1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Thẩm quyền sơ thẩm dân sự của toà án theo lãnh thổ theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự năm 2004

78 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

NGUYEN KIM THỊNH

THAM QUYEN SO THAM DAN SU

CUA TOA AN THEO LANH THO THEO QUY DINH CUABO LUAT TO TUNG DAN SU NAM 2004

CHUYEN NGÀNH : LUAT DAN SỰMA SO: 60 38 50

LUAN VAN THAC SY LUAT HOC

NGƯỜI HUONG DAN: TS TRAN ANH TUẦN

1 EAS TEP

HA NOI 2010

Trang 2

nhận được sự động viên, khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ nhiệt tìnhcủa các cấp lãnh đạo, các thầy cô giáo, anh chị em, bạn bè, đồng nghiệpvà gia đình.

Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn tiến sỹ Trần

Anh Tuân người hướng dân khoa học đã nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ, gópý đê luận văn được hoàn thành.

Tôi xin chân thành tỏ lòng biết ơn tới Ban lãnh đạo nhà trường,` Khoa Sau đại học, Khoa Luật Dân sự và các thầy cô giáo tham gia quảnlý, giảng dạy đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốtthời gian học tập và nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp, những người thântrong gia đình đã luôn động viên, khích lệ tôi hoàn thành luận văn này.

Trang 3

Toà án nhân dân

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao độngUỷ ban nhân dân

Trang 4

CHUONG 1 NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE THÂM QUYEN SOTHÂM DAN SỰ CUA TOA AN THEO LANH THỎÔ

1.1 Khái niệm va ý nghĩa của việc quy định tham quyền sơ thamdân sự của toà án theo lãnh thổ 5-5 s-cse5scssessesepsersers

1.1.1 Khái niệm về thâm quyền sơ thâm dan sự của Toà án

theo lãnh thổ " Ra

1.1.2.Y nghĩa cí của việc any định : về thấm HUyỂn ¿ SƠ y thấm dan s sự của

Tòa án theo lãnh thỔ - c c0 1111121111111 1111 yeg

1.2 Cơ sở khoa học của việc quy định về thẳm quyền sơ thâm dânsự của toà án theo lãnh thổ - cc5 s5 c3 ces

1.2.1 Thiết lập tiêu chí xác định thẩm quyền dân sự của

Toà án theo lãnh thô phù hợp với loại quan hệ pháp luật tranhchấp cần giải quyết Nữ Cũ WO, A a ga ERR pga THỊ š RR gpl

1.2.2 Quyén tu bao vé quyền, lợi ích hợp pháp của đương

sự và việc xây dựng quy định về thấm quyển sơ thấm dân sựcủa Toà án theo lãnh thổ ca

1.3.3 Quyền tự định đoạt của đương sự và việc xây quy định về

thâm quyền sơ thâm dân sự của Toà án theo lãnh thé -

1.2.4 Tiêu chí xác định thâm quyền dân sự của Toà án theo lãnh théphải đảm bảo sự thuận lợi, nhanh chóng trong việc giải quyết vụ việc

dân sự và thi hành án dân sự a ee eer een eee

1.3 Lược sử các quy định của pháp luật tố tung dân sự

về thâm quyền sơ thấm dân sự của toà án theo lãnh tho

1.3.1 Giai đoạn từ 1945 đến 1989 cài

1.3.2 Giai đoạn từ 1989 đên 2004

Trang 5

2.1 Nguyên tắc xác định tham quyền sơ tham dân sự của Toà ántheo lãnh thô 5G Ăn ng re

2.1.1 Tham quyền của Toà án nơi cư trú, nơi làm việc, nơi có trụ sở

của bị đơn, người bị yêu câu ‹ << cs2 ——2.1.2 Tham quyền của Toà án nơi có bất động sản 2.2 Quy đỉnh riêng trong việc xác định thầm quyền sơ thẩm dân sự

của toa án theo lãnh tho Sổ ÀỉẢÀẻ ẢNNNNgg g4 .2.2.1 Xác định thâm quyên sơ thâm dân sự của Toà án theo lãnh thô

2.2.2 Các tiêu chí riêng biệt để xác định thẩm quyền sơ thâm dân sự

của Toà án theo lãnh thổ đối với việc dân sự . - c2 se2

2.2.3 Việc xác định thâm quyền của Toà án theo sự lựa chọn củanguyên đơn, người yêu cầu - c c2 2S:CHƯƠNG 3: THỰC TIẾN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VE THÂMQUYEN SƠ THAM DAN SỰ CUA TOA AN THEO LÃNH THO VA3.1 Thực tiễn thực hiện pháp luật về thâm quyền sơ tham dan sự

của toà án theo lãnh thỗ -< cu se x 1n gsrknsee

3.1.1 Những vướng mắc, tổn tại trong việc thực hiện thâm quyền sơ

thâm dân sự của Toà án theo lãnh thô ¿+ + 22222 ++++ss

3.1.2 Nguyên nhân của những vướng mắc, tổn tại trong việc thực

hiện thâm quyền sơ thâm của Toà án theo lãnh

thổ -‹ 3.2.Yêu cầu và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định vềthâm quyền sơ thấm dân sự của toà án theo lãnh thỗ

3.2.1 Yêu cầu hoàn thiện các quy định về thâm quyền sơ thẩm dân

sự của Toà án theo lãnh thổ - - - CC c S221 21211 11221 set

3.2.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về thâm quyền

sơ thâm dân sự của Toà án theo lãnh thổ S22 sssss+2

KET LUAN cccccccceccucceccccccucececcceccuceuvceseceauseueceneeeecsteceness

DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO

3340

Trang 6

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tai.

Theo đường lối cải cách tư pháp và thủ tục tố tụng dân sự tại Nghị quyết

48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoànthiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 thìcần phải “Cải cách mạnh mẽ các thủ tục tố tụng tư pháp theo hướng dân chủ,bình đẳng, công khai, minh bạch, chặt chẽ, nhưng thuận tiện, bảo đảm sự tham

gia và giám sát của nhân dân đối với hoạt động tu pháp ” [1, tr 5] Tiếp theo đó,Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về Chiến lược cải cáchtư pháp đến năm 2020 đã chỉ rõ: “Cải cách tu pháp phải xuất phát từ yêu câuphát triển kinh tế - xã hội kế thừa truyền thong pháp lý dân tộc, những thành

tựu đã đạt được của nên tư pháp xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tiếp thu có chọn lọc

những kinh nghiệm của nước ngoài phù hợp với hoàn cảnh của nước ta và yêucau chủ động hội nhập quốc té ; Đồi mới thủ tục hành chính trong các cơquan tư pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận công ly ”[2,

tr 2] Đường lối cải cách tư pháp nói trên có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn

thiện pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, trong đó có các quy định về thâm

quyền sơ thâm dân sự của Toà án theo lãnh thé Theo định hướng này thi các

quy định về thâm quyền sơ thâm của Toà án theo lãnh thé phải chặt chẽ, thuận

tiện cho người dân trong việc tiếp cận công lý đồng thời phải tiếp thu có chọn lọc

những kinh nghiệm của nước ngoài cho phù hợp với hoàn cảnh của nước ta.

Chế định thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Toà án là một chế định quantrọng, theo đó các quy định về thâm quyền sơ thâm dân sự của Toa án theo lãnh

Trang 7

của Toà án theo lãnh thé được xây dựng một cách rõ ràng, có cơ sở khoa học, sátvới thực tế sẽ giúp cho việc xác định thâm quyền trong thực tiễn tố tụng tại Toàán được thuận lợi, nhanh chóng và chính xác, tránh được việc thụ lý và giảiquyết các vụ việc không đúng thâm quyền gây kéo dài thời gian giải quyết vụ

việc dân sự, không bảo vệ kịp thời quyền và lợi ich hợp pháp của công dân.Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam 2004 (BLTTDS) được thông qua ngày

15/06/2004, đã dành một chương gồm 13 điều luật để quy định về thâm quyềncủa Toà án, trong đó có quy định về “Tham quyền của Toà án theo lãnh thổ”,“Tham quyền của Toà án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu” Tuy

nhiên, các quy định của BLTTDS về thâm quyền sơ thâm dân sự của Toà án theo

lãnh thổ cũng còn thiếu tính cụ thể dẫn tới những khó khăn, vướng mắc trong

việc áp dụng Hiện nay, các cơ quan có thâm quyền cũng chưa có những hướng

dẫn day đủ và thống nhất về việc vận dụng các quy định của BLTTDS về thấm

quyền sơ thâm của Toà theo lãnh thé dẫn tới việc vận dụng pháp luật trong việc

xác định thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ trên thực tế cũng còn chưa thốngnhất Do vậy, việc nghiên cứu chuyên sâu nhằm làm rõ những vấn đề lý luận vàthực tiễn về thẩm quyền sơ thâm dân sự của Toà án theo lãnh thổ, đề xuất những

kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn dé này là cần thiết Kết quả nghiên

cứu có ý nghĩa tham khảo cho việc hoàn thiện các quy định của BLTTDS vềthâm quyên sơ thâm dân sự của Toà án theo lãnh thổ, tạo cơ sở pháp lý cho việcphân định và xác định thâm quyền sơ thâm dân sự giữa các Toa án được thuận

lợi, nhanh chóng, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Với

nhận thức như vậy, em đã lựa chon van đê “Tham quyên sơ thâm dân sự của

Trang 8

2 Tình hình nghiên cứu đề tài.

Van dé xác định thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Toà án theo lãnh thổ làvan dé khó trong tố tung dân sự, còn nhiều vướng mắc và có nhiều ý kiến khác nhau đòihỏi cần phải có sự nghiên cứu một cách công phu và nghiêm túc nhằm đề ra những giải pháp cho

việc hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về van dé này.

Trước khi có BLTTDS 2004 cũng đã có một số công trình nghiên cứu vềthâm quyén sơ thâm dân sự của Toà án như “7hẩm quyên xét xử sơ thẩm theopháp luật t6 tụng dân sự Việt Nam” (Luận văn thạc sỹ của tác giả Lê Hoài Nam);“Các cáp xét xử trong to tụng dân sự của Việt Nam ” ( Luận văn thạc sỹ luật họccủa tác giả Lê Thị Hà) Tuy nhiên, các công trình này được tiến hành trên cơ sởnghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của các pháp lệnh về thủ tục tố tụngtrước đó Sau khi BLTTDS ra đời cũng đã có một số công trình liên quan tới vẫndé thâm quyền Chang hạn như bài viết “Về mở rộng thẩm quyên của Toà án cấphuyện trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại theo Bộ luậtto tụng dân sự" của tác giả Vũ Thị Hồng Vân (Tạp chí Kiểm sát số xuân -1/2006); Bài viết “Một sé vấn dé đặt ra khi thực hiện thẩm quyên mới của Toà

an nhân dân cấp huyện theo quy định của Bộ luật tổ tụng dân sự” của tác giả

Trần Văn Trung (Tạp chí Kiểm sát số 14 - 7/2006); Bài viết “Giải quyết tranh

chấp kinh doanh thương mai theo quy định của Bộ luật tổ tụng dân sự năm

2004” của tác giả Viên Thế Cuong (Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 12/2005);Bài viết “Thẩm quyên của Toà án nhân dân” của tác giả Nguyễn Việt Cường(Tạp chí Luật học 2005 - số đặc san về Bộ luật tố tụng dân sự); Luận án tiến sỹluật học về “Phán cáp thẩm quyên giải quyết tranh chấp dân sự trong hệ thống

Trang 9

tác giả tuy đã có dé cập tới van đề thẩm quyền sơ thâm dân sự của Tòa án theolãnh thé nhưng chưa có sự phân tích một cách sâu sắc, toàn diện cả về lý luận,

pháp ly và thực tiễn về van dé này Bản luận văn “Thẩm quyên sơ thẩm dân sựcủa Toà án theo lãnh thé theo quy định của Bộ luật té tung dân sự năm

2004” là công trình đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề thẩm quyền sơthâm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đẻ lí luận về thâm quyền sơ thâm

dân sự của Toà án theo lãnh thổ; pháp luật tố tung dân sự Việt Nam và một sỐ nước trên

thé giới về thâm quyền sơ thâm dân sự của Toà án theo lãnh thé; thực tiễn thi hành các quy định

của BLTTDS trong việc xác định tham quyên sơ thâm dân sự theo lãnh thổ tại Toà án Việt Nam.Phạm vi nghiên cứu của luận văn bao gồm nhiều vấn đề khác nhau như kháiniệm thẩm quyền sơ thâm dân sự của Toà án theo lãnh thổ; cơ sở khoa học củaviệc quy định về thâm quyền sơ thâm dân sự của Toa án theo lãnh thổ; lịch sử

phát triển các quy định về thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Toà án theo lãnh thé tại

Việt Nam; nội dung các quy định của Bộ luật tố tụng năm 2004 về thẩm quyền sơ thấm dân sựcủa Toà án theo lãnh thổ và thực tiễn thực hiện chúng tại các Toà án.

4 Phương pháp nghiên cứu.

Luận văn được hoàn thành dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩaMác — Lênin, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí

Minh về nhà nước và pháp luật, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước qua

các giai đoạn lịch sử.

Trang 10

5 Mục đích và nhiệm vu của việc nghiên cứu đề tài.

Mục đích nghiên cứu đề tài là làm rõ một số van đề lí luận về thâm quyền

sơ thâm dân sự theo lãnh thé của Toà án; nội dung các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự

về tham quyển sơ thâm dân sự của Toa án theo lãnh thé và thực tiễn áp dung chứng Trên cơ sởnghiên cứu luật thực định và thực tiễn áp dụng, luận văn sẽ xác định những bất cập của pháp luậthiện hành về thâm quyền sơ thâm dân sự của Toà án theo lãnh thé, từ đó tìm ra một số giải phápnhằm góp phan hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thâm quyền sơ

thâm dân sự tại Toà án.

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, việc nghiên cứu đề tài tập trungvào một số nhiệm vụ sau:

- Làm rõ một số van dé lí luận về thâm quyền sơ thâm dân sự theo lãnh thé

của Toà án như khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của thầm quyền sơ thâm dân sựcủa Toà án theo lãnh thé, cơ sở khoa học của việc quy định về thẩm quyền sơthầm dân sự của Toa án theo lãnh thổ; lược sử các quy định của pháp luật tố tụngdân sự Việt Nam về thầm quyền sơ thầm dân sự của Toà án theo lãnh thổ.

- Phân tích, đánh giá thực trạng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm2004 về thâm quyền sơ thâm dân sự của Toà án theo lãnh thé đồng thời có sự so sánh, đốichiếu với những quy định của pháp luật tố tụng dân sự của một số nước trên thế giới như Pháp,Nga, Trung Quốc .về van đề này nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc hoàn thiệnpháp luật tố tung dân sự Việt Nam.

- Đánh giá thực tiễn thực hiện các quy định của Bộ luật tổ tụng dân sự năm2004 về thâm quyền sơ thẩm dân sự của Toà án theo lãnh thé; những bat cập,vướng mắc trong thực tiễn áp dụng.

Trang 11

chóng, chính xác vụ việc dân sự,

6 Những điểm mới của luận văn.

Luận văn là công trình nghiên cứu có tính hệ thống những vẫn đề liên

quan đến thâm quyền sơ thâm dân sự của Toa án theo lãnh thé Những đóng góp

mới của luận văn bao gồm:

- Hoan thiện khái niệm thâm quyền sơ thẩm dân sự của Toà án theo lãnh thé, cơ sở khoa học

của việc quy định vé thâm quyền sơ thâm dân sự của Toà án theo lãnh thô.

- Phân tích có hệ thống các quy định của pháp luật liên quan đến thâm quyền sơ thấm dân

sự của Toà án theo lãnh thé theo quy định của Bộ luật tố tung dân sự năm 2004.

- Đánh giá thực trạng các quy định của Bộ luật tố tung dân sự năm 2004 về thâm quyền sơthấm dân sự của Toà án theo lãnh thé và thực tiễn thực hiện chứng.

- Đề xuất được một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện những quy định của

pháp luật tố tụng dân sự về thâm quyền sơ thâm dân sự của Toà án theo lãnh thổ.

7 Cơ cấu của luận văn:

Luận văn được kết cấu gồm 3 phần: Lời nói đầu, nội dung và kết luận Phannội dung gồm 3 chương:

Chương 1: Những van dé lý luận về thâm quyền sơ thẩm dân sự của Toà án theo lãnh thé.Chương 2: Nội dung các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2004 về thâm

quyền sơ thâm dân sự của Toa án theo lãnh thé.

Chương 3: Thực tiễn thực hiện pháp luật về thầm quyền sơ thấm dân sự của

Toà án theo lãnh thổ và kiến nghị.

Trang 12

1.1 KHÁI NIEM VA Ý NGHĨA CUA VIỆC QUY ĐỊNH THAMQUYEN SƠ THÁM DAN SU CUA TOA AN THEO LANH THO.

1.1.1 Khái niệm về tham quyền sơ thâm dân sự của Toà án theo lãnh tho.

Khái niệm thấm quyền gắn liền với chức năng nhiệm vụ của các cơ quantrong bộ máy Nhà nước Thâm quyền của cơ quan nhà nước không chỉ xác định

phạm vi hoạt động của từng cơ quan mà còn phân định thâm quyền giữa các cơ

quan Nhà nước trong bộ máy nhà nước Trong hệ thống các cơ quan tư pháp thìTòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư pháp chủ yếu Tòa án thực hiện

thâm quyền của mình trong việc xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hành chính và

các việc khác theo quy định của pháp luật để bảo vệ pháp luật, bảo đảm sự công

bằng xã hội Việc quy định hợp lý về thâm quyền sơ thâm đân sự của Toà án nói

chung và thấm quyền sơ thấm dân sự của Toà án theo lãnh thé nói riêng có ýnghĩa quan trọng trong việc đảm bảo quyền tiếp cận công lý của công dân, tạođiều kiện thuận lợi cho họ có thể thực hiện được quyền yêu cầu Toà án bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của mình Tuy nhiên, chúng ta cần nghiên cứu làm rõ

ban chất, đặc điểm của thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Toà án theo lãnh thédưới góc nhìn học thuật nhằm phân biệt với các khái niệm khác như thẩm quyền

sơ thâm dân sự của Toà án, thẩm quyền sơ thấm dân sự của Toà án theo loại

việc, theo cấp Toà án Để đạt được mục đích này, việc nghiên cứu sẽ lần lượttiếp cận và làm rõ khái niệm thẩm quyền, thẩm quyền sơ thâm dân sự và thẩm

quyền sơ thâm dân sự của Toà án theo lãnh thổ.

Trang 13

quyền được hiểu là một khả năng cơ bản và tối thiếu để cơ quan công quyền xem

xét và giải quyết một việc gì theo pháp luật [27, tr 298] Theo từ điển Luật học thì

thâm quyền là “ téng hợp các quyên và nghĩa vụ hành động, quyét định của cơ quan, t6 chứcthuộc hệ thong bộ máy nhà nước do pháp luật quy dink’ [12, tr 459].

Trong tiếng Anh thuật ngữ “Jurisdition” được dùng dé chỉ thâm quyền hoặc

quyền tài phán của Toà án [28, tr 297] Theo Lenmeiunier, tác giả cuốn từ điểnpháp luật thì thầm quyền của Toà án được hiểu là “khả năng của một Toà án xem

xét một vụ việc trong phạm vi pháp luật cho phép” [29, tr 74] Tién sỹ NguyễnĐức Mai cho rang: “Thẩm quyén của Toà án là một thể thống nhất bao gôm hai

yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau đó là thẩm quyên hình thức và thẩm quyênvề nội dung Thẩm quyền về hình thức thể hiện ở quyền hạn giải quyết, quyết

định của Toà án đối với những van dé đã được xem xét” [11, tr 2].

Theo quy định tại Điều 127 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

Nam thì “Toà án nhân dân tối cao, Toà án nhân dân địa phương, các Toa quan

sự và các Toà an khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước Cộng hoaxã hội chủ nghĩa Việt Nam” [6] Trên cơ sở quy định nay của Hiến pháp, Luật Tổ

chức Toà án nhân dân năm 2002 đã quy định cụ thể là Toà án nhân dân có thâmquyền xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hành chính và giải quyết những việckhác theo quy định của pháp luật Khi xét xử Toà án có quyền ban hành bản ánvà các quyết định, được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của nhànước thông qua hệ thống cơ quan thi hành án án dân sự.

Từ những phân tích trên, có thé đưa ra khái niệm về thâm quyền của Toà ánnhư sau: Thâm quyên của Toà án là quyên của Toà án trong việc xem xét, giải quyét

Trang 14

án ở cấp xử thấp nhất [25, tr 838] Còn theo cuốn “Sổ tay thuật ngữ pháp lýthông dụng” thì “sơ thẩm là việc Toà án xét xử lan dau một vụ án” [10 tr 312 ).Như vậy, có thé rút ra khái niệm về thâm quyền sơ thẩm của Toà án như sau:

Thâm quyền sơ thâm của Toà án là quyền của Toà án trong việc xem xét, giải quyếtvụ án hình sự, các vụ việc dân sự, hành chính và những việc khác theo quy định của pháp luật vàquyền han trong việc ra bản án, quyết định khi lần đầu tiên giải quyết vụ việc đó.

Trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh,thương mại và lao động thì thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án là quyền của

Toà án trong việc xem xét giải quyết các vụ việc và quyền hạn ra các quyết địnhkhi xem xét giải quyết các vụ việc đó theo thủ tục tố tụng dân sự được pháp luật

quy định [24, tr 61] Tham quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án được tiếp cận dướiba góc độ là thâm quyền sơ thâm theo loại việc, thâm quyền sơ thâm của Tòa án

các cấp và thấm quyền sơ thâm của Tòa án theo lãnh thé Theo đó, thẩm quyền

sơ thâm dân sự của Tòa án theo loại việc là thấm quyền chung của Tòa án trongviệc thụ lý giải quyết các vụ việc theo thủ tục tố tụng dân sự Tham quyén SO

thâm dân sự của Tòa án các cấp là thẩm quyền của một cấp Toà án nao đó (cấp

huyện, cấp tỉnh) trong việc thụ lý giải quyết các vụ việc theo thủ tục tố tụng dânsự Tham quyền sơ thâm dan sự của Tòa án theo lãnh thé là thẩm quyền của một

Tòa án xác định trong việc giải quyết một vụ việc dân sự cụ thê.

Dé xác định một vụ việc dân sự thuộc tham quyền giải quyết của một Toàán cụ thé nào, đầu tiên, người ta phải xác định vụ việc đó có thuộc thẩm quyềnsơ thâm dân sự của Toà án theo loại việc hay không, sau đó căn cứ vào luật thực

Trang 15

định để xác định xem vụ việc đó thuộc thẩm quyền sơ thâm của Toà án cấp nào

và bước sau cùng là xác định trong số các Toà án cùng cấp đó thì Toà án lãnh

thé nao sẽ có thấm quyền giải quyết Như vậy, việc xác định thâm quyền sơ thâm dân sựcủa Toà án theo loại việc và thâm quyển sơ thâm dân sự của Toà án các cấp là nền tang hay tiên

dé dé xác định tham quyền sơ thẩm dân sự của Toà án theo lãnh thé.

Việc nghiên cứu cho thấy, thâm quyền sơ thâm dân sự của Toà án theo

loại việc được xác định trên cơ sở các quan hệ pháp luật nội dung có cùng tínhchất mà Toà án phải xem xét giải quyết Theo đó, các vụ việc phát sinh từ cácquan hệ về tài sản hay quan hệ nhân thân giữa các chủ thé sẽ thuộc thẩm quyển

sơ thâm dân sự của Toa án Trong khi đó, thâm quyền sơ thâm dan sự của Toà áncác cấp là thâm quyền của các cấp Toà án trong việc xem xét giải quyết các vụviệc thuộc thẩm quyển sơ thâm dân sự của Toà án theo loại việc, dựa trên tính

chất phức tạp hay đơn giản của vụ việc dân sự cũng như điều kiện giải quyết vụ

việc của các cấp Toà án Ở Việt Nam hiện nay, dựa theo dấu hiệu này thì sự phânđịnh giữa thâm quyền sơ thầm dân sự của Toà án cấp tỉnh và Toà án cấp huyện

vẫn còn tồn tại Tuy nhiên, có lẽ đây không phải là vấn dé mang tính bất bién ma

có thé sẽ thay đối tuỳ theo quan niệm của nhà lập pháp.

Việc nghiên cứu cho thấy, các giáo trình về luật tố tụng dân sự của các cơ sở

đào tạo luật cũng chưa đưa ra một khái niệm cụ thé về thâm quyền sơ thâm dân

sự của Tòa án theo lãnh thổ Có ý kiến cho rằng “Thẩm quyên giải quyết tranhchấp dân sự theo lãnh thé của Toà án là quyên của một Toà án cụ thé trong hệthống Toà án được thực hiện thủ tục giải quyết một tranh chấp dân sự cụ thể

theo quy định của pháp luát` [8, tr 39].

Xét trong thực tiễn lập pháp, thì thuật ngữ thâm quyển sơ thâm dân sự của

Toà án theo lãnh thổ đôi khi được sử dụng dưới một cái tên khác là thẩm quyền

Trang 16

của Toa án theo quan hạt, tham quyền của Toà án theo don vị hành chính lãnh

thổ hay thâm quyền của Toà án theo phạm vi lãnh thô Tuy nhiên, cần nhận thứcrằng, trên thế giới cách thức tổ chức Toà án có thê theo đơn vị hành chính lãnh

thô hoặc không theo đơn vị hành chính lãnh thé Điều này phụ thuộc vào truyềnthống, lịch sử và ý chí của nhà lập pháp mỗi nước.

Dưới góc nhìn lý luận, có thể nhận xét rằng, thâm quyên sơ thẩm dân sựcủa Tòa án theo lãnh thé được xác định không phải dựa trên dau hiệu về tínhchất của quan hệ pháp luật tranh chấp hay tính chất phức tạp hay đơn giản của vụ

việc dân sự, điều kiện giải quyết vụ việc của các cấp Toà án mà dựa trên nhữngdau hiệu riêng, làm cơ sở dé phân định thâm quyền sơ thâm dân sự giữa các Toàán cùng cấp với nhau đối với một vụ việc dân sự cụ thể Thông thường, thâm quyền

sơ thâm dân sự của Tòa án theo lãnh thé được xác định dựa trên những dau hiệu sau đây:- Dấu hiệu về nơi cư trú hoặc noi có trụ sở của một trong các bên đương sự,

- Dấu hiệu về nơi có tài sản tranh chấp;

- Dấu hiệu về nơi phát sinh sự kiện như nơi đăng ký kết hôn, nơi xảy ra

hành vi gây thiệt hại, nơi thực hiện hợp đồng.

- Dấu hiệu về nơi mà các bên thoả thuận lựa chọn giải quyết vụ việc phát

sinh hoặc theo y chí của bên có yêu cầu đã được nhà lập pháp ấn định

Từ những phân tích trên, có thé đưa ra khái niệm thâm quyền sơ thâm dân

sự của Tòa án theo lãnh thé như sau: “Thẩm quyên sơ thấm dân sự của Tòa án

theo lãnh thé là quyền của một tòa án cụ thé, trong việc xem xét giải quyết cácvụ việc dân sự và quyên han ra các quyết định khi lan dau tiên giải quyết các vụviệc đó, được xác định trên cơ sở nơi cư tru, nơi có trụ sở của một trong các bên

đương sự, noi có bất động sản hoặc nơi phát sinh sự kiện hoặc các dau hiệu

khác mà pháp luật có quy định”.

Trang 17

Theo khái niệm này, có thể rút ra các đặc điểm về thấm quyền sơ thâm dân sựcủa Toà án theo lãnh thé như sau :

Thứ nhất: Tham quyền sơ thâm dân sự theo lãnh thé là thâm quyền của Toàán lần đầu tiên xem xét giải quyết các vụ việc dân sự căn cứ vào các dấu hiệu vềnơi cư trú, nơi có trụ sở của một trong các bên đương sự, nơi có bất động sản

hoặc nơi phát sinh sự kiện hoặc các dấu hiệu khác mà pháp luật có quy định.

Đây là dấu hiệu phân biệt thâm quyền sơ thâm dân sự của Tòa án theo lãnh

thé với thẩm quyên của Toà án theo loại việc được xác định dựa trên dấu hiệu về

tính chất của quan hệ pháp luật tranh chấp và thâm quyển sơ thâm dân sự theocấp Toà án được xác định trên tiêu chí về tính chất phức tạp hay đơn giản của vụviệc dân sự, điều kiện giải quyết vụ việc của các cấp Toà án.

Thứ hai: Thâm quyền sơ thâm dân sự của Toà án theo lãnh thé là loại thâmquyền có tính cụ thé, theo đó có thé xác định một Toà án cụ thể có quyền xemxét giải quyết vụ việc dân sự và quyền hạn ra các quyết định khi giải quyết cácvụ việc đó Đặc điểm này cho thấy tính cụ thé hay tính cá biệt hoá của thấmquyền sơ thầm dân sự theo lãnh thổ so với thâm quyền sơ thắm dân sự theo loại

việc và theo cấp Toà án Thâm quyển sơ thâm dân sự của Toà án theo loại việcchỉ giúp xác định được vụ việc có thuộc thầm giải quyết của Toà án theo thủ tục

tố tụng dân sự hay không, trên cơ sở đó phân định được những việc thuộc thấmquyền của Toà án và các cơ quan Nhà nước, các tổ chức khác Tham quyền sơthâm dân sự theo cấp Toà án là loại thâm quyền mà dựa vào đó có thể xác địnhđược vụ việc sẽ thuộc quyền xem xét va quyết định của một cấp Toà án nào đó.Còn thâm quyền sơ thâm dân sự của Toà án theo lãnh thổ là loại thầm quyền màdựa vào đó có thể xác định một cách chính xác Toà án cụ thể nào sẽ có quyềnxem xét va ra các quyét định dé giải quyêt các vụ việc.

Trang 18

Thứ ba: Thâm quyền sơ thâm dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác địnhdựa trên thâm quyền của Toa án theo loại việc và thẩm quyền sơ thâm dân sựtheo cấp Toà án Xét trong quá trình xác định thâm quyền sơ thâm dân sự củaToà án thì thẩm quyền sơ thâm dân sự của Toà án theo lãnh thổ là hệ quả khôngthé thiếu của việc xác định thâm quyền của Toà án theo loại việc va thâm quyềnsơ thâm dân sự theo cấp Toà án Hay nói một cách khác thì thẩm quyền sơ thâmdân sự của Toà án theo lãnh thổ là kết thúc của quá trình xác định thâm quyền sơ

thâm dân sự của Toà án.

1.1.2 Ý nghĩa của việc quy định về thẳm quyền sơ tham dân sự củaTòa án theo lãnh thé,

Đối với đương sự, các quy định về thâm quyền sơ thâm dân sự của Toà án

theo lãnh thé là cơ sở pháp lý để nguyên đơn chủ động trong việc xác định được

Toà án mà mình có thể gửi đơn kiện hoặc lựa chọn Toà án thuận lợi nhất chomình trong việc tham gia tố tụng Ngoài ra, các quy định về thâm quyền sơ thâm

dân sự của Toa án theo lãnh thé sẽ giúp đương sự nhanh chóng thực hiện được

quyền khởi kiện để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, tránh được việc gửi

đơn kiện ra Toà án không có thâm quyền gây mat thời gian và chi phi khôngđáng có Như vậy, các quy định về thâm quyền sơ thâm dân sự của Toà án theolãnh thé là một bảo đảm cho việc thực hiện quyền tiếp cận công lý của công dân.

Đối với Toà án, các quy định về thẩm quyền sơ thẩm dân sự theo lãnh thổlà cơ sở pháp ly quan trong cho việc xác định một vụ việc cu thể có thuộc thấmquyền giải quyết của mình hay không, tránh được việc áp dụng không thống nhất

trong thực tiễn gây kéo dài thời gian giải quyết do vụ việc phải chuyên đi chuyểnlại giữa các Toà án, thậm chí bản án, quyết định bị huỷ để xét xử lại do vi phạm

về thâm quyền Đồng thời các quy định về thâm quyền sơ thâm dân sự của Toà

Trang 19

án theo lãnh thổ còn là cơ sở để giải quyết trong trường hợp có tranh chấp về

thâm quyền sơ thẩm dân sự giữa các Toà án cùng cấp với nhau.

Ngoài ra, các quy tắc về phân định thâm quyên theo lãnh thô được nhà lậppháp xây dựng là cơ sở pháp lý để tránh việc đương sự lạm dụng quyền khởikiện để cùng một lúc khởi kiện vụ việc ở nhiều Toà án khác nhau gây ra tìnhtrạng có nhiều Toà án cùng giải quyết về một vụ việc và ra những phán quyết tráingược nhau, gây mat niềm tin vào cơ quan bảo vệ pháp luật và khó khăn trongcông tác thi hành án dân sự sau này.

1.2 CƠ SO KHOA HOC CUA VIỆC QUY ĐỊNH VE THÁM QUYEN

SƠ THÁM DAN SU CUA TOA AN THEO LANH THO.

Việc xây dựng các quy định về thẩm quyền sơ thâm dân sự của Tòa án theo

lãnh thổ phải đảm bảo cho Tòa án có thẩm quyền phải là Toà án có điều kiện

xem xét, giải quyết vụ việc một cách tốt nhất, đồng thời cũng phải tính đến việc

tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia tố tụng của các đương sự Để đáp ứngyêu cầu này, khi xây dựng các quy định về thẩm quyền sơ thâm dân sự của Tòaán theo lãnh thổ phải dựa trên một số cơ sở sau đây:

1.2.1 Thiết lập tiêu chí xác định thẩm quyền dân sự của Toà án theo lãnhthé phù hợp với loại quan hệ pháp luật tranh chấp cần giải quyết.

Chúng ta đã biết tính chất của quan hệ pháp luật tranh chấp (quan hệ tàisản và quan hệ nhân thân) là cơ sở để xác định thâm quyền sơ thâm dân sự củaToà án theo loại việc và phân định thầm quyền sơ thâm dân sự của Toà án vớithâm quyền sơ thẩm hình sự và hành chính Tuy nhiên, xét trong từng loại quan

hệ pháp luật tranh chấp cụ thể thì đối với mỗi loại quan hệ pháp luật tranh chấp

nhà lập pháp sẽ thiết lập các dấu hiệu riêng biệt để xác định thẩm quyền sơ thâmdân sự của Toa án theo lãnh thé Chang hạn, đối với tranh chấp về hợp đồng

Trang 20

nhưng đối tượng tranh chấp không phải là bất động sản thì dấu hiệu dé xác địnhToà án có thâm quyền là nơi cư trú của bị đơn, nơi thực hiện hợp đồng hoặc nơi

cư trú của nguyên đơn theo sự thoả thuận của các bên trong hợp đồng Trong các

quan hệ pháp luật về sở hữu động sản thì dau hiệu để xác định Toà án có thầmquyền là nơi cư trú của người có nghĩa vụ hoặc người kế thừa nghĩa vụ dân sự.Đối với các quan hệ pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì dấuhiệu nơi cư trú của người có nghĩa vụ hoặc nơi cư trú của nguyên đơn, nơi xảy rathiệt hại sẽ được xác lập

1.2.2 Quyền tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và việc

xây dựng quy định về thẳm quyền sơ thấm dân sự của Toà án theo lãnh tho.Khi quy định về thâm quyền sơ thâm dân sự của Toà án theo lãnh thé các

nhà làm luật phải chú ý tới việc đảm bảo quyên lợi ích hợp pháp cho những

người tham gia tố tụng cụ thé: Khi tham gia tổ tung tai Toa án thì nguyên don làngười chủ động còn bị đơn là người bị động Khi nguyên đơn khởi kiện, yêu cầuToà án giải quyết vụ việc dân sự thì bị đơn sẽ phải mat thời gian, công sức để

theo kiện, ảnh hưởng tới đời sống và công việc của họ Nhưng khi chưa có phán

quyết cụ thể giải quyết vụ việc dân sự của Toà án thì bị đơn, người bị yêu cầu

chỉ là người mà nguyên đơn, người yêu cầu phỏng đoán cho răng có xâm phạmtới quyền lợi ích hợp pháp của mình Trong thực tiễn nhiều trường hợp nguyênđơn, người yêu câu đã khởi kiện, yêu cầu không có căn cứ, không được Toà ánchấp nhận, trong khi đó bị đơn, người bị yêu cầu vẫn phải theo kiện dù họ khôngcó lỗi gì cả Do bị đơn, người bị yêu cầu chỉ mới là người được giả thiết hay suyđoán xâm phạm tới quyền lợi của nguyên đơn hay được giả thiết ở trong một tìnhtrạng pháp lý nào đó, cho nên họ cần được tạo điều kiện thuận lợi nhất để thựchiện quyên tự bảo vệ của mình trước Toà án Vì lẽ đó, để tạo điều kiện thuận lợi

Trang 21

cho bị đơn, người bị yêu cầu (người bi động trong việc tham gia tố tung) có théđược hưởng những lợi thế trong việc tham gia tố tụng, nhà lập pháp thường quyđịnh Tòa án có thâm quyền giải quyết vụ việc dân sự là Tòa án nơi cư trú, làm

việc, nơi có trụ sở của bị đơn, người bị yêu cầu.

1.2.3 Quyền tự định đoạt của đương sự và việc xây dựng quy định vềthấm quyền sơ thấm dân sự của Toà án theo lãnh thé,

Các quan hệ pháp luật dân sự đều có cùng tính chất là các quan hệ tài sản,quan hệ nhân thân được hình thành trên cơ sở bình đăng, tự do, tự nguyện camkết, thoả thuận và định đoạt của các chủ thể Do vậy, các qui định về thâm quyềnsơ thâm dân sự của Toà án theo lãnh thé cũng được xây dựng trên cơ sở đảm bảoquyền tự định đoạt của các đương sự trong tố tụng dân sự.

Đối với những vụ việc về tranh chấp bất động sản thì việc xây dựng các

qui định về thâm quyền theo lãnh thé được dựa trên cơ sở ưu tiên, tạo điều kiện

thuận lợi nhất cho cơ quan bảo vệ công lí trong việc xác minh, thu thập tài liệu,chứng cứ nhằm giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự Việc tạo điều kiện thuận lợicho các đương sự tham gia tố tụng trong những trường hợp này chỉ giữ vai trò

thứ yếu Do vậy, các tranh chấp bất động sản phải thuộc thâm quyền giải quyếtcủa Toà án nơi có bất động sản tranh chấp Trong những trường hợp này vấn đề

quyền tự định đoạt của các đương sự về thâm quyền giải quyết tranh chap khôngđược đặt ra Đối với những tranh chấp khác không liên quan tới bất động sản thì

về nguyên tac, Toà án có thẩm quyền sẽ là Toà án nơi cư trú, nơi có trụ sở của bị

đơn, người bị yêu cầu trong vụ việc dân sự.Việc xác định thẩm quyền trongnhững trường hợp này phải đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho các đương sự

tham gia tố tung chứ không mang tính bat di, bất dịch như đối với các tranh chap

Trang 22

bất động sản Do vậy, trong những trường hợp này nguyên đơn, người yêu cầu

có tự do hơn trong việc xác định Toà án có thâm quyền giải quyết vụ việc.

Tuy nhiên, quyền tự định đoạt về vấn đề thâm quyền của nguyên đơn,

người yêu cầu không mang tính tuyệt đối Quyền tự định đoạt về thâm quyềnphải trong khuôn khổ, giới hạn mà nhà lập pháp qui định, sao cho việc định đoạtnày của nguyên đơn, người yêu cầu thuận lợi cho việc tham gia tố tụng của họ,thuận lợi cho việc giải quyết vụ việc nhưng không xâm lấn quyền tự do của các

đương sự khác Theo góc nhìn này, thì việc định đoạt của đương sự về van déthâm quyền theo lãnh thé chi được tiến hành trên cơ sở có sự đồng thuận của cácđương sự khác trong vụ việc hoặc chỉ giới hạn trong những trường hợp mà nhà

lập pháp an định sau khi đã cân nhắc về tính hợp lí của vấn dé Thông thường,việc lựa chọn Toà án mà không cần có sự đồng thuận của bị đơn, người bị yêu

cầu là xuất phát từ tính nhân đạo của pháp luật trong việc bảo vệ người yếu thế(Toà án nơi nguyên đơn là người lao động cứ trú, làm việc hoặc Toà án nơi

nguyên đơn là người bị thiệt hại về tính mạng ,sức khoẻ ) hoặc khi các nguyên

tắc phổ biến trong việc xác định thấm quyền không đủ hoặc không thé sử dụng

dé xác định một Toà án có thâm quyền hay không trong những trường hợp cụ thé(Chang han, vụ việc có nhiều bat động sản tranh chấp hoặc có nhiều bị đơn;

không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn; việc phát sinh từ hoạt động của

chi nhánh của tổ chức ).

1.2.4 Tiêu chí xác định thấm quyền dân sự của Toà án theo lãnh tho

phải đảm bảo sự thuận lợi, nhanh chóng trong việc giải quyết vụ việc dân sự

và thi hành án dan sự.

Việc cung cấp chứng cứ để chứng minh là thuộc về các đương sự trong vụviệc dân sự Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp để vụ việc dân sự được giải

*'TH:ƒ VIỀ!| NG ĐẠI HỌt

| -NGDLC NOE -_—_

Trang 23

quyết một cach đúng dan, khách quan thì Toa án có thé theo yêu cầu của đươngsự hoặc tự mình tiến hành thu thập chứng cứ, tài liệu cần thiết cho việc giảiquyết vụ việc dân sự Khi các nhà lập pháp xây dựng các quy định về thâmquyền sơ thâm dân sự của Toà án theo lãnh thé cũng phải chú ý tới việc tạo điều

kiện thuận lợi để Toà án có thể giải quyết nhanh chóng, chính xác vụ việc dânsự Cụ thể là nhà lập pháp phải căn cứ vào những tiêu chí sau:

- Về tiêu chí nơi có tài sản tranh cháp:

Thông thường, việc xây dựng quy định về thẩm quyên theo lãnh thô được

dựa trên tiêu chí Toà án nơi có bất động sản tranh chấp là do xuất phát từ tính

chất đặc biệt của bất động san là loại tài sản gắn liền với đất không di chuyển

được và xuất phát từ yêu cầu giải quyết nhanh chóng, chính xác vụ việc dân sựdé bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các đương sự Toà án nơi có bất động sản nay

sẽ là Toà án có điều kiện thuận lợi hơn cả trong việc xác minh, thu thập chứngcứ và giải quyết chính xác vụ việc Đối với những tranh chấp về bất động sản,thông thường các giấy tờ, tài liệu liên quan đến bất động sản sẽ do cơ quan tàinguyên môi trường, nhà đất, chính quyền nơi có bất động sản đó lưu giữ và các

cơ quan này cũng là những cơ quan nam vững những thông tin về nguồn gốc,

hiện trạng tài sản và tình trạng pháp lý của tài sản Do vậy, Tòa án nơi có bấtđộng sản sẽ là Tòa án có điều kiện thuận lợi nhất trong việc xác minh, thu thậpcác tài liệu, các thông tin liên quan đến bất động sản đang tranh chấp.

Ngoài ra, trên thực tế do tính chất đặc biệt của bất động sản là loại tài sản

gan liền với đất không thé di chuyển được nên nếu cần phải kiểm tra, xem xét tạichỗ tình trạng của bất động sản để làm cơ sở cho việc giải quyết được đúng đắn

thì Tòa án nơi có bất động sản sẽ là Tòa án có điều kiện thuận lợi nhất trong việcxác minh, kiểm tra, xem xét tại chỗ tình trạng của bất động sản Nếu quy định vụ

Trang 24

việc liên quan tới bat động sản do Toa án nơi không có bat động san giải quyếtthì khi giải quyết vụ việc, Toà án có thâm quyền sẽ phải tiến hành các hoạt độnguỷ thác thu thập chứng cứ- vốn là một hoạt động mà trên thực tế việc thực hiện

nó đòi hỏi phải mất nhiều thời gian và không phải bao giờ Toà án thực hiện uỷ

thác cũng thu được kết quả như mong muốn Thực tế cho thấy có nhiều vụ việcToà án phải uỷ thác thu thập chứng cứ, tài liệu nhiều lần, mất nhiều thời gian

trong quá trình hoàn thiện hồ sơ vụ việc làm cho việc giải quyết bị kéo dài, dẫntới sự bức xúc của đương sự do hiểu lầm là Toà án gây khó khăn cho việc giảiquyết Xét về thực tế thì nếu chỉ dựa vào kết quả uỷ thác trên giấy tờ mà không

tiến hành xem xét thực địa thì Toà án có thẩm quyên cũng khó có thể giải quyết

đúng đắn vụ việc Ngược lại, nếu muốn tiến hành xem xét tại chỗ tình trạng của

bất động sản thì Toà án này sẽ phải cử Tham phán của mình đến tận nơi có batđộng sản dé tiến hành xem xét tại chỗ và như vậy, Nhà nước và các đương sự sẽ

phải gánh chịu thêm những tốn phí về đi lại để thực hiện công việc này.

Trong một số trường hợp đặc biệt, thì việc xác định thâm quyền sơ thấm

của Toà án theo lãnh thổ cũng có thể dựa trên tiêu chí Toà án nơi có động sảncủa đương sự Chang han, viéc yéu cau công nhận và cho thi hành tại Việt Nam

một bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài có thé thuộc thấm quyền

của Toà án nơi có tài sản là động sản (cỗ phần, giấy tờ có giá, tài khoản ) của

người phải thi hành án.

- Về tiêu chí ưu tiên Toà án nơi bị đơn, người bị yêu cau cư trú, làm việc

hoặc nơi có trụ sở của bị don, người bị yêu cẩu:

Nhà lập pháp sẽ căn cứ vào tiêu chí này và xét trong từng loại vụ việc dân

sự thì Toa án nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở của đương sự nao sẽ là Tòa án có điều

kiện tốt nhất để giải quyết nhanh chóng, chính xác vụ việc và thuận tiện cho

Trang 25

đương sự trong việc tham gia tố tụng Trên cơ sở đó, nhà lập pháp có thê xâydựng các quy tac dé xác định thẩm quyền cho phù hop.

Khi phát sinh một vụ việc dân sự, nếu các quy định về thâm quyền sơ

thâm dân sự không hợp lý sẽ dẫn tới hậu quả là Toà án thụ lý sẽ khó khăn trongviệc xác minh hay thu thập chứng cứ tài liệu để giải quyết vụ việc, việc giải

quyết vụ việc do vậy sẽ bị kéo dài Thông thường, nếu vụ việc không phải làtranh chấp về bất động sản thì Toà án có thâm quyén sẽ là Toà án nơi cư trú, nơicó trụ sở của bị đơn, người bị yêu cầu trong vụ việc dân sự.

Bị đơn, người bị yêu cau trong vụ việc dân sự là người bị buộc phải tham

gia tố tụng Do vậy, về mặt tâm lý họ thường không muốn hợp tác và thườngtrốn tránh không tham gia tố tụng khi được Toà án triệu tập Việc quy định Tòaán nơi cư trú của bị đơn, người bị yêu cầu, nơi có trụ sở của pháp nhân sẽ tạo

điều kiện thuận lợi để bị đơn, người bị yêu cầu, người đại diện hợp pháp củapháp nhân tham gia tố tung Mặt khác, trong trường hợp bị đơn cố tình lần tránhtrong việc tham gia tố tụng thì Tòa án nơi bị đơn, người bị yêu cầu cư trú, làm

việc, có trụ sở cũng là Toà án có khả năng và điều kiện tốt hơn cả trong việc xácminh và nắm bắt được các tình tiết, sự kiện trong vụ việc trên cơ sở đó có đường

lối giải quyết cho phù hợp.

Xét về góc độ thuận lợi trong công tác thi hành án, thì trên thực tế người

phải thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định về dân sự thường là bị đơn,

người bị yêu cầu Do vậy, thông thường nếu quy định Tòa án có thâm quyền làToà án nơi bị đơn, người yêu cầu cư trú, làm việc, có trụ sở sẽ tạo điều kiệnthuận lợi cho việc phối hợp giữa cơ quan thi hành án nơi người phải thi hành áncư trú, làm việc, có trụ sở và Toa án đã giải quyết vụ việc trong việc thi hành ban

Trang 26

án, quyết định, nhất là trong việc chuyển giao ban án, quyết định và giải thíchnhững điểm chưa rõ trong bản án, quyết định.

- Về tiêu chí Toà án nơi phái sinh sự kiện:

Toà án nơi phát sinh sự kiện cụ thể là Toà án nơi đăng ký kết hôn, nơi xảy

ra hành vi gây thiệt hại, nơi thực hiện hợp đồng cũng là những Toà án có điềukiện thuận lợi để xác minh thu thập chứng cứ, tài liệu cho việc giải quyết vụviệc Trong những trường hợp đặc biệt Toà án nơi phát sinh sự kiện còn có thể

hiểu là nơi cơ quan trọng tài hoặc Toà án đã ra phán quyết ví dụ như Toà án nơitrọng tài ra quyết định có thâm quyền giải quyết yêu cầu huỷ quyết định trọng

tài, Toà án đã ra quyết định tuyên bố một người là mắt tích hoặc đã chết có thẩmquyền huỷ bỏ quyết định về việc tuyên bố một người là mất tích hoặc đã chết Mặt khác việc xác lập các quy định về thâm quyền của Toà án theo lãnh thé căncứ vào nơi phát sinh sự kiện là xuất phát từ quan niệm sự kiện là khởi nguồn của

tranh chấp hay vụ việc dân sự xảy ra ở đâu thì cơ quan bảo vệ công lý nơi đó có

quyền hạn và trách nhiệm trong việc giải quyết vụ việc đó Mặt khác, Toà án nơi

phát sinh sự kiện cũng là Toà án có điều kiện tốt nhất để xác minh, thu thậpchứng cứ, tài liệu cho việc giải quyết vụ việc.

Kết luận: Việc xây dựng các quy định về thâm quyền theo lãnh thổ phải

đáp ứng được hai yêu cầu cơ bản là phải tạo điều kiện thuận lợi cho Toà án trongviệc giải quyết nhanh chóng và chính xác vụ việc dân sự đồng thời phải đảm bảo

thuận lợi cho các đương sự trong việc tham gia tố tụng Việc xác định thấm

quyền sơ thâm dân sự của Toà án được dựa vào nhiều tiêu chí như nơi cư trú,làm việc hoặc nơi có trụ sở của các bên đương sự; nơi có tài sản tranh chấp, nƠIphát sinh sự kiện Để đạt được hai yêu cầu cơ bản nói trên, nhà lập pháp phải

căn cứ vào các tiêu chí xác định thâm quyên theo lãnh thô, từ đó cân nhac đôi

Trang 27

với từng loại vụ việc dân sự để ấn định các nguyên tắc ưu tiên làm cơ sở cho việc

xác định thâm quyền sơ thâm dân sự của Toà án theo lãnh thổ Theo đó, tuỳ

trường hợp tiêu chí được ưu tiên để xác định thâm quyền sẽ là nơi có bất động

sản; nơi cư trú, làm việc, nơi có trụ sở của bị đơn, người yêu cau; nơi phát sinhsự kiện sẽ được áp dụng Trong những trường hợp nhất định thì nhà lập phápkhông ấn định trước các tiêu chí bắt buộc mà việc xác định thâm quyền phải tuânthủ, có nghĩa là đương sự được tự do hơn trong việc lựa chọn một trong các tiêu

chí mà nhà lập pháp ấn định.

13 LƯỢC SỬ CÁC QUY ĐỊNH CUA PHAP LUAT TO TUNG DAN SỰ VE

THAM QUYEN SOTHAM DÂN SỰ CỦA TOA ÁN THEO LÃNH THO.

Việc nghiên cứu kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của nhà lập pháp quacác thời kỳ lịch sử về thấm quyền sơ thắm dân sự của Toà án theo lãnh thổ sẽ

giúp chúng ta có một cái nhìn thấu đáo hơn, trên cơ sở đó có thể rút ra bài họckinh nghiệm hoặc kế thừa một cách hợp lý kinh nghiệm lập pháp vào việc

nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về vấn đề này trong giai đoạn hiện nay.

Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa

được thành lập là cái mốc đặc biệt của quá trình phát triển pháp luật tố tụng dân

sự Việt Nam trong một chính thé mới Năm 1989 — Pháp lệnh đầu tiên về tố tụngdân sự ra đời là một cái mốc quan trọng, đánh dau sự phát triển của pháp luật tố

tụng dân sự Việt Nam trong giai đoạn mới Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 rađời là một minh chứng của sự phát triển pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam trong

công cuộc hội nhập kinh tế, quốc tế Cùng với quá trình phát triển đó của pháp

luật tố tụng dân sự Việt Nam, các quy định về thâm quyền sơ thâm dân sự của

Tòa án theo lãnh thô không ngừng được hoàn thiện Do vậy, luận văn đi vàonghiên cứu kinh nghiệm lập pháp về thâm quyền sơ thâm dân sự của Toà án theo

Trang 28

lãnh thổ theo ba giai đoạn trong lịch sử : Từ 1945 đến 1989; từ năm 1989 đếnnăm 2004 và từ năm 2004 đến nay.

định vẻ tổ chức, thủ tục giải quyết vụ án tại Toà án Tiếp đó ngày 17/04/1946,Sắc lệnh số 51 ấn định thâm quyền của Toa án và sự phân công giữa các nhân

viên Toà án được ban hành Sắc lệnh số 13 và sắc lệnh số 51 là những văn bảnpháp luật đầu tiên về tố tụng dân sự của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.Theo tinh thần của những văn bản này, tổ chức của Toà án và hoạt động giải

quyết các vụ việc dân sự tương đổi gọn nhẹ, đơn giản Tuy nhiên, việc nghiêncứu cho thấy hai văn bản này chi dé cập đến vấn đề thâm quyền giữa các cấp Toaán mà chưa có quy định về thẩm quyền dân sự của Toa án theo lãnh thổ Trên

thực tế xét xử thì các quy định của chế độ cũ về thâm quyền dân sự của Toà ántheo lãnh thổ vẫn tạm thời được áp dụng.

1.3.1.2 Thời kỳ từ 1959 đến 1989:

Sau Sắc lệnh số 51 nhiều văn bản pháp luật về tố tung dân sự được ban hành.Luật tô chức Toà án ban hành ngày 14/07/1960 quy định các Toà án nhân dân

Trang 29

được chia ra thành ba cấp Toà án, gồm Toà án nhân dân cấp huyện, Toà án nhândân cấp tỉnh và Toà án nhân dân tối cao.

Trong thời kỳ này, các văn bản tố tụng là cơ sở cho hoạt động giải quyết vụ

việc dân sự chủ yếu được ban hành dưới hình thức công văn, chỉ thị, điều lệ và

đặc biệt là các thông tư do Toà án nhân dân tối cao ban hành Đáng chú ý là cácthông tư sau: Công văn số 03/NCLP ngày 03/03/1966 của Toà án nhân dân tốicao hướng dẫn trình tự giải quyết việc ly hôn; Thông tư số 39/NCLP ngày

21/01/1972 của Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn việc thụ lý, di lý xếp và tạm

xếp những việc kiện về hôn nhân gia đình và tranh chấp về dân sự; Thông tư số06/TATC ngày 25/02/1974 của Toà án nhân dân tối cao về công tác điều tra trong t6 tụng

dân su; Thông tr số 25/TATC ngày 30/1 1/1974 của Toà án nhân dân tối cao về công tác hoà giảitrong tố tung dân sự Trong các văn bản pháp luật này, van đề thâm quyền sơ thâm dân sự của

Toà án bước dau đã được dé cập đến Cụ thé như sau:

* Công văn số 03/NCPL ngày 03/03/1966 của Toà án nhân dân tối cao hướngdẫn trình tự giải quyết việc ly hôn đã chỉ ra những tư tưởng chỉ đạo và các quy

tac cụ thé dé xác định thẩm quyền sơ thâm dân sự của Toà án trong những vụ ánly hôn Theo Thông tư này, tư tưởng chi đạo cho việc xác định thâm quyền theo

lãnh thé đối với các vụ án về ly hôn là “Toa án có thẩm quyên xét xứ mot vụ xinly hôn là Toà án có diéu kiện tốt nhát dé giải quyết vụ kiện ay, cu thé la diéu tra

sát, hoà giải kịp thời, thuận tiện cho sự di lai cua hai bên đương sự ` [19, tr.70] Theo tinh thần này, Toà án nhân dân tối cao đã hướng dẫn cụ thể về cách

xác định thắm quyền sơ thẩm theo lãnh thổ đối với các vụ án ly hôn như sau:“Đối với những đôi vợ chẳng sóng chung với nhau thì Toà án có thẩm quyên

là Toà án cơ sở nơi họ ở (trừ trường hợp là thuộc thám quyên của án cáp trên);

Trang 30

nơi quê quản chung của họ và là nơi một bên ở, hoặc nếu nơi này không phải làquê quản chung thì là nơi họ đã sống chung lâu ”.

Toà án nhân dân tối cao cũng đã chỉ rõ rằng: “Tod án có thẩm quyên xét xử

một vụ ly hôn là Toà an có điều kiện tốt nhát dé giải quyết vụ kiện ay, cụ thể làdiéu tra sát, hoà giải kịp thời, thuận tiện cho sự đi lại của hai bên đương sự ” làmột nguyên tắc căn bản để xác định thâm quyển dân sự của Toà án theo lãnh thổ

đối với các vụ án ly hôn Theo tinh thần này, Toà án nhân dân tối cao đã hướng

dẫn các Toà án nhân dân địa phương như sau “Trong những trường hợp khác,các Toà án địa phương sẽ vận dụng nguyên tắc trên đây để giải quyết vấn déthấm quyên, người xin ly hôn có thé gửi đơn đến Toà án nơi mình ở hoặc gửi đến

Toà an nơi chéng hoặc vo mình ở Toà án nào nếu nhận được don sẽ diéu tra sơbộ và căn cứ vào tình hình mà hoặc là giữ lại để giải quyết hoặc chuyển qua Toà

án kia với những tài liệu đã điều tra được về phan minh”.

* Thông tư số 39 /NCPL ngày 21/01/1972 của Toà án nhân dân tối cao hướng

dẫn việc thụ lý, di lý, xếp và tạm xếp những việc kiện về hôn nhân và gia đình vàtranh chấp về dân sự cũng đã có những quy định theo hướng mở rộng nguyên tắcdé xác định thẩm quyển của Toà án theo lãnh thổ đối với các vụ kiện dân sự theonơi ở, nơi cam kết, nơi phát sinh sự kiện:

“Đối với những việc ly hôn, Công văn số 03/NCLP ngày 03/03/1966 của Toàán nhân dân tối cao hướng dẫn trình tự giải quyết việc ly hôn đã hướng dẫn rõ

những trường hop Toa án có thẩm quyền xét xử là Toà án nơi vợ chồng sống

chung, hoặc Toà án nơi ở của vợ chông.

Trang 31

- Đối với việc tranh chấp về quyền sở hữu ruộng đất, nhà cửa, Toà án có thâm

quyên là Toà án nơi có những tài sản đó.

- Đối với những tranh chấp về tiền bạc, dé vật, Toa án có thâm quyên là Toàán nơi ở của bị đơn, hoặc nơi hai bên đã cam kết, đã giao nhận tiền bạc, đồ vật.

- Đối với những tranh chấp về thừa kế, Toà án có thâm quyền là Toà án nơi phát sinhviệc thừa kế và là nơi có những tài sản chủ yếu của người chết dé lại” [20, tr 13].

*Bản hướng dan về trình tự xét xử sơ thẩm dân sự kèm theo Thông tu số96/NCLP ngày 08/02/1977:

Ngoài công văn số 03-NCPL ngày 3/3/1966 và Thông tư số 39 - NCPLngày 21/1/1972, các quy định về thẩm quyển dân sự của Tòa án theo lãnh thévẫn không ngừng được hoàn thiện Theo Bản hướng dẫn về trình tự xét xử sơthẩm về dân sự kèm theo Thông tư số 96-NCPL ngày 8/2/1977 của Tòa án nhândân tối cao, tại mục B phần thứ hai quy định về “Thẩm quyên theo quản hạt" đãkhái quát nguyên tắc chung trong việc xác định thẩm quyền đồng thời mở rộnghơn phạm vi áp dụng không chỉ đối với những vụ kiện về hôn nhân gia đình,thừa kế mà còn áp dụng chung cho tất cả các vụ kiện thuộc lĩnh vực dân sự [21,tr 13-14].

Điểm cốt lõi và hợp lý của vấn đề xác định thẩm quyền sơ thâm dân sự

theo lãnh thé theo văn bản này là đã đặt ra định hướng cơ ban của việc xác định

thâm Cụ thé là “Việc quy định thẩm quyền theo quản hạt nhằm xác định Tòa án

nhdn dân nào có nhiệm vụ xét xử vụ kiện thì thuận tiện cho các đương sự và bảodam được việc xét xu chính xác”.

Việc hướng dẫn xác định thấm quyền theo quan hat được dựa trên nguyên

tắc nơi cư trú, nơi có tài sản Cụ thê là “Các việc kiện về dân sự có rất nhiễu loại

Trang 32

nén tùy trường hợp có thể xác định thẩm quyên của các Tòa án nhân dán theoơi cu tru của nguyên đơn, bi đơn hoặc nơi có tài san’.

- Vé thẩm quyên của Toà án theo nơi cư trú của nguyên don, bị don:

“| Dé bảo đảm cho bị đơn có thể tham gia to tụng một cách dé dàng, luậtpháp quy định la: nói chung, Tòa an có nhiệm vu điều tra và xét xử vụ kiện là

Tòa án nơi cư trú của bị don’.

Ngoài việc xác định nguyên tắc Toà án có thâm quyền là Toà án nơi cư trúcủa bị đơn, trong văn bản này Toà án nhân dân tối cao cũng đã có hướng dẫntheo hướng cho phép nguyên đơn có thé lựa chọn Tòa án dé gửi đơn khởi kiện.

Theo tinh thần này, Toà án nhân dân tối cao đã hướng dẫn như sau:

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp mà hoàn cảnh của nguyên đơn cần

được chú ý dé tạo điều kiện cho họ có thể tiến hành việc kiện một cách dé dàng.

Do đó, họ được phép lựa chọn Tòa án nào mà việc xét xử sẽ thuận lợi cho họ Đó

là những trường hợp sau đây:

1 Người yêu cầu được cấp dưỡng có quyền kiện trước Tòa án nơi cư trú

của mình hoặc Tòa án nơi cư trú của bi đơn.

2 Người kiện để đòi bồi thường thiệt hại do việc phạm tội về hình sự gâyra cho sức khỏe, tính mệnh, tài sản của công dân, có quyền đi kiện trước Tòa án

nơi cư trú của mình hoặc nơi xảy ra việc phạm pháp.

3 Việc kiện về thi hành hợp đồng có thẻ tiến hành trước Tòa án nơi ở củabị đơn, hoặc nơi thi hành hợp đồng Khi ký kết hợp đồng, hai bên cũng có théthỏa thuận trước về việc sẽ đưa ra Tòa án nào xét xử nếu để xảy ra tranh chấp.

4 Nguyên đơn kiện bị đơn nhưng không biết địa chỉ của bị đơn thì có

quyền kiện trước Tòa án nơi cư trú chính của bị đơn (nếu bị đơn đến một địa chỉ khác mà

nguyên đơn không biết) hoặc noi bị đơn có tài sản (nếu việc kiện có liên quan đến tài sản).

Trang 33

- Về thẩm quyên về nơi co tài sản bị tranh chấp:

Những việc kiên sau đây đều thuộc thẩm quyền của tòa án nơi có tài sản bị tranh chap:1 Nguyên đơn kiện về quyền sở hữu ruộng đất, nhà cửa thì Tòa án có

thâm quyền là Tòa án nơi có ruộng đất nhà cửa bị tranh chap.

2 Nguyên đơn kiện về di sản thừa kế thi tòa án có thâm quyên là Tòa án nơi phát sinhra việc thừa kế hoặc nơi có tài sản chủ yếu của người thừa kế để lại.

Như vậy, việc nghiên cứu các quy định về thâm quyền theo lãnh thổ trong

giai đoạn từ 1945 đến 1989 cho thấy các quy định trong thời kỳ này đã đặt ra quytắc để xác định thâm quyền dân sự của Tòa án theo lãnh thổ là Tòa án có điềukiện tốt nhất để giải quyết các vụ kiện Cụ thể là điều tra sát, hòa giải kịp thời,thuận tiện cho sự di lai của hai bên đương sự Việc xác định thâm quyền theoquản hạt được dựa trên nguyên tắc nơi cư trú của bị đơn, nơi có tài sản hoặc nơi

phát sinh sự kiện Bên cạnh đó, quyền của nguyên đơn trong việc lựa chọn Toàán cũng được ghi nhận.

1.3.2 Giai đoạn từ 1989 đến 2004.

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ngày 29 tháng 11 năm 1989được ban hành có hiệu lực pháp luật từ ngày 01 tháng 01 năm 1990 là văn bảnpháp luật đầu tiên pháp điển hóa những nội dung căn ban của thủ tục giải quyếtcác vụ án dân sự Việc ban hành văn bản này đã thể hiện sự quan tâm của Nhànước, của xã hội đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và

đánh dấu một bước phát triển mới của pháp luật tố tụng dân sự Tiếp theo đó,

Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án kinh tế năm 1994 và Pháp lệnh thủ tục giải

quyết các tranh chấp lao động năm 1996 đã được ban hành, tạo cơ sở pháp lý

cho việc giải quyết các tranh chấp kinh tế và lao động.

Trang 34

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vu án dân sự năm 1989 đã có một bước tiến

mới trong việc quy định về thâm quyền của Tòa án theo lãnh thổ Các quy địnhvề thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ đã được hoàn thiện hơn và được mởrộng đối với cả những vụ việc mà bị đơn là pháp nhân Theo Điều 13 Phar lệnh

này thì “Zod án có thẩm quyên giải quyết vụ án dân sự là Toà án nơi cư trú hoặc nơi

làm việc của bị đơn; nếu bị don là pháp nhân thì Toà án có thẩm quyên là Toà án nơi pháp nhân

Bên cạnh việc quy định Toà án nơi bị đơn có thấm quyên giải quyết vụviệc, thì quyền thỏa thuận của các đương sự trong việc yêu cầu Tòa án nơi cư trú

của nguyên don đã được ghi nhận Theo đó, Điều 13 Pháp lệnh thủ tục giải quyết

các vụ án dân sự năm 1989 quy định “Các đương sự cũng có thể thoả thuận yêu

cẩu Toà án nơi cư trú của nguyên đơn giải quyết” Tuy nhiên, việc nghiêr cứucác quy định trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế 1994 cho thấy

trong pháp lệnh này lại thiếu vắng quy định về quyền thỏa thuận lựa chọn Toà án

nơi nguyên don cư trú dé giải quyết tranh chấp Đây là một hạn chế lớn của Pháp lệnhthủ tục giải quyết các vụ án kinh tế Bởi vì trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại thì vấn đề quyềntự do, tr nguyện cam kết, thỏa thuận phải luôn được coi trọng.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho Toà án trong việc giải quyết đúng dan vụ ándán sự, các quy định về thẩm quyền Toà án nơi có bất động sản đã được xâydựng tại Điều 13 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 Theo

dé, “Tranh chấp bất động sản do Toà án nơi có bat động sản giải quyết” Do

tirh chất đặc thù của các tranh chấp lao động nên quy định này không được thiếtlập trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động.

Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án kinh tế 1994 cũng đã ghi nhận quy tắc vềxá: định thâm quyền của Toa án nơi có bất động sản tại Điều 14 của pháp lệnh

Trang 35

may đồng thời đã đi xa hơn một bước so với Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ

đán dân sự trong việc quy định về thẩm quyền sơ thâm theo lãnh thổ Cụ thể làtheo quy định tại Điều 14 của pháp lệnh này “ trong trường hợp vụ án chỉ liên

quan đến bất động sản, thì Toà án nơi có bất động sản giải quyết” Ngoài ra,

ttheo quy định tại Khoản 6 Điều 15 của pháp lệnh này thì “Nếu vụ án liên quan

điển bắt động sản ở nhiêu nơi khác nhau, thì nguyên đơn có thể yêu cdu Toà án ở

một trong các nơi đó giải quyết vụ dn” [16].

Nghiên cứu so sánh giữa các quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh

thhổ trong ba pháp lệnh về thủ tục nói trên cho thấy các nguyên tắc cơ ban về việc

xiác định thẩm quyền theo lãnh thé trong ba pháp lệnh này là tương đối đồngnhất Về cơ bản nguyên tắc xác định thẩm quyền theo nơi cư trú, làm việc, nơi có tụ

sở của bị đơn đều được ghi nhận trong ba pháp lệnh Các quy định về thâm quyền của Toà án nơicó bat động đều được ghi nhận trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự 1989 và Pháp

lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế 1994.

Cả ba Pháp lệnh đều có quy định về những trường hợp nguyên đơn được

lựa chọn Tòa án để giải quyết vụ án (Điều 14 PLTTGQCVADS, Điều 15

PILTTGQCVAKT, Điều 14 PLTTGQCTCLĐ) Điểm tương đồng trong các quyđịnh của ba pháp lệnh nói trên về quyền của nguyên đơn trong việc lựa chọn Toàán là nhà lập pháp đều xây dựng các giới hạn mà đương sự có thể lựa chọn Cảba pháp lệnh này đều có những quy tắc chung về lựa chọn Toà án như:

- Nếu không biết địa chỉ của bị đơn hoặc nếu bị đơn không có nơi cư trú ở

Việt Nam thì nguyên đơn có thé yêu cầu Toà án nơi có tài sản hoặc cư trú cuốicùng của bị đơn giải quyết (Khoản 1 Điều 14 PLTTGQCVADS; Khoản 1 Điều

15 PLTTGQCVAKT và Khoản 1 Điều 14 PLTTGQCTCLD);

Trang 36

- Nếu vụ án phát sinh từ hoạt động của một chi nhánh của pháp nhân thì

nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi pháp nhân có trụ sở hoặc nơi có chi nhánh

đó giải quyết (Khoản 2 Điều 14 PLTTGQCVADS; Khoản 2 Điều 15

PLTTGQCVAKT và Khoản 2 Điều 14 PLTTGQCTCLĐ);

- Nếu vụ án phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầuToà án nơi thực hiện hợp đồng giải quyết (Khoản 5 Điều 14 PLTTGQCVADS;

Khoản 3 Điều 15 PLTTGQCVAKT và Khoản 4 Điều 14 PLTTGQCTCLĐ);- Nếu vụ án có nhiều bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi cư

trú của một trong các bị đơn giải quyết (Khoản 6 Điều 14 PLTTGQCVADS;Khoản 4 Điều 15 PLTTGQCVAKT và Khoản 6 Điều 14 PLTTGQCTCLĐ);

Bên cạnh đó, mỗi pháp lệnh lại có những quy định riêng về việc lựa chọn Toàán theo từng lĩnh vực đặc thù như kiện yêu cầu cấp dưỡng thì người yêu cầu cóthé khởi kiện tại Toà án nơi mình cư trú (Khoản 3 Điều 14 PLTTGQCVADS);

kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ trong vụ án dân sự thìnguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi cư trú của mình, nơi xảy ra thiệt hại hoặc

nơi bị đơn cư trú giải quyết (Khoản 4 Điều 14 PLTTGQCVADS); kiện yêu cầubồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ trong vụ án lao động thì nguyên đơn

chỉ có thể yêu cầu Toà án nơi cư trú của mình, hoặc nơi bị đơn có trụ sở giải

quyết chứ không có quyền yêu cầu Toà án nơi xảy ra thiệt hại giải quyết [17].

So với các quy định về quyền lựa chọn Toà án trong PLTTGQCVAKT thìcác quy định trong PLTTGQCVADS đã thiếu vắng các quy định về trường hợpvụ tranh chấp có nhiều bất động sản ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn sẽ lựachọn Tòa án nào để giải quyết Tuy nhiên, trong thời kỳ này do chưa có sự phân biệt giữa

vụ án dân sự và việc dân sự nên ba pháp lệnh nói trên cũng chỉ quy định việc lựa chọn Toà án giải

Trang 37

1.3.3 Giai đoạn từ năm 2005 đến nay.

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 được ban hành đánh dấu một bước phát

triển của pháp luật tố tung dân sự Việt Nam trong thời kỳ đổi mới Các quy định

về thâm quyền dân sự của Toà án theo lãnh thổ được quy định tản mạn trong cácvăn bản trước đó đã được các nhà lập pháp tập hợp, nghiên cứu và xây dựng

thành những quy định chung thống nhất làm cơ sở cho việc xác định thẩm quyềntheo lãnh thổ đối với tất các vụ việc dân sự phát sinh từ các quan hệ pháp luật về

dan sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động Vấn đề thâmquyền dân sự của Toà án theo lãnh thổ đã được quy định tương đối cụ thể trong

Điều 35 và Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự.

Sau khi Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) ra đời, các quy định về thâm quyềndân sự của Toà án, trong đó có các quy định về thâm quyền dân sự của Toà ántheo lãnh thé trong BLTTDS đã được hướng dẫn thi hành bởi Nghị quyết số01/2005/NQ-HĐTP ngày 31-3-2005 của Hội đồng thâm phán Tòa án nhân dântối cao Tuy nhiên, các nội dung cơ bản của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành

về vấn đề này và thực tiễn áp dụng sẽ được phân tích cụ thể trong chương 2 vàchương 3 của bản luận văn.

Trang 38

THAM QUYEN SƠ THAM DÂN SU CUA TOA ÁN THEO LANH THO

Trong phạm vi chương này, luận văn sé tập trung làm rõ những nội dung co

ban của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về thâm quyền sơ thâm dân sự củaToà án theo lãnh thé đồng thời đối chiếu luật thực định với những van dé lí luậnđã được phân tích tại chương 1, so sánh với kinh nghiệm lập pháp một số nước nham làm

rõ những điểm hợp lý và chưa hop lý của luật thực định vẻ vấn dé này Theo tinh thần này hai vấnđề chủ yếu sẽ được đề cập tại chương này, bao gồm: Nguyên tắc trong việc xác định thảm quyềnthâm quyền sơ thẩm theo lãnh thé và những quy định riêng trong việc xác định thâm quyền sơ

thấm của Toà án theo lãnh thé.

2.1 NGUYEN TAC XÁC ĐỊNH THẢM QUYEN SO THAM DAN SỰCUA TOA AN THEO LANH THO.

2.1.1 Tham quyền của Toà án noi cư trú, nơi làm việc, nơi có trụ sở củabị đơn, người bị yêu cầu,

2.1.1.1 Thâm quyên của Tòa án nơi cư trú, nơi làm việc, nơi có trụ sở của bi donTheo quy định tại điểm a khoản 1 điều 35 BLTTDS thì “Toà án nơi bị đơn cutrú, làm việc nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ

quan, tô chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chapdân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mai, lao động `”

Quy định này là phù hợp với cơ sở của việc xây dựng các quy định về thâm

quyền theo lãnh thổ theo pháp luật tố tụng của nhiều nước trên thế giới Theo

quy định này thì tuỳ thuộc bị đơn là cá nhân hay cơ quan, tổ chức để xác định

thâm quyên của Toà án:

Trang 39

Nếu bị don là cơ quan, tô chức thì theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35BLTTDS thì Toà án nơi bị đơn có trụ sở có thâm quyền giải quyết theo thủ tụcsơ thâm những tranh chấp dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động Nơi có trụsở của pháp nhân được xác định theo quy định tại Điều 90 của Bộ luật dân sự

năm 2005 (BLDS) Theo quy định này thì nơi có trụ sở của pháp nhân là nơi đặt

cơ quan điều hành của pháp nhân Trên thực tế, các Toà án cần căn cứ vào Điều92 BLDS để phân biệt trụ sở của pháp nhân với nơi mà pháp nhân đặt văn phòngđại diện, chi nhánh Đây là yếu tố quan trọng dé xác định Toa án có thâm quyềntrong trường hợp bên bị kiện là cơ quan, tổ chức Toà án nơi pháp nhân đặt vănphòng đại diện, chi nhánh chỉ có thấm quyền giải quyết theo sự lựa chọn củanguyên đơn Tuy nhiên, trường hợp ngoại lệ về xác định thâm quyền của Toà ántheo lãnh thổ này sẽ được trình bày trong các phần sau đó của chương này.Chúng ta xét quy định mang tính nguyên tắc trong việc xác định thâm quyền sothâm dân sự của Toà án theo lãnh thổ này đối với trường hợp bị đơn là phápnhân thông qua tình huống thực tiễn sau đây:

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thiết bị và chuyển giao công nghệ, địa chỉ tạiKm 18, quốc lộ 1A, xã Mai Pha, thành phố Lang Sơn cho rằng Cục thuế TinhLạng Sơn, địa chỉ số 7, Lê Lợi, Vĩnh Trại, thành phó Lạng Sơn đã truy thu thuếsai gây thiệt hại tới uy tín, kinh tế của công ty Trong trường hợp này căn cứ vàonguyên tắc trong việc xác định thâm quyền sơ thâm dân sự của Toa án theo lãnhthổ công ty cổ phần xuất nhập khẩu thiết bị và chuyền giao công nghệ đã khởi kiệnCục thuế tỉnh Lang Son tại Toà án nhân dân thành phó Lạng Sơn dé yêu cầu cục thuế tỉnh Lang

Sơn bởi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của pháp luật [23].

Nếu bị don là cá nhân pháp luật quy định Toà án có thấm quyền giảiquyết là Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc Quy định này cũng không chỉ rõ

Ngày đăng: 27/05/2024, 13:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w