1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án hình sự sơ thẩm

101 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

THÁM QUYEN CUA HOI DONG XÉT XỬ PHÚC THÂM

DOI VỚI BẢN ÁN HINH SỰ SƠ THAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

(Định hướng nghiên cứu)

Hà Nội - 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

MAI VĂN ĐÔNG

THẤM QUYEN CUA HỘI DONG XÉT XỬ PHÚCTHÁM DOI VỚI BẢN ÁN HINH SỰ SƠ THÂM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tô tụng hình sựMã sô: CH29NC04004

Người hướng dẫn khoa học: TS Mai Thanh Hiếu

Hà Nội - 2023

Trang 3

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi, thực

hiện trên cơ sở kiến thức lý luận, thực tiễn, tham khảo các tài liệu liên quan và thamvan người hướng dẫn khoa học Các số liệu trích din đảm bao tính trung thực, chính

xác Nội dung luận văn chưa từng được công bô trong công trình nghiên cứu nào khác.

Hà Nội ngày tháng năm 2023

Người viêt luận văn

Mai Văn Đông

Trang 4

DANH MỤC CAC CHU VIET TAT

BLDS: Bộ luật Dân sựBLHS: Bộ luật Hình sự

BLTTHS: Bộ luật Tố tụng hình sự

TAND: Tòa án nhân dân

TAQS: Toa an quan suTNHS: Trach nhiém hinh su

Trang 5

37900/096710717257 1Chương 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE THÂM QUYEN CUA HỘI

DONG XÉT XU PHÚC THÂM DOI VOI BAN AN SƠ THẲM 6

TRONG TO TUNG HINH SU\ c.cccccsssssssssesssssssessssesssssssessssesssssssesssssssssssesssees 61.1 Khái niệm thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thâm đối với bản án sơthâm trong tố tụng hình SỰ ¿- 2 SE+EE+E£EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrkee 61.2 Cơ sở quy định thâm quyên của Hội đồng xét xử phúc thấm đối với bản

án sơ thâm trong tố tụng hình SỰ o5 <5 S9 9 9 9 0 0 0009600886 9

1.3 Đặc điểm thâm quyền của Hội đồng xét xử phúc thâm đối với bản án sơ

thâm trong t6 tụng hình sự -¿- 2-2 £+SSE+EE£EE2EE2EE2E2121212121221 21c 13

;458807.))89510/9))1C00005 18Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TÓ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015VE THÂM QUYEN CUA HỘI DONG XÉT XỬ PHÚC THÂM DOI VỚIHẦN ADT S00) THẤM sen seseeereecres eran een merneninennarenermen 20

2.1 Không chấp nhận khang cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án so tham 20

2.2 Sửa bản án sơ thẩm -¿-52c:222+t222E 2221222112221 ke 222.2.1 Sửa bản án sơ thầm theo hướng củ lợi chủ DỊ GIỎ sasieesanesennomrii 222.2.2 Sửa bản án sơ thâm theo hướng không có lợi cho bị cáo 322.3 Hủy bản án sơ thâm dé điều tra lại hoặc xét xử lại cscs+sss¿ 392.3.1 Hủy bản án sơ thâm dé điều tra lại - ¿- - 2 2 s+s++xz£+Eerxererxee 392.3.2 Hủy bản án sơ thâm để xét xử lại 2-5 ©sScxeE+EeEzEerxererxee 42

2.4 Hủy bản án sơ thấm và đình chỉ vụ án ¿- - 2 2 5+ 2+E+£++Eecxseszxee 46

KET LUẬN CHƯƠNG 2 -:-25:222+t 222x222 tt 51

Chuong 3: THUC TIEN THUC HIEN THAM QUYEN CUA HOI DONG

XÉT XU PHÚC THÂM DOI VỚI BAN ÁN SƠ THÂM TRONG TO TUNGHINH SỰ VIỆT NAM VÀ GIẢI PHAP NÂNG CAO CHAT LƯỢNG 52

3.1 Thực tiễn thực hiện thâm quyền của Hội đồng xét xử phúc thâm đối với

ban án sơ thâm trong tô tụng hình sự Việt Nam - ¿+5 S2 scssssseees 52

Trang 6

3.1.1 Những kết quả đạt được -¿- 5c StSkE EEkEE11E11111111111 111 tk 523.1.2 Những hạn chế, vướng mắc oo.eeecescecssseesesseseseesessessesessesesetseesessessees 553.1.3 Nguyên nhân của sai sót, hạn chế, vướng MAC . +: 633.2 Giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện thâm quyền của Hội đồng xét xử

phúc thâm đối với bản án sơ thẩm trong tổ tụng hình sự Việt Nam 68

3.2.1 Giải pháp hoàn thiện Bộ luật Tó tụng hình sự Việt Nam năm 2015 về

thâm quyền của Hội đồng xét xử phúc thâm đối với bản án sơ thẩm 68

Ahøes GGL BH KH ma nnssioanis snninbdEHHNA08008 aatan cst G5013 0008012303589 AG A a ea LIRR 73

8007.000777 77

Trang 7

1 Lý do chọn đề tài

Từ khi được ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018),

BLTTHS năm 2015 đã kịp thời thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng

về cải cách tư pháp và đồng thời cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013về bảo vệ quyền con người, quyền công dân; bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều

phải được phát hiện, xử lý nghiêm minh, chính xác, kip thời Bộ luật đã quy

định rõ hơn va tăng cường trách nhiệm của các cơ quan có thâm quyền tiễn hànhtố tụng nói chung và Tòa án nói riêng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự;

khắc phục cơ bản những vướng mắc, bất cập phát sinh trong thực tiễn, bảo đảmtính thống nhất của hệ thống pháp luật và có tính khả thi cao Thực tiễn thi hànhBLTTHS thời gian qua đã chứng minh, Bộ luật là công cụ pháp lý sắc bén dé

đấu tranh hữu hiệu với mọi loại tội phạm, góp phần quan trọng vào việc thựchiện mục tiêu xây dựng nền tu pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công

bang, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dan’.

So với BLTTHS năm 2003, các quy định của BLTTHS về xét xử nóichung và xét xử phúc thâm nói riêng đã có những sửa đôi, b6 sung quan trọng cảvề kỹ thuật lập pháp và chính sách pháp luật, đảm bảo tính khoa học, chặt chẽ.

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã sửa đôi bô sung các quy định nhằm đảm

bảo thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong xét xử; quy định cụ thê trình tự, thủtục kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm, bảo đảm nguyên tắc chế độ xét xử sơthâm, phúc thẩm được bảo đảm, đảm bảo quyên và lợi ich hợp pháp của ngườitham gia tố tụng; quy định đầy đủ trình tự, thủ tục phiên tòa, phiên họp phúcthâm và thâm quyền của Hội đồng xét xử phúc thâm đối với ban án, quyết địnhsơ thâm qua đó, giúp cho việc nhận thức và áp dụng pháp luật trong xét xử các

vụ án hình sự được đồng bộ, thống nhất Từ góc nhìn của cán bộ làm công tác

thực tiễn tại cơ quan xét xử, tác giả nhận thấy, trong thời gian qua thực trạng xét

xử phúc thâm án hình sự trên phạm vi cả nước nói chung và Tòa án quân sự nóiriêng mặc dù đã đạt được những két quả tích cực, nhưng van còn một sô sai sót,

' BLTTHS năm 2015 đã được được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật số 02/2021/QH15, Quốc hội khoá XV

thông qua ngày 12/11/2021, tại kỳ họp thứ 2.

? Báo cáo Chính trị Đại hội lân thứ XIII của Đảng.

Trang 8

hạn chê cân được phân tích, đánh giá chỉ ra nguyên nhân, đê ra các biện pháp

khắc phục.

Vì vậy, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật

về thâm quyền của Hội đồng xét xử phúc thâm đối với bản án sơ thẩm, đánh giáthực tiễn thi hành, từ đó đề ra các biện pháp nâng cao chất lượng thâm quyềncủa Hội đồng xét xử phúc thâm các vụ án hình sự là việc làm rất cần thiết, có ý

nghĩa trên cả phương diện lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật Với lý do đó,

tác giả lựa chọn đề tài "Thẩm quyên của Hội đồng xét xử phúc thẩm đổi với bản

án hình sự sơ thám” làm luận văn thạc sĩ.2 Tình hình nghiên cứu dé tài

Qua khảo sát về tình hình nghiên cứu dé tài thâm quyền của Hội đồngxét xử phúc thấm đối với bản án sơ thẩm trong tố tụng hình sự, ở nhiều cấp độnghiên cứu khác nhau có một sô công trình khoa học tiêu biêu sau:

Một số giáo trình, sách tham khảo, luận án như: “Giáo frình Luật Ti 6

tụng hình sự Việt Nam” của trường Dai hoc Luật Ha Nội (năm 2019), “Gido

trình Luật TỐ tụng hình sự Việt Nam” của PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí va TS Lê

Lan Chi chủ biên (năm 2015), sách “Tham quyên của Hội dong xét xử phúc

thẩm đối với bản hình sự sơ thẩm - Phân tích quy định của pháp luật và bìnhluận bản dn” của TS Lê Huỳnh Tan Duy (năm 2020), luận án “Nguyên tắc haicấp xét xử trong tô tụng hình sự Việt Nam” của tác giả Vũ Gia Lâm, Trường Dai

học Luật Hà Nội (năm 2008), luận án “Hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị theo

thủ tục phúc thẩm trong tô tụng hình sự Việt Nam” của tac giả Mai Thanh Hiếu,Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội (năm 2015)

Ngoài ra còn có một số bài viết như: “Bàn về thẩm quyên của Hội đồngxét xử phúc thẩm ” của tác giả Trần Văn Hùng, đăng trên Tạp chí Luật sư điện tửngày 01/02/2023; “Quyển sửa bản án sơ thẩm của Toà án cấp phúc thẩm trong

tô tụng hình sự Việt Nam” của tac giả Mai Thanh Hiếu, đăng trên Tap chí Luật

học số 05/2019; “Hoàn thiện quy định về quyên hạn sửa bản án sơ thẩm trong tô

tụng hình sự” của tác giả Nguyễn Khắc Quang, đăng trên Tạp chí Nhà nước và

Pháp luật số 02/2014; “Thẩm quyên hủy bản án sơ thẩm của hội đồng xét xửphúc thẩm theo quy định cua Bộ luật tô tụng hình sự năm 2003 và một số kiếnnghị hoàn thiện” của tác giả Nguyễn Ích Sáng, đăng trên Tạp chí Dân chủ và

Trang 9

hướng có tội - những vấn về lý luận và thực tiễn” của tác giả Dinh Văn Qué,đăng trên Tap chí Tòa án nhân dân số 08/2013; ngoài ra còn một số bài viết

ban án sơ thẩm của Hội đồng xét xử phúc thâm Một số bài viết, các tác giả đãphân tích, làm rõ thêm quy định của pháp luật về thâm quyền của Hội đồng xét

xử phúc thâm đối với bản án hình sự sơ thẩm ở góc độ khái quát nhất, các tácgiả đã chỉ ra được một số vướng mắc, bất cập trong nhận thức và áp dụng phápluật, từ đó có một số đề xuất hoàn thiện quy định của BLTTHS; tuy nhiên, trongphạm vi của bài viết chưa thê đề cập, giải quyết được đầy đủ và toàn diện nhữngvan đề có liên quan đến dé tài nghiên cứu Luận văn của tác giả tiếp tục kế thừa,phát triển những van dé lý luận của những công trình nghiên cứu trước, phân

tích quy định của BLTTHS năm 2015, đánh giá thực tiễn thi hành quy định của

BLTTHS trong 05 năm gần đây, trên cơ sở đó, chỉ ra những điểm tiến bộ cũng

như những hạn chế, bất cập trong BLTTHS năm 2015, từ đó đề xuất những giải

pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao chất lượng thực hiện thâm quyền của Hộiđông xét xử phúc thâm đôi với bản án sơ thâm.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề lý luận, quy định của phápluật tố tụng hình sự hiện hành và thực tiễn thi hành quy định về thâm quyền củaHội đông xét xử phúc thâm đôi với bản án sơ thâm, chỉ ra những hạn chê, bât

Trang 10

cập trong quá trình áp dụng pháp luật vào thực tiễn xét xử, từ đó đề ra giải pháp

nâng cao chât lượng thực hiện thâm quyên của Hội đông xét xử phúc thâm.

Dé đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:- Làm rõ một sô vân đê lý luận vê thâm quyên của Hội đông xét xử phúcthâm đôi với bản án sơ thâm trong tô tụng hình sự;

- Phân tích các quy định của BLTTHS năm 2015 về thắm quyên của Hộiđông xét xử phúc thâm đôi với bản án sơ thâm;

- Đánh giá thực tiễn thực hiện thâm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩmđôi với bản án hình sự sơ thâm trên phạm vi toàn quôc;

- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng quy định của BLTTHSvê thâm quyên của Hội đông xét xử phúc thâm đôi với bản án sơ thâm.

4 Đôi tượng và phạm vỉ nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận vềthâm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án hình sự sơ thâm;nghiên cứu quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành và thực trang thi

hành quy định pháp luật về thâm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối vớibản án hình sự sơ thâm.

Pham vi nghiên cứu: và lý luận, luận văn nghiên cứu các van đề về kháiniệm, đặc điểm, cơ sở của việc quy định, ý nghĩa của việc quy định và thực hiệnthâm quyền của Hội đồng xét xử phúc thấm đối với ban án hình sự sơ thâm Về

pháp luật thực định, luận văn nghiên cứu quy định của BLTTHS năm 2015 về

thâm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thâm, trong đó tậptrung vào quy định tại các Điều 355, 356, 357, 358, 359 Về thực tiễn, luận văn

nghiên cứu thực tiễn xét xử phúc thâm vụ án hình sự của ngành TAND trong giai

đoạn từ năm 2018 đến năm 2022.

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩaMác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chủ trương của Đảng vàNhà nước về Nhà nước và pháp luật, về xây dựng Nhà nước pháp quyên xã hộichủ nghĩa Việt Nam, về cải cách tư pháp và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Trang 11

tích, tong hợp, thống kê, so sánh và phương pháp lịch sử, phương pháp nghiêncứu án điển hình.

6 Y nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Luận văn nghiên cứu một cách hệ thống, tương đối toàn diện và đầy đủnhững vấn đề lý luận, quy định của pháp luật tố tụng hình sự và thực tiễn thực

hiện thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án hình sự sơ thâm.Bởi vậy, luận văn sẽ góp phần bổ sung và làm rõ thêm một số van đề lyluận về thâm quyền của Hội đồng xét xử phúc thâm đối với bản án hình sự sơthâm, quy định của BLTTHS và thực tiễn thi hành quy định của BLTTHS về

thâm quyên của Hội đồng xét xử phúc thâm đối với ban án sơ thấm.

7 BO cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cau

Trang 12

Chương 1:

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE THÂM QUYEN CUA

HOI DONG XET XU PHUC THAM DOI VOI BAN AN SO THAMTRONG TO TUNG HÌNH SỰ

1.1 Khái niệm tham quyền của Hội đồng xét xử phúc tham đối với

Trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, thuật ngữ "tham quyên" khigan với chủ thé Tòa án thường sử dụng trong các trường hợp "ẩm quyên xétxu", "thám quyên xét xu của Tòa an" hay "thâm quyên của Toa an".

Theo Tir điển Luật học, “Thẩm quyên của Tòa án là quyển xem xét vàquyên giải quyết vụ án (bao gôm ra bản án và các quyết định khác) trong hoạt

động xét xử của Tòa án theo quy định của pháp luậÊ” tac giả Nguyễn Van

Huyén cho rằng: “Tham quyên của Tòa án là tổng hợp các quyên mà pháp luật

quy định cho Toa an được xét xu những vu an cụ thể và quyết định đối với các

van dé về nội dung vụ án hoặc dam bao cho việc xét xử trong giới hạn hoặc

phạm vi nhất định?” theo Giáo trình Luật tố tụng hành chính của trường Đại học

> Viện Ngôn ngữ học (2010), Tir điển Tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội, tr 1180.

* Viện Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Tir điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa - Nxb Tư pháp, Hà

Nội, tr 701.

” Viện Ngôn ngữ học (2010), Tir điển Tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội, tr 1183.° Viện Ngôn ngữ học (2010), Tir điển Tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội, tr 1362.

Trang 13

trong hoạt động xét xử của Tòa án theo quy định pháp luật ˆ”.

Giống như hầu hết các quốc gia trên thế giới, ở Việt Nam, Tòa án là cơquan được hiến pháp và pháp luật trao thực hiện “quyên pháp”, cụ thé Điều

102 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của

nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” Về nộihàm của “quyên pháp” ở Việt Nam, mặc dù vẫn có những quan điểm khác

nhau, tuy nhiên tác giả thông nhất với quan điểm cho rằng nội dung cơ bản và

cốt lõi của quyền tư pháp là “xét xử và phán quyết về các tranh chấp, xung đột

trong xã hội”” Có thé nói rằng, hoạt động xét xử của Tòa án là biện pháp chủ

yếu để thực hiện quyền tư pháp, với tính chất là một phương thức thực hiệnquyên lực nhà nước, hoạt động xét xử và những nội dung có liên quan, gan liềnvới hoạt động này như “thdm quyển xét xử của Tòa án”, “thẩm quyên của Hộiđồng xét xử” phải được thực hiện theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ do phápluật quy định Trên cơ sở đó, tác giả cho rằng, (hẩm quyên của Tòa án (hay thẩmquyên xét xử của Tòa án) là toàn bộ các quyền hạn mà pháp luật quy định choTòa án được quyên xem xét, giải quyết những vụ việc theo trình tự, thủ tục do

pháp luật quy định.

Về mặt hình thức, thâm quyền của Tòa án có nội dung xác định nhữngvan dé nào thuộc thâm quyền xem xét của Tòa án, trong giới hạn, phạm vi nào?Và về mặt nội dung, thé hiện những quyền han của Tòa án trong việc ra phánquyết đôi với các van dé mà Tòa án đang xem xét Đây là hai mặt không thé táchrời khi xem xét, nghiên cứu về thâm quyền xét xử của Tòa án Theo đó, Tòa ánchỉ có thé đi đến kết luận và phán quyết sau khi đã tiến hành xem xét Và sau khiTòa án đã xem xét thì phải đưa ra kết luận và phán quyết thì việc xem xét mới

có ý nghĩa.

Thực hiện chế độ hai cấp xét xử là một nguyên tắc hiến định và là mộttrong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng nói chung và pháp luật tốtụng hình sự nói riêng Khoản 6 Điều 103 Hiến pháp năm 2013, Điều 277 Viện Ngôn ngữ học (2010), Tir điển Tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội, tr 1258.

* Lê Văn Cảm (2009), Hệ thong tu pháp hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyên, Nxb QuốcGia, Hà Nội, tr.45 và các trang tiếp theo.

? Võ Khánh Vinh (2019), “Về quyền tư pháp và chế độ tư pháp ở Việt Nam”, Téa án nhân dân điện tử, đăng

ngày 01/07/2019, truy cập ngày 14/6/2023.

Trang 14

BLTTHS hiện hành quy định: “Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảodam” Pháp luật Việt Nam cũng như các quốc gia đều thực hiện nguyên tắc hai

cấp xét xu (SƠ thấm, phúc thâm), theo đó, bản án hoặc quyết định sơ thâm chưa

có hiệu lực pháp luật của Toà án bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn luậtđịnh được Toà án cấp trên trực tiếp xét xử lại theo thủ tục phúc thấm Nguyêntắc hai cấp xét xử vừa phản ánh cách thức tiễn hành tố tụng, nhưng mặt kháccũng phản ánh về cách thức tô chức hệ thống Tòa án để thực hiện nguyên tắcnày, nhằm đảm bảo mọi bản án, quyết định của Tòa án phải đúng người, đúngtội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm, tránh sai

sót trong việc áp dụng pháp luật.

Xét xử phúc thẩm là cấp xét xử thứ hai, trong đó Hội đồng xét xử phúcthâm là chủ thể trực tiếp thực hiện việc xét xử lại vụ án tại Tòa án cấp phúc

thâm So với Hội đồng xét xử sơ thấm ở cấp xét xử thứ nhất, Hội đồng xét xửphúc thấm có những điểm khác biệt: Theo quy định tại khoản 2 Điều 254BLTTHS, thành phần Hội đồng xét xử phúc thấm gồm 03 Tham phán, trong khi

đó, thành phan Hội đồng xét xử sơ thấm bắt buộc phải có Hội thấm nhân dânhoặc Hội thấm quân nhân tham gia Hội thẩm tham gia xét xử sơ thâm là một

nguyên tắc hiến định (khoản 1 Điều 103 Hiến pháp) va là cơ chế để nhân dântrực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước “Hội thẩm tham gia xét xử sơ thẩmmang đến phiên tòa những quan niệm đạo đức và sự đánh giá chung của xã hộivề hành vi phạm tội và các tranh chấp theo quan niệm về lẽ phải, sự công bang.Với kinh nghiệm, hiểu biết và kiến thức của mình, hội thẩm góp phần quan trọngxác định sự thật khách quan cua vụ an, làm tang thêm niềm tin của Thẩm phảntrong việc đưa ra phán quyết ”/" BLTTHS năm 2003 quy định trường hợp cầnthiết Hội đồng xét xử phúc thấm có thé có thêm hai Hội thấm (Điều 244), thì

BLTTHS năm 2015 đã không còn quy định, qua đó thể hiện rõ chính sách pháp

luật tố tụng hình sự đã đề cao tính chuyên môn và chuyên sâu của Hội đồng xét

xử phúc thâm.

Trên cơ sở các nội dung đã nêu và phân tích ở trên, tác giả đưa ra khái

niệm thâm quyền của Hội đồng xét xử phúc thâm đối với bản án sơ thâm trongtố tụng hình sự như sau: “Thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm đối với ban án sơ!° Nguyễn Hòa Bình (2022), “Một số nội dung cải cách tư pháp trong thời gian tới”, Cộng sản điện tr, đăng

ngày 08-03-2022, truy cập ngày 15/6/2023.

Trang 15

phúc thẩm tiễn hành xét xử lại đối với những bản án, quyết định sơ thẩm, kiểmtra lại tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án sơ thẩm chưa có hiệu lựcpháp luật bị kháng cáo, kháng nghị, nhằm sửa chữa, khắc phục những sai lam,

vỉ phạm của Toà án cấp sơ thẩm".

1.2 Cơ sở quy định thâm quyền của Hội đồng xét xử phúc tham đốivới ban án sơ thầm trong tô tụng hình sự

- Căn cứ vào một số nguyên tặc cơ bản của luật tô tụng hình sự

+ Nguyên tắc chế độ xét xử sơ thâm, phúc thâm được bảo đảm hay còngọi nguyên tắc hai cấp xét xử là quy định rất quan trọng trong luật t6 tụng nóichung và t6 tụng hình sự nói riêng: nguyên tắc này được quy định tại khoản 6

Điều 103 Hiến pháp và Điều 27 BLTTHS Nguyên tắc này định hướng, chỉ đạoxây dựng, đảm bảo thực hiện quy trình, thủ tục tố tụng hình sự; đồng thời là cơ

sở dé xây dựng, hoàn thiện tô chức hệ thống các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát

đê đảm bảo thực hiện nguyên tặc hai câp xét xử.

Nguyên tắc này thê hiện sự thận trọng của quy trình tố tụng hình sự, bởi lẽ

kết quả giải quyết, xét xử vụ án hình sự liên quan đến sinh mệnh chính trị, pháplý của một người Trong thực tế, quá trình giải quyết vụ án ở cấp sơ thâm do

những nguyên nhân khác nhau mà kết quả xét xử của bản án sơ thâm có thê cónhững sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến xâm phạm tới quyền và lợiích hợp pháp của người bị buộc tội, người tham gia t6 tụng khác Khi vụ ánđược xét xử lại ở cấp phúc thẩm, Hội đồng xét xử phúc tham xem xét lại tính cócăn cứ, tính hợp pháp của các kết luận trong bản án sơ thâm, đồng thời căn cứvào phạm vi thâm quyền được pháp luật quy định, Hội đồng xét xử phúc thẩm raphán quyết để giải quyết về nội dung vụ án, nhằm khắc phục các sai lầm củaTòa án cấp sơ thấm, bảo đảm việc xét xử được đúng người, đúng tội, đúng phápluật, không oan sai, không bỏ lọt tội phạm Việc quy định và thực hiện thầmquyền của Hội đồng xét xử phúc thâm đảm bảo quyền chống lại bản án sơ thâm

của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác, qua đó bảo vệ tốt hơn quyềnvà lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội và những người tham gia tố tụng khác,bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyên và lợi ích hợp pháp của tô chức, cá nhân.

+ Nguyên tắc suy đoán vô tội được quy định tại Điều 13 BLTTHS, xuất

phát từ quy định của khoản 1 Điều 31 Hiến pháp: "Người bị buộc tội được coi là

Trang 16

không có tội cho đến khi được chứng mình theo trình tự luật định và có bản ánkết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” BLTTHS đã cu thể hóa thànhnguyên tắc suy đoán vô tội, theo đó, ngoài nội dung quy định trên, nguyên tắcnay còn yêu cầu: "Khi không đủ va không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kếttội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩmquyên tiến hành tô tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội".

Sau khi xét xử, ban án sơ thâm chưa có hiệu lực pháp luật ngay, cho dù

bản án sơ thâm tuyên bố ai đó phạm tội thì người đó vẫn chưa bị coi là có tội.Do đó, trong trường hop bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị dé xét xử lạiở cấp phúc thẩm, Hội đồng xét xử phúc thẩm phải xem xét lại tính có căn cứ,

tính hợp pháp của bản án sơ thâm đã tuyên và đồng thời giải quyết về nội dungvụ án theo phạm vi kháng cáo, kháng nghị va đưa ra quyết định cuối cùng về vụ

án Trường hợp bản án phúc thầm tiếp tục xác định người bị buộc tội là có tội,bản án phúc thấm có hiệu lực pháp luật ngay, ké từ khi đó người bị buộc tội mớibị coi là có tội Nguyên tắc trên đòi hỏi sự buộc tội ở tất cả các quá trình t6 tungcũng như ở các cấp xét xử phải dựa trên những chứng cứ xác thực, không con

nghi ngờ, nêu không chứng minh làm rõ được sự nghỉ ngờ thì phải được giải

thích theo hướng có lợi cho bị can, bị cáo Mục đích của nguyên tắc này là mọi

tội phạm phải được phát hiện và xử lý theo quy định của pháp luật, nhưng khônglàm oan người vô tdi.

+ Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án, được quy định tại Điều 15

BLTTHS, đây là nguyên tắc xuyên suốt quá trình tố tụng, theo đó: Chủ thé có

trách nhiệm xác định sự thật vụ án là cơ quan có thầm quyền tiễn hành tố tụng,chủ thể có quyền xác định sự thật của vụ án là người bị buộc tội; đối tượng (sựthật) cần xác định là chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình

tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ TNHS của người bị buộc tội; cách thức xác

định sự thật và yêu cầu đối với việc xác định sự thật vụ án là phải áp dụng các

biện pháp hợp pháp dé xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diệnvà đầy đủ.

Vụ án hình sự phải trải qua nhiều giai đoạn tố tụng khác nhau như khởi t6,

điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự, ở tất cả các giai đoạn, theo nhữngchức năng, nhiệm vu được giao các cơ quan có thâm quyên tiến hành tố tụngđều được pháp luật giao trách nhiệm làm sáng tỏ (xác định) sự thật của vụ án.

Trang 17

Giai đoạn tố tụng trước là cơ sở, tiền đề phát sinh giai đoạn tố tụng sau; ngượclại, giai đoạn tố tung sau kiểm tra lại tính đúng đắn, hợp pháp của giai đoạn tốtụng trước, đảm bảo cho việc ra phán quyết về vụ án được khách quan, đúngpháp luật Đối với giai đoạn xét xử, Hội đồng xét xử sơ thâm và Hội đồng xét xử

phúc thầm cũng không ngoài mục đích, nhiệm vụ làm sáng tỏ sự thật kháchquan của vụ án thông qua việc làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xácđịnh vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ TNHS của người bị buộc

tội; ngoài ra, Hội đồng xét xử phúc thâm còn kiểm tra lại tính đúng đắn, hợppháp của các kết luận của Hội đồng xét xử sơ thâm, trên cơ sở đó Hội đồng xétxử phúc thâm ra phán quyết về vụ án được đúng người, đúng tội, đúng pháp

luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tdi.

+ Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự: Xuất phat từ quy định tại khoản4, Điều 31 Hiến pháp “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truyt6, xét xử có quyền tu bào chữa, nhờ Luật su hoặc người khác bào chữa” Cu

thể hóa quy định này, Điều 16 BLTTHS quy định: “Người bị buộc tội có quyên

tự bào chữa, nhờ Luật sư hoặc người khác bào chữa Cơ quan, người có thẩmquyên tiến hành tô tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm chongười bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đây đu quyền bào chữa, quyền và

lợi ích hợp pháp cua họ theo quy định cua Bộ luật nay” Như vậy, BLTTHS quy

định phạm vi được bảo về quyền và lợi ích hợp pháp rộng hơn, không chỉ làngười bị buộc tội mà còn bao gôm cả bị hại, đương sự trong vụ án hình sự.

Trong giai đoạn xét xử phúc thấm, sự buộc tội có thé vẫn tiếp tục hiệndiện và được thực hiện bởi đại diện Viện kiểm sát; đồng thời, quyền và lợi íchcủa bị hại và đương sự trong vụ án vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi kết quả xét xửphúc thấm Do vậy, nhằm đảm bảo cho người bị buộc tội được thực hiện quyềnchống lại sự buộc tội đó; tạo điều kiện cho bị hại, đương sự trong vụ án có điều

kiện dé bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, pháp luật tiếp tục quy định

và bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo, bảo đảm quyền bảo vệ quyên và lợi íchhợp pháp của bị hại, đương sự Ngược lại, giai đoạn xét xử phúc thầm được hình

thành cũng là nhằm mục đích để bảo đảm cho người bị buộc tội (bị cáo) chốnglại sự buộc tội trước Viện kiêm sát, chông lại việc kêt án của bản án sơ thâm đôi

Trang 18

thâm chưa có hiệu lực pháp luật bi kháng cáo, kháng nghị dé xét xử lại theo thủtục phúc thâm, thì không thể giao cho chính Tòa án cấp sơ thâm đã xét xử vụ án

đó giải quyết, xét xử, mà phải được tiễn hành bởi một cấp xét xử cao hơn - cấpxét xử phúc thẩm, cụ thé là do Hội đồng xét xử phúc thấm của Tòa án cấp phúcthâm tiễn hành.

Đảm bảo tính độc lập của tư pháp (hệ thống Tòa án), ngoài việc thể hiện

độc lập với nhánh quyền lực khác như lập pháp (quốc hội), hành pháp (chínhphủ), sự độc lập tư pháp còn phải được thể hiện ở sự độc lập ở mỗi cấp xét xu.Hệ thống Tòa án tuy được tô chức theo ngành doc từ trung ương tới địa phương,nhưng lại hoạt động theo thẳm quyền tổ tụng, khi xét xử, các Hội đồng xét xửhoàn toàn độc lập Ở Tòa án, chỉ có quan hệ "Tòa án cấp cao hơn" và "Tòa áncấp thấp hon" theo thâm quyền tố tụng mà không có "Tòa án cấp trên" và "Tòaán cấp dưới" Hiện nay, đa phần các nước tô chức Tòa án theo thâm quyền xétxử nhằm tăng cường tính độc lập của Tòa án đối với cơ quan quyền lực Nhànước khác, cũng như nhăm hạn chế sự can thiệp của cơ quan tư pháp cấp cao

Có thé nói rang, việc xem xét lại phán quyết của Tòa án cấp sơ thẩmthông qua thủ tục tố tụng chặt chẽ do Tòa án cấp phúc thâm tiến hành là một

trong những biện pháp đảm bảo tính độc lập giữa Tòa án cấp trên và Tòa án cấp

dưới, đây là sự bảo đảm độc lập từ bên trong hệ thống tư pháp.

„ Nguyễn Đăng Dung chủ biên (2022), Hệ thống Tòa án Việt Nam trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp

quyên, tr 68.

Trang 19

- Căn cứ tính chất và nhiệm vụ của xét xử phúc thẩm: Tình chất của xétxử phúc thấm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyếtđịnh sơ thâm mà bản án, quyết định sơ thầm đối với vụ án đó chưa có hiệu lựcpháp luật bị kháng cáo, kháng nghị Nhiệm vụ của HDXX phúc thâm đối vớibản án sơ thâm chưa có hiệu lực pháp luật là kiểm tra tính hợp pháp và có căncứ thông qua việc xét xử lại vụ án Tính chất của xét xử phúc thẩm sẽ quyết địnhđến những vấn đề về phạm vi xét xử phúc thâm, thủ tục tại phiên tòa phúc thâm,trình tự phiên tòa phúc thâm và quyền hạn của Tòa án cấp phúc thâm nói chungthâm quyền của HDXX với bản án sơ thâm chưa có hiệu lực pháp luật nói riêngViệc xác định thâm quyền của HDXX phúc thâm trong tô tụng hình sự phải xuất

phát từ chức năng nhiệm vụ của mình một cách có hiệu quả.

1.3 Đặc điểm tham quyền của Hội đồng xét xử phúc thâm đối với ban

án sơ tham trong tố tụng hình sự

- Thứ nhất, về chủ thể thực hiện thẩm quyên xét xử phúc thẩm: Việc trựctiếp tiến hành xét xử phúc thâm, ra bản án để giải quyết vụ án hình sự là côngviệc của HDXX phải thực hiện theo sự phân công của Chánh án tòa án cấp phúc

thâm Chủ thể thực hiện thẩm quyên này là những người được bổ nhiệm thâmphán tại tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tòa án nhân dân

cấp cao, tòa án quân sự cấp quân khu và tòa án quân sự trung ương là những tòacó thâm quyền xét xử phúc thâm vụ án hình sự theo khoản 1 Điều 29, khoản 2Điều 37, khoản 1 Điều 51, khoản 2 Điều 56 Luật Tổ chức Viện TAND năm

2014 và Điều 344 BLTTHS năm 2015.

- Thứ hai, về cơ sở phát sinh thẩm quyền: Khang cáo, kháng nghị hợppháp đối với bản án sơ thấm chưa có hiệu lực pháp luật chính là cơ sở phát sinhviệc thực hiện thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thâm trên thực tế Mặc dùpháp luật tố tụng hình sự quy định hai cấp xét xử, tuy nhiên, thực tế không phảivụ án nảo cũng được tiến hành xét phúc thấm trên thực tế, đó là trường hợp saukhi xét xử sơ thâm, bản án của Tòa án cấp sơ thâm không bị kháng cáo, kháng

nghị thì bản án sơ thâm có hiệu lực và được các chủ thé có thâm quyền ra quyếtđịnh thi hành án Ngoài ra, quyết định giám đốc thâm, tái tham của cấp có thầmquyền hủy ban án đã có hiệu lực pháp luật dé xét xử lại ở cấp phúc thâm cũnglàm phát sinh việc thực hiện thâm quyền của Hội đồng xét xử phúc thâm đối vớibản án hình sự sơ thâm.

- Thứ ba, đối tượng xét xử phúc thẩm: Theo đó, khi có kháng cáo, khangnghị đối với bản án sơ thâm chưa có hiệu lực pháp luật thì mới phát sinh thâm

Trang 20

quyền của Hội đồng xét xử phúc thâm, nhưng đồng thời nội dung kháng cáo,kháng nghị là cơ sở xác định phạm vi thâm quyền của Hội đồng xét xử phúc

thâm, Điều 345 BLTTHS quy định: “Toa án cấp phúc thẩm xem xét phan nội

dung của bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị Nếu xét thấy can thiết,có thể xem xét các phần khác của bản án, quyết định không bị kháng cáo, kháng

nghị ”.

Về nguyên tắc, những vấn đề ngoài nội dung kháng cáo, kháng nghị thì

Hội đồng xét xử phúc thâm không xem xét, giải quyết; chỉ trong trường hợpngoại lệ, xét thấy cần thiết Hội đồng xét xử phúc thắm mới xem xét, giải quyết.

Ví dụ: Vụ án có nhiều bị cáo, trong đó có một số bị cáo kháng cáo hoặc bị kháng

cáo, kháng nghị, thi Hội đồng xét xử phúc thấm chỉ xem xét, giải quyết nhữngnội dung liên quan đến các bị cáo kháng cáo hoặc bị kháng cáo, kháng nghị; đối

với những bị cáo khác thì không xem xét, trừ trường hợp có căn cứ để xét xử

theo hướng giảm nhẹ cho các bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo,

kháng nghị khi thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 357 BLTTHS:“Trường hợp có căn cứ, Hội đông xét xử phúc thẩm có thé sửa bản án sơ thẩmtheo quy định tại khoản I Điều này cho những bị cáo không kháng cáo hoặckhông bị kháng cáo, kháng nghị” Trên thực tế, việc Hội đồng xét xử phúc thâmxem xét, giải quyết ngoài phạm vi kháng cáo, kháng nghị theo khoản 3 Điều 357BLTTHS là rat ít.

Đối với các phần khác của bản án sơ thâm không bị kháng cáo, khángnghị có hiệu lực pháp luật ké từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.Trường hợp sau khi bản án sơ thấm có hiệu lực pháp luật mới phát hiện có viphạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án hoặc có tình tiết mới

được phát hiện có thé làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án sơ thâm thì

bản án sơ thâm đó có thể trở thành đối tượng xét lại theo thủ tục giám đốcthâm, tái thâm.

- Thứ tư, phạm vi thẩm quyên của Hội đồng xét xử phúc thẩm: Bên cạnh

nội dung kháng cáo, kháng nghị tác động đến phạm vi thâm quyên của Hội đồngxét xử phúc thâm, thì giới hạn truy tố và nguyên tắc không làm xấu đi tình trạng

người kháng cáo cũng ảnh hưởng đến việc xác định phạm vi thâm quyên của

Hội đồng xét xử phúc thẩm.

Trang 21

“Tòa an xét xử những bi cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện

kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định dua vụ án ra xét xử”'? là quy định batbuộc, được áp dụng đối với cả cấp xét xử sơ thâm và cấp xét xử phúc thâm, đảmbảo phù hợp với nguyên tắc một hành vi được đưa ra xét xử khi hành vi đó đãđược khởi tố, điều tra, truy tố Trên thực tế, có trường hợp Hội đồng xét xử phúcthâm đã vi phạm nguyên tắc này, dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giảiquyết vụ an’ Đối với việc thực hiện nguyên tắc không làm xấu đi tình trạngngười kháng cáo nhằm mục đích đảm bảo cho bị cáo được thực hiện quyềnkháng cáo bản án sơ thầm một cách tự do mà không sợ rằng việc kháng cáo củamình có thé đem lại những hậu quả bat lợi cho chính mình, nếu không có hướngkháng cáo của bị hại hoặc kháng nghị theo hướng ngược lại Làm xấu đi tình

trạng của bị cáo có thể là: áp dụng về tội nặng hơn (tội danh khác nặng hơn hoặc

vẫn cùng tội danh đó nhưng áp dụng khung hình phạt nặng hơn); chuyển sang

loại hình phạt khác nặng hơn hoặc áp dụng mức hình phạt nặng hơn; bị áp dụng

các biện pháp tư pháp, hình phạt bố sung, tăng mức bồi thường thiệt hại, khôngcho hưởng án treo Nếu chỉ bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ và không bị kháng

cáo, kháng nghị theo hướng tăng nặng thì Hội đồng xét xử phúc thắm không

được xét xử bị cáo theo hướng tăng nặng cho dù có căn cơ sở để xét xử theo

hướng này Tuy nhiên, trong trường hợp bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ,

nhưng đồng thời bị kháng cáo, kháng nghị theo hướng tăng nặng thì Hộiđồng xét xử có thể xét xử theo hướng tăng nặng nhưng phải bảo đảm quyềnbào chữa của bị cáo.

- Thứ năm, về nội dung thẩm quyên: Về mặt t6 tụng (hình thức), Hội đồng

xét xử phúc thâm xem xét và kiểm tra tính hợp pháp, tính có căn cứ mà bản án

sơ thâm đã kết luận, quyết định; về mặt nội dung, Hội đồng xét xử phúc thầm

xem xét, đánh giá lại chứng cứ, tai liệu trong hồ sơ vụ án, từ đó làm sáng tỏ sự

thật khách quan của vụ án, ra phán quyết dé giải quyết vụ án theo phạm vi kháng

cáo, kháng nghị và phạm vi được pháp luật cho phép.

1.4 Ý nghĩa của việc quy định và thực hiện tham quyền của Hội đồng

xét xử phúc thâm đối với bản án sơ thẩm trong tô tụng hình sự

a) Ý nghĩa về mặt pháp lý

Ie Khoản 1 Diéu 298 BLTTHS.

!3 Xem: Án lệ số 29/2019/AL.

Trang 22

Quy định của pháp luật về thấm quyền của Hội đồng xét xử phúc thamđối với bản án hình sự sơ thâm một mặt thừa nhận và đảm bảo thực hiện nguyêntắc hai cấp xét xử trong tố tụng hình sự; mặt khác, là cơ sở pháp lý dé Hội đồngxét xử phúc thấm xét xử lại vụ án, thực hiện việc kiểm tra tinh hợp pháp và tínhcó căn cứ của bản án sơ thâm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, khángnghị, nhằm sửa chữa, khắc phục những sai lầm, vi phạm của Toà án cấp SƠthâm Qua đó, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được khách quan, đúng phápluật, nâng cao giá tri, hiệu lực pháp lý bản án của Tòa án, cũng như vi thế, vaitrò của Tòa án với tư cách là cơ quan thực hiện quyền tư pháp trong Nhà nước

pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Khi Hội đồng xét xử phúc thâm thực hiện các thẩm quyền của mình đốivới bản án sơ thâm chưa có hiệu lực bị kháng cáo, kháng nghị sẽ xác định được

cấp sơ thâm có sai sót hạn chế hay không? Nếu có thì sai sót hạn chế ở giai đoạnđiều tra, giai đoạn truy tố hay giai đoạn xét xử sơ thâm? Lỗi dẫn đến các sai sótnày do khách quan hay chủ quan chăng hạn: do pháp luật quy định chưa rõ ràng,dẫn đến những cách hiểu khác nhau, hay do vấn đề nhận thức, do thiếu thận

trọng, tỉ mi trong đánh giá chứng cứ của người tiến hành tố tung? Hội đồng xét

xử phúc thâm cũng chỉ ra được nguyên nhân dẫn đến sai sót, hạn chế, trên cơ sởđó, cùng với việc giải quyết về nội dung vu án, Hội đồng xét xử phúc thâm đưara phân tích, lập luận giải thích pháp luật, có giá trị tham khảo đối với các cơquan tiến hành tố tụng ở giai đoạn so thấm, nhất là Tòa án cấp sơ thâm, bởi vậytrong một số trường hợp, ban án phúc thâm còn được lựa chọn là nguồn pháttriển án lệ Ngoài ra, thông qua tổng kết công tác xét xử phúc thâm, Tòa án cáccấp kịp thời rút ra bài học kinh nghiệm, đề ra giải pháp nâng cao chất lượng xétxử, đề xuất cấp có thâm quyên sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện pháp luật hoặcban hành hướng dẫn nhằm bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật.

b) Y nghia về mặt chính tri, xã hội

Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tại Đạihội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã chỉ rõ: “Tiép tuc xây dựng nên tư

pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm mình, liêm chính,phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân Hoạt động tư pháp phải có trọng trách bảovệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyên công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủnghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyên và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ

Trang 23

chức, cá nhân” Chủ trương trên thể hiện đòi hỏi của Đảng, của hệ thống chínhtrị, mọi công dân và xã hội đối với các cơ quan tư pháp ngày càng cao Các cơ

quan tư pháp nói chung và Tòa án nói riêng phải thật sự là chỗ dựa của Nhân

dân trong việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, đồng thời phải là côngcụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệuquả với các loại tội phạm và vi phạm.

Đề thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ đó, đặt ra yêu cầu đối với hệ thốngcơ quan tư pháp phải không ngừng nâng cao chất lượng công tác giải quyết, xétxử các vụ án nói chung và vụ án hình sự nói riêng, mà hơn hết và trực tiếp là nâng

cao chất lượng, giá trị hiệu lực bản án hình sự của Tòa án các cấp Quá trình tiễnhành tố tụng hình sự trải qua nhiều giai đoạn, với rất nhiều văn bản tô tụng, hoạt

động tố tụng được các chủ thể có thâm quyền tiễn hành, nhưng bản án của Tòa ánđược xem là kết tỉnh, quan trọng nhất đề kết thúc một quá trình tố tụng của vụ án.Bản án xác định một ai đó có tội hay không có tội? nếu có tội thì đó là tội gi, đượcquy định tại Điều, khoản nào của Bộ luật Hình sự và áp dụng hình phạt, biện pháp

tư pháp đối với người phạm tội Đồng thời, ban án cũng giải quyết các van dékhác liên quan, phát sinh trong vụ án hình sự như vấn đề xử lý vật chứng, trả lại

tài sản, đồ vật, vẫn đề phong tỏa tài khoản hoặc dé ra kiến nghị đối với cơ quan,

tô chức nhăm khac phục nguyên nhân và điêu kiện phạm tội.

Việc quy định và thực hiện đúng đắn thẩm quyền của Hội đồng xét xửphúc thâm đối với bản án sơ thẩm trong tố tụng hình sự là biện pháp pháp lýđảm bảo cho việc ra bản án của Tòa án được đúng người, đúng tội, đúng phápluật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; góp phần nâng caochất lượng công tác tư pháp, tăng cường lòng tin của Nhân dân với Đảng, Nhànước và hệ thống tư pháp Trên cơ sở đó, giữ vững an ninh chính trị, trật tự antoàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi đê phát triên đât nước.

Trang 24

KET LUẬN CHUONG 1

Qua nghiên cứu một số van dé ly luận về thâm quyền của Hội đồng xét xửphúc thấm đối với bản án sơ thâm trong tô tụng hình sự, trong Chương 1 luậnvăn đã chỉ ra một số kết quả nghiên cứu sau:

Về khái niệm: "7hẩm quyên của Hội đồng xét xử phúc thẩm doi với bản

án sơ thẩm trong tô tụng hình sự là tổng hop các quyên han mà pháp luật quyđịnh cho Hội đồng xét xử phúc thẩm trên cơ sở kiểm tra lại tính hợp pháp và

tính có căn cứ của bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bi khang cáo,kháng nghị, nhằm sửa chữa, khắc phục những sai lam, vi phạm của Toà án cấp

Sơ thâm”.

Về cở sở sở việc quy định thâm quyên của Hội đồng xét xử phúc thâm đối

với ban án sơ thâm trong tô tụng hình sự: (1) căn cứ vào một số nguyên tắc cơ

ban của luật tố tụng hình sự: Nguyên tắc chế độ xét xử sơ thâm, phúc thầm đượcbảo đảm; nguyên tắc suy đoán vô tội; nguyên tắc xác định sự thật của vụ án;nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp của bị hại, đương sự; (2) căn cứ vào nguyên tắc tô chức, hoạt độngcủa hệ thống Tòa án trong Nhà nước pháp quyên, việc Hội đồng xét xử phúcthâm xét xử lại vụ án mà bản án của Tòa án cấp sơ thấm chưa có hiệu lực pháp

luật bị kháng cáo, kháng nghị là một biện pháp đảm bảo tính độc lập giữa Tòa

án cấp trên và Tòa án cấp dưới và là sự bảo đảm độc lập từ bên trong hệ thốngtư pháp.

Về đặc điểm thấm quyên của Hội đồng xét xử phúc thấm, gồm: (1) Cơ sở

phat sinh thâm quyền chính là kháng cáo, kháng nghị hợp lệ đối với bản án sơ

thầm chưa có hiệu lực pháp luật; (2) phạm vi thấm quyền được giới hạn bởi nội

dung kháng cáo, kháng nghị, đồng thời, (3) phải ở trong giới hạn truy tố và đảmbảo nguyên tắc không làm xấu đi tình trạng người kháng cáo; (4) về nội dungthâm quyên: xem xét và kiểm tra tính hợp pháp, tính có căn cứ mà bản án sơ

thầm đã kết luận, quyết định; đánh giá lại chứng cứ, tài liệu của vụ án, ra phánquyết dé giải quyết lai vụ án theo phạm vi kháng cáo, kháng nghị và quy địnhcủa pháp luật.

Trang 25

Về ý nghĩa, việc quy định và thực hiện thâm quyền của Hội đồng xét xửphúc thâm đối với ban án sơ thâm trong tổ tụng hình sự có ý nghĩa quan trọng cảvề mặt pháp lý cũng như mặt chính trị - xã hội.

Trang 26

Chương 2:

QUY ĐỊNH CUA BỘ LUẬT TO TUNG HÌNH SỰ NĂM 2015 VE THAM

QUYEN CUA HỘI DONG XÉT XỬ PHÚC THAM DOI VỚI

BẢN ÁN SƠ THÂM

Thâm quyền của Hội đồng xét xử phúc thâm được quy định tại khoản 1Điều 355 BLTTHS năm 2015, bao gồm: Không chấp nhận kháng cáo, khángnghị và giữ nguyên ban án sơ thẩm; sửa bản án sơ thẩm; hủy bản án sơ thẩm vàchuyển hô sơ vụ án dé diéu tra lại hoặc xét xử lai; huy bản an sơ thẩm và đìnhchỉ vụ án; đình chỉ việc xét xử phúc thẩm Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng đình

chỉ xét xử phúc thẩm không phải là thâm quyên của Hội đồng xét xử phúc thâmđối với bản án sơ thấm Đình chỉ xét xử phúc thâm chi là thâm quyền đối với

quy trình tố tụng của vụ án, chứ không phải là quyền xem xét đối với tính hợppháp và có căn cứ của bản án sơ thâm Do đó, nội dung đình chỉ xét xử phúcthấm cần phải được tách ra khỏi khoản 1 Điều 355 BLTTHS năm 2015 Đây

là một hạn chế về kỹ thuật lập pháp của BLTTHS cần phải được nghiên cứu,khắc phục.

2.1 Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản ánsơ thắm

Theo quy định tại Điều 356 BLTTHS năm 2015, Hội đồng xét xử phúc

thâm không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thâm khi

xét thay các quyết định của bản án sơ thẩm có căn cứ và đúng pháp luật.

Không chấp nhận kháng cáo là không chấp nhận yêu cầu kháng cáo củanguoi có quyền kháng cáo như: bi cáo, bi hại, nguyên đơn dân sự, bi don dân sự,người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện của họ;người bào chữa của bị cáo là người dudi 18 tuổi hoặc có nhược điểm về tâmthần hoặc thê chất; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sựlà người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thé chất;người được Tòa án tuyên không có tội Không chấp nhận kháng nghị là không

chấp nhận yêu cầu kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án đã xét xửsơ thâm hoặc Viện kiêm sát cap trên trực tiêp.

Trang 27

Tính có căn cứ thé hiện kết luận của bản án sơ thẩm phù hop với nhữngtình tiết khách quan của vụ án, trên cơ sở những chứng cứ, tài liệu đã được thầmtra, xác minh công khai tại phiên tòa và kết quả tranh tụng tại phiên toà Tínhđúng pháp luật - tính hợp pháp của bản án sơ thâm thể hiện ở chỗ, phán quyếtcủa Toà án cấp sơ thâm đã tuân thủ đúng quy định của luật nội dung (BLHS,

BLDS ), luật hình thức (BLTTHS) Ban án sơ thâm đã làm rõ được sự that của

vụ án, giải quyết được đầy đủ những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình

sự Tính có căn cứ và tính hợp pháp là hai thuộc tính cơ bản của một bản án hình

sự, chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau, khi đảm bảo được hai căn cứ

trên chứng tỏ các quyết định của bản án sơ thấm là đúng người, đúng tội, đúng

pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, các yêu cầu củakháng cáo, kháng nghị là không có căn cứ, cần phải được Hội đồng xét xử bácbỏ đê giữ nguyên bản án sơ thâm.

Có ý kiến cho rằng, Tòa án cấp phúc tham không chấp nhận khang cáo,kháng nghị có thể về hình thức kháng cáo, kháng nghị đó không đúng thâm

quyên, thủ tục, thời hạn do luật định (quá han)'* Tác giả cho rằng, khi Tòa áncấp phúc thâm đã thụ lý vụ án theo thủ tục phúc thâm và đưa vụ án ra xét xử

phúc thẩm thì kháng cáo, kháng nghị đối với bản án sơ thâm được coi là hợp lệ,nếu không hợp lệ sẽ không phát sinh thủ tục (giai đoạn) xét xử phúc thâm Dođó, trường hợp kháng cáo, kháng nghị không đúng thẩm quyền, thủ tục, thời hạn

do luật định (quá hạn) không phải là căn cứ Hội đồng xét xử phúc thâm bác

kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thâm Trong trường hợp ngườikháng cáo không có quyền kháng cáo thì Tòa án sẽ trả lại đơn (khoản 5 Điều334 BLTTHS năm 2015) mà không phát sinh giai đoạn xét xử phúc thâm;trường hợp kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp phúc thâm sẽ thành lập Hội đồnggồm 03 Tham phán dé xem xét kháng cáo quá hạn theo Điều 335 BLTTHS, tuy

nhiên, thủ tục này không phải là trình tự thủ tục xét xử phúc thẩm đối với vụ án.Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thấm làtrường hợp Hội đồng xét xử phúc thâm bác tất cả kháng cáo, kháng nghị giữ

nguyên toàn bộ bản án sơ thâm Trong thực tế, có thé xuất hiện trường hợp Hội

đồng xét xử phúc thâm giữ nguyên bản án sơ thâm đối với người này, nhưng lại

sửa bản án sơ thâm đôi với người khác do châp nhận kháng cáo của người đó.

'* Phạm Minh Huấn (2018), Thẩm quyển của Hội đông xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm theo quy định

của Bộ luật Tô tụng hình sự năm 2015, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr 23.

Trang 28

Theo quy định thì đây là trường hop sửa bản án, mặc dù van có người không

được chấp nhận kháng cáo và giữ nguyên bản án sơ thẩm, tuy nhiên, theo chế độbáo cáo thông kê của ngành Tòa án, trường hợp này vẫn được xếp thống kê vào

diện sửa bản án sơ thâm.

2.2 Sửa bản án sơ thấm

Quyên sửa bản án sơ thâm của Hội đồng xét xử phúc thâm được quy địnhtại Điều 357 BLTTHS năm 2015, bao gồm: Sửa bản án sơ thẩm theo hướng có

lợi cho bị cáo và sửa bản an sơ thâm theo hướng không có lợi cho bị cao.

2.2.1 Sửa bản án sơ thấm theo hướng có lợi cho bị cáo

Sửa bản án sơ thâm theo hướng có lợi cho bị cáo là việc Tòa án cấp phúcthâm trực tiếp sửa nội dung phần quyết định trong bản án sơ thâm theo hướng

làm tốt hơn tình trang của bị cáo" Theo quy định tại khoản 1 Điều 357BLTTHS năm 2015, khi có căn cứ xác định bản án sơ thẩm đã tuyên không

đúng với tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội, nhân thân bị cáo hoặccó tình tiết mới thì Hội đồng xét xử phúc thâm có quyền sửa bản án sơ thẩmtheo hướng có lợi cho bị cáo Sửa bản án theo hướng có lợi cho bị cáo (làm tốt

hơn tình trạng của bị cáo) có thể là: Miễn TNHS hoặc miễn hình phạt cho bị

cáo; không áp dụng hình phạt bổ sung; không áp dụng biện pháp tư pháp; ápdụng điều, khoản của BLHS năm 2015 về tội nhẹ hơn; giảm hình phạt cho bịcáo; giảm mức bôi thường thiệt hại và sửa quyết định xử ly vật chứng; chuyển

sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn; giữ nguyên hoặc giảm mức hình phạt tùvà cho hưởng án treo.

Quy định "không áp dụng hình phạt bồ sung; không áp dụng biện pháp tưpháp"; "giảm mức phạt tù và cho hưởng án treo" được quy định tại điểm a, ekhoản 1 Điều 357 BLTTHS năm 2015 hiện hành là quy định được bổ sung mớiso với quy định tại khoản 1 Điều 249 BLTTHS năm 2003 Sự bổ sung này là

cần thiết, giúp Hội đồng xét xử phúc thấm nhanh chóng khắc phục sai sót của

cấp sơ thâm, không cần hủy bản án sơ thấm dé xét xử lại, qua đó kịp thời bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo.

Khi sửa bản án theo hướng có lợi cho bị cáo, Hội đông xét xử phúc thâmkhông bị ràng buộc bởi phạm vi và hướng kháng cáo, kháng nghị Hội đồng xét'S Lê Huỳnh Tan Duy (2021), “Quyền sửa ban án sơ thâm của Hội đồng xét xử phúc thẩm theo Luật Tố tụng

hình sự Việt Nam”, Khoa học Kiêm sát 06, tr.10

Trang 29

xử sửa bản án sơ thâm theo hướng giảm nhẹ khi có kháng cáo, kháng nghị theohướng giảm nhẹ hoặc ngay cả khi tất cả các kháng cáo, kháng nghị đều theohướng tăng nặng Theo khoản 2 Điều 357 BLTTHS năm 2015, trường hợp Viện

kiểm sát kháng nghị hoặc bị hại kháng cáo theo hướng tăng nặng, khi có căn cứHội đồng xét xử phúc thâm vẫn có thé giảm hình phạt, áp dụng điều, khoản của

BLHS về tội nhẹ hơn, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, giữ

nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo, giảm mức bồi thường thiệt hại.Thậm chí, theo khoản 3 Điều 357 BLTTHS năm 2015 khi có căn cứ, Hội đồng

xét xử phúc thâm có thé sửa bản án sơ thấm theo hướng có lợi cho bị cáo ngay

cả khi bị cáo đó không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị So vớiquy định tại khoản 2 Điều 249 BLTTHS năm 2003, khoản 3 Điều 357 BLTTHShiện hành đã mở rộng thâm quyền hon cho Hội đồng xét xử phúc thâm, đối vớinăm 2015 các bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị,

theo quy định trước đây thì Hội đồng xét xử phúc thâm không được miễn TNHShoặc miễn hình phạt, sửa quyết định xử lý vật chứng, chỉ có thể giảm hình phạthoặc áp dụng điều khoản BLHS về tội nhẹ hơn, chuyên sang hình phạt khác

thuộc loại nhẹ hơn; giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng an treo chonhững bị cáo này Trong khi đó, theo quy định của BLTTHS hiện hành, Hội

đồng xét xử phúc thâm còn có thể miễn TNHS hoặc miễn hình phạt, giảm mứcbồi thường thiệt hại, sửa quyết định xử lý vật chứng cho những bi cáo khôngkháng cáo hoặc không bi kháng cáo, kháng nghi.

Khi Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa bản án sơ thâm theo hướng có lợi cho

bị cáo theo các trường hợp quy định tại Điều 357 BLTTHS năm 2015, trong đó

có một sô lưu ý sau:

- Miễn TNHS cho bị cáo (điểm a khoản 1 Điêu 357): Là không buộc bị cáo

phải chịu TNHS về hành vi phạm tội đã thực hiện'5 Day là trường hợp bị cáo bị

Tòa án cấp sơ thâm tuyên bồ là có tội và áp dụng hình phạt, tuy nhiên, qua xét xử

phúc thấm, Hội đồng xét xử phúc thâm xét thấy bị cáo có một trong các căn cứ

quy định tại Điều 29 BLHS, đủ điều kiện để được miễn trách nhiệm hình sự, Hội

đồng xét xử phúc thâm sẽ quyết định cho bị cáo được hưởng chế định này, tuynhiên, tùy từng trường hợp cụ thé mà việc miễn TNHS sẽ thuộc trường hợp "được

'® Nguyễn Ngoc Hòa, Lê Thị Sơn (2006), Tờ điển pháp luật hình sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr.162

Trang 30

miễn" hoặc trường hợp "có thé được miễn" Người được miễn TNHS thì không

có án tích, tuy nhiên họ có thé vẫn phải chịu trách nhiệm dân sự.

- Miễn hình phạt cho bị cáo (điểm a khoản 1 Diéu 357): Là trường hợp

không áp dụng hình phạt - hình thức thực hiện cụ thể của TNHS đối với người

đã bị kết tội và phải chịu TNHS về hành vi phạm tội đã thực hiện của mình”.Miễn hình phạt là biện pháp khoan hồng đặc biệt được áp dụng cho người phạm

tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ nhưng chưa đến mức được miễn toàn bộ tráchnhiệm hình sự Đây là trường hợp không cần thiết phải áp dụng hình phạt, nếuáp dụng hình phạt sẽ không đạt được mục đích của hình phạt hoặc việc áp dụnghình phạt trái với nguyên tắc nhân đạo của luật hình sự Việt nam Khi xét xửphúc thâm, Hội đồng xét xử phúc thâm có thé cho bị cáo được miễn hình phạt

nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 59 BLHS Người được miễn hìnhphat thì không bị coi là có án tích, tuy nhiên, họ có thê vẫn phải chịu trách

nhiệm dân sự hoặc bị áp dụng biện pháp tư pháp.

- Không áp dụng hình phạt bồ sung; không áp dụng biện pháp tư pháp(điểm a khoản I Điêu 357): Hình phạt bỗ sung chỉ được áp dụng đối với một số

loại tội phạm và chỉ được tuyên kèm theo với một loại hình phạt chính mà điều

luật đó quy định, hình phạt bố sung không được tuyên một cách độc lập nhưhình phạt chính Việc quy định các hình phạt bổ sung trong BLHS chính lànhằm hỗ trợ cho hình phạt chính Các biện pháp tư pháp là những biện pháp

hình sự thể hiện sự cưỡng chế của Nhà nước được BLHS quy định, do các cơ

quan tiến hành tố tụng áp dụng đối với người phạm tội Biện pháp tư phápkhông phải là hình phạt nhưng có vai trò rất quan trọng trong đấu tranh vàphòng ngừa tội phạm, có tác dụng hỗ trợ thay thé hình phạt.

Đây là trường hợp bản án sơ thấm áp dụng hình phạt bố sung hoặc áp

dụng biện pháp tư pháp đối với bị cáo, tuy nhiên, qua xét xử Hội đồng xét xử

phúc thâm nhận thấy việc áp dụng đó là không đúng với tính chất, mức độ củahành vi phạm tội, không phù hợp với nhân thân của bị cáo, không cần thiết hoặckhông có khả năng thi hành, thì Hội đồng xét xử phúc thâm có quyền không ápdụng hình phạt bồ sung, không áp dụng biện pháp tư pháp Trong thực tiễn, việckhông áp dụng hình phạt bố sung, không áp dụng biện pháp tư pháp có Hội

đồng xét xử phúc thâm tuyên trong bản án là "miễn hình phạt bổ sung" hoặc

' Nguyễn Ngọc Hòa, Lê Thị Son, tai liệu đã dan, tr.162.

Trang 31

"miễn áp dung biện pháp tu pháp", tuy nhiên tác giả cho rang mặc dù hệ quapháp lý là như nhau nhưng cần phải xác định đây là trường hợp không áp dụnghình phạt bổ sung ví du: Ban án hình sự phúc thẩm số 86/2003/HS-PT ngày05/4/2023 của TAND TP Hồ Chí Minh xét xử Võ Thị B về tội "Môi giới mạidâm" theo khoản 4 Diéu 328 BLHS Trước đó, bản án sơ thẩm đã xử phạt bị cáo05 năm tù và áp dụng hình phạt bồ sung là phạt tiên đối với bị cáo 20.000.000

dong Khi xét xử phúc thẩm, Hội động xét xử phúc thẩm nhận định bị cáo đã

trên 63 tuổi, hết tuổi lao động va không có thu nhập ổn định do vậy đã chapnhận một phân kháng cáo của bị cáo, giữ nguyên hình phạt chính nhưng sửa

ban an sơ thâm miên hình phạt bô sung doi với bi cáo.

- Ap dung diéu, khoản của BLHS vẻ tội nhẹ hơn đối với bi cáo (điểm bkhoản I Diéu 357): Đây là trường hợp Hội đồng xét xử phúc thâm nhận địnhhành vi của bi cáo phạm vào tội nhẹ hơn tội mà Tòa an cấp sơ thâm đã áp dụng.

Việc xác định được tội nào nặng hơn, tội nào nhẹ hơn được hướng dẫn tại Mục 2

phan II Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP ngày 05/11/2004 của Hội đồng thẩm

phán TAND tối cao!?.

“Điều, khoản của BLHS về tội nhẹ hơn” quy định tại điểm b khoản 1Điều 357 BLTTHS bao gồm 02 trường hợp:

Trường hợp thứ nhất, Hội đồng xét xử phúc thâm áp dụng một tội danhkhác có mức độ nghiêm khắc thấp hơn so với tội danh đã được Tòa án cấp sơthầm áp dụng, ví dụ: Tòa án cấp sơ thâm kết luận bị cáo phạm tội giết nguoi,Tòa án cấp phúc thấm xác định bị cáo phạm tội cố ý gây thương tích; hoặc cấpsơ thấm kết luận bị cáo phạm tội cướp tài sản, cấp phúc thấm xác định bị cáophạm tội cưỡng đoạt tài sản Tuy nhiên, khi xét xử bị cáo về tội nhẹ hơn cầnthực hiện đúng giới hạn xét xử, Tòa án không được xét xử bị cáo về hành vi

chưa được khởi tố, điều tra, truy tố Ví dụ: Tại Quyết định giám đốc thấm số

20/2018/HS-GĐT ngày 15/10/2018 của Hội đồng Thâm phán TANDTC về vụán “Cướp tài sản” đối với bị cáo Lê Xuân Q, sinh năm 1993, là nguồn của Án lệsố 29/2019/AL về tài sản bị chiếm đoạt trong tội “Cướp tài sản” được Hội đồng

Tham phán TANDTC thông qua, có nhận định như sau: “Sau khi xét xử sơ!3 Mục nay của Nghị quyết hướng dẫn về giới hạn xét xử ở cấp sơ thấm, tập trung vào so sánh mức độ nặng, nhẹ

giữa tội phạm mà Viện kiểm sát truy tô với tội phạm mà Tòa án cấp sơ thâm tuyên phạt bị cáo Mặt khác, Nghị

quyết này đã hết hiệu lực do BLTTHS năm 2003 đã hết hiệu lực, tuy nhiên, tinh thần “hướng dẫn của Nghị quyết

này vẫn còn giá trị, được các cơ quan tiến hành tố tụng tiếp tục vận dụng trong thực tiễn.

Trang 32

thấm, Lê Xuân O kháng cáo cho rằng không phạm tội “Cướp tài san” Tòa áncấp phúc thẩm nhận định O va Tran Xuân L không phạm tội “Cướp tài san” đốivới số tiên 200.000 đồng, nhưng không tuyên bố Q không phạm tội “Cướp tàisản” và đình chỉ xét xử đối với O, mà lại kết án O về tội “Không tô giác tộiphạm ` đối với hành vi cướp hai máy tính bảng của Tran Xuân L Như vậy, Toàán cấp phúc thấm kết án Q về một hành vi chưa được điều tra, truy tổ là vi phạm

quy định tại Điều 196 BLTTHS năm 2003 về giới hạn của việc xét xử.” Day làtrường hợp vi phạm giới hạn xét xử, không phải là trường hợp Hội đồng xét xử

phúc thấm xét xử bị cáo về tội nhẹ hơn so với tội danh mà cấp sơ thẩm đã xét

Trường hợp thứ hai, Hội đồng xét xử phúc thâm áp dụng một khoản nhẹ

hơn trong cùng một điều luật mà cấp sơ thâm đã tuyên Ví dụ: Cấp sơ thâm xét

xử bi cáo về tội giết người theo khoản 1 Điều 123, Hội đồng xét xử phúc thâmxét xử bị cáo phạm tội giết người theo khoản 2 Điều 123 BLHS; hoặc cấp SƠthâm xét xử bị cáo về tội có ý gây thương tích theo khoản 3 Điều 134 BLHS,

Hội đồng xét xử phúc thâm xét xử bị cáo phạm tội cỗ ý gây thương tích theokhoản 1 hoặc khoản 2 Điều 134 BLTTHS Nói một cách đơn giản, đây là trường

hợp chuyển sang khung hình phạt nhẹ hơn trong cùng một tội danh đối với bị

Thông thường, trong các trường hợp áp dụng điều, khoản của BLHS về tội

nhẹ hơn thì mức hình phạt mà Hội đồng xét xử phúc thẩm áp dụng đối với bi cáo

cũng nhẹ hơn mức hình phạt mà Tòa án cấp sơ thâm đã áp dụng, tuy nhiên cũngkhông loại trừ trường hợp tuy được chuyên sang tội nhẹ hơn, hoặc chuyền sangkhung hình phạt nhẹ hơn nhưng hình phạt áp dụng đối với bị cáo không thay đổiso với cấp sơ thâm (ví dụ Hội đồng xét xử phúc thâm không áp dụng Điều 54BLHS đối với bị cáo, không áp dụng một hoặc một số tình tiết giảm nhẹ đối với

bị cáo).

- Giảm hình phạt cho bị cáo (điểm c khoản I Diéu 357): Day là trường

hợp Hội đồng xét xử phúc thâm cho rằng Toà án cấp sơ thâm đã áp dụng hìnhphạt chính, hoặc hình phạt bổ sung đối với bị cáo cao hơn so với tính chất và

mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nên đã giảm hình phạt

chính hoặc giảm hình phạt bổ sung cho bi cáo so với mức hình phat mà cấp sơthâm đã áp dụng Tuy nhiên, loại hình phạt (chính hoặc bổ sung) áp dụng đối

Trang 33

với bị cáo vẫn như cấp sơ thâm đã áp dụng Nếu Hội đồng xét xử phúc thâmgiảm hình phạt cho bị cáo sau khi áp dụng điều, khoản của BLHS về tội nhẹ hơn

thì không thuộc trường hợp giảm hình phat cho bi cáo, mà thuộc trường hợp áp

dụng điều, khoản của BLHS về tội nhẹ hơn đối với bị cáo (điểm b khoản 1 Điều357) Cũng không được coi là trường hợp giảm hình phạt cho bị cáo nếu Hộiđồng xét xử phúc thâm quyết định giữ nguyên mức hình phạt và cho bị cáo

hưởng án treo trong khi bản án sơ thầm quyết định hình phạt tù đối với bị cáo, vì

bản chất của án treo là miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện chứ không phải

là một loại hình phạt.

Trên thực tế, Hội đồng xét xử phúc thâm giảm hình phạt cho bị cáo có théđiều, khoản của BLHS áp dụng đối với bị cáo vẫn như cấp sơ thâm, nhưng quanđiểm, đánh giá của Hội đồng xét xử phúc thẩm về tinh chất, mức độ nguy hiểmcho xã hội của hành vi phạm tội của bị cáo khác với cấp sơ thâm (nhẹ hơn), nênđã quyết định mức hình phạt nhẹ hơn Ví dụ: Tai Bản án hình sự sơ thẩm số28/2023/HS-ST ngày 09/02/2023 đã áp dụng khoản 1, khoản 3 Diéu 321, điểm skhoản I Điễu 51, điểm g khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015 xử phạt bị cáo

Nguyễn Thành T02 hai năm tù về tội “Đánh bạc” Tại Bản án hình sự phúc

thấm số 143/2023/HS-PT ngày 29/5/2023 của TAND TP Hồ Chi Minh đã ápdung khoản 1, khoản 3 Diéu 321, điểm s khoản 1 Diéu 51, điểm g khoản 1 Diéu52 BLHS năm 2015 xử phat bị cáo Nguyễn Thành T 01 năm 06 tháng tù về tội“Đánh bạc ”'° (đây là trường hợp điều, khoản của BLHS áp dụng đối với bị cáo

như nhau nhưng hình phạt khác nhau).

Hoặc Hội đồng xét xử giảm hình phạt cho bị cáo do áp dụng thêm tình tiếtgiảm nhẹ; không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự; áp dụng Điều54 BLHS dé quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phat được

áp dụng, tuy nhiên như trên đã nêu, loại hình phạt mà Hội đồng xét xử phúc

thâm áp dụng đối với bị cáo giống như cấp sơ thâm đã áp dụng, chỉ khác là mức

hình phạt nhẹ hơn.

- Giảm mức bồi thường thiệt hại và sửa quyết định xử lý vật chứng (điểmd khoản 1 Diéu 357): Qua xét xử phúc thâm, Hội đồng xét xử phúc thâm nhậnthấy mức bồi thường thiệt hại mà Tòa án cấp sơ thâm quyết định cao hơn mức

'' Nguồn: Bản án phúc thấm số 143 ngày 29/05/2023 của TAND TP Hồ Chí Minh Tăng Hoàng P và đồng phạm

- phạm tội đánh bạc (Điêu 321 Luật sửa đôi, bo sung một sô điêu của BLHS năm 2015) - Tăng Hoàng P và dongphạm Tội đánh bạc (toaan.gov.vn)

Trang 34

thiệt hại thực tế do tội phạm gây ra thì có thể giảm mức bồi thường đối với bịcáo hoặc đương sự trong vụ án Khi Hội đồng xét xử phúc thâm quyết định giảmmức bồi thường thiệt hại phải bảo đảm đúng quy định của pháp luật dân sự về

bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, được hướng dẫn tại Nghị quyết số02/2022/NQ-HĐTP ngày 06/9/2022 của Hội đồng Thâm phán TAND tối cao).

Hội đồng xét xử phúc thầm không được giảm mức bồi thường thiệt hại nếu như

bị hại, đương sự hoặc đại diện hợp pháp của họ văng mặt tại phiên toà vì lý dobat khả kháng hoặc đo trở ngại khách quan vì quyết định này ảnh hưởng bat lợiđối với họ (điểm b khoản 1 Điều 351), trường hợp này phải hoãn phiên tòa.

Theo quy định tại Điều 357 BLTTHS năm 2015, Hội đồng xét xử phúcthâm giảm mức bồi thường thiệt hại không phụ thuộc vào việc có kháng cáo,kháng nghị về bồi thường thiệt hại hay không, mà căn cứ vào bản án sơ thâm đã

tuyên không đúng với tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội, nhânthân bị cáo hoặc có tình tiết mới Ngoài ra, khoản 3 Điều 357 BLTTHS năm2015 cũng quy định Hội đồng xét xử phúc thâm có thể giảm mức bồi thường

thiệt hại cho những bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, khángnghị Đây là điểm khác biệt so với BLTTHS năm 2003, bởi lẽ theo khoản 3 Điều

249 BLTTHS năm 2003 thì việc giảm mức bồi thường thiệt hại bị ràng buộc bởiviệc có kháng cáo, kháng nghị đối với bản án có liên quan trách nhiệm dân sựhay không, tức là néu không có kháng cáo, kháng nghị liên quan đến việc bồi

thường thiệt hại thì HĐXX phúc thâm không được quyền xem xét đến vấn đề

này Bởi vậy, có một số ý kiến cho rằng, quy định của BLTTHS năm 2003 vềgiảm mức bồi thường thiệt hại là không hợp lý, nguyên tắc cơ bản trong dân sựđó là nguyên tắc tự nguyện cam kết và thỏa thuận Khi bản án sơ thâm không cókháng cáo, kháng nghị liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại cũng được coi

như giữa bị cáo, bị hại hoặc nguyên đơn dân sự và bị đơn dân sự đã thống nhất ý

chí với phán quyết về phần bồi thường thiệt hại trong bản án sơ thâm Khi các

bên đã cùng thống nhất ý chí thì việc Hội đồng xét xử phúc thâm tự ý giảm mứcbồi thường thiệt hại sẽ là không cần thiết”.

Về sửa quyết định xử lý vật chứng: Hội đồng xét xử phúc thấm có thé sửaquyết định xử lý vật chứng nếu như quyết định xử lý vật chứng của Tòa án cấpsơ thâm không đúng quy định tại Điều 106 BLTTHS năm 2015 Theo quy định

°° Phạm Minh Huan (2018), ¢/dd, tr.29; Lê Huynh Tan Duy (2021), //4, tr.13.

Trang 35

tại Điều 357 BLTTHS năm 2015, việc sửa quyết định xử lý vật chứng khôngphụ thuộc vào việc có hay không có kháng cáo, kháng nghị về việc xử lý vậtchứng, cũng không phụ thuộc vào hướng kháng cáo, kháng nghị đối với quyếtđịnh xử lý vật chứng của Tòa án cấp sơ thấm Đây là trường hợp Hội đồng xét

xử phúc thâm phát hiện có sai sót trong việc xử ly vật chứng của Tòa án cấp sơ

thâm, BLTTHS cho phép Hội đồng xét xử phúc thâm có thấm quyền sửa quyếtđịnh này mà không cần quan tâm đến việc đó gây ảnh hưởng bất lợi hay có lợicho bị cáo hoặc người tham gia tố tụng khác, bởi lẽ việc xử lý vật chứng mộtcách chính xác, đúng đắn là một yêu cầu bắt buộc trong tố tụng hình sự, ngoài

đảm bảo lợi ích của các bên trong vụ án còn đảm bảo lợi ích chung của xã hội,

có tính chất bắt buộc các bên phải tuân thủ (ví dụ như biện pháp tịch nộp ngân

sách Nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy).

- Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn (điểm đ khoản 1 Điễu357): Là trường hợp Hội đồng xét xử phúc thấm quyết định chuyền từ loại hìnhphạt chính mà cấp sơ thâm đã áp dụng đối với bi cáo sang loại hình phạt chính

khác nhẹ hơn Điều 32 BLHS quy định về hệ thống hình phạt được áp dụng đốivới người phạm tội và sắp xếp theo thứ tự từ mức độ nặng nhất cho đến mức độ

nhẹ nhất của hình phạt Đối với hình phạt bổ sung thì không thé căn cứ vào sựsắp xếp dé định mức độ nặng nhẹ của các loại hình phạt, việc áp dụng hình phạtbồ sung tùy thuộc vào tinh chất của hành vi phạm tội và điều luật có quy định về

hình phạt bổ sung hay không Đối với hình phạt trục xuất khi được áp dung làmhình phạt chính là một hình phạt đặc biệt, được ap dụng đối với bi cáo là ngườinước ngoài trong trường hợp luật định do yêu cầu chính trị, ngoại giao vớinhững thủ tục đặc biệt Do tính chất đặc thù như vậy, không thể so sánh mức độ

nặng, nhẹ của hình phạt này với các loại hình phạt khác trong hệ thống hình phạt.Trường hợp Hội đồng xét xử phúc thâm chuyển sang hình phạt khácthuộc loại nhẹ hơn sau khi áp dụng điều, khoản của BLHS về tội nhẹ hơn thì

không thuộc trường hợp này mà thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1Điều 357 BLTTHS năm 2015.

- Giữ nguyên hoặc giảm nutc hình phạt tù và cho hưởng án treo (điểm ekhoản 1 Diéu 357): Quy định này có điềm mới so với BLTTHS năm 2003, nếu

như tại điểm đ khoản 1 Điều 249 BLTTHS năm 2003 chỉ quy định Hội đồng xét

xử phúc thâm có quyên giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo thì

Trang 36

tại điểm e khoản 1 Điều 357 BLTTHS năm 2015 đã bổ sung cho Hội đồng xétxử phúc thâm có thể giảm mức hình phạt tù và cho bị cáo hưởng án treo Quy

định mới này cũng xuất phát từ thực tiễn xét xử, không ít trường hợp vừa có căn

cứ để Hội đồng xét xử phúc thâm giảm hình phạt, vừa có căn cứ cho bị cáohưởng án treo, nếu chỉ căn cứ theo điểm đ khoản 1 Điều 249 BLTTHS năm

2003 thì sẽ không thể giảm hình phạt cho bị cáo mà phải giữ nguyên mứchình phạt thì bị cáo mới được hưởng án treo, đây là một bất cập của BLTTHSnăm 2003.

Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, do vậy,

khi cho bị cáo được hưởng án treo, Hội đồng xét xử phúc thâm phải tuân thủchặt chẽ Điều 65 BLHS và Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụngđiều 65 của BLHS về án treo, Nghị quyết số 01/2022/NQ-HĐTP sửa đổi, bổsung một số điều của Nghị quyết số 02/2018/NQ-HDTP bao gồm các điều kiện:

Một là, bị cáo bi xử phạt tu không qua 03 năm.

Hai là, về nhân thân: ngoài lần phạm tội này, người phạm tội chấp hành

chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cưtrú, nơi làm việc Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là

không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xửphạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà tính đến ngày phạm tội lần

này đã quá thời hạn được coi là chưa bi xử phạt vi phạm hành chính, chưa bi xửlý kỷ luật theo quy định của pháp luật nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội

phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạmtội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vu án và có đủ các điều kiệnkhác thì cũng có thé cho hưởng án treo Đối với người bị kết án mà khi định tộiTòa án đã sử dụng tình tiết “đã bị xử ly kỷ luật” hoặc “đã bi xử phạt vi phạmhành chính” hoặc “đã bị kết án” và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể chohưởng án treo Đối với người bị kết án mà vụ án được tách ra dé giải quyết trong

các giai đoạn khác nhau (tách thành nhiều vụ án) và có đủ các điều kiện khác thì

cũng có thê cho hưởng án treo.

Ba là, bị cáo có từ hai tình tiết giảm nhẹ TNHS trở lên, trong đó có it nhấtmột tình tiết giảm nhẹ TNHS quy định tại khoản 1 Điều 51 của BLHS và không

có tình tiết tăng nặng TNHS quy định tại khoản 1 Điều 52 của BLHS Trường

hợp có tình tiết tăng nặng TNHS thì số tình tiết giảm nhẹ TNHS phải nhiều hơn

Trang 37

số tình tiết tăng nặng TNHS từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiếtgiảm nhẹ TNHS quy định tại khoản 1 Điều 51 của BLHS.

Bon là, bị cáo có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ồn định dé cơ quan,tổ chức có thâm quyên giám sát, giáo dục Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặcthường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú màngười được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi đượchưởng án treo Nơi làm việc ồn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạntừ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổchức có thẩm quyên.

Năm là, HĐXX xét thay không cần phải bắt chấp hành hình phat tù nếu

người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gâynguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Khi xem xét, quyết định cho bị cáo hưởng án treo HĐXX phải xem xét thậntrọng, chặt chẽ các điều kiện để bảo đảm việc cho hưởng an treo đúng quy định

của pháp luật.

- Sửa bản án sơ thấm theo hướng có lợi cho các bị cáo không kháng cáo

hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị: Theo quy định tại khoản 3 Điều 357

BLTTHS, khi có căn cứ, Hội đồng xét xử phúc thấm van có thé sửa ban án sothâm theo quy định tại khoản 1 Điều này, nghĩa là có thể “Miễn TNHS hoặc miễnhình phạt cho bị cáo; không áp dụng hình phạt bồ sung; không áp dụng biện pháptu pháp; Ap dung điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn; giảm hình phạtcho bị cáo; giảm nutc bồi thường thiệt hại và sửa quyết định xử lý vật chứng;chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn; giữ nguyên hoặc giảm mức hình

phạt tù và cho hưởng an treo” cho những bị cáo không khang cáo hoặc không bị

kháng cáo, kháng nghị Quy định này xuất phát từ chính sách hình sự khoan hồng,nhân đạo, cũng như để kịp thời khắc phục những sai sót của bản án sơ thâm; đồngthời tương thích với phạm vi xét xử phúc thâm quy định tại Điều 345 BLTTHS,

đó là “Nếu xét thấy can thiết, có thé xem xét các phan khác của bản án, quyếtđịnh không bị kháng cáo, kháng nghị” So với quy định tại khoản 2 Điều 249BLTTHS năm 2003, phạm vi các hình thức sửa bản án sơ thấm cho những bi

cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị tại khoản 3 Điều 357

rộng hơn.

Trang 38

Theo quy định tại khoản 2 Điều 357, trong trường hợp Viện kiểm sát khángnghị hoặc bị hại kháng cáo yêu cầu, nếu có căn cứ, Hội đồng xét xử phúc thấmvẫn có thể giảm hình phạt, áp dụng điều, khoản của BLHS về tội nhẹ hơn,

chuyên sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, giữ nguyên mức hình phạt tù và

cho hưởng án treo, giảm mức bồi thường thiệt hại Nội dung quy định này tươngtự như quy định tại khoản 3 Điều 249 BLTTHS năm 2003, tiếp tục thé hiện

chính sách hình sự khoan hồng, nhân đạo của Nhà nước ta, cũng như dé kip thoi

khắc phục sai sót của cấp sơ thâm Tuy nhiên, so sánh với phạm vi giảm nhẹ đối

với các bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị quy định

tại khoản 3 Điều 357 nêu trên, phạm vi giảm nhẹ trong trường hợp này hẹp hơn

như: Không được miễn TNHS hoặc miễn hình phat; không áp dụng hình phạt bổsung; không áp dụng biện pháp tư pháp; không được giảm hình phạt tù và chohưởng án treo.

2.2.2 Sửa bản án sơ thẩm theo hướng không có lợi cho bị cáo

Sửa bản án sơ thâm theo hướng không có lợi cho bị cáo là trường hợp Tòaán cấp phúc thâm trực tiếp sửa nội dung phần quyết định trong bản án sơ thâm

theo hướng làm xấu hơn tình trạng của bị cáo Nếu như việc sửa bản án theo

hướng có lợi cho bị cáo không phụ thuộc vào hướng kháng cáo, kháng nghị vàcòn có thé vượt ra ngoài phạm vi kháng cáo, kháng nghị thì Hội đồng xét xửphúc thâm chỉ có thể sửa bản án sơ thâm theo hướng bất lợi cho bị cáo khi cókháng cáo hoặc kháng nghị theo hướng đó Khoản 2 Điều 357 BLTTHS năm2015 quy định: “Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc bị hại kháng cáoyêu cau thì Hội đông xét xử phúc thẩm có thé: a) Tăng hình phạt, áp dụng diéu,khoản của Bộ luật hình sự về tội nặng hơn; ap dụng hình phạt bồ sung; ap dụngbiện pháp tư pháp; b) Tăng mức bôi thường thiệt hai; c) Chuyển sang hình phạt

khác thuộc loại nang hơn; đ) Không cho bị cáo hưởng an treo `

Để sửa bản án sơ thâm theo hướng không có lợi cho bị cáo phải có haiđiều kiện cần và đủ: (1) Viện kiểm sát kháng nghị và/hoặc bị hại kháng cáo yêucâu; và (2) Có căn cứ dé sửa bản án sơ thẩm theo hướng yêu cẩu Từ trước dén

nay, pháp luật tố tụng hình sự chỉ quy định cho hai chủ thể là Viện kiểm sát và

bị hại có quyền kháng nghị, kháng cáo yêu cầu sửa bản án theo hướng không có

lợi cho bị cáo Thực tiễn đã có trường hợp bị cáo kháng cáo xin tăng hình phạtcho chính mình và Tòa án câp phúc thâm châp nhận sửa bản án sơ thâm theo

Trang 39

hướng này Bản án phúc thâm sau đó đã bị Hội đông giám đôc thâm hủy án đê

xét xử phúc thâm lại” Bên cạnh đó, có quan diém cho răng, vê nguyên tac

không nên giới hạn chủ thê có quyên kháng cáo yêu câu Tòa án câp phúc thâm

sửa bản án sơ thâm theo hướng không có lợi cho bị cdo”.

Trên thực té, không phải bị hại nào cũng có khả năng tự mình kháng cáo

(trường hợp bi hại là người dudi 18 tuổi, có nhược điểm về tâm thần hoặc thé

chất), khi đó quyền kháng cáo của họ phải được thực hiện thông qua người đại

diện Như vậy, quy định tại khoản 2 Điều 357 của BLTTHS năm 2015 là chưa

đây đủ về người có quyên kháng cáo.

Khác với trường hợp giảm nhẹ không phụ thuộc vào phạm vi kháng cáo,kháng nghị; khi xét xử theo hướng tăng nặng đối với bị cáo, Hội đồng xét xử

phúc thẩm không được vượt quá yêu cầu của kháng cáo, kháng nghị Nếu Việnkiểm sát kháng nghị hoặc bị hại kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt mà không yêucầu áp dụng điều, khoản BLHS về tội nặng hơn đối với bị cáo, thì Hội đồng xétxử phúc thâm chỉ có quyền tăng mức hình phạt trong khung hình phạt mà Tòaán cấp sơ thấm đã áp dụng đối với bị cáo mà không được áp dụng điều khoản

BLHS về tội nặng hơn và chuyển sang khung hình phạt khác nặng hơn Trong

trường hợp Hội đồng xét xử phúc thâm xét thấy cần áp dụng khoản nặng hơnhoặc tội nặng hơn đối với bị cáo nhưng không có kháng cáo, kháng nghị theohướng này thì Hội đồng xét xử phúc thâm phải hủy bản án sơ thẩm dé xét xử lạiở cấp sơ thâm theo điểm đ khoản 2 Điều 358 hoặc hủy bản án sơ thẩm dé điều

tra lại theo điểm a khoản 1 Điều 358 BLTTHS năm 2015 Nếu Viện kiểm sát

kháng nghị hoặc bị hại kháng cáo đề nghị áp dụng điều, khoản BLHS về tộinặng hơn đối với bị cáo mà không yêu cau tăng hình phạt, thì Tòa án cấp phúcthâm van có quyên áp dụng điều, khoản BLHS về tội nặng hơn và tăng hình phạtđối với bị cáo.

Nếu Hội đồng xét xử phúc thâm có thé sửa ban án sơ thâm theo hướng

giảm nhẹ cho những bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng

nghị; đối với việc sửa bản án sơ thâm theo hướng tăng nặng thì Hội đồng xét xử

phúc thâm không được mở rộng phạm vi này Tức là Hội đồng xét xử phúc thắm*! Quyết định Giám đốc thẩm số 36/2017/HS-GĐT ngày 07/6/2017 của TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh(trích dẫn trong: Lê Huỳnh Tan Duy (2021), tlđd tr.14; Xem thêm bài viết: : Người Lao động (2017), “Hy hữu

chuyện bi cáo kháng cáo tăng hình phạt cho mình” - cao-tang-hinh-phat-cho-minh-20170419161342101.htm (truy cập ngày 05/10/2023).

https://nld.com.vn/phap-luat/hy-huu-chuyen-bi-cao-khang-? Lê Huỳnh Tan Duy (2021), ¢t/dd, tr.15.

Trang 40

chỉ được sửa bản án sơ thấm theo hướng tăng nặng đối với bị cáo bị kháng cáo,kháng nghị mà không được sửa bản án sơ thâm theo hướng này đối với bị cáo

không bị kháng cáo, kháng nghị Quy định này đảm bảo được quyền bào chữa

của bị cáo và nguyên tắc hai cấp xét xử.

Khi Hội đồng xét xử phúc tham xét xử theo hướng tăng nặng đối với bi cáo,

cần đảm bảo sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa phúc thâm, cụ thể: Theo điểm c khoản1 Điều 351 BLTTHS năm 2015, việc sửa bản án sơ thâm theo hướng tăng nặngcho bị cáo đòi hỏi bị cáo có mặt tại phiên toà phúc thâm, trừ trường hợp văng

mặt không vi lí do bat khả kháng hoặc vắng mặt không do trở ngại khách quan.

Bị cáo cần có mặt tại phiên toà dé bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

của mình Trường hợp bị cáo vắng mặt vì lí do bất khả kháng hoặc do trở ngạikhách quan thì Hội đồng xét xử phúc thâm không được sửa bản án sơ thâm theohướng không có lợi cho bị cáo Trường hợp bị cáo có mặt tại phiên toà hoặc

văng mặt không vi lí do bat khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Hội đồngxét xử phúc thâm có quyền sửa bản án sơ thẩm theo hướng không có lợi cho bị

Tăng hình phạt đối với bị cáo là việc qua xét xử công khai tại phiên tòa,

Hội đồng phúc thẩm nhận thấy việc áp dụng hình phạt của cấp sơ thẩm là nhẹ va

chưa tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đối với hành viphạm tội của bị cáo Nếu có kháng cáo, kháng nghị yêu cầu tăng hình phạt đốivới bị cáo thì Hội đồng xét xử phúc thấm có thé tăng cả hình phạt chính hoặchình phạt bổ sung hoặc cả hai, nhưng chi được tăng mức hình phat trong khunghình phạt mà Tòa án cấp sơ thâm đã áp dụng cho bị cáo, và cùng loại hình phạt

mà cấp sơ thâm đã áp dụng chứ không được áp dụng điều, khoản Bộ luật hình

sự về tội nặng hơn hoặc chuyển sang khung hình phat nặng hơn hoặc áp dụng

hình phạt khác thuộc loại nặng hơn Nếu có kháng cáo, kháng nghị yêu cầu áp

dụng điều, khoản BLHS về tội nặng hơn đối với bị cáo mà không yêu cầu tăng

hình phạt, thì Hội đồng xét xử phúc thâm vẫn có thể tăng mức hình phạt đối với bịcáo Trường hợp khung hình phạt có quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử

Ngày đăng: 29/05/2024, 10:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN