Xét về bản chất thì thẩm quyền dân sự theo lãnh thé của TA là sựphân định thâm quyền dân sự sơ thâm giữa các TA cùng cấp với nhau đối vớimột vụ việc dân sự cụ thê dựa trên những dấu hiệu
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
LUAN VAN THAC SI LUAT HOC
NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HOC: TS TRAN ANH TUẦN
Trang 2Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn, em
luôn nhận được sự động viên, tạo điều kiện giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnhđạo nhà trường, các thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo - Tiến sỹTrần Anh Tuấn - người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tận tình vàđộng viên em trong suốt thời gian hoàn thành bản luận văn này
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các thầy cô giáo đã nhiệt
tình, tâm huyết giảng dạy, quan tâm, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho
chúng em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại Học Luật
Hà Nội.
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1: MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN VỀ THAM QUYEN DAN
SU SO THAM CUA TOA AN THEO CAP VA THEO LANH THO
1.1 Khái niệm va ý nghĩa về tham quyền dân sự so thẩm củaTòa án theo cấp và theo lãnh thổ 22 222222222 ee1.2 Cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định về thẩmquyền dân sự sơ thẩm của Tòa án theo cấp và theo lãnh thổ 1.3 Lược sử quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam vềthẩm quyền dân sự sơ thẩm của Tòa án theo cấp và theo lãnh tho
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HANH VE THÂM QUYEN DAN SỰ SƠ THÂM CUA TOA AN THEO CAP
VA THEO LANH THO
2.1 Quy định về tham quyền dân sự sơ thấm của Tòa án theo
2.2 Các quy định về thấm quyền dân sự sơ tham của Tòa ántheo lãnh thổ 3 2111112212 2 T T T T0 T eeeeereee
CHƯƠNG 3: THỰC TIEN THUC HIEN CÁC QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUAT VỀ THAM QUYEN DAN SU SƠ THÂM CUA TOA AN THEO CAP, THEO LANH THO VA KIEN NGHI
3.1 Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về thamquyền dân sự sơ thẩm của Tòa án theo cấp và theo lãnh thổ 3.2 Một số kiến nghị va đề xuất hoàn thiện pháp luật về thẩmquyền dân sự sơ thẳm của Tòa án theo cấp và theo lãnh tho
KET LUẬN -222222222 2111112122 t111E n rrrrerrree DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Trang 4Hội đồng thâm phán
Tòa án Tòa án nhân dân Dân sự sơ thâm
Trang 51 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiếnlược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, địnhhướng đến năm 2020 đã chỉ rõ những bất cập của pháp luật nước ta hiện nay:
“nhìn chung hệ thong pháp luật nước ta vẫn chưa dong bộ, thiếu thống nhất,tính khả thi thấp, chậm di vào cuộc sống chất lượng các văn bản pháp luậtchưa cao”, Trong lĩnh vực tư pháp dân sự, việc hoàn thiện các quy định vềthé chế tư pháp và thâm quyền của Tòa án có ý nghĩa quan trong, góp phanbảo đảm hơn quyên tiếp cận công lý của công dân
Về lý luận, việc xây dựng các quy định về thâm quyền dân sự sơ thâmcủa TA theo cấp và theo lãnh thổ sẽ tạo cơ sở pháp ly quan trọng dé phân địnhthâm quyền giữa TA các cấp và giữa các TA cùng cấp theo phạm vi lãnh thô.Việc quy định về thâm quyền DSST theo cấp và theo lãnh thé một cách khoahọc, rõ ràng, phù hợp với thực tế khách quan sẽ giúp cho việc xác định thâmquyền trong thực tiễn tố tụng tại Tòa án được thuận lợi, nhanh chóng, chínhxác, tránh được sự chồng chéo giữa các Tòa án Ngoài ra, việc xây dựng hợp
lý các quy định về vẫn đề này còn tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếpcận công lý.
Xét theo luật thực định hiện nay thì van đề thầm quyền dân sự của Tòa án,trong đó có thầm quyên dân sự sơ thâm của Tòa án theo cấp và theo lãnh thé
đã được quy định khá day đủ trong BLTTDS sửa đổi năm 2011 Tuy nhiên,các quy định về thâm dân sự của Tòa án theo cấp và theo lãnh thé hiện nayvan còn ton tại nhiều hạn chế va bất cập Sự thiếu cụ thé, rõ ràng của một SỐ
quy định của pháp luật đã làm cho đương sự khó khăn khi xác định Tòa án có
thâm quyên để nộp đơn kiện, đơn yêu cầu giải quyết vụ việc Thực tiễn vậndụng pháp luật để xác định thâm quyền theo cấp và lãnh thổ tại các Tòa án
TH, tr.1]
Trang 6nhau về cùng một van dé dẫn đến tình trạng thiếu thống nhất trong áp dụng
pháp luật.
Từ những phân tích trên cho thấy, việc nghiên cứu chuyên sâu lý luận vềthâm quyền dân sự sơ thẩm của Tòa án theo cấp và theo lãnh thé giúp cho ta
có nhận thức sâu sắc hơn về các quy định của pháp luật hiện hành, phát hiện
những khiếm khuyết, hạn chế dé hoàn thiện Ngoài ra, việc nghiên cứu thực
tiễn tố tụng tại Tòa án về thâm quyền dân sự sơ thâm của Tòa án theo cấp vàtheo lãnh thổ nhằm đánh giá chân thực hơn về tính hợp lý của pháp luật và đềxuất những kiến nghị có giá trị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này là cấp thiết
Do vậy, việc lựa chọn đề tài “Thẩm quyền dân sự sơ thẩm của Tòa ántheo cấp và theo lãnh thổ” là cấp thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu cho thấy trước đây đã có một số công trình có đề cậphoặc nghiên cứu về thấm quyền dân sự sơ thâm của Tòa án Có thé kể đếnmột số công trình tiêu biéu như “Thâm quyền xét xử sơ thâm theo pháp luật
tổ tụng dân sự Việt Nam” (Luận văn thạc sỹ của tác giả Lê Hoài Nam), “Cáccấp xét xử trong tô tụng dân sự Việt Nam” (Luận văn thạc sỹ luật học của tácgiả Lê Thị Hà), “Tham quyên dân sự sơ thâm của TA theo lãnh thé theo quyđịnh của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004” (Luận văn thạc sỹ của tác giảNguyễn Kim Thịnh) v.v
Tuy nhiên, những công trình nói trên chỉ đề cập tới những khía cạnh khácnhau về van đề thâm quyền dân sự sơ thâm của Tòa án Đề tài “Thẩm quyêndân sự sơ thẩm của Tòa án theo cấp và theo lãnh tho” là đề tài đầu tiên tậptrung nghiên cứu chuyên sâu về van đề thâm quyền dân sự sơ thẩm của Tòa ántheo cấp và theo lãnh thô
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề lý luận về thâm quyềnDSST của TA theo cấp và theo lãnh thổ; pháp luật về thẩm quyền DSST theo
Trang 7cấp và theo lãnh thé tại Việt Nam.
Từ mục đích nghiên cứu trên, phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác
định như sau:
- Đề tài không đi sâu nghiên cứu về thâm quyền dân sự sơ thâm của Toa
án theo loại việc mà chỉ tập trung vào nghiên cứu hai vẫn đề có mối liên quantrực tiếp tới việc xác định thâm quyền dân sự sơ thâm giữa các Tòa án Đó là,thâm quyén dân sự sơ thấm của Tòa án cấp huyện và cấp tỉnh; thâm quyêndân sự theo lãnh thổ giữa các Tòa án cùng cấp
- Việc nghiên cứu luật thực định về thâm quyền dân sự sơ thẩm theo cấp
và theo lãnh thé không chỉ được thực hiện đối với pháp luật t6 tung dan suViệt Nam mà còn mở rộng phạm vi nghiên cứu đối với pháp luật tố tung dân
sự một số nước trên thế giới nham so sánh, tham khảo
- Đề tài tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu, đánh giá các quy định củaBLTTDS năm 2004 được sửa đổi năm 2011 về thâm quyên dân sự sơ thâmtheo cấp và theo lãnh thổ, thực tiễn áp dụng tại các Tòa án Việt Nam
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn được hoàn thành dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ
nghĩa Mác -Lénin, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tư tưởng
Hồ Chí Minh về nha nước và pháp luật, đường lối, chính sách của Đảng va
nhà nước qua các giai đoạn lịch sử.
Việc thực hiện đề tài được tiến hành trên cơ sở các phương pháp nghiêncứu khoa học như phân tích, tổng hợp, so sánh, diễn giải, suy diễn, logic
5 Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài là làm rõ một số vấn đề lý luận về thâmquyền DSST của TA theo cấp và theo lãnh thổ; nội dung các quy định của Bộluật tố tụng dân sự về thâm quyền DSST của TA theo cấp và theo lãnh thô vàthực tiễn áp dụng Trên cơ sở đó, luận văn sẽ xác định những bất cập của pháp
Trang 8luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thâm quyền DSST của TA.
Đề đạt được mục đích nghiên cứu trên, việc nghiên cứu đề tài tập trungvào một số nhiệm vụ sau:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về thâm quyền DSST theo cấp và theolãnh thổ như khái niệm, ý nghĩa và mối liên hệ giữa thâm quyền DSST theocấp và theo lãnh thổ, cơ sở của việc quy định đó
- Phân tích, đánh giá thực trạng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sựnăm 2004 được sửa đổi bố sung năm 2011 về thâm quyền DSST của TA theocấp va theo lãnh thé, đồng thời đối chiếu với những quy định của pháp luật tốtụng dân sự của một số nước trên thế gIỚI nhằm rút ra những bài học kinhnghiệm cho việc hoàn thiện pháp luật tổ tụng dân sự Việt Nam
- Đánh giá thực tiễn thực hiện các quy định của Bộ luật tô tụng dân sự vềthâm quyền DSST của TA theo cấp và theo lãnh thổ; những vướng mắc, bấtcập trong thực tiễn áp dụng
- Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện và thực hiện pháp luật tố tụngdân sự Việt Nam về thấm quyền DSST của TA theo cấp và theo lãnh thénhằm góp phan giải quyết nhanh chóng, chính xác vụ việc dân sự
6 Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu có tính hệ thống những vấn đề liênquan đến thẩm quyền DSST của TA theo cấp và theo lãnh thé
Những đóng góp mới của luận văn:
Hoàn thiện khái niệm thâm quyền DSST của TA theo cấp và khái niệmthâm quyền DSST của TA theo lãnh thổ; làm rõ về mối liên hệ giữa thâmquyền DSST của TA theo cấp và thâm quyền DSST của TA theo lãnh thỏ;Phân tích có hệ thống các quy định của BLTTDS sửa đổi, b6 sung 2011 liênquan đến thẩm quyền DSST của TA theo cấp và theo lãnh thổ; Đánh giá đượcthực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng những quy định về thâm quyềnDSST của TA theo cap va theo lãnh thé; Trên cơ sở đó đề xuất được một số
Trang 9về thầm quyền DSST của TA theo cấp và theo lãnh thô.
7 Cơ cau của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
Chương 3: Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về thẩm quyền
dân sự sơ thâm của Tòa án theo cấp, theo lãnh thé và kiến nghị.
Trang 10CHƯƠNG 1
MOT SO VAN ĐÈ LÝ LUẬN VE THAM QUYEN DAN SỰ
SO THAM CUA TOA AN THEO CAP VA THEO LANH THO
1.1 KHÁI NIEM VA Ý NGHĨA VE THAM QUYEN DAN SỰ SOTHAM CUA TOA AN THEO CAP VA THEO LANH THO
1.1.1 Khái niệm về thắm quyền dân sự sơ thâm của Tòa án theo cấp vàtheo lãnh thé
Mỗi cơ quan nhà nước đều có thẩm quyền hoạt động trong một lĩnh vựcnhất định nào đó dé thực hiện chức năng, nhiệm vụ mà pháp luật quy định Phạm
vi hoạt động và quyền năng pháp lý của các cơ quan nhà nước do pháp luật quyđịnh được hiểu là thẩm quyền của các cơ quan nhà nước đó' Sự phân định thâmquyên là rất cần thiết, vì nó là điều kiện cần thiết bảo đảm cho bộ máy nhà nướchoạt động bình thường, không chồng chéo, khắc phục được tình trạng dun daytrách nhiệm, công việc lẫn nhau
Theo từ điển Tiếng Việt thì "Tham quyển là quyén xem xét để kết luận vàđịnh đoạt một van dé theo pháp luật'” Theo từ điện Luật học thì "Thẩm quyển làtong hop các quyên và nghĩa vụ hành động của cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống
bộ máy nhà nước do pháp luật quy định"Ẻ
Trong khoa học pháp lý thâm quyền được hiểu là tổng hợp các quyền vànghĩa vụ hành động, quyết định của các cơ quan, tô chức thuộc hệ thống bộ máy
nhà nước do pháp luật quy định.
Theo từ điển Luật học của Mỹ thì "Thẩm quyên được hiểu là một khả năng
cơ bản và tối thiểu để cơ quan công quyên xem xét và giải quyết một việc gì theopháp ludtTM Theo khái niệm này, thâm quyền được gắn chặt với khả năng của cơquan công quyên khi thực hiện việc xem xét, giải quyết một vấn đề nào đó
Thâm quyền của TA là quyền của TA trong việc xem xét giải quyết các vụ
việc dân sự, hình sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động,
hành chính trong phạm vi pháp luật quy định và quyền hạn trong việc ra cácquyết định khi giải quyết vụ việc đó Khác với thâm quyên hình sự, đối với thâmquyền dân sự thì quyền xem xét giải quyết và quyền ra các quyết định khi giải
' [23,tr.57]
? [25,tr.922]
3131, tr.459]
* 137, tr.298].
Trang 11quyết các vụ việc dân sự là hai nội dung quan trọng có mối quan hệ mật thiết vớinhau tạo thành thầm quyền dân sự của TA'.
Theo lý luận về tố tụng của nhiều nước trên thế giới thì thâm quyền dân sự
sơ thâm thường được dé cập dưới hai góc độ là thâm quyền theo loại việc vathâm quyên theo lãnh thé khi TA lần đầu tiên tiến hành thụ lý và xem xét vụ việc
Ở Việt Nam, TA được tô chức theo don vị hành chính lãnh thé gồm TAND tốicao; Các TAND tỉnh, thành phó trực thuộc trung ương; Các TAND huyện, quận,thị xã, thành phố thuộc tỉnh” Do vậy, thầm quyền dân sự sơ thâm của TA đượctiếp cận dưới ba góc độ là thâm quyền dân sự sơ thẩm theo loại việc, thâm quyềndân sự sơ thâm theo cấp và thẩm quyền dân sự sơ thâm theo lãnh thé Theo giáotrình Luật t6 tụng dân sự Việt Nam thì thẩm quyền dân sự của TA “?à quyén xemxét giải quyết các vụ việc và quyên hạn ra các quyết định khi xem xét giải quyếtcác vu việc đó theo thủ tục t6 tụng dân sự sơ thẩm của Tòa án”
Trong ba loại thâm quyền nói trên thì thâm quyền dân sự sơ thâm theo loạiviệc là nền tang dé xác định thâm quyền dân sự sơ thâm của TA theo cấp và theolãnh thô Thâm quyền dân sự theo loại việc xác định những vụ việc về dân sự,hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động mà TA có thẩmquyên giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự” Trong khuôn khô của Luận vănnày, trọng tâm nghiên cứu là thâm quyền dân sự sơ thâm của TA theo cấp vàtheo lãnh thô
Xét theo tô chức TA tại Việt Nam, trong ba cấp TA thì chỉ có TAND cấphuyện và TAND cấp tỉnh là có thâm quyền xét xử sơ thâm các vụ việc dân sự
Do vậy, về thực chất thì việc phân định thâm quyền sơ thâm giữa TA các cấpđược thực hiện giữa TA cấp tỉnh và TA cấp huyện Từ góc độ này có thé địnhnghĩa: “ Thẩm quyên dân sự sơ thẩm của Tòa án theo cấp là quyển của một cấpTòa án cụ thé, cấp tỉnh hoặc cấp huyện, trong việc xem xét thụ lý giải quyết các
vụ việc dân sự và quyết định giải quyết các vụ việc đó theo thủ tục tô tụng dân sự
sơ thẩm dựa trên tỉnh chất, mức độ đơn giản hay phức tạp của vụ việc dân sự, cơcau tổ chức và khả năng giải quyết tranh chấp của các cấp Tòa án”
Việc tìm hiểu, nghiên cứu cho thấy, các giáo trình về luật tố tụng dân sự của
các cơ sở đào tạo luật hiện nay cũng chưa đưa ra một khái niệm cụ thê vê thâm
' 124, tr 58].
?[8, tr.6].
3 [23, tr.59]
* [3, tr.93].
Trang 12quyền của TA theo lãnh thổ Thuật ngữ thẩm quyền dân sự sơ thâm của TA theolãnh thé đôi khi còn được gọi là thâm quyền của TA theo don vị hành chính lãnhthổ hay theo phạm vi lãnh thổ Tuy nhiên, có thé nhận thay thẩm quyên dân sự
sơ thâm của TA theo lãnh thé được xác định không dựa trên dấu hiệu về tínhchất phức tạp hay đơn giản của vụ việc dân sự, điều kiện giải quyết vu việc cuacác cấp TA Xét về bản chất thì thẩm quyền dân sự theo lãnh thé của TA là sựphân định thâm quyền dân sự sơ thâm giữa các TA cùng cấp với nhau đối vớimột vụ việc dân sự cụ thê dựa trên những dấu hiệu riêng biệt sau đây:
- Dau hiệu về nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở của một trong các bên đương sự;
- Dau hiệu về nơi có tài sản tranh chấp;
- Dấu hiệu về nơi phát sinh sự kiện như nơi đăng ký kết hôn, nơi xảy rahành vi gây thiệt hại, nơi thực hiện hop đồng
- Dấu hiệu về nơi mà các bên thỏa thuận lựa chọn giải quyết vụ việc phátsinh hoặc bên theo ý chí của bên có yêu cầu đã được nhà lập pháp ấn định
Do vậy, có thé đưa ra kết luận về thâm quyền dân sự sơ thấm của TA theolãnh thé như sau: “7hẩm quyên dân sự sơ thẩm của Toà án theo lãnh thổ làquyền cua một Toa an cụ thé, trong việc xem xét giải quyết các vụ việc dan sự vàquyết định giải quyết các vụ việc đó theo thủ tục sơ thẩm, được xác định trên cơ
SỞ nơi cu tru, nơi có tru sở của một trong các bên đương sự, nơi có bất động sảnhoặc nơi phát sinh sự kiện hoặc các dấu hiệu khác mà pháp luật quy định ”
1.1.2 Ý nghĩa của việc quy định về thẩm quyền dân sự sơ thẩm của Tòa
án theo cấp và theo lãnh thé
Xét về lý luận thì thâm quyền dân sự sơ thẩm của TA được tiếp cận đưới bagóc độ, đó là thâm quyền của TA theo loại việc, theo cấp TA và theo lãnh thé.Tham quyén dân sự so thâm của TA theo loại việc là nền tảng dé xác định thâmquyền dân sự sơ thâm theo cấp và theo lãnh thé Tham quyền dân sự sơ thẩmtheo cấp TA, dựa trên cơ sở tính chất đơn giản hay phức tạp của vụ việc và khảnăng giải quyết của các cấp TA là cơ sở để xác định một vụ việc sẽ thuộc thâmquyền của TA cấp tỉnh hay TA cấp huyện và là tiền đề để xác định thâm quyềntheo lãnh thé của một TA cụ thé đối với vụ việc dân sự
Khi phát sinh một vụ việc dân sự tại TA, trước hết TA phải xem xét vụ việcdân sự đó thuộc thẩm quyên của TA hay của cơ quan chuyên môn khác dé quyếtđịnh việc thụ lý hay trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu cho đương sự Nếu TAxác định vụ việc dân sự đó thuộc thẩm quyền của TA thì phải tiếp tục xác định
Trang 13vụ việc đó sẽ thuộc thâm quyền sơ thâm của TA cấp tỉnh hay TA cấp huyện(thâm quyền dân sự sơ thâm theo cấp) Sau khi xác định vụ việc thuộc thâmquyền sơ thâm của TA cấp nào thì phải xác định bước cuối cùng là TA cụ thểnào trong số những TA cùng cấp sẽ có thâm quyên sơ thâm vụ việc dân sự đó(thâm quyền dân sự sơ thâm của TA theo lãnh thổ) Như vậy, giữa thâm quyềndân sự sơ thầm theo cấp và theo lãnh thô có mối liên hệ mật thiết trong việc phânđịnh thâm quyền giữa các TA Do vậy, việc xây dựng các quy định về thâmquyền dân sự sơ thâm theo cấp và theo lãnh thé đặc biệt có ý nghĩa trong việc tạo
cơ sở pháp lý cho việc xác định thâm quyên dân sự sơ thẩm của các TA
Việc quy định hợp lý về thâm quyền DSST của TA theo cấp và theo lãnhthổ tránh được sự chồng chéo trong việc giải quyết các vụ việc dân sự giữa các
TA, khắc phục được tình trạng hiểu và áp dụng pháp luật không thống nhất, tạođiều kiện để vụ việc được thụ lý giải quyết một cách chính xác, khách quan,tránh đùn đây trách nhiệm giữa các TA, tạo niềm tin cho nhân dân đối với các cơ
quan nha nước.
Các quy định về thấm quyền DSST của TA theo cấp là cơ sở pháp lý quantrọng dé TA cấp huyện va TA cap tỉnh xác định được vụ việc dân su có thuộcthâm quyền giải quyết của TA cấp mình hay không, tạo điều kiện cho TA cáccấp nhanh chóng quyết định việc thụ lý và giải quyết đúng đắn các vụ việc dân
sự Ngoài ra, các quy định về thâm quyền của TA theo cấp còn có ý nghĩa quantrọng trong việc xác định những điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện về chuyênmôn, nghiệp vụ cần thiết của đội ngũ cán bộ của cấp TA, tránh được hiện tượng
vụ việc được TA thụ lý nhưng không đủ năng lực chuyên môn, điều kiện cầnthiết để giải quyết vụ việc, dẫn tới những khó khăn, thậm chí sai lầm hoặc viphạm pháp luật tố tụng khi giải quyết
Việc quy định hợp lý về thâm quyền DSST của TA theo cấp và theo lãnhthô còn tạo điều kiện thuận lợi cho các đương sự yêu cầu TA bảo vệ quyền lợiích hợp pháp của mình, tiết kiệm được thời gian, công sức, các chi phí và giảmbớt phiền hà cho đương sự Các quy định về thẩm quyền DSST theo lãnh thé rõràng, khoa học là cơ sở pháp lý để người khởi kiện, người yêu cầu chủ độngtrong việc xác định được TA mà mình có thể gửi đơn kiện hoặc lựa chọn TAthuận lợi nhất cho mình trong việc tham gia tố tụng Trong những trường hợpđương sự gửi đơn đến TA không có thâm quyên giải quyết thi thông qua việcxác định thầm quyền của mình, TA nhận đơn có thé nhanh chóng, kip thời
Trang 14chuyên đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự tới TA có thấm quyền giảiquyết, tạo điều kiện thuận lợi bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa
và giúp người dân tiếp cận công lý
Việc TA thụ lý, giải quyết theo đúng thâm quyên còn tạo điều kiện thuận lợicho việc thi hành án dân sự, đảm bảo sự phối hợp giữa TA và cơ quan thi hành
án trong việc chuyển giao bản án, quyết định giải thích bản án quyết định, vì
theo quy định của pháp luật thông thường cơ quan thi hành án dân sự nơi TA sơ
thâm đã giải quyết vụ việc dân sự sẽ có thâm quyên thi hành án
Một ý nghĩa hết sức quan trọng khác đó là việc quy định rõ về thâm quyềndân sự theo cấp và theo lãnh thổ còn để tránh việc đương sự lạm dụng quyềnkhởi kiện để cùng một lúc khởi kiện vụ việc ở nhiều TA khác nhau, gây khókhăn cho cơ quan tiễn hành tố tụng, tránh hiện tượng vụ việc bi hủy để xét xử sơthâm lại, gây mắt thời gian, tôn phí vật chất cho đương sự và Nhà nước
1.2 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC XÂY DỰNG CÁC QUY ĐỊNH
VE THÁM QUYEN DAN SU SƠ THÁM CUA TOA ÁN THEO CAP VATHEO LANH THO
Việc xây dựng các quy định về thâm quyền DSST theo cấp và theo lãnh théphải đáp ứng yêu cầu bảo đảm điều kiện thuận lợi cho việc tham gia tố tụng củađương sự và bảo đảm cho TA có điều kiện thuận lợi để xem xét, giải quyết vụviệc dân sự đúng thực tế khách quan và đúng pháp luật Đề thực hiện yêu cầunay thì việc xây dung các quy định về thẩm quyền DSST theo cấp và theo lãnhthổ cần phải dựa trên những cơ sở sau:
1.2.1 Dựa trên đường lối của Đảng về cải cách tư pháp
Ở Việt Nam, pháp luật là sự thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảngthành những quy định chung, thống nhất trong toàn xã hội Nghị quyết số8/NQ/TU ngày 02/01/2002 về “Một số van dé trọng tâm công tác tư pháp trongthời gian toi” và Nghị quyết 49/NQ/TU ngày 02/6/2005 về “Chiến lược cải cách
tư pháp đến năm 2020”, đã định hướng cải cách tư pháp theo hướng tăng thâmquyền xét xử cho TA cấp huyện, việc xét xử sơ thấm được thực hiện chủ yếu 0
TA cấp huyện' Việc mở rộng thâm quyền xét xử so thâm cho TA cap huyện taođiều kiện giảm bớt áp lực về công việc cho TA cấp tỉnh, nhằm nâng cao chấtlượng xét xử, giải quyết vụ việc dân sự, đảm bảo nguyên tắc hai cấp xét xử.Ngoài ra, Nghị quyết này cũng khang định việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật
12]
Trang 15phải theo hướng đơn giản, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia tố tụng.Những quy định chiến lược này là kết quả của hoạt động nghiên cứu lý luận,tổng kết thực tiễn của Đảng, việc tuân theo đường lối, chính sách của Đảng làmột trong những yêu cầu cơ bản không thẻ thiếu khi xây dựng các quy định vềthâm quyên dân sự sơ thâm của TA theo cấp và theo lãnh thô.
1.2.2 Cơ sở khoa học của của việc xây dựng quy định về thẩm quyềndân sự sơ thâm của Tòa án theo cấp
- Căn cứ vào sự phù hợp với quy tắc phân định thẩm quyền tài phán quốc
té và quốc gia
Trong bối cảnh hội nhập kinh tẾ, quốc tế hiện nay, việc quy định về thâmquyền dân sự sơ thâm của Tòa án theo cấp trong pháp luật của Việt Nam phải
được xây dựng sao cho không quá khác biệt với kỹ thuật lập pháp của các nước
tiên tiến trên thế giới Dé thực hiện được yêu cau này, nhà lập pháp đã nghiêncứu kinh nghiệm lập pháp của các quốc gia để rút ra bài học cho Việt Nam.Ngoài ra, cũng có thé vận dụng kinh nghiệm về xác định thâm quyên tài phánquốc tế dé xây dựng các quy định trong pháp luật của Việt Nam
- Can cứ vào cơ cầu tổ chức của hệ thong Toa án
Hệ thống TA ở Việt Nam gồm hai cấp xét xử trong đó: TA cấp huyên cóthầm quyền xét xử sơ thâm hầu hết các loại vụ, việc dân sự, TA cấp tỉnh có thâmquyền xét xử sơ thâm một số loại vụ, việc, xét xử phúc thâm, giám đốc thâm vàtái thâm; TA nhân dân Tối cao có quyền xét xử phúc thấm (đối với những vụviệc dân sự mà TA cấp tỉnh giải quyết sơ thâm), giám đốc thâm và tái thâm Việcquy định hai cấp xét xử đảm bảo pháp lý cần thiết cho việc xét xử của TA đượcđúng dan và chính xác
- Bao dam sự thuận lợi, nhanh chóng trong việc giải quyết vụ Việc dan sựViệc phân định thâm quyền DSST của TA theo cấp dựa trên cơ sở bảo đảmthuận lợi cho việc tham gia tố tụng của đương sự Việc quy định cụ thể, rõ ràngđối với từng cấp TA giúp người dân có điều kiện tốt nhất để tham gia tô tụngngay từ cấp cơ sở, vừa tạo điều kiện thuận tiện đi lại, tiết kiệm được chỉ phí chođương sự, vừa đảm bảo cho cơ quan TA tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ
để làm rõ sự thật khách quan của vụ án, giúp cho việc giải quyết vụ án được kịp
thời, nhanh chóng.
Trang 16- Căn cứ vào tính chất đơn giản hay phức tạp của vụ việc
Đề bảo đảm cho TA có thể giải quyết phù hợp với thực tế khách quan của
vụ việc dân sự và đúng pháp luật thì việc xây dựng các quy định về thẩm quyềndân sự theo cấp phải căn cứ vào tính chất đơn giản hay phức tạp của vụ việc đểphân hóa theo hướng loại việc nào thì nên giao cho TA cấp huyện và loại việcnào thì nên giao cho TA cấp tỉnh giải quyết Thông thường, TA cấp huyện sẽ cóđiều kiện thuận lợi hơn TA cấp tỉnh trong việc trực tiếp xác minh tại địa phương,nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ để giải quyết tranh chấp Đồng thời, việc giảiquyết ở TA cấp huyện cũng sẽ tạo điều thuận lợi nhất cho đương sự khi tham gia
tố tụng và góp phan tiết kiệm được thời gian, công sức, chi phí đi lại của nhữngngười tham gia tô tụng nói chung Do vậy, phần lớn các vụ việc dân sự nên đượcgiao cho TA cấp huyện giải quyết, TA cấp tỉnh chỉ giải quyết sơ thâm trong
những trường hợp đặc biệt do tính phức tạp của vụ việc Việc áp dụng tiêu chí
này là xuất phát từ thực tiễn của Việt Nam, do trình độ và kinh nghiệm của cácThâm phán ở TA các cấp cũng chưa thực sự đồng đều Thông thường các vụviệc có tính phức tạp là các vụ việc có đương sự ở nước ngoài, cần phải ủy thác
tư pháp, tranh chấp lao động liên quan đến tập thể người lao động, đương sự làngười có chức sắc tôn giáo hay cán bộ chủ chốt ở địa phuong v.v
- Căn cứ vào điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, năng lựcgiải quyết tranh chấp, sự độc lập khách quan của các cấp Tòa án
Việc xây dựng các quy định về thâm quyền theo lãnh thổ phải dựa trên điềukiện về cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật cũng như hiệu quả giải quyết vụviệc, trình độ chuyên môn nghiệp vụ thực tế và sự độc lập khách quan của đội
ngũ cán bộ TA.
Trong hệ thống Toà án thì chỉ có TA nhân dân cấp huyện và TA cấp tỉnh là
có thâm quyền xét xử theo thủ tục dân sự sơ thâm Trong đó, TA cấp huyện do là
TA cơ sở nên sẽ thuận lợi hơn trong việc trực tiếp xác minh, thu thập chứng cứ,tài liệu liên quan đến vụ tranh chấp ở địa phương thuận tiện hơn cho sự thamgia tố tụng của đương sự; còn TA cấp tỉnh vốn là Tòa cấp trên trực tiếp của TAhuyện nên có ưu thé hơn han về trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ thâmphán, về cơ sở hạ tầng, về phương tiện vật chất kĩ thuật phục vụ cho quá trìnhxác minh vụ án Ngoài ra, néu Toa án cấp quận, huyện không bảo đảm tínhkhách quan để giải quyết vụ việc thì vụ việc đó phải thuộc thẩm quyên của Toà
án nhân dân cap tỉnh.
Trang 17Từ thực tiễn, ta có thé thay ở mỗi cấp TA đều có những ưu thế riêng trongVIỆC giải quyết các vụ việc dân sự Chính xuất phát từ sự khác biệt đó, đã đặt ravan dé cần phải xác định thâm quyền ở từng cấp TA để mỗi TA có thé hoànthành tốt nhiệm vụ trong phạm vi thâm quyền xét xử và năng lực thực tế củamình Vì vậy, việc xây dựng các quy định về thâm quyền sơ thấm của TA theocấp phải căn cứ vào các nguyên tắc tổ chức, hoạt động, năng lực thực tế của mỗicấp TA và điều kiện bảo đảm tính khách quan trong việc giải quyết các tranhchấp dé có những quy định phù hợp Đặc biệt là cần phải có sự phối hợp ưu vàhạn chế ở mỗi cấp TA dé xây dựng các quy định nhăm phân định về thâm quyềnxét xử sơ thâm giữa hai cấp TA cấp tinh và cấp huyện một cách hop lí và hiệuquả nhất.
1.2.3 Cơ sở khoa học của của việc xây dựng quy định về tham quyềndân sự sơ thắm của Tòa án theo lãnh thổ
- Căn cứ vào tinh chất, doi trọng của quan hệ pháp luật
Quan hệ pháp luật dân sự gồm có quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân, đây
là một trong những cơ sở dé xác định thâm quyén dân sự của TA theo lãnh thé
Đề xác định thâm quyền DSST theo lãnh thé nhà lập pháp sẽ thiết lập các dấuhiệu riêng biệt trong từng loại quan hệ pháp luật cụ thể đối với mỗi loại quan hệpháp luật tranh chấp Chang hạn, đối với các tranh chấp về quan hệ nhân thannhư quan hệ pháp luật hôn nhân thì dấu hiệu dé xác định TA có thâm quyên lànơi cư trú, làm việc của bị đơn; nếu hai bên thuận tình ly hôn thì TA có thẩmquyền giải quyết là TA nơi một trong hai bên cư trú, làm việc Đối với tranhchấp về hợp đồng có đối tượng tranh chấp là bất động sản thì cần dựa trên tiêuchí nơi có bất động sản Nếu đối tượng tranh chấp không phải là bất động sản,thì dấu hiệu để xác định TA có thâm quyền là nơi cư trú của bị đơn, nơi thựchiện hợp đồng hoặc nơi cư trú của nguyên đơn theo sự thỏa thuận của các bêntrong hợp đồng Trong các quan hệ pháp luật về quyền sở hữu động sản thì dấuhiệu dé xác định TA có thẩm quyền là nơi cư trú của người có nghĩa vụ hoặcngười thừa kế nghĩa vụ dân sự Đối với các quan hệ về bồi thường thiệt hại ngoàihợp đồng thì dấu hiệu nơi cư trú của người có nghĩa vụ hoặc nơi cư trú của
nguyên đơn, nơi xảy ra thiệt hại sẽ được xác lập.
- Phải đảm bảo sự thuận lợi, nhanh chóng, đúng dan trong việc giảiquyết vụ việc dân sự và thi hành án dan sự
Trong tổ tụng dân sự một trong những nguyên tắc cơ bản đó là nghĩa vụchứng minh thuộc về đương sự Tuy nhiên, khi xét thấy tài liệu chứng cứ trong
Trang 18vụ việc dân sự chưa đủ cơ sở giải quyết và để vụ việc dân sự được giải quyếtmột cách đúng đắn, khách quan thì TA có thé theo yêu cầu của đương sự hoặc tựmình tiễn hành thu thập chứng cứ, tài liệu cần thiết cho việc giải quyết VỤ VIỆCdân sự Vi vậy, khi xây dựng các quy định về thấm quyền dân sự sơ thâm của
TA theo lãnh thổ cũng phải chú ý tới việc tạo điều kiện thuận lợi để TA có thểgiải quyết nhanh chóng, chính xác vụ việc dân sự Theo đó, việc xây dựng cácquy định về thâm quyền dân sự sơ thâm của TA theo lãnh thô được dựa trên một
số tiêu chí sau đây:
+ Về tiêu chí wu tiên nơi có tài sản tranh chấp:
Do xuất phát từ tính chất đặc biệt của tài sản tranh chấp là “bất động sản”
và từ yêu cầu giải quyết nhanh chóng, chính xác vụ việc dân sự nên việc xâydựng quy định thâm quyên sơ thâm của TA dựa trên tiêu chí nơi có bat động sản
TA nơi có bất động sản chính là TA có điều kiện thuận lợi nhất trong việc xácminh tình trạng tài sản, thu thập các thông tin liên quan đến bất động sản đangtranh chấp để giải quyết chính xác vụ việc Ngoài ra, trong một số trường hợpđặc biệt thì việc xác định thắm quyền sơ thâm của TA cũng có thể dựa trên tiêuchí TA nơi có động sản của đương sự Như việc yêu cầu công nhận và cho thihành tại Việt Nam một bản, quyết định dân sự của TA nước ngoài có thể thuộcthâm quyền của TA nơi có tai sản là động sản (cổ phan, giấy tờ có giá ) của
người phải thi hành an.
+ Về tiêu chí ưu tiên Tòa án nơi bi don, người bị yêu cau cư trú, làm việc
hoặc nơi có trụ sở của bị đơn:
Dé đảm bảo yếu tố công bằng giữa những người tham gia tố tụng, thi khôngchỉ nguyên đơn mà bị đơn cũng cần được ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi nhất để
ho có thé bảo vệ quyền lợi của mình tại TA Mặt khác, bị đơn, người bị yêu cầuthường là người bị buộc phải tham gia tô tụng khi được TA triệu tập, nên rất dễxảy ra tình trạng họ cô tình lần tránh trong việc tham gia t6 tung Vi vay, viécquy định TA có thâm quyên là TA nơi cư trú của bị đơn, người bi yêu cầu là
Trang 19sở và TA đã giải quyết vụ việc dé thi hành bản án, quyết định, nhất là trong việcchuyên giao và giải thích những điểm chưa rõ trong bản án, quyết định.
+ Về tiêu chí TA nơi phái sinh sự kiện:
TA nơi phát sinh sự kiện cụ thể là TA nơi đăng kí kết hôn, nơi xảy ra hành
vi gây thiệt hại, nơi thực hiện hợp đồng cũng là những TA có điều kiện thuận lợi
để xác minh thu thập chứng cứ, tài liệu cho việc giải quyết vụ việc Trong nhữngtrường hợp đặc biệt TA nơi phát sinh sự kiện còn có thể hiểu là nơi cơ quantrọng tài hoặc TA đã ra phán quyết ví dụ như TA nơi Trọng tài ra quyết định cóthâm quyên giải quyết yêu cầu hủy quyết định trọng tài, TA đã ra một quyết địnhtuyên bố một người là mat tích hoặc đã chết Việc xác lập các quy định về thẩmquyền của TA theo lãnh thổ căn cứ vào nơi phát sinh sự kiện là khởi nguồn củatranh chấp hay vụ việc dân sự xảy ra ở đâu thì cơ quan bảo vệ công lý nơi đó cóquyên hạn và trách nhiệm trong việc giải quyết vụ việc đó TA nơi phát sinh sựkiện thường là TA có điều kiện tốt nhất dé giải quyết vụ việc
- Dựa trên tiêu chí bảo dam quyên tự bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp
của đương sự
Một trong những quyền căn ban của đương sự là quyền tự bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của đương sự Các nhà lập pháp đã căn cứ vào quyền này déxây dựng nên quy định thâm quyền DSST của TA theo lãnh thổ Khi tham gia tố
tụng dân sự tại Tòa thì nguyên đơn là người chủ động, còn bị đơn là người bị
động, do có sự khởi kiện của nguyên đơn thì mới có sự xuất hiện tư cách của bịđơn, bị đơn có thể hợp tác hoặc không hợp tác tham gia t6 tung tai Toa Do vay,
dé dam bảo thuận tiện cho việc tham gia tố tụng của bi đơn thi cần ưu tiên cho bịđơn có thê theo kiện tại TA nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở Ngoài ra, khinguyên đơn khởi kiện, yêu cầu TA giải quyết vụ án dân sự thì bị đơn sẽ phải matthời gian, công sức theo kiện, anh hưởng tới đời sống, công việc của chính hotrong khi yêu cầu của nguyên đơn chưa hắn đã là chính đáng, thực tiễn nhiều
trường hợp nguyên đơn khởi kiện không có căn cứ, không phù hợp pháp luật
nhưng bị đơn vẫn phải theo kiện dù họ không có lỗi gi cả, việc theo kiện của họchỉ nhằm làm sang to sự thật khách quan, do vậy bi đơn cần được tạo điều kiệnthuận lợi nhất dé thực hiện quyền tự bảo vệ của mình trước TA Xét về lý luậnthì bi đơn chi mới là người được giả thiết hay suy đoán xâm phạm tới quyền lợicủa nguyên đơn do đó họ cần được tạo điều kiện thuận lợi nhất dé thực hiệnquyên tự bảo vệ của mình trước TA
Trang 20Nếu xét theo góc nhìn tạo điều kiện thuận lợi cho TA xác minh, thu thậpchứng cứ thì bị đơn là người bị buộc phải tham gia tổ tụng, về mặt tâm ly họthường không muốn hop tác, trốn tránh tham gia tố tụng nên việc quy định TAnơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở có thẩm quyên giải quyết là hoàn toàn hợp
lý.
- Dựa trên quyên quyết định và tự định đoạt của đương sự
Các quan hệ pháp luật dân sự được hình thành trên cơ sở bình đăng, tự do,
tự nguyện cam kết, thỏa thuận và định đoạt của các chủ thể Do vậy, trong tốtụng dân sự các quy định về thâm quyền DSST của TA theo lãnh thổ cũng đượcxây dựng trên cơ sở đảm bảo quyền tự định đoạt của các đương sự
Đối với những vụ việc mà đối tượng tranh chấp là bất động sản thì việc xâydựng các quy định về thâm quyền theo lãnh thổ được dựa trên cơ sở ưu tiên, tạođiều kiện thuận lợi nhất cho cơ quan bảo vệ công lý trong việc xác minh, thuthập tài liệu, chứng cứ nhằm giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự và cũng tạo điềukiện tốt nhất cho việc thi hành án sau này Việc tạo điều kiện thuận lợi cho cácđương sự tham gia tố tụng trong những trường hợp này chỉ giữ vai trò thứ yếu
Do vậy, các tranh chấp liên quan đến bất động sản phải thuộc thâm quyền giảiquyết của TA nơi có bất động sản tranh chấp Trong trường hợp này thì vấn đềquyền tự định đoạt của đương sự về thâm quyền giải quyết tranh chấp không
được đặt ra.
Đối với những tranh chấp khác không liên quan tới bất động sản hoặc cóliên quan, nhưng bat động sản không phải là đối tượng chính thì về nguyên tắc
TA có thấm quyền sẽ là TA noi cư trú, có trụ sở của bị đơn, người yêu cầu trong
vụ việc dân sự Việc xác định thâm quyền trong trường hợp này phải đảm bảotạo điều kiện thuận lợi cho các đương sự tham gia tố tụng Do vậy, trong nhữngtrường hop này đương sự tự do hơn trong việc xác định TA có thâm quyền giảiquyết vụ việc Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau yêu cầu TA nơi cưtrú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn hoặc lựa chọn một trong SỐnhững TA nhất định giải quyết Tuy nhiên, quyền tự định đoạt về thâm quyềncủa nguyên đơn, người yêu cầu không mang tính tuyệt đối mà phải trong khuônkhổ, tuân theo quy định của pháp luật sao cho việc định đoạt đó của nguyên đơn,người yêu cầu thuận lợi cho việc tham gia tố tụng của họ, thuận lợi cho việc giải
quyét vụ việc nhưng không xâm lân quyên tự do của các đương sự khác.
Trang 211.3 LƯỢC SỬ QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUẬT TO TUNG DAN SỰVIỆT NAM VE THAM QUYEN DAN SỰ SƠ THÂM CUA TOA ÁN THEOCAP VA THEO LANH THO
Sự hình thành va phát triển của pháp luật TTDS Việt Nam gan liền vớinhững thăng trầm của lịch sử dân tộc Việc nghiên cứu cho thấy các quy định vềthủ tục TTDS với tư cách là một thủ tục tố tụng riêng biệt có lẽ chỉ chính thứcđược du nhập vào miền Nam Việt Nam dưới thời Pháp thuộc bằng Nghị định16/3/1910) Tiếp theo đó là Bộ dân sự tổ tụng Bắc ban hành năm 1917 và Bộ Hộ
sự thương sự tố tụng Trung Việt năm 1942, áp dụng tại Trung Kỳ và Bắc Kỳ.Nhìn chung, các quy định về TTDS của Việt Nam dưới thời Pháp thuộc chịunhiều ảnh hưởng của pháp luật TTDS Pháp
Cách mạng Tháng tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được
thành lập là mốc đặc biệt của quá trình phát triển pháp luật tố tụng dân sự ViệtNam trong một chính thé mới Từ năm 1945 đến nay, pháp luật tố tụng dân sựViệt Nam, trong đó có các quy định về thấm quyền DSST của TA theo cấp vatheo lãnh thé cũng đã có nhiều thay đổi và phát triển
1.3.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1959
Từ năm 1945 đến năm 1950 hệ thống TA có sự xuất hiện hai tên gọi đó là
TA sơ cấp và TA đệ nhị cấp, sau đó TA sơ cấp được đổi tên thành TA cấp huyện,
TA đệ nhị cấp được đổi tên thành TA cấp tỉnh
Theo Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946 của Chủ tịch Chính phủ nước ViệtNam dân chủ cộng hòa về “Tổ clức các TA và ngạch thẩm phán” thì việc tổ chức
TA tư pháp tuân theo những nguyên tắc tiến bộ như tô chức TA biệt lập với cơquan hành chính Sắc lệnh quy định hệ thống TA tư pháp được tô chức từ trungương đến địa phương bao gồm mỗi quận (tương đương phủ, huyện hoặc châu) tổchức một TA sơ cấp, mỗi tỉnh và các thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, Sải Gòn,Chợ Lớn có một TA đệ nhị cấp; ở mỗi kỳ có một Tòa thượng thẩm (Tòa thượngthầm Bắc Kỳ tại Hà Nội; Tòa thượng thâm Trung Kỳ đặt tại Huế và Toa thượngthấm Nam Ky đặt tại Sài Gòn)
Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946 của Chủ tịch Chính phủ nước Việt Namdân chủ cộng hòa về “An định thẩm quyền của các TA và sự phân công giữa các
nhân viên trong TA” Trong giai đoạn này, thâm quyên xét xử sơ thâm các loại
' [32,tr.20]
Trang 22việc dân sự và thương sự do TA cấp sơ thâm và TA đệ nhị cấp giải quyết và xét
xử, việc phân định thâm quyên tính theo giá trị tài sản tranh chấp
Sắc lệnh số 185/SL ngày 26/5/1948 quy định về thâm quyền của TA sơ cấp
và đệ nhị cấp; Theo các văn bản này quy định thì giá trị tài sản được coi là tiêuchí để xác định những vụ việc dân sự thuộc thâm quyền xét xử, giải quyết của
TA sơ cấp và TA đệ nhị cap’
Theo Sắc lệnh số 85/SL ngày 22/5/1950 quy định về “Cải cách bộ máy tưpháp và luật pháp tố tụng”, lần đầu tiên tên gọi TA cấp huyện và TA cấp tinhđược đưa ra Theo đó, TA cấp huyện được tăng thâm quyền và có sự phân định
cụ thé về thâm quyền sơ thẩm các vụ kiện dân sự với TA cấp tỉnh” Việc quyđịnh thâm quyền DSST của TA các cấp trong giai đoạn này được coi là nền
móng cho việc xây dựng Luật và Pháp lệnh sau này.
Sắc lệnh số 13 và 51 là hai văn bản pháp luật tố tụng dau tiên về tố tụng dan
sự của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Qua hai văn bản này ta thay rang,trong thời ki này đã có những quy định dé cập đến thẩm quyền giữa TA các cấp,
về tô chức của TA và hoạt động giải quyết vụ việc dân sự đã được quy địnhtương đối gọn nhẹ Hệ thống TA nước ta được tô chức hệ thong từ trung ươngđến địa phương và được xét xử theo hai cấp là sơ cấp và đệ nhị cấp Đặc biệt là
ké từ Sắc lệnh số 85 đã quy định đổi tên các cấp TA sơ cấp, đệ nhị cap và thượngthâm thành TA nhân dân huyện, TA nhân dân tỉnh, TA nhân dân tối cao Việcphân định thâm quyền sơ thâm của TA theo cấp ở giai đoạn này đã bước đầu căn
cứ vào tô chức hệ thống TA theo địa giới hành chính, căn cứ vào tính chất vụviéc, vào gia trị của tài sản tranh chấp Tuy nhiên, các văn bản trên chưa quyđịnh về thâm quyền dân sự của TA theo lãnh thổ Thực tế xét xử cho thấy cácquy định của chế độ cũ về thầm quyền dân sự của TA theo lãnh thé vẫn được tam
thời áp dụng.
1.3.2 Giai đoạn từ năm 1959 đến 1989
Sau năm 1954 đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam, Bắc Ở miền Namnhà lập pháp của chế độ Sài Gòn đã pháp điển hóa các quy định về tô tụng dân
sự và xây dựng Bộ luật dân sự thương sự tổ tụng năm 1972 Ở miền Bắc do hoàncảnh lịch sử để lại nên một thời gian tương đối dài từ năm 1954 đến 1989 chưa
có một văn bản chính thức về tô tụng dân sự Trong thời kỳ này, các văn bản tô
[13, tr.]
?[14, tr]
Trang 23tụng được ban hành dưới hình thức các Công văn, Chỉ thị, Điều lệ và đặc biệt làcác Thông tư do TAND tối cao ban hành Đáng chú ý nhất là các văn bản sau:Luật Tổ chức Toà án nhân dân 1960, Thông tư số 03/NCPL ngày 03/03/1966của TA nhân dân tối cao hướng dẫn trình tự giải quyết việc ly hôn; Thông tư
số 39-NCPL ngày 21/01/1972 của TA nhân dân tôi cao hướng dẫn việc thụ ly,
di lý, xếp và tạm xếp những việc kiện về hôn nhân và gia đình và tranh chấp
về dân sự; Thông tư số 06-TATC ngày 25/02/1974 của TA nhân dân tối cao
về công tác điều tra trong tố tụng dân sự; Thông tư 09/TATC ngày 28/6/1974;Thông tư số 25-TATC ngày 30/11/1974 của TA nhân dân tối cao về công táchoà giải trong tố tụng dân sự; Công văn 96/NCPL ngày 8/2/1977 hướng dẫn
về trình tự xét xử sơ thâm; Thông tư số 82/TATC ngày 7/1/1982 hướng danthực hiện thâm quyền xét xử sơ thấm về dân sự, hôn nhân gia đình, laođộng của Toa án địa phương v.v Trong các văn bản pháp luật nay, van déphân định thắm quyên giữa các TA va phân định thẩm quyên trong cùng mộtcấp TA với nhau bắt đầu được quy định
* Theo Luật Tổ chức Toà án nhân dân 1960 thì “Toa án nhân dân cấp huyện,thành phố thuộc tinh, thi xã hoặc don vi hành chính tương đương có nhiệm vụhoà giải những tranh chấp về dân sự ” (Điều 16) “Toà án nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương có thâm quyền
sơ thâm những vụ án hình sự và dân sự do pháp luật quy định thuộc thầm quyềncủa các Toà án đó và những vụ án thuộc thâm quyền của Toà án nhân dân cấpdưới mà các Toà án đó lay lên dé xét xử” (Điều 18)
* Thông tu số 03/NCPL, ngày 03/3/1966 của TAND tối cao hướng dẫn trình
tự giải quyết việc ly hôn đã chỉ ra những tư tưởng chỉ đạo và các quy tắc cụ thé
dé xác định thâm quyên dân sự sơ thâm của TA theo lãnh thé trong những vụ án
ly hôn Theo đó, “Tòa án có thâm quyền xét xử một vụ xin ly hôn là TA có điềukiện tốt nhất dé giải quyết vụ kiện ấy, cụ thé là điều tra sát, hòa giải kịp thời,thuận tiện cho sự di lại của hai bên đương sự ” Theo tinh thần này, thâm quyềndân sự sơ thâm theo lãnh thé đối với các vụ án ly hôn được hướng dẫn như sau:
“Đối với những đôi vợ chồng sống chung với nhau, thì TA có thâm quyền
là TA cơ sở nơi họ ở (trừ những trường hợp được quy định là thuộc thâm quyền
của TA trên);
Trang 24Đối với những đôi vợ chồng sống riêng ở hai địa phương khác nhau (cán
bộ công tác xa nhà), quân nhân tại ngũ thì TA có thẩm quyên là TA co sở nơiquê quán chung của họ và là nơi một bên hiện ở, hoặc nếu nơi này không phải làquê quán chung thì là nơi họ đã sống chung lâu v.v ” VỀ nguyên tắc, “TA cóthâm quyền xét xử một vụ ly hôn là TA có điều kiện tốt nhất để giải quyết vụkiện ấy, cụ thể là điều tra sát, hòa giải kịp thời, thuận tiện cho sự đi lại của haibên đương sự” Ngoài ra, TAND tối cao đã hướng dẫn các TAND địa phương
như sau “Trong những trường hợp khác, các Tòa địa phương sẽ van dụng
nguyên tắc trên đây dé giải quyết van đề thâm quyền Người xin ly hôn có thégửi đơn đến TA nơi mình ở hoặc gửi đến TA nơi chồng hoặc vợ mình ở TA nàonếu nhận được đơn sẽ điều tra sơ bộ và căn cứ vào tình hình mà giữ lại dé giaiquyết hoặc chuyển qua TA kia với những tai liệu đã điều tra được về phan củamình” !
* Thông tu số 39/NCPL ngày 21/01/1972 của TAND tôi cao hướng dẫnviệc thụ lý, di lý, xếp và tạm xếp những việc kiện về hôn nhân và gia đình vàtranh chấp về dân sự cũng đã có những quy định theo hướng mở rộng thâmquyền của TA theo lãnh thô đối với các vụ án dân sự theo nơi ở, nơi cam kết, nơi
phát sinh sự kiện:
“Đối với những việc ly hôn, Thông tư số 03/NCPL ngày 03/3/1966 của
TA nhân dan toi cao hướng dẫn trình tự giải quyết việc ly hôn đã hướng dan rõnhững trường hợp TA có thẩm quyên xét xử là TA nơi vợ chồng sống chung,hoặc TA nơi ở của vợ, của chồng
- Đối với việc tranh chấp về quyền sở hữu ruộng đất, nhà cửa, TA có thâmquyên là TA nơi có những tai sản đó
- Đối với những tranh chấp về tiền bạc, đồ vật, TA có thâm quyên là TA nơi
ở của bị đơn, hoặc nơi hai bên đã cam kết, đã giao nhận tiền bạc, đồ vật
- Đối với những tranh chấp về thừa kế, TA có thẩm quyền là TA nơi phátsinh việc thừa kế và là nơi có những tài sản chủ yếu của người chết đểlại.v.v ”?
* Theo Thông tu 09/TATC ngày 28/6/1974 hướng dẫn các vụ ly hôn ởvùng biên giới Việt — Trung có quy định “Nói chung, đối với các việc xin ly hôn
và tranh châp khác có liên quan nói trên, Toà án nhân dân của ta có thâm quyên
'[18,tr.70].
?[17,tr.13].
Trang 25xét xử sơ thấm là Toa án nhân dân cấp huyện, trừ những việc phức tap phải vậndụng nhiều chính sách thì phải do Toà án nhân dân cấp tỉnh xét xử sơ thâm”.
* Bản hướng dân về trình tự xét xử sơ thẩm về dân sự kèm theo Thông tư số
96/NCPL ngày 8/2/1977
Ngoài Thong tu số 03/NCPL ngày 03/3/1966 và Thông tư số 39/NCPLngày 21/01/1972, các quy định về thâm quyền dân sự của TA theo cấp và lãnhthé vẫn không ngừng được hoàn thiện Bản hướng dẫn về trình tự xét xử sơ thẩm
về dân sự kèm theo Thông tư số 96/NCPL ngày 8/02/1977 của TA nhân dân tốicao đã có những quy định về thâm quyền sơ thâm của Toà án cấp tỉnh và cấphuyện Theo đó, “ Toà án nhân dân cấp huyện có thâm quyền sơ thẩm những
vụ kiện về dan sự, nhưng Toà án nhân dân cấp tỉnh có quyên lấy lên dé tự mìnhxét xử sơ thâm những vụ quan trọng hoặc phức tạp” (điểm c, mục b, phần thứ II).Ngoài ra, tại mục b, phần thứ II quy định về “Thâm quyền theo quản hạt”.Trong Bản hướng dẫn này của TA nhân dân tối cao, đã khái quát nguyên tắcchung trong việc xác định thâm quyền dân sự sơ thâm theo lãnh thé Cu thể là
“Việc quy định thâm quyền theo quản hạt nham xác định TA nhân dân nào có
nhiệm vụ xét xử vụ kiện thì thuận tiện cho các đương sự và đảm bảo được việc
xét xử chính xác” Việc hướng dẫn thẩm quyên theo quản hạt được dựa trênnguyên tắc nơi cư trú, nơi có tài sản Cụ thé là “Các việc kiện về dân sự có rấtnhiều loại nên tùy trường hợp có thé phân định thâm quyền của các TA nhân dân
theo nơi cư trú của nguyên đơn, bị đơn hoặc nơi có tài sản”.
- Về thẩm quyên của TA theo nơi cư trú của nguyên đơn, bị don:
“Để bảo đảm cho bị đơn có thé tham gia tố tụng một cách dễ dàng, luậtpháp quy định là: nói chung, TA có nhiệm vụ điều tra và xét xử vụ kiện là TA
nơi cư trú của bi đơn”.
Ngoài ra, trong văn bản này TAND tối cao cũng đã có hướng dẫn theohướng cho phép nguyên đơn có thể lựa chọn TA để gửi đơn khởi kiện như sau:
“Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp mà hoàn cảnh của nguyên đơn cầnđược chú ý dé tạo điều kiện cho họ có thé tiễn hành việc kiện một cách dễ dàng
Do đó, họ được phép lựa chọn TA nào mà việc xét xử sẽ thuận lợi cho họ Đó là những trường hợp sau đây:
1 Người yêu cầu được cấp dưỡng có quyên kiện trước TA nơi cư trú của
mình hoặc TA nơi cư trú của bị đơn.
Trang 262 Người kiện dé bồi thường thiệt hại do việc phạm tội về hình sự gây racho sức khỏe, tính mạng, tài sản của công dân, có quyên đi kiện trước TA nơi cư
trú của mình hoặc nơi xảy ra việc phạm pháp.
3 Việc kiện về thi hành hợp đồng có thé tiễn hành trước TA nơi ở của bịđơn, hoặc nơi thi hành hợp đồng Khi ký kết hợp đồng, hai bên cũng có thé thỏathuận trước về việc sẽ đưa ra TA nào xét xử nếu dé xảy ra tranh chấp
4 Nguyên đơn kiện bị đơn nhưng không biết địa chỉ của bị đơn thì có quyềnkiện trước TA nơi cư trú chính của bị đơn (nếu bị đơn đến một địa chỉ khác mànguyên đơn không biết) hoặc nơi bị đơn có tài sản (nếu việc kiện có liên quanđến tài sản)
- Về thẩm quyên vé nơi có tài sản bị tranh chấp:
Những việc kiện sau đây thuộc thâm quyền của TA nơi có tài sản bị tranh chấp:
1 Nguyên đơn kiện về quyền sở hữu ruộng đất, nhà cửa thì TA có thâmquyền là TA nơi có ruộng đất nhà cửa bị tranh chấp
2 Nguyên đơn kiện về di sản thừa kế thi TA án có thấm quyên là TA nơiphát sinh ra việc thừa kế hoặc nơi có tài sản chủ yếu của người thừa kế để lại”.Như vậy, việc nghiên cứu các quy định về thâm quyền của TA theo cấp vatheo lãnh thé trong giai đoạn từ 1945 đến 1989 cho thấy: trong thời kỳ này đã đặt
ra nguyên tắc để xác định thâm quyền dân sự của TA theo cấp và theo lãnh thổ,
TA cấp huyện có thâm quyền sơ thâm, TA cấp tinh chi sơ thâm trong những vụquan trọng hoặc phức tap TA có thâm quyền theo lãnh thé là TA có điều kiệntốt nhất trong việc điều tra, hòa giải kip thời, thuận tiện cho sự di lại của hai bênđương sự để giải quyết các vụ kiện Việc xác định thâm quyền theo quản hạtđược dựa trên nguyên tắc nơi cư trú của bị đơn, nơi có tài sản hoặc nơi phát sinh
sự kiện Bên cạnh đó, quyền của nguyên đơn trong việc lựa chọn TA cũng được
ghi nhận.
1.3.3 Giai đoạn từ năm 1989 đến 2004
Theo PLTTGQCVADS 1989 thì thấm quyền giải quyết các vu án dân sựcủa TA các cấp đã được quy định một cách cụ thé
- Tòa án cấp huyện có thẩm quyên sơ thẩm:
+ Những việc tranh chấp về quyền sở hữu, hợp đồng, bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng hoặc những tranh chấp về quyền và nghĩa vụ theo quy định của
pháp luật dân sự giữa công dân với nhau, giữa công dân với pháp nhân, giữa pháp nhân với nhau trừ những việc thuộc thâm quyên của cơ quan, tô chức khác;
Trang 27+ Tat ca các loại việc dân sự có liên quan đến quan hệ hôn nhân gia đình trừ những việc mà một trong các bên đương sự người nước ngoài hoặc đang làm ăn
sinh sống, định cư ở nước ngoài;
+ Những việc yêu cầu xác định công dân mat tích hoặc đã chết (trừ trườnghop quân nhân mất tích hoặc đã chết trên chiến trường) Đây là loại việc lần đầuđược quy định thuộc thầm quyền của TAND;
+ Những khiếu nại về việc cơ quan hộ tịch đã từ chối hoặc không chấp nhậnsửa đổi những điều ghi trong giấy tờ về hộ tịch; Những khiếu nại về danh sách
cử tri; Những khiếu nại cơ quan báo chí về việc cải chính những thông tin có xúcphạm đến danh dự, nhân phẩm cá nhân;
+ Những việc tranh chấp về lao động không có yêu t6 nước ngoài
- Tòa án cap tỉnh có thẩm quyên sơ thẩm:
Tại khoản 2 Điều 11 PLTTGQVADS đã quy định thâm quyền xét xử sơthâm của TA cấp tỉnh gồm:
+ Những vụ án mà đương sự là người nước ngoài hoặc người Việt Nam ở nước ngoài;
+ Những loại việc tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp;
+ Những vụ án thuộc thâm quyền của TA cấp huyện nhưng TA cấp tỉnhthấy cần thiết lấy lên để giải quyết, gồm: những tranh chấp mà việc giải quyếtgặp nhiều khó khăn và có ý kiến khác nhau lớn về chủ trương giữa các cơ quanhữu quan của địa phương; những tranh chấp mà việc vận dụng pháp luật, chínhsách có nhiều khó khăn phức tạp; những vụ án mà đương sự là cán bộ chủ chốt Ngoài ra, theo Công văn số 128/NCPL ngày 14/2/1991 của TAND tối caocòn quy định thêm TA cấp tỉnh có quyền lấy lên xét xử những vụ án nếu có yêucầu của đương sự là bị đơn mà chính đáng (có căn cứ cho thấy thiếu sự kháchquan, vô tư của Hội đồng xét xử ); Đây cũng chính là mốc đánh dấu việc chấmdứt coi các tranh chấp lao động là loại việc dân sự
Như vậy, ở giai đoạn này nhà lập pháp đã chú trọng trong việc hoàn thiện
hệ thống các quy định về thâm quyền dân sự sơ thâm của TA theo cấp để phùhợp với tình hình mới của đất nước, và đã có sự phân định thâm quyền giữa cáccấp TA căn cứ trên tính chất của vụ việc, trong đó thâm quyền của cấp huyệnngày càng được mở rộng còn thâm quyền của TA cấp tỉnh thì ngày càng thu hẹp
lạ Một trong những quy định về thâm quyền của TA cấp tỉnh tạiPLTTGQVADS đáng được lưu ý là TA cấp tỉnh có thâm quyên khi có đương sự
là người nước ngoài hoặc là người Việt Nam ở nước ngoai ma không phân biệt
Trang 28người đó cư trú hay không cư trú tại Việt Nam; những vụ án tranh chấp về quyền
sở hữu công nghiệp cũng thuộc thấm quyền của TA cấp tỉnh do thời kỳ naynhững van đề liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp còn mới mẻ, nên quan hệtranh chấp này được coi là những tranh chấp phức tạp PLTTGQVADS có quyđịnh đối với một số vụ án thuộc thâm quyền của TA cấp huyện thì TA cấp tỉnh
có thé lấy lên để giải quyết Trong trường hợp đặc biệt, TA nhân dân tôi cao cóthâm quyên sơ thâm đồng thời chung thâm
Tiếp theo, PLTTGQCVADS năm 1989 thì PLTTGQCVAKT năm 1994 vaPLTTGQCTCLD năm 1996 được ban hành Có thé nói, cả 3 Pháp lệnh về thủtục tố tụng đều xây dựng những quy định phân định thâm quyền dân sự sơ thẩmgiữa Toà án cấp tỉnh và cấp huyện Theo đó, Toa án nhân dân cấp huyện giảiquyết theo thủ tục sơ thâm các vụ án thuộc thâm quyền của Toà án, trừ nhữngviệc thuộc thẩm quyền của Toà án cấp tỉnh (Điều 11 PLTTGQCVADS 1989,Điều 13 PLTTGQCVAKT 1994, Điều 12 PLTTGQCTCLĐ 1996) Thôngthường những vụ án thuộc thâm quyên của TA cấp tinh là những vụ án có đương
sự là người nước ngoài hoặc là người Việt Nam ở nước ngoài, tranh chấp quyền
sở hữu công nghiệp (dân sự) hoặc có nhân tô nước ngoài (kinh tế, dân sự) RiêngPLTTGQCVAKT còn quy định căn cứ phân định thâm quyên của Toà án các cấpdựa trên gia tri của vụ tranh chấp dưới 50 triệu đồng hay trên 50 triệu đồng Đặcbiệt, PLTTGQCVADS còn quy định trong trường hợp đặc biệt, TAND tối caogiải quyết theo thủ tục sơ thâm đồng thời chung thâm những vụ án thuộc thẩmquyền của TA cấp dưới mà TAND tối cao lay lên dé giải quyết Ngoài ra, việcnghiên cứu cho thấy cả 3 Pháp lệnh trên đều quy định trong trường hợp cần thiếtToà án cấp tỉnh có thé lay những vụ án thuộc thẩm quyền của Toa án cấp huyện
để giải quyết
PLTTGQCVADS năm 1989 đã có một bước tiến mới trong việc quy định
về thâm quyền của TA theo lãnh thổ Các quy định về thẩm quyền của TA theolãnh thổ đã được hoàn thiện hơn và được mở rộng đối với cả những vụ việc mà
bị đơn là pháp nhân Theo Điều 13 Pháp lệnh này thì “TA có thấm quyền giảiquyết vụ án dân sự là TA nơi cư trú hoặc nơi làm việc của bị đơn; nếu bị đơn làpháp nhân thì TA có thâm quyền là TA nơi pháp nhân có trụ sở, trừ trường hợp
pháp luật quy định khác”.
Ngoài ra, quyền thỏa thuận của các đương sự trong việc yêu cầu TA nơi cưtrú của nguyên đơn đã được ghi nhận Theo đó, Điều 13 PLTTGQCVADS năm
Trang 291989 quy định “Các đương sự cũng có thé thỏa thuận yêu cầu TA nơi cư trú củanguyên đơn giải quyết” Tuy nhiên, trong PLTTGQCVAKT 1994 lại không cóquy định về quyền thỏa thuận lựa chọn TA nơi nguyên đơn cư trú dé giải quyếttranh chấp; đây là một hạn chế vi trong lĩnh vực kinh doanh, thương mai thì van
dé quyên tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận phải luôn được coi trọng
Dé tạo điều kiện thuận lợi cho TA trong việc giải quyết đúng đắn vu án dân
sự, Điều 13 PLTTGQCVADS năm 1989 quy định “Tranh chấp bat động sản do
TA nơi có bất động sản giải quyết” PLTTGQCVAKT 1994 cũng đã ghi nhậnquy tắc về phân định thâm quyền của TA noi có bat động sản tại Điều 14, đồngthời đã đi xa hơn một bước so với PLTTGQVADS trong việc quy định về thẩmquyên sơ thấm theo lãnh thổ, cụ thể, Điều 14 của Pháp lệnh này quy định “ trong trường hợp vụ án chỉ liên quan đến bất động sản, thì TA nơi có bất độngsản giải quyết” Ngoài ra, tại khoản 6 Điều 15 của Pháp lệnh này quy định “Nếu
vụ án liên quan đến bất động sản ở nhiều nơi khác nhau, thì nguyên đơn có thểyêu cầu TA ở một trong các nơi đó giải quyết vụ án”
Nghiên cứu so sánh giữa các quy định về thẩm quyên của TA theo lãnh thổtrong ba Pháp lệnh về thủ tục tố tụng nói trên cho thấy, nguyên tắc cơ bản vềviệc phân định thâm quyên theo lãnh thổ là tương đối đồng nhất Về cơ bảnnguyên tắc phân định thầm quyền theo nơi cư trú, làm việc, nơi có trụ sở của bịđơn đều được ghi nhận trong ba Pháp lệnh Các quy định về thâm quyền của TAnơi có bất động sản đều được ghi nhận trong PLTTGQCVADS năm 1989 và
PLTTGQCVAKT năm 1994.
Cả ba Pháp lệnh đều có quy định về những trường hợp nguyên đơn đượclựa chọn TA để giải quyết vụ án (Điều 14 PLTTGQCVADS, Điều 15PLTTGQCVAKT, Điều 14 PLTTGQCTCLĐ) Điểm tương đồng của ba Pháplệnh trên là đều quy định quyền của nguyên đơn trong việc lựa chọn TA như nếukhông biết địa chỉ của bị đơn hoặc nếu bị đơn không có nơi cư trú ở Việt Namthì nguyên đơn có thé yêu cầu TA nơi có tài sản hoặc nơi cư trú cuối cùng của bịđơn giải quyết; nếu vụ án phát sinh từ hoạt động của một chi nhánh của phápnhân thì nguyên đơn có thé yêu cầu TA nơi pháp nhân có trụ sở hoặc nơi có chinhánh đó giải quyết; nếu vụ án phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn cóthé yêu cầu TA nơi thực hiện hợp đồng giải quyết
Bên cạnh đó, mỗi Pháp lệnh lại có những quy định riêng về việc lựa chọn
TA theo từng lĩnh vực đặc thù như kiện yêu cầu cấp dưỡng thì người yêu cầu có
Trang 30thé khởi kiện tại TA nơi minh cư trú (Khoản 3 Điều 14 PLTTGQCVADS); kiệnyêu cầu bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe trong vụ án dân sự thìnguyên đơn có thể yêu cầu TA nơi cư trú của mình, nơi xảy ra thiệt hại hoặc nơi
bị đơn cư trú giải quyết (khoản 4 Điều 14 PLTTGQCVADS); kiện yêu cầu bồithường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe trong vụ án lao động thì nguyên đơn chỉ
có thể yêu cầu TA nơi cư trú của mình, hoặc nơi bị đơn có trụ sở giải quyết chứkhông có quyền yêu cầu TA nơi xảy ra thiệt hại giải quyết (khoản 5 Điều 14PLTTGQCTCLD) So với các quy định về quyền lựa chọn TA trongPLTTGQCVAKT thì các quy định trong PLTTGQCVADS đã thiếu vắng cácquy định về trường hợp vụ tranh chấp có nhiều bất động sản ở nhiều nơi khácnhau thì nguyên đơn sẽ lựa chọn TA nào để giải quyết Tuy nhiên, trong thời kỳ
này do chưa có sự phân biệt giữa vụ án dân sự và việc dân sự nên cả ba Pháp
lệnh nói trên cũng chỉ quy định việc lựa chọn TA giải quyết trong các vụ án dân
sự mà chưa có những quy định về việc lựa chọn TA giải quyết đối với các việcdân sự không có tranh chấp
1.3.4 Giai đoạn từ năm 2005 đến nay
BLTTDS năm 2004 được ban hành đánh dấu một bước phát triển mới củapháp luật tố tụng dân sự Việt Nam Các quy định về thâm quyền dân sự sơ thâmcủa TA theo cấp và lãnh thé được quy định tại các Điều 33, 34, 35 và 36BLTTDS Tiếp theo đó, thẩm quyền dân sự sơ thâm của TA theo cấp và lãnh théđược hướng dẫn cụ thé hơn trong Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005của Hội đồng thâm phán TA nhân dân tối cao Năm 2011, Luật Sửa đồi, bô Sungmột số điều của BLTTDS 2004 được ban hành và có hiệu lực từ ngày01/01/2012 Do vậy, các quy định của BLTTDS về thâm quyền dân sự sơ thâmcủa TA theo cấp và lãnh thổ đã được sửa đổi bổ sung cho phù hop hơn.BLTTDS sửa đổi hiện nay quy định về thẩm quyền của TA theo hướng mở rộnghơn những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của TA và tăng thâm quyền của TAcấp huyện Ngoài ra, các quy định về thấm quyền dân sự sơ thẩm của TA theolãnh thé cũng đã được sửa đổi, bổ sung cho phù hop hơn Tuy nhiên, các nộidung cơ bản của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về vấn đề này và thực tiễn ápdụng sẽ được phân tích cụ thể trong Chương 2 và Chương 3 của Luận văn này
Trang 31KÉT LUẬN CHƯƠNG 1Trong các loại thâm quyên, thì thâm quyên dân sự sơ thâm của Tòa án có ýnghĩa và tầm quan trọng hơn cả Việc phân định đúng thâm quyền dân sự sơthâm của Tòa án sẽ là cơ sở để xác định đúng thâm quyên phúc thâm, giám đốcthâm và tái thâm Việc quy định về thâm quyền dân sự sơ thâm của Tòa án theocấp và theo lãnh thé có những ý nghĩa hết sức to lớn, tạo cơ sở pháp ly cho việcxác định thâm quyền dân sự sơ thâm của Tòa án Khi một vụ việc dân sự phátsinh, chúng ta phải xác định bước đầu tiên là vụ việc dân sự đó có thuộc thẩmquyền của Tòa án Việt Nam hay không, sau đó xác định vụ việc đó thuộc thẩmquyền của Tòa án cấp nào, cấp huyện hay cấp tỉnh; bước cuối cùng chúng ta xácđịnh, vụ việc dân sự đó thuộc thâm quyền của Tòa án cụ thé nào giải quyết trongcác Tòa án cùng cấp
Việc xây dựng các quy định về thâm quyên dân sự sơ thẩm của Tòa án theocấp và theo lãnh thổ phải đáp ứng được hai yêu cầu cơ bản là phải tạo điều kiệnthuận lợi cho đương sự trong việc tham gia tố tụng và cũng là tạo điều kiệnthuận lợi cho Tòa án trong việc giải quyết nhanh chóng, chính xác vụ việc Déđáp ứng được hai yêu cầu này thì việc xây dựng các quy định về thẩm quyền dân
sự sơ thâm theo cấp và theo lãnh thé phải căn cứ vào đường lối chính sách củaĐảng: căn cứ vao tính chat đơn giản hay phức tạp của vụ việc; căn cứ vảo tínhchất, đôi tượng của quan hệ tranh chap; căn cứ vào cơ sở hạ tang, phương tiện kỹthuật, năng lực giải quyết `
Những quy định về thẩm quyền dân sự sơ thâm của Tòa án theo cấp và theolãnh thổ có lịch sử phát triển lâu dài, trên cơ sở kế thừa và ngày càng được hoàn
thiện hơn.
Trang 32CHƯƠNG 2
NOI DUNG CÁC QUY ĐỊNH CUA PHAP LUẬT HIỆN HANH VETHÂM QUYEN DAN SỰ SƠ THAM CUA TOA AN THEO CAP
VA THEO LANH THO
Trong phạm vi chương nay, luận văn sé tập trung làm rõ những nội dung cơ
bản của pháp luật t6 tụng dân sự hiện hành về thẩm quyền dân sự sơ thấm của
TA theo cấp và theo lãnh thổ, đồng thời đối chiếu luật thực định với những vấn
dé lý luận đã được phân tích tại Chương 1 Ngoài ra, Chương này cũng kết hopnghiên cứu so sánh với kinh nghiệm lập pháp của một số nước nhằm làm rõnhững điểm phù hợp và chưa phù hợp của luật thực định về vấn đề thâm quyềndân sự sơ thẩm theo cấp và theo lãnh thé
2.1 QUY ĐỊNH VE THÂM QUYEN DAN SỰ SƠ THÂM CUA TOA ÁNTHEO CAP
Van đề thâm quyên dân sự so thẩm của TA các cấp hiện nay được quy địnhtại Điều 33 và Điều 34 BLTTDS sửa đổi và được hướng dẫn tại Nghị quyết số01/NQ-HDTP ngày 31/3/2005 của Hội đồng thấm phán TAND tối cao Theo đó,các quy định về thâm quyền dân sự sơ thâm của TA theo cấp trong BLTTDSđược phân định giữa TA cấp huyện và TA cấp tỉnh
2.1.1 Các quy định về thẩm quyền dân sự sơ thấm của Tòa án cấp huyệnThâm quyền của Toà án cấp huyện hiện nay được quy định tại Điều 33BLTTDS sửa đổi theo hướng mở rộng hơn so với BLTTDS 2004 Theo đó,TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết hầu hết các vụ việc thuộc thâmquyền dân sự của Toà án Cụ thể như sau:
2.1.1.1 Các vụ việc phat sinh từ quan hệ pháp luật dân sự
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 33 và Điều
25, Điều 26 BLTTDS sửa đổi có thể xác định TA cấp huyện có thẩm quyền sơthâm những vụ việc sau đây:
- Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam;
- Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản;
- Tranh chấp về hợp đồng dân sự;
- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ (trừ trườnghợp tranh chấp về quyên sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổchức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận);
- Tranh chap vê thừa kê tài sản;
Trang 33- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất, về tài sản gan liền với đất theo quy địnhcủa pháp luật về đất đai;
- Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của
pháp luật;
- Các tranh chấp khác về dân sự mà pháp luật có quy định
Điều 33 BLTTDS sửa đổi đã mở rộng hơn thâm quyền dân sự sơ thâm củaToà án cấp huyện theo hướng bổ sung thêm cho TA cấp huyện thâm quyền giảiquyết một số loại tranh chấp dân sự sau đây:
- Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu;
- Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quyđịnh của pháp luật về thi hành án dân sự;
- Tranh chấp về kết quả bán dau giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ky muatài sản bán dau giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
Theo kết quả nghiên cứu thì tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố vănbản công chứng vô hiệu ma TA cấp huyện có thâm quyền có thé xuất phát từ yêucầu khởi kiện của người yêu cầu công chứng, Công chứng viên, Tổ chức hànhnghề công chứng đối với văn bản công chứng Tranh chấp liên quan đến tài sản
bị cưỡng chế dé thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự,thực chất là tranh chấp về tài sản phát sinh trong quá trình thực hiện việc thihành án theo Điều 74 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, bao gồm tranh chấp vềtài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án với người khác, ké cảquyền sử dụng đất; tranh chấp về tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà
vợ chồng không đồng ý với việc Chấp hành viên xác định phần sở hữu đó chotừng người Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng
ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.Đối với loại tranh chấp này TA cấp huyện có thâm quyền xét xử khi kết quả bánđấu giá đã được công bố mà các bên không đồng ý với kết quả đó hoặc khôngthỏa thuận được mức phi ton, thanh toán hợp ly phát sinh trong quá trình tổ chứcbán đấu giá
Ngoài các tranh chấp dân sự trên, BLTTDS sửa đổi còn quy định TA cấphuyện có thầm quyền sơ thâm đối với các yêu cầu về việc dân sự không có tranhchấp, bao gồm:
Trang 34- Yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chếnăng lực hành vi dân sự, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lựchành vi dân sự hoặc quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự;
- Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài
- Các yêu cầu khác về dân sự mà pháp luật có quy định
So với các quy định trước đây tại BLTTDS 2004 thì BLTTDS sửa đổi đã cónhững bồ sung về thấm quyền dân sự sơ thâm của TA cấp huyện đối với một sốyêu cầu về việc dân sự không có tranh chấp khác như yêu cầu tuyên bố văn bảncông chứng vô hiệu; yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phânchia tài sản chung dé thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân
SỰ.
Theo nghiên cứu của chúng tôi các điểm mới về thẩm quyên trên thì Côngchứng viên, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người có quyền, lợiích liên quan, cơ quan nhà nước có thâm quyền có quyền đề nghị TA tuyên bốvăn bản công chứng vô hiệu khi có căn cứ cho rằng việc công chứng có vi phạmpháp luật Tuy nhiên, Luật công chứng năm 2006 và Nghị định số 02/2008/NĐ-
CP quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành Luật công chứng lại không quy định
cụ thé trong trường hợp nào thi văn bản công chứng bi vô hiệu Đây là quy địnhmới được bỗ sung căn cứ trên tình hình và nhu cầu thực tế, việc quy định yêucầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu thuộc thâm quyền của TA là hợp lý,góp phan bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của đương sự
Theo quy định tại khoản 1 Điều 74 Luật Thi hành án dân sự thì sau khiđược chấp hành viên thông báo về việc cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữuchung, kế cả quyền sử dụng dat thì chủ sở hữu chung sẽ có quyền yêu cầu TA cóthâm quyền xác định phần sở hữu chung của họ trong khối tài sản chung Khiquá thời hạn là 30 ngày ké từ ngày chấp hành viên thông báo về việc cưỡng chếtài sản chung mà các chủ sở hữu chung không yêu cầu TA xác định phân sở hữuchung của mình thì người phải thi hành án, chấp hành viên có quyền yêu cầu TAxác định phần sở hữu của người phải thi hành án trong tài sản chung bị cưỡng
Trang 35chế Đối với tài sản chung thuộc quyền sở hữu chung của vợ chồng thì vợ chồng
có quyền yêu cầu TA phân chia tài sản chung nếu họ không đồng ý với việc xácđịnh phần sở hữu chung của chấp hành viên trước đó 30 ngày mà họ đã nhận
được.
2.1.1.2 Về thẩm quyên dân sự sơ thẩm của Toa án cấp huyện doi với các
vụ việc phát sinh từ quan hệ pháp luật về hôn nhân và gia đình
Căn cứ quy định tại điểm a khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 33 và Điều 27,Điều 28 BLTTDS sửa đổi có thé xác định TA cấp huyện có thâm quyền sơ thẩmnhững vụ việc về hôn nhân và gia đình
Dựa trên quy định tại Điều 27 BLTTDS có thé xác định TA cấp huyện cóthâm quyền xét xử sơ thâm đôi với những vụ án hôn nhân và gia đình sau:
- Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; :
- Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân;
- Tranh chấp, yêu cầu về thay đồi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn;
- Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ;
- Tranh chấp về cấp dưỡng:
- Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật có quy định.Ngoài các vụ án về hôn nhân và gia đình mà các đương sự có tranh chấp,căn cứ Điều 28 BLTTDS sửa đổi có thé xác định TA cấp huyện có thâm quyềngiải quyết những yêu cầu về hôn nhân và gia đình sau:
- Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật;
- Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;
- Yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau
khi ly hôn;
- Yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặcquyền thăm nom con sau khi ly hôn;
- Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi
2.1.1.3 Về thẩm quyên sơ thẩm của Tòa án cấp huyện déi với các vụ việc
phat sinh từ quan hệ phap luật kinh doanh, thương mai.
Căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 33 và Điều 29 BLTTDS 2004 cóthé xác định TA cấp huyện có thâm quyền sơ thâm một số tranh chấp về kinhdoanh, thương mại quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g, h va i khoản 1 Điều 29BLTTDS 2004 giữa cá nhân, tổ chức có đăng kỷ kinh doanh với nhau và déu cómục đích lợi nhuận Cụ thé: TA cấp huyện có thầm quyền sơ thâm đối với các
Trang 36tranh chap về “mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, phân phối, đại diện, đại lý,
kí gửi; thuê, cho thuê, thuê mua; xây dựng; tư van; ky thuat; van chuyén hanghóa, hành khách bang đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa”
Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu thì các quy định của BLTTDS 2004
về thâm quyền của TA nhân dân cấp huyện chưa tương thích với Nghị quyết của
Uy ban thường vụ Quốc hội về việc tăng thấm quyền của TA nhân dân cấphuyện Do vậy, BLTTDS được sửa đổi b6 sung năm 2011 đã bổ sung theo hướng
mở rộng về thâm quyền của TA cấp huyện cho phù hợp Theo đó, ngoài cáctranh chấp trên thì TA cấp huyện còn có thâm quyên giải quyết đối với một sốcác tranh chấp kinh doanh, thương mại khác được quy định tại khoản 1 Điều 29BLTTDS, bao gồm tranh chấp về vận chuyên hang hóa, hành khách bằng đườnghàng không, đường biển; mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác;đầu tư tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác (điểm k,lm,n vàokhoản 1 Điều 29 BLTTDS)
Ngoài ra, BLTTDS sửa đổi 2011 đã quy định khá rạch ròi về thâm quyềncủa TA cấp huyện và TA cấp tỉnh đối với các tranh chấp kinh doanh thương mại.TAND cấp huyện chỉ có thâm quyền sơ thâm những tranh chấp kinh doanh,thương mại trên Còn các yêu cầu về kinh doanh, thương mại thì thuộc thẩmquyên giải quyết của TA nhân dân cấp tinh, không thuộc thâm quyền của TA cấphuyện Theo chúng tôi quy định này là bất hợp lý vì các yêu cầu về kinh doanh,thương mại là những việc về bản chất là đơn giản, do không có tranh chấp nêncần phải quy định thuộc thâm quyền sơ thâm của Toà án cấp huyện
2.1.1.4 Về thẩm quyên sơ thẩm của Tòa án cấp huyện doi với các vụ việc
phat sinh từ quan hệ pháp luật lao động
Căn cứ theo quy định tại Điều 33 và Điều 31 BLTTDS 2004 có thể xác định
TA cấp huyện có thâm quyền sơ thẩm một số tranh chấp về lao động giữa cánhân người lao động với người sử dụng lao động mà Hội đồng hòa giải lao động
cơ sở, hòa giải viên lao động của cơ quan quản lý nhà nước về lao động quận,huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hòa giải không thành hoặc không giải quyết
trong thời hạn do pháp luật quy định.
Theo quy định trên thì chỉ những tranh chấp lao động cá nhân mà hòa giảikhông thành hoặc không giải quyết trong thời hạn luật định mới thuộc thẩmquyền của TA Quy định trên chưa thực sự hợp lý, không bảo đảm quyền và lợiích hợp pháp của các bên tranh chấp BLTTDS sửa đổi 2011 đã khắc phục
Trang 37vướng mắc này bằng việc quy định mở rộng hơn thẩm quyền của Toà án caphuyện đối với các tranh chấp lao động cá nhân Cụ thể là các tranh chấp lao động
cá nhân mà Hội đồng hòa giải lao động cơ sở, hòa giải viên lao động của cơquan quản lý nhà nước về lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tinh hòa
giải thành, nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hoặc
không hoà giải trong thời hạn pháp luật quy định cũng sẽ thuộc thâm quyên giảiquyết của TA cấp huyện
Theo quy định tại Điều 33 và Điều 34 BLTTDS cho thấy, các yêu cầu vềlao động không thuộc thâm quyền sơ thâm của Toà án nhân dân cấp huyện màthuộc thâm quyên của Toà án cấp tỉnh Theo chúng tôi về ban chat thì các yêucầu về lao động là những việc không có tranh chấp nên cần phải quy định thuộcthâm quyền sơ thâm của Toà án cấp huyện
2.1.1.5 Một số tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinhdoanh thương mại, lao động có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc can
phái uy thác tư pháp
Theo khoản 3 Điều 33 BLTTDS sửa đổi thì những tranh chấp, yêu cầu trên
mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ
quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài thì không
thuộc thâm quyên giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện Tuy nhiên, theo xuhướng cải cách hiện nay thì thâm quyền của Toà án cấp huyện được mở rộnghơn cho phù hợp với thực tiễn Do vậy, Phần I mục 4 Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của Hội đồng Thâm phán TAND tối cao đã quy địnhnhững ngoại lệ về thẩm quyền dân sự sơ thâm của Toà án cấp huyện Theo đó,đối với yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranhchấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha, mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con,
nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với
công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Namthuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công
dân Việt Nam.
Ngoài ra, đối với vụ việc dân sự đã được TAND cấp huyện thụ lý giảiquyết đúng thâm quyén, nhưng trong quá trình giải quyết mới có sự thay đổi,như có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ
quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài thì theo quy
Trang 38định tại Điều 412 của BLTTDS, TAND cấp huyện đã thụ lý tiếp tục giải quyết
vụ việc dân sự đó (Tiểu mục 4.1.a và 4.4.a Phan I Nghị quyết số 01/NQ-HDTPngày 31/3/2005 của Hội đồng Thâm phán Tòa án nhân dân tối cao)
2.1.2 Các quy định về thắm quyền dân sự sơ tham của Tòa án cấp tỉnhTheo Điều 34 BLTTDS sửa đổi thì TA nhân dân cấp tỉnh có thâm quyềngiải quyết các tranh chấp, các yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinhdoanh, thương mại, lao động thuộc thầm quyền dân sự của TA trừ những tranhchấp, yêu cầu thuộc thâm quyên giải quyết của TA cấp huyện
2.1.2.1 Về thấm quyền dân sự sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh doi với vụviệc có tính chất đặc thù
Theo quy định tại Điều 34, Điều 29, 30 và Điều 32 BLTTDS sửa đổi thìnhững vụ việc có tinh chất đặc thù đòi hỏi yêu cau cao về chuyên môn nghiệp vụ
và kinh nghiệm giải quyết mà các Tòa án cấp huyện chưa thể đáp ứng trong lĩnhvực kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thâm quyền dân sự sơ tham của TAcấp tinh, bao gồm:
- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân,
tô chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận;
- Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty với nhau liên quanđến việc thành lập, hoạt động giải thé, sap nhap, hop nhất, chia tach, chuyén đôihình thức tô chức của công ty;
- Các yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyếtcác vụ tranh chấp theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại Các vụviệc này được quy định cụ thé tại Điều 340 BLTTDS yêu cau chỉ định, thay đổiTrọng tài viên; Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời; Hủyquyết định trọng tài; Các việc dân sự khác mà pháp luật về Trọng tài thương mại
Việt Nam có quy định.
- Các tranh chấp lao động tập thé giữa tập thé lao động với người sử dunglao động đã được Hội đồng trọng tài lao động tỉnh, thành phó trực thuộc trungương giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ývới quyết định của Hội đồng trọng tài lao động về quyền và lợi ích liên quan đếnviệc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác; về việc thực hiệnthỏa ước lao động tập thé: về quyền thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn vàcác tranh chấp khác về lao động mà pháp luật có quy định
Trang 392.1.2.2 Về thấm quyén dân sự sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh doi với các vụviệc có đương sự, tài sản tranh chấp ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư
pháp ra nước ngoài
Theo lý luận phân tích tại Chương 1 thi đây là những trường hợp được coi
là phức tạp do cần phải xác minh hoặc ủy thác tư pháp ra nước ngoài Theo đó,Điều 34 BLTTDS sửa đổi thì đối với các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình,
kinh doanh thương mại, lao động có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc
cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại điện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam ở nước ngoài, cho TA nước ngoài thì không thuộc thâm quyền DSSTcủa TA nhân dân cấp huyện mà thuộc thâm quyền DSST của TA nhân dan cấp
tỉnh.
Nghị quyết 01/2005/NQA-HĐTP ngày 31/3/2005 hướng dẫn, giải thích thếnao là đương sự ở nước ngoài, tài sản ở nước ngoài và cần phải ủy thác tư pháp
Cụ thể là:
- Đương sự ở nước ngoài được hiểu là các trường hợp sau: Đương sự là cá
nhân không phân biệt là người nước ngoài hay người Việt Nam mà không có
mặt tại Việt Nam vào thời điểm TA thụ lý vụ việc dân sự; đương sự là người
Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước ngoài hoặc người nước
ngoài không ở Việt Nam có mặt tai Việt Nam dé nộp don khởi kiện vu án dân sựhoặc đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự tại TA Cơ quan tô chức không phânbiệt là cơ quan, tổ chức nước ngoài hay cơ quan tổ chức Việt Nam mà không cótrụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam vào thời điểm TA thụ lý vụ
việc dân sự.
- Tài sản ở nước ngoài: Tài sản ở nước ngoài là tài sản được xác định theo
quy định của Bộ luật dân sự ở ngoài biên giới lãnh thô của nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam tại thời điểm TA thụ lý vụ việc dân sự
- Can ty thác tư pháp ra nước ngoài: Cần ủy thác cho cơ quan lãnh sự của
Việt Nam ở nước ngoài, cho TA nước ngoài là trường hợp trong quá trình giải
quyết vụ việc dân sự cần phải tiễn hành một hoặc một số hoạt động tố tụng dân
sự ở nước ngoài, ma TA Việt Nam không thể thực hiện được, cần phải yêu cầu
cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện hoặc đề nghị TA nướcngoài thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gianhập hoặc theo nguyên tắc có đi có lại
Trang 40Tuy nhiên, dé tạo điều kiện thuận lợi cho TA cấp tỉnh trong việc giải quyếtnhanh chóng vụ việc dân sự nên Điều 412 BLTTDS và tiểu mục 4.4 Nghị quyết
số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của Hội đồng Thâm phán TAND tối caocũng đã có những quy định về việc không thay đổi thâm quyền của TA cấp tỉnh
Cu thé là đối với vụ việc dân sự được TAND cấp tỉnh thụ lý giải quyết đúngthâm quyền, trong quá trình giải quyết dù có sự thay đôi không còn đương sự, tàisản ở nước ngoài và không cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự củaViệt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoai thì TAND cấp tinh đã thụ lý vẫntiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó
Việc quy định như trên nhằm tạo điều kiện cho đương sự, tránh lãng phíthời gian của đương sự cũng như của TA trong việc vụ việc đó nếu phải chuyển
đi TA khác thì vụ việc sẽ được giải quyết gần như lại từ đầu, gây mất thời gian,lãng phí chi phí của đương sự khi tham gia tố tụng
Ngoài các trường hợp nêu trên thì theo điểm b khoản 1 Điều 34 BLTTDS,
TA cấp tỉnh còn có thâm quyền sơ thâm đối với các yêu cầu công nhận và chothi hành tại Việt Nam bản án, quyết định về dân sự của Tòa án nước ngoai,Trọng tài nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định đó Xét về banchất thì đây là những vụ việc có yếu tô nước ngoài và đôi khi có thể trùng lặp vềtiêu chí một bên đương sự đang ở nước ngoài, cần phải ủy thác tư pháp như các
vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động khác Do
vậy, các yêu cầu này có thé được xếp vào tiêu mục 2.1.2.2 Theo đó, TA cấp tỉnhcòn có thâm quyên sơ thâm đối với các trường hợp sau :
- Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định vềdân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính củaTòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyếtđịnh về tài sản trong bản ấn, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nướcngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam;
- Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định về
hôn nhân và gia đình cua Toa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án,
quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu
thi hành tại Việt Nam;
- Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định laođộng của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động
của Tòa án nước ngoài mà không có yêu câu thi hành tại Việt Nam; Yêu câu