PHAN THU HAICAC CHUYEN DE VA BAO CAO KHAO SAT DE TAI Một số van dé ly luan về thời han và thủ tục tố tụng dân sự Thời hạn tố tụng dân sự trong bối cảnh cải cách tư pháp, hội nhập quốc tế
Trang 1BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
DE TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HOC CAP TRƯỜNG
HOÀN THIỆN MỘT SỐ QUY ĐỊNH
CHU NHIEM DE TAI: TS TRAN ANH TUAN
Ui TAM THONG TIN THU VIEN
TRUONG ĐẠI HOC LUẬT HÀ NỘI
‘PHONG BOC _ 24L}
HÀ NỘI - 2015
Trang 2DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN ĐÈ TÀI
TS Tran Anh Tuan Trường Đại học Luật Hà Nội
TS Trần Phương Thảo
TS Nguyễn Hải An
_- Chủ nhiệm đề tai Chuyên dé 1, 2, 4
- Trường Đại học Luật Ha Nội - Thư ký đề tài
_- Chuyên đề 7Tòa án cap cao tại Hà Nội
- Tòa án cap cao tại Hà Nội
TS Nguyễn Triều Dương
“Van phòng Ban Chỉ đạo cải cách |
Tư pháp Trung ương
- Trường Đại học Luật Hà Nội
Ban chủ nhiệm đê tài và
CN Đặng Quang Huy
Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên đề 3
| Chuyén dé 8
Bao cao khao sat
TS Bui Thi Huyén
11 LS Ths Pham Văn Phat
| Trường Dai hoc Luật Ha Nội Chuyén dé 5
Van phòng Luật su An Phat Phạm
Chuyên đề 11
ThS Nguyễn Sơn Tùng Trường Đại học Luật Hà Nội _ Chuyên đề 6
Trang 3BANG CHỮ VIET TAT
BLTTDS Bộ luật Tổ tụng dân sự TTDS Tố tụng dân sự
Trang 4MỤC LỤC PHAN THỨ NHAT BAO CAO TONG HOP KET QUA THUC HIEN DE TAI
1 PHAN MO DAU
1.1 Tinh cấp thiết của đề tài
1.2 Tình hình nghiên cứu đề tài
1.3 Đối tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu
1.4 Nhu cầu kinh tế xã hội, địa chỉ áp dụng
1.5 Phạm vi nghiên cứu
1.6 Nội dung nghiên cứu
1.7 Phương pháp nghiên cứu
2 PHAN NỘI DUNG
2.1 Một số van đề lý luận về thời han tố tụng dân sự
2.1.1 Nhận diện thời hạn tố tụng và ý nghĩa của thời hạn tố tụng
2.1.2 Xác định thời hạn tố tụng
2.1.3 Yêu cầu cải cách tư pháp, hội nhập kinh tế quốc tế đối với thời hạn
tố tụng dân sự
2.1.4 Kinh nghiệm xây dựng quy định về thời hạn tố tụng theo pháp luật
tố tụng dân sự một số nước trên thế giới
2.2 Thực trạng pháp luật Việt Nam về thời hạn tố tụng dân sự
2.2.1 Thực trạng các quy định về thời hạn tố tụng trong thủ tục thông
thường
2.2.2 Thực trạng các quy định về thời hạn tổ tụng trong một số thủ tục
đặc biệt
Trang 2
Oo NY XN NN CỔ CƠ CƠ CĐ W WN
—
pay
34 34
53
Trang 52.3 Giải pháp hoàn thiện các quy định về thời hạn tố tụng dân sự
2.3.1 Về hoàn thiện các quy định chung về thời hạn tố tụng
2.3.2 Về hoàn thiện các quy định cụ thể về thời hạn trong thủ tục tố tụngthông thường
2.3.3 Về hoàn thiện các quy định cụ thể về thời hạn trong một số thủtục tố tụng đặc biệt
57 57 64
81
Trang 6PHAN THU HAI
CAC CHUYEN DE VA BAO CAO KHAO SAT DE TAI
Một số van dé ly luan về thời han và thủ tục tố tụng dân sự
Thời hạn tố tụng dân sự trong bối cảnh cải cách tư pháp, hội nhập
quốc tế ;
Lược sử pháp luật tô tụng dan sự Việt Nam vê thoi han tô tụng dân sự
Thời hạn tố tụng theo pháp luật tô tụng dân sự một số nước trên thế
giới
Thời hạn tố tụng trong thủ tục sơ thâm vụ án dân sự
Thời hạn tố tụng trong thủ tục sơ thấm việc dân sự
Thời hạn tố tụng trong thủ tục áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp
khân câp tạm thời
Thời hạn tô tung trong thủ tục phúc thâm dân sự
Thời hạn tô tụng trong thủ tục giám đốc thẩm, tái thầm dân sự
Thời hạn tố tụng trong một số loại hình thủ tục tố tung đặc biệt
Thời hạn giải quyết vụ việc dân sự từ thực tiễn hành nghề luật sư
Thực tiễn thực hiện các quy định về thời hạn tố tụng trong việc giải
quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình
Thực tiễn thực hiện các quy định về thời hạn tố tụng trong việc giải
quyết các vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động
Báo cáo khảo sát về thực tiễn áp đụng các quy định của BLTTDS về
thời hạn tố tụng
Danh mục tài liệu tham khảo
Trang
01 17 4] 32
166
199 204
Trang 7TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Trang 8CONG THUẬT KET QUA NGHIÊN COU ĐỀ TÀI
HOÀN THIEN MỘT SO QUY DINH _
CUA 3Ô LUAT TO TUNG DAN SỰ VE THO! HAN TO TUNG
1.PHAN MO DAU
11 Tính cấp thiết của đề tai
Nzhi quyết 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chỉnh trị về Chiến lược xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến
năm 202) đã chỉ ra định hướng cơ bản của việc cải cách tư pháp nước ta Cụ thé là
cần phải “Cải cách mạnh mẽ các thủ tục tố tụng tư pháp theo hướng dân chủ, bình
đăng, công khai, minh bạch, chặt chẽ, nhưng thuận tiện, bảo đảm sự tham gia vàgiám sátcủa nhân dân đối với hoạt động tư pháp ” Tiếp theo đó, Nghị quyết 49- NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chỉnh trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm
2020 đã chi rõ: “' Xây dựng cơ chế xét xử theo thủ tục rút gọn đối với những vụ án
có đủ mit số điều kiện nhất định”; “Tiếp tục hoàn thiện thủ tục tố tụng dân sự
Đổi mới thủ tục hành chỉnh trong các cơ quan tư pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho nguci dân tiếp cận công lý; người dân chỉ nộp đơn đến Tòa án, Tòa án có tráchnhiệm niận và thụ lý đơn ”
Tong bối cảnh cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế hiện nay, BLTTDS đã
tạo cơ sz pháp lý quan trọng cho việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp củacông dar Tuy nhiên, xét về phương diện tính hợp lý của thời hạn và hiệu quả của
thủ tục t) tụng dân sự thì nhiều quy định của BLTTDS khi áp dung trong thực tiễn
có thé giy kéo dài thời gian giải quyết vụ việc, không đáp ứng được yêu cầu về tínhkịp thời,nhanh chóng và có hiệu quả trong việc giải quyết các tranh chấp Cụ thể làmột số ay định trong BLTTDS liên quan tới thời hạn thụ lý vụ việc; thời hạn cung
cấp, thu :hập chứng cứ; thời hạn áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; chuẩn bị xét
xử sơ thảm cũng như các quy định về thời hạn tố tụng trong thủ tục phúc thâm,giám dé: thâm, tái thẩm; thời hạn thi hành án dân sự còn chưa đáp ứng yêu cầu về
tính kịp thời, nhanh chóng và có hiệu quả trong việc giải quyết các tranh chấp.
Ngoài rz, pháp luật tố tung dân sự hiện hành không có các quy định về đơn giản hoáthủ tục Ô tung, rút ngắn hợp lý thời hạn tố tụng cũng như cơ chế linh hoạt về thời
Trang 9han tô tụng nên chưa đáp ứng được các yêu cầu về cải cách tư pháp trong xu thé hộinhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Do vậy, việc nghiên cứu đề tài Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật to
tụng Dân sự về thời hạn tổ tụng” là van đề cấp thiết Việc nghiên cứu đề tài trước
hệt nhằm xác định những vấn đề lý luận cơ bản về thoi hạn tô tung; moi lién hé
giữa quy định về thoi han với các quy định khác của pháp luật to tung dân sự, xácđịnh những bat hợp lý trong các quy định về thời hạn và thủ tục tổ tụng là căn
nguyên dân tới việc giải quyết vụ việc dân sự bị kéo dài gây mắt niềm tin và bức xúc
trong du luận hiện nay Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sẽ dé xuất
những giải pháp giải quyết những bất cập, vướng mắc nhằm đáp ứng yêu cầu cảicách tư pháp và hội nhập quốc Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ mở ra một hướng
nghiên cứu mới cho việc nghiên cứu, giảng dạy môn Luật tố tụng dân sự ở bậc cử
nhân và đào tạo sau đại học Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của đề tài còn đề xuấtnhững giải pháp để các cơ quan có thẩm quyền (Quốc hội, TANDTC) có thé thamkhảo cho việc xây dựng và hoàn thiện các quy định về thời hạn tố tụng dân sự nhăm
bảo vệ một cách nhanh chóng, có hiệu quả các quyền lợi hợp pháp của nhân dân,
đáp ứng những đòi hỏi mà công cuộc cải cách và hội nhập quốc tế đặt ra
1.2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trước khi BLTTDS ra đời cũng đã có một vài công trình nghiên cứu về phápluật tố tụng dân sự Việt Nam như đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nha nước “Cơ sở
ly luận và thực tiễn xây dựng Bộ luật to tung dan sự” do Viện khoa hoc xét xử
thuộc Tòa án nhân dân tối cao thực hiện năm 1996; đề tài nghiên cứu khoa học cấptrường năm 2001 về “Cơ sở ly luận và thực tiễn của việc hoàn thiện một số chế định
cơ bản của pháp luật tổ tụng dân sự Việt Nam” do Th.S Nguyễn Công Bình làm
chủ nhiệm; sách tham khảo “7 Yến tới xây dựng Bộ luật tổ tụng dân sự Việt Nam củathời kỳ doi mới" cha TS Phan Hữu Thư, Nxb Tư pháp, 2004 Tuy nhiên, cho đếnnay, chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về thời hạn tổ tung dan sự
nhằm đáp ứng yêu cau cải cách tư pháp, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay
Trang 101.3 Đối tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là định hướng cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nướcta; các quy định của pháp luật TTDS Việt Nam hiện hành về thời hạn tố tụng dân sự
và thực tiễn áp dụng chúng tại các Tòa án Việt Nam trong những năm gần đây.Ngoài ra, việc nghiên cứu cũng được tiến hành đối với một số quy định của pháp
luật TTDS nước ngoài về thời hạn tố tụng dân sự nhăm làm rõ thêm cơ sở của việchoàn thiện pháp luật về thời hạn tố tụng dân sự ở Việt Nam
Việc nghiên cứu đề tài nhằm nâng cao nhận thức lý luận về tính hợp lý và
mối liên hệ giữa thời hạn với thủ tục tố tụng đân sự, trên cơ sở đó có thể hoàn thiệngiáo trình Luật tố tung dân sự b6 sung tư liệu cho việc giảng dạy và nghiên cứukhoa học pháp lý; góp phần hoàn thiện các quy định của BLTTDS về thời hạn tố
tung dan sự, đáp ứng yêu cau của công cuộc cải cách tư pháp, hội nhập khu vực vàquồc tê.
Ngoài ra, việc nghiên cứu còn góp phần tháo gỡ được những bắt cập, vướngmac trong thực tiễn hiện nay về thời hạn tố tụng dân sự, loại bỏ những quy địnhkhông hợp lý về thời hạn tố tụng cũng như những quy định là căn nguyên dẫn tớikéo dài thời hạn, bổ sung các quy định mới cho phù hợp với tinh thần cải cách tưpháp và thủ tục tô tụng dân sự
1.4 Nhu cầu kinh tế xã hội, địa chỉ áp dụng
Kết quả của việc nghiên cứu để tài có những giá trị cơ bản sau:
- Đề tài đã phân tích, làm rõ được những van dé lý luận cơ bản về thời hạn tổtụng, do vậy, đã gợi mở hướng nghiên cứu mới cho sinh viên, học viên và nghiêncứu sinh, cung cấp thêm tư liệu tham khảo cho việc hoàn thiện giáo trình cũng nhưnghiên cứu, giảng đạy luật học tại Trường Đại học Luật Hà Nội cũng như các cơ sở đào tạo khác;
- Đề tài đã đánh giá được thực thực trạng các quy định của BLTTDS về thờihạn tố tụng, trên cơ sở nghiên cứu so sánh, đối chiếu với pháp luật một số nước pháttriển, từ đó đề xuất giải pháp cho việc hoàn thiện các quy định về thời hạn tố tụng
đân sự nhăm đáp ứng yêu câu cải cách tư pháp và hội nhập quôc tê Do vậy các
kiến nghị của đề tài là tài liệu tham khảo hữu ích cho cơ quan lập pháp, tư pháp và
các tổ chức hành nghề luật (Quốc hội, Tòa án nhân dan tối cao, Viện kiểm sát mhân
Trang 11cân tối cao, Liên Doan Luật sư Việt Nam ) trong việc hoàn thiện, hướng dẫn vathực hiện các quy định của pháp luật về thời hạn tố tụng dân sự.
1.5 Phạm vi nghiên cứu
Trong giới hạn về thời gian và cấp độ của dé tài, việc nghiên cứu chi tậptrung vào những vấn đề chủ yếu sau:
- Thực trạng pháp luật hiện hành về thời hạn tố tụng dân sự là nguyên nhân
dẫn tới kéo đài thời hạn giải quyết, không đáp ứng hiệu quả của giải quyết vụ việc
dân sự;
- Kinh nghiệm lập pháp của một số nước trên thế gidi về thời hạn tố tụng dân
sự.
- Thực tiễn thực hiện pháp luật về thoi hạn tố tụng dân sự ở Việt Nam trong
những năm gan đây
Do thời lượng có hạn nên Đề tài không đi sâu nghiên cứu về toàn bộ các quyđịnh về thời hạn tổ tụng tại Tòa án mà chỉ tập trung nghiên cứu một số quy định vềthời han đang có những bat cập, hạn chế cần sửa đổi Dé tài cũng không nghiên cứu
về thời hạn trong thi hành án dân sự, vẫn đề này sẽ được tác giả nghiên cứu tiếp khi
có điều kiện thích hợp
1.6 Nội dung nghiên cứu
Đề thực hiện được mục đích của nghiên cứu, việc nghiên cứu đề tài tập trungvào các nội dung sau:
1.6.1 Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện các quy định về thời hạn t6 tụngdân sự
Trong nội dung này việc nghiên cứu sẽ tập trung vào một sô vân đê cơ bản sau đây :
+ Những van đề lý luận cơ bản về thời hạn va thủ tục tố tụng dân sự;
+ Thời hạn tố tụng dân sự trong bối cảnh cải cách tư pháp hội nhập quốc tế;+ Kinh nghiệm xây đựng quy định về thời hạn tố tụng theo pháp luật tố tụngdân sự một sô nước trên thê giới.
Trang 121.6.2 Cơ sở thực tiễn của việc hoàn thiện các quy định về thời han to tụng
dân sự
Trong phân này việc nghiên cứu tập trung chủ yếu vào việc làm rõ những bắt
cập, những khiếm khuyết của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về thời hạn tố tụng
dân sự trên cơ sở đối chiếu với lý luận, định hướng cải cách tư pháp, hội nhập cũng
như kinh nghiệm lập pháp của một số nước nhằm làm rõ tiền đề thực tiễn cùa việchoàn thiện pháp luật về thỡi hạn tố tụng :
- Thực trạng các quy định về thời hạn tố tụng trong thủ tục thông thường:+ Thực trạng các quy định về thời hạn tố tụng trong thủ tục sơ thâm vụ án
đân sự;
+ Thực trạng các quy định về thời hạn tố tụng trong thủ tục phúc thẩm dân
Sự:
+ Thực trạng các quy định về thời hạn tố tụng trong thủ tục giám đốc thầm
tái thâm dân sự
- Thực trạng các quy định về thời hạn tô tụng trong một số thủ tục đặc biệt:+ Thực trạng các quy định về thời hạn tổ tụng trong thủ tục giải quyết việcdân sự;
+ Thực trạng các quy định về thời hạn tố tụng trong áp dụng các biện pháp
khẩn cấp tạm thời.
1.6.3 Giải pháp hoàn thiện các quy định về thời hạn tỖ tung dân sự
Thông qua việc nghiên cứu thực trạng pháp luật Việt Nam về thời hạn tố
tụng đân sự trong mối liên hệ với lý luận, các yêu cầu của cải cách tư pháp, hộinhập kinh tế, quốc tế đặt ra và kinh nghiệm quốc tế về thời hạn tố tụng, nhómnghiên cứu đã đưa ra những bình luận về các quy định về thời hạn trong Dự thảo
BLTTDS năm 2015, từ đó đề xuất những kiến nghị cụ thể về hoàn thiện pháp luậtcũng như thực hiện pháp luật về thời hạn tố tụng Các đề xuất này gắn liền với yêu
cầu của cải cách tư pháp, hội nhập kinh tế quốc tế, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệmnước ngoài nhằm góp phần tháo gỡ được những bat cập, vướng mắc trong thực tiễn
hiện nay về thỡi hạn tố tụng dân sự, loại bỏ những quy định không hợp lý về thời
hạn tố tụng cũng như những quy định là căn nguyên dẫn tới kéo dài thời hạn, bố
sung các quy định mới nham đáp ứng các yêu cau cải cách tư pháp và hội nhập kinh
tế quốc tế Các đề xuất này của Đề tài sẽ có tính ứng dụng trực tiếp cho hoạt động
lập pháp nếu được nhà lập pháp Việt Nam tiếp thu và chấp nhận trong Dự thảoBLTTDS sửa đổi lần này, nếu không được như vậy thì kết quả nghiên cứu cũng là
một bước đột phá, tạo sự chuyền biến trong tư duy lập pháp và tư pháp về thời hạn
tố tụng, là tư liệu tham khảo hữu ích để Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát
Trang 13nhân đân tối cao tham khảo khi ban hành văn bản hướng dẫn, xây dựng án lệ về thời
hạn tố tụng trên thực tế.
1.7 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu được tiến hành dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác- Lênin, quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, đường lối, chínhsách của Đảng, Nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật Đểgiải quyết các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của dé tai, trong quá trình nghiêncứu đề tài các tác giả cũng sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học như
phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh và phương
pháp tông hợp
2 PHAN NOI DUNG
2.1 Một số van đề lý luận về thời hạn tố tung đân sự
2.1.1 Nhận diện thời hạn tỖ tụng và ý nghĩa của thời hạn tỗ tung
Theo kết quả nghiên cứu do nhóm nghiên cứu thực hiện thì việc nhận diện
đúng bản chất của thời hạn tố tụng và tầm quan trọng của nó sẽ giúp cho nhà lậppháp có những chính sách điều chỉnh phù hợp' Kết quả nghiên cứu cho thấy cốgiáo sư Nguyễn Huy Dau đã đưa ra một định nghĩa về thời hạn tố tụng thiên về thờihạn dành cho đương sự, theo đó “Thoi hạn thủ tục có thé định nghĩa như mỘt
khoảng thời gian, được luật dành cho đương sự để làm một động tác hoặc quyết
>? Một khái niệm rộng hơn về thời hạn tố tụngđịnh một việc, trong việc tranh tụng
cũng đã được ghi nhận trong Giáo trình Luật Tố tụng dân sự của Trường DH Luật
Hà Nội và Điều 157 Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) Theo đó, “Thời han tốtụng dân sự là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểmkhác đề người tiễn hành to tụng, người tham gia to tụng hoặc cá nhân, cơ quan, tổchức có liên quan thực hiện hành vi theo quy định của pháp luật t6 tung dan su’?
Kết quả nghiên cứu về mối tương quan giữa hành vi tố tung va thời han tổtụng cho thấy thời hạn tố tụng bao gồm thời hạn về hoàn tất đơn kiện; nộp tiền tạmứng án phí; nộp văn bản phản hồi việc kiện; thực hiện khiếu nại về tố tụng: khángcáo, khiếu nại đề nghị xét lại phán quyết; cung cấp, chứng cứ tài liệu theo yêu cầu
của Tòa án; thời hạn về việc cấp, tống đạt và thông báo các văn bản tổ tụng; xét đơn
TS Trần Anh Tuần, Chuyên dé 1: Mot số van dé ly luan về thời han và thi tục tỗ tụng dan sự, tr 1-16.
GS Nguyễn Huy Dau, Luật Dân sự to tung Viét Nam, Sai Gon 1962, tr 448.
3 TS Nguyễn Công Bình, Gido trình Luật Tô tụng dan sự, Nxb CAND 2014, tr 214.
Trang 14và thụ lý vụ việc; hoàn tat hồ sơ ở các cấp Tòa án; mở phiên tòa, phiên họp; hoãnphiên tòa, phiên họp; kháng nghị phúc thâm, giám đốc thẩm, tái thâm; thời hạn giải
quyết khiếu nại đối với các quyết định tố tụng.v.V "
Các quy định về thời hạn tố tụng có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở pháp ly dé
xác định các hành vi tố tung cần thiết phải được thực hiện va nghĩa vu của các chủ
thể trong việc thực hiện đúng hạn các hành vi tố tụng Quy định về thời hạn tố tụng
còn có ý nghĩa trong việc kiểm soát thời gian tong thé của việc giải quyết vụ việc
dan sự, làm cho tiến trình tô tụng được thực hiện nhanh chóng hơn Các chế tài về
vi phạm thời hạn tố tụng có tác đụng ran đe, thúc đầy các chủ thể tô tụng phải thựchiện các bổn phận, nghĩa vụ của mình một cách nghiêm túc đồng thời là cơ sở dé
quyết định về hậu quả pháp lý trong trường hợp các hành vi tố tung không được tiến
hành đúng thời hạn Chang han, duong su sé bi tra lai don khoi kién néu không nộp
biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án trong thời hạn luật định, mat quyén
kháng cáo nếu dé quá hạn mới kháng cáo mà không có ly do chính đáng”
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy quy định thời hạn tố tụng không chỉ xácđịnh thời gian giải quyết xong một vụ việc mà còn xác định từng công việc phải làm
trong từng khoảng thời gian nhất định Thời hạn tố tụng không chỉ có ý nghĩa đơn
thuần về thời gian mà còn là những mốc để người tiến hành tố tụng, người tham gia
tố tụng, cá nhân, cơ quan, tô chức có liên quan đến quá trình tố tụng xác định nhữngcông việc mà các chủ thể này phải làm đã được thực hiện và thực hiện xong haychưa”
Việc việc xác định thời hạn tố tụng còn có ý nghĩa xác định trách nhiệm củacác cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tung và
những người liên quan trong trường hợp họ không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng nghĩa vụ và quyền hạn của họ trong thời hạn tố tụng cụ thể” Việc xác định
thời hạn tố tụng còn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong việc bảo vệ quyền lợi
chính đáng của các đương sự mà còn là căn cứ để Tòa án giải quyết vụ việc dân sự
được nhanh chóng, kip thoi, chính xác Ngoài ra, việc xác định thời hạn tố tụng còn
* TS Trần Anh Tuấn, Chuyên đề 1: Mộ! số vấn dé lý luận về thời han va thủ tục tô tụng dân sự, tr 1-16.
: TS Tran Anh Tuan, Chuyên đề 1: Một số vấn dé ly luận về thời hạn và thủ tục tô tụng dân sự, tr 1-16
5S Lê Thu Hà, Chuyên đê 3: Lược sử pháp luật to tung dan sự Việt Nam vẻ thoi hạn to tung dan sự, 41-51.
7 TS Nguyễn Công Bình (2014), Giáo trình luật tổ tụng dân sự, Nxb CAND 2014, Hà Nội, tr 213.
Trang 15có ý nghĩa trong việc nâng cao trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng, ngườitiến hành tố tung, người tham gia tố tụng và những người liên quan trong việc thực
hiện các quyền và nghĩa vụ tố tung’
2.1.2 Xác định thời hạn té tung
Theo nghiên cứu của cố giáo sư Nguyễn Huy Đầu thì pháp luật có thể ấn
định hành vi thủ tục phải làm trong một thời hạn tính theo giờ, ngày và tháng Nếu
tính theo giờ, thì phải tinh cho đủ số giờ từ giờ nọ đến giờ kia (Điều 417 và 808 BộDân sự tố tụng Pháp trước đây) Nếu tính theo ngày, thì cũng phải tính cho đủ ngày,
khởi điểm từ đúng nửa đêm Nếu tính theo tháng, thì không lấy mỗi tháng 30 ngàynhư cách tính lãi trong luật thương mai, mà phải tính từ ngày thứ may tháng này tới
ngày thứ mấy tháng kia sao cho đủ số tháng: chẳng hạn từ 24 tháng giêng đến 24
tháng ba là đủ hai thang, mặc dau tháng hai chỉ có 28 hay 29 ngày
Cách tính thời hạn thủ tục cần lưu ý tới hai trường hợp đặc biệt: ngày nghỉ lễ
và những ngày đầu hạn và cuối hạn Về ngày nghỉ lễ: Nếu ngày nghỉ (chủ nhật,
quốc lễ) ở trong thời hạn thì theo cách tính tháng nói trên, các ngày đó kể như ngày
thường không được trừ đi Nếu ngày cuối cùng là ngày nghỉ thì lại được gia tăngđến hôm sau (Điều 346 HSTSTT Trung và Điều 258 Nghị định 1910)
Theo pháp luật tố tụng dân sự Pháp thì việc xác định ngày đầu tiên và ngày
cuối cùng của thời hạn có ý nghĩa quan trọng vì hai ngày này liên quan đến một
khái niệm gọi là hạn tròn và không tròn mà luật tố tụng thường nói đến
Ngày đầu tiên (dies a quo) là ngày hành vi tố tụng được làm dé tính thời hạn
Nếu kể cả ngày đó dé tính thời hạn thì có thé tống đạt giấy tờ vào giờ hợp pháp cuốicùng và như vậy làm đương sự mat hẳn một ngày Vì vậy, có một định lệ chắc chắn
là ngày đầu không bao giờ được tính, ngày hôm sau mới dùng làm khởi điểm
Ngày cuối cùng (dies ad quem), là ngày lễ thì dã có giải pháp nói trên Nếungày cuối cùng là ngày làm việc thì phải căn cứ vào Điều 1033 Dân sự tố tụng
Pháp, là điều khoản đã phân biệt thời hạn tròn và thời hạn không tròn”.
Hạn tròn là thời gian thủ tục không được tính ngày cuối Hạn không tròn làthời gian thủ tục phải kể luôn ngày cuối Như vậy, nếu là hạn tròn, sẽ thêm một
*TS, Nguyễn Hải An, Tòa an cấp cao tại Hà Nội, Thực tiễn thực hiện các quy định về thời hạn té tung trong
việc giải quyét các vụ việc dán sự, hôn nhân và gia đình, 142-157.
Trang 16ngày nữa Thông thường thì thời gian bắt đầu băng một chứng thư tống đạt đíchthân hay tại nhà đương sự là một hạn tròn, ngày cuối cùng không được tính Hạntròn hay không tròn là do luật định riêng cho mỗi trường hợp, định lệ tong quát vừanói không có tính cách tuyệt đối '9.
Việc nghiên cứu cho thấy, bên cạnh thời hạn tố tụng luật định, pháp luậtcũng cho phép Thâm phán rút ngắn thời hạn, chăng hạn, nếu có cấp bách, cho phépđòi ra Tòa ngắn hạn hơn định lệ thông thường Nhà làm luật đã đự liệu trường hợpluật cho phép tính thêm ngày vào thời hạn vì đương sự ở ngoài quản hạt xa trụ sởTòa án'' Nghị định ngày 16 - 3 - 1910 (áp đụng ở miền Nam Việt Nam trước đây)dựa theo các Bộ luật Dân sự, Thương mại và Tố tụng của Pháp, lấy một đơn vị10.000 thước (myriamètre) hay 10 cây số dé tinh thời hạn tăng thêm Theo Điều 258của Nghị định này thì tất cả các thời hạn thủ tục, trừ khi nào có điều khoản trái
ngược, đều được tính thêm cứ 5 myriamètres mỗi ngày Phân số dưới 4myriamètres, trên thì kế như thêm được một ngày Tuy nhiên, Nghị định ngày 16 - 3
— 1910 cũng có nhiều biệt lệ Chẳng hạn, theo Điều 22 và 23 Nghị định này thì trát
đòi ra Tòa làm phải ít ra ba ngày trước phiên xử nếu đương sự ở cách 3myriamètres, xa hơn thi cứ 30 cây số lại thêm một ngày nữa; phân số dưới 2
myriametres không tính, trên thì thêm một ngày.
Việc nghiên cứu cho thấy nhà lập pháp của miền Nam Việt Nam trước đây
đã có những quy định riêng về thời hạn tố tụng đối với đương sự ở nước ngoài trên
cơ sở cân nhắc về khoảng cách địa lý Chẳng hạn, Nghị định 27-5-1914 ấn địnhriêng thời hạn là 2 tháng cho các người gần (Thái Lan, Mã Lai), 3 tháng nếu xa hơnchút nữa (Ấn Độ, Tân Gia Ba ) và cứ lần lần tăng thêm: 4 tháng (Trung Hoa, NhậtBản ), 6 tháng (Pháp), 8 tháng (Châu Âu) Các thời hạn đặc biệt này áp đụng cho
cả thời hạn kháng cáo
Cách tinh đường xa và lay 10 cây số làm đơn vị được mô phỏng từ pháp luật
Pháp trước đây từ hồi Pháp còn dùng xe ngựa, sau này phương pháp tính thời hạnnày không được sử dụng nữa Ở Việt Nam, nhà làm luật ở Trung Việt đã bỏ hắn
? GS Nguyễn Huy Đầu, Luật Dân sự tổ tụng Việt Nam, Sài Gòn 1962, tr 449.
'° GS Nguyễn Huy Đâu, Luật Dan sự tổ tung Việt Nam, Sài Gòn 1962, tr 450.
'' GS Nguyễn Huy Dau, Luật Dân sự t6 tụng Việt Nam, Sài Gòn 1962, tr 450.
'? GS Nguyễn Huy Dau, Luật Dân sự tổ tụng Việt Nam, Sài Gòn 1962, tr 449.
Trang 17cách quy định này và cho mỗi thủ tục một thời hạn rộng hơn nhưng không nói đếnviệc gia tăng vi xa cách Thí dụ, Điều 28 Bộ HSTSTT ấn định thời hạn 8 ngày trướcphiên tòa kê từ ngày giấy đưa tận tay hay giao về nhà không phân biệt địa chỉ xa
hay gần ` 3 Nhà lập pháp đương đại của Việt Nam hiện nay cũng theo hướng ấn định
một thời hạn dài hơn là 30 ngày dé duong su chuan bi cho viéc tham gia phién toa.Việc nghiên cứu cho thấy cũng cho thấy, nhà lập pháp đương dai đã đi theo
hướng cách tính thời hạn tố tụng, quy định về thời hạn tố tụng, thời điểm bắt đầu,kết thúc thời hạn tổ tụng được dựa trên các quy định tương ứng của pháp luật dân
sự Tuy nhiên, việc nghiên cứu cũng cho thấy thời han dân sự có thé theo luật địnhhoặc do các bên thỏa thuận, trong khi đó thời hạn tố tụng là thời hạn do pháp luậtquy định Câu trả lời về thời hạn tố tụng được tính bằng ngày theo quy định của
pháp luật dân sự hay ngày làm việc đường như vẫn còn bỏ ngỏ `
Như đã phân tích ở trên, ngày đầu tiên (dies a quo) là ngày hành vi tố tụng
được làm dé tính thời hạn Ngày đầu không được tính, ngày hôm sau mới dùng làmkhởi điểm Pháp luật Việt Nam cũng đi theo hướng này: Khi thời hạn được xác định
băng ngày, tuần, tháng, năm thì ngày đầu tiên của thời hạn không được tính mà tính
từ ngày tiếp theo của ngày được xác định; Khi thời hạn bắt đầu bằng một sự kiện thì
ngày xảy ra sự kiện không được tính mà tính từ ngày tiếp theo của ngày xảy ra sự
kiện đó Ngoài ra, đối với trường hợp thời hạn được xác định bằng phút, giờ thì thời
hạn được bắt đầu từ thời điểm đã xác định (Điều 152 BLDS) Thời điểm kết thúc
thời han (dies ad quem) được quy định tại Điều 153 BLĐS Ÿ
Vẻ chế tài do vi phạm thời hạn, đương sự không tôn trọng thời hạn thủ tục, sẽ
'’ GS Nguyễn Huy Dau, Luật Dân sự tổ tụng Việt Nam, Sài Gòn 1962, tr 451.
4 TS Trần Anh Tuấn, Chuyên đề 1: Mét số vấn đề ly luận về thời hạn và thủ tục tô tụng dan sự, tr 1-16
lỗ Điều 153 BLDS quy định về kết thúc thời hạn tố tụng như sau :
1 Khi thời hạn tính bằng ngày thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn.
2 Khi thời hạn tính bằng tuần thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tuần cuối cùng
của thời hạn.
3 Khi thời hạn tính bằng tháng thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tháng cuối
cùng của thời hạn; nếu tháng kết thúc thời hạn không có ngày tương ứng thì thời hạn kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng đó.
4 Khi thời hạn tính bằng năm thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày, tháng tương ứng của năm
cuối cùng của thời hạn.
5 Khi ngày cuối củng của thời hạn là ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó.
6 Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào lúc hai mươi tư giờ của ngày đó.
Trang 18bị truất quyền Chăng hạn, đương sự kháng cáo một bản án dân sự nhưng quá hạnluật định sẽ mất quyền được Tòa án cấp phúc tham xem xét Tuy nhiên, pháp luật
và thực tiễn tư pháp của Việt Nam cũng cho phép chấp nhận việc quá hạn trongtrường hợp người tham gia tô tụng có lý do chính dang và thời han tố tụng dành choTòa án có thé được gia han trong trường hợp vụ án có tính phức tap hoặc có trở ngạikhách quan '
2.1.3 Yéu cau cai cách tư pháp, hội nhập kinh tế quốc tế đối với thời hạn
tỗ tụng dân sự
Kết quả nghiên cứu Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lượcxây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng
đến năm 2020 và Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về Chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã cho thấy trong bỗi cảnh hội nhập kinh tếquốc tế hiện nay, việc nghiên cứu cải cách tư pháp nhằm tăng cường tính hiệu quảtrong việc bảo vệ quyền lợi của chủ thể, đặc biệt là trong các án kiện về kinh doanh
thương mại là một yêu cầu cấp thiết Theo Báo cáo Môi trường kinh doanh
(BCMTKD) 2007 được Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Hợp tác tài chínhquốc tế công bố ngày 6.9, VN đã tụt hạng từ 98 xuống 104 Theo bà CaraleeMcLiesh - Giám đốc chương trình và đồng sáng lập viên dự án BCMTKD của WB:
"VN vẫn có cải cách nhưng chậm hơn những nước khác Đó là lý do chính khiến
VN bị sụt hang"; “ viéc thực thi luật và hệ thống Tòa án ở VN vẫn rất yếu, thủ tục
tườm rà và chi phí cao Thời gian và chi phí giải quyết phá sản ở VN rất kém hiệuquả”"”, Dé cải thiện môi trường kinh doanh ở Việt Nam, Nghị quyết 19/NQ-CP củaChính phủ ngày 18/3/2014 về cải thiện môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh
quốc gia đã chi rõ cần phải “rd soát, đánh giá và có ý kiến góp ý về quy trình giải
quyết tranh chap hợp đông noi riêng và tranh chấp dân sự nói chung theo hướnggiảm thủ tục, giảm thời gian, giảm chỉ phí giải quyết tranh chấp hợp đồng đối vớinhững vụ việc đơn giản J Tiếp theo đó, Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ ngày
Ì® TS, Trần Anh Tuấn, Chuyên đề 1: Một só ván dé lý luận về thoi hạn và thủ tục tô tung dân sự, tr 1-16.
PBáo cáo môi trường kinh doanh của Ngân hàng thế giới, truy cập tai địa chỉ
http://www.agenda2 1 monre.gov.vn/default.aspx?tabid=359&ItemID=2866; thoi gian truy cập 11:05 PM ngay 11/10/2015.
!# Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ ngay 18/03/2014 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cai thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Trang 1912/3/2015 về tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh quốc gia
đã chỉ rõ “Các Bộ, cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Tòa
án nhân dân tối cao trong quá trình hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quanđến việc tranh chấp thương mại và pha sản doanh nghiệp theo hưỡng đơn giản hóathủ tục, quy trình va rut ngắn thời gian giải quyết tranh chấp thương mại xuống còntoi da 200 ngày (hiện nay là 400 ngày) và 24 tháng (hiện nay là 60 tháng), nhất là
đối vởi các tranh chấp quy mô nhỏ và giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua
Tòa án” '?; “Ra soát, đơn giản thủ tục, quy trình và rut ngắn thời gian giải quyết
tranh chấp thương mại, nhất là các tranh chấp quy mô nhỏ, tranh chấp giữa cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ, thông qua Téa án xuống còn tối da 200 ngày"”” Theo
Cục Quản lý đăng ký kinh doanh của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì trong thời gian qua, môi trưởng kinh doanh tại Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể, được cộng
đồng các nhà tài trợ quốc tế ghi nhận Tuy nhiên, theo xếp hạng của báo cáo thường
niên Môi trường kinh doanh (DoingBusiness Report) của Ngân hàng Thế giới, chỉ
số môi trường kinh doanh tại Việt Nam năm 2015 là 78/189, tụt 6 bậc so với năm
201471
Kết quả nghiên cứu Chuyên dé 2” cho thấy công cuộc cải cách tư pháp dân
sự ở Việt Nam đến năm 2020 đã vạch ra những đường hướng cơ bản và yêu cầu đốivai việc cải cách và hoàn thiện thời hạn va thủ tục tố tụng dân sự cho phù hợp với
điều kiện, hoàn cảnh của đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay
Nhiệm vụ của nhà lập pháp và người nghiên cứu về tố tụng dân sự là trên cơ sở cácđịnh hướng này xác định được những yêu cau đặt ra và từ đó đề xuất các giải pháp
cụ thé đối với việc hoàn thiện các quy định về thời hạn tố tụng cho phù hợp.Việc
nghiên cứu cho thấy cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế đã dat ra những
yêu cầu sau đây đối với việc hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự về thời hạn tố tụng:
'? Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ ngày 12/03/2015 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải
thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2015-2016, tr.3.
*° Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ ngày 12/03/2015 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải
thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2015-2016, tr.8.
*! Môi trường kinh doanh của Việt Nam và những nỗ lực của Chính phủ trong thời gian qua, truy cập tại địa
chỉ https://dangkykinhdoanh gov vn/NewsandUpdates/tabid/9 /ArticlelD/I124/Môi trường kinh doanh Việt
Nam và nỗ lực của chính phủ trong thời gian qua; thời gian truy cập 10:33 AM ngày 3/11/2015.
*'Ts, Trân Anh Tuan, Chuyên dé 2: Thởi han 16 tụng dân sự trong bỗi cánh cải cách tư pháp, hội nhập quốc
te, [7- 40.
Trang 201° Có thể nhận thay răng định hướng cải cách tư pháp, cải thiện môi trườngkinh doanh có nguồn gốc sâu xa từ những yêu câu phát triển đất nước do công cuộc
hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra Khi thực hiện đường hướng về cải cách nói trên,chúng ta cũng cần phải có sự nghiên cứu và đánh giá hết sức thận trọng về những
ưu điểm, nhược điểm của pháp luật Việt Nam hiện hành về thời hạn tố tụng dân sựtrong mối liên hệ với truyền thống lập pháp, đặc điểm văn hoá, tâm lý dân tộc vàthành tựu khoa học tố tụng trên thế giới Trén cơ sở sự nghiên cứu này có thể rút ranhững giải pháp cụ thé cho việc hoàn thiện quy định về thời hạn tố tụng dân sự, đápứng những yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp, hội nhập kinh tế quốc tế và phùhợp với điều kiện, hoàn cảnh của nước ta
2° Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lượcxây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 đã chỉ rõ nhữngđịnh hướng cơ bản về cải cách thủ tục tố tụng tư pháp, trong đó có các quy định vềthời hạn tố tụng đân sự Yêu cầu cốt lõi cần phải lĩnh hội là việc cải cách thủ tục và
n3?
thời hạn tố tụng đân sự phải bảo đảm “thuận tiện” cho dân, “bảo đảm quyền tranh
tụng của các đương sự trong tố tụng dân sự” Theo tinh thần này chúng ta cần rà
soát các quy định hiện hành về thoi hạn tố tụng nhằm phát hiện những quy địnhchưa đáp ứng được các tiêu chí này, trên cơ sở đó tiếp tục nghiên cứu dé sửa đổi và
hoàn thiện cho phù hợp.
3° Định hướng cải cách tư pháp dan sự theo tinh thần Nghị quyết số NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm2020; Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ năm 2014 và 2015 về cải thiện môi
49-trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh quốc gia cũng đặt ra những yêu cầu đối với
việc hoan thiện các quy định về thời hạn và thủ tục tố tụng dân sự Cụ thể là “tạođiều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận công lý”, “Xây dựng cơ chế xét xử theo
thủ tục rút gọn đối với những vụ án có đủ một số điều kiện nhất định”; “rà soát,
đánh giá và có ý kiến góp ý về quy trình giải quyết tranh chấp hợp đồng nói riêng
và tranh chấp đân sự nói chung theo hướng giảm thủ tục, giảm thởi gian, giảm chiphí giải quyết tranh chấp hợp đồng đối với những vụ việc đơn giản””: “Ra soát,
® Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ ngày 18/03/2014 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện
môi trường kinh doanh, nâng cao nang lực cạnh tranh quôc gia.
Trang 21đơn giản thủ tục, quy trình và rit ngăn thời gian giải quyết tranh chấp thương mại, nhất là các tranh chấp quy mô nhỏ, tranh chấp giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
» 24 Để đáp ứng các yêu cầu trên đòi
thông qua Téa án xuống còn tối da 200 ngày
hỏi các quy định về thời hạn tố tụng phải được hoàn thiện theo hướng, tạo điều kiệncho người dân tham gia tố tụng trong một thời hạn hợp lý, có chế tài phù hợp chốnglại các hành vi trì hoãn tổ tụng, rút ngắn một cách hợp lý các thời hạn tố tụng phùhợp với tính chất đơn giản hay phức tạp của vụ kiện, tính khẩn cấp của việc bảo vệquyên lợi trong các thủ tục tố tụng tương ứng
4° Theo chiến lược cải cách tư pháp dân sự đến năm 2020 thì “Cải cách tưpháp phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh; góp phan thúc đây sự phát triển kinh tế - xã hội; Đổi
mới thủ tục hành chính trong các cơ quan tư pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho
người dân tiếp cận công lý; người dân chỉ nộp đơn đến toà án, toà án có trách nhiệm
nhận và thụ lý đơn ”” Xét điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam, thực tiễn vềhiệu quả tố tụng tại Tòa án thì định hướng này cũng đòi hỏi chúng ta phải có một sự
nghiên cứu cân trọng để xác định tính hợp lý của các quy định về thời hạn tố tụng
trong điều kiện hội nhập, vai trò chủ động của Toà án trong việc xác định và điềuchỉnh thời hạn phù hợp với tính chất đơn giản hay phức tạp của tranh chấp cũng như
mức độ khan cấp của quyên lợi cần được bảo vệ
Như vậy, công cuộc cải cách tư pháp dân sự và hội nhập quốc tế hiện nay đòihỏi chúng ta cần phải có sự nghiên cứu và đánh giá hết sức thận trọng về những ưu
điểm, nhược điểm của pháp luật Việt Nam hiện hành về thời hạn tố tụng dân sự
trong mối liên hệ với truyền thống lập pháp, đặc điểm văn hoá, tâm lý dân tộc vàthành tựu khoa học tổ tụng trên thế giới; rà soát các quy định hiện hành về thời hạn
tố tụng nhăm phát hiện những quy định chưa đáp ứng được các tiêu chí bảo đảm
“thuận tiện” cho dân, “bảo đảm quyên tranh tụng của các đương sự trong tố tụng
dân sự”; tạo điều kiện cho người dân tham gia tố tụng trong mot thời hạn hợp lý, có
chế tài phù hợp chống lai các hành vi trì hoãn tố tung, rút ngắn trên cơ sở bảo đảm
?* Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ ngày 12/03/2015 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải
thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2015-2016, tr.8 ;
” Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ chính trị ngày 2 tháng 6 năm 2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến
năm 2020, tr 2 và 10.
Trang 22tính hợp ly của các quy định về thời hạn tô tụng nhằm bao đảm tính hiệu quả của tốtụng, vai trò chủ động của Toa án trong việc ấn định và điều chỉnh thời hạn phù hợpvoi tính chất đơn giản hay phức tạp của tranh chấp cũng như mức độ khan cấp củaquyền lợi cần được bảo vệ.
2.1.3.4 Kiểm soát tính hop lý của thời hạn t6 tung trong lập pháp
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc xây đựng các quy định về thời hạn tố
tụng phải đáp ứng được 2 yêu cầu cơ bản là chất lượng và tính nhanh chóng, hiệu
quả của hoạt động tư pháp Có nghĩa là Tòa án phải làm sáng tỏ được những vấn đề
về sự việc và pháp luật của vụ kiện để bảo đảm phán quyết của Tòa án có căn cứ vàhợp pháp nhưng quá trình đó phải được thực hiện một cách nhanh chóng, kịp thời
và hiệu quả Xét ở góc độ nào đó thì tính nhanh chóng, kip thời, hiệu quả của tốtụng cũng chính là sự phản ánh chất lượng của hoạt động tư pháp, thể hiện tính ưuviệt của một nên tư pháp gần dân Như vậy cần phải cân bang giữa yêu cầu về chat
lượng và yêu cau về tính nhanh chóng, hiệu quả của hoạt động tư pháp Có nghĩa là
cần phải xác định được tính hợp lý của thời hạn tố tụng đân sự Tuy nhiên, cần phảigiải bài toán về sự hợp lý của thời hạn tố tụng nhằm đáp ứng yêu cau về chất lượng
và tính nhanh chóng, hiệu quả của hoạt động tư pháp như thế nào là một vẫn đề cầnđược quan tâm nghiên cứu.
Xét về mối tương quan giữa thời hạn và quy trình, thủ tục tố tụng dan sự thìviệc giản lược các thủ tục tố tụng dân sự không cần thiết sẽ có tác động tích cực,làm rút ngắn hơn thời gian giải quyết vụ án đân sự Về lý luận, để đáp ứng yêu cầu
về chất lượng và tính nhanh chóng, hiệu quả của hoạt động tư pháp thì tùy theo tínhchat đơn giản hay phức tạp của tranh chấp mà nhà lập pháp có thé thiết kế các thủ
tục tố tụng với thời hạn tương ứng: Thủ tục tố tụng thông thường, thủ tục rút gọn,thủ tục giải quyết việc dân sự Thủ tục tố tụng thông thường được áp dụng đối cáctranh chấp về quyền lợi giữa các đương sự, do vậy các nguyên tắc của tố tụng dân
sự, các quy trình tố tụng phải được bảo đảm thực hiện một cách nghiêm ngặt nênviệc giải quyết tranh chấp thường mất nhiều thời gian hơn các loại việc khác Trong
đó, thủ tục rút gọn và thủ tục giải quyết việc dan sự là các thủ tục tố tụng được giản
lược hơn so vỡi thủ tục tố tụng thông thường nên thỡi gian giải quyết vụ việc cũng
vi thê mà được rút ngăn hơn Ngoài ra, cũng can nhận thức rang trong những trường
Trang 23hợp quyên lợi của tụng nhân bi đe dọa gây tôn hại thì yếu tố khẩn cấp của việc bảo
vệ quyên loi nhăm ngăn ngừa những thiệt có thể xảy ra trong tương lai; bảo toàn
chứng cứ, tài liệu, bảo toàn tài sản, bảo đảm cho việc xét xử, thi hành án được đặt
ra trước tiên Do vậy, dé thời hạn tố tụng có thé đáp ứng yêu cầu về tinh khan cấpcủa biện pháp cần được áp dụng (bảo đảm sự nhanh chóng, hiệu quả) thì tùy trườnghợp, căn cứ vào mức độ khan cấp của sự việc mà thời hạn có thé tính bằng gIỜ,
phút, giây hay ngày Độ đài của thời hạn trong những trường hợp này có thể chỉ là
ngay lập tức (theo phút, giây) hoặc có thể chậm hơn (theo giờ, theo ngày) nhưng
chắc chắn là phải rút ngăn hơn rất nhiều so với các thời hạn tố tụng trong quá trình
Tòa án giải quyết vụ việc dân sự (thường tính theo ngày, theo tháng) cũng như so
với các thời hạn liên quan đến việc khiếu nại, kiến nghị giám đốc thâm, tái thâm (thường tính theo năm) Trong những trường hợp này chất lượng của hoạt động tư
pháp vẫn được kiểm soát thông qua việc Tòa án xem xét điều kiện áp đụng biện
pháp khẩn cấp, việc thực hiện biện pháp bảo đảm của đương sự, quyền khiếu nạicủa đương sự và quyền kiến nghị của Viện Kiểm sát dé thay đổi, hủy bỏ biện pháp
được áp đụng“
Theo kết quả nghiên cứu thì ở châu Âu, sự đánh giá về thời hạn hợp lý phảiđược dựa trên toàn bộ các thủ tục, trên tống thé của vụ kiện trong tat cả các quy trình vàcác giai đoạn của tố tung, theo đó các hành vi tố tụng được thực hiện trong một thời
gian hop lý?” Tính hợp của thời hạn được đánh giá trong suốt quá trình tố tụng từ khikhởi đầu của vụ kiện cho tới khi thi hành án Tòa án này cũng ấn định le dies a quo et
le dies ad quem: “Diém khởi dau của giai đoạn đề đánh giá về tinh hợp lý của thời han
to tụng dân sự là thời điểm tong đạt trát đòi triệu tập đương sự ra Tòa sơ thẩm thẩm
quyên rộng, thời điểm kết thúc của thời hạn là thời điểm ra phán quyết của Tòa phá
°° TS Trần Anh Tuan, Chuyên đề 1: Một sé vấn đề lý luận về thời hạn và thủ tục t6 tụng dan sự, tr 1-16.
? Trần Anh Tuấn, “Thủ tục xét xử nhanh trong pháp luật Pháp và Việt Nam”, Luận án tại Đại học Nice
Sophia Antipolis - Cộng hòa Pháp, 2007, đoạn 412; N FRICERO, Les garanties d'une bonne justice, Droit et pratique de procédure civile, (sous la direction de S GUINCHARD), D.
2006, p 478; S GUINCHARD, CC S DELICOSTOPOULOS, I S DELICOSTOPOULOS, M DOUCHY-OUDOT, F FERRAND, X LAGARDE, V MAGNIER, H RUIZ FABRI, L SINOPOLI, J-M SOREL, Droit processuel/Droit commun et droit compare du procès equitable, Précis, Dallaz, 4e edition 2007, p 826.
| TRUNG TAM THONG TIN THU VIEN
17 | TRƯỜNG ĐẠI HOC LUAT HÀ NỘI
Trang 24án”, Sự đánh giá về thời hạn hợp lý cũng được dựa trên từng trường hợp cụ thê căn
cứ vào những tình huống đặc biệt của tranh chấp, tính phức tạp của vụ kiện xử sự của
các đương sự và của cơ quan có thầm quyên” Kết quả nghiên cửu của một số chuyên
đề cũng phản ánh góc nhìn tương tự, theo đó thời gian giải quyết vụ án cần phải được
tính từ thời điểm nguyên đơn nộp đơn khởi kiện cho đến khi vụ án được giải quyếtbằng một bản án có hiệu lực của Tòa án, chứ không chỉ quan tâm đến tỷ lệ án “quá thờihạn giải quyết”, tức thời hạn chuẩn bị xét xử bị kéo đài quá thời hạn theo quy định củaBLTTDS, như một tiêu chí thi đua, khen thưởng của ngành Tòa án'?
Ở Việt Nam, dường như công trình nghiên cứu đầu tiên có đề cập đến vấn đề
này về phương diện học thuật là cuốn Luật Dân sự tố tụng Việt Nam của giáo sưNguyễn Huy Dau Theo Giáo sư Nguyễn Huy Dau thì “7hời gian được ấn định dai
hay ngắn là tùy ở bản chất, tính cách hệ trọng của moi việc: Luật không muốnđương sự quyết định hap tấp, hoặc phải chờ đợi quá lâu; Tòa cũng không thể phánquyết ngay mà không suy xét kỹ lưỡng hoặc lưu giữ hồ sơ mãi mới xét xử Hai thái
độ cực đoan của cả đương nhân lan Thẩm phán đều có phương hại đến sự diéu
hành công ly và truy tâm sự that Như vậy, môi thời hạn thủ tục có ly do chánh đáng
m3 Đây là góc nhìn học lý quan trọng cho việc xây đựng các định lệ vềriêng biệt
thời hạn tố tụng Có thể nhận thay rằng, mục đích của việc xây dựng thủ tục tố tụng
là tạo điều kiện cho các bên đương sự có thé tranh tụng một cách công khai, minh
bạch, công bằng, có cơ hội thực hiện các quyền tố tụng cần thiết được pháp luật trao
cho dé bảo vệ quyền lợi hợp pháp của minh đồng thời tạo điều kiện cho Tòa án có
đủ thời gian cần thiết dé đánh giá và làm sáng tỏ những vấn dé về sự việc và pháp
luật của vụ kiện Tuy nhiên, việc đương sự không thực hiện các bổn phận của mình
hoặc lạm dụng các quyên tố tụng được pháp luật trao cho cũng như sự thiếu khan
8 Trần Anh Tuần, “Thu tuc xét xử nhanh trong pháp luật Pháp và Việt Nam”, Luận án tại Dai học Nice
Sophia Antipolis — Cộng hòa Pháp, 2007; S GUINCHARD et F FERRAND, Procédure civile, Droit interne
et droit communautaire, 28° édition, Précis, Dalloz, 2006, p 570.
? Trần Anh Tuần, “Thu tuc xét xử nhanh trong pháp luật Pháp và Việt Nam”, Luan án tại Dai hoc Nice
Sophia Antipolis — Cộng hòa Pháp, 2007, đoạn 413, M.-A EISSEN, La durée des procédures civiles et pénales dans la jurisprudence de la CEDH : Bull inf C.cass., 1% octobre 1995, p 3 Gaz.pal 1993, doctrine n° 480 ; S GUINCHARD et F FERRAND, Procedure civile, Droit interne et droit communautaire, 28° édition, Précis, Dalloz, 2006, p 570 ; N FRICERO, Les garanties d'une bonne justice, Droit et pratique de procédure civile, (sous la direction de S GUINCHARD), D 2006, p 476.
© Trần Anh Tuân, “Thu rực xét xử nhanh trong pháp luật Pháp va Việt Nam", Luận án tại Dai hoc Nice
Sophia Antipolis - Cộng hòa Pháp, 2007, đoạn 412; LS Ths Pham Văn Phat, Chuyên dé 11: 7hởi hạn giải
quyết vụ việc dan sự từ thực tiên hành nghẻ luật sư, 128-141.
Trang 25trương can thiết của người tiên hành tô tụng có thé làm cho việc giải quyết vụ kiện
bị chậm trễ hoặc kéo dai, quyền lợi hợp pháp của đương sự có thể bị thương tồn dokhông được bảo vệ kịp thời Do vậy, cần phải cân bằng giữa việc tạo điều kiện cho
cơ quan tiến hành tố tụng, các đương sự trong việc thực hiện các quyền của mình vàtính hiệu quả của việc bảo vệ quyền lợi Thời hạn tố tụng là điều kiện cần thiết để
cơ quan tiến hành tố tụng có thể xác định đúng bản chất của sự việc và pháp luật áp
dụng nhưng nếu thời hạn này quá dài sẽ dẫn tới việc chậm trễ trong việc bảo vệquyền lợi của đương sự, nếu thời hạn quá ngắn thì sẽ có thé ảnh hưởng tới chất
lượng của phán quyết Tương tự như vậy, thì thời hạn tố tụng là điều kiện cần thiết
dé các đương sự có thể thực hiện quyền phòng vệ của mình nhưng thời hạn quá dai
sẽ ảnh hưởng tới tiến độ của vụ kiện, nếu quá ngắn thì có thể đương sự không đủ
thời gian cần thiết dé thực hiện quyền của minh
Do vậy, việc Nhà lập pháp đặt ra các quy định về thời hạn là nhằm kiểm soát
cho tiến trình tố tụng được nhanh chóng, khắc phục sự chậm trễ cỗ hữu nếu như
không có sự hạn định cần thiết về thời hạn mà mỗi hành vi tố tụng có thể được tiếnhành Tuy nhiên, nếu các quy định về thời hạn tố tụng được thiết kế không hợp lý sẽ
đẫn tới những hậu quả tiêu cực nhất định: Nếu thời hạn quá dài sẽ dẫn tới lăng phithời gian, không đáp ứng yêu cầu về tinh hiệu quả của hoạt động tố tung, nếu thờihan quá ngắn sẽ dẫn tới các chủ thể không có đủ thời gian cần thiết để thực hiện các
hoạt động tố tụng và tat yếu dan tới việc vi phạm các quy định về thời hạn tố tung
được nhà lập pháp thiết lập
Điều quan trọng là thời hạn tố tụng phải là thời hạn cần thiết, hữu ich và hợp
lý để các bên cũng như Tòa án thực hiện các hành vi tố tụng nhằm hướng tới việcgiải quyết tranh chấp có hiệu quả và không có “thời gian vô dụng” hay “thời gianchết” không có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ kiện Có nghĩa là cần phải loại bỏnhững khoảng trống về thời gian không gắn với các hành vi tố tung cần thiết và hữuích cho việc giải quyết vụ án của Tòa án hoặc việc thực hiện quyền tố tụng củađương sự Điều này đường như là khó định lượng nhưng đối với người thực hànhnghề luật chuyên nghiệp thì việc xác định thời gian cần thiết để tiễn hành một số
*! GS Nguyễn Huy Pau, Luật Dân sự tổ tụng Việt Nam, Sài Gòn 1962, tr 448.
Trang 26khâu trong quy trình tố tụng cũng không phải là quá khó khăn ” Nếu khoảng thời
gian từ tối thiểu đến tối đa của mỗi thời hạn càng được rút ngắn thì nguy cơ về “thờigian vô dụng” hay “thời gian chết” càng có thể được hạn chế hoặc loại trừ
Nhu vậy, cần phải nghiên cứu dé loại bỏ những khoảng thời gian “vô dụng”
hay “thời gian chết” trong thời hạn Tuy nhiên, không vì thế mà rút ngắn một cáchquá mức thời hạn cần thiết Có nghĩa là độ dài của thời hạn đối với mỗi hành vi tố
tụng của đương sự phải đủ để bảo đảm cho mỗi đương sự có thê thực hiện được các
quyền căn bản của mình Chăng hạn, như thời gian cần thiết đề đương sự có thểphản bác yêu cầu và chứng cứ, tài liệu của đối phương, thời gian cần thiết để chuẩn
bị cho việc tham gia phiên tòa và biện hộ cho mình Nếu pháp luật tố tụng dân sựcủa Việt Nam đi theo hướng chỉ có duy nhất một phiên xét xử chính thức thì thời
hạn cần thiết để các đương sự có thé chuẩn bị cho việc tham gia phiên tòa và biện
hộ cũng cần phải dai hơn so với việc lựa chọn mô hình về phiên tòa trù bị trước khi
hộ của các đương sự trùng với thời hạn nghiên cứu hồ sơ của các Hội thẩm nhân
dân (hoặc các thành viên khác của Hội đồng xét xử) nên hai thời hạn này cần được
Nhà lập pháp nghiên cứu dé tích hợp sao cho Hội đồng xét xử có đủ thời gian cần
thiết để thâm cứu hồ sơ vụ kiện và các đương sự cũng có đủ thời gian để có thểchuẩn bị cho việc tham gia phiên tòa và biện hộ Đối vỡi trường hợp xét xử mộtTham phan thì không cần có sự thâm cứu hồ sơ của các Hội thẩm (hoặc các thành
viên khác của Hội đồng xét xử) nên thời hạn chuẩn bị cho việc mở phiên tòa có thể
được rút ngắn và trong trường hợp này Nhà lập pháp chỉ còn quan tâm đến việc xác
~ Đây là ly do mà nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sắt dor với các can bộ làm công tác xét xử, luật sự, người bao vệ quyền lợi cua đương sự nham co them tư liệu dé cung có cho các dé xuất nghiên cứu Nội dung nay sẽ được phan tích ở Muc 2.2 Thực trạng pháp luật Liệt Nam vẻ thai han 16 tune ddn sự của Bao cáo ray.
Trang 27định tính hợp lý của thời hạn chuẩn bị cho việc tham gia phiên tòa và biện hộ củacác đương sự”.
Đối với thời hạn cung cấp chứng cứ, tài liệu của chủ thê đang lưu giữ, nếuquy định về thời hạn các cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ chứng cứ, tài liệuphải thực hiện nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, tài liệu cho đương sự, Tòa án khônghợp lý sẽ dẫn đến thời gian giải quyết vụ án bị kéo đài thêm”” Ngoài ra, việc hoàn
thiện hồ sơ, trao đôi tài liệu giữa các bên đương sự và thâm tra chứng cứ, tài liệu
của người tiến hành tố tụng nếu không được tiễn hành nhanh chóng, kịp thời có thé
sẽ dẫn tới làm giảm hiệu quả của “dịch vụ tài phán” do công lý chậm được thực thi
Việc nghiên cứu so sánh với các quy định vẻ thời hạn giải quyết tranh chấp củaTrọng tài cho thấy thời hạn tổng thể để đương sự có được phán quyết của Trọng tàithường ngắn hơn nhiều so với thời hạn giải quyết án kiện tại Tòa án (thưởng là từ 2
đến 3 tháng kể từ khi Trung tâm trọng tài nhận được đơn khởi kiện và tài liệu kèm
theo) Cũng cần phải thấy răng việc hạn định thời gian trao đổi chứng cứ, tài liệugiữa các bên đương sự là can thiết nhưng nếu đi theo giải pháp Tòa án không chapnhận chứng cứ, tài liệu được giao nộp quá thời hạn thì đường như lại là một giải pháp cực đoan do chỉ chú trọng tới tính nhanh chóng, hiệu quả mà bỏ qua tiêu chíchất lượng của hoạt động tư pháp trong việc bảo vệ quyền lợi của chủ thể Đây làmột van đề không nhỏ, liên quan tới chính sách tư pháp của Quốc gia và bản chat
của chế độ nên cần phải được cân nhắc hết sức thận trọng” ,
Vậy cần có giải pháp nào để kiểm soát thời gian tổng thể của việc giải quyết
vụ án, bảo đảm tính hiệu quả, nhanh chóng và kịp thời trong việc giải quyết tranh
chấp Thiết nghĩ, trước hết cần phải chú ý đến tính hợp lý của thời hạn tố tụng trong
việc xây dựng các quy định của pháp luật, rút ngắn một cách tối đa các thời hạn
(nếu có thể) đồng thời có cơ chế thúc đây việc thực hiện nhanh chóng các hành vi tốtụng trong thời hạn đã được an định Ngoài ra, cũng cần phải loại bỏ các nguyênnhân làm gián đoạn tổ tụng dan tới thời gian giải quyết vụ việc bị chậm trễ hoặc kéo
* TS Trần Anh Tuần, Chuyên dé 1: Mộ: số vấn đề lý luận về thời hạn và thủ tục tô tụng dan sự, tr 1-16.
Điều 94 hiện nay chi quy định Toa an Viện kiếm sát buộc chữ thể dang lưu giữ phái cune cấp chúng cứ tài liệu trong thời hạn L5 ngày mà Không mph day là thoy hạn tôi da phái thục |
ˆ* Về van dé này có thể xem thêm bình luận của tác giả Tran Anh Tuan (chủ nhiềm dé tài) (2010), “Hoanthiện pháp luật Việt Nam về thủ tuc giải quyết vụ việc dan sự theo định hướng cai cách tue pháp”, Đề tai
nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Trường Dai học Luật Hà Nội, tr 42-43.
Trang 28dai Cần nghiên cứu dé giản lược các thủ tục tố tụng dân sự không cần thiết, hạn chế
các nguyên nhân dẫn tới việc lặp đi, lặp lại các quy trình tố tụng trong quá trình giải
quyết vụ việc dân sự ” Theo kết quả nghiên cứu thì các hành vi hướng tới việc giải
quyết vụ án của Tòa án can phải được tiến hành một cách khẩn trương nhằm kiểm
soát và hạn chế việc kéo dài thời hạn bao gồm hành vi nhận đơn khởi kiện và vào số
nhận don, phân công Tham phán nhận và xét đơn khởi kiện, phân công Tham phangiải quyết vụ án, thông báo thụ lý vụ án, hoàn tất hồ sơ, nghiên cứu hồ sơ để hòa
giải, chuẩn bị cho việc xét xử tại phiên tòa (Viện kiểm sát, các Hội thẩm nhân dânhoặc các Thâm phán tham gia xét xử nghiên cứu hồ sơ) a Trong số các kết qua
nghiên cứu do nhóm thực hiện cũng có ý kiến cho rằng vấn đề chủ yếu không phảichỉ là việc quy định độ dài thời hạn cho một hoạt động tố tụng dân sự cụ thể nào đó
là 3 ngày, 5 ngày hay đài hơn nữa là có thể giải quyết dứt điểm được tình trạng vụ
việc bị kéo dài quá thời hạn giải quyết
2.1.4 Kinh nghiệm xây dựng quy định về thời hạn té tụng theo pháp luật
16 tụng dân sự một số nước trên thế giới
Kết quả nghiên cứu chuyên sâu các quy định về thời hạn tố tụng trong pháp
luật một số nước như Pháp, Đức, Anh, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan và so
sánh, đôi chiếu đã giúp nhà nghiên cứu có một góc nhìn đa chiều, từ đó có thé rút ra
bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, củng cô thêm cơ sở của việc dé xuất hoàn thiện
pháp luật về thời hạn tổ tụng”
2.1.4.1 Thời hạn theo pháp luật to tụng dân sự Anh, Pháp, Đức, Nga
Kết quả nghiên cứu cho thấy chúng ta có thể tiếp thu một số điểm hợp lý
trong pháp luật tô tụng dân sự Pháp về thời hạn tố tụng như “Các bên đương sự
được tự do chấm dứt tố tụng trước khi hết thời hạn tố tụng theo quyết định của Tòa
án hoặc theo quy định của pháp luật” (Điều 1 BLTTDS Pháp) Nhà lập pháp của
Pháp cũng đã xác định rõ nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện các hành vi
trong thời hạn luật định Cụ thé là Điều 2 Bộ luật tố tụng đân sự Pháp quy định:
8 TS, Tran Anh Tuan, Chuyén dé 1: Mot so van dé lý luận về thời hạn và thủ tục 16 tung dân sự, tr 1-16.
37 TS Tran Anh Tuan, Chuyén đê 1: Một so van dé ly luận vẻ thời hạn va thủ tục tô tụng dan sự, tr 1-16.
“LS Ths Phạm Van Phat, Chuyên dé 11: Thời hạn giải quyết vụ việc dân sự từ thực tiễn hành nghề luật sư,
128-141.
9 TS Tran Anh Tuân, Chuyên dé 4: Thời han to tụng theo pháp luật tô tung dan sự một số nước trên thé
giới, tr 52-69.
Trang 29“Các bên tiến hành tô tụng phải chịu các phí tổn và phải thực hiện các hành vi tốtụng theo đúng thủ tục và thời hạn quy định” Điều 15 Bộ luật này cũng quy định vềthời hạn trao đôi chứng cứ, tài liệu giữa các đương sự theo đó “Cac bên đương sựphải thông báo cho nhau, trong một thời hạn hợp lý, những tỉnh tiết làm căn cứ chonhững yêu cầu của mình, những chứng cứ đã xuất trình và căn cứ pháp luật đã việndẫn, nhằm bảo đảm cho mỗi bên đương sự có thể tự tô chức việc bảo vệ quyền lợicủa mình”.
Ngoài ra, để kiểm soát thời hạn tố tụng, chống lại sự lạm quyên của các
đương sự, Bộ luật tố tụng dan sự Pháp quy định giải pháp và chế tài đối với nhữnghành vi kéo đài tố tụng Chăng hạn, Điều 32-1 quy định “Người nào lạm dụng
quyền kiện tụng hoặc tìm cách kéo dài thời hạn kiện tụng có thé bị phạt tiền tới
3000 €, không ké phan bồi thường thiệt hại, nếu có yêu cầu” Điều 70 va 103 của
Bộ luật này cũng quy định về thẩm quyền của Thâm phán trong việc “tách riêng cácyêu cau phản tổ để giải quyết riêng nếu yêu cầu nay có nguy cơ làm chậm trễ việcgiải quyết chung về vụ việc” và quyền bác bỏ khiếu nại nếu “phản kháng chậm vớidụng ý dé trì hoãn quá trình tô tụng”
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy theo tinh thần tại Điều 1 và Điều 3 Bộ luật
tố tụng dân sự Pháp thì thời hạn tố tụng có thé do luật định hoặc đo Tòa án quyết
định Điều 3 Bộ luật này quy định: “Thâm phán phải bảo đảm cho quá trình tiếnhành tố tụng được tiến hành theo đúng thủ tục quy định Tham phán có quyên ấnđịnh thời hạn và quyết định những biện pháp cần thiết” Thẩm phán có thể 4n địnhthời hạn và quyết định chế tài đối với hành vi vi phạm thời hạn, cụ thể là: Thâmphán an dinh thoi han va, néu cần, thi ấn định cả thể thức trao đôi giấy tờ, tài liệu;
trường hợp vi phạm có thể bị phạt tiền để cưỡng chế (Điều 134) và Tham phán có
thê không xem xét những giấy tờ, tài liệu không được trao đổi trong thời gian thích
hợp (Điều 135)
Theo pháp luật Pháp, thời hạn tố tụng trước Tòa sơ thâm thẩm quyền hep,
tùy trường hợp có thé do luật định hoặc do Tòa án quyết định Về thời han do luật
ấn định, để bảo đảm cho đương sự có thé thực hiện được quyền phòng vệ của mình,Điều 838 Bộ luật tố tụng dân sự Pháp quy định “Tòa sơ thâm thâm quyên hẹp thụ
ly, theo yêu cầu của bên nguyên hoặc bên bi qua việc nộp cho Phòng thu ký lục sự
Trang 30một bản sao giấy tống đạt mời ra Tòa Việc nộp bản sao giấy tống đạt mời ra Tòa
phải thực hiện chậm nhất là 8 ngày trước ngày mở phiên tòa Giấy tống dat mời ra
Tòa phải giao ít nhất 15 ngày trước ngày mở phiên tòa” Bên cạnh thời hạn luậtđịnh, nhà lập pháp cho phép Thâm phán có thể chủ động quyết định về thời hạn tùytheo tình trạng của vụ kiện Theo đó, “Trong trường hợp khẩn cấp, thâm phán có thécho phép rút ngắn thời hạn giấy tống đạt mời ra Tòa và thời hạn phải ra Tòa” (Điều839) và “Nếu hòa giải không thành, việc kiện có thể được xử ngay hoặc để đến mộtphiên tòa sau nếu chưa thể xử được ngay Trong trường hợp này, lục sự sẽ gửi thưbáo ngày phiên tòa cho các bên, nếu họ chưa được báo miệng” (Điều 841) Ngoài
ra, “Tham phán có thé yêu cầu các bên đương sự cung cấp những điều giải trình cầnthiết cho việc giải quyết vụ kiện và cho một thời hạn để đương sự xuất trình mọi tàiliệu hoặc bang chứng nhằm làm sáng tỏ sự viéc, nếu không, thầm phán có thể bỏqua và vẫn xét xử, với mọi hệ quả của việc một bên đương sự tránh né hoặc từ chốicung cấp những tài liệu ấy” (Điều 844) Quyền của Tòa án trong việc chủ độngquyết định về thời hạn tùy theo tình trạng của vụ kiện cũng được thể hiện tại Điều
858, Điều 861 đối với Tòa Thương mại; Điều 886 đối với Tòa án về thuê mướn đấtđai và nông nghiệp; Điều 888 đối với Tòa án về thuê mướn đất đai và nông nghiệp
Theo pháp luật Pháp và Việt Nam, các hành vi tố tụng luôn phải được thựchiện trong những thời hạn xác định như thời hạn khởi kiện, thụ lý vụ kiện; thời hạntrao đổi chứng cứ, thời hạn thâm cứu ; thời hạn mở phiên tòa và nghị án Theo pháp
luật Việt Nam, nguyên đơn phải xuất trình chứng cứ, tài liệu ngay từ khi nộp đơn
khởi kiện và trong vòng 3 ngày kế từ ngày Tòa án thụ lý vụ án, Tòa án phải thông
báo cho bị đơn về việc khởi kiện của nguyên đơn cũng như tài liệu, chứng cứ và bị
đơn phải có văn bản phản hồi về việc kiện trong thời hạn 15 ngày kế từ ngày nhậnđược thông báo của Tòa án”” Theo pháp luật Pháp, Thâm phán quyết định về thờihạn trao đổi chứng cứ, tài liệu nếu trước đó việc này đã không được các bên thựchiện ngay lập tức Thâm phán cũng có quyền quyết định về thời hạn tố tụng căn cứvào tính phức tạp của vụ án, xử sự của các bên Ở Pháp tồn tại một cơ chế kết hợpgiữa quyền của Tham phán và sự đồng thuận của các luật sư, các bên đương sự
*° Trần Anh Tuần, “Thu tuc xét xứ nhanh trong pháp luật Pháp và Việt Nam”, Luận án tiễn sỹ tại Đại học
Nice Sophia Antipolis — Cộng hòa Pháp, 2007, đoạn từ 287-289.
Trang 31trone việc xác định thời hạn thâm cứu hồ sơ và lịch mở phiên tòa Cụ thê là theoquy định tại Điều 764 BLTTDS của Pháp thì trước Tòa sơ thâm thâm quyền rộng,
“Thâm phán phụ trách việc thâm cứu hoàn tất hồ sơ có thể ấn định thời hạn cần
thiết cho việc thâm cứu tùy theo tính chất, sự cấp bách và tình hình phức tạp của vụkiện và sau khi đã tham khảo ý kiến các luật sư Tham phán này có thé gia hạn hoàn
tất hồ sơ và cũng có thể quyết định hoãn vụ kiện đến phiên sau để thuận tiện cho
việc giải quyết tranh chấp” Trong khi đó, theo pháp luật Việt Nam, thời hạn tố tụngđược ấn định bởi nhà lập pháp tại Điều 179 BLTTDS, căn cứ vào tính chất của
tranh chấp là dân sự, hôn nhân gia đình hay kinh doanh thương mại, lao động".Như vậy, quyển chủ động trong việc kiểm soát thời hạn và ấn định các thời hạn tốtụng cụ thé của Tham phán theo pháp luật Việt Nam dường như han chế hơn so vớipháp luật Pháp Các quy định về thời hạn được ấn định cứng trong pháp luật vàThâm phán không có quyền gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử mà chỉ có thể báo cáo
Chánh án Tòa án quyết định Việc nghiên cứu so sánh cũng chỉ ra rằng pháp luật tố
tụng dân sự Việt Nam không có sự phân biệt chu trình ngắn, chu trình dài như đối
với Tham phán thâm cứu hồ sơ trước Tòa sơ thấm thâm quyền rộng của Pháp
Thâm phán được phân công giải quyết vụ án thực hiện các hành vi tố tụng (xácminh, thu thập chứng cứ; áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; hòa giải và chuẩn bị
mở phiên tòa) trong thời hạn được pháp luật ấn định chứ không có quyền tự do
quyết định về thời hạn tố tụng, các trường hợp gia hạn phải dựa trên các căn cứđược pháp luật quy định
Cũng như pháp luật tố tụng dân sự Pháp, bên cạnh các thời hạn luật định
pháp luật tố tụng dân sự Đức cũng quy định về quyền ấn định thời hạn của Tòa án
Bi đơn phải gửi văn bản biện hộ trong thời han nhất định sau khi nhận được triệu
tập của Tòa án Trong suốt quá trình tế tụng, Tòa án cũng có thé ấn định thời hạn
mà bị đơn phải nộp văn bản biện hộ Văn bản biện hộ được đưa ra sau thời hạn quyđịnh chỉ được Tòa án chấp nhận nếu thấy rằng viec chap nhan khong lam cham viécgiải quyết vu tranh chấp hoặc đương sự có ly do chính đáng Tuy nhiên, theo pháp
?' Trần Anh Tuan, tdi liệu đã dẫn 2007, đoạn 468.
* Trân Anh Tuan, tài liệu đã dan 2007, đoạn 469.
Trang 32luật Đức thì đương sự có thể thỏa thuận về rút ngăn thời hạn và theo yêu câu củamột bên, nếu xét thấy có lý do xác đáng thì Tòa án vẫn có thể rút ngắn thời hạn.
Ở Anh, bản nguyên tắc tố tụng dân sự của Anh được ban hành năm 1998 quyđịnh tất cả các vụ việc phải được giải quyết theo thủ tục theo đó Tòa án quyết địnhcác vụ việc một cách công băng Bản nguyên tắc này đảm bảo các bên đương sự
đều có vị trí bình đăng như nhau: quy định việc giải quyết vụ việc phải phù hợp vớigiá trị của tranh chấp, tầm quan trọng của vụ việc, mức độ phức tạp của vấn đề và
tình trạng tài chính của từng bên đương sự; bảo đảm vụ việc được giải quyết nhanh
chóng và công bằng Kết quả nghiên cứu cho thấy một vụ việc điển hình đo Tòa án
cấp cao giải quyết từ khi thụ lý đến khi đưa ra xét xử thường kéo dài từ 12 đến 18tháng dường như cũng không phải là một thời hạn hợp lý Tuy nhiên, quy định vềchế tài đối với hành vi vi phạm quy định về thời hạn cũng là kinh nghiệm có thétiếp thu Chang hạn, Tòa án có thé áp dụng một số chế tài khác liên quan đến quản
lý án Ví dụ, trong trường hợp một bên đương sự được yêu cầu một tài liệu như báocáo chuyên gia trong một thời hạn cụ thé nhưng đương su đó không thực hiện đúng,
Tòa án có thể ra quyết định không chấp nhận báo cáo chuyên gia đó Tòa án cũng
có thé áp dụng một số chế tài khác như chế tài phạt vì không tuân thủ quyết địnhcủa Tòa án'”
Việc nghiên cứu cũng cho thấy pháp luật Nga có điểm tương đồng với pháp
luật Pháp, Đức ở chỗ đều xác đỉnh 2 loại thời hạn tố tụng do luật định và do Tòa án
an định Tuy nhiên, quyền tự do ấn định thời han của Tòa án trong pháp luật Ngadường như hạn chế hơn so với pháp luật Pháp và Đức (Tòa án chỉ được ấn định thời
hạn trong trường hợp pháp luật không quy định và chi có quyền gia han với thời hạn
do Tòa án ấn định)” đồng thời nhà lập pháp Nga đã có lưu ý về tính hợp lý của thờihạn tố tụng do Tòa án ấn định Cụ thé là Khoản 1 Điều 107 Bộ luật tố tụng dân sự
Liên bang Nga về cách tính thời hạn quy định: “1 Hành vi tố tụng được thực hiệntrong thời hạn tố tụng do luật liên bang quy định Trong trường hợp luật liên bang
“Ts Tobias Oelsner, Thâm phán Tòa khu vực Berlin, Đức, Báo cáo Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về nguyên tắc tranh tụng trong 16 tụng dan sự, 2015, tr 22.
“4 Theo Điều 111 Bộ luật to tụng đạn sự Liên bang Svat và hạn uy định: Ôn hạn do i
định co the duoc Toa an gia hạn”
Trang 33không quy định thì thời hạn tố tụng do Tòa án ấn định Thời hạn tô tụng do Tòa án
an định phải được dựa trên cơ sở hợp lý”
Về việc kết thúc thời hạn tố tụng, Điều 108 Bộ luật tố tụng dân sự Liên bang
Nga cũng có nhiều điểm tương đồng với pháp luật Pháp và Đức về cách xác địnhthời điểm kết thúc thời hạn và việc tính thêm một ngày đối với trường hợp ngàycuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ, ngày lễ Tuy nhiên, điểm khác biệt là pháp luật
Nga dã có sự phân biệt về thời điểm kết thúc của thời hạn trong trường hợp hành vi
tố tụng phải được thực hiện trực tiếp ở Tòa án hoặc có thé được thực hiện gián tiếpqua bưu điện Cụ thể là Khoản 3 và 4 Điều 108 Bộ luật tố tụng dân sự Liên bangNga quy định:
“3 Hành vi tố tụng có thé được thực hiện trước 24 giờ của ngày cudi cùng
của thời hạn Trong trường hợp khiếu nại, tài liệu hoặc khoản tiền đã được gửi cho
bưu điện trước 24 giờ của ngày cuối cùng của thời hạn thì không được coi là quá
hạn.
4 Trong trường hợp hành vi tố tụng phải được thực hiện trực tiếp tại Tòa án
hoặc ở tổ chức, thời hạn kết thúc vào giờ mà khi đó ở Tòa án hoặc ở tổ chức đó đãkết thúc ngày làm việc hoặc chấm dứt hoạt động theo đúng quy định”
Điều 109 Bộ luật tố tụng đân sự Liên bang Nga đã có những quy định riêng
có tính khái quát và khá cụ thể về hậu quả trong trường hợp hết thời hạn và việc
phục hồi thời hạn BLTTDS của Việt Nam hiện hành không có quy định cụ thé về
van dé nay Do vậy, đây là những kinh nghiệm rất cần được tiếp thu để hoàn thiệncác quy định về thời hạn trong BLTTDS Việt Nam Điều 109 Bộ luật tô tụng dân sựLiên bang Nga về hậu quả trong trường hợp hết thởi hạn quy định:
“1, Quyền thực hiện những hành vi tố tụng không còn khi kết thúc thời hạn
tố tụng do luật liên bang hoặc Tòa án quy định
2 Khiếu nại và văn bản được gửi khi hết thời hạn không được Tòa án xemxét và được trả lại cho người gửi, nếu không có yêu cầu khôi phục thời hạn”
2.1.4.1 Thời hạn theo pháp luật 16 tung dan su Nhat Ban, Trung Quoc, Dai
Loan
Về trách nhiệm của Toa án và các bên, Điều 2 Bộ luật tố tụng dân sự NhatBản quy định: Tòa án phải nỗ lực tiến hành thủ tục tố tụng đân sự nhanh chóng,
Trang 34công bằng Các bên phải tham gia tố tụng một cách chân thành và trung thực Day
là quy định có tính nguyên tắc tương tự như pháp luật tố tụng dân sự của Anh vàPháp về vai trò của Tòa án trong việc kiểm soát thời hạn tố tụng Quy định về “Cácbên phải tham gia tố tụng một cách chân thành và trung thực” là một quy định có
tính nhân văn về bôn phận của các đương sự có thé cân nhắc dé tiếp thu vì quy địnhnày sẽ là cơ sở để áp dụng chế tài đối với những hành vi trì hoãn dẫn tới vi phạmhoặc kéo dài thời hạn tố tụng
Điều 63 Bộ luật tố tụng dân sự Nhật Bản quy định khá cụ thể về chế tài trừngphạt với các trường hợp trì hoãn quá trình tố tụng: Nếu quá trình tố tung bị trì hoãn
do một bên không đưa ra những yêu cầu và bào chữa cần thiết trong một khoảng
thời gian thích hợp hoặc không tuân thủ pháp luật về mặt thời hạn, hoặc bởi bất kỳ
lý do nào mà bên đó chịu trách nhiệm thi Tòa án có thé yêu cầu bên đó thanh toánmột phần hoặc toàn bộ chi phí Tòa án phát sinh từ việc trì hoãn đó cho dù bên đóthăng kiện Quy định này có điểm tương đồng với Điều 32-1 Bộ luật tố tụng dân sự
Pháp chế tài đối với những hành vi kéo dài tố tụng, tuy nhiên theo pháp luật Pháp
thì ngoài phần bồi thường thiệt hại, người lạm dụng quyền kiện tụng hoặc tìm cáchkéo dài thời hạn kiện tụng còn có thể bị phạt tiền
- Về việc quyết định ngày và thay dổi ngày, Điều 93 Bộ luật tố tụng dân sự
Nhật Bản quy định: “Thâm phán chủ tọa phải quyết định các ngày theo yêu cau
hoặc theo thẩm quyền của Tòa án” Về việc gia hạn hoặc thỏa thuận về thời hạn vathời hạn bé sung, pháp luật tố tụng dân sự Nhật Bản có nhiều điểm tương đồng vớipháp luật tố tụng dân sự của Pháp và Đức Điều 96 Bộ luật tố tụng dân sự Nhật Bảnquy định về quyền của Tòa án trong việc quyết định về thời hạn theo hướng “Tòa án
có thể gia hạn hoặc rút ngắn thời hạn luật định hoặc thời hạn do Tòa án ấn định” và
“Đối với thời hạn bat dịch, Tòa án có thé ấn định một thời hạn bé sung cho ngườisinh sống hoặc cư trú ở nơi xa”
- Pháp luật tố tụng dân sự Nhật Ban đã căn cứ vào khoảng cách địa lý dé điều
chỉnh thời hạn Cách làm này dường như đi theo triết lý về tính hợp lý của thời hạn
đã được nhà lập pháp của Pháp và nhà lập pháp của miền Nam Việt Nam trước đây
Trang 35áp dụng Ê Cụ thê là Điều 97 Bộ luật tố tụng dân sự Nhật Bản đã phân biệt giữa thời
hạn đối với đương sự cư trú ở trong nước và nước ngoài:
“1, Trong trường hợp khi một bên không tuân thủ thời hạn bat địch bởi một
lý do không thuộc trách nhiệm của người đó, người đó có thể hoàn tất hành vi tố
tụng sau đó, nhưng chi trong vòng một tuần sau khi ly do đó không còn nữa Quy
định rang, trong trường hợp một bên cư trú ở nước ngoài, thời hạn sẽ là 2 thang”.
- Về quyền quyết định thời hạn của Thâm phán, quy định tại Điều 162 Bộ
luật tố tụng dân sự Nhật Bản có nhiều điểm tương đồng với pháp luật tố tụng dân sựPháp Theo đó, Tham phan chủ tọa phiên tòa có thể xác định thời hạn cho việc đệtrình những văn bản trả lời hoặc những bản tóm tat đưa ra những tuyên bố về những
vấn đề cụ thể hoặc những chứng cứ liên quan đến những vấn đề cụ thẻ
Việc nghiên cứu cũng cho thấy, tương tự như pháp luật tố tụng dân sự Pháp,
để kiểm soát thời hạn tố tụng, pháp luật tố tụng dân sự Nhật Bản đã có những quyđịnh về áp dụng công nghệ thông tin trong tố tụng Theo đó, Khoản 3 Điều 170 Bộ
luật tố tụng dan sự Nhật Bản quy định: Nếu một bên cư trú ở nơi xa hoặc nếu Tòa
án xét thấy cần thiết thì Tòa án có thể xem xét ý kiến của các bên, và tiến hành thủ
tục tranh luận sơ khởi bằng phương tiện truyền thông mà Tòa án và các bên có thểcùng phát biểu băng VIỆC chuyển tải và nhận lời nói như quy định tại Quy định của
Tòa án tối cao Quy định rằng, quy định này chỉ áp dụng khi một trong các bền cómặt tại Tòa án vào ngày đó Theo nghiên cứu của chúng tôi, quy định này cần được
tiếp thu trong pháp luật Việt Nam.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu về thời hạn đưa ra yêu cầu hoặc biện hộ, phápluật Nhật Bản có nhiều điểm tương đồng với pháp luật Pháp, đặc biệt là vẫn đềThâm phán quyết định thời hạn sau khi nghe ý kiến của các đương sự Đây là kinhnghiệm có thể tham khảo để vận dụng cho việc xây dựng các quy định về thời hạn
tố tụng dân sự ở Việt Nam Điều 301 Bộ luật tố tụng dân sự Nhật Bản quy định theo
hướng “Khi nghe ý kiến của các bên, Tham phán chủ tọa có thể quyết định thời hạn
” Bên cạnh đó, Điều 303 Bộ luật tố tụng dân sự Nhật Bản cũng có quy định về
chê tài đôi với việc lạm dụng quyên kháng cáo:
* GS Nguyễn Huy Dau, Luật Dan sự tổ tung Việt Nam, Sài Gòn 1962, tr 449.
Trang 36“Trong trường hợp kháng cáo Koso bị bác theo quy định tại Khoản | Điều
liền kề trên đây, Tòa án phúc thẩm có thé yêu cầu người khang cáo trả tiền với một
khoản tiền ït hơn mười lần so với lệ phí nộp kháng cáo Koso nếu Tòa án thấy người
nộp kháng cáo Koso chỉ với ý định làm chậm trễ việc kết thúc vụ kiện” Kết quả
nghiên cứu cũng cho thấy thời hạn tái thâm theo quy định tại Điều 342 Bộ luật tốtụng dân sự Nhật Bản dường như là khá ngắn so với pháp luật Việt Nam:
“1 Một vụ kiện tái thâm phải được bắt đầu trong một thời hạn bắt buộc là 30ngày từ ngày mà một bên biết được lý đo tái thâm sau khi bản án trở thành chung
thâm
2 Nếu đã hết 5 năm tính từ ngày bản án trở thành chung thẩm (trong trườnghợp lý do tái thấm dién ra sau khi bản án trở thành chung thâm là ngày mà lý do đóxảy ra), không được nộp đơn kháng cáo tái thâm”
Van đề thời hạn tố tụng cũng đã được quy định trong pháp luật tố tung dan
sự Trung Quốc Theo quy định tại Điều 9 Bộ luật Tố tụng dân sự Trung Quốc thi
“Tòa án nhân dân giải quyết các vụ án dân sự phải tiến hành hòa giải theo nguyên
tắc tự nguyện và hợp pháp, trường hợp không hòa giải được thì phải kip thời xét
xử" Quy định này có những điểm tương đồng với pháp luật của Anh, Pháp và Nhật
Bản Ngoài ra, theo quy định tại Điều 75 Bộ luật Tổ tụng dân sự Trung Quốc thì
“Thời hạn bao gồm thời hạn theo luật định và thời hạn theo quy định của Tòa án.Thời hạn được tính bằng gid, ngày, tháng, năm Giờ và ngày của việc bắt đầu củathời hạn không tính trong thời hạn Nếu ngày cuối cùng của thời hạn là ngày lễ hoặc
ngày nghỉ thì lay ngày đầu tiên sau ngày lễ và ngày nghỉ đó làm ngày cuối cùng của
thời hạn” Điều 76 Bộ luật Tố tụng dân sự Trung Quốc, cũng có những quy địnhlinh hoạt về thời hạn tố tụng: “Do những lý do bất khả kháng hoặc những lý đochính đáng của đương sự mà ảnh hưởng đến thời hạn thì trong vòng 10 ngày sau khi
đã xóa bỏ được trở ngại, có thể xin kéo dài thêm thời hạn, cho phép kéo dài hay
không đo Tòa án nhân đân quyết định Điều 112 Bộ luật Tố tụng đân sự Trung
Quốc ấn định thời hạn khá ngắn cho việc thụ lý vụ kiện: Tòa án khi nhận được đơnkhởi tố hoặc khởi t6 bằng miệng, qua thâm tra thấy phù hợp với điều kiện khởi tó,
phải lập án trong vòng 7 ngày đồng thời thông báo cho các đương sự, nếu thấykhông phù hợp điều kiện khởi tố thì trong vòng 7 ngày phải tài định không thụ lý:
Trang 37trường hợp nguyên đơn không chấp nhận tài định đó thì có thể kháng cáo Về vấn
dé này theo pháp luật Việt Nam thì nếu Tòa án trả lại đơn khởi kiện thì đương sự cóthé thực hiện quyển khiếu nại lên Chánh án Tòa án đã ra quyết định và Chánh án
Tòa án cấp trên Riêng đối trường hop thoi hiệu khởi kiện đã hết thì phải từ 4 đến 6
tháng sau Tòa án Việt Nam mới ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án
Điều 135 Bộ luật tố tụng đân sự Trung Quốc có quy định về thời hạn giảiquyết vụ án ở cấp sơ thâm: Những vụ án mà Tòa án nhân đân áp đụng trình tự thôngthường cần phải xử xong trong vòng 6 tháng, kê từ ngày lập án Trường hợp có tìnhhuống đặc biệt cần kéo dài phải được Chánh án của Tòa án mình phê chuẩn và cóthể kéo dài 6 tháng, trường hợp cần kéo dài thêm, phải báo cáo lên Tòa án nhân dân
cấp trên phê chuẩn Theo quy định tại Điều 142 và 146 Bộ luật Tố tụng dân sự
Trung Quốc, những vụ án dân sự đơn giản, sự việc rõ ràng, mối quan hệ về quyền
lợi, nghĩa vụ đã rõ ràng, tranh chấp không gay gắt được giải quyết theo trình tự đơngiản thì cần phải kết thúc vụ án trong vòng 3 tháng kể từ ngày cho lập án
Theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Tố tụng dân sự Trung Quốc thì “Khi bịđơn nộp bản tự bào chữa (biện hộ), Tòa án nhân dân phải gửi bản sao của bản tự
bào chữa (biện hộ) cho nguyên đơn trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận bản tự bào
chữa (biện hộ)” Quy định này bảo đảm quyền tiếp cận công lý của công dân nêncần nghiên cứu tiếp thu để hoàn thiện pháp luật Việt Nam Quy định tại Điều 150
Bộ luật Tố tụng đân sự Trung Quốc cũng đi theo triết lý này: “Tòa án nhân đân đã
xét xử sơ thâm khi nhận được đơn chống án phải tống đạt ban sao cho các đương sự
đối phương trong vòng 5 ngày, các đương sự đối phương phải đưa ra bản đối đáp
trong vòng 15 ngày ké từ ngày nhận bản sao Tòa án nhân dân phải tống đạt ban đối
đáp cho người chống án trong vòng 5 ngày kể từ khi nhận được bản đối đáp
Trường hợp đương sự đối phương không nộp bản đối đáp, không ảnh hưởng gì đến
việc xét xử của Tòa án nhân dân” Việc nghiên cứu cho thấy pháp luật tố tụng dân
sự Việt Nam hoàn toàn không có quy định về các thời hạn tương tự ở cấp phúcthấm Do vậy, kinh nghiệm này của Trung Quốc có giá trị tham khảo cho việc bảođảm quyền tiếp cận công lý khi hoàn thiện các quy định về thời hạn phúc thâm ở
Việt Nam.
Trang 38- Về quyền hạn của Tòa án nhân dân phúc thẩm, Khoản 4 Điều 150 Bộ luật
Tố tụng dân sự Trung Quốc quy định: Trường hợp bản án sơ thâm đã vi phạm trình
tự của luật có thể ảnh hưởng đến việc xét xử đúng đắn của vụ án thì quyết định xóa
ban án cũ, trả lại cho Tòa án nhân dân đã xét xử sơ thẩm để xử lại Đây là điểm mà
pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam có thé tiếp thu để giảm bớt các quy trình tố tụng
lặp đi lặp lại một cách không cần thiết, gây kéo dài thời gian giải quyết vụ án
- Việc nghiên cứu so sánh cũng cho thấy Điều 163 Bộ luật Tố tụng dân sựTrung Quốc có quy định về thời hạn giải quyết theo trình tự đặc biệt, theo đó
“Những vụ án Tòa án nhân dân áp dụng trình tự đặc biệt để xét xử, cần kết thúc vụ
án trong vòng 30 ngày kể từ ngày lập án hoặc trong vòng 30 ngày kế từ sau ngày
hết hạn niêm yết thông báo Trường hợp đặc biệt cần kéo dài phải được Chánh án
của Tòa án mình phê chuẩn, nhưng trừ trường hợp xét xử vụ án về tư cách cử trira” Kinh nghiệm lập pháp nay của Trung Quốc có giá trị tham khảo cho việc bổsung các quy định tương tự về thời hạn giải quyết việc dân sự trong pháp luật ViệtNam.
- Về thủ tục giám đốc thâm, tái thẩm, Điều 182 Bộ luật Tố tụng dân sự Trung
Quốc quy định: Đương sự yêu cầu tái thâm phải đưa ra yêu cầu nội trong 2 năm saukhi bản án, tài định có hiệu lực pháp luật Thời hạn này ngắn hơn thời hạn 5 năm
trong quy định tại Điều 342 Bộ luật tố tụng dân sự Nhật Bản Tuy nhiên, pháp luật
Nhật Bản lại đi theo hướng rút ngắn thời hạn nếu đương sự đã biết được lý do tái
thâm “Mộ! vụ kiện tái thẩm phải được bắt dau trong một thời hạn bắt buộc là 30
ngày từ ngày mà một bên biết được lý do tái thẩm sau khi bản án trở thành chung
thẩm” Pháp luật tố tụng dan sự Dai Loan cũng quy định theo hướng này
- Điều 247 Bộ luật Tố tụng dân sự Trung Quốc đã có quy định riêng về thờihạn đối với vụ án liên quan đến nước ngoài Theo đó, “Trường hợp pháp luật của
nước sở tại của người nhận tống đạt cho phép tống đạt qua bưu điện thì có thể tống
đạt bằng gửi bưu điện Trong trường hợp này, kế từ ngày gửi bưu điện đã mãn hạn 6
tháng mà giấy biên nhận tống đạt không được trả lại, nhưng căn cứ vào tình hình cụ
thể có thể nhận định rằng đã tống đạt được thì ngày mãn hạn coi như đã tống đạt”
(Khoản 6) và “Trường hợp không tống đạt được băng các hình thức trên đây màtống đạt bằng thông cáo thì ké từ ngày niêm yết thông cáo cho đến ngày mãn hạn 6
Trang 39tháng được coi như đã tống đạt” (Khoản 7) Tương tự như vậy, Điều 249 Bộ luật Tổtụng dân sự Trung Quốc quy định về một thời han đài hơn dé thực hiện quyênkháng cáo (30 ngày) đối với trường hợp đương sự kháng cáo không có nơi cư trútrên lãnh tho của Trung Quốc và một thời han 30 ngày kể từ ngày nhận được bảnsao đơn chống án dé người bị chống án đưa ra bản phúc đáp.
Việc nghiên cứu cho thấy, pháp luật tố tụng dan sự Dai Loan cũng có những
quy định tương tự về chế tài đối với vi phạm thời hạn như quy định tại Điều 63 Bộ
luật tố tụng dân sự Nhật Bản Theo quy định tại Chương II Mục 1 Phan I của Bộ
luật tố tụng dân sự Đài Loan thì “Nếu một bên làm trì hoãn việc giải quyết vụ án ma
không có lý do chính đáng thì bên đó phải chịu chi phí phát sinh từ việc trì hoãn đómặc dù có thể thăng kiện”
Pháp luật tố tụng dân sự Đài Loan cũng có những quy định về quyền chủ
động ấn định thời hạn tố tụng của Tòa án như pháp luật tố tụng dân sự của Pháp,
Đức, Nga và Nhật Bản Chương II Mục 3 Phần I của Bộ luật tố tụng dân sự ĐàiLoan quy định: Mục này quy định việc Tham phán chủ tọa có quyền quyết định
những ngày tiến hành tố tụng và việc thay đỗi, trì hoãn những ngày đó Thời hạn tốtụng khác với thời hạn mà pháp luật quy định được ấn định bởi Tham phán chủ tọa,
căn cứ vào từng trường hợp cụ thể.
Tương tự như quy định tại Điều 342 Bộ luật tố tụng dân sự Nhật Bản, Phần
V của Bộ luật tố tụng đân sự Đài Loan về thủ tục tái thẩm quy định: Thời hiệu yêu
cầu xét xử lại vụ án là 30 ngày kê từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật hoặc từ khi
đương sự biết về ly do, căn cứ dé xem xét lại vụ án nhưng không quá 5 năm kể từngày bản án có hiệu lực pháp luật hoặc ké từ ngày phát sinh lý do, căn cứ xem xét
lại vụ án.
BLTTDS Dai Loan cũng có những quy dinh về thẩm quyền cua Tòa án trong
việc ra lệnh thanh toán nợ Đương sự có thể làm đơn yêu cầu Tòa án buộc con nợ
phải tra nợ trong đó néu rõ khoản nợ, bằng chứng của việc kiện, các chứng từ Tòa
án, sau khi xem xét đơn yêu cầu nếu thấy có đầy đủ cơ sở chấp nhận thì ra lệnhbuộc bên có nghĩa vụ phải trả tiền hoặc chuyền tiền cho chủ nợ mà không phải
thông qua thủ tục tố tụng nào khác Trong thời hạn 20 ngày, ké từ ngày bên có
nghĩa vụ nhận được lệnh buộc trả tiền mà không phản đối thì lệnh đó có hiệu lực
Trang 40như một bản án có hiệu lực pháp luật Ở Việt Nam, trong thực tiễn xét xử đã xuất
hiện những trường hợp nguyên đơn kiện đòi nợ có đầy đủ chứng từ vay nợ, có chữ
ký của người vay, nhưng Tòa án vẫn phải áp dụng thủ tục thông thường để giải
quyết dẫn tới việc giải quyết vụ án bị kéo dài”
2.2 Thực trạng pháp luật Việt Nam về thời hạn tố tụng dân sự
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu “Một số vấn dé lý luận vê thời hạn tố tụng dânsv’, nhóm nghiên cứu đã tiễn hành phân tích và đối chiếu quy định hiện hành vớinhững tiêu chuẩn lý luận này nhằm làm rõ thực trạng pháp luật Việt Nam về thờihạn tổ tụng dân sự Kết quả nghiên cứu từ các chuyên dé và Báo cáo khảo sát đãphản ánh được thực trạng các quy định về thời hạn tố tụng, đặc biệt là những hạn
chế, khiếm khuyết về thời hạn trong pháp luật Việt Nam là căn nguyên dẫn tới hạn
chế hiệu quả của hoạt động tố tụng, gây kéo dài thời gian giải quyết vụ việc, làm tổnhai tới quyên tiếp cận công lý của công dân Nội dung phan thực trạng của Báo cáo
này được trình bày theo mạch logic: Thực trạng quy định về thời hạn trong thủ tục
tố tụng thông thường (2.2.1) và Thực trạng quy định về thời hạn trong một số thủtục đặc biệt (2.2.2).
2.2.1 Thực trạng các quy định về thời hạn t6 tung trong thủ tục thông
thường
- Thực trạng quy định về thời hạn tỐ tụng trong pháp luật Việt Nam từ tổnghợp kết quả điều tra, khảo sát:
Từ tổng hợp kết quả khảo sát ý kiến của các luật sư, người bảo vệ quyên lợi
của đương sự, các cán bộ làm công tác xét xử tại một số Tòa án trong địa bàn Hà
Nội và một số tỉnh như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái.v.v về
thời hạn tố tụng nhóm nghiên cứu rút ra một số kết luận sau đây:
- Theo kết quả khảo sát về tính nhanh chóng và hiệu quả của việc giải quyếttranh chấp trên thực tế, đa số luật sư, người bảo vệ quyên lợi của đương sự (81/100)được hỏi đều cho rằng pháp luật Việt nam hiện hành chưa đáp ứng được yêu cầu vềtính nhanh chóng và hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp trên thực tế; chỉ có số ít(19/100) cho rằng quy định của pháp luật hiện hành đã đáp ứng được yêu cầu về
“6 Xem thêm TS Tran Anh Tuan và Luật sư Trương Quang Dũng - Công ty Luật Audier và cộng sự, Chuyên
đề 4, “Thu tục tô tụng dân sự rút gọn theo pháp luật một sô nước trên thé giới và việc xảy dựng thu tục to
tụng dan sự rut gọn o Việt Nam”, tr 175, 176, Dé tài khoa học cấp Bộ 2014, “Van dé xây dựng thủ tục tô