1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

[LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP] Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần Gia Tiến trong năm 2020

49 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 103,06 KB

Nội dung

Hoạch định chiến lược kinh doanh là một trong nhữngcông việc quan trọng hàng đầu đối với mỗi doanh nghiệp khi tiến hành các hoạt độngsản xuất kinh doanh, bởi hoạch định chiến lược kinh d

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nên kinh tế thị trường với sự ra đời của cácdoanh nghiệp mới, sự cạnh tranh trong tất cả các lĩnh vực, các ngành nghề đều trở nêngay gắt, ảnh hưởng lớn sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp Để tồn tại vàphát triển trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt như vậy, đòi hỏi mỗi doanh nghiệpphải nỗ lực tìm kiếm cho mình hướng đi đúng đắn để đứng vững trên thương trường

Và nhân tố mang tính quyết định đến hướng đi của doanh nghiệp, vận mệnh củadoanh nghiệp chính là ứng dụng quản trị chiến lược với khởi điểm là công tác hoạchđịnh chiến lược kinh doanh Hoạch định chiến lược kinh doanh là một trong nhữngcông việc quan trọng hàng đầu đối với mỗi doanh nghiệp khi tiến hành các hoạt độngsản xuất kinh doanh, bởi hoạch định chiến lược kinh doanh sẽ định hướng cho toàn bộcông việc mà doanh nghiệp cần thực hiện để đạt mục tiêu của mình

Việc hoạch định chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp nhận rõ mụcđích hướng đi của mình, từ đó đề ra các mục tiêu về thị phần, doanh thu cho phù hợpvới nguồn lực hiện tại của doanh nghiệp Bên cạnh đó, trong điều kiện thay đổi vàphát triển nhanh chóng của môi trường kinh doanh, chiến lược kinh doanh sẽ giúp chodoanh nghiệp nắm bắt và tận dụng các cơ hội kinh doanh, đồng thời, chủ động tìm giảipháp khắc phục và vượt qua những nguy cơ và hiểm họa trên thương trường cạnhtranh Ngoài ra, chiến lược kinh doanh còn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng cácnguồn lực và tăng cường vị thế cạnh tranh đảm bảo cho sự phát triển liên tục và bềnvững của doanh nghiệp Việc xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh còn tạo racăn cứ vững chắc cho việc đề ra các chính sách và quyết định phù hợp với những biếnđộng của thị trường

Công ty cổ phần Gia Tiến là công ty chuyên về lĩnh vực xây dựng các côngtrình tại thành phố Vũng Tàu Với thời gian thành lập khá ngắn so với các công ty xâydựng thâm niên, công ty Gia Tiến chưa thực sự tạo được một vị thế vững chắc trên địabàn thành phố Vũng Tàu cũng như các thành phố lân cận Bên cạnh đó, công ty chưathực sự chú trọng nhiều đến hoạch định chiến lược kinh doanh Nhận thức được tầmquan trọng của công tác hoạch định chiến lược đối với các doanh nghiệp nói chung vàvới công ty cổ phần Gia Tiến nói riêng, đồng thời qua những phát triển về thực trạngcông tác hoạch định chiến lược kinh doanh trong quá trình thực tập tại công ty cổ

phần Gia Tiến, em đã chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần Gia Tiến trong năm 2020”

nhằm tập trung nghiên cứu những vấn đề quan trọng nhất về điểm mạnh, điểm yếucũng như những cơ hội, đe dọa gây ảnh hưởng đến hoạt động của công ty, từ đó cung

Trang 2

cấp cho công ty những phương án chiến lược cũng như các giải pháp nhằm hoàn thiệnvấn đề hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Việc chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần Gia Tiến trong năm 2020” nhằm đạt

được các mục tiêu chính sau

- Hệ thống hóa một số vấn đề lý thuyết cơ bản về hoạch định chiến lược kinhdoanh của doanh nghiệp như mô hình hoạch định chiến lược kinh doanh, quy trìnhhoạch định chiến lược kinh doanh,…

- Đánh giá thực trạng công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổphần Gia Tiến nhằm chỉ rõ những khó khăn cũng như những vấn đề cấp bách củacông ty về vấn đề này

- Định ra cho công ty một hướng đi đúng đắn nhằm tạo được vị thế vững chắccho công ty trên thương trường, đồng thời, tạo được lợi thế cạnh tranh với các đối thủtiềm năng

- Bên cạnh đó, đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hoạch địnhchiến lược cho công ty

3 Đối tượng nghiên cứu

Các nhân tố cấu thành, mô hình, quy trình và các nhân tố môi trường ảnh hưởngđến chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần Gia Tiến

4 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu dựa trên số liệu thu thập và sử dụng trong thời gian 2năm của công ty

5 Phương pháp nghiên cứu

- Đề tài áp dụng phương pháp tiếp cận hệ thống đánh giá toàn bộ các yêu cầu cóthể ảnh hưởng đến chiến lược của công ty

- Các nghiên cứu định lượng được thực hiện trên cơ sở các phương pháp phântích số liệu như phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp phân tíchquy nạp,…

6 Bố cục của đề tài

Bài báo cáo bao gồm 4 chương

- Chương 1: Giới thiệu chung về công ty cổ phần Gia Tiến

- Chương 2: Cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty

Trang 3

- Chương 3: Thực trạng của công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của công

ty Gia Tiến

- Chương 4: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chiến lược kinhdoanh của công ty Gia Tiến

Trang 4

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIA TIẾN

1.1 Giới thiệu về công ty

1.1.1 Tổng quan về công ty

Công ty cổ phần Gia Tiến được thành lập được thành lập vào ngày 20 tháng 04năm 2010, giấy phép kinh doanh số 3501588035, trụ sở chính tại số 44 Xô Viết NghệTĩnh, phường Thắng Tam, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Cán bộ nhân viên của công ty tiền thân xuất phát từ Công ty TNHH ChâuGiang, đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Xây dựng và Thương mại Trong đó,giám đốc công ty là người đã từng tham gia trực tiếp chỉ huy nhiều hạng mục xâydựng và đã từng là Chỉ huy trưởng của nhiều công trình trên địa bàn tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu

Công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực: Thương mại, dịch vụ , xây dựng dândụng – công nghiệp, công trình điện đến 35KW, công trình giao thông vận tải hạ tầng

kỹ thuật đô thị và các công trình khác… (Theo giấy phép đăng ký kinh doanh)

Trong những năm qua các cán bộ và lãnh đạo của công ty đã tham gia thực hiệnnhiều công trình: chế tạo và lắp dựng kết cấu nhà xưởng cơ khí, xây dựng cầu đường,sửa chữa cảng dầu – cầu dẫn, lắp đặt hệ thống điện 35KW, xây dựng trường học…góp phần vào công cuộc đổi mới Đất Nước Công ty không ngừng nâng cao trình độcủa đội ngũ cán bộ về quản lý, thiết kế và chuyên môn, đào tạo đội ngũ công nhân cótay nghề cao sẵn sang đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng

THÔNG TIN CHUNG

Tên công ty: Công ty cổ phần Gia Tiến

Tên tiếng anh: Gia Tien Joint Stock Company

Tên viết tắt: Gia Tien JSC

Trang 5

2 Các ngành kinh doanh chính của công ty

- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thủy lợi, đường ốngcấp thoát nước, công trình điện đến 35KW, hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp,dân cư, xây dựng kết cấu công trình (cảng, nhà xưởng, đường xá), các công trình hạtầng kỹ thuật đô thị

- Lắp đặt các thiết bị và máy móc công nghiệp

- Dọn dẹp, san lấp mặt bằng bằng xây dựng

- Cho thuê máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, các phương tiện vận tải hàng hóa

- Mua bán sắt thép, ống thép, kim loại màu; mua bán thiết bị, hệ thống điện

- Dịch vụ photocopy, đánh máy vi tính; in màu, in offset, in ống đồng

- Mua bán hàng điện tử, điện gia dụng, điện công nghiệp, hàng trang trí nội thất, cácloại vật tư – trang thiết bị cho ngành dầu khí và ngành hàng hải Ngoài ra, còn kinhdoanh các mặt hàng như nông – lâm – hải sản, các sản phẩm cơ khí, hàng bảo hộ laođộng và thiết bị văn phòng

- Mua bán vật liệu xây dựng, mua bán gỗ, mua bán vật tư, thiết bị ngành nước

Trang 6

- Lắp đặt các thiết bị và máy móc công nghiệp.

- Dọn dẹp, san lấp mặt bằng bằng xây dựng

- Cho thuê máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, các phương tiện vận tải hàng hóa

- Mua bán sắt thép, ống thép, kim loại màu; mua bán thiết bị, hệ thống điện

- Dịch vụ photocopy, đánh máy vi tính; in màu, in offset, in ống đồng

- Mua bán hàng điện tử, điện gia dụng, điện công nghiệp, hàng trang trí nội thất, cácloại vật tư – trang thiết bị cho ngành dầu khí và ngành hàng hải Ngoài ra, còn kinhdoanh các mặt hàng như nông – lâm – hải sản, các sản phẩm cơ khí, hàng bảo hộ laođộng và thiết bị văn phòng

- Mua bán vật liệu xây dựng, mua bán gỗ, mua bán vật tư, thiết bị ngành nước

vụ lợi ích cho cộng đồng và xã hội Các công trình tiêu biểu như Cao đẳng Cộng đồng

Bà Rịa – Vũng Tàu, Trung tâm hỗ trợ việc làm, Trung tâm văn hóa Vũng Tàu, Ủy bannhân dân phường 2, Nhà hàng Vườn Bàng, một vài công trình ở các xí nghiệp củaVietsovpetro và đặc biệt là công trình đang thi công ở Tân Thành

Để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ ngày càng cao trong Công Nghệ Xây Dựng,công ty đã và đang đầu tư ngày càng hoàn thiện các thiết bị và công nghệ, đặc biệt làchú trọng đào tạo trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề của các cán bộ công nhânviên để đủ sức đấu thầu và cạnh tranh với các đối thủ

Chính vì thế, Công ty cổ phần Gia Tiến trong những năm sau sẽ ngày càng pháttriển hơn không chỉ trong thành phố Vũng Tàu mà còn vươn xa hơn trên thị trườngViệt Nam

Trang 7

1.3 Kết quả hoạt động sản xuất của công ty

Sau 4 năm hoạt động, Công ty cổ phần Gia Tiến đã đạt được mức doanh thu khá

ổn định Tuy nhiên, trong quá trình kinh doanh, công ty vẫn còn gặp phải một vài trởngại làm ảnh hưởng đến mức chi phí Dưới đây là bảng báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh trong 2 năm hoạt động của công ty

Trong đó: Chi phí vay 22 VI.28 723.333.069651.141.942 1.540.469.1311.537.131.065

8.Chi phí quản lí doanh nghiệp 25 1.717.496.772 1.939.032.9229.Lợi nhuần thuần từ hoạt động

Trang 8

Công ty cổ phần Gia Tiến tuy chỉ mới hoạt động trong những năm gần đâynhưng đã thu được kết quả hoạt động khá khả quan Vì là công ty mới thành lập nênphải hạch toán kinh doanh để thanh toán cho nhiều hoạt động kinh doanh như thuê địađiểm văn phòng, trả lương cho nhân viên,… đây là những khó khăn mà công ty đã gặpphải Tuy nhiên, với sự hoạt động theo một quy luật nên công ty đã thành công trongbước đầu phát triển Kết quả kinh doanh của công trong thời gian này là một tiền đề

để công ty phát huy hết tiềm năng của mình trong tương lai

1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Cơ cấu bộ máy quản lí là những bộ phận có trách nhiệm khác nhau nhưng quan

hệ và phụ thuộc lẫn nhau được bố trí theo từng khâu, từng cấp quản lí để tạo thànhmột chỉnh thể nhằm thực hiện mục tiêu và chức năng quản lí xác định Với mô hìnhdoanh nghiệp vừa và nhỏ, công ty cổ phần Gia Tiến đã chọn cho mình mô hình tổchức theo cơ cấu trực tuyến, linh hoạt trong mọi hoạt động, đảm bảo các quyết địnhquản lí được thực hiện, thông tin giữa các bộ phận được thông suốt, phối hợp nhịpnhàng trong công việc và giúp cho công ty đạt hiệu quả cao Đây là sơ đồ tổ chức bộmáy quản lí theo cơ cấu trực tuyến của công ty

Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần Gia Tiến

Với mô hình tổ chức này, công ty dễ dàng kiểm soát hoạt động của các cán bộcông nhân viên và tình hình tài chính của công ty một cách chi tiết Dưới sự kiểm soátnày, công ty có thể nâng cao chất lượng làm việc một cách hiệu quả nhất Do vậy, mỗi

CHỦ TỊCH HĐQT

GIÁM ĐỐC CÔNG TY

PHÒNG GIÁM ĐỐC

ĐỘI XÂY DỰNGCHỈ HUY TRƯỞNG

Trang 9

thành viên trong công ty đều được giao đảm nhiệm một chức vụ nhất định để tạo sựhợp tác ăn ý trong làm việc.

- Chủ tịch hội đồng quản trị

Là người có quyền và nghĩa vụ như sau: lập chương trình, kế hoạch hoạt độngcủa Hội đồng quản trị; chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tàiliệu phục vụ cuộc họp, triệu tập và chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị; tổ chức việcthông qua quyết định của Hội đồng quản trị; giám sát quá trình tổ chức thực hiện cácquyết định của Hội đồng quản trị; chủ tọa họp Đại hội đồng cổ đông

- Giám đốc

Là người điều hành công ty, là người đại diện pháp nhân của công ty, chịu tráchnhiệm chính với công ty và pháp luật về điều nhành mọi hoạt động của công ty Bêncạnh đó, giám đốc được quyền tuyển chọn hợp đồng lao động, bố trí, sử dụng laođộng của công ty, trực tiếp tổ chức, giao nhiệm vụ điều hành, kiểm tra, đôn đốc với tất

cả các nhân viên cấp dưới Đồng thời, được quyền chỉ định công việc đối với nhânviên dưới quyền trong phạm vi cho phép

- Phòng xây dựng

Là phòng thực hiện các hoạt động: lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tưxây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thicông xây dựng công trình và các hoạt động liên quan đến xây dựng công trình

- Chỉ huy trưởng

Là đứng đầu trong đội xây dựng của công ty, có nhiệm vụ giám sát và chỉ huyđội xây dựng và chịu trách nhiệm hoàn toàn trong hoạt động xây dựng

- Phòng kế toán

Là phòng tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc trong việc tổ chức công tác

kế toán, bộ máy kế toán đảm bảo đúng các quy định của pháp luật về công tác kế toán,

có nhiệm vụ thực hiện xây dựng chiến lược, kế hoạch ngân sách hàng năm, kế hoạchcông việc của Phòng từng tháng để trình Tổng giám đốc phê duyệt; tổ chức bộ máynhân sự, phân công công việc trong Phòng để hoàn thành kế hoạch ngân sách năm, kếhoạch công việc của phòng/ban đã được phê duyệt từng thời kì

Trang 10

- Phòng kinh doanh

Là bộ phận tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc về công tác bán các sảnphẩm và dịch vụ của công ty (cho vay, bảo lãnh, các hình thức cấp tín dụng khác, huyđộng vốn trên thị trường 1, dịch vụ tư vấn thanh toán quốc tế, dịch vụ tư vấn tài chính,đầu tư góp vốn, liên doanh liên kết, chào bán sản phẩm kinh doanh ngoại tệ trừ trênthị trường liên ngân hàng); công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm, phát triển thịtrường; công tác xây dựng và phát triển mối quan hệ khách hàng; chịu trách nhiệmtrước Tổng giám đốc về các hoạt động đó trong nhiệm vụ, thẩm quyền được giao

1.5 Điều kiện kinh doanh của công ty

1.5.1 Cơ sở vật chất kĩ thuật

Điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật của công ty nhìn nhận một cách tổng quát,công ty có hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật khá đầy đủ Các trang thiết bị phục vụ nhưmáy tính, điện thoại, máy fax, máy in, máy photocopy,… đều phù hợp với một doanhnghiệp vừa và nhỏ như công ty

Tuy nhiên để có thể hoạt động tốt trong mảng kinh doanh, công ty đã nâng caotrình độ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên Bên cạnh đó, công ty còn nâng cao hoạtđộng của mình trong lĩnh vực thương mại

Với sự cố gắng nỗ lực của công ty cộng với sự giúp đỡ thiết thực của các cơquan, công ty đã và đang cố gắng ngày càng hoàn thiện các cơ sở vật chất kĩ thuật để

có thể tạo hiệu quả cao trong công việc

1.5.2 Đội ngũ nhân viên

Mặc dù công ty cổ phần Gia Tiến chỉ mới được thành lập trong thời gian gầnđây nhưng với một đội ngũ nhân viên được công ty đào tạo có bài bản và có kỉ luật,công ty luôn đáp ứng đúng mọi nhu cầu của khách hàng, luôn làm khách hàng hàilòng với cách làm việc chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm và nhiệt tình của các anhchị cán bộ công nhân viên trong công ty

Với phương châm “Khách hàng là thương đế”, công ty luôn đem lại sự hài lòngđến với khách hàng, phục vụ tận tình các nhu cầu của khách hàng, đảm bảo cho kháchhàng những dịch vụ tốt nhất Tất cả đều được thực hiện bởi đội ngũ công nhân viênlành nghề, trình độ cao và được giám sát bởi các nhà lãnh đạo có trách nhiệm, giàukinh nghiệm trong công ty

Và để công có thể vươn xa hơn trên thị trường Việt Nam, các cán bộ công nhânviên phải luôn tiếp thu và học hỏi thêm từ những hoạt động xung quanh, trau dồi thêm

Trang 11

những kiến thức từ bên ngoài để có thể đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng

và đem lại hiệu quả kinh doanh cho công ty

KẾT LUẬN CHƯƠNG

Công ty cổ phần Gia Tiến là công ty có quy mô nhỏ nên hệ thống nhân viênchưa ổn định Có thể nói, công ty vẫn còn hạn chế chế số lượng nhân viên và nhiềumặt khác Trong những năm gần đây, công ty có xây dựng cho nhiều công trình trênđịa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhưng chiến lược kinh doanh của công vẫn chưa thực

sự hiệu quả nên vẫn còn nhiều khách hàng chưa biết đến công ty

Trang 12

CHƯƠNG II – CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

2.1 Khái niệm hoạch định chiến lược

Theo Anthony: “Hoạch định chiến lược là một quá trình quyết định các mụctiêu của doanh nghiệp, về những quyết định thay đổi trong các mục tiêu, về sử dụngcác nguồn lực để đạt được các mục tiêu, các chính sách để quản lí thành quả hiện tại

và sử dụng sắp xếp các nguồn lực” (Quản trị chiến lược – Tác giả Phạm Lan Anh – NXB Khoa học và Kĩ thuật)

Theo Denning: “Hoạch định chiến lược là xác định tình thế kinh doanh trongtương lai có liên quan đặc biệt tới tình trạng sản phẩm – thị trường, khả năng sinh lời,quy mô, tốc độ đổi mới, mối quan hệ với lãnh đạo, người lao động và công việc kinh

doanh” (Quản trị chiến lược – Tác giả Nguyễn Ngọc Tiến – NXB Lao động)

Tuy có nhiều cách diễn giải quan điểm về hoạch định chiến nhưng xét trên mụcđích thống nhất của hoạch định chiến lược thì ý nghĩa chỉ là một Và nó được hiểu đơngiản: “Hoạch định chiến lược kinh doanh là việc xác định các mục tiêu của doanhnghiệp và các phương pháp được sử dụng để thực hiện các mục tiêu đó”

Công tác hoạch định chiến lược là một quá trình hoạt động để định ra các mụctiêu, xác lập những phương tiện và nguồn lực cần thiết đạt được những mục tiêu, đồngthời xác định các giai đoạn thực hiện và cho phép hướng dẫn mỗi thành viên trongdoanh nghiệp biết mình phải làm gì

Là việc lựa chọn sao cho một tổ chức trở nên độc đáo và phát triển lợi thế cạnhtranh Để hoạch định chiến lược cần có thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời, nắmvững kĩ thuật phân tích, đánh giá các yếu tố của môi trường bên trong và bên ngoài;

sử dụng thành thạo các công cụ để kết hợp và lực chọn chiến lược

Những điểm cần lưu ý trong hoạch định chiến lược:

- Hoạch định không phải là dự báo mà là một quá trình xác lập có căn cứ, có thực tế những vấn đề giải quyết tương lai của doanh nghiệp

- Hoạch định để lường trước những rủi ro cho doanh nghiệp

- Hoạch định có mục đích soạn thảo lên một kế hoạch có hành động

2.2 Vai trò của hoạch định chiến lược trong kinh doanh

Một trong những lí do tại sao hiểu được hoạch định chiến lược trong kinh doanhquan trọng là liệu các nhân viên hoạch định chiến lược có tạo ra được sự khác biệt vềkết quả hoạt động của doanh nghiệp hay không? Dường như các doanh nghiệp sử

Trang 13

dụng kĩ thuật hoạch định chiến lược để nâng cao kết quả hoạt động Nếu hoạch địnhchiến lược ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì

đó chính là vai trò hàng đầu của nó

Vai trò thứ hai của hoạch định chiến lược là cách thức hoạch định hữu hiệu giúpcho doanh nghiệp có thể đối phó các tình huống thay đổi Những thay đổi đó có thểnhỏ hoặc lớn, nhưng luôn có sự thay đổi để đối phó Để đối phó có hiệu quả vớinhững biến động của môi trường bên trong và bên ngoài công ty nhằm đạt được kếtquả mong muốn là một thử thách thật sự Tuy nhiên đó chính là nơi để hoạch địnhchiến lược ra tay Bằng việc tuân thủ một cách hệ thống quá trình hoạch định chiếnlược, các nhà quả trị sẽ xem xét tất cả các vấn đề quan trọng để đưa ra những quyếtđịnh phù hợp nhất

Cuối cùng, hoạch định chiến lược là thông qua các bộ phận chức năng, nhữngcông việc khác nhau có thể phối hợp và tập trung để đạt được mục tiêu chung Khihoạch định chiến lược, những nhân viên đại diện cho tất cả các góc độ khác nhau củadoanh nghiệp , từ sản xuất, tiếp thị đến kế toán và ở tất cả các cấp tham gia xây dựng

và thực hiện chiến lược giúp cho doanh nghiệp thực hiện được mụ tiêu đề ra

2.3 Mục tiêu ngắn hạn

Mục tiêu ngắn hạn hay còn gọi là mục tiêu tác nghiệp có thời gan từ 1 năm trởxuống Mục tiêu ngắn hạn phải hết sức cụ thể và nêu ra được các kết quả một các chitiết

2.4 Mục tiêu dài hạn

Mục tiêu dài hạn thường là từ 5 năm trở lên và tùy theo loại hình doanh nghiệp

mà có khoảng thời gian cho mục tiêu dài hạn khác nhau Mục tiêu dài hạn (mục tiêutrên 1 năm) là kết quả mong muốn được đề ra cho một khoảng thời gian tương đối dài,thường là các lĩnh vực.

2.5 Các yếu tố môi trường

2.5.1 Môi trường vi mô

Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành, có tác động đến tính chất vàmức độ cạnh tranh trong ngành Môi trường vi mô có 5 yếu tố cơ bản: đối thủ cạnhtranh, người mua, người cung cấp, các đối thủ mới tiềm ẩn và sản phẩm thay thế Mốiquan hệ của các yếu tố này được thể hiện qua mô hình

Trang 14

Sơ đồ 1.2 Các lực lượng điều tiết cạnh tranh trong ngành

- Đối thủ cạnh tranh: Các đối thủ cạnh tranh có vai trò ảnh hưởng quan trọng,

nó thể hiện sự tranh đua giữa các doanh nghiệp hiện có trong ngành Trong nền kinh

tế cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, thì cạnh tranh là đào thải các doanh nghiệp yếukém ra khỏi ngành và còn lại có thể đứng vững được trên thị trường do họ biết tiếp thucác cái mới các cái tiên tiến để sản xuất và kinh doanh

- Khách hàng: Khách hàng là một phần của doanh nghiệp, do đó vị thế của

khách hàng có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp Do đó khi khách hàngchiếm ưu thế thì lợi nhuận của ngành sẽ giảm bằng cách ép giá hoặc đòi hỏi vị chấtlượng cao hơn, dịch vụ kèm theo nhiều hơn… Do vậy các doanh nghiệp cần phải lậpthông tin về khách hàng cũng như các bảng phân loại về khách hàng để có định hướngtiêu thụ

- Nhà cung cấp: Để đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra ổn định, liên

tục doanh nghiệp cần phải có quan hệ với các nhà cung cấp các yếu tố đầu vào như vật

tư, thiết bị, lao động và tài chính Doanh nghiệp nên có quan hệ lâu dài, ổn định vớicác nhà cung cấp Tuy nhiên, vì mục tiêu lợi nhuận mà các nhà cung cấp luôn tìm cáchgây sức ép cho doanh nghiệp trong những trường hợp sau: Nhà cung cấp độc quyền,nhà cung cấp vật tư cung cấp một số lượng lớn hoặc cung cấp một chủng loại đặc biệtkhông thể thay thế được, ta chỉ là khách hàng thứ yếu của họ, trong hợp đồng cungcấp không có điều khoản ràng buộc, họ có khả năng để khép kín sản xuất

- Đối thủ tiềm ẩn mới: Nguy cơ xâm nhập vào một ngành phụ thuộc vào các rào

cản xâm nhập thể hiện qua các phản ứng của các đối thủ cạnh tranh hiện thời mà các

Gia nhập tiềm năng

Nguy cơ củađối thủ tiềm ẩn

Quyền lực của

nhà cung cấp

Các đối thủ cạnh tranh trongngành (Cạnh tranh giữa cácdoanh nghiệp hiện tại)

Người muaNgười cung ứng

Nguy cơ của sản

phẩm thay thế

Lực mặc cả củakhách hàngCác sản phẩm thay thế

Trang 15

đối thủ mới có thể dự đoán Nếu các rào cản hay có sự trả đũa quyết liệt của các nhàcạnh tranh hiện hữu đang quyết tâm phòng thủ thì khả năng xâm nhập của các đối thủmới rất thấp.

Theo Porter có 6 nguồn rào cản thâm nhập chủ yếu, đó là lợi thế kinh tế theoquy mô, sự khác biệt của sản phẩm, các đổi hỏi về vốn, chi phí chuyển đổi, khả năngtiếp cận với kênh phân phối và những bất lợi về chí phí không lien quan đến quy mô

- Sán phẩm thay thế: Các sản phẩm thay thế hạn chế mức lợi nhuận tiềm năng

của một ngành bằng cách đặt một ngưỡng tối đa cho các mức giá mà các công ty trongngành có thể kinh doanh có lãi Do các loại sản phẩm có tính thay thế cho nhau nên sẽdẫn đến sự cạnh tranh trên thị trường Khi giá của sản phẩm chính tăng sẽ khuyếnkhích xu hướng sử dụng sản phẩm thay thế và ngược lại Do đó, việc phân biệt sảnphẩm là chính hay là sản phẩm thay thế chỉ mang tính tương đối

2.5.2 Môi trường vĩ mô

Việc nghiên cứu, đánh giá các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp kinh doanh có vaitrò quan trọng trong quá trình hoạch định chiến lược vì nó ảnh hưởng tới toàn bộ cácbước tiếp theo của quá trình quản trị chiến lược, đến các chiến lược xây dựng và lựachọn Việc đánh giá các yếu tố bên ngoài giúp doanh nghiệp thấy được các cơ hội vàmối đe dọa quan trọng để công ty có thể soạn thảo được các chiến lược nhằm tận dụngtối đa các cơ hội và tối thiểu hóa những ảnh hưởng từ các đe dọa

Môi trường vĩ mô có thể bao gồm các yếu tố sau:

1 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế bao gồm các nhân tố

tác động đến sức mua của khách hàng và cách thức tiêu dùng Thị trường cần có sứcmua cũng như người mua Tổng sức mua tùy thuộc vào thu nhập hiện tại, giá cả, tiềntiết kiệm và tín dụng Những người làm marketing phải lưu ý các xu hướng chínhtrong thay đổi thu nhập và các động thái thay đổi tiêu dùng của khách hàng Các thayđổi trong những biến số kinh tế chủ yếu như thu nhập, tỉ trọng thu nhập dành cho tiêudùng, cơ cấu chi tiêu, tiền tiết kiệm hay vay mượn có một tác động rất lớn trên thịtrường Các doanh nghiệp có các sản phẩm giá trị lớn hoặc mức sinh lợi cao cầnnghiên cứu kỷ lưỡng những xu hướng biến động của môi trường kinh tế để chủ động

có những điều chỉnh thích ứng Trong trường hợp nền kinh tế gặp khủng hoảng,cácnhà quản trị marketing cần tiến hành các bước cần thiết để thay thế sản phẩm, giảmchi phí và vượt qua những trở ngại

2 Ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa, xã hội, địa lý và nhân khẩu: Những

thay đổi về văn hóa, xã hội, địa lý và nhân khẩu, văn hóa xã hội có ảnh hưởng rất lớnđối với các sản phẩm dịch vụ và người tiêu dùng Và do đó tất cả các doanh nghiệp

kinh doanh đều bị ảnh hưởng từ các cơ hội và thách thức

Trang 16

Tất cả các doanh nghiệp cần phải phân tích rộng rãi các yếu tố xã hội nhằmnhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra Các yếu tố bao gồm

- Mức sống có ảnh hưởng đến việc mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất.

- Phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng: thích tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ

đẹp cả về mẫu mã và chất lượng hoặc chỉ muốn sử dụng các thiết bị an toàn và có chấtlượng cao

- Văn hoá vùng.

- Tâm lý hay lối sống: thận trọng trong tiêu dùng sản phẩm dịch vụ này

3 Ảnh hưởng về luật pháp chính phủ, chính trị: Bao gồm các ảnh hưởng từ hệ

thống các quan điểm, đường lối chính sách của chính phủ, hệ thống luật pháp hiệnhành, các xu hướng chính trị ngoại giao của chính phủ và những diễn biến chính trịtrong nước, trong khu vực và trên thế giới Các yếu tố này có vai trò ngày càng lớnđến hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hóahiện nay, buộc các nhà quản trị chiến lược đặc biệt quan tâm không những đến cácyếu tố hiện tại mà còn phải dự đoán được chính xác các xu hướng chính trị, chính phủ

và luật pháp trong nước và quốc tế

4 Ảnh hưởng về công nghệ: Các ảnh hưởng công nghệ cho thấy những cơ hội

và thách thức cần được xem xét trong việc xây dựng các chiến lược kinh doanh Sựtiến bộ về khoa học kỹ thuật, sự chuyển giao công nghệ không những ảnh hưởng tớicác sản phẩm dịch vụ mà còn ảnh hưởng tới khách hàng, nhà phân phối người cạnhtranh, quá trình sản xuất, thực tiễn tiếp thị và vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp.Hiện nay không có công ty nào mà tự cách ly với các phát triển công nghệ đang xuấthiện

5 Ảnh hưởng tự nhiên: Những ảnh hưởng chính của các yếu tố tự nhiên là vấn

đề thiên tai, ô nhiễm môi trường, lãng phí tài nguyên, thiếu năng lượng cùng với sựgia tăng các nhu cầu về nguồn tài nguyên do thiên nhiên cung cấp

Tác động của điều kiện tự nhiên đối với các quyết định chính sách của các doanhnghiệp từ lâu đã được thừa nhận Ngày nay các vấn đề về ô nhiễm môi trường, thiếunăng lượng ảnh hưởng tới mạng lưới cung cấp điện, lãng phí tài nguyên thiên nhiêncùng với nhu cầu ngày càng lớn đối với các nguồn lực có hạn khiến các doanh nghiệpphải thay đổi các quyết định và biện pháp hoạt động liên quan

2.6 Quy trình hoạch định chiến lược

2.6.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)

Ma trận EFE đánh giá các yếu tố bên ngoài, tổng hợp và tóm tắt những cơ hội

và nguy cơ chủ yếu của môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới quá trình hoạt động củadoanh nghiệp Qua đó giúp nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá được mức độ phản

Trang 17

ứng của doanh nghiệp với những cơ hội, nguy cơ và đưa ra những nhận định về cácyếu tố tác động bên ngoài là thuận lợi hay khó khăn cho công ty Để xây dựng được

ma trận này cần thực hiện 5 bước sau

- Bước 1: Lập một danh mục từ 10- 20 yếu tố cơ hội và nguy cơ chủ yếu mà cho

là có thể ảnh hưởng chủ yếu đến sự thành công của doanh nghiệp trong ngành/ lĩnhvực kinh doanh

- Bước 2: Phân loại tầm quan trọng theo thang điểm từ 0,0 ( Không quan trọng)đến 1,0 ( Rất quan trọng) cho từng yếu tố Tầm quan trọng của mỗi yếu tố tùy thuộcvào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đó tới lĩnh vực/ ngành nghề mà doanh nghiệp bạnđang sản xuất/ kinh doanh Tổng điểm số tầm quan trọng của tất các các yếu tố phảibằng 1,0

- Bước 3: Xác định trọng số từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, trọng số của mỗi yếu tốtùy thuộc vào mức độ phản ứng của mỗi công ty với yếu tố, trong đó 4 là phản ứng tốtnhất, 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng trung bình, 1 là phản ứng yếu

- Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để xác địnhđiểm số của các yếu tố

- Bước 5: Cộng số điểm của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm của matrận

Đánh giá: Tổng số điểm của ma trận không phụ thuộc vào số lượng các yếu tố cótrong ma trận, cao nhất là điểm 4 và thấp nhất là điểm 1

- Nếu tổng số điểm là 4 thì công ty đang phản ứng tốt với những cơ hội và nguycơ

- Nếu tổng số điểm là 2,5 công ty đang phản ứng trung bình với những cơ hội vànguy cơ

- Nếu tổng số điểm là 1 , công ty đang phản ứng yếu kém với những cơ hội vànguy cơ

2.6.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)

Yếu tố nội bộ được xem là rất quan trọng trong mỗi chiến lược kinh doanh vàcác mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra, sau khi xem xét tới các yếu tố nội bộ , nhàquản trị chiến lược cần lập ma trận các yếu tố này nhằm xem xét khả năng năng phảnứng và nhìn nhận những điểm mạnh, yếu Từ đó giúp doanh nghiệp tận dụng tối đãđiểm mạnh để khai thác và chuẩn bị nội lực đối đầu với những điểm yếu và tìm ranhững phương thức cải tiến điểm yếu này

Để hình thành một ma trận IEF cần thực hiện 5 bước như sau

Trang 18

- Bước 1: Lập danh mục từ 10 – 20 yếu tố , bao gồm những điểm mạnh, yếu cơbản có ảnh hưởng tới doanh nghiệp, tới những những mục tiêu mà doanh nghiệp đã đềra.

- Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 ( không quan trọng ) đến 1,0 ( rất quantrọng) cho từng yếu tố Tầm quan trọng của những yếu tố này phụ thuộc vào mức độảnh hưởng của các yếu tố tới sự thành công của doanh nghiệp trong ngành Tổng sốtầm quan trọng của tất cả các yếu tố phải bằng 1,0

- Bước 3: Xác định trọng số cho từng yếu tố theo thành điểm từ 1 tới 4, trong đó

4 là rất mạnh, 3 điểm là khá mạnh, 2 điểm là khá yếu, 1 điểm là rất yếu

- Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để xác định

số điểm của các yếu tố

- Bước 5: Cộng số điểm của tất cả các yếu tố, để xác định tổng số điểm ma trận

Đánh giá: Tổng số điểm của ma trận nằm trong khoảng từ diểm 1 đến điểm 4, sẽkhông phụ thuộc vào số lượng các yếu tố quan trọng trong ma trận

- Nếu tổng số điểm dưới 2,5 điểm, công ty yếu về những yếu tố nội bộ

- Nếu tổng số điểm trên 2,5 điểm, công ty mạnh về các yếu tố nội bộ

2.6.3 Ma trận hình ảnh cạnh tranh

Ma trận hình ảnh cạnh tranh nhận diện những đối thủ cạnh tranh chủ yếu cùngnhững ưu điểm và nhược điểm của họ Ma trận này là sự mở rộng ma trận đánh giácác yếu tố bên ngoài lẫn các yếu tố bên trong có tầm quan trọng quyết định sự thànhcông của doanh nghiệp Ngoài ra trong ma trận hình ảnh cạnh tranh, các đối thủ cạnhtranh cũng được xem xét và tính tổng số điểm quan trọng Tổng số điểm được đánhgiá của các đối thủ cạnh tranh được so sánh với công ty đang nghiên cứu Việc so sánhcung cấp cho ta nhiều chiến lược quan trọng

Thiết lập ma trận này nhằm đưa ra những đánh giá so sánh công ty với các đốithủ cạnh tranh chủ yếu trong cùng ngành, sự so sánh dựa trên các yếu tố ảnh hưởngđến khả năng cạnh tranh của công ty trong ngành Qua đó nó cho nhà Quản trị nhìnnhận được những điểm mạnh và điểm yếu của công ty với đối thủ cạnh tranh, xác địnhlợi thế cạnh tranh cho công ty và những điểm yếu cần được khắc phục Để xây dựngmột ma trận hình ảnh cạnh tranh cần thực hiện qua 5 bước

- Bước 1: Lập một danh sách khoảng 5 – 10 yếu tố chính có ảnh hưởng quantrọng đến khả năng cạnh tranh của công ty trong ngành

- Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 ( rất quantrọng) cho từng yếu tố Tầm quan trọng của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh

Trang 19

hưởng của yếu tố đến khả năng cạnh tranh của công ty trong ngành Tổng điểm số tầmquan trọng của tất cả các yếu tố phải bằng 1,0

- Bước 3: Xác định trọng số từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, trọng số của mỗi yếu tốtùy thuộc vào khả năng của công ty với yếu tố, trong đó 4 là tốt, 3 là trên trung bình, 2

Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra

ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào SWOTđược viết tắt của bốn chữ Strength (điểm mạnh), Weakness (điểm yếu), Opportunity(cơ hội), Threat ( nguy cơ), SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, ràsoát, đanh giá vị trí và định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh.SWOT phù hợp với làm việc và phân tích theo nhóm, được sử dụng trong việc lập kếhoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, pháttriển sản phẩm và dịch vụ,…

Phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếptheo định dạng SWOT dưới một trật tự lô-gic, dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và dễđưa ra quyết định, có thể được sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định SWOT làmột ma trận mà một trục mô tả điểm mạnh và điểm yếu, trục kia mô tả các cơ hội vànguy cơ đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Hơn nữa, SWOT có thể ápdụng phân tích tình hình của đối thủ cạnh tranh

Mô hình SWOT thường đưa ra 4 chiến lược cơ bản

- SO (Strength – Opportunity): các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tận

dụng các cơ hội thị trường

- WO (Weakness – Opportunity): các chiến lược dưa trên khả năng vược qua các

yếu điểm của công ty để tận dụng cơ hội thị trường

- ST (Strength - Threat): các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tránh các

nguy cơ của thị trường

Trang 20

- WT (Weakness – Threat): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn

chế tối đa các yếu điểm của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường

O – Liệt kê những cơ hộichủ yếu T – Liệt kê những đe dọachủ yếu

S – Liệt kê các điểm mạnh

chủ yếu

SO – Các chiến lược kếthợp điểm mạnh để tậndụng cơ hội

ST – Các chiến lược kếthợp điểm mạnh để hạnchế, né tránh tai họa

W - Liệt kê các điểm yếu

chủ yếu

WO – Các chiến lược kếthợp khắc phục đểm yếu đểtận dụng cơ hội

WT – Các chiến lược kếthợp điểm yếu và đe dọa

Bảng 1.2 Mô hình SWOT

2.6.5 Ma trận QSPM

Công cụ quan trọng sử dụng trong giai đoạn 3 – giai đoạn quyết định là ma trậnhoạch định chiến lược có khả năng lựa chọn QSPM Ma trận QSPM là công cụ hữuhiệu cho phép các chuyên gia có thể đánh giá một cách khách quan các chiến lược cóthể lựa chọn Các chiến lược được lựa chọn để đưa vào ma trận QSPM không phải làtất cả các chiến lược được tìm ra ở giai đoạn trên Vì vậy, ma trận QSPM đòi hỏi sựphán đoán nhạy bén, chính xác bằng trực giác của các chuyên gia

Để xây dựng ma trận QSPM cần thực hiện qua 5 bước

- Bước 1: Liệt kê 10 yếu tố cơ hội/nguy cơ lớn bên ngoài và điểm mạnh/điểm

yếu bên trong ở cột bên trái của ma trận (ma trận EFE, IFE)

- Bước 2: Phân loại cho mỗi yếu tố bên ngoài và bên trong như trong ma trận

EFE, IFE (4 – rất mạnh, 3 – mạnh, 2 – trung bình, 1 – yếu)

- Bước 3: Nghiên cứu các ma trận ở giai đoạn 2 (kết hợp) và xác định các chiến

lược có thể thay thế mà tổ chức nên xem xét để thực hiện

- Bước 4: Xác định số điểm hấp dẫn AS (4 – rất hấp dẫn, 3 – khá hấp dẫn, 2 – ít

hấp dẫn, 1 – không hấp dẫn)

- Bước 5: Tính tổng số điểm hấp dẫn TAS: nhân số điểm phân loại với số điểm

hấp dẫn và tình tổng số Tổng số điểm hấp dẫn càng cao thì chiến lược càng hấp dẫn

Ma trận QSPM có thể giúp lựa chọn chiến lược trong các tổ chức đa quốc gia,

vì nhiều yếu tố quan trọng và chiến lược có thể được xem xét trong cùng một lúc Nócũng có thể sử dụng thành công cho một số doanh nghiệp nhỏ

2.7 Các chiến lược trong hoạch định

Trang 21

- Chiến lược chi phí thấp

Chiến lược dẫn đầu chi phí thấp là chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh bằng cáchsản xuất ra sản phẩm/dịch vụ với chi phí thấp để có thể định giá thấp hơn các đối thủcạnh tranh trong ngành nhẳm thu hút những khách hang mục tiêu nhạy cảm với giáthấp và chiếm được thị phần lớn

Chiến lược ngày thích hợp với những đơn vị kinh doanh quy mô lớn có khảnăng giảm chi phí trong quá trình hoạt động nó cho phép doanh nghiệp qua mặt cácđối thủ cạnh tranh bằng cách sản xuất hàng hoá và dịch vụ với giá thành thấp hơn

Để thực hiện được chiến lược này, mục tiêu của doanh nghiệp theo chiến lượcchi phí thấp nhất thiết phải là phát triển những năng lực mà cho phép doanh nghiệptăng hiệu quả và giảm chi phí so với các đối thủ cạnh tranh Phát triển năng lực khácbiệt trong quản lý sản xuất và nguyên liệu là vấn đề cốt lõi để đạt được mục tiêu này

Các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược chi phí thấp cố gắng nhanh chóngchuyển xuống phía dưới của đường cong kinh nghiệm để có thể giảm được chi phí sảnxuất Để có được chi phí thấp các doanh nghiệp cần phải phát triển những kỹ năngtrong sản xuất linh hoạt và sử dụng kỹ năng quản lý nguyên liệu hiệu quả Bên cạnh

đó doanh nghiệp theo đuổi chiến lược chi phí thấp còn phải tập trung vào các chứcnăng khác tạo ra năng lực khác biệt của doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu của quản lýsản xuất và nguyên vật liệu

KẾT LUẬN CHƯƠNG

Với các lý thuyết về hoạch định, vai trò của hoạch định chiến lược kinh doanhcũng như các chiến lược trong hoạch đinh trở thành vấn đề sống còn của mỗi doanhnghiệp, là kim chỉ nam cho mục tiêu đề ra Từ đó, các nhà quản trị hoạch định cácmục tiêu cho phù hợp với nội tình hiện tại của doanh nghiệp đó

Ba ma trận (EFE, IFE, SWOT, QSPM) là một bước phát triển về mặt lý thuyếttrong quản trị chiến lược, bởi vì bốn lý thuyết trên không mâu thuẫn với nhau, chúngchỉ bổ sung cho nhau, làm khung lý thuyết để thực hiện đồ án

Bên cạnh đó, nội dung các chiến lược cần nghiên cứu và phân tích cũng rấtquan trọng để các doanh nghiệp có thể tìm ra hướng đi đúng đắn cho mình

Trang 22

CHƯƠNG III – THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIA TIẾN

Bà Rịa – Vũng Tàu được coi là một trong những địa phương năng động và giàutiềm năng đất nước, nằm trong khu vực tam giác kinh tế trọng điểm phía Nam Trong

20 năm phát triển và hội nhập, BR – VT đang dần bước tiếp những chặng đường tiếptheo, với mục tiêu phấn đấu xây dựng và phát triển hiện đại So với thời điểm mớithành lập vào năm 1991, tỉnh BR – VT hôm nay đã có một bước tiến khá dài trên conđường phát triển Với những tiềm năng to lớn về kinh tế biển, tỉnh BR – VT đang giữmột vị trí trọng yếu trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam Tổ quốc Mặc dù, trongnhững năm qua, đứng trước không ít khó khăn thách thức nhưng với sự nổ lực vượtbậc, tỉnh BR – VT đã đạt được những thành tựu quan trọng, có nhiều mặt phát triểnmạnh mẽ và để lại nhiều dấu ấn Với những lợi thế của mình, BR – VT hướng đến

2020 là tập trung phát triển mạnh kinh tế biển, xây dựng BR – VT thành tỉnh côngnghiệp và cảng biển theo hướng hiện đại vào năm 2015 Với những dự định đó, ngànhxây dựng cũng sẽ được đổi mới hơn, đặc biệt là những công ty trong ngành xây dựng.Những công ty này phải có những sáng tạo và cải tiến để xây dựng BR – VT thànhmột địa phương có quy mô lớn không chỉ về tiềm năng mà còn về mặt hình thức

3.1 Xác định các mục tiêu hướng tới cho công ty

3.1.1 Mục tiêu ngắn hạn

Công ty đã để xuất các mục tiêu phải đạt được trong vòng 6 tháng

- Đầu tiên phải hoàn chính các thiết bị văn phòng chủ yếu, nắm bắt các thông tingiá cá cũng như những nhà cung cấp vật tư; giữ vững chất lương đầu nguồn, tiết kiệmchi phí Đồng thời, sử dụng lợi thế giá gốc và đội ngũ quản lý nhiều năm kinh nghiệmlẫm uy tín của công ty để tăng năng lực cạnh tranh, củng cố giữ vững về từng bướcphát triển trên thị trường hiện có và triển khai thâm nhập vào thị trường mới

- Tạo việc làm ổn định thường xuyên cho các nhân viên trong công ty, từng bướcnâng cao thu nhập và phúc lợi cho nhân viên, phù hợp với lợi nhuận của công ty

- Khai thác thêm nhiều khách hàng tiến năng Bên canh đó, tạo thêm nhiều mốiquan hệ trong xã hội nhằm tăng lượng khách hàng cho công ty

Trang 23

Để đạt được những mục tiêu trên, công ty Gia Tiến cần có hướng đi và biệnpháp phù hợp với lợi thế chiến lược đã xác định

3.1.2 Mục tiêu dài hạn

Bên cạnh việc thiết lập các mục tiêu ngắn hạn, công ty còn mong muốn đạtđược những thành quả xa hơn trong tương lai Cụ thể, trong khoảng thời gian từ năm

2015 đến năm 2020, công ty cần tập trung vào các vần đề

- Đưa tên tuổi Công ty cổ phần Gia Tiến đến với khách hàng bằng những côngtrình tạo được uy tín và chất lượng Không chỉ những khách hàng lâu năm biết đếncông ty mà cả những khách hàng mới Đó là mục tiêu cấp thiết mà bất kỳ công ty nàotrong kinh doanh cũng mong muốn đạt được

- Đẩy mạnh việc sử dụng các thiết bị hiện đại trong công tác xây dựng, có sựsáng tạo trong việc thiết kế các công trình nhưng vẫn đảm bảo hiêu quả kinh doanh,khả năng sinh lời và tích lũy cao, an toàn tuyết đối trong công tác

- Cải thiên vị thế cạnh tranh trong thị trường

- Có giải pháp đúng đúng trong việc tiết kiệm chi phí vận chuyển

- Coi trong việc nghiên cứu phát triển thị trường cũng như các nghiệp vụMarketing

- Luôn quan tâm đến trình độ nghiệp vụ của nhân viên, bồi dưỡng thêm các côngtác đào tạo cho nhân viên để nhân viên có thể nghiên cứu học hỏi kỹ thuật công nghệ,nâng cao trình độ và kinh nghiệm công tác Và đây được coi là một trong những nhân

tố then chốt để dẫn đến thành công

3.2 Phân tích các yếu tố môi trường của công ty

3.2.1 Yếu tố môi trường vi mô

Để công ty có thể đưa ra được nhiều chiến lược cụ thể nhằm phát triển thịtrường trong khu vực, công ty cần phân tích các yếu tố môi trường ngành kinh tế Cụthể:

1 Đối thủ cạnh tranh: Trước hết cần xác định được đối thủ cạnh tranh trực tiếp

của công ty trên từng lĩnh vực Trong ngành xây dựng trên tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu,hai đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty là Công ty cổ phần xây dựng và phát triển

đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (UDEC) và Công ty TNHH kiến trúc An Trung Haicông ty này có cùng điểm mạnh là thành lập sớm hơn công ty Gia Tiến và cũng đượcbiết đến nhiều hơn trên các diễn đàn cũng như các mặt báo, các phương tiện thông tin

Trang 24

đại chúng Mặc khác, ngoài lĩnh vực xây dựng, hai công ty này cũng kinh doanh nhiềulĩnh vực khác như bất động sản, kinh doanh du lịch, thiết kế nội thất,…

Với vốn công ty bỏ ra nhiều hơn cùng với việc thuê được nhiều nhân công, có

kỷ luật cao và có ưu thế về một số máy móc thiết bị, hai công ty UDEC và An Trung

đã hơn hẳn một bậc so với công ty Gia Tiến

Bên cạnh đó, hai công ty này còn có một số điểm yếu cần phải khắc phục Đó làcông việc nặng nề gây cho nhân công có nhiều áp lực, bộ phận Marketing chưa hoạtđộng mạnh, kỹ thuật của các kỹ sư cần phải hoàn thiện thêm,… Từ những điểm yếunày, công ty Gia Tiến có thể dựa vào mà cải thiện được tình hình cho công ty

2 Khách hàng: Do đặc điểm về dịch vụ của công ty mà khách hàng của công Gia

Tiến cũng rất đa dạng Do đó, công ty hiện nay đang chịu rất nhiều sức ép từ phía cáckhách hàng Trong lĩnh vực xây dựng, khách hàng chủ yếu của công ty là các chủcông trình, dự án như các bộ, các cơ quan chủ quản, địa phương được Nhà Nước đầu

tư xây dựng công trình Thông thường, sức ép của chủ công trình được thể hiện quanhững mặt:

- Xu hướng hạ thấp giá giao thầu xây dựng công trình, chủ công trình bao giờcũng muốn có chi phí thấp nhất Điều này là hết sức dễ hiểu là bởi vì hiện nay tronglĩnh vực xây dựng cung lớn hơn cầu rất nhiều, do vậy mà các doanh nghiệp xây dựngnhiều khi phài cạnh tranh với nhau để chấp nhận giá thấp, không có nhiều lợi nhuận,chủ yếu nhằm đảm bảo công việc ổn định cho người lao động Giá giao thầu khôngchỉ ép ngay từ khi lập dự án thiết kế mà còn bị ép xuống có khi tới vài chục phần trămgiá trị dự toán Sức ép từ phía chủ công trình còn tác động một cách gián tiếp đến giágiao thầu thông qua số đông các doanh nghiệp tham gia dự thầu, đẩy các nhà thầu vàotình thế đua nhau giảm giá để giành được ưu thế trong cạnh tranh

- Các chủ công trình không thanh toán kịp thời cho các nhà thầu khi công trình

đã hoàn thành, bàn giao, thậm chí có công trình đã đưa vào sử dụng nhiều năm trongkhi nhà thầu phải đi vay vốn của ngân hàng để làm công trình phải chịu lãi suất tiềnvay Với lãi suất như hiện nay thì chi phí về vốn là khá lớn nhiều khi lớn hơn cả lợinhuận thu được từ công trình, do vậy công ty đã thiệt hại rất nhiều

Ngày đăng: 22/08/2024, 17:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w