GIỚI THIỆU
Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh KT-XH hiện nay, sự hội nhập toàn cầu của nước ta ngày càng sâu rộng trên mọi lĩnh vực tạo ra động lực cho phát triển, và đặc biệt khi nước ta tham gia ASEAN đã chính thức hình thành một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung, được xây dựng thông qua: Tự do lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn, lao động có tay nghề và tạo ra khu vự kinh tế cạnh tranh, được xây dựng thông qua các khuôn khổ chính sách về cạnh tranh, bảo hộ người tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ và là thuế quan và thương mại điện tử.
Với sự thuận lợi khi hợp tác giữa ngành Tài chính Việt Nam với các tổ chức quốc tế (WB, IFC, IMF ) đã thúc đẩy quá trình cải cách hệ thống, bao gồm cả việc đẩy mạnh sự minh bạch trong công tác quản lý thuế Việc tham gia vào BEPS mang lại nhiều lợi ích cho ngành Thuế, bao gồm việc củng cố bảo vệ nguồn thu thuế; Nâng cấp thể chế, chính sách thuế phù hợp thông lệ, chuẩn mực quốc tế; Đảm bảo môi trường thuận lợi, bình đẳng thu hút đầu tư nước ngoài, đồng thời nâng cao tính tuân thủ của NNT.
Cùng với sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên nền tảng công nghệ số và tài nguyên số, nhiều phương thức hoạt động kinh doanh đa quốc gia tại Việt Nam dựa trên nền tảng công nghệ thông tin ngày càng phát triển với nhiều đặc thù như: các giao dịch liên kết phổ biến trên toàn cầu, dữ liệu giao dịch từ sản xuất đến tiêu dùng, từ đặt hàng đến thanh toán được thực hiện trong môi trường kết nối mạng internet Do đó các DN dễ dàng xóa dấu vết, thay đổi các phương thức kết nối, đăng ký và thay đổi địa chỉ kinh doanh thuận tiện tại các thiên đường thuế trên thế giới nơi có mức thuế TNDN tượng trưng hoặc chỉ bằng không Mặt khác chính sách và cơ chế quản lý thuế ngày càng phải được hiện đại hóa và phù hợp với môi trường kinh doanh trong xu thế hội nhập toàn cầu và môi trường kinh doanh khởi nghiệp khi nguồn lực của cơ quan thuế chỉ có hạn nếu không nói là yếu và thiếu.
Các số liệu tại Bảng xếp hạng V1000 - TOP 1.000 DN đóng thuế TNDN lớn nhất Việt Nam năm 2015 - do Công ty Vietnam Report phối hợp với Báo vietnamnet công bố cho thấy số lượng DN FDI chiếm nhiều nhất với 460 DN, tuy nhiên tỷ lệ đóng góp vào tổng số thuế TNDN của toàn bảng chỉ dừng lại ở mức 37% Điều này cho thấy sự bất tương xứng trong số lượng DN và mức đóng góp của DN trong khối FDI (lượng
DN nhiều nhưng đóng thuế ít) trong khi khối FDI ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong quy mô nền kinh tế Việt Nam.
Không chỉ đóng góp trực tiếp về kinh tế, chính những nhà đầu tư nước ngoài là tác nhân tạo ra áp lực lớn buộc các công ty trong nước phải đổi mới, phải chuyển mình để có thể lớn mạnh và tồn tại trong nền kinh tế thị trường Sự hoạt động và cạnh tranh của các DN FDI là tác nhân quan trọng để hiện đại hóa thể chế kinh tế thị trường và thúc đẩy quá trình tái cơ cấu kinh tế của Việt Nam Các DN FDI vào Việt Nam đã thổi một luồng sinh khí mới vào các hoạt động sản xuất và kinh doanh trong nước Tính cạnh tranh giữa các DN càng được đẩy mạnh, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế Đúng như nhận định của một chuyên gia kinh tế hàng đầu Việt Nam: Thành tích lớn nhất của thu hút FDI mấy chục năm qua là thúc đẩy tăng trưởng, góp phần chuyển dịch cơ cấu, nâng cao trình độ công nghiệp, giúp mang lại phương thức kinh doanh mới cho nền kinh tế.
Tuy nhiên theo số liệu thống kê từ Tổng cục Thuế năm 2015 cho biết, cả nước có đến 50% số DN FDI đang hoạt động kê khai lỗ, trong đó có nhiều DN kê khai lỗ đến 3 năm, thậm chí 5 năm Theo các quy định hiện hành, với tình trạng kinh doanh thua lỗ, DN đó tránh được việc nộp thuế Tuy nhiên, nghịch lý ở chỗ, dù lỗ triền miên, nhưng các DN đó vẫn liên tục mở rộng SXKD Hiện tượng này, theo nhìn nhận của các chuyên gia là biểu hiện của tình trạng lợi dụng việc chuyển giá để gian lận, trốn thuế Hiện nay, cơ chế quản lý của ngành thuế là NNT tự khai, tự tính, tự nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước (NSNN); cơ quan thuế thức hiện chức năng tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ NNT để nâng cao tính tuân thủ, tự giác chấp hành các nghĩa vụ thuế theo quy định pháp luật, đồng thời tăng cường chức năng thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, chống thất thu NSNN.
Tính riêng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, qua số liệu từ hệ thống tin học quản lý thuế của ngành từ năm 2012 - 2015 số DN FDI thường xuyên kê khai lỗ cũng chiếm đến 50% trong tổng số DN FDI đang hoạt động tại địa bàn Các DN FDI kinh doanh thua lỗ thường tập trung vào các ngành nghề: gia công may mặc; Da giày; Sản xuất, dịch vụ dầu khí; Công nghiệp chế biến; Đặc biệt đa số DN FDI hoạt động trong lĩnh vực may mặc, giày da có kết quả kinh doanh thua lỗ trong khi hầu hết các DN trong nước cùng ngành nghề đều có lãi Mặc dù thua lỗ triền miên, nguồn thu từ thuế TNDN giảm sút nghiêm trọng song các DN FDI tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu họat động SXKD bình thường thậm chí vẫn đầu tư mở rộng quy mô SXKD Điều này cho thấy, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế được mở rộng, tỷ lệ thua lỗ cao tại các DN FDI trong thời gian qua chính là biểu hiện của hoạt động chuyển giá nhằm tối thiểu hóa nghĩa vụ thuế TNDN, tối đa hóa lợi nhuận đang diễn ra ngày càng phổ biến, tinh vi và đa dạng, trở thành thách thức lớn đối với cơ quan thuế.
Mặt khác với mong muốn phát triển thêm luận văn của bản thân từ luận văn tốt nghiệp văn bằng 2 của bản thân năm 2014 (lớp DB12D1) về “Tăng cường quản lý thuế và công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu” tại trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu và với một số kiến thức khi được ngành Thuế cử đi đào tạo và tập huấn với các chuyên gia nước ngoài về lĩnh vực chuyển giá, lĩnh vực chống xói mòn cơ sở dữ liệu và chuyển dịch lợi nhuận (BEPS) với sự tài trợ của JICA, OECD, WB tôi thật sự hy vọng rằng qua quá trình chọn luận văn đề tài về các yếu tố ảnh hưởng đến thuế TNDN của các DN FDI sẽ củng cố thêm kiến thức và phục vụ tốt hơn cho công việc của bản thân mình.
Tính cấp thiết của đề tà i
Có thể khẳng định rằng, qua một phần tư thế kỷ mở cửa thu hút FDI, khu vực
DN FDI đã đầu tư trên 106 tỷ USD vào Việt Nam (chiếm trên 23% tổng vốn đầu tư toàn xã hội), góp phần tăng năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, quản trị DN, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế
Nhưng “mặt trái của tấm huy chương” - như nhận định của chính cơ quan thuế - là “tình trạng kê khai lỗ của không ít DN FDI Cụ thể, gần 70% số DN FDI đang hoạt động kê khai lỗ, thậm chí lỗ liên tục trong nhiều năm, trong khi DN Việt Nam hoạt động cùng lĩnh vực, với quy mô vốn, thị trường nhỏ hơn, song vẫn có lãi.
Việc nhiều DN FDI kê khai có lãi, nhưng tỷ suất lợi nhuận/doanh thu không đáng kể đã trở nên phổ biến Kết quả là, khu vực FDI chỉ chiếm 9-10% tổng thu nội địa hàng năm (không kể dầu thô), trong khi khối này chiếm trên 61% tổng kim ngạch xuất khẩu và hơn 56% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước (Nguồn: Mạnh Bôn - Báo Đầu Tư ngày 6-3-2014).
Cùng với việc gia tăng các hoạt động đầu tư, chuyển giá diễn ra ngày càng phổ biến, tinh vi, đa dạng, trở thành thách thức không chỉ đối với cơ quan thuế, mà cho cả nền kinh tế Bởi chuyển giá không chỉ gây thất thu NSNN, mà còn làm méo mó môi trường đầu tư, cạnh tranh không bình đẳng với DN trong nước, lãng phí tài nguyên, khoáng sản của đất nước.
Cơ chế quản lý của ngành thuế hiện nay là NNT tự khai, tự tính, tự nộp thuế vào NSNN; cơ quan thuế thức hiện chức năng tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ NNT để nâng cao tính tuân thủ, tự giác chấp hành các nghĩa vụ thuế theo quy định pháp luật, đồng thời tăng cường chức năng thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, chống thất thu NSNN.
Hiện nay thuế TNDN là nguồn thu quan trọng của NSNN Từ năm 2004 đến nay, mặc dù có sự điều chỉnh giảm mức động viên thuế suất từ 32% xuống còn 28% (từ năm 2004-2008), 25% kể từ ngày 01/01/2009, 22% kể từ ngày 1/1/2014 và 20% kể từ ngày 1/1/2016 theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế TNDN Nhưng tuy nhiên số thu thuế TNDN hàng năm vẫn đảm bảo tăng trưởng là do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
Một là, số lượng DN, quy mô đầu tư đều tăng do môi trường đầu tư hấp dẫn Luật thuế TNDN được sửa đổi vào các thời điểm thích hợp đã tạo môi trường đầu tư thông thoáng và hấp dẫn hơn.
Hai là, cùng với việc giảm thuế suất, các quy định về căn cứ tính thuế được quy định rõ ràng, minh bạch hơn trước đã tạo điều kiện và khuyến khích các DN tự giác hạch toán, kê khai đầy đủ, rõ ràng.
Ba là, các quy định về xử phạt, cũng như các biện pháp chế tài đã từng bước hoàn thiện, góp phần tạo điều kiện cho cơ quan thuế tăng cường kiểm tra giám sát, cũng như chống thất thu cho NSNN.
Bảng 1.1: Số liệu thu thuế TNDN từ khu vực DN FDI tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu qua các năm như sau: ĐVT: triệu đồng
Nguồn: Cục Thuế tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu
Với tầm quan trọng trong việc đóng góp số thu lớn vào NSNN của các DN FDI tại địa bàn nói riêng và ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam nói chung, để có được những chính sách đúng đắn, kịp thời đảm bảo tăng cường số thu cho NSNN, tôi đã chọn đề tài : “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thuế TNDN của DN FDI trên tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu” nhằm hiểu rõ hơn các hoạt động, các yếu tố làm ảnh hưởng đến số thu NSNN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để có những hàm ý chính sách và kiến nghị phù hợp chống thất thu NSNN.
Mục tiêu nghiên cứu
Mụ c tiêu tổng quát: xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thuế
TNDN của các DN FDI trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để có giải pháp chống thất thu thuế TNDN cho NSNN.
(i) Phân tích các yếu tố đặc biệt là chuyển giá ảnh hưởng như thế nào đến thuế TNDN.
(ii) Đo lường và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố các yếu tố đến thuế TNDN của các DN FDI trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
(iii) Khuyến nghị các chính sách phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để chống thất thu thuế TNDN.
Trên cơ sở phân tích dữ liệu thu thập, nghiên cứu đề tài nhằm đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau:
(i) Các yếu tố và chuyển giá ảnh hưởng như thế nào đến thuế TNDN của các
DN FDI trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu?
(ii) Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố và chuyển giá đến thuế TNDN của các DN FDI trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu?
(iii) Hàm ý chính sách nào hiệu quả nhằm chống thất thu thuế TNDN của các
DN FDI trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu?
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sẽ dựa trên cơ sở những nghiên cứu định lượng và định tính để xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến thuế TNDN của các DN FDI trên điạ bàn tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu Vì vậy, nguồn số liệu để đánh giá, phân tích chủ yếu dựa trên dữ liệu thứ cấp thu thập từ nguồn dữ liệu từ hệ thống ứng dụng tin học quản lý thuế các DN của Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê, kinh tế lượng là STATA 13.
Phương pháp phân tích bằng mô hình hồi quy tuyến tính, sử dụng phần mềm kinh tế lượng chuyên dụng STATA để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thuế TNDN của các DN FDI tại địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Ngoài các dữ liệu từ hệ thống tin học quản lý DN của ngành Thuế, đề tài còn sử dụng những số liệu thứ cấp được thu thập từ Tổng cục Thuế, các Sở, Ngành có liên quan của tỉnh như: Sở Tài chính, Cục Thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư để bổ sung, minh họa và làm rõ những nội dung được phân tích các số liệu Phần mô tả tổng quát tình hình hoạt động và đầu tư của DN FDI, dùng phương pháp thống kê mô tả, so sánh để phân tích số liệu Qua phân tích, đánh giá sẽ cho thấy tình hình hoạt động của các
DN FDI từ đó có những biện pháp, chính sách phù hợp chống thất thu thuế TNDN.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu các DN FDI đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu: Đối tượng được nghiên cứu là các DN FDI thực hiện kê khai và nộp thuế tại Cục Thuế Bà Rịa-Vũng Tàu Số lượng DN FDI thực hiện kê khai nộp thuế các năm gần đây tại Cục Thuế Bà Rịa-Vũng Tàu có trung bình 261 DN Tuy nhiên, chỉ tiến hành chọn mẫu nghiên cứu theo phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện, số mẫu là 132
DN FDI thuộc phạm vi Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quản lý.
Dữ liệu dùng trong nghiên cứu bao gồm: Nguồn dữ liệu thứ cấp có được từ nguồn cơ sở dữ liệu nội bộ ngành thuế, chủ yếu là từ hệ thống ứng dụng tin học quan lý DN của ngành Thuế; Nguồn dữ liệu khác từ Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư,
Sở Lao động thương binh xã hội, Cục Thống kê để xác định thêm thông tin về vốn góp, số lao động nước ngoài Việc nghiên cứu dựa trên số liệu của các DN FDI trong năm 2013-2015.
Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài qua việc nghiên cứu số liệu từ hệ thống ứng dụng tin học quản lý thuế các DN của ngành thuế, phân tích mô hình hồi quy sẽ xác định được một cách khoa học và thực tế về các yếu tố thực sự có ảnh hưởng đến thuế TNDN của các DN FDI trên địa bàn Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể, khả thi và phù hợp nhằm giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thuế có thể ban hành những cơ chế, chính sách, biện pháp và kinh nghiệm chống thất thu thuế TNDN.
Kết cấu của đề tà i
Đề tài bao gồm 05 chương:
Chương 1: Phần giới thiệu: Chương này giới thiệu tổng quan về vấn đề nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài: câu hỏi, mục tiêu, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu và thu thập số liệu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu trước: Trong chương này trình bày các khái niệm, cơ sở lý thuyết, mô hình lý thuyết và các kết quả của những nghiên cứu trước đó có liên quan đến đề tài nghiên cứu Đồng thời đề xuất mô hình nghiên cứu của đề tài.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Trình bày mô hình nghiên cứu của đề tài, phân tích các yếu tố và chuyển giá ảnh hưởng đến thuế TNDN của các DN FDI và giải pháp chống thất thu thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, các phương pháp nghiên cứu được ứng dụng trong đề tài, mô tả phương thức thu thập số liệu và các kỹ thuật phân tích dữ liệu.
Chương 4: Phân tích kết quả: Mục đích của chương này là giới thiệu và phân tích về tình hình đầu tư, phân tích một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu, tổng quan về phát triển KT-XH, đóng góp của khu vực DN FDI trong tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và đánh giá tình hình đóng góp NSNN trên địa bàn của tỉnh của các DN FDI năm 2015.
Trình bày các kết quả nghiên cứu đạt được để giải quyết, trả lời các câu hỏi, mục tiêu nghiên cứu và cuối cùng là kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đã đặt ra.
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị: Trình bày tóm tắt các kết quả nghiên cứu đã đạt được Đồng thời đề xuất gợi ý cơ chế, chính sách từ kết quả nghiên cứu, nêu những hạn chế của đề tài và gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Các khái niệm nghiên cứu
Thuế xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước và sự phát triển tồn tại của nền kinh tế hàng hóa tiền tệ Nhà nước sử dụng thuế như một công cụ để phục vụ cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình Lịch sử càng phát triển, các hệ thống thuế khóa, các hình thức thuế khóa và pháp luật thuế ngày càng đa dạng và hoàn thiện cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, các khoản đóng góp của người dân cho Nhà nước được xác định và được quy định công khai bằng luật pháp của Nhà nước
Các khoản thuế đóng góp của dân tạo thành quỹ tiền tệ của Nhà nước Cùng với sự hoàn thiện chức năng của Nhà nước, phạm vi sử dụng quỹ tiền tệ của Nhà nước ngày càng mở rộng Nó không chỉ đảm bảo chi tiêu để duy trì quyền lực của bộ máy Nhà nước, mà còn để chi tiêu cho các nhu cầu phúc lợi chung và kinh tế Như vậy gắn liền với Nhà nước, thuế luôn là một vấn đề thời sự nóng bỏng đối với các hoạt động kinh tế xã hội và với mọi tầng lớp dân cư.
Có rất nhiều các quan điểm nhìn nhận thuế dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng đứng trên góc độ tài chính, có thể xem xét thuế dưới khái niệm như sau:
Thuế là một trong những biện pháp tài chính bắt buộc nhưng phi hình sự của Nhà nước nhằm động viên một số bộ phận thu nhập từ lao động, từ của cải, từ vốn, từ các chi tiêu hàng hóa và dịch vụ, từ tài sản của các thể nhân và pháp nhân nhằm tập trung vào tay Nhà nước để trang trải các khoản chi phí cho bộ máy nhà nước và các nhu cầu chung của xã hội Các khoản động viên qua thuế được thể chế hóa bằng luật (Thư viện học liệu mở Việt Nam htpps://voer.edu.vn).
Với nhận thức như vậy, có thể thấy rõ sự khác nhau giữa thuế với các hình thức phân phối khác dựa trên những đặc điểm chủ yếu sau đây: Đặc điểm thứ nhất: Thuế là một biện pháp tài chính của Nhà nước mang tính quyền lực, tính cưỡng chế, tính pháp lý cao nhưng sự bắt buộc này là phi hình sự.
Quá trình động viên nguồn thu từ thuế của Nhà nước là quá trình chuyển đổi quyền sở hữu một bộ phận thu nhập của các pháp nhân và thể nhân thành quyền sở hữu của Nhà nước Do đó Nhà nước phải dùng quyền lực để thực hiện quyền chuyển đổi Tính quyền lực tạo nên sự bắt buộc là một tất yếu khách quan, nhưng vì các hoạt động thu nhập của thể nhân và pháp nhân không gây cản trở cho xã hội nên tính bắt buộc này là phi hình sự Vì vậy có thể nói việc đánh thuế không mang tính hình phạt. Đặc điểm này được thể chế hóa trong hiến pháp của mọi quốc gia, việc đóng góp thuế cho nhà nước được coi là một trong những nghĩa vụ bắt buộc đối với công dân Mọi công dân làm nghĩa vụ đóng thuế theo những luật thuế được cơ quan quyền lực tối cao quy định và nếu không thi hành sẽ bị cưỡng chế theo những hình thức nhất định.
* Đặc điểm thứ hai: Thuế tuy là biện pháp tài chính của Nhà nước mang tính bắt buộc, song sự bắt buộc đó luôn luôn được xác lập trên nền tảng KT-XH của người làm nhiệm vụ đóng thuế, do đó thuế bao giờ cũng chứa đựng các yếu tố kinh tế xã hội.
+ Yếu tố kinh tế thể hiện: Hệ thống thuế trước hết phải kể đến thu nhập bình quân đầu người của một Quốc gia, cơ cấu kinh tế, thực tiễn vận động của cơ cấu kinh tế đó, cũng như chính sách, cơ chế quản lý của Nhà nước Cùng với yếu tố đó còn phải kể đến phạm vi, mức độ chi tiêu của Nhà nước nhằm thực hiện các chức năng kinh tế của mình.
+ Yếu tố xã hội thể hiện: Hệ thống thuế phải dựa trên phong tục, tập quán của quốc gia, kết cấu giai cấp cũng như đời sống thực tế của các thành viên trong từng giai đoạn lịch sử Mặt khác thuế còn thực hiện phân phối lại thu nhập xã hội đảm bảo công bằng xã hội.
Như vậy mức động viên qua thuế trong GDP của một quốc gia phụ thuộc vào nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và các vấn đề KT-XH của quốc gia đó.
* Đặc điểm thứ ba: Thuế là một khoản đóng góp không mang tính chất hoàn trả trực tiếp Nghĩa là khoản đóng góp của công dân bằng hình thức thuế không đòi hỏi phải hoàn trả đúng bằng số lượng và khoản thu mà Nhà nước thu từ công dân đó như là một khoản vay mượn Nó sẽ được hoàn trả lại cho NNT thông qua cơ chế đầu tư của NSNN cho việc sản xuất và cung cấp hàng hóa công cộng. Đặc điểm này làm nổi rõ sự khác nhau giữa thuế và lệ phí Lệ phí được coi là một khoản đối giá giữa Nhà nước với công dân, khi công dân thừa hưởng những dịch vụ công cộng do nhà nước cung cấp phải trả một phần thu nhập của mình cho Nhà nước Tuy nhiên việc trao đổi này thường không tuân thủ theo hình thức trao đổi ngang giá dựa trên quy luật của thị trường.
Tóm lại, Thuế là một biện pháp kinh tế của mọi Nhà nước, nó được thực thi khi hoạt động kinh tế tạo ra thu nhập hoặc sử dụng nguồn thu nhập tạo ra Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường vai trò của Nhà nước ngày càng trở nên quan trọng thì vai trò của Thuế cũng chiếm vị trí không thể thiếu được trong công tác quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế (Thư viện học liệu mở Việt Nam htpps://voer.edu.vn).
2.1.3 Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường:
Sử dụng cơ chế thị trường để giải quyết 3 vấn đề cơ bản của nền kinh tế (sản xuất cái gì, như thế nào, cho ai) là phát kiến vĩ đại của nhân loại, cơ chế thị trường thông qua những yếu tố của nó đã tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, kích thích tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng hiệu quả, thúc đẩy quá trình xã hội hóa sản xuất, đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung hóa sản xuất.
Bên cạnh những ưu điểm đó, cơ chế thị trường có nhược điểm là gây cho xã hội những lãng phí về lao động, tài nguyên, vốn dẫn đến độc quyền thủ tiêu cạnh tranh Với cơ chế phân phối qua thị trường thường khoét sâu hố ngăn cách giữa người giầu và người nghèo, tạo sự bất ổn định về KT-XH.
Từ những ưu, nhược điểm đó cần thiết phải có sự can thiệp của Nhà nước vào quá trình KT-XH để phát huy những mặt tích cực của cơ chế thị trường và hạn chế tối đa những nhược điểm của chúng Để quản lý, điều hành vĩ mô nền kinh tế xã hội, Nhà nước sử dụng nhiều công cụ như: Kế hoạch hóa, pháp luật, các chính sách tài chính tiền tệ vv Trong các công cụ trên thì chính sách tài chính tiền tệ đóng vai trò quan trọng nhất và Thuế là một công cụ quan trọng trong chính sách tài chính tiền tệ, thuế được nhà nước sử dụng để thực hiện vai trò quản lý vĩ mô KT-XH.
Có thể thấy rõ vai trò của Thuế nổi bật ở các mặt sau:
* Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN:
Chính sách thuế TNDN của Nhà nước
Thu nhập của DN tác động đến toàn bộ hành vi kinh tế của các DN trong nền kinh tế và quá trình sản xuất - phân phối - tiêu dùng, được phản ánh qua kết quả kinh doanh lãi lỗ hay nói cách khác là thành công hay không thành công trong kinh doanh của các DN Do đó Nhà nước ban hành một hệ thống pháp luật về thuế TNDN áp dụng chung cho các cơ sở SXKD thuộc mọi thành phần kinh tế, tạo sự bình đẳng trong cạnh tranh, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và thuế TNDN trực tiếp điều chỉnh vào thu nhập của DN, giải quyết mối quan hệ về lợi ích giữa Nhà nước và DN, nên có thể nói thuế TNDN tác động trực tiếp đến môi trường kinh doanh, ảnh hưởng đáng kể đến cạnh tranh quốc tế trong thu hút nguồn vốn đầu tư của các DN FDI Cụ thể các yếu tố tác động đến thuế TNDN của DN FDI bao gồm :
Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một loại thuế đánh vào thu nhập phát sinh của cơ sở SXKD trong một khoảng thời gian nhất định thường là một kỳ kinh doanh Tuy nhiên, không phải toàn bộ thu nhập của cơ sở SXKD đều là đối tượng điều chỉnh của thuế TNDN Thuế TNDN chỉ điều chỉnh phần thu nhập chịu thuế Vì việc đánh thuế vào loại thu nhập nào, đánh nặng hay đánh nhẹ vào từng loại thu nhập là tuỳ thuộc vào quan điểm của mỗi Nhà nước về điều tiết thu nhập qua thuế thu nhập, phụ thuộc vào khả năng quản lý thuế, chi phí quản lý thuế cũng như mục tiêu của thuế thu nhập phải đạt được để góp phần thực hiện các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ nhất định Thuế TNDN đánh vào thu nhập chịu thuế của DN, bởi vậy mức động viên vào NSNN đối với loại thuế này phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả kinh doanh của DN (Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức mới tập III của Bộ Tài chính, 2011)
Chính sách thuế TNDN phải thể hiện được đường lối và phương hướng của Nhà nước trong động viên thu nhập từ nền kinh tế quốc dân thông qua hình thức thuế TNDN vào NSNN.
Thông qua việc xác định phạm vi thu thuế và không thu thuế, Nhà nước thể hiện sự ưu đãi của mình đối với một số đối tượng trong xã hội không phải nộp thuế hoặc thể hiện sự khuyến khích của Nhà nước đối với việc phát triển của một lĩnh vực ở một vùng nào đó Chính sách thuế TNDN trực tiếp điều chỉnh vào thu nhập của DN, giải quyết mối quan hệ về lợi ích giữa Nhà nước và DN, nên có thể nói thuế TNDN tác động trực tiếp đến môi trường kinh doanh, ảnh hưởng đáng kể đến cạnh tranh quốc tế trong thu hút nguồn vốn đầu tư Không những chỉ khuyến khích đầu tư bằng việc định ra một thuế suất hợp lý chung cho các cơ sở SXKD, mà chính sách thuế TNDN còn được sử dụng là một biện pháp khuyến khích bỏ vốn đầu tư vào các ngành nghề, mặt hàng, các vùng mà Nhà nước cần tập trung khuyến khích đẩy mạnh sản xuất, khai thác tiềm năng về vốn trong dân cư và của các nhà đầu tư nước ngoài, hỗ trợ các DN khắc phục khó khăn, rủi ro để phát triển sản xuất bằng việc sử dụng biện pháp miễn, giảm thuế TNDN theo mức độ khác nhau (Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức mới tập II của Bộ Tài chính, 2011)
Theo tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức mới tập II của Bộ Tài chính,
2011, Thuế suất hay định suất thuế là linh hồn của mỗi loại thuế Thay đổi thuế suất tức là thay đổi mức thu thuế hay đại lượng thu thuế tính trên một đơn vị đối tượng tính thuế Thông qua việc thay đổi đại lượng thuế trên một đối tượng tính thuế, Nhà nước đã phân phối lại thu nhập được tạo ra giữa các chủ thể kinh tế, giữa các ngành, các vùng làm thay đổi lợi ích kinh tế của họ.
Biểu thuế cao hay thấp đã tác động đến hành vi tiết kiệm và tích lũy, do đó ảnh hưởng đến quy mô và tốc độ đầu tư.
Nếu Nhà nước sử dụng chính sách thuế TNDN có các mức thuế suất quá cao sẽ cản trở quá trình hình thành những điều kiện cần thiết tạo mức tiết kiệm đủ để đảm bảo cho việc đầu tư trong các thành phần kinh tế Nếu Nhà nước sử dụng chính sách thuế TNDN có các mức thuế suất thấp sẽ làm tăng thu nhập của dân cư và DN, do đó làm tăng mức tiết kiệm và tích lũy vốn, nhưng đồng thời sẽ xảy ra hiện tượng bội chi ngân sách, ảnh hưởng đến ổn định xã hội.
Chuyển giá (Transfer pricing)
(Hình minh họa 2.1: Chuyển giá - Nguồn báo điện tử Dân trí ngày 19/5/2015)
Theo thông lệ quốc tế, chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ được chuyển dịch giữa các thành viên trong tập đoàn qua biên giới không theo giá thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế phải nộp của các công ty đa quốc gia trên toàn cầu.
Theo tài liệu hướng dẫn của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organisation for Economic Co-operation and Development - viết tắt OECD), “giá chuyển nhượng (transfer pricing) là giá hàng hóa, dịch vụ hoặc tài sản vô hình mà một công ty xác định khi bán cho công ty con hoặc công ty liên kết khác” (OECD Guidelines on Transfer Pricing for Multinational Enterprises and Tax Administrations).
Theo Mayanh K Agrawal (2005), Transfer pricing thì “Chuyển giá” được hiểu là hành vi thực hiện bởi các chủ thể kinh doanh nhằm thay đổi giá của hàng hóa, dịch vụ, tài sản so với giá thị trường trong giao dịch của các bên liên kết.
Giá thị trường là giá giao dịch giữa các bên không có quan hệ liên kết (còn gọi là các bên độc lập).
Giá giao dịch nội bộ có thể định cao hay thấp tùy vào lợi ích đạt được từ những giao dịch này Như vậy, nói một cách dễ hiểu nhất, chuyển giá là một hành vi được sắp đặt thực hiện bởi các chủ thể kinh doanh có mối quan hệ liên kết nhằm làm thay đổi mức giá trong quan hệ giao dịch mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, vốn, tài sản (hoặc bất kỳ đối tượng nào của giao dịch) có sự khác biệt so với giá thị trường.
Như vậy, chuyển giá là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ được chuyển dịch giữa các bên có quan hệ liên kết (các bên liên kết) không theo giá thị trường nhằm tối thiểu hóa tổng số thuế phải nộp của tất cả các bên liên kết đó.
Các hình thức chuyển giá
(Hình minh họa 2.2 Các hình thức chuyển giá- Nguồn Báo mới ngày 7/06/2014)
2.4.1 Chuyển giá thông qua góp vốn đầu tư:
Lợi dụng chính sách thông thoáng về thu hút đầu tư của Việt Nam theo hướng phát huy lợi thế so sánh về tài nguyên thiên nhiên đất đai và nhân công, đồng thời nắm bắt được hạn chế của Việt Nam về nguồn lực tài chính và khả năng thẩm định giá trị TSCĐ, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thông qua việc góp vốn bằng dây chuyền máy móc, thiết bị đặc thù được định giá cao hơn nhiều so với giá trị thực tế Việc nâng khống giá trị vốn góp sẽ đem đến một số lợi ích kinh tế cho nhà đầu tư nước ngoài như:
+ Nhà đầu tư nước ngoài có thể chuyển một phần lợi ích kinh tế ngược trở lại cho mình thông qua việc trích khấu khao TSCĐ và phân chia lợi nhuận trên tỷ lệ vốn góp gây thiệt hại cho nhà nước và bên liên doanh Việt Nam.
+ Nâng giá trị vốn góp cao hơn so với thực tế có thể giúp nhà ĐTNN chiếm tỷ trọng vốn cao hơn so với bên liên doanh Việt Nam, từ đó nắm quyền kiểm soát và điều hành DN theo mục đích của mình, thực hiện chuyển giá gây thua lỗ triền miên khiến
DN Việt Nam không còn đủ tiềm lực tài chính để tiếp tục hoạt động SXKD, phải bán lại phần vốn góp cho nhà ĐTNN và liên doanh trở thành DN 100% vốn ĐTNN.
- Chuyển giá thông qua chuyển giao công nghệ: Đây là hành vi chuyển giá thông qua việc các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ SXKD cho bên liên kết tại Việt Nam và thu tiền bản quyền Chuyển giao công nghệ là loại hình chuyển giao tài sản vô hình, việc định giá đối với loại tài sản này rất khó khăn và mang tính đặc thù Lợi dụng đặc tính này, DN liên kết ở nước ngoài thường tính phí bản quyền rất cao đối với công ty ĐTNN tại Việt Nam khiến cho chi phí đầu vào bị đẩy lên cao, kết quả SXKD thua lỗ, liên doanh Việt Nam chịu thiệt hại, còn khoản phí bản quyền được trả cho bên nước ngoài.
2.4.2 Chuyển giá thông qua chuyển giao nguyên vật liệu, hàng hóa:
Hành vi chuyển giá thông qua chuyển giao nguyên vật liệu, hàng hóa là hành vi chuyển giá tương đối phổ biến tại các DN có vốn ĐTNN tại Việt Nam trong những năm qua, đặc biệt là các DN 100% vốn ĐTNN, diễn ra tại một số ngành nghề chính như: may mặc, da giày, chế biến lương thực, thực phẩm, Hiện nay, thuế suất thuế TNDN của Việt Nam là tương đối cao so với một số quốc gia trên thế giới Xuất phát từ chênh lệch thuế suất thuế TNDN giữa Việt Nam với các quốc gia khác, để tối thiểu hóa nghĩa vụ thuế của cả hệ thống tập đoàn, công ty mẹ tại nước ngoài đã chi phối đến giá chuyển giao nguyên vật liệu, hàng hóa giữa công ty con tại Việt Nam với các bên liên kết theo hướng chuyển lợi nhuận từ Việt Nam về công ty liên kết tại quốc gia có thuế suất thuế TNDN thấp hơn Việt Nam thông qua đẩy giá mua nguyên vật liệu đầu vào cao hơn giá thị trường và hạ giá bán sản phẩm thấp hơn giá thị trường.
2.4.3 Chuyển giá thông qua cung cấp dịch v ụ :
Việc cung cấp dịch vụ giữa công ty mẹ với các công ty trong nội bộ tập đoàn và giữa các công ty trong nội bộ tập đoàn với nhau thường rất khó định giá và khó xác định có thực sự phát sinh hay không Lợi dụng đặc tính này, trong những năm qua, một số tập đoàn đa quốc gia đầu tư vốn vào Việt Nam thực hiện hành vi cung cấp các dịch vụ quản lý và hỗ trợ quản lý cho cả tập đoàn (dịch vụ kế toán, tài chính, tư vấn, quản lý tài sản, ), tính giá dịch vụ ở mức cao để chuyển lợi nhuận từ công ty con tại Việt Nam sang công ty mẹ nhằm tối thiểu hóa nghĩa vụ thuế của công ty con tại Việt Nam.
2.4.4 Chuyển giá thông qua chi trả lãi vay vốn SXKD:
Một trong những hành vi tương đối phổ biến của các DN ĐTNN nhằm tránh nghĩa vụ thuế TNDN tại Việt Nam trong thời gian qua là thực hiện chuyển giá thông qua hình thức vay vốn từ bên liên kết và trả lãi suất vay vốn với mức rất cao Với phương thức này, lợi nhuận từ DN ĐTNN tại Việt Nam đã được chuyển sang cho bên liên kết tại nước ngoài có thuế suất thuế TNDN thấp hơn thuế suất thuế TNDN tại Việt Nam, qua đó, tối thiểu hóa nghĩa vụ thuế của cả tập đoàn Hành vi này thường xảy ra tại các ngành nghề SXKD có sử dụng vốn lớn như: khai thác mỏ; Sản xuất, lắp ráp các phương tiện vận tải,.
Sử dụng các phương thức kinh doanh nói trên, thông qua hành vi chuyển giá để tối thiểu hóa nghĩa vụ thuế tại Việt Nam, các DN FDI đã có những tác động tiêu cực tới nền kinh tế Việt Nam như gây thất thu cho NSNN, ảnh hưởng tới nguồn lực tài chính phục vụ cho hoạt động phát triển KT-XH của Chính phủ; tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh giữa các chủ thể kinh doanh, khiến các DN Việt Nam không thể cạnh tranh với các DN ĐTNN, dần bị thôn tính dẫn tới phá sản, từ đó DN ĐTNN sẽ thống lĩnh thị trường nội địa và trở nên độc quyền.
Các yếu tố ảnh hưởng đến số thuế TNDN của DN FDI
Theo Nguyễn Minh Hà & Bùi Quan Trọng (2012) có thể phân chia các nhóm yếu tố như sau:
2.5.1 Nhóm yếu tố nội^ sinh:
Các yếu tố nội sinh gồm những yếu tố có liên quan trực tiếp đến hoạt động chuyển giá của DN FDI tác động đến số thuế TNDN phải nộp và gồm những yếu tố liên quan đến tình hình hoạt động kinh doanh của DN FDI hiệu quả hay không hiệu quả ảnh hưởng đến số thuế TNDN phải nộp.
Cơ chế quản lý của ngành thuế là NNT tự khai, tự tính, tự nộp thuế vào NSNN
Số thuế TNDN phải nộp, quy mô, tình hình hoạt động kinh doanh của DN được phản ánh và ghi nhận trên tờ khai quyết toán thuế TNDN hàng năm và báo cáo tài chính nộp cho cơ quan thuế.
Các chỉ tiêu tài chính thể hiện trên tờ khai quyết toán thuế TNDN hàng năm và báo cáo tài chính bao gồm: doanh thu, chi phí lãi vay, chi phí đầu tư tài sản cố định, quy mô tổng tài sản ảnh hưởng đến thuế TNDN phải nộp Do đó người viết truy xuất từ hệ thống tin học quản lý DN của ngành Thuế sẽ có dữ liệu các yếu tố sau:
- Yếu tố Doanh thu của các DN FDI.
- Yếu tố Chi phí đầu từ TSCĐcủa DN FDI.
- Yếu tố Chi phí lãi vay của DN FDI.
- Yếu tố Tổng tài sản của DN FDI.
- Yếu tố tỷ số tài chính (ROA) của DN FDI: Hệ số này bằng tổng lợi nhuận của DN chia cho tổng tài sản, vốn của DN Hệ số này cho biết khả năng tạo ra lợi nhuận của tài sản,vốn, một đồng vốn đầu tư sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận Đây là một chỉ tiêu quan trọng cho thấy được hiệu quả kinh doanh của DN.
Ngoài ra còn có các yếu tố phi tài chính như: Yếu tố quy mô lao động (số lao động), yếu tố số năm hoạt động kinh doanh trên địa bàn, yếu tố ngành nghề hoạt động chủ yếu của DN cũng là những đặc trưng của DN FDI được đưa ra phân tích dưới góc độ ảnh hưởng đến thuế TNDN phải nộp.
2.5.2 Nhóm yếu tố liên quan đến hoạt động chuyển giá:
- Yếu tố giao dịch liên kết:
Tại Khoản 4 Điều 3 Thông tư 66/2010/TT-BTC đã định nghĩa chi tiết các bên được coi là có quan hệ liên kết khi:
(1) Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư dưới mọi hình thức vào bên kia;
(2) Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư dưới mọi hình thức của một bên khác;
(3) Các bên cùng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư dưới mọi hình thức vào một bên khác.
Do Chuyển giá gắn liền với các giao dịch giữa các bên có mối quan hệ liên kết, là thủ thuật hướng đến việc tăng lợi ích cho các chủ sở hữu bằng cách thay đổi các giá trị giao dịch, nên nếu không có quan hệ liên kết thì các bên giao dịch khó có thể chấp nhận giao dịch diễn ra trong tương quan không bình đẳng, vì một trong hai bên sẽ chịu bất lợi Do đó, giao dịch chuyển giá phải thực hiện trong nội bộ nhóm liên kết - có cùng lợi ích để đảm bảo rằng lợi ích không dịch chuyển khỏi tầm kiểm soát của chủ sở hữu mà chỉ dịch chuyển từ “túi đựng tiền này” sang “túi đựng tiền khác” Chuyển giá vì thế gắn liền với yếu tố liên kết Không có quan hệ liên kết được xác lập cũng có nghĩa rằng chuyển giá đã được loại trừ ( Võ Thanh Thủy, 2012).
Nghĩa vụ cung cấp tài liệu chuyển giá đã được chính thức quy định tại Khoản 2.2 Điều 7 Thông tư 66/2010/TT-BTC Theo Thông tư này, các bên liên kết có trách nhiệm kê khai các giao dịch liên kết theo mẫu phụ lục 01-GCN/CC đối với giao dịch liên kết phát sinh trong năm quyết toán thuế TNDN quy định nội dung về “Thông tin về giao dịch liên kết” và thời hạn để nộp đến cơ quan thuế cùng thời hạn nộp tờ khai thuế TNDN hàng năm Phụ lục 01-GCN/CC chứa những thông tin chung về các bên liên kết và các giao dịch liên kết của họ Liên quan đến thông tin của các bên liên kết, NNT phải kê khai tên và nước cư trú của các bên liên kết Đối với thông tin về giao dịch liên kết, NNT phải kê khai đầy đủ doanh thu hay chi phí (giá) và cụ thể các loại giao dịch liên kết bằng tiền Việt Nam và các phương pháp xác định giá để thiết lập giá thị trường.
Nguyễn Văn Phụng (2011) “Chống chuyển giá và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Tài chính số 5, thì động cơ của việc chuyển giá, không gì khác chính là lợi nhuận sau thuế của hoạt động kinh doanh xét trên phương diện tổng thể Vì mục tiêu của chuyển giá là nhằm tối đa hóa lợi nhuận sau thuế của một tập đoàn, công ty đa quốc gia hay nhóm công ty có mối liên hệ liên kết trên cơ sở giảm thiểu nghĩa vụ thuế Biểu hiện của nó được biểu hiện cụ thể ở từng góc độ khác nhau.
Dưới góc độ kinh doanh: Xác định giá chuyển nhượng là một công cụ quản trị của một công ty đa quốc gia Các nhà quản trị của một công ty đa quốc gia có thể sử dụng giá trị chuyển nhượng của các giao dịch nội bộ làm công cụ đánh giá hiệu quả kinh doanh của từng đơn vị bộ phận trong công ty Các nhà quản lý các đơn vị bộ phận trong công ty được đặt trong tình trạng phải đưa ra các quyết định hợp lý nhất về việc mua hay bán các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trong nội bộ hay từ bên ngoài để tối đa hóa lợi nhuận của bộ phận mình Kết quả là hiệu quả kinh doanh đạt được của từng bộ phận sẽ dẫn đến hiệu quả kinh doanh của toàn công ty tăng lên.
Dưới góc độ thuế: Đối với NNT và cơ quan thuế thì giá chuyển nhượng có ý nghĩa quan trọng bởi vì giá chuyển nhượng quyết định phần lớn thu nhập và chi phí dẫn đến kết quả là giảm thu nhập chịu thuế của một số DN liên kết Sự khác biệt trong chính sách thuế giữa các quốc gia là cơ sở để các nhóm liên kết hoạch định về giá làm sao để tối đa hóa lợi nhuận trong các công ty đa quốc gia và tối thiểu hóa thuế TNDN bằng cách chuyển lợi nhuận sang các nước có thuế suất thấp, thuế suất bằng không, hoặc trong phạm vi một quốc gia thì chuyển lợi nhuận từ các bên không được ưu đãi sang bên được ưu đãi (OECD Guidelines on Transfer Pricing for Multinational Enterprises and Tax Administrations, P-3 para 12). r r _ 2 '
- Yeu to Tỷ lệ giá trị mua vào từ Công ty mẹ/Tổng đâu vào:
Hiện nay hoạt động kinh doanh của khu vực FDI thường được thực hiện theo
03 phương thức chủ yếu sau:
- Thực hiện sản xuất sản phẩm ở khâu trung gian: theo phương thức này, DN FDI tại Việt Nam đóng vai trò trung gian trong chuỗi sản xuất khép kín của Tập đoàn Theo đó, nguyên vật liệu chính được nhập khẩu từ bên liên kết, toàn bộ giá trị của sản phẩm sản xuất ra được xuất khẩu để đi qua các công đoạn tiếp theo, từ đó mới hình thành sản phẩm cuối cùng Mục đích của loại hình kinh doanh này là để khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, ưu đãi về tiền thuê đất, sử dụng nhân công và chi phí nguyên vật liệu phụ với giá rẻ tại thị trường Việt Nam Tuy nhiên, nhằm tránh nghĩa vụ thuế tại Việt Nam, các DN FDI tại Việt Nam thường nhập nguyên vật liệu đầu vào từ bên liên kết với giá rất cao, trong khi đó lại xuất khẩu sản phẩm với giá xuất khẩu thấp hơn nhiều so với giá thành dẫn đến thua lỗ và không phát sinh số thuế TNDN phải nộp.
- Thực hiện sản xuất sản phẩm theo hợp đồng: theo phương thức này, DN FDI sử dụng nguyên vật liệu đầu vào tại thị trường Việt Nam để sản xuất sản phẩm, 100% sản phẩm sản xuất ra được xuất khẩu cho bên liên kết ở nước ngoài theo đơn đặt hàng trước để tiêu thụ tại thị trường nước ngoài Để phục vụ cho quá trình SXKD, DN FDI tại Việt Nam sử dụng quy trình công nghệ do phía nước ngoài cung cấp DN FDI thực hiện hành vi chuyển giá thông qua việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất từ bên liên kết với giá rất cao, đồng thời xuất khẩu sản phẩm với giá rất thấp, qua đó, DN FDI không có lợi nhuận và không phát sinh thuế TNDN phải nộp.
- Thực hiện khâu cuối cùng trong một chu trình SXKD khép kín: theo phương thức này, phần lớn các nguyên vật liệu chính DN FDI tại Việt Nam nhập khẩu từ công ty liên kết tại nước ngoài Ví dụ: đối với giày thể thao, tỷ lệ nguyên vật liệu nhập khẩu là 76%; sứ vệ sinh sử dụng nguyên vật liệu nhập khẩu chiếm tới 68,3%, Toàn bộ sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ tại thị trường Việt nam Để tránh nghĩa vụ thuế tại Việt Nam, DN FDI thực hiện nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, quy trình công nghệ, bí quyết sản xuất với giá cao hơn nhiều so với giá thị trường, dẫn tới kết quả SXKD thua lỗ và không phát sinh số thuế TNDN phải nộp.
Do đó yếu tố Tỷ lệ giá trị mua vào từ Công ty mẹ/Tổng đầu vào này rất quan trọng vì Công ty mẹ tại nước ngoài có thể chuyển giá cho các công ty liên kết (DN FDI) tại Việt Nam qua các hình thức giao dịch trên.
- Yếu tố tỷ lệ doanh thu xuất khẩu/tổng doanh thu:
Hiện nay chính sách thuế TNDN có ưu đãi khuyến khích xuất khẩu để thu được ngoại tệ cho đất nước do đó sẽ có ưu đãi thuế suất thuế TNDN đối với các DN có tỷ trọng xuất khẩu lớn Không loại trừ việc DN FDI chỉ xuất khẩu cho công ty liên kết hoặc Công ty mẹ ở nước ngoài để chuyển giá qua 3 phương thức chủ yếu trên Do đó cần thiết nghiên cứu về yếu tố này để đo lường sự ảnh hưởng đến số thuế TNDN phải nộp của DN FDI.
2.5.3 Yếu tố nhóm chính sách thuế:
- Yếu tố miễn giảm thuế TNDN:
Mô hình nghiên cứu đề nghị
Trên cơ sở lý thuyết, các lý thuyết có liên quan và nghiên cứu thực tế về tình hình hoạt động và kê khai thuế TNDN của DN FDI tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, người viết đề xuất mô hình nghiên cứu phân tích các yếu tố và chuyển giá của DN FDI ảnh hưởng đến thuế TNDN và hàm ý chính sách chống thất thu thuế TNDN tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Mụ hỡnh hồi quy cú dạng: Yi = ò0 + ò1X1 + ò2X2 + + òkXk + ei
Yi: biến phụ thuộc (Số thuế TNDN phải nộp của DN FDI)
Xj: biến độc lập (xác định dựa vào mô hình nghiên cứu) ei: phần dư (resid): biến này luôn được mặc định trong chương trình tính toán. òj: hệ số hồi quy (coeficient)
Trong đó, tên gọi cụ thể các biến như sau:
XI : Số năm hoạt động của DN FDI (năm).
X2: Ngành nghề kinh doanh của DN FDI, là biến định tính (mang giá trị 1 là ngành thương mại dịch vụ, giá trị 0 là ngành công nghiệp).
X3: Quy mô lao động của DN FDI (số người lao động).
X4: Tổng tài sản của DN FDI (tỷ đồng).
X5: Doanh thu của DN FDI (tỷ đồng).
X6 : Chi phí đầu tư TSCĐ(tỷ đồng).
X 7 : Chi phí lãi vay (tỷ đồng) là khoản chi phí DN phải trả cho khoản tiền vay dùng cho mục đích phát triển DN trong kỳ.
X8: ROA tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản của DN FDI (%).
X 9 : DN bị truy thu và phạt do vi phạm luật thuế trong kỳ thanh tra, kiểm tra (tỷ đồng).
X10: Thuế được miễn giảm của DN FDI theo giấy phép ưu đãi ( tỷ đồng).
Nhóm chuyển giá của DN FDI :
XI I : Tỷ lệ doanh thu xuất khẩu trên tổng doanh thu của DN FDI (%).
X1 2: Tỷ lệ đầu vào mua từ công ty mẹ trên tổng đầu vào( %).
X13: Thông tin giao dịch liên kết (mang giá trị 1 đối với DN FDI có giao dịch liên kết, giá trị 0 đối với những DN FDI không có giao dịch liên kết).
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨ U
Quy trình nghiên cứu
Đề tài thực hiện thông qua các bước cụ thể sau:
Hình 3.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu
Bước 1 : Xác định vấn đề nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Bước 2: Hệ thống cơ sở lý thuyết nghiên cứu có liên quan đến đề tài từ đó đề xuất khung lý thuyết cho đề tài nghiên cứu: Mô hình và giả thuyết nghiên cứu
Bước 3 : Nghiên cứu, thu thập và xử lí dữ liệu.
Bước 4: Phân tích thống kê mô tả của các biến qua dữ liệu điều tra, mô tả tương quan của các biến độc lập, xác định những biến có khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình Phân tích hồi quy để xác định mức độ ảnh hưởng của chuyển giá và các yếu tố khác đến thuế TNDN.
Bước 5: Kết luận từ mô hình.
Mức độ tin cậy của nghiên cứu được thực hiện dạng nghiên cứu trên tổng thể rộng, nghiên cứu DN FDI trên phạm vi toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với số lượng n
2 Vì vậy, nghiên cứu được xác định ở mức độ độ tin cậy đạt được ở mức 95% (mức ý nghĩa a = 5%).
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thuế TNDN của DN FDI và hàm ý quản trị chống thất thu thuế TNDN tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nên các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là phương pháp phân tích định lượng, và định tính dựa trên các kỹ thuật thống kê mô tả và thống kê suy luận trên cơ sở dữ liệu thực tế được nghiên cứu và từ định hướng phát triển của địa phương các DN FDI trên địa bàn để đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu
Trên cơ sở thống kê mô tả tình hình nộp thuế của 132 DN FDI trên địa bàn tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu trong năm 2013-2015, đề tài đã ước lượng hàm hồi quy với biến phụ thuộc là số thuế TNDN đã nộp trong năm và các biến độc lập là những yếu tố có thể có ảnh hưởng đến số thuế TNDN phải nộp của DN FDI được chia làm 3 nhóm như sau:
Nhóm các yếu tố nội sinh: Số năm hoạt động của DN, ngành nghề kinh doanh, quy mô lao động, tổng tài sản của DN, doanh thu của DN, chi phí đầu tư tài sản cố định, chi phí lãi vay, tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản của DN (ROA).
Nhóm chính sách thuế: Số thuế DN bị truy thu và phạt do vi phạm luật thuế trong kỳ thanh tra, kiểm tra, thuế TNDN được miễn giảm của DN FDI theo giấy phép ưu đãi.
Nhóm chuyển giá: Tỷ lệ doanh thu xuất khẩu trên tổng doanh thu, tỷ lệ giá trị đầu vào mua từ công ty mẹ trên tổng giá trị mua vào(%), thông tin giao dịch liên kết.
Mô hình và giả thuyết nghiên cứu
Trên cơ sở đề xuất mô hình được trình bày ở Chương 2, từ cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước trước đây có liên quan và tình hình phát triển DN FDI trên địa bàn, số thuế TNDN phải nộp của DN FDI bị ảnh hưởng bởi những yếu tố như: Số năm hoạt động của DN, ngành nghề kinh doanh, quy mô lao động, tổng tài sản của DN, doanh thu của DN, chi phí đầu tư tài sản cố định, chi phí lãi vay, tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản của DN (ROA), Số thuế DN bị truy thu và phạt do vi phạm chế độ chính sách pháp luật thuế qua thanh kiểm tra trong kỳ, thuế TNDN được miễn giảm của DN FDI theo giấy phép ưu đãi, Tỷ lệ doanh thu xuất khẩu trên tổng doanh thu, tỷ lệ giá trị đầu vào mua từ công ty mẹ trên tổng giá trị mua vào (%), thông tin giao dịch liên kết.
Phân tích hồi quy là nghiên cứu sự phụ thuộc của một biến (biến phụ thuộc) vào một hay nhiều biến khác (biến giải thích) Trên cơ sở đó, ta có thể dự báo giá trị trung bình của biến phụ thuộc khi biết được giá trị của biến giải thích.
Mô hình hồi quy có dạng: Yi = p 0 + p 1 X 1 + p 2 X 2 + + pkXk + ei (3.2)
Yi: biến phụ thuộc (tình trạng nộp thuế TNDN của DN FDI)
Xj: biến độc lập (xác định dựa vào mô hình nghiên cứu) ei: phần dư (resid): biến này luôn được mặc định trong chương trình tính toán.
Pj: hệ số hồi quy (coeficient)
3.3.2 Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu:
Mô hình hồi quy được sử dụng là mô hình hồi quy với biến phụ thuộc (Yt) ,tình trạng nộp thuế TNDN của DN FDI hay số thuế TNDN của DN FDI phải nộp trong năm t.
Kết quả nghiên cứu của mô hình được ứng dụng vào hai mục đích: (i) nghiên cứu mối quan hệ tác động của các biến độc lập (Xi) vào biến phụ thuộc (Y) nhằm kiểm định mối quan hệ giả thuyết, (ii) phát triển thêm mục đích nghiên cứu thứ nhất, mô hình cho biết chính xác mức độ tác động tạo nên sự biến động của biến phụ thuộc (Y) dựa trên sự thay đổi của các biến độc lập (Xi).
Với mục tiêu kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến số thuế TNDN kê khai của các
DN FDI tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Người viết tập trung vào mục đích: nghiên cứu mối quan hệ giữa số thuế TNDN kê khai của các DN FDI trên địa bàn chịu sự tác động như thế nào của các nhóm yếu tố bên trong của DN FDI. x ^ Số năm hoạt động của DN FDI (năm) Thực tế kết quả nghiên cứu cho thấy
DN FDI hoạt động càng lâu năm tức đã vượt qua được giai đoạn đầu tư ban đầu và đang trong giai đoạn hoạt động kinh doanh hiệu quả thì thuế TNDN phải nộp càng lớn hay nói cách khác biến số năm hoạt động của DN FDI đồng biến với biến phụ thuộc số thuế TNDN phải nộp.
Giả thuyết H1: Có mối quan hệ dương giữa số năm hoạt động của DN FDI với số thuế TNDN phải nộp x 2 : Ngành nghề kinh doanh của DN FDI, là biến định tính (mang giá trị 1 là ngành thương mại dịch vụ, giá trị 0 là ngành công nghiệp) Tính đến hết năm 2011, theo tạp chí tài chính, Việt Nam có 13.667 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 198 tỷ USD, trong đó công nghiệp và xây dựng chiếm 54% Singapore là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký 24 tỷ USD, tiếp theo lần lượt là Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy số thuế TNDN kê khai của những DN FDI đầu tư vào lĩnh vực thương mại dịch vụ thấp hơn so với lĩnh vực công nghiệp.
Giả thuyết H2: Có mối quan hệ âm giữa ngành nghề kinh doanh của DN FDI với số thuế TNDN phải nộp x 3 : Quy mô lao động của DN FDI (số người lao động) Theo thực tế nghiên cứu cho thấy số người lao động của DN càng cao thì chi phí của DN càng cao, nên lợi nhuận của DN có xu hướng giảm nên thuế TNDN sẽ giảm trong thực tế Do đó kỳ vọng dấu của biến quy mô lao động của DN có quan hệ nghịch biến với biến phụ thuộc là số thuế TNDN.
Giả thuyết H s : Có mối quan hệ âm giữa quy mô lao động của DN FDI với số thuế TNDN phải nộp.
X 4 : Tổng tài sản của DN FDI (tỷ đồng) Thực tế cũng chứng minh, tổng tài sản của DN FDI càng lớn tức quy mô của DN càng cao do đó thu nhập của DN càng cao, đây là tiềm lực phát triển của DN nên số thuế thu nhập của DN FDI càng lớn, do đó dấu kỳ vọng của biến tổng tài sản là đồng biến với số thuế TNDN (+).
Giả thuyết H4: Có mối quan hệ dương giữa tổng tài sản của DN FDI với số thuế
X5: Doanh thu của DN FDI (tỷ đồng) Thực tế chứng minh rằng tổng doanh thu của DN FDI càng lớn, thì thu nhập chịu thuế của DN càng cao dẫn đến số thuế TNDN phải nộp của DN càng lớn nên kỳ vọng dấu của biến doanh thu là dấu (+), hay là biến doanh thu của DN FDI là đồng biến với biến số thuế TNDN của DN FDI.
Giả thuyết H5: Có mối quan hệ dương giữa doanh thu của DN FDI với số thuế
X6: Chi phí đầu tư TSCĐ(tỷ đồng) là khoản chi phí của DN dùng để đầu tư vào máy móc thiết bị, nhà xưởng để mục đích phát triển DN, phát triển quy mô Thực tế cho thấy đầu tư TSCĐcủa DN FDI càng tăng thì thuế TNDN càng giảm hay nói cách khác biến Chi phí đầu tư TSCĐcó quan hệ nghịch biến với biến số thuế TNDN phải nộp.
Giả thuyết H6: Có mối quan hệ âm giữa chi phí đầu tư TSCĐcủa các DN FDI với số thuế TNDN phải nộp
X7: Chi phí lãi vay (tỷ đồng) là khoản chi phí DN phải trả cho khoản tiền vay phục vụ cho hoạt động SXKD trong kỳ, thực tế cho thấy chi phí lãi vay của DN càng cao thì khoản thuế TNDN của DN FDI càng giảm, hay dấu kỳ vọng của biến chi phí lãi vay là nghịch biến với số thuế TNDN kê khai của DN FDI.
Giả thuyết H7: Có mối quan hệ âm giữa chi phí lãi vay của DN FDI với số thuế
X8: Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản của DN FDI ROA (%) Kết quả thực nghiệm nghiên cứu cho thấy tỷ lệ ROA càng lớn cho thấy được hiệu quả kinh doanh của DN càng cao, khả năng sinh lời trên tài sản lớn thì số thuế TNDN của DN FDI càng cao.
Giả thuyết H8 : Có mối quan hệ dương giữa tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản của
DN FDI với số thuế TNDN phải nộp.
X 9 : DN bị truy thu và phạt qua thanh kiểm tra trong kỳ (tỷ đồng) Theo thực tế nghiên cứu (số liệu thống kê Cục Thuế năm 2013-2015) cho thấy những DN FDI có vi phạm chế độ chính sách pháp luật thuế bị truy thu hoặc bị phạt trong kỳ Thanh tra, kiểm tra làm tăng số thuế TNDN phải nộp so với kê khai của DN tăng, số thuế TNDN phải nộp cho NSNN tăng lên, nên biến DN bị truy thu hoặc phạt do vi phạm luật thuế qua thanh kiểm tra trong kỳ có quan hệ đồng biến với số thuế TNDN phải nộp trong kỳ.
Giả thuyết H9: Có mối quan hệ dương giữa DN bị truy thu hoặc phạt do vi phạm luật thuế qua thanh kiểm tra trong kỳ của DN FDI với số thuế TNDN phải nộp.
Dữ liệu nghiên cứu
3.4.1 Cách lấy dữ liệu nghiên cứu:
3.4.1.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có hơn 261 DN FDI đang hoạt động với đầy đủ tư cách pháp nhân, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, chịu sự điều tiết bởi Luật DN đã đi vào hoạt động SXKD và thực hiện việc đăng ký kê khai thuế tại Cục Thuế Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Thu thập thông tin về DN bao gồm các nội dung chính trong năm điều tra như: tên DN, mã số thuế, số năm hoạt động của DN FDI, ngành nghề kinh tế, tổng số lao động, tổng tài sản DN, tổng doanh thu, chi phí đầu tư tài sản cố định, chi phí lãi vay, tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA), DN bị truy thu và phạt do vi phạm chế độ chính sách pháp luật thuế qua thanh kiểm tra trong kỳ, thuế được miễn giảm của DN theo giấy phép ưu đãi, tỷ lệ doanh thu xuất khẩu trên tổng doanh thu, tỷ lệ giá trị đầu vào mua từ công ty mẹ trên tổng giá trị mua vào, số thuế TNDN kê khai của DN FDI, thông tin giao dịch liên kết.
3.4.1.3 Phương pháp nghiên cứu, thu thập dữ liệu:
- Danh sách các DN FDI được lập trước khi tiến hành điều tra trên cơ sở thông tin từ cuộc điều tra DN FDI của năm trước, nguồn thông tin của cơ quan Thuế.
+ Lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên các DN FDI đang hoạt động và có kê khai thuế GTGT, thuế TNDN tại Cục Thuế Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong năm 2013 2015.
+ Truy cập các hệ thống ứng dụng về quản lý thuế các DN của ngành Thuế để kết xuất dữ liệu theo các nhóm yếu tố của mô hình.
+ Nhập dữ liệu vào phần mềm excell để tính toán các yếu tố không thể kết xuất trực tiếp từ hệ thống tin học ứng dụng quản lý thuế DN.
+ Tiến hành sử dụng phần mềm thống kê và phân tích số liệu chuyên dụng STATA.
+ Thu thập gián tiếp: Thu nhập thông tin số liệu từ hệ thống tin học quản lý DN của ngành Thuế, báo cáo của Cục Thuế, Sở Tài Chính, Cục thống kê và từ các báo cáo của Hội đồng nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập nguồn cơ sở dữ liệu của Cục Thuế Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2013- năm 2015 dựa trên hệ thống ứng dụng tin học quản lý thuế
DN Số lượng mẫu DN FDI được lấy ngẫu nhiên thuận tiện trong tổng số DN FDI là
261 DN đang hoạt động, sau khi lọc dữ liệu số quan sát hợp lệ là 132 DN.
3.4.3 Cách xử lý số liệu:
Số liệu được phân tích thống kê mô tả và định lượng bằng phần mềm Stata để phân tích mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến số thuế TNDN phải nộp của DN FDI.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu các DN FDI trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2015
Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2015:
4.1.1 Về số lượng DN đăng ký kinh doanh:
Tính đến thời điểm 31/12/2015, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 261 DN
FDI được cấp mã số thuế, cụ thể:
- Có 265 DN hoạt động trước năm 2015 Trong đó, có 24 DN giải thể, tạm ngừng hoạt động trong năm 2015; 61 DN không nộp báo cáo tài chính năm 2015 cho cơ quan Thuế và cơ quan Tài chính.
- Có 08 DN bắt đầu hoạt động trong năm 2015.
4.1.2 Về cơ cấu nhóm ngành:
Trong tổng số 261 DN FDI được tổng hợp chia thành 18 nhóm ngành như sau:
- Nông, lâm nghiệp, thủy sản có 01 DN, chiếm tỷ trọng 0,4%;
- Chế biến và bảo quản nông sản, lâm sản, thủy sản có 13 DN, chiếm tỷ trọng
- Cơ khí, chế tạo máy, đóng tàu có 27 DN chiếm tỷ trọng 10,3%;
- Sản xuất sắt, thép và kim loại khác có 24 DN chiếm tỷ trọng 9,2%;
- Xây dựng, vật liệu xây dựng có 38 DN, chiếm tỷ trọng 14,6%;
- Hóa chất, nhựa, hóa mỹ phẩm có 05 DN chiếm tỷ trọng 1,9%;
- Dầu khí, xăng dầu, nhiên liệu khí và sản phẩm hóa dầu có 16 DN, chiếm tỷ trọng 6 , 1 %;
- Sản xuất, phân phối, kinh doanh điện có 01 DN, chiếm tỷ trọng 0,4%;
- Đồ điện tử, điện gia dụng có 01 DN, chiếm tỷ trọng 0,4%;
- Dệt, may, da giày có 17 DN, chiếm tỷ trọng 6,5%;
- Kinh doanh bất động sản có 02 DN, chiếm tỷ trọng 0,8%;
- Thương mại, bán buôn, bán lẻ có 01 DN, chiếm tỷ trọng 0,4%;
- Du lịch, kinh doanh khách sạn, dịch vụ lưu trú và ăn uống có 20 DN, chiếm tỷ trọng 7,7%;
- Y tế, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ có 05 DN, chiếm tỷ trọng 1,9%;
- Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh có 07 DN, chiếm tỷ trọng 2,7%;
- Cấp nước, xử lý chất thải, nước thải có 05 DN, chiếm tỷ trọng 1,9%;
- Dịch vụ khác có 66 DN, chủ yếu là dịch vụ cảng biển và dịch vụ dầu khí, chiếm tỷ trọng 25,3%;
- Sản xuất khác có 12 DN, chiếm tỷ trọng 4,6%.
Với lợi thế quan trọng về vị trí, đất đai, hạ tầng kỹ thuật để phát triển KT-XH, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài phát triển các ngành kinh tế biển như: cơ khí, chế tạo máy, đóng tàu; sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất sắt thép; cảng biển, du lịch, kinh doanh khách sạn;
Đánh giá một số chỉ tiêu tài chính của các DN FDI
4.2.1 Tinh hình đầu tư, tài sản và quy mô SXKD:
4.2.1.1 Về tình hình đầu tư, tài sản: a Tình hình chung:
* Tổng vốn chủ sở hữu của các DN FDI năm 2015 là 150.159 tỷ đồng, giảm 14.052 tỷ đồng và bằng 91,4% so với thực hiện năm 2014 Trong đó, có 38 DN lỗ mất vốn điều lệ 5.144 tỷ đồng, tăng 1.584 tỷ đồng và bằng 144,5% so với năm 2014.
* Tổng vốn đầu tư của chủ sở hữu của các DN FDI năm 2015 là 102.710 tỷ đồng, tăng 3.823 tỷ đồng và bằng 103,9% so với thực hiện năm 2014.
* Tổng lỗ lũy kế của các DN FDI năm 2015 là -12.601 tỷ đồng, tăng 6.978 tỷ đồng so với năm 2014 Trong đó:
- Có 123 DN có tổng lỗ lũy kế là 28.807 tỷ đồng, tăng 14 DN và tổng lỗ lũy kế tăng 9.371 tỷ đồng so với năm 2014 Đa số DN trong nhóm này đang trong tình trạng lỗ kéo dài có khả năng mất vốn.
- Có 74 DN có tổng lợi nhuận chưa phân phối là 16.207 tỷ đồng, tăng 01 DN và tổng lợi nhuận chưa phân phối tăng 2.393 tỷ đồng so với năm 2014.
* Tổng tài sản của các DN FDI năm 2015 là 290.980 tỷ đồng, tăng 6.536 tỷ đồng và bằng 102,3% so với năm 2014. b Tình hình một số ngành chủ yếu (loại trừ những ngành có dưới 10 DN): b.1 Ngành chế biến và bảo quản nông sản, lâm sản, thủy sản:
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu năm 2015 là 2.486 tỷ đồng, chiếm 2,4% tổng vốn đầu tư của các DN FDI, tăng 183 tỷ đồng và bằng 107,9% so với năm 2014.
- Lợi nhuận chưa phân phối năm 2015 là 750 tỷ đồng, tăng 646 tỷ đồng và bằng 721% so với năm 2014.
- Tổng tài sản năm 2015 là 9.647 tỷ đồng, chiếm 3,3% tổng tài sản của các DN FDI, tăng 514 tỷ đồng và bằng 105,6% so với năm 2014. b.2 Ngành cơ khí, chế tạo máy, đóng tàu:
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu năm 2015 là 1.566 tỷ đồng, chiếm 1,5% tổng vốn đầu tư của các DN FDI, tăng 84 tỷ đồng và bằng 105,4% so với năm 2014.
- Lợi nhuận chưa phân phối năm 2015 là 3.331 tỷ đồng, tăng 493 tỷ đồng và bằng 117,4% so với năm 2014.
- Tổng tài sản năm 2015 là 9.742 tỷ đồng, chiếm 3,3% tổng tài sản của các DN FDI, tăng 116 tỷ đồng và bằng 101,2% so với năm 2014. b.3 Ngành sản xuất sắt, thép và kim loại khác:
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu năm 2015 là 25.929 tỷ đồng, chiếm 25,2% tổng vốn đầu tư của các DN FDI, tăng 2.625 tỷ đồng và bằng 111,3% so với năm 2014.
- Lỗ lũy kế năm 2015 là 8.867 tỷ đồng, tăng 5.229 tỷ đồng và bằng 243,8% so với năm 2014.
- Tổng tài sản năm 2015 là 66.501 tỷ đồng, chiếm 22,8% tổng tài sản của các
DN FDI, tăng 21.835 tỷ đồng và bằng 148,9% so với năm 2014. b.4 Ngành xây dựng, vật liệu xây dựng:
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu năm 2015 là 3.562 tỷ đồng, chiếm 3,5% tổng vốn đầu tư của các DN FDI, tăng 01 tỷ đồng so với năm 2014.
- Lợi nhuận chưa phân phối năm 2015 là 3.044 tỷ đồng, tăng 420 tỷ đồng và bằng 116% so với năm 2014.
- Tổng tài sản năm 2015 là 12.074 tỷ đồng chiếm 4,1% tổng tài sản của các DN FDI, giảm 58 tỷ đồng và bằng 99,5% so với năm 2014. b.5 Ngành dầu khí, xăng dầu, nhiên liệu khí và sản phẩm hóa dầu:
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu năm 2015 là 34.502 tỷ đồng, chiếm 33,6% tổng vốn đầu tư của các DN FDI, không thay đổi so với năm 2014.
- Lỗ lũy kế năm 2015 năm 2015 là 310 tỷ đồng, tăng 110 tỷ đồng và bằng 155% so với năm 2014.
- Tổng tài sản năm 2015 là 125.994 tỷ đồng, chiếm 43,3% tổng tài sản của các
DN FDI, giảm 14.687 tỷ đồng và bằng 89,5% so với năm 2014. b.7 Ngành dệt may, da giày:
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu năm 2015 là 2.813 tỷ đồng, chiếm 2,7% tổng vốn đầu tư của các DN FDI, tăng 559 tỷ đồng và bằng 124,8% so với năm 2014.
- Lợi nhuận chưa phân phối năm 2015 là 41 tỷ đồng, tăng 241 tỷ đồng so với lỗ lũy kế năm 2014.
- Tổng tài sản năm 2015 là 8.272 tỷ đồng, chiếm 2,8% tổng tài sản của các DN FDI, tăng 1.003 tỷ đồng và bằng 113,8% so với năm 2014. b.8 Ngành du lịch, kinh doanh khách sạn, dịch vụ lưu trú và ăn uống:
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu năm 2015 là 10.042 tỷ đồng, chiếm 9,8% tổng vốn đầu tư của các DN FDI, tăng 779 tỷ đồng và bằng 108,4% so với năm 2014.
- Lỗ lũy kế năm 2015 là 6.148 tỷ đồng, tăng 1.935 tỷ đồng và bằng 145,9% so với năm 2014.
- Tổng tài sản năm 2015 là 9.262 tỷ đồng, chiếm 3,2% tổng tài sản của các DN FDI, giảm 558 tỷ đồng và bằng 94,3% so với năm 2014. b.9 Ngành dịch vụ khác:
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu năm 2015 là 15.883 tỷ đồng, chiếm 15,5% tổng vốn đầu tư của các DN FDI, giảm 419 tỷ đồng và bằng 97,4% so với năm 2014.
- Lỗ lũy kế năm 2015 là 4.538 tỷ đồng, tăng 1.643 tỷ đồng và bằng 156,7% so với năm 2014.
- Tổng tài sản năm 2015 là 37.302 tỷ đồng, chiếm 12,8% tổng tài sản của các
DN FDI, giảm 971 tỷ đồng và bằng 97,5% so với năm 2014. b.10 Ngành sản xuất khác:
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu năm 2015 là 3.983 tỷ đồng, chiếm 3,9% tổng vốn đầu tư của các DN FDI, giảm 47 tỷ đồng và bằng 98,8% so với năm 2014.
- Lợi nhuận chưa phân phối năm 2015 là 981 tỷ đồng, tăng 306 tỷ đồng và bằng 145,3% so với năm 2014.
- Tổng tài sản năm 2015 là 8.361 tỷ đồng, chiếm 2,9% tổng tài sản của các DN FDI, giảm 586 tỷ đồng và bằng 93,,4% so với năm 2014.
4.2.1.2 Về quy mô SXKD: a Tình hình chung:
Tổng doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu hoạt động tài chính của các DN FDI năm 2015 là 90.957 tỷ đồng, giảm 426 tỷ đồng và bằng 99,5% so với năm 2014 Trong đó:
- Có 13 DN chưa có doanh thu hoặc doanh thu bằng 0.
- Tổng lợi nhuận trước thuế của các DN FDI là -2.479 tỷ đồng Trong đó, có 99
DN có lợi nhuận trước thuế âm (0) với số tiền là 7.841 tỷ đồng b Tình hình cụ thể từng ngành:
D o a n h th u b ìn h quân (triệu đồn g)
4.2.2 Về khả năng thanh toán:
Tổng số nợ phải trả của các DN FDI năm 2015 là 134.315 tỷ đồng, tăng 19.688 tỷ đồng và bằng 117,2% so với thực hiện năm 2014; trong đó, nợ ngắn hạn là 79.019 tỷ đồng, chiếm 58,8% tổng nợ phải trả, nợ dài hạn là 55.296 tỷ đồng chiếm 41,2% tổng nợ phải trả.
4.2.2.2 Các chỉ số thanh toán:
Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán tổng quát, thanh toán hiện thời và thanh toán nhanh năm 2015 của các DN FDI theo từng nhóm thay đổi không đáng kể so với năm 2014 (ngoại trừ ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản) Các chỉ số thanh toán của từng nhóm ngành cụ thể như sau:
- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát bình quân: Năm 2015 là 2,17 lần, giảm 0,31 so với năm 2014 Hệ số thanh toán tổng quát của các ngành hầu hết đều lớn hơn 1 (ngoại trừ ngành sản xuất, phân phối, kinh doanh điện và thương mại, bán buôn, bán lẻ), điều này cho thấy các DN FDI đều có khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả.
- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời bình quân: Năm 2015 là 1,56 lần, tăng 0,17 so với năm 2014 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời bình quân cho thấy 01 đồng nợ ngắn hạn của các DN FDI được đảm bảo bởi 1,56 đồng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Tuy nhiên, nếu xét theo từng ngành thì các ngành: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; Sản xuất sắt, thép và kim loại khác; Hóa chất, nhựa, hóa mỹ phẩm; Hoạt động kinh doanh Bất động sản; Du lịch, kinh doanh khách sạn, dịch vụ lưu trú và ăn uống; Cấp thoát nước, xử lý chất thải, nước thải; và dịch vụ khác không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn do hệ số khả năng thanh toán hiện thời của các nhóm ngành này thấp và đều nhỏ hơn 1.
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh bình quân: Năm 2015 là 0,73 lần, giảm 0,19 so với năm 2014 Hệ số khả năng thanh toán nhanh cho thấy khả năng thanh toán ngay các khoản nợ của các DN FDI không tốt trừ một số ngành như: Cơ khí chế tạo máy, đóng tàu; Xây dựng, vật liệu xây dựng; Dầu khí, xăng dầu, nhiên liệu khí và sản phẩm hóa dầu; Y tế, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ.
4.2.3 Về cơ cấu tài chính và tài sản:
- Hệ số nợ trên tổng tài sản bình quân của các DN FDI năm 2015 ở mức thấp là 0,46 lần, tăng 0,06 so với năm 2014 Hệ số nợ tổng thể cho thấy để có 1 đồng tài sản các DN FDI phải đi vay 0,46 đồng.
Kết quả thống kê mô tả mẫu qua xử lý Stata
T r o n g t ổ n g s ố 1 3 2 D N F D I , đ i ề u t r a D N F D I đ ã t h u t h ậ p đ ầ y đ ủ c á c t h ô n g t i n c ủ a 3 nhóm yếu tố tác động (nhóm yếu tố nội sinh của DN FDI, nhóm Chính sách thuế, và nhóm các yếu tố chuyển giá) như: số năm hoạt động của DN FDI, ngành nghề kinh tế, tổng số lao động, tổng tài sản DN FDI, tổng doanh thu, chi phí đầu tư tài sản cố định, chi phí lãi vay, tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA), DN FDI bị truy thu và phạt do vi phạm chế độ chính sách pháp luật thuế qua thanh kiểm tra trong kỳ, thuế được miễn giảm của DN FDI theo giấy phép ưu đãi, tỷ lệ doanh thu xuất khẩu trên tổng doanh thu, tỷ lệ giá trị đầu vào mua từ công ty mẹ trên tổng giá trị mua vào, số thuế TNDN kê khai của DN FDI, thông tin giao dịch liên kết.
Kết quả thống kê mô tả
Kết quả thu thập mẫu số liệu của 132 DN FDI trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, số DN FDI không phát sinh thuế TNDN phải nộp là: Năm 2013 có 61 DN FDI chiếm tỉ lệ 46%, Năm 2014 có 58 DN FDI chiếm tỉ lệ 44%, Năm 2015 có 52 DN FDI chiếm tỉ lệ 49% Qua các năm thì cho thấy số lượng DN FDI không phát sinh thuế TNDN phải nộp ngày càng giảm dần.
DN FDI có số thuế TNDN phải nộp cao nhất là 107.975 tỷ đồng Số DN FDI không nộp thuế chiếm khá lớn chứng tỏ NSNN thất thu một khoảng thuế TNDN khá lớn từ những DN FDI này Trong khi đó số DN FDI có số thuế TNDN phải nộp là : Năm 2013 là 71 DN FDI chiếm tỷ trọng 54%, năm 2015 là 74 DN FDI chiếm tỷ trọng 56%, năm 2015 là 70 DN FDI chiếm tỷ trọng 61% với nhiều mức thuế khác nhau Số thuế TNDN phải nộp theo kê khai trung bình trong giai đoạn 2013 - 2015 là 4,907309 tỷ đồng.
Bảng 4.1 : Bảng thống kê mô tả thuế TNDN của DN FDI
Số thuế TNDN đã nộp
N g u ồ n : C ụ c th u ế tỉnh B R V T v à x ử lý S ta ta
Nộp thuế dưới 25 tỷ đồng: Năm 2013 có 126 DN chiếm tỷ chiếm 95%, năm
2014 có 124 DN chiếm tỷ trọng 94%, năm 2015 có 123 DN chiếm tỷ trọng 93%.
Nộp thuế từ 25 - 50 tỷ: Năm 2013 có 1 DN chiếm tỷ lệ 1%, Năm 2014 có 2 DN chiếm tỷ trọng 2%, năm 2015 có 5 DN chiếm tỷ trọng 4%.
Nộp thuế từ 50-75 tỷ: Năm 2013 có 3 DN chiếm 2%, năm 2014 có 4 DN chiếm 3%, năm 2015 có 3 DN chiếm 2%.
Nộp thuế từ 50-75 tỷ đồng, qua 3 năm có 1 DN chiếm tỷ lệ 1%,
Nộp thuế từ 75-100 tỷ đồng thì năm 2013 có 1 DN chiếm tỷ lệ 1%, năm 2014 và 2015 thì không có DN nào nộp thuế với số thuế TNDN như trên.
Với kết quả trên cho thấy số lượng DN FDI kê khai nộp thuế TNDN cao chiếm tỷ lệ rất thấp, số DN FDI lỗ chiếm không nộp thuế TNDN qua các năm rất cao, đây là dấu hiệu có khả năng DN FDI lỗ giả, lời thật để tối thiểu hóa số thuế TNDN phải nộp.
Bên cạnh đó, theo mô hình nghiên cứu ta có 3 nhóm yếu tố tác động đến thuế TNDN phải nộp của DN FDI : nhóm các yếu tố nội sinh, nhóm chính sách thuế và nhóm các yếu tố chuyển giá, kết quả thống kê ta có kết quả như sau :
4.4.1 .Nhóm các yếu tố nội sinh của DN FDI:
Kết quả nghiên cứu ta có bảng thống kê mô tả các biến số thuộc yếu tố nội sinh của DN FDI dưới đây :
Bảng 4.2 : Bảng thống kê mô tả các biến số Xr X8
Số tru n g vị Đ ộ lệch ch u ẩn
Nguồn: Cục Thuế tỉnh BRVT và xử lý Stata
Về số năm hoat đông :
Kết quả nghiên cứu theo bảng 4.2 cho thấy các DN FDI có số năm hoạt động trung bình 11,2 năm , thấp nhất là 2 năm và lâu nhất là 26 năm, như vậy đa số các DN FDI đều có thâm niên đầu tư và hoạt động tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Theo kết quả nghiên cứu, những DN FDI hoạt động càng lâu thì thuế TNDN phải nộp càng cao
Bảng 4.3 : Bảng thống kê mô tả thuế TNDN của DN FDI và số năm hoạt động
Nguồn: Cục thuế tỉnh BRVT và xử lý Stata về ngành nghề kinh doanh của DN FDI :
Kết quả nghiên cứu cho thấy trung bình qua các năm thì có 88 DN FDI hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chiếm tỉ lệ 67% và 44 DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ chiếm tỉ lệ 33% Các DN hoạt động trong 2 lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ thì mức thuế TNDN nộp trong khoảng từ 0 đến 25 tỷ đồng chiếm tỷ lệ rất lớn Hầu hết, các khoảng mức thuế TNDN phải nộp còn lại thì không đáng kể.
Bảng 4.4 : Bảng thống kê mô tả thuế TNDN của DN FDI và ngành nghề kinh doanh :
Ngành nghề công nghiệp Ngành nghề thương mại
Mức thuế TNDN X2 =0 X2 =1 đã nộp Năm Năm Năm Năm Năm Năm
Nguồn: Cục thuế tỉnh BRVT và xử lý Stata về quy mô lao đông :
Kết quả thống kê theo bảng 4.5 bên dưới cho thấy phần lớn những DN đều có quy mô lao động khá lớn, trung bình 310,5152 lao động.
Biểu đồ 4.5 Mối quan hệ giữa quy mô lao động của
DN và thuế TNDN nộp (tỷ đồng)
Số thuế TNDN nộp (tỷ đồng)
Nguồn: Cục thuế tỉnh BRVT và xử lý từ Excel
Biểu đồ 4.5 cho thấy về số lượng DN nộp thuế ở quy mô lao động từ 101 - 200 người lao động thì nộp thuế TNDN nhiều hơn và tùy theo quy mô của mỗi DN FDI mà số thuế TNDN khác nhau. về quy mô tài sản :
Kết quả nghiên cứu 132 DN FDI cho thấy các DN FDI đều có quy mô khá lớn, trung bình 622.187 tỷ đồng, thấp nhất là 0,014 tỷ đồng và cao nhất là 10885 tỷ đồng Trong đó, phần lớn đều là những DN FDI dưới 50 tỷ chiếm tỷ trọng lớn như năm 2013 có 46 DN FDI chiếm 38%; năm 2014 có 46 DN FDI chiếm 37% và năm 2015 có 52
DN FDI chiếm tỷ trọng 40% Các DN FDI có quy mô tài sản càng lớn thì thuế TNDN phải nộp càng tăng đều này hoàn toàn phù hợp với kỳ vọng mối quan hệ giữa biến tổng tài sản của DN FDI quan hệ đồng biến với thuế TNDN mà DN FDI phải nộp:
Bảng 4.6 : Bảng thống kê mô tả thuế TNDN của DN FDI và Quy mô tài sản của DN FDI:
Nguồn: Cục thuế tỉnh BRVT và xử lý Stata
Doanh thu của các DN FDI là một tác nhân lớn ảnh hưởng đến Thuế TNDN phải nộp của các DN FDI, trong các DN có doanh thu khá lớn trung bình là 647.865 tỷ đồng, trong đó thấp nhất là 0.000053 tỷ đồng và cao nhất là 13810 tỷ đồng, có sự chênh lệch khá lớn về doanh thu (13810 tỷ đồng) Doanh thu càng lớn thì thuế TNDN phải nộp càng lớn.
Bảng 4.7:Bảng thống kê mô tả thuế TNDN của DN FDI và Quy mô Doanh thu của DN FDI :
Bảng 4.8: Bảng thống kê mô tả thuế TNDN của DN FDI và ROA
Nguồn: Cục thuế tỉnh BRVT và xử lý Stata
Như vậy theo bảng trên, khi chỉ số ROA >0 thì thuế TNDN của DN FDI phải nộp tăng lên.
Bảng 4.9 Bảng thống kê mô tả các biến số X 9 -X 10
(Nguồn Cục Thuế tỉnh BRVT và xử lý Stata)
4.4.3 Nhóm các yếu tố chuyển giá:
Bảng 4.10 : Bảng thống kê mô tả các biến số Xu-Xi 3
(Nguồn Cục Thuế tỉnh BRVT và xử lý Stata)
Bảng 4.11 : Bảng thống kê mô tả thuế TNDN của DNFDI và tỷ lệ doanh thu xuất khẩu trên tổng doanh thu:
(Nguồn: Cục Thuế tỉnh BRVT và xử lý Stata)
Bảng 4.12 : Bảng thống kê mô tả thuế TNDN của DN FDI và tỷ lệ chi phí mua vào từ công ty mẹ trên tổng mua vào:
1 DN FDI phải nộp (tỷ đồng)
Tổng Thuế TNDN DN FDI thu được (tỷ đồng)
DN FDI không có chi phí mua vào từ công ty mẹ 107 82% 4.014 428.12
DN FDI có chi phí mua vào từ công ty mẹ 24 18% 8.670 205.20
(Nguồn: Cục Thuế tỉnh BRVT và xử lý Stata)
Mặt khác, một vấn đề làm ảnh hưởng đến thuế TNDN của DN FDI đó là giao dịch liên kết giữa các bên, bằng giao dịch liên kết các DN FDI làm cho thuế TNDN phải nộp có xu hướng giảm hơn, được biểu hiện ở bảng 4.13 dưới đây:
Bảng 4.13 : Bảng thống kê mô tả thuế TNDN của DN FDI và giao dịch liên kết:
DN FDI phải nộp (tỷ đồng)
Tổng Thuế TNDN DN FDI thu được (tỷ đồng)
DN FDI không có giao dịch liên kết
DN FDI có giao dịch liên kết
(Nguồn: Cục Thuế tỉnh BRVT và xử lý Stata)
Theo bảng 4.13 cho thấy có sự chênh lệch khá lớn giữa một DN có giao dịch liên kết và một DN không có giao dịch liên kết về thuế TNDN trung bình phải nộp của
1 DN FDI (1.309996 tỷ đồng và 7.844565 tỷ đồng ).
Kết quả trên bị ảnh hưởng bởi quy mô DN nhỏ và lớn tính gộp nên chưa phản ánh thực chất của vấn đề Ngoài ra xét đến yếu tố DN lớn mà có chuyển giá thì nộp nhiều chưa chắc đã nộp đủ thuế theo Luật định.
Như vậy qua phân tích thống kê mô tả cho thấy tùy tình hình hoạt động của mỗi
DN FDI mà thuế TNDN phải nộp chịu ảnh hưởng của những yếu tố: số năm hoạt động của DN FDI, ngành nghề, tổng số lao động, tổng tài sản DN, doanh thu, chi phí đầu tư tài sản cố định, chi phí lãi vay, ROA, DN bị truy thu và phạt qua thanh kiểm tra trong kỳ, Thuế được miễn giảm của DN theo giấy phép ưu đãi, tỷ lệ doanh thu xuất khẩu trên tổng doanh thu, tỷ lệ đầu vào mua từ công ty mẹ trên tổng mua vào, thông tin giao dịch liên kết Để đo lường mức độ tác động của những yếu tố đó như thế nào ta tiếp tục tiến hành phân tích định lượng thông qua mô hình hồi quy với chương trình STATA.
4 Kiểm định sự tương quan:
Mối tương quan tuyến tính giữa các biến độc lập được biểu thị bằng hệ số tương quan giữa các cặp biến số Giá trị tuyệt đối của các hệ số tương quan giữa các biến độc lập tiến gần đến 1, các biến này sẽ có mối quan hệ tuyến tính chặt chẽ với nhau và khi đó kết quả ước lượng hồi quy sẽ bị làm sai lệch Khi một cặp biến độc lập nào đó có mức độ quan hệ cao thì phải loại trừ một trong hai biến số đó ra khỏi mô hình nghiên cứu Ngược lại, khi giá trị của các hệ số này tiến gần đến 0, các biến độc lập sẽ độc lập với nhau và kết quả ước lượng sẽ có độ tin cậy cao Hệ số tương quan giữa các biến độc lập được thể hiện trong bảng hệ số tương quan ở phần mục lục: ma trận tương quan riêng phần, cho thấy đa số các hệ số tương quan của các biến độc lập đều có giá trị nhỏ hơn 0.8 Điều này cho thấy mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến.
Bảng 4.14 Hệ số tương quan giữa các biến
Ghi chú: giá trị trong ( ) là các p-value tại các mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%
4.4 Kết quả hồi quy tuyến tính
Kết quả hồi quy với phương pháp OLS được thể hiện bảng 4.15 như sau:
Bảng 4.15 Kết quả hồi quy
(Nguồn: Kết quả xử lý từ Stata)
4.5 Kiểm định các giả thiết của mô hình
4.5.1 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Kết quả hồi quy tuyến tín h
Kết quả hồi quy với phương pháp OLS được thể hiện bảng 4.15 như sau:
Bảng 4.15 Kết quả hồi quy
(Nguồn: Kết quả xử lý từ Stata)
Kiểm định các giả thiết của mô hìn h
4.5.1 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Như phân tích ở trên hệ số tương quan giữa các cặp biến số: tổng tài sản và chi phí đầu tư TSCĐ; Doanh thu và thuế TNDN được miễn giảm của DN theo giấy phép ưu đãi có giá trị lớn tiến về gần 1, để xem có mối quan hệ đa cộng tuyến giữa các biến độc lập hay không thì cần xem xét bảng Hệ số phóng đại phương sai (VIF) Nếu VIF
>10 thì kết luận có hiện tượng đa cộng tuyến và VIF 5%, do đó chấp nhận giả thuyết H0 nên mô hình không có hiện tượng tự tương quan.
4.5.3 Kiểm định hiện tượng phương sai số thay đổi
Breusch-Pagan/Cook-Weisberg test for heteroskedasticity
Ho: Constant variance Variables: fitted values of Y chi2(1) = 90.22
(Nguồn: Kết quả xử lý từ Stata)
Kết quả từ phần mềm Stata cho thấy, giá trị p-value = 0 < 5% nên bác bỏ H0 tức là mô hình bị phương sai sai số thay đổi.
Khắc phục hiện tương phương sai số thay đổi, tác giả dùng phương pháp GLS ( Generalized Least Squares):
Likelihood-ratio test: LR chi2(13) = -603.41
Assumption: hetero nested in homosk:Prob>chi2= 1.0000
Giá trị p-vlaue không có ý nghĩa thống kê ta kết luận rằng mô hình không còn hiện tượng tự phương sai sai số thay đổi.
4.5.4 Kiểm định phần dư của mô hình:
Hình 4.1 Mật độ phân phối của phần dư
Nhìn vào hình 4.1, ta thấy phần dư có giá trị trung bình bằng không và phương sai là hằng số không đổi (ơ2 = 173.6738) Vì vậy, phần dư tuân theo luật phân phối chuẩn.
Kết quả hồi quy sau khi đã khắc phục
4.6.1 Lựa chọn mô hình: Độ tin cậy của nghiên cứu được thực hiện dạng nghiên cứu trên tổng thể rộng, nghiên cứu DN FDI trên phạm vi toàn tỉnh Vì vậy, nghiên cứu được xác định độ tin cậy đạt được ở mức 1%, 5% và 10% để kiểm định ý nghĩa các hệ số của mô hình.
Kết quả hồi quy cho thấy, các hệ số hồi quy của mô hình OLS và GLS hầu như không có chênh lệch nhiều thông qua các giá trị hệ số hồi quy và giá trị thống kê t nên kiểm định Hausman giữa hai mô hình không có ý nghĩa Do đó, tác giả lựa chọn phương pháp GLS để giả thích mức độ ảnh hưởng của 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến số thuế TNDN phải nộp của FDI Ngoài ra, phương pháp GLS khắc phục được hiện tượng phương sai sai số thay đổi mô hình khi thực hiện bằng phương pháp OLS.
Bảng 4.16: Thông số các biến trong mô hình
(Nguồn: Kết quả xử lý từ Stata)
4.6.2 Kiểm định ý nghĩa các hệ số hồi qui:
Với mức ý nghĩa so sánh với giá trị (P-value trong bảng trên để kiểm định ý nghĩa của cỏc hệ số hồi quy, theo giả thuyết: Ho: òj = 0 và H1: òj # 0
Trường hợp giá trị p-value nhỏ hơn mức ý nghĩa 1%, 5%, 10% bác bỏ giả thuyết H0, kết luận biến độc lập tương ứng có ý nghĩa trong mô hình.
Trên cơ sở bảng trên ta nhận thấy mức ý nghĩa P-value của các biến số lần lượt là X1, X4, X5, X6, X7, X9 , X10 và X13 đều nhỏ hơn mức ý nghĩa, nên kết luận các biến trên đều có ý nghĩa trong mô hình Tóm lại, các biến số như: X 1(số năm hoạt động của
DN FDI), X4 (Tổng tài sản của DN FDI ), X5(Doanh thu của DN FDI), X6 (Chi phí đầu tư tài sản cố định), X 7 (Chi phí lãi vay), X 9 (DN bị truy thu và phạt do vi phạm luật thuế trong kỳ thanh tra, kiểm tra), X 10 (Thuế được miễn giảm của DN FDI theo giấy phép ưu đãi ), X13: Thông tin giao dịch liên kết đều có ảnh hưởng đến Thuế TNDN phải nộp của các DN FDI trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Còn lại các biến số như: X2 (Ngành nghề kinh doanh của DN FDI), X3 (Quy mô lao động của DN FDI), X8 ( ROA), X11 (tỷ lệ doanh thu xuất khẩu trên tổng doanh thu của DN FDI), X 12: (tỷ lệ đầu vào mua từ công ty mẹ trên tổng đầu vào) không có ý nghĩa trong mô hình với các mức ý nghĩa thống kê.
4.6.3 Phân tích kết quả rút ra từ mô hĩnh:
Các biến có ý nghĩa trong mô hĩnh:
Tỷ lệ gần 54.35% sự thay đổi của số thuế TNDN phải nộp của DN FDI được giải thích bởi các biến: số năm hoạt động của DN FDI, Tổng tài sản của DN FDI, Doanh thu của DN FDI, Chi phí đầu tư tài sản cố định, Chi phí lãi vay, DN bị truy thu và phạt do vi phạm luật thuế trong kỳ thanh tra, kiểm tra, Thuế được miễn giảm của
DN FDI theo giấy phép ưu đãi, Thông tin giao dịch liên kết.
Sau khi kiểm định mô hình, Mô hình hồi quy được phân tích qua STATA ta có kết quả ở bảng 4.14 , Y (thuế TNDN của DN FDI) chịu tác động của các biến như sau:
(i) Xi (Số năm hoạt động của DN FDI), có hệ số dương (+1,319) có quan hệ cùng chiều với biến Y và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, là phù hợp lý thuyết, trong đó khi các yếu tố khác không đổi, nếu số năm hoạt động của DN FDI tăng lên 1 năm thì thuế TNDN của DN FDI phải nộp tăng lên 1.319 1 tỷ đồng Thực tế cho thấy, DN mới thành lập phải mất thời gian từ 1-3 năm để đầu tư và sau thời gian đó mới bắt đầu kinh doanh có hiệu quả Đối với các DN FDI, chính sách ưu đãi theo các Nghị định, Thông tư thường áp dụng ưu đãi miễn thuế TNDN là 1 -4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế Do đó khi DN đã đi vào hoạt động thì thời gian hoạt động càng dài thì các định phí càng giảm, thời gian được hưởng ưu đãi thuế cũng giảm theo dẫn đến thuế TNDN phải nộp tăng lên.
(ii) X4 (Tổng tài sản của DN FDI), có hệ số dương (+ 0.00955) có quan hệ cùng chiều với biến Y và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, là phù hợp lý thuyết, trong đó khi các yếu tố khác không đổi, nếu tổng tài sản của DN FDI tăng lên 1 tỷ đồng thì thuế TNDN của DN FDI phải nộp tăng lên 0.00966 tỷ đồng
(iii) X5 (Doanh thu của DN FDI), có hệ số âm (-0.00186) có quan hệ ngược chiều với biến Y và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, trong đó khi các yếu tố khác không đổi, doanh thu của DN FDI tăng lên 1 tỷ đồng thì số thuế TNDN của DN FDI giảm đi 0.00186 tỷ đồng Điều này cho thấy rằng khi doanh thu tăng thì chi phí hoạt động của DN cũng tăng theo do đó số thuế TNDN phải nộp thông thường sẽ thấp hơn Trên thực tế hầu hết các DN đều mong muốn tăng doanh thu và giảm chi phí nhằm tăng lợi nhuận do đó thuế phải nộp tăng lên.
(iv) X6 (Chi phí đầu tư tài sản cố định), có hệ số âm (-0.00664) có quan hệ ngược chiều với biến Y và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, trong đó khi các yếu tố khác không đổi, khi chi phí đầu tư TSCĐcủa DN FDI tăng lên 1 tỷ đồng thì số thuế TNDN của DN FDI giảm đi 0.00664 tỷ đồng Điều này phù hợp với lý thuyết kinh tế, chi phí đầu tư TSCĐđược đưa vào chi phí để giảm trừ thuế TNDN, do đó khi chi phí tăng thì số thuế TNDN của FDI phải nộp sẽ giảm theo.
(v) X7 (Chi phí lãi vay), có hệ số âm (-0.0804) quan hệ ngược chiều với số thuế TNDN phải nộp, và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, trong đó khi các yếu tố khác không đổi, khi chi phí lãi vay của DN FDI tăng lên 1 tỷ đồng thì số thuế TNDN của
DN FDI giảm đi 0.0804 tỷ đồng Điều này phù hợp với lý thuyết kinh tế, chi phí lãi vay được đưa vào chi phí để giảm trừ thuế TNDN, do đó khi chi phí lãi vay tăng lên thì số thuế TNDN của FDI phải nộp sẽ giảm đi.
(vi) X9 (DN bị truy thu và phạt do vi phạm luật thuế qua thanh kiểm tra trong kỳ), có hệ số âm (-0.731) có quan hệ ngược chiều với biến Y và có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, trong đó khi các yếu tố khác không đổi, số tiền DN bị truy thu và phạt do vi phạm chế độ chính sách thuế qua thanh kiểm tra trong kỳ, thanh kiểm tra tăng lên 1 tỷ đồng thì thuế TNDN của DN FDI giảm 0.731 tỷ đồng Qua công tác thanh kiểm tra trong kỳ của cơ quan thuế phát hiện số thuế TNDN thực tế cao hơn so với DN đã kê khai sẽ bị truy thu và phạt ( Luật Quản lý Thuế, 2006) do đó số thuế TNDN sẽ tăng lên Trên thực tế việc thanh kiểm tra các DN của cơ quan thuế, công tác này mang tính chấn chỉnh và răn đe đối với các DN Các DN sẽ tự giác hơn, tránh được những sai sót trong việc chấp hành chính sách pháp luật thuế do đó số thuế TNDN bị truy thu hoặc phạt nói chung của toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng bị giảm xuống.
(vii) X 10 (Thuế được miễn giảm của DN FDI theo giấy phép ưu đãi ), có hệ số dương 0.502 có quan hệ cùng chiều với biến Y và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, trong đó khi các yếu tố khác không đổi, số thuế TNDN được miễn giảm hoặc được hưởng thuế suất ưu đãi của DN theo giấy phép ưu đãi của DN FDI tăng lên 1 tỷ đồng thì thuế TNDN của DN FDI tăng lên 0,502 tỷ đồng Điều này cho thấy rằng khi Nhà nước miễn giảm thuế TNDN của các DN FDI đã tạo điều kiện, kích thích môi trường đầu từ của các DN FDI, từ đó số thuế TNDN phải nộp của bình quân tăng lên Để khuyến khích các DN đầu tư, nhà nước có chính sách ưu đãi thuế TNDN để động viên thu nhập từ nền kinh tế quốc dân thông qua hình thức thuế TNDN vào NSNN, đây là một công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thu ngân sách và tạo sự hấp dẫn của môi trường kinh doanh.
(viii) X13: Thông tin giao dịch liên kết có hệ số dương (+5.459) và có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, khi các yếu tố khác không đổi, nếu DN FDI có tham gia giao dịch liên kết giữa các bên thì thuế TNDN của DN FDI phải nộp giảm đi
Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Từ kết quả nghiên cứu và kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu, tác giả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu như sau:
G iả th u y ết D iễn giải
K ết q uả th ự c n gh iệm
H1 Có mối quan hệ dương giữa số năm hoạt động của
DN FDI với số thuế TNDN phải nộp + + Chấp nhận
H2 Có mối quan hệ âm giữa ngành nghề kinh doanh của
DN FDI với số thuế TNDN phải nộp - Không Bác bỏ
H3 Có mối quan hệ âm giữa quy mô lao động của DN
FDI với số thuế TNDN phải nộp - Không Bác bỏ
H4 Có mối quan hệ dương giữa tổng tài sản của DN FDI với số thuế TNDN phải nộp + + Chấp nhận
H5 Có mối quan hệ dương giữa doanh thu của DN FDI với số thuế TNDN phải nộp + - Bác bỏ
H6 Có mối quan hệ âm giữa chi phí đầu tư tài sản cố định của các DN FDI với số thuế TNDN phải nộp - - Chấp nhận
H7 Có mối quan hệ âm giữa chi phí lãi vay của DN FDI với số thuế TNDN phải nộp - - Chấp nhận
H8 Có mối quan hệ dương giữa tỷ lệ lợi nhuận trên tống tài sản của DN FDI với số thuế TNDN phải nộp + Không Bác bỏ
Có mối quan hệ dương giữa DN bị truy thu hoặc phạt do vi phạm luật thuế qua thanh kiểm tra trong kỳ của
DN FDI với số thuế TNDN phải nộp.
Có mối quan hệ âm giữa thuế được miễn giảm của
DN theo giấy phép ưu đãi của DN FDI với số thuế
H11 Có mối quan hệ dương giữa tỷ lệ D.Thu XK/Tống
D.Thu của DN FDI với số thuế TNDN phải nộp + Không Bác bỏ
Có mối quan hệ dương giữa tỷ lệ đầu vào mua từ công ty mẹ trên tống mua vào của DN FDI với số thuế TNDN phải nộp.
H13 Có mối quan hệ âm giữa giao dịch liên kết giữa DN
FDI với số thuế TNDN phải nộp - + Bác bỏ
Mức độ ưu tiên ảnh hưởng của từng yếu tố đến số thuế TNDN của DN FDI được trình bày như sau:
Trị tuyệt đối hệ số hồi quy
Trong 8 yếu tố ảnh hưởng đến số thuế TNDN của DN FDI phải nộp thì yếu tố giao dịch liên kết ảnh hưởng lớn nhất, ảnh hưởng thứ hai là số năm hoạt động và lần lượt tiếp theo là DN FDI bị truy thu và phạt qua thanh kiểm tra trong kỳ, thuế được miễn giảm của DN FDI theo giấy phép ưu đãi, chi phí lãi vay, tổng tài sản của DN FDI, doanh thu của DN FDI và cuối cùng là Chi phí đầu tư tài sản cố định Do đó để gia tăng mức thuế TNDN của FDI phải nộp thì cần phải cải thiện từng yếu tố theo thứ tự ưu tiên trên.