1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Hoàn thiện pháp luật khuyến mại ở Việt Nam hướng tới việc sửa đổi, bổ sung Luật Thương mại năm 2005

105 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

VŨ MỸ LINH

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT KHUYÉN MẠI Ở VIỆT NAM HUONG TỚI VIỆC SỬA DOI, BO SUNG

LUAT THUONG MAI NAM 2005

HÀ NOI —- NĂM 2017

Trang 2

VŨ MỸ LINH

HOÀN THIEN PHAP LUAT KHUYEN MẠI Ở VIỆT NAM HƯỚNG TỚI VIỆC SUA DOI, BO SUNG

LUAT THUONG MAI NAM 2005

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Dung

HÀ NỘI —- NAM 2017

Trang 3

của riêng tdi.

Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bồ trong bat kỳ công trình nào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định.

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận

văn này.

Tác giản luận văn

Vũ Mỹ Linh

Trang 4

KHAI QUAT VE KHUYEN MAI VA PHAP LUAT DIEU CHINH HOAT DONG KHUYEN MAI

Khai quat vé khuyén mai

Khải niệm khuyến mại

Đặc điểm của hoạt động khuyến mại

Khái quát về hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động

khuyến mại hiện nay

Khái niệm và đặc điểm của pháp luật khuyến mại

Cấu trúc hình thức của pháp luật khuyến mại và vị trí của chế định pháp luật khuyến mai trong Luật thương

Pháp luật về khuyến mại của Hoa Kỳ Pháp luật về khuyến mại của Trung Quốc

THUC TRANG PHAP LUẬT VÀ THI HANH

PHAP LUAT VE KHUYEN MAI O VIET NAM

HIEN NAY

Những quy định pháp luật hiện hành về khuyến mai Quy định về chủ thể hoạt động khuyến mại

Quy định về hình thức và hạn mức khuyến mại Quy định về nguyên tắc thực hiện khuyến mại

Trang 5

Một số quy định về hoạt động khuyến mại trong các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực chuyên ngành Thực tiễn thi hành pháp luật về khuyến mại

Kết quả triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về khuyến mại

T ong quan việc thực hiện hoạt động khuyến mại của

các doanh nghiệp

Về việc thực hiện chính sách, pháp luật và thủ tục hành

chính của các doanh nghiệp

Thanh tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực khuyến mại Những bất cập, hạn chế trong các quy định của pháp luật về khuyến mại qua hơn 10 năm thi hành

Quy định về chủ thể hoạt động khuyến mại Quy định về hình thức và hạn mức khuyến mại Quy định về nguyên tắc thực hiện khuyến mại

Quy định về thẩm quyên quản lý nhà nước và thủ tục thực hiện khuyến mại

Quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến

KIÊN NGHỊ SUA DOI QUY ĐỊNH CUA PHAP LUAT VE KHUYEN MẠI HUONG DEN SỬA DOI

LUAT THUONG MAI NAM 2005

Sự cần thiết sửa đổi pháp luật về khuyến mai trong bối

Trang 6

Quy định về chủ thể hoạt động khuyến mại

Ouy định về hình thức và hạn mức khuyến mại

Quy định về các hành vi bị cắm trong hoạt động khuyến mại và quy định về nguyên tắc thực hiện khuyến mại Quy định về thủ tục thực hiện khuyến mại

Trang 7

Cạnh tranh là van đề tất yếu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sự cạnh tranh giữa các doanh

nghiệp ngày càng gay gắt và việc đưa ra được chiến lược kinh doanh hiệu quả và kịp thời có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp Trong thời gian qua, các hoạt động xúc tiến thương mại ngày càng phát triển và trở thành công cụ không thê thiếu thúc đây hoạt động thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Trong cuộc ganh đua đó, các doanh nghiệp sử dụng mọi giải pháp dé tìm kiếm, thúc đây cơ hội bán hàng và cung ứng dịch vụ như: Tuyên truyền, giới thiệu sản pham của doanh nghiệp, thực hiện giảm giá bán hàng, giảm giá cung ứng dịch vụ cho khách hang, Theo cách hiểu thông thường, xúc tiễn thương mại là hoạt động giới thiệu, thúc đây mua ban hang hoá, dịch vụ dưới

một số hoạt động cụ thể như khuyến mại, quảng cáo, trưng bày, giới thiệu

hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích phát triển việc mua, bán hàng hoá, dịch vụ.

Hoạt động xúc tiến thương mại chỉ hình thành trong cơ chế thị trường

khi mà có nhiều chủ thé kinh doanh cùng có khả năng cung cấp một loại hàng

hoá, dịch vụ còn người tiêu dùng thì có khả năng được lựa chọn để mua hàng hoá hoặc dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mình Trong xu thế cạnh tranh đó, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh, phân tích hành vi và nhu cầu mua sắm của khách hàng, tìm mọi cách dé tiêu thụ

hàng hoá và cung ứng dịch vụ một cách tốt nhất Khuyến mại hiện là một

trong các hoạt động xúc tiễn thương mại được các doanh nghiệp sử dụng phổ

biến dé thúc đây hoạt động bán hàng, cung ứng dịch vụ của mình trên thị

trường Qua hơn 10 năm triển khai thực hiện, các quy định của pháp luật về xúc tiễn thương mại nói chung, pháp luật về khuyến mại nói riêng đã bộc lộ

nhiêu vướng mặc, bât cập gây ảnh hưởng đên việc xây dựng các chiên lược

Trang 8

bat cập trong các quy định của pháp luật và phương hướng dé điều chỉnh các

quy định của pháp luật phù hợp với hoàn cảnh thực tế là yêu cầu có tính cần

thiết Vì vậy, học viên lựa chọn đề tài “Hoàn thiện pháp luật khuyến mại ở Việt Nam hướng tới việc sửa đổi, bỗ sung Luật Thương mại năm 2005” dé

làm Luận văn Thạc sĩ Luật học.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài:

Ở Việt Nam, pháp luật về xúc tiễn thương mại nói chung và pháp luật về khuyến mại nói riêng là đã được đưa ra nghiên cứu tại nhiều công trình

nghiên cứu ở các góc độ và khía cạnh khác nhau thông qua việc nghiên cứu

làm tiêu luận, luận văn, các đề tài nghiên cứu khoa học, sách, báo, tạp chí, Có thé kể đến một số tài liệu sau:

- Luật học Lê Hoàng Oanh, “Xúc tiễn thương mại — Lý luận và thực tién”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2014;

- Nguyễn Thị Dung, “Pháp luật về khuyến mại — Một số vướng mắc về lí luận và thực tiễn”, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, SỐ

- Nguyễn Thi Dung, “Pháp luật về xúc tiến thương mại trong nên kinh tế thị trường ở Việt Nam — Ly luận, thực tiễn và giải pháp hoàn thiện, Luận án tiễn sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2006;

- Trần Dũng Hải, “Máy ý kiến về hoạt động khuyến mại và vai trò của

pháp luật của Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Nhà

nước và Pháp luật, số 6/2008;

- Nguyễn Thị Dung, “Pháp luật về xúc tiễn thương mại ở Việt Nam —

Những van dé ly luận va thực điên”, Nhà xuất ban chính trị quốc gia, nam

2007;

Trang 9

- Lê Đăng Khoa, “Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động khuyến mại ở Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ Luật học năm

- Hoàng Hiền Lương, “Một số khía cạnh pháp lý của hoạt động khuyến mại trong kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn

Thạc sĩ Luật học, năm 2011;

- Phùng Bích Ngọc, “Cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động

khuyến mai theo Luật Cạnh tranh năm 2004”, Tap chi Dan chủ và Pháp luật, Bộ Tư pháp, Số 2/2014.

Những công trình nghiên cứu nói trên chủ yếu nghiên cứu chung về hoạt động xúc tiễn thương mại hoặc có nghiên cứu riêng về hoạt động khuyến mại dưới góc độ lý luận và thực tiễn hoạt động khuyến mại Đây là những tài

liệu có giá trị để tác giả nghiên cứu, kế thừa trong giải quyết các vấn đề

nghiên cứu của dé tài Trong phạm vi dé tài của mình, tôi sẽ khái quát nội dung các quy định hiện hành của pháp luật về khuyến mại, từ thực tiễn thi

hành chỉ ra những vướng mắc, bất cập trong các quy định của pháp luật, từ đó

đưa ra phương hướng, giải pháp và đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật về khuyến mại.

3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động khuyến mại được quy định trong Luật Thương mại năm 2005 và các văn bản liên quan như: Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại (sau đây viết tắt là Nghị định SỐ 37/2006/NĐ-CP), Thông tư liên tịch số 07/2007/TTLT-BTM-BTC ngày 06/7/2007 của Bộ Thương mại và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số

Trang 10

Thông tư liên tịch SỐ 07/2007/TTLT-BTM-BTC) và các văn bản,, quy định

pháp luật khác có liên quan của các quốc gia khác trên thé giới.

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận chung về hoạt động khuyến mại, pháp luật điều chỉnh hoạt động khuyến mại, thực trạng thi

hành và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật khuyến mại ở Việt Nam

từ khi Luật Thương mại năm 2005, Nghị định số 37/2006/NĐ-CP và Thông

tư liên tịch số 07/2007/TTLT-BTM-BTC được ban hành đến nay.

4 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ các quy định của pháp luật

và thực tiễn triển khai thực hiện các quy định của pháp luật khuyến mai 0 Việt Nam, từ đó, đề xuất phương hướng sửa đổi nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật khuyến mại ở Việt Nam.

Dé dat được mục đích nghiên cứu ở trên, Luận văn đặt ra các nhiệm vụ

nghiên cứu cụ thé như sau:

- Thực hiện nghiên cứu các van dé lý luận của pháp luật khuyến mại;

- Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn pháp luật và thi hành pháp luật khuyến

mại ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra những bat cap, ton tai cua hé thống pháp luật

cũng như những vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật;

- Đề xuất, kiến nghị phương hướng sửa đổi nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật khuyến

mại ở Việt Nam.

5 Các phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn Để giải quyết những mục tiêu nghiên cứu được đặt ra, tác giả nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng

và chủ nghĩa duy vật lịch sử Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng các phương

pháp phân tích, tổng hợp nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về

Trang 11

các quy định của pháp luật về khuyến mại được quy định trong Luật Thương mại năm 2005 với pháp luật của các quốc gia khác trên thế giới.

6 Y nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Luận văn là công trình nghiên cứu một cách tập trung và có hệ thống về pháp luật khuyến mại ở Việt Nam dựa trên cơ sở thực tiễn triển khai và áp dụng các quy định của pháp luật Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần xây dựng các giải pháp tổng thể hoàn thiện pháp luật về khuyến mại, xây dựng cơ chế thực thi pháp luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đồng thời tháo gỡ những vướng mắc cho cơ quan quản ly nhà nước có thắm quyên trong quá trình triển khai

thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khuyến mại.

Luận văn có thê là tài liệu tham khảo có giá trị cho nghiên cứu, giảng

dạy và học tập về pháp luật về khuyến mại 7 Bố cục (các chương) của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Khái quát về khuyến mại và pháp luật điều chỉnh hoạt động khuyến mại.

Chương 2: Thực tiễn pháp luật và thi hành pháp luật vè khuyến mại ở

Việt Nam hiện nay.

Chương 3: Kiến nghị sửa đổi quy định của pháp luật về khuyến mại hướng đến sửa đôi Luật Thương mại năm 2005.

Trang 12

1.1 Khai quat vé khuyén mai 1.1.1 Khái niệm khuyén mại

Khuyến mại là một trong các hoạt động xúc tiễn thương mại được quy

định tại Mục 1 Chương IV Luật Thương mại năm 2005 Theo quy định tại

Luật Thương mại năm 2005: Xúc tiễn thương mại là hoạt động thúc day, tìm

kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lam thương mại Theo cách hiểu thông thường xúc tiễn thương mại là hoạt động giới thiệu, thúc đây mua bán hàng hoá, dịch vụ dưới một số hoạt động cụ thể như khuyến mại, quảng cáo, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích phát triển việc mua, bán hàng hoá, dịch vụ.

Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm

xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách

hàng những lợi ích nhất định" Có thé nói, khuyến mại là hoạt động nhằm mục

đích thu hút sự quan tâm của khách hàng đối với hàng hoá, dịch vụ của mình trên thị trường băng cách tặng thêm cho khách hàng ngoài các lợi ích mà bản

thân hàng hoá, dịch vụ mang lại.

1.1.2 Đặc điểm của hoạt động khuyến mại

Khuyến mại là công cụ kinh doanh quan trọng nhằm thúc đây việc tiêu

thụ hàng hoá, dịch vụ Công cụ kinh doanh này có nhiều tác dụng và có thê áp

dụng vào các công đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất, kinh doanh của

thương nhân như: giới thiệu sản phẩm mới, đưa sản phẩm xâm nhập vào thị

trường, quá trình tạo lợi thế cạnh tranh với các thương nhân khác Khuyến ! Khoản 1 Điều 88 Luật Thương mại năm 2005

Trang 13

điểm sau:

* Chủ thể thực hiện hành vi khuyến mại:

Chủ thé thực hiện hành vi khuyến mại là thương nhân Theo khoản 1

Điều 6 Luật thương mại năm 2005, thương nhân bao gồm “tổ chức kinh tế

được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập,

thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”.

Để tạo nhiều cơ hội thương mại, pháp luật cho phép thương nhân có thé

tự mình tổ chức thực hiện việc khuyến mại hoặc sử dụng dịch vụ khuyến mại

do thương nhân khác cung cấp trên cơ sở hợp đồng dịch vụ khuyến mại.

Như vậy, thương nhân thực hiện khuyến mại gồm có thương nhân tự tô chức thực hiện khuyến mại và thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại.

* Mục dich cua khuyến mại

Giống như các hoạt động xúc tiến thương mại khác, mục đích của khuyến mại là xúc tiễn bán hang và cung ứng dịch vụ Dé thực hiện mục đích này, mục tiêu bao trùm mà khuyến mại hướng tới là tác động tới khách hàng,

lôi kéo hành vi của khách hàng để họ mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ, giới thiệu một sản phẩm mới hay kích thích trung gian phân phối chú ý hơn nữa

đến hàng hoá của doanh nghiệp, tăng lượng hàng đặt mua, qua đó tăng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường hàng hoá, dịch vụ.

* Cách thức hoạt động khuyến mại

Cách thức thực hiện xúc tiến thương mại của khuyến mại là dành cho khách hàng những lợi ích nhất định Dấu hiệu dành cho khách hàng những lợi ích nhất định để tác động tới thái độ và hành vi mua bán của họ là đặc trưng

để phân biệt khuyến mại với các hình thức xúc tiến thương mại khác như

quảng cáo, trưng bày giới thiệu hàng hoá, dịch vụ

- Đối tượng khách hàng được khuyến mại:

Trang 14

khách hàng rất đa dạng, có thê là lợi ích vật chất (tiền, hàng hoá) hoặc phi vật chất (cung ứng dich vụ miễn phi ), tuỳ thuộc vào nhiều yếu tổ như mục tiêu của đợt khuyến mại, trạng thái cạnh tranh hay kinh phí dành cho khuyến

Điều kiện cần đảm bảo là tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại phải là những hàng hoá, dịch vụ được kinh doanh hợp pháp.

Như vậy, bản chất của khuyến mại là hoạt động của thương nhân thông qua việc dành cho khách hàng những lợi ích nhất định với những công cụ đa dạng như quà tặng, hàng mẫu, giảm giá nhằm mục tiêu kích thích, lôi kéo

hành vi quyết định mua hàng, sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp, đích cuối

cùng là tăng thị phần của doanh nghiệp trong thị trường hàng hoá, dịch vụ 1.2 Khái quát về hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động khuyến

mại hiện nay

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của pháp luật khuyến mại

Với tư cách là một bộ phận của pháp luật thương mại, pháp luật xúc

tiễn thương mại là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động xúc tiễn thương mại của thương nhân.

Pháp luật khuyến mại là một bộ phận của pháp luật xúc tiễn thương mại

hay rộng hơn, là một bộ phận của pháp luật thương mại, bao gồm các quy

phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong quá trình thương nhân tìm kiếm, thúc đây hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thông qua việc dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.

Pháp luật khuyến mại có các đặc điểm cơ bản như sau:

* Pháp luật khuyến mại là một bộ phận của pháp luật thương mại

Trang 15

thực hiện khuyến mại với thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại;

- Quan hệ giữa thương nhân với người tiêu dùng, với các khách hàng

của chương trình khuyến mại;

- Quan hệ giữa thương nhân với cơ quan quan lý Nha nước có thâm

quyên đối với hoạt động khuyến mai.

* Nội dung của pháp luật khuyến mại bao gồm các quy định về chủ thê

thực hiện khuyến mại, các hình thức khuyến mại, thủ tục thực hiện khuyến

mại và các vấn đề khác liên quan đến quản lý nhà nước đối với hoạt động khuyến mại.

- Các quy định về chủ thê thực hiện khuyến mại được hình thành từ

việc xuất hiện các đối tượng có nhu cầu thực hiện các hoạt động nhằm thúc đây việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ của mình trên thực tế Các đối tượng này rất đa dạng và pháp luật đã khái quát quy định chủ thể thực hiện khuyến mại là các thương nhân và quy định các trường hợp thương nhân thực

hiện khuyến mại.

- Các quy định về hình thức khuyến mại ra đời do sự sáng tạo của

thương nhân trong quá trình triển khai các cách thức nhăm thúc đây việc mua

ban hàng hoá, cung ứng dịch vụ Các hình thức khuyến mại thực sự rất đa

dạng Trên cơ sở các cách thức triển khai trên thực tế, các nhà làm luật đã khái quát và dự liệu ra các hình thức khuyến mại phổ biến thường được

thương nhân sử dụng để quy định trong Luật Thương mại Với mỗi hình thức khuyến mại khác nhau, pháp luật cũng yêu cầu thương nhân tuân thủ theo các

quy định cụ thể khác nhau khi thực hiện.

- Các thủ tục thực hiện khuyến mại được quy định dựa trên cơ sở mỗi

hình thức khuyến mại đều mang đặc điểm và cách thức thực hiện khác nhau.

Trên cơ sở đánh giá tác động của từng hình thức khuyến mại cụ thé, pháp luật

Trang 16

yêu cầu thương nhân phải tuân thủ và thực hiện các thủ tục được quy định

tương ứng khi thương nhân lựa chọn thực hiện dưới từng hình thức cụ thê.

- Các quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động khuyến mại được đặt ra nhằm kiểm tra, kiểm soát và giám sát chặt chẽ hoạt động khuyến mại của các thương nhân Các cơ quan có thâm quyền thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khuyến mại của thương nhân nhằm tránh các

hành vi cạnh tranh không lành mạnh giữa các thương nhân, tạo môi trường

kinh doanh bình đăng và bảo đảm quyên, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng khi tham gia hoạt động khuyến mại của các thương nhân.

1.2.2 Cầu trúc hình thức của pháp luật khuyến mai và vị trí của chế

định pháp luật khuyến mai trong Luật thương mại năm 2005

* Quy định của pháp ludt về xúc tiễn thuong mại truớc khi ban hành

Luat Thuong mại nam 2005

Nhận thức rõ vai trò của hoạt đóng xúc tiễn thương mại đối với sự phát triển của nền kinh tế, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản để điều chỉnh

trong lĩnh vực này như:

- Nghị định của Chính phủ số 194-CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 về

hoạt động quảng cáo trên lãnh thé Việt Nam;

- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 390-TTg ngày 01 tháng 8 năm 1994 về việc ban hành Quy chế về hội chợ và triển lãm thương mại;

- Thông tư số 5-TM/XNK của Bộ Thương mại ngày 25 tháng 2 năm 1995 hướng dẫn thực hiện Quy chế Hới chợ và trién lãm thương mại;

- Thông tư số 37/NHTT-TT ngày 01 tháng 7 năm 1995 của Bộ Văn hóa Thông tin hướng dẫn thực hiện Nghị định số 194-CP ngày 31 tháng 12 năm

1994 về hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam;

- Thông tư liên Bộ số 1191-TTN/LB ngày 29 tháng 6 năm 1991 của Ủy

ban Khoa học Nhà nước - Bộ Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch quy

định về việc quản lý nhãn và quảng cáo sản phâm hàng hóa;

Trang 17

Sau đó, Luật Thuong mại đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam thông qua vào ngày 10 tháng 5 năm 1997, có hiệu lực từngày 01 tháng 01 năm 1998 Đây là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực

pháp ly cao nhất từ trước đến nay quy định thông nhất về hoạt động thương

mại trên lãnh thé Việt Nam Qua hơn 7 năm thực hiện, Luật Thương mại năm

1997 đã có những tác động tích cực đến đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam, từng bước đưa hoạt động thương mại vào nè nếp, khuyến khích và phát

triển hoạt động thương mại hợp pháp, ngăn chặn và xử lý hành vi bất hợp

pháp gây ảnh hưởng xấu đến môi trường thương mại Luật Thương mại năm 1997 ra đời đã đánh dấu một bước phát triển mới của hệ thống pháp luật về

xúc tiễn thương mại Từ đây, các hoạt đóng xúc tiễn thương mại đã được điều

chỉnh một cách tập trung, thống nhất, góp phần đạt được những mục tiêu quản lý nhất định Luật Thương mai nam 1997 đã dành 4 Mục của Chương II dé

quy dinh vé cac hoat dong: khuyén mại, quảng cáo thương mai, hội trợ, triển lãm thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa Tuy nhiên, cùng với sự phát

triển của nền kinh tế Việt Nam, Luật Thương mại năm 1997 đã bộc lộ những hạn chế nhất định, đòi hỏi phải sửa đối.

* Quy định của pháp ludt về xúc tiễn thuong mại sau khi Ludt Thuong

mại nam 2005 duoc ban hành

Luật Thương mại được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 thang 6 năm 2005 (Luật

Thương mại năm 2005) Đạo luật này được ban hành nhằm khắc phục những

bất cập của Luật Thương mại năm 1997, đáp ứng những yêu cầu của tình hình

phát triển kinh tế — xã hội, cũng như của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

của nước ta trong giai đoạn phát triển mới trong đó các quy định về xúc tiến

thương mại nói chung, về hoạt động khuyến mại nói chung đã có nhiều thay đôi Các hoạt động khuyến mại trước đây chỉ có 6 điều trong Luật Thương

mại năm 1997 nay đã được bổ sung và sửa đổi thành 14 điều; Quảng cáo thương mại tăng từ 12 điều lên 15 điều; Trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch

Trang 18

vụ tăng từ 10 điều lên 12 điều; Hội chợ, triển lãm thương mại tăng từ 11 điều lên 12 điều Nhiều nội dung mới được đưa vào Luật như bổ sung các hình thức khuyến mại, làm rõ các thông tin phải thông báo công khai trong hoạt

động khuyến mại, trách nhiệm của các bên trong hoạt động hội chợ, triển lãm

Hoạt động tô chức khuyến mại hiện nay được điều chỉnh bởi hệ thống

các văn bản quy phạm pháp luật tương đối hoàn chỉnh, trong đó các văn bản trực tiếp điều chỉnh hoạt động khuyến mại bao gồm:

- Luật Thương mại năm 2005 gồm 9 chương, 324 Điều, trong đó có 14

điều quy định về hoạt động khuyến mại, b6 sung thêm 6 điều so với Luật Thương mại năm 1997;

- Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thương mại về hoạt động xúc tiễn thương mại (sau đây gọi tắt là Nghị định số 37/2006/NĐ-CP),

- Nghị định số 68/2009/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 4 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại (sau đây gọi tắt là Nghị định số 68/2009/NĐ-CP),

- Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15 thang 11 năm 2013 của Chính

phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cắm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:

- Thông tư liên tịch số 07/2207/TTLT-BTM-BTC ngày 06/7/2007 của

Bộ Thương mại, Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều về hoạt động khuyến

mại và hội chợ, triển lãm thương mại (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch SỐ

Bên cạnh đó, khuyến mai cũng được quy định tại các văn bản quy

phạm pháp luật chuyên ngành như:

- Lĩnh vực thương mại (Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6

năm 2006 hướng dẫn thi hành Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cam

Trang 19

kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện; Nghị định

43/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 sửa đổi, bố sung danh mục hang hóa, dịch vụ cắm kinh doanh của Nghị định 59/2006/NĐ-CP);

- Lĩnh vực viễn thông (Luật Viễn thông năm 2009; Nghị định số

25/2011/NĐ-CP quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật viễn thông: Thông tư số 11/2010/TT-BTTTT quy định hoạt động khuyến mại đối với dịch vụ thông tin di động);

- Lĩnh vực bưu chính (Luật Bưu chính năm 2010);

- Lĩnh vực kinh doanh x6 số (Nghị định 105/2010/NĐ-CP của Chính

phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động kinh doanh xổ số), - Lĩnh vực kinh doanh thuốc lá (Nghị định 119/2007/NĐ-CP của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá);

- Lĩnh vực thuế (Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; Luật thuế thu nhập

cá nhân),

- Lĩnh vực gia (Luật Giá năm 2012);

- Lĩnh vực cạnh tranh (Luật Cạnh tranh năm 2004; Nghị định số

116/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của

Luật Cạnh tranh; Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 về quản lý

hoạt động bán hàng đa cấp),

- Lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm (Nghị định số 41/2009/NĐ-CP của

Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo

- Lĩnh vực sản xuất kinh doanh rượu (Nghị định số

94/2012/NĐ-CP của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu),

Như vậy, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện nay điều chỉnh hoạt động khuyến mai của nước ta về cơ bản đã bảo đảm được công tác quản

ly nhà nước, tao môi trường pháp lý ổn định, phù hop và tạo thuận lợi cho

cộng đồng doanh nghiệp thực hiện hoạt động xúc tiễn thương mại hàng hoá,

dịch vụ của mình, đông thời cũng bảo vệ được quyên và lợi ích của người tiêu

Trang 20

dùng trong việc sử dụng hàng hoá, dịch vụ Tuy nhiên, cũng còn một số tồn tại và bất cập do có những quy định hiện nay đã không còn đảm bảo tính cập nhật so với sự phát trién nhanh chóng va đa dang, phức tạp của hoạt động xúc tiễn thương mại.

1.2.3 Cấu trúc nội dung cơ bản của pháp luật hiện hành về khuyến

Văn bản có giá trị pháp lý cao nhất trong lĩnh vực xúc tiễn thương mại là Luật Thương mại được ban hành năm 2005, là văn bản quy định tương đối

day đủ các hoạt động xúc tiến thương mai, trong đó có hoạt động khuyến mại Hoạt động xúc tiến thương mại được điều chỉnh thông qua các hoạt động cụ thể: khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại, theo đó, mỗi hoạt động cụ thé lại được điều chỉnh bởi các quy định khác nhau nhưng đều tựu chung trên một số khía

cạnh chủ yếu như nội dung, hình thức, đối tượng tham gia thực hiện, các hành

vi nghiêm cắm, cách thức thực hiện,

Nội dung cơ bản của pháp luật khuyến mại sẽ bao gồm các nhóm quan

hệ pháp luật:

- Nhóm quy định pháp luật về chủ thể hoạt động khuyến mại

Pháp luật về khuyến mại đã quy định rõ các chủ thể được phép thực

hiện hoạt động khuyến mại và các chủ thể không được phép thực hiện hoạt

động khuyến mại Việc đặt ra các quy định về chủ thê thực hiện khuyến mại

nhằm đảm bảo hoạt động khuyến mại được thực hiện bởi các đối tượng thực sự có nhu cầu và đủ điều kiện dé thực hiện khuyến mại, nhằm thúc day việc

mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ của chính các thương nhân đó.

- Nhóm quy định pháp luật về hình thức và hạn mức khuyến mại

Hình thức khuyến mại được hiểu là cách thức thương nhân biểu hiện dé dành cho khách hàng những lợi ích nhất định nham thúc đây việc mua ban

hàng hoá, cung ứng dịch vụ của mình Việc đặt ra quy định cụ thé đối với các

hình thức khuyến mại là cần thiết, giúp cho các thương nhân có thé tự do lựa

Trang 21

chọn cách thức thực hiện để phù hợp với kế hoạch kinh doanh của mình dựa trên các yếu tố như: đối tượng khách hang mà thương nhân hướng tới, nguồn

kinh phí bỏ ra để thực hiện chương trình khuyến mại, phạm vi thực hiện khuyến mại Đồng thời thương nhân không bị giới hạn thực hiện khuyến

mại trong các hình thức được luật quy định mà có thé sang tạo thực hiện theo cách thức khác không được quy định trong luật nhằm đưa hàng hoá, dịch vụ của mình đến với người tiêu dung.

- Nhóm quy định pháp luật về nguyên tắc hoạt động khuyến mại

Nguyên tắc hoạt động khuyến mại được hiểu là những điều cơ bản

được đặt ra yêu cầu các thương nhân phải tuân thủ trong quá trình thực hiện hoạt động khuyến mại Việc đặt ra các nguyên tắc yêu cầu thương nhân phải

tuân thủ nhằm đảm bảo các chương trình khuyến mại được thực hiện một cách hợp pháp, ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thé khi tham gia hoạt động khuyến

- Nhóm quy định pháp luật về thẩm quyên quản lý nhà nước và thủ tục khi thực hiện hoạt động khuyến mại

Thâm quyền quản lý nhà nước về hoạt động khuyến mại có thể được

hiểu là quy định về cơ quan nhà nước được giao chức năng, nhiệm vu, quyền

hạn trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động khuyến mại Hiện nay,

thâm quyền quản lý nhà nước về hoạt động khuyến mai đựợc phân cấp quản lý gồm cơ quan quản lý cấp trung ương là Bộ Công Thương, cơ quan quản lý cấp địa phương là Sở Công Thương tại các địa phương Việc phân cấp quản lý nhà nước đối với hoạt động khuyến mại là phù hợp nhằm giao trách nhiệm

kiểm tra, giám sát cho các địa phương quản lý hoạt động khuyến mại trên địa bàn, đảm bảo việc phân công nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với khả năng và

điều kiện thực tế của mỗi cấp.

Trước khi thực hiện hoạt động khuyến mại, các thương nhân cần thực

hiện thủ tục hành chính cần thiết theo quy định của pháp luật Theo đó, thủ

Trang 22

tục hành chính trong hoạt động khuyến mại được hiểu là trình tự do pháp luật

quy định mà thương nhân phải tuân theo trước khi triển khai thực hiện khuyến mai với cơ quan quản lý nhà nước có thâm quyên Việc quy định thủ tục hành

chính trong hoạt động khuyến mại là cần thiết nhằm đảm bảo chương trình

khuyến mại của thương nhân được thực hiện một cách hợp pháp và thê hiện

trách nhiệm quản lý của cơ quan quản lý nhà nước có thâm quyên.

- Nhóm quy định pháp luật về các hành vi bị cam trong hoạt động

khuyến mại

Pháp luật quy định về các hành vi bị cắm trong hoạt động khuyến mại

được hiểu là những điều thương nhân không được làm khi tiễn hành hoạt động khuyến mại Theo Điều 33 Hiến pháp năm 2013: “Moi người có quyên tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm” Quyền tự do kinh doanh của các chủ thé được Nhà nước công nhận như một nguyên tắc hiến định Khuyến mại là quyền của thương nhân trong quá trình hoạt động kinh doanh Tuy nhiên, trong một xã hội quyên và lợi ích của các chủ

thé luôn đan xen như hiện nay, quyền tự do của các chủ thé cần được đặt

trong mối quan hệ với quyền và lợi ích của các chủ thể khác, thực hiện quyền

của mình nhưng không được xâm hại đến quyền và lợi ích của các chủ thể

khác Pháp luật quy định các hành vi bị cắm trong khuyến mại là hoàn toàn cần thiết để đảm bảo quyền và lợi ích của tất cả các chủ thể trong quá trình

thực hiện hoạt động khuyến mại.

1.3 Quy định về pháp luật khuyến mại của các quốc gia trên thế

1.3.1 Pháp luật về khuyến mại của Hoa Kỳ

Tại Hoa Kỳ không có luật hoặc quy định về khuyến mại nhưng khi nói đến chương trình khuyến mại nói chung, thì lại liên quan đến các trò chơi

miễn phí Có một số bài viết về quy định liên quan đến khuyến mại mà được

Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) thông qua thì cần phải thực hiện theo.

Trang 23

Khuyến mại là cấp độ hoặc loại hình tiếp thị nhằm vào cả người tiêu

dùng và các kênh phân phối (theo hình thức bán hàng ưu đãi) Khuyến mại được sử dụng để giới thiệu sản phâm mới, thanh lý hàng tồn kho, thu hút lưu lượng truy cập và dé nâng doanh số bán hàng tạm thời.

Về các hình thức khuyến mại: Có nhiều phương pháp khuyến mại, bao

gồm: phiếu giảm giá và giảm giá; thỏa thuận về giá; trưng bày thu hút người

mua; hội chợ thương mại, vv Khuyến mại bao gồm các phiếu giảm giá

dùng trong thời gian ngắn, giảm giá, các cuộc thi và rút thăm trúng thưởng, sản phẩm mang logo khuyến mại, lây mẫu sản phẩm, và tài liệu khuyến mai

tại cửa hàng Tất cả các hoạt động khuyến mại đều được sử dụng để tạo ra doanh số bán hàng trong một thời gian xác định.

Chương trình khuyến mại hầu hết nhằm vào người tiêu dùng Chương trình khuyến mại cũng được phát triển cho ngành thương mại hoặc cho nhân viên bán hàng nội bộ Các nhà sản xuất sẽ tạo ra chương trình khuyến mại cho các ngành thương mại như mạng lưới phân phối của mình vì những lý do chiến lược tương tự như đối với người tiêu dùng, dé tạo ra doanh số ngắn hạn.

Giảm giá và phiếu giảm giá là chiến thuật chính được sử dụng để

khuyến mại Giảm giá có thé được quảng bá thông qua tờ rơi in và phát tai cửa hàng hoặc gửi qua bưu điện cũng như giảm giá đặc biệt hàng tuần được

hiển thị trên kệ hàng Giảm giá cũng có thể thông qua hình thức chiết khấu.

Phiếu giảm giá có giá trị băng tiền có ghi rõ ngày hết hạn và được phát hành

trên các tờ báo, tạp chí và trực tuyến.

Có thé thấy là đối với các hoạt động khuyến mại, Hoa kỳ tạo cơ chế

khá thông thoáng cho các doanh nghiệp tự chủ động đối với kế hoạch kinh doanh của mình với nhiều cách thức khác nhau, không bị bó hẹp trong một khuôn khổ nào.

1.3.2 Pháp luật về khuyến mại của Trung Quốc

Nghị định số 18 về biện pháp quản lý các hoạt động khuyến mại của nhà bán lẻ, được thông qua tại cuộc họp điều hành thứ 7 của Bộ Thương mại

Trang 24

ngày 13 tháng 7 năm 2006 và được thông qua bởi Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia, Bộ Công an, Cục Thuế Nhà nước và Cục Quản lý Nhà nước về Công nghiệp và Thương mại, được ban hành và có hiệu lực ké từ ngày 15

tháng 10 năm 2006.

Pháp luật quy định về trách nhiệm của nhà bán lẻ thực hiện khuyến

mại "Nhà bán lẻ”: là các doanh nghiệp và các chi nhánh cũng như các hộ

kinh doanh cá thể đã đăng ký tại các cơ quan hành chính hoạt động công

nghiệp và thương mại và bán hàng hóa cho người tiêu dùng.

Các biện pháp quản lý về hoạt động khuyến mại của nhà bán lẻ nhằm

điều chỉnh các hành vi khuyến mại của các nhà bán lẻ, quy định các nguyên tắc thực hiện khuyến mại và trách nhiệm của nhà bán lẻ, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, duy trì sự cạnh tranh công bang và quyên lợi của công chúng nói chung, và khuyến khích phát triển phù hợp và

có trật tự của các ngành ban lẻ, các biện pháp hiện tại được xây dựng theo cácquy định pháp luật liên quan.

Về hình thức khuyến mại: Khuyến mai dưới hình thức t6 chức chương trình khách hàng thường xuyên, hay nói cách khác khuyến mại qua thẻ ưu đãi

tích điểm: Nhà bán lẻ phải nêu rõ phương pháp tích điểm, thời gian hợp lệ cho các điểm tích lũy và cho biết các mặt hàng ưu đãi cần có được để mua hàng Sau khi người tiêu dùng nhận được một thẻ ưu đãi tích điểm, các nhà bán lẻ không được thay đôi bất kỳ các nội dung nào như đã nêu ở đoạn trên, trừ khi những thay đổi đó sẽ thêm vào các quyền và lợi ích của người tiêu

Về xử phạt vi phạm hành chính: Khi có bất kỳ hành động bán lẻ nào vi phạm các quy định đã nêu trên, nếu thuộc diện điều chỉnh của luật hoặc quy định khác, thì luật hoặc quy định đó sẽ áp dụng Nếu không được quy định tại

các luật hoặc văn bản khác, các nhà bán lẻ sẽ được yêu cầu sửa sai Trong trường hợp trục lợi phi pháp, các nha bán lẻ có thé bị phạt tiền gap tối đa 3 lần số tiền trục lợi phi pháp, nhưng không quá 30.000 nhân dân tệ Trong trường

Trang 25

hợp không có lợi nhuận bat hợp pháp, các nhà bán lẻ sẽ bị phạt tối đa 10.000

nhân dân tệ Ngoài ra còn có thể bị nêu tên trên thông báo Bên cạnh đó, Nghị định yêu cầu các sở của tất cả các địa phương phải giám sát và quản lý các

hành vi khuyến mại theo chức năng của mình theo quy định của pháp luật liên

quan Trong trường hợp hoạt động khuyến mại tham gia phạm tội, hoạt động

đó sẽ bị điều tra và trừng phạt bởi các cơ quan công an Ngoài ra, Nghị định yêu cầu tất cả các tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách

nhiệm, dựa trên tình hình thực tế của mình, xây dựng các quy định liên quan

dé điều chỉnh các hành vi khuyến mại.

So với Hoa Kỳ, có thể thấy các quy định về khuyên mại trong pháp luật Trung Quốc khá chặt chẽ Pháp luật đã đưa ra các quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và có các quy định xử phạt đối với các hành vi

vi phạm của chu thé thực hiện hoạt động khuyến mại.

Ngoài ra, tại một số nước còn quy định cụ thé về hạn mức khuyến mại như tại Singapore: Vào mùa khuyến mai (từ tháng 5 — tháng 7), các mặt hàng có thé giảm tới 70% ; Tại Malaysia: Mùa giảm giá được bắt đầu vào dip lễ hội màu sắc của Malaysia (Colours of Malaysia) diễn ra vào tháng 7 Dịp này, tất cả hàng hóa, dich vụ tại Malaysia đều được giảm giá từ 10 — 80% so với ngày

bình thường.

Việc đặt ra quy định về khuyến mại nhằm đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh góp phan 6n định nền kinh tế, đồng thời hướng tới bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Tuy nhiên, các quy định của pháp luật cũng không thể là rào cản của các

doanh nghiệp mà phải tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Vì thế, việc học tập kinh nghiệm thực tế trong quy định của các quốc gia khác là cần thiết và phải biết ứng dụng một cách phù hợp đối với điều kiện kinh tế tại

Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Trang 26

KET LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 trình bày khái quát về khuyến mại, hệ thống pháp luật điều

chỉnh hoạt động khuyến mại tai Việt Nam và vi trí của pháp luật khuyến mại

trong hệ thống luật thương mại Bên cạnh đó, trong nội dung chương | cũng

khái quát quy định về khuyến mại của một số quốc gia trên thế giới nhằm tiếp

thu kinh nghiệm pháp luật của các nước Qua đó có thé thay, hệ thống pháp

luật điều chỉnh các hoạt động khuyến mại của Việt Nam được xây dựng khá

đầy đủ, bao gồm được hết các nội dung cần thiết điều chỉnh hoạt động khuyến

mại.

Trang 27

CHUONG 2

THUC TRANG PHAP LUAT VA THI HANH PHAP LUAT VE KHUYEN MAI O VIET NAM HIEN NAY

2.1 Những quy định pháp luật hiện hành về khuyến mại 2.1.1 Quy định về chủ thể hoạt động khuyến mại

Thương nhân được quy định tại Điều 6 Luật Thương mại, theo đó “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân

hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinhdoanh”.

Thương nhân thực hiện khuyến mại là thương nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Thương nhân trực tiếp khuyến mại hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh;

- Thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện khuyến mại

cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác theo thỏa thuận với thương nhân

đó ˆ

Tại Điều 89 và Điều 90 Luật Thương mại hiện quy định về kinh doanh

dich vụ khuyến mại hay hop dong dich vụ khuyến mai trong hoạt động khuyên

mại Theo đó, Kinh doanh dịch vụ khuyến mại là hoạt động thương mại, theo

đó một thương nhân thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác trên cơ sở hợp đồng Hợp đồng dịch vụ khuyến mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Điều 95 và Điều 96 Luật Thương mại quy định về quyên, nghĩa vụ của

thương nhân thực hiện khuyến mại, theo đó khi tổ chức hoạt động khuyến mại, thương nhân có quyền: Lựa chọn hình thức, thời gian, địa điểm khuyến mại; Quy định những lợi ích cụ thể mà khách hàng được hưởng; Tự mình tô

? Khoản 2 Điều 88 Luật Thương mại năm 2005

Trang 28

chức thực hiên các hình thức khuyến mại theo quy định của pháp luật; Thuê

thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại theo quy định của pháp luật.

Thương nhân tô chức hoạt động khuyến mại có các nghĩa vụ cơ bản

sau: Thực hiện đầy đủ các quy định về trình tự thủ tục pháp lý cần thiết để thực hiện các hình thức khuyến mại; Thông báo công khai các nội dung, thông tin về hoạt động khuyến mại cho khách hàng Ví dụ như: tên hoạt động

khuyến mại, giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ khuyến mại, thời gian khuyến mại, ngày bắt đầu, ngày kết thúc và địa bàn hoạt động khuyến mại; Nghĩa vụ thực hiện đúng chương trình khuyến mại đã thông báo và cam kết

với khách hàng: Nghĩa vụ trích 50% giá trị giải thưởng đã công bố vào ngân sách nhà nước trong trường hợp không có người trúng thưởng (đối với các

hình thức trao thưởng mang tính may rủi); Tuân thủ các thỏa thuận trong hợp

đồng dịch vụ khuyến mại đã ký kết.

Khoản | Điều 91 Luật Thương mại năm 2005 quy định:" Thuong nhân

Việt Nam, Chỉ nhánh của thương nhân Việt Nam, Chỉ nhánh của thương nhán

nước ngoài tai Việt Nam có quyên tự tô chức khuyến mại hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện việc khuyến mại cho mình".

Tuy nhiên, khác với chi nhánh của thương nhân, văn phòng đại diện của

thương nhân không được khuyến mại hoặc thuê thương nhân khác thực hiện

khuyến mại tại Việt Nam cho thương nhân mà mình đại diện Khoản 2 Điều

9] Luật Thương mại năm 2005 quy định: "Van phòng đại diện cua thương

nhân không được khuyến mại hoặc thuê thương nhân khác thực hiện khuyến

mại tại Việt Nam cho thương nhân mà minh đại điện" Khác với chi nhánh

của thương nhân, được uỷ quyén giao dịch thực hiện tất cả các chức năng

hành nghề như thương nhân chính; văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện

theo uy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích của thương

nhân, nó không được kinh doanh mà chỉ có chức năng thay mặt cho

thương nhân về hành chính.

Trang 29

2.1.2 Quy định về hình thức và hạn mức khuyến mại

Có nhiều cách thức khác nhau để thương nhân mang lại lợi ích nhất

định cho khách hàng của mình Lợi ích mà khách hàng được hưởng có thể là lợi ích vật chất (tiền, hàng hóa), hay lợi ích phi vật chất (được cung ứng dịch vụ miễn phí) Pháp luật quy định các hình thức khuyến mại thương nhân được

thực hiện tại Điều 92 Luật Thương mại, bao gồm:

* Dua hàng hóa mẫu, cung ứng dịch vụ mau dé khách hang dùng thử

không phải trả tiễn

Thông thường, hình thức này được sử dụng khi thương nhân cần giới

thiệu sản phẩm mới hoặc sản phẩm đã cải tiến, do đó hàng mẫu đưa cho

khách hàng dùng thử là hàng đang bán hoặc sẽ được bán trên thị trường Pháp

luật chỉ quy định về trách nhiệm của thương nhân đối với chất lượng hàng hóa và thông tin cung cấp cho khách hàng khi thực hiện hình thức này tại Điều 7 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP.

Khuyến mại bằng hàng mẫu có nghĩa là thương nhân tạo điều kiện cho khách hang được sử dụng sản pham miễn phi và phải là chính sản phẩm nam trong chiến dịch xúc tiễn thương mại của thương nhân Hình thức này thường được áp dụng dé tăng cầu đối với những sản phẩm lần đầu tiên xuất hiện trên

thị trường hoặc khi xâm nhập vào thị trường mới nơi người tiêu dùng chưa

biết tới chúng hoặc còn tiêu thụ một cách dè dặt Đối với các loại dịch vụ thương mại thì cung cấp dịch vụ lần đầu miễn phí cũng có thể là cách hiểu

của hình thức hàng hóa mẫu theo nghĩa rộng.

* Tặng hàng hóa cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền

Hàng hóa, dich vụ được dùng làm quà tặng trong hình thức khuyến mai này có thể là hàng hóa, dịch vụ mà thương nhân đang kinh doanh hoặc là

hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác Thương nhân phải đảm bảo cho

quyên lợi của khách hàng: chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa tặng cho

* Điều 8 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định chỉ tiết

Luật Thương mại về hoạt động xúc tiên thương mại

Trang 30

khách hàng, dịch vụ không thu tiền; phải thông bào cho khách hàng đầy đủ thông tin liên quan đến chương trình khuyến mại (tên, thời gian, địa điểm,

điều kiện, nội dung chương trình khuyến mại )

Mục đích của tặng quà là nhằm tăng thêm số lượng hàng hóa bán ra, lôi

kéo khách hàng đang sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thương nhân khuyến

mại Hình thức khuyến mại này có tác dụng đặc biệt tạo nên sức hấp dẫn

người mua khi giữa các sản phâm cạnh tranh trên thị trường không có sự khác biệt đáng kể Ngoài ra, một chiến dịch tặng quả được tổ chức chuyện nghiệp

sẽ phát huy hiệu quả lớn trong việc xây dựng cảm tình của khách hàng với

doanh nghiệp, củng cố mối quan hệ tốt đẹp và duy trì vững chắc sự gắn bó với các thương hiệu của doanh nghiệp Để đạt được điều đó, quà tặng phải đáp ứng được các yêu cầu như: giá trị quà tặng phải vượt lên so với giá trị thực mà khách hàng phải trả (tức là phải có một giá trị thật về giá cả và chất lượng); quà tặng phải là sản phẩm hữu ích, phải có sức hấp dẫn nhất định đủ để làm cho khách hàng muốn sở hữu nó.

Tuy nhiên, đây là hình thức sẽ làm giảm lợi nhuận trong thời gian đầu

áp dụng vì thương nhân sẽ mat phan lợi nhuận vào hàng hóa, hay dịch vu

miễn phí Đây là hình thức được áp dụng phổ biến nên dần dan khi áp dụng

nhiều sẽ tạo nên tâm lý chờ đợi chỉ mua hàng khi có khuyến mại.

* Bán hàng, cung ứng dịch vụ với gid thấp hon gái bán hàng, cung ứng

dich vụ trước đó (giảm giá)

Đối với hình thức khuyến mại này, pháp luật quy định mức giảm giá tối

đa hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại trong thời gian khuyến mại tại bất ky

thời điểm nào không được vượt quá 50% giá hang hóa, dich vu đó ngày trước

thời gian khuyến mai’.

Ngoài ra, nếu hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quản lý giá thì việc khuyến mại theo hình thức này được quy định như sau:

* Điều 6 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định chỉ tiết

Luật Thương mại về hoạt động xúc tiên thương mại

Trang 31

- Không được giảm giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ trong

trường hợp giá bán hàng hoá, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quy định giá cụ

- Không được giảm giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ xuống thấp

hơn mức giá tối thiểu trong trường hợp giá bán hàng hoá, giá cung ứng dich

vụ thuộc diện Nhà nước quy định khung giá hoặc quy định giá tối thiếu.

Thời gian thực hiện khuyến mại cũng được quy định cụ thé: Tổng thời gian thực hiện chương trình khuyến mại bằng cách giảm giá đối với một loại

nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ không được vượt quá 90 (chín mươi) ngày trong

một năm; một chương trình khuyến mại không được vượt quá 45 (bốn mười

lăm) ngày.

Có thể nói giảm giá là hình thức khuyến mại được các doanh nghiệp sử dụng khá phô biến Việc pháp luật quy định mức giảm giá tối đa là cần thiết để đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp xúc tiến thương mại, của người tiêu dùng, khách hàng và của thương nhân khác Tuy nhiên cũng cần có những quy định cụ thể hơn về các mặt hàng giảm giá, bởi đăng sau các chương trình

giảm giá, không ít doanh nghiệp lợi dụng lòng tin của khách hàng để chuộc

lợi, tráo đôi các mặt hàng kém chất lượng hoặc không rõ nguồn gốc.

Ngoài việc thu hút một lượng khách lớn khi áp dụng các biện pháp

giảm giá, hình thức giảm giá còn giúp cho các thương nhân có thể nhanh

chóng bán hết được lượng hàng còn lại, thu hồi vốn nhanh dé tiếp tục tái đầu

tư vào các hoạt động khác Giảm giá là một trong những hình thức dễ áp dụng

và đơn giản hơn các hình thức khuyến mại khác Chủ doanh nghiệp không

cần mat công sức tạo qua tặng, sản pham mẫu dé tặng khách hàng, các thương nhân chỉ việc áp dụng mức giảm giá nhất định đối với từng sản phẩm, ngay

trong các cửa hang, đại lý của mình dé thu hút khách hàng Đối với người tiêu

dùng hoạt động bán hàng giảm giá của thương nhân giúp cho người tiêu dùng

có thể mua được những sản phẩm với giá rẻ hơn Kích thích nhu cầu mua trên

thị trường Với những hàng hóa có giá thành cao, khó tiêu thụ trên thị trường,

Trang 32

những hàng mới tiếp cận với thị trường thì phương pháp bán hàng giảm giá tỏ

ra khá phù hợp đây mạnh cung-cầu của thị trường giúp thương nhân thuận lợi

trong quá trình kinh doanh.

Tuy nhiên, bán hàng giảm giá cũng có những hạn chế nhất định Việc

bán hàng giảm giá tức là lợi nhuận mà thương nhân thu được từ việc bản hàng

sẽ ít hơn Mặc dù pháp luật đã nghiêm cắm bán phá giá nhưng việc bán hàng

giảm giá dễ dẫn tới việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, dé gây lũng loạn thị trường Hàng giảm giá nêu không xuất phát từ lợi ích của

người tiêu dùng thì sẽ dễ dẫn tới việc sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng

của những đối tượng chỉ vì lợi nhuận.

* Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ dé khách hàng được hưởng một hay một số lợi ích nhất định

Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ kèm theo hàng hóa được bán, dịch vụ được cung ứng là phiếu để mua hàng hóa, nhận cung ứng dịch vụ của chính thương nhân đó hoặc để mua hàng hóa, nhận cung ứng dịch vụ của thương nhân, tổ chức khác Phiếu mua hang thường có ý nghĩa giảm giá hoặc

có mệnh giá nhất định để khách hàng thanh toán trong những lần mua sau.

Phiếu sử dụng dịch vụ có thể cho phép khách hàng được sử dụng dịch vụ

miễn phí hoặc theo điều kiện do nhà cung ứng dịch vụ đưa ra.

Khi thực hiện khuyến mại theo hình thức này, thương nhân thực hiện

cũng cần tuân thủ quy định về giá trị tôi đa của phiếu mua hàng, phiếu sử

dụng dịch vụ được tặng kèm theo một đơn vị hàng hóa được bán, dịch vụ

được cung ứng trong thời gian khuyến mại phải tuân thủ quy định hạn mức

tối đa về giá trị vật chat dùng dé khuyến mại quy định tại Điều 5 Nghị định số

* Bán hàng, cung ứng dich vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng dé chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố

Phiếu dự thi cho phép các khách hàng tham dự một cuộc thi có thé do

thương nhân thực hiện khuyến mại tô chức Khi tham dự cuộc thi, khách hàng

Trang 33

có thé được giải thưởng hoặc không được lợi ích gì phụ thuộc vào kết quả dự

thi của họ Việc tổ chức thi và mở thưởng phải được tổ chức công khai, có sự

chứng kiến của đại diện khách hàng và phải được thông báo cho Sở Công

Thương nơi tổ chức thực hiện” Trên phiếu dự thi phải ghi đầy đủ thông tin

liên quan đến chương trình dự thi quy định tại Điều 97 Luật Thương mại

2005 Thương nhân phải tổ chức dự thi công khai, có sự chứng kiến của đại

diện khách hàng, theo đúng thể lệ và giải thưởng mà thương nhân đã công bố và phải được thông báo cho Sở Thương mại nơi tổ chức thi, mở thưởng Nội dung của chương trình thi không được trái với truyền thống lịch sử, văn hóa,

đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.

* Các hình thức khuyến mại gắn liền với việc tổ chức các sự kiện cho

khách hàng tham gia: Ban hàng, cung ung dịch vụ kèm theo việc tham dự các

chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố, tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên và tô chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hoá, nghệ thuật, giải trí và sự kiện khác vì mục đích khuyến mại.

Đối với các hình thức khuyến mại này, pháp luật đã có những quy định

chặt chẽ hơn nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng tham dự chương trình Điều 12 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP quy định cụ thé về trách nhiệm của thương nhân khi thực hiện khuyến mại dưới hình thức “Bán hàng, cung ứng

dich vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rui” như quy

định về việc phải công khai khi tổ chức mở thưởng chương trình khuyến mại, quy định về bằng chứng xác định trúng thưởng được phát hành, quy định về

tổng thời gian thực hiện khuyến mại và việc trích nộp ngân sách nhà nước 50% giá trị giải thưởng không có người trúng thưởng của chương trình

khuyến mại đó.

* Điều 11 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định chỉ tiết

Luật Thương mại về hoạt động xúc tiên thương mại

Trang 34

Hình thức tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên, theo đó việc

tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thé hiện dưới hình thức thẻ khách

hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hoá, dịch vụ hoặc các hình thức khác được

quy định cụ thể tại Điều 13 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP Trong đó, thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận việc mua hàng hóa, dịch vụ phải có đầy đủ các nội dung chủ yếu sau đây: Ghi rõ tên của thẻ hoặc phiếu; Điều kiện và cách

thức ghi nhận sự tham gia của khách hàng vào chương trình khách hàngthường xuyên, việc mua hàng hóa, dịch vụ của khách hàng Trong trường hợp

không thé ghi day đủ các nội dung nêu tại điểm này thì phải cung cấp đầy đủ, kịp thời các nội dung đó cho khách hàng khi khách hàng bắt đầu tham gia vào chương trình; Các nội dung liên quan được quy định tại Điều 97 của Luật

Thương mại.

Thông qua việc tham gia các sự kiện mà thương nhân tổ chức, khách hàng sẽ nhận được những lợi ích vật chất cụ thể (những giải thưởng, những sản phẩm được tặng cho) và lợi ích phi vật chất (sự thụ hưởng dịch vụ miễn

phí, sự thư giãn thoải mái khi tha gia các chương trình nghệ thuật giải trí).

Điều đó tạo nên sự hấp dẫn đối với khách hàng do tâm lý muốn thử vận may của đại đa số người tiêu dùng từ đó sẽ thu hút được sự chú ý của họ tới hàng hoá, dịch vụ mà thương nhân cung ứng vì vậy số lượng hàng hoá được tiêu thụ ngày càng lớn mang lại nhiều lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Trong bối cảnh các quan hệ Marketing trên thị trường ngày càng phức tạp hiện nay, việc thường xuyên tô chức các chương trình khuyến

khích dành cho khách hàng là một công cụ quảng bá thương hiệu, sản phẩm

khá hiệu quả Nó không chỉ thu hút được những khách hàng quen thuộc của

doanh nghiệp tiếp tục mua hàng hoá và sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp mà

còn kích thích tiêu dùng đến những đối tượng khách hàng mới * Các hình thức khuyến mại khác

Trang 35

Các hình thức khuyến mại khác được quy định tại khoản 9 Điều 92

Luật Thương mại năm 2005 cũng như được quy định trong Nghị định số

37/2006/NĐ-CP và Thông tư Liên tịch số 07/2007/TTLT-BTM-BTC.

Quy định của pháp luật chỉ có thể dự liệu được các hình thức khuyến

mai mà thương nhân có thé sử dụng và được áp dụng pho biến Việc nhận diện các hình thức này là cần thiết, bởi pháp luật hiện hành có một số quy

định riêng đối với từng hình thức khuyến mại cụ thể, chủ yếu là quy định về

hạn mức giá tri va thời gian thực hiện khuyến mại, thủ tục hành chính thương

nhân phải thực hiện Tuy nhiên, trong điều kiện cạnh tranh giữa các doanh

nghiệp ngày càng gay gắt như hiện nay thì việc thu hút được khách hàng nhằm thúc đây hoạt động mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ của mình cũng càng trở nên quan trọng Vì vậy việc không ngừng sáng tạo, tìm cách thay đổi phương thức kinh doanh, xây dựng các chiến lược kinh doanh mới và phù hợp luôn là yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp Các hình thức khuyến mại nhờ đó mà đa dạng, phong phú hơn, có sự xuất hiện của nhiều hình thức mới lạ Tuy vậy cơ quan chức năng cũng đã dự liệu tình huống này và yêu cầu các thương nhân này trước khi áp dụng hay khi sáng tạo ra hình thức khuyến mại nao năm ngoài danh mục được quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều 92 Luật Thương mại thì cần có sự xác nhận của Sở Công Thương hoặc Bộ Công

Thương nhằm mục đích lớn nhất là bảo vệ được quyền lợi của người sử dụng

dịch vụ hoặc hàng hóa trong hoạt động khuyến mại của thương nhân.

Thực tế cho thấy đã có rất nhiều hình thức khuyến mại ra đời và đem lại hiệu quả cao về kinh tế cũng như xây dựng và củng cô được lòng tin, thương hiệu cho thương nhân Chang hạn như Trung tâm điện máy

WonderBuy đưa ra hàng loạt chương trình khuyến mãi nhằm đón đầu và khuyến khích nhu cầu mua sắm cuối năm của người tiêu dùng với “Tháng tài

trợ vàng mua sắm cuối năm” WonderBuy đưa ra chương trình “Đổi cũ — lay

mới”, tương tự như vậy với công ty đệm Kymdan tung ra chương trình “Thay

lời cảm ơn” đã 10 năm đồng hành cùng khách hàng, theo đó khách hàng dùng

Trang 36

sản phẩm 20 năm trở lên thi được đổi cũ lay mới; mua hàng kèm tư vấn

hướng dẫn sử dụng.

Bên cạnh các quy định về các hình thức khuyến mại, pháp luật cũng quy định về hạn mức tối đa giá trị hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại.

Theo quy định tai khan 4 Điều 94 Luật Thương mại năm 2005: “Chính phi quy định cụ thé hạn mức toi da về gia tri cua hàng hóa, dịch vụ dùng để

khuyến mại, mức giảm giá toi da đối với hàng hóa, dich vụ được khuyến mại mà thương nhân được thực hiện trong hoạt động khuyến mai’.

Điều 5 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP quy định cụ thé về hạn mức tối da

về giá trị hàng hoá, dịch vụ dùng dé khuyén mai, theo do gia tri vat chat dùng dé khuyén mại cho một đơn vi hàng hóa, dịch vu được khuyến mại không được vượt quá 50% giá của đơn vị hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại đó

trước thời gian khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại băng các hình thức quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 11, Điều 12, Điều 13 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP Tổng giá trị của hang hoá, dịch vụ dùng dé khuyến mại mà

thương nhân thực hiện trong một chương trình khuyến mại không được vượt

quá 50% tổng giá tri của hang hoá, dịch vụ được khuyến mại, trừ trường hợp

khuyến mại bằng hình thức quy định tại Điều 7 Nghị định này.

Giá trị hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại là chi phí mà thương

nhân thực hiện khuyến mại phải bỏ ra để có được hàng hoá, dịch vụ dùng để

khuyến mại tại thời điểm khuyến mại, thuộc một trong các trường hợp sau

- Thương nhân thực hiện khuyến mại không trực tiếp sản xuất, nhập

khâu hàng hoá hoặc không trực tiếp cung ứng dịch vụ dùng để khuyến mại, chi phí này được tính bang giá thanh toán của thương nhân thực hiện khuyến mại để mua hàng hoá, dịch vụ dùng dé khuyén mại.

- Hàng hoá, dịch vụ dùng dé khuyén mại là hang hoá của thương nhân đó trực tiếp sản xuất, nhập khâu hoặc cung ứng dịch vụ, chi phí này được tính

Trang 37

bang giá thành hoặc giá nhập khẩu của hang hoá, dịch vụ dùng để khuyến

2.1.3 Quy định về nguyên tắc thực hiện khuyến mại

Các nguyên tắc thực hiện khuyến mại được quy định tại Điều 4 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định số 68/2009/NĐ-CP) bao gồm 7 nguyên tặc:

- Chương trình khuyến mại phải được thực hiện hợp pháp, trung thực,

công khai, minh bạch và không được xâm hại đến lợi ích hợp pháp của người

tiêu dùng, của các thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân khác.

- Không được phân biệt đối xử giữa các khách hàng tham gia chương trình khuyến mại trong cùng một chương trình khuyến mại.

- Thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại phải bảo đảm những điều kiện thuận lợi cho khách hàng trúng thưởng nhận giải thưởng và có nghĩa vụ giải quyết rõ ràng, nhanh chóng các khiếu nại liên quan đến chương trình khuyến mại (nếu có).

- Thương nhân thực hiện khuyến mại có trách nhiệm bảo đảm về chất

lượng hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại và hàng hóa, dịch vụ dùng dé

khuyén mai.

- Không được lợi dụng lòng tin và sự thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm của khách hang dé thực hiện khuyến mại nhằm phục vụ cho mục đích riêng của bất kỳ thương nhân, tô chức hoặc cá nhân nảo.

- Việc thực hiện khuyến mại không được tạo ra sự so sánh trực tiếp

hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, tô chức hoặc cá nhân khác nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh.

- Không được dùng thuốc chữa bệnh cho người, ké cả các loại thuốc đã được phép lưu thông để khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại cho thương

nhân kinh doanh thuốc.

Trang 38

Các nguyên tắc được đặt ra nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của khách

hàng khi tham gia chương trình khuyến mại và đảm bảo sự cạnh tranh lành

mạnh giữa các doanh nghiệp.

2.1.4 Quy định về thẩm quyên quản lý nhà nước và thủ tục thực hiện khuyến mại

2.1.4.1 Thẩm quyên quản lý nhà nước trong hoạt động khuyến mại Cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động xúc tiễn thương mại được quy định tại Luật Thương mại và Nghị định số 37/2006/NĐ-CP, đồng thời

căn cứ theo Nghị định số 95/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và co cau tô chức của Bộ Công Thương, Thông tư liên tịch số 07/2007/TTLT-BTM-BTC cụ thể như sau:

- Cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương: Bộ Công Thương (Cục Xúc tiến thương mại) có vai trò đầu mối, chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về hoạt động xúc tiến thương mại Đối với hoạt động khuyến mại, Cục Xúc tiến thương mại — Bộ Công Thương chịu

trách nhiệm giải quyết việc đăng ký thực hiện khuyến mại thuộc thẩm quyền

theo quy định:

+ Giải quyết việc đăng ký thực hiện khuyến mại theo hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình khuyến mại

mang tính may rủi nếu thực hiện trên dia ban từ 2 tỉnh, thành phố trở lên;

+ Giải quyết việc đăng ký thực hiện khuyến mại theo các hình thức khuyến mại khác theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP.

- Cơ quan quản lý nhà nước cấp địa phương (tỉnh, thành): Ủy ban nhân

dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ và quyền

hạn của mình, chỉ đạo Sở Thương mại, Sở Thương mại - Du lịch (nay là Sở

Công Thương) thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xúc tiễn thương mại

trên địa bàn theo quy định của pháp luật Đối với hoạt động khuyến mại, Sở

Công Thương chịu trách nhiệm giải quyết việc thông báo, đăng ký thực hiện

khuyến mại thuộc thâm quyên theo quy định:

Trang 39

+ Giải quyết việc thông báo thực hiện khuyến mại theo các hình thức: Đưa hang hoá mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu dé khách hang dùng thử không phải trả tiền; Tặng hàng hoá, cung ứng dich vu cho khách hàng không thu tiền

kèm theo hoặc không kèm theo việc mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch

vụ trước đó; Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ; Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho khách

hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố; Tổ

chức chương trình khách hàng thường xuyên; Tổ chức cho khách hàng tham

gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục

đích khuyến mại.

+ Giải quyết việc đăng ký thực hiện khuyến mại theo hình thức bán

hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình khuyến mại

mang tính may rủi nếu thực hiện trên địa bàn 1 tỉnh, thành phố; 2.1.4.2 Thủ tục thực hiện khuyến mại

Trong quy định về thủ tục hành chính khi thực hiện hoạt động khuyến

mại hiện nay có 2 thủ tục hành chính mà thương nhân phải thực hiện là thủ

tục thông báo thực hiện khuyến mại và thủ tục đăng ký thực hiện khuyến mại - Thủ tục thông bao thực hiện khuyến mại:

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP, thương nhân

khi thực hiện các hình thức khuyến mại được quy định tại Mục 2 của Nghị

định này phải gửi thông báo bằng văn bản về chương trình khuyến mại đến Sở Thương mai (nay là Sở Công Thương) nơi tô chức khuyến mại chậm nhất

07 (bảy) ngày làm việc trước khi thực hiện khuyến mại.

Nội dung thông báo về chương trình khuyến mại bao gồm: Tên chương

trình khuyến mại; Dia bàn thực hiện khuyến mại; địa điểm bán hàng thuộc chương trình khuyến mại; Hình thức khuyến mại; Hàng hóa, dịch vụ được

khuyến mại và hàng hóa, dich vụ dùng dé khuyến mại; Thời gian bắt dau, thời

gian kết thúc chương trình khuyến mại; Khách hàng của chương trình khuyến

Trang 40

mại; Cơ cấu giải thưởng và tổng giá trị giải thưởng của chương trình khuyến

mại Mẫu thông báo thực hiện khuyến mại được quy định cụ thể tại mẫu

KM-01 Phụ lục kèm theo Thông tư liên tịch số 07/2007/TTLT-BTM-BTC.

- Thu tục đăng ky thực hiện khuyến mại

Thủ tục đăng ký thực hiện khuyến mại được áp dụng đối với thương nhân thực hiện khuyến mại theo hình thức “Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm

theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia

chương trình gắn lién với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bo” và hình thức khuyên mại khác.

- Đối với chương trình khuyến mại bằng hình thức bán hàng, cung ứng

dịch vụ kèm theo việc tham gia các chương trình mang tính may rủi quy định

tại Điều 12 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP phải được đăng ký tại cơ quan quản ly nhà nước về thương mại có thâm quyên sau đây:

+ Sở Thương mại (nay là Sở Công Thương) đối với chương trình

khuyến mại thực hiện trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

+ Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) đối với chương trình khuyến mại thực hiện trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

ương trở lên.

Hồ sơ đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại bao gồm:

+Văn bản đề nghị thực hiện chương trình khuyến mại theo mẫu của Bộ

Thương mại Nội dung đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại, bao gồm:

tên chương trình khuyến mại; địa bàn khuyến mại; hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại; hàng hóa, dịch vụ dùng dé khuyén mai; thoi gian khuyén mại;

khách hàng của chương trình khuyến mại;

+ Thể lệ chương trình khuyến mại;

+ Mẫu vé số dự thưởng đối với chương trình khuyến mại có phát hành

vẻ sô dự thưởng;

Ngày đăng: 20/04/2024, 01:48

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN