1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

[LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP] MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ TRANG TRÍ NỘI NGOẠI THẤT MẠNH THẮNG TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020

76 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU

KHOA KINH TẾ.

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNGTÁC QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY

DỰNG VÀ TRANG TRÍ NỘI NGOẠI THẤT MẠNH THẮNG

TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 Trình độ đào tạo : Cao đẳng chính quy.Hệ đào tạo :Cao đẳng.

Ngành :Quản trị kinh doanh.Chuyên ngành :Quản trị doanh nghiệp.Khoá học :2011 – 2014.

Đơn vị thực tập :Công ty cổ phần xây dựng và trang

trí nội ngoại thất Mạnh Thắng.Giảng viên hướng dẫn : Ngô Mạnh Lâm.

Sinh viên/học sinh thực hiện: Nguyễn Thị Thúy

Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 6 năm 2014.

Trang 2

MỤC LỤC

Lời mở đầu……….…9 – 11.CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀTRANG TRÍ NỘI NGOẠI THẤT MẠNH THẮNG.

1 Thông tin tổng quan……… ………12 – 13.2 Chức năng và ngành kinh doanh………13

4 Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban ……….14 – 15.5 Tổng quát kết quả hoạt động những năm gần đây……….……15.5.1 Nguyên vật liệu và tình hình cung ứng nguyên vật liệu………….…… 15.5.2 Khoa học kỹ thuật và công nghệ……… 15 – 16.5.3 Lao động và tiền lương……….…… 16.5.4 Thị trường công ty……… ……… 16 – 19

Kết luận chương 1………19 – 20.CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC.

1 Khái niệm và vai trò của quản trị chiến lược……… ……….20.1.1 Khái niệm và các sư tổ với trường phái chiến lược……….20 – 22.1.2 Vai trò của quản trị chiến lược……… …… …….22 – 23.2 Một số khái niệm khác……… ……… 23.2.1 Các giai đoạn quản trị chiến lược……….………24.2.2 Mô hình 3 giai đoạn quản trị chiến lược……… 25.2.3 Môi trường hoạt động của doanh nghiệp……….25 – 26

Trang 3

2.3.1 Môi trường vĩ mô……….………26 - 29.2.3.2 Môi trường vi mô……….…29 - 31 2.4 Phương hướng mục tiêu của chiến lược……… 31 – 32.2.5 Giải pháp tăng năng suất dịch vụ……….32 – 33.3 Quá trình hình thành chất lượng sản phẩm……… 33 – 34.4 Chi phí chất lượng……… 34 – 35.5 Phân tích nội bộ công ty và ma trận lựa chọn……… 35 – 36.5.1 Nghiên cứu môi trường………36 – 39.5.2 Quy trình lựa chọn chiến lược……… ………39 – 43.

Kết luận chương 2………44.CHƯƠNG 3: THỰC TRANG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ TRANG TRÍ NỘI NGOẠI THẤT MẠNH THẮNG.

1 Các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty……… …45 –50

2 Xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh của công ty…….……….50.2.1 Nhận định cơ hội và thách thức……… …… 50 – 51.2.2 Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường (E.F.E)… 51 – 53.2.3 Ma trận hình ảnh cạnh tranh……….…53 – 55.2.4 Ma trận SWOT……….55 – 57.2.5 Ma trận đánh giá nội bộ……… 57 – 59.2.6 Tổng quan về thực trạng của công ty……… 59.2.6.1 Tốc độ phát triển kinh tế……….….59 – 60

Trang 4

2.6.2 Nguồn nhân lực………60.2.6.3 Kế hoạch mục tiêu của công ty………61 – 62.2.6.4 Tình hình nhà cung ứng của công ty……… 62.2.6.5 Tình hình về đối thủ cạnh tranh……… 62 – 63.2.6.6 Các thực trạng khác của công ty……… 64.2.7 Sứ mạng và môi trường của công ty………65 – 66.2.8 Phương thức bán hàng……… 66.2.9 Công tác chăm sóc khách hàng………66.2.10 Các đề xuất nhằm hoàn thiện và năng cao chất lượng chiến lược 66 – 67.

Kết luận chương 3………68.CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ.

2 Kiến nghị… 72 – 73

Kết luận chương 4………73.

Trang 5

Danh mục các bảng biểu.

Sơ đồ bộ máy nhà nước 14

Mô hình ba giai đoạn quản trị chiến lược………25

Sơ đồ tổng quát………29

Quá trình hình thành chất lượng sản phẩm……… …….33

Giai đoạn nghiên cứu thiết kế……….….….34

Bảng ma trận các yếu tố bân ngoài……….… 38

Bảng ma trận hình ảnh cạnh tranh………39

Bảng ma trận QSPM……… 43

Kết quả kinh doanh của công ty (2011 – 2013)……….46

Bảng 2.2: Biến động của môi trường……….51 – 52.Bảng 2.3: ma trận hình ảnh cạnh tranh của công ty Mạnh Thắng………53 – 54.Bảng 2.4: ma trận SWOT……… 55 – 56.Bảng 2.5: ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ (IFE) của công ty………… …58

Biểu đồ thể hiện thu nhập GDP bình quân theo đầu người/năm của thành phốVũng Tàu………60

Trang 6

Xác nhận của đơn vị.

(Ký tên, đóng dấu).

Trang 7

ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

  1 Thái độ tác phong khi tham gia thực tập:

………

2 Kiến thức chuyên môn:

……….………

3 Nhận thức thực tế:

……….………

4 Đánh giá khác:

……….………

5 Đánh giá kết quả thực tập:

……….………

Vũng Tàu, ngày … tháng 06 năm 2014.

Giảng viên hướng dẫn

(Ký, ghi rõ họ tên)

Trang 8

ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN.

  

1 Về định hướng đề tài:

2 Về kết cấu:

3 Về nội dung:

4 Về hướng giải pháp:

Vũng Tàu, ngày … tháng 06 năm 2014.

Giáo viên phản biện.

(Ký, ghi rõ họ tên)

Trang 9

LỜI CÁM ƠN

  

Trong xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, kiến thức là một tài sản vô

cùng quý giá, không thể dễ dàng có được mà phải trải qua một thời gian học tậpvà rèn luyện mới có được một lượng kiến thức nhất định

Để có được một lượng kiến thức như ngày nay, cũng như để hoàn thành tốtchuyên đề thực tập tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy côtrường Đại Học Bà Rịa Vũng Tàu đã truyền dạy kiến thức cho em trong hơn 3

năm học vừa qua Đặc biệt là thầy Ngô Mạnh Lâm, người đã hướng dẫn tận

tình cho em trong quá trình thực hiện bài báo cáo này Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc và toàn thể anh chị nhânviên trong công ty đã tận tình chỉ dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho em trongsuốt thời gian thực tập tại công ty

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn và xin chúc quý thầy cô và các anh chị nhiều sức khỏe và công tác tốt

TP Vũng Tàu, ngày 14 tháng 06 năm 2014.

Sinh viên thực tập.

(Ký, ghi rõ họ tên)

LỜI MỞ ĐẦU

Trang 10

  1 Tính cấp thiết của đề tài

Xu thế hóa toàn cầu hội nhập nền kinh tế các nước đó là mục tiêu của nhàđầu tư Trong nền kinh tế hiện nay, bất kì một doanh nghiệp, một công ty nàokhi bước vào lĩnh vực kinh doanh thì mục tiêu hướng tới đều là lợi nhuận Khicông ty muốn tồn tại và phát triển và muốn đứng vững trên thị trường thì việckinh doanh phải có lợi Để đạt được mục đích đó thì đầu ra hay nói một cáchkhác là kết quả tiêu thụ một sản phẩm là một trong những điều kiện quan trọngmà doanh nghiệp, công ty cần phải quan tâm đến Muốn mang lại hiệu quả caonhất cho doanh nghiệp thì công ty phải đánh giá thế mạnh ,điểm yếu, sức cạnhtranh, yếu tố cung cầu của xã hội để từ đó khắc phục những điểm yếu của mìnhđồng thời phát huy mọi ưu điểm để công ty đạt được lợi nhuận cao nhất tiến tớikhẳng định vị trí trên thị trường Nhưng trên thị trường cạnh tranh là một điềuthiết yếu không thể tránh khỏi vì vậy đòi hỏi doanh nghiệp, công ty phải chuẩnbị kế hoạch đúng đắn cho sự phát triển lâu dài,một trong những kế hoạch đó làviệc sử dụng chính sách chiến lược sao cho hợp lý để hoạt động của công tytiến hành thuận lợi hơn thì công việc của quản trị rất quan trọng, cuối quý việcxác định kết quả kinh doanh phải kịp thời, chính xác giúp nhà quản lý nắmvững tình hình công ty, nắm bắt cơ hội kinh doanh giúp công ty ngày càng pháttriển Ngày nay trong ngành công nghiệp dịch vụ đang thực hiện một cáchmạng về chiến lược Cuộc cách mạng này xuất phát từ cách suy nghĩ, từ tư duyđổi mới của các nhà quản trị với sự hỗ trợ của tiến bộ kỹ thuật và công nghệ.Có nhiều nguyên tắc đảm bảo chất lượng trong chiến lược cũng như trong sảnxuất hàng hoá hiện hữu Toàn bộ doanh nghiệp từ ban lãnh đạo cao nhất tớinhững nhân viên bình thường đều phải cống hiến cho chất lượng Các biệnpháp kiểm soát, thống kê đều phải được sử dụng để tìm ra những điểm yếu mộtcách chính xác và đề ra những giải pháp, những sửa đổi Kết quả của kiểm tra

Trang 11

giám sát cần phải có giải pháp xử lý Đối với những người có sai lầm khôngnên trừng phạt họ mà nên giúp đỡ họ, tặng thưởng cho những nguời xứngđáng Vì nhận thấy tầm quan trọng của ngành quản trị nói chung, xác định kết

quả kinh doanh bằng những chiến lược nói riêng nên em chọn đề tài: “Một sốgiải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị chiến lược tại công ty cổphần xây dựng và trang trí nội ngoại thất Mạnh Thắng tầm nhìn đến năm2020” để làm báo cáo thực tập tốt nghiệp với mong muốn tìm hiểu rõ hơn thực

tiễn hoạt động về quản trị chiến lược tại đơn vị

2 Mục tiêu nghiên cứu.

Mục tiêu của vấn đề nghiên cứu là nhằm làm rõ thực trạng hoạt động kinhdoanh về quản trị chiến lược của “công ty cổ phần xây dựng và trang trí nộingoại thất Mạnh Thắng”, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao nhữnghiệu quả của quản trị chiến lược trong công ty được tốt hơn

Xác định được mục tiêu phù hợp cho việc nâng cao chiến lược của côngty và xây dựng được hệ thống phương pháp tối ưu nhằm cải thiện và nâng caochiến lược trong kinh doanh có hiệu quả tốt

3 Đối tượng nghiên cứu.

Công ty cổ phần trang trí nội ngoại thất Mạnh Thắng là một công ty theohình thức gia đình, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về những hoạt động kinh doanh,chiến lược và những kết quả đạt đựơc của công ty trong thời gian 3 năm gầnnhất

4 Phạm vi nghiên cứu.- Đề tài tập trung phân tích các chỉ số hoạt động và cơ cấu của chiến lược.- Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh trong ba năm gần nhất thông qua

báo cáo kết quả kinh doanh các mặt hàng theo nhu cầu của khách hàng như:doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua 3 năm

Trang 12

- Xác định nguyên nhân đưa ra ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động

kinh doanh và kế hoạch chiến lược trong tương lai

5 Phương pháp nghiên cứu.

- Phân tích các hoạt động của công ty để có được sự đánh giá ban đầuvề con người của công ty và các số liệu từ bảng tài chính của công ty.- Thu thập số liệu, tài liệu từ công ty, sách báo, website,v.v…

- Phương pháp thăm dò ý kiến, phỏng vấn

6 Nội dung nghiên cứu.

Tìm ra những nhu cầu thiết thực nhất mà khách hàng cần tới, từ đó côngty tạo dựng lên những nhu cầu đó cho khách, thiết lập những chính sách, mụctiêu hướng tới khách hàng mục tiêu Đặt ra những ưu đãi về từng mặt hàng chokhách hàng, dịch vụ chăm sóc khách hàng sau khi thi công lắp đặt

Bố cục đề tài.Đề tài: “Quản trị chiến lược” được chia làm bốn chương, cụ thể:

Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần xây dựng và trang trí nội ngoại

thất Mạnh Thắng.Chương 2: Cơ sở lý luận về quản trị chiến lược.Chương 3: Phân tích thực trạng quản trị chiến lược của công ty cổ phần xây

dựng và trang trí nội ngoại thất Mạnh Thắng.Chương 4: Giải pháp và kiến nghị

Trang 13

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ TRANG

TRÍ NỘI NGOẠI THẤT MẠNH THẮNG.1 Thông tin tổng quan.

Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.

- Công ty cổ phần xây dựng và trang trí nội ngoại thất Mạnh Thắng banđầu chỉ là chi nhánh của trung tâm phân phối giấy dán tường cao cấp NamThành Phát Trước những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường, để đáp ứngnhững nhu cầu đó một cách linh hoạt chi nhánh đã phát triển thành một côngty độc lập với những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng

- Công ty cổ phần xây dựng và trang trí nối ngoại thất Mạnh Thắngđược thành lập vào ngày 20 tháng 03 năm 2010

- Tên gọi đầy đủ là : Công ty cổ phần xây dựng và trang trí nội ngoạithất Mạnh Thắng

- Trụ sở chính: 06 Huyền Trân Công Chúa P8 Tp Vũng Tàu

ĐT: 0643.513.738 – Fax: 0643.521.378

Trang 14

Website: www.sangomanhthang.com – www.sangovungtau.com

- Có 2 chi nhánh:  364 đường Cách Mạng Tháng Tám Phường Phước Trung

Tp Bà rịa  342 Lê Hồng Phong Phường 7 Tp Vũng Tàu Xưởng sản xuất: C21 Á Châu Phường 9 Tp Vũng Tàu.- Công ty cổ phần xây dựng và trang trí nội ngoại thất Mạnh Thắng làmột công ty theo hình thức công ty gia đình, được thành lập năm 2010, vớiđội ngũ nhân viên yêu nghề và giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, tận tình,cùng làm việc trong mọi môi trường phát triển thân thiện với mục tiêu “ Luônđem lại chất lượng sản phẩm và chiến lược dịch vụ tốt nhất cho khách hàng”

- Công ty có đủ tư cách pháp nhân, có tài khoản tại ngân hàng và đượcsử dụng con dấu theo thể thức của Nhà Nước quy định

- Vốn điều lệ của công ty là 1.000.000.000 VN đồng.- Đội ngũ công nhân viên của công ty hầu hết là những người có taynghề lâu năm, rất tận tình với công việc Công ty cũng rất chú trọng tới trìnhđộ tay nghề của đội ngũ, tận tình trong việc đào tạo và trao đổi kinh nghiệmbản thân

2 Chức năng và ngành nghề kinh doanh.

- Ngành nghề chủ yếu của công ty là trang trí nội ngoại thất.- Hoạt động chủ yếu của công ty:

 Phân phối sản phẩm cho những công ty và doanh nghiệp khác khicó nhu cầu

 Lắp đặt và thi công các công trình xây dựng. Bán hàng trực tiếp theo hình thức sỉ và lẻ

Trang 15

3 Sơ đồ bộ máy nhà nước.

4 Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban.

Do tính chất hoạt động của công ty cổ phần xây dựng và trang trí nội thấtMạnh Thắng theo hình thức gia đình nên chức năng của các phòng ban cómối liên hệ mật thiết và bổ sung cho nhau

 Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành hoạt động

của Công ty theo đúng với chức năng hoạt động của Công ty, bảo đảm sự hoạtđộng của Công ty phù hợp với chính sách và pháp luật của Nhà nước TổngGiám đốc chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toànCông ty Giám đốc phụ trách hoạt động phòng kinh doanh và phòng kế toán

 Phó giám đốc: phụ trách hoạt động phòng kinh doanh và phụ trách

xây dựng cơ bản trong việc thực hiện các dự án đầu tư của công ty, đồng thờiphụ trách luôn phòng kỹ thuật trong công việc lắp đặt hay thi công

 Phòng kinh doanh: phụ trách giao tiếp trực tíêp với khách hàng, nhận

các gói thầu, phân phối các sản phẩm cho các doanh nghiệp khác cũng như

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

Trang 16

bán hàng trực cho các đại lý bán sỉ và bán lẻ, là bộ phận trực tiếp quản lýphòng kỹ thuật.

 Phòng kế toán: đảm nhiện chức năng sổ sách, hạch toán, kiểm toán,

các chứng từ - hoá đơn hàng hoá và những hoá đơn khác Lập báo cáo hàngtháng, lên cấp trên, quản lý các đơn hàng nhập vào và xuất ra

 Phòng kỹ thuật: trực tiếp lắp ráp và thi công sản phẩm, giao hàng và

5.2 Khoa học kỹ thuật và công nghệ.

Khoa học công nghệ bùng nổ là cơ hội rất lớn mà công ty đã tận dụng mộtcách có hiệu quả Các loại máy móc, thiết bị thô sơ lạc hậu đã dần được thaythế, cải tiến đã làm sản lượng tăng với tốc độ cao, chất lượng à tính năng sửdụng của sản phẩm ngày càng hoàn thiện

Trang 17

Khoa học – công nghệ đã giúp cho công ty thuận lợi trong việc sản xuấtsản phẩm ( cửa cuốn, cửa kéo, nhôm, inox….).

5.3 Lao động và tiền lương.

Không khi nào công ty không quan tâm đúng mức đến người lao động,công ty luôn quan tâm đến việc đào tạo tay nghề kỹ thuật cho người lao độngnhằm đáp ứng được sự phát triển của khoa học – công nghệ Công ty thườngxuyên chỉ đạo cho các đơn vị thành viên thực hiện tốt công tác bảo hộ laođộng Việc làm và các chế độ xã hội cho người lao động cũng luôn được côngty đảm bảo đầy đủ

Tuy nhiên năng suất lao động của đa số các đơn vị vẫn còn thấp so vớikhu vực do vậy cần phải có các biện pháp để đào tạo, sắp xếp và củng cố lạicác tổ chức lao động sao cho người lao động vừa được nâng cao tay nghề, vừađược đúng người đúng việc

Đời sống của cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện, mức thunhập luôn được nâng cao Năm 2010 công ty có gần 25 lao động với mức thunhập bình quân là 2.000.000 người/tháng Đến năm 2013 công ty có 20 laođộng với mức thu nhập bình quân là 2.200.000 người/tháng Công ty có mứcphân phối thu nhập linh hoạt ở tất cả các chi nhánh:

 Đối với lao động trực tiếp lương tính theo ngày. Đối với lao động gián tiếp lương tính theo các quy định hiện hành.- Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2013 tăng 21% so với năm 2012trong khi số lượng lao động giảm 3,4 thể hiện công ty đã bắt đầu sắp xếp vàcủng cố lại tổ chức lao động của các chi nhánh

5.4 Thị trường công ty.

Thị trường công ty chủ yếu là trong nước, đây là thị trường chủ yếuchiếm hơn 95% giá trị sản xuất và cung ứng của công ty Song thị trườngtrong nước hiện nay của công ty luôn bị đe doạ bởi các hình thức bán phá giásản phẩm của hàng hoá nước ngoài, hàng nhập lậu vẫn tiếp tục tràn vào thị

Trang 18

trường Việt Nam Bên cạnh đó sức mua của người tiêu dùng đối với sản phẩmsàn gỗ giảm.

Thị trường tiêu thụ không tương ứng với tốc độ sản xuất, giá trị tổng sảnlượng tăng 21%

Để có thể giữ vững và mở rộng thị trường trong nước, công ty phải tíchcực thực hiện các biện pháp marketing cải tiến mẫu mã sản phẩm, quảng básản phẩm rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng… Đồng thời phảinâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao độngnhằm hạ giá thành sản phẩm

Đánh giá chung: Kết thúc năm 2013, nhìn lại kết quả thực hiện kế

hoạch 3 năm 2011 – 2013 công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ:- Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của sản xuất công nghiệp đạtđược 22,85%, đây là mức vượt chỉ tiêu

- Sản phẩm của công ty hàng năm đều tăng: Giấy có nhịp độ tăng bình quân hàng năm là 35%. Sàn gỗ có nhịp độ tăng bình quân hàng năm là 30%. Nhôm kính có nhịp độ tăng bình quân hàng năm là 14%. Trần thạch cao có nhịp độ tăng bình quân hàng năm là 12%. Aluminium có nhịp độ tăng bình quân hàng năm là 9%.- Tổng doanh thu có nhịp độ tăng bình quân hàng năm là 15,35%.- Nộp ngân sách có nhịp độ tăng bình quân hàng năm là 28,6%.- Lợi nhuận có nhịp độ tăng bình quân hàng năm là 21,4%.- Tổng vốn đầu tư thực hiện có nhịp độ tăng bình quân hàng năm là56,6%

Nhận xét:

Trang 19

Các chỉ tiêu trên đã cho thấy sự phát triển chung của toàn công ty sau 3năm thực hiện kế hoạch 2011 – 2013, từng chi nhánh trong công ty đều cómức tăng trưởng đáng khích lệ.

- Các chi nhánh đã không ngừng phấn đầu để hoàn thành vượt mức kếhoạch hàng năm

- Một số doanh nghiệp của công ty đã chọn hướng đi đúng và chiếnlược hợp lý… do vậy đã đạt kết quả tốt

- Tuy nhiên mức tăng trưởng của các chi nhánh trong công ty khôngđều, còn có những chi nhánh gặp nhiều khó khăn

- Bên cạnh những chuyển biến trong những năm qua công ty cònnhiều điểm tồn tại cần khắc phục, thể hiện trên các mặt sau:

 Đối với các dự án đầu tư được thực hiện trong thời gian qua đa phầncông nghệ và thiết bị ở mức trung bình khu vực nên khả năng cạnh tranhcủa sản phẩm chưa cao

 Các hạng mục đầu tư ở những đơn vị trực thuộc có thời gian kéo dài,chậm chưa đưa vào khai thác, do vậy đã tạo ra khó khăn cho chính thứccác chi nhánh

 Đi đôi với việc đổi mới công nghệ và thiết bị, việc chuẩn bị đội ngũcán bộ quản lý, công nhận kỹ thuật để đón nhận đầu tư là rất cần thiết.Tuy nhiên một số chi nhánh vẫn còn bị động, phụ thuộc… chờ vào cácquyết định của cấp trên mới tự đào tạo, tổ chức lại đội ngũ công nhânviên

 Cơ cấu sản phẩm chưa có diểm chuyển biến đáng kể, công ty mới chỉphát huy năng lực ở những sản phẩm truyền thống, chưa có nhiều sảnphẩm mới có sức cạnh tranh

 Một số định mức đã ban hành nay không còn phù hợp nữa gây ra tìnhtrạng lãng phí, đẩy chi phí và giá thành lên cao, do đó làm cho sản phẩmkhó cạnh trạnh

Trang 20

 Đội ngũ cán bộ lao động của công ty còn có trình độ tay nghề và kỹthuật chưa cao, do đó còn gặp phải nhiều khó khăn khi có các dự án đầutư với kỹ thuật công nghệ hiện đại cho tới nay vẫn còn chưa có cácchương trình đào tạo thực sự cần thiết cho sự phát triển nhân lực lâu dài. Công tác marketing của công ty nói chung là còn yếu, nhiều sản phẩmmới ra đời nhưng sau một thời gian vẫn còn xa lạ với người tiêu dùngtrong nước Mẫu mã, kiểu dáng, tính năng mới của sản phẩm cũng chưađược truyền đạt tới khách hàng Đây là điểm làm cho hàng hoá của côngty tiêu thu chậm.

Kết luận chương 1:

Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển các nhà quản trịdoanh nghiệp không chỉ với những kỹ năng và kinh nghiệm tích lũy trong quátrình kinh doanh là chưa đủ, mà đòi hỏi các nhà quản trị phải có một tầm nhìndài hạn và một chiến lược kinh doanh hiệu quả mang tính quyết định thì mớitạo dựng thành công cho doanh nghiệp

Chiến lược kinh doanh tốt, phù hợp trong từng giai đoạn phát triển nằm ởkhả năng tác dụng tốt cho các cơ hội và giảm thiểu tối đa cái giá phải trả đểvượt những thách thức nhằm đạt được các mục tiêu mà doanh nghiệp muốnhướng đến

Để có những chiến lược kinh doanh đó, nhất thiết chúng phải được xâydựng tạo nên việc phân tích và xem xét thấu đáo các yếu tố môi trường tácđộng và hoàn cảnh còn lại của doanh nghiệp cũng như các kỹ thuật phân tíchEFE, IFE, SWOT, QSPM và ma trận với sứ mạng và mục tiêu của doanhnghiệp

Trang 21

Trong phạm vi của chương này, bài báo cáo đã giới thiệu một số vấn đề lýluận cơ bản cho chiến lược kinh doanh và quá trình hình thành chiến lượckinh doanh của doanh nghiệp Trong các chương kế tiếp, bài báo cáo sẽ đi sâuvào việc vận dụng lý luận để trình bày, xây dựng chiến lược kinh doanh củadoanh nghiệp đến năm 2015.

CHƯƠNG 2:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC.1 Khái niệm và vai trò của quản trị chiến lược.

1.1 Khái niệm và các sư tổ với trường phái chiến lược.a Khái niệm.

Chiến lược:

Khái niệm chiến lược có từ thời ky nạp cổ đại thuật ngữ này vốn cónguồn gốc sâu sa từ quân sự, xuất phát từ “stratagos” nghĩa là vai trò của vịtướng trong quân đội

Chiến lược quân sự hướng tới việc tạo ra sự phù hợp có lợi giữa các sứcmạnh bên trong của lực lượng quân sự với chiến trường, nới diễn ra trận đánh.Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ chức trong dài hạn, nhằmđạt được lợi thế cho tổ chức thông qua cấu hình trong nguồn lực của nó trongbối cảnh của môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu của thị trường và thỏamãn kỳ vọng của các bên hữu quan (Johnson và Schonle)

Bản chất của chiến lược kinh doanh: là bản phác thảo hình ảnh tương laicủa doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động

Trang 22

- Chiến lược chức năng: chuyển dịch chiến lược công ty và chiến lượccấp đơn vị kinh doanh tới các bộ phận của tổ chức trên các phương diệnnguồn lực, các quá trình, con người và kỹ năng của họ.

Quản trị chiến lược:

- Là tổng hợp các hoạt động hoạch định, tổ chức thực hiện và kiểm tra,điều chỉnh chiến lược kinh doanh diễn ra lặp đi lặp lại theo hoặc không theochu kỳ thời gian nhằm đảm bảo rằng doanh nghiệp luôn tận dụng được mọi cơhội, thời cơ cũng như hạn chế hoặc xóa bỏ được các đe dọa, cạm bẫy trên conđường thực hiện các mục tiêu của mình

- Là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại, tương lai, hoạch địnhcác mục tiêu của tổ chức Đề ra, thực hiện, và kiểm tra việc thực hiện cácquyết định nhằm đạt mục tiêu trong môi trường hiện tại và tương lai

 Hình thành được chiến lược kinh doanh là lợi thế cạnh tranh. Chiến lược kinh doanh là sản phẩm của sự sáng tạo phức tạp. Chiến lược kinh doanh là sự kết hợp hài hòa của R1: Ripeness

(chọn đúng điểm dừng), R2: Reality (khae năng thực thi chiếnlược), R3: Resources (khai thác tiềm năng)

 Mục đích của chiến lược là tìm kiếm cơ hội. Chu kỳ khép kín của chiến lược:

 Hình thành, phân tích và chọn lựa. Kiểm tra và thích nghi chiến lược. Triển khai chiến lược

 Hình thái chiến lược: Các điểm mạnh, yếu của công ty. Cơ hội và đe dọa của môi trường

 Kết hợp. Nội bộ. Bên ngoài

Trang 23

o Chiến lược.o Các giá trị cá nhân của nhà quản trị.o Các mong đợi xã hội.

b Các sư tổ với trường phái chiến lược.

Trên thực tế có rất nhiều quan điểm khác nhau về chiến lược Tùy theomục đích nghiên cứu khác nhau và vào từng thời kỳ phát triển khác nhau màcác nhà kinh tế có các quan niệm khác nhau về chiến lược

- Theo General Aillenret, chiến lược là “việc xác định những con

đường và những phương tiện vận dụng để đạt được tới các mục tiêu đã đượcxác định thông qua các chính sách”

- Theo F.J.Gouillart lại cho rằng chiến lược của các nhà doanh nghiệp

là “ toàn bộ các quyết định nhằm vào việc chiếm được các vị trí quan trọng,phòng thủ và tạo các kết quả khai thác và sử dụng được”

- Theo G.Hissh thì “ chiến lược là nghệ thuật phối hợp các hành động và

điều khiển chúng nhằm đạt tới các mục tiêu dài hạn”

1.2 Vai trò của quản trị chiến lược.

Trong điều kiện biến động của thị trường biến động hiện nay hơn bao giờhết chỉ có một điều mà các doanh nghiệp có thể biết chắc chắn đó là sự thayđổi Quản trị chiến lược như một hướng đi, một hướng đi như giúp các tổchức này vượt qua sóng gió trong thương trường, vươn tới tương lai bằngchính nỗ lực và khả năng của chúng Quản trị chiến lược được xây dựngnhằm mục tiêu giúp doanh nghiệp tập trung thích ứng một cách tốt nhất đốivới những thay đổi dài hạn

- Cho thấy rõ mục đích, hướng đi của doanh nghiệp.- Quan tâm to lớn tới các nhân vật hữu quan

Trang 24

- Các điều kiện môi trường luôn biến đổi.- Gắn với sự phát triển ngắn hạn trong bối cảnh dài hạn.- Hòa nhập quyết định với môi trường.

- Đạt mục tiêu với hiệu quả cao hơn (hiệu suất và hiệu quả).- Mất nhiều thời gian và nỗ lực càng có kinh nghiệm thì càng giảm.- Thường cứng nhắc khi đã thành văn bản không gì hơn đây là sai lầmvì sự biến đổi, mục tiêu mới, thông tin bổ xung

- Giới hạn sai xót trong dự báo dài hạng thường lớn, một trong nhữnghạn chế là phải nhìn đa chiều

- Dễ bị lạm dụng quá kế hoạch hóa, thực hiện dễ bị bỏ ngõ

- Mục tiêu ( Objective): là những thành quả xác định mà một tổ chức tìmcách đạt được khi theo đuổi sứ mạng của mình

Trang 25

2.1 Các giai đoạn quản trị chiến lược.Giai đoạn 1: Hình thành chiến lược.

Ở giai đoạn này các nhà quản trị sử dụng các phương pháp, công cụ,phương tiện thích hợp nhằm hoạch định bản chiến lược cho thời kỳ chiến lượccụ thể Nội dung chủ yếu của giai đoạn này là nghiên cứu các nhân tố bênngoài, bên trong doanh nghiệp để xác định mặt yếu, mặt mạnh, thời cơ cũngnhư thử thách, hợp nhất phấn tích tổng hợp bằng công cụ thích hợp, xác địnhmục tiêu, lựa chọn và quyết định chiến lược

Giai đoạn 2: Thực thi chiến lược.

Các nội dung chủ yếu ở giai đoạn này là soát xét lại tổ chức, đề xuất cácchính sách cho quá trình thực hiện chiến lược Thiết lập mục tiêu và giải pháptrung hạn, hằng năm và các kế hoạch ngắn hạn hơn Phân phối các nguồn lựctài nguyên theo các kế hoạch đã xây dựng

Giai đoạn 3: Đánh giá, điều chỉnh chiến lược.

Giai đoạn này chủ yếu xem xét, đánh giá các yếu tố bên ngoài, bên trongdoanh nghiệp Đo lường, đánh giá kết quả, so sánh chúng với các tiêu chuẩn“giới hạn” và thực hiện điều chỉnh mục tiêu, chính sách và giải pháp cho phùhợp với những biểu hiện mới của môi trường kinh doanh

Trang 26

2.2 Mô hình ba giai đoạn quản trị chiến lược.

Hìnhthànhchiếnlược

Nghiên cứu các Xác định mục tiêunhân tố bên ngoài, Hợp nhất phân lựa chọn và quyếtbên trong, mặt mạnh, tích tổng hợp định chiến lược.yếu, thời cơ, nguy cơ

Thựcthichiếnlược

Soát xét lại tổ chức, Thiết lập mục Phân phối cácđề xuất các chính tiêu và giải pháp nguồn lực tài sách cho quá trình trung hạn nguyên theothực hiện chiến lược hàng năm các kế hoạch đã xây dựng

Đánhgiá,điềuchỉnhchiếnlược

Xem xét đánh giá Đo lường đánh Thực hiện việccác yếu tố giá kết quả, điều chỉnh mụcbên ngoài, bên trong so sánh với tiêu, chính sách,doanh nghiệp các giới hạn giải pháp

2.3 Môi trường hoạt động của doanh nghiệp.

Mục tiêu của việc đánh giá bên ngoài là đề ra danh sách tóm gọn nhữngcơ hội từ môi trường mà doanh nghiệp nên nắm bắt, đồng thời là những nguycơ cũng từ môi trường đem lại, có thể gây ra những thách thức cho doanhnghiệp mà có cần phải tránh

Trang 27

Môi trường bên ngoài của doanh nghiệp bao gồm môi trường vĩ mô vàmôi trường vi mô (môi trường ngành).

2.3.1 Môi trường vĩ mô.

Phân tích môi trường vĩ mô cho ta câu trả lời cục bộ cho câu hỏi: công tyđang phải đối phó với cái gì? Có 5 yếu tố thuộc môi trường vĩ mô mà công typhải đối phó: yếu tố tự nhiên, yếu tố xã hội, yếu tố kinh tế, yếu tố chính trị -pháp luật, yếu tố kỹ thuật – công nghệ Các yếu tố này tác động đến tổ chứcmột cách độc lập hay kết hợp với các yếu tố khác

Các yếu tố kinh tế:

Kinh tế thế giới phục hồi và phát triển cùng với xu hướng toàn cầu hóađang diễn ra mạnh mẽ, tạo ra nhiều nhân tố mới cho sự phát triển và hợp táctoàn diện khu vực châu Á, đặc biệt là sự lớn mạnh của nền kinh tế TrungQuốc, sự khôi phục và phát triển của nền kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc và cácquốc gia Đông Nam Á đã từng bước nâng cao vai trò, vị trí của mình trêntrường quốc tế

Cùng với quá trình đổi mới và phát triển kinh tế đất nước là tiến trình hộinhập nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới diễn ra ngày càng sâurộng Tiến trình đó được đánh dấu bằng các sự kiện lịch sự quan trọng đó làViệt Nam gia nhập ASEAN (28/7/1995) và khu vực tự do thương mạiASEAN (AFTA), hiệp định khung về hợp tác thương mại dịch vụ (AFAS)của ASEAN được chính phủ Việt Nam ký kết ngày 15/12/1995, Hiệp địnhthương mại Việt Mỹ (BAT) ký kết ngày 13/7/2000, và đặc biệt là sự kiện ViệtNam được kết nạp làm thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO)ngày 17/11/2006, đã và đang mở ra nhiều vận hội mới lẫn thách thức cho cácdoanh nghiệp Việt Nam như sau:

- Cơ hội mở rộng thị trường, thâm nhập thị trường các nước và tranh thủvốn đầu tư công nghệ và kỹ thuật quản lý của nước ngoài, tham gia quá trình

Trang 28

thiết lập luật chơi mới, xử lý tranh chấp thương mại, thúc đẩy các doanhnghiệp trong nước, nâng cao khả năng cạnh tranh.

- Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa đủ mạnh, yếu về vốn, côngnghệ và trình độ còn lạc hậu cũng như chưa hiểu biết hết các luật, thong lệkinh doanh quốc tế Đây là thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam trongquá trình hội nhập

Các yếu tố chính trị pháp luật:

Những diễn biến trong môi trường pháp luật có thể là vận mệnh khinghiên cứu ảnh hưởng của môi trường chính trị và pháp luật các quy tắc mànhà nước sử dụng và hỗ trợ, kìm hãm công ty hoặc đối tượng của công ty

Các chế tài mà nhà nước sử dụng để hướng dẫn thực hiện hoạt động củacông ty và những cái liên quan đến vận mệnh của công ty và cơ chế vậnmệnh Những hoạt động của tổ chức xã hội và được coi là pháp luật, sự ổnđịnh chính trị của một quốc gia

Trong khi tình hình khu vực và thế giới có những chuyển biến phức tạp vàbất ổn thì Việt Nam nổi nên như một điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư vàkhách du lịch Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là một trong cácquốc gia có chỉ số ổn định về chính trị rất cao Sự ổn định về chính trị, thểhiện một mặt tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong nước, các nhàđầu tư nước ngoài ổn định và mở rộng sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ,mặt khác tạo niềm tin cho họ đầu tư vốn vào kinh doanh

Môi trường văn hóa:

Gồm những đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật, hệ thống quan niệm sống Sựquan tâm đến môi trường tự nhiên , trình độ phát triển về chính trị các hệthống giá trị ứng xử, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể Văn hóa nó làyếu tố sâu và rộng đến hành vi nua

Trang 29

Sự khác nhau giữa tôn giáo, dân tộc, trình độ cũng ảnh hưởng đến sự đápứng về mẫu mã và chất lượng.

Tất cả các dân tộc, các quốc gia đã tìm cách duy trì bản sắc dân tộc, vănhóa Vì vậy các công ty đều phải nghiên cứu về văn hóa một cách cụ thể và rõràng

Môi trường tự nhiên:

Vị trí địa lý là môi trường tự nhiên gắn liền với lợi thế so sánh với khảnăng cung ứng dịch vụ hàng hóa Nếu phân tích điều kiện tự nhiên của thịtrường thì họ sẽ có cơ hội kinh doanh

Sự khan hiếm và cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, ý thức bảo vệmôi trường của chính phủ và nhân dân Quan niệm khai thác môi trường bắtđầu thay đổi kéo theo đó là sự cẩn trọng của người tiêu dùng ngày càng giatăng

Các yếu tố khoa học, kỹ thuật:

Từ những năm 1970 trở lại đây, tiến bộ của khoa học kỹ thuật dần dần trởthành nhân tố quyết định sự phát triển của kinh tế Quan niệm “khoa học kỹthuật là lực lượng sản xuất thứ nhất” bắt đầu trở thành hiện thực Nhiều ngànhđã ứng dụng những ngành của khoa học kỹ thuật để phát triển Đặc biệt, trongnhững năm gần đây với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thong tin vànhững ứng dụng của nó đã trở thành công cụ hữu hiệu tác động đến mọi mặtcủa đời sống xã hội, mọi ngành và mọi lĩnh vực

Là một trong những khâu quan trọng trong sản xuất và kinh doanh củacông ty, nó quyết định về chất lượng sản phẩm, mẫu mã và giá của sản phẩm.Một môi trường khoa học công nghệ cao có thể giảm chi phí sản xuất, hạ giáthành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp Giá cả là yếu tố tạonên lợi nhuận cho công ty, nuôi sống công ty việc hoạch định giá cho sản

Trang 30

Những người gia nhập tiềm tàng.

Các doanh nghiệp cạnh tranh

Những sản phẩm thay thế

thay thÕ

Những người mua.Những nhà cung cấp.

phẩm là điều hết sức quan trọng trong quá trình đưa sản phẩm ra thị trường.Nếu công ty không có một cách thức đưa ra quyết định giá phù hợp thì khôngcó thể đưa ra quyết định giá phù hợp thì không có lợi nhuận dẫn đến là côngty sẽ bị thua lỗ một cách nghiêm trọng

2.3.2.Môi trường vi mô Sơ đồ tổng quát.

 Những người gia nhập tiềm tàng : là các doanh nghiệp hiện không có ởtrong ngành nhưng có khả năng nhảy vào hoạt độngkinh doanh trong ngànhđó Đối thủ mới tham gia trong ngành có thể là yếu tố làm giảm lợi nhuận cuacông ty do họ đưa vào khai thác các năng lực sản xuất và mong muốn giànhđược một phần thị trường Các đối thủ tiềm ẩn chưa có đủ sức mạnh về nguồnvốn đầu tư cơ sở hạ tầng

 Những sản phẩm thay thế: là sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh hiệnnay, đây là áp lực thường xuyên và đe doạ trực tiếp tới công ty Sản phẩmthay thế là loại sản phẩm của những doanh nghiệp trong cùng ngành hoặckhác ngành nhưng cùng thoả mãn một nhu cầu của người tiêu dùng

Trang 31

 Sức ép về giá của khách hàng: khách hàng được xem như sự đe doạmang tính cạnh tranh khi họ đẩy giá cả xuống hoặc khi họ yêu cầu chất lượngsản phẩm và dịch vụ tốt hơn làm cho chi phí của công ty tăng lên Ngược lạinếu người mua có những yếu thế sãe tạo cho công ty cơ hội để tăng giá vàkiếm nhiều lợi nhuận hơn Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang trên đà pháttriển, GDP hàng năm tăng ở mức 7%, sức mua của người tiêu dung có tăngnhưng với mức biến động không lớn, trong khi sản phẩm thay thế hàng nhậpngoại là tương đối phong phú Vì vậy công ty phải hoạch định một chiến lượcgiá cả với chi phí thấp,đồng thời phải nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra sựkhác biệt nhằm lôi cuốn người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm của mình.

 Những nhà cung cấp: nhà cung cấp được xem là sự đe doạ đối vớidoanh nghiệp khi họ có thể đẩy mức giá hàng cung cấp cho doanh nghiệp lênhoặc giảm chất lượng sản phẩm cung cấp, thay đổi điều kiện thanh toán, điềukiện giao hàng…ảnh hưởng đến giá thành, đến chất lượng sản phẩm do đóảnh hưởng tới mức lợi nhuận của công ty Các công ty thường phải quan hệvới các tổ chức cung cấp nguồn hàng, các yếu tố đầu vào khác nhau nhưnguồn lao động, vật tư thiết bị và tài chính Trong điều kiện nước ta hiện nay,lực lượng nước ta tương đối dồi dào, giá nhân công rẻ, do vậy sức ép nguồnlao động là không đáng kể khả năng gây sức ép của các nhà cung ứng làtương đối lớn sản phẩm trong nước có nhiều khách hàng ( như ngành xâydựng, giao thông vận tải…) Sản phẩm và nguyên vật liệu từ nước ngoài chịuảnh hưởng của tỷ giá hối đoái, chi phí giao dịch thuế và đặc biệt là số lượngnhà cung ứng ít

An Phát + Giấy Đại Thành Đạt

Gia Hạo Phúc

An Phú

Trang 32

Mạnh Trí + Sàn gỗ Kiến Tâm

Perfect life ( độc quyền phân phối)

Saigon wood Khánh Linh + Nhôm kính

Minh Tâm

Vĩnh Tường

+ Trần thạch cao An Khang

Triều Chiến + Aluminium

Hoàn Mỹ

2.4 Phương hướng mục tiêu của chiến lược.

Phải phù hợp với sự cân bằng về định hướng dài hạn của doanh nghiệp,xây dựng đối tượng mục tiêu cần hướng tới, chỉ ra loại hình dịch vụ và thịtrường cần thoả mãn, dịch đó phải đặc thù và tập trung nhiều vào nhu cầu củakhách hàng hơn và đặc tính của sản phẩm đựơc cung cấp

 Triết lý kinh doanh: niềm tin, giá trị, mong muốn và cơ sở triết lý củadoanh nghiệp

 Xác định và đánh giá nguồn lực: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội vàthách thức của doanh nghiệp

 Quan tâm tới ấn tượng, hình ảnh trong công chúng, trách nhiệm củadoanh nghiệp với công chúng, doanh nghẹp muốn gây ra ấn tượnggì?

Trang 33

 Quan tâm tới nhân viên: chính sách của doanh nghiệp đối với cán bộvà nhân viên, các chế độ đãi ngộ ra sao?.

- Những bộ phận cấu thành cơ bản: Xác định khách hàng mục tiêu. Xác định sản phẩm dịch vụ, sản phẩm dịch vụ chủ yếu của doanh

nghiệp. Vị trí hiện của doanh nghiệp trong cạnh tranh. Công nghệ cơ bản của doanh nghiệp

 Quan tâm tới sự tồn tại, mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp

2.5 Giải pháp tăng năng suất dịch vụ.

- Tăng năng suất lao động nói chung hay tăng năng suất dịch vụ chúngta phải chú ý tới các giải pháp sau:

 Cải thiện chất luợng của lực lượng lao động. Đầu tư nhiều hơn vào công nghệ và thiết bị có hiệu quả. Tự động hoá các nhiệm vụ truớc khi giao cho công nhân, nhân viên. Thay đổi phuơng thức tác động qua lại của khách hàng với người cung

cấp dịch vụ.- Như vậy các nhà quản trị có thể sử dụng công cụ marketing để tăng

năng suất.- Chúng ta có thể chia dịch vụ thành 2 mảng lớn:

 Mảng thứ 1: đối tựng của dịch vụ là khách hàng, mảng này có mức độliên quan cao hơn

 Mảng thứ 2: đối tuợng là tài sản của khách hàng, mảng này có mức độliên hệ thấp hơn mảng thứ nhất

 Về mặt luợng, sản phẩm dịch vụ bị giới hạn bởi thời gian do tínhkhông thể dự trữ Do vậy cơ hội để bán một loại dịch vụ là có thờihạn, ko có cơ hội lập lại vì không có ý nghĩa kinh tế và không thựctiễn

Trang 34

 Trong các dịch vụ mối liên hệ cá nhân cao,các nhà quản lý có thể tăngnăng suất bằng cách thay đổi thủ tục phân phối, nhưng những thay đổinày tác động trực tiếp tới khách hàng và sự chấp nhận thay đổi khógiả định trước đuợc.

3 Quá trình hình thành chất lượng sản phẩm.

Marketing

Vòng xoắn Juran

Dịch vụ sau bán Bán

Tổchức dịch vụ

Kiểm tra

Sản xuất thử

Thiết kế thẩm định Marketing

Thoả mãn nhu cầu xã hội

Nhu cầu xã hội

Trang 35

Giai đoạn nghiên cứu, thiết kế.Mục đích: nghiên cứu trên lý thuyết

để thoả mãn nhu cầu

Chất liệu của thiết kế phụ thuộc vào nghiên cứu thị trường

Giai đoạn sản xuất

Mục đích: thể hiện các ý dồ,yêu cầucủa thiết kế lên sản phẩm

Chất lượng ở khâu sản xuất kém =>chất lượng sản phẩm kém => kiểm tra

chặt chẽ khâu sản xuất

Giai đoạn lưu thông và sử dụng sản phẩm.Lưu thông: tiêu thụ sản phẩm

nhanh,giảm thời gian lưu trữ

Sử dụng: giai đoạn đánh giá đầy đủchính xác chất lượng sản phẩm

4 Chi phí chất lượng.

Là tất cả những chi phí liên quan đến việc đảm bảo các sản phẩm được sảnxuất hoặc cung ứng ra phải phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng cũng nhưnhững thiệt hại nảy sinh khi chất lượng không được thoả mãn

- Chi phí chất lượng được chia theo nhiều loại như sau: Căn cứ vào biểu hiện: có chi phí hữu hình và chi phí vô hình. Căn cứ vào đối tượng, phạm vi: có chi phí của người sản xuất, chi phí

của người tiêu dùng và chi phí của xã hội. Căn cứ vào các giai đoạn tạo ra và sử dụng sản phẩm: có chi phí trong

thiết kế, chi phí trong sản xuất và chi phí trong sử dụng sản phẩm. Căn cứ vào sự phù hợp: có chi phí phù hợp và chi phí không phù hợp

Trang 36

 Căn cứ vào tính chất của chi phí: có chi phí phòng ngừa, chi phí kiểmtra, đánh giá và chi phí sai hỏng, thất bại.

5 Phân tích nội bộ công ty và ma trận lựa chọn.

Trong tất cả các tổ chức có những điểm mạnh và điểm yếu trong các lĩnhvực kinh doanh Không có công ty nào mạnh hay yếu dều nhau đều nhau ở mọimặt Phân tích nội bộ là nhằm làm cả những điểm mạnh và điểm yếu của côngty, qua đó xác định năng lực đặc biệt và những lợi thế cạnh tranh của công tylàm cơ sở cho việc xây dựng và phương châm lựa chọn chiến lược nhằm pháthuy các điểm mạnh và khắc phục các điểm yếu

Các yếu tố nội bộ chủ yếu bao gồm các lĩnh vực chức năng như: nguồnnăng lực nghiên cứu và phát triển, sản suất, tài chính – kế toán, marketing vềcông nghệ…

Phân tích nội bộ cũng chính là quá trình thu thập, đồng hóa và đánh giácác hoạt động của công ty từ các lĩnh vực chức năng trên

Để đồng hóa khi phân tích các yếu tố nội bộ, người ta dùng ma trận đánhgiá các yếu tố nội bộ (IFE), tương tự như ma trận EFE, ma trận IFE được xâydựng theo các bước sau:

- Liệt kê các yếu tố bên trong có vai trò quyết định bao gồm nững điểmmạnh và điểm yếu

- Đánh giá mức độ quan trọng từ 0 đến 4 (kém quan trọng đến quantrọng nhất) và tổng mức độ quan trọng bằng 1 Tầm quan trọng được ẩn địnhcho mỗi yếu tố thấy mức độ quan trọng của nó đối với sự thành công củadoanh nghiệp trong ngành

- Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố thể hiện tình trạng hiện tại củadoanh nghiệp Với điểm 4 là điểm mạnh nhất, 3 là điểm mạnh nhỏ nhất, 2 làđiểm yếu nhỏ nhất và 1 là điểm yếu lớn nhất

Trang 37

- Xác định mức độ quan trọng của mỗi yếu tố bằng cách nhân mỗi mứcđộ quan trọng với các yếu tố đã được phân loại Xác định tổng số điểm vềtầm quan trọng của doanh nghiệp tổng điểm cao nhất là 4 và nhỏ nhất là 1.Tổng số điểm trung bình là 2,5 Số điểm quan trọng của doanh nghiệp dưới2,5 cho thấy doanh nghiệp yếu về các yếu tố nội bộ và số điểm cao hơn 2,5cho thấy doanh nghiệp mạnh về các yếu tố nội bộ.

5.1 Nghiên cứu môi trường.

Các yếu tố môi trường có tác động to lớn vì chúng ảnh hưởng đến toàn bộcác bước tiếp theo của toàn bộ quá trình chiến lược Chiến lược được lựa chọnphải được hoạch định trên cơ sở các điều kiện môi trường và doanh nghiệpđang hoạt động Việc nghiên cứu môi trường thường được tập trung vào việcnhận diện và đánh giá các xu hướng cùng sự kiện vượt quá khả năng kiểm soátcủa nhà quản trị Phân tích các yếu tố môi trường sẽ cho phép doanh nghiệpnhận diện rõ đâu là các cơ hội và nguy cơ, trên cơ sở đó sẽ giúp cho doanhnghiệp nhận diện rõ đâu là cơ hội và nguy cơ, trên cơ sở đó sẽ giúp cho các nhàquản trị có thể soạn thảo các chiến lược nhằm tận dụng tốt các cơ hội và tránhcác ảnh hưởng xấu của các mối đe dọa

Căn cứ vào tính chất và phạm vi tác động, môi trường kinh doanh củadoanh nghiệp được chia làm hai cấp độ : môi trường vĩ mô (tổng quát) và môitrường vi mô (đặc thù)

Môi trường vĩ mô : là quá trình nghiên cứu các yếu tố về kinh tế, chính trịvà pháp luật, các yếu tố về tự nhiên, văn hóa xã hội, các yếu tố về kỹ thuật vàcông nghệ Mỗi một yếu tố môi trường vĩ mô nói trên có thể ảnh hưởng đến tổchức một cách độc lập hoặc trong mối liên kết các yếu tố khác

Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành và các yếu tố ngoạicảnh với doanh nghiệp, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngànhsản xuất và kinh doanh đó Các yếu tố cơ bản là đối thủ cạnh tranh, người tiêudùng, nhà cung cấp, sản phẩm thay thế, các đối thủ tiền ẩn Phân tích các yếu

Trang 38

tố này giúp doanh nghiệp nhận ra các mặt mạnh và mặt yếu của mình liên quanđến các cơ hội và nguy cơ mà ngành kinh doanh đó gặp phải.

Sau khi đã phân tích từng yếu tố riêng biệt của môi trường, nhiệm vụ củacác nhà chiến lược và đưa ra một kết luận chung về các yếu tố chủ yếu đem lạicơ hội và bắt trắc của môi trường Trên cơ sở đó sẽ xác định các mức độ ảnhhưởng của nó và đánh giá sự thích ứng của doanh nghiệp với những biến độngcủa môi trường Công cụ theo Fred R David thì doanh nghiệp cần xây dựngma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) theo các bước chủ đạo sau :

- Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đối với sự thành côngcủa doanh nghiệp, bao gồm những cơ hội và những mối đe dọa ảnh hưởngđến doanh nghiệp và ngành kinh doanh của doanh nghiệp

- Đánh giá mức độ quan trọng từ 0 – 1 (mức độ quan trọng tăng dần)cho mỗi yếu tố Sự phân loại này cho thấy tầm quan trọng tương ứng của cácyếu tố đối với sự thành công trong ngành kinh doanh của doanh nghiệp Tổngsố mức phân loại của được án định cho các nhân tố phải bằng 1

- Phân loại từ 1 – 4 cho mỗi yếu tố thể hiện mức độ phản ứng của doanhnghiệp với các yếu tố này 4 là phản ứng tốt, 3 là phản ứng trên trung bình, 2là trung bình, 1 là phản ứng yếu

- Nhân mức độ quan trọng của mỗi biến số với điểm phân loại của nóđể xác định điểm số quan trọng

- Xác định tổng của số điểm về tầm quan trọng của doanh nghiệp Tổngsố điểm quan trọng cao nhất là 4 và thấp nhất là 1 Nếu tổng số điểm quantrọng của doanh nghiệp là 4 cho thấy các chiến lược hiện đại của doanhnghiệp đã tận dụng có hiệu quả các cơ hội và tối thiểu hóa các ảnh hưởng tiêucực Với tổng số điểm quan trọng 2,5 là trung bình Tổng số điểm là 1 chothấy chiến lược của doanh nghiệp đề ra không tận dụng được cơ hội hoặckhông tránh được các mối đe dọa bên ngoài

Bảng ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE)

Ngày đăng: 22/08/2024, 17:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w