1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Pháp và kinh nghiệm lập pháp cho Việt Nam

253 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguyên Tắc Suy Đoán Vô Tội Trong Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Pháp Và Kinh Nghiệm Lập Pháp Cho Việt Nam
Tác giả Ts. Phan Thị Thanh Mai, Ts. Mai Thanh Hiếu, ThS. Hoàng Thái Duy
Người hướng dẫn Ts. Mai Thanh Hiếu, ThS. Hoàng Thái Duy
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Pháp luật hình sự
Thể loại Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 253
Dung lượng 68,41 MB

Nội dung

Ở cấp độ tạp chí chuyên ngành luật có thé kế đến các bài: “Vé nguyên tắcsuy đoán vô tội” của tác giả Bùi Kiên Điện, Tạp chí Luật học số 01/1996; “Phạm vi chủ thể có quyền được suy đoán v

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐÈ TÀI KHOA HOC CAP CƠ SỞ

MA SO: ĐTCB.15/22-ÐHLHN

Chủ nhiệm đề tai: TS MAI THANH HIẾUThư ký đề tài: ThS HOÀNG THÁI DUY

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐÈ TÀI KHOA HOC CAP CƠ SỞ

MA SO: ĐTCB.15/22-ÐHLHN

Chủ nhiệm đề tai: TS MAI THANH HIẾUThư ký đề tài: ThS HOÀNG THÁI DUY

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

DANH SÁCH CỘNG TÁC VIÊN THAM GIA THỰC HIỆN ĐÈ TÀI

_ ˆ CHUYEN

TT HO VA TEN CHUC VU, DON VI CONG TAC ĐỂ

1 | TS Phan Thị Thanh Mai Giảng viên chính, Khoa Pháp luật i

hình sự, Trường Dai học Luật Ha Nội

2 | TS Mai Thanh Hiếu Giảng viên, Khoa Pháp luật hình sự, 2,3

Trường Đại học Luật Hà Nội

3 | ThS Hoàng Thai Duy Giảng viên, Khoa Pháp luật hình sự, 3

Trường Đại học Luật Hà Nội

Trang 4

BANG CHU VIET TAT

BLHS Bộ luật Hình sự

BLTTHS Bộ luật Tố tụng hình sự

XHCN Xã hội chủ nghĩa

Trang 5

Tình hình nghiên cứu đề tài

Mục đích và mục tiêu của đề tài

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu đề tài

Hệ thống chuyên đề của đề tài

Kết quả nghiên cứu đạt được của đề tài

Cơ câu của Báo cáo tông hợp kêt quả nghiên cứu đê tài

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1NHUNG VAN DE LÍ LUẬN VA LICH SỬ HÌNH THÀNH

NGUYEN TAC SUY DOAN VO TOI TRONG PHÁP LUẬT

QUOC TE, PHAP LUAT TO TUNG HINH SU PHAP VA VIET NAM

Những van dé lí luận về nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tung

hình sự

Lịch sử hình thành nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật

quôc tê, pháp luật tô tụng hình sự Pháp và Việt Nam

Kết luận Chương 1

Chương 2QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TÔ TỤNG HÌNH SỰ PHÁP

VE NGUYEN TAC SUY DOAN VÔ TOINội dung nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình

12

13

13 28

40 42

42

48 55

Trang 6

Sade

Chuong 3THUC TRANG PHAP LUAT TO TUNG HINH SU VIET NAM

VE NGUYEN TAC SUY DOAN VO TOI VA GIAI PHAP

HOAN THIEN THEO KINH NGHIEM LAP PHAP CUA PHAP

Thực trang pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về nguyên tắc suy

đoán vô tội

Giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về nguyên

tac suy đoán vô tội theo kinh nghiệm lập pháp của Pháp

Kết luận Chương 3

KẾT LUẬNDANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

CÁC CHUYEN DEChuyên dé 1 Li luận về nguyên tắc suy đoán vô tội trong tô tung

hình sự

Chuyên dé 2 Pháp luật tố tụng hình sự Pháp về nguyên tắc suy

đoán vô tội

Chuyên dé 3 Thực trạng pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về

nguyên tắc suy đoán vô tội và giải pháp hoàn thiện theo kinh

nghiệm lập pháp của Pháp

DANH MỤC CONG TRÌNH LIEN QUAN DEN DE TÀI

DA DUQC CONG BOBài viết “Nội dung nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố

tụng hình sự Pháp và Việt Nam”, Tap chí Luật hoc, số 06/2023

Bài viết “Nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình

sự Việt Nam: Nguồn gốc hình thành và sự phát triển nội dung”,

trong sách Các nguyên tắc của Luật tổ tụng hình sự Việt Nam:

quá trình tiếp biến và hoàn thiện (Kỷ yếu hội thảo khoa hoc),

Trường Dai học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2023

Bài viết “Chứng minh theo nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp

luật tố tụng hình sự Pháp và Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo Xu thé

phát triển của pháp luật Việt Nam về chứng cứ, chứng minh trong

to tung hinh su, Truong Dai hoc Luat, Dai hoc Quốc gia Hà Nội,

87

119 141

Trang 7

BAO CAO TONG HỢP

KET QUA NGHIEN CUU DE TAI

Trang 8

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Suy đoán vô tội là nguyên tắc hiến định đồng thời là nguyên tắc cơ bảncủa tố tụng hình sự, có ý nghĩa quan trọng về pháp lý, chính trị và xã hội

Quy định về nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tô tụng hình sựViệt Nam ngày càng hoàn thiện, tuy nhiên vẫn còn những tồn tại, hạn chế cả vềnội dung và hệ quả của nguyên tắc Cụ thể: quy định về phạm vi chủ thể cóquyền được suy đoán vô tội chưa đầy đủ, không chỉ là “#øgưởi bị buộc tội”, mà

còn là người bị nghi phạm tội như người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố,

người bị giữ trong trường hop khan cap; quy định về chủ thé có trách nhiệm

chứng minh tội phạm chưa hợp lý, lẫn lộn với trách nhiệm xác định sự thật của

vụ án; quy định về giới hạn “không thé làm sáng tỏ căn cứ dé buộc tội, kết tội”

còn chưa hợp lý, cho phép Tòa án cấp sơ thâm trả hồ sơ dé điều tra b6 sung, Tòa

án cấp phúc thấm hủy bản án sơ thâm dé điều tra lại do thiếu chứng cứ buộc tội;quy định về phạm vi giải thích sự nghi ngờ theo hướng có lợi cho người bị buộctội còn hẹp, không chỉ “kết luận người bị buộc tội không có tội”, mà còn là kết

luận không có lỗi, không có hành vi

Điều đó đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự ViệtNam về nguyên tắc suy đoán vô tội

Việc hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về nguyên tắc suyđoán vô tội có thê được thực hiện trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm lập pháp củanước ngoai Đề đạt mục đích đó, đề tài lựa chọn đối tượng nghiên cứu dé học

hỏi kinh nghiệm lập pháp là pháp luật t6 tụng hình sự Pháp với lí do: pháp luật

Việt Nam thuộc dòng họ pháp luật xã hội chủ nghĩa; dòng họ pháp luật này chịu

nhiều ảnh hưởng của hệ thống pháp luật lục địa châu Âu, trong đó có pháp luật

Pháp — điển hình của dòng họ Civil law với đặc điểm pháp luật thành văn rấtphát triển, có trình độ hệ thống hóa và pháp điển hóa cao Đặc biệt, mô hình

nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Pháp đã góp phần

hình thành nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật quốc tế và pháp luật tốtụng hình sự nhiều quốc gia

Nguyên tắc suy đoán vô tội hình thành cùng với sự hình thành của họcthuyết nhà nước pháp quyền và sự ra đời của nhà nước pháp quyền tư sản trong

Trang 9

hiện thực Nguyên tắc suy đoán vô tội lần đầu tiên được khẳng định tại Điều 9Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền Pháp năm 1789 Ngày nay, suy đoán vôtội không còn là nguyên tắc riêng của nhà nước pháp quyền tư sản mà được xem

như là giá trị của văn minh nhân loại Việc nghiên cứu nguyên tắc suy đoán vô

tội trong pháp luật tố tụng hình sự Pháp dé rút ra kinh nghiệm lập pháp nhằmhoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam góp phần thực hiện nhiệm vụ

trọng tâm “xáy dựng Nhà nước pháp quyên XHCN Việt Nam trong sạch, vữngmạnh; cải cách tư pháp, tăng cường pháp chế ” do Nghị quyết Đại hội đại

biểu toàn quốc lần thứ XIII Dang cộng sản Việt Nam (họp từ ngày 25/01/2021đến ngày 01/02/2021) đề ra

Trong khoa học luật tổ tụng hình sự Việt Nam chưa có công trình nghiêncứu chuyên sâu, toàn điện và hệ thống về nguyên tắc suy đoán vô tội trong phápluật tố tụng hình sự Pháp và vận dụng kinh nghiệm lập pháp của Pháp nhằm

hoàn thiện pháp luật tô tụng hình sự Việt Nam về nguyên tắc suy đoán vô tội

Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn xây

dựng pháp luật.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

2.1 Tình hình nghiên cứu dé tài ở trong nước

Tại Việt Nam đã có những công trình khoa học về nguyên tắc suy đoán vô

tội ở các cấp độ nghiên cứu khác nhau

Ở cấp độ tạp chí chuyên ngành luật có thé kế đến các bài: “Vé nguyên tắcsuy đoán vô tội” của tác giả Bùi Kiên Điện, Tạp chí Luật học số 01/1996;

“Phạm vi chủ thể có quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự ViệtNam” của tác giả Mai Thanh Hiếu, Tap chí Luật học số 01/2004; “Nguyên tắc

suy đoán vô tội” của tác giả Nguyễn Thái Phúc, Tap chí Nhà nước và pháp luật

số 11/2006; “Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật Tố tụng hình sự: Một số

van dé lý luận cơ bản” của tác giả Nguyễn Thành Long, Tạp chí Tòa án nhân

dan số 06/2009; “Sự thé hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong chế định chứngminh và chứng cứ của Luật Tố tụng hình sự Việt Nam” của tác giả Dinh ThếHưng, Tap chí Nhà nước và pháp luật số 11/2009: “Một số ý kién về nguyên tắcsuy đoán vô tội trong luật tố tụng hình sự Việt Nam” của tác gia Dinh ThếHưng, Tạp chí Kiểm sdt số 03/2010; “Sự thé hiện của nguyên tắc suy đoán vô

tội trong chế định về xét xử của Luật Tổ tụng hình sự Việt Nam” của tác giả

Trang 10

Dinh Thế Hưng, Tap chí Tòa án nhân dân số 03/2010; “Xu hướng tăng cường

bảo vệ quyền con người trong tư pháp hình sự Việt Nam thông qua nguyên tắcsuy đoán vô tội” của tác giả Pham Văn Tỉnh, Tap chí Kiểm sát số 09/2010; “Quyđịnh nguyên tắc suy đoán không phạm tội dé bảo vệ quyền con người của người

bị buộc tội” của tác giả Nguyễn Quang Hiền, Tap chí Nghiên cứu lập pháp số13/2010; “Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật Tổ tụng hình sự Việt Nam”của tác giả Nguyễn Ngọc Chi, Tap chi Nhà nước và pháp luật, số 06/2011; “Cócần ghi nhận nguyên tắc “suy đoán vô tội” của tác giả Dinh Văn Qué, Tap chi

Tòa án nhân dân số 12/2011; “Bàn thêm về việc có nên ghi nhận nguyên tắc

“suy đoán vô tội” của tác giả Ngô Cường, Tap chi Tòa án nhân dân số 18/2011;

“Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam” của tác giảPhạm Mạnh Hùng, Tạp chí Kiểm sát số 15/2012; “Bàn về quyền được suy đoán

vô tội trong Hiến pháp năm 1992” của tác giả Võ Thị Kim Oanh, Đinh VănDoan, Tap chí Khoa học pháp lý số 2/2013; “Bảo đảm nguyên tắc “suy đoán vôtội” và tính thống nhất giữa Hiến pháp với Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng

hình sự” của tác giả Trịnh Tiến Việt, Tap chí Nghiên cứu lập pháp số 05/2013;

“Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tô tụng hình sự” của tác giả Vũ Gia Lâm, Tapchí Luật học sô 01/2014; “Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Hiến pháp năm2013” của tác giả Phạm Hồng Phong, Tap chi Lý luận chính trị số 03/2014;

“Bàn về nguyên tắc “suy đoán vô tội” của tác giả Hoàng Thị Huyền Trang, Tapchi Nghề luật s6 04/2014; “Hién pháp năm 2013 với nguyên tắc suy đoán vô tội

và trách nhiệm triển khai thi hành của ngành kiểm sát nhân dân” của tác giả

Nguyễn Văn Quảng, Tap chí Kiểm sát số 06/2014; “Nguyên tac suy đoán vô tội

và một số kiến nghị, sửa đôi bố sung Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam” của tácgiả Phạm Ngọc Hòa, Tap chí Dân chủ và pháp luật sô 07/2014; “Cần hoàn thiệncác quy định của pháp luật tố tụng hình sự nhằm đảm bảo nguyên tắc suy đoán

vô tội ở giai đoạn điều tra” của tác giả Phạm Văn Tuấn, Trần Xuân Thao, 7 apchí Kiểm sát số 21/2014; “Hoàn thiện quy định của Bộ luật Tổ tung hình sự

2003 liên quan đến đảm bảo nguyên tắc suy đoán vô tội theo tinh thần Hiến

pháp 2013 góc nhìn từ thực tiễn vụ án hình sự” của tác giả Trương Hồ Hải, Tap

chí Nghề luật sô 04/2015; “Quyền được suy đoán vô tội theo Luật Nhân quyềnquốc tế và những gợi mở cho việc sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam”của tác giả Vũ Công Giao, Tap chí Nhà nước và pháp luật số 05/2015; “Bảo

Trang 11

đảm nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự” của tác giả Huỳnh TrungTrực, Tap chí Luật sư Việt Nam số 07/2015; “Hoàn thiện một số nguyên tắctrong Bộ luật Tố tụng hình sự nhằm bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vôtội” của tác giả Huỳnh Trung Trực, Tap chi Dân chủ và pháp luật số 08/2015;

“Mối quan hệ giữa nguyên tắc suy đoán vô tội và nguyên tắc xác định sự thậtcủa vụ án” của tác giả Nguyễn Duy Dũng, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số

12/2015; “Quyền giả định vô tội và quyền im lặng: Lý thuyết và thách thức từ

thực tiễn” của tác giả Bùi Tiến Dat, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 22/2015;

“Về cơ chế thực thi nguyên tắc suy đoán vô tội trong giai đoạn điều tra vụ án

hình sự theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015” của tác giả Nguyễn Tất Thành,

Tạp chí Tòa án nhân dân số 05/2016; “Thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tộitrong quy định về đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án của Bộ luật Tố tụng hình sựnăm 2015” của tác giả Vũ Gia Lâm, Tap chí Kiểm sát số 12/2016; “Nguyên tắcsuy đoán vô tội — nguyên tắc hiến định quan trọng trong Bộ luật Tổ tụng hình sựViệt Nam năm 2015” của tác giả Dao Tri Úc, Tạp chí Kiểm sát số 2/2017;

“Quyền được suy đoán vô tội theo Hiến pháp và van đề bảo đảm thực thi ở ViệtNam hiện nay” của tác giả Trần Thái Dương, Tạp chí Luật học số 03/2017;

“Yêu cầu thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong giai đoạn xét xử” của tácgiả Phí Thành Chung, Tap chí Tòa án nhân dân sô 12/2017; “Suy đoán vô tội vàkiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về nguyên tắc suy đoán vô tội” củatác giả Hoàng Hùng Hải, Nghiên cứu Lập pháp sô 23/2018; “Nguyên tắc suyđoán vô tội và quyền được 1m lặng trong tố tụng hình sự - Một số van đề đặt ra”

của tác giả Trịnh Tuan Anh, Nguyễn Thị Thanh Nhã, Tap chí Pháp luật và thực

tién số 38/2019; “Bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong t6 tụng

hình sự ở Việt Nam” của tác giả Hoang Văn Hanh, Tap chí Dan chủ và pháp

luật số 03/2020; “Thực tiễn bao đảm nguyên tắc suy đoán vô tội trong giai đoạnxét xử sơ tham vu án hình sự từ góc nhìn của Kiểm sát viên” của tác giả Mai

Đắc Biên, Quách Đình Lực, Tap chí Nghề luật số 09/2020; “Đảm bảo nguyên

tắc suy đoán vô tội khi luật sư tham gia bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm

vụ án hình sự - Thực tiễn và kiến nghị” của tác giả Nguyễn Thanh Mai, Vũ Thị

Hương, Tap chí Nghề luật số 10/2020; “Bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội

trong giai đoạn xét xử sơ thâm vụ án hình sự” của tác giả Lê Thị Thúy Nga, Tap

chí Nghé luật số 12/2020; “Nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật Liên

Trang 12

bang Nga: Lịch sử, hiện trạng và những vấn đề thực tiễn đặt ra” của tác giả

Gorsky Vadim Vadimovich, Gorsky Maxim Vadimovich, Mai Văn Thắng, Tạpchi Nhà nước và pháp luật số 02/2021; “Mỗi quan hệ giữa hoạt động chứngminh của luật sư với nguyên tắc suy đoán vô tội” của tác giả Nguyễn Văn Minh,Tap chí Nhân lực khoa học xã hội số 01/2022, “Nguyên tắc suy đoán vô tội theo

Bộ luật t6 tụng hình sự năm 2015 — Lý luận va thực tiễn” của tác giả Phạm Minh

Tuyên, Tap chí Tòa án nhân dân sô 11/2022

Ở cấp độ sách và luận án tiễn sỹ có thé ké đến sách Họ van chưa bị coi là

có tội (Quyên và nghĩa vụ của bị can, bị cáo) của tác giả Vũ Đức Khién, Pham

Xuân Chiến, Nxb Pháp lý, Hà Nội, năm 1989; luận án Nguyên tắc suy đoán vô

tội trong luật tô tụng hình sự Việt Nam cua NCS Nguyễn Thành Long, Khoa

Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2010; sách Nguyên tắc suy đoán vô tội

trong luật tổ tụng hình sự Việt Nam của TS Nguyễn Thành Long, Nxb Chínhtrị Quốc gia, năm 2011; luận án Bao đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tộitrong pháp luật tô tụng hình sự Việt Nam hiện nay của NCS Hoàng Văn Hạnh,

Học viện khoa học xã hội, năm 2021.

Như vậy, tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu về nguyên tắc suy đoán

vô tội chủ yếu ở cấp độ bài tạp chí chuyên ngành và chỉ đề cập đến những nộidung nhất định liên quan đến nguyên tắc Các công trình nghiên cứu chuyên sâu

và toàn điện về nguyên tắc suy đoán vô tội không nhiều, nội dung chưa cập nhật

sự phát triển của nguyên tắc suy đoán vô tội theo pháp luật tố tụng hình sự ViệtNam hiện hành Các công trình nghiên cứu về nguyên tắc suy đoán vô tội trongpháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài còn ít Chưa có công trình nghiên cứuchuyên sâu và toàn diện về nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tung

hình sự Pháp Một số công trình nghiên cứu có đề cập đến nguyên tắc suy đoán

vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Pháp nhưng nội dung còn nghèo nàn Vi

du, luận án và sách Nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật tô tụng hình sự ViệtNam của tác giả Nguyễn Thành Long chỉ dành vài dòng đề cập đến nguyên tắcsuy đoán vô tội trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền Pháp năm 1789.Mặc dù trong luận án và sách này có mục “Nguyên tắc suy đoán vô tội trongpháp luật tô tụng hình sự một số nước trên thé giới ” nhưng chỉ trình bày nguyêntắc suy đoán vô tội trong pháp luật Nga, Mỹ, Canada, Trung Quốc, Hàn Quốc,

Nhật Bản, Thái Lan và Achentina, mà không đề cập đến nguyên tắc suy đoán vô

Trang 13

tội trong pháp luật tố tụng hình sự Pháp.! Luận án Bảo đảm thực hiện nguyên tắc

suy đoán vô tội trong pháp luật tô tụng hình sự Việt Nam hiện nay của tác giaHoàng Văn Hạnh cũng chỉ dành vài dòng đề cập đến nguyên tắc suy đoán vô tộitrong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền Pháp năm 17892 Một số công trìnhnghiên cứu có dé cập đến nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng

hình sự Pháp nhưng nội dung còn chưa chính xác Vi du, sách Bảo dam quyên

bào chữa của người bị buộc tội của tác giả Phạm Hồng Hải đề cập đến nguyêntắc suy đoán vô tội trong pháp luật Pháp như sau: “Trong lịch sử, lan dau tiênnguyên tắc suy đoán vô tội được dé cập trong Tuyên ngôn về quyển con người

và quyên công dân năm 1789 trong thời kỳ Cách mạng tư sản Pháp và năm

1791 nó được quy định trong Hiến pháp của nước Pháp cách mạng Trong cácvăn bản trên, nguyên tắc suy đoán vô tội được thể hiện qua nội dung một ngườiđược coi là chưa có tội khi người đó chưa bị buộc tội và trong trường hợp cầnbắt giữ người đó thì việc sử dụng biện pháp nghiêm khắc không cân thiết sẽ bịtrừng trị bằng pháp luật ”.3 Phần trình bày nói trên có hai điểm không chính xác

Tủ nhất, nguyên tắc suy đoán vô tội không hề được quy định trong Hiến phápnăm 1791 cũng như các Hiến pháp sau này của Pháp Theo GS Jean Pradel

Trường Dai hoc Poitiers, “Tai Pháp, nguyên tac suy doan vô tội được thể hiện,

chắc chắn không phải trong Hién pháp, mà trong Tuyên ngôn dân quyên vànhân quyền năm 1789”.^ Tuyên ngôn này chỉ được cam kết tôn trọng trong Lờinói đầu Hiến pháp năm 1946 và Điều 1 Hiến pháp năm 1958 Đầu những năm

1980, Hội đồng Hiến pháp mới coi Tuyên ngôn như một bộ phận của Hiến pháp

và công nhận giá trị hiến định của nguyên tắc suy đoán vô tội Sai lầm này của

tac gia được lặp lại trong sách Mot số van dé về luật tố tụng hình sự Việt Namcủa tác giả Nguyễn Văn Tuân khi cũng cho rằng nguyên tắc suy đoán vô tội

“bào năm 1791 được ghi nhận trong Hién pháp nước Pháp”.Š Thứ hai, tac giảnhằm lẫn về thời điểm kết thúc suy đoán vô tội Theo quy định tại Điều 9 Tuyên

Nguyễn Thành Long (2010), Nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật tô tụng hình sự Việt Nam, Luận

án tiễn sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 13; Nguyễn Thành Long (2011), Nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật to tung hinh sw Viét Nam, Nxb Chinh tri Quốc gia, Hà Nội,

tr 17.

Hoàng Văn Hạnh (2021), Bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật to tung hình sự Việt Nam hiện nay, Luận an tiễn sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội, tr 38 Phạm Hồng Hải, Bao dam quyén bào chữa cua người bị buộc tội, Nxb Công an nhân dân, Ha Nội,

1999, tr 31, 32.

Jean Pradel (2002), Droit pénal comparé, 2e é., Dalloz, Paris, p 431.

5 Nguyễn Văn Tuân (2015), Mét số vấn đề về luật tô tung hình sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr 31.

Trang 14

ngôn nhân quyên và dân quyên Pháp năm 1789, thời điểm kết thúc suy đoán vô

tội là “khi bị tuyên bố phạm tội ”, chứ không phải là “khi người đó chưa bị buộctội” Kỷ yếu hội thảo quốc tế của Asian Law Centre Melbourn Law School vàSchool of Law Vietnam National University, Hanoi xuất bản năm 2021 ngoàicác chuyên đề lý luận và pháp luật về nguyên tắc suy đoán vô tội của Đức, Nga,Ireland, Canada, Nhật Bản, Trung quốc, Ấn độ, Singapore, Indonesia, Việt Nam,

có một chuyên đề về nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật Pháp:

“Implications et application du princippe de la présomption d’innocence en droit

francais” (Những hệ quả va sự áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp

luật Pháp) cua Aurélie Bergeaud-Wetterwald - Giáo sư Trường Đại học

Bordeaux Bản tiếng Pháp của chuyên đề này sẽ được trích dẫn trong đề tài!

2.2 Tình hình nghiên cứu dé tài ở nước ngoài

Tại nước ngoài, có rất nhiều công trình nghiên cứu về nguyên tắc suyđoán vô tội trong tố tụng hình sự ở các cấp độ nghiên cứu khác nhau, bằng các

ngôn ngữ khác nhau Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, chúng tôi chỉ tìm hiểucác công trình nghiên cứu bằng tiếng Pháp

Ở cấp độ sách chuyên khảo có thé kế đến các công trình nghiên cứu vềnguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Pháp, pháp luật quốc

tế, pháp luật so sánh và pháp luật tố tụng hình sự các nước khác nhau như: sách

La présomption d’innocence (Suy dodn vô tội) cua Institut de criminologie (Paris) (Viện Nghiên cứu tội phạm hoc (Paris), Eska, 2004; sách La présomption d’innocence — Nouveauté (Suy dodn vô tội — Mới) của tác giả Damien Roets, Dalloz, 2019; sách Les atteintes a la présomption d'innocence en droit pénal de fond (Sự vi phạm suy dodn vô tội trong Luật Hình su) của tac gia Marine Pouit,

Editions universitaires européennes, 2014; sach Réflexion sur le principe de laprésomption d'innocence (Suy nghĩ về nguyên tac suy dodn vô tội) của tác giả

Kingombe-R, International Book Market Service Limited, 2018; sách Manuel de

l'innocent: de l'atteinte a la présomption d'innocence (Sổ tay người vô tội: Sự vi

phạm suy đoán vô tội) của tac gia Jacque Delga, Eska, 2008; Université Paris I — Panthéon Sorbone, La présomption d'innocence (Suy đoán vô tội), La Revue

' Aurélie Bergeaud-Wetterwald (2021), “Implications et application du princippe de la présomption

d’innocence en droit francais”, Asian Law Centre Melbourn Law School, School of Law Vietnam National University, Hanoi (2021), Presumption of innocence (International workshop proceedings) Suy đoán vô tội (Kỷ yếu hội thảo quốc té), Nxb Hồng Đức, Hà Nội tr 169 - 188.

Trang 15

européenne de philosophie et de droit, 1995; Patricia Hennion-Jacquet, La présomption d'innocence et les institutions de procédure pénale (Suy đoán vô tội

và các cơ quan t6 tung hình sự), Université de Nice-Sophia Antipolis, 1995;

Muhammad Jalal Sa“1d, La présomption d'innocence (Suy đoán vô tội), La Porte, 1971; Robert Clemar, La présomption d'innocence (Suy đoán vô tội), Le Manuscrit, 2006; Guy Milli¢re, Avancer vers l'état de droit: droit et

présomption d'innocence: essai (Hướng tới nhà nước pháp quyên: pháp luật và

suy đoán vô tội: luận), Cheminements, 2008; Carole Doneddu, La loi du 15 juin

2000 renforgant la présomption d'innocence et les droits des victimes: une loi opportuniste? (Luật ngày 15 tháng 6 năm 2000 tăng cường suy đoán vô tội va

quyền của bị hai: một luật cơ hội?), TEP, 2005; sách La présomption

d'innocence en droit comparé, (Suy đoán vô tội trong luật so sánh) cua Centre

francais de droit comparé (Trung tâm Pháp về luật so sánh), Société delégislation comparée, 1998; sách La nature juridique de la présomption

d'innocence: comparaison franco-allemande (Bản chất pháp lý của suy đoán vô

toi: so sánh Phap- Đúc) của tác gia Hervé Henrion, Université Montpellier I, 2006; sách La présomption d'innocence en droit international pénal (Suy doan

vô tội trong luật hình sự quốc tế) của tác giả Barbara Portailler, Institut

universitaire de hautes études internationales, 2006; Nikolai Nikolaevitch Polianskii, La présomption d'innocence dans la procédure pénale soviétique

(Suy đoán vô tội trong tô tụng hình sự X6-viét), Centre culturel et économique

France-U.R.S.S., 1954; Laurette Wehbé, La présomption d'innocence en droit comparé (Suy đoán vô tội trong luật so sánh), Pontificia Universita Lateranense, 2010; Emmanuelle Teixidor, La présomption d'innocence au Maroc (Suy đoản

vô tội ở Ma-rốc, Faculté pluridisciplinaire des sciences humaines juridiques

économiques et sociales, 1999

Ở cap độ luận án tiến sỹ, có thé kế đến các công trình như: Véronique

Massol, La présomption d'innocence (Suy đoán vô toi), These de doctorrat, Université Toulouse 1, 1996; Pierre Ballandier, Pour une défense de la présomption

d'innocence (Dé bao vệ su suy đoán vo toi), These de doctorrat, Aix-Marseille 3,

1996; Jacqueline Décamps, La présomption d'innocence: entre vérité et culpabilité: confrontation des systemes de procédure pénale francais et anglais avec la Convention Européenne de sauvegarde des droits de l'homme et des libertés

fondamentales (Suy đoán vô tội: giữa sự thật và tội phạm: đối chiếu hệ thong to

Trang 16

tụng hình sự Pháp và Anh với Công ước châu Au về bảo vệ quyên con người vàquyên tu đo cơ ban), These de doctorrat, Pau, 1998; Patrick Ferot, La présomptiond'innocence: essai d'interprétation historique, (Suy đoán vô tội: luận về giải thích

lịch sử), These de doctorrat, Université du Droit et de la Santé - Lille II, 2007.

Các công trình nghiên cứu nói trên chỉ nghiên cứu nguyên tắc suy đoán vôtội trong pháp luật t6 tụng hình sự Pháp, pháp luật t6 tụng hình sự một s6 nước

và pháp luật quốc tế Chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện vềnguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam

Một số công trình nghiên cứu có đề cập đến nguyên tắc suy đoán vô tộitrong pháp luật tô tụng hình sự Việt Nam nhưng nội dung còn sơ lược Vi du,

Luận án La protection constitutionnelle des droits de l’>homme au Vietnam (Bảo

vệ bang Hiến pháp quyén con người ở Việt Nam) của NCS Linh Giang

NGUYEN tai Trường Đại hoc Toulouse 1 Capitole, năm 2015 chỉ giành 2 trang

dé cập đến nguyên tắc suy đoán vô tội trong Hiến pháp năm 1992, 2013 vàBLTTHS năm 2003 của Việt Nam với một số nhận định khá tiêu cực như:

“Trong thực tế, chắc chắn vì nhiệm vụ chồng tội phạm và mong muốn không bỏlọt người phạm tội mà các cơ quan tiễn hành tố tụng và Tòa án Việt Nam có xuhướng áp dụng “suy dodn có tội” Theo quy định của BLTTHS, Viện kiểm sátgiữ quyền công tô tại phiên tòa, nhưng trong thực tế, người ta thường thấy

“Thẩm phan làm thay việc buộc tội cho Viện kiểm sát” Ti rong tình hình hiệnnay, e rằng sẽ rất khó dé nguyên tắc suy đoán vô tội có cơ hội bén rễ trong vanhóa pháp lý và thực tiên của các Tòa án ở Việt Nam”.!

3 Mục đích và mục tiêu của đề tài

Việc nghiên cứu dé tài nhằm mục đích góp phan phát triển hệ thống trithức khoa học luật tố tụng hình sự về nguyên tắc suy đoán vô tội cả về phươngdiện lý luận cũng như pháp luật thực định của Pháp và Việt Nam, đề xuất các

giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về nguyên tắc suy đoán

vô tội trên cơ sở kinh nghiệm lập pháp của Pháp.

Mục tiêu cụ thé của dé tài cần đạt được là:

Tht nhất, làm sáng tỏ những van đề lý luận về nguyên tắc suy đoán vô tộitrong tố tụng hình sự như khái niệm, ý nghĩa của nguyên tắc suy đoán vô tội, sự

' Nguyen Linh Giang (2015), La protection constitutionnelle des droits de l'homme au Vietnam,

Thése de doctorat à L’ Université de Toulouse 1 Capitole, p 248, 249.

Trang 17

hình thành và phát triển nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình

sự Pháp, Việt Nam và pháp luật quốc tế

Thứ hai, làm sáng tỏ nội dung và hệ quả của nguyên tắc suy đoán vô tộitrong pháp luật tô tụng hình sự Pháp

Thứ ba, làm sang tỏ thực trạng pháp luật tô tụng hình sự Việt Nam vềnguyên tắc suy đoán vô tội và đề xuất các giải pháp hoàn thiện theo kinh nghiệm

lập pháp của Pháp.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lý luận và pháp luật tố tụng hình sự

Pháp và Việt Nam về nguyên tắc suy đoán vô tội

Phạm vi nghiên cứu về không gian của đề tài là pháp luật tố tụng hình sựcủa hai quốc gia Pháp và Việt Nam về nguyên tắc suy đoán vô tội Tuy nhiên,trong quá trình nghiên cứu, không loại trừ việc so sánh với pháp luật quốc tế déđánh giá sự phát triển của nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụnghình sự của hai quốc gia

Phạm vi nghiên cứu về thời gian của đề tài là pháp luật tố tụng hình sựhiện hành của Pháp và Việt Nam về nguyên tắc suy đoán vô tội, cụ thé làBLTTHS Pháp năm 1957 và BLTTHS Việt Nam năm 2015 Tuy nhiên, vấn đềlịch sử pháp luật cũng được đề cập, nhằm làm sáng tỏ xu hướng phát triển củapháp luật tố tụng hình sự Pháp, Việt Nam về nguyên tắc suy vô tội Vấn đề lịch

sử hình thành nguyên tắc suy đoán vô tội chỉ được nghiên cứu trong phạm vipháp luật tô tụng hình sự Pháp, Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan

Đề tài chỉ nghiên cứu nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật công, cụ thé là

luật tố tụng hình sự, không nghiên cứu nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật tư như

vấn đề bảo đảm quyền được suy đoán vô tội trong Luật Dân sự và Luật Báo chí

Đề tài không nghiên cứu thực tiễn thi hành pháp luật tố tụng hình sự về

nguyên tắc suy đoán vô tội Tuy nhiên, đề tài sẽ dẫn chiếu một số án lệ của Pháp

và một số vụ án điển hình của Việt Nam về nguyên tắc suy đoán vô tỘI

Kinh nghiệm lập pháp mà đề tài rút ra là kinh nghiệm xây dựng quy địnhnguyên tắc suy đoán vô tội trong BLTTHS Pháp nhằm hoàn thiện quy định củaBLTTHS Việt Nam về nguyên tắc này

Trang 18

5 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu đề tài

Đề tài không tiếp cận theo phương pháp luật học so sánh mà tiếp cận theophương pháp nghiên cứu pháp luật nước ngoài (pháp luật tô tụng hình sự Pháp

về nguyên tắc suy đoán vô tội) và nghiên cứu pháp luật quốc gia (pháp luật tốtụng hình sự Việt Nam về nguyên tắc suy đoán vô tội) nhăm hoàn thiện pháp

luật quốc gia theo kinh nghiệm lập pháp của nước ngoài

Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện

chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử với các phương pháp nghiên cứu cụ thé như:phân tích, tông hợp, lịch sử và so sánh

Phương pháp phân tích, tông hợp được sử dụng dé làm sáng tỏ lý luận vềnguyên tắc suy đoán vô tội, pháp luật tố tụng hình sự Pháp và Việt Nam vềnguyên tắc suy đoán vô tội, giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt

Nam về nguyên tắc suy đoán vô tội theo kinh nghiệm lập pháp của Pháp

Phương pháp lịch sử được sử dụng để làm sáng tỏ quá trình hình thành vàphát triển nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Pháp, ViệtNam và pháp luật quốc tế

Phương pháp so sánh được sử dụng dé làm sáng tỏ sự tương đồng và khác

biệt trong lý luận, quy định và giải pháp lập pháp về nguyên tắc suy đoán vô tộitrong khoa học luật tố tụng hình sự Pháp và Việt Nam

Đề tài tiếp cận quy định của pháp luật tố tụng hình sự Pháp và Việt Nam

về nguyên tắc suy đoán vô tội theo hai khía cạnh nội dung và hệ quả của nguyêntắc suy đoán vô tội Đây là phương pháp tiếp cận được Jean Pradel - giáo sư

Trường Dai hoc Poitiers sử dụng trong một công trình nghiên cứu luật học so

sánh nồi tiếng Droit pénal comparé (Luật Hình sự so sánh)!, theo đó những quyđịnh về nguyên tắc suy đoán vô tội bao gồm “sự khẳng định khái quát”

(affirmation abstraite) — tức là những quy định về nội dung của nguyên tắc suy

đoán vô tội và “sự khẳng định cu thể” (affirmation concrèfes) - tức là nhữngquy định cụ thê hóa, hệ quả của nguyên tắc suy đoán vô tội” Hệ quả của nguyên

Nhân dịp xuất bản lần thứ hai, sách này được John R Spencer - chuyên gia về Common law đánh

giá: “Người đọc chỉ có thể khâm phục tam tri thức của tác giả, sự lao động lớn lao của tác giả để

có được những tri thức ấy và sự trình bày những van đề lí thuyết phức tạp của tác giả một cách sáng

tỏ và hấp dân” Xem: John R Spencer (2004), “Bibliographie”, Revue internationale de droit

cømparé (1), p 261.

2 Jean Pradel (2002), Droit pénal comparé, 2e é., Dalloz, Paris, p 431 - 434.

Trang 19

tắc suy đoán vô tội là kết quả trực tiếp sinh ra từ nguyên tắc và trong quan hệvới nguyên tắc suy đoán vô tội.

6 Hệ thống chuyên đề của đề tài

Đề tài gồm 03 chuyên đề Cu thé:

Chuyên đề 1 Lý luận về nguyên tắc suy đoán vô tội trong tô tụng hình sựChuyên đề 2 Pháp luật tố tụng hình sự Pháp về nguyên tắc suy đoán vô tộiChuyên dé 3 Thực trạng pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về nguyêntắc suy đoán vô tội và giải pháp hoàn thiện theo kinh nghiệm lập pháp của Pháp

7 Kết quả nghiên cứu đạt được của đề tài

Trong khoa học luật tố tụng hình sự Việt Nam, đề tài là công trình nghiên

cứu chuyên sâu, toàn diện và hệ thống về nguyên tắc suy đoán vô tội trong phápluật tổ tụng hình sự Pháp và kinh nghiệm lập pháp cho Việt Nam

Kết quả nghiên cứu đạt được của đề tài có ý nghĩa cả về lý luận và thực

tiễn xây dựng, thực hiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về nguyên tắc suyđoán vô tội, đồng thời là tài liệu tham khảo có giá trị cho việc nghiên cứu, giảng

dạy, học tập tại các cơ sở dao tạo luật.

8 Cơ cầu của Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, cơ cầu của

Báo cáo tong hợp kết quả nghiên cứu đề tài được chia thành 03 chương:

Chương 1 Những vấn đề lí luận và lịch sử hình thành nguyên tắc suyđoán vô tội trong pháp luật quốc tế, pháp luật tố tụng hình sự Pháp và Việt Nam

Chương 2 Quy định của pháp luật tô tụng hình sự Pháp về nguyên tắc suy

đoán vô tội

Chương 3 Thực trạng pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về nguyên tắc

suy đoán vô tội và giải pháp hoàn thiện theo kinh nghiệm lập pháp của Pháp.

Trang 20

Chương 1

NHỮNG VAN DE LÍ LUẬN VÀ LICH SỬ HÌNH THÀNH

NGUYEN TAC SUY DOAN VÔ TOI TRONG PHÁP LUẬT QUOC TE,

PHAP LUAT TO TUNG HÌNH SU PHAP VÀ VIET NAM

1.1 Những van đề lí luận về nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng

hình sự

1.1.1 Khái niệm nguyên tắc suy đoán vô tội trong tô tụng hình sự

Nguyên tắc cơ bản của pháp luật là những tư tưởng chỉ đạo có tính chất

nên tảng, định hướng, xuyên suốt quá trình xây dựng pháp luật, tô chức thực

hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật! Trên cơ sở khái niệm trên, có thê định nghĩanguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự là các tư tưởng chỉ đạo có tính chấtnền tảng, định hướng quá trình xây dựng, tô chức thực hiện và bảo vệ pháp luật

tố tụng hình sự Những nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng hình sự có théđược ghi nhận trong luật nhưng cũng có thể có trong học thuyết pháp lí, trong

các chính sách pháp lí, trong đường lối, chủ trương chính sách của Dang camquyền, của Nhà nước cũng như trong thực tiễn đời sống? Các nguyên tắc cơ bảncủa luật tố tụng hình sự là những quy định cơ bản, chung nhất, mang tính chỉđạo, điều chỉnh các quan hệ tố tụng và các hoạt động tố tụng hình sự, được các

văn bản pháp luật tố tụng hình sự ghi nhận Các nguyên tắc cơ bản nay được quy

định trong BLTTHS, đồng thời một số nguyên tắc còn được quy định trong Hiếnpháp và các văn bản pháp luật khác có liên quan Những nguyên tắc của luật tốtụng hình sự được ghi nhận trong BLTTHS vừa là nguyên tắc của luật tố tụnghình sự, vừa là nguyên tắc của tố tụng hình sw’

Có nhiều quan điểm khác nhau về phân loại các nhóm nguyên tắc cơ bảncủa luật t6 tụng hình sự Có quan điểm chia thành các nguyên tắc hiến định vàcác nguyên tắc khác, tuy nhiên cho dù là nguyên tắc hiến định thì vẫn phải được

quy định trong BLTTHS thì mới trở thành nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình

sự Có quan điểm chia thành các nguyên tắc chi phối tất cả các giai đoạn tố tụng

và các nguyên tac chỉ điêu chỉnh một giai đoạn nhât định (như các nguyên tac

: Nguyén Văn Động (2008), Lí luận về Nhà nước và pháp luật, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr 279.

ˆ Nguyên Văn Tuân (2015), Mộ số ván dé vé tuật to tụng hình sự, Nxb Tu pháp, Ha Nội, tr 13.

3 Nguyễn Văn Tuân (2015), M6t số van đề về luật tô tụng hình sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr 16.

Trang 21

xét xử) Có quan điểm phân loại nguyên tắc theo tính dân chủ và tính pháp chế.Cách phân loại này dựa vào tính chất và mục đích, ý nghĩa của nguyên tắcnhưng rất khó dé phân chia rạch roi theo cách này vì bất cứ một nguyên tắc tố

tụng hình sự nào cũng mang trong minh nó hạt nhân dân chủ và pháp chế!

Đề tài theo quan điểm phân chia nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình

sự thành nhóm nguyên tắc đặc thù và các nguyên tắc khác? Tiêu chí để phânloại theo hướng này đó là căn cứ vào tính đặc thù hay tính phổ biến của cácnguyên tắc Là ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam cũng như hệ thống

pháp luật Pháp, luật tố tụng hình sự chịu sự chi phối của các nguyên tắc chung

của hệ thống pháp luật, vì vậy có những nguyên tắc không chỉ là nguyên tắcriêng có của luật tô tụng hình sự mà còn là nguyên tắc cơ bản của rất nhiều luậtkhác như nguyên tắc bảo đảm pháp chế, nguyên tắc mọi công dân đều bình đăngtrước pháp luật v.v Có những nguyên tắc không chỉ có trong luật tố tụng hình

sự mà còn có trong luật tố tụng khác như các nguyên tắc xét xử còn là nguyên

tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự, luật tố tụng hành chính v.v Ngoài cácnguyên tắc có tính phô biến, luật tố tụng hình sự cũng có những nguyên tắc đặcthù không có ở các luật khác Nguyên tắc đặc thù của luật tố tụng hình sự lànhững nguyên tac riêng biệt, chỉ có trong luật tô tụng hình sự Nguyên tắc suyđoán vô tội là một trong những nguyên tắc đặc thù của luật tô tụng hình sự

Bảo đảm quan trọng cho bảo vệ quyền con người, quyền công dân, lá chắnquan trọng và vững chắc nhất đối với quyền con người, quyền công dân nhăm

phòng ngừa và ngăn chặn những vi phạm từ phía các cơ quan tố tụng là việcthừa nhận và ghi nhận nguyên tắc suy đoán vô tội Đây là nguyên tắc “kinh

điển ” nhất của tô tụng hình sự được ghi nhận trong nhiều văn kiện quốc tế quantrong, là “phẩm giá của văn minh nhân loại ”° Nguyên tắc suy đoán vô tội lànguyên tắc quan trọng, có tính chất nền tang, chi phối nhiều nguyên tắc khác của

tố tụng hình su* Nguyên tắc suy đoán vô tội được ghi nhận trong pháp luật quốc

Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật (1994), 7ôi phạm học, luật hình sự và luật to tung hinh su Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Ha Nội, tr 375.

? Trường Dai học Luật Hà Nội (2019), Giáo trinh Luật to tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân

dân, Hà Nội, tr 44.

Đào Trí Úc (2016), “Hệ thống những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự Việt Nam theo Bộ luật

Tố tụng hình sự năm 2015”, Nguyễn Hòa Bình — Chủ biên (2016), Những nội dung mới trong Bộ

luật Tổ tụng hình sự năm 2015, Nxb Chính trị Quốc gia — Sự thật, Hà Nội, tr 72.

Nguyễn Hòa Bình (2016), “Bảo đảm quyền con người, quyền công dân — tư tưởng xuyên suốt trong

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015”, Nguyễn Hòa Bình — Chủ biên (2016), Những nội dung mới

trong Bộ luật Tổ tụng hình sự năm 201 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 44

Trang 22

tế và pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Pháp và Việt Nam.Theo tác giả Đỗ Đức Minh, “cội nguồn của nguyên tắc này từ thời La Mã cổđại, theo đó, trách nhiệm chứng minh thuộc về bên t6 cáo, thuộc bên khẳng địnhchứ không phải thuộc bên phủ định Sau đó, các triểu đại La Mã đã ápdụng nguyên tắc này trong quá trình xét xử hình sự và bắt dau khang định nghĩa

vụ chứng minh thuộc về bên buộc tội và một hệ quả tắt yếu là bị cáo luôn đượccoi là vô tội ”".

Thuật ngữ “suy đoán” bắt nguồn từ tiếng Latinh “praesumptino”, nghĩa

là suy đoán một vấn đề nào đó là chân lý cho đến khi chưa bị bác bỏ Tuy nhiên,

có quan điểm không tán thành thuật ngữ “swy đoán” khi cho rằng: Dai từ điểntiếng Việt định nghĩa “swy đoán” là “dựa vào diéu đã biết mà đoán ra điềuchưa biết” còn “gia định” là “đưa ra một kha năng như có thật” và đề xuấtnguyên tac “presumption of innocence” cần được dich là “giả định vô toi” như

Thomas Weigend lập luận, “guyên giả định vô tội không phải là một sự suy

đoán mà là sự giả định hoặc sự giả tưởng pháp lý (legal fiction): chúng ta làm

ra vẻ (pretend) một người bị cáo buộc thực hiện một tội phạm không thực hiện

tội phạm do’? Trong công trình nghiên cứu nay, chúng tôi tiếp tục sử dụngthuật ngữ “suy đoán vô tội” theo truyền thống khoa học luật tố tụng hình sự

Pháp và Việt Nam.

Tư tưởng về suy đoán vô tội chỉ trở thành nguyên tắc pháp luật khi Cách

mạng tư sản Pháp thang lợi cùng với đó là đòi hỏi ngày càng gay gắt của xã

hội cần phải có biện pháp hạn ché, chống lại sự chuyên quyên, độc đoán, xâmphạm thô bạo quyền con người từ phía nhà nước Đây là nguyên tắc có ý nghĩaquan trọng nhằm ghi nhận giá trị quyền con người và đã được xác định trongnhiều văn bản pháp luật quốc tế như: Tuyên ngôn nhân quyền và dan quyền năm

1789 của Pháp (Điều 9), Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 (khoản 1Điều 11), Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị năm 1966 (khoản 2Điều 14) Nguyên tắc suy đoán vô tội thường được hiểu bao gồm những vấn

đê sau: một người có quyên được suy đoán là vô tội trong quá trình giải quyết

' Đỗ Đức Minh (2020), “Bàn về nguyên tắc suy đoán vô tội”,

https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/ban-ve-nguyen-tac-suy-doan-vo-toi (truy cập ngày 29/5/2023).

> Thomas Weigend, “Assuming that the Defendant is not Guilty: The presumption of innocence in

the German system of criminal justice” (2014) 8 (2) Criminal Law and Philosophy 285, tr 287 Dan theo Bui Tiến Dat (2015), “Quyền giả định vô tội và quyền im lặng: Ly thuyết và thách thức từ thực tiễn”, Nghiên cứu lập pháp (22), tr 4-5.

Trang 23

vụ án cho đến khi có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật đối với họ; việcchứng minh tội phạm thuộc về bên buộc tội, người bị buộc tội có quyền chứngminh là mình vô tội hoặc các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; quá trình

chứng minh phải được tiến hành công khai, minh bạch, đúng trình tự, thủ tục

luật định; mọi nghi ngờ phải được loại bỏ khi kết tội một người; mọi sự không

rõ ràng về căn cứ buộc tội và quy định của pháp luật phải được hiểu theohướng có lợi cho người bị buộc tội! Trước yêu cầu bảo vệ quyền con người và

xu thế hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ, nguyên tắc suy đoán vô tội đãđược ghi nhận và áp dụng rộng rãi trong nền tư pháp của nhiều quốc gia vănminh, trong đó có Pháp và Việt Nam.

Trong khoa học luật t6 tụng hình sự Pháp và Việt Nam có những quanđiểm khác nhau về khái niệm nguyên tắc suy đoán vô tội Theo giáo sư Aurélie

Bergeaud-Wetterwald Trường Dai hoc Bordeaux, “Pháp luật Pháp quy định

một cách day dui vé suy doan vô tội nhưng lại không đưa ra một định nghĩa xácđịnh nào về suy đoán vô tội Từ chối đưa ra định nghĩa, pháp luật Pháp cònkhông xác định một cách rõ ràng tat cả những hệ quả của nguyên tắc suy đoánv6 fội”” Trong các tài liệu pháp lí cô điền, suy đoán vô tội thường được địnhnghĩa như “ôi nguyên tắc chung của luật tô tụng, theo đó chiến lược của vụ ánhình sự được tổ chức ”° Định nghĩa này làm cho suy đoán vô tội được hiểu như

một hệ thống hơn là một nguyên tắc xác định, bởi vì tất cả thủ tục tố tụng đềuxoay quanh sự suy đoán vô tội Giáo sư Aurélie Bergeaud-Wetterwald đưa ra

khái niệm: “say đoán vô tội nghĩa là trong quá trình tiễn hành tô tụng hình sự,người bị buộc tội được coi là vô tội chừng nào chứng cứ vỀ tội phạm của họ

4 Khái niệm này nhân mạnh

chưa được tòa an xác định một cách dut khoát

không phải người bị buộc tội là người vô tội, mà có nghĩa rằng người đó được

suy đoán vô tội cho đến khi được chứng minh là có tội Tác giả Nguyễn Thành

! Nguyễn Ngọc Chí (2022), “Suy đoán vô tội - Chuan mực quốc tế và những van dé đặt ra ở Việt Nam”, Học viện Toà án (2022), Nguyên tắc suy đoán vô tội — Lý luận và thực tiễn áp dung, Ki yêu

hội thảo khoa học, tr 22.

Aurélie Bergeaud-Wetterwald, “Implications et application du princippe de la présomption d’innocence en droit francais”, Asian Law Centre Melbourn Law School, School of Law Vietnam National University, Hanoi (2021), Presumption of innocence (International workshop proceedings)

Suy đoán vô tội (Kỷ yếu hội thảo quốc tê), Nxb Hồng Đức, Ha Nội, p 171.

3 R Merle et A Vitu (2001), Traité de droit criminel Procédure pénale, 5e éd., Cujas, n° 143.

Aurélie Bergeaud-Wetterwald, “Implications et application du princippe de la présomption d’innocence en droit francais”, Asian Law Centre Melbourn Law School, School of Law Vietnam National University, Hanoi (2021), Presumption of innocence (International workshop proceedings) Suy đoán vô tội (Kỷ yếu hội thảo quốc té), Nxb Hồng Đức, Hà Nội, p 171.

Trang 24

Long đưa ra khái niệm: “Nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật tổ tụng hình sự

là những tư tưởng chủ đạo, cơ bản mang tính xuất phát điểm, bảo đảm người

bị tạm giữ, bị can, bị cáo không bị coi là có tội khi lỗi của họ chưa được cơ

quan tiễn hành tô tụng chứng minh theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định

và chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”! Khái niệm

này đã xác định được giới hạn suy đoán vô tội nhưng chưa đầy đủ về chủ thê

được suy đoán vô tdi.

Để đưa ra khái niệm khoa học về nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụnghình sự, cần làm sáng tỏ các yếu tố nội hàm của khái niệm

Thứ nhất, chủ thé được suy đoán vô tội và chủ thé có trách nhiệm thực

hiện nguyên tắc suy đoán vô tội

Trong tô tụng hình sự Pháp, chủ thể được suy đoán vô tội là người bị nghỉphạm tội và người bị buộc tội Người bị buộc tội là người bị viện công tô truy tố

trước tòa án Trong tố tụng hình sự, trước thời điểm bị viện công tô truy tô trước

tòa án, người đó là người bị nghi phạm tội Trong tố tụng hình sự Việt Nam, chủ

thé được suy đoán vô tội là người bị buộc tội Người bị buộc tội là người bi bắt,người bị tạm giữ, bị can, bị cáo Như vậy, thời điểm xuất hiện người bị buộc tội

trong tố tụng hình sự Việt Nam xuất hiện sớm hơn trong tố tụng hình sự Pháp

Tuy nhiên, phạm vi người bị buộc tội trong tổ tụng hình sự Việt Nam không baogồm người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố và người bị giữ trong trường hop khancấp, trong khi những chủ thể này cũng cần được suy đoán vô tội Vì vậy, để xâydựng khái niệm nguyên tắc suy đoán vô tội trong t6 tụng hình sự, cần xác địnhyếu tố chủ thé được suy đoán vô tội theo quan điểm của Pháp, bao gồm người bi

nghi phạm tội và người bị buộc tội.

Chủ thể có trách nhiệm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụnghình sự là co quan, người có thâm quyền tiến hành tố tụng Trong tố tụng hình

sự Pháp, phạm vi chủ thể có trách nhiệm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tộirộng hơn phạm vi chủ thể có trách nhiệm chứng minh tội phạm Chủ thể có tráchnhiệm chứng minh tội phạm là bên buộc tội (viện công tố), còn cơ quan điều tra

và tòa án chỉ có trách nhiệm xác định sự thật của vụ án Mặc dù không có tráchnhiệm chứng minh tội phạm nhưng cơ quan điều tra và tòa án vẫn là chủ thê cótrách nhiệm suy đoán vô tội đôi với người bi nghi phạm tội và người bi buộc tội.

! Nguyễn Thành Long (2011), Nguyên rắc suy đoán vô tội trong luật tô tụng hình sự Việt Nam, Nxb.

Chính trị Quôc gia, Hà Nội, tr 33.

Trang 25

Trong tố tụng hình sự Việt Nam, chủ thể có trách nhiệm chứng minh tội phạm là

cơ quan có thâm quyên tiến hành tố tụng, trong đó có tòa án Cơ quan, người cóthâm quyền tiến hành t6 tụng cũng đồng thời là chủ thé có trách nhiệm suy đoán

vô tội đối với người bị buộc tội Đề xây dựng khái niệm nguyên tắc suy đoán vôtội trong tổ tụng hình sự, cần xác định yếu tố chủ thé có trách nhiệm thực hiệnnguyên tắc suy đoán vô tội là cơ quan, người có thâm quyền tiễn hành tố tụng,còn chủ thể có trách nhiệm chứng minh tội phạm cần theo quan điểm của Pháp,

đó là chủ thê buộc tội

Thứ hai, việc chứng minh tội phạm phải được tiến hành theo đúng trình

tụng hình sự phải bảo đảm các nguyên tắc cơ bản và phải theo đúng trình tự, thủtục luật định Các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh hoạt động chứng minh có thê kêđến như nguyên tắc bao đảm pháp chế trong t6 tụng hình sự, nguyên tắc trách

nhiệm chứng minh tội phạm, xác định sự thật của vụ án, nguyên tắc trách nhiệm

khởi tố và xử lí vụ án hình sự, nguyên tắc tuân thủ pháp luật trong hoạt độngđiều tra Ngoài các nguyên tắc cơ bản, BLTTHS, còn quy định trình tự, thủ tụctiến hành các hoạt động chứng minh va các chủ thé có nghĩa vụ chứng minhphải tuân thủ trình tự, thủ tục luật định Các nguyên tắc và các quy định này đòi

hỏi việc chứng minh tội phạm và người phạm tội phải đúng quy định của pháp

luật cả về nội dung và hình thức tố tụng Những gì có thật nhưng không được

thu thập theo trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định thì không có giá trị pháp lí

và không được dùng làm căn cứ dé giải quyết vụ án hình sự; các bản án, quyết

định t6 tụng không bảo đảm tính hợp pháp sẽ bị huỷ bỏ

Thứ ba, chi toà án mới có quyền kết tội một người và một người được col

là vô tội cho đến khi có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của toà an

Nguyên tắc suy đoán vô tội cũng khang định chỉ có toà án có quyên kết tội

một người và một người được coi là vô tội cho đến khi có bản án kết tội đã cóhiệu lực pháp luật của toà án Người bị nghi phạm tội, người bị buộc tội được

Trang 26

coi là không có tội cho đến khi có bản án có hiệu lực của toà án kết tội đối vớingười đó Bất kì người bị nghi phạm tội, người bị buộc tội nào đều có quyềnđược suy đoán là không phạm tội cho đến khi lỗi của người đó được xác địnhbằng phiên toà xét xử công bang của toà án với sự bảo đảm day đủ khả năng baochữa của người đó Là cơ quan thực hiện quyền tư pháp thông qua hoạt động xét

xử dé giải quyết các tranh chấp trong xã hội, “chi có toà dn mới có thẩm quyễnphán quyết, xác định một người có tội bằng bản án kết tội có hiệu lực pháp luật

Tinh duy nhất của toà án thé hiện ở chỗ ngoài toà án ra, không có bất cứ cơ

quan nào khác có thể ra quyết định do”

Từ những phân tích trên, có thé rút ra khái niệm nguyên tắc suy dodn vô

tội là tư tưởng chỉ đạo trong việc xdy dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật to

tụng hình sự, theo đó người bị nghỉ phạm tội, người bi buộc tội được cơ quan,

người có thẩm quyên tiến hành tô tụng coi là không có tội cho đến khi đượcchứng minh theo trình tự, thủ tục luật định và có bản an kết tội của tòa án đã có

là nguyên tắc nền tang trong tư pháp hình sự, nó chi phối, ảnh hưởng tới cácnguyên tắc khác luật tố tụng hình sự và quyết định tính khách quan, công bằng

trong quá trình giải quyết vụ án, “néu không có sự hiện diện của nguyên tắc suy

đoán vô tội sẽ không có tô tụng hình sự dân chủ, bình dang, công khai, minh

bạch, chặt chẽ, nhưng thuận tiện, bảo đảm sự tham gia giảm sát của nhân dân

đối với hoạt động tư pháp ”3 Có thé nói rằng, “quyên tự do và suy đoán vô tội làcác nguyên lý cơ bản nhất của hệ thong tư pháp hình sw’* va “đây là cơ chế

! Đỗ Đức Minh (2020), tlđd.

Montesquieu, De L’esprit des lois, Livre XII, chap II.

Nguyễn Ngọc Chí (2022), “Suy đoán vô tội - chuẩn mực quốc tế va những van dé đặt ra ở Việt Nam”, Học viện Tòa án (2022), Nguyên tắc suy đoán vô tội - Ly luận và thực tiễn áp dụng, Kỷ yêu

hội thảo khoa học, tr 23.

Sesbastien Lafrance (2020), “Suy đoán vô tội ở Canada: Tiếp cận so sánh với Việt Nam” (Đặng Minh Tuấn biên dịch), Asian Law Centre, Melbourne Law School; School of Law, Vietnam Nationnal University, Hanoi (2020), The Presumption of Innocence (Suy đoán vô tội), Ky yếu hội thao quốc tế (song ngữ), Nxb Hồng Đức, Hà Nội, tr 305.

Trang 27

hơn là một nguyên tắc cụ thé, theo đó, toàn bộ quá trình tô tụng hình sự xoayquanh suy đoán vô tội”! Cụ thé, nguyên tắc suy đoán vô tội có một số ý nghĩa

pháp lý quan trọng sau:

- Nguyên tắc suy đoán vô tội là căn cứ pháp lý xác định quyền được suy

đoán vô tội của người bị nghi phạm tội, người bị buộc tội Theo cách giải thích

của Wigmore thường được trích dẫn “sy đoán vô tội là quyên của bị cáo đượcduy trì trang thái không hoạt động và an toàn, cho đến khi công tố viên thựchiện trách nhiệm của mình và đưa ra bằng chứng thuyết phục Nghĩa là các nghỉ

phạm được coi là không có tội, hay nói cách khác là bên buộc tội phải chứngminh các cáo buộc của mình ”? Quyền được suy đoán vô tội là quyền con người

cơ bản đã được ghi nhận trong luật nhân quyền quốc tế và luật quốc gia của rấtnhiều nước trên thế giới Hiến pháp Việt Nam cũng ghi nhận quyền được suyđoán vô tội là quyền con người, quyền công dân: “Người bị buộc tội được coi làkhông có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản ankết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” Điều 9-1 Bộ luật Dân sự Phápcũng quy định quyền được suy đoán vô tội của tất cả mọi người: “Moi người cóquyên được tôn trọng sự suy đoán vô tội” Bằng việc ghi nhận nguyên tắc suyđoán vô tội là nguyên tắc cơ bản, luật tô tụng hình sự đã tiếp tục ghi nhận quyềnđược suy đoán vô tội của người bị nghi phạm tội, người bị buộc tội trong tô tụng

hình sự Đồng thời với việc ghi nhận quyền được suy đoán vô tội của người bị

nghi phạm tội, người bị buộc tội, nguyên tắc suy đoán vô tội cũng là căn cứpháp ly ràng buộc trách nhiệm của cơ quan, người có thâm quyền tiến hành tốtụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự có nghĩa vụ tôn trọng và bảo đảmquyền được suy đoán vô tội của người bị nghi phạm tội, người bị buộc tội.Quyền được suy đoán vô tội (với tính chất là quyền con người của người bị nghiphạm tội, người bị buộc tội) được thực hiện thông qua các quyền t6 tung cuangười bi nghi phạm tội, người bị buộc tội Vi vay, dé bảo dam quyén được suy

đoán vô tội của người bị nghi phạm tội, người bị buộc tội, cơ quan, người có

Aurélie Bergeaud — Wetterwald (2020), “Ý nghĩa và việc áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật Cộng hòa Pháp” (Nguyễn Văn Quân lược dịch), Asian Law Centre, Melbourne Law

School; School of Law, Vietnam Nationnal University, Hanoi (2020), The Presumption of Innocence

(Suy đoán vô tội), Kỷ yêu hội thảo quốc tế (song ngữ), Nxb Hồng Đức, Ha Nội, tr 191.

Zhiyuan Guo, “Suy đoán vô tội ở Trung Quốc”, Asian Law Centre, Melbourne Law School; School

of Law, Vietnam Nationnal University, Hanoi (2020), The Presumption of Innocence (Suy đoản vô tội),

Ky yếu hội thảo quốc tế (song ngữ), Nxb Hồng Đức, Ha Nội, tr 360.

3 Khoản 1 Điều 31 Hiến pháp năm 2013.

Trang 28

thâm quyên tiến hành tố tụng phải bảo đảm cho các quyền tố tụng của người bị

nghi phạm tội, người bị buộc tội được thực hiện đầy đủ

- Nguyên tắc suy đoán vô tội là căn cứ pháp lý để xác định bên buộc tội là

chủ thể có nghĩa vụ phải chứng minh làm rõ sự thật của vụ án và là căn cứ pháp

lý dé xác định người bị nghi phạm tội, người bị buộc tội không có nghĩa vụ phảichứng minh là minh vô tội Phạm vi nghĩa vụ chứng minh của các cơ quan có

thâm quyên tiến hành tố tụng có sự khác nhau tùy thuộc vào vị trí, chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan này trong các mô hình tổ tụng khác nhau

và tùy vào quy định cụ thể của từng quốc gia Tuy nhiên việc xác định tráchnhiệm chứng minh tội phạm thuộc về bên công tố là một nguyên tắc có tính bắtbuộc Điều 22 Chỉ thị (EU) 2016/343 ngày 9/3/2016 của Nghị viện Châu Âu vàHội đồng liên minh Châu Âu Về tang cường một số khía cạnh của nguyên tắcsuy đoán vô tội và quyên có mặt tại phiên tòa trong tố tụng hình sự đã quy định16: “Nghĩa vụ chứng minh dé xác định tội của người bị nghỉ phạm tội và người

bị buộc tội thuộc về cơ quan công to” Nguyên tắc suy đoán vô tội cũng xácđịnh rõ vai trò của tòa án trong việc đưa ra phán quyết cuối cùng Chỉ có tòa ánvới vai trò là cơ quan tư pháp thực hiện chức năng xét xử là cơ quan duy nhất

có quyền kết tội một người, không một cá nhân, cơ quan nào khác có quyềnnhư vậy, “Viéc suy đoán vô tội chỉ bị bác bỏ bằng việc tuyên bản án buộc tội

đã có hiệu lực pháp luật trên cơ sở những chứng cứ được thu thập, thẩm vấn

và xác minh một cách đầy đủ, khách quan, toàn diện tại phiên toà xét xử chứng

”2 Khoản | Điều 14 Công ước quốc

minh lỗi của bị cáo theo trình tự luật định

tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (ICCPR) đã quy định rõ: “Mọingười déu bình dang trước các toà án và cơ quan tai phán Mọi người déu cóquyên được xét xử công bằng và công khai bởi một toà án có thẩm quyên, độclập, không thiên vị và được lập ra trên cơ sở pháp luật để quyết định về lờibuộc tội người đó trong các vụ án hình sự” Tòa án chỉ có thê tuyên bị cáo có

tội sau một phiên tòa công khai mà tại đó bị cáo được hưởng mọi bảo đảm cầnthiệt cho việc bào chữa.

' Directive (EU) 2016/343 of the European Parliament and of the Council of 9 March 2016 on the

strengthening of certain aspects of the presumption of innocence and of the right to be present at the trial in criminal proceedings, https://eur-lex.europa.eu/legal-content/EN/T XT/PDF/?uri=CELEX: 32016L0343, truy cap ngay 26/5/2023.

Đỗ Đức Minh, Tran Quang Minh (2020), Ban về nguyên tắc suy đoán vô tội, https://tapchitoaan.

vn/ban-ve-nguyen-tac-suy-doan-vo-toi, truy cập ngày 26/5/2023.

Trang 29

Cùng với việc xác định trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về bênbuộc tội, nguyên tắc suy đoán vô tội cũng là căn cứ pháp lý dé xác định người bi

nghi phạm tội, người bị buộc tội không có nghĩa vụ phải chứng minh Người bịnghi phạm tội, người bị buộc tội có quyền nhưng không có nghĩa vụ phải chứngminh là mình vô tội, họ có quyền im lặng và không phải buộc tội chính mình,

“Quyên không buộc tội chính mình cho phép người bị buộc tội che giấu cácthông tin hoặc bat cứ yếu tô nào có thé được sử dụng chong lại chính mình Nói

cách khác họ không bắt buộc phải hợp tác với cơ quan tu pháp”! Quyền imlặng và rộng hơn là quyền không hợp tác là đặc thù của tố tụng hình sự và gắn

liền với nguyên tắc suy đoán vô tội Các cơ quan tư pháp không được coi việc

người bị nghi phạm tội, người bị buộc tội sử dụng quyền im lặng, không hợp táclàm căn cứ chống lại họ hoặc lập luận rằng họ đã thực hiện hành vi phạm tội.Căn cứ 28 Chỉ thị (EU) 2016/343 xác định: “Viéc thực hiện quyền im lặng hoặc

quyên không buộc tội chính mình không được sử dụng làm căn cứ chống lạingười bị nghỉ phạm tội hoặc bị buộc lội, cũng không được sử dung dé lập luậnrằng người nay đã thực hiện hành vi phạm tội `

- Nguyên tắc suy đoán vô tội là căn cứ pháp lý để yêu cầu cơ quan cóthâm quyên tiến hành tố tụng phải tiến hành hoạt động chứng minh theo đúngtrình tự, thủ tục luật định Các cơ quan có thầm quyền tiến hành tố tụng khi thu

thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ phải bảo đảm tính hợp pháp Nghiêm cắm các

hình thức bức cung, mớm cung, nhục hình và các phương pháp thu thập tài liệu,

chứng cứ trái pháp luật khác Những đồ vật, tài liệu, thông tin thu được khôngđúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự thì không bảo đảm tính hợp pháp,

vô hiệu, không có giá trị chứng minh và không thể dùng để buộc tội

- Nguyên tắc suy đoán vô tội là căn cứ pháp lý dé các chủ thể có nghĩa vuchứng minh đưa ra được cách giải quyết vụ án hình sự trong trường hợp còn cónghi ngờ theo nguyên tac “bat kỳ sự nghỉ ngờ nào cũng phải có lợi cho người bịnghỉ phạm tội và bị buộc tội” Và “nếu chủ thé chịu trách nhiệm chứng minh

tội phạm (công tô) không hoàn thành nhiệm vu chứng minh thì sự hoài nghỉ phải

được xem là có lợi cho người bị buộc tội theo nguyên tắc “nghỉ ngờ sẽ có lợi

' Aurélie Bergeaud — Wetterwald, “Ý nghĩa và việc áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp

luật Cộng hòa Pháp”, sđd, tr 194.

2 Directive (EU) 2016/343, tldd.

3 Directive (EU) 2016/343, tldd.

Trang 30

cho bên được buộc tội” theo nhự ngạn ngữ Latinh duc kết (“in dubio proreo”), Nguyên tắc suy đoán vô tội đòi hỏi chỉ được kết tội một người khichứng minh day đủ lỗi của người đó Theo tác giả Đinh Thế Hung, lý luận về

chứng cứ cũng như chứng minh trong tố tụng hình sự đưa ra khái niệm “nghi

ngờ hop ly” (resonable doubt) và “vượt qua sự nghỉ ngờ hop lý” (beyond

reasonable doubt) Nghỉ ngờ hợp lý đó chính là sự chưa đầy đủ về chứng cứ débuộc tội hoặc chưa rõ ràng về pháp luật Nếu còn tồn tại các nghi ngờ hợp lý

này, quá trình xác định sự thật của vụ án chưa thành công Mặt khác, nếu đã tìm

đủ mọi biện pháp trong giới hạn luật định mà không triệt tiêu được những nghĩ ngờ hợp lý trên thì một người luôn vô tội và qua trình xác định sự thật của vụ áncũng kết thúc” Có thé nói, ở Việt Nam, nguyên tắc suy đoán vô tội “đã mở ra

một định hướng tích cực hơn và được coi là nguyên tắc vàng trong hoạt độngđiêu tra, truy tố, xét xử hiện nay ”° Nguyên tắc này cũng có tác dụng “giảm bottình trạng kéo dài thời gian giải quyết vụ án do phải điều tra bồ sung theo yêucẩu của viện kiểm sát và tòa Gn’

- Nguyên tắc suy đoán vô tội là điều kiện pháp lý để quy định thực hiệncác nguyên tắc cơ bản khác của luật tố tụng hình sự Các nguyên tắc cơ bảntrong luật tố tụng hình sự có mối quan hệ chặt chẽ, ràng buộc và thúc đây lẫnnhau Nguyên tắc suy đoán vô tội là điều kiện pháp lý cần thiết để thực hiệnnhiều nguyên tắc cơ bản khác Đó là nhóm các nguyên tắc bảo đảm quyền conngười và điều chỉnh hoạt động chứng minh trong tố tụng hình sự như: nguyêntắc bảo đảm pháp chế trong tố tụng hình sự; nguyên tắc tôn trọng và bảo vệquyền con người, quyền và lợi ích của cá nhân; nguyên tắc bảo đảm quyên batkhả xâm phạm về thân thé; nguyên tắc xác định sự thật của vụ án; nguyên tắcthực hành quyên công tố; nguyên tắc bảo đảm quyền bao chữa của người bịbuộc tội; nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm; nguyên tắc xét xử

Aurélie Bergeaud — Wetterwald, “Ý nghĩa và việc áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp

luật Cộng hòa Pháp”, sdd, tr 193.

Đinh Thế Hưng (2019), “7c hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong to tụng hình sự Việt Nam”,

https://tapchitoaan vn/thuc-hien-nguyen-tac-suy-doan-vo-toi-trong-to-tung-hinh-su-viet-nam, truy cap ngay 26/5/2023.

Đỗ Đức Minh, Tran Quang Minh (2020), “Ban về nguyên tắc suy đoán vô tội ”, https://tapchitoaan.

vn/ban-ve-nguyen-tac-suy-doan-vo-toi, truy cập ngày 26/5/2023.

Trần Văn Độ (2020), “Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam”, Asian Law

Centre, Melbourne Law School; School of Law, Vietnam Nationnal University, Hanoi (2020), The

Presumption of Innocence (Suy đoán vô tội), Kỷ yêu hội thảo quốc tế (song ngữ), Nxb Hồng Đức,

Hà Nội, tr 563.

Trang 31

độc lập; nguyên tắc xét xử công băng v.v Các nguyên tắc cơ bản nêu trên chỉ

có thé thực hiện được khi các nội dung nguyên tắc suy đoán vô tội được thựchiện đầy đủ, đó là việc chứng minh tội phạm phải theo đúng trình tự, thủ tục luậtđịnh; trước khi người bị nghi phạm tội, người bị buộc tội bị kết tội bởi bản ánkết tội có hiệu lực pháp luật của tòa an thì phải coi họ là người không có tội dé

có thái độ đối xử vô tư, khách quan, không định kiến đối với ho; phải loại bỏmọi nghi ngờ trước khi kết tội họ và mọi nghi ngờ đều phải được suy đoán theo

hướng vô tội và có lợi cho người bị nghi phạm tội, người bị buộc tội Có thể nói,

nguyên tắc suy đoán vô tội là cơ sở phái sinh nhiều nguyên tắc cơ bản khác của

tố tụng hình sự và là điều kiện cần thiết để thực hiện một số nguyên tắc cơ bản

khác, “suy đoán vô tội không chỉ là nguyên tắc về chứng minh trong vụ án hình

sự mà còn là nguyên tắc vàng cho quy trình tô tụng hình sự, là lá chắn đặc biệtcho quyên của bị cáo và là bảo đảm toi thiểu cho xét xử công bằng ”!

- Với vai trò là nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự, nguyên tắc suyđoán vô tội cũng mang ý nghĩa định hướng cho việc xây dựng pháp luật tô tụnghình sự Các quy định khác trong BLTTHS cũng phải thé hiện được tinh thần và

cụ thé hóa được nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội Một số quy định cóthể coi là phái sinh từ nguyên tắc suy đoán vô tội như nguyên tắc xác định sựthật của vụ án, nguyên tắc thực hành quyền công tố; quyền im lặng và khôngphải buộc tội chính mình của người bị buộc tội Những quy định về quyền củangười bị nghi phạm tội, người bị buộc tội; nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm củangười có thâm quyền tiến hành tố tung; quy định về chứng cứ, chứng minh vànhững quy định về trình tự, thủ tục tố tụng hình sự đều phải theo đúng phươngchâm, định hướng mà nguyên tắc suy đoán vô tội đã định ra và cụ thé hóa cácnội dung đó Tất cả các quy định đó tạo ra một hành lang pháp lý dé thực hiệncác hoạt động tố tụng và tạo thành hệ thống các quy phạm có ý nghĩa quan trọngtrong việc bảo vệ quyền con người của người bị nghi phạm tội, người bị buộc

tội, điều chỉnh các quan hệ giữa các chủ thé có thâm quyên tiến hành tố tụngthực hiện quyền lực nhà nước với một bên yêu thé hơn là người bị nghi phạmtội, người bị buộc tdi.

! Zhiyuan Guo (2020), “Suy đoán vô tội ở Trung Quốc”, Asian Law Centre, Melbourne Law School;

School of Law, Vietnam Nationnal University, Hanoi (2020), The Presumption of Innocence (Suy đoán vô tdi), Ky yêu hội thao quôc tê (song ngữ), Nxb Hong Đức, Ha Nội, tr 365.

Trang 32

1.1.2.2 Y nghĩa chính trị - xã hội

Khi nói đến Nhà nước pháp quyền là phải đề cập đến hai mặt cơ bản đó là

dân chủ và tô chức quyền lực nhà nước mà trong đó vai trò của pháp luật được

dé cao Dé đáp ứng được những nội dung nay đòi hỏi phải giải quyết những van

dé quan trong sau đây: Phải tao được ý thức coi trọng pháp luật; xác định đúng

đắn trách nhiệm qua lại giữa Nhà nước và công dân; bảo vệ các quyền và lợi ích

chính đáng của nhân dân; tính hợp hiến của các thê chế, tổ chức, chính sách và

toàn bộ hệ thống pháp luật va van dé tổ chức bộ máy quyên lực nhà nước'

Dấu hiệu nổi bật của Nha nước pháp quyên đó là thượng tôn Hiến pháp vàpháp luật Quyền được suy đoán vô tội là quyền con người, quyền công dânđược quy định trong Hiến pháp Việc quy định nguyên tắc suy đoán vô tội lànguyên tắc cơ ban của luật tố tụng hình sự là hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp.Một nội dung cơ bản của nguyên tắc suy đoán vô tội đó là việc chứng minh tội

phạm phải đúng trình tự, thủ tục luật định, bảo đảm tính hợp pháp trong việc

giải quyết vụ án hình sự Với nội dung đó, việc ghi nhận và thực hiện nguyên tắcsuy đoán vô tội góp phần bảo đảm pháp chế, thượng tôn Hiến pháp và pháp luật

trong nhà nước pháp quyên

Nguyên tắc suy đoán vô tội là bảo đảm quan trọng cho việc bảo vệ quyềncon người của người bị nghi phạm tội, người bị buộc tỘI Vấn đề bảo vệ các

quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân được coi là yêu cầu trung

tâm của Nhà nước pháp quyên, thé hiện bản chất của Nhà nước dân chủ Việcghi nhận quyền được suy đoán vô tội là quyền con người, quyền công dân trong

Hiến pháp và ghi nhận nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật tố tụng hình sự có ý

nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm quyền con người nói chung và bảođảm quyén con người của người bị nghi phạm tội, người bị buộc tội nói riêng.Nguyên tắc này “/a bdo đảm quan trọng cho việc bảo vệ quyên con người,

quyền công dân, lá chắn quan trọng và vững chắc nhất đối với quyên con người,

quyền công dân nhằm phòng ngừa và ngăn chặn những vi phạm từ phía các cơquan tiến hành to tung’ Nguyên tắc này đòi hỏi trong suốt quá trình tố tụng

' Đào Trí ue (1997), Nhà nước và pháp quyên của chúng ta trong sự nghiệp đổi mới, Nxb Khoa học

xã hội, Hà Nội, tr 213 - 219.

? Đào Tri Úc (2020), “Suy đoán vô tội — nguyên tắc hiến định quan trọng trong Bộ luật tố tụng hình

sự Việt Nam”, Asian Law Centre, Melbourne Law School; School of Law, Vietnam Nationnal

University, Hanoi (2020), The Presumption of Innocence (Suy đoán vồ tội), Kỷ yêu hội thảo quốc tế (song ngữ), Nxb Hồng Đức, Hà Nội, tr 451.

Trang 33

hình sự, các chủ thé tiến hành tố tụng phải giả định là họ vô tội, vì vậy quyềncon người, quyên và lợi ích hợp pháp của họ cần được tôn trọng và bảo đảm (trừ

những trường hợp ngoại lệ), không được hạn chế nếu không có căn cứ và tráipháp luật Các quy định liên quan đến nguyên tắc suy đoán vô tội được thê hiệntrong các giai đoạn tố tụng hình sự, tạo thành hệ thống các quy phạm có ý nghĩa

quan trọng trong việc bảo vệ quyên con người của người bị nghi phạm tội, người

bị buộc tội, ngăn chặn sự xâm hại quyền con người từ phía công quyền, “suyđoán vô tội còn đem đến sự cân bằng trong hoạt động to tụng hình sự giữa motbên là Nhà nước với bộ máy diéu tra, truy tô xét xử hùng mạnh được thực hiệnbằng quyên lực nhà nước với một bên yếu thé hơn là người bị buộc tội”' Đảmbảo người bị nghi phạm tội, người bị buộc tội không bị phân biệt đối xử khichưa có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của tòa án và là nhân tố phát triểntính đúng dan của lĩnh vực tố tụng hình sự

Nguyên tắc suy đoán vô tội xác định cơ quan công tố có trách nhiệm phải

chứng minh tội phạm Ở Việt Nam, viện kiểm sát thực hành quyền công tố, thực

hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội? Dé thực hành quyềncông tố, viện kiểm sát có quyền chỉ đạo về mặt tố tụng đối với hoạt động điềutra của co quan điều tra* Nguyên tắc này cũng xác định chi có tòa án mới cóquyền ra bản án kết tội bị cáo, chính thức bác bỏ suy đoán vô tội và xác định bịcáo có tội Chỉ có tòa án mới có quyền xét xử, nhân danh Nhà nước hoặc xã hội

để đưa ra phán quyết về vấn đề trách nhiệm hình sự của bị cáo là có tội haykhông có tội Hơn bất kỳ một dạng hoạt động nào của Nhà nước, hoạt động xét

xử phản ánh trực tiếp và sâu sắc bản chất của Nhà nước, sai lầm của tòa án trongviệc giải quyết vụ án chính là sai lầm của Nhà nước, vì thế đòi hỏi xét xử phảichính xác công minh, thể hiện được ý chí nguyện vọng của nhân dân Việc xácđịnh trách nhiệm của cơ quan công tố và tòa án trong tô tụng hình sự đáp ứngyêu cầu của nhà nước pháp quyền đó là quyền lực nhà nước được phân công

rành mạch như tại Việt Nam hoặc phân lập như tại Pháp, trong đó, tòa án là cơ

quan xét xử thực hiện quyền tư pháp và bảo dam tính độc lập của tòa án

Việc ghi nhận và thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội còn có thể hiện rõquan điêm của Việt Nam cũng như Pháp đôi với vân đê ghi nhận quyên con

Trần Văn Độ, “Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam”, tlđd, tr 563.

Khoản 1 Điều 107 Hiến pháp năm 2013 và khoản 1 Điều 3 Luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân

năm 2014.

Còn một số cơ quan khác có thầm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật.

Trang 34

người trong Hiến pháp và pháp luật và coi đó là một trong những mục tiêu trong

điểm để xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền Như tác giả NguyễnĐăng Dung nhận định “Việc Hiến pháp quy định rõ nguyên tắc thé hiện sự hiệnđại, văn minh của quốc gia Ngược lại không quy định thé hiện tâm thấp kémkhông văn mình của quốc gia Không thể hiện tiêu chỉ của nhà nước pháp

quyên Việc quy định trong Hiến pháp còn là một trong những biểu hiện củamục tiêu nhà nước, của khế ước xã hội”

Qua những phân tích trên, có thé thay rõ ý nghĩa của nguyên tắc suy đoán

vô tội trong việc góp phần đáp ứng các đòi hỏi của Nhà nước pháp quyên Cóthé khang định “suy đoán vô tội là một nguyên tắc có ý nghĩa chính trị to lớn,

vượt ra ngoài phạm vi và nội dung pháp lý của nó nhằm ghi nhận dia vị của conngười, tu do va dân chủ, ghi nhận moi liên hệ giữa tự do và trách nhiệm, dánchủ và pháp luật trong xã hội '”.

Với những ý nghĩa chính trị và pháp lý to lớn như đã phân tích ở trên,

nguyên tắc suy đoán vô tội có tác động tích cực và có ý nghĩa đối với xã hội.Suy đoán vô tội bảo vệ quyền tự do cơ bản và phẩm giá của người bị nghi phạmtội, người bị buộc tội Một cá nhân bị cáo buộc về một tội hình sự phải đối mặtvới các hậu quả xã hội và cá nhân nghiêm trọng, bao gồm mat tự do, chịu đựng

sự kỳ thị xã hội và tây chay từ cộng đồng, cũng như những tác hại xã hội, tâm

lý, kinh tế khác Nguyên tắc suy đoán vô tội đảm bảo răng trước khi được chứng

minh theo đúng trình tự, thủ tục luật định và có bản án kết tội đã có hiệu lực

pháp luật của Tòa án mà không còn bất cứ nghi ngờ nào thì người đó là vô tội.Theo tác giả Sesbastien Lafrance nhận định: “S⁄ đoán vô tội xác nhận niềm tincủa chúng ta vào loài người; phản ánh niềm tin của chúng ta rằng các cá nhân

là những thành viên đúng đắn và tuân thủ pháp luật của cộng đông cho đến khiđược chứng mình ngược lại” và “đáy là diéu cân thiết trong một xã hội cam kếtcông băng và công lý xã hội” Ngoài ra, khi quyên con người, công lý, công

Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Đăng Duy (2020), “Suy đoán vô tội: Nhận thức khoa học và quy định trong Hiến pháp của quốc gia”, Asian Law Centre, Melbourne Law School; School of Law,

Vietnam Nationnal University, Hanoi (2020), The Presumption of Innocence (Suy đoán vô tội), Ky

yếu hội thảo quốc tế (song ngữ), Nxb Hồng Đức, Hà Nội, tr 524.

Đào Trí Úc, “Suy đoán vô tội — Nguyên tắc hiễn định quan trọng trong Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam”, sdd, tr 451.

Sesbastien Lafrance, “Suy đoán vô tội ở Canada: Tiếp cận so sánh với Việt Nam”, Asian Law

Centre, Melbourne Law School; School of Law, Vietnam Nationnal University, Hanoi (2020), The

Presumption of Innocence (Suy đoán vô tội), Kỷ yêu hội thảo quốc tế (song ngữ), Nxb Hồng Đức,

Hà Nội, tr 305.

Trang 35

bang xã hội được bao đảm sẽ góp phan củng cé lòng tin của nhân dân vào hoạtđộng tố tụng hình sự, góp phan đảm bảo uy tín của cơ quan có thâm quyền tiễnhành tố tụng nói chung và tòa án nói riêng và qua đó góp phần 6n định trật tự xã

hội và sự vững mạnh của Nhà nước.

1.2 Lịch sử hình thành nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luậtquốc tế, pháp luật tố tụng hình sự Pháp và Việt Nam

1.2.1 Lịch sử hình thành nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luậtquốc té

Trên bình diện pháp luật quốc tế, nguyên tắc suy đoán vô tội được quy

định tại Điều 11 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 và khoản 2 Điều

14 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 Như vậy,nguyên tắc suy đoán vô tội không còn là nguyên tắc riêng của nhà nước phápquyền tư sản mà được xem như là giá trị của văn minh nhân loại

Quy định về suy đoán vô tội trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyềnnăm 1948 được xây dựng trên cơ sở đề nghị của Pháp như sau: “Tat cả nhữngngười bị buộc tội được coi là vô tội cho đến khi tội của họ được tuyên Không aiphải chịu hình phạt nếu không căn cứ theo bản án của tòa án độc lập và khách

quan, được tuyên sau khi xét xử hợp pháp và công khai, bị cáo được trình bày

hoặc triệu tập theo quy định của pháp luật và được hưởng các bảo đảm canthiết cho việc bào chữa ” Trong đề nghị nói trên của Pháp, câu thứ nhất xác địnhthời điểm kết thúc suy đoán vô tội khi tuyên án, câu thứ hai cụ thé hóa câu thứnhất, điều kiện hóa việc kết tội theo các bảo đảm tổ tụng Như vậy, Pháp theoquan điểm đặt suy đoán vô tội trong mỗi quan hệ với xét xử công bang, coi suyđoán vô tội là cơ sở bao đảm xét xử công bằng Quan điểm này đã phát triển hơn

so với chính quan điểm của Pháp về suy đoán vô tội ở thời kỳ Cách mạng tư sản

thé hiện tại Điều 9 Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789: "Tat cả mọi

người được coi là vô tội cho đến khi bị tuyên là phạm tội; nếu can phải bắt giamthì mọi sự cưỡng bức vượt quá mức can thiết phải bị trừng phạt nghiêm khắc

bởi pháp luật”.

Phản biện quan điểm nói trên của Pháp, Mỹ đề nghị cụ thé hóa các bảo

đảm tố tụng bằng việc bố sung các quyền của bị cáo như đối chất với người làmchứng của bên buộc tội, yêu cầu triệu tập bắt buộc người làm chứng của bên gỡ

tội, tư vân người bào chữa và được người bào chữa đại diện Tuy nhiên, Pháp

Trang 36

cho rằng những quyên này đã được thê hiện trong cum từ chung: “các bảo dam

can thiết cho việc bào chữa” (tiếng Pháp: garanties nécessaires a sa défense).Ban soạn thảo đã chấp nhận quan điểm của Pháp nhưng bỏ cụm từ: “hoặc friệutập theo quy định của pháp luật” (tiễng Pháp: ou légalement appelé) vi cho rằngkhó tiếp cận đối với người dân.!

Tại phiên họp thứ hai của Ủy ban Nhân quyên, Ban soạn thảo quyết định

bỏ các đòi hỏi chung liên quan đến Tòa án Vì vậy, Pháp lại đưa ra đề nghị mới

về suy đoán vô tội như sau: “7: Gt cả những người bị buộc tội được coi là vô tộicho đến khi tội của họ được chứng minh và được tuyên Không ai bị kết tội hoặc

chịu hình phạt về một trong tội hoặc mot tội hình sự khác trừ khi sau một phiên

tòa công khai mà người đó được hưởng những bảo đảm can thiết cho việc bàochữa và áp dụng luật có hiệu lực vào thời điểm phạm toi” Phản biện quan điểmnói trên của Pháp, Mỹ đề nghị bỏ cum từ “va được tuyén” (tiếng Pháp: “et déclarée”’)

vì cho răng không có nghĩa trong tiếng Anh

Tại phiên họp thứ ba của Ủy ban Nhân quyền, các ý kiến thảo luận trở nên

trái chiều Vì vậy, Pháp đề nghị giữ lại ba yếu tố thuộc nội dung của suy đoán vô

tội gồm: “vô đội cho đến khi được chứng minh là có tội” (tiéng Pháp: innocencejusqu'a preuve du contraire), “phiên tòa công khai” (tiéng Pháp: procès public)

và “bảo đảm quyên bào chữa” (tiếng Pháp: garanties des droits de la défense).Còn Mỹ đưa ra đề nghị mới về suy đoán vô tội như sau: “Tat cả những người bịbuộc tội về một tội phạm được coi là vô tội cho đến khi tội của họ được chứngminh theo thủ tục tư pháp tai một phiên tòa công khai trong đó họ có được tất

cả những bảo đảm can thiết cho việc bào chữa” Trong quy định mới này, HyLạp đề nghị thay từ “2i phạm” (tiếng Pháp: dé/it) thành cụm từ “hờnh vi phạmtội” (tiếng Pháp: action délictueux) để áp dụng chung với tất cả các loại tộiphạm vì dé/it trong tiếng Pháp vừa có nghĩa là tội phạm, vừa có nghĩa là khinhtội, tức là một loại tội phạm cụ thể nhẹ hơn trọng tội va nặng hơn tội vi cảnh Đề

nghị của Hy Lạp được chấp nhận và khoản 1 Điều 11 Tuyên ngôn thế giới vềnhân quyền năm 1948 quy định về suy đoán vô tội như sau: “Tat cả những

người bị buộc tội về một hành vi phạm tội được coi là vô tội cho đên khi tội của

' Premiére Session du Comité de rédaction de la Commission des droits de l’>homme, Séance n° 8,

Procés verbal, Document E/CN.4/AC.1/SR.8, p 6 Cité par Hervé Henrion (2005), “La pésomption

d’innocence dans les travaux préparatoires au xxÈ"° siècle”, Archives de politique criminelle, n° 27,

(01), p 41.

Trang 37

họ được chứng minh theo pháp luật tại một phiên tòa công khai trong do họ có

được tat cả những bảo đảm can thiết cho việc bào chữa”

Theo đề nghị của Anh, quy định về suy đoán vô tội trong Công ước quốc

tẾ vé các quyền dân sự và chính trị năm 1966 được tách biệt với các bảo đảm tô

tụng khác Cụ thé, khoản 2 Điều 14 Công ước quy định: "Tat cả những người bị

buộc tội vé một tội hình sự được coi là vô tội cho tới khi tội của ho được chứng

minh theo pháp luật” Như vay, đoạn “tai một phiên toa công khai trong do họ

có được tất cả những bảo đảm can thiết cho việc bào chữa" của khoản 1 Điều

11 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 đã được tách khỏi quy định về

suy đoán vô tội và được quy định một cách đầy đủ hơn tại các khoản khác củaCông ước Tiến sỹ Hervé Henrion Trường Dai hoc Sarre đánh giá: “Sy đoán vôlội được quy định tại một khoản riêng biệt lam cho nó càng quan trọng hơn”!

Kỹ thuật lập pháp tách biệt suy đoán vô tội với những bảo đảm tổ tụng kháccũng được áp dụng khi xây dựng khoản 2 Điều 6 Công ước châu Âu về quyềncon người năm 1953: “Tất cả những người bị buộc tội về một tội hình sự đượcsuy đoán vô tội cho đến khi tội của họ được chứng minh theo pháp luật ”

Bản tiếng Anh của khoản 2 Điều 14 Công ước quốc tế về các quyền dân

sự và chính tri năm 1966 sử dụng cụm từ “shall have”, thay thé từ “has” củakhoản 1 Điều 11 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 đã làm tăng tính

bắt buộc của suy đoán vô tội: “Everyone charged with a criminal offence shall

have the right to be presumed innocent until proved guilty according to law”.

Bởi vi trong lĩnh vực pháp luật, việc sử dụng từ “shall” của tiếng Anh thê hiệntính mệnh lệnh.?

Khi xây dựng quy định của khoản 2 Điều 14 Công ước quốc tế về cácquyền dân sự và chính tri năm 1966 về suy đoán vô tội, Philippines đề nghị bổsung cụm từ “ngodi sự nghỉ ngờ hợp lý” (tiếng Anh: beyond raisonable doubt)

nhưng không được chấp nhận bởi nội dung này quá gắn bó với thực tiễn pháp

lý của các nước hệ thống common law.’ Điều đó cho thay hai quan điểm khác

Hervé Henrion (2005), “La pésomption d’innocence dans les travaux préparatoires au xx*"° siècle”, Archives de politique criminelle, n° 27, (01), p 38.

> Pp A Cote (1982), L’interprétation des lois, Yvon Blais INC, Cowansville, p 57 Cité par Hervé

Henrion (2005), “La pésomption d’innocence dans les travaux préparatoires au xx°TM siécle”, Archives de politique criminelle, n° 27, (01), p 44.

3E Tophinke (2000), Das Grundrecht der Unschuldsvermutung Aus hitorischer Sicht und im Lichte der

Praxis des schweizerischen Bundesgerichts, der EMRK-Organe und des UNO-Menschenrechtsausschusses, Stämpfli Verlag AG, Bern, p 53 Cité par Hervé Henrion (2005), “La pésomption d’innocence dans

les travaux préparatoires au xx*TM® siècle”, Archives de politique criminelle, n° 27, (01), p 44.

Trang 38

nhau trong quá trình xây dựng quy định về suy đoán vô tội của Công ước.

Quan điểm thứ nhất đặt suy đoán vô tội trong mối quan hệ với giá trị củachứng cứ: một người chi bị coi là có tội khi mọi nghi ngờ hợp lý về tội của họ

bị loại trừ (tiếng Anh: proof beyond reasonable doubt) Quan điểm nay làmhẹp phạm vi của suy đoán vô tội, làm cho suy đoán vô tội chỉ liên quan đến

đánh giá chứng cứ trong giai đoạn xét xử Quan điểm thứ hai đặt suy đoán vô

tội trong mối quan hệ với xét xử công băng Quan điểm này mở rộng phạm vicủa suy đoán vô tội đến các cấu trúc khác của tô tụng, làm cho suy đoán vô tội

thoát khỏi phạm vi hẹp của chứng cứ hình sự Quan điểm thứ hai đã được chấpnhận trong Công ước.

Trong pháp luật Liên minh châu Âu, nguyên tắc suy đoán vô tội được quy

định tại Công ước châu Âu về bảo vệ quyền con người và các quyền tự do cơbản năm 1953, Hiến chương Liên minh châu Âu về các quyền cơ bản năm 2009,Chỉ thị (EU) 2016/343 của Nghị viện và Hội đồng châu Âu ngày 9/3/2016

Dự thảo ban đầu ngày 07/02/1950 về suy đoán vô tội của Công ước châu

Âu về bảo vệ quyền con người và các quyền tự do cơ bản nhắc lại nguyên vănquy định tại khoản 1 Điều 11 Tuyên ngôn thé giới về nhân quyền năm 1948:

“Tất cả những người bị buộc tội về một hành vi phạm tội được suy đoản vô tộicho đến khi tội của họ được chứng minh theo pháp luật tại một phiên tòa côngkhai trong đó họ có được tất cả những bảo đảm can thiết cho việc bào chữa”.Sau đó, trên cơ sở đề nghị của Anh, nguyên tắc suy đoán vô tội được quy định

một cách chính xác và ngắn gọn tại khoản 2 Điều 6 của Công ước như sau: “Tat

cả những người bị buộc tội về một tội hình sự được suy đoản vô tội cho đến khi

tội của họ được chứng minh theo pháp luật” Quy định này chính xác hơn vi đã

thay thuật ngữ “hành vi phạm tội” (acte délictueux) bằng thuật ngữ “tội hìnhsự” (infraction pénale) và ngắn gọn hơn vì đã bỏ cụm từ “tai một phiên tòa

công khai trong đó họ có được tat cả những bảo đảm cân thiết cho việc bào

chữa” (au cours d’un proces public ou toutes les garanties nécessaires a sa

défense lui auront été assurées) Các bảo đảm tô tung được quy định tại khoản 1

và khoản 3 tách biệt với quy định về suy đoán vô tội tại khoản 2 Điều 6 củaCông ước Sự ngắn gọn trong quy định về suy đoán vô tội tại khoản 2 đối lậpvới sự chi tiết trong quy định về các bảo đảm tố tụng tại khoản 1 và khoản 3

Điêu 6 của Công ước Có hai quan diém khác nhau về vi trí quy định của nguyên

Trang 39

tắc suy đoán vô tội trong Công ước Quan điểm thứ nhất cho rằng suy đoán vô tộichỉ được quy định tại khoản 2 Điều 6 của Công ước là thể hiện sự biến thể củamột khái niệm rộng hơn, đó là khái niệm xét xử công bằng Quan điểm thứ haicho răng suy đoán vô tội chỉ được quy định tại khoản 2 Điều 6 của Công ước bởi

vì nguyên tắc này không chỉ liên quan đến lĩnh vực hình sự mà còn liên quan đếncác lĩnh vực pháp luật khác Đại diện cho quan điểm thứ hai, Koering Joulin giảithích: nếu như Điều 6 của Công ước chỉ liên quan duy nhất đến lĩnh vực hình sựthì suy đoán vô tội phải được quy định tại khoản 1.! Kỹ thuật lập pháp tách biệtnguyên tắc suy đoán vô tội với những bảo đảm tố tụng khác của Công ước cũngđược áp dụng khi xây dựng quy định về nguyên tắc suy đoán vô tội tại khoản 1

Điều 48 Hiến chương Liên minh châu Âu về các quyền cơ bản năm 2009: “Tat cả

những người bị buộc tội được suy đoán vô tội cho đến khi tội của họ đã đượcchứng mình theo pháp luật” Và mới đây nhất, Điều 3 Chỉ thị (EU) 2016/343 của

Nghị viện và Hội đồng châu Âu ngày 9/3/2016 quy định: “Các quốc gia thành

viên phải bảo đảm rằng những người bị nghỉ phạm tội và người bị buộc tội đượcsuy đoán vô tội cho đến khi tội phạm của họ được chứng minh theo pháp luật ””

Tóm lại, quy định về nguyên tắc suy đoán vô tội của các văn bản pháp luậtquốc tế ở phạm vi toàn cầu hay khu vực được hình thành trong xu hướng táchbiệt suy đoán vô tội với luật chứng cứ Suy đoán vô tội không đồng nhất với

phương thức chứng minh hoặc trách nhiệm chứng minh Suy đoán vô tội là một

nguyên tắc liên quan đến khái niệm xét xử công bang và chi phối việc công nhậncác đặc quyền tô tụng đối với cá nhân Vi vậy, sự tiếp cận van đề suy đoán vôtội trong các văn bản pháp luật quốc tế cũng không hoàn toàn dưới góc độ

“quyên phòng vệ nhằm bảo vệ tự do cá nhân dựa trên luật tự nhiên ” như quanđiểm của R.-J Köster.3

' R Koering Joulin (1992), La phase préparatoire du procés pénal: les grandes lignes de la

jurisprudence européenne, in: M Delmas Marty, Procès pénal et droits de l’homme Vers une conscience européenne, P.U.F., Paris, p 35 Cité par Hervé Henrion, “La pésomption d’innocence

dans les travaux préparatoires au xx*"* siécle”, Archives de politique criminelle, n° 27, 1/2005, p 46.

2 Directive (UE) 2016/343 du Parlement européen et du Conseil du 9 mars 2016 portant renforcement

de certains aspects de la présomption d'innocence et du droit d'assister 4 son proces dans le cadre des procédures pénales, https://eur-lex.europa.eu/legalcontent/FR/TXT/HTML/?uri=CELEX:32016 L0343 (truy cap 29/01/2023).

3 R.-J KOSTER, Die Rechtsvermutung der Unschuld Historische und dogmatische Grundlagen,

these, Bonn 1979, p 115 Cité par Hervé Henrion, “La pésomption d’innocence dans les travaux

préparatoires au xx°*TM siécle”, Archives de politique criminelle, n° 27, 1/2005, p 41.

Trang 40

1.2.2 Lịch sw hình thành nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tỗ

tụng hình sự Pháp

Tư tưởng về suy đoán vô tội xuất hiện khá sớm trong lịch sử nhân loại.Theo E Bauzon trong một công bố trên tạp chí của Viện Tội phạm học Paris, tưtưởng về suy đoán vô tội xuất hiện ở Anh vào cuối thế kỷ thứ 7.!

Từ khởi nguồn đến hiện tại, nguyên tắc suy đoán vô tội đã có sự “thay đổi

về bản chất pháp iý”.2 Những ghi chép của các nha hậu chú giải Kinh Thánh

cho thấy, suy đoán vô tội ban đầu xuất hiện trong pháp luật châu Âu lục địa như

một “phương thức chứng minh ”.3 Luật Công giáo va tập quán pháp của Pháp từthế kỉ 11 đã gan suy đoán vô tội với trách nhiệm chứng minh, theo đó, người bibuộc tội được coi là vô tội; từ mệnh đề tiên nghiệm này, trách nhiệm chứng

minh tội phạm thuộc về bên buộc tội Vào thế kỷ 14, nhà Giáo luật, Hồng y

người Pháp Jean Lemoine đã cho rang: “Moi cá nhân được suy đoán là vô tộicho đến khi được chứng minh là có tội ”.* Ngày 01/5/1788, vua Louis XVI củaPháp khang định: “Nguyên tắc đâu tiên của tat cả các nguyên tắc trong lĩnhvực hình sự đó là một bị cáo, ngay cả khi bị tòa án cấp sơ thẩm kết án tử hình,luôn được suy đoán là vô tội cho đến khi bản án đó được giữ nguyên bởi cấpxét xử cuối cùng ”.Š

Những học giả nổi tiếng góp phần hình thành nguyên tắc suy đoán vô tội

có thê kế đến như Voltaire, Beccaria, Montesquieu và Condorcet Tư tưởng về

suy đoán vô tội chỉ trở thành nguyên tắc suy đoán vô tội cùng với sự hình thànhcủa học thuyết nhà nước pháp quyền và sự ra đời của nhà nước pháp quyền tưsản trong hiện thực Nguyên tắc suy đoán vô tội lần đầu tiên được khăng định tại

Điều 9 Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền Pháp năm 1789: "Moi người déu

E Bauzon (2003-2004), “La présomption d’innocence et la charge de la preuve en droit romain”, Revue de |’Institut de Criminologie de Paris, vol 4, p 25 Cité par Hervé Henrion (2005), “La présomption d’innocence, un “droit a ”? Comparaison franco-allemande, Revue internationale de droit comparé, Vol 57 N°4, p 1032.

Hervé Henrion (2005), “La présomption d’innocence, un “droit à ”? Comparaison allemande, Revue internationale de droit comparé, Vol 57 N°4, p 1031.

franco-Glossa Ordinaria d`Accurse (datant d’environ 1234), Constitutio Criminalis Bambergensis (1507), Constitutio Criminalis Carolina (1532) Cité par Hervé Henrion (2005), “La présomption d’innocence, un “droit a ””? Comparaison franco-allemande, Revue internationale de droit compare, Vol 57 N°4, p 1031.

Elisabeth Guigou (2021), La présomption d’innocence: Le défi pour Ù Etat de droit (Rapport du group de travail sur la présomption d’innocence), (10), p 13.

Elisabeth Guigou (2021), La présomption d’innocence: Le défi pour |’Etat de droit (Rapport du group de travail sur la présomption d’innocence), (10), p 13.

Ngày đăng: 13/03/2024, 00:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w