1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

[LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP] Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kinh Doanh Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Quốc Việt

55 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kinh Doanh Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Quốc Việt
Tác giả Đào Thị Mỹ Hạnh
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Ánh Hoa
Thể loại Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 244,02 KB

Cấu trúc

  • 1.1. Giới thiệu sơ lược về Công ty (4)
  • 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty (5)
    • 1.2.1. Chức năng (5)
    • 1.2.2. Nhiệm vụ (5)
  • 1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty (6)
    • 1.3.1. Sơ đồ tổ chức quản lý (6)
    • 1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban (7)
  • 1.4. Tổ chức sản xuất và quy trình sản xuất tại Công ty (8)
  • 1.5. Thuận lợi và khó khăn của Công ty (9)
  • 1.6. Tổ chức bộ máy kế toán (10)
    • 1.6.1. Hình thức tổ chức kế toán (10)
    • 1.6.2. Hình thức sổ kế toán (11)
  • 1.7. Các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty (13)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY (14)
    • 2.1 TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH (14)
      • 2.1.1 Khái niệm và mục đích của phân tích báo cáo tài chính (14)
      • 2.1.2 Phương pháp phân tích báo cáo tài chính (15)
      • 2.1.3 Tài liệu sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp (16)
    • 2.2 Nội dung phân tích báo cáo tài chính (16)
      • 2.2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp (17)
      • 2.2.2 Phân tích bảng cân đối kế toán (17)
      • 2.2.3 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (18)
      • 2.2.4 Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình đầu tư tại công ty (19)
      • 2.2.5 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp (19)
  • CHƯƠNG 3:PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KINH (21)
    • 3.1. Nội dung phân tích báo cáo tài chính (21)
      • 3.1.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty (21)
      • 3.1.2. Đánh giá khái quát thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (38)
    • 3.2. Phân tích các chỉ tiêu tài chính của Công ty (41)
      • 3.2.1. Các chỉ số thanh khoản (41)
      • 3.2.2. Các chỉ số hiệu quả hoạt động (43)
      • 3.2.3. Các chỉ số quản trị nợ (49)

Nội dung

Giới thiệu sơ lược về Công ty

+ Tên gọi đầy đủ bằng tiếng việt: CÔNG TY TNHH KINH DOANH CHẾ BIẾN THỦY SẢN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU QUỐC VIỆT

+ Tên gọi tắt bằng tiếng việt: CÔNG TY TNHH QUỐC VIỆT

+ Tên giao dịch nước ngoài: QUOC VIET SEAPRODUCTS PROCESSING TRADING AND IMPORT-EXPORT CO.,LTD

+ Trụ sở chính: 444 Lý Thường Kiệt, Phường 6, Thành phố Cà Mau, Tỉnh

+Văn phòng đại diện: 2A2 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Đakao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Website: http://www.quocviet.vn

+ Email: quocviet@quocvietseafood.com.vn

+ Tổng Giám Đốc: Mr Ngô Văn Nga.

Hình 1: Logo Công Ty TNHH Quốc Việt

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2000226378:

+ Đăng ký lần đầu: ngày 11 tháng 03 năm 1998 (số: 049286).

+ Đăng ký thay đổi lần thứ 10: ngày 17 tháng 06 năm 2011.

+ Nơi đăng ký: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau.

- Trong giai đoạn mới thành lập khách hàng của Công ty TNHH Quốc Việt doanh thu chỉ vài triệu USD đến vài chục triệu USD Hiện nay, khách hàng của công ty là những nhà kinh doanh, nhà phân phối và bán lẻ trên tất cả các châu lục với doanh thu hằng năm hơn 100 triệu USD Công ty TNHH Quốc Việt được coi là nhà phân phối chuyên nghiệp, uy tín và đáng tin cậy với những sản phẩm tôm có giá trị tốt và chất lượng cao

- Năm 2011, Công ty TNHH Quốc Việt đã sản xuất và xuất khẩu hơn 10.000 tấn tôm đông lạnh bao gồm: tươi, hấp, tẩm gia vị, tẩm bột, những sảm phẩm giá trị gia tăng và các sản phẩm tiện ích cho bữa ăn Công ty TNHH Quốc Việt là công ty xuất khẩu tôm thứ 2 Việt Nam, công ty thủy sản lớn thứ 3 Việt Nam (2010).

Chức năng, nhiệm vụ của Công ty

Chức năng

- Công ty có tư cách pháp nhân theo Pháp luật Việt Nam, là đơn vị kinh tế hoạch toán độc lập, có con dấu riêng, có tài khoản riêng tại ngân hàng và tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

- Lĩnh vực kinh doanh của Công ty chủ yếu: o Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản Chi tiết: mua bán, chế biến thủy sản xuất khẩu. o Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác Chi tiết: nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ cho chuyên ngành chế biến thủy sản. o Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu Chi tiết: nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ liệu, hóa chất (trừ hóa chất có tính độc hại mạnh) phục vụ cho ngành chế biến và nuôi trồng thủy sản. o Nuôi trồng thủy sản nội địa Chi tiết: nuôi trồng thủy hải sản (cá nước ngọt, cá nước lợ, cá sấu và tôm công nghiệp). o Sản xuất, phân phối hơi nước, nước nóng, điều hòa không khí và sản xuất nước đá Chi tiết: sản xuất nước đá. o Vận tải hàng hóa bằng đường bộ Chi tiết: kinh doanh vận chuyển vận tải đường bộ.

Nhiệm vụ

- Để thực hiện tốt các chức năng trên, Công ty cần thực hiện các nhiệm vụ sau: o Giữ vững những thành tích đạt được trong những năm tới và phát huy trong những năm tới. o Tuân thủ các chế độ hoạch toán, thống kê, Luật thuế hiện hành và các nghĩa vụ đối với Nhà Nước. o Quản lý cán bộ nhân viên theo đúng chính sách, chăm lo đời sống vật chất tinh thần, bồi dưỡng nâng cao cán bộ công nhân viên. o Tổ chức bộ máy quản lý, điều hành, sắp xếp, bố trí nhân sự cho phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ.

Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty

Sơ đồ tổ chức quản lý

- Tính đến thời điểm 31/12/2012 công ty có tất cả là 1500 cán bộ công nhân viên, trong đó có 1200 hợp đồng lao động.

- Đối với bộ phận cán bộ và nhân viên quản lý: trình độ cao nhất là Đại học và thấp nhất là Trung học chuyên nghiệp theo nghề.

- Đối với công nhân: cao nhất trong phân xưởng là kỹ sư và thấp nhất là lao động hành nghề, trình độ tối thiểu là tốt nghiệp trung học cơ sở Số công nhân lao động được tổ chức làm việc theo ca hoặc được phân công làm việc toàn thời gian, đứng đầu là trưởng phân xưởng tiếp đến là các phó phân xưởng Các công nhân viên của công ty phải chịu toàn bộ trách nhiệm của mình, báo cáo công việc một cách liên tục thường xuyên cho những người quản lý và có thể trực tiếp đưa ra ý kiến ra trước công đoàn và ban Giám đốc Thời gian làm việc được tính cho công nhân viên thông qua bảng chấm công

- Cơ cấu tổ chức của công ty được sắp xếp theo chức năng Các chức năng được chuyên môn hóa, góp phần tăng hiệu quả của việc giải quyết các vấn đề chuyên môn cũng như các yêu cầu quản lý đề ra Sự giúp việc của các bộ phận chức năng đã giảm bớt gánh nặng về quản lý và tạo điều kiện cho con người lãnh đạo cao nhất có thể tập trung vào những mảng công việc chính Qua đó giúp tăng năng suất lao động, góp phần vào sự phát triển của công ty.

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Quốc Việt

“Nguồn: Phòng Tổ Chức Hành Chánh, 2012”

Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban

- Tổng giám đốc: là người đứng đầu công ty, là người đại diện cho toàn bộ công ty quản lý chung, điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đưa ra các quyết định phù hợp với chính sách của công ty, và đồng thời chịu trách nhiệm về những chủ trương của mình đối với việc điều hành , quyết định sản xuất kinh doanh và ngân sách năm, xác định các mục tiêu chiến lược và mục tiêu hoạt động Trên mặt pháp lý Tổng giám đốc là người có quyền và nghĩa vụ trực tiếp đối với Nhà nước.

- Phó tổng giám đốc: dưới quyền Tổng giám đốc, là người đại diện cho cán bộ công nhân viên trong công ty có nhiệm vụ chỉ đạo toàn bộ hoạt động, xây dựng kế hoạch, xây dựng các mối quan hệ kinh tế, điều hành toàn bộ hoạt động của công ty, trợ giúp Tổng giám đốc trong việc điều hành công ty, thay mặt Tổng giám đốc giải quyết các công việc khi Tổng giám đốc vắng mặt.

 Bộ máy quản lý và điều hành.

 Phòng Tài chính – Kế toán: có nhiệm vụ theo dõi quản lý vốn, kế hoạch mua bán; tính toán thu chi; theo dõi các định mức chi phí; thực hiện các nghĩa vụ về vay nợ, nghĩa vụ đối với nhà nước; theo dõi công nợ mua bán, lập các báo cáo, quyết toán trình lên cấp trên và phân tích tình hình kế toán tài chính công ty; tổ chức lưu trữ, bảo quản các tài liệu kế toán; cân đối vốn và nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh; lập kế hoạch về lao động và tiền lương; kiểm tra, phổ biến, hướng dẫn thi hành kịp thời các chết độ tài chính kế toán hiện hành do Nhà nước quy định, chịu trách nhiệm các khoản công nợ Đứng đầu phòng kế toàn- tài vụ là trưởng phòng tiếp theo là phó phòng, kế toán tổng hợp, và các nhân viên kế toán phụ trách theo từng bộ phận khác nhau.

- Chịu sự quản lý trực tiếp của Phó giám đốc kinh doanh, nghiên cứu thị trường tìm đầu ra cho sản phẩm của công ty, mở rộng thị trường.

- Thực hiện các hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu, đàm phán và ký kết hợp đồng, theo dõi thông tin giá cả thị trường, những biến động thị trường, nắm thông tin và đưa ra các kế hoạch trình lên ban lãnh đạo.

 Phòng tổ chức hành chánh

- Có chức năng lập kế hoạch sử dụng lao động đúng chức năng để đạt hiệu quả tốt nhất.

- Xây dựng quy chế tuyển dụng lao động cho công ty.

- Thực hiện các quy chế thưởng phạt cho cán bộ công nhân viên trong công ty theo quyết định của Giám đốc công ty và Phó giám đốc.

- Nghiên cứu khách hàng và tìm kiếm thị trường mới.

- Cập nhập và đưa ra những phản hồi về thị trường và thông tin đối thủ cạnh tranh, đề xuất những hoạt động phản ứng lại đối thủ cạnh tranh nhằm chiếm ưu thế trên thị trường.

- Nghiên cứu các ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đưa vào sản xuất cải tiến kỹ thuât công nghệ trong sản xuất.

- Thực hiện các công tác chuyên môn để đảm bảo duy trì vận hành tốt hệ thống thiết bị phục vụ sản xuất.

 Phòng KCS: là phòng kiểm tra và cấp giấy chứng nhận chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu.

 Phòng HACCP: (Hazard Analysis and Critical Control Points): chịu trách nhiệm phòng ngừa và kiểm soát các mối nghi liên quan đến chuỗi cung cấp thực phẩm,nghĩa là từ khi tiếp nhận nguyên liệu cho đến khi phân phối đến tay người tiêu dùng.

Tổ chức sản xuất và quy trình sản xuất tại Công ty

- Mặt hàng tôm của Công ty:

+ Từ trang trại nuôi tôm

- Gồm có những loại sản phẩm sau : tôm sú, tôm thẻ, tôm càng xanh, tôm chỉ, tôm hùm…

- Các dạng sản phẩm: tôm sơ chế đông lạnh tươi, tôm chế biến sẵn (các sản phẩm chế biến giá trị tăng vá các sản phẩm phối chế khác).

- Tôm thường được phân cỡ theo số đếm (count) con/kg đối với tôm nguyên liệu,còn đối với các sản phẩm đóng gói khác thường được phân cỡ theo số con/Lb (pao),có các cỡ (size) U5, 6/8, 8/10, 13/15, 16/20, 21/25, 26/30, 31/35, 36/40, 41/50, 51/60, 61/70, 71/90, 90/120 …

- Tôm được cân cho từng khuôn theo từng cỡ,loại riêng biệt Tôm sau khi xếp khuôn,tiến hành đông ngay nhằm giữ chất lượng tốt cho sản phẩm ,đồng thời hạn chế sự phát triển của vi sinh vật Sau đó, cho sản phẩm vào túi PE, gấp miệng vá đóng trong thùng carton để hạn chế sự tiếp xúc của sản phẩm với không khí nhằm bảo quản sản phẩm chất lượng tốt hơn.

- Thông thường , mỗi thùng carton gồm 6 block, 1 block:1,8kg, nếu tính luôn cả nước đá thì thùng nặng 16kg ,nếu chỉ tính tôm không có nước đá thì nặng 10.8kg.

- Đơn vị tính: KGS/NWT

- Quy trình chế biến tôm tươi đông BLOCK & IQF:

Các khâu rửa trong dây chuyền sản xuất tôm BLOCK & IQF (IQF: Individual Quuickly Frozen – hệ thống cấp đông siêu tốc)

Công đoạn xử lý và sơ chế tôm thịt vỏ

Công đoạn phân cở tôm thịt vỏ

Công đoạn cân ,kiểm cỡ, lột PTO (lột PTO nghĩa là lột vỏ, rút tim, chừa đuôi), lựa tạp chất, xếp khuôn dạng BLOCK &IQF

Công đoạn chờ đông, cấp đông, mạ băng, rà kim loại, đóng gói tôm tươi đông BLOCK.

Công đoạn xử lý lột PTO lựa tạp chất.

Công đoạn phân, kiểm cờ PT , cao xẻ

Công đoạn trộn phụ gia.

Công đoạn hấp, làm mát tôm thịt.

Công đoạn đông mạ băng, tái đông, bao gói, rà kim loại(tôm dạng IQF)

Công đoạn lột PTO cân xử lý cắt ép xếp khay,bọc.

Công đoạn bảo quản sản phẩm đông lạnh.

Thuận lợi và khó khăn của Công ty

- Là doanh nghiệp hoạt động lâu năm trên địa bàn Thành phố Cà Mau, đạt được một số thành công đáng kể và luôn giữ vững uy tín với khách hàng.

- Công ty hiện là thành viên của Hiệp hội Chế biến và Xuất Nhập Khẩu thủy hải sản Việt Nam (VASEP) ,do đó Công ty được hưởng một số ưu đãi mà hiệp hội đem lại.

- Các phòng ban làm việc liên kết có hệ thống, trình tự, quan hệ giữa cấp lãnh đạo và nhân viên thể hiện sự quan tâm, gần gũi.

- Cán bộ công nhân viên của Công ty có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc trong công tác quản trị xử lý các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày.

- Công ty phải đối đầu với những khó khăn áp lực trong môi trường kinh doanh quốc tế khi Việt Nam đã là thành viên của WTO.

- Những tiêu cực trong quá trình làm thủ tục Hải quan.

- Công ty hiện đang chưa có một đội ngũ nhân viên Marketing chuyên nghiệp để nâng cao hình tượng doanh nghiệp và thu hút nhiều khách hàng mới hơn nữa, đặc biệt là những khách hàng lớn nước ngoài.

Tổ chức bộ máy kế toán

Hình thức tổ chức kế toán

- Công tác kế toán của Công ty được vận dụng theo hình thức kế toán tập trung. Mọi công việc của kế toán được thực hiện trên phần mền máy vi tính.

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty (Nguồn: Phòng Phòng Kế toán tại Công ty TNHH Quốc Việt)

- Mô tả công việc kế toán của mỗi nhân viên:

 Kế toán trưởng: tổ chức, quản lý và điều hành toàn bộ hệ thống kế toán thống kê trong Công ty; hoạt động đúng chức năng nhiệm vụ của Giám đốc giao, đúng nguyên tắc chế độ và Pháp luật Đề xuất với Giám đốc cơ cấu, sắp xếp tổ chức kế toán phù hợp với tình hình hoạt động và yêu cầu phát triển đổi mới tại Công ty Nghiên cứu kế hoạch và đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ kế toán trong Công ty, đáp ứng với nhu cầu nhiệm vụ hiện tại và lâu dài Chịu trách nhiệm thứ 2 (sau Giám đốc) về chấp hành nguyên tắc chế độ quản lý kinh tế - tài chính của Công ty trước phát luật.

Kế toán TSCĐ thanh toán, ngân hàng

 Kế toán tổng hợp: có trách nhiệm điều hành chung, giúp kế toán trưởng điều hành và kiểm soát công việc kế toán của Công ty Tổng số phát sinh trong kỳ, lên bảng cân đối kế toán, lập các báo biểu lãi lỗ, báo cáo cơ quan thuế.

 Kế toán công nợ: bán hàng và theo dõi các khoản phải thu của khách hàng Theo dõi chi tiết cho từng đối tượng, giám sát, đôn đốc việ thu hồi các khoản phải chi.

 Kế toán thanh toán, ngân hàng: thực hiện việc ghi chép ban đầu, tổng hợp và lập báo cáo biểu kế toán có liên quan đến theo dõi tình hình thu chi tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, lập hồ sơ chiết khấu đối với hàng xuất khẩu hay hồ sơ vay ngoại tệ ngân hàng đối với hàng nhập khẩu …

 Kế toán TSCĐ: phản ánh tình hình tăng giảm của TSCĐ, trích khấu hao TSCĐ, tính chi phí sửa chữa cho TSCĐ và theo dõi hoạt động xây dựng cơ bản dở dang.

 Kế toán kho: thực hiện việc ghi chép chứng từ ban đầu, mở các loại sổ và thẻ chi tiết để phản ánh hiện có số hàng hóa, lập các báo cáo biểu kế toán có liên quan Theo dõi hàng tồn kho, tình hình tiêu thụ hàng hóa…

 Thủ quỹ: chịu trách nhiệm thu chi tiền mặt khi có yêu cầu phát sinh, thường xuyên kiểm tra, đối chiếu với kế toán thanh toán Lập báo cáo tồn quỹ hàng ngày và hàng tháng, cuối tháng kiểm kê quỹ đúng quy định.

 Ngoài ra, mỗi bộ phận đều có một kế toán riêng, ví dụ như: kế toán đội xe.

Hình thức sổ kế toán

- Hình thức sổ kế toán áp dụng đăng ký của Công ty: Chứng từ ghi sổ.

- Hình thức chứng từ ghi sổ bao gồm các loại sổ chủ yếu sau:

 Chứng từ ghi sổ, sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ.

 Sổ cái các tài khoản.

 Sổ kế toán chi tiết.

- Hàng ngày căn cứ vào các loại chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập chứng từ ghi sổ Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào sổ Cái Các chừng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan.

- Cuối tháng phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của ác nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ tính ra tổng số phát sinh Nợ, tổng phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên sổ Cái Căn cứ vào sổ Cái lập Bảng cân đối số phát sinh.

- Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết(được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính. Đặc điểm: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế đều căn cứ vào chứng từ gốc để phân loại chứng từ ghi sổ (kể cả bút toán kết chuyển) sau đó căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi sổ kế toán tổng hợp Việc ghi sổ tổng hợp được phân thành 2 bước:

▪Bước 1: Ghi theo thứ tự thời gian vào sổ Đăng ký chưng từ ghi sổ.

▪Bước 2: Ghi theo hệ thống vào sổ Cái.

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ ghi sổ theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ

(Nguồn: Phòng Kế toán tại Công ty TNHH Quốc Việt)

Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại

Sổ, thẻ kế tóan chi tiết

Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết

Bảng cân đối phát sinh

Các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty

 Chế độ kế toán Công ty đang áp dụng:

Công ty đang áp dụng chế độ kế toán Việt Nam được quy định tại Quyết định số: 15/2006-TC/QĐ/CĐKT ngày 20/3/2006 của Bộ tài Chính, các chuẩn mực kế toán do

Bộ Tài Chính ban hành và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thực hiện kèm theo.

 Hệ thống các chứng từ, các tài khoản đang sử dụng:

Hệ thống các chứng từ: gồm chứng từ bắt buộc và chứng từ hướng dẫn.

• Chứng từ bắt buộc theo Quyết định số 15/2006-TC/QĐ/CĐKT là những chứng từ phản ánh các quan hệ kinh tế giữa các pháp nhân hoặc do yêu cầu quản lý chặt chẽ mang tính chất bắt buộc, ví dụ: Hóa đơn GTGT Đối với loại chứng từ bắt buộc, Nhà nước tiêu chuẩn hoá về quy cách, biểu mẫu, chỉ tiêu phản ánh trong chứng từ, mục đích và phương pháp lập chứng từ.

• Chứng từ hướng dẫn là những chứng từ kế toán sử dụng trong nội bộ đơn vị Nhà nước chỉ hướng dẫn các chỉ tiêu đặc trưng làm cơ sở để các đơn vị dựa trên đó mà vận dụng một cách thích hợp vào từng tình huống cụ thể Chẳng hạn như Phiếu xuất kho, Phiếu nhập kho…

Các tài khoản đang sử dụng: dựa theo hệ thống tài khoản của Quyết định số: 15/2006-TC/QĐ/CĐKT ngày 20/3/2006 của Bộ tài Chính.

 Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán:

Kỳ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VNĐ).

Nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán: các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ trong năm được chuyển đổi theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ Tại thời điểm cuối năm các khoản mục bằng tiền có gốc ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày kết thúc niên độ kế toán.

Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên.

Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình: khấu hao theo phương pháp đường thẳng.

Phương pháp hạch toán thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ.

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY

TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

2.1.1 Khái niệm và mục đích của phân tích báo cáo tài chính:

Phân tích báo cáo tài chính là quá trình thu thập thông tin, xem xét, đối chiếu, so sánh số liệu về tình hình tài chính hiện hành và quá khứ của doanh nghiệp, giữa đơn vị và chỉ tiêu bình quân ngành để từ đó có thể xác định được thực trạng tài chính và tiên đoán cho tương lai về xu hướng, tiềm năng kinh tế của doanh nghiệp nhằm xác lập một giải pháp kinh tế, điều hành, quản lý, khai thác có hiệu quả để được lợi nhuận mong muốn

Phân tích báo cáo tài chính là đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của nhiều đối tượng quan tâm đến những khía cạnh khác nhau về tài chính để phục vụ cho các mục đích của mình:

 Đối với nhà quản trị nhằm các mục tiêu tạo thành các chu kỳ đánh giá đều đặn về các hoạt động kinh doanh quá khứ, tiến hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, trả nợ, rủi ro tài chính của doanh nghiệp Định hướng các quyết định của ban lãnh đạo như: quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi tức, cổ phần, Phân tích báo cáo tài chính là cơ sở cho các dự báo tài chính, kế hoạch đầu tư, phần ngân sách tiền mặt, là công cụ để kiểm soát các hoạt động quản lý.

 Đối với đơn vị chủ sở hữu, thường quan tâm đến lợi nhuận và khả năng trả nợ, sự an toàn của tiền vốn bỏ ra Thông qua phân tích báo cáo tài chính, giúp họ đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, khả năng điều hành hoạt động của nhà quản trị, từ đó quyết định sử dụng hoặc bãi miễn nhà quản trị, cũng như quyết định việc phân phối kết quả kinh doanh.

 Đối với nhà chủ nợ như ngân hàng, các nhà cho vay, nhà cung cấp mối quan tâm của họ là hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp Do đó, họ cần chú ý đến tình hình và khả năng thanh toán của đơn vị cũng như quan tâm đến lượng vốn chủ sở hữu, khả năng sinh lời để đánh giá đơn vị có khả năng trả nợ được hay không khi quyết định cho vay, bán chịu sản phẩm cho đơn vị.

 Đối với nhà đầu tư trong tương lai điều mà họ quan tâm là sự an toàn của lượng vốn đầu tư, kế đó là mức độ sinh lãi, thời gian hoàn vốn Vì vậy, họ cần những thông tin về tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh, tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp Họ thường phân tích báo cáo tài chính của đơn vị qua các thời kỳ để quyết định đầu tư vào đơn vị hay không, đầu tư dưới hình thức nào và vào lĩnh vực nào.

 Đối với cơ quan chức năng như thuế, thông qua báo cáo tài chính, xác định các khoản nghĩa vụ phải thực hiện với Nhà nước, cơ quan thống kê tổng hợp phân tích hình thành số liệu thống kê, chỉ số thống kê,

2.1.2 Phương pháp phân tích báo cáo tài chính

 Phân tích theo chiều ngang:

Phân tích theo chiều ngang các báo cáo tài chính sẽ làm nổi bật biến động của một khoản mục nào đó qua thời gian, việc này làm rõ tình hình, đặc điểm về lượng và tỷ lệ các khoản mục theo thời gian Phân tích giúp đánh giá khái quát biến động các chỉ tiêu tài chính, từ đó đánh giá tình hình tài chính Đánh giá từ tổng quát đến chi tiết, sau khi đánh giá cho ta liên kết các thông tin để đánh giá khả năng tiềm tàng và rủi ro, nhận ra những khoản có biến động cần tập trung phân tích xác định nguyên nhân.

Sử dụng phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối hoặc tương đối.

Trong đó: Y1 : Trị số của chỉ tiêu phân tích.

Y0 : Trị số của chỉ tiêu gốc

- Số tương đối: Tài chính = (Y1/Y0) * 100%

 Phân tích theo chiều dọc:

Với báo cáo quy mô chung, từng khoản mục được thể hiện bằng một tỷ lệ kết cấu sơ với một khoản mục được chọn làm gốc có tỷ lệ là 100% Phân tích theo chiều dọc giúp ta đưa về một điều kiện so sánh, dễ dàng thấy được kết cấu của từng chi tiêu bộ phận so với chỉ tiêu tổng thể tăng hay giảm như thế nào, từ đó đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Xem xét xu hướng biến động qua thời gian là một biện pháp quan trọng để đánh giá các tỷ số trở nên xấu đi hay đang phát triển theo chiều tốt đẹp Phương pháp này được dùng để so sánh một sự kiện kéo dài trong nhiều năm Đây là thông tin rất cần thiết cho người quản trị doanh nghiệp và nhà đầu tư.

 Phân tích các chỉ số chủ yếu

Phân tích các chỉ số cho biết mối quan hệ của các chỉ tiêu trên báo cáo, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất và khuynh hướng tài chính của doanh nghiệp.

 Phương pháp liên hệ cân đối:

Khi tiến hành phân tích, chúng ta cần chú ý đến mối quan hệ, tính cân đối cần thiết và hữu dụng trong quản lý tài chính của từng thời kỳ, từng doanh nghiệp, từng hoàn cảnh kinh tế Không nên quá chú trọng vào lý thuyết xét về mặt kỹ thuật sẽ làm cho việc phân tích tản mạn và không hữu ích.

- Theo mô hình hồi quy theo phương pháp bình phương bé nhất Đây là phương pháp toán học được vận dụng trong phân tích kinh tế Việc sử dụng phương pháp này sẽ giúp chúng ta biết được xu hướng biến động của các khoản mục, chỉ số qua các năm, đồng thời nó còn phục vụ cho công tác dự báo các số liệu tương lai.

- Theo phương pháp dự báo theo tỷ lệ % so với doanh thu

Một cách đơn giản để dự báo hoạt động tài chính của công ty là đặt trong mối quan hệ giữa báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán với doanh thu dự kiến trong tương lai Các hệ số của tỷ lệ phần trăm so với doanh thu, biến phí và hầu hết đối với tài sản lưu động và nợ ngắn hạn đều chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự biến động của doanh thu Tất nhiên, không phải toàn bộ các khoản mục đều chịu ảnh hưởng này và chắc chắn là một vài dự báo cần tính toán một cách độc lập Dù vậy, phương pháp tỷ lệ phần trăm so với doanh thu là một phương pháp đơn giản, cho phép dự báo hầu hết các biến số tài chính quan trọng.

Căn cứ vào những dự báo khách quan về sự thay đổi của thị trường trong tương lai và bằng cảm tính chúng ta có thể ước đoán mức độ thay đổi của các khoản mục trong năm tiếp theo.

2.1.3 Tài liệu sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

Nội dung phân tích báo cáo tài chính

Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản thuộc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh được biểu thái dưới dạng tiền tệ.

Việc tiến hành phân tích báo cáo tài chính sẽ giúp cho người sử dụng thông tin nắm được thực trạng hoạt động tài chính, xác định rõ nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính và tình hình kinh doanh Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp hữu hiệu và ra quyết định cần thiết để nâng cao chất lượng công tác quản lý và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

 Việc phân tích báo cáo tài chính bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

- Phân tích bảng cân đối kế toán.

- Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

- Phân tích cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư.

- Phân tích mức độ đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh.

- Phân tích hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời.

2.2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp: Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp là việc xem xét nhận định về tình hình tài chính của doanh nghiệp là khả quan hay không khả quan.

Tỷ suất tài trợ=Nguồn vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này càng cao, càng chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp bởi vì hầu hết tài sản doanh nghiệp hiện có đều được đầu tư bằng nguồn vốn của mình.

Tỷ suất đầutư=Tài sản cố định−Đầu tư dài hạn

Chỉ tiêu này phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật nói chung và máy móc thiết bị nói riêng của doanh nghiệp, phản ánh năng lực sản xuất, xu hướng phát triển và khả năng cạnh tranh lâu dài của doanh nghiệp.

Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ=Nguồn vốn chủ sở hữu

Nếu tỷ suất này lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng tài chính vững mạnh Khi tỷ suất này nhỏ hơn 1 thì một bộ phận của TSCĐ được tài trợ bằng vốn vay, đặc biệt mạo hiểm khi đó là vốn vay ngắn hạn.

Hệ số nợ: đây là một chỉ tiêu tài chính phản ánh trong một đồng vốn hiện nay doanh nghiệp đang sử dụng có mấy đồng vốn vay nợ Hệ số trên cho phép doanh nghiệp nhìn nhận kết cấu tài chính của doanh nghiệp ở khía cạnh nhất định Phân tích hệ số nợ là vấn đề quan trọng đối với người quản lý doanh nghiệp cũng như đối với người quản lý doanh nghiệp cũng như đối với các chủ nợ của doanh nghiệp.

Hệ số nợ= Tổng số nợ

Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp

2.2.2 Phân tích bảng cân đối kế toán: Để nắm được một cách đầy đủ thực trạng tài chính cũng như tình hình sử dụng tài sản của doanh nghiệp cần thiết phải đi sâu xem xét các mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán Việc phân tích bảng cân đối kế toán thường được tiến hành bằng 2 cách: phân tích dọc và phân tích ngang.

 Khi phân tích bảng cân đối kế toán cần xem xét xác định và nghiên cứu các vấn đề cơ bản sau:

- Xem xét sự biến động của tổng tài sản cũng như từng loại tài sản thông qua so sánh giữa số cuối kỳ và số đầu năm kể cả về số tuyệt đối lẫn tương đối của tổng số tài sản cũng như chi tiết đối với từng loại tài sản Qua đó thấy được sự biến động về qui mô kinh doanh, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp.

- Xem xét tính hợp lý của cơ cấu vốn, cơ cấu vốn đó tác động như thế nào đến quá trình kinh doanh: Muốn làm được điều này, trước hết phải xác định được tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản Sau đó, so sánh tỷ trọng từng loại giữa cuối kỳ với đầu năm để thấy được sự biến động của cơ cấu vốn Khi phân tích cần lưu ý đến tính chất của từng loại tài sản đến quá trình kinh doanh và hiệu quả kinh doanh đạt được trong kỳ Có như vậy mới đưa ra được các quyết định hợp lý về phân bổ vốn cho từng giai đoạn, từng loại tài sản của doanh nghiệp.

- Xem xét mối quan hệ cân đối giữa các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán:

Nợ ngắn hạn = Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn TSCĐ và đầu tư dài hạn = Nguồn vốn + Vay dài hạn Nếu doanh nghiệp đạt được sự cân bằng trên thì có thể thấy khả năng tự tài trợ các loại tài sản ở doanh nghiệp tốt, mang lại sự an toàn về mặt tài chính Tuy nhiên, trong thực tế lại thường xảy ra một trong hai trường hợp sau:

- Trường hợp 1: Vế phải > vế trái: điều đó thể hiện việc tài trợ của doanh nghiệp từ các nguồn vốn là tốt, nguồn vốn dài hạn dư thừa để tài trợ cho tài sản cố định và đầu tư dài hạn Phần thừa này doanh nghiệp dùng cho các sử dụng ngắn hạn. Đồng thời Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là tốt.

- Trường hợp 2: Vế trái > vế phải: Cho thấy, nguồn vốn dài hạn ( nguồn vốn chủ sở hữu + nợ dài hạn) nhỏ hơn tài sản cố định và đầu tư dài hạn, doanh nghiệp đã dùng nợ ngắn hạn tài trợ cho các sử dụng dài hạn, doanh nghiệp đã dùng nợ ngắn hạn tài trợ cho các sử dụng dài hạn (tài sản cố định và đầu tư dài hạn), tình hình tài chính của doanh nghiệp không lành mạnh Đồng thời, nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp là chủ yếu vì chỉ có tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn mới có thể chuyển đổi thành tiền trong thời gian ngắn để đảm bảo việc trả nợ.

2.2.3 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Để kiểm soát các hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cần đi sâu phân tích tình hình biến động của các khoản mục trong báo cáo kết quả kinh doanh khi phân tích cần tính ra và so sánh mức và tỷ lệ biến động của kỳ phân tích so với kỳ gốc trên từng chỉ tiêu Đồng thời so sánh tình hình biến động của từng chỉ tiêu với doanh thu thuần Số liệu tính ra sẽ cho người sử dụng nắm được nhiều thông tin hữu ích.

 Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí

Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanhthu thuần=Trị giá vốn hàng bán

Tỷ suất chi phí bán hàng trên doanhthu thuần=Chi phí bán hàng

Tỷ suất chi phí QLDN trêndoanh thuthuần= Chi phí QLDN

 Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh

Tỷ suất lợi nhuận gộp trên DTT= Lợi nhuận gộp

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên DTT=Lợi nhuận trước thuế

Tỷ suất lợi nhuận sa u thuế trên DTT=Lợi nhuận sau thuế

2.2.4 Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình đầu tư tại công ty:

Việc đảm bảo đầy đủ nhu cầu về tài sản là một vấn đề cốt yếu để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục và có hiệu quả.

TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KINH

Nội dung phân tích báo cáo tài chính

3.1.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty:

3.1.1.1 Phân tích cơ cấu tài sản của Công ty:

Qua bảng 2.1 ta thấy: Kết cấu tài sản của Công ty TNHH Quốc Việt nghiêng về tài sản ngắn hạn, trong khi tài sản dài hạn chỉ chiếm tỷ lệ 26,79% trên tổng tài sản thì tài sản ngắn hạn đã chiếm tỷ lệ 73,21% trên tổng tài sản năm 2012 Đây là kết cấu tài sản khá phổ biến đối với ngành sản xuất kinh doanh thương mại.

Bảng 3.1: Bảng cơ cấu tài sản năm 2012 của Công ty TNHH Quốc Việt ĐVT: đồng

SVTT: Đào Thị Mỹ Hạnh Trang 21

Số tiền Tỷ lệ tăng giảm (%)

I II III IV V =I-III VI=V/II

I Tiền và các khoản tương đương tiền 18.594.567.683 3,00 17.384.876.507 4,12 1.209.691.176 6,96 (1,12)

II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 45.957.000.000 7,40 40.397.000.000 9,58 5.560.000.000 13,76 (2,18)

III Các khoản phải thu ngắn hạn 368.380.511.362 59,35 140.185.979.380 33,22 228.194.531.982 162,78 26,13

V Tài sản ngắn hạn khác 25.256.170.713 4,06 55.925.881.761 13,25 (30.669.711.048) (54,84) (9,19)

I Các khoản phải thu dài hạn - - - -

II Tài sản cố định 227.147.613.879 100 218.777.058.212 99,95 8.370.

III Bất động sản đầu tư - - - -

IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - - - -

V Tài sản dài hạn khác - - 105.289.027 0,05 (105.289.

(Nguồn: Báo cáo tài chính cho năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2012 đã đươc kiểm toán của Công ty TNHH Quốc Việt)

Qua bảng 3.1 thể hiện: quy mô tài sản năm 2012 của công ty tăng 207.012.924.702 đồng tương ướng với mức tăng 32,30% so với năm 2011 Đó là kết quả của việc tăng đáng kể tài sản ngắn hạn trong công ty Trong đó, tốc độ gia tăng tài sản ngắn hạn có phần nhanh hơn nhiều so với tốc độ giảm của tài sản dài hạn đã tác động đến cơ cấu tài sản, làm tỷ trọng của tài sản ngắn hạn năm 2012 có nhích lên còn tỷ trọng tài sản dài hạn giảm xuống cùng mức 7,37%.

Về tài sản ngắn hạn:

Năm 2012 tài sản ngắn hạn tăng 198.747.658.062 đồng và tăng ở mức 620.684.086.204 đồng so với 421.936.428.142 đồng năm 2011 với tỷ lệ tăng tương ứng là 7,37% Nguyên nhân của sự biến động này chủ yếu là do các khoản phải thu ngắn hạn tăng đáng kể Tiếp đó là sự gia tăng của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. tiền và các khoản tương dương tiền cũng tăng 1.209.691.176 đồng, tương ứng tỷ lệ 6,96% cũng đồng thời góp phần làm tổng tài sản ngắn hạn tăng lên đáng kể.

Một số các khoản mục khác có giảm, như tài sản ngắn có tỷ lệ giảm đến 54,84% tương ứng với số tiền 30.669.711.048 đồng nhưng ảnh hưởng không nhiều đến tài sản ngắn hạn, còn hàng tồn kho có tỷ lệ giảm 3,30% tương ứng với số tiền là 5.546.854.048 đồng

(1) Tiền và các khoản tương đương với tiền

Một điều khá dễ nhận thấy năm 2012 lượng tiền mặt ngoại tệ trong khoản mục tiền mặt của công ty tăng lên đáng kể hơn 292% với mức tăng 11.996.128.267 đồng, có sự tăng như vậy do công ty cần mở rộng sản xuất và tìm kiếm khách hàng mới ở nước ngoài nên nhu cầu cần tiền mặt ngoại tệ cao Còn tiền gửi ngân hàng thì giảm rất nhiều khoảng 10.786.437.091 đồng tương ứng với tỷ lệ 81,21% Với sự tăng giảm của các khoản mục tiền trong vốn bằng tiền có tăng nhưng tăng nhẹ khoảng 6,96% so với năm 2011 với số tiền 1.209.691.176 đồng

Bảng 3.2: Bảng cơ cấu tiền và các khoản tương đương với tiền ĐVT: đồng

Số tiền Tỷ lệ tăng giảm (%)

I II III IV V =I-III VI=V/II

(Nguồn: Báo cáo tài chính cho năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2012 đã đươc kiểm toán của Công ty TNHH Quốc Việt)

Tuy nhiên việc tăng giảm tiền và các khoản tương đương tiền sẽ ảnh hướng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp, đặc biệt là khả năng thanh toán tức thời

Qua bảng 3.1 ta thấy hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong tài sản ngắn hạn Năm 2012, hàng tồn kho giảm xuống 5.546.854.048 đồng tương ứng với tỷ lệ 3,30% so với năm 2011 Tỷ trọng hàng tồn kho giảm do thành phẩm trong năm 2012 giảm còn 136.738.141.670 đồng so với năm 2011 là 156.637.619.534 đồng Điều này cho thấy Công ty đã bán ra nhiều thành phẩm hơn trước, phù hợp với tiêu chí của việc thúc đẩy nhanh kinh doanh sản xuất.

(3) Các khoản phải thu ngắn hạn: Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn thứ nhất trong tài sản ngắn hạn của Công ty Năm 2011 khoản mục này chiếm 33,22% thì đến năm 2012 là 59,35% Trị giá các khoản phải thu năm 2012 là 368.380.511.362 đồng, tăng tỷ trọng 26,13% so với năm 2011.

Nhìn chung cơ cấu các khoản phải thu được duy trì khá ổn định, điều đó phần nào thể hiện tính ổn định trong hoạt động kinh doanh của Công ty Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhưng có xu hướng tăng nên công ty cần phải chú ý nhiều hơn đến mục này nếu không sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn nói chung và giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng.

Bảng 3.3: Bảng cơ cấu các khoản phải thu ngắn hạn ĐVT: đồng

Số tiền Tỷ lệ tăng giảm (%)

I II III IV V=I-III VI=V/I

1 Phải thu của khách hàng 113.693.768.174 30,86 127.966.556.189 91,28 (14.272.788.015) (11,15) (60,42)

2 Trả trước cho người bán 58.296.007.982 15,82 7.552.258.078 5,39 50.743.749.904 671,90 10,43

3 Phải thu nội bộ ngắn hạn 3.850.272.312 1,05 2.588.645.016 1,85 1.261.627.296 48,74 (0,8)

5 Các khoản phải thu khác 192.540.462.894 52,27 2.078.520.097 1,48 190.461.942.797 99163,3 50,79

Cộng các khoản phải thu 368.380.511.362 140.185.979.380 228.1194.531.982 162,78

(Nguồn: Báo cáo tài chính cho năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2012 đã đươc kiểm toán của Công ty TNHH Quốc Việt)

Về tài sản dài hạn:

So năm 2012 với năm2011, tài sản dài hạn tăng 3,78% với quy mô là 8.265.266.640 đồng Cơ cấu tài sản dài hạn tăng là do TSCĐ tăng 8.370.555.667 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 3,83% TSCĐ tăng ít nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến tài sản dài hạn do TSCĐ chiếm 100% cơ cấu tài sản dài hạn.

Qua phân tích sơ bộ như trên, có thể thấy tài sản của Công ty năm 2012 tăng đáng kể so với năm 2011 Trong đó tập trung tăng ở tài sản ngắn hạn nhiều nhất Điều này cho thấy công ty đang tập trung vào tài sản ngắn hạn đặc biệt là các khoản phải thu ngắn hạn tăng nhiều dẫn đến Công ty cần phải có chính sách thu sao cho phù hợp để tránh vốn của Công ty bị lạm dụng.

3.1.1.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty:

Khái quát về tình hình nguồn vốn sẽ cho ta biết được nguồn hình thành các loại vốn trong công ty và qua đó thấy được tình hình sử dụng vốn và thực trạng tài chính của Công ty.

Phân tích bảng cân đối kế toán, ta có bảng cơ cấu tình hình nguồn vốn như sau:

Bảng 3.4: Bảng cơ cấu nguồn vốn năm 2012 của Công ty TNHH Quốc Việt ĐVT: đồng

I II III IV V=I-III VI=V/

Nguồ n vốn chủ sở hữu

Nguồ n kinh phí và quỹ khác

(Nguồn: Báo cáo tài chính cho năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2012 đã đươc kiểm toán của Công ty TNHH Quốc Việt)

Tương ứng với sự gia tăng của tài sản là sự gia tăng của nguồn vốn Qua bảng số liệu 3.4 ta thấy tổng nguồn vốn năm 2012 tăng 27.012.924.702 đồng với tỷ lệ tăng 32,30% so với năm 2011 Trong đó xét về giá trị, nợ phải trả tăng lên 233.865.409.300 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 45,02% so với năm 2011 Nguồn vốn chủ sở hữu giảm 26.852.484.598 đồng so với năm 2011, tương ứng tỷ lệ 22,12%.

Cơ cấu nguồn vốn nghiêng về nợ phải trả, điều này cho thấy tình hình tài chính của công ty không an toàn.

Từ bảng 3.4, nợ phải trả năm 2011 là 461.768.411.531 đồng, chiếm tỷ trọng 81,06% nguồn vốn Đến năm 2012, nguồn này tăng lên đáng kể là 753.285.206.042 đồng, tỷ trọng tăng 88,85% Tỷ trọng nợ phải trả có xu hướng tăng 7,79% trong năm 2012.

Kết hợp xem xét bảng 3.5 ta thấy, so năm 2012 với năm 2011, nợ ngắn hạn tăng239.725.486.881 đồng với tỷ lệ tăng 51,91%; nợ dài hạn giảm 5.860.077.581 đồng tương ứng với 10,16%.

Bảng 3.5: Bảng cơ cấu nợ phải trả ĐVT: đồng

I II III IV V=I-III VI=V/

Vay và nợ ngắn hạn

Phải trả người lao động

Phải trả phải nộp ngắn hạn khác

Quỹ khen thưởn g phúc lợi

Vay và nợ dài hạn

Dự phòng trợ cấp mất việc làm

(Nguồn: Báo cáo tài chính cho năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2012 đã được kiểm toán của Công ty TNHH Quốc Việt)

Năm 2011 và năm 2012, bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nợ ngắn hạn là vay và nợ ngắn hạn Vay và nợ ngắn hạn tăng 237.060.022.353 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 54,27% Điều này chứng tỏ công ty vay ngắn hạn để đầu tư vào nhà xưởng và mua sắm thêm thiết bị máy móc phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Phân tích các chỉ tiêu tài chính của Công ty

3.2.1 Các chỉ số thanh khoản:

3.2.1.1 Tỷ số thanh khoản tổng quát:

Tỷ số thanh khoản tổng quát Tổng nợ phải trả

Bảng 3.10: Tỷ số thanh khoản tổng quát ĐVT: đồng

Tỷ số thanh khoản tổng quát (lần) 1,13 1,23 (0,1) (8,13)

Nhìn vào bảng 3.10 ta thấy tỷ số thanh khoản tổng quát cuối năm 2012 là 1,13 lần, giảm 0,1 lần so với thời điểm cuối năm 2011 Tỷ số thanh khoản tổng quát giảm là do tốc độ tăng của tổng tài sản (32,30%) thấp hơn tốc độ tăng của tổng nợ phải trả (45,02%) Tuy nhiên tỷ số khả năng thanh khoản tổng quát vẫn lớn hơn 1 Như vậy, công ty vẫn có thể đáp ứng được khả năng thanh toán các khoản nợ bằng lượng tài sản hiện có của mình

3.2.1.2 Tỷ số thanh khoản hiện thời:

Tỷ số thanh khoản hiện thời Nợ ngắn hạn

Bảng 3.11: Tỷ số thanh khoản hiện thời ĐVT: đồng

Tỷ số thanh khoản hiện thời (lần) 0,88 0,91 (0,03) (33,33)

Căn cứ vào bảng 3.11 ta thấy tỷ số khả năng thanh khoản hiện thời năm

2012 giảm 0,03 lần so với năm 2011 tương ứng với 33,33% Khả năng thanh toán chỉ còn 0,88 lần trong khi năm 2011 con số đó là 0,91 lần Cụ thể năm2011: 1 đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm bằng 0,91 đồng tài sản ngắn hạn nhưng năm 2012: 1 đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm bằng 0,88 đồng tài sản ngắn hạn

Mặt khác tỷ số khả năng thanh khoản hiện thời tại cả hai thời điểm cuối năm 2011 và 2012 đều nhỏ hơn 1 trong khi tỷ số được đa số các chủ nợ chấp nhận là 2 Điều này cho thấy khả năng thanh khoản của Công ty không được tốt và đang có chiều hướng xấu đi.

3.2.1.3 Tỷ số khả năng thanh toán tức thời:

Tiền và các khoản tương đương tiền

Tỷ số khả năng thanh toán tức thời Nợ ngắn hạn

Bảng 3.12: Tỷ số khả năng thanh toán tức thời ĐVT: đồng

Tiền và các khoản tương đương tiền 18.594.567.683 17.384.876.507 1.209.691.176 6,96

Tỷ số khả năng thanh toán tức thời (lần)

Cuối năm 2012, tỷ số khả năng thanh toán tức thời là 0,03 lần, giảm 25% so với thời điểm năm 2011 Điều này có thể dễ dàng dự báo trước bởi mặc dù lượng vốn bằng tiền có tăng nhưng đi kèm theo đó là sự tăng nhanh chóng của các khoản nợ ngắn hạn. Năm 2011, công ty thanh toán được 0,04 đồng nợ ngắn hạn bằng tiền và các khoản tương đương tiền, năm 2012 thanh toán được 0,03 đồng Tỷ số khả năng thanh toán tức thời của Công ty rất thấp và khả năng lưu trữ tiền mặt đang nghiêm trọng

3.2.2 Các chỉ số hiệu quả hoạt động:

3.2.2.1 Số vòng quay các khoản phải thu:

Số vòng quay các khoản phải thu Số dư bình quân các khoản phải thuTheo tài liệu của Công ty, ta tính được số vòng quay các khoản phải thu củaCông ty:

Bảng 3.13: Số vòng quay các khoản phải thu ĐVT: đồng

Các khoản phải thu đầu năm 140.185.979.380 119.949.379.940 20.236.599.440 16,87 Các khoản phải thu cuối năm 368.380.511.362 140.185.979.380 228.194.531.982 162,78 Các khoản phải thu bình quân 254.283.245.371 130.067.679.660 124.215.565.711 95,50

Số vòng quay các khoản phải thu (vòng)

Năm 2012 doanh thu thuần tăng với tốc độ 570.421.727.308 đồng tương đương với tỷ lệ tăng 43,53%, các khoản phải thu bình quân tỷ lệ tăng nhiều lên đến 95,50% so với năm 2011.

Năm 2011 bình quân cứ 1 đồng các khoản phải thu trong năm thì thu được 10,07 đồng còn của năm 2012 thì thu được 7,40 đồng Điều này làm cho tốc độ luân chuyển các khoản phải thu giảm 2,67 vòng tương ứng với tỷ lệ 26,51% Đây là điều không tốt sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty.

Kỳ thu tiền bình quân (DSO)

Kỳ thu tiền bình quân = 360 ngày/ vòng quay các khoản phải thu

Kỳ thu tiền bình quân năm 2011 là 36 ngày còn năm 2012 là 49 ngày Kỳ thu tiền bình quân tăng cho thấy công ty đang gặp khó khăn trong vấn đề thu nợ và nguồn vốn của Công ty đang bị chiếm dụng.

3.2.2.2 Số vòng quay hàng tồn kho:

Số vòng quay hàng tồn kho Hàng tồn kho bình quân Căn cứ theo số liệu của Công ty, ta tính được số vòng quay hàng tồn kho như sau:

Bảng 3.14: Vòng quay hàng tồn kho ĐVT: đồng

Doanh thu thuần 1.880.611.533.953 1.310.189.806.645 570.421.727.308 38,73 Hàng tồn kho đầu năm 168.042.690.494 144.108.404.086 23.934.286.408 16,61 Hàng tồn kho cuối năm 162.495.836.446 168.042.690.494 (5.546.854.048) (3,30) Hàng tồn kho bình quân 165.269.263.470 156.075.547.290 9.193.716.180 5,89

Số vòng quay hàng tồn kho

Số vòng quay hàng tồn kho năm 2012 so với năm 2011 tăng 2,19 vòng tương ứng với tỷ lệ tăng 26,10% Như vậy trong năm 2011 số lần tổng giá trị hàng hóa qua kho bình quân là 8,39 lần còn năm 2012 con số này là 10,58 lần Điều này cho thấy công ty kinh doanh có hiệu quả, lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho thu hồi nhanh hơn so với năm 2011 do năm 2012 Công ty tìm được những khách hàng mới và tăng sản lượng hàng hóa cho một số khách hàng cũ.

3.2.2.3 Số vòng quay tài sản lưu động:

Số vòng quay tài sản lưu động Giá trị bình quân tài sản lưu độngCăn cứ theo số liệu của Công ty, ta tính được số vòng quay TSLĐ như sau:

Bảng 3.15: Số vòng quay tài sản lưu động ĐVT: đồng

Doanh thu thuần 1.880.611.533.953 1.310.189.806.645 570.421.727.308 38,73 TSLĐ đầu năm 421.936.428.142 417.584.573.347 4.351.854.795 1,04 TSLĐ cuối năm 620.684.086.204 421.936.428.142 198.747.658.062 47,10 TSLĐ bình quân 521.310.257.173 419.759.500.744,5 (367.628.473.571,

Qua bảng 3.15 trên ta thấy số vòng quay TSLĐ năm 2012 tăng lên 0,49 vòng so với năm 2011 với tỷ lệ 15,71% Nghĩa là cứ 1 đồng TSLĐ mang lại 3,61 đồng cho doanh thu và năm 2011 chỉ có 3,12 đồng doanh thu Điều này xảy ra do doanh thuần tăng 38,73%, TSLĐ bình quân lại giảm mạnh tới 87,58% nhưng không ảnh hưởng nhiều đến số vòng quay TSLĐ.

3.2.2.4 Số vòng quay tài sản cố định:

Số vòng quay tài sản cố định Giá trị bình quân tài sản cố địnhCăn cứ theo số liệu của Công ty, ta tính được số vòng quay TSCĐ như sau:

Bảng 3.16: Vòng quay TSCĐ ĐVT: đồng

Doanh thu thuần 1.880.611.533.953 1.310.189.806.645 570.421.727.308 38,73 TSCĐ đầu năm 218.777.058.212 193.234.734.716 25.542.323.496 13,22 TSCĐ cuối năm 227.147.613.879 218.777.058.212 8.370.555.667 3,83 TSCĐ bình quân 222.962.336.045,5 206.005.896.464 16.956.439.581,5 0,82

Hiệu quả của việc sử dụng TSCĐ năm 2012 tăng đáng kể so với năm 2011 từ 6,36 vòng lên đến 8,43 vòng tương ứng với tỷ lệ tăng 32,55%.

Năm 2012 cứ 1 đồng TSCĐ mang lại 8,43 đồng doanh thu, sở dĩ tăng của vòng quay TSCĐ tăng do tốc độ của doanh thu tăng 38,73%, mặc dù TSCĐ cũng tăng nhưng không đáng kể so với tốc độ tăng của doanh thu so với năm 2011 Nguyên nhân do Công ty trang bị thêm một số máy móc phục vụ cho sản xuất, đầu tư thêm nhà xưởng và phương tiện vận tải.

3.2.2.5 Số vòng quay tổng tài sản:

Số vòng quay tổng tài sản Giá trị bình quân tổng tài sản Căn cứ theo số liệu của Công ty, ta tính được số vòng quay TSCĐ như sau:

Bảng 3.17: Vòng quay tổng tài sản ĐVT: đồng

Doanh thu thuần 1.880.611.533.953 1.310.189.806.645 570.421.727.308 38,73 Tổng tài sản đầu năm 640.818.775.381 611.079.544.991 29.739.230.390 48,61 Tổng tài sản cuối năm 847.831.700.083 640.818.775.381 207.012.924.702 32,30 Tổng tài sản bình quân 744.325.237.732 625.949.160.186 118.376.077.546 18,91

Số vòng quay tổng tài sản

Ngày đăng: 21/08/2024, 07:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w