mặt tư pháp của Nhà nước ta Bằngviệc quy định cho HĐXX phúc thẩm có quyền xem xét, sửa chữa, thậm chí hủy bỏphán quyết không có căn cứ hoặc không đúng pháp luật của bản án sơ thẩm thể hiệnthái độ thận trọng của Nhà nước khi quyết định sinh mạng chính trị của người bịbuộc tội bằng bản án có hiệu lực pháp luật
Việc quy định thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm đối với vụ án hình sự sơthẩm là phù hợp với nguyên tắc hai cấp xét xử, thể hiện mục đích cao nhất của phápluật là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người khi đưa ra một phán quyếtliên quan trực tiếp đến quyền nhân thân, sinh mạng chính trị của người đó
Việc quy định và thực hiện thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm đảm bảonguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa Thông qua việc giải quyết đúng đắn vụ ánhình sự, HĐXX phúc thẩm thực hiện việc kiểm tra tính hợp pháp và có căn cứ củabản án sơ thẩm, phát hiện, sửa chữa những sai lầm của Tòa án cấp sơ thẩm gópphần đảm bảo pháp luật được thực hiện nghiêm minh, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
tổ chức, cá nhân Việc áp dụng thống nhất pháp luật và không có ngoại lệ chính làđảm bảo sự thống nhất, ổn định vững chắc của hệ thống chính trị Ngoài ra, việcquy định và thực hiện thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm còn có ý nghĩa quan trọngtrong việc bảo đảm công bằng xã hội, thiết lập ổn định trật tự xã hội, nâng cao ý thứcchấp hành pháp luật, tăng cường niềm tin của người dân vào Nhà nước và pháp luật
- Ý nghĩa pháp lý: Pháp luật tạo hành lang pháp lý cho việc xét xử của Tòa
án được chính xác và đúng đắn Bởi vì, qua hai cấp xét xử những vấn đề thuộc nộidung vụ án sẽ một lần nữa được xem xét, phân tích, đánh giá kỹ lưỡng, đầy đủ hơn
Trang 18Thông qua việc xét xử lại vụ án, Tòa án cấp phúc thẩm kiểm tra tính hợppháp và tính có căn cứ của bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị; qua đó, có thểphát hiện, khắc phục kịp thời các vi phạm, sai lầm trong hoạt động xét xử của Tòa
án cấp dưới Mặt khác, chế định này buộc Tòa án cấp sơ thẩm phải thận trọng, tuânthủ nghiêm chỉnh các yêu cầu về tính hợp pháp và tính có căn cứ khi ra bản án,quyết định về vụ án
Khi có kháng cáo, kháng nghị đối với bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực phápluật, HĐXX phúc thẩm phải đưa vụ án ra xét xử trong thời hạn luật định Vì vậy,xét xử phúc thẩm là một trong các phương tiện bảo vệ hữu hiệu lợi ích của Nhànước, xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
Thông qua việc xét xử, HĐXX phúc thẩm hướng dẫn cho Tòa án cấp sơthẩm và các cơ quan tiến hành tố tụng khác việc nhận thức, áp dụng đúng đắn,thống nhất pháp luật, góp phần nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự
Trong quá trình HĐXX phúc thẩm trực tiếp thực hiện thẩm quyền để xemxét lại các vụ án hình sự cụ thể, HĐXX phúc thẩm sẽ phát hiện ra những thiếu sót,bất cập còn tồn tại trong các quy định của pháp luật và đưa ra kiến nghị Việc xemxét những kiến nghị của HĐXX phúc thẩm là cơ sở để các nhà làm luật tiếp tụchoàn thiện các quy định của hệ thống pháp luật nói chung và quy định về thẩmquyền của HĐXX nói riêng Như vậy, việc thực hiện các quy định về thẩm quyềncủa HĐXX phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm có ý nghĩa quan trọng trong việc xâydựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
1.2 Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành về thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án hình sự sơ thẩm
1.2.1 Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm
Điểm a Khoản 1 Điều 355 và Điều 356 BLTTHS năm 2015 quy định:HĐXX phúc thẩm có quyền không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyênbản án sơ thẩm khi xét thấy bản án sơ thẩm có căn cứ và đúng pháp luật Tuy nhiên,
Trang 19theo quy định của BLTTHS, việc Tòa án cấp phúc thẩm không chấp nhận khángcáo, kháng nghị có thể được chia thành hai trường hợp cụ thể:
Thứ nhất, không chấp nhận về hình thức: Việc không chấp nhận về hình
thức chỉ đặt ra với kháng cáo của người tham gia tố tụng và thường được giải quyếtngay từ trước khi mở phiên tòa Ví dụ: Chủ thể kháng cáo không có quyền kháng cáo;kháng cáo vượt quá phạm vi quyền được kháng cáo; kháng cáo quá hạn mà không phải
vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan… Tuy nhiên, nếu vì một lý do nào
đó mà đến khi mở phiên tòa, HĐXX mới phát hiện những kháng cáo không hợp lệ vànếu vụ án không còn kháng nghị của Viện kiểm sát (viết tắt: VKS) hoặc kháng cáokhác hợp lệ thì HĐXX sẽ tuyên bố không chấp nhận kháng cáo, giữ nguyên bản án sơthẩm Trường hợp vẫn còn kháng cáo khác hợp lệ hoặc có kháng nghị của VKS thìHĐXX chỉ không chấp nhận và xét xử lại vụ án theo yêu cầu của kháng cáo không hợp
lệ và vẫn tiếp tục xét xử theo yêu cầu của kháng cáo hợp lệ hoặc kháng nghị của VKS
Thứ hai, không chấp nhận về nội dung: Không chấp nhận về nội dung có
thể xảy ra đối với cả kháng cáo, kháng nghị và đây là một trường hợp phức tạp nếutrong vụ án có nhiều kháng cáo, kháng nghị Có thể xảy ra các tình huống cụ thể sau:
Tình huống thứ nhất, vụ án chỉ có một kháng cáo của bị cáo hoặc một
kháng nghị của VKS mà kháng cáo hoặc kháng nghị đó không có căn cứ;
Tình huống thứ hai, vụ án có nhiều kháng cáo, kháng nghị mà tất cả kháng
cáo, kháng nghị đều không có căn cứ, bản án sơ thẩm xử đúng người, đúng tội,đúng pháp luật, HĐXX không chấp nhận toàn bộ kháng cáo, kháng nghị, giữnguyên bản án sơ thẩm
Nếu trong số kháng cáo, kháng nghị có kháng cáo, kháng nghị có căn cứ,
có kháng cáo, kháng nghị không có căn cứ, HĐXX có thể không chấp nhận sốkháng cáo, kháng nghị, giữ nguyên phần bản án bị kháng cáo, kháng nghị không cócăn cứ đó, đồng thời, chấp nhận một số kháng cáo, kháng nghị khác có căn cứ màkhi xét xử tại phiên tòa xác định kháng cáo, kháng nghị đó dẫn đến quyết định phảisửa hoặc hủy một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm thì được coi là trường hợp sửa
Trang 20hoặc hủy bản án mà không phải là trường hợp không chấp nhận kháng cáo, khángnghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Theo quy định tại Điều 356 BLTTHS năm 2015 thì thẩm quyền HĐXXphúc thẩm không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩmkhi xét thấy các quyết định của bản án sơ thẩm có căn cứ và đúng pháp luật Cụ thể:
- Bản án sơ thẩm có căn cứ là sự phù hợp giữa kết luận trong bản án vớinhững tình tiết khách quan của vụ án, trên cơ sở kết quả hoạt động thẩm tra chứng
cứ và tranh tụng công khai, dân chủ và bình đẳng tại phiên tòa sơ thẩm
- Bản án sơ thẩm đúng pháp luật thể hiện ở chỗ HĐXX sơ thẩm đã áp dụngđúng đắn các quy định của pháp luật nội dung trong việc định tội danh, khung hìnhphạt, quyết định hình phạt phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành viphạm tội… Áp dụng đúng đắn quy định của pháp luật Dân sự trong giải quyết việcbồi thường thiệt hại (nếu có) của vụ án Hình sự và quá trình tố tụng đều thực hiệnđúng thủ tục tố tụng quy định tại BLTTHS
Khảo sát thực tiễn xét xử phúc thẩm ở nước ta nói chung và tại TAND tỉnhĐiện Biên nói riêng cho thấy, Tòa án cấp phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo,kháng nghị, giữ nguyên bản án trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị về hình thức thường là
kháng cáo không đúng thẩm quyền, thủ tục, thời hạn do luật định Nếu kháng cáokhông hợp lệ theo quy định tại các Điều 331, 332, 333 BLTTHS năm 2015, khôngđảm bảo các điều kiện thụ lý vụ án phúc thẩm mà Tòa án cấp phúc thẩm không pháthiện được khi thụ lý Khi HĐXX phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo về mặthình thức thì HĐXX phúc thẩm không xem xét phần nội dung của kháng cáo đó.Trong thực tế, trường hợp này thường chỉ xảy ra đối với kháng cáo, không xảy rađối với kháng nghị, vì VKS có thẩm quyền kháng nghị khó mắc phải do là cơ quanđầu tiên phải tuân thủ và chấp hành đúng pháp luật
Thứ hai, không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị về nội dung khi các yêu
cầu trong tất cả kháng cáo, kháng nghị không có căn cứ pháp luật Tòa án cấp sơthẩm đã xét xử vụ án và ra bản án có căn cứ, chính xác, khách quan, đúng người,
Trang 21đúng tội, đúng pháp luật, không có lý do gì để làm thay đổi bản án hay quyết địnhcủa Tòa án
1.2.2 Sửa bản án sơ thẩm
Điều 357 BLTTHS năm 2015 quy định HĐXX phúc thẩm có quyền sửa bản
án sơ thẩm Theo đó, việc HĐXX phúc thẩm xét xử lại nội dung vụ án xác định cócăn cứ làm thay đổi về những vấn đề cụ thể thuộc nội dung vụ án nên đã có quyếtđịnh khác so với quyết định mà HĐXX sơ thẩm đã tuyên trong bản án Việc sửa bản
án sơ thẩm thực chất là làm thay đổi nội dung của bản án sơ thẩm khi có căn cứ xácđịnh bản án sơ thẩm đã tuyên không đúng với tính chất, mức độ, hậu quả của hành
vi phạm tội, nhân thân bị cáo hoặc có sai lầm trong giải quyết vấn đề dân sự haynhững vấn đề khác của vụ án HĐXX phúc thẩm có thể sửa một phần hoặc toàn bộbản án sơ thẩm theo hướng có lợi hoặc bất lợi cho bị cáo hoặc các đương sự kháccủa vụ án theo quy định của pháp luật
Quyền sửa bản án sơ thẩm xuất phát từ địa vị pháp lý của Tòa án cấp phúcthẩm là Tòa án cấp trên trực tiếp của Tòa án cấp sơ thẩm, là cấp xét xử thứ hai, cóchức năng xét xử lại vụ án, xem xét lại tính có căn cứ và tính hợp pháp của bản án
sơ thẩm và xét xử lại về nội dung vụ án HĐXX phúc thẩm sửa bản án hình sự sơthẩm theo các hướng như sau:
1.2.2.1 Sửa bản án sơ thẩm theo hướng có lợi cho bị cáo
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 357 BLTTHS năm 2015 thì HĐXX phúcthẩm có thể sửa bản án sơ thẩm theo hướng giảm nhẹ, tức là, theo hướng có lợi cho bịcáo là việc làm thay đổi nội dung bản án sơ thẩm đã quyết định trước đó Khi sửa bản
án sơ thẩm theo hướng có lợi cho bị cáo, Tòa án cấp phúc thẩm không bị ràng buộc bởiphạm vi, yêu cầu của kháng cáo, kháng nghị HĐXX phúc thẩm có quyền sửa bản ántheo hướng có lợi cho bị cáo mà ngay cả khi kháng cáo, kháng nghị có yêu cầu bất lợicho bị cáo nhưng có căn cứ để sửa bản án theo hướng có lợi cho bị cáo Và ngay cảnhững bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị, nếu có căn cứ,HĐXX phúc thẩm vẫn có thể sửa bản án theo hướng có lợi cho những bị cáo này, cụ thể:
Trang 22Khi có căn cứ xác định bản án sơ thẩm đã tuyên không đúng với tính chất,mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội, nhân thân bị cáo hoặc có tình tiết mới,HĐXX phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm như sau: (a) Miễn trách nhiệm hình
sự hoặc miễn hình phạt cho bị cáo, không áp dụng hình phạt bổ sung, không ápdụng biện pháp tư pháp; (b) Áp dụng điều, khoản của BLHS về tội nhẹ hơn; (c)Giảm hình phạt cho bị cáo; (d) Giảm mức bồi thường thiệt hại và sửa quyết định xử
lý vật chứng; (đ) Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn; (e) Giữ nguyênhoặc giảm mức hình phạt tù và cho hưởng án treo
So với BLTTHS năm 2003 thì BLTTHS năm 2015 đã bổ sung thêm quyđịnh về việc cho HĐXX phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm theo hướng có lợicho bị cáo đối với một số trường hợp khác như sau:
Thứ nhất, không áp dụng hình phạt bổ sung.
Thứ hai, không áp dụng biện pháp tư pháp.
Thứ ba, HĐXX phúc thẩm có thể sửa bản án sơ thẩm theo tất cả các trường
hợp quy định tại Khoản 1 Điều 357 BLTTHS đối với những bị cáo không khángcáo, không bị kháng cáo, kháng nghị
Quyền sửa bản án sơ thẩm theo hướng có lợi cho bị cáo được quy định cụthể như sau:
- Miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo
Tại khoản 3 Điều 29 BLTTHS năm 2015 quy định “Người thực
hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự” Việc quy
định mở rộng phạm vi miễn trách nhiệm hình sự (viết tắt: TNHS) thể hiện chínhsách của Nhà nước trong việc hạn chế xử lý bằng biện pháp hình sự đối với ngườithực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do lỗi vô ý
Trang 23Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền miễn TNHS cho bị cáo đã bị Tòa áncấp sơ thẩm tuyên có tội và áp dụng các biện pháp của TNHS khi có một trong cáccăn cứ quy định tại Điều 29 BLHS và các căn cứ quy định tại Điều 16 BLHS (tự ýnửa chừng chấm dứt việc phạm tội); Khoản 2 Điều 91 BLHS (một số trường hợpngười dưới 18 tuổi phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, khắc phục phần lớn hậuquả); Khoản 4 Điều 110 BLHS (người đã nhận làm gián điệp nhưng không thựchiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo); Khoản 7 Điều 364 BLHS(người đưa hối lộ chủ động khai báo trước khi bị phát giác); Khoản 2 Điều 390BLHS (người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạnchế tác hại của tội phạm thì có thể được miễn TNHS).
- Miễn hình phạt cho bị cáo
Theo quy định tại Điều 59 BLHS, miễn hình phạt được áp dụng đối vớingười phạm tội trong trường hợp có đủ các điều kiện sau:
Thứ nhất, người phạm tội đủ điều kiện được quyết định hình phạt dưới mức
thấp nhất của khung hình phạt theo khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 54 BLHS12
Thứ hai, người phạm tội thuộc diện đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng
chưa đến mức được miễn TNHS
Cơ sở để cân nhắc người phạm tội đáng được khoan hồng đặc biệt có thể làđược xem xét trong mối quan hệ với quy định các trường hợp có thể miễn TNHS quyđịnh tại khoản 2 và khoản 3 Điều 29 BLHS13 để đi đến nhận định mặc dù trong nhữngtrường hợp cụ thể quy định tại điều, khoản này người phạm tội chưa đến mức được miễnTNHS nhưng xét thấy không cần áp dụng hình phạt đối với họ thì họ vẫn có thể tự cảitạo trở thành người lương thiện mà không tái phạm tội Điều này có nghĩa là ngườiphạm tội thỏa mãn điều kiện được miễn hình phạt và đáng được khoan hồng đặc biệtnhưng chưa thỏa mãn các điều kiện để được miễn TNHS theo khoản 2, 3 Điều 29 BLHS
- Không áp dụng hình phạt bổ sung; không áp dụng biện pháp tư pháp
12 Xem: Điều 54 BLHS năm 2015 quy định về quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng.
13 Xem: Khoản 2, 3 Điều 29 BLHS năm 2015 quy định về các trường hợp có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
Trang 24Hình phạt bổ sung là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc của Nhà nước đượcBLHS quy định do Tòa án áp dụng đối với người phạm tội được thể hiện ở việctước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích nhất định của họ nhằm củng cố, tăng cườnghiệu quả của hình phạt chính và phòng ngừa việc tái phạm trong những trường hợpphạm tội nhất định Khoản 2 Điều 32 và khoản 2 Điều 33 BLHS quy định các hìnhphạt bổ sung áp dụng đối với cá nhân và pháp nhân thương mại phạm tội14.
Các biện pháp tư pháp là những biện pháp cưỡng chế hình sự được quyđịnh trong BLHS do cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng đối với cá nhân, pháp nhânthương mại phạm tội khi hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ gây thiệt hại đến lợiích của Nhà nước, tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân Biệnpháp tư pháp không phải là hình phạt nhưng có tác dụng hỗ trợ, thay thế hình phạt,ngăn chặn và phòng ngừa tội phạm Theo quy định của BLHS, các biện pháp tưpháp được phân chia thành hai nhóm: Biện pháp tư pháp áp dụng đối với cá nhânphạm tội và biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội.Bên cạnh đó, BLHS còn quy định biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡngđối với người dưới 18 tuổi phạm tội15
Trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, HĐXX phúc thẩm có quyền không ápdụng hình phạt bổ sung, không áp dụng biện pháp tư pháp khi có căn cứ cho rằngviệc Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng không đúng với tính chất, mức độ của hành viphạm tội; không phù hợp với các đặc điểm nhân thân, hoàn cảnh của bị cáo; khôngcần thiết hoặc không có khả năng thi hành Đây là, quy định mới được bổ sungtrong BLTTHS năm 2015, khắc phục thiếu sót của BLTTHS năm 2003 nhằm tạo cơ
sở pháp lý về thẩm quyền để HĐXX phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm mộtcách đầy đủ, toàn diện nhất
- Áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn đối với bị cáo
14 Xem: Khoản 2 Điều 32 quy định các hình phạt bổ sung áp dụng đối với cá nhân phạm tội; khoản 2 Điều 33 quy định các hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại phạm tội của BLHS năm 2015.
15 Xem các điều: Điều 46 quy định cá biện pháp tư pháp; Điều 98 quy định các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người phạm tội dưới 18 tuổi của BLHS năm 2015.
Trang 25Khi xét thấy việc định tội danh và quyết định hình phạt không phù hợp vớihành vi phạm tội và tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tộidẫn đến việc định tội danh hoặc định khung hình phạt không chính xác, bất lợi cho
bị cáo thì HĐXX phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm theo hướng áp dụng điều,khoản của BLHS về tội nhẹ hơn đối với bị cáo Việc áp dụng điều, khoản củaBLHS về tội nhẹ hơn là trường hợp chuyển từ tội danh nặng sang tội danh nhẹ hơnhoặc chuyển từ khoản có khung hình phạt nặng hơn sang khoản có khung hình phạtnhẹ hơn so với tội danh, khung hình phạt mà cấp sơ thẩm đã áp dụng với bị cáo
Mặc dù, hiện nay chưa có văn bản nào hướng dẫn áp dụng quy định củaBLTTHS năm 2015 về xét xử phúc thẩm và thẩm quyền sửa bản án sơ thẩm nhưng
đã được hướng dẫn tại Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP ngày 05/11/2004 của Hộiđồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) hướng dẫn thi hành một sốquy định trong phần thứ ba “Xét xử sơ thẩm” của BLTTHS năm 2003 Nghị quyết
số 04 nói trên đã làm rõ như thế nào là tội nặng hơn, tội nhẹ hơn và hướng dẫn cáchxác định tội nặng hơn, tội nhẹ hơn Bên cạnh đó, HĐXX phúc thẩm sửa bản án sơthẩm, áp dụng điều, khoản nhẹ hơn đối với bị cáo trong trường hợp chuyển khung hìnhphạt nặng hơn sang khung hình phạt nhẹ hơn trong cùng một điều luật (tội danh) hoặcchuyển từ cấu thành tội phạm tăng nặng sang cấu thành tội phạm cơ bản nhờ có thêmmột số tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 51 BLHS hoặc không áp dụng một số tìnhtiết tăng nặng định khung hoặc tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 52 BLHS Tuynhiên, việc quyết định tuyên bị cáo phạm tội nhẹ hơn hay áp dụng khung hình phạt nhẹhơn đối với bị cáo không nhất thiết phải giảm hình phạt cho bị cáo Bởi vì, khi quyếtđịnh hình phạt, ngoài căn cứ vào quy định của BLHS, HĐXX còn phải cân nhắc tínhchất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội,các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS, tình hình chính trị xã hội của địa phương,chính sách hình sự đối với từng loại tội phạm cụ thể…Do đó, trường hợp HDXXphúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, áp dụng điều, khoản của BLHS về tội nhẹ hơn songvẫn giữ nguyên mức hình phạt đối với bị cáo như trong bản án sơ thẩm vẫn đượcxác định là trường hợp sửa bản án sơ thẩm theo hướng có lợi cho bị cáo
Trang 26- Giảm hình phạt cho bị cáo
Giảm hình phạt cho bị cáo là việc HĐXX phúc thẩm quyết định một mứchình phạt khác nhẹ hơn mức hình phạt của loại hình phạt mà Tòa án cấp sơ thẩm đãtuyên đối với bị cáo, bao gồm cả hình phạt chính và hình phạt bổ sung
Khi xét xử phúc thẩm, nếu xét thấy Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng hìnhphạt đối với bị cáo không tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành viphạm tội, HĐXX phúc thẩm có thể quyết định giảm hình phạt cho bị cáo như: Giảmhình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung hoặc cả hai loại hình phạt nhưng giữ nguyênđiều, khoản áp dụng đối với bị cáo Tuy nhiên, khi sửa bản án sơ thẩm theo hướnggiảm nhẹ hình phạt đối với bị cáo, HĐXX phúc thẩm phải thực hiện đúng quy địnhcủa BLHS năm 2015 về mức hình phạt tối thiểu có thể áp dụng đối với người phạmtội Cụ thể:
HĐXX phúc thẩm không được giảm hình phạt tù xuống dưới mức tối thiểu
là 03 tháng (Điều 38 BLHS), hình phạt cải tạo không giam giữ dưới 06 tháng (Điều
36 BLHS), đối với hình phạt tiền không thấp hơn 1.000.000 đồng (Điều 35 BLHS).HĐXX phúc thẩm khi quyết định sửa bản án sơ thẩm, giảm hình phạt cho bị cáo vàquyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng phảituân thủ quy định tại Điều 54 BLHS
- Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn
Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn là trường hợp HĐXX phúcthẩm làm thay đổi nội dung bản án sơ thẩm bằng việc áp dụng loại hình phạt khác ítnghiêm khắc hơn so với loại hình phạt mà Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng đối với bịcáo Điều 32, Điều 33 BLHS quy định hệ thống các hình phạt chính và hình phạt bổsung được áp dụng đối với cá nhân và pháp nhân thương mại phạm tội Đối vớihình phạt chính, tuy chưa có giải thích chính thức về loại hình phạt nào nhẹ hơn,loại hình phạt nào nặng hơn, song, căn cứ các loại hình phạt quy định tại Khoản 1Điều 32, Khoản 1 Điều 33 BLHS cũng như quy định về hậu quả pháp lý của từngloại tội phạm cụ thể tại phần tội phạm của BLHS có thể hiểu nhà làm luật đã sắpxếp các hình phạt chính theo thứ tự từ nhẹ đến nặng Ví dụ: HĐXX phúc thẩm áp
Trang 27dụng hình phạt tù có thời hạn thay cho hình phạt tù vô thời hạn (tù chung thân) màcấp sơ thẩm đã áp dụng với bị cáo hoặc áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữthay cho hình phạt tù có thời hạn mà cấp sơ thẩm đã áp dụng (trường hợp này dùthời hạn cải tạo không giam giữ dài hơn hình phạt tù có thời hạn mà cấp sơ thẩm đã
áp dụng với bị cáo thì vẫn được coi là sửa bản án sơ thẩm theo hướng có lợi cho bịcáo) Đối với hình phạt bổ sung, với tính chất là biện pháp cưỡng chế mang tính hỗtrợ cho hình phạt chính nên không thể căn cứ vào thứ tự sắp xếp để xác định hìnhphạt nhẹ, hình phạt nặng Trong trường hợp này hình phạt bổ sung chỉ có thể giúp
so sánh tính chất, mức độ nặng nhẹ của tội phạm (xác định tội nặng hơn hay nhẹhơn giữa các tội phạm cụ thể) Do đó, trên thực tế việc sửa bản án sơ thẩm, chuyểnsang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn đối với bị cáo chủ yếu được thực hiện đốivới nhóm hình phạt chính Riêng đối với hình phạt trục xuất là một hình phạt đặc biệt,được áp dụng đối với bị cáo là người nước ngoài có thể được Tòa án áp dụng là hìnhphạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể xuất phát từ yêu cầuchính trị, ngoại giao cũng như yêu cầu phòng ngừa tội phạm Do tính đặc thù của loạihình phạt này nên không thể so sánh mức độ nặng, nhẹ với các loại hình phạt kháctrong hệ thống hình phạt Vì vậy, trong trường hợp cần thiết, HĐXX phúc thẩm căn
cứ quy định của pháp luật có quyền quyết định áp dụng hình phạt trục xuất đối với
bị cáo mà không phụ thuộc vào việc có hay không có kháng cáo, kháng nghị
- Giữ nguyên hoặc giảm mức hình phạt tù và cho bị cáo hưởng án treo
Giữ nguyên hoặc giảm mức hình phạt tù và cho hưởng án treo là việcHĐXX phúc thẩm quyết định áp dụng biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù cóđiều kiện đối với bị cáo đã bị Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt tù và áp dụng biện phápbảo đảm chấp hành hình phạt tại trại giam So với quy định tương ứng tại điểm đKhoản 1 Điều 249 BLTTHS năm 2003 (chỉ quy định HĐXX phúc thẩm có quyềngiữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo) thì điểm e khoản 1 Điều 357BLTTHS năm 2015 ngoài quyền giữ nguyên hình phạt của bản án sơ thẩm thìHĐXX phúc thẩm còn có thể giảm mức hình phạt tù do Tòa án cấp sơ thẩm đãtuyên và cho bị cáo hướng án treo (HĐXX phúc thẩm thực hiện đồng thời hai lần
Trang 28quyền sửa bản án sơ thẩm theo hướng có lợi cho bị cáo) Quy định này đã khắcphục hạn chế của BLTTHS năm 2003 khi trên thực tiễn có không ít trường hợp vừa
có căn cứ để HĐXX phúc thẩm giảm hình phạt, vừa có căn cứ áp dụng biện phápmiễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, tạo sự minh bạch, khách quan cũng như
có cơ sở pháp lý đảm bảo việc áp dụng thống nhất pháp luật khi xét xử
Khi quyết định cho bị cáo hướng án treo, HĐXX phúc thẩm phải tuân thủquy định Điều 65 BLHS và Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 củaHội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng Điều 65 của BLHS về án treo
- Giảm mức bồi thường thiệt hại
Giảm mức bồi thường thiệt hại là việc HĐXX quyết định áp dụng mức bồithường thấp hơn mức bồi thường mà Tòa án cấp sơ thẩm đã quyết định đối với bịcáo, bị đơn dân sự khi xét thấy quyết định bồi thường của Tòa án cấp sơ thẩm đốivới bị cáo, bị đơn dân sự chưa thỏa đáng HĐXX phúc thẩm quyết định giảm mứcbồi thường thiệt hại phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật dân sự về bồithường thiệt hại ngoài hợp đồng Khi xét xử phúc thẩm HĐXX phúc thẩm khôngđược quyết định giảm mức bồi thường thiệt hại nếu như bị hại, nguyên đơn dân sựhoặc đại diện hợp pháp của họ vắng mặt tại phiên tòa vì lý do bất khả kháng hoặc
do trở ngại khách quan vì quyết định như vậy sẽ bất lợi đối với họ do họ không cóđiều kiện để trực tiếp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình tại phiên tòa Việcgiảm mức bồi thường thiệt hại căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự nên khôngphụ thuộc vào các quyết định về tội danh, hình phạt và các nội dung khác trong bản
án của HĐXX phúc thẩm
Khoản 1 Điều 357 BLTTHS năm 2015 quy định HĐXX phúc thẩm cóquyền quyết định giảm mức bồi thường thiệt hại cho bị cáo không kháng cáo hoặckhông bị kháng cáo, kháng nghị Đây là, quy định mới được bổ sung so vớiBLTTHS năm 2003 Việc BLTTHS năm 2015 quy định HĐXX phúc thẩm có thẩmquyền sửa bản án sơ thẩm, giảm mức bồi thường thiệt hại cho bị cáo, bị đơn dân sựkhông có kháng cáo, kháng nghị mặc dù là việc sửa đó có căn cứ là chưa thật hợp
lý, vi phạm nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự, mà theo nguyên tắc này,
Trang 29đương sự được tự quyết định về quyền, lợi ích của mình và được lựa chọn biệnpháp pháp lý cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích đó16
- Sửa phần quyết định xử lý vật chứng
Quyền sửa phần quyết định xử lý vật chứng về bản chất không phải là sửabản án sơ thẩm theo hướng có lợi cho bị cáo mà đơn thuần là nhiệm vụ của HĐXXxét xử phúc thẩm là phát hiện, sửa chữa những sai lầm, vi phạm của cấp sơ thẩm.Nếu Tòa án cấp sơ thẩm xử lý vật chứng không đúng quy định của pháp luật thìHĐXX phúc thẩm phải sửa chữa sai lầm đó Việc sửa quyết định xử lý vật chứngcủa HĐXX phúc thẩm không phụ thuộc vào việc có hay không có kháng cáo, khángnghị về việc xử lý vật chứng của Tòa án cấp sơ thẩm, cũng không phụ thuộc vào hướngkháng cáo, kháng nghị đối với quyết định xử lý vật chứng của Tòa án cấp sơ thẩm
1.2.2.2 Sửa bản án sơ thẩm theo hướng không có lợi cho bị cáo
Sửa bản án sơ thẩm theo hướng không có lợi cho bị cáo là việc HĐXX phúcthẩm can thiệp vào nội dung của bản án sơ thẩm, làm thay đổi nội dung các quyếtđịnh trong bản án theo hướng làm xấu đi tình trạng của bị cáo so với tình trạng thực
tế mà bản án sơ thẩm đã tuyên cho bị cáo Do vậy, khác với quyền sửa bản án sơthẩm theo hướng có lợi cho bị cáo việc sửa bản án sơ thẩm theo hướng này đòi hỏituân thủ những nguyên tắc hết sức chặt chẽ để bảo đảm sự khách quan, đúng đắn vàcần thiết Nếu như khoản 1, khoản 3 Điều 357 BLTTHS năm 2015 quy định HĐXXphúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm theo hướng có lợi cho bị cáo không phụthuộc vào kháng cáo, kháng nghị và hướng kháng cáo, kháng nghị thì khoản 2 Điềunày quy định HĐXX phúc thẩm chỉ có thể sửa bản án sơ thẩm theo hướng không cólợi cho bị cáo khi có kháng cáo của bị hại, kháng nghị của VKS là có căn cứ Lý dodẫn đến việc sửa bản án sơ thẩm là Tòa án cấp sơ thẩm đã đưa ra quyết định chưađúng về tội danh, khung hình phạt hoặc quyết định hình phạt quá nhẹ chưa tươngxứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội hoặc không
16 Xem: Mai Thanh Hiếu (2019), Quyền sửa bản án sơ thẩm của Tòa án cấp phúc thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam, Tạp chí Luật học số 5, tr 49.
Trang 30phù hợp với các căn cứ quyết định hình phạt, bồi thường… nên bị hại, VKS khôngđồng tình và đã có kháng cáo, kháng nghị yêu cầu sửa lại cho đúng.
Cụ thể, khoản 2 Điều 357 BLTTHS năm 2015 quy định: Trường hợp VKSkháng nghị hoặc bị hại kháng cáo yêu cầu thì HĐXX phúc thẩm có thể: (a) Tănghình phạt, áp dụng điều, khoản của BLHS về tội nặng hơn, áp dụng hình phạt bổsung, áp dụng biện pháp tư pháp; (b) Tăng mức bồi thường thiệt hại; (c) Chuyểnsang hình phạt khác thuộc loại nặng hơn; (d) Không cho bị cáo hưởng án treo
Khi nghiên cứu quy định của BLTTHS hiện hành về căn cứ sửa bản án theohướng không có lợi cho bị cáo, đối chiếu với quy định về quyền kháng cáo bản án
sơ thẩm và phạm vi quyền kháng cáo của các chủ thể có quyền này cho thấy vẫncòn bộc lộ chưa có sự thống nhất Cụ thể, theo quy định tại khoản 2 Điều 357BLTTHS cơ sở để HĐXX phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm theo hướng bất lợi cho bịcáo chỉ dựa trên kháng nghị của VKS hoặc kháng cáo của bị hại Tuy nhiên, quy địnhtại Khoản 2 Điều 357 BLTTHS năm 2015 về người có quyền kháng cáo theo hướngbất lợi cho bị cáo là chưa đầy đủ, chưa đảm bảo quyền kháng cáo của những ngườitham gia tố tụng khác theo quy định tại các Điều 62, Điều 63, Điều 84, Điều 331củaBLTTHS năm 2015
Khi thực hiện quyền sửa bản án sơ thẩm theo hướng không có lợi cho bịcáo cần chú ý, không phải cứ có căn cứ sửa bản án sơ thẩm theo hướng không có lợicho bị cáo về phần hình sự thì HĐXX phúc thẩm đều sửa bản án theo hướng đó.Khi tiến hành xét xử, nếu xét thấy việc sửa bản án theo hướng tăng nặng cho bị cáodẫn đến làm thay đổi thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án thì HĐXX phúc thẩmphải hủy bản án sơ thẩm để điều tra hoặc xét xử lại mà không được sửa bản án sơthẩm Ví dụ: TAND cấp tỉnh xét xử phúc thẩm vụ án của TAND cấp huyện theoyêu cầu kháng nghị của VKS, kháng cáo của bị hại đổi tội danh nặng hơn hoặc ápdụng khung hình phạt khác nặng hơn đối với bị cáo và có căn cứ để sửa theo yêucầu nhưng tội danh hoặc khung hình phạt nặng hơn đó không còn thuộc thẩm quyềnxét xử sơ thẩm của Tòa án cấp huyện nữa thì sẽ không được sửa bản án sơ thẩm mà
Trang 31phải hủy bản án này để điều tra lại hoặc xét xử sơ thẩm lại ở Tòa án cấp mình theođúng thẩm quyền luật định
Nếu quyết định của HĐXX phúc thẩm có thể gây bất lợi cho những ngườivắng mặt tại phiên tòa vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì phảihoãn phiên tòa và quyết định sửa bản án tại lần mở phiên tòa sau với đầy đủ nhữngngười tham gia tố tụng theo quy định của BLTTHS HĐXX phúc thẩm sửa bản án
sơ thẩm theo hướng không có lợi cho bị cáo như sau:
- Tăng hình phạt đối với bị cáo
Là việc HĐXX phúc thẩm quyết định áp dụng mức hình phạt nặng hơn sovới mức hình phạt mà HĐXX sơ thẩm đã áp dụng đối với bị cáo Việc sửa bản án
sơ thẩm tăng hình phạt cho bị cáo được thực hiện khi xét thấy mức hình phạt củabản án sơ thẩm đối với bị cáo là nhẹ, chưa tương xứng với tính chất, mức độ nguyhiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, đồng thời, có kháng cáo của bị hại hoặckháng nghị của VKS yêu cầu tăng hình phạt đối với bị cáo HĐXX phúc thẩm cóthể tăng cả hình phạt chính và hình phạt bổ sung đối với bị cáo Tuy nhiên, khi sửabản án sơ thẩm theo hướng tăng hình phạt chỉ được tăng mức hình phạt trong khunghình phạt mà Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng cho bị cáo mà không được áp dụngkhung hình phạt nặng hơn để tăng mức hình phạt Trường hợp có kháng cáo, khángnghị theo hướng tăng hình phạt đối với bị cáo, HĐXX phúc thẩm vẫn có thể giảmhình phạt cho bị cáo nếu có căn cứ
- Áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nặng hơn
Khi có kháng cáo của bị hại hoặc kháng nghị của VKS theo hướng áp dụngđiều, khoản của BLHS về tội nặng hơn đối với bị cáo HĐXX phúc thẩm căn cứ vàocác tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án để thẩm tra, tranh tụng công khai tạiphiên tòa nếu có căn cứ hành vi phạm tội đã cấu thành tội phạm quy định tại điều,khoản nặng hơn so với điều, khoản Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng thì có quyền sửabản án sơ thẩm áp dụng điều, khoản của BLHS về tội nặng hơn đối với bị cáo Việc
áp dụng điều, khoản của BLHS về tội nặng hơn bao gồm: Áp dụng khung hình phạtnặng hơn khung hình phạt mà Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng trong cùng một điều
Trang 32luật hoặc áp dụng một điều luật khác quy định tội danh nặng hơn so với tội danh màTòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng để xét xử đối với bị cáo.
Thông thường khi HĐXX phúc thẩm áp dụng điều, khoản BLHS về tội nặnghơn thì sẽ kéo theo việc có thể tăng hình phạt đối với bị cáo vì hình phạt áp dụng phảitương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội Vì vậy,nếu bị hại không kháng cáo, VKS không kháng nghị yêu cầu tăng hình phạt mà chỉ yêucầu chuyển khung hình phạt khác nặng hơn, áp dụng tội danh khác nặng hơn và có căn
cứ để sửa bản án tuyên bố bị cáo phạm vào khung hình phạt khác trong cùng điều luật
mà cấp sơ thẩm đã áp dụng hoặc phạm một tội khác nặng hơn tội mà Tòa án cấp sơthẩm áp dụng đối với bị cáo thì HĐXX phúc thẩm có quyền áp dụng hình phạttương xứng với khung hình phạt hoặc tội danh đó Do đó, mức hình phạt này có thểnặng hơn so với mức hình phạt bị cáo đã được Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng
- Áp dụng hình phạt bổ sung, áp dụng biện pháp tư pháp đối với bị cáo
Khi có kháng cáo của bị hại hoặc kháng nghị của VKS yêu cầu Tòa án cấpphúc thẩm áp dụng hình phạt bổ sung như phạt tiền, tịch thu một phần hoặc toàn bộtài sản đối với bị cáo HĐXX phúc thẩm có quyền áp dụng hình phạt bổ sung, biệnpháp tư pháp nếu xét thấy việc áp dụng hình phạt bổ sung hoặc áp dụng biện pháp
tư pháp là cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành
vi phạm tội, phù hợp với các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS cũng như đặcđiểm nhân thân, hoàn cảnh của bị cáo Đây là, quy định mới được bổ sung củaBLTTHS năm 2015 so BLTTHS năm 2003 Việc bổ sung quy định này đã mở rộngthẩm quyền của HĐXX phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm, kịp thời đáp ứng yêu cầucủa hoạt động xét xử phúc thẩm
- Tăng mức bồi thường thiệt hại
Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể xem xét và quyết định tăng mức bồithường thiệt hại trên cơ sở có kháng nghị của VKS hoặc kháng cáo của bị hại yêucầu và có căn cứ Tuy nhiên, theo quy định tại các Điều 62, 63, 84, 331 BLTTHSnăm 2015, ngoài bị hại thì người đại diện của bị hại, người bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của bị hại, nguyên đơn dân sự và người đại diện của họ, người bảo vệ
Trang 33quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn dân sự cũng có quyền kháng cáo về phầnbồi thường và họ có thể kháng cáo yêu cầu tăng mức bồi thường thiệt hại Như vậy,khoản 2 Điều 357 BLTTHS năm 2015 không quy định việc sửa bản án sơ thẩm tăngmức bồi thường thiệt hại theo yêu cầu của những người này nếu yêu cầu đó có căn
cứ là một thiếu sót về lập pháp, cần được sửa đổi, bổ sung để hiện thực hóa quyềnkháng cáo của những chủ thể này, tạo cơ sở pháp lý cho HĐXX phúc thẩm sửa bản
án sơ thẩm theo hướng không có lợi cho bị cáo về phần bồi thường thiệt hại
- Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nặng hơn
Sửa bản án sơ thẩm theo hướng chuyển sang loại hình phạt khác nặng hơn
là việc HĐXX phúc thẩm áp dụng loại hình phạt nghiêm khắc hơn so với loại hìnhphạt mà cấp sơ thẩm đã áp dụng đối với bị cáo Ví dụ: Áp dụng hình phạt tù có thờihạn thay cho hình phạt cải tạo không giam giữ mà cấp sơ thẩm đã áp dụng đối với
bị cáo; áp dụng hình phạt tù chung thân thay thế cho hình phạt tù có thời hạn đến 20năm mà cấp sơ thẩm đã áp dụng HĐXX phúc thẩm có quyền áp dụng loại hình phạtkhác nặng hơn thay thế cho loại hình phạt mà Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng cho bịcáo khi có căn cứ cho rằng hình phạt Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng đối với bị cáochưa tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và chưaphù hợp với các đặc điểm nhân thân xấu của người phạm tội, trên cơ sở có khángcáo của bị hại hoặc kháng nghị của VKS Thông thường, việc HĐXX phúc thẩmsửa bản án sơ thẩm chuyển sang áp dụng hình phạt khác nặng hơn loại hình phạt màTòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng chỉ được áp dụng đối với hình phạt chính
- Không cho bị cáo hưởng án treo
Trên cơ sở kháng cáo của bị hại, kháng nghị của VKS yêu cầu Tòa ánkhông cho bị cáo được hưởng án treo, HĐXX phúc thẩm quyết định không cho bịcáo hưởng án treo khi xét thấy Tòa án cấp sơ thẩm cho bị cáo hưởng án treo khôngđúng quy định tại Điều 65 BLHS và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC về việc áp dụng Điều
65 BLHS Việc HĐXX phúc thẩm không cho bị cáo đã được Tòa án cấp sơ thẩmcho hưởng án treo có thể áp dụng đồng thời trong trường hợp HĐXX sửa bản án sơ
Trang 34thẩm theo hướng tăng hình phạt tù so với bản án sơ thẩm và không cho bị cáohưởng án treo theo yêu cầu của kháng cáo, kháng nghị nếu các yêu cầu đó có căn
cứ Ngay cả trường hợp HĐXX phúc thẩm giữ nguyên mức phạt tù và không cho bịcáo hưởng án treo cũng được coi là sửa bản án sơ thẩm theo hướng không có lợicho bị cáo
HĐXX phúc thẩm có quyền áp dụng hình phạt khác thuộc loại nặng hơn vàkhông cho bị cáo được hưởng án treo là những quy định mới được bổ sung củaBLTTHS năm 2015 so với BLTTHS năm 2003, thể hiện tính toàn diện, đầy đủtrong kỹ thuật lập pháp, tạo cơ sở pháp lý cho HĐXX phúc thẩm xem xét toàn diện
về nội dung vụ án khi xét xử phúc thẩm
1.2.3 Hủy bản án sơ thẩm
1.2.3.1 Hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại
Theo quy định tại khoản 1 Điều 358 BLTTHS năm 2015 thì HĐXX phúcthẩm có quyền hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, có căn cứ cho rằng cấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm, người phạm tội
hoặc để khởi tố, điều tra về tội nặng hơn tội đã tuyên trong bản án sơ thẩm
Việc HĐXX phúc thẩm cho rằng cấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm, người phạmtội có thể xuất phát từ yêu cầu kháng nghị của VKS hoặc kháng cáo của bị hại,người tham gia tố tụng khác và qua quá trình nghiên cứu hồ sơ, xét xử công khai tạiphiên tòa, HĐXX phúc thẩm nhận thấy Tòa án cấp cấp sơ thẩm đã bỏ lọt tội phạm,người phạm tội Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp có căn cứ xác địnhcấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm, người phạm tội, HĐXX phúc thẩm đều hủy bản án sơthẩm để điều tra lại Bởi lẽ, việc bỏ lọt tội phạm, người phạm tội không chỉ do lỗi của
cơ quan Điều tra, VKS trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố mà còn có thể do Tòa
án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử như không ra quyết định đưa vụ án ra xét xử bị can
và hành vi mà VKS đã truy tố hoặc tại phiên tòa HĐXX không kết tội bị cáo theo quyếtđịnh truy tố của VKS Vì vậy, “chỉ những trường hợp bỏ lọt tội phạm, người phạm tội
từ giai đoạn điều tra, truy tố do lỗi của cơ quan điều tra và VKS mới là căn cứ để
Trang 35HĐXX phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại”17 Trường hợp Tòa án cấp phúcthẩm hủy bản án sơ thẩm khi nhận thấy có căn cứ để khởi tố, điều tra bị cáo về tội nặnghơn tội đã tuyên trong bản án sơ thẩm có thể xảy ra hai trường hợp: (i) là trường hợpkhi xét xử phúc thẩm có căn cứ xác định hành vi bị truy tố và tội danh đã được việndẫn để truy tố đã được Tòa án quyết định đưa ra xét xử không cấu thành tội danh màVKS đã truy tố mà cấu thành tội danh khác nặng hơn tội mà VKS đã truy tố và Tòa áncấp sơ thẩm đã tuyên đối với bị cáo trong bản án sơ thẩm; (ii) hành vi bị truy tố và tộidanh VKS viễn dẫn để truy tố và Tòa án đã tuyên với bị cáo là chính xác nhưnghành vi đó không cấu thành tội phạm được phản ánh trong khoản (khung hình phạt)
mà VKS đã truy tố mà cấu thành tội phạm quy định tại khoản khác nặng hơn củađiều luật mà Tòa án cấp sơ thẩm đã không viện dẫn để xét xử Tuy nhiên, “HĐXXphúc thẩm chỉ được hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại nếu không thể sửa bản án sơthẩm, áp dụng điều, khoản về tội nặng hơn, áp dụng điều, khoản của BLHS về tộinặng hơn theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 357 BLTTHS”18
Trường hợp VKS đã truy tố bị can về một tội danh cụ thể (như tội cướp tàisản theo quy định tại khoản 1 Điều 168 BLHS có mức hình phạt tù đến 10 năm),nhưng Tòa án sơ thẩm lại xét xử bị cáo theo tội danh khác nhẹ hơn (như tội trộmcắp tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 173 BLHS có mức hình phạt tù đến 07năm) Bản án sơ thẩm bị người bị hại kháng cáo, VKS kháng nghị yêu cầu áp dụngtội danh VKS đã truy tố (tội cướp tài sản), nếu có căn cứ, HĐXX phúc thẩm khônghủy bản án sơ thẩm để điều tra lại mà sửa bản án sơ thẩm áp dụng tội danh mà VKS
đã truy tố (tội cướp tài sản - là tội nặng hơn tội trộm cắp tài sản) để thay cho tộidanh mà Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng đối với bị cáo Bởi vì, đây là trường hợpHĐXX phúc thẩm không xét xử thêm hành vi của bị cáo chưa bị truy tố mà chỉđánh giá lại cho đúng tính chất của hành vi phạm tội, sửa chữa, khắc phục sai sóttrong áp dụng pháp luật (định tội danh) của Tòa án cấp sơ thẩm
17 Phạm Minh Huấn (2018), Thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm theo quy định của BLTTHS năm 2015, Luận văn Thạc sĩ Luật, tr.37.
18 Trường ĐH Luật Hà Nội (2020), “Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr 496.
Trang 36Thứ hai, việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không
bổ sung được
Việc điều tra được coi là không đầy đủ nếu như dựa vào kết quả điều tra đókhông đủ cơ sở để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện vàđầy đủ Mục đích của việc điều tra là chứng minh tội phạm và người phạm tội, do
đó, những vấn đề cần phải điều tra chính là những vấn đề phải chứng minh quy địnhtại Điều 85 BLTTHS năm 2015 (trường hợp điều tra theo thủ tục bình thường đối với
cá nhân phạm tội) hoặc những vấn đề cần phải chứng minh quy định tại Điều 441BLTTHS năm 2015 (trường hợp điều tra theo thủ tục đặc biệt là thủ tục tố tụng truycứu TNHS đối với pháp nhân)
Theo quan điểm cá nhân, tác giả luận văn cho rằng việc điều tra ở cấp sơthẩm không đầy đủ là việc xác định hồ sơ vụ án thiếu những chứng cứ quan trọngđối với vụ án Cụ thể: việc điều tra thiếu chứng cứ dùng để chứng minh một hoặcnhiều vấn đề quy định tại Điều 85, Điều 441 Bộ luật Tố tụng hình sự mà nếu thiếuchứng cứ này thì không giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện, đúng phápluật Ngoài ra, đối với vụ án áp dụng thủ tục tố tụng với người dưới 18 tuổi là cácvấn đề phải chứng minh quy định tại Điều 416 BLTTHS, mà bằng hoạt động tranhtụng tại phiên tòa phúc thẩm không thể bổ sung được thì HĐXX phúc thẩm hủy bản
án sơ thẩm để điều tra lại
HĐXX phúc thẩm chỉ quyết định hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại khi việcđiều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ có ảnh hưởng đến việc xác định sự thật kháchquan của vụ án mà Tòa án cấp phúc thẩm không thể bổ sung được
Thứ ba, có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn điều tra,
truy tố
Dưới góc độ ngôn ngữ học: “Thủ tục” được hiểu là “những việc cụ thể phảilàm theo một trật tự quy định, để tiến hành một công việc có tính chất chính thức”
19; thuật ngữ “tố tụng” được hiểu là: “ tiến hành các hoạt động điều tra, truy tố, xét
19 Viện Ngôn ngữ học- Trung tâm Từ Điển học, “Từ Điển tiếng Việt”, Nxb Đà Nẵng, 2004, Tr 960.
Trang 37xử các vụ án hình sự”20 Theo đó, “thủ tục tố tụng” được hiểu là những việc cụ thểphải làm theo một trật tự quy định để tiến hành các hoạt động điều tra, truy tố, xét
xử các vụ án hình sự Điểm o khoản 1 Điều 4 BLTTHS năm 2015 giải thích cụ thể
vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là việc cơ quan, người có thẩm quyền tiếnhành tố tụng trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử không thực hiện hoặcthực hiện không đúng, không đầy đủ các trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định và
đã xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụnghoặc làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án
Quá trình giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm cho thấy, HĐXX phúcthẩm thường căn cứ vào Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP ngày 22/12/2017 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao,TANDTC, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng để viện dẫn những trường hợp vi phạmnghiêm trọng thủ tục tố tụng Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp xác định có viphạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố, HĐXX phúcthẩm đều hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại HĐXX phúc thẩm sẽ không hủy án đểđiều tra lại nếu có căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch số02/TTLT nói trên vì những vi phạm đó không xâm hại nghiêm trọng đến quyền vàlợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng hoặc đến thời điểm xét xử sơ thẩmnhững vi phạm đó không cần khắc phục nữa21
1.2.3.2 Hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại
Theo khoản 2 Điều 358 BLTTHS năm 2015 quy định HĐXX phúc thẩm cóquyền hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại ở cấp sơ thẩm với HĐXX mới trong cáctrường hợp:
Thứ nhất, Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng thành phần mà Bộ luật Tố
tụng hình sự quy định Cụ thể:
- Thành phần HĐXX sơ thẩm vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 254BLTTHS năm 2015 Thành phần HĐXX sơ thẩm gồm 01 Thẩm phán và 02 Hội
20 Viện Ngôn ngữ học- Trung tâm Từ Điển học, “Từ Điển tiếng Việt”, Nxb Đà Nẵng, 2004, Tr 1008.
21 Xem khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch số 02/2017.
Trang 38thẩm Trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì HĐXX sơ thẩm cóthể gồm 02 Thẩm phán và 03 Hội thẩm Đối với vụ án có bị cáo bị xét xử về tội màBLHS quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân hoặc
tử hình thì HĐXX sơ thẩm gồm 02 Thẩm phán và 03 Hội thẩm Ngoài ra, theo quyđịnh tại khoản 1 Điều 423 BLTTHS, khi xét xử các vụ án có bị cáo là người dưới 18tuổi, thành phần HĐXX sơ thẩm phải có 01 Hội thẩm là giáo viên hoặc cán bộ Đoànthanh niên hoặc người có kinh nghiệm, hiểu biết về tâm lý người dưới 18 tuổi
HĐXX không đúng thành phần mà BLTTHS đã quy định thường thể hiện ởchỗ: Đối với vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp nhưng chỉ cơ cấu số lượngHĐXX 03 người hoặc vụ án có bị cáo là người dưới 18 tuổi nhưng trong HĐXXkhông có Hội thẩm là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên hay người có kinhnghiệm, hiểu biết về tâm lý người dưới 18 tuổi Việc xác định thế nào là vụ án cótính chất nghiêm trọng, phức tạp, hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể Việcnhận định tính chất nghiêm trọng, phức tạp của từng vụ án tùy thuộc vào nhận thứccủa từng HĐXX và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm phâncông HĐXX (như Chánh án, phó Chánh án) Do đó, trên thực tế khi áp dụng Điều 254BLTTHS sẽ không thể tránh khỏi có tình trạng áp dụng không thống nhất khi cơ cấu sốlượng thành viên HĐXX sơ thẩm trong trường hợp này tại các Tòa án cấp sơ thẩm
Thứ hai, có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn xét xử
sơ thẩm
Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm cũnggiống như vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn khởi tố, điều tra,truy tố Tuy nhiên, có điểm khác về thời điểm vi phạm và chủ thể vi phạm nên phảihủy bản án sơ thẩm để xét xử lại nhằm khắc phục vi phạm đó Vi phạm nghiêmtrọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn xét xử là việc Tòa án cấp sơ thẩm khi tiến hànhxét xử sơ thẩm hoặc VKS khi thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử khôngthực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các trình tự, thủ tục luật định,xâm hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo hoặc các đương sựkhác trong vụ án ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ
Trang 39án Ví dụ: Không giao quyết định đưa vụ án ra xét xử cho bị cáo theo quy định tạiĐiều 286 BLTTHS; không yêu cầu chỉ định người bào chữa cho bị cáo trong cáctrường hợp bắt buộc có người bào chữa quy định tại khoản 1 Điều 76 BLTTHS; Thẩmphán, Hội thẩm, KSV phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nhưng vẫn tiếnhành tố tụng tại phiên tòa… xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của bị cáo, dẫn đếnviệc giải quyết vụ án không khách quan Nếu vi phạm thủ tục tố tụng trong giai đoạnxét xử là điều kiện cần thì việc xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp củangười tham gia tố tụng và ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diệncủa vụ án là điều kiện đủ để HĐXX xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại.
Thứ ba, người được Tòa án cấp sơ thẩm tuyên không có tội nhưng có căn
cứ cho rằng người đó đã phạm tội
BLTTHS năm 2015 cũng quy định “người được Tòa án cấp sơ thẩm tuyênkhông có tội nhưng có căn cứ cho rằng người đó đã phạm tội” là căn cứ hủy bản án
sơ thẩm để xét xử lại Đây là, trường hợp bản án sơ thẩm tuyên bị cáo không phạmtội và có kháng cáo, kháng nghị yêu cầu xét xử lại theo hướng có tội đối với bị cáo
và khi xét xử phúc thẩm HĐXX xác định bản án tuyên vô tội là không có căn cứ vì
bị cáo đã phạm tội Mặc dù có căn cứ kết tội bị cáo, nhưng HĐXX phúc thẩm cũngkhông được sửa bản án sơ thẩm theo hướng kết tội mà phải hủy bản án sơ thẩm đểxét xử lại Quy định như vậy, xuất phát từ lý do cấp phúc thẩm là cấp xét xử cuốicùng, bản án phúc thẩm có hiệu lực ngay nếu kết tội bị cáo mà trước đó đã đượcTòa án sơ thẩm tuyên không có tội đồng nghĩa với việc họ không có cơ hội để bảo
vệ quyền lợi của mình một lần nữa ở cấp xét xử cao hơn Việc hủy bản án sơ thẩm
để xét xử lại nhằm bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo và quyền kháng cáo bản ánkết tội để được bảo vệ quyền lợi của bị cáo tại cấp xét xử thứ hai là cấp phúc thẩm
Thứ tư, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc áp dụng biện pháp
tư pháp đối với bị cáo không có căn cứ
BLTTHS năm 2015 đã bổ sung quy định quyền hủy bản án sơ thẩm để xét
xử lại do Tòa án cấp sơ thẩm xác định việc miễn TNHS, miễn hình phạt hoặc ápdụng biện pháp tư pháp đối với bị cáo của Tòa án cấp sơ thẩm không có căn cứ
Trang 40Theo đó, trường hợp HĐXX sơ thẩm quyết định miễn TNHS, miễn hình phạt không
có căn cứ, tức là, không phù hợp và trái với quy định tại các Điều 29, Điều 59BLHS thì HĐXX phúc thẩm có quyền hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại Bên cạnh
đó, khi xét thấy Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng biện pháp tư pháp đối với bị cáokhông có căn cứ quy định tại chương VII của BLHS thì HĐXX phúc thẩm có quyềnhủy bản án sơ thẩm để xét xử lại
Thứ năm, bản án sơ thẩm có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp
luật nhưng không thuộc trường hợp HĐXX phúc thẩm sửa bản án theo quy định tạiĐiều 357 BLTTHS
Xuất phát từ thực tiễn xét xử, trong một số trường hợp, HĐXX phúc thẩmnhận thấy Tòa án cấp sơ thẩm đánh giá không đúng các tình tiết, chứng cứ, tài liệu
có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra tại phiên tòa dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trongviệc áp dụng pháp luật như định tội danh, định khung hình phạt không đúng, quyếtđịnh hình phạt quá nhẹ… Do không có kháng cáo của bị hại và kháng nghị của VKStheo hướng tăng nặng đối với bị cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 357 BLTTHS nênHĐXX phúc thẩm không có cơ sở sửa bản án sơ thẩm Theo quy định BLTTHS trướcđây, trường hợp này HĐXX phúc thẩm sẽ quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm, sau
đó, tự mình hoặc đề nghị VKS cùng cấp kháng nghị giám đốc thẩm để cấp giám đốcthẩm hủy bản án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại sơ thẩm từ đầu Quy định nhưvậy dẫn đến cùng một đáp án nhưng phải đi theo con đường vòng không cần thiết nênBLTTHS năm 2015 đã bổ sung cho HĐXX phúc thẩm quyền hủy án để xét xử lạitrong trường hợp này Với quy định mới được bổ sung tại điểm đ khoản 2 Điều 358BLTTHS như trên đã khắc phục được bất cập của BLTTHS năm 2003
Khi HĐXX phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lạithì trong bản án phúc thẩm phải phân tích, nhận xét, ghi rõ căn cứ, lý do của việchủy bản án sơ thẩm, việc hủy bản án sơ thẩm có thể là do một trong các lý do đượcquy định tại khoản 1, 2 của Điều 358 BLTTHS Trong bản án phúc thẩm, HĐXXphúc thẩm không được nhận xét, quyết định trước những chứng cứ mà Tòa án cấp
sơ thẩm cần phải chấp nhận hoặc cần phải bác bỏ, không được quyết định trước về