1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Thẩm quyền dân sự của Tòa án nhân dân - So sánh pháp luật CHXHCN Việt Nam với pháp luật CHDCND Lào

82 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HONGSENG LAOSAISER

Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự Mã số: 60380103

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYÊN CÔNG BÌNH

HÀ NỘI - 2016

Trang 2

Trong hai năm hoc cao học tại trường Dai hoc Luật Ha Nội, tac gia luận văn đã được học và sinh sống trong môi trường giáo duc tốt nhất Việt Nam Với lòng say mê học hỏi và yêu mén đất nước, con người Việt Nam, tác giả luận văn đã rất vinh dự được học tập ở trường Dai học Luật Hà Nội Tác gia luận văn xin chan thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến tập thé cán bộ, giáo viên trường Dai học Luật Hà Nội và khoa sau Đại học trường Đại học Luật Hà Nội Đặc biệt là thay

TS Nguyên Công Bình đã hướng dân, chi bảo tận tình cho tác giả luận văn trong

quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp.

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

HONGSENG LAOSAISER

Trang 3

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ của giáo viên hướng dẫn khoa học và các đồng nghiệp Các số liệu nêu trong luận

văn là trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa được ai công bố

trong bất kỳ công trình nào.

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

HONGSENG LAOSAISER

Trang 4

1 BLTTDS : Bộ luật tố tụng dân sự 2 CHDCND : Cộng hòa dân chu nhân dân3 CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

4 HDTPTANTC : Hội đồng thâm phán Tòa án nhân dân tối cao 5 LTCTAND : Luật Tổ chức Tòa án nhân dân

6 TAND : Toa án nhân dân

7 TANDTC : Tòa án nhân dân tối caoTTDS : Tố tụng dân sự

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

Chương 1: NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE THÂM QUYEN DAN

SU CUA TOA AN

Khái niệm, phân loại và ý nghĩa của việc phân định thẩm quyền

dân sự của Tòa án

Khái niệm thâm quyền dân sự của Toà án Phân loại thẩm quyền dân sự của Tòa án

Ý nghĩa của việc phân định thẩm quyền dân sự của Tòa án

Sơ lược sự phát triển các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Lào và các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về thẩm quyền dân sự Tòa án

Sơ lược sự phát triển các quy định của pháp luật tô tụng dân sự Lào về thầm quyền dan sự Tòa án

Sơ lược sự phát triển các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về tham quyền dân sự Tòa án

Chương 2: SO SÁNH CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TÓ TUNG DAN SỰ VIỆT NAM VÀ CÁC QUY ĐỊNH CUA PHÁP

LUẬT TO TUNG DAN SU VE THÂM QUYEN DÂN SỰ CUA TOA AN

Các quy định của pháp luật tố tung dân sự Lao va pháp luật tố tụng dân sự Lào Việt Nam về thẩm quyền dân sự của Tòa án theo

loại việc

Các quy định tương đồng của pháp luật tố tụng dân sự Lào và pháp luật tô tụng dân sự Lào Việt Nam về thầm quyền dân sự của Tòa án theo

loại việc

Các quy định khác biệt của pháp luật tố tụng dân sự Lào và pháp luật tố tụng dân sự Lào Việt Nam về thâm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc

Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Lào và pháp luật tố tụng

Trang 6

Các quy định tương đồng của pháp luật tố tụng dân sự Lào và pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về thâm quyền dân sự của Tòa án các cấp Các quy định khác biệt của pháp luật tố tụng dân sự Lào và pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về thâm quyền dân sự của Tòa án các cấp

Các quy định của pháp luật tố tung dân sự Lào và pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về thâm quyền dân sự của Tòa án theo lãnh thé

Các quy định tương đồng của pháp luật tô tụng dan sự Lào và pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về thâm quyền dân sự của Tòa án theo lãnh thé

Các quy định khác biệt của pháp luật tố tụng dan sự Lào và pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về thâm quyền dân sự của Tòa án theo lãnh thé

Chương 3: YÊU CAU, PHƯƠNG HUONG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN

THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TÓ TỤNG DÂN SỰ

LAO VE THAM QUYEN DAN SỰ CUA TOA ÁN

Yêu cầu và phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Lào về thẩm quyền dân sự của Toà án

Yêu cầu hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Lào về thâm quyền dân sự của Toà án

Phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật tổ tụng dân sự Lào về thẩm quyền dân sự của Toa án

Các giải pháp về hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Lào về thắm quyền dân sự của Toà án

Các giải pháp về hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Lào về thâm quyền dân sự của Toà án theo loại việc

Các giải pháp về hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Lào về thẩm quyền dân sự của Toà án các cấp

Các giải pháp về hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Lào về thâm quyền dân sự của Toà án theo lãnh thổ

Trang 7

LOI NOI DAU 1 Tinh cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Trong điều kiện nền kinh tế - xã hội ở Lào, hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật tố tụng dân sự (TTDS) nói riêng là một nhu cầu khách quan nhằm đáp ứng yêu cầu trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự đang ngày càng gia tăng cả về số lượng cũng như tinh chất phức tạp của từng loại vụ việc Quá trình xây dung và hoàn thiện pháp luật TTDS về thẩm quyền dân sự của Tòa án nhân dân (TAND) nhằm nâng cao chất lượng xét xử của Toà án, đảm bảo cho việc giải quyết các vụ việc dân sự được

nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật.

Việt Nam là quốc gia cùng năm trong khối ASEAN, có trình độ lập pháp tương đối tiên tiến Nghiên cứu thầm quyền dân sự của TAND nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCN) là sự tiếp thu, kế thừa những ưu điểm, thành công trong quá trình xây dựng pháp luật TTDS về thâm quyền dân sự của TAND của CHXHCN Việt Nam đồng thời khắc phục những hạn chế nói riêng Qua đó rút ra những bài học, kinh nghiệm trong quá trình xây dựng, hoàn thiện những quy định của pháp luật TTDS về thâm quyền

dân sự của TAND của Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào Trong giai đoạn

hiện nay cả hai nước Lào và Việt Nam đều tiễn hành cải cách tư pháp, sửa đôi, bố sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật TTDS Tham quyền dân sự của TAND là một trong những van dé quan trong chi phối quá trình sửa đổi, bố sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật TTDS của Lào và hệ thống pháp luật TTDS của Việt Nam Vì vậy, rất cần phải nghiên cứu thầm quyền dân sự của TAND một cách day đủ và toàn diện.

Từ những lý do đã nêu trên, cho thay việc lựa chọn dé tài “Thdm quyên dân sự của Tòa an nhân dan — So sảnh pháp luật CHXHCN Việt Nam với pháp luật CHDCND Lào ” làm đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sỹ luật học là hết sức cần thiết cả về phương diện lý luận và thực tiễn, đáp ứng với yêu cầu cải cách tư pháp và xây dựng, hoàn thiện pháp luật; phù hợp với định hướng sửa đôi, bố sung Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) của Nhà nước Việt Nam và Lao, cũng như dé khang định những thành công và chỉ ra những

Trang 8

nhược điểm, bất cập nhằm khắc phục, hoàn thiện lĩnh vực pháp luật này Điều này có tác

dụng đảm bảo cho công tác xét xử của các TAND được khách quan, toàn diện và chínhxác.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Thâm quyền dân sự là một van đề lớn của TTDS, có nhiều nội dung khác nhau và luôn mang tính thời sự Ở Việt Nam, trước và sau khi BLTTDS năm 2004 được ban hành đều có nhiều công trình nghiên cứu pháp luật về vấn đề này Trước khi BLTTDS năm 2004 được ban hành có một số công trình nghiên cứu đã được công bồ như sau:

- Luận án tiến sĩ luật học của tác giả Đào Văn Hội đề tài: “Giải quyết tranh chấp kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam” bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà

Nội năm 2003;

- Luận án tiến sĩ luật học của tác giả Nguyễn Thị Kim Vinh với đề tài “Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng con đường tòa án ở Việt Nam” bảo vệ tại

Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2003;

- Bài “Xác định thâm quyên theo vụ việc của Tòa án” của Tiên sĩ Phan Chí Hiêu

đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 2 năm 2004.

Sau khi BLTTDS năm 2004 được ban hành và đặc biệt sau Luật Sửa đôi, bỗ sung một số điều của BLTTDS được ban hành thì cũng có nhiều công trình nghiên cứu pháp

luật về van dé này được công bô như:

- Bài “Thâm quyền giải quyết kinh doanh theo BLTTDS 2004” của tác giả Viên Thế Giang đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 12 năm 2005;

- Bài “Thâm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh theo BLTTDS và các vấn đề đặt ra trong thực tiễn thi hành” đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 10 năm 2005 và bài “Thực trạng pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh ở Việt Nam” của tiến sĩ Phan Chí Hiếu đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 12 năm 2005;

Trang 9

- Bài “Tham quyền giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại và lao động theo BLTTDS 2004” của Thạc sĩ Trần Đình Khánh đăng trên Tạp chí Kiểm sát Viện

kiêm sát nhân dân tôi cao sô 5 năm 2005;

- Bài “Về thâm quyên giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại của Tòa án theo BLTTDS 2004” của tác giả Vũ Thị Hồng Vân đăng trên Tạp chí Luật học Trường Đại học Luật Hà Nội số 4 năm 2008;

- Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Thị Lai dé tài: “Phân định thẩm quyền sơ thâm dân sự giữa các Toa án”, bảo vệ tại Khoa Luật, Dai học Quốc gia Hà Nội

năm 2012;

- Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Thị Hiên đề tài: “Thâm quyền dân sự theo loại việc của Toà án về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mai,” bảo vệ tai

Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2014.

Ở Lào, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về thâm quyền dân sự của TAND Tuy vậy, cũng có một số công trình đáng chú ý như sau: Khóa luật tốt nghiệp đề tài: “Tìm hiểu pháp luật TTDS của CHDCND Lào” của Poumy Sinlatanathamatheva, bảo vệ tại Khoa Luật Đại học Quốc gia Lào năm 2007; khóa luật tốt nghiệp dé tài: “Tham quyén dân sự của Toà án theo Luật Tố tụng dân sự của CHDCND Lào” của Somphone Sibounhueng, bảo vệ tại Khoa Luật Dai học Quốc Gia Lào năm 2009

Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học này cho thấy với những mục tiêu và nhiệm vụ khác nhau, những công trình nghiên cứu này chủ yếu nêu các quy định của pháp luật về tố tụng dân sự Việt Nam và các quy định của pháp luật về TTDS Lao mà chưa đi sâu so sánh một cách day đủ và có hệ thống giữa các quy định về thâm quyền dân sự theo pháp luật TTDS của Việt Nam với các quy định về thẩm quyền dân sự theo pháp luật TTDS của Lào Nhiều vấn đề liên quan đến thâm quyền dân sự của TAND chưa được đề cập nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện hoặc có đề cập nghiên cứu nhưng

mức độ nghiên cứu chưa sâu.

Trang 10

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

Đối tượng nghiên cứu dé tài là những van dé lý luận về thâm quyền dân sự của Tòa án, các quy định của pháp luật TTDS Việt Nam và các quy định của pháp luật TTDS

Lào về thâm quyên dân sự của Tòa án.

Đề tài có nội dung nghiên cứu rộng, trong khuôn khô của luận văn thạc sỹ luật học việc nghiên cứu chi tập trung vào nghiên cứu một số van dé lý luận cơ bản về thẩm quyền dân sự như khái niệm thâm quyền dân sự, phân định thẩm quyền dân sự và ý nghĩa của phân định thâm quyền dân sự, các quy định của pháp luật TTDS Lào và Việt Nam hiện

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài

Khi nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật và các phương pháp nghiên cứu nghiên cứu khoa học cụ thể như phương pháp phân

tích, phương pháp diễn giải, phương pháp thực tiễn, phương pháp so sánh v.v Đặc biệt,

dé thực hiện được mục đích của việc nghiên cứu đề tài tác giả đã chú ý tới việc sử dụng phương pháp so sánh dé thấy rõ sự tương đồng và khác biệt giữa các quy định về thẩm quyền dân sự của pháp luật TTDS Lao và các quy định về thâm quyền dân sự của pháp

luật TTDS Việt Nam.

5 Mục đích và nhiệm vu của việc nghiên cứu dé tài

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về thầm quyền dân sự của Tòa án, sự khác biệt và tương đồng giữa các quy định của pháp luật TTDS Lào và các quy định của pháp luật TTDS Việt Nam về thầm quyền dân sự của Tòa án, đặc biệt thay duoc su bat cap trong cac quy dinh cua phap luat TTDS Lao vé tham quyền dân sự của Tòa án từ đó đề xuất phương hướng va những giải pháp cu thé nhằm hoàn thiện pháp luật TTDS Lào về thâm quyền dân sự của Tòa án.

Trang 11

Đề đạt được các mục dich trên, việc nghiên cứu đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu những van dé lý luận về thẩm quyền dân sự của Tòa án, phân tích và so sánh các quy

định pháp luật TTDS hiện hành của Lào và các quy định pháp luật TTDS hiện hành của

Việt Nam về thâm quyền dân sự của Tòa án, đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật TTDS hiện hành của Lào về thâm quyền dân sự của Tòa án, tìm ra phương hướng và giải pháp cụ thê nhằm hoàn thiện pháp luật TTDS Lào về thẩm quyền dân sự của Tòa án.

6 Những đóng góp mới của Luận văn

Luận văn đã có những đóng góp mới cho khoa học chuyên ngành luật dân sự và tô

tụng dân sự ở những điêm sau:

- Luận văn đã hệ thống hóa được những van đề lý luận cơ bản về thâm quyền dân sự của Tòa án, làm rõ được nội dung các quy định pháp luật TTDS Lào và Việt Nam về

thâm quyên dân sự của Tòa án;

- Luận văn đã phân tích, so sánh một cách đầy đủ và có hệ thống các quy định pháp luật TTDS hiện hành của Lào và Việt Nam về thâm quyền dân sự của Tòa án;

- Luận văn đã chỉ rõ những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật TTDS Lào về thâm quyền dân sự của Tòa án đồng thời đã tìm ra phương hướng và các giải pháp khắc phục nhăm hoàn thiện pháp luật TTDS Lào về thâm quyền dân sự của Tòa

7 Kết cầu của Luận văn

Ngoài Lời nói đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm ba chương là :

Chương I Những vấn đề lý luận về thâm quyền dân sự của Toà án

Chương II So sánh các quy định của pháp luật TTDS Việt Nam và các quy định của pháp luật TTDS Lào về thâm quyền dân sự của Tòa án

Chương III Yêu cầu, phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật TTDS Lào

vê thâm quyên dân sự của Tòa án

Trang 12

Chương 1

NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE THÁM QUYEN DÂN SỰ CUA TOA ÁN

1.1 KHÁI NIỆM THÂM QUYEN DÂN SỰ, PHAN CHIA THÂM QUYEN DAN SỰ VÀ Y NGHĨA CUA VIỆC PHAN CHIA THÂM QUYEN DAN SỰ CUA TÒA ÁN

1.1.1 Khái niệm thẩm quyền dân sự của Toà án

Theo từ dién tiếng Việt, “thâm quyền” là “quyền xem xét dé kết luận và định đoạt

một van dé theo pháp luat’”’, còn theo từ điển Luật học thi “thâm quyền là tong hợp các quyền và nghĩa vụ hành động, quyết định của các cơ quan, tô chức thuộc hệ thống bộ

máy Nhà nước do pháp luật quy định” Như vậy, khái niệm thâm quyền gồm hai nội

dung chính là quyền hành động và quyền quyết định Quyền hành động là quyền được làm những công việc nhất định; quyền quyết định là quyền giải quyết công việc đó trong

phạm vi pháp luật cho phép.

Từ điển Luật học của Trường Đại học Quốc gia Lào định nghĩa “thâm quyền” là quyền chính thức được xem xét để kết luận và định đoạt, quyết định một vấn đề Cũng theo Từ điển này thì thâm quyền gắn liền với quyền và nhiệm vụ mà pháp luật quy định cho cơ quan Nhà nước, người năm giữ những chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan đó đê thực hiện chức năng và nhiệm vụ của họ.

Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác — Lênin thì mỗi cơ quan nha nước có thâm quyền hoạt động trong một lĩnh vực nhất định Pham vi hoạt động và quyền năng pháp lý của các cơ quan nha nước do pháp luật quy định được hiểu là thâm quyền của các cơ quan nhà nước đó Trong hệ thống các cơ quan tư pháp thì Toà án là cơ quan thực hiện

quyên tư pháp chủ yêu Toà án thực hiện thâm quyên của mình trong việc xét xử các vụ

' Hoàng Phê, Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, năm 1998, tr.7

? Boun Sengkham Inmedy (2003), Một số van dé dat ra trong hoạt động của co quan toa án nhân dân Lao, Nxb.Quốcgia, Viêng Chăn, tr 14.

” Từ điển Tiếng Lào Nxb.Chính tri.2006, tr.125-126.

Trang 13

án hình sự, dân sự, hành chính và các việc khác theo quy định của pháp luật đê bảo vệpháp luật, bảo đảm sự công băng xã hội Việc nghiên cứu đê đưa ra khái niệm khoa họcvê thâm quyên của Toà án và và thâm quyên dân sự của Toa án có ý nghĩa thiệt thựctrong việc xây dung và thực hiện các quy định vê thâm quyên của toà án.

Trong khoa học pháp lý, thâm quyền về cơ bản được hiểu với nghĩa tương tự ở Việt Nam và Lào đó là thâm quyền được hiểu tổng hợp các quyền và nghĩa vụ hành động, quyết định của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống bộ máy nhà nước do pháp luật quy định Ở một số nước trên thế giới, thuật ngữ này cũng được sử dụng với nghĩa tương tự Chang han, trong Từ điển Luật học của Pháp, thuật ngữ tham quyền (competence) được hiểu là khả năng mà pháp luật trao cho cơ quan công quyên (autorite publique) hoặc cơ quan tài phán (Juridiction) thực hiện công việc nhất định hoặc thâm cứu và xét xử một vụ kiện” Trong từ điển Luật học của Mỹ, thâm quyền được hiểu là một khả năng cơ bản và tối thiếu dé cơ quan công quyền xem xét và giải quyết một việc gi theo pháp luật” Điểm chung về thấm quyền của Toà án đều được các nước thừa nhận là quyền xem xét giải quyết các vụ việc trong phạm vi pháp luật cho phép và quyền hạn trong việc ra các quyết định khi giải quyết vụ việc đó Quyền xem xét giải quyết vụ việc và quyên ra các quyết định khi giải quyết vụ việc đó là hai nội dung quan trọng có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành thầm quyền của toà án.

Trên thé giới, về cơ bản các nhà lý thuyết về t6 tụng của các nước theo hệ thống Châu Âu lục địa va các nước theo hệ thong Anh — Mỹ đều dé cập van đề thẩm quyền của Toà án trong tô tụng dân sự dưới hai góc độ là thâm quyền theo loại việc và thầm quyền theo phạm vi lãnh thổ Theo cách tiếp cận này, thâm quyền của Toà án được hiểu là khả

năng của Toà án trong việc xem xét giải quyết một vụ kiện căn cứ vào bản chất của vụ

việc (thâm quyên theo loại việc) cũng như căn cứ vào phạm vi lãnh thé (thầm quyền theo lãnh thô)”.

* Nhà xuất bản Tư pháp (2006) Từ điển Luật học, tr 122.” Nxb Dalloz (2011), Lexique des termes juridiques, tr.298.° Nxb Publishing Co (2011), Black law, tr.232-233.

Trang 14

O Lao va Viét Nam, tham quyén dân su được nhìn nhận có sự khác biệt với quốc tế do có những đặc thù riêng biệt về tổ chức hệ thống Toà án ở hai quốc gia và có sự riêng biệt giữa Việt Nam và Lào Nhưng nhìn chung khái niệm về thẩm quyền của Toà án đều được tiếp cận dưới ba góc độ là thẩm quyên theo loại việc, thẩm quyền của Toà án các cấp và thầm quyền của Toà án theo lãnh thé Từ đó, có thé hiểu thâm quyền là tong hợp các quyền mà pháp luật quy định cho cơ quan, tô chức thuộc hệ thống bộ máy Nhà nước được thực hiện những hành vi và ra những quyết định pháp lý nhất định trong phạm vi luật định.

Khác với thâm quyên xét xử hành chính và thâm quyên xét xử hình sự của Toà án,thâm quyên dân sự của Toà án có những đặc trưng sau:

- Toa án nhân danh quyên lực nhà nước, độc lập trong việc xem xét giải quyét vara các phán quyêt đôi với các vụ việc phát sinh từ các quan hệ mang tinh tài sản, nhânthân được hình thành trên cơ sở bình dang, tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận giữa cácchủ thê với nhau;

- Thâm quyền dân sự của Toà án được thực hiện theo thủ tục tố tụng dân sự Do vậy, ngoài việc phải tuân thủ các nguyên tắc chung về tố tụng như Toà án độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, đảm bảo sự vô tư, khách quan v.v thì toà khi xem xét giải quyết các vụ việc dân sự phải tôn trọng và đảm bảo quyền tự định đoạt của các đương sự Pham vi xem xét giải quyết và quyền quyết định của Toà án được giới hạn bởi những yêu cầu mà đương sự đưa ra cũng như trên cơ sở sự thoả thuận của họ về những van đề co tranh chấp.

Từ những phân tích trên đây có thé rút ra kết luận: “7ẩm quyên dan sự của Toà án là quyén xem xét giải quyết các vụ việc và quyên hạn ra các quyết định khi xem xét giải quyết các vụ việc đó theo thủ tục tô tung dân sự của Toà an”.

1.1.2 Phân loại thắm quyền dân sự của Tòa án

Thâm quyên dân sự của Toà án gan liên với thâm quyên của Toa án trong việc thực hiện thủ tục giải quyết một vụ việc dân sự cụ thé theo trình tự sơ thâm, phúc thẩm,

Trang 15

giám đôc thâm, tái thâm Tuy nhiên, dé tránh việc chong chéo trong việc thực hiện thâmquyên dân sự của Tòa án thì cân có sự phân định cụ thê các loại thâm quyên dân sự củaTòa án như phân định vê thâm quyên dân sự theo loại việc, thâm quyên của Tòa án theocâp, thâm quyên theo lãnh thô, theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu câu.

- Tham quyên dân sự của Toà án theo loại việc

Để phân biệt thâm quyền của Toà án với thâm quyền của các cơ quan, tổ chức khác trong việc giải quyết các vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội; phân định thẩm quyền của Toà án trong việc giải quyết các loại việc theo thủ tục tố tụng dân sự với thâm quyền của Toà án trong việc giải quyết các loại việc theo thủ tục tố tụng hình sự và tố tụng hành chính; pháp luật TTDS đã quy định thẩm quyền dân sự của Toa án theo loại việc Tham quyền dan sự của Toa án theo loại việc là thẩm quyền của Toà án trong việc thụ lý, giải quyết các vụ việc theo thủ tục tố tụng dân sự Theo quy định tại Điều 102 Hiến pháp năm 2013, Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (LTCTAND) năm 2014, Điều 1 BLTTDS năm 2015 của Việt Nam thì Tòa án có thâm quyền giải quyết các vụ án

và các việc dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động theo quy định

của pháp luật TTDS Điều 78 Hiến pháp Lào năm 2008, Điều IBLTTDS năm 2012 của Lào năm 2012 quy định Toà án có thâm quyền giải quyết các vụ án và các vụ việc dân

sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động theo thủ tục pháp lý.

- Thẩm quyên dân sự của Toà án theo cấp

Khi tranh chấp dân sự, căn cứ vào thâm quyền chung về dân sự của Toà án, được xác định là thuộc thâm quyền giải quyết về dân sự của Toà án thì tranh chấp đó sẽ thuộc thâm quyên giải quyết sơ thẩm của Toa án cấp nao trong hệ thống toà án Toa án sơ thâm sẽ tiễn hành tất cả những công việc, những thủ tục dé thụ lý vụ án, chuẩn bị xét xử và xét xử vụ án theo thủ tục sơ thâm Theo quy định của pháp luật hiện hành của hai nước, trong hệ thống Toà án Việt Nam có TAND cấp huyện, TAND cấp tỉnh, TAND cấp cao, Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC); trong hệ thống Toà án Lào có Toà án khu vực, Toà án tỉnh, Toa án miền, TANDTC Việc quy định Toà án cấp nào có thấm quyền giải quyết một vụ

Trang 16

việc dân sự cụ thê được gọi là thâm quyên vê dan sự của các Toà án các cap Từ đó có thê

đưa ra kết luận: Thâm quyên giải quyết vụ việc dân sự của các Toa án các cap là quyêncủa từng câp Toà án trong hệ thông Toà án thực hiện các thủ tục giải quyêt một vụ việc

dân sự cụ thé theo thủ tục pháp lý.

- Tham quyên dân sự của Toà án theo lãnh thổ và theo sự lựa chọn của nguyên

đơn, người yêu cau

Do hệ thống tổ chức của Toà án có nhiều Tòa án khác nhau, sau khi xác định thâm quyền giải quyết của Toà án theo cấp, đã xác định được vụ án thuộc thâm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thâm của Toà án cấp huyện hay Toà án cấp tỉnh (Việt Nam), giải quyết theo thủ tục sơ thâm của Toà án cấp khu vực hay Toà án cấp tỉnh (Lào), còn cần thiết phải xác định vụ việc dan sự thuộc thẩm quyên giải quyết của Toà án nào trong cấp Toà án đó Ví dụ, khi một tranh chấp dân sự, căn cứ vào thầm quyền của Toà án các cấp, được xác định là thuộc thâm quyền giải quyết của Toà án cấp huyện, thì còn phải xác định Toà án huyện nào, huyện A hay huyện B hay huyện C có thâm quyên giải quyết vụ án Đây là loại thâm quyền dân sự theo lãnh thổ, được xác định trên cơ sở Toà án có điều kiện thuận lợi nhất cho đương sự tham gia vào việc giải quyết vụ án Vậy thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự theo lãnh thé của Toà án là quyền của một Toà án cụ thé trong hệ thống Toà án được thực hiện thủ tục giải quyết một vụ việc dân sự cụ thê theo quy

định của pháp luật.

Mục đích của xác định thâm quyền giải quyết vụ việc dân sự theo lãnh thổ là xác định Toà án cụ thé có thấm quyền giải quyết một vụ việc dân sự theo thủ tục sơ thâm sơ thâm với những điều kiện nhất định Đó là các điều kiện dựa trên dấu hiệu về lãnh thỏ, liên quan đến nơi cư trú của đương sự, nơi có tài sản tranh chấp và nơi đặt trụ sở của Toà án Ngoài việc xác định Toà án có thâm quyền giải quyết vụ án theo dấu hiệu lãnh thé, còn một loại thâm quyên giải quyết của Toa án được xác định theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu Căn cứ vào đặc điểm, tính chất của loại vụ việc mà đương sự có yêu cầu Toa án giải quyết một vụ việc dân sự, nếu thoả mãn những điều kiện được quy định trong pháp luật thì nguyên đơn, người yêu cầu có quyền lựa chọn Toà án giải quyết

Trang 17

vụ việc dân sự theo thủ tục sơ thâm Như vậy, thầm quyền giải quyết vụ việc dân sự theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu là quyền của một Toà án cụ thé trong hệ

thống Toà án được thực hiện thủ tục giải quyết một vụ việc dân sự cụ thé theo thủ tục sơ thâm trên cơ sở sự lựa chọn của nguyên đơn.

Thâm quyền của Toa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu thé hiện một trong những đặc tinh của thâm quyền dân sự của Toà án, đó là loại thẩm quyền được hình thành không phải chỉ trên cơ sở của pháp luật mà còn trên cơ sở quyền định đoạt và sự lựa chọn của đương sự Nếu thâm quyền của các Toà án các cấp xác định cấp Toà án có thâm quyền giải quyết vụ việc dân sự theo thủ tục sơ thâm, phân cấp thâm quyền sơ thấm vụ việc dân sự giữa Toà án các cấp trong hệ thống Toà án; thì thẩm quyền theo lãnh thổ và thẩm quyền theo sự lựa chon của nguyên đơn, người yêu cầu xác định một Toa án cụ thể trong cùng một cấp Toa án có thâm quyên giải quyết vụ việc dân sự theo thủ tục sơ thâm, phân định thâm quyền sơ thẩm vụ việc dân sự giữa các Toà án trong cùng một cấp

Toà án.

1.1.3 Ý nghĩa của việc phân định thẩm quyền dân sự của Tòa án

Ngành Toà án không thê hoạt động có hiệu quả, hoạt động của bộ máy Toà án sẽ rỗi loan, dam chân lên nhau nếu không phân định rõ thâm quyền theo loại việc, thâm quyền theo lãnh thé và thẩm quyền của các cấp Toà án hay phân định không hợp lý thâm quyền giữa các Toà án Vì vậy, việc phân định thâm quyền của Toà án một cách chính xác, thật sự khoa học sẽ tránh được sự chồng chéo khi thực hiện nhiệm vụ giữa Toà án với các co quan nhà nước khác, giữa các Toà án với nhau, góp phần làm cho các Toà án giải quyết đúng đắn, có hiệu quả các vụ việc dân sự Bên cạnh đó việc phân định thâm quyền giữa các Toà án một cách khoa học, hợp lý còn tạo điều kiện thuận lợi cho các bên đương sự tham gia tố tụng, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tiết kiệm được thời gian, công sức, các chỉ phí, giảm bớt các phiền hà cho đương sự và cho cả Toà

an.

Trang 18

Việc phân định thâm quyền một cách hợp lý, khoa học tạo điều kiện cho các Thâm phán tích luỹ kinh nghiệm, có kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực mà Thâm phán đảm nhận Ngoài ra, còn có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định những điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết của đội ngũ cán bộ ở mỗi Toà án và các điều kiện khác trên cơ sở đó có kế hoạch dao tạo, bồi dưỡng cán bộ của Tòa án để họ đáp ứng các yêu cầu của

nhiệm vụ và thực hiện được nhiệm vụ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án.

1.2 SƠ LƯỢC SỰ PHÁT TRIÊN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TÓ TỤNG DAN SỰ LAO VA CÁC QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUAT TO TUNG DAN SỰ LAO VIỆT NAM VE THAM QUYEN DÂN SỰ CUA TOA AN

1.2.1 Sơ lược sự phat triển các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Lào về thắm quyền dân sự Tòa án

1.2.1.1 Giai đoạn từ năm 1977 đến năm 2012

Việt Nam và Lào đều là hai quốc gia đang phát triển nhưng mỗi quốc gia có một nét đặc thù riêng về mặt lịch sử, kinh tế — xã hội Chính vì vậy mà sự phát triển pháp luật nói chung, pháp luật về thâm quyền dân sự của TAND nói riêng cũng có những điểm riêng biệt Thông qua việc nghiên cứu tiến trình phát triển pháp luật TTDS Lào, ta có thé

sơ lược như sau:

Sau những cuộc kháng chiến trường kỳ giành độc lập dân tộc, giải phóng đất nước Lào bắt tay vào xây dựng kinh tế- xã hội trong đó chú trọng xây dựng pháp luật Đề điều chỉnh các mối quan hệ xã hội ngày càng đa dạng và phức tạp, năm 1977 Hội đồng bộ trưởng Lào đã ban hành Nghị định số 119/1977/ND-HDBT quy định về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự của TAND các cấp, việc ban hành này đã thé hiện sự quan tâm của Nhà nước, xã hội đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và đánh dau một bước phát triển mới của pháp luật TTDS Tuy nhiên đó là văn bản pháp luật đầu tiên pháp điển hoá những nội dung căn bản của thục tục giải quyết các vụ án dân sự, mà không đề cập đên thâm quyên dân sự của Toà án.

Trang 19

Dat nước Lào bước vào giai đoạn phát triển kinh tế 5 năm lần thứ nhất từ năm 1978 đến năm 1983, các quan hệ kinh tế, đầu tư đã làm thay đôi căn ban bộ mặt nền kinh tế của Lào đồng thời đòi hỏi pháp luật phải điều chỉnh lĩnh vực này Ngày 19 tháng 12 năm 1979, Quốc hội nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào đã ban hành Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1979 Sự ra đời của Pháp lệnh này đã tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các tranh chấp kinh tế vốn được điều chỉnh chung theo Nghị định số 119/1977/NĐ-HĐBT về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự của TAND các cấp Tiếp đến, năm 1990, BLTTDS năm 1990 và Pháp lệnh Tổ chức TAND của Lao được ban hành trong đó có quy định về thẩm quyền dân sự của TAND BLTTDS năm 1990 gồm 5 phan, 16 chương, 268 Điều Mặc dù còn chưa hoàn chỉnh, có những quy định còn chưa cụ thé và chưa thật sự hợp lý làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động xét xử, ảnh hưởng đến mục đích của pháp luật TTDS là xử lý kịp thời, nhanh chóng tất cả các vụ án dân sự nhưng đây là văn bản pháp luật TTDS có hiệu lực cao đầu tiên của CHDCND Lào điều chỉnh các hoạt động giải quyết vụ việc dân sự của Toà án Trong Bộ luật này có các điều, từ Điều 19 đến Điều 48 quy định về thẩm quyền dân sự của Tòa án.

1.2.1.2 Giai đoạn từ năm 2012 đến nay

Đề hoàn thiện hệ thống pháp luật TTDS, Đảng Nhân dân cách mạng và Nhà nước Lào đã chủ chương sửa đổi BLTTDS năm 1990, trong đó có việc xác định lại thâm quyền dân sự của TAND Tại Nghị quyết Trung ương 5 khóa VII, quan điểm của Đảng nhân dân cách mạng Lào nêu rõ: “Sắp xếp lại các cơ quan của Toà án theo hướng gọn đầu mối, tiếp tục hoàn thiện thủ tục tố tụng dân sự tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận công lý nhằm đảm bảo bảo đảm cho Tòa án thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình,

từ đó bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức” Quan

điềm này được cụ thể hóa tại Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 02/01/1999 của Bộ Chính trị Lào: “Hoàn thiện pháp luật dân sự, bảo đảm quyền, lợi ich hợp pháp của công dân, tổ chức khi tham gia giao dịch, thúc đây các quan hệ dân sự phát triển lành mạnh; hoàn

TBoun Sengkham Inmedy (2003), Một số van dé đặt ra trong hoạt động của co quan toa án nhân dan Lao, Nxb.Quốcgia, Viêng Chan, tr 17-18.

Trang 20

thiện chế định thắm quyền dân sự của TAND các cấp ”Š Nghị quyết cũng nhấn mạnh việc xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thầm quyền và hoàn thiện tổ chức, bộ máy của các cơ quan tư pháp, trong đó thầm quyền dân sự của TAND tiếp tục được mở rộng

Trên tinh thần của Nghị quyết số 25-NQ/TW và những yêu cầu cải cách tư pháp, ngày 29/3/2004, Quốc hội Lào đã thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS (gọi tắt là BLTTDS sửa đổi, b6 sung), trong đó có những quy định về thẩm quyền dân sự của Tòa án BLTTDS sửa đổi, b6 sung có những sửa đổi quan trọng về thâm quyền theo loại việc; thâm quyền theo cấp và thâm quyền theo lãnh thổ và thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu mở ra một thời kỳ mới cho sự hoàn thiện và phát triển của chế định này trong pháp luật TTDS Lào.

Tuy nhiên trong giai đoạn này, các văn bản pháp luật của Lao còn mang nặng tinh

hình thức, chưa có tác dụng điều chỉnh nhiều quan hệ trong hoạt động giải quyết các vụ án dân sự của Toà án Trước nhu cau phát triển kinh tế-xã hội, hội nhập thế giới, sự gia tăng của các tranh chấp dân sự gây bất ôn cho chế độ Cộng hoà dân chủ, cho tổ chức, doanh nghiệp và công dân Lao và hoc hỏi kinh nghiệm xây dựng pháp luật TTDS nói chung và các quy định thẩm quyền dân sự của TAND nói riêng đặc biệt trong tình hình phát triển kinh tế — xã hội cẦn có một văn bản luật điều chỉnh các quan hệ nay theo hướng ngày càng hoàn thiện, ngày 24 tháng 8 năm 2012, Quốc hội CHDCND Lào đã thông qua BLTTDS năm 2012 Việc Quốc hội CHDCND Lào thông qua BLTTDS năm 2012 nhằm hoàn thiện hệ thông pháp luật TTDS Lào là tất yếu, phù hợp với xu thế phát triển quốc tế cũng như đáp ứng nhu cầu trong nước So với BLTTDS năm 1990, các quy định về thâm quyền dân sự của Tòa án có một số thay đổi như bổ sung Hội đồng tư pháp dân sự, Hội đồng tư pháp Lao động, Hội đồng tư pháp Gia đình, Hội đồng tư pháp Thương mại Cho đến nay, BLTTDS năm 2012 vẫn có hiệu lực và đang được Quốc hội của Lào xem

xét, sửa đôi, bô sung, trong đó có các quy định vê thâm quyên dân sự của Tòa an.

1.2.2 Sơ lược sự phát triển các quy định của pháp luật tổ tụng dân sự Việt Nam

về thâm quyên dân sự của Tòa ún

® Xoom Khay Xikha Chay (2002), Hoàn thiện pháp luật TTDS trong quá trình cải cách tư pháp hiện nay, Nxb.Tưpháp tr.57.

Trang 21

1.2.2.1 Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tam

Trước khi có BLTTDS, trong các văn bản pháp luật cũng như trong thực tế, thâm quyền dân sự của Toà án không được định nghĩa Dưới thời kỳ Pháp thuộc, tổ chức tư pháp ở Việt Nam rất phức tạp Bên cạnh Toà án của Việt Nam còn có các Toà án của Pháp được thiết lập ở Nam Kỳ và các thành phố khác như Hà Nội, Hai Phong, Nam Dinh, Vinh Toà án của Pháp có thâm quyền xét xử tất cả các việc có liên quan đến người Pháp, hoặc người nước ngoài được ưu đãi như người Pháp Toà án của Việt Nam chỉ có thâm quyền giải quyết những việc xảy ra giữa Người Việt Nam với nhau Tuy vậy, trong thời kỳ này pháp luật TTDS Việt Nam bước đầu đã có sự phát triển Những năm đầu thế kỷ XX, chính quyên phong kiến Việt Nam đã ban hành được hàng loạt các văn bản pháp luật có quy định về thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự như Bộ Bắc Kỳ pháp viện biên chế năm 1921, Bộ luật dân sự, thương sự tố tụng Bắc Kỳ năm 1921, Bộ Trung Kỳ pháp viện biên chế năm 1935, Bộ luật dân sự, thương sự tố tụng Trung Kỳ năm 1935 v.v Nhìn chung, các văn bản pháp luật này đã quy định tương đối đầy đủ, cụ thé được các vấn dé về TTDS, có tính đến điều kiện lịch sử Việt Nam lúc bấy giờ Thâm quyền dân sự của Toa án nói riêng vào thời ky này có thé được hiểu là tất cả những loại vụ việc thuộc thâm quyền giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự của toà án Tuy vậy, những quy định và nội dụng của chúng vẫn còn mang nặng tư tưởng phong kiến lạc hậu và nhiều dấu ấn của

BLTTDS năm 1807 của Pháp.

1.2.2.2 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 2004

Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra trang sử mới trong lịch sử

phát triển của dân tộc Việt Nam, lập ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng hoa, tại Điều 65 quy định: “Trong khi xét xử việc hình thì phải có phụ thẩm nhân dân để hoặc tham gia ÿ kién nếu là việc tiểu hình, hoặc cùng quyết định với thẩm phản nếu là việc đại hình ” Cùng với khái niệm việc hình là khái niệm việc hộ để chỉ những vụ việc thuộc thâm quyền giải quyết của Toà án Đây cũng là những thuật ngữ được sử dụng trong các Toà án dưới thời Pháp thuộc (trước năm 1945), cả ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ Về loại việc hộ, trong Sắc lệnh số 13-SL

Trang 22

ngày 24 thang 1 năm 1946 về tổ chức Toa án va các ngạch thẩm phan, đã chỉ rõ bao gồm

“các việc về dân sự và thương sự” (Điêu 3 và Điêu 17).

Các văn bản tố tụng trong thời kỳ tiếp theo đã chỉ rõ hơn về bản chất của việc dân sự thuộc thâm quyền giải quyết của toà án Đó là những việc thường có kiện tung, có tranh chấp về quyền lợi giữa các bên có yêu cầu, vì vậy những việc này còn được gọi là việc kiện Ví dụ, Sắc lệnh số 51 ngày 17 tháng 4 năm 1946 ấn định thâm quyền các Toà án và sự phân công giữa các nhân viên trong toà án, Điều 6 xác định thâm quyền xử về dân sự và thương sự của Toà án sơ cấp gồm “những việc kiện dân sự, thương sự về động sản mà giá ngạch do nguyên đơn định không quá 150 đồng” Sắc lệnh số 85—SL ngày 22 tháng 5 năm 1950 về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng, Điều 9 quy định: “TAND huyện họp thành hội đông hoà giải dé thử hoà giải tat cả các vụ kiện về dân sự và thương sự, kế cả việc xin ly di, trừ những vụ kiện mà theo pháp luật đương sự không có quyên diéu đình” Tuy những van đề về tố tung dân sự còn được các văn ban này quy định tan mạn nhưng đây là những quy định mang tính nguyên tắc đặt nền móng cho việc xây dựng hệ thống pháp luật TTDS nói chung và xây dựng chế định thắm quyền dân sự của TAND

nói riêng.

Đến năm 1959, sau khi Hiến pháp 1959 được ban hành, nhằm cụ thê hoá các quy định của Hiến pháp, LTCTAND năm 1960 được ban hành Điều 1, LTCTAND năm 1960

quy định: “Các TAND là những cơ quan xét xử của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

TAND xét xử những vụ án hình sự và dân sự để trừng trị những kẻ phạm tội và giải quyết những việc tranh chấp về dân sự trong nhân dân ” Thông tư số 01 —UB ngày 3 tháng 3 năm 1969 của TANDTC hướng dẫn việc viết ban án sơ thâm và phúc thấm hình sự và dân sự; Thông tư số 01/TTLT ngày 1 tháng 2 năm 1982 của TANDTC, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn về thủ tục giám đốc thẩm, Thông tư số 02/TTLT ngày 1 tháng 2 năm 1982 của TANDTC, VKSNDTC hướng dẫn về thủ tục tái thâm đều quy định “ tdt cả những việc hình sự và dân sự, được xác định thuộc thẩm quyên giải quyết của Toà án” Trong giai đoạn này thâm quyền dân sự của Toà án bao gồm các tranh chấp về quyền, lợi ích giữa các đương sự trong các quan hệ về dân sự, hôn nhân và gia đình

gọi chung là việc kiện vê dân sự Ngoài những việc kiện vê dân sự, Toa án cũng giải

Trang 23

quyết cả những việc không có sự tranh chấp về quyền lợi, vi du yêu cầu xác định người thất tụng (người mất tich), xác định người đã chết Đây là những loại việc đặc biệt mà trên cơ sở phán quyết của Toà án, sẽ phát sinh những quan hệ pháp luật mới Ví dụ, bằng phán quyết của Toà án về việc công dân đã chết, sẽ làm phát sinh quan hệ thừa kế hoặc về nhân than, người vợ hay người chồng của người chết được phép kết hôn mới Có thê thấy được rằng, thâm quyền dân sự của Toà án trong thời kỳ này là rất rộng, bao gồm những tranh chấp và những loại việc phát sinh trong quan hệ pháp luật dân sự liên quan đến đời sống cá nhân về tài sản và nhân than của con người, như các tranh chấp phát sinh

trong quan hệ dân sự, trong kinh doanh, trong lao động, trong quan hệ hôn nhân và gia

đình Khi những tranh chấp này phát sinh tại toà án, được Toà án giải quyết thì đó là vụ

án dân sự.

Sự kiện Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986 chủ trương mở rộng cho phép các thành phần kinh tế phát triển bình đăng, trong đó thành phan kinh tế quốc dân đóng vai trò chủ đạo đã làm nảy sinh rất nhiều van dé cần xem xét Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, Hội đồng nhà nước đã ban hành Pháp lệnh Trọng tài kinh tế ngày 10 tháng 01 năm 1990 Pháp lệnh này có nhiều nội dung đổi mới về tổ chức, phân cấp thâm quyền và thủ tục tố tụng trọng tài Theo Pháp lệnh Trọng tài kinh tẾ, Trọng tài kinh tế là hệ thống các cơ quan do nhà nước thành lập ra Gồm ba cấp trung ương, tỉnh, huyện, chịu sự quản lý theo ngành dọc cũng như chịu sự quản lý chính quyền địa phương, nằm trong bộ máy hành pháp nhà nước Ngoài ra trong thời kỳ này, còn có Hội đồng trọng tài hàng hải và Hội đồng trọng tài ngoại thương Như vậy, bên cạnh Toà án thì các tổ chức trọng tài này được giải quyết các tranh chấp kinh tế có giá trị tài sản nhà nước liên quan đến việc mua bán vận chuyển hang hoá bằng đường biên, trong đó ít nhất một bên tô chức phải là cá nhân, pháp nhân nhà nước mà chủ yếu là các tổ chức kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và trong hệ thống các nước xã hội chủ

Cũng trong giai đoạn này, Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ngày 29 tháng 11 năm 1989 và có hiệu lực pháp luật ké từ ngày 01 tháng 01 năm 1990 Nội dung của Pháp lệnh này quy định thâm quyền dân sự của Toà án là các vụ

Trang 24

án dân sự xuất phát từ một tranh chấp dân sự như tranh chấp về hợp đồng, về quyền sở hữu, về hôn nhân và gia đình, lao động, một số tranh chấp trong lĩnh vực hành chính như khiếu nại cơ quan hộ tích đã không đăng ký hoặc sửa chữa những giấy tờ về hộ tịch Có một số vụ án dân sự xuất phát từ một việc dân sự không có tranh chấp như yêu cầu xác định người chết, người mat tích Tiếp đó, Nhà nước ban hành Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 và Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án lao động năm 1996 Khi các văn bản pháp luật này được ban hành thì thâm quyền dân sự của TAND (theo nghĩa rộng) được quy định cụ thé hơn Từ đó, ở các Tòa án tỉnh, TANDTC thành lập thêm các Tòa kinh tế, Tòa lao động và các vụ án án dân sự do Tòa dân sự giải quyết, các vụ án kinh tế do Tòa kinh tế giải quyết, các tranh chấp lao động do Tòa lao động giải quyết Tuy nhiên, các quy định về thâm quyền dân sự của Tòa án từ đó cũng tản mạn, chồng chéo nên việc thực hiện không tránh khỏi vướng mắc.

1.2.2.3 Giai đoạn từ năm 2004 đến nay

Trước yêu cầu xây dựng va phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, những quy định của pháp luật hiện hành về thâm quyền dân sự của TAND còn tản mạn và chồng chéo, chưa tạo ra một cách thức phù hợp, hiệu quả trong giải quyết các tranh chấp dân sự vốn đã phức tạp và ngày càng phức tạp trong đời sống xã hội Ngày 15 tháng 06 năm 2004, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và ban hành BLTTDS và chính thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2005 Theo đó, thâm quyền dân sự của Toà án được mở rộng theo phạm vi loại việc Điều 1, BLTTDS năm 2004 quy định thầm quyền dân sự của Tòa án bao gồm những vụ việc về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại và lao động Vụ việc dân sự bao gồm vụ án dân sự và việc dân sự Vụ án dân sự là việc có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên đương sự Việc dân sự là việc không có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên đương sự, nhưng có yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cơ quan, tô chức, cá nhân khác; yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động Nhu vay với việc ban hành BLTTDS năm 2004 đã khắc phục được tình trạng các

Trang 25

quy định pháp luật riêng rẽ, tản mạn trong các văn bản pháp luật khác nhau về thâm

quyên dân sự và bước đâu làm cơ sở cho việc xác định thâm quyên của TAND.

Sau nhiều năm áp dụng các quy định của BLTTDS năm 2004, Toà án đã có nhiều thuận lợi trong việc giải quyết nhanh chóng và hiệu quả các vụ việc dân sự phát sinh trong đời sống xã hội Tuy vậy, các quy định của BLTTDS năm 2004 trong đó có các quy định về thâm quyền dân sự của Tòa án cũng bộc lộ nhiều hạn chế khiến cho việc giải quyết các vụ việc của Tòa án gặp khong ít khó khăn Những hạn chế này cần phải sớm được sửa đổi, bổ sung dé hoàn thiện hơn nữa pháp luật về TTDS ở Việt Nam Dé khắc phục những hạn chế, bất cập của BLTTDS năm 2004 và thực hiện Nghị quyết Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, ngày 29/3/2011, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Sửa đổi, bố sung một số điều của BLTTDS (gọi tắt là BLTTDS sửa đổi, bố sung), trong đó có những quy định về thâm quyền dân sự của Tòa án BLTTDS sửa đổi, bố sung đã sửa đôi, bố sung 4 điều luật liên quan đến thầm quyền theo loại việc, gồm: sửa đôi, bố sung Điều 25 về những tranh chấp về dân sự thuộc thâm quyên giải quyết của Toà án; sửa đối, bổ sung Điều 26 về những yêu cầu về dân sự thuộc thâm quyền giải quyết của Toà án; sửa đổi, bố sung Điều 31 về những tranh chấp về lao động thuộc thâm quyên giải quyết của Toà án; bố sung Điều 32a về thâm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tô chức, sửa đổi, bổ sung Điều 33 về thâm quyền của TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; bô sung Điều 35 về thâm quyền của Tòa án theo lãnh thé; bỗ sung Điêu 36 vê thâm quyên của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu câu. Ngày 25 tháng 11 năm 2015, xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, trên cơ sở quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng về cải cách tư pháp, đặc biệt là Nghị quyết số 48-NQ/TW; Nghị quyết số 49-NQ/TW; Kết luận số 79-KL/TW; Kết luận số 92-KL/TW của Bộ Chính trị và Văn kiện Dai hội Dang lần thứ XI; hoàn thiện các thủ tục tố tụng tư pháp, bảo đảm tính đồng bộ, dân chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người, trên cơ sở tổng kết thực tiễn thi hành các quy định của BLTTDS năm 2004, nhăm khắc phục những hạn chế, vướng mắc, bất cập của Bộ luật này và kế thừa những quy định còn phù hợp; đồng thời, tham khảo có

Trang 26

chọn lọc pháp luật TTDS của các quốc gia trên thế giới, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua BLTTDS năm 2015 Về cơ bản, quy định về thâm quyền dân sự của Toà án tại BLTTDS năm 2015 kế thừa và phát triển các quy định của BLTTDS bồ sung và sửa đổi năm 2011 trên cơ sở bảo đảm sự đồng bộ và thống nhất của quy định pháp luật tố tụng với quy định của pháp luật nội dung Theo đó, BLTTDS năm 2015 đã bổ sung một số tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toa án, ví dụ: giao dịch dân sự; tranh chấp về bôi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, tranh chấp về đất đai ; một số yêu cầu về dân sự thuộc thâm quyền giải quyết của Toà án: yêu cầu tuyên bố hoặc huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, yêu cầu công nhận kết quả hoà giải thành ngoài Toà án ; một số tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thâm quyền giải quyết của Toà án: tranh chấp về chia tài sản sau khi ly hôn, tranh chấp về sinh con băng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi huỷ kết hôn trái pháp luật ; đã sửa đổi, bố sung nhằm làm rõ các tranh chấp về kinh

doanh thương mại phù hợp với Luật thương mại, Luật doanh nghiệp , phân biệt giữa

tranh chấp thương mại với tranh chấp dân sự ; thâm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tô chức Đối với thâm quyền của Toà án theo cấp và lãnh thé quy định từ Điều 35 đến Điều 42 BLTTDS năm 2015 được giữ nguyên như BLTTDS năm 2011, đồng thời có sửa đôi bổ sung một số nội dung đối với thâm quyền của Toà án cấp huyện trong đó thâm quyền của các Toà chuyên trách TAND cấp huyện được bổ sung nhăm phù hợp với LTCTAND năm 2014 BL TTDS năm 2015 có hiệu lực từ ngày

1 tháng 7 năm 2016.

KET LUẬN CHƯƠNG 1

Trong Chương I, tác giả đã tập trung phân tích, luận giải một số van dé lý luận về thâm quyền dân sự của toà án nhân dân trong TTDS cũng như khái niệm, phân định thẩm quyền và ý nghĩa phân định thâm quyền của TAND trong TTDS Từ đó giúp cho việc

làm rõ những vân đê cơ bản về lý luận thâm quyên dân sự của Toà án, đặt nên móng cho

Trang 27

việc nghiên cứu các van đề tiếp theo của dé tài Ngoài ra, tác gia cũng đã trình bay quá trình phát triển các quy định của pháp luật TTDS về thâm quyền dân sự của TAND Lào và Việt Nam Có thể thấy rằng, qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, pháp luật quy định vai trò của TAND trong tố tung dân sự khác nhau từ đó mà thâm quyền dân sự của

TAND được quy định mở rộng hay thu hẹp theo quan niệm lập pháp của từng thời kỳ của

Lào và Việt Nam là khác nhau song đều được quy định tương đối rõ ràng, cụ thể.

Trang 28

Chương 2

SO SÁNH CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TÓ TỤNG DÂN SỰ LÀO VÀ CÁC QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUẬT TO TUNG DAN SỰ VIET NAM VE THAM

QUYEN DAN SU CUA TOA AN

2.1 CAC QUY DINH CUA PHAP LUAT TO TUNG DAN SU LAO VA CAC QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUAT TO TUNG DAN SỰ LAO VIỆT NAM VE THAM QUYEN DAN SU CUA TOA AN THEO LOAI VIEC

2.1.1 Các quy định tương đồng của pháp luật tố tụng dân sự Lao và pháp

luật tô tụng dân sự Lào Việt Nam về thâm quyên dân sự của Tòa án theo loại việc

Xem xét những quy định về thâm quyền dân sự của Toà án theo loại việc trong BLTTDS năm 2012 của Lào và BLTTDS năm 2015 của Việt Nam thấy răng, hai nước có quy định về cơ bản giống nhau, cụ thể như sau:

- Những loại việc dân sự thuộc thâm quyền của Toà án Lào và Việt Nam đều bao gồm các vụ án dân sự và các việc dân sự phát sinh từ các quan hệ pháp luật về dân sự,

hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các việc khác do pháp luật quy

Các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động,

hôn nhân gia đình Lào và Việt Nam được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật khác nhau như BLDS, BLLĐ, LTM, LHN&GD v.v Tuy nhiên các quan hệ pháp luật này đều có cùng một tính chất là các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân được hình thành trên cơ sở bình đăng, tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận và tự định đoạt của các chủ thể Do vậy, các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật này phải thuộc thâm quyền dân sự của toà án, được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

Trong một sô trường hợp đê giảm bớt áp lực về công việc của ngành Toà án, đôngthời xuât phát từ những yêu câu của việc giải quyêt tranh châp và tính chât của vụ việc

Trang 29

cần được giải quyết v.v pháp luật TTDS Lào va Việt Nam đều quy định Toà án chỉ có thâm quyên giải quyết sau khi vụ việc đã được các cơ quan, tô chức khác giải quyết trước hoặc đương sự đã yêu cầu nhưng cơ quan, tổ chức có thâm quyền không giải quyết trong thời hạn do pháp luật quy định Vi dụ: Khoản 1, Điều 32 BLTTDS năm 2015 của Việt Nam về những tranh chấp lao động thuộc thâm quyền giải quyết của Toà án quy định: “Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động phải

thông qua thủ tục hòa giải cua hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng các bên

không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc không hòa giải trong thời han do pháp luật quy định `” Điều 18, khoản 3 Điều 21, khoản 1 Điều 22, khoản 6 Điều 23BLTTDS năm 2012 của Lào đều có quy định: “Toa án có nhiệm vụ và trách nhiệm tiễn hành hoà giải bằng cách tìm kiếm tat cả các diéu kiện và phương tiện để các đương sự thoả thuận với nhau vé việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này”, đối với các “tranh chấp về quyền sử dụng đất, các Hội đồng tư pháp theo quy định của Bộ luật này chỉ có thâm quyên giải quyết khi đã được hoà giải ” (Khoản 12, Điều 25 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HDTP 22 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng Tham phán Tòa án nhân dân tối cao (HĐTPTANDTC) nước CHDCND Lào về hướng dẫn thi hành một số quy định BLTTDS).

- BLTTDS năm 2012 của Lào và BLTTDS năm 2015 của Việt Nam đều quy định thầm quyền dân sự của Toà án theo loại việc đối với các tranh chấp, yêu cầu dân sự theo hướng liệt kê, chi rõ những loại vụ việc Tòa án có thâm quyên thu lý giải quyết Các quy định này là cơ sở pháp lý quan trọng để Toà án thụ lý giải quyết các vụ việc nảy sinh

trong thực tiễn Ví dụ:

Đối với những vụ việc về lao động, các điều 34, 35, 36 BLTTDS năm 2012 của Lào quy định Tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động và yêu cầu lao động Các tranh chấp lao động Tòa án có thâm quyền giải quyết bao gồm: Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, về bồi thường thiệt hai, trợ cấp khi cham dứt hợp đồng lao động, về bồi thường

thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vi sự nghiệp công lập đưa người lao

Trang 30

động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: tranh chấp liên quan đến lao động bao gồm: Tranh chấp về cho thuê lại lao động: tranh chấp về bồi thường thiệt hai do đình công bat hợp pháp, các tranh chấp khác về lao động, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tô chức khác theo quy định của pháp luật Các yêu cầu về lao động Toa án có thẩm quyền giải quyết bao gồm: Yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thê vô hiệu; yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công; yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Lào hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Lào; yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Lào phán quyết lao động của Trọng tài nước ngoài Các quy định này về cơ bản giống với các quy định trong các điều 32, 33 BLTTDS năm 2015 của Việt Nam.

Đối với những vụ việc về hôn nhân và gia đình, các điều 44, 45 và 46 BLTTDS năm 2012 của Lào quy định Tòa án có thâm quyền giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia đình và yêu cầu hôn nhân và gia đình Các tranh chấp về hôn nhân và gia đình, bao gồm: Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn, tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, xác định cha mẹ, con, tranh chấp về cấp dưỡng và các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật có quy định (Điều 44) Các yêu cầu về hôn nhân và gia đình, bao gồm: Yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật; yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; yêu cầu công nhận sự thỏa thuận và thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn; yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn; yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi và các yêu cầu khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật có quy định (Điều 45).

Nhu vậy, quy định về thấm quyền dân sự của Toà án trong BLTTDS năm 2012 của Lào có nhiều quy định giống với BLTTDS năm 2015 của Việt Nam của Việt Nam Ngoài ra, đối với các yêu cầu về việc xác định cha, mẹ, con tự nguyện, không có tranh chấp, không thuộc thâm quyền giải quyết của Toà án Trong trường hợp này, đương sự có thể yêu cầu cơ quan hộ tịch giải quyết theo thủ tục đăng ký hộ tịch ở cả hai nước Lào và Việt Nam là giống nhau.

Trang 31

2.1 2 Các quy định khác biệt của pháp luật tố tụng dân sự Lao và pháp luật tố

tụng dân sự Việt Nam về thâm quyên dân sự của Tòa án theo loại việc

Bên cạnh những điểm tương đồng thì các quy định về thâm quyền dân sự của Toà

án theo loại việc của BLTTDS năm 2012 của Lào và BLTTDS năm 2015 của Việt Nam

cũng có một số điểm khác nhau như sau:

- Những vụ việc phat sinh từ quan hệ pháp luật dân sự:

Điều 31BLTTDS năm 2012 của Lào năm 2012 quy định : Hội đồng xét xử dân sự có thâm quyền dé xem xét các trường hợp sau đây:

“1 Tranh chấp về tài sản, thừa kế, 2 Tranh chấp về bồi thường thiệt hại; và 4 Tranh chấp về mối quan hệ hành chính.

4 Tranh chấp về quan hệ dân sự khác, trừ trường hợp thương mại quy định tại Diéu 37 của Luật nay.”

Theo Điều 32, BLTTDS năm 2012, các trường hợp tranh chấp về mối quan hệ

hành chính được xác định là :

+ Các trường hợp liên quan đến sai sót trong việc đưa tên trong danh sách những người có quyền biêu quyết được Ban bầu cử là không thể giải quyết;

+ Các trường hợp liên quan đến các hành động của một nhân viên tại một tổ chức hành chính liên quan đến phạt tiền, thu đúng các loại thuế, và các vẫn đề khác;

+ Các trường hợp liên quan đến việc chiếm đoạt tài sản;

+ Các trường hợp liên quan đến rủi ro khác trong lĩnh vực hành chính

Theo Điều 33,BLTTDS năm 2012 của Lào năm 2012, Hội đồng tư pháp dân sự có thâm quyền giải quyết các yêu cầu sau:

+ Các yêu cầu mà Tòa án xem xét việc bố nhiệm một người giám hộ tài sản, thừa

kê;

Trang 32

+ Các yêu câu đôi với việc trích tài sản, chăng hạn như tài sản mà không có chủ sở

hữu, tài sản còn sót lại, và phát hiện của các vật liệu quý hoặc hiện vật cô;

+ Các yêu câu mà Tòa án xem xét công nhận bản án của Toa án nước ngoài hoặc

trọng tải trong một vụ án dân sự;

+ Các yêu câu khác liên quan đên vụ án dân sự.

Đối chiếu với quy định tại Điều 26 về những tranh chấp thuộc thâm quyền giải quyết của Toa án và Điều 27 về Những yêu cầu dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của

Toa án trong BLTTDS năm 2015 của Việt Nam, BLTTDS năm 2012 cua Lào quy định

về thâm quyền dân sự của Toà án theo loại việc tương đối day đủ Tuy nhiên,BLTTDS năm 2012 của Lào còn một số hạn chế BLTTDS năm 2015 của Việt Nam quy định thành nhiều trường hợp, nội dung quy định cụ thé hơn va hợp lý hon Ví dụ: Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân (khoản 1, Điều 26); tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyên giao công nghệ (khoản 4, Điều 26); tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (khoản 6, Điều 26) v.v Trong khi đóBLTTDS năm 2012 của Lào chỉ quy định: “Tranh chấp về quan hệ dân sự” thì thuộc thâm quyền giải quyết của Hội đồng tư pháp dân sự Nguyên nhân của sự khác biệt này xuất phát từ ý chí của nhà làm luật muốn xây dựng hệ thống pháp luật 6n định, dễ tiên liệu và có khả năng thực thi cao Các quy định pháp luật rõ ràng và thống nhất sẽ tạo thuận lợi cho việc hiểu và diễn giải pháp luật; vì vậy, khi chất lượng của công tác xây dựng pháp luật được nâng cao thì hiệu quả hoạt động của tòa án sẽ được cải thiện Điều quan trọng là các quy định pháp luật có chất lượng — cộng với hiểu biết pháp luật ngày càng cao của người dân — sẽ góp phan ngăn chặn nhiều tranh chấp Nguyên nhân thứ hai, là do nền kinh tế - xã hội ở Lào là một nền kinh tế - xã hội nhỏ bé, lạc hậu; một số các quan hệ dân sự phát sinh trong nền kinh tế - xã hội ở Việt Nam còn chưa được quan tâm ở Lào Ví dụ: Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước (khoản 8, Điều 26 BLTTDS năm 2015 của Việt Nam); tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tôn đăng ký mua tài sản bán đấu giá (khoản 13 BLTTDS năm 2015 của Việt nam); tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn ban công chứng vô hiệu (khoản 11, Điều 26 BLTTDS năm 2015

của Việt Nam), “Yêu câu tuyên bô văn bản công chứng vô hiệu” (khoản 6, Điêu 27

Trang 33

BLTTDS năm 2015 cua Việt Nam) trong khi đó BLTTDS năm 2012 của Lao không cóquy dinh nay.

Rõ rang,viée đổi mới hệ thống pháp luật dé theo kip sự phát triển của kinh tế thi trường và các quan hệ xã hội thực sự là một thách thức to lớn Đặc biệt, đối với cải cách pháp luật, càng cải cách thì khối lượng công việc chỉ ngày một tăng, chứ không giảm Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lê nin thì pháp luật luôn có xu hướng lạc hậu hơn sự tồn tại xã hội Doi hỏi pháp luật phải sửa đổi và bố sung dé ghi nhận các quan hệ dan

sự mới nói riêng và các quan hệ xã hội mới nói chung Thách thức hiện nay không còn là

đảm bảo một hệ thống pháp luật đầy đủ dé điều chỉnh mọi quan hệ xã hội mà là dam bảo rằng hệ thống pháp luật đó có tính nhất quán, khả thi và được hiểu đúng bởi công chúng và

những cán bộ thực thi pháp luật đó.

Như vậy, việc quy định “các quan hệ dân sự khác” (khoản 4 Điều 31), “các yêu cầu khác liên quan đến vụ án dân sự trong BLTTDS năm 2012 của Lào không được pháp luật quy định cụ thê hay nói cách khác là không có hoạt động giải thích hay hướng dẫn pháp luật của Toà án: Các quan hệ dân sự khác là các quan hệ gì? Các yêu cầu khác gồm những yêu cầu gi? Phương thức để xác định các yêu cầu đó như thế nào? Tham quyền giải quyết của Toà án trong trường hợp có các quan hệ dân sự khác phát sinh và các yêu cầu khác liên quan đến vụ án dân sự thì như thế nào? Quy định như hiện nay ở Lào là một thiếu sót dé dẫn đến tình trạng áp dụng pháp luật một cách tuỳ tiện, gây khó khăn cho hoạt động xác định thầm quyền toà án, việc áp dụng pháp luật của Thâm phán nói riêng và của Toà án nói chung cũng như quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự Những tén tại này cần được hướng dẫn dé có cách giải quyết thống nhất, khắc phục tinh trạng bỏ lọt vụ việc dân sự do không có quy định hướng dẫn điều chỉnh rõ ràng.

- Những tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật kinh doanh thương mại:

Trên cơ sở nghiên cứu một cách toàn diện và đầy đủ các quy định pháp luật TTDS Lào và Việt Nam vê thâm quyên dân sự của Toà án giải quyêt các tranh chap về kinh

Trang 34

doanh thương mại cho thayBLTTDS năm 2012 của Lào và BLTTDS năm 2015 của Việt Nam có những sự khác biệt nhất định, cụ thé như sau:

+ Điều 37, BLTTDS năm 2012 của Lào năm 2012 quy định về thâm quyền giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại:

“1 Các tranh chấp về hợp tác kinh doanh bao gồm:

i) Vận chuyển hang hoá, hành khách bằng đường sắt, hàng không, đường bộ,

đường thuỷ nội địa;

k) Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; 1) Đầu tư, tài chính, ngân hàng:

m) Bảo hiểm;

n) Thăm dò, khai thác;

2 Hợp đồng kinh doanh, thương mại và các văn bản thương mại như các hợp đồng vay, hợp đồng trái phiếu;

3 Hợp đồng vay thương mại;

4 Việc phá sản của doanh nghiệp và việc trả nợ của các khoản nợ của mình;

5 Việc xuât khâu, nhập khâu hàng hoá và bảo hiêm; và

Trang 35

6 Tranh chap và khiêu nại liên quan đên việc vi phạm tai san trí tuệ, chang hạn như [vi phạm] bản quyền, nhãn hiệu, bằng sáng chế, và các hành động khác.”

Đối chiếu với quy định tại Điều 30 về những tranh chấp kinh doanh, thương mại thuộc thâm quyền giải quyết của Tòa án trong BLTTDS năm 2015 của Việt Nam cho thayBLTTDS năm 2012 của Lào quy định các tranh chap phát sinh trong hoạt động kinh doanh thương mai chi tiết và nhiều trường hợp cụ thé hơn BLTTDS Việt Nam Tuy nhiên, BLTTDS năm 2012 của Lào chưa làm rõ các tranh chấp về kinh doanh thương mại dé phân biệt giữa tranh chấp thương mại với tranh chấp dân sự.

BLTTDS năm 2015 của Việt Nam quy định: Các tranh chấp về kinh doanh thương mại là những tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại do luật thương mại điều chỉnh (không liệt kê những tranh chấp cụ thê như BLTTDS năm 2012 của Lào năm 2012); chủ thể của các các quan hệ thương mại là giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh va các hoạt động đó các bên đều nhằm mục đích lợi nhuận Tuy không sử dụng phương pháp liệt kê để xác định các hoạt động được coi là các hoạt động kinh doanh thương mại nhưng BLTTDS năm 2015 của Việt Nam xác định các điều kiện dé tranh chấp kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyên giải quyết của Toa án:

Mot là, các tranh chấp này phát sinh từ hoạt động kinh doanh, thương mại phải có mục đích lợi nhuận Dấu hiệu mục đích lợi nhuận của tô chức, cá nhân trong hoạt động kinh doanh, thương mại được Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của HĐTPTANDTC Việt Nam giải thích là sự mong muốn của tô chức, cá nhân đó là thu được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của mình cho dù thực tế có đạt được hay không.

Hai là, các tranh chấp phát sinh giữa các cá nhân, tô chức với nhau đồng thời các cá nhân, tổ chức phải là cá nhân, t6 chức có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp

Trước đây, Nghị quyết số 01/2005/HDTPTATC ngày 31/3/2005 của HĐTPTANDTC Việt Nam hướng dẫn một số quy định trong phan thứ nhất “Những quy định chung” của BLTTDS đã mở rộng thêm đối với những tranh chấp kinh doanh,

Trang 36

thương mại mà một trong các bên không có đăng ký kinh doanh nhưng đều có mục đích lợi nhuận cũng thuộc thâm quyền cũng thuộc thâm quyền giải quyết của Tòa án kinh tế Có thê thấy, quy định này phù hợp hơn với quy định của BLTTDS năm 2012 của Lào.

BLTTDS năm 2012 của Lào liệt kê các tranh chấp thuộc 13 lĩnh vực được quy định tại khoản 1 Điều 37 BLTTDS, đó là: Mua bán hàng hóa; cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện; đại lý;ký gửi; thuê; cho thuê; thuê mua; xây dựng, tư vẫn; kỹ thuật; vận chuyên hàng hóa, hành khách bằng đường sắt, đường hàng không, đường bộ, đường thủy nội địa; mua bán cô phiếu, trái và giấy tờ có giá khác; đầu tư, tài chính, ngân hàng: bảo hiểm; thăm do, khai thác BLTTDS năm 2012 của Lào liệt kê các tranh chấp thành từng trường hợp cụ thé có thé tạo thuận lợi cho hoạt động áp dụng pháp luật của thẩm phán trong giải quyết các tranh chấp Tuy nhiên, phương pháp liệt kê này sẽ không thê liệt kê đầy đủ những tranh chấp kinh doanh, thương mại nhất là trong nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ và có sự tham gia của nhiều chủ thể và nhiều hành vi thương mại như ở Lào hiện nay Điều đó dẫn đến việc, nếu có những tranh chấp thuộc loại năm ngoài các tranh chấp được liệt kê này thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết hay không?

Hoạt động kinh doanh thương mại là việc thực hiện một hoặc nhiều hành vi

thương mại, hoạt động này không chỉ dừng lại ở những hoạt động đã đăng ký mà nó còn

bao gồm cả những hoạt động khác phục vu cho việc thúc day hay tạo điều kiện cho hoạt động đã đăng ký Ví dụ: Công ty trách nhiệm hữu hạn A được cấp giấy chứng nhận đăng

ký kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng Hoạt động của công ty A không chỉ dừng lại ở

việc xây các công trình mà còn có thê bao gồm cả các hoạt động như mua nguyên vật liệu để sản xuất, xây dựng nhà kho, mua săm trang thiết bị, thuê công nhân Dấu hiệu có dang ký kinh doanh và mục đích lợi nhuận được ghi nhận tại khoản | Điều 30 BLTTDS năm 2015 của Việt Nam chính là cơ sở dé phân định giữa quan hệ hợp đồng kinh doanh, thương mại với các quan hệ hợp đồng dân sự, lao động Trong khi BLTTDS năm 2012 của Lào lại không có quy định này Do đó, khi xác định những tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ sẽ gặp nhiều khó khăn do không phân định được giữa tranh chấp về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ là tranh chấp dân sự và tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyên giao công nghệ là tranh chấp kinh doanh, thương mại Điều đó cũng ảnh hưởng

Trang 37

đến việc xác định thâm quyền giữa Hội đồng tư pháp dân sự và Hội đồng tư pháp thương mại Quy định của BLTTDS năm 2015 của Việt Nam đã giải quyết được những hạn chế này Khi tiến hành sửa đổi BLTTDS năm 2012 của Lào nên học hỏi và tham khảo kinh

nghiệm của Việt Nam.

BLTTDS năm 2015 của Việt Nam có quy định: Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phan vốn góp với công ty, thành viên công ty; tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp

giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội

đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cô phan, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tach, bàn giao tài sản của công ty, chuyên đổi hình thức tô chức của công ty Những trường hợp trên là những trường hợp hay xảy ra tranh chấp ở Lào trong thời gian qua BLTTDS năm 2012 của Lào không có quy định này là một hạn chế nên có thé học hỏi kinh nghiệm của Việt Nam khi sửa đổi và bố sung BLTTDS của Lao trong thời gian tới.

- Những vụ việc phát sinh từ quan hệ pháp luật lao động:

Trong khi BLTTDS năm 2015 của Việt Nam quy định một số tranh chấp lao động cá nhân Toà án có thẩm quyền giải quyết ngay mà không nhất thiết phải hoà giải (khoản 1, Điều 26 BLTTDS năm 2015 của Việt Nam) thì Điều 36, BLTTDS năm 2012 của Lào quy định: “Tòa án nhân dân phải có trách nhiệm điều tra, hòa giải, và xét xử các tranh chấp và yêu cầu về lao động theo thủ tục pháp lý” Như vậy, theo quy định này thì Toà án ở Lào phải có trách nhiệm và nghĩa vụ tiễn hành hoà giải đối với tat cả các tranh chấp và yêu cầu về lao động Quy định này trong BLTTDS năm 2012 của Lào là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích giành cho “người lao động như là một bên yếu thế hơn so với một bên là giới chủ có nhiều lợi ích kinh tế và nắm trong tay quyền lực mềm” Theo tác giả, thì quy định này có phan tiễn bộ và bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động tốt hon so với

quy định của pháp luật TTDS Việt Nam.

Trang 38

2.2 CAC QUY ĐỊNH CUA PHAP LUAT TO TUNG DÂN SỰ LAO VA CAC QUY ĐỊNH CUA PHAP LUẬT TO TUNG DAN SU VIET NAM VE THAM QUYEN

DAN SU CUA TOA AN CAC CAP

2.2.1 Các quy định tương đồng của pháp luật tố tụng dân sự Lao và pháp

luật tô tụng dân sự Việt Nam về thâm quyên dân sự của Tòa án các cầp

Trong điều kiện hệ thống tổ chức Tòa án có nhiều cấp thì việc phân định thâm quyền xét xử giữa các cấp Toà án là hết sức cần thiết, bảo đảm cho sự hoạt động bình thường của các Tòa án Xuất phát từ mối quan hệ đặc thù về văn hóa, kinh tế, xã hội của hai nước, các quy định của pháp luật TTDS Lào và pháp luật TTDS Việt Nam về thẩm

quyên dân sự của Tòa án các câp cũng có những điêm tương đông như sau:

Thứ nhất, pháp luật TTDS cả hai nước đều có những quy định cụ thé về phân cấp

thâm quyên giữa Toà án các câp.

Điều 64, Hiến pháp năm 2010 của Lào quy định:

“1 Toa an nhân dan là cơ quan xét xử tôi cao cua nước Cộng hoa dán chủ nhân dân Lào, thực hiện quyén tư pháp.

2 Toa án nhân dân gom TANDTC và các Toa an khác do luật định.

3 Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyên công dân, bảo vệ chế độ dân chủ nhân dân, bảo vệ lợi ích của Đảng, của Nhà nước, quyên và lợi ích hợp pháp của tô chức, cá nhân” Khoản 3 Diéu 12 LTCTAND Lào năm 2014 quy định: “TAND là cơ quan xét xử tối cao của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào có sự phân công phối hợp giữa TAND khu vực với TAND tỉnh, thành phố, với TAND Miễn và với

TANDTC ở Trung ương ”.

Ngoài ra, thầm quyền dân sự của Tòa án các cấp ở Lào còn được quy định tại các điều 21, 22, 23 và 24 BLTTDS năm 2012 của Lào Trong đó, Điều 21 quy định về quyền và nghĩa vụ của TAND khu vực, Điều 22 quy định về quyền và nghĩa vụ của TAND tỉnh,

Trang 39

thành phố trực thuộc trung ương, Điều 23 quy định về quyền và nghĩa vụ của TAND Miền, Điều 24 quy định về quyền và nghĩa vụ của TANDTC (Nội dung cu thé tác giả trình bay ở phần khác biệt) Đó là sự phân cấp thâm quyền sơ tham giữa TAND khu vực với TAND Tinh,Thanh phố; phân cấp thấm quyền phúc thâm, giám đốc thẩm, tái thâm giữa TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với TAND Miền; phân cấp thâm quyền giám đốc thâm, tái thâm giữa TAND Miễn với TANDTC.

Ở Việt Nam, theo Điều 3 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (LTCTAND) năm 2014 của Việt Nam thì hệ thống tổ chức Tòa án nhân dân bao gồm:

“1 Tòa án nhân dân tối cao 2 Tòa án nhân dân cấp cao.

3 Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

4 Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.

5 Toa an quán sự ”.

Thâm quyên dân sự của Tòa án các cấp ở Việt Nam được quy định tại các điều 20, 29, 37 và 44 của LTCTAND năm 2014, các điều 35, 36, 37 và 38 BLTTDS năm 2015 Trong đó, Điều 20 LTCTAND năm 2014 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của TANDTC; Điều 29 LTCTAND năm 2014 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp cao; Điều 37 LTCTAND năm 2014, Điều 37 và Điều 38 BLTTDS năm 2015 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của TAND tỉnh, thành phố; Điều 44 LTCTAND năm 2014, Điều 35 và Điều 36 BLTTDS năm 2015 quy định quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương Đó là sự phân cấp thâm quyền sơ thâm giữa TAND cấp huyện và TAND cấp tỉnh; phân cấp thâm quyền phúc thâm giữa TAND cấp tỉnh và TANDTC; phân cấp thâm quyền giám đốc thẩm, tái thâm giữa TAND cấp tỉnh và TANDTC và phân định thâm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm trong TANDTC.

Trang 40

Tứ hai, pháp luật TTDS của hai nước đều phân cấp thâm quyền của Tòa án các cấp theo tính chất phức tạp hay đơn giản của từng loại vụ việc Theo đó, những vụ việc đơn giản hơn sẽ thuộc thâm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp dưới (TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương theo pháp uật TTDS Việt Nam và TAND khu vực theo pháp luật TTDS Lào năm), những vụ việc mang tính chất phức tạp (như: vụ việc có yếu tố nước ngoài ) sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp trên (Toà án tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) Ngoài ra, đối với những trường hợp vụ việc dân sự thuộc thâm quyền của Tòa án cấp huyện theo quy định tại khoản 2 Điều 37 BLTTDS năm 2015 của Việt Nam, khoản 5 Điều 22 BLTTDS năm 2012 của Lào mà việc áp dụng pháp luật gặp khó, phức tạp, quá trình thu thập chứng cứ, xây dựng hồ sơ khó có thé hoàn thành với điều kiện của Tòa án cấp huyện; vụ việc có liên quan tới thẩm phán, chánh án, phó chánh án Tòa án cấp dưới; đương sự trong vụ việc là cán bộ chủ chốt ở địa phương mà xét thấy xét xử ở Tòa án gây những ảnh hưởng về chính trị, ồn định khu vực thì Tòa án cấp trên có thé lay lên để giải quyết.

Thứ ba, nhằm đáp ứng yêu cầu giải quyết nhanh chóng và đúng đắn các vụ việc dân sự, nâng cao được hiệu quả của việc giải quyết vụ việc dân sự, trong quá trình phân cấp thâm quyền TAND các cấp, cả pháp luật TTDS Lào và Việt Nam đều quy định về

thâm quyên các Toà án chuyên trách.

Điều 44 Nghị quyết số 11/2013/NQ-HĐTP ngày 26 tháng 12 năm 2012 của HĐTPTANDTC hướng dẫn thi hành BLTTDS năm 2012 của Lào quy định về việc phân định thấm quyền của TAND các cấp theo Hội đồng tư pháp dân sự, Hội đồng tư pháp lao động, Hội đồng tư pháp thương mại, Hội đồng tư pháp gia đình.

Theo quy định BLTTDS năm 2015 của Việt Nam, các Toa án chuyên trách được thành lập ở hai cấp, đó là các Toà dân sự, Toà gia đình và người chưa thành niên ở TAND cấp huyện; Toa dân sự, Toa gia đình và người chưa thành niên, Toa án kinh tế và Toà án lao động ở TAND cấp tỉnh.

Ngày đăng: 24/04/2024, 22:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w