1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

[LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP] PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA XÍ NGHIỆP XÂY LẮP - CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU

99 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích báo cáo tài chính của xí nghiệp xây lắp - Công ty Cổ phần Xây dựng & Phát triển Đô thị Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
Tác giả Tống Minh Khuê
Người hướng dẫn ThS. Đỗ Thanh Phong
Trường học Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2014
Thành phố Vũng Tàu
Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 559,98 KB

Nội dung

Chính vì vậy, qua những kiến thức đã được học tại nhà trường cũng như thực tậptại công ty, hiểu rõ tầm quan trọng của việc quản trị tài chính trong quản trị doanh nghiệp em đã quan tâm

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA - VŨNG TÀU

KHOA KINH TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA XÍ NGHIỆP

XÂY LẮP - CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

ĐÔ THỊ TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU

Sinh viên thực hiện: Tống Minh Khuê Lớp : DH10DN

Hệ: Đại học chính quy GVHD: ThS Đỗ Thanh Phong

Vũng Tàu tháng 7/2014

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

1 Về tinh thần, thái độ và tác phong khi thực tập

………

………

2 Về kiến thức chuyên môn

4 Về khả năng ừng dụng lý thuyết vào thực tế

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN GVPB:

1 Về định hướng đề tài

2 Về kết cấu

4 Về hướng giải pháp

6 Gợi ý khác

7 Kết quả: Đạt ở mức nào ( hoặc không đạt )

Vũng Tàu ngày …tháng…năm 2014

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU 3

1.1 Quá trình hình thành, phát triển và chức năng nhiệm vụ của công ty 3

1.2 Đặc điểm và tình hình hoạt động của Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Đô thị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu 4

Kết luận chương 1 12

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 13

2.1 Ý nghĩa, mục tiêu phân tích báo cáo tài chính 13

2.2 Các tiêu chuẩn để phân tích báo cáo tài chính 15

2.3 Nguồn tài liệu phân tích báo cáo tài chính 17

2.4 Phương pháp phân tích báo cáo tài chính 17

Kết luận chương 2 41

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA XÍ NGHIỆP XÂY LẮP – CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU 42

3.1 Tổng quan tình hình kinh tế trong nước 42

3.2 Phân tích chiều ngang 44

3.3 Phân tích chiều dọc 45

3.4 Phân tích xu hướng 49

3.5 Phân tích cân đối 50

3.6 Phân tích các chỉ số 51

Kết luận chương 3 82

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN 83

4.1 Bảng tổng hợp chỉ số của xí nghiệp xây lắp 83

4.2 Điểm mạnh của Xí nghiệp xây lắp 84

4.3 Hạn chế của xí nghiệp xây lắp 84

4.4 Nhận xét chung: 85

Kết luận chương 4 86

Phụ lục 87

Tài liệu tham khảo 91

Trang 5

DANH SÁCH BIỂU ĐỒ SƠ ĐỒ

Bảng 3.1: Các chỉ số tài chính chủ yếu của trung bình ngành xây dựng qua các năm

2010-2013

Bảng 3.2: Phân tích theo chiều ngang bảng cân đối kế toán

Bảng 3.3: Phân tích theo chiều ngang báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 3.4: Phân tích theo chiều dọc bảng cân đối kế toán

Bảng 3.5: Phân tích theo chiều dọc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 3.6: Phân tích xu hướng một số chỉ tiêu

Bảng 3.7: Phân tích các khoản mục bảng cân đối kế toán

Bảng 3.8: Tổng hợp nhóm chỉ số thanh toán năm 2010-2013

Bảng 3.9: Xử lý định gốc nhóm chỉ số thanh toán năm 2010-2013

Bảng 3.10: Tổng hợp nhóm chỉ số khái quát hiệu quả kinh doanh năm 2010-2013

Bảng 3.11: Nhóm chỉ số khái quát hiệu quả kinh doanh định gốc năm 2010-2013

Bảng 3.12: Tổng hợp nhóm chỉ số sử dụng tài sản chung năm 2010-2013

Bảng 3.13: Tổng hợp nhóm chỉ số sử dụng tài sản chung định gốc năm 2010-2013

Bảng 3.14: Tổng hợp nhóm chỉ số hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn năm 2010-2013 Bảng 3.15: Nhóm chỉ số hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn định gốc năm 2010-2013 Bảng 3.16: Tổng hợp nhóm chỉ số luân chuyển hàng tồn kho năm 2010-2013

Bảng 3.17: Tổng hợp nhóm chỉ số luân chuyển hàng tồn kho định gốc năm 2010-2013 Bảng 3.18: Tổng hợp nhóm chỉ số hiệu quả sử dụng TSDH năm 2010-2013

Bảng 3.19: Tổng hợp nhóm chỉ số hiệu quả sử dụng TSDH định gốc năm 2010-2013 Bảng 3.20: Tổng hợp nhóm chỉ số hiệu quả sử dụng TSCĐ năm 2010-2013

Bảng 3.21: Tổng hợp nhóm chỉ số hiệu quả sử dụng TSCĐ định gốc năm 2010-2013 Bảng 3.22: Tổng hợp nhóm chỉ số hiệu quả sử dụng chi phí năm 2010-2013

Trang 6

Bảng 3.23: Tổng hợp nhóm chỉ số hiệu quả sử dụng chi phí định gốc năm 2010-2013 Bảng 3.24: Phân tích tỷ trọng dòng tiền thu chi

Bảng 3.25: Tổng hợp nhóm chỉ số đánh giá năng lực dòng tiền năm 2010-2013

Bảng 3.26: Tổng hợp nhóm chỉ số đánh giá năng lực dòng tiền định gốc năm 2010-2013 Bảng 4.1: Tổng hợp chỉ số của công ty năm 2010-2013

Biểu đồ 3.1: Chỉ số giá tiêu dùng(CPI) Việt Nam giai đoạn 2011-2013

Biểu đồ 3.2&3.3: Quy mô chung của bảng cân đối kế toán năm 2012 &2013

Biểu đồ 3.4 : Xu hướng xí nghiệp xây lắp

Biểu đồ 3.5: Định gốc nhóm chỉ số thanh toán năm 2010-2013

Biểu đồ 3.6: Nhóm chỉ số khái quát hiệu quả kinh doanh định gốc năm 2010-2013 Biểu đồ 3.7: Tổng hợp nhóm chỉ số sử dụng tài sản chung định gốc năm 2010-2013 Biểu đồ 3.8: Nhóm chỉ số hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn định gốc năm 2010-2013 Biểu đồ 3.9: Nhóm chỉ số luân chuyển hàng tồn kho định gốc năm 2010-2013

Biểu đồ 3.10: Nhóm chỉ số hiệu quả sử dụng TSDH định gốc năm 2010-2013

Biểu đồ 3.11: Nhóm chỉ số hiệu quả sử dụng TSCĐ định gốc năm 2010-2013

Biểu đồ 3.12: Nhóm chỉ số hiệu quả sử dụng chi phí định gốc năm 2010-2013

Biểu đồ 3.13: Nhóm chỉ số đánh giá năng lực dòng tiền định gốc năm 2010-2013

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức công ty

Sơ đồ 1.2: Trình tự ghi sổ kế toán

Sơ đồ 1.3: Phân tích Dupont

Sơ đồ 3.1&3.2: Phân tích Dupont chỉ số ROA năm 2012 và năm 2013

Trang 7

DANH MỤC VIẾT TẮT

BEP : Tỷ số sức sinh lời căn bản

CPI : Chỉ số giá tiêu dùng

DSO : Ngày thu tiền bình quân

GVHB: Giá vốn hàng bán

HTK : Hàng tồn kho

ROA : Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

ROI : Tỷ suất sinh lời của vốn

ROS : Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

SXKD : Sản xuất kinh doanh

Trang 8

LỜI CẢM ƠN

Thời gian thực tập tốt nghiệp dành cho sinh viên năm cuối là hoạt động thiết thực

và bổ ích Qua khoảng thời gian thực tập, em được tiếp xúc với thực tế công việc, đưanhững điều đã được học trong nhà trường vào môi trường làm việc thực tế Tuy còn nhiềuthiếu sót về kỹ năng và kinh nghiệm nhưng em đã học hỏi được rất nhiều trong quá trìnhthực tập và biết những gì cần thiết cho công việc sau này

Trong quá trình thực tập tốt nghiệp tại xí nghiệp xây lắp - công ty cổ phần xâydựng và phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (UDEC) là một công ty lớn mạnh cónhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) và đạt được thànhcông nhất định trong quá trình phát triển của mình Cùng với nhận định khả năng muốnhọc hỏi, vận dụng tốt hơn kiến thức kỹ năng đã được học ở nhà trường vào thực tế em đãxin vào thực tập tại công ty trong bộ phận kế toán - tài chính

Bài báo cáo được hoàn thành trước hết là nỗ lực của bản thân em trong quá trìnhthực tập Bên cạnh đó, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và to lớn từ thầy Thạc sĩ ĐỗThanh Phong, phòng kế toán - tài chính công ty UDEC, người hướng dẫn trực tiếp emtrong công ty anh Nguyễn Thành Nhân đã giúp em hoàn thành đề tài

Em xin chúc thầy, các anh chị trong công ty UDEC luôn có nhiều sức khỏe, thànhcông trong cuộc sống

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh kinh tế thị trường, hội nhập ngày càng sâu sắc, tình hình kinh tếThế giới có nhiều biến động và ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế của Việt Namnói chung và thị trường tài chính nói riêng Trong vài năm trở lại đây, nhiều doanh nghiệpgặp khó khăn về SXKD, buộc phải giải thể Trong năm 2012 cả nước có 54.261 doanhnghiệp đã giải thể, ngừng hoạt động (Theo số liệu của Bộ Kế hoạch – Đầu tư), con số này

là 60.737 doanh nghiệp năm 2013 (theo số liệu của Tổng cục Thống kê)

Hầu hết các doanh nghiệp của Việt Nam là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, rất dễ

bị ảnh hưởng bởi những tác động của thị trường Trong đó, các doanh nghiệp cũng gặp rấtnhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn để đầu tư vào SXKD Vấn đề đặt ra cho cácdoanh nghiệp là việc quản trị đồng vốn của mình làm sao cho hiệu quả và mang lại lợinhuận cao nhất Tuy nhiên, đa phần các doanh nghiệp hiện nay chưa chú trọng nhiều vềđầu tư cho bộ phận nhân lực quản lý, trong đó có quản trị tài chính Các doanh nghiệpthường chú trọng đến doanh thu, lợi nhuận sau thuế nhưng chưa thực sự đi sâu, phân tíchcác yếu tố nào tác động lớn đến việc tăng giảm lợi nhuận

Chính vì vậy, qua những kiến thức đã được học tại nhà trường cũng như thực tậptại công ty, hiểu rõ tầm quan trọng của việc quản trị tài chính trong quản trị doanh nghiệp

em đã quan tâm đến vấn đề phân tích báo cáo tài chính, là một phần trong quản trị tàichính doanh nghiệp cung cấp hầu hết các số liệu giúp cho các nhà quản trị tài chính raquyết định Em đã chọn đề tài “ phân tích báo cáo tài chính của xí nghiệp xây lắp – công

ty cổ phần xây dựng và phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu” làm đề tài khóa luận tốtnghiệp

Mục tiêu nghiên cứu:

Đề tài nhằm mục tiêu chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu, các biện pháp khắc phục vànâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng lợi nhuận của công ty thông qua việc phân tích cácchỉ số tài chính chủ yếu của công ty qua hai năm 2012 và 2013 và báo cáo tài chính từnăm 2010-2013

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại công ty cổ phần xây dựng và pháttriển đô thị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Trang 10

Phạm vi thời gian: số liệu tài chính từ năm 2010 đến cuối năm 2013 của xí nghiệpxây lắp – công ty cổ phần xây dựng và phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 10/ 2/ 2014 đến ngày 3/ 7/ 2014

Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu tại bàn dựa trên số liệu tài chính kế toán của công ty

Sử dụng giáo trình phân tích báo cáo tài chính

Thu thập thông tin trên các phương tiện internet, websites

Kết cấu đề tài:

Đề tài bao gồm bốn chương:

Chương 1: Giới thiệu về công ty cổ phần xây dựng và phát triển đô thị Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về phân tích báo cáo tài chính

Chương 3: Phân tích báo cáo tài chính của xí nghiệp xây lắp – công ty cổ phần đầu

tư và phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Chương 4: Kết luận

Trang 11

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT

TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU 1.1 Quá trình hình thành, phát triển và chức năng nhiệm vụ của công ty

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty cổ phần xây dựng và phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (gọi tắt làUDEC) được chuyển đổi và hình thành từ doanh nghiệp nhà nước hạng nhất trực thuộc

Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

UDEC chính thức đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 17 tháng

8 năm 2009, Giấp chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế số 3500101308 do Sở

Kế Hoạch và Đầu Tư Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cấp UDEC có 02 xí nghiệp, 01 sàn giaodịch bất động sản, 01 công ty con (chiếm 67,69% vốn điều lệ) và 03 công ty liên kết

UDEC thành lập trên cơ sở của Xí nghiệp dịch vụ xây lắp Côn Đảo hoạt động từtháng 11 năm 1991 đến tháng 6 năm 1995 Công ty trải qua các giai đoạn phát triển sau:

Năm 1991-1995, là Xí nghiệp dịch vụ xây lắp Côn Đảo

Năm 1995-1996, là Công ty đầu tư và phát triển Đô thị (UDICO)

Năm 1996-2009, là Công ty Xây dựng và phát triển Đô thị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu(UDECO)

Năm 2009-nay, là Công ty Cổ phần Xây dựng và phát triển Đô thị tỉnh Bà Vũng Tàu (UDEC)

Rịa-Trụ sở công ty đặt tại: số 37 Đường 3/2, P.8, Tp Vũng Tàu

Trang 12

Nghiên cứu thực hiện tốt và có hiệu quả các biện pháp để nâng cao chất lượng,khối lượng công trình, xây dựng và thực hiện kế hoạch trên cơ sở chiến lược phát triển đấtnước, của ngành, làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước.

Được ký kết các hơp đồng với các thành phần kinh tế các đơn vị trong và ngoàinước trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện

Được quyền giao dịch ký kết và thực hiện các phương án đầu tư với nước ngoài.Được sử dụng các phương tiện để thu thập và cung cấp các thông tin về kinh tế vàkhoa học kỹ thuật

1.2 Đặc điểm và tình hình hoạt động của Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát

triển Đô thị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

1.2.1 Cơ cấu tổ chức công ty

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty UDEC

Nguồn: Công ty cổ phần xây dựng và phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

hội cổ đông

Trang 13

Thông qua định hướng phát triển của công ty; quyết định loại cổ phần và tổng số

cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định cổ tức hằng năm của từng loại cổphần

Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên ban kiểmsoát; quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng số tàisản được ghi trong báo cáo tài chính năm gần nhất của công ty

Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ

do bán them cổ phần trong phạm vi số lương cổ phần được quyền chào bán quy định tạiđiều lệ công ty Thông qua báo cáo tài chính hằng năm

1.2.1.2 Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty đểquyết định thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của hộiđồng cổ đông

Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ sau:

Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằngnăm của công ty

Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được chào bán của từng loại

Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào báncủa từng loại, quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác

Quyết định chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty

Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theoquy định của Luật doanh nghiệp

1.2.1.3 Ban kiểm soát

Ban kiểm soát có nhiệm vụ thay mặt Đại hội đồng cổ đông giám sát, đánh giá côngtác điều hành, quản lí của hội đồng quản trị và Tổng giám đốc theo đúng các quy địnhtrong điều lệ công ty, các nghị quyết , quyết định của đại hội đồng cổ đông; có quyền yêucầu hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc cung cấp mọi hồ sơ và thông tin cần thiết liênquan đến công tác điều hành và quản lí công ty

Trang 14

Mọi thông báo, báo cáo, phiếu xin ý kiến đều phải được gửi đến ban kiểm soátcùng thời điểm đến các thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban tổng giám đốc, thôngtin phải trung thực, chính xác và kịp thời theo yêu cầu.

Kiểm tra, thẩm định tính trung thực, hợp lí, chính xác và sự cẩn trọng từ các sốliệu trong báo cáo tài chính cũng như các báo cáo cần thiết khác

1.2.1.4 Tổng giám đốc

Tổng giám đốc là người thay mặt cổ đông quản lý điều hành mọi hoạt động sảnxuất kinh doanh trong công ty, tổ chức và lãnh đạo công ty thực hiện các mục tiêu pháttriển Đồng thời, thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước đề ra và chịu tráchnhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

1.2.1.5 Phòng tổ chức hành chính-lao động tiền lương

Phòng tổ chức hành chính-lao động tiền lương có nhiệm vụ tham mưu cho giámđốc về công tác: tổ chức, bố trí, sắp xếp nhân sự và quản lý hồ sơ lao động, thực hiệncông tác văn thư, xây dựng nội quy và quy định làm việc trong công ty, xây dựng quy chếlương, thưởng, nâng bậc lương cho các bộ nhân viên trong công ty, quản lý toàn bộ tàisản, công cụ, dụng cụ của công ty Đồng thời phối hợp với các phòng ban chức năng vàcác đơn vị trực thuộc để hoàn thành công việc

1.2.1.7 Phòng tài chính kế toán

Tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý tài chính, tổ chức bộ máy kế toán tạicông ty và các đơn vị trực thuộc, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc hoạch toán sổ sách mộtcách đầy đủ, chính xác toàn bộ hoạt động của đơn vị, quyết toán và thực hiện báo cáo tàichính hàng tháng, quý, năm đề xuất khả năng huy động vốn, sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm

và có hiệu quả

Trang 15

Chỉ đạo các chi nhánh, xí nghiệp trực thuộc thực hiện các nội quy, quy chế về lĩnhvực tài chính của công ty ban hành, theo dõi tình hình sử dụng nguyên vật liệu Kết hợpvới phòng kế hoạch kinh doanh để kiểm tra tình hình xuất nhập vật tư, hàng hóa khi cóhoạt động kinh tế xảy ra và kinh doanh xuất nhập khẩu ủy thác.

Nắm bắt mọi hoạt động về lĩnh vực tài chính kịp thời tham mưu cho ban giám đốccông ty ra quyết định đúng đắn, phù hợp với các chế độ chính sách của Nhà nước

Phối hợp các phòng ban trong công ty và các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt điều

lệ, quy chế hoạt động của công ty

1.2.1.9 Các chi nhánh, xí nghiệp trực thuộc công ty

Các chi nhánh, xí nghiệp trực thuộc công ty hoạt động theo quy chế và điều lệ củađơn vị mình căn cứ vào quyết định ban hành quy chế và điều lệ hoạt động của Giám đốccông ty phê duyệt

Giám đốc các đơn vị trực thuộc công ty chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc công

ty về hoạt động của đơn vị mình về mọi lĩnh vực: tổ chức nhân sự, tiền lương, các chế độcho người lao động, quản lý tài sản, sản xuất kinh doanh và những sản phẩm đơn vị làmra

Lập kế hoạch ứng kinh phí để hoạt động tại đơn vị, báo cáo kế hoạch sản xuất kinhdoanh, kế hoạch tài chính hàng tháng, hàng quý, hàng năm trình tổng giám đốc phê duyệt

và thực hiện theo quy định của một doanh nghiệp hoạch toán báo sổ

Có trách nhiệm thực hiện các báo cáo, thống kê định kỳ theo quy định của công ty,

có trách nhiệm trước pháp luật Nhà nước và công ty đối với toàn bộ giao dịch ký kết hợpđồng, thỏa thuận,…, thanh toán công nợ, mua bán hàng hóa vật tư của đơn vị mình và cácvăn bản pháp lý quy định do Nhà nước ban hành

Trang 16

1.2.2 Lĩnh vực hoạt động

Đầu tư kinh doanh công trình đô thị; Kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cảngthủy nội địa, kho bãi và các dịch vụ sau cảng; Kinh doanh nhà, bất động sản; Kinh doanhkho vận, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu; Kinh doanh khai thác cảng biển;

Kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch: Khách sạn; Kinh doanh các dịch vụ du lịch kháctrong hoạt động kinh doanh khách sạn du lịch; Kinh doanh lữ hành nội địa, lữ hành quốctế; Kinh doanh các sản phẩm dầu khí; Bảo dưỡng và sửa chữa các công trình, thiết bị dầukhí; Cung cấp vật tư, phương tiện dầu khí; Vận tải hành khách (kể cả vận chuyển khách

du lịch); Vận tải hàng;

Xây dựng nhà ở, công trình công nghiệp, công cộng, kỹ thuật hạ tầng (đường, cấpthoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng), đường điện cao thế 15KV – 25KV – 35KV,các công trình thủy lợi, đê kè có kết cấu bằng đất và vật liệu kiên cố, các công trình cảng,cầu, cống các loại;

Dọn dẹp, tạo mặt bằng xây dựng (san lấp mặt bằng); Sản xuất và kinh doanh vậtliệu xây dựng; Sản xuất bê tông dự ứng lực, các kết cấu bê tông đúc sẵn, ống cống bê tông

ly tâm, cột điện các loại; Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản; Dịch vụ môi giới, tư vấn bấtđộng sản; Dịch vụ quảng cáo bất động sản; Dịch vụ đấu giá bất động sản; Định giá vàquản lý bất động sản;

Tư vấn đầu tư

1.2.3 Đặc điểm tình hình tổ chức sản xuất của công ty

1.2.3.1 Đặc điểm của hoạt động xây lắp

Sản xuất xây lắp là một ngành có tính chất công nghiệp, tuy nhiên, đó là một ngànhsản xuất công nghiệp đặc biệt Sản phẩm xây dựng cơ bản được tiến hành sản xuất mộtcách liên tục từ khâu thăm dò, điều tra, khảo sát, thiết kế, thi công và quyết toán côngtrình khi hoàn thành Sản xuất xây dựng cơ bản cũng có tính dây chuyền, giữa các khâuảnh hưởng đến hoạt động của các khâu khác

Sản phẩm xây lắp mang tính chất riêng lẻ, không sản phẩm nào giống sản phẩmnào, mỗi sản phẩm có yêu cầu về mặt thiết kế, kỹ thuật, kết cấu, hình thức, địa điểm xâydựng khác nhau, quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian xây dựng dài nên việc tổ chứcquản lý và hoạch toán nhất thiết phải lập dự toán, lấy dự toán làm thước đo Chính vì vậymỗi sản phẩm xây lắp đều có yêu cầu về tổ chức quản lý, tổ chức thi công và biện pháp

Trang 17

thi công phù hợp với đặc điểm của từng công nghệ cụ thể, có như vậy việc sản xuất thicông mới mang lại hiệu quả cao và đảm bảo sản xuất được liên tục.

Do sản phẩm có tính chất đơn chiếc và sản xuất theo đơn đặt hàng nên chi phí bỏvào sản xuất thi công cũng hoàn toàn khác nhau giữa các công trình, ngay cả khi côngtrình thi công theo các thiết kế mẫu nhưng được xây dựng ở những địa điểm khác nhauvới các điều kiện thi công khác nhau thì chi phí sản xuất cũng khác nhau Việc tập hợpcác chi phí sản xuất tính giá thành và xác định kết quả thi công xây lắp cũng được tínhcho từng kết quả thi công xây lắp riêng biệt, sản xuất xây lắp được xây dựng theo đơnhàng của khách hàng nên ít phát sinh chi phí trong quá trình hoạt động

Sản phẩm xây dựng cơ bản có giá trị lớn, khối lượng lớn, thời gian thi công kéodài Trong thời gian sản xuất, thi công, xây dựng chưa tạo ra sản phẩm cho xã hội nhưngsử dụng nhiều vật tư, nhân lực xã hội Do đó khi lập kế hoạch xây dựng cơ bản cần phảicân nhắc, thận trọng, nêu rõ các yêu cầu về vật tư, tiền vốn, nhân công Việc theo dõi quátrình sản xuất thi công phải chặt chẽ, đảm bảo sử dụng vốn, tiết kiệm, chất lượng côngtrình

Do thời gian thi công tương đối dài nên kỳ giá thành thường không xác định hàngtháng như trong sản xuất công nghiệp mà được xác định theo thời điểm thi công côngtrình, hạng mục công trình hoàn thành hay thực hiện bàn giao thanh toán theo giai đoạnquy ước tùy vào kết cấu đặc điểm kỹ thuật và khả năng về vốn của đơn vị xây lắp Việcxác định đúng đắn đối tượng giá thành sẽ góp phần to lớn trong việc quản lý sản xuất, thicông sử dụng vốn đạt hiệu quả cao nhất

Sản phẩm xây lắp chủ yếu thực hiện các hợp đồng đã ký với chủ đầu tư, được tiêuthụ theo giá trị dự toán xây lắp nên tính chất hàng hóa của sản phẩm không được thể hiện

rõ và nghiệp vụ bàn giao công trình, hạng mục công trình chính là quá trình tiêu thụ

Sản phẩm xây dựng cơ bản được sử dụng tại chỗ, địa điểm xây dựng luôn thay đổitheo địa bàn thi công Khi chọn địa điểm xây dựng phải nghiên cứu, khảo sát thật kỹ vềđiều kiện kinh tế, địa chất, thủy văn, kết hợp với các yêu cầu về phát triển kinh tế, văn hóa

xã hội trước mắt cũng như lâu dài Sau khi đưa vào sử dụng công trình không thể di dờicho nên nếu các công trình là nhà máy, xí nghiệp cần nghiên cứu các điều kiện về nguồncung cấp nguyên vật liệu, nguồn lực lao động, nguồn tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo điềukiện thuận lợi khi công trình đi vào sản xuất kinh doanh

Một công trình xây dựng cơ bản hoàn thành, điều đó có nghĩa là người công nhânxây dựng không còn việc gì để làm ở đó nữa, phải chuyển đi một công trình khác Do đó

Trang 18

sẽ phát sinh các chi phí như điều động nhân công, máy móc thi công, chi phí xây dựngcác công trình tạm thời cho nhân công và máy móc thi công Cũng do đặc điểm này màđơn vị thi công thường sử dụng lực lượng lao động thuê ngoài tại chỗ, nơi thi công côngtrình, giảm bớt chi phí di dời.

Sản xuất cơ bản thường diễn ra ngoài trời, chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi điều kiệnthiên nhiên thời tiết dễ mất mát hư hỏng và do đó thi công xây lắp ở mức độ nào đó mangtính chất thời vụ Do đặc điểm này, trong quá trình thi công cần tổ chức quản lý lao động,vật tư chặt chẽ, đảm bảo thi công nhanh, đúng tiến độ khi môi trường điều kiện thời tiếtthuận lợi Trong điều kiện thời tiết không thuận lợi ảnh hưởng đến quá trình, chất lượngthi công, có thể phát sinh các công trình phải phá đi làm lại và các thiệt hại phát sinh khingừng sản xuất, doanh nghiệp cần có kế hoạch điều độ cho phù hợp nhằm tiết kiệm chiphí, hạ giá thành sản phẩm

Thời gian sử dụng sản phẩm xây lắp tương đối dài, nên mọi sai lầm trong quá trìnhthi công thường khó sửa chữa, hoặc phải phá đi làm lại gây lãng phí, để lại hậu quả có khirất nghiêm trọng Do đó trong quá trình thi công cần phải thường xuyên kiểm tra giám sátchất lượng công trình, đảm bảo đúng dự toán thiết kế

1.2.3.2 Hệ thống báo cáo kế toán của công ty

Hình thức sổ kế toán

Trong kỳ: kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc hợp lệ để lập chứng từ ghi sổ ( hoặcbản tổng hợp từ chứng từ gốc để ghi vào chứng từ ghi sổ)

Chứng từ ghi sổ sau khi lập xong được chuyển cho kế toán trưởng phê duyệt, sau

đó chuyển cho kế toán tổng hợp đăng ký vào sổ chứng từ ghi sổ và cho số, ngày củachứng từ ghi sổ

Chứng từ ghi sổ sau khi đã vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ mới được sử dụng đểghi vào sổ cái, sổ quỹ và sổ ( thẻ) kế toán chi tiết

Cuối tháng: kế toán lập bảng cân đối tài khoản từ sổ cái

Kế toán chi tiết cộng các sổ, thẻ kế toán chi tiết để lập bảng tổng hợp chi tiết Sau

đó kế toán đối chiếu bảng tổng hợp chi tiết với sổ cái tài khoản

Kế toán tổng hợp cộng số tiền phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi

sổ, đối chiếu với bảng cân đối kế toán

Trang 19

Sau khi đối chiếu tổng số tiền trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ khớp đúng vớichứng từ phát sinh bên Nợ, bên Có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối các tàikhoản, kế toán tổng hợp căn cứ vào bảng cân đối tài khoản và bảng tổng hợp chi tiết đểlập báo cáo tài chính.

Sơ đồ 1.2: Trình tự ghi sổ kế toán.

Nguồn: Phòng kế toán – tài chính công ty UDEC.

Ghi chú:

Ghi hàng ngày:

Ghi hàng tháng:

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra:

Hệ thống báo cáo tài chính của công ty

Hàng tháng, công ty có trách nhiệm lập báo cáo thuế giá trị gia tăng nộp cho cơquan thuế

Chứng từ gốc

Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Bảng tổng hợp từ chứng từ gốc

Trang 20

Hàng quý, công ty lập báo cáo quý nộp cho các cơ quan chức năng.

Kết thúc năm tài chính, công ty lập báo cáo tài chính gửi lên cơ quan chức năng cóthẩm quyền theo mẫu quy định hiện hành

Báo cáo tài chính của công ty bao gồm:

Bảng cân đối kế toán

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng thuyết minh báo cáo tài chính

Trang 21

Các nhà quản trị nội bộ sử dụng phân tích báo cáo tài chính nhằm đạt được mụctiêu cuối cùng là bảo toàn và phát triển vốn đầu tư của chủ sở hữu doanh nghiệp Để đạtđược mục tiêu trên, các nhà quản trị doanh nghiệp quan tâm đến khả năng thanh toánngắn hạn; khả năng thanh toán dài hạn; hiệu quả hoạt động; khả năng sinh lợi; khả năngtạo ra đủ tiền cho các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài trợ; khả năngtăng giá trị của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán với các công ty cổ phần.

Các chủ nợ cung cấp tín dụng bằng các hình thức như bán chịu, thương phiếu, tráiphiếu, để hưởng tiền lời thì mong đợi các khoản tín dụng sẽ được hoàn trả theo các điềukhoản tín dụng Các nhà đầu tư mua cổ phiếu để hy vọng nhận được cổ tức và giá trị cổphiếu gia tăng Cả hai nhóm đối tượng này đều đối diện với những rủi ro Các chủ nợ đốidiện với rủi ro là các con nợ sẽ không có khả năng trả nợ Các nhà đầu tư đối diện với rủi

ro là cổ tức sẽ bị cắt giảm hoặc không được chi trả hoặc giá trị cổ phiếu sụt giảm Đối với

cả hai nhóm, mục tiêu đề ra là đạt được khoản lợi nhuận để bù đắp rủi ro xảy ra Nóichung, rủi ro càng lớn thì lợi nhuận càng phải cao

Bất kì một khoản tín dụng hoặc một khoản đầu tư nào cũng có thể trở nên khó thuhồi Do đó, hầu hết các chủ nợ và các nhà đầu tư thường đầu tư theo danh mục đầu tư,hoặc theo nhóm các khoản tín dụng hoặc đầu tư Danh mục đầu tư cho phép họ quân bìnhlợi nhuận và rủi ro Tuy nhiên, danh mục đầu tư vào các khoản tín dụng hay cổ phiếu nàocũng tùy thuộc vào những quyết định cá biệt Chính khi đưa ra những quyết định cá biệtnày, phân tích báo cáo tài chính là có ích nhất

Các đối tượng khác nhau khi phân tích báo cáo tài chính sẽ có các mục tiêu khácnhau Tuy nhiên, tất cả các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính, khi phân tích báo cáo tàichính đều tiến hành theo hai mục tiêu tổng quát:

Thứ nhất, đánh giá kết quả quá khứ và tình hình tài chính hiện hành

Thứ hai, đánh giá các tiềm lực tương lai và các rủi ro gắn với tiềm lực đó

Đánh giá kết quả quá khứ và tình hình tài chính hiện hành

Kết quả quá khứ thường là một dấu hiệu tốt của kết quả tương lai Do đó, nhà quảntrị doanh nghiệp, nhà đầu tư hoặc chủ nợ xem xét xu hướng của doanh thu, chi phí, lợinhuận thuần, dòng tiền và tỷ lệ hoàn vốn đầu tư quá khứ không chỉ là phương tiện đểđánh giá kết quả quá khứ mà còn như một dấu hiệu của kết quả tương lai Ngoài ra, phântích tình hình tài chính hiện hành sẽ cho biết tài sản nào doanh nghiệp đang làm chủ,những khoản nợ nào phải được trả, tình hình tiền mặt ra sao, có bao nhiêu nợ doanh

Trang 22

nghiệp đang gánh chịu tương quan với vốn chủ sở hữu, hàng tồn kho và các khoản phảithu hợp lý ra sao… Biết được kết quả quá khứ và tình hình hiện tại là vấn đề quan trọng

để đạt mục tiêu tổng quát thứ hai của phân tích báo cáo tài chính

Đánh giá những tiềm lực tương lai và những rủi ro liên quan

Thông tin quá khứ và hiện tại chỉ có ích khi nó mang lại những quyết định liênquan đến tương lai Một nhà đầu tư đánh giá khả năng sinh lợi tiềm tàng của một doanhnghiệp do khả năng sinh lợi sẽ ảnh hưởng đến giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp và các cổtức sẽ trả Một chủ nợ đánh giá khả năng chi trả nợ tiềm tàng của một doanh nghiệp

Doanh nghiệp nào mà tiềm lực càng dễ dự đoán thì rủi ro càng ít Tính rủi ro củacác khoản đầu tư hoặc tín dụng phụ thuộc vào mức độ dễ dự đoán về khả năng sinh lợi vàkhả năng thanh toán trong tương lai

Thông thường do rủi ro lớn hơn nên nhà đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ, mới thànhlập đòi hỏi lợi nhuận mong đợi ( sự gia tăng thị giá cộng với cổ tức) cao hơn nhà đầu tưvào doanh nghiệp lớn Tương tự như vậy, chủ nợ của các doanh nghiệp nhỏ, mới thànhlập sẽ cần một lãi suất cao hơn và khả năng đảm bảo chi trả nhiều hơn so với chủ nợ củadoanh nghiệp lớn

2.2 Các tiêu chuẩn để phân tích báo cáo tài chính

Khi phân tích báo cáo tài chính, những người ra quyết định phải đánh giá các mốiliên hệ họ đã tìm được là thuận lợi hay bất lợi Ba tiêu chuẩn so sánh thường được dùnglà:

Thước đo thống kê kinh nghiệm

Kết quả quá khứ của doanh nghiệp

Trang 23

Các tiêu chuẩn của ngành.

2.2.1 Thước đo thống kê kinh nghiệm

Thước đo thống kê kinh nghiệm là tiêu chuẩn so sánh dựa vào kinh nghiệm thực tế

Ví dụ:

Hệ số thanh toán ngắn hạn là 2:1 là có thể chấp nhận được

Nợ ngắn hạn / Vốn chủ sở hữu vượt quá 80% là tín hiệu đáng ngại

Hàng tồn kho / Vốn luân chuyển thông thường không nên vượt quá 80%

Cần thận trọng khi sử dụng thước đo thống kê kinh nghiệm Chỉ nên sử dụng thước

đo này nằm trong phạm vi cần nghiên cứu thêm Không có bất cứ chứng cứ nào chứng tỏthước đo thống kê kinh nghiệm là tốt nhất cho mọi doanh nghiệp

2.2.2 Kết quả quá khứ của doanh nghiệp

Kết quả quá khứ của doanh nghiệp đóng vai trò là thước đo kết quả tài chính hiệnhành của doanh nghiệp đang phân tích Rõ ràng thước đo kết quả quá khứ tốt hơn hẳnthước đo thống kê kinh nghiệm do tính so sánh được của thông tin cao hơn

Bằng thước đo này, các nhà phân tích có cơ sở đánh giá kết quả tài chính kỳ phântích đã biến động theo chiều hướng tốt hơn hay xấu đi so với quá khứ Nó cũng có íchtrong việc chỉ ra xu hướng tương lai có thể xảy ra Tuy nhiên, kết quả tài chính tương laikhông phải hoàn toàn lặp lại của kết quả tài chính quá khứ, do đó các dự đoán dựa vàoquá khứ phải được thực hiện thật cẩn thận Không nên xem kết quả tài chính quá khứ là

cơ sở duy nhất để dự doán kết quả tài chính tương lai Cần phải xem xét các nguồn dữ liệu

bổ xung khác: xu hướng phát triển của ngành; Những thay đổi về kỹ thuật; những thay đổithị hiếu khách hàng; những thay đổi nhân tố kinh tế chung; Những thay đổi bên trong củachính doanh nghiệp đang phân tích…

Cần lưu ý rằng thước đo kết quả quá khứ chỉ cho biết xu hướng biến động của kếtquả tài chính của doanh nghiệp đang phân tích so với quá khứ Thước đo này không chobiết mức độ thỏa đáng của biến động kết quả tài chính

2.2.3 Các tiêu chuẩn của ngành

Sử dụng tiêu chuẩn ngành làm thước đo có thể khắc phục được nhược điểm trêncủa các thước đo quá khứ

Trang 24

Tiêu chuẩn này cho biết doanh nghiệp đang được phân tích có kết quả tài chính sovới các doanh nghiệp cùng ngành ra sao

Có ba hạn chế khi sử dụng tiêu chuẩn ngành.

Thứ nhất, hoạt động của doanh nghiệp được xem là cùng ngành vẫn có thể không

so sánh được Ví dụ, cùng hoạt động trong ngành dầu khí, một doanh nghiệp là đại lý bán

lẻ dầu khí, một doanh nghiệp khác là thăm dò khai thác dầu, tinh chế và bán các sản phẩmdầu khí của chính nó Các hoạt động của hai doanh nghiệp này là khác nhau và không thể

so sánh được

Thứ hai, hầu hết các doanh nghiệp lớn hiện nay hoạt động trong nhiều lĩnh vực.Trong số các doanh nghiệp này, có những doanh nghiệp hoạt động trong nhiều ngànhkhông liên đới nhau Các bộ phận cá biệt của một doanh nghiệp đa ngành nói chung cónhững tỷ lệ lợi nhuận khác nhau và mức độ rủi ro cũng khác nhau Khi phân tích báo cáotài chính hợp nhất của các doanh nghiệp này người ta không thể sử dụng tiêu chuẩnngành

Thứ ba, các doanh nghiệp cùng ngành với các hoạt động tương tự có thể sử dụngphương pháp kế toán khác nhau Chẳng hạn, hàng tồn kho có thể được đánh giá theophương pháp khác nhau, tài sản cố định có thể được khấu hao theo phương pháp khácnhau…

Tuy vậy, nếu có ít thông tin về quá khứ của doanh nghiệp, thì tiêu chuẩn ngành cóthể cung cấp một tiêu chuẩn tốt nhất để đánh giá kết quả hiện hành của doanh nghiệp

2.3 Nguồn tài liệu phân tích báo cáo tài chính

Các nhà phân tích bên ngoài doanh nghiệp thường bị hạn chế trong giới hạn củanhững thông tin công khai có sẵn của doanh nghiệp Tài liệu chủ yếu để sử dụng phân tíchbáo cáo tài chính bao gồm các nguồn tài liệu sau:

Các báo cáo được phát hành

Các báo cáo hằng năm của doanh nghiệp là một nguồn thông tin tài chính quantrọng Các phần chính của báo cáo tài chính hằng năm là: phân tích hoạt động năm vừaqua của các nhà quản trị, các báo cáo tài chính, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáokiểm toán và các báo cáo hoạt động trong 5 năm hoặc 10 năm

Trang 25

Hầu hết các doanh nghiệp còn công bố báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủhoặc dạng tóm lược Thông tin trình bày trên các báo cáo này có thể là đối tượng để kiểmtoán viên độc lập giới hạn về việc xem xét lại hoặc là đối tượng để các kiểm toán viênxem xét đầy đủ Các báo cáo tài chính giữa niên độ được các tổ chức tài chính xem xétmột các chặt chẽ đối với các dấu hiệu ban đầu của những thay đổi quan trọng có thể ảnhhưởng đến kết quả tài chính tương lai của doanh nghiệp.

Các báo cáo cho Ủy ban chứng khoán Nhà nước

Các tạp chí kinh doanh được xuất bản định kỳ và các dịch vụ tư vấn về tín dụng vàđầu tư

2.4 Phương pháp phân tích báo cáo tài chính

Các con số không tự nó có nhiều ý nghĩa Chính mối quan hệ của chúng với nhữngcon số khác hay những thay đổi của chúng từ kỳ này so với kỳ khác mới là quan trọng.Các phương pháp phân tích báo cáo tài chính được sử dụng để chỉ ra các mối quan hệ vànhững sự thay đổi đó Sau đây là phương pháp phân tích báo cáo tài chính được sử dụngrộng rãi: phân tích theo chiều ngang, phân tích xu hướng, phân tích theo chiều dọc, phântích cân đối, phân tích thay thế liên hoàn và phân tích chỉ số

2.4.1 Phân tích chiều ngang

Phân tích theo chiều ngang là theo dõi các chỉ tiêu tài chính xuyên suốt theo thờigian (đưa mắt nhìn từ trái sang phải hay ngược lại) Có hai phương pháp chủ yếu hay sửdụng trong phân tích chiều ngang là sử dụng báo cáo tài chính đối chiếu và phân tíchkhuynh hướng

Sử dụng báo cáo tài chính đối chiếu ( comparative statements): báo cáo tài chínhđối chiếu trình bày số liệu của nhiều năm liền nhau trên cùng một trang giấy giúp việcphân tích, so sánh, đối chiếu được dễ dàng

Tính toán tăng giảm bằng số tuyệt đối và phần trăm (%)

Tăng, giảm = số liệu năm phân tích – số liệu năm chuẩn

% Tăng, giảm = (s ´ô liệu năm phântích)−( số liệu năm chuẩn)

số liệu nămchuẩn ∗100

Phân tích khuynh hướng (trend analysis): còn gọi là phân tích tỷ lệ % hay phân tíchchỉ số tăng giảm (trend index number)

Trang 26

Trong phương pháp phân tích này nhà phân tích chọn một năm chuẩn và quy cáckhoản mục của năm này là 100%, sau đó so sánh tăng giảm của năm so sánh với nămchuẩn theo công thức:

% Tăng, giảm = số tiền năm phân tích số tiền nămchuẩn ∗100

2.4.2 Phân tích chiều dọc

Phân tích theo chiều dọc còn gọi là phân tích kích cỡ chung (common sizeanalysis) là so sánh từng khoản mục hay từng nhóm khoản mục với một khoản mục cụ thể(đưa mắt nhìn từ trên xuống hay từ dưới lên) trong một năm tài chính

Mục đích của việc phân tích kích cỡ chung là để thấy tầm quan trọng tương đối củatừng mục khi có tăng/giảm đối với % kích cỡ chung

Tỷ lệ % kích cỡ chung là 100% Với báo cáo kết quả kinh doanh, thường là doanhthu Với bảng cân đối kế toán, đó là tài sản và nguồn vốn Để so sánh tỷ lệ % kích cỡchung cho cả báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán, áp dụng công thức:

% Kích cỡ chung = khoản mục phân tích khoản mục chuẩn ∗100

2.4.3 Phân tích xu hướng

Một biến thể của phân tích theo chiều ngang là phân tích xu hướng Trong phântích xu hướng, các tỷ lệ chênh lệch được tính cho nhiều năm thay vì hai năm Phân tích xuhướng được cho là quan trọng bởi vì cách nhìn rộng của nó, phân tích xu hướng có thể chỉ

ra những thay đổi cơ bản về bản chất của hoạt động kinh doanh Ngoài các báo cáo tàichính, hầu hết các doanh nghiệp còn tóm tắt các hoạt động và đưa ra các dữ liệu chủ yếutrong năm năm hoặc nhiều hơn

Phân tích xu hướng sử dụng tỷ số để chỉ ra những thay đổi của chỉ tiêu liên quantrong một giai đoạn Đối với các tỷ số, năm gốc có tỷ số là 100% Các năm khác được đolường trong mối tương quan với giá trị đó

2.4.4 Phân tích cân đối

Là phương pháp dùng để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố mà giữachúng có sẵn mối liên hệ cân đối và chúng là nhân tố độc lập Một lượng thayđổi trong mỗi nhân tố sẽ làm thay đổi trong chỉ tiêu phân tích đúng một lượng tương ứng

Trang 27

Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hình thành nhiều mốiquan hệ cân đối giữa:

Tài sản và nguồn vốn kinh doanh

Các nguồn thu với các nguồn chi

Nhu cầu sử dụng với khả năng thanh toán

Nguồn sử dụng vật tư với nguồn huy động

Phương pháp cân đối được sử dụng nhiều trong công tác lập kế hoạch sản xuấtkinh doanh và ngay cả trong công tác hoạch toán, nhằm nghiên cứu các mối liên hệ cânđối về lượng giữa các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh

2.4.5 Phân tích thay thế liên hoàn

2.4.5.1 Nội dung phương pháp thay thế liên hoàn

Phương pháp thay thế liên hoàn dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân

tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích Đây là phương pháp cơ bản và được sử dụng phổ biến trong phân tích Để thực hiện phương pháp này cần tuân thủ các nguyên tắc:

Thiết lập mối quan hệ toán học của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích, theo một trình tự nhất định, từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng

Để xác định ảnh hưởng của nhân tố nào, ta thay thế nhân tố phân tích vào nhân tố

kỳ gốc, cố định nhân tố còn lại rồi tính lại kết quả của chỉ tiêu phân tích Sau đó, đem kết quả này so sánh với kết quả của chỉ tiêu ở bước liền trước, chênh lệch này là ảnh hưởng của nhân tố vừa thay thế

Lần lượt thay thế các nhân tố theo trình tự đã sắp xếp để xác định ảnh hưởng của chúng Khi thay đổi nhân tố số lượng thì phải cố định nhân tố chất lượng ở kỳ gốc, ngược lại, khi thay thế nhân tố chất lượng thì phải cố định nhân tố số lượng ở kỳ phân tích

Tổng đại số các nhân tố ảnh hưởng phải bằng chênh lệch giữa chỉ tiêu kỳ phân tích

và kỳ gốc (đối tượng phân tích)

2.4.5.2 Các bước tiến hành phân tích

Bước 1: Xác định công thức.

Trang 28

Là thiết lập mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích qua một công thức nhất định Công thức gồm tích số các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích.Ví dụ:

Doanh thu = Giá bán x Sản lượng tiêu thụ

Khi xây dựng công thức cần thực hiện theo một trình tự nhất định, từ nhân tố sảnlượng đến nhân tố chất lượng, nếu có nhiều nhân tố lượng hoặc nhiều nhân tốchất lượng thì sắp xếp nhân tố chủ yếu trước và nhân tố thứ yếu sau

Bước 2: Xác định các đối tượng phân tích.

So sánh số thực hiện với số liệu gốc, chênh lệch có được đó chính là đối tượng phân tích

Gọi Q là chỉ tiêu cần phân tích;

Gọi a, b, c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích;

Thể hiện bằng phương trrình: Q = a x b x c

Đặt Q1: Chỉ tiêu kỳ phân tích, Q1= a1 x b1x c1

Q0: Chỉ tiêu kỳ kế hoạch, Q0 = a0 x b0 x c0

Q1 – Q0 = DQ: mức chênh lệch giữa kỳ thực hiện và kỳ gốc, đây cũng là đối tượng cần phân tích

DQ = a1 x b1 x c1 – a0 x b0 x c0

Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố.

Thực hiện theo trình tự các bước thay thế (Lưu ý: Nhân tố đã thay ở bước trước phải được giữ nguyên cho bước sau thay thế)

Thay thế bước 1 (cho nhân tố a)

a0 x b0 x c0 được thay thế bằng a1 x b0 x c0

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a là:

Da = a1 x b0 x c0 – a0 x b0 x c0

Trang 29

Thay thế bước 2 (cho nhân tố b)

a1 x b0 x c0 được thay thế bằng a1 x b1 x c0

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b là:

Db = a1 x b1 x c0 – a1x b0 x c0

Thay tlhế bước 3 (Cho nhân tố c)

a1 x b1 x c0 được thay thế bằng a1 x b1 x c1

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c là:

Dc = a1 x b1 x c1 – a1 x b1 x c0

Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta có: Da + Db +Dc = DQ

2.4.5.3 Ưu nhược điểm của phương pháp thay thế liên hoàn

Ưu điểm:

Là phương pháp đơn giản, dễ hiểu, dễ tính toán

Phương pháp thay thế liên hoàn có thể chỉ rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố,qua đó phản ánh được nội dung bên trong của hiện tượng kinh tế

2.4.6 Phân tích chỉ số

Phân tích tỷ số là một phương pháp quan trọng để thấy được mối quan hệ có ýnghĩa giữa hai thành phẩn của một báo cáo tài chính Để có ích nhất, nghiên cứu một tỷ sốcũng phải bao gồm việc nghiên cứu dữ liệu đằng sau các tỷ số đó Các tỷ số là nhữnghướng dẫn hoặc những phân tích có ích trong việc đánh giá tình hình tài chính và các hoạtđộng của một doanh nghiệp và việc so sánh chúng với kết quả hoạt động năm trước hoặc

Trang 30

các doanh nghiệp khác trong cùng ngành Mục đích chính của phân tích chỉ số là chỉ ranhững lĩnh vực cần nghiên cứu nhiều hơn, sâu hơn Nên các tỷ số gắn với những hiểu biếtchung về doanh nghiệp và môi trường của nó.

2.4.6.1 Nhóm chỉ số khả năng thanh toán (chỉ số thanh khoản)

Một tài sản có tính thanh khoản cao hay là tài sản thanh khoản (liquid asset) là loạitài sản có thể mua bán giao dịch trên thị trường và có thể nhanh chóng chuyển đổi thànhtiền với giá hiện hành trên thị trường Phân tích thanh khoản toàn diện yêu cầu sử dụngngân sách tiền mặt để thanh toán Bằng cách liên hệ tiền mặt và các tài sản lưu động củacông ty với các khoản nợ hiện hành, phân tích chỉ số cho ta thước đo nhanh chóng và dễsử dụng để đo tính thanh khoản Dưới đây là ba tỷ số thanh khoản thường hay sử dụngnhất

Tỷ số thanh khoản hiện hành ( tỷ số hiện hành – current ratio)

Tỷ số thanh khoản chủ đạo là tỷ số thanh khoản hiện hành, được tính bằng cáchchia các khoản tài sản lưu động (tài sản ngắn hạn - có thời gian đáo hạn bé hơn một năm)cho các khoản nợ ngắn hạn (nợ ngắn hạn – có thời gian đáo hạn bé hơn một năm)

Tỷ số hiện hành = Tàisản lưu đ ´ô ng

Tỷ số thanh toán nhanh

Tỷ số thanh khoản thứ hai được sử dụng là tỷ số thanh toán nhanh, được tính bằngcách trừ hàng tồn kho khỏi các tài sản lưu động và chia cho các nợ ngắn hạn

Trang 31

Tỷ số thanh toán nhanh = (tài sản lưu động )−(tồn kho )

Tỷ số khả năng thanh toán tổng quát

Tỷ số khả năng thanh toán tổng quát là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toánchung của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo Chỉ tiêu này cho biết: với tổng tài sản hiện códoanh nghiệp có đảm bảo trang trải các khoản nợ phải trả hay không Về mặt lý thuyết,nếu trị số chỉ tiêu “Tỷ số khả năng thanh toán tổng quát” của doanh nghiệp 1, doanhnghiệp đảm bảo được khả năng thanh toán tổng quát và ngược lại; khi trị số này < 1,doanh nghiệp không đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ Khi tỷ số khả năngthanh toán tổng quát càng nhỏ hơn 1, doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán

Tỷ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng nợ phảitrả Tổng số tài sản

2.4.6.2 Các tỷ số đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh

Tỷ suất sinh lời của vốn (ROI)

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp muốn lấy thu bù chi và có lãi,bằng cách so sánh lợi nhuận với vốn đầu tư, ta sẽ thấy khả năng tạo ra lợi nhuận củadoanh nghiệp từ vốn, được xác định bằng công thức:

ROI = tổnglợi nhuận kế toántrước thuế và lãi vay tổng vốn bìnhquân ∗100

Trong đó:

Tổng vốn bình quân (tài sản bình quân) = tổngtài sản đầu kỳ +tổngtài sản cuối kỳ2

Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích, doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng vốn đầu tưthì thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế Chỉ tiêu này mới thể hiện hiệu quả thựcchất của 1 đồng vốn sử dụng trong kinh doanh Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quảsử dụng vốn càng tốt

Trang 32

Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)

Trong quá trình tiến hành những hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệpmong muốn tiến hành mở rộng quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ, nhằm tăng trưởngmạnh Do vậy, nhà quản trị thường đánh giá hiệu quả sử dụng các tài sản đã đầu tư, có thểxác định bằng công thức:

ROA = lợinhuận sau thuế tài sản bình quân ∗100

Chỉ tiêu này cho biết trong 1 kỳ phân tích, doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng tài sản đầu

tư thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệuquả kinh doanh càng tốt, đó là nhân tố giúp nhà quản trị đầu tư theo chiều rộng như xâydựng nhà xưởng, mua thêm máy móc thiết bị, mở rộng thị phần tiêu thụ…

Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS)

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu được tính bằng cách chia lãi ròng trên doanh thu,chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp thu được 100 đồng doanh thu thì thu được bao nhiêuđồng lợi nhuận sau thuế

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = doanh thu lãi ròng ∗100

Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi (đặc biệt là doanh số) thì lợi nhuậnròng trên doanh thu càng cao thì càng tốt cho doanh nghiệp Nếu một công ty định giá sảnphẩm của mình cao thì có thể tạo được lợi nhuận trên doanh thu cao nhưng không tối ưuhóa được lợi nhuận do doanh số thấp

2.4.6.3 Các tỷ số hiệu quả sử dụng tài sản

Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản chung

Khi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, cần phải nghiên cứu một cách toàn diện cả

về thời gian, không gian, môi trường kinh doanh và đồng thời đặt nó trong mối quan hệvới sự biến động giá cả các yếu tố sản xuất

Do vậy, khi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản trước hết phải xây dựng được hệthống các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết phù hợp với đặc điểm của từng nhóm tàisản sử dụng trong các doanh nghiệp, sau đó phải biết vận dụng phương pháp phân tíchthích hợp Việc phân tích phải được tiến hành trên cơ sở phân tích từng chỉ tiêu sau đó

Trang 33

tổng hợp lại, từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, nhằm khaithác hết công suất các tài sản đã đầu tư.

Số vòng quay của tài sản

Trong hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp mong muốn tài sản vận động khôngngừng, đẩy mạnh tăng doanh thu, là nhân tố góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

Số vòng quay của tài sản có thể được tính bằng công thức:

Số vòng quay của tài sản = Tổng doanhthu thuần tài sản bìnhquân

Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích tài sản được quay bao nhiêu vòng, chỉtiêu này càng cao, chứng tỏ tài sản vận động càng nhanh, góp phần tăng doanh thu và làđiều kiện nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp, và ngược lại Tuy nhiên, chỉ tiêu này phụthuộc vào ngành nghề kinh doanh, đặc điểm cụ thể của mỗi loại tài sản trong các doanhnghiệp

Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần

Khả năng tạo ra doanh thu thuần của tài sản là một chỉ tiêu kinh tế cơ bản để dựkiến vốn đầu tư khi doanh nghiệp muốn một mức doanh thu thuần như dự kiến, chỉ tiêunày thường được xác định như sau:

Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần = Tàisản bình quân doanhthu thuần

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, doanh nghiệp thu được 1 đồng doanh thuthuần thì cần bao nhiêu đồng tài sản đầu tư, chỉ tiêu này càng thấp hiệu quả sử dụng tàisản càng tốt, góp phần tiết kiệm tài sản và nâng cao doanh thu thuần trong kỳ của doanhnghiệp

Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của các tài sản mà doanhnghiệp đang sử dụng cho hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu này thường được xác định nhưsau:

Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế = Tài sản bìnhquân lãi ròng

Trang 34

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, doanh nghiệp thu được 1 đồng lợi nhuậnsau thuế thu nhập doanh nghiệp thì cần bao nhiêu đồng tài sản đầu tư, chỉ tiêu này càngthấp hiệu quả sử dụng tài sản càng cao, hấp dẫn cổ đông đầu tư.

Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản thông qua mô hình tài chính (Dupont)

Phân tích Dupont là việc phân tích nhằm chỉ ra mối liên hệ giữa các chỉ số tàichính Thông qua phân tích Dupont người ta sẽ có một cái nhìn tổng thể về báo cáo tàichính của doanh nghiệp

Tỷ suất lãi ròng trên doanh thu nhân với vòng quay tổng tài sản được gọi làphương trình Dupont căn bản Công thức này cho biết tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản(ROA)

ROA =

lãi ròng doanh thudoanh thu tổngtài sản bìnhquân

Mô hình tài chính Dupont là một trong các mô hình thường được vận dụng để phântích hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp trong mối quan hệ mật thiết giữa các yếu

tố đầu vào và kết quả đầu ra Yếu tồ đầu vào của các doanh nghiệp thể hiện bằng các tàisản đầu tư Kết quả đầu ra của doanh nghiệp đó là chỉ tiêu doanh thu thuần, lợi nhuận.Mục đích của mô hình tài chính Dupont là phân tích khả năng sinh lời của một đồng tàisản mà doanh nghiệp sử dụng dưới sự ảnh hưởng cụ thể của những bộ phận tài sản, chiphí, doanh thu nào Thông qua phân tích, giúp cho các nhà quản trị đưa ra các quyết địnhnhằm đạt khả năng lợi nhuận mong muốn Sau đó dựa vào mô hình phân tích tài chính chitiết này để nghiên cứu, xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của tài sản(ROA)

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ phân tích Dupont

Trang 35

Nguồn: Giáo trình phân tích báo cáo tài chính

Ý nghĩa của mô hình Dupont như sau:

Bên phải triển khai toàn số vòng quay của toàn bộ số tài sản bình quân: phần nàytrình bày tài sản ngắn hạn bình quân cộng với tài sản dài hạn bình quân bằng tổng số tàisản doanh nghiệp sử dụng Doanh thu thuần tiêu thụ chia cho toàn bộ tài sản bình quâncho biết số vòng quay của tài sản trong một kỳ phân tích

Số vòng quay tài sản bình quân càng cao chứng tỏ sức sản xuất của các tài sảncàng nhanh, đó là nhân tố để tăng sức sinh lời của tài sản

Nhìn vào bên phải ta thấy vòng quay của tài sản bình quân bị ảnh hưởng bởi nhữngnhân tố:

Tổng doanh thu thuần càng lớn, số vòng quay càng nhiều

Tài sản bình quân càng nhỏ, số vòng quay càng nhiều

Song tổng doanh thu thuần và tổng tài sản bình quân có mối quan hệ mật thiết vớinhau, trong thực tế hai chỉ tiêu này thường quan hệ cùng chiều, khi tổng tài sản bình quântăng thì tổng doanh thu thuần cũng tăng

Tỷ suất lợi nhuận theo tài sản

Vòng quay của tài sản

Tổng tài sản

Tổng tài sản dài hạn

Tổng tài sản ngắn hạn

Vốn bằng tiền, phải thu

Vốn vật tư, hàng hóa

Doanh thu thuần

Tỷ lệ lãi theo doanh thu

Doanh thu thuần

Lợi nhuận

thuần

Tổng chi phí

Chi phí

sản suất

Chi phí

ngoài sản xuấtDoanh thu

thuần

Trang 36

Trên cơ sở nếu doanh nghiệp muốn tăng vòng quay của tài sản thì cần phân tíchcác nhân tố có liên quan, phát hiện các mặt tích cực, tiêu cực của từng nhân tố để có biệnpháp nâng cao số vòng quay của tài sản bình quân, góp phần nâng cao hiệu quả kinhdoanh.

Bên trái triển khai tỷ suất sinh lợi của doanh thu thuần: phần này trình bày tổng chiphí bao gồm chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản suất Doanh thu thuần trừ đi tổng chiphí bằng lợi nhuận thuần, lợi nhuận thuần chia cho doanh thu thuần bằng tỷ suất sinh lờicủa doanh thu thuần

Bên trái cho biết những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của doanh thuthuần Trên cơ sở đó, doanh nghiệp muốn tăng sức sinh lời của doanh thu thuần cần cónhững biện pháp giảm chi phí bằng cách phân tích những nhân tố cấu thành đến tổng chiphí để có biện pháp phù hợp Đồng thời tìm mọi biện pháp để nâng cao doanh thu, giảmcác khoản giảm trừ

Khi nghiên cứu khả năng sinh lời của tài sản cũng cần phải quan tâm đến mức tăngcủa vốn chủ sở hữu bởi số vòng quay của tài sản bình quân và sức sinh lời của doanh thuthuần là hai nhân tố không phải lúc nào cũng tăng ổn định Mặt khác, để tăng lợi nhuậntrong tương lai cũng cần phải đầu tư thêm Việc tăng vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào lợinhuận thuần và chính sách phân phối lợi nhuận cua doanh nghiệp Do vậy, cần kết hợptăng vốn chủ sở hữu và tăng các nguồn tài trợ bên ngoài

Tóm lại, phân tích hiệu quả sử dụng của tài sản doanh nghiệp dựa vào mô hình tàichính Dupont đã đánh giá đầy đủ trên mọi phương diện Đồng thời phát hiện ra các nhân

tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản để từ đó có những biện pháp nâng cao lợinhuận của doanh nghiệp

Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn (TSNH)

Quá trình vận động của tài sản ngắn hạn bắt đầu từ giai đoạn cung cấp dùng tiền đểmua nguyên vật liệu dự trữ quá trình sản xuất, sau đó tiến hành sản xuất và tiêu thụ sảnphẩm muốn cho quá trình sản xuất liên tục, doanh nghiệp cần có một lượng vốn nhấtđịnh để đầu tư vào từng giai đoạn của quá trình sản xuất Quản lý chặt chẽ tài sản ngắnhạn sẽ góp phần giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao lợi nhuận chodoanh nghiệp Để phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn ta thường sử dụng các chỉtiêu sau:

Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn

Trang 37

Chỉ tiêu này được xác định như sau:

Tỷ suất sinh lời của TSNH = Tài sản ngắnhạn bình quân lợinhuận sau thuế ∗100

Trong đó:

TSNH bình quân = tài sản ngắn hạn đầu kỳ +tài sản ngắn hạn cuốikỳ2

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 100 đồng tài sản ngắnhạn thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sử dụng

ta ngắn hạn là tốt góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp

Số vòng quay của tài sản ngắn hạn

Chỉ tiêu này được xác định như sau:

Số vòng quay của TSNH = tài sản ngắn hạn bìnhquân Tổng doanh thuthuần

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích các tài sản ngắn hạn quay được bao nhiêuvòng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là tốt Hoặc chobiết 1 đồng giá trị tài sản đầu tư trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần,chỉ tiêu này thể hiện sự vận động của tài sản ngắn hạn trong kỳ, chỉ tiêu này càng caochứng tỏ tài sản ngắn hạn vận động càng nhanh, đó là nhân tố góp phần nâng cao lợinhuận Số liệu để tính chỉ tiêu này phụ thuộc vào kỳ phân tích của doanh nghiệp có thểtính theo tháng, quý, năm Tổng doanh thu thuần trong kỳ lấy được từ chỉ tiêu số 10 củaBáo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Từ đây có thể xác định được số tiền tiết kiệm hay lãng phí do số vòng quay của tàisản ngắn hạn nhanh hay chậm

-Thời gian 1 vòng luân chuyển tài sản ngắn hạn

Chỉ tiêu này được xác định như sau:

Số vòng quay TSNH

kỳ PT

Số vòng quay TSNH

kỳ gốc

TSNH bình quân kỳ gốc

Số tiền tiết

kiệm, lãng phí

Trang 38

Thời gian 1 vòng luân chuyển TSNH = thời giancủa kỳ phântích số vòng quay của TSNH

Chỉ tiêu này cho biết mỗi vòng quay của tài sản ngắn hạn hết bao nhiêu ngày, chỉtiêu này càng thấp, chứng tỏ các tài sản ngắn hạn vận động nhanh, góp phần nâng caodoanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp

Thời gian của kỳ phân tích phụ thuộc vào tháng, quý, năm mà doanh nghiệp tiếnhành Từ đây ta có thể tính được việc tiết kiệm hay lãng phí thời gian do số vòng quay củatài sản ngắn hạn nhanh hay chậm so với kỳ trước hoặc các doanh nghiệp kinh doanh cùngnghề

Suất hao phí của tài sản ngắn hạn so với doanh thu

Chỉ tiêu này được xác định như sau:

Suất hao phí của TSNH so với doanh thu = TSNH bìnhquân doanh thuthuần

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp muốn có 1 đồng doanh thu, doanh thu thuầntrong kỳ thì cần bao nhiêu đồng giá trị tài sản ngắn hạn, đó là căn cứ để đầu tư các tài sảnngắn hạn cho phù hợp Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạncàng cao

Suất hao phí của tài sản ngắn hạn so với lợi nhuận sau thuế

Chỉ tiêu này được xác định như sau:

Suất hao phí của TSNH so với lợi nhuận = Lợi nhuận sau thuế TSNH bình quân

Chỉ tiêu này cho biết để có 1 đồng lợi nhuận sau thuế thì cần bao nhiêu đồng tàisản ngắn hạn bình quân, chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắnhạn càng cao Chỉ tiêu này còn là căn cứ để các doanh nghiệp xây dựng dự toán về nhucầu tài sản ngắn hạn khi muốn có mức lợi nhuận như mong muốn

Phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho

Số vòng quay của hàng tồn kho (HTK)

Chỉ tiêu này được xác định như sau:

Trang 39

Số vòng quay của HTK = Hàngtồn kho bìnhquân Giá vốn hàng bán

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích vồn đầu tư cho hàng tồn kho quay đượcbao nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hàng tồn kho vận động không ngừng đó lànhân tố để tăng doanh thu, góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

Hàng tồn kho bình quân được tính như sau:

Hàng tồn kho bình quân = hàng tồnkho đầu kỳ+hàng tồnkho cuốikỳ2

Thời gian 1 vòng quay của hàng tồn kho

Chỉ tiêu này được xác định như sau:

Thời gian 1 vòng quay của HTK = thời gian của kỳ phântích số vòng quay của HTK

Chỉ tiêu này cho biết một vòng quay của hàng tồn kho mất bao nhiêu ngày, chỉ tiêunày càng thấp, chứng tỏ hàng tồn kho vận động nhanh đó là nhân tố góp phần tăng doanhthu và lợi nhuận của doanh nghiệp Thời gian của kỳ phân tích có thể là tháng, quý, nămtùy theo mục tiêu của các việc phân tích

Hệ số đảm nhiệm hàng tồn kho

Chỉ tiêu này được xác định như sau:

Hệ số đảm nhiệm HTK = tổngdoanh thuthuần HTK bìnhquân

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp muốn có 1 đồng doanh thu thuần thì cần baonhiêu đồng đầu tư cho hàng tồn kho, chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả sử dụng vốn đầu

tư cho hàng tồn kho càng cao Thông qua chỉ tiêu này các nhà quản trị kinh doanh xâydựng kế hoạch về dự trữ, thu mua, sử dụng hàng hóa, thành phẩm một cách hợp lý gópphần nâng cao hiệu quả kinh doanh

Thông qua việc phân tích luân chuyển của hàng tồn kho các nhà quản trị kinhdoanh đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho hàng tồn kho

Tăng tốc độ luân chuyển hàng tồn kho là rút ngắn thời gian hàng tồn nằm trong cáckhâu của quá trình sản xuất kinh doanh như dự trữ, sản xuất và lưu thông Đồng thời là

Trang 40

điều kiện quan trọng để phát triển sản xuất kinh doanh để doanh nghiệp có điều kiện mởrộng quy mô của quá trình sản xuất mà không cần phải tăng thêm vốn đầu tư.

Mặt khác, tăng tốc độ luân chuyển hàng tồn kho còn góp phần doanh nghiệp giảmchi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm tạo điều kiện cho doanh nghiệp thỏa mãn các nhu cầusản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh

Kỳ thu tiền bình quân (DSO – Day Sales Outstanding)

DSO được sử dụng để thẩm định khoản phải thu và được tính bằng cách chiakhoản phải thu cho doanh thu trung bình hàng ngày để tính xem doanh thu bao nhiêungày liên quan đến khoản phải thu Do vậy, kỳ thu tiền bình quân cho thấy công ty trungbình mất bao nhiêu thời gian phải đợi từ lúc bán hàng cho đến khi thu được tiền

DSO = doanh thubìnhquân ngày phảithucủa khách hàng = phải thucủa khách hàng

(doanh thu hằng năm)/360

Công thức trên quy ước một năm công ty làm việc 360 ngày

Kỳ thu tiền bình quân (DSO) có thể đánh giá được bằng cách so sánh tỷ số này vớiđiều kiện và thời hạn thu tiền bán hàng của công ty Khi DSO cao thì công ty gặp khókhăn trong việc đòi các khoản tiền từ khách hàng có thể khiến công ty gặp các rắc rối vềtài chính từ các khoản nợ khó đòi Tuy nhiên, nếu DSO quá thấp cho thấy chính sách bánhàng của công ty là quá chặt chẽ và thiếu tính linh hoạt Chính vì thế, trong những nămgần đây chỉ số DSO nhìn chung có xu hướng tăng

Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn (TSDH)

Tài sản dài hạn đó là những tài sản thường có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài,thời gian sử dụng thường phụ thuộc vào chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp Đối vớidoanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng thì những tài sản cókhả năng thu hồi vốn hay thanh toán sau 12 tháng kể từ khi kết thúc năm kế toán được coi

là tài sản dài hạn Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh dài hơn 12 tháng thì nhữngtài sản có khả năng thu hồi vốn hay thanh toán sau một chu kỳ kinh doanh kể từ khi kếtthúc kế toán năm được coi là tài sản dài hạn

Tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn

Chỉ tiêu này được xác định như sau:

Ngày đăng: 22/08/2024, 17:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w