1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn tốt nghiệp - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy quản lý tại Viễn thông Bắc Ninh

72 20 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 426,5 KB

Nội dung

Trang 1

M C L CỤC LỤC ỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP 3

1.1 Cơ cấu bộ máy quản lý và các đặc điểm 3

1.1.1 Khái niệm 3

1.1.2 Vai trò 4

1.1.3 Những đặc điểm cơ cấu bộ máy quản lý 5

1.2 Những yêu cầu đối với cơ cấu bộ máy quản lý tổ chức 10

1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu bộ máy quản lý tổ chức 11

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦAVIỄN THÔNG BẮC NINH 15

2.1 Tổng quan về Viễn thông Bắc Ninh 15

2.2.1 Mô tả cơ cấu bộ máy của doanh nghiệp viễn thông Bắc Ninh 23

2.2.2 Đánh giá cơ cấu bộ máy của doanh nghiệp viễn thông Bắc Ninh 49

2.2.2.2 Những tồn tại (Nhược điểm) 51

2.2.2.3 Nguyên nhân của tồn tại 51

2.2.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu bộ máy quản lý tổ chức củadoanh nghiệp viễn thông Bắc Ninh 53

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢNLÝ CỦA VIỄN THÔNG BẮC NINH 54

3.1 §Þnh híng cña viÖc hoµn thiÖn c¬ cÊu tæ chøc cña Viễn thông Bắc Ninh

Trang 2

3.1.1 Quan điểm hoàn thiện cơ cấu tổ chức 54

3.1.2 Chiến lợc phát triển của Viễn thông Bắc Ninh đến năm 2015 56

3.2 Giải phỏp hoàn thiện cơ cấu bộ mỏy quản lý 56

3.2.1 Mô hình cơ cấu tổ chức mới của Viễn thông Bắc Ninh 56

3.2.2 Kiện toàn ban giám đốc 57

3.2.3 Hoàn thiện cơ cấu, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 57

3.2.4 Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các phòng ban, trung tâm 58

3.2.5 Nâng cao chất lợng nguồn nhân lực 58

3.2.6 Nhóm các giải pháp khác 60

3.2.6 1 Về phớa Nhà nước và Tập đoàn Bưu chớnh Viễn thụng Việt Nam 60

3.2.6.2 Xõy dựng và phỏt triển văn húa Viễn thụng Bắc Ninh 62

3.2.6.3 Hoàn thiện tổ chức nơi làm việc và điều kiện lao động 66

3.2.6.4 Đối với nhõn viờn: 67

3.2.6.5 Nõng cao vai trũ lónh đạo của cỏc tổ chức Đảng và vai trũtham gia quản lý của cụng đoàn trong viễn thụng Bắc Ninh 68

3.3 Những điều kiện để thực hiện giải pháp hoàn thiên cơ cấu tổ chức 68

3.4 Kết luận: 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Biểu 1: Cơ cấu lao động quản lý theo chức danh (theo trình độ học vấn) 21Biểu 2: Cơ cấu lao động quản lý theo chức danh 22

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong quỏ trỡnh mở cửa và hội nhập nước ta đó bắt tay làm bạn với nhiềunước trên thế giới về nhiều lĩnh vực Trớc tình hình đó cho nờn bất kỳ một tổchức, một doanh nghiệp nào đều cú hướng đi cho riờng mỡnh.Trong nền kinh tếthị trường cạnh tranh gay gắt, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phỏt triển thỡngoài cỏc điều kiện cần thiết như: Vốn kinh doanh, chiến lược kinh doanh, kếhoạch, mục tiờu lõu dài thì việc sắp sếp tổ chức bộ mỏy quản lý doanh nghiệp làmột nội dung đầu tiờn và rất quan trọng của tổ chức doanh nghiệp, giỳp doanhnghiệp đạt được mục tiờu của mỡnh Nú là điều kiện đủ quyết định sự thành cụngcủa mỗi doanh nghiệp trờn thương trường Do cơ cấu tổ chức bộ mỏy quản lớ cúvai trũ và ảnh hưởng lớn tới sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp Từ nhận thức đượctầm quan trọng của cụng tỏc tổ chức bộ mỏy quản lý, cũng như xuất phỏt từ nhu

cầu thực tế, em xin chọn đề tài: " Một số giải phỏp nhằm hoàn thiện bộ mỏyquản lý tại Viễn thụng Bắc Ninh" làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mỡnh.

Với mong muốn vận dụng kiến thức đó học để tỡm hiểu và đề ra những biện phỏpnhằm hoàn thiện cơ cấu ổ chức bộ mỏy quản lý của doanh nghiệp Nội dung củachuyên đề tốt nghiệp được thể hiện qua 3 chương sau:

Chương 1: Cơ cṍu bụ̣ máy quản lý tụ̉ chức doanh nghiợ̀p Chương 2: Thực trạng cơ cṍu bụ̣ máy quản lý của doanh nghiợ̀p Viễnthụng Bắc Ninh.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiợ̀n cơ cṍu bụ̣ máy quản lý của Viễnthụng Bắc Ninh.

Trong quá trình làm chuyên đề tốt nghiệp, đợc sự hớng dẫn tận tình của

PGS- TS Lê Thị Anh Vân, Sự giúp đỡ của các đồng chí Lãnh đạo, các bạn

đồng nghiệp tại Viễn thông Bắc Ninh và sự cố gắng lỗ lực của bản thân nhngchắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận đợc nhữngý kiến góp ý, nhận xét của các Thầy, Cô giáo và đồng nghiệp đề chuyên đề này

Trang 5

của em đợc hoàn thiện hơn.

Em xin Chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 07 năm 2012

Sinh viên

Lê Huy Giàng

Trang 6

CHƯƠNG ICƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP

1.1. Cơ cấu bộ máy quản lý và các đặc điểm.1.1.1 Khái niệm

* Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp là tổng hợp các bộ phận(đơn vị và cá nhân) khác nhau, có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau,được chuyên môn hoá, có những trách nhiệm và quyền hạn nhất định, được bố trítheo những cấp, những khâu khác nhau nhằm bảo đảm thực hiện các chức năngquản trị và phục vụ mục đích chung đã xác định của doanh nghiệp

Như vậy, cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp được hiểu là các bộ phậncấu thành của doanh nghiệp, nói cách khác doanh nghiệp đó bao gồm nhữngbộ phận, những đơn vị nào, nhiệm vụ của từng bộ phận và các quan hệ giữacác bộ phận của doanh nghiệp, cơ chế điều hành phối hợp trong doanh nghiệp

Giữa cơ cấu tổ chức quản trị và cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp có mốiquan hệ chặt chẽ, hữu cơ với nhau Cơ sở của cơ cấu tổ chức quản trị trước hếtlà bản thân cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp Đây cũng là mối quan hệ giữachủ thể và đối tượng quản lý

Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức quản trị có tính độc lập tương đối vì nó phảiphản ánh được lao động quản lý rất đa dạng Phải bảo đảm thực hiện nhữngchức năng quản lý phức tạp nhằm thực hiện mục tiêu quản trị đã quy định

Cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp hình thành bởi các bộ phận quản trịvà các cấp quản trị

Bộ phận quản trị là một đơn vị riêng biệt, có những chức năng quản lý nhấtđịnh, ví dụ phòng Kế hoạch, phòng Kiểm tra kỹ thuật, phòng Marketing, …

TrÝch “Khoa Khoa học quản lý - Giáo trình Quản trị học – Ts Đoàn Thị Thu hà, Ts Nguyễn Thị Ngọc Huyền – NXB Giao thông vận tải –2007, Tr 169)

Trang 7

Cấp quản trị là sự thống nhất tất cả các bộ phận quản trị ở một trình độnhất định như cấp doanh nghiệp, cấp phân xưởng, …

Như vậy, rõ ràng là số bộ phận quản trị phản ánh sự phân chia chức năngquản trị theo chiều ngang, còn số cấp quản trị thể hiện sự phân chia chức năngquản trị theo chiều dọc

Sự phân chia theo chiều ngang là biểu hiện của trình độ chuyên môn hoátrong phân công lao động quản trị Còn sự phân chia chức năng theo chiều dọctuỳ thuộc vào trình độ tập trung quản trị và có liên quan đến vấn đề chỉ huytrực tuyến và hệ thống cấp bậc

Lý luận và thực tiễn chứng minh sự cần thiết phải bảo đảm sự ăn khớpgiữa các bộ phận quản trị, giữa cấp quản trị với bộ phận quản trị và cấp sảnxuất

1.1.2 Vai trò

- Xác định mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ mà bộ máy quản lý cần hướngtới vµ đạt được Mục tiêu của bộ máy quan lý phải thống nhất với mục tiêu sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp,

- Xác định cơ cấu tổ chức quản lý theo khâu và cấp quản lý, phụ thuộcvào quy mô của bộ máy quản lý, hệ thống các chức năng nhiệm vụ đã xác địnhvà việc phân công hợp tác lao động quản lý Trong cơ cấu quản lý có hai nộidung thống nhất nhau, đó là khâu quản lý và cấp quản lý

- Xác định mô hình quản lý: Mô hình quản lý là sự định hình các quan hệcủa một cơ cấu quản lý trong đó xác định các cấp, các khâu, mối liên hệ thốngnhất giữa chúng trong một hệ thống quản lý, về truyền thống có mô hình quảnlý theo kiểu trực tuyến, theo kiểu chức năng, theo kiểu tham mưu và các kiểuphối hợp giữa chúng

- Xây dựng lực lượng thực hiện các chức năng quản lý căn cứ vào quy môsản xuất kinh doanh, từ đó xác định quy mô của bộ máy quản lý và trình độ

Trang 8

vào mô hình tổ chức được áp dụng, vào loại công nghệ quản lý được áp dụng,vào tổ chức và thông tin ra quyết định quản lý.

1.1.3 Những đặc điểm cơ cấu bộ máy quản lý.a Chuyên môn hoá công việc:

Trong doanh nghiệp để việc phân chia nhiệm vụ phức tạp thành nhữnghoạt động đơn giản, mang tính độc lập tương đối để giao cho từng người làmột công việc vô cùng quan trọng và cần thiết, đó chính là chuyên môn hóatrong công việc Dựa trên những tiêu chí, theo lĩnh vực hoạt động mà doanhnghiệp có thể phân chia được Tùy từng doanh nghiệp mà có các bộ phậnchuyên môn như : Tổ chức hành chính, nhân sự, tài chính, kinh doanh tiếpthị

Việc chuyên môn hoá sẽ biến mỗi một người sẽ trở thành chuyên giatrong một số công việc nhất định thông qua việc chuyên môn hóa công việc

Ưu điểm của chuyên môn hóa là tạo ra vô vàn việc công việc khác nhaumà một con người có thể lựa chọn để phù hợp với khả năng làm việc của mỗingười sao cho năng xuất làm việc là cao nhất

Ngoài những ưu điểm thì chuyên môn hóa cũng có hạn chế nhất định đóchính là những phần việc bị chia cắt thành những khâu nhỏ, tách rời nhau vàmỗi người chịu trách nhiệm về một khâu, họ nhanh chóng cảm thấy công việccủa mình là nhàm chán Để khắp phục hạn chế này người ta thường sử dụngcác kỹ thuật đa dạng hóa và làm phong phú hóa công việc

b Phân chia tổ chức doanh nghiệp thành các bộ phận:

Trong một doanh nghiệp bất kỳ thì bao giờ cũng có một hình thức cơ cấunhất định, hình thức cơ cấu đó chính là cơ cấu tổ chức doanh nghiệp Các nhàquản lý phụ trách thể hiện được vai trò của mình là phân chia doanh nghiệpthành các bộ phận chuyên môn hóa và có các chức năng tổ chức theo chiềungang

Mỗi một doanh nghiệp có thể được hình thành theo các tiêu chí, lĩnh vực

Trang 9

khác nhau vì thế mà có thể xuất hiện ra cá mô hình tổ chức khác nhau chẳnghạn như Mô hình tổ chức giản đơn, mô hình tổ chức theo chức năng, mô hìnhtổ chức theo sản phẩm, khách hàng, địa dư và đơn vị chiến lược, mô hình tổchức theo ma trận.

c Các mối quan hệ quyền hạn trong tổ chức doanh nghiệp:

Các nhà quản lý được trao quyền hạn thì họ sẽ phải chịu toàn bộ tráchnhiệm với các quyết định của mình Quyền hạn đi đôi với trách nhiệm củangười quản lý, đó là bổn phận phải hoàn thành các hoạt động được phân côngtrong tổ chức

“Quyền hạn là quyền tự chủ trong quá trình quyết định và quyền đòi hỏisự tuân thủ quyết định gắn liền với một vị trí (hay chức vụ) quản trị nhất định

trong cơ cấu tổ chức”* Các loại quyền hạn trong cơ cấu tổ chức:1- Quyền hạn trực tuyến:

Là các quyết định và giám sát trực tiếp của người quản lý đối với cấpdưới Có thể thấy rằng đây là mối quan hệ theo chiều dọc từ trên xuèng dưới.Các quyết định hay lệnh xuống cấp dưới đều trực tiếp từ các nhà quản lý vànhận ý kiến phản hồi từ cấp dưới Người đứng đầu bộ phận trực tuyến đượcgọi là nhà quản trị trực tuyến hay quản trị tác nghiệp

2- Quyền hạn tham mưu:

Có thể thấy rằng chức năng của tham mưu chính lµ các hoạt động điều tra, khảo sát, nghiên cứu, phân tích và đưa ra các ý kiến tư vấn cho các nhà quảnlý trực tuyến mà chính họ phải có trách nhiệm để báo cáo và quan hệ Vì vậybản chất của quyền hạn tham mưu chính là cố vấn Nên có thể hiểu rằng sảnphẩm được tạo ra từ họ không phải là quyết định cuối cùng mà đó là các bảnphân tích nhằm giúp cho cản bộ quản lý có thể ra được quyết định cuối cùng

“Khoa Khoa học quản lý - Giáo trình Quản trị học – Ts Đoàn Thị Thu hà, Ts Nguyễn Thị Ngọc Huyền NXB Giao thông vận tải –2007, Tr 180)

Trang 10

3- Quyền hạn chức năng:

Là khi một cá nhân hay một bộ phận của tổ chức được quyền ra quyếtđịnh và kiểm soát những hoạt động nhất định của các bộ phận khác Mặc dùvậy do hạn chế về trình độ, khả năng giám sát quá trình còn yếu cho nên quyền hạn này được người quản lý chung giao cho một người tham mưu haymột người quản lý một bộ phận nào khác

d Sự kết hợp giữa tầm và cấp trong cơ cấu tổ chức doanh nghiệp: :

Tầm quản lý ( Tầm kiểm soát ): sự quản lý hay kiểm soát một cách hiệu

quả của nhà quản lý với bộ phận nào đó hay số người nào đó Tìm hiểu vàphân tích xem trong mỗi doanh nghiệp cần phải xác định rõ là cÇn bao nhiêunhà quản lý, và cũng xem có thể quản lý được bao nhiêu cấp trong doanhnghiệp, điều này còn tùy thuộc vào từng lĩnh vực hoạt động và công nghệkhoa học quản lý Tầm quản lý rộng sẽ cần ít cấp quản lý, còn tầm quản lý hẹpdẫn đến nhiều cấp

Các mối quan hệ với tầm quản lý:- Trình độ và ý thức tôn trọng, tuân thủ mệnh lệnh của cấp dưới với tầmquản lý có quan hệ tỷ lệ thuận

- Tầm quản lý và trình độ của các cán bộ quản lý có quan hệ tỷ lệ thuận.- Tính phức tạp của hoạt động quản lý và tầm quản lý có quan hệ tỷ lệnghịch

- Tầm quản lý và sự rõ ràng trong xác định nhiệm vụ, quyền hạn, tráchnhiệm có quan hệ tỷ lệ thuận

- Hệ thống thông tin đầy đủ, chính xác kịp thời, sẽ rút ngắn khoảng cáchgiữa cấp trên và cấp dưới Năng lực của hệ thống thông tin có ảnh hưởng đếntầm quản lý

- Đặc trưng có ba mô hình cơ cấu tổ chức đó là cơ cấu nằm ngang, cơ cấuhình tháp nhọn và cơ cấu mạng lưới Mỗi loại cơ cấu này lại có những ưuđiểm, nhược điểm riêng

Trang 11

e Sự phân bổ quyền hạn giữa các cấp quản trị tập trung và phânquyền trong tổ chức doanh nghiệp:

Mức độ phân quyền càng lớn khi :- Quyết định đề ra ở cấp dưới càng quan trọng.- Mức độ tác động do các quyết định được đề ra ở các cấp dưới càng lớn.- Khối lượng các quyết định được đề xuất ở các cấp dưới càng lớn

Trong bất kỳ doanh nghiệp thì sự độc lập của nhà quản lý bao giờ cũng tỉlệ nghịch với phân quyền, khi người quản lý càng đựợc độc lập khi ra quyếtđịnh, phân quyền càng nhỏ

* Uỷ quyền trong quản lý tổ chức:

Là việc khi cấp trên không cần thiết phải trực tiếp xử lý mà việc này có thể giaocho cấp dưới mình thực hiện công việc này khi đó cấp trên sẽ trao cho cấp dưới mộtsố quyền hạn để họ nhân danh mình thực hiện những công việc nhất định

Để đạt đựơc mức độ phân quyền mong muốn cần có sự ủy quyền đầy đủ,đảm bảo bởi một số điều kiện:

- Khi trao quyền cho cấp dưới mình thì các nhà quản lý cấp trên phải thựcsự tự giác trao cho cấp dưới quyền tự do, tạo mọi điều kiện thuận lợi để họhoàn thành nhiệm vụ

- Hệ thống thông tin mở giữa cấp trên và cấp dưới phải được xây dựng

Trang 12

Những điều kiện trên là cơ sở để thực hiện tốt quá trình ủy quyền sau- Thực hiện khen thưởng đối với người được ủy quyền có hiệu quả vàviệc tiếp thu tốt quyền hạn.

- Quyết định những nhiệm vụ có thể ủy quyền và kết quả đạt được.- Thiết lập một hệ thống kiểm tra có chất lượng

- Duy trì thường xuyên các kênh thông tin.- Lựa chọn những nhà quản trị theo nhiệm vụ.- Cung cấp các nguồn lực để thực hiện công việc

f Sự phối hợp các bộ phận của tổ chức doanh nghiệp:

* Khái niệm.

Phối hợp: Là quá trình liên kết hoạt động của những con người, bộ phận,phân hệ và hệ thống riêng rẽ nhằm thực hiện có kết quả và hiệu quả các mụctiêu chung của tổ chức

Mục tiêu của phối hợp: khi các hoạt động bộ phận bên trong và bên ngoàicủa tổ chức đạt được sự thống nhất Một tổ chức đặt ra cho mình các mục tiêucàng lớn thì khi đó đòi hỏi mức độ phối hợp của tổ chức đó phải càng cao

- Giám sát trực tiếp- Văn hoá tổ chức.Việc sử dụng các công cụ phi chính thức như : các hoạt động thể thao,giải trí, du lịch, các hoạt động tập thể khác nhằm khích lệ tinh thần đoàn kếtdoanh nghiệp

Trang 13

Xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp là rất cần thiết, làm tăng sức mạnhcủa doanh nghiệp.

1.2.Những yêu cầu đối với cơ cấu bộ máy quản lý tổ chức- Một là: phải đảm bảo hoàn thành những nhiệm vụ của doanh nghiệp,

phải thực hiện đầy đủ toàn diện các chức năng quản lý doanh nghiệp

- Hai là: Phải bảo đảm thực hiện nghiêm túc chế độ một thủ trưởng, chế

độ trách nhiệm cá nhân trên cơ sở bảo đảm và phát huy quyền làm chủ tập thểlao động trong doanh nghiệp

- Ba là: Phải phù hợp với qui mô sản xuất, thích ứng với những đặc điểm

kinh tế và kỹ thuật của doanh nghiệp

- Bốn là: Phải đảm bảo yêu cầu vừa tinh giản, vừa vững mạnh trong bộ

máy quản lý.Thực hiện đầy đủ những yêu cầu nói trên sẽ tạo nên hiệu lực và quyền uycủa bộ máy quản trị doanh nghiệp

Ngoài ra, theo lý thuyết về quản lý kinh tế còn có những yêu cầu cơ bảnsau đây:

- Tính tối ưu: Phải đảm bảo giữa các khâu và các cấp quản lý đều được

thiết lập các mối quan hệ hợp lý, mang tính năng động cao, luôn đi sát và phụcvụ cho mục đích đề ra của doanh nghiệp

- Tính linh hoạt: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý phải đảm bảo khả năng

thích ứng linh hoạt với bất kỳ tình huống nào xảy ra trong hệ thống cũng nhưngoài hệ thống

- Tính tin cậy: Các thông tin trong tổ chức bộ máy phải đảm bảo tính

chính xác nhờ đó để đảm bảo sự phối hợp các hoạt động và nhiệm vụ của tất cảcác bộ phận và các cấp trong doanh nghiệp

- Tính kinh tế: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý phải được tổ chức sao cho

chi phí bỏ ra trong quá trình xây dựng và sử dụng là thấp nhất nhưng phải đạt

Trang 14

- Tính bí mật: Việc tổ chức bộ máy quản lý phải đảm bảo kiểm soát được

hệ thống thông tin, thông tin không được rò rỉ ra ngoài dưới bất kỳ hình thứcnào Điều đó sẽ quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp

1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu bộ máy quản lý tổ chức

- Cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp được so sánh như cơ thể sốngcon người, khi đó các bộ phận chức năng và các cấp cũng giống như các bộphận trong cơ thể nó có sự liên quan chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau và cơ thể sốngđó (cơ cấu tổ chức) bị ảnh hưởng nhiều yếu tố như: Môi trường bên ngoàidoanh nghiệp, môi trường bên trong doanh nghiệp Bao gồm:

* Môi trường bên ngoài:- Các yếu tố kinh tế.- Các yếu tố nh Chính phủ và chính trị- Các yếu tố xã hội

- Các yếu tố tự nhiên- Các đối thủ cạnh tranh- Khách hàng

- Các đối thủ tiềm ẩn- Hàng thay thế.* Môi trường bên trong:- Nguồn nhân lực.- Nghiên cứu và phát triển- Sản xuất

- Tài chính, kế toán.- Marketing

- Nền nếp, tổ chức.Cơ cấu tổ chức chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như ở trên đã nói, nhưngnổi lên có 7 yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến tổ chức bộ máy quản lý

1 Chiến lược

Trang 15

2 Quy mô và mức độ phức tạp của tổ chức.3 Công nghệ

4 Mức độ biến động của môi trường kinh doanh5 Thái độ của ban lãnh đạo tối cao

6 Thái độ của đội ngũ công nhân viên 7 Các khía cạnh địa lý

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức bộ máy quản lý nhằm đặt ramột mô hình phù hợp với quy mô doanh nghiệp và tình hình sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong công tác tổchức quản lý và từ đó thúc đẩy doanh nghiệp có mô hình quản lý nhằm tăngsức cạnh tranh trên thị trường

- Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong công tác quản lý hiện đại thì có thể nhận thấy rằng cơ cấu tổ chứcvà chiến lược là hai mặt không thể tách rời nhau được

Một doanh nghiệp nhận thấy cơ cấu tổ chức của mình đã quá lạc hậu vàkhông hiệu quả gây ra sự chậm chạm trong việc phấn đấu đạt mục tiêu củamình điều này đã là động lực khiến các doanh nghiệp phải nhanh chóng có cácthay đổi về cơ cấu tổ chức Vì vậy các doanh nghiệp đều theo một khuôn mẫuvề quá trình phát triển như sau:

- Xây dựng chiến lược mới - Lên kế hoạch và các vấn đề phát sinh tài chính- Doanh thu chung của doanh nghiệp không đạt chỉ tiêu- Cơ cấu tổ chức mới, phù hợp được đề ra và thông qua- Doanh thu đề ra trở lại mức đạt được trước đó

Trong bất kỳ tổ chức kinh tế nào thì Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và cơ cấu tổ chức là hai mặt không thểtách rời nhau được trong bất kỳ một doanh nghiệp hay một tổ chức kinh tế Khi

Trang 16

doanh nghiệp, nhưng nếu bộ máy quản lý cũ không thay đổi sẽ làm cản trởviệc phấn đấu đạt được mục tiêu mới đề ra của tổ chức doanh nghiệp, chính vìvậy cần phải đổi mới cơ cấu bộ máy quản lý của doanh nghiệp Tuy nhiênkhông phải bao giờ sự thay đổi về nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cũng đòi hỏisự thay đổi bắt buộc của bộ máy quản lý, song các kết quả nghiên cứu đều ủnghộ ý kiến bộ máy quản lý cần được thay đổi kèm theo nhiệm vụ sản xuất kinhdoanh.

- Quy mô và mức độ phức tạp của doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp mà hoạt động của của doanh nghiệp cũng phức tạp thìchứng tỏ rằng doanh nghiệp đó có quy mô rất lớn và rất phức tạp Do đó đưa ramột mô hình cơ cấu quản lý hợp lý sao cho đảm bảo quản lý được toàn bộ hoạtđộng của doanh nghiệp là nhiệm vụ của các nhà quản lý, đồng thời phải làmsao để bộ máy quản lý về mặt cơ cấu là không cồng kềnh và phức Còn đối vớicác doanh nghiệp vừa và nhỏ thì bộ máy quản lý phải chuyên, tinh, gọn nhẹ đểdễ tay đổi phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Công nghệ:

Trong một doanh nghiệp bất kỳ nào đó thì việc sử dụng công nghệ củadoanh nghiệp cũng ảnh hưởng tới tổ chức bộ máy quản lý Nếu các doanhnghiệp nào có định mức quản lý thì có thể nhận ra rằng doanh nghiệp đó đã rấttrú trọng đến công nghÖ, bộ máy quản lý phải được tổ chức sao cho tăng cườngkhả năng của doanh nghiệp và cần thích ứng kịp thời với sự thay đổi côngnghệ nhanh chóng Hệ thống công nghệ và phải đảm bảo sự phối hợp chặt chẽtrong việc ra quyết định liên quan đến công nghệ của mỗi doanh nghiệp

- Môi trường kinh doanh.

Doanh nghiệp có thành công hay thất bại trên thương trường thì điều kiệnquan trọng nhất đó chính là tổ chức bộ máy quản lý hợp Do vậy mức độ phứctạp của môi trường kinh doanh có ảnh hưởng đến tổ chức bộ máy quản lý Nếumôi trường kinh doanh của doanh nghiệp luôn biến động và biến động nhanh

Trang 17

chóng thì khi đó để đạt được những thành công đòi hỏi các doanh nghiệp phảitổ chức bộ máy quản lý có mối quan hệ hữu cơ.

- Thái độ ban lãnh đạo tối cao

Thái độ của lãnh đạo cấp cao cũng có thể tác động đến cơ cấu tổ chức.Các cán bộ quản lý theo phương cách truyền thông thường thích sử dụng cáccơ cấu tổ chức theo bộ phận chức năng và ít khi vận dụng các hình thức tổchức như tổ chức theo mô hình ma trận Các cán bộ quản lý theo phương cáchtruyền thống cũng thích sự kiểm soát tập trung vì vậy họ không thích sử dụngcác mô hình tổ chức mang tính phân tán nhiều nhân viên hơn

- Thái độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên.

Đối với những người đã qua đào tạo, có trình độ tay nghề cao, có ý thứclàm việc thì họ sẽ hoàn thành công việc nhanh chóng hơn, khối lượng côngviệc lớn hơn do đó sẽ làm giảm số lao động quản lý dẫn đến việc tổ chức bộmáy quản lý dễ dàng và hiệu quả hơn Ngược lại, với những lao động không cóý thức làm việc, không tự giác sẽ dẫn đến số lượng lao động quản lý gia tăng,làm cho lãnh đạo trong tổ chức đông lên, việc tổ chức bộ máy quản lý khókhăn hơn

- Địa bàn hoạt động:

Việc mở rộng hoặc phân tán địa bàn hoạt động của doanh nghiệp đều cósự thay đổi về sự sắp xếp lao động nói chung và lao động quản lý nói riêng dođó dẫn đến sự thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý Do vậy sự thay đổi địa bàn hoạtđộng của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng tới cơ cấu tổ chức quản lý của doanhnghiệp

Trang 18

CHƯƠNG IITHỰC TRẠNG CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN Lí CỦA

VIỄN THễNG BẮC NINH

2.1.Tụ̉ng quan về Viễn thụng Bắc Ninh2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Viễn thông Bắc Ninh là doanh nghiệp Nhà nớc - đơn vị thành viên hạchtoán phụ thuộc Tập đoàn Bu chính Viễn thông Việt Nam đợc thành lập tạiQuyết định số: 597/QĐ-TCCB ngày 06/ 12/1997 của HĐQT về việc thành lập

doanh nghiệp nhà nớc Viễn thông Bắc Ninh, có t cách pháp nhân, và có con

dấu riêng Trụ sở Viễn thông Bắc Ninh đợc quy hoạch trên một vùng đất rộngtrên 4000m2 Địa chỉ 62 Ngô Gia Tự, phờng Vũ Ninh thành phố Bắc Ninh, tỉnhBắc Ninh Là trung tâm thành phố rất thuận tiện cho việc hoạt động nhiệm vụcủa mình

Viễn thông Bắc Ninh có 08 phòng, ban chức năng, 11 đơn vị cơ sở, với402 CB-CNVC là một bộ phận cấu thành hệ thống tổ chức và hoạt động củaTập đoàn BCVT Việt Nam, hoạt động kinh doanh và hoạt động công ích cùngvới các đơn vị thành viên khác trong một dây chuyền công nghệ Bu chính Viễnthông liên hoàn thống nhất trong cả nớc, có quan hệ mật thiết với nhau về tổchức mạng lới, lợi ích kinh tế, tài chính, phát triển dịch vụ BCVT-CNTT đểthực hiện nhiệm vụ SXKD Tập đoàn giao phó

Để đáp ứng yêu cầu thông tin liên lạc tại địa phơng, Viễn thông tỉnh đã tổchức 30 bu cục, 99 điểm BD-VHX, 150 điểm BĐ-HVCS, 25 điểm đại lý BuĐiện đa dịch vụ, đa tổng số điểm phục vụ lên 304 điểm, bán kính phục vụ 2,5km2/ điểm phục vụ, dân số phục vụ bình quân của 1 điểm là 3.276 ngời/điểmphục vụ tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch vụ BCVT-CNTT đến với ngời dânđợc nhiều hơn, nhanh hơn, rẻ hơn Viễn thông Bắc Ninh đã có 100% số thômxóm trong toàn tỉnh có máy điện thoại, Viễn thông có 03 hệ thống chuyểnmạch chính, 03 tổng đài Host

Với 28 Vệ tinh đợc bố trí lắp đặt 53 điểm chuyển mạch, mạng truyềndẫn có…70… hệ thống truyền dẫn khác nhau đó là:…450km cáp toàn mạng, …70… hệ thống truyền dẫn khác nhau đó là:…450km cáp toàn mạng,70 hệ thống truyền dẫn khác nhau đó là:…70… hệ thống truyền dẫn khác nhau đó là:…450km cáp toàn mạng,450km cáp toàn mạng,có 165.000 máy điện thoại, đạt mật độ 16.5 máy/100 dân Doanh thu Viễnthông năm 2011 đạt 390,605 tỷ đồng, dự kiến năm 2012 đạt 480,00 tỷ đồng

Với quy mô hoạt động đa dạng phong phú, cơ sở vật chất đầy đủ hiện đại

Trang 19

và ngày càng đợc nâng cao về chất lợng, tốc độ phát triển nhanh vợt bậc, vớichức năng nhiệm vụ của mình, Viễn thông Bắc Ninh đã tổ chức xây dựng, quảnlý, vận hành, khai thác mạng lới VT để kinh doanh, phục vụ theo quy hoạch, kếhoạch định hớng phát triển của Tập đoàn Bu chính Viễn thông Việt Nam vàcung cấp các dịch vụ VT-CNTT trên địa bàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu phát triểnkinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng , phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cáccấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể và đảm bảo các dịch BCVT cơ bản chonhu cầu sử dụng của nhân trên toàn tỉnh Bắc Ninh, Bảo toàn nguồn vốn, kinhdoanh có hiệu quả trong điều kiện vừa phải cạnh tranh, vừa thực hiện nhiệm vụchính trị, nhiệm vụ công ích tại địa phơng Đợc phép kinh doanh trong các lĩnhvực:

- Thiết lập mạng lới và kinh doanh các dịch vụ BCVT&CNTT.- Cung ứng thiết bị BCVT&CNTT

- T vấn, sản xuất công nghiệp trong lĩnh vực BCVT&CNTT.Trong những năm qua,mặc dù gặp nhiều khó khăn trong công tác đầu tmở rộng mạng lới, song bằng nỗ lực, cố gắng của toàn thể CB-CNVC, sự chỉđạo và đầu t kịp thời có hiệu quả của Tập đoàn BCVT Việt Nam, sự chỉ đạo củaBộ thông tin và truyền thông, sự giúp đỡ của địa phơng, Viễn thông Bắc Ninhđã có bớc phát triển nhanh, bền vững, năng lực mạng lới rộng khắp, đồng bộđáp ứng yêu cầu của xã hội, nhất là ba năm trở lại đây Viễn thông Bắc Ninhluôn đợc lãnh đạo ngành, lãnh đạo địa phơng đánh giá rất cao về tốc độ tăng tr-ởng và hoạt động mọi mặt của đơn vị (Đợc Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyềnthông, Tập đoàn BCVT Việt Nam liên tục khen thởng tặng cờ thi đua) Đội ngũCB-CNVC đợc đào tạo chính quy tại các trờng Đại học trong, ngoài ngành,đào tạo ngắn hạn và đạo tạo dài hạn để bổ sung, hỗ trợ nâng cao nguồn nhânlực cho Viễn thông Bắc Ninh Bắc Ninh

2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh chớnh

Viễn Thụng Bắc Ninh, là đơn vị kinh tế trực thuộc, hạch toỏn phụ thuộcTập đoàn Bưu chớnh Viễn thụng Việt Nam; Cú chức năng hoạt động sản xuấtkinh doanh và phục vụ chuyờn ngành viễn thụng – cụng nghệ thụng tin nhưsau:

- Tổ chức, xõy dựng, quản lý, vận hành, lắp đặt, khai thỏc, bảo dưỡng,

Trang 20

sửa chữa mạng viễn thông trên địa bàn toàn tỉnh;- Sản xuất, kinh doanh, cung ứng, đại lý vật tư, thiết bị viễn thông –Công nghệ thông tin theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị và nhu cầucủa khách hàng;

- Khảo sát, tư vấn, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình viễn thông – côngnghệ thông tin;

- Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng; - Tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của cấp ủy Đảng,chính quyền địa phương và cấp trên;

- Kinh doanh các ngành nghề khác khi được Tập đoàn cho phép

2.1.3 Sứ mệnh

Là ngành sản xuất kinh doanh có vị trí quan trọng đặc biệt trong nền kinhtế Quốc dân, Viễn thông Việt Nam đã có sự đóng góp to lớn cho sự phát triểnkinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng, nâng cao dân trí

Trong thời kỳ xây dựng đất nước, đặc biệt là trong thời đại CNTT pháttriển nhảy vọt như hiện nay, với phương châm đi tắt đón đầu, tiến thẳng vàocông nghệ hiện đại, ngành Viễn thông đã tạo được bước đi vững chắc, với tốcđộ phát triển nhảy vọt, hòa nhập và tiến kịp nghành viễn thông với các nướctrong và ngoài khu vực Tiếp nối và phát huy truyền thống sử vàng của ngànhViễn thông Bắc Ninh ngày nay cũng lớn mạnh và phát triển không ngừng cả vềlượng và chất; đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của quêhương văn hiến và cách mạng

Hòa nhập với sự phát triển đi lên của đất nước, dưới sự lãnh đạo trực tiếpcủa Tỉnh ủy, UBND tỉnh, thực hiện chiến lược tăng tốc của ngành, với tưtưởng chỉ đạo của lãnh đạo ngành Viễn thông tỉnh là đoàn kết, đổi mới đi lên,nắm bắt thời cơ, khai thác phát huy mọi nguồn lực, nội lực; tranh thủ sự hợptác giúp đỡ của trung ương và đồng nghiệp, đi tắt đón đầu, tiến vào côngnghiệp hiện đại Tập thể cán bộ, công nhân viên toàn ngành đã phát huy sáng

Trang 21

kiến, cải tiến khoa học- kỹ thuật, đổi mới công tác quản lý sản xuất; phong tràophụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà; phong trào xây dựng điểm văn hóa xãđáp ứng tốt yêu cầu phục vụ thông tin liên lạc của nhân dân, và nhiệm vụ chínhtrị của địa phương

Trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị thếcủa mình trên Thế giới, khi mối liên kết, giao lưu giữa Việt Nam và các nướctrên thế giới đang ngày càng được thắt chặt, thì Viễn thông Bắc Ninh càng trởthành một mắt xích liên lạc quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè quốc tế Hơnthế nữa, Viễn thông Bắc Ninh còn là nhịp cầu nối tình cảm không thể thiếu củanhân dân Bắc Ninh với nhân dân khắp các miền đất nước Viễn thông BắcNinh hôm nay càng nhận thức rõ nhiệm vụ trọng yếu trong kinh doanh và phụcvụ của mình Sự kiện chính thức thành lập Viễn thông Bắc Ninh đã đánh dấumột bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của Viễn thông Với vị trí hoạtđộng độc lập như hiện nay, Viễn thông Bắc Ninh có khả năng nhận biết rõ hơnthế mạnh, hạn chế của mình để tìm ra những giải pháp cụ thể, sát với điều kiệnkinh doanh trong môi trường cạnh tranh - đó chính là cơ hội để được cạnhtranh lành mạnh, hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế nướcta hiện nay

2.1.4 Phát triển dịch vụ.

Trong bối cảnh sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ ngày cànggia tăng, khốc liệt Nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng cả về số lượngvà chất lượng dịch vụ HiÖn nay ViÔn th«ng B¾c Ninh ®ang cung cÊp c¸c dÞchvô chñ yÕu sau:

- Dịch vụ điện thoại cố định, fax.- Dịch vụ điện thoại di động trả trước và trả sau.- Dịch vụ điện thoại không dây Gphone

- Các dịch vụ giải trí, dự báo thời tiết, tư vấn sức khỏe 1080.- Kênh truyền số liệu Leasline, Mega Wan, Frame relay, Internet trực tiếp

Trang 22

- Dịch vụ internet- Dịch vụ truyền hỡnh tương tỏc MyTV- Dịch vụ FTTH

Trong số cỏc dịch vụ trờn thỡ cỏc dịch vụ điện thoại cố định, di động,Gphone, Internet là cỏc dịch vụ mang lại doanh thu lớn nhất cho viễn thụngtỉnh

2.2.Thực trạng cơ cṍu bụ̣ máy quản lý của doanh nghiợ̀p viễn thụngBắc Ninh.

* Sơ đồ cơ cấu bộ mỏy tổ chức quản lý doanh nghiệp Viễn thụng Bắc Ninh

Theo Quyết định số 597/QĐ-TCCB/HĐQT ngày 06/12/2007 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Bưu chớnh Viễn thụng Việt Nam., sau khi chuyển sang mụ hỡnh mới (2008), Viễn thụng Bắc Ninh cú mụ hỡnh tổ chức quản lý sau:

* Ban Giỏm đốc: - Giỏm đốc: 1- Phú Giỏm đốc: 2 ( Kỹ thuật, kinh doanh ).* Cỏc phũng ban chức năng và đơn vị trực thuộc:- Cỏc phũng, ban chức năng: Gồm có 8 phũng, ban.1. Phũng Quản lý mạng và Dịch vụ

PGĐ kỹ thuậtGiám đốc

Phòng KT TKTCTH-HCPhòng

Phòng TCCB

Phòng KHKD

Phòng QLM&DV

Phòng ĐTXDCB QLDABan Trung tõm ĐHVT

8 Trung tõm VT huyện thị

Trung tõm DVKH

Trung tõm tin học Trung tõm BD&ƯC

TTPGĐ kinh doanh

Trang 23

2 Phòng §ầu tư và Xây dựng cơ bản3 Phòng Tổ chức cán bộ- Lao động4 Phòng Kế toán thống kê - Tài chính 5 Phòng Kế hoạch Kinh doanh

6 Phòng Hành chính tổng hợp7 Ban quản lý dự án

8 Trung tâm điều hành Viễn thông- Các đơn vị trùc thuéc:

1. Trung tâm bảo dưỡng và ứng cứu thông tin2 Trung tâm Dịch vụ khách hàng

3 Trung tâm tin học4 Trung t©m ViÔn th«ng thµnh phè B¾c Ninh5 Trung t©m ViÔn th«ng thÞ x· Tõ S¬n

6 Trung t©m ViÔn th«ng Yªn Phong7 Trung t©m ViÔn th«ng Tiªn Du8 Trung t©m ViÔn th«ng QuÕ Vâ9 Trung t©m ViÔn th«ng ThuËn Thµnh10 Trung t©m ViÔn th«ng Gia B×nh11 Trung t©m ViÔn th«ng L¬ng TµiĐể đáp ứng được yêu cầu của thực tế, trải qua từng giai đoạn phát triển,mô hình tổ chức của Viễn thông Bắc Ninh nói riêng, cũng như của hầu hết cáccông ty, doanh nghiệp khác nói chung đều phải có những thay đổi và biếnchuyển để phù hợp với điều kiện khách quan của thực tế, để ngày càng đạtđược hiệu quả kinh tế – xã hội cao hơn

Hiệu quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớnvào vai trò của các quản trị viên Chất lượng của đội ngũ quản trÞ viên đónggóp một phần vô cùng quan trọng đến kết quả hoạt động của công ty

Nghiên cứu cơ cấu lao động quản lý, nếu xét về số lượng, chất lượng cánbộ chức danh của Viễn thông Bắc Ninh được phản ánh qua biểu 1 và biểu 2

Trang 24

Biểu 1: Cơ cấu lao động quản lý theo chức danh

(theo trình độ học vấn)

TT Chức danhTrưởngPhó CM kỹ thuậtCM kinh tếCM khác

Biểu 2: Cơ cấu lao động quản lý theo chức danh

TTĐV công tácSố CB Đã quaĐộ tuổiTrình độ c/trị

Qua biểu 1 và biểu 2, ta thấy cán bộ chức danh có tất cả là 35 người (trên

Trang 25

tổng số 402 lao động của cơ quan công ty), trong đó số cán bộ lãnh đạo nữ là9, chiếm tỷ trọng 25,71% (9/35).

Trong tổng số 35 cán bộ chức danh, có 35 người được đào tạo qua đạihọc, như vậy tỷ lệ đại học trong cán bộ chức danh của công ty là 35/35, tươngđương 100%; trong đó đại học kỹ thuật là 21 người, chiếm 21/35= 60%, đạihọc kinh tế là 14 người, tương đương 14/35 = 40 Bên cạnh đó, số cán bộ đượcđào tạo qua lớp quản lý lại chiếm tỷ trọng thấp: 13/35 = 37,14%

Như vậy tỷ lệ cán bộ chức danh được đào tạo qua đại học cao (100 %) Ởcông ty, đa số cán bộ chức danh có chuyên môn kỹ thuật, được chuyển sanglàm công tác quản lý, trực tiếp tham gia công tác quản lý, nhưng lại chưa đượcđào tạo thêm về quản lý (37,14%.) Trong thực tế hiện nay, vai trò quản lýngày càng đóng vai trò quan trọng trong kết quả hoạt động kinh doanh, quản lýlại vừa là nghệ thuật, lại vừa mang tính khoa học, các nhà quản lý ngoài trìnhđộ chuyên môn vững vàng, còn cần phải có một trình độ, kỹ năng quản lý nhấtđịnh Điều này đòi hỏi, trong tương lai, công ty phải tích cực tăng cường nângcao và bồi dưỡng trình độ chuyên môn cả về kinh tế và kỹ thuật cho đội ngũcán bộ chức danh của mình

2.2.1 Mô tả cơ cấu bộ máy của doanh nghiệp viễn thông Bắc Ninh

1. Phòng quản lý mạng và dịch vụa Chức năng của Phòng Quản lý mạng và Dịch vụ

Phòng Quản lý mạng và Dịch vụ là Phòng nghiệp vụ có chức năng giúpGiám đốc Viễn thông Bắc Ninh quản lý, điều hành và thừa lệnh Giám đốc Viễnthông Bắc Ninh quản lý, khai thác, điều hành, xử lý ứng cứu thông tin trên mạnglưới, thiết bị Viễn thông - Công nghệ thông tin của Viễn thông Bắc Ninh

b Phòng Quản lý mạng và Dịch vụ được giao chủ trì, thực hiện nhiệmvụ sau:

- Dự báo lưu lượng và nhu cầu các dịch vụ Viễn thông - CNTT trên địa

Trang 26

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới Viễn thông - Côngnghệ thông tin (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) trình Giám đốc Viễn thông BắcNinh và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam phê duyệt.

- Thống nhất điều hành các hoạt động vận hành, khai thác, ứng cứu thôngtin trên mạng Viễn thông - Công nghệ thông tin theo chức năng, quyền hạn quy định về điều hành, xử lý, ứng cứu thông tin của Tập đoàn và của Viễnthông Bắc Ninh;

- Đề xuất và trình duyệt các công nghệ, nguyên tắc tổ chức mạng Viễnthông- Công nghệ thông tin tuân thủ quy định của Tập đoàn và phù hợp vớiđặc điểm tình hình của tỉnh Bắc Ninh

- Là đầu mối tiếp xúc với Trung tâm điều hành thông tin Tập đoàn, tiếpxúc với các Công ty dọc, Viễn thông các tỉnh, thành phố trong việc xử lý ứngcứu thông tin

- Tiếp nhận, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Viễn thông Bắc Ninh thựchiện các quy định của Nhà nước, các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn Ngànhvề mạng Viễn thông - Công nghệ thông tin

- Nghiên cứu đề xuất trình Giám đốc Viễn thông Bắc Ninh ban hành vàhướng dẫn các đơn vị cơ sở thực hiện các quy định, quy trình về quản lý, khaithác, vận hành, bảo dưỡng xử lý, ứng cứu trên mạng Viễn thông - Công nghệthông tin

- Tổng hợp các loại báo cáo từ các đơn vị cơ sở, xử lý số liệu và báo cáoGiám đốc Viễn thông Bắc Ninh về tình hình, số lượng, chất lượng mạng Viễnthông - Công nghệ thông tin Thừa lệnh Giám đốc Viễn thông tỉnh báo cáođịnh kỳ với Trung tâm Điều hành Viễn thông của Tập đoàn theo quy định

- Nghiên cứu đề xuất Giám đốc Viễn thông Bắc Ninh quyết định việcđiều chỉnh tuyến, luồng và điều chỉnh, cải tạo mạng ngoại vi của các đơn vị

- Nghiên cứu đề xuất trình Giám đốc Viễn thông Bắc Ninh phê duyệt việcđiều chuyển trang thiết bị Viễn thông và phụ trợ trên mạng Viễn thông - Công

Trang 27

nghệ thông tin để giải quyết các nhiệm vụ theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh.- Giúp Giám đốc Viễn thông Bắc Ninh thẩm định về việc thanh lý cáctrang thiết bị Viễn thông - Tin học trên mạng theo quy định của Tập đoàn.

- Thường trực Ban chỉ huy phòng chống lụt bão của Viễn thông tỉnh,tham mưu cho Giám đốc về các phương án và biện pháp phòng chống, khắcphục hậu quả của bão lụt và thiên tai trên mạng Viễn thông - Tin học; Hướngdẫn các đơn vị cơ sở thực hiện các biện pháp theo phương án

- Tham mưu cho Giám đốc Viễn thông Bắc Ninh về các hoạt động khoahọc công nghệ; Là bộ phận thường trực của Hội đồng khoa học công nghệ củaViễn thông Bắc Ninh

- Thực hiện báo cáo tháng, quý, năm theo quy định.- Chịu trách nhiệm làm Danh bạ theo kế hoạch của Viễn thông Bắc Ninh

c Phòng Quản lý Mạng & Dịch vụ được phối hợp thực hiện nhiệm vụ:

- Phối hợp xây dựng các kế hoạch phát triển mạng lưới và dịch vụ Viễnthông, Tin học hàng năm của Viễn thông Bắc Ninh

- Phối hợp thẩm duyệt các công trình, hạng mục công trình xây dựng pháttriển, cải tạo, sửa chữa, điều chuyển trang thiết bị và mạng lưới Viễn thông -Tin học bằng các loại nguồn vốn

- Phối hợp kiểm tra giám sát nghiệp thu các công trình hạng mục côngtrình xây dựng phát triển mạng Viễn thông - Tin học

- Phối hợp kiểm tra giám sát, nghiệm thu việc thực hiện các hợp đồng bảotrì, bảo dưỡng trang thiết bị Viễn thông - Tin học

- Phối hợp thực hiện việc quản lý tần số vô tuyến điện và các dịch vụViễn thông - Tin học

- Phối hợp thực hiện các nội dung về kỹ thuật an toàn trên mạng.- Phối hợp thực hiện việc triển khai nghiệm thu đưa vào sử dụng các đềtài sáng kiến

Trang 28

định kỳ, đột xuất hàng năm tại các đơn vị cơ sở.d, Các nội dung điều hành thông tin

- Chỉ đạo, điều hành định tuyến lưu lượng nhằm khai thác mạng lưới đạthiệu quả cao nhất

- Giám sát tình hình hoạt động mạng lưới Viễn thông - Tin học và chỉ đạoTrung tâm Điều hành Viễn thông, các đơn vị trực thuộc phối hợp xử lý các sựcố, nhanh chóng khôi phục thông tin đảm bảo lưu thoát lưu lượng

- Giám sát việc thực hiện cấu hình mạng đã được phê duyệt.- Giám sát việc sử dụng dung lượng mạng lưới và thực hiện việc điềuchuyển thiết bị trên mạng nhằm đảm bảo sử dụng tối ưu dung lượng mạnglưới

- Điều hành thực hiện kế hoạch đánh số và đổi số theo đúng quy định củaTập đoàn

- Quản lý số lượng và chất lượng thiết bị dự phòng tập trung của Viễnthông tỉnh, trình Giám đốc điều động thiết bị dự phòng ứng cứu thông tin trênmạng Giúp Giám đốc định kỳ hàng năm rà soát và lập kế hoạch mua sắm thiếtbị dự phòng của Viễn thông tỉnh trình Tập đoàn phê duyệt

- Quản lý công tác bảo dưỡng mạng, ứng cứu mạng Viễn thông - Tin họccủa Viễn thông tỉnh:

- Hướng dẫn các đơn vị xây dựng nội dung công tác bảo dưỡng, ban hànhcác quy trình kiểm tra thiết bị, quy định về bảo dưỡng thiết bị mạng lưới

- Kiểm tra việc thực hiện nội dung công tác bảo dưỡng của các đơn vị.- Theo dõi và tổng hợp tình hình sử dụng vật tư, linh kiện dự phòng tậptrung

- Quản lý và giám sát các chỉ tiêu chất lượng mạng lưới và dịch vụ Viễnthông- Tin học Duy trì và nâng cao chất lượng mạng lưới Viễn thông - Tinhọc Có kế hoạch chỉ đạo công tác đo kiểm hoà mạng thiết bị, đo kiểm nângcao chất lượng mạng lưới và dịch vụ

Trang 29

- Chỉ đạo và kiểm tra triển khai các phương án thông tin phục vụ đột xuất,PCLB, quốc phòng an ninh.

- Thực hiện bảo mật số liệu, phân cấp mật khẩu trong hệ thống quản lýmạng

- Được phép quan hệ với Trung tâm điều hành Viễn thông Tập đoàn vàcác đơn vị để triển khai công việc về tác nghiệp điều hành khai thác và kết nốikỹ thuật của mạng lưới

- Phối hợp trong việc giải quyết công tác khiếu nại các dịch vụ Viễnthông - Công nghệ thông tin

e Cơ cấu tổ chức

- Phòng Quản lý mạng & dịch vụ do Trưởng phòng phụ trách, có PhóPhòng giúp việc quản lý điều hành và các chuyên viên giúp việc công tácchuyên môn nghiệp vụ

- Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Viễn thông Bắc Ninhvà pháp luật về kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công táctheo quy định trên và các quy chế, quy định của Viễn thông Bắc Ninh đã banhành

- Phó phòng được Trưởng phòng phân công phụ trách một số công việcvà chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về nhiệm vụ được phân công

- Các chuyên viên trong phòng làm việc do Trưởng phòng phân công vàchịu trách nhiệm về những nội dung công việc được phân công

2 Phòng §ầu tư và xây dựng cơ bản.a Chức năng của Phòng Đầu tư - Xây dựng cơ bản

Phòng Đầu tư - Xây dựng cơ bản là phòng chuyên môn nghiệp vụ có chứcnăng tham mưu giúp Giám đốc Viễn thông Bắc Ninh thực hiện các nội dungchủ yếu sau:

- Tổng hợp, xây dựng và trình duyệt chiến lược quy hoạch từ khâu kế

Trang 30

mạng lưới Viễn thông - Công nghệ thông tin của Viễn thông Bắc Ninh theotừng thời kỳ, kế hoạch sản xuất kinh doanh của Viễn thông Bắc Ninh.

- Tổng hợp tình hình xây dựng kế hoạch vật tư, trang thiết bị phục vụSXKD của Viễn thông Bắc Ninh

b Phòng Đầu tư - Xây dựng cơ bản có chức năng, nhiệm vụ tham mưugiúp Giám đốc thực hiện các nội dung sau:

- Tổ chức xây dựng và trình duyệt chiến lược quy hoạch về XDCB hàngnăm và kế hoạch đầu tư dài hạn, trung hạn mạng lưới Viễn thông và công nghệthông tin của Viễn thông Bắc Ninh theo sự chỉ đạo và hướng dẫn của Tậpđoàn

- Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Viễn thông Bắc Ninh xây dựng kếhoạch XDCB, vật tư, trang thiết bị hàng năm và tổ chức triển khai thực hiện

- Khi nhận được kế hoạch hàng năm do Tập đoàn giao tiến hành các côngviệc theo trình tự sau :

+ Triển khai các công việc về dự án đầu tư, sửa chữa tài sản và các côngtác khác về xây lắp công trình

+ Thẩm định và trình duyệt các dự án, thiết kế, dự toán thuộc thẩm quyềnquyết định của Giám đốc Viễn thông Bắc Ninh

+ Chuẩn bị hồ sơ thủ tục để trình Tập đoàn phê duyệt các dự án theo kếhoạch đầu tư tập trung của Viễn thông Bắc Ninh

- Theo dõi, tổng hợp số liệu về đầu tư xây dựng trong lĩnh vực Viễn thông- Công nghệ thông tin để báo cáo Giám đốc nhằm có cơ sở cho việc điều chỉnhkế hoạch XDCB kịp thời trình Tập đoàn phê duyệt Đồng thời theo dõi việctriển khai thực hiện kế hoạch XDCB của các đơn vị trực thuộc Viễn thông BắcNinh qua đó có phương án cân đối điều chỉnh kế hoạch (nếu cần) cho phù hợp

- Lập các báo cáo tổng hợp công tác đầu tư xây dựng hàng tháng, quý, sáutháng, năm của Viễn thông Bắc Ninh và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cấptrên

Trang 31

- Tổ chức công tác đấu thầu triển khai dự án bao gồm các dự án được Tậpđoàn phân cấp và các dự án thuộc vốn đầu tư tập trung của Tập đoàn.

- Đối với các dự án phân cấp và tập trung: hoàn tất thủ tục đấu thầu baogồm xây lắp, cung ứng vật tư thiết bị để trình Giám đốc và Tập đoàn phêduyệt

- Tổ chức thẩm định các hợp đồng kinh tế về đầu tư xây dựng, cung ứngvật tư với khách hàng và đối tác hoặc trực tiếp chuẩn bị hợp đồng để trìnhGiám đốc ký kết Theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiệnhợp đồng

- Chủ trì trong việc hoàn tất các thủ tục về đất đai theo quy hoạch của tỉnhđể phục vụ mở rộng cơ sở sản xuất, mạng lưới Viễn thông - Công nghệ thôngtin

- Xây dựng các Quy chế, quy trình đầu tư XDCB, sửa chữa lớn tài sản.- Xây dựng định mức cung ứng vật tư được Tập đoàn phân cấp

c Phòng Đầu tư - XDCB được quyền phối hợp thực hiện các nhiệm vụsau:

- Phối hợp với Phòng KTTK-TC, Kế hoạch - Kinh doanh về kế hoạch thuchi, phân tích kết quả SXKD, triển khai thực hiện các hợp đồng tín dụng giảingân cho các dự án thuộc vốn vay, thanh quyết toán cho các công trình

- Phối hợp với phòng quản lý Mạng và Dịch vụ trong việc xác định quyhoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới Viễn thông Tin học

- Phối hợp với phòng Tổng hợp- Hành chính, phòng KTTK-TC để xâydựng kế hoạch mua sắm trang thiết bị cơ sở vật chất

- Phối hợp với Ban quản lý dự án trong việc quản lý, giám sát, theo dõi,đôn đốc tiến độ các công trình, nghiệm thu, bàn giao, thanh quyết toán cáccông trình

d Cơ cấu tổ chức của Phòng Đầu tư - XDCB

Trang 32

việc quản lý điều hành và các chuyên viên thực hiện các nghiệp vụ và chuyênmôn được phân công.

- Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về kết quảthực hiện các chức năng nhiệm vụ theo quy định trên và các quy chế, quy địnhcủa Viễn thông Bắc Ninh đã ban hành

- Phó phòng chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về nhiệm vụ đượcphân công

- Các Chuyên viên trong phòng thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công củaTrưởng phòng

3. Phòng Tổ chức cán bộ- lao động.a Chức năng của Phòng TCCB-LĐ

Phòng Tổ chức cán bộ - Lao động là phòng chuyên môn nghiệp vụ cóchức năng tham mưu giúp Giám đốc Viễn thông Bắc Ninh quản lý, điều hànhvề các lĩnh vực công tác Tổ chức cán bộ, đào tạo, lao động, tiền lương, bảo hộlao động, bảo vệ, quân sự và các chính sách xã hội trong phạm vi Viễn thôngBắc Ninh

b Phòng TCCB-LĐ được giao nhiệm vụ tham mưu giúp Giám đốcthực hiện các nhiệm vụ sau:

- Tổ chức xây dựng, trình ban hành và hướng dẫn thực hiện các quy địnhvề chức năng nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc Viễn thông Bắc Ninh.Nghiên cứu thực hiện áp dụng mô hình tổ chức quản lý, sản xuất; Tổ chức laođộng khoa học; Nghiên cứu và trình Giám đốc Viễn thông Bắc Ninh ban hànhnội quy công tác, quy định về phân công, phân cấp trong phạm vi toàn Viễnthông Bắc Ninh; Nghiên cứu xây dựng mới và sửa đổi bổ sung các quy chế nộibộ của Viễn thông Bắc Ninh trình cấp có thẩm quyền xét duyệt Nghiên cứu vàtrình Giám đốc Viễn thông Bắc Ninh triển khai áp dụng công tác đổi mới quảnlý doanh nghiệp theo chỉ đạo của Tập đoàn Nghiên cứu đề xuất Giám đốcViễn thông Bắc Ninh xem xét và trình Tập đoàn xét duyệt việc thành lập, giải

Trang 33

thể các đơn vị sản xuất trực thuộc Viễn thông Bắc Ninh theo phân cấp của Tậpđoàn.

- Tham mưu cho Giám đốc thành lập các Hội đồng, Ban, Đoàn công táccủa Viễn thông Bắc Ninh để chỉ đạo, triển khai các mặt công tác

- Nghiên cứu và triển khai việc xây dựng kế hoạch, quy hoạch cán bộ; đềnghị Giám đốc Viễn thông Bắc Ninh xem xét bổ nhiệm, miễn nhiệm, điềuđộng cán bộ thuộc diện Viễn thông Bắc Ninh quản lý Thực hiện hoàn chỉnhcác thủ tục để Giám đốc Viễn thông Bắc Ninh trình cấp trên bổ nhiệm cán bộthuộc diện Tập đoàn quản lý

- Tổ chức xây dựng quy hoạch, kế hoạch về đào tạo và phát triển nguồnnhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu của sản xuất phát triển

- Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộcông nhân viên hàng năm Xây dựng chế độ chính sách đối với các đối tượngtrong Viễn thông Bắc Ninh được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở các trường củanhà nước và của ngành

- Tổ chức triển khai áp dụng định mức lao động và sắp xếp tổ chức laođộng theo quy định của Tập đoàn đã ban hành

- Trình Giám đốc xét duyệt việc tuyển dụng bổ sung, điều động, bố trí độingũ lao động để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh

- Đề xuất hoặc tổ chức chọn cử cán bộ (thuộc diện Viễn thông tỉnh quảnlý) đi học tập, tham quan trong nước và ngoài nước

- Thực hiện hướng dẫn và giải quyết các chế độ chính sách đối với CNV theo quy định phân cấp của Viễn thông Bắc Ninh Lập kế hoạch điềudưỡng phục hồi chức năng cho CB-CNV trình Giám đốc xét duyệt và tổ chứcthực hiện kế hoạch được duyệt

CB Quản lý hồ sơ CBCB CNV theo quy định, định kỳ bổ sung hồ sơ, giảiquyết chế độ hưu trí, mất sức, thôi việc đối với CB-CNVC theo quy định củanhà nước, của ngành

Trang 34

- Thường trực Hội đồng kỷ luật Viễn thông Bắc Ninh để xét kỷ luật đốivới CB-CNV theo quy định của Pháp luật và Nội quy lao động của Viễn thôngBắc Ninh.

- Thực hiện và hướng dẫn việc xếp lương, nâng lương, nâng bậc cho CNV theo quy định của nhà nước và của ngành Là thường trực Hội đồng tiềnlương Viễn thông Bắc Ninh

CB Lập kế hoạch bảo hộ lao động và hướng dẫn các đơn vị cơ sở thực hiệncông tác BHLĐ-ATVSLĐ; Thường trực Hội đồng BHLĐ-ATVSLĐ

- Tổ chức triển khai và hướng dẫn thực hiện công tác bảo vệ: Bảo vệ bímật nội bộ, bảo vệ tài sản cơ quan, bảo đảm an toàn an ninh mạng lưới BCVT;Tổ chức triển khai và hướng dẫn thực hiện công tác quân sự địa phương: dânquân tự vệ, dự bị động viên, tuyển quân hàng năm theo quy định

- Định kỳ đánh giá sơ tổng kết về công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo, laođộng, tiền lương- chính sách xã hội Đề xuất các chủ trương biện pháp nângcao chất lượng, hiệu quả các mặt công tác nói trên

- Thực hiện các chính sách xã hội đối với CB-CNV theo quy định.- Xây dựng kế hoạch đơn giá tiền lương trình Tập đoàn duyệt, triển khaigiao kế hoạch đơn giá tiền lương cho các đơn vị cơ sở

- Xây dựng quy chế phân phối tiền lương cho tập thể và cá nhân của Viễnthông Bắc Ninh và hướng dẫn các đơn vị cơ sở triển khai thực hiện quy chế

- Công tác Y tế:+ Lập hồ sơ theo dõi sức khoẻ cho CB-CNV Viễn thông Bắc Ninh+ Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ hàng năm theo quy định

+ Phối hợp với Trung tâm Y tế Bưu điện đo môi trường, đề xuất nhữngbiện pháp khắc phục môi trường không đảm bảo

c Phòng TCCB-LĐ phối hợp các phòng thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Phối hợp với các Phòng chức năng trong việc xây dựng chiến lược, quyhoạch, kế hoạch dài hạn về phát triển nguồn nhân lực, về kế hoạch đào tạo, bồi

Trang 35

dưỡng hàng năm đối với CB-CNV trong đơn vị.- Phối hợp với các Phòng và các đơn vị liên quan trong việc xây dựng kếhoạch và triển khai thực hiện công tác BHLĐ, BHXH và các chính sách đốivới người lao động.

- Phối hợp với các phòng, ban chức năng của Viễn thông tỉnh để xây dựngchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và bố trí sắp xếp đội ngũ lao động trong khốiquản lý để đảm bảo sự điều hành, hoạt động trong toàn Viễn thông tỉnh

- Phối hợp với Ban Thanh tra-Quân sự-Bảo vệ Tập đoàn và cơ quan Côngan, Quân sự trên địa bàn trong công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ tài sảncơ quan, bảo vệ an ninh an toàn mạng lưới BCVT Phối hợp tổ chức huấnluyện Dân quân tự vệ hàng năm

d Cơ cấu tổ chức của Phòng TCCB-LĐ

- Phòng TCCB-LĐ do Trưởng phòng phụ trách, có Phó phòng giúp việcquản lý điều hành và các chuyên viên giúp việc về chuyên môn, nghiệp vụ

- Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Viễn thông Bắc Ninhvà pháp luật về kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ công tác theo quy địnhtại các điều trên đây và các quy chế, quy định của Viễn thông Bắc Ninh đã banhành

- Phó phòng được Trưởng phòng phân công phụ trách một số công việcvà chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về nhiệm vụ được phân công

- Các Chuyên viên trong phòng làm việc theo quy định do Trưởng phòngphân công

4.Phòng Kế toán thống kê - tài chính.a Chức năng của Phòng KTTK-TC:

Phòng Kế toán - Thống kê - Tài chính là phòng chuyên môn nghiệp vụ cóchức năng tham mưu giúp Giám đốc Viễn thông Bắc Ninh quản lý, điều hànhvà thừa lệnh Giám đốc điều hành toàn bộ công tác Kế toán - Thống kê - Tài

Trang 36

Bắc Ninh

b Phòng KT-TK-TC có nhiệm vụ tham mưu giúp Giám đốc thực hiện các

nội dung sau:- Tổ chức công tác Kế toán thống kê - Tài chính Viễn thông Bắc Ninh phùhợp với nhiệm vụ SXKD của Viễn thông Bắc Ninh và Tập đoàn giao cho,đúng với pháp luật về Kế toán thống kê - Tài chính và Quy chế Tài chính củaTập đoàn

- Nghiên cứu triển khai hướng dẫn chính sách tài chính, thuế, các quyđịnh về công tác Kế toán - Thống kê - Tài chính của Ngành, của Nhà nước ứngdụng vào công tác Kế toán - Thống kê - Tài chính của toàn Viễn thông BắcNinh

- Tập hợp số liệu hoạt động Kinh tế - Tài chính để phản ánh tình hìnhluân chuyển tài sản, vật tư, tiền vốn của Viễn thông Bắc Ninh, phân tích hiệuquả SXKD của Viễn thông Bắc Ninh theo định kỳ quý, 6 tháng, năm

- Xây dựng kế hoạch thu chi tài chính, kỷ luật thu nộp ngân sách, theo dõisử dụng vốn, phát hiện và ngăn ngừa các biểu hiện tham ô, lãng phí, vi phạmchính sách chế độ tài chính của Nhà nước và quy chế Tài chính của Tập đoànđối với các đơn vị cơ sở

- Cung cấp số liệu, tài liệu về kế toán, thống kê, tài chính phục vụ choviệc điều hành sản xuất kinh doanh Phân tích hoạt động kinh tế phục vụ côngtác lập và theo dõi thực hiện kế hoạch, tổng hợp quyết toán của các đơn vị trựcthuộc trong toàn Viễn thông Bắc Ninh, lập và báo cáo thống kê theo chế độquy định của Tập đoàn

- Xây dựng kế hoạch tài chính, cân đối nguồn vốn sản xuất kinh doanh,đầu tư phát triển Viễn thông - Công nghệ thông tin hàng năm và dài hạn Tổchức quản lý các nguồn vốn, trích lập các quỹ hàng năm của Viễn thông BắcNinh

- Tổ chức kiểm tra xét duyệt các báo cáo Kế toán - Thống kê - Tài chính

Ngày đăng: 09/06/2021, 07:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp – Bộ môn QTDN - trường ĐHKTQD – Hà nội 2000 Khác
2. Quản lý Nhà nước về kinh tế_ NXB khoa học và xã hội Hà Nội -1999 - PTS Mai văn Bưu ,PTS Đoàn Thị Thu Hà Khác
3. Giáo trình Lý thuyết Quản trị kinh doanh – trường ĐHKTQD - Hà nội 1999 Khác
4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong các doanh nghiệp Nhà nước. TS.Phan Văn Tuất Khác
5. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp - Trường Đại học KTQD - NXB giáo dục năm 1998 Khác
6. Giáo trình lý thuyết quản lý kinh tế - trường Đại học KTQD - NXB giáo dục năm 1997 Khác
7. Giáo trình Quản trị học- Khoa Khoa học quản lý , chủ biên TS Đoàn Thị Thu Hà, TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Nhà xuất bản Giao thông vận tải năm 2007 Khác
8. Giáo trình Khoa học quản lý tập I: Khoa Khoa học quản lý Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội: Chủ biên: PGS TS. Đoàn Thị Thu Hà; PGS TS.Nguyễn Thị Ngọc Huyền. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật năm 2004 Khác
9. Giáo trình Khoa học quản lý tập II; Khoa Khoa học quản lý Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội: Chủ biên: PGS TS. Đoàn Thị Thu Hà; PGS TS.Nguyễn Thị Ngọc Huyền. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật năm 2002 Khác
10. - Giáo trình Quản lý học kinh tế quốc dân (Tập II) - GS.TS.Đỗ Hoàng Toàn, TS.Mai Văn Bưu - Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 200211. www.vnpt.com.vn Khác
12. - Quy chế nội bộ Viễn thông Bắc ninh năm 2011 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w