Tại Bản kết luận giám định pháp y về thương tích số 93/TgT ngày 02/4/2018 của Trung tâm pháp y Sở y tế TN đối với Nguyễn Thị T theo Quyết định trưng cầu giám định bổ sung số 04 ngày 02/4
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT - ĐHQG TPHCM
KHOA LUẬT
TIỂU LUẬN
LUẬT HÌNH SỰ 2 (PHẦN CÁC TỘI PHẠM)
ĐỀ TÀI:
BÌNH LUẬN BẢN ÁN HÌNH SỰ SỐ 255/2018/HSST: VỤ ÁN LÊ BÁ Đ
BỊ TÒA ÁN TP TUYÊN PHẠM TỘI “CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH”
LỚP HỌC PHẦN: 231HS0802 GIẢNG VIÊN HD: VÕ VĂN TÀI NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 4
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ……… ……… ………2
NỘI DUNG ……… 3
1 Tóm tắt nội dung vụ án ………3
2 Bản án hình sự sơ thẩm ………5
3 Bình luận bản án ……… 7
4 Kiến nghị và đề xuất ………9
KẾT LUẬN ………12
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Pháp luật hình sự là một trong những công cụ hữu hiệu đế đấu tranh phòng ngừa tội phạm, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, độc lập, chủ quyền, duy trì trật tự an toàn xã hội Đồng thời, pháp luật hình sự góp phần giáo dục mọi người ý thức chấp hành và tuân theo pháp luật
Các tội phạm xâm phạm đến sức khoẻ của người khác là một trong những nhóm tội được quy định sớm trong pháp luật hình sự ở nước ta Trong những năm gần đây, tội phạm diễn ra hết sức phức tạp, điều đó dẫn đến khó khăn trong việc định danh tội phạm Định tội danh là việc xác định một hành vi cụ thể đã thực hiện thỏa mãn đầy
đủ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm của tội nào đó trong số các tội phạm đã được quy định trong Bộ luật Hình sự Trong thực tế, định tội danh chưa bao giờ là vấn đề đơn giản, bởi lẽ một số tội có cấu thành mang nhiều điểm tương đồng, khó phân định đòi hỏi phải xác định rõ các yếu tố mục đích của tội phạm hay dấu hiệu lỗi thuộc mặt chủ quan của người thực hiện hành vi phạm tội Một trong những trường hợp dễ nhầm lẫn nhất đó là phân định giữa tội “Giết người" theo quy định tại Điều 123, BLHS và tội “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác" theo quy định tại Điều 134, BLHS Hai tội danh này đều là những tội phạm rất nguy hiểm, có cấu thành riêng biệt khác nhau về khách thể, về tính chất nguy hiểm cũng như hậu quả Dẫu vậy, vẫn tồn tại rất nhiều trường hợp mà sự tách bạch và ranh giới giữa hai loại tội này thực sự mong manh và dẫn đến trong quá trình giải quyết cơ quan tiến hành tố tụng cũng có sự nhầm lẫn về việc đánh giá sai về tính chất, mức độ và áp dụng hình phạt không tương xứng với hậu quả gây ra Để có cái nhìn rõ hơn về các quan điểm khi định tội danh, nhóm tác giả xin đưa ra tình huống pháp lý trên thực tiễn dựa trên “Bản án số: 255/2018/HSST” nhằm phân tích và bình luận từ đó đưa ra những kiến nghị cần thiết
Trang 5NỘI DUNG
1 Tóm tắt nội dung vụ án.
Bản án số 255/2018/HS-ST
Bị cáo
● Lê Bá Đ, sinh năm 1976
Bị hại
● Nguyễn Thị T, sinh năm 1982
● Hoàng Đức A, sinh năm 1984
Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan
● Đàm Thị Đ, sinh năm 1954
Người làm chứng
● Trần Duy T, sinh năm 1985
● Mai Thị H, sinh năm 1991
● Nguyễn Thị H, sinh năm 1973
* Nội dung vụ án:
Khoảng 20 giờ ngày 03/02/2018, Lê Bá Đ đi làm về đến nhà nhưng không thấy
vợ là Nguyễn Thị T ở nhà Do nghi ngờ vợ có quan hệ “ngoại tình” nên Đ lấy 01 con dao (loại dao rựa dài 42cm cả chuôi và lưỡi đều bằng kim loại liền khối, màu đen, lưỡi dao mũi vuông, bản rộng 6cm, chuôi dao dài 10cm) cài ở giá để đồ của mô tô và điều khiển xe đến khu vực cổng Bệnh viện GT rình bắt quả tang, nếu bắt được Đ sẽ dùng dao gây thương tích cho vợ để vợ sợ không đi “ngoại tình” nữa
Đến khoảng 20 giờ 30 phút cùng ngày, Đ phát hiện chị T và Hoàng Đức A gặp nhau nói chuyện, tiếp đó A khoác vai T cùng nhau đi bộ về khu nhà trọ gần đó Đ liền
để xe mô tô cùng con dao ở 1 ngõ cách dãy trọ khoảng 20m rồi theo dõi, khi thấy A và
T vào phòng trọ đầu tiên là phòng trọ của Trần Duy T thuê trọ (lúc này anh T ngủ say
do say rượu) Đ thấy vậy nên cho rằng A đưa vợ mình vào phòng trọ đó để quan hệ tình dục với nhau nên Đ chạy ra chỗ cất xe mô tô lấy con dao rồi mở cửa xông vào phòng trọ Khi vào phòng qua ánh đèn điện bên ngoài chiếu vào, Đ nhìn thấy anh T nằm phía trong sát tường không đắp chăn, ở giữa là A và ngoài cùng là chị T đang ôm nhau cùng đắp chung 1 chăn Thấy vậy, Đ nói to “Tao bắt quả tang rồi nhé, mày còn chối được không ?” rồi dùng tay lật chăn ra ngang phần bụng của chị T, chị T nói:
“Không phải như vậy đâu” Đ bực tức đã cầm con dao trên tay phải chém nhiều nhát theo hướng từ trên xuống, có nhát trúng vào vùng đầu,có nhát trúng vào mặt của chị
T Chị T liền giơ 02 tay lên ôm đầu và xoay người che chắn nên có nhát trúng vào 2 tay Thấy vậy, A liền vùng dậy ôm theo chiếc chăn vừa đắp vụt về phía Đ để ngăn lại làm Đ bị rơi xuống nền nhà, khi ngăn cản thì A bị Đ chém trúng vào mặt ngoài tay trái Lúc này anh T cũng tỉnh giấc do A gọi: “T ơi, dậy đánh chết mẹ thằng này cho anh”, anh T lấy được 01 chiếc gậy tre dài khoảng 1,7m cầm trên tay chạy đuổi theo Đ nhưng không đuổi được
Trang 6Chị T bị thương nặng được A và quần chúng nhân dân đưa đến Bệnh viện GT cấp cứu kịp thời, đến 23 giờ 10 phút cùng ngày được chuyển đến Bệnh viện đa khoa trung ương TN tiếp tục cấp cứu và điều trị đến ngày 27/02/2018 được ra viện Ngày 28/02/2018, chị T tiếp tục đến Bệnh viện GT điều trị đến ngày 14/3/2018 được ra viện Ngày 15/3/2018 tiếp tục vào Bệnh viện GT điều trị đến ngày 23/3/2018 ra viện Tại Bản kết giám định pháp y về thương tích số 38/TgT ngày 05/02/2018 của Trung tâm pháp y Sở y tế TN (đối với Nguyễn Thị T), phần kết luận có ghi: Dấu hiệu chính qua giám định: Vỡ xương sọ, gãy xương chính mũi, gãy xương bàn tay hai bên, đứt gân hai bàn tay, đứt rời ngón cái bàn tay (T) Tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây nên hiện tại là 41% Áp dụng theo phương pháp cộng lùi Kết luận khác: Trên cơ thể bệnh nhân thấy còn có một số thương tích chưa được thể hiện trong giấy chứng nhận thương tích nên sau khi bệnh nhân ra viện đề nghị Cơ quan điều tra trưng cầu giám định bổ sung
Tại Bản kết luận giám định pháp y về thương tích số 93/TgT ngày 02/4/2018 của Trung tâm pháp y Sở y tế TN (đối với Nguyễn Thị T) theo Quyết định trưng cầu giám định bổ sung số 04 ngày 02/4/2018 của Cơ quan Cảnh sát điều tra, phần kết luận
có ghi:
Dấu hiệu chính qua giám định: Lún vỡ xương vòm sọ, đụng dập tụ máu trong nhu mô não, gãy xương chính mũi, gãy xương bàn tay (P), đứt gân 2 bàn tay, cụt ngón 1 bàn tay (T), mổ thăm dò ổ bụng, có 01 vết sẹo kích thước lớn, 02 sẹo kích thước TB, 04 sẹo kích thước nhỏ, 01 sẹo vết thương vùng mặt ảnh hưởng đến thẩm
mỹ, mắt trái thị lực giảm xuống 7/10
Các thương tích chưa được giám định được ghi nhận trong các bệnh án gồm có: 01 sẹo vết thương vùng mặt ảnh hưởng đến thẩm mỹ, 01 sẹo kích thước lớn, 02 sẹo kích thước trung bình, mắt trái thị lực giảm xuống 7/10, gãy 02 xương bàn tay, bàn tay không bị biến dạng và không hạn chế chức năng bàn tay ngón tay, đụng dập
tụ máu trong nhu mô não, mổ thăm dò ổ bụng
Tỷ lệ % các thương tích chưa được giám định, giám định bổ sung: 61%
Tỷ lệ % các thương tích đã được giám định lần trước: 41%
Cộng lùi: 41% + 61%= 76,75% (làm tròn 77%)
Thương tích vùng mặt của chị T không thuộc trường hợp ‘Thương tích biến dạng vùng mặt”
Tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây nên hiện tại là 77% Áp dụng theo phương pháp cộng lùi
Trang 7Đối với thương tích của anh Hoàng Đức A, Tại Bản kết luận giám định pháp y
về thương tích số 39/TgT ngày 05/02/2018 của Trung tâm pháp y Sở y tế TN xác định: Dấu hiệu chính qua giám định: 1/3 dưới cẳng tay trái có 01 vết sẹo hình chữ U, màu nâu nhạt còn chỉ khâu, kích thước dài 14cm x rộng 0,2cm Tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây nên hiện tại là 3%
Tại cơ quan điều tra, Lê Bá Đ khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình như đã nêu trên Đ xác định mục đích mang dao từ nhà đi là để nếu bắt quả tang chị T ngoại tình thì sẽ dùng dao gây thương tích cho chị T để chị T sợ lần sau không đi nữa Khi Đ mở cửa phòng trọ thì đã tận mắt chứng kiến vợ mình đang thân mật với người đàn ông khác nên Đ bực tức, không làm chủ được bản thân và gây thương tích cho chị
T và anh A, khi chém T thì Đ không có mục đích tước đi tính mạng của chị T
2 Nội dung phiên tòa sơ thẩm.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Thái Nguyên giữ nguyên bản cáo trạng số 251/CT-VKSTPTN, ngày 28/05/2018, đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bố bị cáo Lê Bá Đ phạm tội “Cố ý gây thương tích”
Đề nghị áp dụng điểm d khoản 4 Điều 134 Bộ luật hình sự; điểm s khoản 1, 2 Điều 51 Bộ luật hình sự;
Xử phạt: Bị cáo Lê Bá Đ từ 7 năm 6 tháng đến 8 năm tù giam
Về trách nhiệm dân sự: Anh Đức A không yêu cầu bị cáo Đ phải bồi thường Chị T có yêu cầu bị cáo Đ phải có trách nhiệm bồi thường cho chị tổng số tiền 200.000.000 đồng, bị cáo Đ nhất trí Do vậy, công nhận sự thỏa thuận giữa bị cáo Đ
và chị Thủy
Về vật chứng của vụ án gồm: 01 con dao (loại dao rựa dài 42cm, cả chuôi và lưỡi đều bằng kim loại liền khối, màu đen, lưỡi dao mũi vuông, bản rộng 6cm, chuôi dao dài 10cm, trên lưỡi dao có bám dính một vùng vật chất màu nâu đỏ đã khô (nghi
là máu) có kích thước 9,5cm x 1,5cm Quá trình điều tra, Cơ quan điều tra đã tiến hành truy tìm và thu giữ được con dao và niêm phong trong bì có ký hiệu NS1 Ngoài
ra, còn có 07 bì niêm phong có ký hiệu từ A1 đến A7 bên trong có 06 phong bì chứa mẫu vật chất màu đỏ (nghi là máu người) đã khô ký hiệu từ A1 đến A6; 01 mẫu bì niêm phong có chứa mẫu vật mảnh da tế bào (nghi là da người) đã khô ký hiệu A7 Hiện số vật chứng này đang được bảo quản tại kho vật chứng Chi cục Thi hành án Dân sự thành phố Thái Nguyên chờ xử lý
Về án phí: Áp dụng Điều 136 BLTTHS 2015; Nghị quyết số 326/2016/NQ -UBTVQH14, ngày 30/12/2016 của Uỷ ban Thường vụ quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí
Tòa án, buộc bị cáo Lê Bá Đ phải nộp 200.000 đồng (Hai trăm nghìn đồng) án phí hình sự sơ thẩm và án phí dân sự theo giá ngạch 10.000.000 đồng của số tiền phải bồi thường vào ngân sách Nhà nước
Trang 8Trong phần tranh luận bị cáo, bị hại, Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan không có ý kiến tranh luận với đại diện Viện kiểm sát Trong lời nói sau cùng bị cáo xin được hưởng mức án thấp nhất
3 Bình luận bản án.
3.1 Về công tác giám định pháp y về thương tật.
Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật này (Điều 2 Luật giám định tư pháp)
Kết luận giám định có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thu thập, xác lập chứng cứ, củng cố chứng cứ, kiểm tra chứng cứ là cơ sở để các cơ quan, người tiến hành tố tụng khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử Kết luận giám định sai có thể dẫn đến oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm
Tuy nhiên, có thể thấy, đối với bản án trên, cơ quan giám định đã đưa ra kết quả giám định lần với tỷ lệ thương tật thấp hơn rất nhiều so với kết quả giám định lần thứ hai, sau khi được Cơ quan điều tra trưng cầu giám định bổ sung
Cụ thể hơn, tại bản kết luận giám định pháp y về thương tích số 38/TgT ngày 05/02/2018 (đối với Nguyễn Thị T), kết quả tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây nên là 41% Tuy nhiên, vì có những thương tích có lẽ dễ dàng thấy được bằng mắt thường nhưng không được thể hiện trong giấy chứng nhận thương tích nên chị T mới
đề nghị Cơ quan điều tra trưng cầu giám định bổ sung Cuối cùng, tại bản kết luận giám định pháp y về thương tích số 93/TgT ngày 02/4/2018 của Trung tâm pháp y Sở
y tế Thái Nguyên (đối với Nguyễn Thị T theo quyết định trưng cầu giám định bổ sung
số 04 ngày 02/4/2018 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Thái Nguyên), kết hợp với kết quả giám định lần đầu và sử dụng phương pháp cộng lùi, tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây nên là 77%, tỷ lệ này gần gấp đôi so với kết quả giám định lần đầu
Tại khoản 3, khoản 5 điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định đối với hành
vi cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:
3 Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà
tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm
5 Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà
tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến
15 năm
Qua đó chứng minh rằng kết quả giám định thương tật được coi là căn cứ pháp lý quan trọng nhằm định khung hình phạt đối với tội phạm trên nói riêng, và các tội
Trang 9phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe nói chung Trở lại với kết quả 2 giám định trong bản án mà nhóm tác giả nghiên cứu Giả sử bị cáo Lê Bá Đ bị tuyên án vì hành vi cố ý gây thương tích (chỉ xét riêng với chị T) là đúng người, đúng tội, đúng mức độ thì theo kết quả giám định ban đầu (bản kết luận giám định pháp y về thương tích số 38/TgT) thể hiện tỷ lệ thương tích của Nguyễn Thị T là 41%, bị cáo sẽ chịu khung hình phạt theo khoản 3 nêu trên là 04 đến 07 năm Tuy nhiên, vì tỷ lệ thương tích sau khi được bổ sung là 77% nên bị cáo phải chịu khoản 5 Điều này, kèm theo các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ khác mà Hội đồng xét xử đã quyết định mức phạt hình sự là
08 năm tù
Qua vấn đề trên, nhóm nhận thấy rằng công tác giám định tư pháp của Trung tâm pháp y Sở y tế Thái Nguyên chưa có sự thống nhất, rõ ràng, tường minh, chưa thể hiện được sự công tâm, vô tư Sự sai sót trong công tác giám định của cơ quan này có thể đã để bị cáo không nhận đúng mức phạt mà đúng ra bị cáo phải nhận nếu chị T không đề nghị Cơ quan điều tra trưng cầu giám định bổ sung Điều này cũng mở ra vấn đề rằng, liệu pháp luật về giám định tư pháp đã thực sự chặt chẽ chưa, hay là các hướng dẫn thi hành chưa rõ ràng khiến kết quả giám định của chị T giữa 2 lần lại có
sự khác biệt lớn đến như vậy
4.2 Về phán quyết của Tòa án.
Qua việc nghiên cứu các tình tiết vụ án của bị cáo Lê Bá Đ, nhóm cho rằng việc Tòa án nhận định tội danh của bị cáo là “Cố ý gây thương tích” chưa sát với mức
độ nguy hiểm của hành vi mà bị cáo gây ra bởi các lẽ sau:
Thứ nhất, về hung khí, bị cáo đã chuẩn bị 01 con dao (loại dao rựa dài 42cm cả chuôi và lưỡi đều bằng kim loại liền khối, màu đen, lưỡi dao mũi vuông, bản rộng 6cm, chuôi dài 10cm) Việc sử dụng hung khí này bằng sức lực của một người đàn ông trưởng thành thì đây có thể xem là hung khí nguy hiểm
Thứ hai, về vị trí tác động trên cơ thể và mức độ tấn công Tại bản án có đề cập, Lê Bá Đ “chém nhiều nhát theo hướng từ trên xuống, có nhát trúng vào vùng đầu,
có nhát trúng vào mặt chị T Chị T liền giơ 02 tay lên ôm đầu và xoay người che chắn nên có nhát trúng vào 2 tay” Có thể thấy rằng, mục tiêu mà Đ nhắm tới chủ yếu là vùng đầu, mặt của chị T, mà đây là vùng trọng yếu của cơ thể
Theo tổng kết thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao, có thể hiểu rằng vùng trọng yếu của cơ thể là những vùng quan trọng
và chủ yếu của cơ thể con người Những vùng này, nếu bị tổn thương, có thể quyết định đến sự tồn tại hoặc tử vong của con người Ví dụ, các vùng quan trọng như đầu,
cổ, gáy (ảnh hưởng đến sọ, não, động mạch cảnh, đốt sống cổ ); ngực, lưng, bụng (ảnh hưởng đến tim, phổi hoặc các cơ quan nội tạng khác); vùng hông, đùi trên (ảnh hưởng đến động mạch chủ )
Trang 10Ngoài ra, bị cáo còn tấn công chị T với cường độ nhanh chóng, liên tục, thậm chí là khi chị T dùng tay ôm đầu thì bị cáo vẫn cứ nhắm vào vùng đầu của chị T để tấn công Bằng chứng thể hiện mức độ tác động cũng như cho thấy bị cáo muốn nhắm vào vùng trọng yếu (cụ thể là mặt, đầu) của nạn nhân được ghi tại bản kết luận giám định pháp y về thương tích số 93/TgT: Lún vỡ xương vòm sọ, đụng dập tụ máu trong nhu
mô não, gãy xương chính mũi, gãy xương bàn tay (P), đứt gân 2 bàn tay, cụt ngón 1 bàn tay (T), mổ thăm dò ổ bụng, có 01 vết sẹo kích thước lớn, 02 sẹo kích thước TB,
04 sẹo kích thước nhỏ, 01 sẹo vết thương vùng mặt ảnh hưởng đến thẩm mỹ, mắt trái thị lực giảm xuống 7/10 Kết quả giám định cho thấy, các thương tích của T do Đ gây ra chủ yếu tập trung ở não và mặt, thậm chị dẫn suy giảm thị lực (có thể do ảnh hưởng vì não bị tổn thương nặng)
Với cường độ tấn công như đã phân tích, cũng như liên quan đến vùng cơ thể
bị tấn công, chị T có thể đã mất mạng nếu không may mắn được cấp cứu kịp thời, cho thấy Đ đã hình thành suy nghĩ mong muốn tước đoạt mạng sống của chị T, nếu không
Đ đã không tấn công dã man vào các vùng cơ thể trọng yếu của chị T như thực tế mà
Đ đã thực hiện
5 Kiến nghị đổi tội danh của Lê Bá Đ và một vài điều trong vụ án.
Căn cứ vào những phân tích và những vấn đề pháp lý mà nhóm đã trình bày xoay quanh Bản án số: 255/2018/HSST thì Cơ quan cảnh sát điều tra Công an và Viện kiểm sát nhân dân thành phố Thái Nguyên xác định hành vi của bị cáo Lê Bá Đ đã phạm vào tội “Cố ý gây thương tích” là không chính xác, chưa đúng tội danh mà bị cáo đã phạm Bởi những lẽ sau:
Thứ nhất, về việc xác định tội danh của Lê Bá Đ như sau:
Về chủ thể của tội phạm: Bị cáo Lê Bá Đ không thuộc vào Điều 21 của BLHS
2015 rơi vào tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự và đã đạt đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 12 BLDS 2015
Về mặt khách quan của tội phạm: Bị cáo Lê Bá Đ có sự chuẩn bị công cụ phạm tội là con dao rựa dài 42cm là hung khí nguy hiểm, và khi bắt gặp chị T vào phòng trọ cùng người đàn ông khác, Đ đã bất ngờ dùng dao tấn công chém nhiều nhát từ trên xuống, chém mạnh nhiều nhát tập trung vào vùng đầu, vùng mặt của chị T Khi anh Đức A ngăn không cho Đ chém nữa thì Đ dùng con dao chém trúng vào mặt ngoài tay trái của anh Đức A Hậu quả của hành vi trên là chị T bị lún vỡ xương vòm sọ, đụng dập tụ máu trong nhu mô não, gãy xương chính mũi, gãy xương bàn tay (P), đứt gân 2 bàn tay, cụt ngón 1 bàn tay (T), mổ thăm dò ổ bụng, có 01 vết sẹo kích thước lớn, 02 sẹo kích thước trung bình, 04 sẹo kích thước nhỏ, 01 sẹo vết thương vùng mặt ảnh hưởng đến thẩm mỹ, mắt trái thị lực giảm xuống 7/10 với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể