1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

[LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP] MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TƯ VẤN RỒNG VIỆT (VDAC)

97 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng
Chuyên ngành Kiểm Toán
Thể loại Luận văn tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 1,81 MB

Nội dung

Nhận thấy được tầm quan trọng và ý nghĩacủa kiểm toán nợ phải thu là một khoản mục quan trọng, bởi vì nó liên quan mật thiếtđến doanh thu bán hàng của doanh nghiệp nơi thường xảy

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TƯ VẤN RỒNG VIỆT (VDAC) 3

1.1 Quá trình hình thành và phát triển 3

1.1.1 Giới thiệu chung về công ty 3

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển công ty VDAC 3

1.2 Các dịch vụ do VDAC cung cấp 4

1.2.1 Dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ có bảo đảm liên quan 4

1.2.2 Dịch vụ kế toán 5

1.2.3 Dịch vụ về thuế 5

1.2.4 Các dịch vụ tư vấn 5

1.2.5 Dịch vụ đào tạo 5

1.2.6 Dịch vụ liên quan đến Phần mềm kế toán 6

1.2.7 Thị trường và khách hàng của VDAC 6

1.3 Cơ cấu tổ chức và quản lý của VDAC 7

1.3.1 Cơ cấu tổ chức của công ty 7

1.3.2 Các phòng ban trách nhiệm và quyền hạn 7

1.3.2.1 Ban điều hành 7

1.3.2.2 Phòng Hành chính 8

1.3.2.3 Phòng Kế toán – Tài vụ 8

1.3.2.4 Bộ phận Kiểm toán và dịch vụ 9

1.3.2.5 Phòng vi tính 9

1.3.2.6 Phòng kinh doanh 9

1.3.3 Mối quan hệ giữa các phòng ban trong công ty 9

1.4 Giới thiệu chung về bộ phận kiếm toán 10

1.5 Cơ cấu tổ chức và quản lý của bộ phận kiểm toán 10

1.5.1 Sơ đồ tổ chức 10

1.5.2 Vai trò và nhiệm vụ của các phòng ban trong bộ phận kiểm toán 11

1.5.2.1 Phòng kiểm toán báo cáo tài chính, thuế và kế toán 11

1.5.2.2 Phòng tư vấn và đào tạo 11

1.5.2.3 Phòng kiểm toán đầu tư, XDCB và dịch vụ khác 11

1.5.3 Đội ngũ nhân sự của bộ phận kiểm toán 12

1.5.4 Mối quan hệ giữa các phòng trong bộ phận kiểm toán 13

Trang 2

1.6 Nguyên tắc, mục tiêu hoạt động và định hướng phát triển của VDAC 13

1.6.1 Nguyên tắc hoạt động 13

1.6.2 Mục tiêu hoạt động 14

1.6.3 Định hướng phát triển 14

1.7 Quy trình kiểm toán chung tại công ty TNHH Kiểm Toán Tư Vấn Rồng Việt 15

1.7.1 Chuẩn bị và lập kế hoạch kiểm toán 15

1.7.2 Thực hiện kiểm toán 17

1.7.3 Kết thúc chương trình và phát hành báo cáo kiểm toán 17

Kết luận Chương 1: 18

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG 19

2.1 Đặc điểm của khoản nợ phải thu khách hàng ảnh hưởng đến tổ chức kiểm toán trong kiểm toán BCTC 19

2.1.1 Nội dung của khoản mục nợ phải thu khách hàng 19

2.1.2 Đặc điểm của khoản mục nợ phải thu khách hàng 19

2.1.3 Đặc điểm hạch toán các nghiệp vụ nợ phải thu với khách hàng 19

2.1.4 Phân loại công nợ phải thu 20

2.1.5 Các chứng từ sổ sách liên quan đến quá trình bán hàng và khoản Nợ phải thu khách hàng 21

2.1.6 Chu trình hạch toán các khoản phải thu khách hàng 22

2.1.7 Các quy định hiện hành của Bộ tài chính đối với khoản mục nợ phải thu 23 2.1.8 Mục tiêu kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng 25

2.2 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 25

2.2.1 Nghiên cứu và đánh giá hệ thống KSNB về chu trình bán hàng 25

2.2.1.1 Lập lệnh bán hàng 27

2.2.1.2 Xét duyệt bán chịu 27

2.2.1.3 Xuất kho 27

2.2.1.4 Gửi hàng 27

2.2.1.5 Lập và kiểm tra hoá đơn 27

2.2.1.6 Theo dõi thanh toán 28

2.2.1.7 Xét duyệt hàng bán bị trả lại và giảm giá 28

2.2.1.8 Cho phép xoá số các khoản nợ không thu hồi được 28

2.2.2 Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát 28

Trang 3

2.2.4 Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế lại các thử nghiệm cơ bản 29

2.3 Giai đoạn kiểm toán 30

2.3.1 Thử nghiệm cơ bản 30

2.3.1.1 Thủ tục phân tích 30

2.3.1.2 Thử nghiệm chi tiết 31

2.4 Giai đoạn kết thúc kiểm toán 33

2.5 Chương trình kiểm toán mẫu đối với khoản mục các khoản nợ phải thu (phụ lục1)

34 CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH KIỂM TOÁN THỰC TẾ KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH TRƯỜNG LỘC 35

3.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 35

3.1.1 Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng đối với công ty TNHH Trường Lộc 35

3.1.2 Tìm hiểu về công ty TNHH Trường Lộc và môi trường hoạt động của công ty Trường Lộc .35

3.1.3 Tìm hiểu về chính sách kế toán và chu trình bán hàng, phải thu và thu tiền của công ty Trường Lộc 36

3.1.3.1 Tìm hiểu về kiểm soát nội bộ đối với chu trình bán hàng có liên quan đến nợ phải thu khách hàng của Công ty TNHH Trường Lộc 38

3.1.4 Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát 43

3.1.4.1 Trao đổi với ban giám đốc về gian lận 46

3.1.5 Xác định mức trọng yếu 46

3.1.6 Lập kế hoạch nhân sự và thời gian kiểm toán cho công ty Trường Lộc 47

3.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 48

3.2.1 Thủ tục chung 48

3.2.2 Kiểm tra phân tích 51

3.2.3 Kiểm tra chi tiết 55

3.2.4 Thủ tục kiểm toán khác 77

3.3 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán 77

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NỢ PHẢI THU TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TƯ VẤN RỒNG VIỆT 80

4.1 Nhận xét 80

4.1.1.Ưu điểm 80

4.1.2 Nhược điểm 82

Trang 4

4.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng 86

4.2.1 Công tác kiểm toán tại Công ty 86

4.2.1.1 Chính sách nhân sự 86

4.2.1.2 Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán 87

4.2.1.3 Tăng cường một số dịch vụ chăm sóc khách hàng sau kiểm toán 87

4.2.2 Hoàn thiện quy trình kiểm toán Nợ phải thu khách hàng 88

4.2.2.1 Cần xây dựng một chính sách về tìm hiểu hệ thống KSNB cho chu trình bán hàng 88

4.2.2.2 Tăng cường thời gian cho 1 cuộc kiểm toán 89

4.2.2.3 Vận dụng các thủ tục kiểm toán 89

4.2.2.4 Tăng cường hơn nữa việc vận dụng kết quả phân tích để giảm thiểu các thử nghiệm chi tiết 90

4.2.3 Kiến nghị với các chính sách của Nhà Nước 91

4.2.3.1 Đào tạo đội ngũ KTV có chất lượng 91

4.2.3.2 Hoàn thiện quy chế tài chính – kế toán 91

Kết luận chương 4: 92

KẾT LUẬN 93

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế chuyển đổi theo

cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động kiểm toán với sự góp mặt củacác Công ty kiểm toán hàng đầu thế giới đã tạo chỗ đứng vững chắc cho ngành kiểmtoán ở Việt Nam Và với những thay đổi các quy định pháp luật gần đây hứa hẹn ViệtNam là một thị trường kiểm toán đầy tiềm năng

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động của các doanh nghiệp cũng ngàycàng lớn mạnh, đa dạng và phong phú Cũng từ đó, nghiệp vụ kinh tế phát sinh trongcác doanh nghiệp ngày càng nhiều, mà các đối tượng sử dụng thông tin kế toán ngàycàng đa dạng Điều này đòi hỏi báo cáo tài chính phải được phản ánh trung thực vàhợp lý trên mọi khía cạnh trọng yếu, tính trung thực và hợp lý phải được đảm bảo trêntừng khoản mục của bảng cân đối kế toán Nhận thấy được tầm quan trọng và ý nghĩacủa kiểm toán nợ phải thu là một khoản mục quan trọng, bởi vì nó liên quan mật thiếtđến doanh thu bán hàng của doanh nghiệp nơi thường xảy ra nhiều sai sót, gian lận.Qua những kiến thức cơ bản được học ở trường cũng như trong suốt quá trình thực tập

tại công ty Vì vậy tôi chọn đề tài: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TƯ VẤN RỒNG VIỆT (VDAC)“ làm đề tài báo cáo thực tập

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trìnhkiểm toán nợ phải thu khách hàng và công ty TNHH Kiểm Toán Tư Vấn Rồng Việt”,các chứng từ, bằng chứng kiểm toán, file hồ sơ, tài liệu liên quan đến các khoản phảithu khách hàng niên độ 2013

- Phạm vi nghiên cứu:

Trang 6

Tại công ty TNHH Kiểm Toán Tư Vấn Rồng Việt và những lần đi thực tế kháchhàng như công ty TNHH Kumo Vina, công ty TNHH cơ khí chính xác UWC, công tyTNHH Shoefabrik, công ty TNHH Solatex…

4 Phương pháp nghiên cứu:

Để hoàn thành báo cáo thực tập này em đã kết hợp các phương pháp:

 Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: là phương pháp hỏi trực tiếp những ngườicung cấp thông tin, dữ liệu cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài Phương phápnày sử dụng trong giai đoạn thu thập thông tin cần thiết và những số liệu thô liênquan đến đề tài

 Phương pháp thống kê: là phương pháp liệt kê những thông tin, dữ liệu thu thậpđược phục vụ cho việc lập các bảng phân tích

 Phương pháp phân tích kinh doanh: là phương pháp so sánh các thông tin vànghiên cứu các xu hướng để phát hiện các biến động bất thường

 Phương pháp so sánh: là phương pháp dựa trên những số liệu sẵn có để tiến hành

so sánh, đối chiếu về số tương đối và tuyệt đối

 Phương pháp thu thập bằng chứng: là phương pháp thực hiện các thử nghiệm chitiết, đi sâu vào việc kiểm tra các số dư hoặc nghiệp vụ bằng cách chọn mẫu, thuthập, kiểm tra, đối chiếu, gửi thư xác nhận, chứng kiến kiểm kê,… nhằm pháthiện các sai lệch trọng yếu trong BCTC

5 Kết cấu đề tài:

Các nội dung trong báo cáo thực tập được tóm gọn trong ba chương:

 Chương 1: Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Kiểm Toán Tư VấnRồng Việt (VDAC)

 Chương 2: Cơ sở lý luận quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thukhách hàng

 Chương 3: Quy trình kiểm toán thực tế khoản mục nợ phải thu kháchhàng tại công ty TNHH TRƯỜNG LỘC

 Chương 4: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán nợphải thu khách hàng tại Công Ty TNHH Kiểm Toán Tư Vấn Rồng Việt

Do thời gian thực tập có hạn và vốn kiến thức còn hạn chế, nên đề tài không tránhkhỏi những thiếu sót.Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, giúp đỡ

từ quý thầy cô và các chị trong phòng kiểm toán để đề tài được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 7

CHƯƠNG 1:

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TƯ VẤN

RỒNG VIỆT (VDAC) 1.1 Quá trình hình thành và phát triển.

1.1.1 Giới thiệu chung về công ty.

- Tên công ty: Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt

- Tên giao dịch quốc tế: Viet Dragon Auditing Consulting CompanyLimited

- Tên viết tắt: VDAC

- Địa chỉ: Số 56 Nguyễn Quý Đức, phường An Phú, Quận 2, thành phố HồChí Minh

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển công ty VDAC.

Từ cuối những năm 1980, khi Việt Nam từng bước chuyển sang nền kinh tế thịtrường và hội nhập quốc tế, đặc biệt là từ khi có Luật đầu tư nước ngoài, sự xuất hiệncủa những nhà đầu tư nước ngoài đã tạo nên nhu cầu cần có kiểm toán độc lập để kiểmtoán các báo cáo tài chính

Vì vậy, để tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của hoạt động kiểm toán độclập, Chính phủ đã ban hành Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2004về Kiểm toán độc lập và Nghị định 133/2005/NĐ-CP ngày 31 tháng 10 năm 2005 vềviệc sửa đổi và bổ sung một số điều của Nghị định 105/2004/NĐ-CP; Bộ Tài chínhcũng đã ban hành Thông tư 64/2004/TT-TC ngày 29 tháng 6 năm 2004 để hướng dẫnthi hành Nghị định 105/2004/NĐ-CP Ngoài ra với sự ra đời của luật Kiểm toán Nhànước 2005 bắt đầu có hiệu lực, từ lúc này, cơ quan Kiểm toán Nhà nước không còntrực thuộc Chính phủ và trở thành cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chínhnhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, với các

Trang 8

hình thức: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặccông ty cổ phần tùy theo luật pháp của từng quốc gia.

Với xu thế phát triển của hoạt động Kiểm toán, Công ty TNHH Kiểm toán Tưvấn Rồng Việt (VDAC) được thành lập theo Nghị định số 133/2005/NĐ-CP ngày 31tháng 5 năm 2005 của Chính Phủ và Thông tư số 60/2006/TT-TC ngày 28 tháng 6 năm

2006 của Bộ Tài Chính

Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt (VDAC) là một trong những công

ty kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam, cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp về kiểmtoán, kế toán, thuế, tư vấn, đào tạo cho tất cả các khách hàng thuộc mọi thành phầnkinh tế hoạt động tại Việt Nam

Hiện nay, VDAC đã xây dựng được đội ngũ hơn 25 chuyên viên chuyên nghiệpđược đào tạo trong nước và ở nhiều quốc gia khác nhau Các chuyên viên đều có đủnăng lực, trình độ nghiệp vụ, khả năng xét đoán công việc trong từng trường hợp cụthể, với phẩm chất đạo đức nghề nghiệp trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hànhpháp luật Trong quá trình hoạt động, đội ngũ chuyên viên liên tục được đào tạo nhằmnâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng và bản lĩnh nghề nghiệp cùng các kiến thức hỗtrợ về pháp luật, Kinh tế, Kỹ thuật, Thị trường để có khả năng đa dạng hóa các loạihình dịch vụ nhằm phục vụ tốt cho khách hàng

Từ những kinh nghiệm thực tiễn và kiến thức đúc kết được qua quá trình làmviệc của đội ngũ nhân viên trong công ty, VDAC đã xây dựng và đưa vào áp dụng quytrình cùng phương pháp kiểm toán, tư vấn tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực kiểmtoán Việt Nam và Quốc tế

1.2 Các dịch vụ do VDAC cung cấp.

1.2.1 Dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ có bảo đảm liên quan.

VDAC cung cấp cho các Cổ đông, Hội đồng quản trị, Nhà quản lý, các Bên đầu tưvà các bên có liên quan khác sự đảm bảo về tính trung thực, hợp lý và tin cậy củanhững thông tin về tài chính và phi tài chính, sự tuân thủ pháp luật và các thông tinphục vụ cho các quyết định chiến lược thông qua các dịch vụ kiểm toán độc lập và cácdịch vụ có bảo đảm khác

Các dịch vụ kiểm toán và dịch vụ có bảo đảm bao gồm:

- Kiểm toán Báo cáo tài chính theo luật định

- Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án

- Kiểm toán hoạt động

Trang 9

- Kiểm toán tỷ lệ nội địa hóa.

- Kiểm toán báo cáo quyết toán xây dựng cơ bản…

Rà soát, phân tích, cải tổ bộ máy kế toán - tài chính đã có sẵn

Rà soát, xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ

Hướng dẫn lập chứng từ kế toán…

1.2.3 Dịch vụ về thuế.

Với sự am hiểu sâu sắc các quy định về thuế, thực tiễn lâu năm trong việc xử lý cácvấn đề liên quan đến thuế, giải trình với các cơ quan thuế cũng như cam kết cung cấpcác Dịch vụ thuế mang lại lợi ích tối ưu cho doanh nghiệp, VDAC hiện đang cung cấpnhững Dịch vụ thuế, bao gồm:

o Tư vấn các ưu đãi và miễn giảm về thuế áp dụng cho doanh nghiệp

o Tư vấn một cấu trúc về tài chính hợp lý để có lợi về thuế

o Tư vấn hệ thống tiền lương tối ưu để tiết kiệm thuế cho doanh nghiệp và có lợi chongười lao động…

Hoạt động đào tạo của VDAC bao gồm:

Đào tạo, hướng dẫn áp dụng các chuẩn mực kế toán Việt Nam và Quốc tế

Tổ chức các khóa đào tạo, cập nhật các luật thuế tại Việt Nam, đặc biệt là cácluật thuế mới

Trang 10

Đào tạo, hướng dẫn áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp đối với mọi loại hìnhdoanh nghiệp…

1.2.6 Dịch vụ liên quan đến Phần mềm kế toán.

- Tư vấn giải pháp sử dụng phần mềm kế toán

- Cung cấp phần mềm kế toán

- Đào tạo sử dụng phần mềm kế toán

1.2.7 Thị trường và khách hàng của VDAC.

Khách hàng của công ty hoạt động trên nhiều lĩnh vực như: 1 ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ tài chính; 2 viễn thông, điện lực; 3 công nghiệp, nông nghiệp; 4 giao thông, thủy lợi; 5 khách sạn, du lịch, thương mại…

Công ty có một số khách hàng lớn thường xuyên như: tập đoàn bưu chính viễn thông, ngân hàng Techcombank, công ty cổ phần viễn thông FPT, công ty TNHH Esuhai, tổng công ty cổ phần bảo hiểm quân đội, tổng công ty cổ phần tài chính dầu…

Trang 11

1.3 Cơ cấu tổ chức và quản lý của VDAC.

1.3.1 Cơ cấu tổ chức của công ty.

Bộ phận Kiểm toán và Dịch vụ

Phòng

Vi tính

Phòng Kinh doanh

Trang 12

Hội đồng thành viên: Gồm các thành viên góp vốn là cơ quan quyết định caonhất của công ty Hội đồng thành viên quyết định tăng giảm vốn điều lệ, cơ cấu tổchức, chiến lược phát triển của công ty…

Tổng giám đốc: Là người đại diện cho công ty chịu trách nhiệm trước pháp luậtvề toàn bộ hoạt động của công ty Giám đốc điều hành mọi hoạt động của công ty theoquy định của Nhà nước, quyết định thành lập các phòng ban, quy định nhiệm vụ vàbiên chế của từng phòng,…

Trách nhiệm và quyền hạn:

Chịu trách nhiệm về quyết định phương hướng đầu tư và dự án đầu tư

Quyết định chính sách và các mục tiêu chiến lược của công ty

Quyết định cơ cấu tổ chức sắp xếp và bố trí nhân sự trong công ty

Được quyền bầu, miễn nhiệm, cách chức các cán bộ quản lý, nhân viên quantrọng khác quy định tại điều lệ của công ty

Được quy định mức lương, lợi ích khác đối với các cán bộ quản lý, nhân viênquan trọng khác quy định tại điều lệ của công ty

Được quyết định cơ cấu tổ chức của công ty

Được quyết định thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện

1.3.2.2 Phòng Hành chính

Trách nhiệm và quyền hạn:

Tham mưu, giúp việc cho ban điều hành và tổ chức thực hiện các việc tronglĩnh vực tổ chức lao động, quản lý và bố trí nhân lực, bảo hộ lao động, chế độ chínhsách, chăm sóc sức khỏe nhân viên, bảo vệ quân sự theo luật và quy chế công ty

Kiểm tra đôn đốc các bộ phận trong công ty thực hiện nghiêm túc nội quy, quychế của công ty

Làm đầu mối liên lạc cho mọi thông tin của ban điều hành

1.3.2.3 Phòng Kế toán – Tài vụ

Trách nhiệm và quyền hạn:

Trang 13

Thực hiện những công việc về chuyên môn tài chính kế toán theo đúng quyđịnh của nhà nước về chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán mà công ty áp dụng.

Tham mưu cho ban lãnh đạo về chế độ kế toán và những thay đổi của chế độqua từng thời kỳ hoạt động kinh doanh

1.3.2.4 Bộ phận Kiểm toán và dịch vụ

Thực hiện thiết kế, lắp đặt, tư vấn, bảo trợ các phần mềm trong toàn công ty

Tiến hành xem xét đổi mới các phần mềm khi có yêu cầu

1.3.2.6 Phòng kinh doanh

Trách nhiệm và quyền hạn:

Tham gia điều tra, tổng hợp, xử lý thông tin thị trường, khách hàng, đối thủcạnh tranh…để hoạch định và đề xuất các chiến lược, chính sách và các giải pháp vềcác dịch vụ của công ty nhằm duy trì và phát triển vị thế của công ty trên thị trường

Có kế hoạch và duy trì giao tiếp với môi trường kinh doanh bên ngoài: các cơquan ban ngành, khách hàng cũ, các cơ quan, tổ chức kinh tế xã hội…nhằm liên tụcnâng cao hình ảnh công ty, tạo nguồn khách hàng dồi dào

Thiết lập và phát triển các kênh khách hàng, có kế hoạch và thực hiện tiếp thịkhách hàng nhằm tạo nguồn khách hàng cho công ty

1.3.3 Mối quan hệ giữa các phòng ban trong công ty.

Tuy mỗi bộ phận trong công ty có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng giữa các

bộ phận luôn có mối liên kết chặt chẽ, hoạt động thống nhất, hỗ trợ lẫn nhau nhằmđảm bảo cung cấp dịch vụ chất lượng, hiệu quả, kịp thời

Trang 14

Nhận xét: Nhờ có sự đoàn kết cao nên công ty luôn hoàn thành công việc theo

đúng kế hoạch, được khách hàng tin tưởng

1.4 Giới thiệu chung về bộ phận kiểm toán

Từ khi công ty thành lập vào năm 2010, bộ phận kiểm toán được chú trọng là

bộ phận nòng cốt của công ty

Ban đầu bộ phận kiểm toán gồm bốn thành viên chủ chốt, được gộp chungthành một phòng, sau quá trình hơn ba năm phát triển, bộ phận kiểm toán của công tylớn mạnh cả về nguồn nhân lực và cơ cấu tổ chức Hiện tại bộ phận kiểm toán củacông ty có hơn 25 chuyên viên chuyên nghiệp được phân ra làm ba phòng: phòng kiểmtoán báo cáo tài chính, phòng tư vấn và đào tạo, phòng kiểm toán đầu tư, xây dựng cơbản và dịch vụ khác Tuy mới thành lập nhưng bộ phận kiểm toán của công ty đượcxây dựng và tổ chức một cách khoa học, đảm bảo tính hợp lý và linh động trong việcvận hành, quản lý, tính hiệu quả và đơn giản trong việc liên hệ thực hiện công việc củađội ngủ nhân viên giữa các phòng thuộc bộ phận kiểm toán

1.5 Cơ cấu tổ chức và quản lý của bộ phận kiểm toán

1.5.1 Sơ đồ tổ chức.

(Nguồn: http://www.VDAC.com)

Bộ phận kiểm toán và

dịch vụ

Kiểm toán viên cao cấp

Phòng kiểm toán

báo cáo tài chính,

thuế và kế toán

Phòng tư vấn và đào

tạo Phòng kiểm toán đầu tư, XDCB và dịch vụ khác

Trang 15

1.5.2 Vai trò và nhiệm vụ của các phòng ban trong bộ phận kiểm toán 1.5.2.1 Phòng kiểm toán báo cáo tài chính, thuế và kế toán

Dịch vụ kiểm toán: cung cấp cho các Cổ đông, Hội đồng quản trị, Nhà quản lý,các bên đầu tư và các bên có liên quan khác sự đảm bảo về tính trung thực, hợp lý vàtin cậy của những thông tin về tài chính và phi tài chính, sự tuân thủ pháp luật và các

thông tin phục vụ cho các quyết định chiến lược thông qua các dịch vụ kiểm toán độc

lập và các dịch vụ có bảo đảm khác

Dịch vụ kế toán: cung cấp rất đa dạng, tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp màcác dịch vụ kế toán cung cấp có thể bao gồm như sau:

Xây dựng các mô hình tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán chocác doanh nghiệp

Rà soát, phân tích, cải tổ bộ máy kế toán - tài chính đã có sẵn

Rà soát, xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ

Dịch vụ thuế: Với sự am hiểu sâu sắc các quy định về thuế, thực tiễn lâu nămtrong việc xử lý các vấn đề liên quan đến thuế, giải trình với các cơ quan thuế cũngnhư cam kết cung cấp các dịch vụ thuế mang lại lợi ích tối ưu cho doanh nghiệp

1.5.2.2 Phòng tư vấn và đào tạo

Thực hiện các dịch vụ về tư vấn tài chính doanh nghiệp, quản trị rủi ro, tư vấnđầu tư, tư vấn thành lập doanh nghiệp

Với mục tiêu kết nối giá trị nhằm đem đến cho khách hàng những giá trị tốtnhất, bên cạnh đội ngũ chuyên gia sáng lập và điều hành luôn miệt mài với công tácnghiên cứu ứng dụng, thẩm định và sáng tạo để cho ra những chương trình với tri thứchiện đại và chất lượng nhất, VDAC luôn rộng mở và không ngừng kết nối với cácchuyên gia đào tạo - huấn luyện, các Tiến sĩ, Thạc sĩ, Giảng viên ở nhiều lĩnh vựctrong phạm vi quốc gia

1.5.2.3 Phòng kiểm toán đầu tư, XDCB và dịch vụ khác

Thực hiện việc kiểm toán các dự án đầu tư xây dựng cơ bản và các dự án đầu tưđược tài trợ bởi các tổ chức quốc tế

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp chuyên môn hóa, áp dụng công nghệ thông tin về kếtoán, VDAC cung cấp các dịch vụ về phần mềm kế toán: như cung cấp phần mềm kếtoán, đào tạo sử dụng phần mềm kế toán

Trang 16

1.5.3 Đội ngũ nhân sự của bộ phận kiểm toán

Bộ phận kiểm toán của VDAC đã xây dựng được đội ngũ hơn 25 chuyên viên chuyên nghiệp được đào tạo trong nước và ở nhiều quốc gia khác nhau, trong đó: 15%

đã được Bộ Tài chính cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên, Chứng chỉ Thẩm định viên về giá, 10% có bằng cấp quốc tế về kế toán và sau đại học trong và ngoài nước, 100% có bằng cử nhân kinh tế, cử nhân luật và cử nhân ngoại ngữ thuộc các chuyên ngành khácnhau

Tuy có sự phân chia về các phòng trong bộ phận kiểm toán nhưng đứng đầu các phòng vẫn là đội ngũ nhân sự chủ chốt với trình độ chuyên môn cao

Đội ngũ nhân sự chủ chốt trong công ty bao gồm:

Ông Lê Xuân Vinh – Tổng giám đốc: Ông đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và kế toán - kiểm toán, đồng thời có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các Tổ chức chuyên môn quốc tế, Ông cũng tham gia giảng dạy về tài chính kế toán, thuế, kiểm toán tại Viện tài chính và các trường Đại học trong nước Ông Vinh tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành tài chính ngân hàng, hiện tại ông Vinh là Kiểm toán viên công chứng (CPA) – Bộ tài chính

Ông Vũ Tiến Sỹ – Chủ phần hùn: Trong gần 10 năm làm việc trong lĩnh vực kiểm toán, ông đã tham gia và trực tiếp phụ trách quản lý danh mục kiểm toán Báo cáotài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS), chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) của nhiều công ty, tập đoàn lớn trong và ngoài nước thuộc các ngành nghề khác nhau Ông Thức tốt nghiệp khoa Kế toán – Kiểm toán, trường Đại học Kinh tế Thành phố

Hồ Chí Minh Hiện ông là thành viên chính thức của Hiệp hội kế toán viên công chứngAnh quốc (ACCA)

Bà Bùi Hồng Hạnh – Phó tổng giám đốc: Bà tham gia lĩnh vực kiểm toán, tư vấn tài chính từ năm 2001 cho đến nay Bà Uyên tốt nghiệp Thạc sỹ trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007 và hiện là Kiểm toán viên công chứng (CPA) – Bộ tài chính Bà cũng đang tham gia nhiều công tác giảng dạy về tài chính, quản trị tại các trường Đại học, Trung tâm trong nước

Ông Lưu Hoài Nam – Phó tổng giám đốc: Ông Nam có hơn 10 năm kinh

nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn ông Nam đã tham gia và trực tiếp phụ trách quản lý danh mục kiểm toán Báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt nam (VAS), chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) của nhiều công ty, tập đoàn lớn trong và ngoài nước thuộc các ngành nghề khác nhau Ông Nam tốt nghiệp cử nhân trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh và hiện đang là Kiểm toán viên công chứng

Trang 17

Các chuyên viên được phân chia công việc đúng chuyên môn của mình thông qua các phòng trong bộ phận.

Đội ngũ nhân sự trong bộ phận kiểm toán đã có nhiều năm kinh nghiệm thực hiện cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp cho hàng trăm khách hàng trong và ngoài nước hoạt động trong mọi lĩnh vực, bao gồm:

Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động trên các lĩnh vực Tàichính ngân hàng; Sản xuất thương mại; Dịch vụ; Khách sạn; Xây dựng Giao thông vậntải; Dầu khí…

Các công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty liên doanh

Các cơ quan và tổ chức quốc tế trong nước, các văn phòng đại diện và cá nhân

có nhu cầu cung cấp dịch vụ

1.5.4 Mối quan hệ giữa các phòng trong bộ phận kiểm toán

Tuy mỗi phòng trong bộ phận kiểm toán có một nhiệm vụ và chức năng riêngnhưng giữa các phòng luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, trong cả công tác quản lývà thực hiện các dịch vụ cho khách hàng Đội ngũ nhân sự giữa các phòng ban thườngliên hệ, thảo luận cùng nhau về các vấn đề khó khăn gặp phải Thường tổ chức cáccuộc họp chung giữa các phòng trong bộ phận để hỗ trợ nhau trong công việc, cùngnhau nâng cao và tích lũy kinh nghiệm để mỗi phòng có thể hoàn thành tốt nhiệm vụcủa mình

Công ty thường xuyên tổ chức các lớp học với sự tham gia của các chuyên viêncao cấp, các buổi làm việc theo nhóm để giữa các phòng trong bộ phận có thể hiểu vàlàm việc hiệu quả với nhau hơn

Nhận xét: Nhờ thường xuyên trao đổi kinh nghiệm nên phòng kiểm toán luôn

đạt hiệu quả cao trong công việc Qua đó nâng cao uy tín của công ty

1.6 Nguyên tắc, mục tiêu hoạt động và định hướng phát triển của VDAC 1.6.1 Nguyên tắc hoạt động

VDAC hoạt động theo nguyên tắc độc lập, chính trực, khách quan, tin cậy, hiệuquả, tính bảo mật, bảo vệ quyền lợi và bí mật kinh doanh của khách hàng Đặc biệtnăng lực chuyên môn và tính thận trọng, tư cách đạo đức nghề nghiệp, tuân thủ chuẩnmực chuyên môn, chất lượng dịch vụ cung cấp, uy tín công ty là những tiêu chuẩnhàng đầu mà mọi nhân viên của VDAC luôn hướng tới và tuân thủ

Trang 18

Hoạt động Kiểm toán của VDAC tuân thủ các chuẩn mực Kiểm toán Việt Namcũng như các chuẩn mức Kiểm toán Quốc Tế phù hợp với quy định của pháp luật ViệtNam.

1.6.2 Mục tiêu hoạt động

Mục tiêu lâu dài của VDAC là trở thành một trong những công ty chuyên ngànhhàng đầu tại Việt Nam chuyên cung cấp các dịch vụ chất lượng cao về Kiểm toán và tưvấn tài chính, Kế toán với chi phí hợp lý Mở rộng thị phần trong lĩnh vực hoạt động,nâng cao sự tin cậy đối với những khách hàng hiện có, và sự uy tín để đáp ứng nhu cầungày càng cao và đa dạng của khách hàng, góp phần xây dựng nền kinh tế trong nướcvà hội nhập vào nền kinh tế thị trường của thế giới

Không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên để phục vụ có hiệu quả vàchất lượng nhằm hoàn thiện hình ảnh của công ty trong lòng khách hàng

1.6.3 Định hướng phát triển

Với giá trị cốt lõi của VDAC bao gồm tính chuyên nghiệp trong cung cấp dịch

vụ, đội ngũ nhân sự với trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm trong thực tiễn,hệ thống công cụ, ứng dụng hành nghề hiện đại và mối quan hệ sâu rộng với các tốchức tài chính trong và ngoài nước cũng như các cơ quan thuế địa phương

Công ty sẽ nổ lực tạo mọi điều kiện để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực,phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ nhân viên bằng các lớp học với cácchuyên gia hàng đầu ngành, các lớp huấn luyện nghiệp vụ, thường xuyên cập nhập cácquy định chuẩn mực, văn bản mới nhất mà nhà nước ban hành liên quan đến lĩnh vựchoạt động của công ty Ngoài ra công ty còn tuyển thêm nhân viên có chất lượng để

mở rông quy mô Kiểm toán sang những khách hàng có niêm yết trên thị trường chứngkhoán

Phục vụ khách hàng với các hình thức dịch vụ đa dạng và chất lượng hơn nữa,nhằm ổn định khách hàng góp phần khuếch trương hình ảnh, vị thế của công ty trongvà ngoài khu vực

Sứ mạng của VDAC là cung cấp cho khách hàng những dịch vụ chuyên nghiệpvới chất lượng và giá trị gia tăng cao nhất với chi phí hợp lý

Trang 19

1.7 Quy trình kiểm toán chung tại công ty TNHH Kiểm Toán Tư Vấn Rồng Việt.

1.7.1 Chuẩn bị và lập kế hoạch kiểm toán

Công việc chuẩn bị kiểm toán có ảnh hưởng quan trọng đến sự hữu hiệu, tínhhiệu quả của một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, giới hạn rủi ro kiểm toán ở mứcchấp nhận được, đồng thời; tối ưu hoá chi phí kiểm tra Đó chính là lý do công ty kiểmtoán tư vấn Ròng Việt xây dựng một quy trình kiểm toán phù hợp với đơn vị và phùhợp với từng loại hình doanh nghiệp được kiểm toán Quy trình chuẩn bị và lập kếhoạch kiểm toán tại công ty được lập như sau:

 Tìm hiểu khách hàng

Sau khi nghiên cứu thư mời kiểm toán và trực tiếp liên hệ trao đổi với kháchhàng, Trưởng phòng Kiểm toán tổ chức khảo sát tìm hiểu về đặc điểm, tình hình doanhnghiệp Công việc tìm hiểu này sẽ được ghi nhận lại trong Báo cáo khảo sát tình hìnhdoanh nghiệp theo mẫu thiết kế sẵn của công ty

Báo cáo khảo sát tình hình doanh nghiệp gồm 3 mục chính:

- Tóm lược tình hình khách hàng: bao gồm các thông tin như tên, loại hình, quyếtđịnh thành lập, lĩnh vực kinh doanh…của doanh nghiệp

- Hệ thống kiểm soát nội bộ & tổ chức công tác kế toán: bao gồm việc tìm hiểuvề hệ thống kiểm soát nội bộ, tổ chức công tác kế toán, chính sách kế toán vàkiểm soát kế toán, một số thông tin về báo cáo tài chính, khảo sát thực tế và thuthập thông tin tài liệu

- Kết luận và đề xuất của người khảo sát: nhận xét chung về quy mô, tính chấtcông việc, đánh giá rủi ro trong kiểm soát, đề xuất kế hoạch kiểm toán

Việc khảo sát này được thực hiện cho kiểm toán năm đầu tiên Kiểm toán cácnăm tiếp theo, kiểm toán viên của công ty chỉ cần dựa vào hồ sơ thường trực (lưu giữcác thông tin chung về khách hàng) cập nhật những thay đổi của đơn vị và dựa vào hồ

sơ hiện hành (toàn bộ hồ sơ kiểm toán để làm cơ sở cho báo cáo kiểm toán của mộtnăm tài chính) để có những hiểu biết cần thiết về doanh nghiệp Thông thường để tạothuận lợi trong công việc, tiết kiệm thời gian, chi phí, kiểm toán viên năm trước sẽ tiếptục kiểm toán cho khách hàng đó trong những năm kiểm toán tiếp theo

Những hiểu biết về khách hàng sẽ được kiểm toán viên thu thập, tích lũy, sửdụng trong suốt quá trình kiểm toán báo cáo tài chính Vì vậy chúng không chỉ giúpkiểm toán viên phân tích tình hình tài chính, đánh giá rủi ro để lập kế hoạch và chương

Trang 20

trình kiểm toán mà còn giúp xác định những trọng tâm, đánh giá các ước tính kế toánvà những giải trình của đơn vị, xét đoán về tính phù hợp của chính sách kế toán, đánhgiá về sự đầy đủ và thích hợp của bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn thực hiệnkiểm toán và hoàn thành kiểm toán sau này.

 Xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán

- Phương pháp xác định mức trọng yếu theo hướng dẫn của công ty:

Mức trọng yếu được xác định là số nhỏ nhất của các mức lựa chọn sau:

Lợi nhuận sau thuế x Tỷ lệ quy định

Doanh thu x Tỷ lệ quy định

Tổng giá trị tài sản x Tỷ lệ quy định

Tỷ lệ quy định:

5% - 10% nếu tính trên lợi nhuận sau thuế

0.5% - 3% nếu tính trên doanh thu

1% - 2% nếu tính trên tổng tài sản và vốn

Trong từng cuộc kiểm toán, nhóm trưởng phải trao đổi và thống nhất với kiểmtoán viên điều hành về tỷ lệ xác định mức trọng yếu

- Phân bổ mức trọng yếu cho từng chỉ tiêu :

Mức trọng yếu chỉ được phân bổ cho những chỉ tiêu sẽ kiểm tra chọn mẫu(không bao gồm các chỉ tiêu kiểm tra 100%) Việc phân bổ mức trọng yếu được thựchiện theo số dư của từng chỉ tiêu

- Đánh giá rủi ro: Kiểm toán viên đánh giá rủi ro dựa vào kinh nghiệm của mình,công ty chưa có hướng dẫn cụ thể về phương pháp xác định rủi ro

Đa số các kiểm toán viên đều dựa vào kinh nghiệm bản thân để ước lượng mứctrọng yếu và rủi ro theo một số tiêu chuẩn tuỳ theo đặc điểm hoạt động kinh doanh củatừng khách hàng

 Lập báo giá/ Hợp đồng kiểm toán

 Phân công nhân sự phụ trách kiểm toán

Trang 21

o Kiểm toán giữa niên độ

o Kiểm kê HTK/ TSCĐ cuối niên độ

o Kiểm toán cuối niên độ

1.7.2 Thực hiện kiểm toán

Bên cạnh việc tuân thủ chuẩn mực kế toán, kiểm toán, công ty VDAC xây dựngchương trình kiểm toán dựa theo chương trình kiểm toán mẫu của Hội kiểm toán viênhành nghề Việt Nam (VACPA) ban hành Kiểm toán viên thực hiện các thử nghiệmkiểm toán dựa trên kế hoạch đã lập nhằm thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp đểlàm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến trên Báo cáo kiểm toán Cụ thể:

- Gửi thư xác nhận thời gian thực hiện kiểm toán tại đơn vị

- Yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin kiểm toán

- Gửi mẫu thư xác nhận cho khách hàng:

o Xác nhận công nợ phải thu hay phải trả

o Xác nhận ngân hàng

o Xác nhận tài trợ vốn của công ty mẹ

- Phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính và soạn thảo chiến lược kiểm toán

- Soạn các chương trình kiểm toán cụ thể các khoản mục trên BCTC như vốnbằng tiền, Hàng tồn kho, Nợ phải thu, Phải trả người bán…các sự kiện sau niênđộ

- Chuẩn bị giấy làm việc

- Biểu chỉ đạo

- Tổng hợp bút toán điều chỉnh

- Cân đối phát sinh theo các khoản mục tài khoản

- Chuẩn bị file kiểm toán

1.7.3 Kết thúc chương trình và phát hành báo cáo kiểm toán

Sau khi kết thúc chương trình kiểm toán, Báo cáo kiểm toán sẽ được chuyển lêntrưởng bộ phận chịu trách nhiệm kiểm toán duyệt Sau đó, Báo cáo kiểm toán đã được

Trang 22

duyệt sẽ chuyển đến bộ phận dịch thuật để dịch sang các ngôn ngữ mà khách hàng yêucầu (đã được thỏa thuận trong hợp đồng kiểm toán) Báo cáo kiểm toán hoàn chỉnh sẽđược chuyển đến cho khách hàng sau khi được Ban Giám đốc ký và đóng dấu.

Quy trình kiểm toán được áp dụng tại công ty VDAC khá hoàn thiện và chặtchẽ, phù hợp với chuẩn mực đề ra, bảo đảm công việc kiểm toán khách hàng đạt hiệuquả cao

Kết luận Chương 1:

Mặc dù mới thành lập năm 2010, tuổi đời còn khá non trẻ nhưng Công Ty TNHHKiểm Toán Tư Vấn Rồng Việt đã dần dần khẳng định được tên tuổi và uy tín trên thịtrường kiểm toán Việt Nam Với phương châm hoạt động độc lập, tin cậy, hiệu quả,khách quan, bảo vệ quyền lợi hợp pháp và bí mật khách hàng Đạo đức nghề nghiệp,chất lượng dịch vụ và uy tín của khách hàng là những tiêu chí hàng đầu mà VDACluôn tuân thủ Cùng với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, cơ cấu tổ chức quản lý cóhiệu quả, chặt chẽ không ngừng cung cấp các dịch vụ chất lượng cho các doanh nghiệptrong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài Số lượng khách hàng tìm đến vớicông ty ngày càng nhiều với nhu cầu kiểm toán và tư vấn ngày càng đa dạng Sự pháttriển của nền kinh tế thị trường là cơ hội cũng như thách thức đối với VDAC

Trang 23

CHƯƠNG 2:

CƠ SỞ LÝ LUẬN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU

KHÁCH HÀNG 2.1 Đặc điểm của khoản nợ phải thu khách hàng ảnh hưởng đến tổ chức kiểm toán trong kiểm toán BCTC.

2.1.1 Nội dung của khoản mục nợ phải thu khách hàng

Nợ phải thu là số tiền có thể thu hồi của khách hàng hoặc các đối tượng khác

Nợ phải thu bao gồm các khoản phải thu của khách hàng, ứng trước cho người bán,phải thu nội bộ và các khoản phải thu khác

Nợ phải thu được trình bày theo giá trị sổ trừ đi các khoản dự phòng nợ phải thukhó đòi Dự phòng nợ phải thu khó đòi được lập cho các khoản phải thu quá hạn hoặccác khoản còn trong hạn nhưng khách nợ không còn khả năng thanh toán

Nợ phải thu được trình bày trên báo cáo tài chính dưới hai khoản mục: Phải thungắn hạn (thời gian thu hồi trong vòng một năm) và phải thu dài hạn (thời gian thu hồitrên một năm) Đối với các doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh dài hơn một năm,ngưỡng phân biệt nợ phải thu ngắn hạn và dài hạn là một chu kỳ kinh doanh

2.1.2 Đặc điểm của khoản mục nợ phải thu khách hàng

Nợ phải thu khách hàng là một loại tài sản khá nhạy cảm với những gian lậnnhư bị nhân viên chiếm dụng hoặc tham ô

Số lượng khách hàng của mỗi công ty lớn, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hằngngày đều rất nhiều, việc theo dõi công nợ phải thu cũng như cấn trừ công nợ và phảnánh số tiền ứng trước thường có sai sót

Nợ phải thu khách hàng là khoản mục có liên quan mật thiết đến kết quả kinhdoanh, do đó là một khoản mà đối tượng dễ sử dụng các thủ thuật thổi phồng doanhthu và lợi nhuận của đơn vị

Nợ phải thu khách hàng được trình bày theo giá trị thuần có thể thực hiện được.Tuy nhiên, do việc lập dự phòng phải thu khó đòi thường dựa vào ước tính của các nhàquản lý nên có nhiều khả năng sai sót và khó kiểm tra

2.1.3 Đặc điểm hạch toán các nghiệp vụ nợ phải thu với khách hàng

Nợ phải thu khách hàng liên quan đến các đối tượng bên trong lẫn bên ngoàidoanh nghiệp, đồng thời nội dung của các khoản phải thu cũng có tính chất đa dạng

Trang 24

trong các giao dịch phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp Vì vậy, khi hạch toáncác khoản nợ phải thu khách hàng cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

Phải theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải thu khách hàng theo từng đối tượng.Phải thường xuyên đối chiếu, kiểm tra định kỳ hoặc cuối tháng các khoản nợphải thu, đặc biệt là các khoản nợ phải thu có số phát sinh lớn

Phân loại các khoản nợ phải thu theo thời hạn thanh toán để có kế hoạch thu hồi

nợ nhanh chóng

Đối với các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ thì ngoài việc theo dõi theo đồngViệt Nam theo tỷ giá quy đổi còn phải theo dõi số nguyên tệ của các khoản nợ phải thuđó

Không được bù trừ công nợ giữa các đối tượng khác nhau Cuối kì không được

bù trừ số dư Nợ và Có của cùng một đối tượng

Phải cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ về số đối tượng nợ, nộidung các khoản nợ, thời hạn thanh toán, số nợ tồn đọng, số nợ phát sinh và số nợ đãthu hồi được, dự kiến những khoản nợ không thu hồi và mực lập dự phòng cần phảithực hiện

Cần xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ, thích ứng vào hoạt độngcủa doanh nghiệp đồng thời với việc thực hiện tốt kế toán nợ phải thu sẽ giúp chodoanh nghiệp thu hồi nợ nhanh chóng và hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra làmthiệt hại đến tài sản cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

2.1.4 Phân loại công nợ phải thu

Trên bảng cân đối kế toán công nợ phải thu thực chất chỉ có tài khoản theo dõichung là tài khoản 131(phải thu khách hàng) nhưng trên thực tế thì công nợ phải thuđược chia ra, tùy theo thời hạn chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp Để dễ dàng kiểmsoát công nợ phải thu cũng như lập dự phòng công nợ phải thu thì thông thường doanhnghiệp có thể chia ra làm 2 loại:

- Phải thu khách hàng (ngắn hạn) -> một năm tài chính -> một chu kỳ kinh

doanh kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm

- Phải thu khách hàng (dài hạn) -> một chu kỳ kinh doanh -> trên một chu

kỳ kinh doanh kể từ khi kết thúc năm tài chính

Khi theo dõi khoản mục này cần phải chú ý đến thời hạn tín dụng để phân loại

cho chính xác.

Trang 25

Khoản mục dự phòng nợ phải thu khó đòi là khoản mục làm cho chi phí củadoanh nghiệp tăng lên nên cũng có thể bị làm sai sót trong quá trình trích lập dựphòng, khoản mục lập dự phòng dựa vào thời hạn tín dụng của nợ phải thu mà lập ướctính.

2.1.5 Các chứng từ sổ sách liên quan đến quá trình bán hàng và khoản Nợ phải thu khách hàng

o Đơn đặt hàng của khách hàng: là loại chứng từ xác minh cho việc bán hàng là

có thực

o Phiếu xuất kho: là loại chứng từ xác minh cho sự phát sinh nghiệp vụ bán hàng

o Phiếu tiêu thụ: là loại chứng từ dùng để ghi số mẫu mã, số lượng và các thôngtin liên quan với hàng hóa khách hàng đặt mua Phiếu này thường được dùng để chứngminh sự tán thành về phương thức bán chịu và sự phê chuẩn của hàng gửi

o Chứng từ vận chuyển: là loại chứng từ được lập vào lúc giao hàng, chỉ rõ mẫu

mã của hàng hóa, số lượng được giao và các số liệu thích hợp khác

o Hóa đơn bán hàng: là chứng từ gốc để hạch toán vào sổ doanh thu và vào các sổsách kế toán khác

o Sổ nhật ký bán hàng: là sổ nhật ký để ghi chép các thương vụ Sổ nhật ký

thường ghi rõ doanh thu gộp của nhiều mặt hàng khác nhau, bút toán vào các khoảnphải thu, và các số ghi nợ và ghi có các loại Thường thì chỉ ghi vào sổ nhật ký các sổtổng hợp hằng ngày

o Thư báo có, phiếu thu: là loại chứng từ do ngân hàng và đơn vị lập, chỉ rõ một

khoản giảm trong số tiền khách hàng còn nợ do đã thu được tiền

o Sổ theo dõi chi tiết doanh thu bị trả lại và giảm giá hàng bán: là sổ nhật ký mà

cơ bản giống như sổ nhật ký bán hàng, dùng để ghi lại doanh thu bị trả lại và doanhthu bị giảm giá

o Sổ nhật ký thu tiền: là loại sổ nhật ký dùng để ghi lại những khoản tiền mặt thuđược thu từ quá trình thu tiền, doanh số bằng tiền mặt , và tất cả các khoản thu tiền mặtkhác

o Các mẫu phê chuẩn các khoản không thu được: là loại chứng từ chỉ sử dụng nội

bộ có tác dụng cho phép xóa sổ một khoản phải thu được xem là một khoản không thuđược

o Sổ chi tiết khách hàng và sổ cái: là loại sổ được mở cho từng đối tượng nợ phátsinh, tổng số dư của các tài khoản cá thể trên sổ chi tiết bằng với tổng số dư của cáckhoản phải thu trên sổ cái tổng hợp

o Biên bản đối chiếu công nợ hàng tháng: là loại chứng từ được gửi cho từngkhách hàng nêu rõ số dư đầu kỳ của các khoản phải thu, số tiền là ngày của từng

Trang 26

nghiệp vụ, khoản thanh toán đã nhận được, các thư báo có đã công bố, số dư cuối kỳcòn nợ.

2.1.6 Chu trình hạch toán các khoản phải thu khách hàng.

Trình tự hạch toán các khoản phải thu khách hàng:

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hạch toán các khoản phải thu khách hàng:

TK 511

Khách hàng thanh toán nợ

Bán chịuhàng hóadịch vụ

TK 33311

TK 521, 531, 532

TK 33311

Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại

TK 515

Chênh lệch tăng đánh giá lại tỷ giá các khoản phải thu có gốc ngọai tệ

TK 139

Xóa các khoản nợ không

có khả năng thu hồi

TK 635

Chênh lệch giảm đánh giá

lại tỷ giá các khoản phải thu có gốc ngọai tệ

Trang 27

2.1.7 Các quy định hiện hành của Bộ tài chính đối với khoản mục nợ phải thu.

Đối với doanh thu cũng như nợ phải thu thì khi theo quyết định BTC nợ phải thu phải được trình bày trên báo cáo tài chính một cách trung thực hợp

15/2006/QĐ-lý Khoản mục nợ phải thu phải lấy giá trị thuần (chênh lệch giữa nợ phải thu và khoản

dự phòng nợ phải thu khó đòi) Nợ phải thu không nhất thiết luôn là tài sản, nằm bên

nợ của tài khoản 131(phải thu khách hàng) mà có khi nằm bên có của khoản mục tàikhoản 131(phải thu khách hàng) mà ta đưa vào nguồn vốn cho báo cáo tài chính trungthực và hợp lý

 Theo như thông tư 123/2012-BTC quy định về thuế thu nhập doanhnghiệp thì khi doanh nghiệp có doanh thu (bao gồm khoản phải thu) và chi phí làngoại tệ thì doanh nghiệp cần quy đổi ngoại tệ ra Việt Nam Đồng theo tỷ giá giaodịch của liên ngân hàng Và theo thông tư này thì doanh thu chịu thuế là toàn bộ tiềnbán hàng hóa, tiền gia công, cung cấp dịch vụ không bao gồm trợ giá, không bao gồmthuế giá trị gia tăng

 Theo như thông tư 244-2009/TT-BTC điều 6 về ngoại tệ: “các doanhnghiệp tổ chức vốn đầu tư nước ngoài thành lập và hoạt động ở Việt Nam sử dụngngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán thì đồng thời với việc lập báo cáo tài chínhtheo đơn vị tiền tệ trong kế toán (ngoại tệ) còn phải quy đổi báo cáo tài chính sangViệt Nam Đồng khi nộp cho cơ quan quản lý” Cũng theo thông tư 244-2009/TT-BTCkhi quy đổi sang Việt Nam Đồng thì phải được quy đổi theo tỷ giá bình quân liên ngânhàng tại ngày kết thúc kỳ kế toán Trường hợp tại ngày kết thúc kỳ kế toán không có tỷgiá bình quân liên ngân hàng thì lấy tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày gần nhấttrước ngày kết thúc kỳ kế toán

 Đối với việc chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ thì theo thông

tư 179/2012/TT-BTC ngày 10 tháng 12 năm 2012 thì cuối kỳ kế toán, doanh nghiệpphải đánh giá lại số dư tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu, nợphải trả có gốc ngoại tệ ra “đồng Việt Nam” theo ba trường hợp:

o Trường hợp doanh nghiệp mở tài khoản tại một ngân hàng thương mại có công

bố tỷ giá của đồng ngoại tệ đó thì khi quy đổi thực hiện theo tỷ giá giao dịch của ngânhàng thương mại mà doanh nghiệp mở tài khoản tại thời điểm đánh giá lại số dư cáckhoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ

o Trường hợp doanh nghiệp mở tài khoản tại nhiều ngân hàng thương mại cócông bố tỷ giá của đồng ngoại tệ đó thì khi quy đổi thực hiện theo tỷ giá giao dịch bìnhquân của các ngân hàng thương mại mà doanh nghiệp mở tài khoản tại thời điểm đánhgiá lại số dư các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ

Trang 28

o Trường hợp ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản không cócông bố tỷ giá của đồng ngoại tệ đó thì khi quy đổi thực hiện thông qua tỷ giá của một

số đơn vị ngoại tệ chủ yếu mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố theo tỷ giá giaodịch bình quân của các ngân hàng tại thời điểm đánh giá lại số dư các khoản mục tiềntệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ

Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động sản xuất kinhdoanh, kể cả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (của doanh nghiệp vừa sản xuất kinhdoanh, vừa có hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản) được hạch toán ngay vào chi phí tàichính hoặc doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ

 Chuẩn mực số 18: “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng” kếthợp thông tư số 89/2013/TT-BTC ngày 28/06/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế

độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng Để tránh tình trạng doanh nghiệp lập dựphòng khoản mục nợ phải thu khó đòi quá nhiều gây ra tình trạng chi phí quá lớn ảnhhưởng tới sai sót báo cáo tài chính thì việc lập dự phòng khoản mục nợ phải thu khóđòi theo như thông tư 89/2013/TT-BTC có đề cập:

- Phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ướcvay nợ hoặc các cam kết nợ khác

- Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (cáccông ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng ) đã lâm vào tình trạngphá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quanpháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết”

Mức trích lập dự phòng theo như thông tư 89/2013/TT-BTC như sau :

- 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1

năm

- 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm

- 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm

- 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên

Khi không có khả năng thu hồi được nợ thì doanh nghiệp cần phải có những

thủ tục sau :

- Thẩm quyền xử lý nợ: hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc các

thành viên trong ban giám đốc( nếu không có hội đồng quản trị)

Trang 29

- Hồ sơ: biên bản của hội đồng xử lý nợ của doanh nghiệp, bản thanh lý

hợp đồng, các tài liệu có liên quan chứng minh số nợ của khách hànglà thực tế và khách quan

2.1.8 Mục tiêu kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng

Hiện hữu: Các khoản nợ phải thu khách hàng đã ghi chép đều có thực tại thờiđiểm lập báo cáo

Đầy đủ: Tất cả các khoản nợ phải thu khách hàng có thực đều phải được ghinhận đầy đủ

Quyền: Các khoản nợ phải thu khách hàng vào ngày lập báo cáo thuộc về đơnvị

Ghi chép chính xác: Những khoản nợ phải thu khách hàng phải được ghi chépđúng số tiền gộp trên báo cáo tài chính và phù hợp giữa chi tiết của nợ phải thu kháchhàng với sổ cái

Đánh giá: Các khoản dự phòng phải thu khó đòi được tính toán hợp lý để giá trịthuần của nợ phải thu khách hàng gần đúng với giá trị thuần có thể thực hiện được

Trình bày và công bố: Sự đúng đắn trong trình bày và công bố khoản nợ phảithu khách hàng, bao gồm việc trình bày đúng đắn các khoản nợ phải thu khách hàng,cũng như công bố đầy đủ những vấn đề có liên quan như các khoản cầm cố, thế chấp

2.2 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán.

2.2.1 Nghiên cứu và đánh giá hệ thống KSNB về chu trình bán hàng.

Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam VSA 400 nhấn mạnh: “Kiểm toán viên phải có

đủ hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát của khách hàng để lập kế hoạchkiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán thích hợp, có hiệu quả Kiểm toán viênphải sử dụng khả năng xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá rủi ro kiểm toán vàxác định các thủ tục kiểm toán nhằm giảm các rủi ro kiểm toán xuống thấp tới mức cóthể chấp nhận được”

Để tìm hiểu và đánh giá rủi ro kiểm soát của khoản mục Doanh thu và Nợ phảithu khách hàng thì KTV cần phải khảo sát về hệ thống KSNB đối với toàn bộ chu trìnhbán hàng Một hệ thống KSNB hữu hiệu về chu trình bán hàng thường đòi hỏi táchbiệt các chức năng và phân nhiệm cho những cá nhân hay bộ phận khác nhau phụtrách Hệ thống KSNB có mức độ phân nhiệm càng cao thì sai phạm càng dễ bị pháthiện thông qua sự kiểm tra tương hỗ giữa các bộ phận Dưới đây là bảng câu hỏi về hệthống KSNB

Trang 30

Câu hỏi

Trả lời

GhichúKhông

ápdụng

Yếu kémQuantrọng

Thứyếu

1 1 Các khoản bán chịu có

được xét duyệt trước khi gởi hàng

hay không?

2 2 Các chứng từ gởi hàng có

được đánh số liên tục trước khi sử

dụng hay không?

3 3 Các hóa đơn bán hàng có

được đánh số liên tục trước khi sử

dụng hay không?

4 4 Có quy định bắt buộc

kiểm tra để đảm bảo rằng hàng hóa

gởi đi đều đã lập hóa đơn hay

không?

5 5 Có bảng giá đã duyệt làm

cơ sở tính tiền trên hóa đơn hay

không?

6 6 Hóa đơn có được kiểm

tra độc lập trước khi gởi hay

không?

7 7 Hàng tháng có gởi một

bảng sao kê công nợ cho khách

hàng hay không?

8 8 Việc nhận hàng bị trả lại

có sự phê duyêt của người có thẩm

quyền hay không?

9 9 Doanh nghiệp có thực

hiện tốt đối chiếu giữa tài khoản

Trang 31

khoản nợ phải thu trên sổ cái, và

việc này thực hiện khi nào?

Bảng 2.1: Bảng câu hỏi về hệ thống KSNB

Tuỳ theo qui mô và đặc điểm của từng doanh nghiệp mà cách thức tổ chức cụthể về KSNB trong chu trình bán hàng có thể rất khác nhau Dưới đây sẽ trình bày mộtcách tổ chức chu trình bán hàng đối với các doanh nghiệp có qui mô tương đối lớn vàchủ yếu thực hiện bán chịu

2.2.1.1 Lập lệnh bán hàng

Căn cứ đơn đặt hàng của khách hàng, các bộ phận có liên quan sẽ xét duyệt đơnđặt hàng về số lượng, chủng loại…để xác định về khả năng cung ứng đúng hạn củamình cũng như hạn mức tín dụng của khách hàng đó rồi mới lập lệnh bán hàng (phiếuxuất kho)

2.2.1.2 Xét duyệt bán chịu

Trước khi bán hàng, căn cứ vào đơn đặt hàng và các nguồn tin khác nhau từtrong và ngoài doanh nghiệp, bộ phận phụ trách bán chịu cần đánh giá về khả năngthanh toán của khách hàng để ra quyết định chuẩn y về việc bán chịu

2.2.1.3 Xuất kho

Căn cứ lệnh bán hàng đã phê chuẩn, thủ kho sẽ xuất hàng cho bộ phận gửihàng

2.2.1.4 Gửi hàng

Bộ phận gửi hàng sẽ lập chứng từ gửi hàng và gửi hàng cho khách hàng Chứng

từ gửi hàng là cơ sở để lập hoá đơn và thường bao gồm các thông tin về qui cáchchủng loại hàng hoá, số lượng và các dữ liệu liên quan Một dạng phổ biến của chứng

từ chuyển hàng là vận đơn Khi xuất hàng, ngoài sự kiểm tra của thủ kho và của ngườinhận, lượng hàng hoá giao còn cần được sự kiểm soát của bộ phận bảo vệ

2.2.1.5 Lập và kiểm tra hoá đơn

Do hóa đơn là phương tiện thông tin cho khách hàng về số tiền mà họ phải trả,nên nó cần được lập chính xác và đúng thời gian Hóa đơn thường được lập với bộphận độc lập với phòng kế toán và bộ phận bán hàng, bộ phận này có trách nhiệm:+ Đánh số thứ tự các chứng từ chuyển hàng

Trang 32

+ So sánh lệnh bán hàng với chứng từ chuyển hàng, đơn đặt hàng và các thôngbáo điều chỉnh (nếu có)

+ Ghi tất cả các dữ liệu này vào hoá đơn

+ Ghi giá vào hoá đơn dựa trên cơ sở bản giá hiện hành của đơn vị

+ Tính ra số tiền cho từng loại và cho cả hoá đơn

+ Trước khi gửi hoá đơn cho khách hàng, cần kiểm tra lại số liệu ghi trên hoáđơn Tổng cộng hoá đơn phát hành hằng ngày sẽ được ghi vào tài sản tổng hợp trên sổcái Từng hoá đơn được sử dụng để ghi vào tài khoản chi tiết giúp theo dõi công nợkhách hàng

2.2.1.6 Theo dõi thanh toán.

Để tiện theo dõi thanh toán, cần phải liệt kê tất cả các khoản nợ theo từng nhómtuổi để từ đó lâp chương trình thu nợ, thường chương trình này do bộ phận bán chịuphụ trách Ngoài ra, để giảm thiểu các sai phạm thì cần phân công cho 2 nhân viênkhác nhau phụ trách về kế toán chi tiết công nợ và kế toán tổng hợp Tuy nhiên cần lưu

ý rằng gian lận vẫn có thể xảy ra nếu có sự thông đồng giữa họ với nhau

2.2.1.7 Xét duyệt hàng bán bị trả lại và giảm giá

Nếu khách hàng không hài lòng với số hàng nhận được do sai qui định hay kémphẩm chất, họ có thể gửi trả lại cho doanh nghiệp Vì thế các Doanh nghiệp cần có bộphận độc lập chịu trách nhiệm về tiếp nhận, xét duyệt cũng như khấu trừ khoản Nợphải thu liên quan đến số hàng này

2.2.1.8 Cho phép xoá số các khoản nợ không thu hồi được

Khi không còn hi vọng thu hồi được các khoản nợ, nhà quản lý có trách nhiệmxem xét để cho phép xoá sổ các khoản nợ này Căn cứ vào đó, bộ phận kế toán sẽ ghichép vào sổ sách

Để tăng cường kiểm soát đối với việc xoá sổ Nợ phải thu khó đòi, hạn chế cácgian lận có thể phát sinh (thí dụ: nhân viên chiếm dụng các khoản tiền mà khách hàng

đã trả, sau đó che giấu bằng cách xoá sổ chúng như một khoản nợ khó đòi), đơn vị cầnqui định chặt chẽ thủ tục xét duyệt này

2.2.2 Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát

Trên cơ sở hiểu biết về KSNB, KTV đưa ra những đánh giá sơ bộ về rủi rokiểm soát Cần lưu ý rằng khi đánh giá rủi ro kiểm soát thấp hơn mức tối đa, KTV phảichứng minh bằng các thử nghiệm kiểm soát

Trang 33

2.2.3 Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát

Các thử nghiệm kiểm soát: phỏng vấn, quan sát thực tế, xem xét tài liệu, làm lạithử các công việc Thử nghiệm kiểm soát thường áp dụng:

- Kiểm tra mẫu đối với nghiệp vụ bán hàng: KTV tiến hành kiểm tra ngẫu nhiêncác nghiệp vụ bán hàng tại đơn vị, cụ thể:

+ Đối chiếu đơn đặt hàng, lệnh bán hàng, vận đơn, hóa đơn và sổ kế toánvề chủng loại, quy cách, số lượng, giá cả, ngày gửi hàng để chứng minh các hóa đơnbán hàng được lập trên cơ sở các nghiệp vụ bán hàng thật sự xảy ra và thời điểm ghinhận doanh thu là đúng

+ Kiểm tra chữ ký và sự xét duyệt đối với các nghiệp vụ bán chịu của cấp

có thẩm quyền

+ Xem xét tổng cộng của từng loại hàng, tổng cộng từng hóa đơn, so sánhgiá trên hóa đơn với bảng giá được duyệt tại mỗi thời điểm, hoặc với catalogue và tàiliệu khác

+ Ngoài ra cần tìm hiểu đến chính sách bán hàng có chiết khấu của đơn vị,xem xét sổ sách liên quan để kiểm tra việc thực hiện chính sách này

- Xem xét sự xét duyệt và ghi chép về hàng bán bị trả lại, hay bị hư hỏng bởi cáctài liệu đã được đánh số thứ tự, xét duyệt và kí bởi cấp có thẩm quyền và họ phải độclập với việc chi quỹ hay giữ sổ kế toán KSNB tốt liên quan đến hàng bị trả lại bao giờcũng phải bao gồm các thủ tục kiểm tra và xét duyệt trước khi nhận lại hàng

- Chọn mẫu đối chiếu chứng từ chuyển hàng với những hóa đơn liên quan: chọnmẫu các chứng từ chuyển hàng đã lập trong năm và đối chiếu với các hóa đơn, cần đặcbiệt lưu ý đến số thứ tự liên tục của các chứng từ này để phát hiện những trường hợphàng đã được gởi đi nhưng không lập hóa đơn

- Mặt khác cần kiểm tra việc tính giá, cộng dồn, ghi vào nhật kí, chuyển vào sổcái, sổ chi tiết hàng bị trả lại và tài khoản nợ phải thu của khách hàng có liên quan đểđảm bảo tính chính xác trong ghi chép và chuyển sổ

2.2.4 Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế lại các thử nghiệm cơ bản

Sau khi đã thực hiện các thử nghiệm trên, KTV sẽ đánh giá mức rủi ro kiểmsoát đối với từng cơ sở dẫn liệu liên quan đến khoản mục nợ phải thu khách hàng Khiđánh giá KTV cần nhận diện những điểm yếu của KSNB để mở rộng các thử nghiệm

cơ bản và những điểm mạnh cho phép giảm thiểu các thử nghiệm cơ bản

Trang 34

2.3 Giai đoạn kiểm toán

Thủ tục phân tích Sai sót có thể xảy ra

1 So sánh giữa số dư của tài khoản nợ phải

thu khách hàng và doanh thu bán chịu của

năm nay so với năm trước

Khai khống hay khai thấp khoản nợ phải

thu của khách hàng

2 So sánh số dư nợ vượt quá một giới hạn

nào đó so với năm trước

Sai sót ở tài khoản nợ phải thu khách

hàng

3 So sánh tỷ lệ chi phí dự phòng nợ không

thu hồi được với số dư nợ phải thu của

khách hàng năm nay và năm trước

Khai khống hay khai thấp mức dự phòng

4 So sánh khoản nợ phải thu của khách

hàng theo phân tích theo tuổi nợ của năm

nay so với năm trước

Khai khống hay khai thấp mức dự phòng

Bảng 2.2: Một số thủ tục phân tích thường dùng đối với nợ phải thu khách hàng

Ngoài việc so sánh chung, KTV cần phải xem xét lại bảng kê nợ phải thu củakhách hàng để chọn ra một số khách hàng có mức dư nợ vượt quá một số tiền nào đó,hoặc số dư kéo dài trong nhiều năm để nghiên cứu chi tiết hơn

Trang 35

2.3.1.2 Thử nghiệm chi tiết

- Thu thập bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ các khoản phải thu theo từng khách hàng

và đối chiếu tổng số phải thu với bảng CĐKT và so sánh với năm trước.

Mục tiêu: Ghi chép chính xác

Xem lướt qua Bảng kê chi tiết để xem có các khoản mục bất thường không? (số

dư lớn, các bên liên quan, nợ quá hạn, không có khả năng thu hồi, các khoản Nợ phảithu không phải là phải thu từ KH, )

- Thu thập hay tự lập bảng số dư chi tiết phân tích tuổi nợ để đối chiếu với sổ chi tiết

và sổ cái:

Mục tiêu: Ghi chép chính xác

Thử nghiệm chi tiết về Nợ phải thu khách hàng và dự phòng Nợ phải thu khóđòi chủ yếu dựa vào bảng số dư chi tiết phân tích theo tuổi nợ Bảng này liệt kê số dưcủa từng khách hàng và sắp xếp theo thời gian quá hạn trả nợ (tính từ ngày hết hạn trả

nợ đến ngày lập báo cáo)

- Gửi thư xác nhận đến khách hàng:

Mục tiêu: hiện hữu, quyền sở hữu

Theo đoạn 20, VSA 501: “Trường hợp các khoản phải thu được xác định là trọng yếu trong BCTC và khả năng khách nợ sẽ phúc đáp thư yêu cầu xác nhận các khoản nợ thì KTV phải lập kế hoạch yêu cầu khách nợ xác nhận trực tiếp các khoản phải thu hoặc các số liệu tạo thành số dư của khoản phải thu”.

Đoạn 21 VSA 501: “Sự xác nhận trực tiếp sẽ cung cấp bằng chứng kiểm toán đáng tin cậy về sự hiện hữu của các khoản phải thu và tính chính xác của của số dư Tuy nhiên, sự xác nhận này thông thường chưa cung cấp đầy đủ bằng chứng về khả năng thu hồi các khoản phải thu hoặc còn các khoản phải thu khách không được hạch toán.”

Đoạn 24 VSA 501: “Thư yêu cầu xác nhận nợ phải thu do kiểm toán viên gửi, trong đó nói rõ sự ủy quyền của đơn vị được kiểm toán và cho phép khách nợ trực tiếp cung cấp thông tin cho kiểm toán viên.”

Các dạng thư xác nhận theo Đoạn 24 VSA 501 có nêu: "Thư yêu cầu xác nhận

nợ phải thu (có thể gồm cả xác nhận nợ phải trả) bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại

tệ của kiểm toán viên có hai dạng:

Trang 36

Dạng A: ghi rõ số nợ phải thu và yêu cầu khách nợ xác nhận là đúng hoặc bằng bao nhiêu.

Dạng B: không ghi rõ số nợ phải thu mà yêu cầu khách nợ ghi rõ số nợ phải thu hoặc có ý kiến khác.”

Đoạn 26 VSA 501 có nêu:”Kiểm toán vên có thể thực hiện kết hợp cả hai dạng xác nhận trên Ví dụ: khi tổng các khoản phải thu bao gồm một số lượng hạn chế các khoản phải thu lớn và một số lượng lớn các khoản phải thu nhỏ thì kiểm toán viên có thể yêu cầu xác nhận theo dạng A toàn bộ hay một số khoản phải thu lớn, và chấp nhận xác nhận theo dạng B số lượng lớn các khoản phải thu nhỏ”.

Trong phần lớn các cuộc kiểm toán, KTV chỉ chọn mẫu để gửi thư xác nhận

Do việc gửi thư xác nhận chỉ trong phạm vi mẫu được chọn, do vậy cỡ mẫu phải khálớn và phải đại diện cho tổng thể để có thể thu thập được bằng chứng đáng tin cậy

Theo Đoạn 23 VAS 501:”Kiểm toán viên có thể chọn ra các khoản nợ phải thu cần xác nhận để đảm bảo sự hiện hữu và tính chính xác của khoản phải thu trên tổng thể, trong đó có tính đến các khoản phải thu có tác động để rủi ro kiểm toán đã được xác định và các chủ tục kiể toán dự kiến khác”.

Trong trường hợp Ban giám đốc yêu cầu không gửi thư xác nhận cho mộtkhách hàng nào đó thì KTV cần kiểm tra xem yêu cầu này có hợp lí không Nếu KTVđồng ý không gửi thư xác nhận thì phải tiến hành những thủ tục khác như kiểm tra hóađơn, phiếu thu tiền sau ngày kết thúc niên độ…

Giải quyết chênh lệch giữa thư xác nhận của khách hàng với số liệu của đơn vị:

Khi có sự khác biệt, KTV cần nghiên cứu để giải quyết, hoặc có thể đề nghị đơn vịgiải thích Trong nhiều trường hợp phát sinh là khác nhau về thời điểm ghi nhận doanhthu và các khoản nợ phải thu khách hàng, phải trả có liên quan giữa hai bên Một sốthư trả lời khẳng định rằng số dư đã được nêu là không chính xác và không phản ánhđúng nợ hiện hành Khi đó KTV cần lập bảng chỉnh hợp giữa số liệu trên sổ chi tiết cóliên quan với bảng kê chi tiết do khách hàng gửi để xác định số thực

- Kiểm tra việc lập dự phòng cho Nợ phải thu khó đòi:

Mục tiêu: sự đánh giá phù hợp chế độ kế toán hiện hành

Gửi thư xác nhận có thể cung cấp bằng chứng về giá trị của khoản nợ gộp Thếnhưng trên BCĐKT, các khoản Nợ phải thu khách hàng được trình bày theo số dưthuần (Số nợ phải thu thuần có thể thực hiện được) Do đó KTV cần phải kiểm tra, thuthập bằng chứng để đảm bảo cho tổng số dự phòng của công ty là hợp lí Cụ thể:

Trang 37

+ Kiểm tra việc xét duyệt của công ty cho việc xóa sổ Nợ phải thu khó đòi phát sinh trong năm.

+ Tìm hiểu quy trình kí duyệt và chính sách bán chịu của đơn vị vì nó sẽ ảnhhưởng đáng kể đến số dư cuối kì của Nợ phải thu khách hàng

+ So sánh chi tiết các khoản nợ, phân tích theo nhóm tuổi của năm nay so vớinăm trước

+ Kiểm tra các khoản bán chịu quá hạn bất thường

+ Tổng cộng những khoản nợ không có khả năng thu hồi, ghi nhận lí do lập dựphòng và số tiền lập

+ Xem xét mối liên hệ giữa những khoản Nơ phải thu khách hàng, Doanh thu bánchịu và tổng số dự phòng cho Nợ phải thu khó đòi

- Xem xét các khoản Nợ phải thu khách hàng đã bị cầm cố, thế chấp:

Mục tiêu: quyền sở hữu

Việc gởi thư yêu cầu xác nhận công nợ cho phép đánh giá về tình hình hiện hữucủa các khoản Nợ phải thu khách hàng, nhưng KTV cũng cần kiểm tra xem nhữngkhoản nợ đó có thực sự thuộc về Doanh nghiệp hay không Muốn vậy, KTV có thểkiểm tra các hợp đồng vay, chi phí lãi vay…

- Đánh giá chung về sự trình bày và công bố khoản Nợ phải thu khách hàng trên BCTC:

+ Kiểm tra việc phân loại các khoản Nợ phải thu khách hàng, xem đã tách biệtgiữa khoản Nợ phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, tạm ứng cho công nhân viên vàcác khoản phải thu khác hay chưa

+ Kiểm tra việc trình bày những khoản phải thu khách hàng có số dư có, xem đơn

vị trình bày trên BCTC đúng theo chuẩn mực hiện hành hay không

+ Xem xét về sự trình bày các khoản dự phòng Nợ phải thu khó đòi trên BCTC cóđược thực hiện đúng hay không

2.4 Giai đoạn kết thúc kiểm toán.

KTV cần tổng hợp các kết quả thu thập được và một số thử nghiệm bổ sung cótính chất tổng quát: xem xét các khoản công nợ ngoài dự kiến, các sự kiện xảy ra saungày khóa sổ lập BCTC, xem xét giả định hoạt động liên tục và đánh giá kết quả mộtcách tổng quát

KTV cung cấp các bút toán tổng hợp lỗi với khách hàng, BCĐKT vàBCKQHĐSX-KD đã điều chỉnh

Trang 38

2.5 Chương trình kiểm toán mẫu đối với khoản mục các khoản nợ phải thu (phụ lục 1).

Kết luận chương 2:

Nợ phải thu là một bộ phận quan trọng trong tài sản của doanh nghiệp là khoản bị người mua chiếm dụng Nợ phải thu khách hàng là khoản mục dễ xảy ra gian lận và saisót như khoản dự phòng phải thu khó đòi, đánh giá lại chênh lệch tỷ giá, ghi nhận sai kỳ….và doanh nghiệp có xu hướng khai tăng để tăng tài sản Đặc biệt là khoản trích lập dự phòng phải thu khó đòi thường dựa vào ước tính mang tính chủ quan nên có nhiều khả năng sai sót và khó kiểm tra, làm tăng chi phí quản lý doanh nghiệp trong kì lập dự phòng, làm giảm lợi nhuận kì báo cáo, KTV cần thực hiện các thủ tục chung, kiểm tra phân tích, thử nghiệm kiểm soát, kiểm tra chi tiết, các thủ tục khác… cũng như kinh nghiệm nghể nghiệp để đảm bảo tất cả khoản phải thu là có thực, thuộc quyền sở hữu của DN, được hạch toán đầy đủ, chính xác, đúng niên độ và đánh giá theo giá trị thuần, và trình bày trên BCTC phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành

Trang 39

CHƯƠNG 3:

QUY TRÌNH KIỂM TOÁN THỰC TẾ KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH

HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH TRƯỜNG LỘC 3.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.

Quy trình kiểm toán tại VDAC thực hiện thống nhất và phổ biến cho tất cả cácnhóm Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng hợp đồng kiểm toán và điều kiện riêng của từngkhách hàng mà có thể thay đổi linh hoạt để phù hợp với điều kiện của khách hàng, vừađạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất Quy trình này đã được cụ thể hóa bằng vănbản và phổ biến rộng rãi trong công ty

3.1.1 Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng đối với công ty TNHH Trường Lộc.

Giai đoạn này bao gồm quá trình ký hợp đồng, xác định nhu cầu và thỏa thuậngiữa hai bên, tuy nhiên vì công ty TNHH Trường Lộc là khách hàng cũ của công tynên giai đoạn này đã được thực hiện ở năm đầu tiên Năm nay, VDAC chỉ tiến hànhxem xét, đánh giá khả năng tiếp tục cung cấp dịch vụ cho khách hàng Trong phạm viđề tài, sinh viên xin phép không nghiên cứu phần xem xét, đánh giá khách hàng cũnày

Xem giấy tờ làm việc A120, phụ lục 2

3.1.2 Tìm hiểu về công ty TNHH Trường Lộc và môi trường hoạt động của công ty Trường Lộc (Vì lý do bảo mật thông tin của khách hàng nên tôi xin phép được giữ bí mật thông tin về đơn vị được kiểm toán).

Công ty Trường Lộc là một khách hàng cũ của VDAC và đây là năm thứ 2 công tykiểm toán cho đơn vị này

Thông tin chung về đơn vị:

- Tên đầy đủ: Công ty TNHH TRƯỜNG LỘC

- Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH một thành viên

- Hình thức đầu tư vốn: 100% vốn đầu tư nước ngoài

- Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất

- Các hoạt động chính: Sản xuất linh kiện, phụ tùng bằng kim loại, nhựavà nhựa phản quang dùng cho xe ô tô, xe gắn máy; sản xuất các sản phẩm có áp lựcdầu, áp lực khí trong các ngành công nghiệp ô tô, xe gắn máy, máy móc cơ khí, cơ khí

Trang 40

gia dụng và văn phòng (ống giảm xóc, ben dầu, ben hơi các loại ); thực hiện quyềnxuất khẩu, nhập khẩu.

- Thời gian hoạt động: 50 năm

- Trụ sở công ty: Khu công nghiệp Hố Nai, huyện Trảng Bom, tỉnh ĐồngNai

- Mã số thuế: 0 3 1 0 1 0 2 1 2 6

- Vốn pháp định / vốn điều lệ: 300.000 USD

- Vốn đầu tư: 500.000 USD

- Người đại diện pháp luật: Ông Hong Kun - Hsien

- Chức vụ: Tổng giám đốc

- Niên độ tài chính: ngày 31 tháng 12 năm 2013

- Năm kiểm toán: 2013

- Hệ thống tài khoản kế toán: Theo quyết định số 15/2006-QĐ/BTC ngày

20 tháng 03 năm 2006 và thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31 tháng 12năm 2009

- Hình thức kế toán : Nhật ký chung

- Ngày lập BCTC: Đồng Nai, Ngày 31 tháng 12 năm 2013

3.1.3 Tìm hiểu về chính sách kế toán và chu trình bán hàng, phải thu và thu tiền của công ty Trường Lộc

Quyết định xem liệu có thực hiện kiểm tra hệ thống KSNB

Thiết kế các thủ tục kiểm tra cơ bản phù hợp và có hiệu quả

Ngày đăng: 22/08/2024, 12:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w